Nam California hội thảo về hậu quả việc khai thác bâu xít ở Việt Nam
Hà Giang, thông tín viên RFA 2009-04-20Một buổi hội thảo có chủ đề: "Hậu quả việc khai thác bâu xít ở vùng Tây Nguyên VN và âm mưu chiếm đóng cao nguyên VN của Trung Quốc" được tổ chức tại thành phố Westminster, Nam California vừa qua đã thu hút được gần 300 đồng bào tham dự. Photo courtesy IntailRisk(crimea-info.org) Gần 10 năm nay hầu hết các nước trên thế giới đã ngưng khai thác Alumina ví tác hại của bùn đỏ thải ra ãnh hưởng rất lớn đến môi trường sống. Đây là số người được cho là kỷ lục so với các buổi hội thảo tương tự. Đại diện của hầu hết mọi đoàn thể đồng hương đã có mặt để chia xẻ và bầy tỏ mối quan tâm sâu xa về chủ quyền đất nước, mà đa số cho rằng đang ở trong tình trạng hiểm nghèo. Hà Giang tham dự và có bài tường trình. "Giai đoạn thứ nhất là đào xới, sử lý hầm và phá hầm để tách rời để có được ốc xít nhôm. Cái giai đoạn này chỉ đòi hỏi một cái nhu cầu dụng cụ đào xới, máy đào máy xới, máy nghiền máy rửa và nhân công cũng không có đòi hỏi nhân công có trình độ chuyên môn mà phải nhập cảng từ Trung Quốc." Âm mưu chiếm đóng cao nguyên VN của Trung Quốc Buổi hội thảo với đề tài "Hậu quả của việc khai thác bâu xít ở vùng Tây Nguyên VN và âm mưu chiếm đóng cao nguyên VN của Trung Quốc" tại Civic Center, Westminster, California, với sự tham dự đông đảo của đồng bào mọi giới, được chia thành 2 phần chính: Bài thuyết trình của tiến sĩ Mai Thanh Truyết, chủ tịch Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam tại hải ngoại, và phần phát biểu cảm tưởng của đại diện những đoàn thể có mặt. Trong phần đầu của bài thuyết trình, tiến sĩ Mai Thanh Truyết đã nói về những tác hại của việc khai thác Bô Xít ở Tây Nguyên trên đất nước Việt Nam, chẳng hạn như ô nhiễm môi trường, cụ thể là làm độc dòng nước sông Ðồng Nai, cụ thể là ngộ độc tôm cá và nguồn nước chính cho toàn miền Ðông nam phần do bụi đỏ và bùn đỏ gây ra, cũng như ảnh hưởng tai hại cho sức khỏe dân chúng tại Tây Nguyên và những vùng phụ cận, chưa kể đến những đe dọa cho chủ quyền đất nước với hàng ngàn người Trung Hoa ào ạt vào VN làm việc và sinh sống ở ngay trong một vị trí chiến lược quân sự của Việt Nam.
Theo tiến sĩ Mai Thanh Truyết thì việc Trung Quốc đã đưa người ồ ạt vào Việt Nam ngay trong giai đoạn đầu tiên của dự án khai thác bô xít tại Tây Nguyên là dữ kiện chứng tỏ đây không phải đơn giản chỉ là một hợp tác kinh tế. Ông nói: "Giai đoạn thứ nhất là đào xới, sử lý hầm và phá hầm để tách rời để có được ốc xít nhôm. Cái giai đoạn này chỉ đòi hỏi một cái nhu cầu dụng cụ đào xới, máy đào máy xới, máy nghiền máy rửa và nhân công cũng không có đòi hỏi nhân công có trình độ chuyên môn mà phải nhập cảng từ Trung Quốc." Qua bài nói chuyện dài gần một tiếng đồng hồ, thông điệp chính mà tiến sĩ Mai Thanh Truyết muốn chuyển tải đến mọi người là, việc khai thác Bô Xít tại Tây Nguyên, tuy là một dữ kiện nổi bật và gây nhiều phản đối mãnh liệt nhất trong thời gian gần đây, nhưng thật ra chỉ là một sự kiện trong chuỗi những sự kiện mà ông cho là