Nghĩ Về 30/4

 

                                         Mài gươm mãi đến bao giờ nhỉ

Bao giờ chém chết nỗi đau thương

Nỗi đau vẫn đó ngày Quốc Hận

30 tháng 4 sông núi ngẫn ngơ!

Thơ Huỳnh Công Ánh

 

 

Không biết tự lúc nào sau ngày 30 tháng tư năm 1975, mỗi năm vào dịp nầy lòng tôi dường như chùng xuống. Trước khi về hưu vào năm 2012, công việc hàng ngày vẫn chu toàn 8 giờ để trả nợ áo cơm, một vài giờ cho dịch vụ tư vấn về môi trường của tôi, cũng như thì giờ cho các buổi phỏng vấn hay ngồi suy tư và viết bài hoặc đi đó đi đây…tôi đã cảm nhận được một nỗi niềm u uẩn nào đó trong tôi. Nhưng bây giờ, mặc dù đã giã từ nợ cơm áo, nhưng niềm u uẩn trên vẫn tiếp tục còn trong tôi ngày càng…dai dẳng hơn thêm, càng cô đọng hơn nữa đến nỗi nhiều khi tôi chỉ muốn nói… một mình!

 

1-    Tại sao lại có hiện tượng như vậy trong tôi?

 

Có lẽ, vì tuổi đời ngày càng cao, và niềm hy vọng về một ngày mùa xuân nở hoa trên quê hương còn xa vời vợi…cho nên nỗi buồn của tôi càng thêm ray rứt và điểm thêm đôi nét tuyệt vọng trong tâm tư?

 

Mà cũng có lẽ, theo lời của một người bạn xưa, Ngộ Không nhận xét về tôi trong bài "Thằng… chào cờ" là:"Thêm một lần với biệt hữu thiên địa phi nhân gian, và ông hiểu là gã làm như đang sửa soạn cho một chuyến đi xa…Lại thêm một lần sau ánh mắt xa vắng như vắt ngang dòng sông Bến Hải đang lặng lờ với nước chẩy đôi dòng. Dòng sông vẫn tiếp tục trôi đi, ở giữa dòng có một giải phân cách ý thức hệ tích tụ đã bao năm. Cùng một cảm hoài, ông cảm thấy thanh thản ở cái tuổi cổ lai hy nên hiểu được cuộc đời là dòng sông đã gần đến cửa biển. Mà biển là tàng thức chứa chấp mọi nhân sinh. Thời gian trên những dòng sông chính là những mảnh đời. Qua ánh mắt thằng Nam Kỳ quốc dường như đã mệt mỏi. Ông nhìn thấy ánh mắt ấy vắt qua một khoảng không gian nào đó mà gã đã từng hoài bão, kể cả những hoài vọng thầm kín như giấc mơ của một đời người với … mơ gì ấp Tiết thiêu văn tự, giầy cỏ, gươm cùn ta đi đây. (Nguyễn Bính)".

 

·       Bỏ qua những ngày tháng nghiệt ngã còn lại ở Việt Nam trước khi vượt biên sau 30/4/1975, phải thành thật mà nói, lúc đó tôi không có thì giờ để "buồn" như hôm nay, vì miếng cơm manh áo và mãi lo "tìm đường ra đi" (cứu nước?) cho một gánh nặng với 4 đứa con dại…

·       Bỏ qua những năm đầu tiên sống đời tị nạn, tôi cũng chưa thực sự quan tâm gì mấy cũng như không có thì giờ để buồn…như nỗi buồn hôm nay vì một đời sống tạm dung nơi xứ người.

 

Nhưng chỉ trong vòng 30 năm trở lại đây, khi gia đình tương đối ổn định và sau khi bắt đầu bước vào con đường tranh đấu cho Việt Nam qua ngã môi trường, tôi mới thực sự cảm thấy buồn. Và mỗi năm nỗi buồn đó càng se sắc hơn, ngậm ngùi hơn, vì nghiệm thấy con đường mình đang đi vẫn còn quá xa…mà ước mơ một ngày Việt Nam ơi! Quê hương réo gọi - Những người con Việt hẹn nhau về - Chung vai vá lại dư đồ rách - Cùng nhau xây đắp mảnh Tình Quê …vẫn còn quá xa…

 

2-    Buồn để mà buồn một mình!

 

Không thể nào nói tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn được. Mà tôi hiểu và hiểu rất rõ nỗi buồn thực sự của tôi vì hai lý do:

·       Đất Nước còn điêu linh,

·       Và Bà con mình vẫn còn chìm đắm trong nỗi nhục nhằn làm công dân hạng hai cho một chế độ phản dân tộc chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam.

 

Nhìn lại những ngày bắt đầu từ giữa tháng tư năm 75, có thể nói cả thành phố Sài Gòn đang lên cơn sốt. Nào là chạy đôn chạy đáo thăm dò tình hình…mặc dù biết rằng miền Nam đang trong cơn hấp hối, nhưng cũng mong tìm và hy vọng một phép lạ. Nào là, đối với những người có chút tiền, lo chạy đi đổi đô la, làm…áp phe, hay do là tin tức tìm đường ra đi. Tin tức đồn đãi nhiều khi trái ngược nhau, tin vui lẫn với tin buồn.

Nhưng nỗi buồn của tôi thực sự buồn khi rời trụ sở USAID ở đường Lê Văn Duyệt sau khi làm "thủ tục"…ra đi. Cầm tấm thẻ vô tri có hình của một "ông giáo trẻ" đầy nhiệt huyết, mà khi về lại Việt Nam năm 1973, nguyện sẽ làm một cái gì cho thanh niên Việt Nam. Tôi không thiết ăn cơm chiều hôm đó. Nếu tôi nhớ không lầm, đó là ngày thứ tư 09/4/1975.

 

Tới thứ hai tuần sau đó, vào khoảng tuần lễ thứ hai của tháng tư, lên Đại học Cao Đài Tây Ninh, tôi gặp mấy anh chàng "CIA" trẻ đóng trên đài phát tuyến ở đỉnh Núi Bà vừa xuống chợ Tây Ninh, cho tôi biết rằng ngày mai, họ sẽ rút về Mỹ và khuyên tôi nên rời bỏ quê hương qua một giọng Bắc rất rành rọt. Suốt các buổi lên lớp sau đó, tôi nói như người mất hồn, một tâm trạng mà chính giờ phút viết lên dòng chữ nầy, tôi lại thêm một lần "phiêu diêu" nữa.

 

3-    Đi?  hay Ở?

 

Hai chữ nầy ám ảnh mãi nơi tôi trong suốt thời gian còn lại cho đến ngày 30/4 năm đó.

Hình ảnh Ba tôi lẩn quẩn trong đầu. Hình ảnh một ông giáo già đã về hưu từ lâu, căm cụi viết thư cho con mình đi du học mỗi buổi sáng thứ năm trong tuần, để rồi, sang sáng thứ bảy đem thư ra Bưu diện gửi đi cho kịp chuyến máy bay Air France bay về Pháp, để  con mình nhận được thư đúng ngày thứ hai. Việc nầy xảy ra đúng như in, không hề sai sót suốt hơn hai năm trời sau khi tôi du học bên Pháp cho đến khi Ba tôi mất. Ba tôi mất ngày chủ nhựt và thứ hai sau đó tôi vẫn nhận được thư ba viết trước khi nhận được điện tín của anh tôi.

 

Còn Má tôi. Một người mẹ già gặp lại và sống với con chưa đầy hai năm…sau khi tôi về nước. Mà cũng chính trong thời gian nầy, tôi luôn bận bịu với những "đam mê" cho cuộc sống, mãi mê chuẩn bị cho con đường "công danh" của mình… thì làm sao tôi có thì giờ chăm sóc hay hỏi han đến mẹ già. Và mỗi khi nhìn lại mình, chính tôi cũng phải tự thú rằng mình cũng không có thì giờ để nghĩ đến mẹ mình nữa trong thời gian nầy. Tôi thật có lỗi với má tôi nhiều và nỗi ân hận vẫn còn ray rứt mãi trong tôi. Và giờ đây, khi viết những dòng chữ nầy, tôi chỉ còn biết mỗi đêm nhìn ảnh mẹ để sám hối.

Trở lại thời gian giữa tháng 4 năm xưa. Tâm trí tôi luôn bị ray rứt với tâm trang nửa nửa Đi.

 

·       Đi không đành cũng vì mẹ già đơn côi.

