Tản  Mạn  Về  Thuyết  Tiến  Hóa

 

 

Chúng ta hiện đang sống trên một hành tinh đã có chiều dài lịch sử hàng triệu năm. Từ ngàn năm trước và cũng có thể là ngàn năm sau…đã có những hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên, chúng ta khộng thể nào giải thích được. Những sự kiện không giải thích được đó, có một số người không chấp nhận. Nhưng đối với một số người khác, họ cho đó là một thích thú, một hình thức kích thích con người động não để lý giải một hiện tượng, hay một sự kiện không bình thường nào đó đã xảy ra.

 

Có nhiều câu hỏi cho những hiện tượng đã xảy ra, nhiều khi không thể dựa vào những chứng tích khoa học để lý giải.Thí dụ như các khái niệm về tính không (nothing) và sự vô cùng tận (infinity) đều nằm ngoài tầm của mọi suy nghĩ dựa theo luận lý và tính hợp lý trong suy nghĩ nhị nguyên. Thêm một thí dụ khác về niềm tin của một nhóm người, một dân tộc đều dựa theo những tập tục được truyền đạt từ tổ tiên xa vời vợi…cho đến ngày nay. Nếu những niềm tin ấy còn tồn tại thì con người ngày hôm nay khó có thể lý giải theo mức suy nghĩ với logic thông thường. Người nầy sẽ tin hoàn toàn và người khác sẽ phản bác lại. Mỗi người đều có suy nghĩ riêng về niềm tin nầy và hầu như không ai có thể thuyết phục được ai cả.

 

Vì vậy thuyết tạo dựng (creation) và thuyết tiến hóa hay biến cải (evolution) muôn đới vẫn là hai đối kháng cho mọi cuộc tranh luận, dù dưới hình thức tôn giáo hay ngoài xã hội. Một số nhà khoa học dựa vào thuyết Big Bang để nhận định về thuyết tiến hóa nhu sau: Đây là một lý thuyết có tính khoa học có thể chấp nhận được để lý giải nguồn gốc của mọi vật thể (species) trên trái đất".  Và họ cho rằng thuyết tạo dựng không có căn bản khoa học. 

 

Đến đây, chúng ta dừng lại vấn đề biện luận hay phản biện về hai quan điểm đối nghịch trên đây vì không nằm trong chủ đích của bài viết. Mục tiêu của bài nầy chỉ mong nêu lên vài suy nghĩ về khía cạnh khoa học và sinh vật học để chia xẻ một số quan niệm căn bản về thuyết tiến hóa mà thôi.

 

Dĩ nhiên, trong cùng một danh từ có thể có nhiều nghĩa khác nhau và cung cách suy diễn cũng còn tùy theo trường hợp, hoàn cảnh và thời điểm xử dụng danh từ đó. Thí dụ, danh từ "bridge" cũng có nhiều nghĩa tùy theo người xử dụng như đang chơi bài, trong văn phòng nha sĩ, hay ngoài công trường xây dựng. Do đó, danh từ evolution cũng không là một ngoại lệ. Đứng về phương diện khoa học và sinh vật học, thuyết tiến hóa được hiểu như là sự thay hình đổi dạng đời sống sinh vật (biological lifeforms).

 

Từ định nghĩa trên, chúng ta phân biệt ra được 6 nhận thức có thể suy diễn về quan niệm tiến hóa theo thứ tự thời gian kể từ thời tạo thiên lập địa. Đó là:

-               Quan niệm về vũ trụ tiến hóa (cosmic evolution): Cho đến bây giờ hoàn toàn chưa có một luận cứ khoa học nào chứng minh được có sự sống của sinh vật trước khi có hiện tượng Big Bang. Do đó, có thể kết luận là quan niệm về vũ trụ tiến hóa không dự phần vào sự thay hình đổi dạng đời sống sinh vật.

-               Quan niệm về hóa học tiến hóa (chemical evolution): Trong gia đoạn đầu của thuyết Big Bang, khinh khí hay hydrogen là hóa chất đầu tiên hiện diện trên địa cầu. Dưới sức nóng hàng triệu độ của địa cầu thời bấy giờ, và dưới áp suất thật cao, các nguyên tố hydrogen kết hợp lại lần lần, và cuối cùng chúng ta có một chuỗi nguyên tố trong bảng phân loại tuần hoàn hiện tại. Dĩ nhiên là trong điều kiện vật chất như ở giai đoạn nầy, không thể nào có sự hiện diện của đời sống sinh vật được.

-               Quan niệm về tiến hóa hành tinh (planetary evolution): Hiện tại cũng chưa có gì chứng minh được là ở có sự sống trên các hành tinh. Khoa học hiện đại chỉ mới vừa đưa ra giả thuyết là có "vết tích" oxy va nước trên một vài hành tinh. Như ng đó chỉ là những giả thuyết dựa theo các phóng ảnh vệ tinh ghi nhận được mà thôi.

-               Quan niện về tiến hóa hữu cơ (organic evolution): Các khảo sát về sự hiện diện của đời sống có tên là abiogenesis.  Dĩ nhiên là đời sống sinh vật phải có trước khi chúng ta có thể nói về các cơ chế tạo ra sự thay hình đổi dạng trong đời sống sinh vật. Từ khái niệm trên, "nguồn gốc của sự sống" và "sự sống thay đổi như thế nào" là hai lãnh vực hoàn toàn khác nhau trong nghiên cứu. Do đó, khi nói đến tiến hóa hữu cơ thì e cũng không chỉnh, vì chúng ta chỉ khám phá ra sự sống sau đó mà thôi, còn sự sống trước đó (trước khi được khám phá) đã tự hiện hữu rồi. Từ suy luận trên danh từ abiogenesis để chỉ sự khảo sát về đời sống nguyên thủy cũng khó thích hợp được với hoàn cảnh lúc đó.

-               Quan niệm về tiến hóa xã hội (social evolution): Theo quan niệm nầy, xã hội có những bước tiến thay đổi tự nhiên tùy thuộc vào từng khu vực hay từng vùng con người sinh sống. Từ đó, chúng ta nhận định rõ nhất yếu tố xã hội ảnh hưởng lên mức phát triển, đôi khi khôngtheo chiều thuận với văn minh ban đầu. Như vùng Trung Đông, Á Châu đã có những nền văn minh cực thịnh so với Aâu Châu trong thời cổ đại. Nhưng hiện ạti xã hội ở hai nơi nầy không được phát triển và thăng hoa tiếp tục, mà lại bị thụt hậu so với Aân Châu. Trường hợp Bbắc Mỹ cũng là một trường hợp rất đặc thù có phát triển nhảy vọt chỉ trong vòng vài trăm năm sau ngày lập quốc.

-               Quan niệm về tiến hóa vĩ mô và vi mô (macro & micro-evolution): Các nhà khoa học không thể chấp nhận danh từ "loài" (kinds) như là một chủng loại cho đời sống. Đây là quan niệm của những nhà tin vào lý thuyết tạo dựng. Làm sao chúng ta có thể định nghĩa được hay giải thích được "loài" hiện tại là gì và như thế nào? Loài có phải là sự biến đổi giữa cây cỏ và thú vật trong đó có con người sơ khai trong sự thay hình đổi dạng không? Sau cùng, ngay chính quan niệm giữa vĩ mô và vi mô cũng không có chỗ đứng vì vĩ mô cũng chỉ là một tập hợp của nhiều vi mô mà thôi. Tuy nhiên dưới nhản quan của các nhà sinh vật học, hiện tượng tiến hóa vi mô là một số cơ chế đã được sắp xếp sẳn và ảnh hưởng lên sự thay đổi đời sống của con người.Trong lúc đó, sự tiến hoá vĩ mô có cơ chế ảnh hưởng lên một nhóm người, hay một dân tộc để rồi từ đó, mới thành hình khái niệm về dân tộc và quốc gia.

