Radio Dallas 1600 AM

Chương trình Tiếng Nói Da Vàng

"40 Năm Nhìn Lại"

 

NQ: Trong kỳ trước, khi nhìn về Việt Nam ngày nay sau 40 năm dưới ách "cai trị" của cs Bắc Việt, chúng ta đã nói về những thành tựu và khiếm khuyết của hai nền Đệ I và Đệ II Cộng hòa của Miền Nam cũng như các mặt phát triển và tiến trình dần dần đi đến dân chủ pháp trị với thể chế Cộng hòa cùng quốc hội lập pháp với hành pháp, lập pháp, và tư pháp. Bây giờ, xin trở lại với thời điểm 30/4/1975. Thưa Ts, theo ông nếu Tổng thống Dương Văn Minh không ra lệnh đầu hàng vô điều kiện ngày hôm ấy thì điều gì sẽ diễn ra tiếp theo sau đó?

 

MTT: Thưa Cô NQ, nếu Ông Dương văn Minh không tuyên bố đầu hàng, thì các đơn vị quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã không tan hàng và đã tiếp tục chiến đấu. Có thể trong một số trường hợp, bị đặt trong thế tuyệt vọng, nhưng họ vẫn có khả năng gây thiệt hại đáng kể cho quân Cộng sản. Đồng thời các đơn vị VNCH này, nếu có phối hợp đầu mối chỉ huy cuộc chiến sẽ kéo dài, có thể có những trận đánh lớn ở Đồng bằng Sông Cửu Long (miền Tây) trong một thời gian vài tháng để tái tổ chức cố thủ; nhưng thưa Cô, kết quả vẫn không thay đổi được cuộc diện, và sau cùng CS Bắc Việt cũng chiếm trọn miền Nam với nhiều thương vong hơn.

 

Tại sao tôi nghĩ vậy?

 

Lý do là vì quân đội miền Nam thực sự là một quân đội anh hùng, gan dạ, với tấm lòng bảo vệ miền Nam sắt son; vì vậy mới có 5 vị tướng tuẩn tiết ngày 30/4/1975. Đó là:

 

-Thiếu tướng Phạm văn Phú, sau cuộc lui quân từ cao nguyên về, thất bại, và uống thuốc độc tự tử vào ngày 29 tháng 4, 75.

-Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư lệnh Sư đoàn 5, dùng súng tự sát trước sân cờ Bộ Tư Lệnh ở Lai Khê, Bến Cát, Bình Dương sau khi nghe tướng Dương văn Minh ra lệnh buông súng.

-Chuẩn tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Phó Quân đoàn 4, sau khi nói lời giã biệt vợ con, ông vào văn phòng, dùng súng tự sát lúc 8 giờ 45 phút tối ngày 30 tháng 4, 75.

-Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân đoàn 4, dùng súng tự sát tại văn phòng sáng ngày 1 tháng 5, 75 lúc 7 giờ 30 sáng.

-Chuẩn tướng Trần văn Hai, Tư Lệnh Sư Ðoàn 7, Bộ Binh, đã uống độc dược tự tử tại phòng Chỉ Huy ở Mỹ Tho lúc 5 giờ chiều 30 tháng 4, 74.

-Và Trung tá cảnh sát Nguyễn Văn Long tự tử trước trụ sở Quốc hội VNCH, Sài Gòn.

-Và Đại tá Hồ Ngọc Cẩn, Tỉnh trưởng Chương Thiện bị xử tử ở Cần Thơ ngày 14 tháng 8 năm đó. Trước khi bị hành quyết, ông đã dõng dạc tuyên bố:

"Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt. Đả đảo cộng sản. Việt Nam muôn năm".

 

Thưa Cô, Sẽ không có chuyện tuẩn tiết vì các tướng tá kể trên không chấp nhận đầu hàng và sẽ đánh trả quân CS Bắc Việt. Và dĩ nhiên, rồi họ sẽ là những Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân với cái chết trên chiến trường vì không còn vũ khí, đạn dược một khi Hoa Kỳ muốn chấm dứt chiến tranh Việt Nam và rút quân "trong danh dự" ở miền Nam.

 

Có thể nói CS Bắc Việt chiếm được miền Nam, nhưng là một cuộc chiến thắng trong "ngơ ngác". Vì sao? Chúng ta hãy nhìn lại hình ảnh những anh bộ đội tuổi còn trẻ măng, 17, 18 tuổi…đi nghênh ngang trên đường phố Sài Gòn ngày 30/4 năm đó, mắt chăm chú ngó quanh quẩn khắp nơi và choáng ngợp với cái "phồn vinh giả tạo" của Hòn Ngọc Viễn Đông!

 

Miền Nam thua một trận chiến chứ chưa thua cuộc chiến.

 

Hiện tại, cuộc chiến vẫn tiếp tục dưới một hình thái khác hơn, và tôi tin tưởng là tuổi trẻ quốc nội với sự tiếp tay của những người con Việt hải ngoại sẽ mang lại tự do, dân chủ, và nhân quyền cho Việt Nam trong một tương lai không xa.

 

NQ: Bây giờ nhìn về hiện tại và tương lai, Thưa TS, cộng đồng người VIệt hải ngoại sắp trải qua đúng 40 năm sống tạm dung trên khắp địa cầu. Mỗi nơi, người Việt chúng ta có đời sống đặc thù của quốc gia đang cư ngụ, nói chung, xin ông chia sẻ 2 ưu điểm nhất và 2 hạn chế nhất về mặt Kinh tế -Xã hội và Đời sống của cộng đồng người Việt sau 40 năm tị nạn.

 

MTT: Dân số người Việt ở hải ngoại theo bảng thống của United States Census năm 2010 có ghi là 1.799.632 người. Hiện tại, ước tính dân số Việt ở Hoa Kỳ năm 2014 là 1.850.000. Theo tác giả Lâm Vĩnh Bình trong sách Giá Tự Do xuất bản năm 2014, thì dân số người Việt hải ngoại được ước tính vào khoảng 4 triệu, trong đó 2,5 triệu "đích thực" là người tị nạn, và 1,5 triệu là Việt kiều ra ngoại quốc với tư cách lao động, làm vợ, du học sinh, và một số nhập cư ở ngoại quốc để làm những việc bất chính khác.

 

Nói chung, trong số 2,5 triệu người tị nạn, có thể nói về kinh tế, xã hội, đời sống tương đối thành công, và đại đa số hội nhập vào cộng đồng người bản xứ và  các cộng đồng thiểu số khác.

 

Thế hệ thứ nhứt đã tự lực cánh sinh, dùng đủ mọi cách để đứng dậy lo cho mình, cho gia đình, và làm gương cùng khuyến khích con cái chăm lo và xem giáo dục là cánh cửa chánh bước vào đời sống.

 

Đến nỗi, ngày nay, cách sống của cộng đồng người Việt tị nạn ở hải ngoại là giấc mơ của người trong nước. Việt Nam hải ngoại với chủ trương Cộng Hòa, không phải là cánh tay nối dài của hai nền Cộng Hòa trước kia, mà là chủ trương theo chế độ Cộng Hòa với nền dân chủ pháp trị.

 

Nói về mặt hạn chế của cộng đồng Người Việt tị nạn, là chưa hội nhập hoàn toàn vào dòng chính vì khả năng truyền đạt và hấp thu ngoại ngữ còn hạn chế. Hạn chế nầy đã biến mất đối với các thế hệ, 1,5 và thế hệ 2 sau đó.

 

Mặt hạn chế thứ hai cũng cần nêu ra là, dù muốn dù không, cộng đồng Việt, do thấm nhuần một nền văn hóa đặc biệt Việt Nam, do đó, vẫn còn những cọ sát trong giao tiếp với người bản xứ. Điều nầy cũng là một cản ngại không nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày.

