Thời Báo Toronto phỏng vấn Mai Thanh Truyết- 5-2009

Nguy cơ mất nước qua việc khai thác bauxite Tây nguyên

L.T.S: Vấn đề khai thác bauxite tại Tây nguyên của nhà cầm quyền CSVN hiện nay đang gây ra sự phản đối mạnh mẽ từ trong nước ra đến hải ngoại. Mặc dù có những khuyến cáo của những khoa học gia trong và ngoài nước, Bộ Chính trị đảng CSVN vẩn khẳng định đây là chủ trương " lớn" của nhà nước. Dưới đây là phần hội thoại của đài TNVN và tiến sĩ Mai Thanh Truyết, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hội Khoa học Kỹ thuật VN về sự kiện nói trên nhân dịp ông đến Toronto.

Vũ Phạm Yên (VPY): Theo ông, vấn đề khai thác bauxite có mang lại hiệu quả kinh tế cho đất nước Việt Nam?

Mai Thanh Truyết: Chúng tôi đã nghiên cứu vấn đề này từ ba tháng nay. Thực ra sự kiện này đã xảy ra từ lâu. Trong thông cáo chung đã ký ngày 3/12/2001 giữa Nông Đức Mạnh và Trung Cộng có ghi:"Hai bên tích cực ủng hộ và thúc đẩy các doanh nghiệp của hai nước hợp tác lâu dài cùng có lợi trong các lãnh vực cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế biến, phát triển nguồn nhân lực, năng lượng, chế biến khoáng sản và các lãnh vực quan trọng khác. Hai bên cùng tăng cường hợp tác trong các dự án như Bauxite Đắk Nông, trong các dự án khuôn khổ hành lang một vành đai kinh tế". Cũng chính Nông Đức Mạnh trong một Thông cáo chung khác ký với Trung Cộng vào tháng 12/2008 xác nhận: "Đã có hàng trăm công nhân Trung Quốc ở hiện trường để đẩy nhanh tiến độ dự án".

Dự án khai thác quặng bauxite do chính Thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng ký sắc lịnh số 167 ngày 1/11/2007 và đã bắt đầu khởi công từ đầu năm 2008 ở công trường Bảo Lâm (Bảo Lộc) và giữa năm 2008 ở công trường Nhân Cơ, Đắknông, nhưng chỉ chính thức công bố vào đầu năm 2009 mà thôi. Có thể nói, tất cả góp ý về việc khai thác quặng mõ bauxite ở vùng cao nguyên Trung phần Việt Nam đều khuyến cáo là không mang lại hiệu quả kinh tế. Trước mắt, trong giai đoạn đầu khai thác, Trung Cộng chỉ có thể sản xuất ra oxid nhôm mà thôi và sản phẩm nầy có trị giá kinh tế trên thế giới hiện nay (2008) là $300/tấn. Trong lúc đó, nếu dùng nguồn đất trên để sản xuất cây công nghiệp như trà, cà phê, tiêu, cao su v.v. thì thu hoạch cho mỗi hecta có thể đạt hơn $1.000/hecta. Như vậy, chúng ta thấy rõ ràng là hiệu quả kinh tế của việc khai thác bauxite là không đáng kể so với việc trồng cây công nghiệp, và chưa nói đến mức di hại về sau qua việc ô nhiễm môi trường sau đó. Đứng về phương diện lao động, việc khai thác nầy cần phải có 2,5 hecta mới cung cấp cho một lao động. Điều nầy hoàn toàn đi ngược lại quan niệm về phát triển bền vững và hiệu quả kinh tế.

Để bào chữa cho việc khai thác Đảng bộ và một số UBND các tỉnh đã biện minh là phát triển bauxite có lợi thế hơn sản phẩm nông nghiệp vì giá bán sản phẩm nông nghiệp bất ổn định và vùng đất bazan không thích hợp cho việc trồng trọt các cây nầy và, sau khi khai thác có thể phủ lớp đất thịt lên vùng đã khai thác và sử dụng lại trong nông nghiệp. Đây quả thật là một nhận định phản khoa học và chỉ nói theo để làm vừa lòng "lãnh đạo" bên trên mà thôi.

VPY: Nếu khai thác, đời sống xã hội và môi trường sẽ bị ảnh hưởng ra sao?

Mai Thanh Truyết: Đây là một việc làm hoàn toàn không ứng hợp với việc bảo vệ môi trường, cũng như ảnh hưởng đến đời sống người dân, đặc biệt là những người thiểu số. Tất cả các chuyên viên đều cho rằng mức độ ô nhiễm môi trường rất cao. Chính Trung Cộng bị buộc phải đóng cửa trên 100 nhà máy khai thác bauxite trong đó có một nhà máy vừa mới khánh thành tiêu tốn trên 1 tỷ Nhân dân tệ vì không giải quyết được áp lực của người dân và sức ép của luật môi trường.

Quặng bauxite là một loại quặng lộ thiên, nghĩa là quặng mõ nằm dưới lớp đất thịt (đất đỏ bazan ở vùng Cao nguyên) dày khoảng từ 8 tấc đến 2 mét tùy theo vùng đất.

Quy trình khai thác gồm có hai giai đoạn:

• Đào xới, xử lý cơ học và hoá học để tách rời oxid nhôm (Al2O3);
• Tinh chế nhôm ròng bằng phương pháp điện phân.