·       Đi không đành cũng vì bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ níu kéo lại để làm một "cái gì" cho quê hương.

 

·       Và đi cũng không đành vì một suy nghĩ non dại (mà chắc cũng có nhiểu người suy nghĩ như tôi), đó là "Mình có thể đối thoại với người cộng sản, vì trước khi họ là cộng sản, họ cũng là người Việt Nam với đầy đủ dân tộc tính; vì vậy mình có thể hợp tác được".

Một khi đã biết sai lầm thì đã muộn, tôi phải trả cái giá gần 8 năm trong nhà tù lớn Việt Nam dưới chế độ nầy. Biết là sai lầm trong giai đoạn đó, nhưng tôi không bao giờ hối hận vì quyết định trên. Vì sao? Vì chính cái sai lầm oan nghiệt nầy đã làm cho tôi hiểu được người cộng sản Bắc Kỳ như thế nào…và chính điều sau nầy làm cho tôi dứt khoát hơn là chúng ta, những người con Việt hiền hòa không thể nào sống chung với những người luôn mang não trạng chuyên chính vô sản và không có tình người.

 

Cái sai lầm nầy cũng giống như cái sai lầm của người thầy giáo Tạ Ký dạy Văn chương của mái trường thân yêu của người miền Nam; đó là Trường Petrus Trương Vĩnh Ký, mà thời tôi đi học có tên là Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký – LPK. Anh Ký  khi đi "tù" về cùng ngồi uống rượu với Gs Tôn Thất Trung Nghĩa bên Trường Luật  và tôi tại Chợ Đuổi nằm tại góc đường Lê Văn Duyệt và Trần Quý Cáp năm 1981 như sau:"Hai mươi năm mới biết chuyện xưa lầm. Thì tuổi trẻ đã biến thành uất hận!"

 

Chiều thứ hai 28/4, khi một tên phi công (tôi không muốn nhắc tới tên nầy lên đây, vì làm sao tôi quên được tên những kẻ phản bội quê hương) dội bom dinh Độc Lập, và từ đó lịnh giới nghiêm 24/24 được ban hành. Tôi liền chạy lên nhà một người bạn vong niên trên cư xá giáo chức ở đường Tự Đức. Đó là GS Nguyễn Văn Trường, vừa qua đời ngày 3/1/2018 tại Houston.

Ngay từ những ngày đầu còn chập chững bước vào ngưỡng của trường ĐH Sư Phạm Sài Gòn với tâm thức đầy tự tin, Anh đã từng khuyên tôi:"Cuộc sống vốn bất toàn. Vì thế mà con người cầu toàn. Vì cầu, và muốn cho bằng được, cho nên mới có thất vọng. Cuộc sống vốn vô thường, không ngừng biến đổi. Nhưng ta lại muốn ngưng giòng đời, gói nó trong những ước vọng của ta, cho nên mới có khổ đau. Vọng tâm là duyên tạo thành, và biến đổi tùy duyên, ta lại đồng nhất mình với nó, cho nó là chân lý, căn cứ vào nó để phê phán thiệt hơn, đúng sai, phải trái. Thế thì làm sao ta không nhìn sai lệch, không sống trong giả tưởng của vọng. Cho nên, nhà Phật dạy vô trụ. Ðừng trụ vào bất cứ một niệm nào, Ðừng trụ vào Phật Tánh, Chân Tâm, Thiên Ðàng, Ðịa Ngục. Ðừng trụ ngay cả vào cái ý niệm vô trụ".

 

4-    Tôi đã chứng kiến được gì và đã học được gì?

 

Xin ghi lại vài dòng để chiêm nghiệm nỗi đau thương, nhục nhằn của những người con Việt trước cảnh quốc phá gia vong trong những ngày cuối cùng của Miền Nam. Đó là:

 

·       Hình ảnh một Trung tá TQLC chạy từ Đà Nẵng về nhà người anh cũng ở cùng cư xá, hình ảnh giọt nước mắt lưng tròng khi anh cổi chiếc áo trận và cắt từng nút áo cũng như hai bông mai bạc trên cầu vai. Anh nói với người anh qua giọt nước mắt và trong từng tiếng nấc "Anh xem như em đã chết ngày hôm nay";

·       Hình ảnh từng đoàn trực thăng Mỹ chiếu đèn sáng rọi vào mặt chúng tôi trên sân thượng của cư xá trong lúc tháo chạy và chở người di tản đi ra hạm đội;

·       Hình ảnh những người lính tôi không còn nhớ Dù tiếp tục chiến đấu ở cầu Phan Thanh Giản trên con đường đi ra Ngã tư Hàng Xanh. Tiếng súng bắt đầu ngay sau khi tướng Minh tuyên bố đầu hàng lúc 10 giờ 37 phút sáng 30/4. Và tiếng súng chỉ im lặng lúc xế trưa, có nghĩa là tất cả anh em binh sĩ đã chiến đấu cho đến quả lựu đạn cuối cùng.

 

Chuyện ĐI và Ở đã được tôi quyết định ở khúc quành định mệnh nầy, không khác chi khúc quành của nhân vật Thiệu "phải" rời bỏ khúc quành của con sông Đuống đầy kỷ niệm tuổi thơ với Yến, người bạn thời trẻ thơ mà sau nầy trở thành…người tình muôn thuở cho đến cuối đời, để di cư vào Nam tìm tự do. (trong quyển tiểu thuyết "Dòng sông định mệnh" của nhà văn Doãn Quốc Sĩ).

 

5-    Những ngày sau đó

 

Qua ngày thứ năm 1/5, lệnh trên radio yêu cầu (bắt buộc thì đúng hơn) mọi công chức phải đến trình diện tại trụ sở làm việc của mình. Sáng đó, tại cư xá có mặt Ông Khoa trưởng, Ông Phó Khoa trưởng và một số giáo sư, tôi và một giảng nghiệm viên tình nguyện vào Trường Sư phạm xem tình hình.

 

Mọi sự có vẻ êm xuôi vì "họ" chưa có người vào tiếp quản, ngoài một số "cơ sở" địa phương thôi. Nhưng một hình ảnh khác làm bẽ bàng và làm đão lộn những suy nghĩ tốt đẹp trong tôi khi nhìn thấy một số đồng nghiệp của mình mới chỉ vừa cách đây một ngày, nay đã mang "băng đỏ cách mạng" từ cung cách hướng dẫn chỗ để xe, cho tới thái độ trong lúc nói chuyện. Đáng phỉ nhổ nhứt là những người nầy ngày nào thưa anh, xưng em với tôi, mà nay trở mặt dương dương tự đắc tự xưng tôi, tôi, anh, anh một cách trơ trẻn. Có những chị giáo sư thước tha, dịu hiền trong khi lên lớp mà nay ngoài băng đỏ, thậm chí còn để lá cờ vàng ba sọc đỏ dưới chân bàn đạp ga xe nữa. Thế mà, rốt cuộc, họ cũng phải liều thân vượt thoát và hiện đang sống rải rác tại Canada, Hoa Kỳ, Pháp, và Úc châu. Thật là nẽ bang cho chính họ!

 

Và hơn nữa, có giáo sư trong suốt thời gian chưa đầy hai năm ngắn ngủi của tôi, đã xem tôi như "thần tượng" mặc dù biết rằng tôi đã lập gia đình rồi, thường xuyên đi ăn uống chung. Tết đên, cô cũng không quên hái vài trái xoài trước nhà để biếu tôi, thậm chí đã dám cùng tôi "nhậu thịt chó" nữa…Người đó bây giờ là một "công thần" của chế độ. Chính là Tôn Nữ Thị Ninh.

·       Làm sao tôi quên được lần đổi tiền đợt I ngày 22/9/1975, đổi 1Đ tiền "chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam" tức tiền "ngân hàng Việt Nam" lấy 500Đ tiền Việt Nam Cộng Hòa hay "tiền Ngân hàng Quốc gia Việt Nam". Người dân chỉ đổi được mỗi gia đình 100.000Đ mà thôi.

·       Làm sao tôi quên được lần đổi tiền đợt II ngày 3/5/1978, đổi 1Đ "tiền thống nhứt XHCN" tức tiền "ngân hàng nhà nước" lấy 1Đ tiền "ngân hàng Việt Nam" và mỗi gia đình chỉ được đổi 100Đ mà thôi.

·       Làm sao tôi quên được lần đổi tiền đợt III ngày 14/9/1985, đổi 1Đ tiền ngân hàng nhà nước cũ lấy 1Đ tiền ngân hàng nhà nước mới (tiền thống nhứt Bắc Nam).

