Ra Mắt _Houston-Sống

Ra Mắt Sách và Hội Luận "Từ Bauxite đến Uranium..."

 

"....Tiến Trình Ðô Hộ Việt Nam Của Trung Cộng.

 

Tổ Quốc Lâm Nguy!

 

Người Quan Tâm

 


Tập đoàn lãnh đạo nước CHXHCN và đảng CSVN vì muốn vĩnh viễn ngồi trên đầu dân tộc, đã hèn hạ cắt đất, dâng biển cho bọn bá quyền phương Bắc, chúng tiếp tục "rước voi về giày mả tổ" đưa Trung Cộng vào Ðắc Nông, Tân Rai, Lâm Ðồng – vùng đất chiến lược trọng yếu của ta và toàn vùng Ðông Nam Á khai thác tài nguyên nước nhà; ký những thỏa hiệp cho Hán Cộng thuê rừng thuê đất dài hạn từ 50 năm trở lên, nhắm mắt để dân Tàu nhập cư tràn ngập các tỉnh từ biên thùy miền Bắc đến tận Cà Mau Rạch Giá, Bạc Liêu… trong âm mưu thâm độc dần dần đồng hóa dân tộc ta. Bộ Chính trị đảng CSVN cùng với Tàu Cộng từ nhiều năm nay viết lại lịch sử Việt Nam cho rằng Việt Nam là thuộc quốc của Tàu. Bọn bá quyền Hán đã có lần đô hộ nước ta cả 1000 năm nhưng cha ông ta đã anh dũng vùng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi, giành lại sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập nước nhà. Lần này với phương cách tinh vi như nêu trên, nếu để Trung Cộng  chiếm nước ta, Việt  Nam sẽ trở thành một Tây Tạng thứ hai và Việt Nam sẽ là một tỉnh lẽ của Hán Cộng và không biết bao giờ mới lấy lại được nước.

Trước tình trạng lâm nguy của đất nước, những người con yêu của Tổ quốc Việt Nam dù xa quê hương ngàn dặm vẫn có bổn phận phải làm tất cả những gì có thể làm được để gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh "Tổ Quốc Lâm Nguy"! Các học giả, khoa học gia: Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, Phan Văn Song, Trần Minh Xuân đã dầy công biên soạn, phân tích sâu xa về hiện tình hình đất nước trên lãnh vực môi sinh, kinh tế và an ninh quốc phòng trong tác phẩm giá trị "Từ Bauxite đến Uranium: Tiến trình đô hộ Việt  Nam của Trung Cộng" hay là cuộc xâm lăng không tiếng súng.  Nhóm thiện chí: Văn Bút Việt Nam Việt Nam Hải Ngoại (Khu vực Nam Hoa Kỳ) BNS Thế Giới, Tạp chí Sống và Hội quán Bụi Vàng với sự bảo trợ của Cộng đồng Người Việt Quốc Houston & Phụ Cận cùng với các đoàn thể, tổ chức đấu tranh đứng ra tổ chức thành công buổi Hội Luân và Ra Mắt Sách tại Hội quán Văn Hóa, Ðài Radio Sàigòn-Houston  900 AM lúc 1 giờ trưa Chủ nhật 18 tháng 4 năm 2010.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ô. Lê Phát Ðược (BNS Thế Giới & Tạp Chí Sống) – Chào mừng quan khách

Buổi sinh hoạt thành công tốt đẹp, trước sự hiện diện của đông đảo thân hào nhân sĩ và thành phần trí thức yêu nước của cộng đồng Việt tị nạn CS thế hệ thứ nhất và thứ hai. Buổi hội luận vô cùng sôi nổi, kết thúc lúc 4 giờ 20 chiều trong lúc còn nhiều người quan tâm đưa tay mong được phát biểu.

Chúng tôi xin đại diện ban Tổ Chức chân thành cảm tạ các ông bà, anh chị em đã tích cực giúp đỡ buổi sinh hoạt nhờ vậy đã thành tựu viên mãn. Ðặc biệt cám ơn Ông Bà Nguyễn Quỳnh-Eileen đã bảo trợ tài chánh, các Ðạo hữu của Trung Tâm Phật giáo Chùa Việt Nam, anh chị Nguyễn Hữu Thiết, ca sĩ Nguyễn Thọ và Ban nhạc Kim Bằng-Kim Loan, MC Nguyễn Trần Quý, Thi sĩ Lan Cao.

      

 

 

 

 

"Hội Ngộ"

 

Port Arhur có Quỳnh xứ Nghệ

Một thương gia không phải Trạng Quỳnh

Sống hạnh phúc đề huề Việt Mỹ

Quỳnh yêu hoa, quý bạn hữu tình

Mai Thanh Truyết từ Cali đến

Ghé đây chơi họp bạn hữu tình

Ðể ra mắt sách về Bauxite

Ðược hăng hái gõ cửa mời làng.

 

Lan Cao

tặng bằng hữu trong đêm hội ngộ

 

16-4-2010

VOA-Ra Mắt Tại Houston

Media

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện - Phát thanh Thứ Tư, April 21, 2010 - Chương trình 10:00 - 11:00 PM (giờ VN) Hình của NPH

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

Ra mắt sách "Từ Bauxite đến Uranium" và hội luận về việc khai thác Bauxite tại Việt Nam

.

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện 

Phát thanh ngày Thứ Tư, April 21  2010 

Chương trình 10:00 - 11:00 PM (giờ VN)

.

Chiều Chủ Nhật ngày 18 tháng Tư, năm 2010 một buổi ra mắt tác phẩm "Từ Bauxite đến Uranium" của Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết, Tiến sĩ Phạm Văn Song và học giả Trần Minh Xuân đã được tổ chức tại Houston với sự hiện diện của nhiều quan khách.  Buối ra mắt sách cũng là một buổi hội luận về ảnh hưởng của dự án  Bauxite vào chính trị, văn hóa và an ninh của Việt Nam.

.

Tiến sĩ Mai Thanh Truyết đại diện cho 3 tác gỉả, đã có mặt trong buổi ra mắt sách. Người điều hợp chương trình là ông Nguyễn Trẩn Quý, giới thiệu tác giả Mai Thanh Truyết là một chuyên gia tốt nghiệp tại Pháp, đang làm việc tại California, có nhiều kinh nghiệm về địa chất và môi sinh cũng như có nhiều tác phẩm nghiên cứu đã được xuất bản.