 

Nhưng, dù phủ nhận cách nào đi nữa, chúng ta không thể phủ nhận được sự thành công của một cộng đồng non trẻ gần 40 năm qua đã vượt trội so với một số cộng đồng thiểu số khác. Con số thống kê vô tình về lợi tức đầu người của người Việt hải ngoại là 55.132$ so với lợi tức trung bình của người Mỹ là 46.882$ đã chứng minh cho sự thành công nầy dựa theo 2006-2010 Census Bureau's American Community Survey (ACS) công bố ngày 22-4-2013. Và hơn nữa, tuổi trẻ Việt Nam ở hải ngoại có điều kiện giáo dục tối ưu so với tuổi trẻn ở Việt Nam, do đó, các em tương đối thành công về mọi mặt như trí dục, đức dục, và nhất là tinh thần phục vụ cho tha nhân, đối lại với cuộc sống trong tâm thức vô cảm của hầu hết thanh thiếu niên Việt ở quốc nội.

Chính vì vậy, mà chúng ta càng trân quý biết bao khi thấy một số tuổi trẻ Việt Nam trong nước dám ngẩng mặt và đứng lên Đáp lời sông núi khi bày tỏ quan điểm trước họng súng của cs khi thấy thái độ ương hèn của những người nắm quyền lực hiện tại trong nước.

 

NQ: Như vậy, trong tình hình mới ở hải ngoại như ông vừa chia xẻ, nếu nói về các đảng phái hiện tại ở hải ngoại cũng như những đoàn thể …cùng mưu tìm cho một tiến trình tự do dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam, thì thưa ông, với thực lực hiện nay của các tổ chức đảng phái tại hải ngoại và tiêu chí đặt lợi ích dân tộc quốc gia lên trên hết thì chúng ta có nên khép lại quá khứ, hoà hợp, hoà giải với CSVN để phụng sự Tổ quốc và chống ngoại xâm hay không?

 

MTT: Tôi muốn nói dứt khoát với Cô NQ,  Quá khứ là quá khứ, nói "khép lại" chỉ là một cách nói trên đầu môi chót lưởi mà thôi, và dù có thế nào, nó vẫn là quá khứ. "Hòa hợp", "Hòa giải" dù có được tô son điểm phấn thế nào đi nữa thì vẩn là những biểu thức mị dân tuyên truyền gian dối theo kỷ thuật tinh xảo chỉ có trong đầu óc cọng sản trong sách lược tuyên truyền mà thôi! Điều nầy chỉ làm lung lạc những người dân thiếu thông tin, không am hiểu, dễ bị gạt.

 

Cụ thể như trong thời kỳ chiến tranh, các cán bộ cs thường không ngượng miệng khoe khoang máy bay của ta núp trong các đám mây chờ máy bay Mỹ của đế quốc đến là bắn hạ tan tành! Hay, khoa học gia Trần Đại Nghĩa, chấp nối hai hỏa tiển SAM7 của Liên Sô nhằm mục đích tăng cường khả năng phóng cao hơn để tiêu diệt B52.

 

Vấn đề đặt ra đối với người Việt quốc gia chân chính là, trước hết phải chấm dứt chế độ độc đảng toàn trị, một chế độ mà các nước Đông Âu đã dứt khoát từ bỏ sau khi chế độ Cộng sản Liên Sô sụp đổ. Chính Staline đã từng thốt lên rằng "Once a communist, Always a communist". Với CS Bắc Việt, họ không là người Việt Nam nữa!

Vì sao?

 

Ví, chính Tố Hữu đã từng thốt lên:"Bên kia biên giới là nhà, Bên đây biên giới cũng là quê hương". Như vậy biên giới Việt – Trung là gì? Nếu không là địa danh của một tỉnh phía Nam của Trung Cộng như nội dung của Hội nghị Thành Đô năm 1990?

Hay Lê Duẩn đã thốt lên và ghi trên một cổng vào khu di tích ở Hà Nội:"Ta đánh là đánh cho Liên Sô và Trung Quốc"? Còn đâu nước Việt một khi cả tập đoàn cs Bắc Việt từ hơn 40 năm trước đã dâng hiến Việt Nam cho giặc Tàu!

 

NQ: Nhân mùa Quốc hận, kỷ niệm 40 năm xa xứ, xin TS chia xẻ với thính giả của Chương trình TNDV những suy nghĩ của Ông trong ngày hôm nay?

 

MTT: Thưa Cô NQ, Quý vị, trong hai buổi hội luận trên chương trình TNDV nầy, hôm nay, cá nhân tôi có ý muốn chia sẻ với bà con vài điều cảm nghĩ sau 40 năm, ngày CS Bắc Việt chiếm toàn cõi Việt Nam. Ngày 30 tháng tư luôn luôn là ngày đau buồn của dân tộc, là ngày Grande Journée de Deuil, là ngày Black April…

 

Cho dù vật đổi sao dời, cho dù hiện đang có nhiều cá nhân, nhiều thế lực muốn thay tên đổi họ ngày nầy, chắc chắn là họ sẽ không bao giờ thực hiện được dù ở bất cứ phương trời nào, đất nước nào; họa chăng, chỉ có thể xảy ra ở đất nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam mà thôi!

 

May mắn thay, vừa rồi vào ngày 26/3, Thượng viện California vừa chấp thuận nghị quyết do Thượng nghị sị Janet Nguyễn đệ nạp. Đó là Nghị Quyết SCR 29 "Black April Memorial Month" hay "Tháng Tư Đen". Ông Richard Black, Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Virginia đến Little Saigon trong hai ngày để trao tặng cộng đồng người Việt Nghị Quyết SR-455, vinh danh Quân, Dân, Cán, Chính Việt Nam Cộng Hòa, và đặt vòng hoa lúc 10 giờ sáng Chủ Nhật, 30 Tháng Ba, 2015 tại Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt Mỹ ở Westminster, California.

 

Làm người con Việt, làm sao chúng ta có thể quên được, một khi tuyệt đại đa số dân chúng ở Việt Nam, trong đó có hơn 60% là tuổi trẻ, tương lai của đất nước…phải lao động "khổ sai" để phục vụ cho đảng CS Bắc Việt, trong đó đại diện là 16 Ủy viên Bộ Chính trị và 160 Ủy viên Trung ương đảng!

 

Nếu còn có câu kết luận, sau 40 năm nhìn lại, tôi chỉ và chỉ nhìn thấy giá trị thực sự của người lính Việt Nam Cộng Hòa, trong đó gồm luôn cả nghĩa quân và địa phương quân. Giá trị nầy cần được tôn trọng và vinh danh tinh thần bất khuất trước địch quân của những người lính thân yêu của miền Nam Việt Nam!

 

Từ đó, xin nhắn đến những người còn có ý nghĩ trong đầu là có thể kết hợp và tiếp tay với CS Bắc Việt để cùng nhau…chống Tàu là một ý tưởng không tưởng!

 

Vì sao?

 

Vì CS Bắc Việt chính là những tay Thái thú của Tàu biết nói tiếng Việt làm sao có thể chống Tàu Phù được!

Cám ơn Quý vị đã lắng nghe.

 

Trân trọng,

 

Mai Thanh Truyết

 

 

 

 

 

 

_____________________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

 

 T do là Ung dung trong Ràng buc

Hnh phúc là T ti trong ...Đau thương"Tuệ Hải

 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-


 

 

 
 
 
 


Ngày Trái Đất 2015

Ý Nghĩa Đối Với Thế Giới

 

 

Ngày 22 tháng Tư là Ngày Trái Đất. Ngày nầy được xem như là ngày nhắc nhở 7 tỷ người trên trái đất cần nên yểm trợ và ủng hộ việc bảo vệ môi trường sống của tất cả chúng ta. Hàng năm có trên một tỷ người khắp nơi, tùy theo điều kiện hiện có của mỗi quốc gia, tổ chức các cuộc vui chơi, vận động cho mọi người ý thức nhiều hơn nữa về tình trạng môi trương chung cho thế giới và riêng cho từng quốc gia.

 

Trong suốt 45 năm qua, Ngày Trái Đất đã được cổ súy rất nhiều tại Hoa Kỳ, và từ đó, Cơ quan Bảo vệ Môi trường (US EPA) đã thông qua các dự luật như Luật Làm Sạch Không khí (Clean Air Act), Luật Tăng cường Phẩm chất Nước (Water Quality Improvement Act), Luật Bảo vệ Các Động vật có Nguy cơ bị diệt chủng (Endangered Species Act) và nhiều luật liên quan đến Môi trường khác.