·       Làm sao tôi quên đượt lần đánh tư sản đợt I ngày 11/9/1975, cướp của và tịch thu nhà những người được cho là tư sản cùng bắt đi vùng kinh tế mới. Chiến địch nầy gọi là X1;

·       Làm sao tôi quên được lần đánh tư sản đợt II, tức chiến dịch X2, từ tháng 3/1978 tới cuối năm 1990 nhắm vào tư sản tiểu thương, những nhà tiểu thủ công nghệ, ước tính trên 14.000 gia đình tại Sài Gòn;

·       Làm sao tôi quên được lần đánh tư sản đợt III tức chiến dịch X3, song hành với chiến dịch X2 tại Sài Gòn nhằm mục đích trục xuất người củ ra khỏi nời ở và điền khuyết vào bằng gia đình cán bộ ngoài Bắc vào. Đây là một âm mưu thâm độc nhằm "Bắc kỳ hóa" thành phố Sài Gòn. Tính đến tháng 9/1989, ước tính có đến 950.000 người bị đuổi khỏi Sài Gòn, và có khoảng 150.000 gia đình cán bộ Bắc kỳ được điền khuyết vào;

·       Làm sao tôi quên được những đợt bị bắt buột đi "học tập cải tạo", đáng kể nhứt là đợt cuối cùng vào tháng 6/1975, kêu gọi công quân cán chính tập trung mang theo lương thực cho một tháng…để rồi tất cả bị lường gạt và phải chịu lao động khổ sai từ một hai năm cho đến hơn 17 năm đối với những cán bộ hành chánh và quân đội cao cấp của Việt Nam Cộng hòa….

 

6-    Những ngày hôm nay và sắp tới

 

Một người bạn trong nước vừa viết những nhận định của anh về CSBV như sau:

·       Cuộc Cách mạng Môi trường hiện tại chưa phải là "ý chí của cả dân tộc", đứng dậy, dứt khoát và trực diện "đối đầu" với một đảng độc tài đang đi dần đến sự tự hủy! Vì vẫn còn nhiều chữ "nếu" "nếu toàn dân đã ý thức được vận mệnh đất nước, tương lai của mình mà nổi dậy, biểu tình lớn thì …"

·       Thế trận hiện tại trong nước: Thành phần trong Đảng CSBV chống đối với nhau tới cùng …" chứ không hẳn phải "thành phần thứ ba luôn "quyết tử" với đảng …"

·       Đảng viên: niềm tin lý tưởng đảng Cộng sản hiện nay không phải là mối liên kết hay trở lực lớn, vấn đề chính chi phối mọi người là quyền lực và quyền lợi. Lý tưởng đảng hiện nay đã trở nên vật trang trí rẻ tiền cho toan tính quyền lợi…"

·       Lớp cầm quyền: Lớp lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước, Lớp doanh nhân ăn theo, Lớp hy vọng hưởng lợi, Lớp công lực: công an, quân đội;

·       Tầng lớp muốn thay đổi: cuộc sống bế tắc, ủng hộ thay đổi;

·       Người Việt trong nước: Đây là một trở lực lớn khi mà người dân trong nước sau bao nhiêu năm sống trong môi trường thiếu tin tức, đã bị nhiễm độc âm mưu tuyên truyền của Cộng Sản, xem những thành phần chiến đấu cho dân chủ tại Hải Ngoại là hoạt động chống phá nhà nước, rước ngoại bang để chịu hàng phục làm nô lệ! Tuy nhiên, ngoài lực cản như trình bày thì lực lượng trí thức của người Việt nước ngoài đông đảo mang nguồn tư tưởng dân chủ tiến bộ là một nguồn lực vô cùng quí giá sẵn sàng cổ vũ sự thay đổi, xây dựng lại đất nước sau ách toàn trị.

·       Quốc nội: Số ít chưa nhận ra đại họa Tàu Cộng. Trong số Dân đã nhận thức được đại họa của Quốc Dân, thì đa số Dân quá ù lì thụ động, kể cả hàng ngũ Chức Sắc các Tôn giáo, Nhân sĩ, Trí thức, chỉ thở dài thất vọng hoặc khóc, mà không biết nên làm gì (?)

·       Cái khó là nhìn thấy hướng đúng, hướng phù hợp với từng người! Cái khó vạn nan kế tiếp là hăng hái bước lên đi vào hành động.

 

Qua sự nhận xét của một người con Việt trong nước cùng với những lời biện bạch trên, người viết xin diễn lại bức tranh vân cẩu chập chùng những ý nghĩ lộn xộn trong những ngày quốc phá gia vong và suy nghĩ miên man sau 43 năm trong cuộc hành trình chưa thấy …Điểm đến!

Xin chia xẻ cùng bà con.

Đây không phải là lời tự thú hay than thở, hay nói về mình.

Nơi đây tôi chỉ muốn nói lên vài điều suy nghĩ của một người con Việt mà thôi.

Đó là:

§  Đừng bao giờ mơ tưởng những người Việt cộng sản Bắc kỳ là người Việt Nam.

 

Và để thoát khỏi ý nghĩ tiêu cực trong những ngày đau thương của Đất và Nước, tôi tự điều hướng cho chính mình cần phải hành xử trong tương lai như:

 

§  Đứng trước quá khứ, hãy ngả mũ. Đứng trước tương lai, hãy XẮN TAY ÁO (H.L.Mencken) và chúng ta phải tiếp tục giữ lửa Quê Hương trong lòng mãi mãi.

§  Lời ca của cố nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang đã kéo tôi về với thực tại, bài "Không phải là lúc", bắt đầu bằng "Không phải là lúc ta ngồi đặt vấn đề", để rồi kết thúc bằng một quyết tâm dứt khoát "…Làm việc đi không lo khen chê, làm việc đi hãy say và mê, cứ bắt tay gan lỳ, chúng ta giải quyết. Mình chậm chân đi sau người ta, mà ngồi đây nghĩ lo viễn vông, thắc mắc ngại ngùng biết khi nào mới làm xong!"

 

Và cũng chính vì mang quyết tâm trên mà tôi vẫn "Không đặt vấn đề với anh em, nhưng chắc chắn đứa con Việt nầy dứt khoát đặt vấn đề những người đang tàn phá Ðất và Nước của Ông Cha để lại.

Và tôi "đặt vấn đề" với người Cộng sản Bắc Kỳ, đã và đang chấp nhận và tiếp tục đóng vai trò "thái thú biết nói tiếng Việt" cho Trung Cộng thực thi "Ðại Họa Mất Nước" để hoàn tất công cuộc Bắc thuộc lần thứ V.

Nhưng tôi cũng không quên dứt khoát đặt vấn đề với những kẻ cuối đời vẫn còn bon chen - danh lợi, bất kể cố ý hay vô tình, bị rơi vào cái bẫy lợi danh của Cộng sản, cái bẫy của "cây gậy và củ cà rốt" với cây gậy đập trên đầu mà củ cà rốt vẫn không cho ăn, cái bẫy của Cộng sản muốn mượn tay người Quốc gia "bôi đen" người Quốc gia chống Cộng, cái bẫy "gây rối cộng đồng"  do những tay ăn bã của cộng sản; những kẻ dễ đánh mất thân phận làm "người" của mình, bất kể đó là loại "người" gì; lắm khi đó là những con "ếch" muốn làm con "bò", cho dầu "ếch" hay "bò", "nhỏ" hay "lớn", vẫn không phải là... "người".

 

Xin ghi lại và góp phần vào những Ngày Buồn Tháng Tư của những người con Việt.

 

Mai Thanh Truyết

Mùa Quc hn ti Ottawa ngày 30/4/2018

 

Phụ Lục:

Batos Klassen • 5 hours ago

Đường xa vạn dặm

Sương khói phủ mờ

Biết phải đau thương- nên tỉnh ngộ

Hồn còn chút lửa- nghiến răng đi...

Tôi đọc nhiều lần và rất thấm thía tâm sự của tác giả Mai Thanh Truyết. Chân thành và rất thật. Tháng Tư, ngồi đếm những mất mát chất cao như núi Thái đã 43 năm...quá dài phải không? Có ai nghĩ những mất mát này lại Dừng lại và không CHỒNG lên thêm nữa - Nếu chúng ta không Hành Động?