"Từ khi đến Mỹ đến nay ông Mai Thanh Truyết đã giữ nhiều chức vụ trong guồng máy của chính quyền Hoa Kỳ. Ông là chủ tịch của hội đồng quản trị Hội Khoa Học Việt Nam. Tiến sĩ Mai Thanh Truyết đã bỏ rất nhiều thì giờ để nghiên cứu và viết rất nhiều những bài khảo cứu giá trị…"

 

Tác giả Mai Thanh Truyết cho biết nhóm ông đã bắt đầu công cuộc nghiên cứu về dự án Bauxite tại ViệtNam khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành nghị quyết 197, cho phép Trung Quốc khai thác Bauxite tại cao nguyên Trung Phần.  Ông và các vị đồng tác giả trình bày kết quả của cuộc nghiên cứu  trong tác phẩm "Từ Bauxite đến Uranium", nêu lên những nghịch lý về kinh tế, xã hội, môi sinh và kỹ thuật của dự án Bauxite Viet Nam và đi đến kết luận là việc khai thác Bauxite chỉ là một dàn cảnh để che dấu sự xâm lăng ngầm của Trung Quốc vì họ nhằm vào các mỏ quặng Uranium tại vùng này và họ đang có dụng ý xâm lấn từng phần vùng cao nguyên Trung Phần Việt Nam mà mọi người cần cảnh giác.

"Nhân từ nghị quyết 197 của Thủ tướng Cộng sản Nguyễn Tấn Dũng cuối năm 2008, nói về việc giao cho Trung Cộng khai thác Bauxite, thì từ đó chúng tôi theo dõi những cái tiến trình xây dựng cũng như những vấn đề môi trường. Kết luận của chúng tôi là vấn đề khai thác Bauxite của Trung Cộng chỉ là cái diện nhưng cái điểm chính là không phải vấn đề đó.  Đó là bài toán mà chúng tôi cố gắng để chia sẻ với cộng đồng Houston hôm nay"

 

Sinh viên dược khoa Phan Hữu Chí là người giới thiệu tác phẩm nói rằng cuốn sách  này nói lên những bí ẩn trong dự án Bauxite tại Việt Nam và có giá trị như một bó đuốc soi đường cho tuổi trẻ để biết hiện tình đất nước:

"Cuốn sách có giá trị như một bó đuốc để soi đường cho tuổi trẻ và hướng dẫn những người tuổi trẻ như chúng tôi để hiểu rõ mình sẽ làm gì cho quê hương, đất nước và dân tộc"

 

Bình luận về  một nguồn tin gần đây là ngân hàng Citi Bank tại Hoa Kỳ loan báo sẽ đầu tư 200 triệu mỹ kim vào dự án Bauxite Viet Nam, TS Mai Thanh Truyết tỏ ý nghi ngờ, không tin  đây là một việc đầu tư thực sự mà chỉ là một mánh khóe chính trị nhằm đánh lạc hướng sự chống đối của mọi người. Ông thêm rằng ông cần tìm hiểu và ông khằng định là nếu quả thực Citi Bank có việc đầu tư này thì ông sẽ phản kháng lên các giới có thẩm quyền với tư cách một công dân Hoa Kỳ vì Chính phủ Hoa Kỳ đang dùng tiền thuế của dân chúng để tài trợ cho Citi Bank qua khỏi sự phá sản.

"Chúng tôi nhìn vấn đề này dưới tính cách chính trị nhiều hơn là kinh tế. Với tư cách của một người đóng thuế cho chính phủ Hoa Kỳ, chúng tôi hoàn toàn không đồng ý và nếu đó là một ký ước thực sự giữa Citi Bank và Việt Nam thì chúng tôi với tư cách là một công dân sẽ lên tiếng phản đối"

 

Trong số những người tham dự buổi họp mặt,  bà Lê Niệm nói lên sự quan tâm của bà là làm sao để nhà nước Việt Nam biết được kết quả cuộc nghiên cứu này để họ có những hành động thích ứng:

SB

.

Buổi hội luận có lúc sôi nổi và có nhiều ý kiến khác nhau về  hậu quả của những dàn xếp chính trị nhằm vào các tài nguyên của Việt Nam, nhất là các mỏ Uranium cũng như những mối e ngại của mọi người trước viễn ảnh Việt Nam đang trở thành một Tây Tạng thứ hai và những phương thức bảo vệ đất nước trước những âm mưu chính trị đó.

 

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas

Phỏng vấn VOA - Thực Phẩm


 
  

Đôi điều về an toàn thực phẩm mà các bà nội trợ cần lưu ý

Kính thưa quí vị, gần đây một độc giả tại Jacksonville, Florida muốn hỏi xem đâu là những loại thực phẩm an toàn: nước mắm, bánh chưng, kẹo bánh, và bất cứ sản phẩm nào khác. Với hàng ngàn loại sản phẩm nhập khẩu dán nhãn trên bao bì "đóng gói tại Hoa Kỳ", hoặc sản phẩm xuất xứ từ nhiều nước như Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam, nhưng được đem sang các lãnh thổ thuộc Mỹ rồi đóng gói, dán nhãn "made in USA", khiến mọi người rất khó xác định. Chúng tôi đã nói chuyện với tiến sỹ Mai Thanh Truyết, chuyên gia về hóa học và môi trường để nhờ ông giải đáp một số thắc mắc chung của nhiều bà nội trợ giữ việc nấu nướng cho gia đình. Mời quí vị theo dõi Câu chuyện nước Mỹ tuần này với Lan Phương sau đây.

 

Lan Phương |

Washington, DC Thứ Tư, 14 tháng 4 2010

 

Nước mắm sản xuất tại Thái Lan
Hình: Creative Commons - Kwantonge

Nước mắm sản xuất tại Thái Lan

Người Việt định cư ở nước ngoài, dù cho có cẩn thận đến đâu cũng khó mà có thể tránh không dùng những loại thực phẩm như bún khô, bánh phở khô, bánh tráng, nước mắm. Hầu hết những thứ này đều sản xuất tại Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan hoặc Thái Lan. Làm sao biết được là sản phẩm nào tương đối an toàn? Cứ xét đến chiếc bánh tráng để làm các món cuốn chẳng hạn, nó đã khác xa với trước năm 1975 hoặc một số năm sau 1975. Lúc đó bánh tráng rất dòn, dễ vỡ vụn và không trắng toát, dẻo dai như bây giờ. Tại sao lại có sự khác biệt này? Có gì thay đổi trong cách sản xuất loại bánh tráng đó?