 

Khái niệm về Ngày Trái Đất đã được đệ nạp đầu tiên do cố Thượng Nghị Sĩ Gaylord Nelson của tiểu bang Wisconsin, mất vào năm 2005. Phần thưởng dành cho ông là Phần thưởng Huy chương Tổng thống cho Tự do (President Medal of Freedom Award).

 

Nhưng, nhìn lại 45 năm qua, chúng ta đa làm được gì cho trái đất?

 

Không phải bi quan mà nói, thực tế cho thấy rằng, chúng ta càng làm cho Trái Đất "xấu thêm". Nhiều vấn đề ngày càng trầm trọng hơn như sự hâm nóng toàn cầu ngày càng tăng dần:

  •  Lượng khí thải carbonic CO2 đã vượt qua nồng độ 400mg/m3 không khí tạo nên tình trạng đão lộn thời tiết mưa-gió-bão-lụt bất thường trong hai năm vừa qua do Trung tâm Mauna Loa Observatory (Hawaii) công bố vào tháng 6/2013, một điểm tới hạn trong không khí theo quan điểm của một số nhà khoa học, vì khi đạt được định mức nầy, nguy cơ thay đổi thời tiết bất thường trên trái đất sẽ khó kiểm soát được.
  • Cộng thêm việc phá rừng để phát triển quốc gia càng làm tình trạng trên trầm trọng thêm ra.
  • Và tầng ozone trên thượng tầng khí quyển ngày càng bị tàn phá hơn nữa do các khí thải nhà kính do sự phát triển kỹ nghệ và công nghệ mới…

 

Tóm lại, hệ sinh thái ngày càng tệ hại hơn so với 45 năm về trước!

 

Lịch sử Ngày Trái Đất 

 

Ngày Trái Đất đầu tiên được tổ chức là ngày 21 tháng 3 năm 1970, ngày đầu tiên của mùa Xuân, sau khi nhà vận động hòa bình John McCornell đã đệ nạp một dự thảo đề nghị lên UNESCO để xác định ngày vinh danh Trái Đất.

 

Một tháng sau đó, Thượng Nghị sĩ Gaylord Nelson sáng lập một Ngày Trái Đất khác để tạo ra một sự tỉnh thức (awareness) về việc bảo vệ môi trường sống cho con người. Đó là Ngày 22 tháng 4 năm 1970. Trước đó, ngày nầy chỉ áp dụng cho Hoa Kỳ mà thôi.

Mãi đến năm 1990, Nelson thuê Denis Hayes, một nhà hoạt động chính trị vừa mới tốt nghiệp Đại học Stanford, làm điều hợp viên cho ông để vận động khắp nước Mỹ và thuyết phục Dân biểu Pete McCloskey thuộc Calofornia làm Đồng Chủ tịch cho chiến dịch vận động hành lang cho Ngày Trái Đất. Và, ngày nầy biến thành Ngày Trái Đất của thế giới với 141 quốc gia công nhận ngay sau đó.

 

Cuộc Hành trình của Ngày Trái Đất

 

 

Từ ngày thành lập, một hệ thống Mạng lưới Ngày Trái Đất (Earth Day Network) được thiết lập để cố súy việc tham gia của tất cả người dân sống trên địa cầu, và có trách nhiệm hàng động trên toàn thế giới. Ngày nầy năm 1990 ghi nhận có 200 triệu người trên 141 quốc gia tham dự.

 

School children take part in an awareness programme on the eve of World Earth

Day in Mirzapur, Uttar Pradesh on Tuesday. Photo: PTI

 

Ngày Trái Đất năm 2000, có 5000 NGO về môi trường và 184 quốc gia hưởng ướng. Trong năm nầy, Hayes tập trung vận động về vấn đề năng lượng sạch và sự hâm nóng toàn cầu. Từ đó, Nghị định thư Kyoto (Kyoto Protocol) về môi trường toàn cầu ra đời tại Kyoto, Japan năm 1997, đặt nền tảng cho sự giảm thiểu sự phóng thích khí thải CO2 vào không khí lấy tiêu chuẩn vào năm 1990.

 

Ngày Trái Đất năm 2010, để kỷ niệm 40 năm, 225.000 người tụ tập trước National Mall bắt đầu cuộc đi bộ cho việc thay đổi khí hậu toàn cầu và kết ước trồng 1 tỷ cây cho thế giới. Kết ước nầy đã hoàn tất năm 2012.

 

Năm nay, để kỷ niệm 45 năm ngày Trái Đất, Mạng lưới Ngày Trái Đất tung ra chiến dịch vận động Thế hệ Xanh (Green Generation) nhằm mục đích giảm thiểu sự phát thải khí carbonic qua việc áp dụng các nguồn năng lượng thay thế, kêu gọi sự tiêu thụ năng lượng một cách bền vững (sustainable), sáng kiến tạo ra và thực thi nền kinh tế xanh (green economy). Muốn được vậy, chúng ta cần phải triệt để làm những việc sau đây:

 

  • Cần có thêm nhiều chiến lược cải cách tích cực hơn nữa;
  • Luật lệ về môi sinh nghiêm khắt và cứng rắn hơn.

 

Tại sao chúng ta phải cổ súy Ngày Trái Đất?

 

Hiện tại, vấn đề hâm nóng toàn cầu là một vấn đề thiết yếu cho thế giới, vì có thể nói sự gia tăng khí CO2 vào bầu khí quyển là do CON NGƯỜI. Và sự gia tăng nầy ngày càng trầm trọng hơn, bất thường hơn so với giai đoạn từ 1300 năm trước cho đến năm 1900.

 

 

Như đã trình bày ở phần trên, khi nhiệt độ không khí tăng lên, các hiện tượng như: các luồng khí nóng tạo ra nhiều hơn, bệnh tật lan rộng nhanh hơn, vùng sinh thái cho thú vật và cây cỏ thay đổi do sự khắc nghiệt của nhiệt độ, mưa bão và hạn hán bất thường và thay đổi thường xuyên v.v…

Các ảnh hưởng trên làm đảo lộn cơ thể và cuộc sống của con người:

§  Con Cóc Vàng (Golden Toad) là động vật đầu tiên bị tiệt chủng do hiện tượng trên.

§  Hiện tượng nầy gây ra thêm sự truyền nhiễm các bịnh như bịnh sốt rét, bịnh Lyme (bọ chét có trên thân thể của con nai), bịnh sốt xuất huyết (dengue) v.v…

Các nhà khoa học tiên đoán rằng, sự hâm nóng toàn cầu có thể tăng từ 1,4 đến 6oC trong thế kỷ 21 nầy.

 

§  Sẽ có trên 60.000 người chết hàng năm do sự biến đổi tên, trong đó 95% nạn nhân sống trong các quốc gia đang phát triển.

§  Về sức khỏe: Nếu nhiệt độ tăng cộng thêm độ ẩm của không khí kéo dài nhiều ngày, và ban đêm nhiệt độ không hạ thấp xuống, hiện tượng trên có thể làm chết người. Tính khí con người có thể thay đổi và trở nên nóng tánh dễ dàng hơn.

§  Thiên tai: Mưa gió bất thường, nóng lạnh thay đổi đột ngột ảnh hưởng lên sức khỏe và mức an toàn của con người (nạn cháy rừng xảy ra do khí nóng kéo dài nhiều ngày). Nóng nơi nầy sẽ tại ra ẩm ướt nơi khác, từ đó, tình trạng lũ lụt và hạn hán sẽ thường xảy ra cho nhân loại.

§  Phẩm chất không khí giảm: Tình trạng trên làm cho lớp khí ozone gần đất (ground-level ozone) tăng thêm làm cho con người khó thở..

§  Dị ứng: Khí nóng và khí CO2 tăng cao sẽ làm cây cỏ mọc nhanh hơn, do đó tạo ra dị ứng cho con người, thí dụ như phấn của cây Ivy độc (poison ivy) làm giảm khả năng sinh sản.