Giai đoạn đầu là đào xới các quặng mỏ. Dĩ nhiên trong quặng mỏ đó có trộn đất đá và một số kim loại độc hại lẫn trong quặng bauxite, do đó cần phải tách rời ra bằng các phương pháp cơ học và hoá học, nghĩa là tẩy rửa bằng nước và bằng sút để ra quặng alumina. Alumina là một hợp chất oxid của nhôm (Al2O3). Còn lại chất phế thải là bùn đỏ trộn lẫn với sút và nước chúng ta gọi là một chất bẩn độc hại âm thầm gồm các hoá chất độc hại như sau: các oxid sắt, nhôm ngậm nước, silic, natri, calci, titan, chrome, kẽm, và một số hoá chất hữu cơ. Nói về vấn nạn ô nhiễm do khai thác quặng mỏ lộ thiên thì vấn đề bụi là việc đầu tiên chúng ta phải đặt ra. Bụi ở đây không phải là bụi nằm trong vùng khai thác mà bụi đó sẽ che phủ toàn vùng kể cả khu dân cư và khu nông nghiệp chung quanh. Những bụi đỏ đó sẽ bám trên lá cây trồng trọt trong nông nghiệp trong suốt thời gian khai thác và sau đó, do đó cây trồng không thể phát triển bình thường được.

Đối với con người, khi bụi đó đi vào đường khí quản và vào trong phổi trong một thời gian dài, người bị tiếp nhiễm sẽ có nguy cơ đưa đến ung thư phổi. Qua kinh nghiệm ở những vùng khai thác mỏ than ở các quốc gia bên Tây Phương người ta thấy tình trạng ung thư phổi vì bụi rất caọ Thành phần hoá học của bụi đỏ, ngoài các hoá chất độc hại có trong bùn đỏ, còn có một số chất phóng xạ thiên nhiên có trong các quặng mõ như các tia Radium, Thorium, và beryllium… có thể gây ra ung thư đường hô hấp.

Thêm nữa, cũng cần lưu ý đến mưa acid trong vùng khai thác vì không khí đã bị ô nhiễm khí sulfurơ phát thải ra trong giai đoạn khai thác. Mưa acid là nguyên nhân đưa đến tai hoạ cho cây trồng nhiều nhất.

Khi đào sới, lớp đất thịt ở trên mặt sẽ không còn nữa và bùn đỏ có trộn lẫn hóa chất như sút và một số kim loại độc hại kể trên sẽ chiếm một diện tích rất lớn trong việc khai thác. Người ta ước tính muốn khai thác một hecta quặng bauxite thì sẽ phát sinh ra một hecta bùn đỏ, và qua thời gian, qua mưa bão, bùn đỏ có thể xâm nhập vào nguồn nước ngầm và làm cho nguồn nước nầy bị ô nhiễm. Nên nhớ, nước ngầm là nguồn nước sinh hoạt của toàn thể cư dân vùng cao nguyên. Thứ nữa, bùn đỏ, đặc biệt là tại vùng Đắk Nông và Nhân Cơ, qua thời gian và mưa có thể di chuyển theo các rạch nước để đi vào song Serépôk và di chuyển xuống thượng nguồn sông Đồng Naị Và như chúng ta đã biết, sông Đồng Nai là nguồn nước cung cấp cho toàn vùng Miền Đông Nam Việt và đặc biệt là thành phồ Sài Gòn.

Đó là những nguy cơ rất quan trọng, tức là nguy cơ về không khí và nguy cơ về nguồn nước cung cấp cho 30 triệu cư dân bao gồm nước sinh hoạt và nước ngầm ảnh hưởng đến trên.

Qua sự hiện diện của nhôm trong nước hay trong tôm cá trong vùng khai thác sống trong nguồn nước đã bị ô nhiễm, con người có nguy cơ ảnh hưởng lên sức khoẻ qua việc ăn uống hay sử dụng nguồn nước trên. Việc nầy đã được giới y khoa chứng minh là việc tiếp nhiễm có thể đưa đến: mô não bị huỷ hoại (encelopathy), bị loãng xương, thiếu máu, và có thể bị chứng Parkinson. Còn đối với đời sống tôm cá trong vùng bị ô nhiễm, chúng sẽ bị tiêu diệt lần lần và có thể bị tiệt chủng.

Triệu chứng thông thường ảnh hưởng lên đời sống của người dân sống chung quanh vùng khai thác quặng mõ là cảm thấy khó chịu, bị chóng mặt, buồn nôn. Nếu bị tiếp nhiễm lâu dài có thể bị ngất xỉu bất cứ lúc nào và có thể đi đến hôn mê.

VPY: Có phải vì thâm thủng mậu dịch giữa Việt Nam và Trung Cộng nên Hà Nội nhường quyền khai thác bauxite cho Trung Cộng?

Mai Thanh Truyết: Theo quan điểm cá nhân chúng tôi, tôi không cho rằng như vậy. Nhưng đây là một thỏa thuận của đảng Cộng sản Việt Nam va Trung Quốc để kiểm soát toàn bộ vùng Đông Nam Á. Tại sao Trung Cộng không khai thác tại Trung Quốc hoặc Tuyên Quang mà lại phải nhắm vào vùng xa xôi như Tây nguyên, một nơi hoàn toàn khó khăn cho việc chuyên chở, giao thôngvà cũng không có nhân sự tại chổ để khai thác.

VPY: Tại sao nhà cầm quyền CSVN cố tình bưng bít sự kiện (văn bản đã ký kết từ năm 2007) và chỉ tiết lộ thời gian gần đây? Tướng Giáp vừa gửi thư thứ 3 cho Bộ Chính trị Đảng CSVN . Trước đây tướng Đồng Sĩ Nguyên cũng phản đối. Theo quan điểm cá nhân, ông có nghĩ rằng những phản đối này có hiệu quả?

