Bauxite in Viêt Nam
Definition of Bauxite
Bauxite is a rock containing aluminum hydroxide that is a principal ore of aluminum. Bauxite is found close to ground surface, between 0.8 to 2 meters deep depending on the geological structure of the region meant for exploitation.
Categorization of Bauxite
Bauxite valuation is categorized and defined based on the silica modulus (mSi) that is the factor of alumina versus silica oxide (SiO2). The higher this ratio, the more precious the bauxite ore.
In Vietnam, the silica modulus of bauxite found in Nhan Co ranges from 3.5 to 7.8 compared to bauxite mined in Indonesia (14 to 18), in Australia (11 to 21), and in India (20 to 25). The lower mSi indicates the poorer quality of bauxite ore.
Summary of Main Processes of Bauxite Exploitation
Digging bauxite does not require tunnels as digging coal mines or other mineral ores. However, it still requires heavy digging equipment and generates tremendous dust that pollutes the surrounding air.
Extracting aluminum from bauxite requires two major processes:
1. Physical excavation, grinding, heating, and chemical treatment to separate aluminum hydroxide from other components originally mixed in bauxite ores.
2. Extracting aluminum via electrolysis at high temperature ( C), low voltage (less than 5 volts) and high amperage (from old timer 70 KA to modern 700 KA) to reduce aluminum oxide to pure aluminum (~99.6%)
The first process of separating of dirt from aluminum hydroxide requires chemical treatment of bauxite ore with water and a sodium hydroxide solution to produce aluminum hydroxide, which is subsequently oxidized in high-temperature kilns to obtain aluminum oxide (Al2O3), also known as alumina.
The hazardous waste of this process is a huge amount of "red sludge" called "silent toxin," that is a toxic combination of iron oxide, silica, calcium oxide, titanium oxide, chrome oxide, zinc oxide, aluminum hydroxide, and organic compounds.
In Vietnam, due to low silica modulus, the first phase of extraction needs repeated treatments of sodium hydroxide and water. Certainly, the more washing and extraction, the more polluted the red sludge waste.
According to projections, the expectation of the first extraction phase is just for 35% to 39% of alumina; then, the subsequent treatments will continue until reaching 98.6% of alumina purity. This process is called the "wet" Bayer process.
Overall, the digging and "wet" wash processes rely heavily on modern mechanical equipments for digging, grinding, rinsing, heating and a low number of labor force. It, however, demands a very large source of water, energy (heat) and chemicals for several treatments.
It also creates environmental problems and pollution that damage the entire ecology system, change the socio-economic structure and can be lethal to human lives of the region.
The second and highly technical process is the transformation of aluminum oxide to pure aluminum. It is more important and requires skilled workers plus advanced technology provisions for high amperage electricity for electrolysis.
In truth, it is a primary concern and difficult blockage for Vietnam where lack of electricity and restrictions on its usage are customary for the city people. This is a factor made much worse in the highlands and rural areas.
The Environmental Impacts Caused by Bauxite Mining
Air Pollution and Acid Rain
Dust is a primarily environmental problem caused by Bauxite mining. Dust absolutely covers very large surrounding areas that affect the habitats, including residential and agricultural neighborhoods of the Bauxite exploitation site. The "red" dust waste from the first process of Bauxite definitely will cling to the income-producing plantations such as coffee, tea, rubber, black pepper and remain on their leaves for a long period of time. This phenomenon is very harmful to the growth of the agricultural products and reduces the productivity of these trees.
This dust consisting of toxic chemicals plus the natural emissions of radiation products as radium, thorium, and beryllium… can in the long run become a cause of lung cancer for residents in the surrounding areas as borne out by statistical data coming from coal mine areas in Western countries.
Moreover, during the separation process, the vapor of sulfur dioxide is formed, and an acid rain is generated due to the chemical blend of sulfurous air and water. This acid rain is the most serious harm to adjacent farms.
Water Pollution
Digging a bauxite site would tremendously damage huge depths of the topsoil level that can never be replenished as in the condition before digging. Besides, it requires an estimated area equivalent to the bauxite site to dump the red sludge.
According to historical data or bauxite exploitation data taken from different advanced countries, the ratio 4/2/1 means that in order for 4 tons of ore to produce 2 tons of alumina, or 1 ton of pure aluminum, 4 tons of red sludge are the result.
When the toxic red sludge is dumped on the ground, its toxic chemicals will be percolated to the underground water table along with rainwater, which would then contaminate the main water source of the highlands region and its people in Dak Nong province.
In addition, the red sludge is carried by rain to the Serepok River and surrounding streams from the Highlands to the Dong Nai River, the main water source provider for Saigon (Ho Chi Minh) city and the southeastern part of South Vietnam.
In sum, this hazardous waste is seriously harmful to a population of 30 million and causes agricultural damage to the highland farms.
Fishery Pollution
The fishing industry will also be damaged due to the poisonous chemicals from the red sludge as fish can subsequently be vanishing or even become extinct. According to researches carried out by American and Italian scientists, red sludge can cause the genetic distortion of fish in the ocean. The health and lives of the people living southeast of Saigon and its fish consumers can be greatly affected as well.
Toxicity Affecting Human Lives
The red sludge puts health and human lives at risk of being lost or harmed due to air, water and fish pollution. The medical statistics prove that prolonged toxicity may cause encephalopathy, osteoporosis, anemia, and possibly Parkinson diseases. An Australian researcher in Australia where bauxite mining is largely developed proved that red sludge causes lung cancer and uterus deformation in rat experiments. The common symptoms of toxicity on humans are dizziness, vertigo, nausea, fainting, or comatose if breathing or taking in a large dosage.