§  Bịnh tật lan tràn: Khí nóng sẽ làm nước biển ấm hơn, chính vì thế vi trùng bịnh kiết lỵ và một số bịnh dịch khác có thể di chuyển theo dòng nước ấm và dịch sẽ lan rộng nhanh hơn.

§  Ảnh hưởng lên thực phẩm: Nguy cơ ảnh hưởng lên mức sản xuất ngủ cốc, rau đậu, trái cây, gia súc, và nghề đánh cá. Sự thay đổi khí hậu có thể làm tăng giá thực phẩm tiêu dùng lên khoảng 50% đến 60% cho năm 2030.

§  Mức sản xuất ngủ cốc và gia súc giảm do nạn hạn hán và ngập lụt xảy ra bất thường.

§  Ở các vùng nhiệt đới, việc trồng trọt dựa theo gió mùa sẽ phải thiết lập hệ thống dẩn thủy nhập điền để duy trì mức sản xuất. Do đó, chi phí sẽ tăng cao và năng suất sẽ thấp đi.

§  Vì thay đổi khí hậu, đất sẽ dễ bị chai cằn vì độ ẩm làm cho đất không có đủ điều kiện "nghĩ ngơi" và tái tạo lại tính màu mờ thiên nhiên.

§  Côn trùng và sâu bọ nảy sinh nhiều hơn nếu mùa nóng kéo dài.

§  Sau cùng, kỹ nghệ đánh cá sẽ giảm thiểu vì nước biển nóng lên và rong rêu sẽ sinh sôi nảy mở nhiều hơn làm giảm lượng oxygen trong nước, từ đó, ảnh hưởng lên mức sinh sản của cá tôm.

 

Tất cả sẽ làm giảm thiểu nguồn lương thực cho con người và nạn đói có thể xảy ra ở nhiều nơi vì các nước giàu không còn nhiều khả năng để cưu mang các quốc gia nghèo như Phi Chầu và Á Châu.

Những tệ trạng đã và đang xảy ra cho chúng ta như dự kiến trên đây, là do chính chúng ta là thủ phạm.

Vì vậy, chúng ta cần tỉnh thức hơn nữa để vận động Mạng lưới Ngày Trái Đất. Hiện tại, Mạng Lưới quốc tế nầy thu hút trên 22.000 tổ chức NGO trên khắp 192 quốc gia, quy tụ hơn 30.000 nhà giáo dục, điều hợp hàng ngàn dự án phát triển và bảo vệ môi sinh hàng năm.

 

Tuy vậy vẫn chưa đủ!

Sự lưu tâm, cổ súy, và cam kết vận động cho Ngày Trái Đất vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn.

Ngày Trái Đất phải thực sự là một diễn biến dân sự lớn nhứt thế giới để mọi người cùng hiểu và cùng làm với nhau để bảo về Trái Đất của chúng ta.

 

Những cản ngại cho Ngày Trái Đất

 

Nghị định thư (NĐT) Kyoto vào năm 1997. Đây là một thành quả của thế giới liên quan đến sự hâm nóng toàn cầu. Dự thảo NĐT Kyoto gồm 26 Điều khoản và 2 Phụ lục được 166 nguyên thủ quốc gia trên thế giới đồng ý trên nguyên tắc. NĐT quy định rằng, cho đến năm 2012, các quốc gia trên thế giới phải giảm thiểu 5,2% các khí phóng thích vào không khí, trong đó thán khí CO2 chiếm vai trò quan trọng nhất, so với định mức của năm 1990. Theo định nghĩa trong NĐT, có tất cả 6 khí gọi là khí nhà kính (greenhouse gas). Các khí đó là: khí carbonic (CO2), khí methane (CH4), nitrogen oxide (NOx), hydrofluorocarbons (HFCs), perfluorocarbon (PFCs), và sulfur hexafluoride (SF6). Khí carbonic chiếm tỷ lệ cao nhất. Hiện tại, theo luật định đã được đem vào áp dụng sau ngày 16/2/2005 là tất cả định mức hạn chế khì thải chỉ tính theo định mức của khí carbonic, và các định mức khác sẽ được tu chính trong tương lai.

Hoa Kỳ vào năm 1990, đã sản xuất 36% sản phẩm của toàn thế giới, do đó có trách nhiệm trên 36% lượng khí phóng thích vào bầu khí quyển tạo ra sự hâm nóng toàn cầu. Trong lúc đó Nga Sô chịu trách nhiệm 17,4%. Ấn Độ và Trung Cộng vì được xếp vào các quốc gia đang phát triển cho nên được miễn mức tiết giảm cho đến năm 2012.

 

Hiện nay, một số quốc gia trong Liên hiệp Âu Châu tiếp tục đặt mục tiêu tiết giảm khí thải dài hạn từ 15 đến 30% trước năm 2020. Trong lúc đó Anh Quốc, và Thụy Sĩ vẫn đeo đuổi mục tiêu đề ra trong NĐT.  Riêng Liên bang Nga, mức giảm thiểu việc phát thải rất đáng kể, nhưng không phải vì chấp hành NĐT Kyoto, mà vì mức sản xuất và phát triển ngay sau khi khối Sô Viết tan rả năm 1991.

 

Tuy nhiên, có những nước đã ký kết NĐT, nhưng vẫn tiếp tục phát thải khí CO2 cao hơn định mức quy định ở năm 1990, đó là Tây Ban Nha (tăng 47%), Bồ Đào Nha (59%), Ireland (40%), Hy Lạp, New Zealand và Canada (24%). Hoa Kỳ cho đến nay, đã có nhiều biện pháp kiểm soát lượng khí thải CO2 bằng cách áp dụng công nghệ sạch, và nhiều công nghệ tiên tiến để thu hồi khí CO2 phóng thích vào không khí do các nhà máy sản xuất.

 

Nhưng tiếc thay, cho đến nay, 2015, lời kêu gọi tiết giảm trên chỉ có một vài quốc gia như Anh, Đức … thi hành mặc dù vẫn phát triển và tăng trưởng sản phẩm vật chất cho quốc gia hàng năm. Trong lúc đó, Trung Cộng trong năm 2013, chỉ sản xuất được 12% sản phẩm vật chất trên thế giới mà phát thải 6.300.000 triệu tấn CO2 chiếm 23,1% trên tổng số phát thải toàn cầu, và Hoa Kỳ, sản xuất 18%, và chỉ phát thải 6.000.000 tấn mà thôi, chiếm 22% lượng phái thải CO2 trên thế giới!

 

Trong hiện tại, cho dù Ngày Trái Đất đã trở thành một ngày cho toàn thế giới, nhưng dư luận khắp nơi vẫn còn nghi ngờ về hiện tượng hâm nóng toàn cầu. Theo thống kê do Viện Gallup cung cấp, 42% người Mỹ vẫn còn tin là nguy cơ của việc thay đổi khí hậu là do sự thổi phồng của một số nhà khoa học, cũng như gần 50% dân chúng tin tưởng rằng việc bảo vệ môi sinh phải là một ưu tiên hàng đầu trong lãnh vực sản xuất năng lượng.

 

Dù sao đi nữa, Ngày Trái Đất vẫn là một ngày quan trọng cho thế giới cần lưu tâm về giá trị của Nhân loại, vì đây là một hướng bảo vệ môi sinh tích cực nhứt.

 

Bạn làm gì cho Ngày Trái Đất nầy?

 

Cung cách hành xử của chúng ta đối mặt trước vấn nạn hâm nóng toàn cầu là cần phải có những hành động tích cực thích ứng với xã hội chúng ta đang sinh sống.

Đó là:

 

·         Cùng nhau vận động với chính quyền sở tại để thúc đẩy tiến trình áp dụng NĐT Kyoto;

·         Ủng hộ vận động cho các dân cử địa phương cũng như trung ương có khuynh hướng bảo vệ môi sinh và đề xướng chính sách cân bằng phát triển/môi trường;

·         Và sau hết, đối với mỗi người trong chúng ta, việc thay đổi và điều chỉnh cuộc sống hàng ngày cho thích ứng với nguy cơ hiện tại như: tiết kiệm năng lượng, xử dụng nước sinh họat hợp lý, không bừa bãi hay phí phạm, và nhất là lượng hấp thụ lương thực, thực phẩm cần phải được hạn chế vừa đủ cung ứng cho nhu cầu cơ thể mà thôi.