Mai Thanh Truyết: Có những công trình lớn, bộ Chính trị đã quyết định không thông qua bất cứ ai, âm thầm thực hiện như việc đầu tư 3 tỷ đô la vào việc thiết lập 24 nhà máy đường với máy móc cũ mua lại của Trung Quốc, tại 24 địa điểm như ở Quảng Bình là những nơi cày lên sõi đá không có thể trồng mía. Hoặc vào tháng 06 năm 2008, tại An Giang, nhà cầm quyền Hà Nội cho xây nhà máy giấy với kinh phí là 1 tỷ 2 đô la và tại Hậu Giang làm gì có cây rừng để làm bột giấy. Tiết lộ chậm trễ việc khai thác bauxite chỉ là câu giờ để Quốc hội bù nhìn CSVN có thời gian đi vào thế chấp nhận việc đã rồi.

Hà Nội để cho tiếng nói phản kháng nổi lên cũng chỉ là để "xì hơi" mà thôi, chắc chắn sẽ không ảnh hưởng đến quyết định của Bộ Chính trị. Kể từ tháng 6/2008, Trung Cộng tập trung vào việc khai thác bauxite tại Nhân Cơ trên một diện tích 140 hecta, dùng làm nơi lắp đặt nhà máy và cơ xưởng. Đồng thời, Trung Cộng cũng đang lắp đặt nhà máy thuỷ điện Đắt Tít với công suất 144 MW và lấy nước từ 4 hồ lớn chạy dọc theo sông Serépok để cung cấp nước cho nhà máy thuỷ điện. Và thử hỏi, biết đến bao giờ mới hoàn tất nhà máy thuỷ điện để có điện dùng cho việc khai thác nhôm. 5 năm, hay 10 năm sau?

Trong khi hiện nay, thị xã Đà Lạt, một trung tâm du lịch có tầm vóc quốc gia, nhưng người dân còn phải sử dụng điện tính theo ngày chẳn, ngày lẽ và nước cũng chỉ được phân phối nhỏ giọt, lấy đâu cho cho việc khai thác bauxite đây. Chúng tôi nghĩ rằng qua việc khai thác bauxite, Cộng sản VN và Trung Quốc sẽ thực hiện mưu đồ khác.

VPY: Anh vừa nói đến sự thỏa thuận giữa 2 đảng CS Việt Nam . Tại sao khi Trung Cộng lấn chiếm đất và biển Hà Nội phản đối. Phải chăng có sự mâu thuẩn trong chính sách ngoại giao?

Mai Thanh Truyết: Thực ra sự phản đối này chỉ có chiếu lệ. Tại sao 8 tháng trước đây khi Trung Cộng xâm chiếm lãnh hải Việt Nam không lên tiếng. Sự phản đối lúc này chỉ để xoa dịu dư luận dân chúng trong nước mà thôi

Chúng tôi không có thể nói hết tất cả các mắc xích của vấn đề vì . Chúng tôi hy vọng sẽ có thể nói hết mọi góc cạnh của nguy cơ mất nước qua việc khai thác bauxite này vào một dịp khác.

VPY: Đài TNVN VN cám ơn ông đã dành thời giờ cho buổi mạn đàm hôm nay. Rất tiếc vì thời gian có hạn, chương trình hội thoại tạm kết thúc nơi đây.

AFP- Bauxite Exploitation in Viet Nam

Politburo Approves Bauxite Mining



Vietnam's most powerful ruling body approves a controversial mining plan amid increased concern over its potential environmental and social impacts.

AFP

Laborers work at the Bauxite mines in Bao Lam, in Lam Dong province, April 13, 2009.

BANGKOK Vietnam will proceed with a controversial plan to mine bauxite from the Central Highlands region, following an endorsement by the country's top legislative body.

The Politburo has directed state-run Vietnam National Coal and Mineral Industries Group (Vinacomin) to proceed with plans to extract bauxite from Vietnam's vast reserves, the official Vietnam News Agency said, adding that the process must take into account potential environmental impact and issues affecting local residents.

The government should find another method of developing the Central Highlands."

Nguyen Trung

Vinacomin has contracted a subsidiary of Chinalco, a state-owned Chinese mining group, to build one mine and agreed with Alcoa, an U.S. aluminum producer, to carry out a feasibility study for another.

The announcement drew criticism from scientists and intellectuals who said proceeding with the plan would ignore environmental and social issues.

Mai Thanh Truyet, chairman of the Vietnamese Professionals Society of Southern California, said he is concerned that the Chinese-run extraction process will be particularly damaging.

"Technical exploitation of bauxite in China currently generates a red mud which is toxic to the environment. At the same time, many other countries are applying more modern techniques which are reducing harmful wastes," he said.

Nguyen Trung, Vietnam's former ambassador to Thailand, said the Politburo should consider the concerns of the community.

"I think the Politburo is listening to ideas regarding a review of the bauxite project. This is advisable as they said it must be carried out with respect for the environment and local residents," Nguyen Trung said.

"The government should find another method of developing the Central Highlands. It should be a green development. It's time for Vietnam to switch to a period of in-depth economic development, and this issue needs further discussion," he said.

Master plan

The government's master plan calls for investments of around U.S. $15 billion by 2025 to tap Vietnam's rich bauxite reserves, estimated to be the third-largest in the world.

Bauxite is considered the most important aluminum ore and is generally strip-mined.

Most residents say they expect the mine to provide badly needed jobs, as Vietnam's economy slows sharply as a result of the worldwide slowdown.

Vinacomin has begun building an aluminum factory and is preparing for major mining operations in Lam Dong and Dac Nong provinces.

Vinacomin is aiming for annual aluminum production of 4.8 million to 6.6 million tons by 2015, state media have reported.

Increasing criticism

Earlier this month, head of the banned Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV), Thich Quang Do, voiced his opposition to the plans, citing concerns for the environment and indigenous people, his organization has said.

Do, under de facto house arrest in Ho Chi Minh City, urged workers to stay away from factories to protest the plan to allow Chinese companies to mine bauxite in Vietnam's Central Highlands.