Dù bạn là quân nhân, là tiểu thương, là thầy cô giáo, là nhà văn nhà báo, là công nhân, là học sinh sinh viên, là các bậc làm cha mẹ....Tháng Tư là tháng kiểm tra sức khỏe về LÒNG YÊU NƯỚC của các bạn. Xin phép cho BK post lại một comment cũ:

Nếu tổ tiên Bách Việt không có lòng YÊU NƯỚC, chắc hẳn người Việt đã mất nước từ lâu, chắc hẳn văn hoá và truyền thống cũng lụn bại theo thời gian nghiệt ngã...và chắc hẳn ngôn ngữ và những giá trị tốt đẹp được chọn lọc cũng ngã đổ thảm hại...

Tuy thế không phải lòng yêu nước tự có từ khi chào đời, mà nó tốt đẹp hay mục rã tuỳ vào cách mà cha mẹ, xóm giềng, thầy cô, nhà trường và xã hội theo thứ tự từ GẦN đến XA, dạy dỗ mà nên vậy. Nói về lòng yêu nước thì đã quá nhiều học giả cũng như người dân đã bàn, xin được nêu ở đây vài điều kiểm tra sức khỏe về lòng yêu nước bất luận địa vị của độc giả:

- Lòng yêu nước LYN của bạn.có vấn đề khi bạn coi nhẹ lịch sử và các bộ môn liên hệ đến nó tỷ dụ văn học sử, địa sử v.v..

- LYN của bạn có vấn đề khi bạn coi nhẹ quyền công dân và quyền được lên tiếng của mỗi người dù họ là ai.

- LYN của bạn có vấn đề khi bạn dùng trí khôn để ngụy biện những điều CHỈ mang lợi ích cho cá nhân bạn.

- LYN của bạn có vấn đề khi bạn bịt mắt che tai trước những vô lý- bất công đầy dẫy trong xã hội đang sống.

- LYN của bạn có vấn đề khi để cho một đảng phái chính trị ngồi ngay điều Bốn của Hiến Pháp nhằm cai trị đời đời bất luận nó chẳng biết điều hành gì sất, chỉ biết nói láo nói phét và ăn hại.

- LYN của bạn có vấn đề khi bạn lấy giả làm thật, bằng giả thành bằng cấp thật, làm hàng hoá giả, thực phẩm bẩn, hoá đơn khống, thâu tiền không biên lai v.v... và chung chi THẬT để đạt mục đích lẽ ra người ta phải làm cho bạn.

- LYN của bạn có vấn đề khi cứ chấp nhận mãi việc đóng thuế ngàn cách cho cái đám rách việc không làm gì chỉ biết hèn hạ dâng đất dâng biển bán tài nguyên, bán nhân công, bán con gái Việt tứ phương...lấy tiền của bạn để bịt mồm bạn và che đậy những ghê tởm của nó ra quốc tế !!

Tôi không chấp nhận CS. Đất nước này không phải của CS.

Hãy HÀNH ĐỘNG trước khi LYN của bạn tắt ngấm. Đã rất gần.....

Hoàng Trường Sa • 12 hours ago

Bài rất hay và tạo ra nhiều xúc cảm cho người đọc khi nhớ lại những ngày đầy biến động và đau đớn năm 1975. Tôi nhận thấy Tiến sĩ Mai Thanh Truyết viết những bài có tính phổ thông, như bài này, hay hơn những bài mang tính chuyên môn. Có lẽ chuyên ngành của ông về môi trường và hóa học quá khô khan chăng? Tôi đặc biệt thích đoạn tác giả nhắc về bà Tôn Nữ Thị Ninh như sau : "Và hơn nữa, có giáo sư trong suốt thời gian chưa đầy hai năm ngắn ngủi của tôi, đã xem tôi như "thần tượng" mặc dù biết rằng tôi đã lập gia đình rồi, thường xuyên đi ăn uống chung. Tết đến, cô cũng không quên hái vài trái xoài trước nhà để biếu tôi, thậm chí đã dám cùng tôi "nhậu thịt chó" nữa…Người đó bây giờ là một "công thần" của chế độ. Chính là Tôn Nữ Thị Ninh." Đọc đoạn ni, chắc mặt bà NINH lại dài thêm một đoạn! Còn tui thì nó nhắc tui nhớ lại người bạn gái cũng họ Tôn Nữ đã bị thất lạc từ năm 1975 đến nay, chưa bao giờ được tin gì về người cũ.

Tre Làng • 17 hours ago

Kính cảm ơn Chú Mai Thanh Truyết! Một người nặng lòng với đất nước. kính chúc Chú sức khỏe, vững chí, bền gan trên con đường Chú đã lựa chọn, hy vọng ngày càng có nhiều người đồng hành đi trên con đường vì Tự do, Dân Chủ để dân tộc Việt được trường tồn. Trọng kính!

Phóthườngdân • 2 hours ago

Bọn CS đã gây ra một cuộc chiến tranh phi nghĩa giữa 2 miền Nam Bắc, chung cuộc chỉ có ĐCS hưởng lợi trong khi dân lại ngày càng lầm than và quê Mẹ đang bị CS cắt nhỏ manh mún để sang nhượng cho giặc Tàu phương Bắc.

Chẳng người Miền Nam nào quên ngày QUỐC HẬN 30/04 và mỗi người còn trăn trở với hiện tình đất nước thì nhất quyết không làm bất cứ một việc gì có lợi cho CS như về VN hay gửi tiền chung tay với tà quyền trong những dịp cứu trợ thiên tai mà hãy dùng tiền đó tiếp lửa cho gia đình các anh chị Tù Nhân Lương Tâm sẽ hữu hiệu hơn.

PTDNB • 4 hours ago

Bài viết của MTTruyết cũng là một cuộn phim của của đời tôi, diễn tả nỗi uất ức, căm thù VC

Có người quên đi những vinh, nhục trong trong cuộc chiến quốc-cộng, nhưng tôi thì không...

Mãi mãi...

luumanhcongtu • 3 hours ago

Bọn tui Nô Cộng Ba Đình tuyên bố: "Ngày 30/4, là ngày Bọn Tui Nô Cộng đã đánh Mỹ Ngụy thành công cho Tổ Quốc Chủ Nô Tàu Ô!"

Nguyên-Thạch • 3 hours ago

- 42 mùa Quốc hận đã trôi qua, oán than cũng đã quá nhiều, đau thương cũng đã chồng chất và dân ta cũng đã khóc quá nhiều, dòng nước mắt dường như cũng gần cạn kiệt. Còn bao lâu nữa mùa Xuân mới đến lại cho quê hương, cho dân tộc nếu chúng ta cứ mãi than vãn theo dòng trôi mà không thể hiện bằng những hành động cụ thể?. Đây là khoảng khắc thời gian cuối cùng cho mỗi một người trong chúng ta nung nấu và hành động (get serious and take actions).

Mai Thanh Truyết  Nguyên-Thạch • 3 hours ago

Người viết đã làm nhiều ...hành động cụ thể trên các diễn đàn trên 30 năm qua. Và có những việc đang làm ở Việt Nam mà chưa thể nói ra mà thôi. Bạn Nguyên Thạch đã nói hành động cụ thể. Mỗi người trong chúng ta đều có chung trách nhiệm, bổn phận, và hành động cụ thể cho việc xóa tan cơ chế chuyên chính vô sàn của CSBV. Đề nghị Bạn nào có hành động cụ thể, xin nêu ra để ...chúng ta cùng làm.

Lâm Viên  Mai Thanh Truyết • 6 minutes ago

Cụ thể nhất là những vị giỏi Anh ngữ , hiểu biết rộng rãi như Tác giả ...hãy cùng nhau đòi LHQ và 12 nước làm nhân chứng trong việc ký kết HĐ Paris đem HĐ ra xét xử và có biện pháp trừng phạt manh mẽ với csVN . Đòi Bắc cộng rút về đất của chúng là Bắc Việt, trả miền Nam Việt lại cho VNCH.

Như Bóng Ma Trơi (Thái Bình)  Mai Thanh Truyết • 40 minutes ago

Dạ! Trong phường xã của mình, người dân luân phiên nhau đến thăm hỏi nhà đảng viên, để biết rõ quê quán của chúng nó ở đâu, rồi lâu lâu mang một con dao phay thiệt là sắc đến tặng cho chúng , cho đến khi nào nó bỏ xứ đi thì thôi.