According to OSHA, the sodium hydroxide (NaOH) is the primary waste in red sludge and it is harmful to human beings after prolonged contact, say 15 years. Direct contact may cause skin irritation, or inflammation of the respiratory system such as blistering of the throat, mouth or nose.
The Economic Effectiveness
The Economic effectiveness of bauxite mining depends on the density of aluminum. In general, 4 tons of bauxite yield an average of 2 tons of aluminum oxide and generate 4 tons of red mud in order to produce 1 ton of pure (~99.6%) aluminum.
In order to produce 1.2 million tons of pure aluminum per annum, which is the ultimate goal as spelled out by Vietnam, we can do a simple math and arrive at how large a surface is needed annually for a dumping ground of red mud!
For comparison, 1 hectare of rubber tree plantation yields 1.5 tons of rubber which is equivalent of US$4,500.00 as 2008 market price. Moreover, the land can be subsequently harvested for the next 20 years.
In contrast, one ton of alumina costs only US $270.00 (2008 market price). In order to have the same yield of rubber plantation, it needs to dig 35 tons of bauxite ore. However, the land after exploitation cannot be reused but also generating 40 tons of toxic waste of red sludge and polluted dust.
More specifically, the research inside Vietnam by Nguyen Dong Hai, Ph.D, Nguyen Thanh Son, Ph.D, and Nguyen Ngoc was reported on the VietnamNet web site, shows that the total annual income from Bauxite mining is only 1,450 billion Dong (Vietnamese piasters) versus 2,200 billion for rubber trees and 5,800 billion for coffee trees harvesting for the same amount of land used to produce aluminum in the Highland of Dak Nong,
Hence, the ability to repay the debt for tree investment is 5 times faster than bauxite investment.
According to their calculation, it costs 3,000 billion Dong Vietnam for 4,000 hectares (equivalent to 8,800 acres) of bauxite. However, the same amount of money can be used to invest in 35,000 hectares of rubber trees or 58,000 hectares of coffee trees.
In plus, bauxite exploitation is not tax advantages. It brings in about 30 billion Dong VN versus 701 billion Dong VN for rubber trees and 2,175 billion Dong VN for coffee trees.
In socio-economic standpoint, bauxite mining does not create more jobs to the area because the Chinese labor force and heavy duty digging equipments are utilized.
It requires only 5 thousand laborers for the Dak Nong site (equivalent to 1.25 labors/hectare) as compared to 170,000 laborers for rubber plantation and 590,000 laborers for coffee plantation.
The Social and Cultural Effects on the Ethnic Minorities
There are numerous ethnic groups (about 15) in the Central Highlands of Vietnam and they are very sensitive to the invasion of the Vietnamese (called "Kinh," people from the Capital). Their habitats and lands are getting smaller and smaller due to the encroachments of Vietnamese migration into the area and the infusion of minorities coming from the North, deliberately fostered by the government, which have brought a huge population increase, from an original 1.4 million to an estimated 4 million.
Of the original (native) 1.4 million, about 90% are ethnic highlanders. Now, their estimated number is down to around 400,000. This decrease of their population is due to their retreating deeper into the forest lands to the West and/or to the neighboring countries of Laos and Cambodia.
According to plan, Vietnam is expected to develop 5 more locations in Dak Nong province beside Nhan Co (area: 510 Km2) such as: Trung Duc (354 Km2), Dak Song (300 Km2), Gia Nghia North (329 Km2), 1 Thang 5 (197 Km2), Quang Son (159 Km2). All planned areas of bauxite exploitation would come to more than 1/3 of the surface of Dak Nong province.
Digging Bauxite in this area is a serious matter of concern to the people of Dak Nong because with their agricultural land being invaded and further restricted starvation becomes a distinct possibility. Migration (move to another area) and separation of families will become necessary for survival, therefore, it will disturb its social structure and may damage family values due to the Chinese occupation and cultural invasion.
Limitations on Aluminum Processing
The electrolytic process (the second phase) to produce the end product known as pure aluminum is beyond Vietnam's capability in the present conditions due to lack of water and the absence of low cost electric power.
Water and electricity are sine qua non requirements for processing bauxite into aluminum that pose the biggest obstacle for the Communist government at the present time. It needs 18 billion kilowatt hours (KWH) to generate 1.2 million tons of pure aluminum per year. The cheapest cost is 3 cents US$ for one KWH (equivalent to 540 Dong Viet Nam) in order to break even for 1 ton of aluminum product. In Vietnam, the total amount of KWH of electricity available to the entire nation in 2008 is 58.4 billion KWH. How can Vietnam be expected to provide that kind of power capacity at the lowest cost?
Dalat, the national tourist spot and largest city in the highlands, is currently still restricted in its use of electricity and water for its residents.
To achieve their goal, the Chinese plan to deploy the construction of an hydro-electric plant at Dat Tit with the capacity of 144 MW and use water from four lakes along the Serepok River for a bauxite site at Nhan Co. But this is impossible and its project schedule cannot be met because of the difficulties in developing the region's infrastructure.
The Nhan Co project, which is expected to generate 600,000 tons of aluminum per year, requires 4 million cubic meters of water and this is something that cannot be supplied in a short period of time.
In sum, the bauxite mining in the Central Highlands of Vietnam is an IMPOSSIBLE project due to inadequate resources of water and the demand of huge amounts of electricity.
Conclusion
The environmental and humanitarian concerns due to bauxite exploitation in the Central Highlands of Vietnam (Tây nguyên) resulting from hazardous waste are simply too risky and they will severely impact the entire region and Vietnam.
Its exploitation will cause the hazardous waste of chemicals and polluted parameters that may be lethal to human life and lead to the destruction of the region's ecology in which agricultural land cannot be recovered for generations. It also dismantles and changes the social structure of families but does not create any economic effectiveness and tax advantage for Vietnam and its people.