 

Có được như vậy, may ra, chúng ta vừa bảo vệ được sức khỏe, vừa có thể kéo dài thêm đời sống của hành tinh chúng ta đang cư ngụ. Ngày Trái Đất trong suy nghĩ mới không phải là ngày 22 tháng tư hàng năm, mà phải là Ngày Trái Đất là Mỗi Ngày (Earth Day is Every Day).

 

Hướng đến Tương Lai

 

Tại London, một nhóm chuyên viên quốc tế trong ngày 22/4 năm nay đã yêu cầu tất cả chính quyền của mỗi quốc gia cần thi hành triệt để và cam kết trong cuộc chiến "biến đổi khí hậu" là thực hiện "xã hội không carbon vào năm 2050" (zero-carbon society).

 

Tháng 12 năm nay sẽ là năm nguy khốn cho nhân loại (critical year for humanity) trong đó, Thượng đỉnh Hâm Nóng Toàn Cầu sẽ nhóm họp tại Paris nhằm truy tìm biện pháp giải quyết vì nhiệt độ bầu khí quyển có thể tăng lên 6oC nếu chúng ta không giảm thiểu mức phóng thích khí carbonic!

 

Nhiều NGO khẩn thiết kêu gọi và cho rằng thời điểm nầy là "cơ hội cuối cùng" cho việc giảm thiểu và chấm dứt sự hâm nóng toàn cầu.

 

Tất cả kêu gọi quyết tâm hành động:

 

  • Giới hạn sự gia tăng nhiệt độ dưới 2oC cho thế kỷ 21;
  • Cố gắng giữ mức phát thải CO2 dưới 1.000 gigatonnes (billion tonnes);
  • Tạo dựng Xã hội không carbon vào năm 2050;
  • Tinh thần liên đới: Nước giàu giúp nước nghèo;
  • Đẩy mạnh công nghệ và sáng kiến "sạch";
  • Chiến lược toàn cầu cần thông báo cho thế giới biết về sự thiệt hại do sự thay đổi khí hậu;
  • Bảo vệ hệ sinh thái bằng cách bảo vệ rừng và vùng biển, hai nơi hấp thụ khí carbonic;
  • Cung cấp và viện trợ tài chánh cho các quốc gia phát triển nhằm tiết giảm việc phát thải khí nhà kính.  

 

Người viết hy vọng những thông tin trên giúp cho người Việt hải ngoại và quốc nội nhận diện rõ hơn nguy cơ của sự hâm nóng toàn cầu và mối quan tâm của thế giới trước vấn nạn nầy.

 

Đối với người Việt chúng ta, mọi sự phí phạm cho dù nhỏ nhoi cũng đã góp phần vào việc Hâm Nóng Toàn Cầu như: - tránh lạm dụng nguồn nước sạch, - tránh phí phạm nguồn thực phẩm (nhứt là khi đi ăn ở các nhà hàng All you can eat), - tránh phí phạm nguồn giấy (in ấn cần hai mặt giấy, dùng giấy recycled, trong nhu cầu vệ sinh v.v…), - tránh phí phạm xăng dầu (tắt máy xe khi không cần thiết, lạm dụng máy lạnh trong xe, xài xe ít tốn năng lượng, v.v…), - trong nhà chỉ bật đèn khi cần thiết, ra vào nhớ tắt điện), - máy điện toán cần tắt sau khi sử dụng, v.v…

 

Ý thức được và làm được những sự việc "nhỏ nhoi" kể trên cũng đã góp phần vào việc bảo vệ môi trường sống của toàn cầu…

 

Và có làm như thế, các thế hệ về sau, sẽ không trách cứ chúng ta đã để lại một món nợ Môi Trường cho chúng.

 

Nên nhớ, chúng ta hiện diện và sống trên hành tinh nầy chỉ là một sự vay mượn, và khi ra đi…chúng ta phải để lại cho thế hệ sau một Môi Trường Nguyên Thủy như lúc đầu

 

Mong lắm thay!

 

Mai Thanh Truyết

Kỷ niệm Ngày Trái Đất 22-4-2015

 

 

_____________________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

 

 T do là Ung dung trong Ràng buc

Hnh phúc là T ti trong ...Đau thương"Tuệ Hải

 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-


 

 

 
 
 
 

Hội Thảo Đặc Biệt Chủ đề:

"40 Năm Nhìn Lại"

Do Đài truyền hình Tuổi Trẻ Hải Ngoại BYN 57.3 – Houston, TX, vào lúc 12:30pm, thứ bảy ngày 11 tháng 4, 2015. Tại Ballroom khách sạn Hilton Garden Inn trên đường Beltway 8 góc Bellaire.

Việt Nam Cộng Hòa – Thành Tựu và Sai Lầm

Hỏi: Xin ông trình bày 2 thành quả quan trọng nhất và 2 sai lầm nghiêm trọng nhất  trong lĩnh vực kinh tế trong vòng  20 năm từ 1955-1975 mà các chính phủ của VNCH điều hành quốc gia.

 

Đáp: Để có được trung thực và khách quan trong phát biểu, tôi nghĩ trước hết cần đặt vấn đề được nêu lên triệt để thoát khỏi luận điệu tuyên truyền gian dối một chiều trong nhiều năm qua từ miền Bắc CS, cho rằng nền kinh tế miền Nam là nền kinh tế phồn vinh giả tạo và gán cho chánh quyền miền Nam nhản hiệu "ngụy". Thực tế đã cho thấy nền kinh tế miền Nam là nền kinh tế thị trường tôn trọng quyền tư hữu và quyền tự do kinh doanh đang trên đà xây dựng và phát triển. Miền Nam đang trên quá trình từng bước xây dựng và củng cố chủ quyền quốc gia thoát khỏi ách thực dân Pháp, còn Hoa kỳ can dự vào cuộc chiến Việt Nam và ra đi khi đúng thời cơ chính là do quyền lợi của Hoa kỳ trong vùng. 

 

Trước hết, để có một tầm nhìn tương đối khách quan, chúng ta cần đặt mình trong bối cảnh của giai đoạn 1954 - 1963 và 1964 - 1975. Đệ Nhứt Cộng Hòa có rất nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng và chấn chỉnh quốc gia Miền Nam Việt Nam, khi tiếp nhận một gia tài không mấy sáng sủa sau hiệp định Geneve, là tại miền Nam, một chánh quyền không có quân đội, trong lúc các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, quân đội do Pháp để lại, còn miền Trung, đảng phái không quy thuận và nhìn nhận chánh quyền mới. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn, Ô Diệm đã ổn định được tình hình và mang lại trật tự xã hội do tạo ra được một nền hành chánh thống nhứt từ trung ương đến địa phương qua việc thành lập quân đội, cảnh sát, điều hành quốc gia qua bản hiến pháp và và quốc hội. Tuy nền dân chủ còn non trẻ, nhưng đây là điểm son đầu tiên của chế độ Cộng Hòa, sau một thời gian dài trong thời phong kiến và bị đô hộ.

 

Từ đó đưa đến sự phát triển quốc gia trong lãnh vực kinh tế, mặc dù Miền Nam trong suốt 20 năm dài triền miên chịu áp lực của Mặt trận Giải phóng miền Nam trong 10 năm đầu, sau đó, trực diện thêm với quân cs Bắc Việt với sự tiếp tay vô điều kiện của Nga Sô và Trung Cộng.

 

Trong lúc đó, ưu điểm nổi bật nhứt của Đệ Nhị Cộng Hòa là bổ túc Luật Người Cày Có Ruộng ngày 26/3/1967. Hữu sản hóa nông dân qua Luật cải cách điền địa và Luật người cày có ruộng phân phối lại ruộng đất có bồi thường cho các đại điền chủ và sau đó, cấp bằng khoán cho nông dân trực tiếp canh tác không có vấn nạn đấu tố dã man giết hại điền chủ như ở miền Bắc CS và cũng không có vấn đề ép buộc nông dân phải khép mình vào tổ chức hợp tác xả.