The planned project "will destroy the forests of the Central Highlands, pollute the basalt-rich red soils, increase the risk of prolonged periods of drought or flooding, and seriously contaminate water supplies, thus directly threatening the economic development of the southern regions of Central Vietnam," he said in a statement.

"This project is not the fruit of studies by economists or environmental experts, but an illustration of Vietnam's dependence on China," he said, calling for a month of "peaceful demonstrations at home" in May.

Do joined war hero Gen. Vo Nguyen Giap, who in January sent an open letter to Prime Minister Nguyen Tan Dung asking for the bauxite mining plans to be put on hold until international experts had studied the environmental impact.

Giap still wields moral authority in Vietnam for leading the defeat of French colonial forces and Americans as military leader and confidant to late revolutionary leader Ho Chi Minh.

He cited concerns among scientists and activists about "the serious risk to the natural and social environment posed by bauxite exploitation projects."

"However, these projects have still been implemented," he added.

Original reporting by RFA's Vietnamese service. Vietnamese service director: Diem Nguyen. Executive producer: Susan Lavery. Written for the Web in English by Joshua Lipes. Edited by Sarah Jackson-Han.

Đêm Cầu Nguyện - Toronto

ĐÊM THẮP NẾN CẦU NGUYỆN TẠI CHÙA PHÁP VÂN,CANADA THÀNH CÔNG VIÊN MÃN

30-05-2009

"...Trong suốt vận hành lịch sử hơn 20 thế kỷ kể từ ngày đạo pháp được du nhập, PG đã gắn liền với dòng sinh mệnh của dân tộc, cùng chung chịu những thăng trầm vinh nhục với đất nước qua bao cuộc chiến tranhchống xâm lược bảo vệ giang sơn gấm vóc. Những lúc dân tộc bị xâm lược bị đàn áp nô lệ thì những người con phật dù là tại gia hay xuất gia đều phải thể hiện tình thương và trách nhiệm của mình trước sự tồn vong của đất nước. Biết bao nhiêu xương máu của tăng ni và phật tử đã đổ xuống trong tiến trình chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân.



Điểm lại dòng lịch sử tang thương nhưng hào hùng bất khuất để chúng ta thêm một lần nữa cùng nhau cảnh giác trước những âm mưu và hiểm họa xâm lược của chính quyền CS Trung Hoa mà việc khai thác quặng bauxite tại Cao Nguyên Trung Phần VN hiện nay chỉ là một phần trong các sách lược thôn tính xâm lăng VN của tập đoàn Cộng Sản Trung Hoa."

Hội trường vang vọng từng lời thật trân trọng của TT Nguyên Lạc, gợi nhớ lại trang sử hào hùng bất khuất nhưng cũng lắm tang thương của dân tộc Việt Nam. Khi mọi người còn chưa hết say sưa với niềm hãnh diện, cũng như lòng xót xa ngậm ngùi, thì những lời cung kính giới thiệu thành phần tham dự đã làm mọi người quay về với phút giây hiện tại, để nhận thấy sự hiện diện của:

- Đại lão Hòa Thượng thượng Tâm hạ Châu, thượng thủ GHPGVNTN thế Giới.
- TT Thích Bổn Đạt, chủ tịch HĐĐH GHPGVNTNHN tại Canada, kiêm viện chủ tu viện Phổ Đà, Ottawa.
- TT Thích Trí Thành, tổng vụ trưởng tổng vụ Tăng sự GHPGVNTNHN tại Canada.
- TT Thích Viện Diệu, tổng vụ trưởng tổng vụ Cư sĩ GHPGVNTNHN tại Canada, viện chủ Chùa Thuyền Tôn, Montreal, Canada.
- TT Thích Tâm Hòa, tổng vụ trưởng tổng vụ hoằng pháp GHPGVNTNHN tại Canada, trụ trì Trung Tâm Văn Hoá Phật giáo chùa Pháp Vân, Canada.
- TT Thích Nguyên Lạc, chủ tịch uỷ ban giám sát GHPGVNTNHN tại Canada.
- TT Thích Nhật Quán, tổng vụ trưởng tổng vụ Văn Hoá GHPGVNTNHN tại Canada.
- TT. Thích Trí Dũng Trụ trì chùa Linh Sơn - Toronto
- TT Thích Tâm Đăng, tổng vụ trưởng tổng vụ Thanh niên GHPGVNTNHN tại Canada, trụ trì chùa Hương Đàm, Halminton, Canada.
- ĐĐ Thích Như Thanh, trụ trì chùa Kim Quang, Brampton, Canada.
- ĐĐ Thích Đạo Hạnh, tổng vụ trưởng tổng vụ Nghi lễ GHPGVNTNHN tại Canada.
- ĐĐ Thích Tâm Minh, tổng vụ phó tổng vụ Hoằng pháp GHPGVNTNHN tại Canada.
- ĐĐ Thích Nguyên Mãn, tổng vụ trưởng tổng vụ Tài chánh GHPGVNTNHN tại Canada, trụ trì chùa Long Hoa, North York.
- Sư cô Thích Nữ Từ Diệu, thủ quỹ HĐĐH GHPGVNTNHN tại Canada, trụ trì chùa Thuyền Tôn, Brampton.
- Sư cô Thích nữ Chân Thành, thành viên GHPGVNTNHN tại Canada.
- Sư cô Thích nữ Diệu Liên ni chúng chùa Long Hoa – Toronto
- Ni cô Thích nữ Diệu Thuần ni chúng chùa Từ Thuyền Brampton
- cùng các tổ chức hội đoàn, đoàn thể người Việt quốc gia, đại diện các cơ quan truyền thông báo chí, truyền thanh truyền hình, quý thân hào nhân sĩ, quý phái đoàn Phật tử địa phương và các vùng phụ cận.