Furthermore, the infrastructure of the region is not developed enough for the transportation of heavy equipments and an enormous amount of supplies needed for the project.
It may, however, achieve its goal and expectations of the Communists in Vietnam and China.
Mai, Truyet Thanh, Ph.D.
President,
Vietnamese American Science & Technology Society
West Covina, May 11, 2009
Giấc Mơ Ra Biển Lớn ...của Việt Nam
Giấc Mơ Ra Biển Lớn
Từ thập niên năm 60 ở thế kỷ 20 vừa qua, Orson Wells, văn hào Anh đã từng tiên đoán về những hệ luỵ hết sức tiêu cực của tư bản chủ nghĩa qua kinh tế thị trường, sự tăng gia sản xuất tối đa, tận dụng tài nguyên thiên nhiên để thoả mản sản xuất… Từ đó, ông bi quan cho tương lai thế giới sẽ đi đến một cơn khủng hoảng lớn cho tương lai…
Tiếp theo, kinh tế gia Thomas Friedman nói về quá trình suy sụp của một số quốc gia giàu tài nguyên như dầu hoả, vàng, khí đốt v.v… sử dụng các tài nguyên trên như một nguồn lợi chính của quốc gia và không nghĩ đến việc cân bằng trong việc xuất huyết tài nguyên thiên nhiên để chuyển hoá việc phát triển theo tiến trình phát triển bền vững.
Lãnh đạo của các quốc gia nầy ăn trên ngồi trước trên đống "vàng" mà thiên nhiên ưu đãi cho đất nước họ, quên hẳn việc cần phải làm là tạo dựng hạ tầng cơ sở cho quốc gia, mang lại phúc lợi cho người dân…
Họ đã nhiễm căn bịnh thời bấy giờ gọi là "Căn bịnh Hòa Lan". Đó là những quốc gia vùng Trung Đông với nguồn dầu hoả dồi dào, các nước Phi Châu với vàng và kim cương vô tận. Người dân và chính quyền sở tại bắt đầu vọng ngoại, chỉ biết tung tiền dễ dàng kiếm được mà không nghĩ đến việc phát triển đất nước đích thực.
Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm là, một số lãnh đạo của các quốc gia "giàu tài nguyên" trên cũng có ý thức xây dựng và phát triển quốc gia, nhưng vì áp lực của các tài phiệt Tây phương trên chính sách hợp tác và khai thác khiến cho họ không còn khả năng thực hiện sự phát triển đất nước theo ý muốn là mang lại phúc lợi cho người dân.
Rồi thời gian qua, chúng ta thấy được những gì? Các quốc gia kể trên, sau nhiều thập niên qua, dân trí vẫn còn thấp kém, phúc lợi tạo dựng không tăng trưởng, đời sống kinh tế của người dân cũng còn ở mức thấp. Tất cả lợi nhuận cho việc xuất cảng tài nguyên thiên nhiên chỉ mang lại phồn vinh cho cấp lãnh đạo hay vua chúa của các nước nầy.
Trong lúc đó, các quốc gia nghèo tài nguyên như Đại Hàn, Tân Gia Ba, Mã Lai, Đài Loan, thậm chí các quốc gia như Thái Lan, Phi Luật Tân…đã không ngừng phát triển theo chiều hướng đẩy mạnh công nghiệp và dịch vụ trong nước, an sinh xã hội không ngừng tăng trưởng, do đó, đời sống người dân dần dần dược cải thiện và nâng cao trong hiện tại.
Phát triển ngày hôm nay cần phải được hiểu theo ý nghĩa là phát triển "trên đất" chứ không phải là phát triển "dưới đất" vì nguồn tài nguyên thiên nhiên là một nguồn tài nguyên không bồi hoàn, không tái tạo lại được. Do đó, khi nguồn tài nguyên kia cạn kiệt, đất nước sẽ có nhiều nguy cơ khủng hoảng vì không kịp chuẩn bị thích ứng với tình trạng thiếu hụt ngoại tệ trong việc xuất cảng tài nguyên thiên nhiên trước kia.
Đó cũng là trường hợp của một số quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Phát triển qua việc xuất cảng tài nguyên
Trong quá trình phát triển và mở cửa của Việt Nam từ năm 1986 trở đi,Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhưng so với thời gian và mức độ phát triển cùng mức độ đầu tư, chúng ta vẫn thấy Việt Nam có những bước phát triển chậm và không theo kịp mức độ phát triển bình thường so với các quốc gia ngang tầm kể trên.
Lý do, mức độ phát triển của một quốc gia trung bình là với 3 Mỹ kim đầu tư có thể cho ra 1 Mỹ kim sản phẩm, trong lúc đó Việt Nam phải cần đến 5 hay 6 Mỹ kim để có được kết quả như trên.
Việt Nam lại tận dụng nguồn nguyên liệu thiên nhiên hiện có và tự ru ngũ bằng những mỹ từ như "rừng vàng bạc biển".
Rừng vàng đâu không thấy, nhưng chỉ thấy, vì sự khai thác vô tội vạ, không có kế hoạch đã làm đão lộn hệ sinh thái của toán đất nước từ Bắc chí Nam. Hiện tượng mưa gió bất thường, lũ lụt, hạn hán…không còn nằm trong chu kỳ giống như trước khi phát triển và xảy ra thường xuyên hơn. Đó là hậu quả tất yếu của việc xuất cảng gỗ qua việc phá rừng.
Bạc biển đâu không thấy, nhưng qua việc phát triển các khu du lịch bờ biển làm cho nước biển bị ô nhiễm, các vùng san hô, nơi cư trú và sinh sản cho tôm cá hầu như không còn nữa. Một loại cá nục nổi tiếng của vùng Phan Thiết, Ninh Thuận, nay hấu như tuyệt tích và đã di chuyển sang tận Phi Luật Tân.