Truất hữu ruộng của điền chủ, chỉ cho giữ 10 mẫu mà thôi, và phải bán cho nông dân, mỗi gia đình được 3 mẫu. Chính phủ trả tiền mặt phân nửa số ruộng bị truất hữu theo giá thị trường lúc đó, và phân nửa còn lại bằng một Chứng chỉ truất hữu do ngân hàng Quốc gia bảo đảm.

 

Từ đó nông dân mới ổn định đời sống vì được cơ giới hóa canh nông và năm 1974, Miền Nam xuất cảng 750.000 tấn gạo dù chinh chiến triền miên do du kích của quân "Giải phóng" lúc đầu, và trận địa chiến của CS Bắc Việt sau đó.

 

Có thể tóm tắt tổng kết thành quả trong 20 năm qua là: - Ổn định trong nhiều lãnh vực sản xuất thực phẩm và chăn nuôi; - Về kỹ nghệ, khuyến khích phát triển nền sản xuất và công thương nghiệp tư nhân cho các nhà sản xuất và thương nghiệp Việt Nam cố tạo chổ đứng vươn tới trong bối cảnh các thương nghiệp ngoại quốc đã xây dựng cơ sở từ thời thực dân Pháp.

 

Kết quả là, VNCH đã làm được xe La Dalat, một số máy cày nội địa, bóng đèn neon, sản xuất được bột ngọt cung cấp cho thị trường nội địa và xuất cảng, v.v…(chứ không phải chưa làm được một con đinh ốc trong các con chip cho hảng Samsung như chế độ ưu việt xã hội chủ nghĩa ngày hôm nay, 2015).

 

Về phầm yếu điểm, có thể nói trong 10 năm đầu, vì mới vừa qua khỏi "ách đô hộ" của Pháp, do đó, còn quá nhiều công nghiệp kỹ nghệ vẫn còn nằm trong tay người ngoại quốc như đồn điền cao su, hảng đóng tàu Caric, nhà máy nước ngọt và la ve BGI, nhà máy làm thuốc lá Bastos, Melia, Cotab, sản xuất một số thuốc Tây căn bản cho Y tế, đồn điền trà, cà phê, v.v…

Về những mặt phát triển khác, tư bản Việt vẫn chưa dám đầu tư vì tình hình an ninh chưa được ổ định vì sư phá hoại của CS, nhứt là sau năm 1960.

 

Đối với Đệ nhị Cộng Hòa, vì bị sức ép và sự chi phối của viện trợ Mỹ cho nên sáng kiến kỹ thuật vẫn còn bị hạn chế…

 

Để kết luận, dù bị phá hoại liên tục, phá hoại hạ tầng cơ sở như cầu đường, những cơ sở sản xuất, khủng bố, ngăn cấm người dân đi lại và sản xuất, nhưng kết quả vẫn không ngăn chận được sự phát triển kinh tế của Miền Nam. Bằng cớ là năm 1974, lợi tức đầu người của người dân Miền Nam là 180 Mỹ kim/người, chỉ dưới Nhận Bản (220$), đứng trên Đại Hàn (160$), Thái Lan (120$), Mã Lai (150$).

So với kết quả ngày hôm nay, Việt Nam thua kém xa các quốc gia vừa kể trên hàng chục lần, như vậy chúng ta thấy rõ ràng là "Ai Thắng Ai".

 

 Hỏi: Những lý do của Phe đảo chính đưa ra để thực hiện cuộc chính biến 1963 là gì? Có phải tác giả của cuộc đảo chánh là Hoa Kỳ hay không?

 

Đáp: Về mặt chánh thức tức mặt nổi bên ngoài, cuộc đảo chánh lật đổ nền Đệ I Cộng Hòa đã diễn ra tiếp theo sau một số xáo trộn xã hội, những cuộc xuống đường, mang bàn thờ Phật bày bên lề đường phản đối Chánh phủ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo, cấm treo cờ Phật giáo ở Saigon cũng như ở Huế, đưa đến việc Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu tháng 6, 1963. Từ đó, phe cánh Phật giáo chống Ngô Đình Diệm đã làm dấy lên và thổi phồng phòng trào bài bác chánh sách gia đình trị trong truyền thông báo chí.  Từ đó, nảy sinh ra sự hình thành của một hình thức giáo quyền manh nha từ cuộc "binh biến" 1-11-1963 cho đến thời Đệ II Cộng Hòa.

 

Về mặt chìm bên trong, giới Tướng lãnh đã ngầm nhận được sự thúc đẩy của Tình báo Mỹ do nhu cầu cần thay thế Tổng Thống Ngô Đình Diệm, để tạo điều kiện mang quân Mỹ vào đảm nhận vai trò chủ động trong cuộc chiến Việt Nam theo chiến lược của Mỹ tại Đông Nam Á. Để bảo vệ chủ quyền quốc gia, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã nhứt quyết không chấp thuận việc đưa bộ binh Mỹ vào Việt Nam.

 

Vì vậy có thể kết luận là các tướng lãnh làm đảo chánh chỉ là những quân cờ do chính sách muốn mang quân Mỹ vào lãnh thổ Việt Nam mà thôi. Và dĩ nhiên, sau khi đảo chánh xong, nội tình các tướng lãnh lại xâu xé nhau, tranh dành quyền lực, và gây khó khăn cho chánh phủ dân sự, để rồi thiết lập một chế độ quân phiệt, và sau cùng chấp nhận cho Hoa Kỳ đổ quân vào Đà Nẳng năm 1965.

 

 

Hỏi: Theo nhận định thì nếu VNCH không rơi vào tay CSVN thì đất nước Việt Nam bây giờ sẽ như thế nào? Xin nói về thể chế Chính Trị - Kinh Tế

 

Đáp: Nếu VNCH không rơi vào tay CSVN, viễn ảnh một thể chế chính trị ổn định và một nền kinh tế phát triển bền vững chắc chắn sẽ diễn ra cho Việt Nam trong tương lai. Vì:

 

             1- Về mặt thể chế, nội dung bản Hiến pháp VNCH có quy định tam quyền phân lập rõ rệt sẽ có điều kiện thực thi một cách từ tốn và đồng bộ, từng bước thoát khỏi những rào cản của các nhóm quyền lợi quân sự cơ hội, tạo điều kiện cho các nhóm dân sự có căn bản và hậu thuẩn quần chúng thật sự trong dân chúng, hội nhập vào sinh hoạt chánh trị, mở đường cho đường hướng chấp nhận đối lập cần thiết, bảo đảm dân chủ như cố Giáo sư Nguyễn văn Bông, Thạc sĩ công pháp quốc tế đã triển khai đề tài "Đối lập trong chánh thể dân chủ" trong bài giảng đầu tiên có giá trị lịch sử ngày 1/8/1963 tại Trường Đại học luật khoa Saigon. Nhờ đó, các ngành hành pháp, lập pháp, tư pháp có điều kiện điều hành xuyên suốt không phải chịu dưới sự lãnh đạo độc tôn toàn trị trong mọi lãnh vực như của riêng đảng CS ở miền Bắc. Gương nước Singapore đã  được bày ra trước mắt trong vùng Đông Nam Á.

 

            2- Về mặt kinh tế, giới nông dân được hữu sản hóa đất đai sẽ có điều kiện phát triển canh tác với những giống lúa thích hợp (cần nên nhớ, Trụ sở Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế-IRRI đặt tại Cần Thơ, và sau 1975 di chuyển v36 Manilla, Philippines) với sự hướng dẩn của các cơ quan chuyên môn từng bước xây dựng một nền kinh tế nông nghiệp chẳng những đủ sức cung ứng nhu cầu tiêu thụ cho người dân mà còn tạo ra một nguồn xuất cảng đem về ngoại tệ cho đất nước với sự hổ trợ của một hệ thống thị trường có tổ chức, có sự hổ trợ của một hệ thống ngân hàng lành mạnh.

 

            3- Về công kỹ nghệ, Việt Nam Cộng Hòa đã hình thành một số cơ sở sản xuất căn bản. Việc tìm ra dầu lửa ở các giếng dầu ngoài khơi biển Đông là một tiềm năng phát triển lớn lao cho VNCH, đã lôi cuốn các hảng dầu ngoại quốc vào hợp tác đầu tư sản xuất, tạo ra một nguồn ngoại tệ có thể giúp VNCH từng bước thoát khỏi các nguồn viện trợ nhứt là từ Hoa kỳ.