Chuyên gia Mai Thanh Truyết giải thích: "Khi xưa bánh tráng rất dầy, màu ngà, dễ vỡ. Nhưng hiện nay bánh tráng trắng, trong và rất dai. Xin thưa đó là tác dụng của hàn the, tức borax, làm cho bánh dai, khó vỡ, và của chất hypochlorite sulfite có thuốc tẩy để làm bánh tráng trắng. Do đó bánh tráng có thể rất mỏng và vẫn không bị bể."

Còn các loại nước tương, nước chấm, thì có an toàn hay  không? Theo giải thích của chuyên gia Mai Thanh Truyết, có rất nhiều chất bảo quản hóa học không được các quốc gia Tây phương và Hoa Kỳ cho phép ứng dụng vào trong ngành biến chế thực phẩm lại đều được cả Trung Quốc, Việt Nam và thậm chí cả Thái Lan sử dụng. Các chất bảo quản đó là các chất trừ sâu rầy, trừ cỏ dại, tùy theo loại. Do đó có thể nói ngày hôm nay từ nước mắm, nước tương, xì dầu, thậm chí dầu hào, chúng ta cần phải rất thận trọng trong việc ăn uống.

Theo chuyên gia Mai Thanh Truyết, những phương pháp làm nước tương, nước mắm không còn như xưa nữa vì Trung Quốc ngày nay có khả năng tạo ra một hóa chất có mùi giống như mùi nước mắm. Họ đã nhại mùi nước mắm "Ba Con Cua" được thị trường người Việt ở hải ngoại ưa chuộng từ lâu. Loại nước mắm giả hiệu này đang lan tràn ở Hoa Kỳ. Những loại nước tương có tên là Golden Mountain, King Imperial, Pearl River, Lee Kum Kee, những loại nước tương vẫn còn chứa các chất độc hại gây ung thư là 3-MCPD. Tốt hơn hết là chúng ta nên tránh xa các loại này, chỉ dùng các loại Maggi của Pháp hay những nước khác như Thụy Sỹ, mặc dù giá đắt hơn, nhưng an toàn hơn. (Quí vị nên nhớ trên thị trường cũng có loại Maggi made in China!)

Tiến sỹ Mai Thanh Truyết, chuyên gia về hóa học và môi trường
Tiến sỹ Mai Thanh Truyết, chuyên gia về hóa học và môi trường
 
Chuyên gia Mai Thanh Truyết còn nêu lên những mánh lới của thương nhân khiến cho người tiêu thụ dễ bị nhầm lẫn. Người tiêu thụ nên phân biệt rõ "đóng gói tại Hoa Kỳ" với "sản xuất tại Hoa Kỳ". Đóng gói tại Hoa Kỳ có nghĩa là thương nhân nhập khẩu chất liệu với số lượng từng thùng lớn, vào Hoa Kỳ, sau đó đem đóng chai, đóng gói rồi đem bán trên thị trường.

Nấu cơm là một việc mà các bà nội trợ người Việt, người Á đông vẫn làm hằng ngày; và theo hiểu biết thông thường, gạo đã xay hết cám, mất quá nhiều chất bổ dưỡng rồi, thì nên bỏ thẳng vào nồi nấu để vớt vát lại chút dinh dưỡng. Gạo đem vo càng trắng, càng mất hết cám; tuy nhiên, chuyên gia Mai Thanh Truyết có lời khuyên sau đây:

"Đối với ngày xưa thì chúng ta ăn gạo xay từ lúa và bảo quản gạo trong điều kiện thiên nhiên, nhưng mà ngày hôm nay vì tranh thương, vì giá cả thị trường, gạo sau khi xay hết tấm rồi và được chà bóng trong máy để hột gạo bóng hơn, thậm chí còn pha những màu, mùi, và bảo quản cho gạo khỏi chóng mốc nữa. Đó là lý do mà hôm nay chúng tôi đề nghị khi quí bà nội trợ khi vo gạo nên vo 3, 4 lần nước. "

Đối với các loại dầu ăn thì các bà nội trợ cũng nên cẩn thận. Trong dầu ăn có những loại chất béo tốt và xấu. Trên nhãn các chai dầu ăn thường ghi tổng số chất béo cho mỗi serving là 8 grams chẳng hạn, rồi chất béo tốt unsaturated fat là 5 grams, nhưng lại không ghi số trans fat. Ta thấy sai biệt 3 grams thì đó chính là loại trans fat, chất béo xấu dễ gây bệnh ung thư, có điều nó lại không được liệt kê rõ ràng.

Loại dầu ăn tốt nhất là dầu Olive. Tuy nhiên khi dầu ăn bị đun nóng, nó tạo ra acrylamide, một chất có nguy cơ gây ung thư. Vậy sau khi chiên 1, 2 lần thì nên bỏ đi, không nên dùng nữa.

Thế trong trường hợp người tiêu thụ tại Hoa Kỳ nghi ngờ sản phẩm bị nhiễm độc thì họ phải liên lạc với cơ quan nào? Chuyên gia Mai thanh Truyết khuyến cáo:

"Người tiêu thụ chúng ta có bổn phận phải thông báo cho các cơ quan khi chúng ta nghi ngờ một mặt hàng nào bị nhiễm độc hay là có chất bảo quản không được phép dùng cho thực phẩm. Chúng ta có thể thông báo cho cơ quan health department (sở y tế) tại địa phương. Chắc chắn sẽ có những inspectors (kiểm tra viên) đi xuống tận nơi để điều tra ngay lập tức. Chúng ta nên sử dụng quyền công dân của chúng ta ở ngay tại đất Hoa Kỳ này."

Chuyên gia hóa học Mai Thanh Truyết cũng khuyến cáo giới tiêu thụ rằng nên tránh các thực phẩm đóng hộp hay đồ khô được bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Các thực phẩm tươi, nhà nấu lấy là tốt nhất.

VAST- Letter to the world

 

Date: April 05, 2010

 

To:    …….

 

Dear Sir/Madam,

 

On behalf of the Vietnamese American Science & Technology Society (VAST), a non-profit organization founded in the USA 20 years ago, for the sake of the people of Viet Nam who are living under the authoritarian Communist regime, we would like to respectfully and earnestly request your strong support of the following issue.

We, as Vietnamese scientists and technologists who are living outside of Viet Nam, would like to make an appeal to the world and your organization to help us by using your authority to exercise your international prestige and power for pressuring the Vietnamese communist regime to reconsider the decision regarding the agreement to offer the communist Chinese the right to exploit bauxite in Vietnam.