Hàng năm, Việt Nam sản xuất khoảng 9 triệu tấn dầu thô (năm 2008). Tất cả đều xuất cảng và đã xuất cảng sang Trung Cộng 6,7 triệu tấn. Tất cả tiền dầu thô bán được cũng không thanh toán được cán cân mậu dịch do việc nhập cảng xăng dầu cho nhu cầu trong nước. Thêm nữa, nếu lượng dầu thô sản xuất được trong nước được xử lý hoá dầu (refinery), Việt Nam có thể ngoài việc cân bằng cán cân mậu dịch trên mà còn có khả năng giải quyết được nhu cầu hoá chất căn bản cần thiết cho phát triển và bảo đảm hàng chục ngàn công ăn việc làm cho người dân.
Và còn nhiều nhiều nữa, xuất cảng nông nghiệp như lúa gạo, các cây công nghiệp như cao su, trà, tiêu, cà phê…, xuất cảng tôm , cá…dành được hạng thứ cao trên thế giới so sánh với các quốc gia khác, nhưng vẫn không mang lại hay cải thiện đời sống của người nông dân và chăn nuôi thuỷ sản.
Thực sự, những thành phảm xuất cảng trên không đem lại thêm phúc lợi cho người dân mà chỉ giải quyết nhu cầu lao động ngày càng tăng trong xứ. Đất nước chỉ sống
"cầm hơi" ngoại trừ một thiểu số cầm quyền và những người có liên quan đến gia đình hay quyền lợi của cán bộ cộng sản mà thôi. Và di sản để lại cho các thế hệ về sau là một tình trạng môi trường cực kỳ xấu xa cùng mức ô nhiễm đến mức báo động cho toàn đất nước.
Một nhà sử học Nga phát biểu:" Một khi chính phủ tập trung vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên nhưng không chú trọng đến việc sản xuất ra thành phẩm, thì nó không cần đến dân chúng nữa." và đã đánh giá hiện tượng nầy như là một bước phát triển có tỷ lệ nghịch với tiến trình dân chủ trong một quốc gia. Vì chế độ điều hành quốc gia trong não trạng trên, có thể lúc nào cũng kiểm soát và áp đặt được dân chúng qua chính sách kiểm soát kinh tế qua các công ty quốc doanh để cho các nhà sản xuất khó có thể bước thêm một bước trong việc phát triển theo kinh tế thị trường.
Cái đuôi phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là cái thắng hữu hiệu nhứt của lãnh đạo Việt Nam dùng để xiết chặt hầu bao của những nhà sản xuất có viễn kiến cũng như mạnh dạn đầu tư. Từ đó, thiếu vắng một sự cạnh tranh công bằng, một yếu tố căn bản cho sự phát triển quốc gia.
Ngày hôm nay, thêm một lần nữa, Việt Nam đang làm thêm một lầm lỗi lớn nữa là việc khai thác quặng mõ bauxite ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam. Một lỗi lầm mà không thể nào xoá được đối với lịch sử trong tương lai.
Việt Nam đã bất chấp mọi cảnh báo của những người dân yêu nước trong và ngoài lãnh thổ để mặc nhiên cho TC tận dụng nguồn tài nguyên vốn không còn lại bao nhiêu và cao nguyên Trung phần Việt Nam là một vùng hiểm yếu của quốc gia.
Có thể quy kết rằng, tất cả những thảm trạng hiện đang xảy ra cho Việt Nam là do chính đảng cộng sản Việt Nam gây ra ngay từ khi "thống nhứt" lãnh thổ. Do đó, việc để cho TC khai thác vùng cao nguyên Trung phần Việt Nam là một lỗi lầm sau cùng đưa đến nguy cơ mất hoàn toàn chủ quyền của dân tộc. Sự việc nầy thực sự đã được hai đảng cộng sản Trung-Việt kết ước từ sau hội nghị trung ương đảng lần thứ IX, nghĩa là đã hơn 10 năm qua.
Điều trên chứng tỏ rằng, Bộ chính trị công sản Việt Nam chính là người chủ mưu cùng với công sản Trung Hoa thực hiện chiều hướng của cộng sản quốc tế là kiểm soát toàn thể vùng Đông Nam Á, và Việt Nam qua câu chuyện bauxite chỉ là một mắc xích nằm trong toàn bộ tiến trình chiếm đóng trên mà thôi.
Có thể đây là điểm khởi đầu cho sự tan rã của chế độ chăng?
Giấc mơ ra biển lớn của Việt Nam dưới sự cai trị độc đoán của đảng cộng sản Việt Nam khó có khả năng trở thành hiện thực và cái giá của sự sai lầm sẽ được ghi vào những trang sử hiện đại của nước nhà.
Đã đến lúc mọi người dân trong và ngoài nước cần phải nhận thức được thảm hoạ trên và cần phải hành động theo những phương thức thích hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình.
Mọi sự thờ ơ thụ động có thể được xem như là đồng lõa cùng với kẻ ác để bán đứng Đất và Nước Việt Nam.
Mai Thanh Truyết
Ngày Chiến sĩ trận vong 25/5/2009
Phóng sự Hiền Vy-RFA-Houston
Bảo Vệ Lãnh Thổ trước nguy cơ xâm chiếm của
Trung Quốc qua việc khai thác bauxite
Mời bấm vào tựa bài bên trên để nghe
Một cuộc hội thảo về "Bảo vệ lãnh thổ trước nguy cơ xâm chiếm Việtnam của Trung Quốc trong việc khai thác bauxite tại cao nguyên trung phần", đã được tổ chức vào ngày 17 tháng 5 tại Houston với 2 diễn giả là tiến sĩ Mai Thanh Truyết và tiến sĩ Phan văn Song.
