Bác sĩ Nguyễn Duy Cung, Người Lính Nhân Bản

                                                                                    Bài phát biểu ngày 28/9/14 tại Westminster,CA


Tôi nhận được bản thảo của quyển sách "Đời y sĩ trong cuộc chiến tương tàn" của tác giả Nguyễn Duy Cung từ một người bạn. Tuy nhiên qua nhiều bận bịu với công cuộc tranh đấu cho Việt Nam, tôi quên hẳn đi. Nhưng vừa mới đây, nhân một ngày "nghĩ dưỡng sức' tôi đọc "một lèo" bản thảo cuốn sách.

Tôi đọc và tiếp tục đọc.

Buông tập giấy ra, tôi hình dung được Bác sĩ Nguyễn Duy Cung, môt người tôi có nghe qua nhiều người bạn kể những hành động của ông đặc biệt trong những ngày hấp hối của VNCH vào tháng 4 năm 1975, nhưng tôi chưa bao giờ được gặp anh trong thời điểm xáo trộn đó.

Cảm nghĩ đầu tiên của tôi là một sự bất ngờ lý thú, bất ngờ vì thấy cuộc đời của tác giả dù trải qua nhiều giai đoạn nghiệt ngã của Đất Nước và của chính bản thân ở cuối đời…mà anh vẫn giữ được tấm lòng trung hậu với tha nhân và những người thân thuộc chung quanh mình. Đó là một đức tính hiếm có của một con người.

Xin trích một đoạn khi anh nói về sự hiểm nguy trong cuộc chiến: "Cuộc đời của tôi đã đi qua những đoạn đường chông gai thời chinh chiến tàn khốc, đôi khi quá kinh hoàng trong cơn bơm rơi đạn nổ, nhiều lúc tưởng chừng như không thể nào thoát được lưới tử thần nếu không có bàn tay mầu nhiệm đã cứu vớt tôi. Tôi có người Mẹ thân yêu đã mất cách đây 50 năm, lúc tôi còn trẻ. Tuy nhiêm tôi có linh cảm như Mẹ tôi lúc nào cũng ở bên cạnh để che chở cho tôi và giúp tôi tránh khỏi những tình huống vô cùng khó khăn và đen tối".

Lời văn tuy mộc mạc nhưng nói lên cái tâm lành của tác giả, cung cách duy tâm của người con Việt chống Cộng sản, luôn nghĩ đến và nuôi dưỡng một niềm tin mãnh liệt là có một Đấng thiêng liêng che chở mình qua hình ảnh và tình thương của người Mẹ.

Tôi cảm phục và đồng cảm với Bác sĩ Cung trong những giây phút cuối cùng của cuộc chiến. Trong lúc nhiều đồng nghiệp khác và cộng sự viên đều bỏ đi tìm đường di tản, anh Cung vẫn tiếp tục mổ xẻ, băng bó các vết thương của những người chiến binh Việt Nam trong nhà thương Nguyễn Thài Học. Xin nói, đây là một việc làm hiếm hoi của một người bác sĩ "thời hiện tại" mà ở xã hội xã nghĩa đầy ác tính nầy, chúng ta ít thấy được tinh thần phục vụ của một lương y thể hiện đúng theo lời thề Hyppocrates trước khi ra trường.

Tôi không nghĩ quyết định trên của anh Cung thuần túy là do lương tâm của một người y sĩ, mà còn là một níu kéo thiêng liêng nào đó, cầm giữ anh lại.

Tôi muốn nói, đó là Hồn Nước.

Hồn nước đã giữ chân anh, cũng như bao nhiêu người con Việt khác dù biết rõ người Cộng sản  và con đường xã hội chủ nghĩa khắc nghiệt và phi nhân bản như thế nào rồi. Chính vì sự đồng cảm đó với anh, cho nên tôi quyết định viết một vài suy nghĩ về cuốn sách "Đời y sĩ trong cuộc chiến tương tàn". Mặc dù cuộc chiến nhìn từ bên ngoài có thể được xem như cuộc chiến tương tàn theo ý của BS Cung, có lẽ vì dưới cặp mắt của một y sĩ, thương vong bên nào cũng là nạn nhân của chiến cuộc hết!  Nhưng thực sự, đây chỉ là kết quả của một cuộc chiến do cộng sản Việt Nam mang đến cho quê hương mà thôi. Và, theo chủ quan của tôi, đây không phải là cuộc chiến tương tàn mà là…cuộc xâm lăng của Cộng sản tiến chiếm Miền Nam thân yêu của chúng ta. Tôi có những suy nghĩ khác với BS Cung về cuộc chiến đó, đúng như BS Cổn trong phần mở đầu tuyên bố, mỗi người nhìn vào cuộc chiến tùy theo cảm nghĩ của mình..