This huge project has caused strong opposition from the Vietnamese people due to the fact that the deal was irregular and not transparent. The Vietnamese people suspect that there must have been certain conspiracy behind this so-called exploitation of natural resources project.

 

The Vietnamese people would eventually bear the worst consequences due to the following facts:

 

 1. The Vietnamese government is irresponsible, arbitrary, and hasty,

 2. The inadequate knowledge in technology of the Chinese in the field of bauxite exploitation could not warrant a successful return,

 3. This project will lead to disastrous environmental consequences affecting millions of people living in the area for about forty to fifty years,

 4. The Chinese people involved in this project ignore the local Vietnamese authorities and behave as if they are occupants of the territory,

 5. The project can be considered as part of a scheme of the Chinese hegemony, therefore, the whole world should be alert about the danger of the Chinese's ambition and aggressiveness.

 

In summary, with all our concerns and the above mentioned reasons, we honestly believe in your understanding and seek for your assistance, within the scope of your authority, to exercise your power and your influence to avert the implementation of this project.

 

Respectfully,

 

          

 

 

Nguyen Ba Loc, MS                             Mai Thanh Truyet, Ph.D

President, VAST                                   Chaiman, VAST

 

VAST- Bauxte Exploitation in Viet Nam

 

                                     SOME FACTS ABOUT

                  THE EXLPOITATION OF BAUXITE IN VIETNAM

 

1. A Project full of Irregularities and Violations

The right of bauxite exploitation in Tan Rai and Nhan Co in the highland region of Central Vietnam was offered to China through the back door. The total money Vietnam invested in the project amounts to 926 million US dollars at the beginning of the project in 2008.

In 1991, Vietnam and China reestablished their relation after the breach of ten years. Since the collapse of the Soviet Union and  Eastern Europe, China and Vietnam came closer to each other than ever before for their survival.

To strengthen their consolidation, Vietnam and China resort to arbitrary and treacherous means at the expense of the Vietnamese people. On May 6, 2009, when Nguyen Tan Dung, prime minister of Vietnam was attending the G20 Summit Meeting in London, David Pilling, a reporter of the Financial Times in London wrote that the bauxite exploitation is just a present gift to China as a tribute.

2. A Hasty Project

After the discovery in 2005 of the huge bauxite site estimated about 5 billion tons, Chinaimmediately pressured Vietnam to sign the contract for its exploitation. In 2006, when Hu Jing Tao, President of the People Republic of China, attended the Asian Pacific Economic Council (APEC) in Hanoi, the communist Vietnamese handed him a list of projects including the bauxite project, to be implemented in cooperation with China. On the other hand, Vietnam started establishing Vinacomin, a state owned company, with a capital of 15 billion US dollars without the knowledge of the National Assembly, the people, the experts and the media until Chinalco, a Chinese company started the project in Tan Rai.

3. A Careless and Unscientific Project

Usually such an enormous project requires preliminary studies on environmental, economic, social, and cultural effects at the local, regional and national levels. Vietnam did not carry out such requirements. Actually, the project has been given to China six months before the Vietnamese Politburo requested a study on the environmental, cultural, economic, and social consequences on the exploited area.

4.  Destruction to the Ecology and Environment

The site to be exploited covers the whole area of the highland region. The six projects in Dak Nong alone covers one third of the region. They extended to the populated area where coffee, rubber plants, and tea are grown. However, the government claims that those areas are undeveloped land. The top layer of the exploited land would be washed away in so large amount that there would be no soil available to fill it up. Moreover, it would be impossible for vegetation to grow on the exploited area in a near future because of the polluted soil, surface water, ground water, and air.

5. Economic Unprofitability

 The cost of production could not be estimated accurately due to the hidden factors such as the cost of transportation. At the same time, the price of aluminum of the world market drops during the global recession. At the beginning of the project, the loss could be $50 to $60 per ton. At the early phase of the project the production might reach two million tons of crude aluminum per year. China brought to the site obsolescent machinery that was discarded in China. The use of such equipment reduces efficiency and, hence, raises the primary cost. In addition, the level of expertise of the Chinese is far below that of the American, the European, the Australian, and the Japanese. In this case the Vietnamese could hardly learn the modern techniques and experiences from the Chinese counterpart.

The project violates the investment law of labor. Section 25 of the law of investment of Vietnam indicates that unskilled and semi-skilled workers from other countries shall not be allowed to be employed in Vietnam.

6. On the International Level

Some nations and international organizations such as the World Bank and the WTO that lend money to Vietnam find the lack of transparency regarding international investment in that country. In October 2009 Finland and Norway sent their representatives to Vietnam to observe the case and recommended a review of the case because of the disadvantages on the part of Vietnam, and particularly due to the potential impacts to the minorities living in the region.

Alcoa, the largest American aluminum company in the world withdrew their bidding from and their cooperation with Vietnam after realizing that the transaction was not transparent.

7. National Security and Sovereignty Threatened

The presence of thousands of men coming from China as hired workers is a real threat to the local inhabitants. They live separately in their own quarters. The local authorities dare not interfere. It is predictable that China will send troops and intelligence agents in disguise as workers.

8. Danger of a Conspiracy

Transactions between countries are normal as far as they are carried out in accordance with the conditions acceptable to both countries with specific and clear objectives. However, this is not the case. That is the reason why the current project has brought out serious problems and grave concerns among the Vietnamese people.

Facing such gross violations and dangers caused by the bauxite exploitation, the Vietnamese people do not have any means and power to change the course as other peoples in the free world do. It is predictable that subsequent events may follow such as further investments, exploitations, market manipulation, and for the worst, political and military involvement. A tragic new world order may happen in a near future if other countries and world organizations implicitly remain silent.

 

 

 

Nguyen Ba Loc, MS                                                Mai Thanh Truyet, Ph.D

President, VAST                                                     Chairman, VAST

 

 

 

 

VAST-Bản Tóm Lược Bauxite

BẢN TÓM LƯỢC

VIỆC KHAI THÁC BAUXITE TẠI VIỆT NAM

 

I  DỰ ÁN KHÔNG BÌNH THƯỜNG VÀ NHIỀU SAI PHẠM

 

Cộng sản Việt nam (CSVN) đã cấu kết và giao cho Cộng sản Trung quốc (CSTQ) thực hiện dự án về khai thác nhôm (Bauxite) tại Tân Rai và Nhân Cơ thuộc vùng Cao nguyên Trung phần. Tổng số tiền mà VN đưa cho TQ chỉ riêng hai nhà máy nầy đã lên tớI 926 triệu Mỹ kim và được khởi công từ giữa năm 2008.

