-- Tản Mạn về Quê tôi

 

 

Đã lâu lắm rồi, tôi có …một đêm không ngủ. Câu chuyện đã xảy ra vào một ngày…năm 2008, sau khi làm xong 30 phút Hội luận với Ls Nguyễn Hoàng Duyên ở một đài phát thanh trên San Jose. Thông thường, sau khi vào giường ngủ, đọc năm ba trang sách là tôi …lang thang …đi về Việt Nam ngay trong giấc mộng.

 

Nhưng tối hôm đó thì không!

 

Sau khi đọc xong quyển sách của anh bạn Lê Tấn Lộc, Montréal vừa tặng cho, tôi đã tắt đèn từ lâu, nhưng không tài nào chợp mắt được. Tôi không ngủ được vì những hình ảnh xa xưa của anh bạn Lộc của tôi, mặc dù quá tuổi thất thập rồi, nhưng anh vẫn còn khả năng ghi lại những hình ảnh kỷ niệm của vùng quê của anh ở Vĩnh Long, của ngôi trường anh đã học, của mái nhà người thầy dạy anh đờn và đóng kịch Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo…., thậm chí còn ghi lại vài mối tình quê thời còn là học sinh.


 

Trí óc tôi vẫn mãi quay cuồng trong bao hình ảnh của bè bạn khắp nơi sau hơn 30 năm với "làng văn trân bút", những hình ảnh về quê "tôi" của các bạn văn. Nào là Nguyên Nhung dù có quê ở tận miền Bắc xa xôi, nhưng vẫn nhận một góc Cần Thơ là quê mình. Những bài viết nhẹ nhàng tả lại lối mòn trong xóm, bà bán quán chạp phô đầu ngõ, cùng những "giây phút" chạnh lòng trong vài mối tình thưở học trò.

 

Nào là cô em Tiểu Thu ở tận Montréal mà cũng còn nhớ vanh vách về vùng quê Vĩnh Long của mình, với bao kỷ niệm đầu đời, chiều chiều đạp xe nhìn về …phía xa xăm hay nhìn mong ngóng ai đó(?). (ghi nhận là TT có nói với tôi đó là "hư cấu" chứ không phải "chiện" thiệt! mà hư cấu hay không cũng là kỷ niệm phải không TT, có anh Thành làm chứng đó!)

Nào là anh bạn thầy giáo của tôi Nguyễn Lộc Thọ trên Đặc san Hậu Nghĩa, hãnh diện nói về vùng quê Đức Hòa đầy Việt Cộng của mình. Nói lên để hoài niệm để cho bà con cô bác mình vẫn còn một quê, có một quê. Bạn Thọ nói về Đức Hòa có Xóm "Quế" (Huế) làm nón lá do cha Bình mang nhiều gia đình Huế về khi chuyển về làm giám mục ở đây.


 

Lại một cô em Ngọc Dung, Vancouver, dù gốc gác ở tận miền Bắc, nhưng cô em vẫn thường hay viết lại kỷ niệm về quê Đà Lạt ngày xưa trong các bài viết, kể lại kỷ niệm trên đường Ngô Tùng Châu về hướng Lữ quán Thanh Niên và bưu điện, kể lại Cà phê Tùng năm xưa…và dĩ nhiên một vài vấn vương xưa trong cái không khí lãng mạn sương mù Đà Lạt trên đường đi đến Trại Hầm hay quanh bờ hồ Xuân Hương…

 

Và còn nhiều bạn bè khác viết ra đây không hết, ai cũng hơn một lần viết và nói về quê mình…

 

Còn tôi!

 

Nếu ai có hỏi quê tôi ở đâu?


 

Tôi chỉ trả lời vỏn vẹn là "quê tôi ở Hậu Nghĩa" mà thôi. Và nếu có hỏi thêm nữa, tôi cũng chỉ có thể nói thêm là tôi sanh trưởng tại ấp Bàu Trai, làng Tân Phú Thượng, quận Đức Hòa, tỉnh Cholon (giấy khai sanh bằng tiếng Pháp viết chữ Chợ Lớn ra như vậy, và tôi chỉ thấy một lần một, từ lâu lắm rồi, đâu chừng 60 năm về trước).

 

Có một chuyện mà tôi nghe kể lại trong một lần họp mặt Gia đình Hậu Nghĩa tại Nam Cali, Cựu Tỉnh trường Hậu Nghĩa, Đại tá Tôn Thấn Soạn đã vạch mặt trò giả mạo "địa đao Củ Chi" của CS Bắc Việt năm nào.


 

Hậu Nghĩa là một tỉnh cũ ở Nam phần Việt Nam thời Việt Nam Cộng hòa. Tỉnh này tồn tại từ năm 1963 đến 1976. Tỉnh được thành lập theo Sắc lệnh số 124-NV của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ngày 15/10/1963, từ phần đất tách ra của các tỉnh Long AnGia Định và Tây Ninh. Tỉnh lỵ đặt tại Bàu Trai, gọi là thị xã Khiêm Cương. Tỉnh gồm 4 quận (24 xã): Củ ChiĐức HòaĐức Huệ và Trảng Bàng. Dân số năm 1965 là 176.148 người, năm 1974 tăng lên 232.664 người.


 

Vào tháng 2 năm 1976, tỉnh bị "khai tử" do CS Bắc Việt và các phần đất được chia cho ba tỉnh lân cận. Quận Trảng Bàng sáp nhập vào tỉnh Tây Ninh, Củ Chi sáp nhập với quận Phú Hòa của tỉnh Bình Dương thành huyện Củ Chi nhập vào thành phố Hồ Chí Minh, còn hai quận Đức Huệ và Đức Hòa nhập vào tỉnh Long An.

 

Theo lời anh chị tôi kể và sau nầy đọc sách báo thêm, quê tôi đã nhiều lần thay tên đổi họ, từ tỉnh Chợ Lớn rồi Long An, và sau cùng là Hậu Nghĩa dưới thời Đệ Nhứt Cộng Hòa. Tỉnh lỵ Hậu Nghĩa gọi là Khiêm Cương chính là ngôi làng nơi sanh tôi ra. Do đó, tỉnh lỵ rất nhỏ so với các quận như Đức Hòa, Hiệp Hòa, Củ Chi, và Đức Huệ…những vùng đất làm cho biết bao nhiêu cô nhi quả phụ phải trả giá rất đắt kể cả mạng sống trong cuộc chiến do CS Bắc Việt gây ra trong suốt 20 năm.

 

Tôi đã biết về quê tôi chừng đó mà thôi.

 

Xin đừng hỏi nữa vì tôi sẽ không biết trả lời sao?

 

Chính vì thế mà tôi không hề viết gì về quê nhà cả, ngoài một kỷ niệm còn vương vất trong trí óc của tôi mãi đến ngày hôm nay, kỷ niệm của một thời…Việt Minh vùng dậy, đốt thôn xóm, xử tử nhiều người dân mộc mạc, chất phác vào những năm 44,45 trong đó có Ba tôi.