Trung Quốc đã cố tình triển khai một cách có hệ thống, với sự đồng ý của nhà cầm quyền Hà Nội để tăng dần việc kiểm soát đất nước Việt Nam. Nguyễn Tấn Dũng đã phê chuẩn một dự án kế hoạch để phát triển cái vòng đai kinh tế dọc theo các miền duyên hải phía Bắc. Kế hoạch này đã dự trù thực hiện cho đến năm 2020 với cái ngân khoản 100% đầu tư do Trung Cộng, thành lập một khu kinh tế trọng điểm hoàn toàn do Trung Cộng chủ động, Việt Nam có nguy cơ mất chủ quyềnNhiều người tham dự cuộc hội luận cho rằng bất cứ ai nếu chưa nhận thức rõ về việc VN đã hoàn toàn mất chủ quyền, thì sau khi nghe tiến sĩ Mai Thanh Truyết trình bầy về sự kiện mới nhất cũng đều hiểu được nguy cơ này. "Chúng tôi muốn nêu ra đây, muốn trang trải ra đây là một cái sự nhượng bộ gần như vô điều kiện của Thủ Tướng CS Nguyễn Tấn Dũng, thì theo tin tức Tân Hoa Xã, VN không công bố, nhưng Tân Hoa Xã công bố ngày 7 tháng 3, là Nguyễn Tấn Dũng đã phê chuẩn một dự án kế hoạch đầu tư trên 50 tỉ, để phát triển cái vòng đai kinh tế dọc theo các miền duyên hải phía Bắc. Kế hoạch này đã dự trù thực hiện cho đến năm 2020 với cái ngân khoản 100% đầu tư do Trung Cộng, thành lập một khu kinh tế trọng điểm hoàn toàn do Trung Cộng chủ động, từ công nhân, chuyên viên thiết bị, thậm chí đến những dịch vụ làm vệ sinh, nấu nướng, xin lỗi thậm chí cả bàn cầu cũng do Trung Quốc cũng chuyển qua đây chứ không xử dụng dụng cụ của VN."
Diễn giả Mai Thanh Truyết cũng cho rằng rõ ràng đây là một âm mưu thôn tính VN của Trung Quốc. Ông lập luận rằng Cao nguyên Trung phần là một cái yếu huyệt của VN, không thể đưa cho ai khai thác, vì đây là một cái vị thế hết sức quan trọng và nhạy cảm trong cái lãnh vực chính trị kinh tế, quân sự và xã hội. Hiện tại VN đã mất biểnĐông do việc chiếm đóng Hoàng Sa và một phần đảo Trường Sa, trong khi đó về vùng phía Tây của VN là Lào và Campuchia đã được Trung Quốc kiểm soát qua quốc lộ Bắc Nam số 7, và quốc lộ Bắc Nam số 13. Như vậy thì VN đã hoàn toàn bị bao vây tứ phía. Rất nhiều người đã lên chia xẻ cảm tưởng của họ. Lời phát biểu của ông Châu Văn Để, chủ tịch tổng hội sinh viên Học Viện Quốc Gia Hành Chánh đã mở đầu cuộc thảo luận để tìm những biện pháp ngõ hầu ngăn ngừa sự bành trướng thêm của Trung Quốc vào lãnh thổ Việt Nam: "Ngay từ bây giờ làm sao để cho chính quyền CS và 84 triệu đồng bào VN không có bị Trung Quốc đồng hóa. Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách, nhìn khuôn mặt của quý vị ngồi ở đây, tôi thấy tất cả chúng ta đều là những người yêu nước. Là người yêu nước không thể để tổ quốc và dân tộc mình bị vong nguy." Buổi hội thảo không đưa ra một yếu tố quyết định nào mà chỉ nhằm thông báo những sự việc đã xẩy ra, đặc biệt là sự có mặt của hàng ngàn công nhân Trung Quốc tại Tây Nguyên trong khi nạn thất nghiệp đang lan tràn tại Việt Nam. Người tham dự và thuyết trình viên tuy không tìm ra được một giải đáp thỏa đáng, nhưng dư luận cho rằng dầu sao đây cũng là một dịp tốt cho những người có cùng một quan tâm có dịp ngồi lại gần nhau và chia sẻ ưu tư của họ về tình hình đất nước. |