Kể từ 1991, hai nước VN và TC đã nối lại bang giao sau hơn 10 năm bị gián đoạn. Và từ khi khối Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, hai nước Cộng sản nầy càng kết chặt với nhau hơn nữa để sống còn và để mưu tìm những lợi ích riêng cho hai tập đoàn lãnh đạo.

 

Trên con đường kết chặt nhau, CSVN và CSTQ đã độc đoán và gian manh đem đến nhiều bất lợi cho nhân dân Việt nam. CSTQ đã ép buộc và VN dần dần trở thành lệ thuộc. trên nhiều mặt, đến một ngày nào đó rất khó thoát ra được.

 

Dự án Bauxite là môt điển hình của sự bang giao bất công và nguy hiểm. "Dự án Bauxite là một món quà mà VN triều cống TQ", đó là nhận xét của ký giả David Pilling viết trên tờ báo lớn Financial Times ở Luân đôn hồi 6 tháng 5 năm 2009 nhân Nguyễn Tấn Dũng đến Luân Đôn trong phiên họp G20.

 

Sau đây chúng tôi xin tóm tắt sự bất bình thường và âm mưu cùa dự án bauxite.

Một nước có được nhiều tài nguyên thiên nhiên là một cái phúc. Nhưng tại VN cũng như tại môt số quốc gia nó trở thành cái họa. Hơn 30 năm qua, phần lớn tài sản công và tư của VN  chạy vào túi của đảng viên nhiều hơn là đem lợi ích cho toàn dân. Nay với dự án Bauxite, tài sản quốc gia vừa bị đảng viên CSVN thu tóm, vừa lại bị mất thêm cho  CSTQ. Mặt khác, từ việc khai thác rộng lớn và lâu dài nầy trên một địa bàn chiến lược, rất có thể đưa tới cái họa mất mát dần chủ quyền quốc gia, và an ninh lãnh thổ.

 

1.    CSTQ và CSVN tiến hành quá vội vàng

 

Sau khi được tin tức (2005) VN có tiềm năng quặng nhôm to lớn (độ 5 tỷ tấn, TC nhanh chóng ép VN ký thỏa ước giao cho khai thác Bauxite. Hồi năm 2006,  khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đến Hà Nội dư họp thượng đỉnh Diễn đàn Kinh tế Á châu Thái Bình Dương (APEC), CSVN trao cho CSTQ danh sách các dự án họp tác trong đó có dự án Bauxite. Về phía VN cũng vội thành lập ngay công ty khai thác nhôm (Vinacomin) và chánh phủ bỏ ra $15 tỷ mỹ kim. Quốc Hội, dân chúng, các tổ chức chuyên môn, truyền thông đều không hay biết cho tới khi dự án do công ty quốc doanh của CSTQ, công ty Chinalco, khởi công tại Tân Rai.

 

Có nhiều ý kiến phản đối vì cho rằng dự án không có lợi mà chỉ có hại. Đảng CSVN và Chánh phủ không quan tâm sự phản đối, vì cho đó là dự án thuộc diện chánh sách, tức là không cần bàn cải.   

Sự khởi đầu bất thường của một dự án đầu tư rất lớn, tạo nghi ngờ về một âm mưu khác.

 

2.    Nghiên cứu rất sơ sài thiếu tính khoa học về tiền khả thi và khả thi trên ba bình diện: dự án, quốc gia, và quốc tế.

 

Thông thường trước khi quyết định đầu tư to lớn như vậy, chánh quyền phải có cuộc nghiện cứu tiền khả thi (pre- feasibility study). Đó là cuộc nghiên cứu kỹ lưỡng về tác động môi trường của dự án (EAI-Environmental Accessment Impacts) và nghiên cứu toàn diện và toàn vùng, đặt trên bình diện quốc gia kinh tế xã hội, văn hóa. CSVN đã không làm như vậy hay chỉ làm một cách chiếu lệ. Bằng cớ là dự án đã giao cho TC thực hiện hơn 6 tháng rồi, Bộ chánh trị mới có quyết định (tháng 5 năm 2009) yêu cầu bên chánh phủ nghiên cứu toàn diện về môi trường, hiệu quả kinh tế và xã hội của vùng khai thác. Thủ tướng CS Nguyễn Tấn Dũng chỉ  vừa ký quyết định cho phép thựa hiện công trình ở hai nơi trên vào tháng 1, 2010, mặc dù công trình trên thực tế đã bắt đầu khởi công hơn một năm nay.

 

3.    Môi trường và sinh cảnh không thuận lợi và nguy hiễm

 

Trên thế giới, địa điểm khai thác bauxite cần thỏa mãn 3 tiêu chuẩn sau đây: - vùng khai thác không là vùng đát nông nghiệp hoặc trồng cây công nghiệp; - vùng khia thác phải gần trục lộ giao thông; - và vùng khai thác phải cách xa khu dân cư. Trong lúc đó, khu vực khai thác, theo kế hoạch chiếm diện tích rộng lớn tại các tỉnh ở Cao nguyên Trung phần. Riêng 6 dự án tại Đắk Nông chiếm gần 1/3 diện tích vùng nầy. Nó đụng tới khu dân cư và vùng trồng trọt cây cà phê, cao su, trà. Nhưng nhà cầm quyền quyền VN lại nói là khu bỏ hoang.

 

Khu vực bị đào xới bị mất lớp đất trên mặt do nước cuốn đi. Sau nầy không có đất để lấp lai các hố khổng lồ đó. Hơn nữa một số cây công nghiêp không thể trồng lại được trên khu vực đã khai thác. Qua kinh nghiệm thất bại trong việc tái tạo 25 Km2 đất ở mỏ than lộ thiên Quảng Ninh tiêu tốn hàng trăm tỷ Đồng VN, chúng ta có thể thấy trước là việc tái tạo đất sau khi khai thác bauxite là một việc làm không tưởng.

 

Nước từ vùng khai thác bị ô nhiểm sẽ lan rông ra và làm hại sức khỏe của dân.

Các chất thải từ khu vực khai thác làm ô nhiểm trầm trọng không khí do bụi đỏ lan rất rộng trong vùng gây bịnh tật cho người và tàn phá cây công nghiệp.