"Chúng tôi long trọng tuyên cáo: Mạnh mẽ phản đối trước cộng đồng quốc tế những hành động bành trướng của Trung quốc, chiếm đọat bất hợp pháp lãnh thổ, lãnh hải và đô hộ Việtnam như một thuộc địa của đế quốc mới. Điều 2; hoàn toàn phủ nhận tất cả các văn kiện, hiệp ước được ký kết giữa 2 đảng và nhà nước cộng sản là Việtnam và Trung Cộng liên quan đến lãnh thổ và lãnh hải Việtnam …"
Thưa quí thính giả, đó là vài điều trong bản tuyên cáo của cộng đồng người Việt quốc gia tại Houston do luật sư Hoàng Duy Hùng tuyên đọc, sau cuộc hội thảo dài gần 3 tiếng đồng hồ với rất nhiều người tham dự.
Trong phần đầu của chương trình, tiến sĩ Mai Thanh Truyết đến từ tiểu bang California đã trình bày những nguy cơ của bauxite, và theo ông, bauxite đã không mang lại lợi ích về kinh tế cho Việtnam mà lại mang nguy hại về môi sinh và đặc biệt là nguy hại về an ninh quốc phòng
"Đối với nông trường Nhân Cơ thì sử dụng 4,000 hecta để khai thác quặng mỏ thì sử dụng tối đa là 5,000 công nhân. Nếu sử dụng 4,000 hecta để trồng cây cao su thì sẽ sử dụng tới 129,000 ngàn công nhân cao su"
"Chỉ khai thác một mẫu cao su thì phải cần khai quật 30 tấn và phát thải ra 15 tấn bùn đỏ và nước. Nhưng cao su thì năm sau lại có 2 tấn cao su khác còn vùng đất đã đào lên thì chỉ để ngó với trăng với trời mà thôi"
"Đất nước của chúng ta hoàn toàn bị bao phủ, chúng tôi dùng chữ bao phủ trong nghĩa đen và nghĩa bóng của nó, nghĩa là từ mặt biển đông, từ phường phía tây của dãy trường sơn, từ phía bắc của biên giới Việtnam và ngay cả từ phía nam của mũi Cà mau và điểm cuối cùng là cái xương sống, cái yết hầu của Việtnam là cao nguyên trung phần Việtnam. Và một lần nữa tôi xác nhận; cao nguyên đó hiện nay có thể là một giai đọan sau cùng của sự xâm chiếm của đảng cộng sản Trung quốc với sự hiệp đồng, sự thỏa thuận, sự đồng thuận hay sự kết hợp của đảng cộng sản Việtnam"
Tiến sĩ Phan văn Song, đến từ Pháp quốc trình bày việc Trung Quốc vào ViệtNam đã khuấy động những dân tộc thiểu số với mục đích dùng vùng cao nguyên trung phần để cắt ViệtNam thành 2 phần:
"Người thượng, những người thiểu số có những cuộc bất mãn thì ngày hôm nay Trung quốc đang xử dụng những anh em người Thượng. Họ nhìn nhận phong trào Đêga, nhìn nhận phong trào người Chàm tự trị, nhìn nhận những người thiểu số tự trị … Giấc mơ của Trung quốc là cắt cao nguyên trung phần và những giải đất Bình Thuận thành những vùng tự trị, mà khi cắt ra những vùng tự trị như vậy là nước Việtnam của chúng ta bị cắt làm hai"
Tiến sĩ Mai Thanh Truyết cũng cho rằng việc Trung Quốc vào vùng cao nguyên Trung phần của Việt nam là để hình thành một Tây Tạng thứ 2 của họ
"Nơi đây, nếu tất cả đều thuận tiện theo đúng dự định của họ, thì có thể đây sẽ là Tây Tạng thứ 2 của của Trung quốc"
Trong phần hội thảo, Một tham dự viên cũng nêu lên quan ngại của ông về việc công nhân Trung quốc đã lấy đi công việc làm của người Việt trong nước:
"vấn đề công nhân hiện tại là thất nghiệp mà công nhân Trung quốc đang đổ vào cướp công việc của họ"
Trả lời câu hỏi là người dân Việt trong nước cũng như tại hải ngoại có thể khiếu nại hay phản đối đến liên hiêp quốc hay những cơ quan bảo vệ môi sinh trên thế giới, do sự gây ô nhiễm môi sinh trong việc khai thác bauxite tại Việtnam hay không, tiến sĩ Mai thanh Truyết cho biết:
"Liên hiệp quốc chỉ là một cơ quan có tính cách khuyến cáo hơn là áp đặt luật lệ cho mỗi quốc gia"
Và luật sư Hoàng Duy Hùng thêm rằng:
"Sự khiếu nại không có trực tiếp được lên Liên hiệp quốc mà phải trực tiếp qua chủ quyền của quốc gia. Mà rất tiếc, hiện nay chủ quyền quốc gia đang nằm trong tay cộng sản Việtnam"
Về việc nhà nước Việtnam đang tuyên truyền trên báo đài là sự phản đối về dự án bauxite của trí thức ViệtNam trong nước, mà trong đó có cả cựu đại tướng Võ Nguyên Giáp, là do những nhóm phản động ở hải ngoại giật dây, tiến sĩ Phan văn Song cho rằng:
"Mỗi khi trong nước có người nói gì thì chắc chắn là nhà nước họ đổ thừa cho chúng ta là những người giật giây. Người Việtnam trong nước không đủ sức, không có sáng suốt để nhận định hay sao!"