Lâm Viên  Như Bóng Ma Trơi (Thái Bình) • 17 minutes ago

Đúng vậy .Cứ làm những gì chúng nó đã từng làm với các viên chức xã ấp của VNCH trước năm 75. Lấy gậy của chúng nó, đánh chúng nó . Cho chúng biết thế nào là "gieo gió gặt bão".

Như Bóng Ma Trơi (Thái Bình) Lâm Viên • 7 minutes ago

Tám ngàn người dân trong phương xã, phải hành cho bọn đảng viên lên bờ xuống ruộng, không thể để cho nó mãi tự tung tự tác.

Tặng dao kéo kìm búa cho đảng viên nó chất đầy nhà, chừng nào nó quỳ lạy xin tha thì thôi.

Nguyên-Thạch  Mai Thanh Truyết • an hour ago

Dạ cảm ơn thầy Mai Thanh Truyết đã có bài tâm tư. Còm của em là chung chứ không riêng ai thầy ạ. Kính thầy

THÁNG TƯ ĐEN: Hãy bắt đầu cuộc cách mạng bằng những "ngọn lửa hy vọng" ... Xăng

Nguyên Thạch

Sống dưới một thể chế độc tài toàn trị, mọi quyền căn bản của con người đều bị ngăn cấm, bị kiểm soát một cách chặt chẽ và thô bạo. Trong thể chế này, người dân bị xem là tầng lớp bị trị bởi giai cấp thống trị với những thái độ vô cùng hung tàn bạo ngược.

Giai cấp này có quá trình thành lập bởi những tên du thủ du thực, dốt nát, đầu đường xó chợ, có quá trình cuộc sống bất bình thường như: Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Lê Đức Anh, Đỗ 10, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng...cùng muôn ngàn những tên cộng sản tàn độc khác đã tụ tập thành một băng đảng với sự cực kỳ ngu đốt của chúng, đó là lý do, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến hệ quả lụn bại thê thảm của Việt Nam hôm nay.

Hơn 80 năm cho miền Bắc XHCN và 43 năm cho cả nước đau thương, đất nước đã triền miên chìm ngập trong thảm bại não nề, bao nhiễu nhương, bao oan khiên, bao lụn bại...Cộng sản với căn bệnh hoang tưởng của nó, chúng đã tàn phá đất nước cùng con người một cách thô bỉ. Xã hội tụt hậu, đạo lý suy đồi, nhân phẩm tồi tệ...ăn gian nói dối, giựt dọc lừa đảo, nhà cầm quyền đã là biểu tượng của một tập đoàn cướp bóc trắng trợn. Một xã hội mà người ta đã ta thán cũng như ví von: "Xuống Hố Cả Nút" để rồi phải " Xuống Hàng Chó Ngựa".

Một thể chế luôn dùng đàn áp làm phương tiện để đạt đến cứu cánh là toàn trị, bất kể đạo nghĩa hay tình tự dân tộc. Một cơ chế mà mọi người đều tự buột lấy tay chân của mình và không có được bất cứ lối thoát nào khả dĩ để cứu vãn. Trong hoàn cảnh bế tắt này, nhà cầm quyền không còn bất cứ sự lựa chọn nào khác hơn là liều lĩnh trong tình thế đã phóng lao thì phải theo lao.Tình trạng bi đát này là những chỉ dấu cho thấy rằng tương lai cũng chỉ là một màn đen trùm phủ, một con đường hoàn toàn vô vọng.

Kéo lê ảo vọng trong vô vọng là những tâm thức bệnh hoạn về thể xác lẫn tinh thần. Khi tinh thần không minh mẫn, khi thân thể không tráng kiện thì hy vọng thành đạt chỉ là ảo giác, là hoang phí thời gian, đó là hoang phí thời gian, đó là chưa kể những lỗi lầm trầm trọng sẽ gặp phải.

Qua thực tế xuyên suốt 43 năm dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN siêu việt, Việt Nam đã từ một "Hòn ngọc viễn Đông" ngang ngửa với các quốc gia lân bang, nay đã trở thành một quốc gia lạc hậu nghèo nàn, lẹt đẹt theo sau láng giềng (không được lãnh đạo bởi đảng cộng sản) đến cả hàng trăm năm.

Trước thực thể đen tối này, kỳ vọng cho một tương lai khá hơn là những điều hoang tưởng, là lãng phí thời gian và cũng chỉ kéo dài thêm sự đau thương mà thôi. Không ai thương xót cho chúng ta bằng chính chúng ta, tương lai của các thế hệ nối tiếp sẽ tùy vào thái độ nhận thức của chúng ta hôm nay. Ngoài quyết định tự giải cứu cho bản thân mình thoát khỏi thảm cảnh hiện tại, chúng ta còn tạo được phúc đức cho thế hệ tương lai tránh được cảnh khổ đau, đó là chưa đề cập đến sự bất hạnh cho đàn con cháu nếu hôm nay chúng ta buông xuôi, cúi mặt đồng lõa với tà quyền chấp nhận nô Tàu, một thứ kẻ thù truyền kiếp độc ác và gian manh.

Dưới một chế độ toàn trị mà ngay cả một con ruồi cũng không thể thoát được những cặp mắt an ninh cú vọ thì vũ khí duy nhất của khối người cùng khổ chung nạn là sự đoàn kết.

Dưới mạng lưới dầy đặc an ninh mật vụ mà côn an, quân đội là những công cụ của bạo lực chuyên chế trong khi trong tay chúng ta không sở hữu được một tất sắt thì chuyện trực diện với bạo quyền là những chuyện mơ hồ.

Hãy thực hiện những việc khả thi, hãy làm những gì mà khả năng và tầm tay có thể làm được, tạm trút bỏ những đao to búa lớn vì những "tư tưởng lớn" ấy đã được liên tục lập đi lập lại trong suốt quá trình 40 năm mà kết quả thì vẫn còn trong mù thẳm!. Hãy bắt đầu bằng những việc nhỏ nhất nhưng rất thiết thực, dễ thực hiện. Những việc nhỏ này sẽ là nền tảng để nảy sinh cho những việc lớn mỗi một khi nó đã trở thành những phong trào rộng khắp.

Bạn muốn góp tay vào cuộc "Cách Mạng Lật Đổ Bạo Quyền"?

Hãy làm những gì đơn giản và thiết thực nhất mà ta có thể làm

Đừng đao to búa lớn vì những điều ấy khó xảy ra ngay

Hãy làm những việc nhỏ trong tầm tay

Những việc nhỏ sẽ chuyển xoay thành việc lớn.

Những "trái tim yêu thương" được làm bằng xăng đơn giản dễ chế tạo, dễ thực hiện, ít tốn kém, nó không là những gì xa vời khó đạt. Hàng loạt nhà cửa các tham quan, côn an, quân khuyển tàn độc, hàng loạt cơ sở của bạo quyền bị "hâm nóng" không làm cho tà quyền phải chùn bước trước sức mạnh của quần chúng ư?.

Đừng ngồi đó mà nguyền rủa đêm đen nữa mà hãy dựng nên một cuộc cách mạng lật đổ hung tàn và xuẩn dốt bằng vô số "bầu nhiệt huyết" XĂNG. Hãy dấy nên phong trào "DÂN HÀNH ĐỘNG", bằng cách đốt lên những ngọn lửa hy vọng... Tại sao không?.

Bình Thuận: Người dân nổi lửa chặn quốc lộ, ném bom xăng chống trả CA đàn áp

Bạn đọc Danlambao - Liên tục trong hai ngày 14 và 15/4/2015, hàng ngàn người dân Bình Thuận đã tràn xuống quốc lộ 1A để biểu tình phản đối nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (do Trung Cộng xây dựng) gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Cuộc biểu tình đã khiến giao thông trên tuyến quốc lộ 1A tê liệt, xe cộ kẹt cứng kéo dài hàng chục cây số. Nhiều người dân phẫn nộ thậm chí còn dùng gạch đá, bom xăng chống trả quyết liệt khi cảnh sát cơ động kéo đến nhằm giải tán đám đông.

Trưa ngày 15/4/2015, sau cuộc giao tranh gạch đá dữ dội giữa người dân với lực lượng cảnh sát cơ động, giới chức Bình Thuận tuyên bố đã giải tán thành công cuộc biểu tình. Dù vậy, các diễn biến sau đó cho thấy sự phản kháng của của người dân vẫn còn rất mạnh mẽ.

Trước áp lực của người dân, chiều ngày 15/4/2015, phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã phải chỉ đạo nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 khắc phục tình hình, đồng thời ra lệnh cho giới chức Bình Thuận tuyên truyền khẩn cấp cho người dân 'không để kẻ xấu lôi kéo, kích động'.