Thoáng chốc đoàn áo ca-sa nhẹ nhàng trầm mặc quang lâm Phật đài giữa dòng người đang trang nghiêm cung đón trong tiếng nhạc Đăng Đàn Cung u huyền thanh thoát. Từng bước chân nhẹ nhàng thế đó nhưng nét mặt sao quá ưu tư. Trong nỗi xót xa chung xuất phát từ lòng yêu thương nhân sinh khổ lụy vô thường, còn có nỗi đau riêng cho một dân tộc Việt Nam chưa có tự do, một đất nước Việt Nam chưa có dân chủ.

Trong tư thế trang nghiêm đạo tràng tiến hành làm lễ chào cờ quốc kỳ Canada, quốc kỳ VNCH, Phật giáo kỳ. Phút tưởng niệm chư lịch đại tổ sư, chư tôn HT, chư TT, ĐĐ tăng ni, chư anh linh các thánh tử đạo đã hy sinh vì sự tồn vong của đạo pháp và dân tộc; các bậc tiền nhân, các anh hùng chiến sĩ đã hy sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước; các chiến sĩ đã và đang ngày đêm tranh đấu vì độc lập tự do và nhân quyền dân chủ cho VN; kể cả những người đã nằm xuống trong lao tù hay các trại cải tạo của chính quyền cộng sản...Các vị ấy chắc đang cảm động trước những tấm lòng thành nơi đây. Tiếng nhạc chiêu hồn cho phút tưởng niệm nghe thê lương quá...

Trong buổi cầu nguyện hôm nay, đặc biệt có sự chứng minh và chủ trì của Đại Lão HT Thích Tâm Châu, và sự hiện diện của Tiến sĩ Mai Thanh Truyết đến từ Hoa Kỳ,...

Sau phần giới thiệu thành phần tham dự, TT Bổn đạt thay mặt GHPGVNTNHN/Canada đọc bài diễn văn khai mạc. Với giọng đọc nhẹ và rõ của TT, từng lời xoáy sâu vào lòng người nghe với những đoạn thật cảm động, gây niềm thương cảm xót xa khi TT nêu những âm mưu xâm lăng của Trung Cộng cũng như những thờ ơ về trách nhiệm của đảng cộng sản VN đối với người dân trong nước.

Đạo tràng hôm nay vô cùng hân hoan với sự có mặt của HT Thích Tâm Châu. Người viết tự thấy mình thật may mắn khi được trưc tiếp lắng nghe những lời dạy quý báu của Ngài. HT mở lời bằng sự nhắc nhở ân cần: " Toàn thể chúng ta đều biết là PGVN gắn liền với dân tộc Việt Nam cho nên PGVN luôn luôn cho rằng quốc gia và đạo pháp là hai gánh nặng trên hai vai của người con Phật..." .Sau khi ôn lại biết bao công lao vô hạn của tổ tiên chúng ta đã dày công dựng nước và giữ nước, Ngài trình bày về một số vấn đề cơ bản và chi tiết về nguy cơ mất nước trước những sai lầm của chính sách ĐCSVN, một thể chế vô thần gây nên nhiều bất mãn cho người dân, qua từng sự việc đã xảy ra từ lâu về vấn đề lãnh hải, lãnh thổ, cũng như gần đây nhất là việc khai thác quặng bauxite. Với nhiều sự kiện được trình bày, Ngài luôn tỏ lòng tin vào sự nguyện cầu của đại chúng, tin tưởng vào tương lai cho một đất nước Việt Nam dân chủ và phú cường.

"PGVN chúng ta luôn luôn gắn liền với tinh thần dân tộc VN, cho nên bất cứ ở trong nước hay ngoài nước, nghe đến tin đất nước bị mất, không ai lại không đau xót cả, ngày hôm nay ở đây, chư tôn đức tăng ni cùng toàn thể đồng bào đồng hương Phật tử chúng ta biểu lộ tinh thần ấy, mong mỏi là đất nước VN chung ta sẽ được toàn vẹn và đồng bào Phật tử, đồng hương phật tử, tất cả nhân dân VN đều được an vui, hạnh phúc trong tương lai"

Tuổi già sức yếu, không quản ngại đường xá xa xôi, HT đến với đạo tràng mang theo sự vô uý mà hiên ngang lên án thể chế bất công và mưu đồ bất chính của hai đảng cộng sản Trung cộng và Việt cộng. Ngài mang theo hơi ấm tình thương tưới tẩm lên những "ác tâm", "loạn thần", "tặc tử", Ngài mang theo kinh nghiệm sâu dày giải tỏa những tin đồn thất thiệt, xuyên tạc gây sự hiểu lầm trong nhiều giới Phật tử bấy lâu nay. Hãy lắng nghe HT giải thích bằng những lời nhẹ nhàng cặn kẽ:

"Hai chữ "Về Nguồn" đúng ra chữ Hán gọi là "Quy Nguyên". Quy Nguyên, Quy là quay về, nguyên là nguồn gốc, là cội gốc. Quy Nguyên là trở về nguồn gốc, là trở về cội gốc cho nên hai chữ Về Nguồn ở đây có nghĩa là gì, là quay trở về với nguồn gốc gì, của đạo pháp.