 

Tóm lại, trong 6 quan niện về tiến hóa trên đây, chúng ta có thể nhận thức bằng lý luận và khoa học là sự tiến hóa và sự thay hình đổi dạng đời sống con người đến từ sự tiến hóâ hữu cơ, và sự tiến hóa vĩ mô hay vi mô chỉ là một hệ luận từ sự tiến hóa hữu cơ và các giai đọan tiếp theo sau.

 

Từ nhận thức trên đinh nghĩa về sự tiến hóa của con người có thể được diễn dịch như sự thay đổi trong các thể dạng (types) như người Aâu Châu, Á Châu, cũng như tỷ lệ với những nét chánh đặc biệt của nhóm người sống trong hoàn cảnh môi trường khác nhau như người Trung Hoa, người Việt Nam. Thuyết về sự tiến hóa có chọn lựa như trên dường như có căn bản vững chắc và có tính khoa học hơn tất cả các loại thuyết tiến hóa khác và đại diện của thuyết nầy chính là Darwin suy diễn từ thế kỷ 19.

 

Tổng hợp lại, từ những tản mạn trên đây, chúng ta rút ra được những gì? Cũng như thuyết tiến hoá hay biến cải được suy diễn như thế nào qua thuyết dân tộc sinh tồn của nhà cách mạng Trương Tử Anh được soi sáng và bổ túc bởi thuyết biến cải của cố GS Nguyễn Ngọc Huy?

 

Qua thời gian, từ buổi sơ khai của loài người cho đến giai đoạn phát triển văn minh khoa học cực thịnh như hiện tại, con người đã lần lần thích nghi với môi trường sống, sự đổi thay của khoa học (tiến bộ) và có thể nói phúc lợi mà con người có được ngày hôm nay là do sự tích lũy của tất cả trí tuệ con người qua thời gian.

 

Từ suy nghĩ đó, chúng ta nhận thức rằng các chủ thuyết từ dân tộc sinh tồn đến biến cải hay thyết tiến hóa chỉ là những danh xưng trong từng gia đoạn của chiều dài lịch sử loài người. Tất cả đã thể hiện qua những suy nghĩ, hành xử, và thụ hưởng phúc lợi của xả hội qua từng giai đoạn mà thôi.

 

Đứng về mặt chính trị, nhất là qua cung cách suy diễn và lý giải dưới nhản quan của một đảng viên của một đảng chính trị, có thể có những khác biệt về luận lý, khác biệt qua sự diễn dịch về đường lối, chính sách của đảng. Nhưng rốt ráo lại, đó chỉ là những khác biệt có tính cách hình thức, mà cốt lõi của vấn đề vẫn là sự thích ứng của con người và xã hội ứng hợp với trào lưu thời đại trước tiến trình toàn cầu hóa. Con người dù dưới chính thể hay chủ nghĩa nào cũng phải thích nghi và ứng hợp với sự tiến hóa chung của nhân loại trong thời điểm hiện tại.

 

Đó mới là ý nghĩa thật sự của sự sinh tồn chính đáng.

 

Giai đoạn hiện tại nầy không cho phép chúng ta trở về những lý thuyết trừu tượng nữa, mà phải thực sự trực diện trước một thực tế ngay trước mắt.

 

Quản lý và điều hànnh đảng ngày hôm nay phải là cung cách quản lý và điều hành một xí nghiệp, trong đó thành phẩm sản xuất không là những sản phẩm vật chất cho người tiêu dùng, mà là những thành phẩm trí tuệ, những chính sách phát triển làm tăng thêm phúc lợi và nâng cao dân trí và đời sống người dân, cũng như sự tạo dựng một xã hội có được những quyền tự do căn bản cho con người dù bất cứ ở đâu.

 

Ngày hôm nay, tình trạng tôn thờ lãnh tụ không còn có chỗ đứng nữa, bởi lẽ lãnh đạo đảng phải là một tập hợp trí tuệ để hoạch định đường lối và phối hợp nổ lực thúc đẩy thực hiện đường lối nầy.

 

Suy nghĩ được như thế tính đảng lần lần sẽ mở hơn, thoáng hơn, và người dân bình thường sẽ không còn nhìn đảng và đảng viên trong sự dè dặt, e ngại như trước kia nữa. Vì đảng cũng chỉ là một bộ phận của xã hội, chu toàn một nhiệm vụ đã được phân công như tất cả mọi thành viên trong xã hội để cùng nhau góp phần vào sự phát triển và tiến bộ chung của đất nứơc. Nghĩ được như thế đảng mới hội tụ đủ điều kiện tích cực hòa nhập vào dân và dân sẽ sẳn sàng hưởng ứng, yểm trợ chủ trương đường lối của đảng, đồng thời tích cực hòa nhập vào đảng để phục vụ dân tộc và Đất Nước.

 

Mai Thanh Truyết

Orange 30/4/2007

________________________________
 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-

"Behold I do not give lectures or a little charity; When I give I give myself".Walt Whitman

 
 

 

 

 
 
 
 

Những Vấn đề Môi trường Việt Nam

 

 

Trong quyển sách "Những vấn đề môi trường việt Nam" xuất bản năm 2010 và tái bản năm 2012, chúng tôi đã đề cập đến những vấn nạn môi trường hiện đang xảy ra ở Việt Nam, và cho đến nay, vẫn chưa thấy một chỉ dấu nào cho thấy môi trường được cải thiện.

Có chăng là tình trạng ngày càng trầm trọng hơn, ngày càng có them những dòng sông đen hay trở thành những lạch nước nhỏ uốn quanh các mãng rác rến và bùn đặt sệt quyện hai bên bờ nước.

Có chăng là ngày càng có nhiều mạch nước ngầm bị cạn kiệt vì được tận dụng quá tãi, hay nước đã bị nhiễm độc vì hóa chất xử dụng bừa bãi đã thấm vào nguồn nước.

Tất cả, nói lên nhu cầu cấp thiết là một khi đất nước trở về với dân tộc đúng nghĩa, chúng ta, những người con Việt cần phải giải quyết ngay. Đó là, ngoài hai vấn đề hệ trọng là y tế công cộng và giáo dục, môi trường chắc chắn là một trọng tâm hàng đầu ngõ hầu điều chỉnh và đặt lại kế hoạch phát triển quốc gia ứng hợp với chiều hướng toàn cầu hóa và bảo vệ mội trường.

Xin trích lời của GS Nguyễn Văn Trường, Cựu bộ trưởng Giáo dục thời Việt Nam Cộng hòa tóm tắt về tác giả và nhận định về cuốn sách "Những vấnn đề Môi trường Việt Nam", để rồi từ đó, chúng tôi đưa ra những gợi ý cho một "Việt Nam Tương Lai" trong lãnh vực môi trường.   

"Vừa đọc trọn vẹn bản thảo quyền sách mang tựa đề "Những vấn đề môi trường Việt Nam" của Mai Thanh Truyết, tôi hình dung được tác giả cũng như tưởng tượng được tác giả đang ngồi đối diện với tôi. Nôi dung cuốn sách thể hiện rõ một người bạn trẻ tôi đã gặp ở những năm cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa.

Chúng tôi gặp nhau trong những tháng năm sôi động nhất,1973-75, hiệp định Paris kết thúc, ngân sách viện trợ cắt giảm, mức độ lạm phát phi mã, và viễn ảnh một Sài Gòn xáo trộn vì vật giá leo thang, vì khủng khoảng kinh tế, khủng khoảng lòng tin, vì đời sống ngày càng khắc nghiệt, và nhiều dấu hiệu hứa hẹn sẽ khắt nghiệt hơn, mầm xáo trộn xã hội và loạn lạc như hứa hẹn đột biến trong một tương lai rất gần.