​j​

 

Theo lời Má tôi kể lại khi tôi chưa đầy 3 tuổi, Ba tôi đã bị trói thúc ké cạnh bụi chuối bên hông nhà. Lệnh xử tử được đọc ra là vì Ba tôi là "Việt gian" và là địa chủ, có con gửi theo học trường Pháp dưới Sài Gòn, nói tiếng Pháp với lính Tây đóng ở đầu làng…, có nuôi ngựa đua và thi đua ở trường đua Phú Thọ v.v…Ba tôi bị bắn ngã gục xuống.

 

"Họ" tưởng chết rồi, đốt nhà, cướp của… rồi đi.

 

Từ đó gia đình tôi trôi giạt xuống Sài Gòn đêm hôm đó và Ba tôi được cứu sống.

 

Và tôi chỉ trở về thăm quê tôi một lần một và chỉ một lần một mà thôi sau "giải phóng" (?) vào năm 1976, để nhìn thấy mồ mã của Ba Má tôi lần đầu cũng là lần cuối cho đến khi phải đành đoạn lìa xa quê cha đất tổ vì cơ chế chuyên chính vô sản của những người không còn chút điểm lương tri của …loài người.

 

Đó là những gì tôi biết về quê tôi, nơi chôn nhau cắt rún, nơi an nghĩ của những người thân yêu nhứt đời của tôi. Nói như vậy để thấy rằng tôi là một con người tệ bạc, không có một hình ảnh quê nhà nào trong đầu, không giữ được tình quê, tình xóm giềng quê cũ!

 

Vì vậy cho nên, cứ mỗi lần đọc một bài viết ghi lại những dấu ấn của quê mình do các bạn văn, lòng tôi chùng xuống. Tôi không có được may mắn như các bạn để có thể viết về quê mình. Và đó cũng là lý do tôi mất ngũ tối hôm đó vì một vài câu thơ tình con cóc của lứa tuổi học trò ở quê của anh bạn Lộc Montreal của tôi.

 

Hởi những người Việt tha hương của tôi ơi!

 

Các bạn có bao giờ có những ý nghĩ của một người không hình dung được nơi chôn nhau cắt rún của mình không?

 

Có giống như tôi đây không?

 

Các bạn có bao giờ có những giây phút chạnh lòng như thế nầy bên ly cà phế đắng không?

 

Một mình trên bàn giấy trong sở làm, nơi tôi viết lên những dòng chữ trên đây, nơi tôi trải qua suốt 17 năm trời. Không một ngăn kéo nào mà tôi không biết chứa đựng những hồ sơ gì cho công việc của tôi? Không một góc cạnh củ kỹ nào trong căn phòng mà tôi không biết có những vết trầy vết nứt. Chiếc computer cũ xưa tôi vẫn giữ để xài không chịu thay để cho "chạy mau" hơn vì nơi đây ghi nhận những suy nghĩ của tôi trong những năm dài.

 

17 năm trường, một thời gian quá dài ở một căn phòng quen thuộc hàng ngày để tôi có thể in lại tất cả những gì chất chứa trong phòng mà tôi hiện diện mỗi ngày từ 5,6 giờ sáng. Đây chính là nơi tôi trang trãi, chia sẻ với bè bạn khắp nơi về những suy nghĩ của một người con Việt về những vấn đề Việt Nam.

 

Thế mà, về quê tôi, tôi chỉ biết mù mờ…Tội nghiệp cho tôi không các bạn?

 

Có bao giờ bạn nghĩ, bạn sẽ mất quê khi bạn bị tách rời ra khỏi nguồn cội khi sống ly hương?

 

Có bao giờ bạn nghĩ, hồn quê luôn luôn ở bên cạnh bạn dù bạn không hề nhắc đến hay nghĩ đến?

 

Ý nghĩ viết về quê tôi, dù cho một lần như hôm nay, tôi cũng chỉ có chừng đó để chia sẻ cùng bạn mà thôi. Hình ảnh quê nhà thì mờ mờ ảo ảo…nhưng tôi vẫn tin rằng hồn quê nơi tôi đã khắc sâu từ trong vô thức, chỉ cần một sát na nào đó, chỉ cần một khơi dậy nào đó, hồn quê sẽ cuồn cuộn chảy vào tâm khảm chúng ta.

 

Các bạn ơi!

 

Qua những dòng tản mạn trên đây tôi muốn nhắn gửi tới các bạn rằng, dù ở một nơi xa xôi nào trên quả địa cầu nầy. dù bạn bị tách rời khỏi quê cha đất tổ, sống tha phương nhưng "không cầu thực", nhưng hồn quê của bạn vẫn dai dẳng trong lòng bạn, trong tâm trí bạn.

 

Hồn quê đã ẩn tàng trong tận sâu thẳm của tâm hồn bạn.

 

Bạn không sống gần QUÊ, trong QUÊ, nhưng QUÊ vẫn có trong bạn.

 

Hồn Quê vẫn sống trong tiềm thức của bạn.

 

Hồn Quê tôi muốn nói nơi đây, chính là HỒN NƯỚC đó bạn ạ!

 

HỒN NƯỚC đang réo gọi chúng ta mau về dựng lại bức dư đồ rách do những người vô tâm đang dày xéo Đất và Nước chúng ta.

 

Tôi sẽ không nói như anh bạn Chu Tấn của tôi như:

 

"Cúi đầu tạ với quê hương,

Tôi còn một nửa đoạn đường chiến binh"

 

Mà là:

 

Ngẩng đầu hẹn với quê cha,

Tôi còn đỡm lược xây nhà Việt Nam

 

 

Mai Thanh Truyết

Viết cho Tui tr Vit Nam – 2016

 

 

________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

"Tài năng được nuôi dưỡng trong cô tịch, 

 chí khí được tạo bởi những giông tố cuộc đời"

 ~W. Goethe ~ 

 

Chủ nghĩa Dân tộc cực đoan của Trung Cộng


Trung Cộng:

Chủ Nghĩa Dân Tộc Cực Đoan



Chính sách hiện đại hoá quân sự của Trung Cộng

Kể từ khi Tập Cận Bình nắm địa vị TBT Đảng CS Trung Hoa từ năm 2012, ông ta bắt đầu cũng cố quyền lực và có thể nói, hiện tại, TCB hoàn toàn kiểm soát đất nước trên 1,38 tỷ dân nầy. Trong suốt bốn năm qua, TCB thẳng tay đàn áp các đối thủ để tranh đoạt quyền lực tuyệt đối. Nhưng trước những thất bại về phát triển kinh tế, thị trường tài chánh bị sụt giảm, TCB hơn lúc nào hết cần phải phô trương khả năng quân sự và nêu cao tinh thần Hán tộc cực đoan bằng những thủ đoạn lấn chiếm biển Đông, nhằm mục đích, theo cảm nhận của người viết, là làm xoa dịu phần nào sức ép của người dân trước những khó khăn về kinh tế tài chánh cho hơn 600 triệu dân Tàu sống bên trong lục địa.