Trong kho tàng kinh điển Trung Hoa có một bộ sách gồm hai cuốn do thiền sư Tông Bổn trước tác tên là Quy Nguyên Trực Chỉ , nghĩa là thẳng chỉ về nguồn. Về Nguồn đó không phải là về nguồn Hà Nội, mà về nguồn chân tính, không phải là về nguồn Hà Nội như những kẻ ác tâm, loạn thần, tặc tử và gián điệp đã xuyên tạc muốn tiêu diệt PG bằng hai chữ đó Không những vậy, ở trong PGVN có mấy câu thơ như thế này "Về nguồn chân tính. Thoát cảnh mê lầm"....... Cho nên Pháp Vân trong mấy năm nay bị oang uổng vì hai chữ Về Nguồn. Nếu muốn nói về quê, ta có thể dung những chữ như Quy Cố Hương nghĩa là trở về làng mạc cũ – hay là Hồi Hương nghĩa là về quê"

Từng đợt pháo tay cứ lần lượt vang dội khắp hội trường sau mỗi ý kiến thật rõ ràng súc tích, dễ hiểu, hợp tình hợp lý. Và lần này cũng thế. Những tràng pháo tay sau khi HT dứt lời này đủ nói lên lòng người phật tử nhẹ nhàng như thế nào, họ như trút được bao nỗi ưu tư hằng xâm chiếm xáo động tâm thanh tịnh vốn có. Sự có mặt của HT hôm nay đây đã làm trấn an biết bao cõi lòng hoang mang khi chưa phân biệt được chánh-tà, chân-ngụy. Nay tâm tư của Phật tử được thẩm thấu bởi những lời vàng ngọc xuất phát từ kim khẩu của Ngài. Chắc chắn hàng phật tử từ giờ phút này, ai có lòng tin thì càng vững tin hơn nơi đạo pháp, lòng ai đã từng chùng xuống, thất vọng nay đã khơi lại được niềm tin đối với đạo pháp nói chung, đối với đạo tràng pháp Vân nói riêng, nơi mà các hàng Tăng chúng và Phật tử chân chính đã từng hứng chịu những oan uổng cách đây hai năm kể từ Ngày Về Nguồn- Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư lần đầu tiên được tổ chức tại Chùa Pháp Vân vào tháng 9-2007 vừa qua.

Kể từ nay, người viết yên tâm và tin chắc rằng, mỗi khi tới lui ngôi đạo tràng Pháp Vân này, người viết sẽ được thấy lại niềm tin vui trong ánh mắt nụ cười thân quen của quý Thầy. Quý Thầy vui không phải vì chính quý Thầy được minh oan, mà chính vì lòng Phật tử được thông suốt quay về với niềm tin chân chính.

Trong suốt hơn 30 phút ban phát đạo từ và trấn an lòng người Phật tử, không có từ ngữ nào mà không mang đậm nét của tinh thần từ-bi của Phật Giáo, thậm chí khi Ngài nói đến những sai lầm của Đảng Cộng Sản Việt-Nam, Đảng Cộng Sản Trung-Hoa, và những kẻ vô minh gây chia rẽ PG làm nhân tâm ly tán, Ngài cũng tỏ lòng thương xót tội nghiệp cho họ. Người viết đang cố gắng học hỏi theo thái độ ôn hòa đó của Ngài.

"Thật sự nhà cầm quyền CSVN hiện tại tiến thoái lưỡng nan, mắc câu của Trung Cộng rồi, mang tiếng là đòi độc lập, nhưng thật sự hiện tại không có tự do, độc lập, và luôn luôn bị áp lực của Trung cộng đòi cái nọ, cái kia, không cho không đưọc, đấy là sự tội nghiệp cho tất cả những nhà lãnh đạo CSVN. Nhưng mà nếu họ hiểu biết, bây giờ chịu thay đổi thể chế CS, biến thể chế CS thành thể chế dân chủ cộng hòa để đòi lại đất nước VN chúng ta...."

Tràng pháo tay kéo dài thay lòng tri ân HT với những lời dạy đáng trân quý, đã làm thỏa mãn lòng phật tử. Tràng pháo tay đó liên tục không dứt chào đón bài thuyết trình của tiến sĩ Mai Thanh Truyết, chủ tịch hội Khoa Học Kỹ Thuật VN tại Hoa Kỳ.

Trước khi đi vào vấn đề, Ts bộc bạch chân tình về sự khó khăn thử thách trên con đường từ Hoa Kỳ đến chùa Pháp Vân Canada. Cùng với tâm tình đó, Ts đã tạo thêm nhiều cảm mến cho hàng Phật tử Canada bằng một niềm tin nơi đạo pháp.

"Thưa tất cả quý liệt vị có mặt ngày hôm nay, chúng tôi chấp nhận những thách thức đó cũng như qua bài của Đại lão HT vừa ban cho chúng ta. PGVN luôn luôn trường tồn, chỉ có những kẻ bán thầy, những kẻ theo ngoại bang mới có thể làm xáo động được PGVN. Nhưng sau cùng chắc chắn PGVN vẫn còn và đất nước VN vẫn còn mãi mãi trong lòng dân tộc chúng ta-những người VN."

Nói như thế để chúng ta thấy rằng, Ts không chỉ giỏi về chuyên môn của mình, không chỉ có sự nhiệt tâm, lòng yêu nước, mà Ts còn có chiều sâu về tâm linh, như có lần Ts đã nhắc đến bi-trí-dũng, và kêu gọi mọi người góp lời cầu nguyện cho 15 nhóm dân tộc thiểu số đang sống tại vùng Cao Nguyên Trung Phần VN có sự an lành, đất nước tổ tiên của họ đang bị dày xéo và trong tương lai gần họ không còn đất để sống.

Bài thuyết trình có hai phần chính, xoay quanh, phân tích kế hoạch thôn tính VN của Trung Cộng thông qua các chiêu bài về Hiệp định biên giới, Hiệp ước lãnh hải, và kế hoạch khai thác quặng bauxite. Hai phần đó là:

- Tác hại về môi trường của việc khai thác quặng mỏ bauxite tại Nhân Cơ.