 

Không khí trong vùng khai thác có chất sulfur và tia bức xạ làm hại sức khỏe .

Kỹ thuật và trang bị cho sản xuất tồi tệ. Hạ tầng cơ sở (điện nước, xa lộ, hải càng…) thiếu thốn trầm trọng, và không thuận lợi.

 

4.    Không có hiệu quả kinh tế

 

Một dư án đầu tư, nhứt là dự án lớn như dự án Bauxite bắt buộc phải nghiên cứu cẩn thận về hiệu quả kinh tế trên hai mặt: thứ nhứt là dự án khai thác bauxite riêng rẻ, và mặt khác là đặt dự án trong kế họach phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Khi TC đã đem người đem vật liệu qua xây dưng chuẩn bị khai thác nhôm thì các cơ quan chánh quyền VN cho biết rất đại khái  các yếu tố cần biết và tính toán rất thiếu sót đến nỗi sau đó Bộ chánh tri CSVN phải chỉ thị nghiên cứu thêm về hiệu quả kinh tế.

 

Về vốn đầu tư, phía nhà cầm quyền VN bỏ ra khá lớn so với hiện tình kinh tế đầy khó khăn của nước nầy. Đã bỏ ra 15 tỷ mỹ kim và sẽ còn bỏ thêm nhiều tỷ nữa cho việc dời dân, cho đầu tư điện nước, xa lộ, hải cảng…

 

Phí tổn sản xuất chưa tính chính xác được vì còn nhiều ẩn số như như tiền chuyển vận chưa biết tính cách nào vì có thể chuyển vận bằng xe lửa hay bằng xe tài, giá thành trong hai trường hợp trên sẽ rất khác nhau. Trong khi đó, giá nhôm trên thị trương thế giới dù có tăng trong những năm từ 2005 đến 2008 nhưng nay lại sụt giảm vì kinh tế thế giới bị suy thoái trong hai năm qua. Sơ khởi, dự án có thể bị lỗ độ 50- 60 Mỹ kim một tấn alumina. Mỗi năm dự trù có thể khai thác 2 triệu tấn nhôm sơ chế (alumina) trong giai đọan đầu. Số nhôm nầy sẽ xuất cảng qua TC và chắc chắn sẽ bị ép giá.

 

Về máy móc trang bị VN chấp nhận cho công ty TC đem từ TC qua một số trang thiết bị đã lỗi thời bị phế bỏ ở TC sau khi nhiều nhà máy khai thác bauxite ở TC bị đ1ong của vì vi phạm luật môi trường và do sức ép của dân chúng sống trong vùng bị khai thác . Điều nầy làm cho năng suất kém và do đó giá thành cao hơn. Ngoài ra trình độ khoa học kỹ thuật của TC còn kém xa Hoa Kỳỳ , Âu Châu , Úc và Nhựt, các chuyên gia VN sẽ không học được bao nhiêu.

 

Sai phạm luật đầu tư ngọai quốc về nhân công. Theo điều 25 của luật đầu tư ngoại quốc của VN, thì công ty ngoại quốc không được đem công nhân không chuyên môn hay bán chuyên môn từ ngoài vào. Vì VN có mức thất nghiệp rất cao (gần 20%).

 

Trên bình diện phát triển kinh tế quốc gia, việc thực thi một dự án quá tốn kém mà chưa thấy có lời trước mắt, có thể từ 25 đến 30 năm sau mới có hoàn vốn, theo lời ông Phạm Văn Đào công bố ngày 01/03/2010, Đại diện Tập đoàn Than và Khoáng sản, trong lúc đó, lại phải phá hủy nhiều vùng trồng cây công nghiệp đang xuất cảng sinh ra nhiều lợi hơn cho nền kinh tế và giải quyết được nhiều nhân công.

 

Thiết nghĩ, một dự án đáng đầu tư với việc sử dụng nhiều nhân công và ít nguồn vốn như trồng cây công nghiệp là hoàn toàn thích hợp trong hoàn cảnh Việt Nam hiện tại.

 

5.    Trên bình diện quốc tế

 

Có hai vấn đề được đặt ra là:

 

Dự án đã bị một số cơ quan quốc tế và một số nước viện trợ cho VN lưu ý về tính trong sáng của công cuộc đầu tư ngọai quốc. Một trong những mục tiêu của Ngân hàng thế giới và WTO là giúp đở các nước nghèo để có sự công bằng về kinh tế xã hội và xóa giảm giảm nghèo. Dự án Bauxite đã đi ngược lại các nguyên tắc đó. Đại diện Chánh phủ Phần Lan và Na Uy là hai nước có viện trợ cho CSVN, hồi tháng 10 /2009, có đến quan sát tại chỗ và đã khuyến cáo  nhà cầm quyền VN nên nghiên cứu lạị dự án vì có nhiều bất lợi, nhứt là cho những người thiểu số.

 

Công ty nhôm Alcoa của Hoa kỳ  là công ty lớn nhứt thế giới về kỹ thuật cũng như về thương vụ, sau khi thấy CSVN không rõ ràng , không minh bạch trong vụ đấu thầu xây dựng dự án Tân Rai, công ty Alcoa đã rút ra không tham gia hùn với VN trong dự án Gia Nghĩa ở Đăk Nông. Chỉ mớI bước đầu VN đã dâng cho TQ một dự án 466 triệu mỹ kim và đưa thêm cho TC (không có thầu), một dự án trị giá 460 triệu mỹ kim khai thác nhôm tại Gia Nghĩa. Và sẽ còn nhiều dự án tương tự trong tương lai. Điều nầy đã được Thủ tướng CS Nguyễn tấn Dũng tuyên bố với công nhân TC tại công trường Tân Rai rằng "nếu làm tốt sẽ còn nhiều dự án nữa".

 

6.    CSVN đã tiếp tay CSTQ trong tham vọng bá quyền

 

Trong vòng 5 năm nay, sau khi nền kinh tế đã phát triển khá và sau khi có số ngọai tệ dự trữ nhiều nhứt thế giớI, TC tiến hành kế hoạch bá chủ về khoáng sản. Thực vậy, từ 2005, TC  đã thực hiện kế họach đầu tư khóang sản tại nhiều nước như Úc, Nam phi, Guinea, Brasil, Nga, Peru, Afganistan và Việt Nam. Sự bành trướng đó một phần để thỏa mãn nhu cầu nhôm trong nước và một phần để lủng đọạn thị trường nhôm trên thế giới.