Việc làm nầy chỉ để khích động tinh thần dân tộc cực đoan của người Hán từ hàng ngàn năm trước qua chính sách hiện đại hóa đất nước, nhứt là trong lãnh vực quân sự và sụ hung hản của TC trong vấn đề biển Đông.


Sau đây là một số nhận định về chính sách hiện đại hoá cùng các nhân tố khiến cho TC có những quyết định căn cứ vào báo cáo của cựu Thư ký Hội đồng Cố vấn An ninh Quốc tế (International Security Advisory Board- ISAB) của Hoa Kỳ do Paul Wolfowitz làm Chủ tịch. Các nhận định nầy làm cho Hoa Kỳ cân nhăc kỹ lưỡng và điều nghiên nhằm chuẩn bị cho chính sách an ninh và ngoại giao đối với TC.

Những nhận định nầy đề ra một số phương sách tiếp cận từ ba năm qua như sau:

*           Chuyển hoá mối quan hệ an ninh quốc gia giữa Hoa Kỳ và TC đặt trên căn bản "tin tưởng lẫn nhau" và tăng cường tính xuyên suốt thông tin;

*           Thúc đẩy sự hợp tác hổ tương;

*           Cố gắng giảm thiểu các tính toán sai lạc và tránh sự hiểu lầm có thể đưa đến những hậu quả như đối đầu hay chạy đua (vũ khí).



Từ ba căn bản trên Hội đồng đã khuyến cáo Hoa Kỳ đặt trọng tâm vào những điểm mấu chốt sau căn cứ vào chính sách hiện đại hoá của TC trong hiện tại. Lãnh đạo cộng sản Bắc Kinh nhắm vào 3 mục tiêu cốt lõi của đất nước là:

1- Sự sống còn của chế độ;

2- Áp đảo vùng Châu Á-Thái bình Dương để tiến hành ảnh hường toàn vùng;

3- Đề phòng Taiwan tuyên bố độc lập.

 

Dĩ nhiên, các mục tiêu nầy ngầm hướng về phía đối tác là Hoa Kỳ. Mặc dù vẫn xem Hoa Kỳ là thù địch, nhưng TC vẫn nhìn HK như một đối tác trao đổi thương mãi chính yếu để thúc đẩy kinh tế TC đi lên.

Thưc sự, sự hợp tác giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng rất phực tạp và là hợp tác có một không hai. Nó hoàn toàn khác với sự hơp tác Mỹ-Nga sô trước kia qua cuộc đối đầu chiến tranh lạnh. Cả hai quốc gia đều muốn chia sẻ mối tương quan kinh tế, và là vấn đề then chốt của chế độ TC. Vì Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất có thể cung cấp cho TC các công nghệ hiện đại và là một thị trường tiêu thụ lớn nhất thề giới.

Hiện đại hoá guồng máy chiến tranh của TC là mối quan tâm của những nhà chiến thuật và chiến lược Mỹ hiện nay, cho dù TC cố tình giải thích là tất cả chỉ nhằm mục tiêu hoà bình mà thôi. Sự gia tăng tiềm năng nguyên tử của TC cho thấy âm mưu làm chiếc dù chính trị-quân sự trong vùng của TC, và có thể đi xa hơn nữa ngoài Châu Á-Thái bình Dương. Từ đó:

*           Việc tăng trưởng nhanh chóng của TC là mục tiêu hàng đầu của quốc gia nầy để sống còn và khống chế các nước nhỏ trong vùng trong đó có Việt Nam.

*           TC cổ súy việc thu thập hay làm gián điệp đánh cắp các công nghệ chiến tranh mới từ các quốc gia Tây phương và Hoa Kỳ.

*           TC thiết lập cùng một lúc ba mặt trận trên toàn cầu: khơi động chiến tranh tâm lý, chiến tranh dư luận, và nhất là cuộc chiến dành lại tính "chính thống" (legal warfare) cho các cuộc thương lượng hay tranh chấp quốc tế.

Qua các phân tích trên, chúng ta nhận rõ là TC muốn nhắm vào việc thành lập một trung tâm quyền lực trong vùng Đông Nam Á Châu để từ đó có thể tiến xa hơn nữa trong việc hợp nhất với Taiwan trong hòa bình hay võ lực, vì đây là miếng xương vẫn còn mắc trong cổ của chính quyền cộng sản TC.


Chính sách hiện đại hoá nhất là trong kỹ nghệ chiến tranh khiến cho Hoa Kỳ và thế giới e ngại. Hiện tại, sau Liên bang Nga, TC là quốc gia thứ nhì có thể tấn công thẳng vào Hoa Kỳ bằng vũ khí xuyên lục địa ICBM. Theo tạp chí 2008 Military Power of the People's Republic of China, thì vào năm 2001, TC đã thành công trong việc chế tạo được "năng lượng đặc" (solid-fueled) và ICBM, và có thể phóng từ các tiềm thuỷ đỉnh. Ngoài ra TC còn có khả năng hiện đại hoá hệ thống viễn thông và lãnh vực điện toán tòan cầu.



Từ những khai triển căn bản trên, TC dù muốn dù không cũng thể hiện nhiều chỉ dấu chuẩn bị cho một cuộc chiến mới. Do đó, thế giới ngày nay, tuy không còn là một thế giới lưỡng cực nữa như trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nhưng sự chuẩn bị và hiện đại hoá của TC cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng qua: 1- mục tiêu hiện đại dành cho phát triển trong hoà bình hay chuẩn bị chiến tranh; 2- Khả năng khống chế của TC có đủ mạnh không"? 3- Và những yếu điểm nào của quốc gia nầy khiến cho họ chùng bước.

Câu hỏi được đặt ra là liệu TC có thể mở một cuộc chiến tranh toàn diện hay không?

Câu trả lời là không trong tình trạng hiện tại của TC. Nhưng họ vẫn có khả năng khuấy động từng phần qua việc gây ra những xáo trộn ở biển Đông, việc tranh dành ảnh hưởng thềm lục địa v.v…nhằm mục tiêu thăm dò và đánh giá phản ứng của Hoa Kỳ.

Tuy không chính thức mở ra những cuộc chiến quy ước, nhưng họ đã bắt đầu phát động nhiều chủng loại chiến tranh trong vùng trong vòng 4 năm trở lại, hoặc khuynh đảo địa phương bằng những chiến thuật dưới đây:


*           1- Chiến tranh hàng lậu, hàng giả (hàng nhái), hàng bán với giá rẻ để làm lũng đoạn thị trường thế giới, mà nạn nhân gần nhất là Việt Nam. Kỹ nghệ thực phẩm như cà rốt, bông cải, bắp cải ở Đà Lạt hầu như bị tiêu diệt vì những sản phẩm nầy được chuyển tải từ TC với giá rất hạ tại Sài Gòn.