Mai Thanh Truyết rời cái an bình lạc nghiệp của nước Pháp để dấn thân vào bối cảnh rối ren, tối mù ấy. Dấn thân và trọn vẹn dấn thân, cụ thể trong qui trình cải thiện sinh hoạt trong Ban Hóa học Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, thiết thực trong công tác xây dựng Viện Đại Học Cao Đài từ con số không.

Về việc xây dựng nầy, tôi phải ghi ơn quí vị chức sắc Cao Đài, nói riêng là sự hổ trợ ân cần của Ngài Khai Đạo, Ngài Bảo Học Quân và Ngài Chưởng Ấn, và quí vị giáo sư, nói riêng ông Phó Viện Trưởng Mã Thành Công, giáo sư Mai Thanh Truyết và giáo sư Nguyễn Văn Sâm hằng tuần luôn có mặt ở Toà Thánh, để phối hợp, điều khiển, giải quyết mọi vấn đề lớn nhỏ, mà lắm khi vượt ngoài sinh viên vụ. Tôi mến phục cái tinh thần và cung cách xử thế của những con người yêu thích khai phá, năng động, bền chí, tích cực, thiết thực nầy.

Ai lại không muốn đem giáo dục Đại Học về địa phương mình, mở cánh cửa lớn cho con em hiếu học mà lợi tức thì khiêm nhường. Các tín hữu Cao Đài và người dân địa phương đương nhiên đồng thuận. Nhưng hình thành được qui cũ, nề nếp sinh hoạt Đại Học, trong những bước đầu, lắm khi phải cứng rắn, áp đặt. và như vậy, ắt có những phản ứng đối nghịch.

Cho nên, phải biết môi trường, sống với môi trường, chia xớt, trao đổi, đối thoại, tìm hiểu môi trường, trong những nghĩ suy, hoài vọng sâu xa nhất của người tín hữu, người dân Long Hoa, Tây Ninh, và các vùng lân cận từ đó, cái qui cũ Đại Học, nhân cách Đại Học, nền móng Đại Học, thổ nhưỡng Đại Học mới hình thành, ánh sáng Đại Học mới phát khởi

Về điều nầy, tôi phải ghi nhận sự hiểu biết, cảm thông và tận tình hổ trợ của quí vị chức sắc, tín hữu Cao Đài, trong những biện pháp đôi khi cứng rắn, thực hiện nhầm đem lại tầm vóc quốc gia cho Viện Đại Học. Và như vậy, sẽ là một khiếm khuyết lớn nếu tôi không ghi nhận và cám ơn riêng Giáo sư Mai thanh Truyết.

Với tính bình dị tự nhiên của Ông, Ông đã đi sâu, đi sát vào các sinh hoạt địa phương, gọt tròn bớt các cạnh, gai nhọn, tạo một không khí thích hợp cho những dị biệt gặp nhau, giao lưu và chấp nhận đối thoại.

Nói khai phá cụ thể là trong nghĩa nầy, dù rằng có thể dễ dàng nới rộng cho những lãnh vực khác, thí dụ ở Ban Hoá Trường Đại Học Sư Phạm Sàigòn.

Những từ "dấn thân", "trọn vẹn dấn thân", "tinh thần, cung cách xử thế của một người khai phá, năng động, bền bĩ, tích cực, thiết thực" là những cảm nghĩ của riêng tôi, và mỗi từ đều có một nội dung rõ ràng, cụ thể như từ khai phá nêu trên đây. Tôi không quen tặng cho bạn mình những sáo ngữ. Bạn mình, mình phải biết quí trọng.

Sau 1975 là chuyện dài của tác giả, cũng là câu chuyện Đường Tăng đi thỉnh kinh.  Xin phép hẹn quí vị một lần khác.  Thời gian còn lại tôi xin vắn tắt trình bày phần quan trọng nhất, đó là giới thiệu những sinh hoạt của tiến sĩ Mai Thanh Truyết trong đôi thập niên gần đây.

Hành Trình Miền Đất Hứa

Ông đến Hoa Kỳ năm 1983, theo diện thuyền nhân. Và như bao thuyền nhân may mắn đến được Đất Hứa, ông cũng phải bôn ba tìm việc làm, tìm hiểu, hội nhập vào cuộc sống mới.

Trong một giới hạn nào đó, ông đã thành công, sớm ổn định cuộc sống, nhờ khả năng chuyên  môn, và cũng nhờ tính năng động, bén nhạy vốn có đã giúp ông bắt gặp, sớm hiểu và hội nhập những giá trị mới.

Tuy nhiên, hình như cuộc đời Mai Thanh Truyết không có điểm đến, hay nói đúng hơn là mỗi điểm đến là một bước khởi đầu. Trăm năm đời người là một chuổi dài khởi điểm.

Một lần nữa, ông rời bỏ nhịp sống an bình lạc thiện để đánh đấm với bạo quyền, với sự dốt nát, với bệnh tật, với đói nghèo, nói riêng với việc hủy hoại môi sinh.

Trong một giới hạn nào đó ông nối lại tuần trăng mật dang dỡ năm xưa với quê mẹ thân yêu của ông.

Cho nên giới thiệu Mai Thanh Truyết không là giới thiệu ông tiến sĩ hóa học, chuyên viên về xử lý vật liệu phế thải, cũng không là giới thiệu cuộc sống an lạc, như đi trên thảm đỏ của ông: 40 giờ/tuần, với những routines và cập nhật nghề nghiệp.

Tôi chánh yếu muốn nhấn mạnh trên con người nhiều tranh cãi của Mai Thanh Truyết. Con người của giới truyền thông hải ngoại, Mỹ, Canada, Úc, Pháp, Đức, của các mạng lưới Internet.   Hình ành, tiếng nói, bài viết của ông quen thuộc với khán- thính-và-đọc-giả các báo đài.  Thí dụ: Đài Á Châu Tự Do (RFA),Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), Radio France Internationale (RFI), TV  STBN, VHN, SaigonTV, cùng các đài radio địa phương ở California và các tiểu bang khác trên đất Mỹ, thậm chí các báo bên Việt Nam và các diễn đàn dân chủ trong nước cũng trích đăng mà không có ỳ kiến của tác giả.

Tuy nhiên, ông không là người già chuyện, ông không quen chuyện phiếm, ông không nói để mà nói, để luôn có mặt, hoặc như giới nghệ sĩ đem lại tiếng cười (hay khóc) cho thiên hạ, làm cho cuộc sống dễ chịu lại. Ông có kiến thức sâu rộng, hội thoại với nhiều lãnh vực khác biệt như giáo dục, văn hóa, chính trị, kinh tế, kỹ thuật, và môi trường. Ông viết và đối đáp trên những đề tài đa dạng với những dữ kiện và tài liệu được chọn lọc một cách khoa học.

 Ông viết nghiêm túc, nói nghiêm túc, có cân nhắc và nghiên cứu nghiêm túc.

Người thương ông cũng nhiều.

Kẻ ghét ông cũng lắm, nhất là chính quyền Hà Nội trong vụ kiện Chất Dộc Da Cam.

Và cũng có người bảo rằng ông chỉ đường cho hưu chạy.

Thật ra, ông có lưu tâm và cảnh báo về nhiều vấn đề.  Thí dụ:

·         Về phát triển chung, có nhiều quan điểm về phát triển trong chiều hướng toàn cầu hóa, nghĩa là phát triển phải cân bằng với việc bảo vệ môi trường.