Còn ý kiến của luật sư Hoàng Duy Hùng là hải ngoại chỉ cổ súy cho những tiếng nói trong nước mà thôi:
"Trong nước có những tờ báo như tờ Du lịch, tờ Tuổi trẻ, vừa lên tiếng thì nhà cầm quyền đã dùng sức mạnh của mình để bóp nghẹt tiếng nói đó. Đương nhiên ở hải ngoại có nhiệm vụ cổ súy cho tiếng nói đó và mang tiếng nói đó phát huy một cách mạnh mẽ hơn chỉ vì 600 tờ báo và nhiều cơ quan truyền thông trong nước bị bóp nghẹt tiếng nói, không được có tự do"
Tiến sĩ Mai Thanh Truyết đã không đồng ý với một số người cho rằng có lẽ vì Việtnam hiện tại quá yếu so với Trung Quốc nên nhà cầm quyền ViệtNam đã phải nhượng bô để bảo toàn lực lượng:
"Chúng tôi không nghĩ rằng nhà nước Việtnam phải nhượng bộ, mà nhà nước Việtnam đã hợp đồng với Trung quốc để thành lập một bành trướng của đảng cộng sản trong chiến dịch nam tiến, nghĩa là kiểm sóat toàn vùng Đông nam á. Do đó cuộc hiến ngày hôm nay không phải là cuộc chiến đối với đảng cộng sản Trung quốc mà là cuộc chiến của cả dân tộc Việtnam ở quốc nội và hải ngoại đối với hai đảng cộng sản là cộng sản Trung quốc và cộng sản Việtnam"
Kết thúc buổi hội thảo là bản tuyên ngôn với điều thứ 5 là lên án hành động bá quyền của Trung quốc:
"Khẩn thiết kêu gọi hơn 86 triệu công dân Việtnam quốc nội và hơn 3 triệu đồng bào hải ngoại cùng ra tay chận đứng đại hoạ diệt chủng và Bắc thuộc mới bằng cách dũng mãnh đứng lên đòi cộng sản ViệtNam ngưng ngay các dự án cho Trung quốc đưa người theo các hãng thầu vào khống chế dân Việt, đồng thời chấm dứt ngay các dự án khai thác bauxite trên toàn lãnh thổ Việtnam.
Thứ 4; Mạnh mẽ đòi hỏi CS Việtnam trả tự do cho các người tù lương tâm tôn trọng các quyền tự do căn bản của người dân như tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận. Trao trả quyền tự quyết cho dân tộc Việtnam thông qua cuộc bầu cử dân chủ tự do đa đảng có sự giám sát của quốc tế.
Thứ 5; Khẩn thiết kêu gọi cộng đồng quốc tế mạnh mẽ lên án hành động bá quyền và âm mưu bành trướng của Trung quốc trên lãnh thổ và lãnh hải của dân tộc ViệtNam "
Hiền Vy, tường trình từ Houston
Hội Thảo Houston
BUỔI HỘI THẢO NGUY CƠ MẤT NƯỚC
QUA VẤN ÐỀ BAUXITE Ở TÂY NGUYÊN
Tại Trung Tâm Sinh Hoạt CÐNVQG/Houston & Vùng Phụ Cận, ngày 17-5-2009
Ðặng Phương Linh
Trước hiểm họa xâm lăng của tập đoàn bá quyền bành trướng Trung Cộng với sự tiếp tay "cõng rắn cắn gà nhà" của đảng và nhà nước CSVN. Nhiều đoàn thể, đảng phái, cộng đồng các nơi đã tổ chức những buổi hội thảo để các chuyên gia cùng đồng bào yêu nước tìm kiếm đường hướng, phương cách làm sao cứu vãn tình trạng an sinh của đồng bào trước kế hoạch khai thác bauxit độc hại và chống lại âm mưu hèn hạ của tập đoàn CSVN đang nắm quyền quản trị đất nước, muốn tồn tại, đang dâng trọn giang sơn gấm vóc của tổ tiên ta cho Tàu Cộng. Chúng tôi (báo Thế Giới và Tập chí Sống) đã cùng Cộng đồng Người Việt Quốc Gia Houston và vùng phụ cận mời 2 diễn giả lỗi lạc về đây để cùng các đảng phái, đoàn thể đấu tranh và đồng hương quan tâm đến đất nước, cùng nhau hội thảo mong làm được gì cứu nguy cho đồng bào, tổ quốc. Buổi hội thảo kéo dài trên 3 tiếng đồng hồ, với sự tham dự của một cử tọa đông đảo, gồm mọi thành phần trong xã hội, các giới truyền thông (các đài Phát thanh, Phát hình, Báo chí).
Sau phần nghi thức khai mạc, hai diễn giả là Khoa học gia TS Mai Thanh Truyết, Chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị Hội Khoa Học Kỹ Thuật VN tại Hoa Kỳ và TS Phan Văn Song, Chủ tịch Ðại Việt Quốc Dân Ðảng, đến từ Paris, Pháp quốc, trình bày về hiện tình Việt Nam, và vấn đề bauxite trên bình diện Khoa Học, Kinh Tế và hiểm họa xâm lược của Trung Cộng. Phần thảo luận sôi nổi với nhiều ý kiến đóng góp từ thân hào nhân sĩ, các nhà đấu tranh và đồng hương.