 

Nhu cầu nhôm của TQ:

Năm :                                               2001                                          2008

Nhu cầu nhôm sơ chế:                     4,83 triệu tấn                            8.15 triệu tấn

Thiếu hụt, phải nhập:                       3,3 triệu tấn                               4,5 triệu tấn

 

Khai thác và nhập được nhôm ở VN, TC có thể nhập đủ khoảng 50% số thiếu hụt trong nuớc. Và dĩ nhiên, TC sẽ ép VN bán với giá rẽ.

 

7.    Sai trái về chủ quyền quốc gia và an ninh lảnh thổ

 

Sự hiện diện hàng ngàn công nhân TC tại vùng Cao nguyên là bằng cớ cụ thể làm nhiều người lo ngại. Các công nhân nầy có nơi cư trú riêng rẻ. Nhà cầm quyền địa phương không dám đụng tới. Đó mới là sơ khởi, về lâu về dài, sẽ còn có nhiều công nhân (hay quân đội và tình báo ngụy trang).

Ngoài ra CSVN đã và sẽ giao cho TC nhiều dự án lớn khác về điện, thủy điện, uranium, rừng…trên vùng rộng lớn và rất quan trọng về chiến lược quân sự và an ninh. Một khu vực tự trị có thể hình thành dần dần với sự hợp tác của một số dân tộc thiểu số sau khi được những người Hán dưới dạng công nhân chiêu dụ bằng một vài tư lợi nhỏ nhoi, hoặc tại ra những cuộc hôn nhân dị chủng. 

 

II. CÁC TAI HẠI VÀ MƯU ĐỒ NGUY HIỂM

 

Việc đầu tư khai thác khoáng sản là điều thông thường của mọi quốc gia. Nhưng công cuộc nầy cần phải nằm trong một tiến trình bình thường, trong một số điều kiện khả hữu của một quốc gia  . Và với một mục tiêu nhứt định, rõ ràng là để đem lại sự phát triên có ich nước lợi dân.

 

Nếu được diễn tiến như vậy, giống như tại nhiều nước, thì việc khai thác Bauxite ở Việt nam không trở thành một vấn đề lớn, không trở thành nổi âu lo của dân tộc Việt nam.

 

Bởi vì việc khai thác Bauxite có quá nhiều sai phạm và tai hại.

 

1. Các tai hại: Chúng tôi có thể tóm tắt các tai hại như sau:

 

* Về quyền lợi Dân tộc Việt Nam

 

Tài nguyên quốc gia bị phí phạm vì kỹ thuật kém của TC. Điều nầy sai nguyên tắc thông thường là nhờ qua công ty ngoại quốc để nước nhận đầu tư là TQ, một quốc gia còn kém mở mang, chưa có trình độ kỹ thuật tân tiến.

 

Vùng cây công nghiệp nhứt là cà phê, trà, và cao su  hiện nay có số xuất cảng cao đem lại ngoại tê đáng kể cho VN, bị giảm vì sự phá bỏ đễ khai tác Bauxite, và sau nầy rất khó phục hồi. Đây là sự sai lầm về kinh tế và về chánh trị.

 

Phí phạm công quỹ trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, lạm phát trên 30%, việc dùng tiền công quỹ với trên 20 tỷ Mỹ kim để đầu tư vào dự án trên 20 năm mới hy vọng thu hồi được vốn.

 

Dự án nầy không giúp giải quyết được tình trạng thất nghiệp hiện nay quá cao ở VN, nhứt là tại vùng nông thôn (có tỷ lệ thất nghiệp trên 20%). Tìm đâu ra việc làm cho hàng ngàn cư dân bị giải tỏa trong lúc công nhân của dự án chỉ là công nhân đem từ TC qua?

 

*Về sách lược hội nhập toàn cầu

 

Hạ tầng cơ sở vùng nầy hiện rất yếu kém. Muốn có đủ điện, nước, và nhứt là việc xây cất xa lộ và hảI cảng thì sẽ phải đầu tư nhiều tỷ Mỹ kim nữa. Thực lực VN không đủ sức thì phải đi vay các nước hay cơ quan quốc tế. Nếu được vay thì các thế hệ sau phải tra tiền lời rất nhiều. Chưa chắc được vay vì có một số nước cho VN vay từ trước tới nay (như Na Uy, Phần Lan… đã đề nghị VN ngưng đự án Bauxite vì có nhiều bất lợi. Nên nhớ, hàng nằm kể từ năm 2006 trở đi, Việt Nam phải trả 2 tỷ Mỹ kim liền lời cho những món nợ đã đáo hạn vay mượn từ 20 năm qua.

 

Mục tiêu của các định chế quốc tế như Ngân hàng Thế giới , Ngân hàng  Á châu, Cơ quan Mậu dịch Thế giới (WTO) là giúp đở viện trợ cho các nước nghèo có cơ may phát triển toàn diện và công bẳng cho mọI từng lớp dân chúng, nhứt là người quá nghèo khõ. Dự án Bauxite không đi theo nguyên tắc tổng quát đó. Cái lợi do dự án nầy chỉ đem đến cho CSVN và CSTQ mà thôi. Tuyệt đại đa số dân Việt hoàn tòan chịu thiệt.

 

Các nhà đầu tư ngọai quốc cảm thấy thiếu công bằng và trong sáng không phải chỉ trong dự án nầy mà còn trong nhiều dự án khác trong quá khứ cũng như trong tương lai vì không có dân chủ và tự do kinh doanh. Mộ trường đầu tư ngoại quốc ở VN không phải là mội trường tốt và thuận lợi.

 

Các cơ quan quốc tế và các Chánh phủ có liện hệ đến Việt Nam chắc thấy được cách cụ thể qua dự án Bauxite là đảng CSVN tiếp tục thu tóm tài sản quốc gia vốn rất khan hiềm và hơn nữa lấy một phần tài sản đó dâng cho ngoại bang là CSTQ.

 

CSVN vi pham công ước của LHQ về Bảo tồn Văn hóa và Đời sống dân tộc thiểu số mà VN đã ký kết hồi năm 2005.