·         Về cải tổ chính sách nông nghiệp, chính sách khai thác quặng mỏ như so sánh tỉ giảo giữa các quốc gia còn nằm trong tình trạng đang phát triển như Việt Nam, để từ đó rút ra vài kinh nghiệm như Chí Lợi, Nam Dương.

·         Về năng lượng cho tương lai trong điều kiện Việt Nam.

·         Về ô nhiểm hóa chất, và các loại thuốc bảo vệ thực vật; cảnh báo việc sử dụng bừa bãi, không đúng cách, cũng như không đúng liều lượng trong nông nghiệp, như phân bón và hóa chất độc hại vì đây cũng là nguyên nhân chính trong việc tăng trưởng các chứng bịnh ung thư xảy ra trên khắp đất nước hiện nay.

·         Về ô nhiểm nguồn nước và sông cũng như nước ngầm. Có phân tích nhiều nơi và đưa ra nhiều khuyến cáo.

·         Về chất thải: phế thải rắn, lỏng, khí...viết rất nhiều đặc biệt là xử lý phế thải lỏng của kỹ nghệ và xử lý nước rỉ từ rác sinh hoạt gia đình. Đã cho ra một quy trình xử lý và thiết kế một nhà máy xử lý trung ương cho các khu chế xuất, khu công nghiệp...

 

Òng cho biết, về những vấn đề đa dạng nầy, nhiều giáo sư đại học ở Việt Nam có liên lạc và trao đổi ý kiến nhất là trong lãnh vực giải quyết phế thải độc hại. Nhiều sinh viên năm thứ tư ở Việt Nam khi làm luận án tốt nghiệp có tham khảo với ông trong nhiều địa hạt liên quan đến môi trường khác nhau.

Kể ra thì nhiều, thật không cách nào đi vào cụ thể từng đề tài một. Tuy nhiên, trong thập niên qua, có hai việc nổi cộm:

1, Vấn đề nước và ô nhiểm arsenic ở Việt Nam: Nổi cộm, vì nó đặt vấn đề an sinh của cả Đồng bằng Sông Cửu Long, vì va chạm đến một chương trình lớn của UNICEF, tổ chức nhi đồng quốc tế của Liên Hiệp Quốc có tầm vóc và uy thế lớn, và nhà cầm quyền Hà Nội. Nổi cộm cũng  vì gs Mai Thanh Truyết đã để nhiều thời gian, công sức, vì ông đã chịu thách thức hiểm nguy lấy mẫu nước và đất ở Việt Nam để kiểm nghiệm độ arsenic trong các mẫu để có những kết quả khả tín..Và nổi cộm cũng vì chính quyền Hà Nội đã lên án ông là tiết lộ bí mật quốc gia (luật ngày 27/12/2003).

Ông có mẩu nước từ Bắc chí Nam, đem qua Mỹ phân tích từ 1997 đến 2001 Theo đó ông công bố một số kết quả về việc ô  nhiểm arsenic ở VN. Nhất là ĐBSCL.  Ông cảnh giác là mức ô nhiểm bắt đầu ở mức chung quanh giới hạn mà LHQ đề ra .

Ông cũng đã tìm ra phương pháp giản dị để thử nghiệm sự hiện diện của arsenic tại chỗ (field test) với giá thành rẽ và dễ sử dụng.

2. Câu chuyện dioxin/da cam và vụ kiện: Nổi cộm vì thời gian dài của vụ kiện, vì là một vụ kiện quốc tế, vì phe xã hội chủ nghĩa có đồng chí bốn phương, ngàn người như một, triệu người như một, bách chiến bách thắng.  Cũng nổi cộm, vì tên ông và ý  kiến ông được ghi trong phần phản bác của phia các công ty hóa chất Hoa Kỳ lần sau cùng trước khi tòa án quyết định. Toà đã bác bỏ vụ kiện của Hội Nạn nhân Chất độc Da cam Việt Nam vào tháng 3/2005.

Qua 2007, tòa kháng án lại bác bỏ lần nữa. Việt Nam kiện lên Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, và tháng 9 năm 2009, tòa cũng bác luôn.

Trên đây là đôi nét về con người của gs Mai Thanh Truyết, một nhân cách nhiều tranh cãi, thương cũng lắm mà ghét cũng nhiều, tùy vị trí đứng nhìn, tùy quan điểm về cuộc sống, tùy nhiều thông số khác mà tôi không dự liệu được.

Cuộc sống vốn vô thường. Vô thường là đổi thay. Đổi thay bao hàm nguy hiểm, cái hiểm nguy bước từ cái biết, cái đã được tôi luyện, đã kinh qua, và vào cái chưa biêt. Đó là thách đố của sự lớn mạnh. Đó cũng là cá tính của phần đời đấu tranh không ngưng nghỉ của Ông, mà trên đây tôi chỉ ghi sơ lược một vài nét.

Giờ, xin trân trọng mời quí vị vào nội dung quyển sách.

Nguyễn Văn Trường

Nguyên Tổng trưởng Giáo dục Việt Nam Cộng hòa

Nguyên Quyền Viện Trưởng Viện Đại Học Cao Đài

Nguyên Giảng Viên Viện Đại Học Cao Đài, Vạn Hạnh, Đà Lạt

Nguyên Giảng Sư Trường Đại Học Sư Phạm Huế và Sài Gòn

Trong quyển sách trên, người viết nói về những vấn nạn môi trường ở Việt Nam. Bây giờ, "Việt Nam Tương Lai" sẽ lần lượt nêu lên những gì chúng ta cần phải làm theo thứ tự ưu tiên để từ đó cải thiện môi sinh hầu điều chỉnh lại kế hoạch phát triển về sau cùng khơi dậy ý thức bảo vệ môi trường cho người dân.

 

 

 

Phát triển quốc gia trong tiến trình toàn càu hóa ngày hôm nay là một sự phát triển sạch, phát triển phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường. Sản xuất cần phải cân bằng với việc thanh lọc khí thải, xử lý nước thải và hạn chế chất phế thải độc hại ra môi trường.

Việt Nam là một quốc gia đang trên đà phát triển, công kỹ nghệ còn thô sơ, tầng lớp công nhân và chuyên viên chưa có nhiều kinh nghiệm…cho nên cần phải cân nhắc rất nhiều trong phát triển.

Hiện tại, Việt Nam vẫn lấy nông nghiệp và sản xuất biến chế nông phẩm, ngư nghiệp, làm sức bật cho kinh tế; các công nghệ trên đòi hỏi quá nhiều năng lượng, nguồn nước và hóa chất trong sản xuất, từ đó việc tạo ra phế thải độc hại trong không khí, đất, nguồn nước rất quan trọng. Vì vậy, vấn đề là làm thế nào để giảm thiểu tồi ưu việc xử dụng các nhu cầu trên để từ đó vừa hạn chế việc phát thải phế thải và vừa hạn chế giá thành hầu cạnh tranh được với các quốc gia khác trong xuất cảng.

Đó là những nguyên tắc căn bản để phát triển trong chiều hướng toàn cầu hóa và đặt trọng tâm vào việc bảo vệ môi trường. Và những vấn đề được lưu tâm đến trong tương lai sẽ là:

-       Nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia như các quặng mõ, khí đốt, dầu khí;

-       Xử dụng đất đai;

-       Xử dụng các nguồn năng lượng;

-       Xử dụng nguồn nước;

-       Xử dụng hóa chất như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu rầy, nấm mốc, hormone tăng trưởng v.v…;

-       Thanh lọc và xử lý phế thải rắn, lỏng và khí trong sản xuất;

Từ những vấn đề trên, nếu được khai thông và khai triển đúng mức, Việt Nam sẽ thanh lọc được môi trường ô nhiễm do chế độ hiện hành để lại. Và chỉ một thời gian ngắn sau đó, Việt Nam chắc chắn sẽ đuổi kịp các quốc gia trong vùng và tạo dựng thêm nhiều phúc lợi cho người dân.