Kỹ nghệ xe đạp của Việt Nam cũng không sống nổi vì có giá thành cao hơn xe đạp TC. Kỹ nghệ đường cũng chết theo vì nhập máy cũ của TC và vì giá thành cao hơn  đường TC v.v…

*           2- Chiến tranh tuyên truyền văn hoá ru ngũ thế hệ thanh niên Việt Nam qua phim ảnh, DVD, CD, và các tạp chí không lành mạnh.

*           3- Phá hoại tài nguyên Việt Nam bằng cách lũng đoạn thị trường, chuyển dịch ô nhiễm đối với một số công nghệ cho nhiều phế thải độc hại, rút tỉa tài nguyên thiên nhiên như gỗ và các mõ kim loại cần cho công nghiệp mà việc khai thác Bauxite ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam, và khu công nghiệp Gang thép Formosa Hưng Nghiệp ở Vũng Áng là hai thí dụ điển hình nhứt.



*           4- Nguy hiểm hơn cả là cuộc chiến tranh không quy ước và vũ khí giết người hàng loạt là chiến tranh vi sinh và phóng xạ. Tuy chưa có bằng chứng rõ ràng, nhưng trong nhiều năm qua, nhiều học sinh tiểu học ở nhiều vùng khác nhau từ Bắc chí Nam bị bịnh hàng loạt trong khi đi học. Chứng tiêu chảy, nóng sốt, ngất xỉu xảy ra đồng loạt trong cùng một thời điểm. Bác sĩ không tìm ra bịnh lý. Phải chăng đây là một trong những cuộc thử nghiệm vũ khí vi trùng? Trẻ em vùng duyên hải bị bịnh về tuyến giáp trạng, điều mà người dân sống trong vùng biển không vướng phải vì dùng muối biển có nhân tố Iodine điều hòa tuyến nầy. Phải chăng đây chính là việc áp dụng vũ khí phóng xạ của TC?

Chính sách Đại hán của TC không dừng lại trong âm mưu biến Việt Nam thực sự thành một tỉnh tự trị phía Nam của TC qua vài nhận định và thực tế ở phần tiếp theo dưới đây. Đó là:

1-    Chiến lược sử dụng cho nhu cầu kinh tế-chính trị của TC

Chính sách đối với Việt Nam: Tương tự như đa số các hãng xưởng sản xuất của Hoa Kỳ, từ hơn hai thập niên vừa qua, đã di chuyển cơ sở sản xuất về các quốc gia Mỹ La tinh, đặc biệt là Mễ Tây Cơ, vì ở những nơi nầy, nhân công rẻ mạt và luật lệ môi trường hầu như không được áp dụng. Tư bản Tây phương cũng hành xử tương tự là đổ xô vào Đông Âu, những quốc gia vừa thoát khỏi gông cùm Cộng sản như Ba Lan, Hung Gia Lợi. TC cũng đang chuyển mình tiến về Đông Nam Á. Và Việt Nam là một trong những thí điểm lớn để cho tư bản TC định cư.

Trước sự cạnh tranh kinh tế toàn cầu ngày càng gay gắt, việc hạ giá thành phẩm là việc làm ưu tiên để có thể chiếm lĩnh thị trường thế giới. Đó là chính sách chung của mọi quốc gia. Do đó, Việt Nam là một mãnh đất béo bở cho tài phiệt TC đầu tư vì:

·         Nhân công còn quá rẻ, ngay cả đối với nhân công TC vốn dĩ đã quá rẻ mạt;

·         Chi phí cho việc bảo vệ môi trường không bị đòi hỏi gắt gao như ở TC hiện tại;

·         Và quan trọng nhất là mọi thủ tục hành chánh và dịch vụ xuất nhập cảng đều được dễ dàng vì cung cách quản lý địa phương ở Việt Nam dễ bị mua chuộc qua việc hối lộ hay "bảo kê quyền lực" của Bộ chính trị và Trung ương đảng.

Thêm một yếu tố tâm lý quan trọng khiến cho các nhà đầu tư TC di chuyển xuống VN là TC tìm thấy nơi đây một xứ sở giống như đất nước của họ, một đất nước đang chuyển mình từ từ và đang từ bỏ chủ thuyết cộng sản không tưởng để tiến tới một nền kinh tế thị trường tự do với cái đuôi định hướng xhcn đầy hấp dẫn. Thê nữa, tâm lý chung của hai dân tộc có nhiều điểm tương đồng chính nhất là việc quan hệ kinh doanh dựa theo cách tiếp cận có tính cách cá nhân, xem việc hối lộ là thủ tục đầu tiên, và thường sử dụng quyền lực áp đặt để lấn át pháp luật hầu mang lại mọi dễ dãi trong thủ tục hành chánh.

Hãy nghe Zou Qinghai, Chủ tịch phòng Thương mãi Triết Giang tuyên bố:"Chúng tôi hiểu thông suốt rằng phải đưa tiền hối lộ mới xong công việc. Cách thức phát triển của Việt Nam chỉ đơn giản là một bản sao của TC".


Năm 2005, đầu tư của TC chính thức vào Việt Nam tương đối còn khiêm nhường so với các quốc gia trong vùng như Đài Loan, Nhật Bản, Đại Hàn là 734 triệu Mỹ kim so với hơn 50 tỷ của ba nước vừa kể trên. Nhưng qua những con số không chính thức có liên quan đến những đối tác Hồng Kông thì mức thẩm thấu vào Việt Nam có thể lên đến 3,7 tỷ. Và thương mãi hai chiều đã tăng phi mã trong năm 2015 là trên 100 tỷ Mỹ kim.

Các công ty TC chú trọng đầu tư vào năng lượng và tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam. Việt Nam vẫn là một lợi điểm cho TC vì hai quốc gia đã ký hiệp ước tự do mậu dịch với nhau. Từ đó, TC đã chuyển ngành dệt sang Việt Nam (với mức xuất cảng trên 5 tỷ Mỹ kim hàng năm) để tránh vấn đề hạng ngạch (quota) trong việc xuất cảng các sản phẩm nầy qua Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu.