Người dân dùng bom xăng tấn công cảnh sát cơ động, 'tái chiếm' quốc lộ 1A. Trước đó, vào trưa ngày 15/4/2015, sau cuộc giao tranh dữ dội bằng gạch đá, giới chức tỉnh Bình Thuận tuyên bố đã giải tán thành công người dân. Tuy nhiên, đến tối cùng ngày, rất đông người dân vẫn tiếp tục nổi lửa đốt đường, phong tỏa quốc lộ 1A.

Bất chấp những động thái xoa dịu dư luận của phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, tối cùng ngày, người dân Bình Thuận tiếp tục kéo đến 'tái chiếm' quốc lộ 1A, nổi lửa đốt đường.

Đáp lại, với quyết tâm bảo vệ nhà máy nhiệt điện bằng mọi giá, nhà cầm quyền CS đã huy động lực lượng cảnh sát cơ động hùng hậu kéo đến nổ súng, ném lựu đạn cay nhằm giải tán đám đông nhân dân đang rất phẫn nộ.

Hành động này như đã đổ thêm dầu vào lửa, người dân phản ứng lại bằng cách dùng gạch đá, bom xăng đánh trả lại lực lượng CA.

Xung đột giữa người dân và nhà cầm quyền nhanh chóng bùng phát thành bạo lực dữ dội, khiến cả đoạn đường rực lửa như bị thiêu cháy. Video do một số người dân ghi lại tại hiện trường có thể nghe rõ tiếng nổ lựu đạn và những đám cháy bùng do bom xăng

Người dân tuyên bố sẽ biểu tình cho đến khi nào nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 chấm dứt hành vì gây ô nhiễm môi trường, không thải bụi than, xỉ… ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân.

Được biết, nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 thuộc huyện Tuy Phong, Bình Thuận có vốn đầu tư hơn 23 ngàn tỷ đồng, được xây dựng bởi tập đoàn điện khí Thượng Hải của Trung Cộng.

Nhờ hành vi ngấm ngầm tiếp tay của phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, cộng với sự hám lợi của các quan chức Bình Thuận, các nhà thầu Trung Cộng dù sử dụng công nghệ lạc hậu nhưng vẫn nghiễm nhiên trúng thầu xây dựng hầu hết các dự án nhiệt điện quan trọng tại Bình Thuận.

Đến lúc này, 'quả đắng' từ các nhà thầu Trung Cộng là quá rõ ràng. Người dân Việt Nam tiếp tục phải chịu đựng nhiều di hoạ khủng khiếp từ việc ô nhiêm nghiêm trọng. Thủ phạm tiếp tay cho Trung Cộng tàn phá đất nước chính là đảng CSVN.

Nổi lửa lên em

Hãy khơi lên ngọn lửa thù đốt giặc...Đốt lửa lên em, thiêu tặc Bắc tham tàn

Tuổi trẻ ơi hãy hãy đứng dậy hiên ngang

Toàn dân hỡi, gọi đàn đi cứu quốc.

Đã đủ lắm rồi!

80 năm vờ vật...

80 năm?

Giờ sự thật tỏ tường

80 năm, đảng về đây với mưu thâm bán đứng Quê Hương

Dựng thành băng nhóm, một phường khốn nạn.

Họ là chư hầu!

Là tay sai cho đại Hán!

Bọn cướp trá hình...dâng bán non sông

Mụ mị rêu rao "Thế Giới Đại Đồng"

Dựng nên bởi lũ cuồng ngông mộng ảo.

Mạo danh chiến đấu cho lý tưởng Độc lập, Tự do, Hòa bình cơm áo...

Để che giấu mưu thâm gian xảo đê hèn

Cướp bóc dân lành, biến xã hội thành trâu ngựa dần quen

Bần hàn khốn khó hầu dễ chèn dễ trị.

Đốt đuốc lên em

Soi đường chân lý

Nổi lửa lên em

Thiêu ác quỉ gian tà

Dậy cả núi sông, cứu lấy quê cha

Lửa hung đúc cho sơn hà rực sáng

Lửa thiêu phản quốc, lửa đốt sạch quân cuồng ngông tặc Hán.

Ngọn lửa thiêng của dân tộc sẽ thiêu rụi bọn dã tâm vong bản

Sẽ biến thành tro mộng cuồng Hán xâm lăng

Lửa sẽ dâng cao, sẽ đốt sạch, sẽ san bằng

Sẽ hủy diệt tất cả nhưng thế lực cản ngăn bước tiến.

Lửa sẽ lan khắp từ nội thành, từ thôn quê ra sông biển

Lửa từ lòng dân dựng cuộc chiến diệt thù

Lửa sẽ đốt tan mụ mị "Đại thắng mùa Xuân" hay "Cách mạng mùa Thu"

Lửa sẽ hừng hực căm thù quân bán nước.

Lửa Trí thức, từ dân oan, từ học sinh, sinh viên, từ khối mảnh đời xuôi ngược

Từ công, nông dân khốn khó kiếm miếng ăn, bữa được bữa không!

Lửa của 4.000 năm Văn Hiến Lạc Hồng

Lửa sẽ thiêu sạch nhà tù, trại giam, cùm gông, roi đạn...

Giòng giống Rồng Tiên quyết thề sẽ không là

Tân Cương,

Nội Mông và

Tây Tạng.

Nguyên-Thạch  Nguyên-Thạch • 3 hours ago

Tháng Tư năm nay, tôi ước vọng rằng nó không đến rồi đi như những mùa Quốc Hận tang thương khác mà đất nước cùng dân tộc vẫn còn chìm trong khốn khó. Tôi mong rằng tất cả đồng bào quốc nội cũng như hải ngoại hãy biến uất hận, thương đau thành Hành Động bằng cách nhất tề quyết tâm đứng dậy mà phế truất cái cơ chế cộng sản độc tài, tàn bạo, tệ hại và xuẩn ngốc này. Bằng không thì mỗi mùa Quốc Hận rồi cũng sẽ bị dòng thời gian cuốn trôi đi.

Mời Em Về Bình Thuận

Mời em về Tuy Phong, vùng cằn khô nắng cháy

Cùng dân ta vùng dậy chống bạo quyền

Chia sẻ cùng toàn dân trong cảnh sống đảo điên

Nhiệt điện của bọn Tàu cộng gây muộn phiền vì bụi độc.

Xóm làng tôi?

Mù sương tang tóc

Dân quê ta than khóc từng ngày

Đảng đã cúi đầu mời giặc về đây

Vốn khốn khổ...đọa đày thêm khốn khổ.

Mời anh, mời chị đến Tuy Phong để cùng dân xuống phố

Hòa cùng những tấm thân loang lổ hình hài

Cùnng dân làng tôi già trẻ gái trai

Vùng lên tranh đấu cho ngày mai được sống.

Hãy về đây để nhìn rõ mặt những tên bạo động

Lựu đạn, roi điện, dùi cui, hơi cay đốt phỏng dân lành

Họ là những tên Thái thú chỉ biết vâng lịnh đàn anh

Sẵn sàng phá nát đất mẹ tan tành...không thương tiếc!.

Mời em đến quê tôi, vùng đau thương của mảnh thân tàn nước Việt

Bơm hơi tiếp sức cho dân ta trong sức kiệt hơi tàn!

Đất nước này?

Tụt hậu thê thảm...

Dân tộc này?

Đã quá lầm than...

Bánh vẽ ăn mãi, cũng tàn ảo mộng.

Hãy đến đây cùng dân tôi vùng lên diệt quân phản động

Diệt âm mưu mầm mống nô Tàu

Hãy về Tuy Phong để nhận thấy nỗi đau

Nhìn Xương Rồng trổ rực để ươm màu hy vọng.

Dân ta muốn sống

Việt Nam phải sống.

Sương Cầu  Mai Thanh Truyết • 27 minutes ago

Cảm ơn chú về những công trình nghiên cứu, những bài viết về môi trường. Hôm trước chú

tâm sự về hưu, nay chú mở màng bài về 30-4 liền.

CS cấm dân đọc DLB, vậy mong các tác giả cứ tiếp tục viết, truyền tải sự thật. Nếu ko ngán DLB thì mắc gì CS phải cấm, phải cử đội quân DLV hùng hậu vào phá hơn là tranh luận.