Mai Thanh Truyết

12/2013

https://mail.google.com/mail/?ui=2&ik=c7b01bc9fb&view=att&th=129f074e5de51c32&attid=0.0.1.1&disp=emb&zw"Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-

 

"The empires of the future are the empires of the mind."-Winston Churchill

 

"Behold I do not give lectures or a little charity; When I give I give myself".  Walt Whitman

 

 

________________________________
 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-

"Behold I do not give lectures or a little charity; When I give I give myself".Walt Whitman

 
 

 

 

 
 
 
 

Text Box:                    Đại học Khoa học Sài Gòn, nay là Đại học Tổng hợp Quốc gia TpHCM             Nguyên Do và Thách Thức trong Giáo Dục Việt Nam

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nền giáo dục xã nghĩa hiện nay đang đối mặt với nhiều nghịch lý trong đó có nhiều  nguyên nhân khách quan và chủ quan, từ những yếu tố trên tạo ra rất nhiều thách thức mà những người quản lý đất nước không thể bỏ qua nếu còn mang trái tim Việt.

Những thay đổi cần thiết và rốt ráo với một quyết tâm cải sửa những sai lầm liệt kê dưới đây sẽ là những giây phút sám hối đối với dân tộc Việt.

Bài viết nầy xin được đan cử một số suy nghĩ về tình trạng suy thoái giáo dục ở Việt Nam trong giai đoạn xã nghĩa.

Xã hội hóa giáo dục xã hội chủ nghĩa

Chính sách "xã hội hóa giáo dục" đã được khơi mào ngay từ khi Bộ luật Giáo dục ban hành năm 2005 trở đi. Kể từ mốc thời gian nầy, chúng ta có thể nhận biết ngay sự thất bại của chính sách trong bài phân tích "Hiện trạng giáo dục Việt Nam" của cùng người viết. Kề từ đó, Nhà nước sẽ giữ vai trò quyết định trong việc phát triển công tác giáo dục (mission of education), trực tiếp điều hành sự đa dạng trong các thể loại trường ốc và cơ cấu giáo dục như giáo trình, học cụ, nhân viên giảng huấn v.v…Thêm nữa, Nhà nước còn khuyến khích, khởi xướng, và khích lệ tất cả các tổ chức, gia đình, và mọi công dân quan tâm đến giáo dục, …để cùng hoàn thành mục tiêu giáo dục trong một môi trường lành mạnh.

Luật trên lý thuyết rất trong sáng, nhưng có thể nói trong suốt suốt thời kỳ "cai trị" miền Bắc từ năm 1954, cũng như miền Nam sau 30/4/1975, một Đạo luật bất thành văn luôn luôn hiện hữu trong tất cả chính sách giáo dục từ tuyển sinh cho đến việc chọn lựa trường ốc, từ văn bằng tốt nghiệp đại học cho đến việc phân bổ nhiệm sở, thậm chí cho đến lương bổng cùng phụ cấp …cũng còn nhiều phân biệt đối xử.

Đó là chính sách "Hồng hơn Chuyên".

Khi còn là học sinh, sinh viên, tầng lớp "con ông cháu cha cộng sản" hưởng đủ mọi ưu đãi của nhà trường, nào là được điểm ưu tiên trong các kỳ thi cử nhứt là khi các cậu ấm cô chiêu nầy bắt đầu vào tầng lớp "học sinh, sinh viên nồng cốt", rồi "đối tượng Đoàn", Đoàn, rồi đối tượng Đảng, sau cùng là Đảng.

Ngay sau khi tốt nghiệp, các cô cậu Cử lại được điền khuyết vào những vị trí béo bở vừa an toàn cho bản thân, vừa có điều kiện tiếp nối cha ông trong …bước đường vinh thân phì da và tàn phá tài nguyên cùng sinh khí của dân tộc.

Chính chính sách nầy và hệ lụy của nó làm thui chột bước phát triển của tuổi thanh niên, tương lai của một dân tộc. Một khi lý tưởng quốc gia, tình tự dân tộc đã bị đánh mất, tuổi trẻ Việt Nam tương lai sẽ mất phương hướng và Đất và Nước sẽ lùi dần vào bóng tối.

Nghịch lý về số lượng

https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQOvD4yQ7X17cU5EPRee78YS8fuwfrJCjvwMvHVWY_mpw4HIY1gBwMặc dầu số trường ốc, học sinh, sinh viên, thầy cô có tăng trong theo thời gian, nhưng mức tăng trưởng không theo kịp đà gia tăng dân số. Nhu cầu Thầy Cô tăng trưởng và phân bố không đồng đều như dư thừa ở các thành phố và thiếu hụt ở các vùng xa xôi. Vã lại, mục tiêu đào tạo tập trung vào kỹ thuật do đó cả thầy và trò đều khiếm khuyết một số tri thức về xã hội chung quanh…từ đó nảy sinh ra sự "vô cảm" trước những người bất hạnh chung quanh, cũng như nảy sinh ra quá nhiều hiện tượng tiêu cực trong nhà trường và trong các cơ sở hay xí nghiệp.

Thành phần giáo viên ở mọi cấp là một thành phần "bán cháo phổi" bị thiệt thòi nhiều nhứt. Chính vì vậy rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp không nhận nhiệm sở mà làm nhiều công việc không phù hợp với khả năng của mình. Thí dụ sinh viên tốt nghiệp sư phạm ban Anh ngữ hay Pháp ngữ thường bỏ nhiệm sở đi làm cho các công ty ngoại quốc với lương bổng gấp 10 hay 20 lần cao hơn. Đây là một thất thoát nhân lực và nguyên khí quốc gia không nhỏ. Năm 2012, Bà Nguyễn Thị Bình, Cựu Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo có nói tới việc "chấn hưng giáo dục và bắt đầu từ người thầy".

Nghịch lý về phẩm chất

Giáo dục Việt Nam nặng về lý thuyết. Học sinh, sinh viên học ngày học đêm, quên cả tuồi trẻ mà phẩm chất vẫn kém. Người thầy vẫn còn áp dụng phương pháp từ chương "đọc, chép" và không có điều kiện hay không muốn cập nhật hóa môn giảng dạy của mình.

Về chương trình giảng dạy quá nặng nề và có nhiều tiết mục chiếm nhiều thời gian học tận mà không cần thiết như Triết học Mac Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị Mac Lênin, Lịch sử đảng công sản Việt Nam và tư tưởng HCM. Những môn học nầy hoàn toàn không giúp ích được gì trong suy nghĩ của những chuyên viên tương lai trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Có chăng các môn học trên sẽ đào tạo ra những "robot" trung với đảng và sống chết với đảng, còn đảng là còn công an… mà thôi!

https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRhL_Ck1L2P4jQAX5C1lVydAN7e9cdT4fZQ-1vCX5cHEvNvAUk_xgHình dung chương trình học lớp 12 có 39,5 giờ trong một tuần, nhưng tiết học thể thao và quân sự học đường chiếm 2 giờ và các giờ sinh hoạt khác như đoàn thanh niên, học tập chính trị qua các môn học kể trên chiếm 10.5 giờ. Do đó, học sinh học chuyên môn thực sự chỉ còn có 27 giờ.

Ngủ gục trong lớp

 

 
Chính Nguyễn Khoa Đạo, Viện sĩ, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội đề nghị là "phải nhìn thằng vào sự lạc hậu của nền giáo dục Việt Nam so với thế giới và so với nhu cầu của đất nước và thời đại mới".