 

Những yếu tố trên sẽ lần lần xây dựng cho Việt Nam Cộng Hòa một nền kinh tế độc lập, làm nền tảng cho chủ quyền quốc gia, phát triển trên căn bản tiềm năng hiện có, không phải lệ thuộc vào sự chỉ huy độc tôn chuyên quyền của một đảng phái chánh trị nào cả.

            

 

Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa - Biến Cố 30 -04-1975

 

 

Hỏi: Trong nền Đệ nhất và Đệ nhị Cộng Hoà với cuộc chiến chống cộng sản và bảo vệ miền Nam Việt Nam. Những chiến lược quân sự nào (chú ý: không phải là trận chiến) mà ông cho là đã thành công, làm cho du kích và quân Bắc Việt khốn đốn.

 

Đáp: Có nhiều chiến lược dân sự và quân sự đã làm cho du kích và quân cs Bắc Việt khốn đốn là:

 

1-    Việc xây dựng Ấp Chiến Lược thời Đệ I Cộng Hòa. Đây là một chương trình nhập cảng của Anh quốc làm cho Mã Lai để dẹp các chiến khu sắc tộc và tôn giáo của xứ nầy. Chương trình áp dụng phương châm:"Tát cá khỏi bể nước và đem cá về nuôi trong hồ". Chương trình có dự định làm thêm như kiểu KitBoutz của Do Thái là thành lập những làng võ trang. Rất tiếc, dưới thời Đệ II CH, Ấp Chiến Lược bị hủy bỏ.

2-    Chiến lược xây dựng và phát triển nông thôn qua kế sách Người cày có ruộng làm ổn định kinh tế nông dân và dĩ nhiên, họ từ chối lời mời gọi của Mặt Trận, cho dù bị khủng bố. Cũng như, Chiến lược chiêu hồi đã tạo điều kiện cho cán binh CS các cấp quay về với VNCH, cung ứng nhiều tin tức tinh báo hữu ích, về mưu đồ và chỉ điểm cơ sở địch. Chúng ta thấy rõ điều nầy sau mỗi một trận chiến, người dân lũ lượt chạy về phía quốc gia…Họ sợ VC như sợ hũi…

 

3-    Về khía cạnh quân sự, Chiến lược chia vùng chiến thuật làm 4 vùng để phân chia trách nhiệm trong quyết định là cho địa phương có thể giải quyết chiến trường theo điều kiện riêng. Chính điều nầy làm cho Cộng quân khốn đốn vì tính lưu động và phản ứng nhanh của quân đội VNCH. Việc nâng cấp các các tiểu đoàn, lữ đoàn, rồi sư đoàn  chiến đấu di động "tổng trừ bị" (không đóng quân tại chỗ) như Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, cũng như các toán Biệt Kích Dù v.v…tăng cướng thêm thế chủ động của QL VNCH.

 

4-    Ngoài ra cũng cần kể thêm các chiến dịch Phượng Hoàng và Thiên Nga đã dập tan rất nhiều âm mưu khủng bố dân lành, trẻ em hầu tạo ra sự hỗn loạn trong xã hội để làm suy yếu uy tính của chính phủ VNCH. Điển hình là thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế từ ngày 31-1-1968 kéo dài gần 1 tháng sau đó, và cuộc pháo kích vào trường tiểu học Cai Lậy, Định Tường ngày 9-3-1974 do Mặt trận B-2/Quân khu 9 (Hậu Giang) đảm trách. Kết quả hai vụ thảm sát trên là: - Với Huế, có 5.654 người chết, và 1.946 mất tích, 9.776 nhà bị hủy hoại hoàn toàn, 3.169 nhà bị hư hại nặng trên tổng số 17.134 nhà ở Huế căn cứ theo báo cáo của TS Douglas Pike; - Với Cai Lậy, thành quả của VC là 32 em chết, và 55 bị thương căn cứ theo Bộ Ngoại Giao VNCH.

 

Hỏi: Với tình hình chiến sự thời điểm 30 tháng 4, theo ông nếu Tổng thống Dương Văn Minh không ra lệnh đầu hàng vô điều kiện thì điều gì sẽ diễn ra sau đó?

 

Đáp: Nếu Ông Dương văn Minh không tuyên bố đầu hàng, thì các đơn vị quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã không tan hàng và đã tiếp tục chiến đấu, có thể trong một số trường hợp, bị đặt trong thế tuyệt vọng, nhưng họ vẩn có khả năng gây thiệt hại đáng kể cho quân Cộng sản. Đồng thời các đơn vị VNCH này, nếu có phối hợp đầu mối chỉ huy cuộc chiến sẽ kéo dài, có thể có những trận đánh lớn ở Đồng bằng Sông Cửu Long (miền Tây) trong một thời gian vài tháng để tái tổ chức cố thủ; nhưng kết quả vẫn không thay đổi được cuộc diện, và sau cùng CS Bắc Việt cũng chiếm trọn miền Nam với nhiều thương vong hơn.

 

Tại sao tôi nghĩ vậy?

 

Lý do là vì quân đội miền Nam thực sự là một quân đội anh hùng, gan dạ, với tấm lòng bảo vệ miền Nam sắt son; vì vậy mới có 5 vị tướng tuẩn tiết ngày 30/4/1975. Đó là:

 

-Thiếu tướng Phạm văn Phú, sau cuộc lui quân từ cao nguyên về, thất bại, ông nhập viện và uống thuốc độc tự tử vào ngày 29 tháng 4, 75.

-Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư lệnh Sư đoàn 5, dùng súng tự sát trước sân cờ Bộ Tư Lệnh ở Lai Khê, Bến Cát, Bình Dương sau khi nghe tướng Dương văn Minh ra lệnh buông súng.

-Chuẩn tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Phó Quân đoàn 4, sau khi nói lời giã biệt vợ con, ông vào văn phòng, dung súng tự sát lúc 8 giờ 45 phút tối ngày 30 tháng 4, 75.

-Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân đoàn 4, dùng súng tự sát tại văn phòng sáng ngày 1 tháng 5, 75 lúc 7 giờ 30 sáng.

-Chuẩn tướng Trần văn Hai, Tư Lệnh Sư Ðoàn 7, Bộ Binh, đã uống độc dược tự tử tại phòng Chỉ Huy ở Mỹ Tho lúc 5 giờ chiều 30 tháng 4, 74.

-Và Trung tá cảnh sát Nguyễn Văn Long tự tử trước trụ sở Quốc hội VNCH, Sài Gòn.

-Và Đại tá Hồ Ngọc Cẩn bị xử tử ở Cần Thơ ngày 14 tháng 8 năm đó. Trước khi bị hành quyết, ông đã dõng dạc tuyên bố:

"Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt. Đả đảo cộng sản. Việt Nam muôn năm".

 

Sẽ không có chuyện tuẩn tiết vì các tướng tá kể trên không chấp nhận đầu hàng và sẽ đánh trả quân CS Bắc Việt. Và dĩ nhiên, rồi họ sẽ là những Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân với cái chết trên chiến trường vì không còn vũ khí, đạn dược một khi Hoa Kỳ muốn chấm dứt chiến tranh Việt Nam và rút quân "trong danh dự" ở miền Nam.

 

Có thể nói CS Bắc Việt chiếm được miền Nam, nhưng là một cuộc chiến thắng trong "ngơ ngác". Vì sao? Chúng ta hãy nhìn lại hình ảnh những anh bộ đội tuổi còn trẻ măng, 17, 18 tuổi…đi nghênh ngang trên đường phố Sài Gòn ngày 30/4 năm đó, mắt chăm chú ngó quanh quẩn khắp nơi và choáng ngợp với cái "phồn vinh giả tạo" của Hòn Ngọc Viễn Đông!

 

Miền Nam thua một trận chiến chứ chưa thua cuộc chiến.