2-    Ảnh hưởng lên môi sinh Việt Nam

Như đã nói ở phần trên, TC đã bắt đầu chuyển dịch các cơ sở sản xuất qua Việt Nam vì áp lực của luật ô nhiễm môi trường ở bản địa là chính. Các đầu tư di chuyển về Việt Nam cũng vì luật lệ ở TC nghiêm ngặt hơn qua việc bảo vệ môi trường ở một số khu vực tại TC, đặc biệt ở các tỉnh ở miền duyên hải như Thượng Hải, Hong Kong, Triết Giang, Quảng Đông. Chính quyền ở những tỉnh nầy khuyến khích đầu tư ở Việt Nam đối với các công nghệ gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất như công nghệ thép, plastic, điện tử, hoá chất v.v... Cơ quan bảo vệ môi trường ở các tỉnh trên đã bắt đầu ngăn cấm và tước quyền sử dụng đất, nước, và điện của những cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Đó cũng là một trong những lý do chính để các nhà đầu tư TC xuôi Nam, một nơi hoàn toàn không có chính sách bảo vệ an toàn lao động.

Từ những nhận định và phân tích trên đây, quả thật Việt Nam đang phải hứng chịu nhiều hệ quả của việc bành trướng và phát triển kinh tế và kỹ nghệ của TC. Tư thế của một đàn em Việt Nam trước một đàn anh nước lớn TC cho đến nay vẫn là một sự thuần phục hoàn toàn. Thuần phục trong tư thế chính trị, quân sự lẫn kinh tế. TC đã tạo được một sức ép quá mạnh trong ba lãnh vực trên, khiến cho Việt Nam luôn luôn đang ở thế bị động và không thể nào thoát khỏi tầm ảnh hưởng của ba gọng kềm trên.

Đt Nước là Đt Nước ca chung, ca c dân tc. T người lãnh đo qun lý Đt Nước cho đến người dân cùng đinh trong xã hi cn phi được d phn và chia x trách nhim đi vi Quê hương.

 

Ở các quốc gia tiến bộ và phát triển, người dân có quyền hạn càng cao thì trách nhiệm càng lớn. Một tai nạn xe lửa hay máy bay có thể khiến cho ông/bà Bộ trưởng Giao thông phải nhận lãnh trách nhiệm và từ chức. Huống chi trong việc quản lý một Đất Nước. Mà Việt Nam từ bao năm nay, có biết bao chính sách, kế hoạch... bị phá sản mà nhân sự đề ra chính sách vẫn ung dung tự tại trên cương vị cũ, có khi càng cao hơn để có điều kiện đề ra những chính sách phá sản khác!

 

Đó là một trong nhiều nghịch lý làm trì trệ sự tiến hóa và phát triển của Dân tộc.

 

Thay lời kết

Qua những nhận định và phân tích vừa kể trên, quả thật chúng ta đã thấy thật rõ tinh thần quốc gia cực đoan và tự ái dân tộc của Hán tộc, kể cả người dân và những người cầm quyền.

Đối với người dân Trung hoa, qua Thế vận hội Bắc kinh vừa qua, sau khi thế giới khám phá ra về rất nhiều vụ giả tạo từ màn chiếu pháo bông, cho đến việc nguỵ tạo tuổi giả để tham dự của vận động viên, việc ghép hình một em đẹp qua tiếng hát của em ca sĩ có giọng hát hay nhưng quá xấu(!) trong ngày khai trương Thế vận hội, và việc phi hành gia TC lên không gian (được quây phim trong một hồ nước đã bị phanh phui!) vẫn được người dân trong nước chấp nhận vì não trạng của một "dân tộc Đại Hán". Họ chấp nhận và sẳn sàng bỏ qua những hành động gian trá của chính quyền TC, vì tinh thần dân tộc cực đoan, làm bất cứ giá nào để cho bộ mặt đất nước TC được "đẹp đẻ" trước thế giới.

Đối với nhà cầm quyền cộng sản TC, vì cảm nhận được tâm lý người dân Trung hoa, qua tuyên truyền, họ càng khích động và ru ngủ người dân thể hiện tinh thần đại hán qua các chính sách bành trướng hướng về Đông Nam Á và biển Đông, đặc biệt VIỆT NAM được chiếu cố đến nhiều nhất.

Mới đây nhứt, chỉ nội việc tranh cử Tổng thống Mỹ giữa Trump và Clinton ngày 26/9 vừa qua cũng cho chúng ta thấy rõ nét về tuyên truyền của TC về tính "dân tộc cực đoan". Nó đã "ăn sâu" vào tâm khảm của tuổi trẻ qua diễn đạt trên báo chí TC:"Giới trẻ Trung Cộng cảm thấy tự tôn – mặc dù họ vẫn tức giận vì hai ứng cử viên vẫn "đả Tàu" như thường lệ! Một người ký tên "Huamuxiaoyang" bàn rằng sự kiện Trump và Clinton đả kích Tàu cho thấy "Trung Quốc rất mạnh, không ai có lờ đi được." Sau khi nghe ông Trump "chửi" Trung Quốc, trong bài tường thuật trên Hoàn Cầu Thời Báo (một tạp chí của báo Nhân Dân), một người trẻ viết trên mạng Weibo rằng, "Trung Quốc vĩ đại, gây ảnh hưởng trên cả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tôi rất hãnh diện!"

Chính vì hai lý do trên, TC giữ được ổn định xã hội tương đối trong hiện tại dù là tạm bợ, vì theo nhận định của một số chuyên gia quốc tế, xã hội TC có thể bị xáo trộn và cơn biến động có thể xảy ra bất cứ lúc nào do sự quản lý theo cung cách hiện tại của người cộng sản Hán.

Còn Việt Nam thì sao?


Đảng cộng sản Việt Nam cũng đang rập khuôn theo con đường của đảng cộng sản TC, nhưng trên thực tế họ không thể hiện được chủ nghĩa dân tộc cực đoan hay tinh thần yêu nước cực đoan như TC, mà chỉ hành xử theo lịnh của đán anh nước lớn mà thôi.

Tóm lại, cho đến ngày hôm nay, mọi động thái của cộng sản Bắc Việt đều do TC điều khiển từ xa; Việt Nam hoàn toàn không còn quyền quyết định ngay cả những việc nội bộ trong nước. Qua việc đàn áp người dân trong khi biểu tình chống TC lấn chiếm Hoàng Sa và Trường Sa đủ để nói lên tính nô lệ TC của nhà cầm quyền cộng sản Bắc Viêt hiện tại.


Hiện tại, nội bộ đảng cộng sản Việt Nam đang có nhiều rạn nứt trầm trọng, và rạn nứt nầy có thể làm cho đảng cộng sản tan rã trong tương lai. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta phải chờ đợi trong thụ động mà cả người Việt trong nước hay tại hải ngoại cần phải thúc đẩy càng mạnh thêm để tiến trình dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam diễn ra càng sớm nhanh hơn. Cơ chế chuyến chính vô sản của CS Bắc Việt cần phải bị triệt tiêu càng sớm càng tốt.

Sách Lịch sử Việt Nam của Cụ Trần Trọng Kim có ghi là Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử trải qua bốn lần bị Bắc thuộc. Nhưng ngày hôm nay, có thể được ghi thêm là Bắc thuộc lần thứ năm kể từ ngày 3 tháng 2 năm 1930 và kết thúc vào ngày…cáo chung của chúng.