Loạt bài về môi trường của chú rất hữu ích. Cả ngàn tiến sĩ bên VN, có ông nào viết bài về chủ đề này cho ra hồn đâu.

Người dân đọc họ thấy CS quản lý yếu kém, nhưng tàn phá, đục khoé môi trường thì giỏi.

Đã nhiều nơi dân biểu tình, chặn đưong bọn phá hoại môi trường. CS đâu có thể nguỵ biện được nửa.

Mong được đọc nhiều bài, nhiều "ưu tư" của chú.

Hoa Mai  Mai Thanh Truyết • 5 hours ago

Tôi muốn hỏi ông MTT: Ông Huỳnh Công Ánh nay ở đâu, làm gì? Có phải Huỳnh Công Ánh là người tù cải tạo, trốn trại bằng cách leo lên xe lửa ở miền Bắc chạy vào Nam không? Tôi có nghe đài BBC câu chuyện đó, giờ chỉ muốn biết về ông HCA thế thôi.

  cưa  Mai Thanh Truyết • 6 hours ago

Theo tôi chuyện có thể làm hôm nay là hãy lên tiếng ,bằng khả năng của mổi cá nhân ,làm sao chuyển những sai trái của đảng cộng sản tới người dân , và làm sao để người dân nói lên sai trái ở mổi địa phương , được sự giúp đở ,cộng sản chỉ tan rả khi Tàu cộng tan rả ,vì quyền lợi cho những thế lực , tôi tin bọn cộng sản xét lại nhất định bị thế giới tự do đánh tan trong thế kỷ này ,xin các người hảy theo dỏi tình hình và viết bài ,khai dân trí ,sống vui vẻ với gia đình ,Hảy nghỉ ngơi .mọi chuyện khi tới biết bao nhiêu chuyện làm không kị̣p .

Lâm Viên  cưa • 6 hours ago

Dân mà nói lên sự sai trái ở mỗi địa phương. Tối lại, mấy thằng địa phương sẽ cho mò tôm. Hoặc được mời lên ủy ban phường làm việc . Sáng đi còn thở. Chiều về tắt thở vì bị ..trúng gió.

A4vt  Lâm Viên • 4 hours ago

Bạn thữ xem FB bon phạm-( Nếu vì nói lên sự thật hoặc vì bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình và người khác mà bị" mò tóm", hay "trúng gió " thì cũng hữu ích hơn là chịu nhục và nô lệ!)

Ngày xưa Vc về xã ấp ,ám sát các viên chức VNCH rồi lặn vô rừng . Ngày nay, mình không có chỗ lặn như chúng nó .Nhưng bắt chước cách làm của chúng.

Cứ lặng lẽ, canh liệng vài chai bom xăng vào nhà chúng nó rồi dzọt.

Bao nhiêu người vì nói với chúng mà bị tù tội. Bây giờ đối chiến thuật :" Hành động . Không nói ".

cưa  Lâm Viên • 6 hours ago

Đúng vậy , nhưng cũng có cách khi người dân họ muốn làm ,việt cộng càng ác thì sự căm thù càng mạnh ,và càng đưa đẩy người dân đứng lên ,có một chuyện khó vô cùng là bị nội tuyến ,hay bị bán đứng .

Nguyễn • 4 hours ago

Trích: "Nơi đây tôi chỉ muốn nói lên vài điều suy nghĩ của một người con Việt mà thôi.

Đó là:

- Đừng bao giờ mơ tưởng những người Việt cộng sản Bắc kỳ là người Việt Nam.

Và để thoát khỏi ý nghĩ tiêu cực trong những ngày đau thương của Đất và Nước, tôi tự điều hướng cho chính mình cần phải hành xử trong tương lai như:

- Đứng trước quá khứ, hãy ngả mũ. Đứng trước tương lai, hãy XẮN TAY ÁO (H.L.Mencken) và chúng ta phải tiếp tục giữ lửa Quê Hương trong lòng mãi mãi.

(ngưng trích)

Cho dù lâm cảnh như Tưởng Giới Thạch:

Hằng năm đôc Thông Điệp Quốc khánh Song Thập: Năm tới ta thu hồi lục địa.

Để rồi chết trong lúc tuổi già thì vẫn chấp nhận như vậy.

Còn hơn, tuyệt vọng... buông trôi!

Mơ ước khôn nguôi về một thể chế Dân chủ - Dân tộc Việt

Nhiều người vẫn cho là văn hóa Tầu với Khổng Khưu, Lão Tử, Phật... là văn hóa Việt Nam, cho đến nay văn hóa Việt Nam còn những gì hả quý vị? Riêng đạo Phật khởi từ Đạo Bà La Môn của dân da trắng Aryan (Brahamism=Đạo của ông Abraham, tổ của dân da trắng Do Thái) (xâm lăng Ấn Độ, nên dân Ấn Độ không còn da đen thuần túy mà da đen nhờ nhờ (nửa đen, nửa xám, mầu hơi xanh xanh, trừ những người chưa bị lai).

'sacle'viaDiendanTuoiHac<xomnhala_yamaha@googlegroups.com>

Chưa bao giờ sĩ phu nước Việt chấp nhận sự áp đặt văn hóa hán chệt lên nền văn hóa truyền thống Việt ngay cả suốt ngàn năm đô hộ.

Hãy lắng nghe lời Đại Cáo Bình Ngô lẫm liệt:

"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau

Song hào kiệt thời nào cũng có."

Lời tổ tiên xác định lẫm liệt:

" Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu"

 

Vì sao con cháu hèn nhược tự lãng quên?!

Nhớ thời Việt Nam Cộng Hòa, tuy thiết đặt nền dân chủ mô phỏng theo thể chế dân chủ pháp trị Tây phương lại thực thi trong hoàn cảnh chinh chiến điêu linh muôn vàn khó khăn, sĩ phu Miền Nam vẫn đau đáu trong lòng sẽ lần hồi hoàn thiện thể chế đượm màu sắc thuật trị nước Lạc Việt.

Ước mơ chưa thành, nửa đường đứt gánh!

Ngày nay thân lưu ly lạc xứ, vẫn ấp ủ trong lòng về một ngày mai, tuổi trẻ nước Việt xóa xong hoa cọng sản phản nước, hại dân sẽ cùng nhau xây dựng lại Đất nước trên nền tảng đích thật Dân Chủ với sắc thái Dân tộc Việt.

Giao thừa, Ước mơ Nước Việt Nhân ái.

Giao thừa trên đất Mỹ, không hương trầm hoa quả, nhớ về quê mẹ ngày xưa. Ngày xưa, tình làng nghĩa xóm ấm êm, ngày nay không còn nữa. Đạo lý, cương thường lạc mất tiêu. Chỉ biết tranh giành, chụp giựt cầu sống!

Nhớ tiếc về hai nền Việt Nam Cộng Hòa non trẻ hăm hở thực thi dân chủ hướng về một thể chế mang bản sắc Dân tộc.

Lời mở đầu Hiến Pháp Đệ nhất VNCH lẫm liệt viết:

"Tin tưởng ở tương lai huy hoàng bất diệt của Quốc gia và Dân tộc Việt Nam mà lịch sử tranh đấu oai hùng của tổ tiên và ý chí quật cường của toàn dân đảm bảo;

Tin tưởng ở sự trường tồn của nền văn minh Việt Nam, căn cứ trên nền tảng duy linh mà toàn dân đều có nhiệm vụ phát huy;

Tin tưởng ở giá trị siêu việt của con người mà sự phát triển tự do, điều hòa và đầy đủ trong cương vị cá nhân cũng như trong đời sống tập thể phải là mục đích của mọi hoạt động Quốc gia;"

Đây là nét bản sắc dân tộc: Việt có nghĩa là vượt. Vượt lên trên là siêu việt. Mục đích của mọi hoạt động Quốc gia phải là hoàn thiện tính siêu việt của giống nòi Lạc Việt.

Những ngày cận tháng tư đen tối, khi giặc cọng áp sát chân thành, hàng môn đệ Quốc gia Hành chánh còn tụ họp nhau luận bàn về " Pháp trị hay Đức trị? " - "Phụ mẫu chi dân hay Dân chi phụ mẫu?"

Hồi đó, gã chức việc trẻ còn bận chạy đôn chạy đáo, vừa lo việc an ninh vừa lo nuôi ăn trên hai vạn đồng bào nơi "Trung tâm Khẩn hoang - Lập Ấp" Thái Thiện, một vùng đât cheo leo giáp ranh hai tinh Biên Hòa - Bà Rịa nên không về dự được.