Hoặc Ông Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Minh Hiển trong một báo cáo về tình hình giáo dục Việt Nam trước quốc hội rằng:"chất lượng giáo dục thấp, phương pháp giảng dạy lạc hậu, chậm đổi mới, kỷ năng thực hành và khả năng tự học của học sinh còn thấp, nạn học thêm hay dạy thêm, bằng cấp giả chưa được giải quyết, cơ chế quản lý giáo dục chưa thích hợp với nền kinh tế thị trường, việc quản lý còn nặng tính quan liêu".

Phân tích và nhận định quá chính xác, nhưng tình trạng giáo dục vẫn không thay đổi vì một cơ chế đóng băng của đảng, giống như những ngày đầu tiên CS Bắc Việt nm quyền cai trị dân, thử hỏi làm sao đất nước không lụn bại được. Thêm nữa, về nạn bằng cấp già, chính cán bộ, đảng viên từ Bộ Chính trị cho đến Trung ương đảng, người người, nhà nhà đều xài bằng cấp giả.

Ngay cả một ông cựu bộ trưởng Giáo dục, Phó thủ tướng, và bây giờ là Ủy viên Bộ Chình trị tốt nghiệp Tiến sĩ ở một trường đại học ngoại quốc trong khi trường đó chỉ được thành lập 9 năm sau ngày ông tốt nghiệp!

https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSWF4TMSr0P1tRCYN0LN2M-RJ-szU9LsJ2Rm5pdg1k3kTetwIAFVề phương pháp giảng dạy

Lớp học từ chương

 
Có thể nói, hầu hết Thầy Cô ở Việt Nam vẫn còn áp dụng phương pháp giảng dạy "người Thầy là người phát ngôn (speaker) chánh, và học trò là người nghe "listener" chánh. Chính phương pháp nầy tạo ra một sự nhàm chán trong học tập và thúc đẩy việc học trong chiều hướng thụ động, học thuộc lòng, và học sinh không cẩn tìm hiểu hay đặt câu hỏi.

Việt Nam cần một phương pháp giảng dạy cách mạng hơn, linh động hơn trong việc đào tạo người thấy trong chiều hướng toàn cầu hóa và sau đó áp dụng cho học trò hầu mong tạo dựng được một sinh khí mới trong giáo dục.

Một nguyên nhân khác trong việc giảng dạy là người Thầy luôn bị áp lực là dạy theo giáo án, giáo trình "một cách mù quáng", không thể thay đổi ngay cả giáo án có nhiều điểm sai đầy rẩy trong đó. Người viết đã khám phá trong kỳ thi tuyển vào Đại học Sư phạm Sài Gòn năm 1976, đề thi môn hóa học sai trái và thiếu nhiều dữ kiện để lý giải. Khi báo cáo lên "Ông Chủ khảo" trường thi, thì được trả lời thẳng thừng là "đừng nói ra" và buổi thi vẫn tiếp tục như không có chuyện gì xảy ra. Như vậy, người thầy xã nghĩa là một người thầy không còn "nhân vị" nhưng luôn được chế độ gán cho danh hiệu cao quý là "kỹ sư tâm hồn". Tâm hồn đây phải chăng là tâm hồn của một con cừu Panurge!

Thêm nữa, lớp học quá tải cũng là một nguyên nhân làm cho việc giảng dạy không có hiệu quả và cũng là một thách thức cho người thầy mỗi khí áp dụng một phương pháp giảng dạy mới và tân tiến hơn. Phương pháp học nhóm, kiểm soát liên tục, sinh hoạt học tập ngoài lớp học tạo sự sáng tạo nơi học sinh, sinh viên không thể nào được áp dụng trong điều kiện sinh viên đông đúc như hiện tại được.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/172146-VN-LeTotNghiep.400.jpgVề Giáo viên, Giáo sư, Trường ốc, và Học cụ giảng dạy


Một buổi lễ tốt nghiệp tưng bừng tại trường Đại Học Sư Phạm 2 ở Hà Nội "hệ chính quy". Tin cho hay sinh viên theo học ngành sư phạm không kiếm được việc làm. Muốn có chỗ dạy phải hối lộ.   (Hình: Website Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2)

Việt Nam hiện đang thiếu nhân viên giảng huấn trầm trọng cả về phẩm lẫn lượng. Rất nhiều người thầy không hội đủ điều kiện chuyên môn để giảng dạy, nhưng vì nhiều lý do khác nhau vẫn được đứng lớp, đôi khi còn được đãi ngộ tốt hơn so với người thầy đúng nghĩa với đầy đủ chuyên môn. Tuyệt đại đa số người thầy xã nghĩa không có điều kiện nghiên cứu, hay không chịu nghiên cứu vì lười, vì có nhiều bận tâm khác v.v…hay nhứt là không có khả năng nghiên cứu! Vì thế làm sao họ có thể thăng tiến chuyên môn và truyền đạt kiến thức cho hoc sinh hay sinh viên được.

Về trường ốc và học cụ giảng dạy, đa số trường ở Việt Nam không có các phòng thí nghiệm, chỉ học "chay" mà thôi. Thư viện để tham khảo cũng là một xa xỉ ngay cả ở bậc đại học.

Xây dựng phòng ốc, tạo điều kiện cho học sinh có một môi trường học tập thích hợp sẽ khuyến khích con em chúng ta trên bước đường học vần, và làm giảm áp lực của người thầy trong việc giảng dạy. 

Về việc quản lý nhà trường và chính sách thi cử

Quản lý nhà trường cho đến nay vẫn là một điểm yếu của Việt Nam. Chính vì đặt năng vào sự an toàn của đảng, cho nên việc kiểm soát sinh viên, học sinh và người thầy rất khắc nghiệp. Một chính sách công an trị trong học đường chỉ còn tồn tại ở một và quốc gia độc tài mà thôi. CS Bắc Việt vẫn luôn luôn muốn cấy chủng tử sợ vào đầu người thầy và trò.

Chính sách thi cử cũng là một hạn chế bước tiến của dân tộc. Chính sách thi vào lớp 10 còn tồn tại; thi vào đại học rất phức tạp…từ đó tạo ra một gánh nặng hành chánh trong việc ra đề thi và tổ chức thi cử. Và cũng từ đó tệ trạng gian dối trong thi cử như bán đề thi, lộ đề thi, đánh "bùa" (phao), giám thị làm lơ, thầy đi ra ngoài …để cho thí sinh mặc tình quay cóp.

 

 

Thay lời kết

Trong điều kiện giáo dục ở Việt Nam hiện tại, phẩm chất giáo dục vẫn là chìa khóa mở ra và giải tỏa tất cả những vấn nạn cùng các thách thức cho Việt Nam. Phẩm chất giáo dục phải được cải tổ và khai triển từ bậc giáo dục đại học cho đến trung học đ nhứt cấp.

Các cơ quan thiện nguyện, người dân cần đóng góp vào việc cải thiện phẩm chất giáo dục như trợ giúp tài vật trong việc mở mang trường ốc và hạ tầng cơ sở, cấp học bổng cho sinh viên học sinh nghèo hay học giỏi.

Cần lưu tâm nhiều hơn đối với những dân tộc thiểu số, cũng như thiết lập một chương trình giảng dạy riêng cho họ vì người thiểu số không có điều kiện như trẻ con Việt được nói và nghe tiêng Việt qua miệng lưỡi người mẹ.

Một khi phẩm chất giảng dạy tăng lên, việc học thêm hay học trường tư lập sẽ giảm bớt. Từ đó, tình trạng chênh lệch cán cân kinh tế trong xã hội có thể được thâu ngắn hơn qua việc giáo dục phổ cập vào đại chúng.    