Bản đúc kết của Luật sư Hoàng Duy Hùng, Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Quốc Gia Houston và vùng Phụ cận được ghi lại dưới đây:
"Bắt đầu TS Mai Thanh Truyết đã trình bày về nguy cơ của việc khai thác bauxit. Việc khai thác này chẳng những không mang lạiÔ lợi kinh tế mà còn nguy hại cho môi sinh và đặc biệt là trên phương diện an ninh quốc phòng của Việt Nam. Tiến sĩ Phan Văn Song cho biết Trung Cộng còn khuấy động lên lực lượng FULRO và các dân tộc thiểu số với ý đồ chia cắt Cao Nguyên Trung phần ra nhiều mảnh, đòi tự trị... Kế đến là lời phát biểu của cựu Ðại Tá Huỳnh Hữu Hiền nên tổ chức những cuộc biểu tình tại thủ đô Washing, DC, và ông còn nêu ra thắc mắc về việc: tại sao Hoa Kỳ lại một mặt yểm trợ, mặt khác "đi đêm" với CSVN và Trung Cộng? Cựu Ðại tá Trương Như Phùng tán trợ ý kiến của ÐT Huỳnh Hữu Hiền, nói rằng nên có biểu tình ở D.C hoặc toàn thể các đoàn thể, tổ chức nên cùng nhau thực hiện cuộc biểu tình này. Ông Võ Ðức Quang góp ý: trước tình hình này, ngoài các phương pháp trên, chúng ta cần thực hiện một quyển Bạch Thư nói rõ về tình hình và nguy cơ mất nước để lưu lại cho con cháu chúng ta mai sau.
Tiếp theo là phần phát biểu của hội thảo viên. Trong phần này có những ý kiến khả thi, và có ý kiến không khả thi. Ý kiến không khả thi như đề nghị đưa các cộng đồng về Việt Nam biểu tình ố phần hành này thuộc các đảng phái. Ý kiến khả thi như việc đưa các cộng đồng vềƯ Washington D.C biểu tình, ý kiến này cần được bàn thảo rộng rãi hơn. Bà Lương Y Lê Thị Thu Cúc góp ý: Quyển Bạch Thư không những chỉ phát hành tại địa phương Houston mà phải được phát hành rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Ý kiến hay nhất đưa ra từ cô Huyền Vy (đài Á Châu Tự Do) và các đồng hương khác là làm sao đồng bào mình ở trong nước biết được những sinh hoạt như thế này mới đánh thức lòng yêu nước của người dân trổi dậy, như vậy trong và ngoài nước cùng đứng chung nhau trên một chiến tuyến đấu tranh cho tổ quốc.
Cộng đồng NVQG Houston quyết tâm:
Thứ nhất: Hoàn thành quyển Bạch Thư này. Thời hạn để hoàn thành quyển Bạch Thư trong vòng 6 tháng, tức trước cuối năm 2009. Và để có quyển Bạch Thư, chúng ta phải có tài chánh, mong rằng quý đồng hương sẽ tích cực tiếp tay. Ðợt đầu ấn hành Bạch Thư có thể chỉ 2.000 quyển, có thể có những sơ xuất, chúng ta cần rà soát lại để điều chỉnh những sơ xuất có thể có do lỗi kỹ thuật (chính tả, đánh máy...).
Thứ Hai: Cộng đồng chúng ta sẽ phối hợp với các tổ chức và đặc biệt là côỳng đồng Washington, D.C. để chúng ta cùng Tiến sĩ Mai Thanh Truyết vào Quốc Hội Hoa Kỳ để trình bày mối quan tâm của chúng ta và nếu có thể được, chúng ta sẽ tổ chức một cuộc biểu tình tại D.C. Ðây là một vấn đề cấp bách, tôi nghĩ chúng ta phải thực hiện trong năm 2009 mà thôi.
Thứ ba: Cộng đồng NVQG hưởng ứng lời đề nghị của cựu Ðại tá Huỳnh Hữu Hiền, tổ chức nhiều cuộc biểu tình ở Sứ quán và các Toà lãnh sự Trung Cộng. Ngay ngày 22-6- 2009 này, sẽ tổ chức một cuộc biểu tình trước Tòa Lãnh sự Trung Cộng trên đường Montrose, downtown Houston. Ðó là 3 việc phải làm.
Thứ tư: Quý vị (hội thảo viên) là những cơ quan truyền thông, bằng mọi phương tiện, báo chí, điện thư, điện thoại... tìm cách chuyển tải tin tức về các sinh hoạt này về trong nước, như vậy đồng bào mới ý thức được mối nguy hại của việc khai thác bauxit và hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng.
Ðể có cái tâm mà làm được các việc đó, chúng ta phải có xác tín. Do đó, Cộng đồng xin đọc Tuyên Cáo.
Toàn thể cử tọa trong hội trường cùng với Chủ tọa đoàn nghiêm chỉnh đứng lên nghe ông Chủ Tịch Cộng đồng đọc bản Tuyên Cáo.
QUA VẤN ÐỀ BAUXITE Ở TÂY NGUYÊN
Tại Trung Tâm Sinh Hoạt CÐNVQG/Houston & Vùng Phụ Cận, ngày 17-5-2009
Ðặng Phương Linh
Trước hiểm họa xâm lăng của tập đoàn bá quyền bành trướng Trung Cộng với sự tiếp tay "cõng rắn cắn gà nhà" của đảng và nhà nước CSVN. Nhiều đoàn thể, đảng phái, cộng đồng các nơi đã tổ chức những buổi hội thảo để các chuyên gia cùng đồng bào yêu nước tìm kiếm đường hướng, phương cách làm sao cứu vãn tình trạng an sinh của đồng bào trước kế hoạch khai thác bauxit độc hại và chống lại âm mưu hèn hạ của tập đoàn CSVN đang nắm quyền quản trị đất nước, muốn tồn tại, đang dâng trọn giang sơn gấm vóc của tổ tiên ta cho Tàu Cộng. Chúng tôi (báo Thế Giới và Tập chí Sống) đã cùng Cộng đồng Người Việt Quốc Gia Houston và vùng phụ cận mời 2 diễn giả lỗi lạc về đây để cùng các đảng phái, đoàn thể đấu tranh và đồng hương quan tâm đến đất nước, cùng nhau hội thảo mong làm được gì cứu nguy cho đồng bào, tổ quốc. Buổi hội thảo kéo dài trên 3 tiếng đồng hồ, với sự tham dự của một cử tọa đông đảo, gồm mọi thành phần trong xã hội, các giới truyền thông (các đài Phát thanh, Phát hình, Báo chí).