Ví như mà gã chức việc gốc nhà quê xứ Thủ mà về dự được thì chỉ xin vắn tắt dôi lời:

- Pháp trị thi nghiêm ngặt, gò bó.

- Đức trị thì cao xa, miên viễn.

Chi bắng ta chọn giải pháp trung dung: NHÂN TRỊ

có Lý có Tình.

Lấy con người làm trung tâm bản vị:

Đầu đội Trời - Chân đạp Đất

"Đất nứt Ta ra Trời chuyển động

Ta thay Trời vỡ Đất rộng mênh mong

Trời - Đất in Ta đầy đủ Hóa công "

Đó là theo đạo lý Tam Tài - Trần Cao Vân

Còn như theo đạo lý Tề gia - Trị quốc - Ức Trai Nguyễn Trãi thì:

- Trong gia tề gia, thực thi nhân đức:

" Thấy người hoạn nạn thì thương,

Thấy người tàn tật lại càng trông nom,

Thấy người già yếu ốm mòn,

Thuốc thang cứu giúp, cháo cơm đỡ đần.

Trời nào phụ kẻ có nhân,

Người mà có đức, muôn phần vinh hoa.

(Nguyễn Trãi gia huấn)

- Trong Trị Quốc, thực thi Nhân Nghĩa:

"Đem Đại nghĩa để thắng hung tàn

Lấy Chí Nhân mà thay cường bạo"

(Bình Ngô Đại Cáo)

Đó là nói theo từ chương hoa mỹ.

Còn như nói theo kiểu bình dân như lời mẹ dạy:

Mẹ tôi là thôn nữ

Chữ nghĩa không bao nhiêu

Chỉ dạy con hai điều:

Một là không được dối trá

Hai là "Sống cho có Nghĩa có Nhân"

Nhân là tình thương ở trong lòng

Nghĩa là Lẽ phải ở đời

Đem tình thương ở trong lòng

Ra đối đãi với người cho phải lẽ

Đó là thực thi nhân nghĩa:

Người với người đối đãi nhau

Bằng Tình thương và Lẽ phải

Xử sự có Ý có Tình

Tình làng - Nghĩa xóm ấm êm

Pháp luật có đó mà không dùng tới

Có pháp luật mà cũng như không

Xã hội Việt tộc sống chan hòa THONG DONG

Thong dong còn hay hơn Tự do

Vì không bị Pháp Luật gò bó

Đó là giấc mơ thực thi đạo lý Nhân - Nghĩa của gã chức việc trẻ Việt Nam Cộng Hòa mà vì ách xâm lăng bạo ngược của hồ tinh bác cụ mà nửa đường đứt gánh!

Còn như ngày nay, giữa lúc chế độ sói lang việt cọng vô pháp vô thiên:

- Bên trong "Tự Thực Dân " áp bức bốc lột người dân " còn cái lai quần cũng ăn " ( chữ của phó chủ tịt cuốc huôi vẹm )

- Bên ngoài " hán ngụy " nhắm mắt để cho chệt khựa thực thi sách lược " Tàm thực " gặm nhắm biển đảo, đất đai, phá hoại văn hóa, ngôn ngữ, biến nước Việt thành đất phụ dung, đồng hóa dân Việt.

Trước họa mất nước, diệt tộc nhản tiền, những ai còn chút lòng thao thức vì vận nước, hãy mạnh dạn kêu lên tiếng báo nguy, hô hào, cổ võ cuộc vận động cách mạng giải trừ chế độ phản nước, hại dân việt cọng để mở đường cho công cuộc phục hồi đạo lý dân tộc, tái thiết xã hội Việt vươn lên giá trị siêu việt của giống nòi Lạc Việt.

Tha thiết ước mong một mùa Xuân mới trên Đất Việt mến yêu.

Nguyễn Nhơn

(Đêm trừ tịch Xuân Mậu Tuất)

Lê Cửu Long • 18 minutes ago

Như đã hứa cách đây 3 năm, tôi đã viết xong một bài chủ về "ngày 30-4 và sự thất thủ của QLVNCH". Nhưng vì thấy có nhiều ý ... trùng với bài của tác giả Mai Thanh Truyết, nên tôi phải sửa lại, kẻo bị thiên hạ chửi là đạo văn (tôi đã bị chửi quá nhiều rồi). Tôi sẽ cho đăng bài của tôi vào năm sau. Chào quyết thắng. Lê Cửu Long.

Guest • 26 minutes ago

Mới đọc cái đề bài "Nghĩ về 30/4", cháu giật mình đánh thót, tưởng là bài của sĩ quan QLVNCH Lê Cửu Long! Té ra, tác giả là vị TS rất quen thuộc và rất có lòng với đất nước: TS Mai Thanh Truyết. Kính cảm ơn tác giả Mai Thanh Truyết.

JU MONG Sinh Sự • an hour ago

Tháng 4 lại về đang buồn thúi ruột, đọc bài viết này của Mai Thanh Truyết ruột càng thêm thúi? Tác giả nói: "Một khi đã biết sai lầm thì đã muộn, tôi phải trả cái giá gần 8 năm trong nhà tù lớn Việt Nam dưới chế độ nầy." Như vậy là tác giả còn hên, cuối cùng vẫn thoát được nhà tù lớn VN. Riêng trường hợp của tôi "không thể nói là sai lầm mà phải nói là ngu quá độ". Cứ tưởng Việt Nam hết chiến tranh anh em trong gia đình sum họp mắc mớ gì phải đi. Ngay từ năm đầu tiên Miền Nam bị phỏng hai hòn, có một gia đình sinh sống về nghề biển, gia đình có ghe muốn gả con gái khuyên tôi nên đi, cũng vì ngu quá độ tôi đã đánh mất cơ hội. Cho đến khi mắt trắng ra tôi cũng đã mất trắng sau những lần vượt biển. (Hề hề! Tiến lên CNCS phải qua thời kỳ "ngu quá độ?")

Bài viết của Mai Thanh Truyết rất hay. Tôi thích nhất là đoạn này.

Tôi nghĩ có lẽ tác giả ăn chay trường nên tác giả chỉ "đặt vấn đề" với cái đám thằng cha con mẹ tự sướng là Mạng Lưới Nhân Quyền tại Mỹ? Còn tôi không ăn chay trường tôi phải chửi cho đã cái mồm. Ai đời cả đám già đầu hai thứ tóc lại chịu khó ngồi nghe, lại vỗ tay cho một thằng con nít cộng sản nòi đã từng phát biểu ngu như bò, lại có đứa còn khuyên "Anh chị em đấu tranh cho TD DC NQ trong nước nên noi gương TS Cù Huy Hà Vũ"?

Ông già Saigon • 4 hours ago

Những kỷ niệm đau thương của ngày 30/4/1975 ai cũng đã thấy, đã hiểu. Nhưng ngày hôm nay chính người CS cũng đã nhận ra, báo chí không còn ra rả đưa lại tin từng ngày, hôm nay đã nhổ bao nhiêu đồn, bót, trại lính, đã bắn hạ bao nhiêu máy bay, xe tăng địch, đã bức hàng hay tiêu diệt bao nhiêu quân "Ngụy", đã giải phóng bao nhiêu thị trấn, thôn làng, ... Ngay cả chữ "giải phóng, chiến thắng" cũng không còn nhắc đến, cả việc diễn binh (mà họ gọi là "diễu" binh) cũng không được tổ chức, thậm chí việc treo cờ cũng không chú trọng, trước đây hàng năm đều có bắt buộc trong các cuộc họp tổ dân phố. Ngày 30/4 người ta coi như ngày nghỉ để ở nhà với gia đình hay đi chơi xả hơi, cùng lắm họ coi như ngày chấm dứt chiến tranh, thống nhất đất nước. Ai đó còn làm giỗ cho người thân hy sinh vào dịp này, cũng như tại Huế, ngày tết nguyên đán cổ truyền, nhiều nhà coi như ngày giỗ cho thân nhân bị thảm sát năm 1968. Chữ "giải phóng" coi như không còn ý nghĩa, như nhà văn bộ đội CS Dương Thu Hương đã viết trong dịp 30/4/1975 "Bên man di mọi rợ đã chiến thắng bên văn minh tân tiến".


________________________________________

Mai Thanh Truyết

https://maithanhtruyet1.blogspot.com/

https://www.facebook.com/envirovn


"
We carry our homes within us
;

which enables us to FLY"



//////////////////////////////////////////////////