 

Hiện tại, cuộc chiến vẫn tiếp tục dưới một hình thái khác hơn, và tôi tin tưởng là tuổi trẻ quốc nội với sự tiếp tay của những người con Việt hải ngoại sẽ mang lại tự do, dân chủ, và nhân quyền cho Việt Nam trong một tương lai không xa.

 

Tha Hương và Tranh Đấu

 

Hỏi: Xin ông chia sẻ 2 ưu điểm nhất và 2 hạn chế nhất (về mặt kinh tế -Xã hội và đời sống) của cộng đồng người Việt sau 40 năm tị nạn. (chú ý: ưu điểm và hạn chế về mặt Kinh tế -Xã hội và Đời sống chứ không phải về mặt đấu tranh).

 

Đáp: Dân số người Việt ở hải ngoại theo bảng thống của United States Census năm 2010 có ghi là 1.799.632 người. Hiện tại, ước tính dân số Việt ở Hoa Kỳ năm 2014 là 1.850.000. Theo tác giả Lâm Vĩnh Bình trong sách Giá Tự Do xuất bản năm 2014, thì dân số người Việt hải ngoại được ước tính vào khoảng 4 triệu, trong đó 2,5 triệu "đích thực" là người tị nạn, và 1,5 triệu là Việt kiều ra ngoại quốc với tư cách lao động, làm vợ, du học sinh, và một số nhập cư ở ngoại quốc để làm những việc bất chính khác.

 

Nói chung, trong số 2,5 triệu người tị nạn, có thể nói về kinh tế, xã hội, đời sống tương đối thành công, và đại đa số hội nhập vào cộng đồng người bản xứ và  các cộng đồng thiểu số khác.

 

Thế hệ thứ nhứt đã tự lực cánh sinh, dùng đủ mọi cách để đứng dậy lo cho mình, cho gia đình, và làm gương cùng khuyến khích con cái chăm lo và xem giáo dục là cánh cửa chánh bước vào đời sống.

 

Đến nỗi, ngày nay, cách sống của cộng đồng người Việt tị nạn ở hải ngoại là giấc mơ của người trong nước. Việt Nam hải ngoại với chủ trương Cộng Hòa, không phải là cánh tay nối dài của hai nền Cộng Hòa trước kia, mà là chủ trương theo chế độ Cộng Hòa với nền dân chủ pháp trị.

 

Nói về mặt hạn chế của cộng đồng Người Việt tị nạn, là chưa hội nhập hoàn toàn vào dòng chính vì khả năng truyền đạt và hấp thu ngoại ngữ còn hạn chế. Hạn chế nầy đã biến mất đối với các thế hệ, 1,5 và thế hệ 2 sau đó.

 

Mặt hạn chế thứ hai cũng cần nêu ra là, dù muốn dù không, cộng đồng Việt, do thấm nhuần một nền văn hóa đặc thù Việt Nam, do đó, vẫn còn những cọ sát trong giao tiếp với người bản xứ. Điều nầy cũng là một cản ngại không nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày.

 

Nhưng, dù phủ nhận cách nào đi nữa, chúng ta không thể phủ nhận được sự thành công của một cộng đồng non trẻ gần 40 năm qua đã vượt trội so với một số cộng đồng thiểu số khác. Con số thống kê vô tình về lợi tức đầu người của người Việt hải ngoại là 55.132$ so với lợi tức trung bình của người Mỹ là 46.882$ đã chứng minh cho sự thành công nầy dựa theo 2006-2010 Census Bureau's American Community Survey (ACS) công bố ngày 22-4-2013.

 

 

Hỏi: Trong tình hình mới, với thực lực hiện nay của các tổ chức đảng phái tại hải ngoại và tiêu chí đặt lợi ích dân tộc quốc gia lên trên hết thì có nên khép lại quá khứ, hoà hợp, hoà giải với CSVN để phụng sự Tổ quốc và chống ngoại xâm hay không?

 

Đáp: Quá khứ là quá khứ, nói "khép lại" chỉ là một cách nói trên đầu môi chót lưởi mà thôi, và dù có thế nào, nó vẫn là quá khứ. "Hòa hợp", "hòa giải" dù có được tô son điểm phấn thế nào đi nữa thì vẩn là những biểu thức mị dân tuyên truyền gian dối theo kỷ thuật tinh xảo chỉ có trong đầu óc cọng sản trong sách lược tuyên truyền. Điều nầy chỉ làm lung lạc những người dân thiếu thông tin, không am hiểu, dễ bị gạt.

 

Cụ thể như trong thời kỳ chiến tranh, các cán bộ thường không ngượng miệng khoe khoang máy bay của ta núp trong các đám mây chờ máy bay Mỹ của đế quốc đến là bắn hạ tan tành! Hay, khoa học gia Trần Đại Nghĩa, chấp nối hai hỏa tiển SAM7 nhằm mục đích tăng cướng khả năng phóng cao hơn để tiêu diệt B52.

 

Vấn đề đặt ra đối với người Việt quốc gia chân chính, trước hết phải chấm dứt chế độ độc đảng toàn trị, một chế độ mà các nước Đông Âu đã dứt khoát từ bỏ sau khi chế độ Cộng sản Liên Sô sụp đổ. Chính Staline đã từng thốt lên rằng "Once a communist, Always a communist".

 

 

Phát biểu kết thúc chương trình:

 

Thưa Quý vị,

 

Suốt buổi hội thảo ngày hôm nay, cá nhân tôi có ý muốn chia sẻ với bà con vài điều cảm nghĩ sau 40 năm, ngày CS Bắc Việt chiếm toàn cõi Việt Nam. Ngày 30 tháng tư luôn luôn là ngày đau buồn của dân tộc, là ngày Grande Journée de Deuil, là ngày Black April…

 

Cho dù vật đổi sao dời, cho dù hiện đang có nhiều cá nhân, nhiều thế lực muốn thay tên đổi họ ngày nầy, chắc chắn là họ sẽ không bao giờ thực hiện được dù ở bất cứ phương trời nào, đất nước nào; họa chăng, chỉ có thể xảy ra ở đất nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam mà thôi!

 

May mắn thay, vừa rồi vào ngày 26/3, Thượng viện California vừa chấp thuận nghị quyết do Thượng nghị sị Janet Nguyễn đệ nạp. Đó là Nghị Quyết SCR 29 "Black April Memorial Month" hay "Tháng Tư Đen". Ông Richard Black, Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Virginia đến Little Saigon trong hai ngày để trao tặng cộng đồng người Việt Nghị Quyết SR-455, vinh danh Quân, Dân, Cán, Chính Việt Nam Cộng Hòa, và đặt vòng hoa lúc 10 giờ sáng Chủ Nhật, 30 Tháng Ba, 2015 tại Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt Mỹ ở Westminster, California.

 

Làm người con Việt, làm sao chúng ta có thể quên được, một khi tuyệt đại đa số dân chúng ở Việt Nam, trong đó có hơn 60% là tuổi trẻ, tương lai của đất nước…phải lao động "khổ sai" để phục vụ cho đảng CS Bắc Việt, trong đó đại diện là 16 Ủy viên Bộ Chính trị và 160 Ủy viên Trung ương đảng!

 

Nếu còn có câu kết luận, sau 40 năm nhìn lại, tôi nhìn thấy giá trị thực sự của người lính Việt Nam Cộng Hòa, trong đó gồm luôn cả nghĩa quân và địa phương quân. Giá trị nầy cần được tôn trọng và vinh danh tinh thần bất khuất trước địch quân!

 

Từ đó, xin nhắn đến những người còn có ý nghĩ trong đầu là có thể kết hợp và tiếp tay với CS Bắc Việt để cùng nhau…chống Tàu là một ý tưởng không tưởng!

Vì sao?

 

Vì CS Bắc Việt chính là những tay Thái thú của Tàu biết nói tiếng Việt làm sao có thể chống Tàu Phù được!

Cám ơn Quý vị đã lắng nghe.

 

Trân trọng,

 

Mai Thanh Truyết

 

 

 

 

 

 


_____________________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

 

 T do là Ung dung trong Ràng buc

Hnh phúc là T ti trong ...Đau thương"Tuệ Hải

 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-


 

 

 
 
 
 
//////////////////////////////////////////////////