 

Âm mưu mờ ám và độc ác của TQ: An ninh quốc gia bị ảnh hưởng vì CSTQ lợi dung các dự án khai thác khoáng sản, rừng tại vùng rộng lớn cao nguyên. Đem hàng ngàn công nhân và sẽ thành hình dần dần môt khu tự trị, có lực lượng tư vệ riệng, gày tình báo lại, lôi kéo người thiểu số, phổ biến văn hóa trong tiến trình Hán hóa người Thượng sống trong vùng. Trong lâu dài, TC muốn khống chế không phải Việt mà còn lan ra cả vùng rộng lớn thuộc các nước xung quanh Việt Nam trên đất liền và trên biển.

 

TC cùng thực hiện một lúc hai mục tiêu kinh tế như trúng được nhiều vụ thầu to lớn, và bán nhiều thứ hàng hóa kể cả hàng lậu, mua rẽ nguyên liệu của VN để xây dựng kinh tế TC và an ninh vùng. Làm như vậy, TC không tôn trọng chủ quyền và luật pháp của Việt Nam.

 

Dân VN qua quá trình lịch sử, đã có quá nhiều kinh nghiệm với nước láng giềng không lồ nầy. Ngày nay, sự chống đở xâm lăng từ phương Bắc vô cùng khó khăn. Bởi vì đảng CSVN đã, đang và sẽ tiếp tay với kẻ thù. Mọi ý thức và phát biểu chống đở của dân tộc đều bị nhà cầm quyền VN đàn áp.

 

CSVN tiếp tay cho bá quyền kinh tế của TC trong dự án Bauxite và nhiều dự án kinh tế khác chẳng những có hại cho dân Việt mà còn có hại cho nhiều nước khác. Bởi vì tham vọng của TC đã và đang thực hiện rất độc ác và gian manh tại nhiều nước.

 

III.CÁC ĐỀ NGHỊ

 

Trước các sai phạm và thiệt hại quá lớn của việc khai thác Bauxite, dân tộc VN không có điều kiện và không đủ sức để chống đở như tại môt số nước có tự do và dân quyền.

 

Mặt khác những làn sóng đầu tư, khai thác tài nguyên thiên nhiên, lũng đọan thị trường nguyên liệu, hàng hóa, tài chánh, và sau đó là chánh trị và quân sự. Ngay bây giờ nếu các nước và các tổ chức quốc tế không cảnh giác cao, và dễ dãi thì e rằng sẽ có một trật tự thế giới nhiều bi đát hơn trong tương lai.

 

Vì vậy chúng tôi ước mong sự thấu hiểu và giúp đỡ của nhiều người có tấm lòng cao cả, nhiều tổ chức, nhiều cơ quan, có nhiều phương tiện và ảnh hưởng, nhiều Chánh phủ  có sách lược ngọai giao mang truyền thống nhân đạo.

 

Chúng tôi xin gởi thỉnh cầu nầy đến các cơ quan sau đây:

 

-       Cơ quan LHQ: Trong vai trò và nhiệm vụ cao cả là xây dựng một trật tự thế giới an lành, bảo vệ các dân tộc yếu kém trức bạo tàn của một số nước lớn. Xin cơ quan UNESCO kiêm soát sự thực thi công ước "Bảo vệ các sắc tộc nhỏ bé".

-       Ngân hành Thế giới , Ngân hàng Á châu , WTO, Chương trình Phát triển LHQ (UNDP), Chương trình Môi trường LHQ (UNEP): Xin quí vị xét lại các viện trợ cho CSVN và CSTQ trên nguyên tắc thực sự gíup đở những người dân nghèo khổ. Số tiền rất lớn mà quí Ngân hàng, Cơ quan quốc tế cung cấp thực sự bị hao mất quá nhiều vì tham nhũng và cung cách làm việc gian xảo, độc đoán.

-       Các nước cấp viện cho VN: Chắc chắn ai cũng xúc động và cám ơn lòng tốt của nhiều nước đã viện trợ. Tuy nhiên xin quí vị đi thật sát những yếu tố phi kinh tế , phi nhân đạo, của các nhà cầm quyền xấu xa, họ không phục vụ nhiều cho dân mà phần chánh yếu là cho đảng và cho nhóm có thế lực. Các chánh quyền đó có nhiều phương cách để chiếm đoạt một phần rất lớn viện trợ của quí vị. Điển hình là những vụ mất mất quá lớn qua các dư án cầu đường PMU, dự án cầu, đường hầm, và xa lộ Thủ Thiêm, và sẽ có liên quan đến các  dự án to lớn về hạ tầng cơ sở có liên quan đến dự án Bauxite.

-       Các chánh quyền có ảnh hưởng đến VN về phương diện kinh tế (đầu tư hay thương mại) hay về phương diện ngoại giao, các nước có ảnh hưởng mạnh hay sinh tử đối với VN và TC như Hoa Kỳ, Liên hiệp Âu châu, các nước ASEAN, Canada, Úc Châu, Nhật Bổn, và các công ty quốc tế có tham dự các dự án khoáng sản tại VN như công ty Alcoa của Hoa Kỳ, công ty Rio Tinto của Úc, công ty của Ng , công ty của Nhựt:  Quí công ty đã có kinh nghiệm về các vụ đấu thầu Bauxite vừa qua, quí vị thấy được sư thiếu minh bạch trong cách làm việc của VN và TC, xin quí vị nêu ra để cho các nước khác hiểu được.

-       Các truyền thông báo chí: Rõ ràng quí vị đóng góp lớn trong trong mục tiêu lành mạnh hóa, công bằng hóa những đau thương, những bất công của các dân tộc yếu kém, quí vị có thể đem lại những tia hy vọng cho một dân tộc bị áp bức như Việt nam hiện nay.

 

Trong hoàn cảnh của VN ngày nay và trong sự tiến chiếm ào ạt về tài nguyên thiên nhiên bằng số tiền thặng dư rất lớn và bằng lối ngoại giao vừa mua chuộc vừa áp đảo, CSTQ đã và sẽ can thiệp đến nhiều chánh phủ ở Á châu, Nam Mỹ và Phi châu.

 

Vụ Bauxite của VN chỉ là một điển hình nằm trong một mưu đồ to lớn, một kế họach to lớn của mộng siêu cường Trung quốc.

 

Chúng tôi tin tưởng sự thông cảm và sự giúp đở của quí vị sẽ là niềm hy vọng của Dân tộc VN và của nhiều dân tộc yều thế khác. Chúng tôi chân thành cám ơn quí vị.

 

                                                             California,   March 6 – 2010.

 

Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam

 

Chủ tịch Hội đồng quản trị                                                       Hội trưởng

 

Mai thanh Truyết                                                                  Nguyễn Bá Lộc.

//////////////////////////////////////////////////