Ts phân tích điểm lợi và hại môi sinh khi khai thác quặng mỏ, giải thích về lợi điểm của thảm thực vật, của rừng nguyên sinh, hậu quả do môi trường nước bị ô nhiễm, những khó khăn về vấn đề năng lượng điện và nước, tác hại của bụi đỏ,bùn đỏ, các hóa chất và chất phóng xạ,...Tất cả những điều đó ảnh hưởng trực tiếp lên người dân địa phương và vùng phụ cận, dẫn đến tình trạng bệnh tật, người dân không có việc làm, kinh tế kém hiệu quả, giết chết kỹ nghệ sản xuất trà, cao su, cà phê,...

- Tiếp lời HT nói lên âm mưu chiếm đóng của TQ mà không phải là đã xảy ra do việc khai thác quặng mỏ bauxite mà âm mưu đó đã tìm ẩn, bắt đầu từ 30-40 năm về trước kể từ ngày ĐCSVN tự nhận là chính quyền chính thống vào năm 1945. Ts phát biểu:

"Việc khai thác quặng mỏ bauxite đây không phải là việc áp đặt của Trung cộng hay một sức ép Trung cộng đối với ĐCSVN mà đây là một sự cấu kết giữa hai đảng cộng sản, một sự đồng thuận, một sự tính toán từ đầu giữa hai ĐCS để di đến một việc kiểm soát vì chiếm được Cao Nguyên Trung Phần VN là chúng có được hoàn toàn tón thể vùng Đông Nam Á..."

Và đây là ý kiến của Ts thay lời kết cho bài thuyết trình:

"Vì vậy đứng trước tình thế này, chúng ta phải làm gi? CSVN lợi dụng tình thế sôi động của người dân trong nước và người dân hải ngoại. Nêu cao tinh thần đoàn kết trong và ngoài nước để chống đối việc ngơại xâm là Trung cộng, và một số trí thức VN ở hải ngoại cũng nắm bắt điều đó và cổ xúy lên tinh thần đoàn kết chống lại Trung cộng. Xin thưa, chúng ta phải chống lại nguyên nhân tạo ra sự hiện diện của Trung cộng, tạo ra nguy cơ cho Trung cộng chia chiến tuyến VN và nguyên nhân đó là do ai? Xin thưa nguyên nhân đó chính ĐCSVN. Do đó, như Thầy thượng thủ nói vừa qua, giải quyết ĐCSVN đó mới là công việc đầu tiên của chúng ta. Giải quyết nguyên nhân đem lại lợi thế cho Trung cộng đi vào VN. Do đó, ngày hôm nay chúng ta phải nắm bắt và khẳng định rằng CSVN cần phải được chuyển thể, chuyển hóa được giải tỏa trước khi chúng ta nói đến những vấn đề khác. Và chúng tôi hy vọng với tinh thần bi-trí-dũng của PGVN và đưa tất cả người dân toàn cõi VN trong và ngoài nước giữ vững lòng tin và lòng cầu nguyện trong tinh thần PGVN."

Tiếng vỗ tay giòn tan nhưng vẫn không xua tan được nỗi lo lắng cho vận mệnh của đất nước trong lòng người con Việt. Những trình bày đó rất hữu ích cho những ai chưa hiểu rõ tình trạng đất nước tại quê nhà thì nay đã hiểu rõ. Nhưng ai đã hiểu rõ rồi càng ưu tư trăn trở tìm cách thoát nguy cho quê hương yêu dấu.

Một đoạn phim tài liệu được trình chiếu. Lòng người càng thổn thức hơn. Mối lo âu cùng với niềm tự hào dân tộc hơn 4000 năm văn hiến làm không gian trở nên lặng lẽ thâm trầm.

Với niềm tin độc lập tự chủ đã trở thành truyền thống của dân tộc VN, những ngọn nến đuợc chuyền tay nhau dưới ánh sáng mờ nhạt dần của một ngày sắp tắt nắng hắt vào qua vuông cửa sổ nhỏ bên tường. Tiếng chuông ngân vang, đạo tràng yên lắng. Trước Phật đài, hàng tăng ni Phật tử và đồng hương lắng lòng thanh tịnh, gắng nén cảm xúc qua những sự thật đáng lo ngại cho quê hương VN vừa nêu, gắng nhiếp tâm theo lời niêm hương của HT Tâm Châu dâng lên Tam Bảo và mười phương chư Phật. Để rồi sau một thời kinh ngắn ấm áp được tụng lên với sự hòa nhịp của tiếng chuông tiếng mõ, đạo tràng thật sự gửi những ước mong, hy vọng theo cùng với lời nguyện thăp nến thật chân thành của TT Tâm Hòa:

"Ngưỡng lạy thập phương chư Phật, chư đại bồ-tát, chư hiền thánh tăng từ bi chứng giám,

Ngưỡng vọng hồn thiêng sông núi,

Ngưỡng vọng anh linh chư vị khai quốc công thần, tiền bối hữu công, hữu danh vô danh, đã hy hiến cuộc đời và sinh mệnh cho công cuộc dựng nước, giữ nước cho giang sơn bền vững bốn nghìn năm văn hiến của giòng giống Lạc Hồng.

Hôm nay chúng con qui tụ nơi đây, với nhiều thế hệ già-trẻ và nhiều thành phần khác biệt trong xã hội quê người, nhưng đều cùng cảm nghe được tiếng vọng thống thiết của quê hương, cùng muốn chia sẻ nỗi đau nhục của toàn dân mà lên tiếng cáo tri tình huống nguy ngập, nghiêng ngã của cơ đồ xã tắc.