 

Text Box:          Thay đổi là một tiến trình, không phải là một biến cố.    Sau cùng, chính sách giáo dục xã nghĩa cần phải được thay thế bằng một chính sách thông thoáng hơn, không còn bóng dáng công an trong học đường nữa.

Mong lắm thay

Mai Thanh Truyết

Mơ về Việt Nam tương lai - 10/2013

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài đọc thêm:

 

Bài 1: Suy nghĩ về một Chính Sách Giáo Dục mới

Nhị Thể - Giáo Dục (Dual – Education)

Some ideas on the new strategy of education - dual education

Dual Education is something new to Vietnam. It worked perfectly in Germany. This country has solved the problem of unemployment for students after they graduated and even during their summer time very well compared to the U.S. and other countries which followed the tradition of "literature education". The countries which pay too much attention to academic education and theoretical studies would have problems in employment for students when they graduated. In Germany, they followed the model of "study and practice", or "dual-education". Therefore, the new graduated students who failed to get jobs only fluctuated within the margin of 8% annually. During the time of unification, the unemployment rates were around 50% for youth, but when they entered the era of stability, the unemployment rates of graduated students fell to 8%. That was the achievement of what is called "dual-education" (study and practice paralleling).  There have been 3 nations which have attained success based on "dual-education" in the E.U: Germany, Austria, and Switzerland.

Efforts have been made right in the elementary, secondary and later higher education or university degrees to provide students with apprenticeships, in paralleling with academic studies. The results have been good as the statistics showed. In VN, under the Republic of Vietnam, the Cao Thang School followed this model of education and got good results, as they did apprenticeships at such firms as Ba Son, Caric (a ship builder) and other places. After finishing their programs at Cao Thang School, they could be accepted into the Phu Tho National Centre for Technology in Phu Tho, near Saigon (engineering degrees of various branches).

Trong giai đoạn kinh tế toàn cầu đang suy trầm hiện tại, vấn đề giải quyết lao động và công ăn việc làm một vấn đề cốt lõi cho việc phát triển quốc gia, đặc biết đối với số lượng đông đảo của các tân khoa vừa tốt nghiệp. Đây là một thách thức lớn và hướng giải quyết của từng quốc gia sẽ định mức lại sức tăng trưởng xã hội của quốc gia đó.  Hiện tại Hoa Kỳ vẫn lúng túng trong việc sắp xếp "việc làm" cho những sinh viên tốt nghiệp hằng năm. Và năm 2012 số tân khoa ra trường không kiếm được việc làm đã quá ngưỡng cửa 30%.

Ở các quốc gia Âu Châu tình trạng càng tệ hại hơn nữa.  Năm 2012 tình trạng không có việc làm của sinh viên tốt nghiệp là 56% ở Tây Ban Nha và 38% ở Ý. Mùa Hè năm nay đã đến nghĩa là thêm một số lượng lớn sinh viên ra trường cần phải có việc làm.

Riêng tại Đức tỷ lệ sinh viên mới ra trường không tìm được việc làm chỉ giao động trên dưới 8% hằng năm. Câu hỏi được đặt ra là vì sao Tây Đức phải cưu mang người anh em nghèo là Đông Đức với tỷ lệ thất nghiệp khi thống nhất hai nước Đức trên dưới 50%, mà hiện nay nước Đức thống nhất lại ổn định mức lao động xã hội và phát triển trong chiều hướng ứng hợp với toàn cầu hoá?

Có thể trả lời ngay là nhờ chính sách giáo duc Đức đặt nền tảng trên hai khía cạnh học và hành, và cũng có thể nói đây là một chính sách giáo dục quốc gia mới trên thể giới. Đó là chính sách "Dual-Education", xin tạm dịch là "Nhị Thể-Giáo Dục". Nước Đức đã áp dụng chính sách này từ năm 1969 cho đến hôm nay.

Chính Sách Nhị-Thể Giáo Dục

Trong một cuộc họp gần đây, Ursula Von Der Leyen, Bộ trưởng Lao động Đức công bố trước các thành viên của Liên hiệp Âu Châu (European Union) về tình trạng thất nghiệp ở xứ này, đặc biệt đối với giới trẻ là nhờ hệ thống nhị-thể giáo dục. Có ba quốc gia Âu Châu thành côngtrong chính sách này là Đức, Áo và Thuỵ Sĩ.

Đây là một chính sách truyền thống phối hợp giữa giáo dục cổ điển (trường lớp Tiểu học-Trung học-Đại học) và tập sự học nghề (apprenticeships). Việc phối hợp trên làm cho học viên vừa đi làm vừa hoàn tất học trình của mình. Do đó phần lớn sinh viên đều có việc làm ngay sau khi ra trường.

Dĩ nhiên chu kỳ học tập cho hệ thống này dài hơn lề lối học tập cổ điển, vì sinh viên phải tạm nghỉ học lý thuyết một thời gian để đi tập sự trong khi vừa học được kinh nghiệm chuyên môn và giải quyết được tình trạng tài chánh trong thời gian học.

Chính sách nàp cũng có thể được xem như việc thiết lập các hệ thống giáo dục hướng nghiệp (Vocational-Education) tại Hoa Kỳ. Chính nhờ vậy mà nước Đức vượt qua được suy thoái toàn cầu từ năm 2007 và có thêm khả năng giúp các quốc gia khác trong Liên hiệp Âu Châu như Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Tây Ban Nha, vv…

Các học sinh ở Đức sau khi tốt nghiệp trung học nếu không muốn vào hoặc không được vào đại học có thể tham gia chương trình giáo dục này; họ có thể đi làm 3 hoặc 4 ngày trong một hãng xưởng để được huấn nghiệp chuyên môn và được trả lương đầy đủ. Những ngày còn lại trong tuần họ phải đi học những lớp quy định trong chương trình giáo dục do sự tổ chức và điều hành của Phòng Thương Mại và các Hội Đoàn Kỹ Nghệ. Sau 3 niên học (không có nghỉ hè), học viên được cấp chứng chỉ và hầu hết đều được tiếp tục làm việc tại nhiệm sở mà họ đã thực tập trong những năm qua.  Họ đã chính thức là nhân viên của hãng.

Đối với tuổi trẻ Đức, họ rất mến chuộng hệ thống giáo dục này, có 2 trên 3 học sinh tốt nghiệp trung học chọn lề lối trên và họ đóng góp không nhỏ vào khoảng 350 ngành nghề đang hoạt động tại Đức, từ công việc của người thợ chuyên môn hoặc trong những dịch vụ thương mại, từ kế toán qua dược khoa, y khoa và nông nghiệp, vv…

Chính sự thành công của chính sách này khiến cho nước Đức có một lực lượng chuyên môn có tay nghề cao, cung ứng và điều hòa được mức thất nghiệp thấp cùng duy trì sức phát triển đều đặn của quốc gia. Thêm một điểm son của chính sách giáo dục trên là nhân viên sau một thời gian làm việc có thể được tiếp tục học thêm để có những nhiệm vụ và địa vị cao hơn.

Nhìn lại Việt Nam

Với chính sách chuyên chính vô sản hiện tại, có thể nói chính sách giáo dục Việt Nam hoàn toàn đi đến bế tắt. Số trường đại học, cao đẳng tang gấp trăm lần so với miền Nam trước đây. Nhưng đó chỉ là số lượng, thật sự về phẩm chất, chương trình và đạo đức giáo dục băng hoại làm cho tuổi trẻ Việt Nam ngày nay không còn định hướng về quốc gia và dân tộc.