Ngày đó sẽ do tất cả người Việt trong và ngoài nước quyết định.

 

Mai Thanh Truyết

Hi Bo v Môi trường Vit Nam

Thu phân 2016

 

________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

 "The Love of my Country will be the ruling  

 Influence of my Conduct." - George Washington

 

Trung Cộng: Thanh long hay Thuồng Luồng?



-- Trung Cộng: Thanh Long hay Thuồng Luồng?

 

 

Câu chuyện khủng hoảng toàn cầu năm 2008

Kể từ giữa năm 2008, toàn thế giới đang trải qua cơn khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Không quốc gia nào không bị ảnh hưởng dù ít hay nhiều. Tuy nhiên, có thể nói chỉ có Trung Cộng vẫn huênh hoang tuyên bố là quốc gia nầy vẫn kềm giữ được mức tăng trưởng kinh tế vào khoảng 8% hàng năm. Sự kiện nầy có thể làm cho nhiều kinh tế gia trên thế giới chú ý và đôi khi nghi ngờ những con số thống kê đặc biệt về kinh tế và phát triển của các nước cộng sản nhứt là TC.

Tại Hoa Kỳ cho đến năm 2011, hầu hết người tiêu thụ trên đất nước nầy cố gắng co cụm mọi chi tiêu, hạn chế và dè xẽn tất cả những tiêu dùng không cần thiết vì tình trạng phá giá nhà cửa và nhiếu yếu tố suy trầm kinh tế khác; trong lúc đó, người Trung hoa lại ào ạt đi mua sắm. Chợ búa, các quán ăn, cửa hàng luôn luôn chứa đầy người.



Chính hiện tượng nầy làm ngạc nhiên cho nhiều kinh tế gia trên thế giới. Theo thống kê TC, số lượng hàng bán lẽ (retail) tăng 15,2% trong tháng 5/2009, đặc biệt là nhà cửa và xe đã được người Trung hoa chiếu cố đến nhiều nhứt; trong khi số lượng hàng xuất cảng giảm đến 26,4% trong năm 2008. Trong năm 2011, tình trạng kinh tế toàn cầu suy trầm khiến cho người dân TC bớt mua sắm đi vì cán cân xuất cảng qua Liên hiệp Âu châu giảm gần 50%. Tuy nhiên nhìn chung kinh tế TC vẫn tiếp tục tăng trưởng.

Hai hiện tượng trên nói lên sự nghịch lý trong tình hình kinh tế của TC. Nghịch lý vì trong khi mất đi thu nhập qua xuất cảng mà người dân lại tiêu thụ nhiều hơn? TC vẫn tiếp tục "khẳng định" là kinh tế của quốc gia nầy đã tăng trưởng 8% cho năm 2009.

Dưới mắt nhiều kinh tế gia, việc giải thích cho hiện tượng trên là giới trung lưu của TC bắt đầu tiêu xài nhiều hơn, do đó nền kinh tế mới phát triển đều đặn so với sự suy trầm của các nước khác trên thế giới.

Nhưng thật sự, lý giải trên chỉ là những nhận định có tính cách biểu kiến. Sở dỉ TC giữ được mức tăng trưởng điều hoà là, không do giới trung lưu, mà là do chính phủ tung tiền ra thị trường để ổn định và tiếp tục giữ sự phát triển của TC như trước khi có khủng hoảng. Không có một quốc gia nào trên thế giới "xài" tiền một cách vô tội vạ như các đảng cộng sản đang cầm quyền. TC lại là một trường hợp đặc biệt, đặc biệt vì họ có hơn 3.200 tỷ Mỹ kim dự trữ và điều hành theo chính sách kiểm soát tài chánh do đảng cộng sản và không thông qua chính phủ hay quốc hội như các quốc gia tiến bộ trên thế giới.

Trong chính sách kích thích kinh tế (stimulus), Bắc Kinh đã tung ra 4% ngân sách quốc gia từ quỹ dự trữ và lại còn cho Hoa Kỳ mượn nợ trên 1 ngàn tỷ. Chính phủ ngay từ đầu năm 2009 đã đầu tư tăng thêm 30% so với năm ngoái để đẩy mạnh việc xây dựng thêm đường xe lửa và nâng cấp đường xá. Chính phủ cũng bơm tiền vào các công ty quốc doanh để điều hoà số lượng lao động và nâng cao tay nghề của công nhân.

Chính việc phát triển không cân bằng với việc bảo vệ môi trường làm cho mức ô nhiễm từ không khí, mật đất, nước mặt và nước ngầm ngày càng trầm trọng thêm lên. Ô nhiễm không khí bên ngoài nhà cửa làm chết khoảng 1,6 triệu dân chúng ở TC hàng năm , tức 4.400 người/ngày. Điều cần nhấn mạnh là, Hoa Kỳ phát thải khoảng 7 tỷ tấn CO2 trong năm 2014 và Trung Cộng, 10 tỷ; trong lúc đó, Mỹ sản xuất khoảng 19% sản phẩm toàn cầu, và Trung Cộng sản xuất 20% mà thôi. 

Chính nhờ tất cả những yếu tố trên mà xã hội TC tương đối được ổn định. Nhưng câu hỏi được đặt ra là sự ổn định nấy có bền vững hay không, hay chỉ là một phương cách giải quyết để tạo ra sự ổn định biểu kiến hầu che lấp một số bất ổn và xã hội và chính trị trong nội tình của quốc gia nầy?


Sự thực phũ phàng

Kể từ sau thế vận hội Bắc Kinh tháng 8, 2008, hàng chục triệu công nhân phục vụ cho việc tổ chức thế vận phải lũ lượt về quê vì không tìm được việc làm ở thành phố. Thêm nữa, Bắc Mỹ và Liên hiệp Âu châu đã lần lượt bác bỏ hay từ chối việc nhập cảng thực phẩm, đồ chơi trẻ em, và nhiều sản phẩm khác vì có chứa hoá chất độc hại ảnh hưởng lên sức khoẻ của người tiêu dùng đã làm cho tỉnh Quảng Châu điêu đứng. Nên nhớ Quảng Đông là tỉnh có số lượng xuất cảng chiếm 25% trên toàn quốc. Hiện tại (2016), Mỹ và Liên hiệp Âu châu đã giảm thiểu nhập cảng hàng TC khoảng 50%.

Hậu quả nầy đã làm cho hàng chục ngàn xí nghiệp, công ty phải đóng cửa hay hạn chế sản xuất. Tình trạng trên kéo theo các kỹ nghệ nhà hàng, phòng ngũ, giải trí và du lịch có thể nói giảm thiểu hơn 50%. Tệ hại hơn cả là số lượng công nhân bị sa thải. Chúng ta có thể hình dung hàng ngày hầu như tất cả mọi tuyến đường xe lửa đều đầy nghẹt công nhân thất nghiệp trên đường về lại cố hương tức là nông thôn vì không chịu đựng được mức sống đắc đỏ ở thành phố. Con số nầy ước tính có trên 20 triệu lao động.