Sau phần nghi thức khai mạc, hai diễn giả là Khoa học gia TS Mai Thanh Truyết, Chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị Hội Khoa Học Kỹ Thuật VN tại Hoa Kỳ và TS Phan Văn Song, Chủ tịch Ðại Việt Quốc Dân Ðảng, đến từ Paris, Pháp quốc, trình bày về hiện tình Việt Nam, và vấn đề bauxite trên bình diện Khoa Học, Kinh Tế và hiểm họa xâm lược của Trung Cộng. Phần thảo luận sôi nổi với nhiều ý kiến đóng góp từ thân hào nhân sĩ, các nhà đấu tranh và đồng hương.
Bản đúc kết của Luật sư Hoàng Duy Hùng, Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Quốc Gia Houston và vùng Phụ cận được ghi lại dưới đây:
"Bắt đầu TS Mai Thanh Truyết đã trình bày về nguy cơ của việc khai thác bauxit. Việc khai thác này chẳng những không mang lạiÔ lợi kinh tế mà còn nguy hại cho môi sinh và đặc biệt là trên phương diện an ninh quốc phòng của Việt Nam. Tiến sĩ Phan Văn Song cho biết Trung Cộng còn khuấy động lên lực lượng FULRO và các dân tộc thiểu số với ý đồ chia cắt Cao Nguyên Trung phần ra nhiều mảnh, đòi tự trị... Kế đến là lời phát biểu của cựu Ðại Tá Huỳnh Hữu Hiền nên tổ chức những cuộc biểu tình tại thủ đô Washing, DC, và ông còn nêu ra thắc mắc về việc: tại sao Hoa Kỳ lại một mặt yểm trợ, mặt khác "đi đêm" với CSVN và Trung Cộng? Cựu Ðại tá Trương Như Phùng tán trợ ý kiến của ÐT Huỳnh Hữu Hiền, nói rằng nên có biểu tình ở D.C hoặc toàn thể các đoàn thể, tổ chức nên cùng nhau thực hiện cuộc biểu tình này. Ông Võ Ðức Quang góp ý: trước tình hình này, ngoài các phương pháp trên, chúng ta cần thực hiện một quyển Bạch Thư nói rõ về tình hình và nguy cơ mất nước để lưu lại cho con cháu chúng ta mai sau.
Tiếp theo là phần phát biểu của hội thảo viên. Trong phần này có những ý kiến khả thi, và có ý kiến không khả thi. Ý kiến không khả thi như đề nghị đưa các cộng đồng về Việt Nam biểu tình ố phần hành này thuộc các đảng phái. Ý kiến khả thi như việc đưa các cộng đồng vềƯ Washington D.C biểu tình, ý kiến này cần được bàn thảo rộng rãi hơn. Bà Lương Y Lê Thị Thu Cúc góp ý: Quyển Bạch Thư không những chỉ phát hành tại địa phương Houston mà phải được phát hành rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Ý kiến hay nhất đưa ra từ cô Huyền Vy (đài Á Châu Tự Do) và các đồng hương khác là làm sao đồng bào mình ở trong nước biết được những sinh hoạt như thế này mới đánh thức lòng yêu nước của người dân trổi dậy, như vậy trong và ngoài nước cùng đứng chung nhau trên một chiến tuyến đấu tranh cho tổ quốc.
Cộng đồng NVQG Houston quyết tâm:
Thứ nhất: Hoàn thành quyển Bạch Thư này. Thời hạn để hoàn thành quyển Bạch Thư trong vòng 6 tháng, tức trước cuối năm 2009. Và để có quyển Bạch Thư, chúng ta phải có tài chánh, mong rằng quý đồng hương sẽ tích cực tiếp tay. Ðợt đầu ấn hành Bạch Thư có thể chỉ 2.000 quyển, có thể có những sơ xuất, chúng ta cần rà soát lại để điều chỉnh những sơ xuất có thể có do lỗi kỹ thuật (chính tả, đánh máy...).
Thứ Hai: Cộng đồng chúng ta sẽ phối hợp với các tổ chức và đặc biệt là côỳng đồng Washington, D.C. để chúng ta cùng Tiến sĩ Mai Thanh Truyết vào Quốc Hội Hoa Kỳ để trình bày mối quan tâm của chúng ta và nếu có thể được, chúng ta sẽ tổ chức một cuộc biểu tình tại D.C. Ðây là một vấn đề cấp bách, tôi nghĩ chúng ta phải thực hiện trong năm 2009 mà thôi.
Thứ ba: Cộng đồng NVQG hưởng ứng lời đề nghị của cựu Ðại tá Huỳnh Hữu Hiền, tổ chức nhiều cuộc biểu tình ở Sứ quán và các Toà lãnh sự Trung Cộng. Ngay ngày 22-6- 2009 này, sẽ tổ chức một cuộc biểu tình trước Tòa Lãnh sự Trung Cộng trên đường Montrose, downtown Houston. Ðó là 3 việc phải làm.
Thứ tư: Quý vị (hội thảo viên) là những cơ quan truyền thông, bằng mọi phương tiện, báo chí, điện thư, điện thoại... tìm cách chuyển tải tin tức về các sinh hoạt này về trong nước, như vậy đồng bào mới ý thức được mối nguy hại của việc khai thác bauxit và hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng.
Ðể có cái tâm mà làm được các việc đó, chúng ta phải có xác tín. Do đó, Cộng đồng xin đọc Tuyên Cáo.
Toàn thể cử tọa trong hội trường cùng với Chủ tọa đoàn nghiêm chỉnh đứng lên nghe ông Chủ Tịch Cộng đồng đọc bản Tuyên Cáo.