Từ đó, đưa đến sự thờ ơ đối với công việc phát triển quốc gia. Phần lớn chạy theo việc làm giàu dù lương thiện hay bất chính, sống không biết ngày mai, sống thâu đêm suốt sáng bên cạnh những thú tiêu khiển trụy lạc sa đọa. Một số khác không có điều kiện thì sống vất vưỡng bên lề xã hội. Những người cầm quyền hiện tại hoặc vì bận lo bảo vệ quyền lựcquyền lợi, vì vậy đất nước ngày càng đi xuống.

Câu chuyện "hàng ngày ở Huyện" xảy ra trong suốt 38 năm qua trong mỗi kỳ thi tốt nghiệp trung học vào tháng 6 hằng năm.  CS Bắc Việt không thể bưng bít được những hình ảnh tiêu cực xảy ra từ Bắc chí Nam như: đánh bùa (phao) trao đổi với giám thị; giáo sư chỉ bài cho thí sinh trước khi thi và trong ngày thi. Việc buôn bán bài giải là một dịch vụ béo bở cho một số người. Từ đó, nhìn lại chính sách giáo dục miền Nam trước kia là một chính sách quốc gia đặt căn bản Dân tộc-Nhân bản-Khoa học-Khai phóng làm trọng tâm cho việc phát triển quốc gia.

Và cũng có thể nói hệ thống nhị thể-giáo dục nêu trên cũng đã manh nha ở giai đoạn của bậc trung học miền Nam thời bấy giờ. Vào năm 1958, một Đại Hội nghị giáo dục toàn quốc (miền Nam từ vỹ tuyến 17 trở vào) đã nghiên cứu và chấp nhận 3 nguyên tắc căn bản định hướng cho nền giáo dục Việt Nam là nhân bản, dân tộc, khai phóng.

  1. Nền giáo dục Việt Nam phải là một nền giáo dục nhân bản, tôn trọng giá trị thiêng liêng của con người, lấy chính con người làm cứu cánh, và như vậy nhằm mục đích phát triển toàn diện con người;
  2. Nền giáo dục Việt Nam phải là một nền giáo dục dân tộc, tôn trọng giá trị truyền thống, mật thiết liên quan đến những cảnh huống sinh hoạt như gia đình, nghề nghiệp, đất nước và bảo đảm hữu hiệu cho sự sinh tồn và phát triển của quốc gia;
  3. Nền giáo dục việt Nam phải có tính cách khai phóng, tôn trọng tinh thần khoa học, phát huy tinh thần dân chủ xã hội, thâu thái tinh hoa các nền văn hóa thế giới.

Đến năm 1970, thêm một nguyên tắc khác được đem vào làm chuẩn cho nền giáo dục miền Nam. Đó là lấy sự tôn trọng tinh thần khoa học, như các quốc gia tân tiến trên thế giới, làm nền tảng cho mọi sự tiến bộ giáo dục tại Việt Nam.

Text Box:              Cổng trường Cao Thắng chụp đầu năm 1974    Từ đó, giáo dục miền Nam đã có những bước đi vững chắc trên mền tảng của Nhân bản-Dân tộc-Khai phóng-Khoa học. Đây chính là kim chỉ nam làm cho nền giáo dục miền Nam liên tục tiến bộ nâng cao phẩm chất giáo dục quốc gia, và tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên miền Nam trở thành những thành viên ưu tú của đất nước trong suốt thời kỳ 1958-1975.

Chúng ta còn nhớ trường Trung học Kỹ thuật Cao Thắng, được thánh lập qua sắc lệnh của Tổng thống VNCH ngày 29/6/1956, tọa lạc tại đường Huỳnh Thúc Kháng, SàiGòn, trong đó học sinh được học ngoài chương trình phổ thông còn rất nhiều giờ dành cho việc học nghề: tiện, máy móc, hàn xì….Và hằng năm học sinh được gởi đi thực tập ở xưỡng Ba Son, hảng đóng tàu Caric, nhà máy đường Khánh Hội, và một số hảng dệt khác.

Qua việc đào tạo trên, học sinh tốt nghiệp trung học nơi đây khi thi đậu vào Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ thường hội nhập và thu thập nhanh hơn các học sinh phổ thông. Họ là những kỹ sư giỏi của trường.

Vào cuối thập niên 1960, trường Kiểu mẫu Thủ Đức được thành lập dưới sự bảo trở tài chánh và kỹ thuật của Hoa Kỳ. Giảng viên phần lớn được huấn luyện ở Hoa Kỳ.  Rất nhiều ngành nghề mới được giảng dạy và đào tạo nơi ngôi trường này.

VNCH còn có thêm hệ thống giáo dục tổng hợp:

Trung học tổng hợp: Chương trình giáo dục trung học tổng hợp (tiếng Anh: comprehensive high school) là một chương trình giáo dục thực tiễn phát sinh từ quan niệm giáo dục của triết gia John Dewey, sau này được nhà giáo dục người Mỹ là James B. Connant hệ thống hóa và đem áp dụng cho các trường trung học Hoa Kỳ Giáo dục trung học tổng hợp chú trọng đến khía cạnh thực tiễn và hướng nghiệp, đặt nặng vào các môn tư vấn, kinh tế gia đình, kinh doanh, công-kỹ nghệ, v.v… nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức thực tiễn, giúp họ có thể mưu sinh sau khi rời trường trung học. Ở từng địa phương, phụ huynh học sinh và các nhà giáo có thể đề nghị những môn học đặc thù khả dĩ có thể đem ra ứng dụng ở nơi mình sinh sống. Thời Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa chính phủ cho thử nghiệm chương trình trung học tổng hợp, nhập đệ nhất và đệ nhị cấp lại với nhau. Học trình này được áp dụng đầu tiên tại Trường Trung học Kiểu mẫu Thủ Đức, sau đó mở rộng cho một số trường như Nguyễn An Ninh (cho nam sinh; 93 đường Trần Nhân Tông, Quận 10) và Sương Nguyệt Ánh (cho nữ sinh; góc đường Bà Hạt và Vĩnh Viễn, gần chùa Ấn Quang) ở Sài Gòn, và Chưởng Binh Lễ ở Long Xuyên. (trích trên mạng điện tử).

Đây là một đóng góp không nhỏ vào việc phát triển quốc gia. Chính vì vậy tổng sản lượng nội địa (GDP) của miền Nam năm 1960 là $223 Mỹ kim/người, so với Nam Hàn là $155, Thái Lan $101, Trung Cộng $92, Ấn Độ $84, và CS Bắc Việt $73.

Hiện nay, sau 38 năm xã hội chủ nghĩa, Thái Lan có tổng sản lượng nội địa cao gấp 4 lần Việt Nam, Trung Cộng gấp 5 lần, Ấn Độ gấp 6 lần. Riêng Nam Hàn tăng trưởng nhanh và qua mặt hơn Việt Nam 15 lần.

Từ những con số vô tình trên, chúng ta có thể kết luận là CS Bắc Việt đã đưa đất nước vào tận cùng của sự nghèo đói, ngoài sự thành công "vĩ đại" của họ trong quản lý kinh tế là đem lại hàng tỷ tỷ đô la cho những nhóm "lợi ích kinh tế" mà những người lãnh đạo chốt bu của đảng chính là những chủ nhân ông của các tài sản kếch xù trên.

Tương lai Việt Nam đi về đâu?

Câu hỏi trên xin dành cho tuổi trẻ Việt Nam, những người sẽ mang lại lá cờ hồng tự do, dân chủ cho Đất và Nước.

 

Mai Thanh Truyết

Trên đường thiên lý-2013

 

________________________________
 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-

"Behold I do not give lectures or a little charity; When I give I give myself".Walt Whitman

 
 

 

 

 
 
 
 
//////////////////////////////////////////////////