Một thí dụ điển hình là khi Hoa Kỳ khám phá các đồ chơi của TC bán trong cửa hàng Toy'R Us năm 2007, có chứa hóa chất độc hại như chì (lead), thủy ngân (mercury), thạch tín (arsenic), và quyết định cấm nhập cảng. Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, trên 100 công ty sản xuất ở Quảng Châu phải đóng cửa, gây ra nạn thất nghiệp cho  hàng triệu công nhân!


Nông thôn TC vốn dĩ đã nghèo, giờ đây lại phải cưu mang những người con "không sản xuất". Ở TC hiện có khoảng 400 trăm triệu người sống dưới mức nghèo tuyệt đối nghĩa là có thu nhập dưới 1,25 Mỹ kim/ngày, trong đó nông dân chiếm tuyệt đại đa số. Và khoảng 200 triệu phải sống dưới 2 Mỹ kim/ngày, với đa số sống bên trong lục địa, cách xa miền duyên hải.

 

Thị trường chính của nền kinh tế TC vẫn nhắm vào Hoa Kỳ, và nếu Hoa Kỳ ngưng hay giảm nhập cảng, điều đó có nghĩa là nhà máy phải đóng cửa. Chính Dinh Li, Giám đốc Trung Tâm nghiên cứu Sự Cạnh Tranh tỉnh Quảng Đông đã tuyên bố:"Nếu các xí nghiệp không kiếm được hợp đồng thì chỉ trong vòng 6 tuần lễ, xí nghiệp đó phải đóng cửa".


Trong chiến dịch Boycott K9 Killer do Bà Diane Sawyer, một xướng ngôn viên cột trụ của đài ABC, phát động từ đầu tháng 6/2011 là nếu mỗi người trong chúng ta, những người cư ngụ tại Hoa Kỳ, mua thêm hàng Mỹ $64/năm, xã hội Mỹ sẽ có thêm 200.000 lao động đi vào sản xuất ngay sau đó. Hoặc, nếu 200 triệu dân Mỹ từ chối mua 20 Mỹ kim hàng TC, cán cân thương mại Mỹ - Trung sẽ thay đổi tức khắc! Truyền thông Mỹ thực sự đã bắt đầu nhập cuộc vào hiễm họa Tàu từ đó, và chúng ta ngày càng thấy thêm nhiều cửa hàng với hàng chữ Made in USA trước bảng hiệu. Các đại cty Mỹ như Walmart và Costco kể từ năm 2013, đã bắt đầu hạn chế nhập cảng hàng tiêu dùng từ TC và "mang" các nhà máy sản xuất về lại Mỹ và Mexico. (Walmart hứa là sẽ đầu tư 20 tỷ Mỹ kim cho dịch vụ nầy).

Và, một khi bị đóng cửa thì các sản phẩm tồn đọng trong sản xuất giờ đây phải "xuất cảng" qua các tỉnh lân bang có khả năng tiêu thụ với giá rẻ mạt như Hồ Nam (Hunan), Tứ Xuyên (Sichuan), Vân Nam (Yunnan) v.v.. Thậm chí những sản phẩm trên tràn ngập thị trường Việt Nam và vô hình chung tiêu diệt dần dần những kỹ nghệ nội địa của Việt Nam như đồ gia dụng , quần áo, thực phẩm, thậm chí đến trái cây, rau đâu, gà, heo, trứng v.v… Các sản phẩm nầy được bày bán khắp nơi với giá rẻ càng làm cho đời sống người dân Việt ngày càng điêu linh hơn.

Đứng về mặt an sinh xã hội, cho đến nay, TC chỉ cung cấp ngân sách tương đương $100/người/năm. Nhưng con số nầy cần phải được xét lại vì cung cách quản lý xã hội chủ nghĩa với đầy rẫy nạn tham ô và tham nhũng sẽ làm giảm đi mức an sinh của người thụ hưởng.

Mặc dù người dân có tiêu xài ngày hôm nay (giới trung lưu) nhưng mức tiêu xài cũng chỉ là những con số giới hạn vì mức thu hoạch trung bình hàng năm cũng chỉ độ $7.000. Để có một khái niệm so sánh, người Hoa Kỳ trong năm 2007, tiêu thụ 12 ức Mỹ kim (12 ngàn tỷ), trong lúc đó, người Trung hoa có dân số gấp hơn 4 lần mà chỉ tiêu thụ trong năm nầy, 1,7 ức mà thôi, tức 30 lần ít hơn.

Do đó có thể nói chính sách kích thích kinh tế của chính phủ TC hiện tại chỉ là một giải pháp "băng keo" (band-aid) để mua thời gian và chờ đợi (hay hy vọng) kinh tế phục hồi trở lại và tìm lại được thị trường trên thế giới.

Tóm lại, dù có đưa ra thêm nhiều kích thích kinh tế, nhưng trên thực tế TC chỉ có thể trấn an tình trạng bất ổn xã hội trong một giai đoạn tạm thời. Và dĩ nhiên, những bất ổn xã hội, chính trị, sắc tộc vẫn còn tiềm ẩn trong mọi từng lớp dân chúng. Chỉ cần một một biến động hay một biến cố nào đó, sự sự ổn địng xã hội tạm thời có thể biến thành những cuộc bạo loạn có thể xoay chuyển tình trạng chính trị ở TC.


Biến động ở Tân Cương ngày 5 tháng 7, 2010 cùng với sự nổi loạn ở Tây Tạng hồi tháng 3/2008, và sự tự thiêu của 9 tu sĩ Tây Tạng từ đầu năm 2011 đến nay (10/2011). Chính lần tự thiêu thứ 9 của một ni cô Tây Tạng, tên Tenzin Wangmo, 19 tuổi làm chấn động thế giới, khiến cho Liên Hiệp Quốc phải kêu gọi TC phải tự chế và Đức Đạt Lại Lạt Ma nên trấn an dân Tây Tạng.

Do đó, Tây Tạng và Tân Cương luôn luôn là một khơi nguồn cho công cuộc cách mạng mới ở Trung Hoa trong tương lai. Chính những biến động trên cho thấy rõ ràng là chính sách di dân cưỡng bức người Hán, vốn lâu nay gây nhiều bất bình và xáo trộn với cộng đồng các sắc dân bản địa như trường hợp ở Tây Tạng và Tân Cương là hai điển hình. Chích sách nầy đã được Mao Trạch Đông cổ suý ngày từ năm 1949 sau khi chiếm tòan cõi nước Trung Hoa.