Nước Việt ta trải hơn bốn nghìn năm, tiên-tổ cha-ông nối tiếp nhau, đã không ngại hy sinh để mở mang và giữ gìn từng tấc đất. Trải bao tiền triều, những thời cực thịnh Đinh, Lê, Lý Trần, giang sơn bền vững là nhờ "đem đại nghĩa để thắng hung tàn", dân tộc yên vui vì biết "lấy chí nhân thay cường bạo". Đau đớn thay, nhiều năm qua đất nước đã phải chìm ngập trong nỗi khốn cùng khổ đau, là do các ý thức hệ và chủ nghĩa ngoại lai không thích ứng nền nếp suy nghĩ và ý nguyện của toàn dân; lại thêm những tham vọng cá nhân và đảng phái đã đẩy dân sinh vào biển lệ đau thương nghèo kém, biến quê hương thành mồi ngon cho những ý đồ xâm lăng, chiếm hữu.

Vì vậy, với lòng thành cùng hướng về quê hương, chúng con xin thành kính đốt lên những ngọn nến nhỏ, một lòng tha thiết:

- nguyện cầu những kẻ tham tàn, vong bản sẽ hối cải quay đầu, thương nước nhớ nguồn, biết hợp sức cùng toàn dân bảo vệ bờ cõi thiêng liêng của tiền nhân để lại;

- nguyện cầu những ai có mộng tưởng và hành vi chiếm đoạt, xâm lấn lãnh thổ lãnh hải của nước khác nên thức tỉnh dừng ngay để tránh những tranh chấp binh đao máu lửa, tiết kiệm máu xương của nhân dân các nước;

- nguyện cầu dân chủ sớm được thực thi trên đất nước triền miên thống khổ; các tôn giáo được tự do sinh hoạt; nền văn hóa truyền thống cao đẹp sẽ được phục hồi; và

- nguyện cầu hòa bình an lạc sớm trở về trên quê hương Việt Nam để con cháu Lạc-Hồng có thể cùng nhân loại sánh vai, chung hưởng giấc mơ thịnh trị, thái bình.

Thắp ngọn nến này, thắp lên những tấc lòng của nhiều thế hệ Việt Nam nhớ về đất tổ quê cha, ước mong cảm ứng đến muôn phương, để triệu tấm lòng trong nước ngoài nước sáng lên ánh lửa nhân nghĩa và kiêu hùng bất diệt của giòng giống Lạc Hồng."

Phút giây này sao tĩnh lặng quá, không gian chỉ còn đọng lại lời nguyện trầm lắng của TT. Mỗi người hiện diện nơi đây, tâm tư giờ đây cũng như ngọn nến, chẳng nói năng gì, lặng lẽ, lặng lẽ...Có buồn không, khi niềm tin của mọi người giờ phải gửi gấm vào ngọn nến nhỏ nhoi, mong manh dễ tắt. Nhưng vì vẻ lung linh huyền ảo đó, ngọn nến như thấu hiểu được nỗi niềm đau xót của người đang trân trọng nến trên tay, đáp trả lòng tin đó, hưởng lời kêu gọi thống thiết tự đáy lòng, nến lung lay theo ước nguyện của mỗi người, và theo từng lời phục nguyện của HT Tâm Châu. Bằng cách riêng của mình, bằng tinh thần vô úy, bi-trí-dũng của PG, những người Phật tử VN nơi hải ngoại này đang tranh đấu cho nền tự do dân chủ VN trong ôn hòa, nhã nhặn.

Sau lễ nghi lễ thắp nến cầu nguyện, TT Bổn Đạt thay mặt chư tôn đức tăng ni GHPGVNTNHN tại Canada trao tặng món quà lưu niệm để tri ân sự đóng góp quý báu của Ts Mai Thanh Truyết.

Trước khi kết thúc đêm thắp nến cầu nguyện cho nền tự do, dân chủ, nhân quyền và toàn vẹn lãnh thổ cho VN, TT Tâm Hoà gửi lời tri ân đến tất cả những người diện diện nơi đạo tràng Pháp Vân này cùng góp lời cầu nguyện, nói lên được tinh thần yêu nước thương nòi của những người vong quốc, nhưng vẫn luôn quan tâm sâu xa cho vận mênh của quê hương còn nhiều thống khổ. Trong lời cảm tạ của TT có bốn câu thơ của nhà thơ Viên Linh trong tập thơ Thủy Mộ Quan, như muốn bày tỏ tâm cảm của những đứa con của mẹ Âu Cơ, cùng chung bọc trứng trăm con mà giờ đây phải lưu lạc muôn phương, cười nói hàng trăm ngôn ngữ khác nhau. Dù cho tiếng nói có bất đồng nhưng hy vọng những đứa con lưu lạc của Mẹ Việt Nam có cùng chung một cảm nghĩ về tiền đồ của đất nước, của quê hương.

"Sinh ở đâu mà giạt bốn phương

Trăm con cười nói tiếng trăm dòng

Mai đây nếu có về quê cũ

Hy vọng ta cùng tiếng khóc chung" Viên Linh

Nhìn thấy quý tăng ni đang sát cánh bên nhau chụp hình lưu niệm, tôi tin rằng rồi những ngày sau, trong tương lai, quý ngài cũng sẽ mãi đoàn kết với nhau như thế để cùng nhau hướng vọng về quê cha đất tổ với tất cả ý thức trách nhiệm thiêng liêng của người con Phật.

"Xã tắc đôi phen bon ngựa đá

Non sông muôn thuở vững âu vàng"

Hẳn người xưa đã biết non sông gấm vóc của dân tộc VN sẽ rơi vào tình trạng như ngày nay, nên đã trao truyền cho thế hệ con cháu chúng ta bằng những kinh nghiệm xương máu đó?

Toronto, 01-06-2009

Diệu Trang.


//////////////////////////////////////////////////