Theo John Pomfret, bình luận gia của báo Washington Post về TC, dù có đường xe lửa cao tốc nhanh nhứt thế giới, nhưng TC vẫn tiếp tục đeo đuổi chính sách của triều đình Mãn Thanh và xem Tân Cương và Tây Tạng như hai tiền đồn của Đế quốc Đại Hán, chứ không phải là hai khu tự trị trong một quốc gia đa dân tộc. Và ông kết luận TC hiện nay vẫn còn là một đế quốc đang trên đường chuyển hoá thành một quốc gia gốm 4 dân tộc và biên cương khác nhau: Tây Tạng, Tân Cương (East Turkistan), Mãn Châu, và Nội Mông. Người Hán chỉ là một vùng nhỏ phía Bắc sông Hoàng Hà chỉ chiếm một diện tích không bằng 1/8 của diện tích đất đai TC hiện tại mà thôi!

Còn giáo sư Bùi Mẫn Hân thuộc Quỹ Hoà bình Quốc tế Carnegie, đặt vấn đề là sau khi TC "mở" cho người dân một số quyền tự do và dân chủ trong một tương lai gần, liệu nước Trung Hoa có bị tách ra làm nhiều nước hay không như trường hợp của Liên Sô và Nam Tư?

Câu trả lời của ông là vấn đề còn tuỳ thuộc vào nhiều phương thức tiến tới dân chủ.

·         Nếu chuyển đổi theo thế dân chủ mang tính sụp đổ như Liên Xô cũ thì chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng thi đua đòi độc lập của những sắc dân thiểu số. Và điều nầy hầu như tất cả các sắc dân thiểu số đều muốn tách ra để thành lập một quốc gia cho riêng mình.

·         Còn nếu chuyển đổi theo tiến trình dân chủ hóa, chắc chắn đảng Cộng sản Trung Hoa khó có cơ may tồn tại.

Qua kinh nghiệm Tây Tạng và Tân Cương, chúng ta nhận thấy Hồ Cẩm Đào đã thất bại trong chính sách xây dựng một xã hội hài hoà dưới nhản quan xã hội chủ nghĩa hay chính sách đồng hoá Hán tộc bằng con đường tiệm tiến hay tằm ăn dâu. Và hiện tại, với chính sách tận diệt đối thủ chính trị từ trên xuống dưới để độc chiếm quyền hành của Tập Cận Bình, phương thức thứ nhứt có rất nhiều xác suất xảy ra cho đất nước Trung Hoa trong một tương lai không xa.

Từ đó chúng ta có thể hình dung được tính bất ổn nội tại trong xã hội TC hiện nay.

Đối với Việt Nam, TC cũng đang áp dụng một chính sách tương tự kèm theo những áp lực chính trị, quân sự, kinh tế, cộng thêm sự tiếp tay ương hèn của những thái thú biết nói tiếng Việt của đảng CS Bắc Việt hiện tại đã làm cho vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, việc mất đất, mất biển, ngay cả việc mất chủ quyền trên lục địa và lãnh hải quốc gia ngày càng thêm trầm trọng.

Chúng ta đừng quên việc cấy người vào Việt Nam qua các hợp đồng phát triển kinh tế, khai thác quặng mỏ cũng nằm trong chính sách Hán hoá người Việt và đặc biệt ở vùng cao nguyên Trung phần Việt Nam. Sự hiện diện của người Hán ở vùng nầy dưới danh nghĩa khai thác bauxite chỉ là chỉ là DIỆN mà thôi; và ĐIỂM chính là chủ trương Hán hoá người thiểu số, để rồi sau cùng, một khi dân số "Hán lai" chiếm một tỷ lệ nào đó, đủ để đòi hỏi và biến vùng nầy thành một vùng tự trị dưới áp lực của Đại Hán. Và còn biết bao thảm trạng kể trên đã hà đang iện diện trên khắp mọi miền đất nước giống như bauxite trong đất liền, như formosa ở miền duyên hải Việt Nam

​.


Trong khi cường quyền vẫn tiếp tục để cho TC sử dụng mãnh đất quê hương như đã hành xử ở Tây Tạng hay Tân Cương, đã đến lúc, mọi người dân trong nước và hải ngoại cần phải nhận thức và thẩm thấu nguy cơ nầy trước khi tình thế trở thành tuyệt vọng. 41 năm qua đã quá đủ để đánh giá sự bất lực trong việc quản lý đất nước của chế độ CS Bắc Việt hiện tại.

Giờ hành động đã điểm!

Trong một buổi họp tại tòa Bạch Ốc, một Cố vấn có nêu vấn đề Đảng Cộng sản Trung Hoa có thể bị mất quyền lực và quân đội có thể đứng lên nắm quyền bính. Từ đó, viễn ảnh thời Đông châu liệt quốc có nhiều xác suất sẽ xảy ra và mỗi đơn vị quân đội sẽ hùng cứ một phương.

Để kết luận, như đề tựa của bài viết:

*           Mặc dù chính sách Hán hoá của TC đã được áp dụng triệt để ở nội địa cũng như ở các quốc gia chung quanh trong vùng, trong đó có Việt Nam;

*           Mặc dù TC cố gắng phô trương sức mạnh quân sự để đàn áp và gây áp lực khắp nơi, nhưng với một sự phát triển không ứng hợp với chiều hướng toàn cầu hóa, xã hội TC tự nó đã tạo ra quá nhiều mâu thuẫn nội tại, trong đó yếu tố yêu chuộng tự do, dân chủ và nhứt là tính bảo toàn bản sắc dân tộc của những sắc dân thiểu số sẽ biến con Thanh Long giả tạo Trung Hoa thành con Thuồng Luồng Trung Cộng.

Và một khi đất nước Trung Hoa biến thành Đông Châu Liệt Quốc, hoa dân chủ sẽ nở rộ trên quê hương Việt Nam và những thái thú biết nói tiếng Việt hoặc sẽ bị đền tội hay sẽ sống vất vưỡng ở một chân trời nào đó như Cayman, Panama, Haiti, Belize, thiên đường của "đại gia" sau khi …chạy trốn, hoặc các quốc gia Nam Mỹ, hoặc Úc, Hoa Kỳ, Tân Tây Lan v.v…

Nhưng dù sao đi nữa, "Họ" không thể nào thoát khỏi "tòa án lương tâm".

Mai Thanh Truyết

Hi Bo v Môi trường Vit Nam

Houston, 9/2016




 

Và cũng chưa đầy một năm sau lời hứa, TC đã tăng lượng than tiêu thụ từ 1.961,2 lên 1962,4 triệu tấn! Từ đó, chúng ta thấy rõ ràng là TC, một quốc gia cộng sản chưa bao giờ và sẽ không bao giờ giữ lời hứa trong mọi giao ước, hay giao kết với quốc tế và với chính người dân của họ.

 

 

________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

"Tài năng được nuôi dưỡng trong cô tịch, 

 chí khí được tạo bởi những giông tố cuộc đời"

 ~W. Goethe ~ 

 

//////////////////////////////////////////////////