Hiện tại, anh đang sống trong những giây phút xế chiều của cuộc đời, anh đang chịu nhiều đau thương của thân xác do cơn bịnh ngặt nghèo gây ra, nhưng anh vẫn viết lại cuộc đời của anh trong một trạng thái hết sức bình thản, an nhiên, và đầy nhân hậu. Anh vẫn lạc quan và cám ơn cuộc đời đã cho anh nhiều ưu đãi. Và trong những giai đoạn khốn khó nhứt như hiện tai, anh vẫn nghĩ đó là những thử thách để cho anh cố gắng vượt qua.

Tôi không thấy anh thể hiện trong lời văn những tư tưởng yếm thế, buồn phiền hay hờn giận trong suốt chiều dài của cuốn sách. Nếu có chỉ là một bàng bạc thoáng qua vì cảm xúc quá độ; nhưng ngay sau đó, anh nghĩ lại và tự khuyên mình quên đi để thứ tha…

Có lẽ chính vì cái Tâm lành đó làm anh vượt qua cơn đau hiện tại để có một tầm nhìn tích cực và nhân bản hơn trong cuộc sống phù du nầy.

Anh vẫn vui với miếng xôi, với dĩa bánh cuốn, hay cái bánh bao mà bạn anh mang đến trong những lần ghé thăm anh. Anh vẫn say sưa chăm chú vào ván cờ tướng với bạn, không phải để tranh thắng thua, mà chính là tìm lại được những giây phút trân quý bên bạn.

Anh cám ơn tất cả, cám ơn bạn bè, và đặc biệt anh không tiếc lời cám ơn người vợ luôn bên cạnh anh và chia xẻ với anh trong mọi tình huống mỗi khi anh có dịp san sẻ trong cuốn sách. Bây giờ, trong những giây phút cuối của cuộc đời, anh nói:"Tôi may mắn gặp được một người vợ hiền tuy nhỏ tuổi hơn tôi nhiều, nhưng thật "đảm đang" gan dạ, đã không "bỏ" tôi trong thời buổi khó khăn khi tôi còn ở trong các trại tù tập trung của cộng sản".

Hoặc:"Sang Hoa Kỳ, vợ tôi biết chấp nhận thiếu thốn về vật chất riêng tư cho mình, đi làm lụng cực nhọc để cho tôi có đủ phương tiện học hành…".

Thưa anh Cung,

Từ một bác sĩ giải phẩu gan dạ của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, trực diện với nhiều biến cố gian nan suốt một thời gian dài, nhờ lòng quyết tâm để vươn lên, không đầu hàng nghịch cảnh, anh đã trở thành một Bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ khéo tay tại Hoa Kỳ.

Xin được khâm phục anh. Anh đã vượt qua bao nhiêu thử thách nhưng Tâm anh vẫn bình an, vẫn an nhiên tự tại. Trong anh, tôi nghĩ, anh không có tư tưởng chiếm đoạt, một suy nghĩ của đa số đàn ông, trong anh không có cái "của tôi"…do đó, tôi nhìn thấy được niềm an lạc nơi anh. Ngay cả đối với Vợ, anh nói là "được gặp" chứ anh không nói là "vợ của tôi".

Anh đã thoát ra ngoài cái thường tình!

Chính vỉ vậy, anh mới đứng dậy được với nỗi đau thể xác do cơn bịnh và nỗi đau tinh thần do …tình người! Ở tuổi như anh, như tôi, mọi sự đều trở nên vô thường phải không anh?

Thua anh Cung,

Anh không là một nhà văn. Anh viết một mạch hồi ký về cuộc đời như anh nói chuyện. Anh viết để cho con cháu, bạn bè biết về cuộc sống của anh, bình dị và thản nhiên.

Tôi cũng như anh, tôi không là một nhà văn, chỉ "nghĩ sao nói vậy người ơi", rất Nam Kỳ. Nhưng tôi viết trong sự chân thật, tôi đáp lại tấm chân tình của anh đối với người thân và tha nhân.

Duyên hội ngộ cho phép tôi chỉ đếm thăm anh một lần duy nhất, và sau đó, vì hoàn cảnh, vì sự "cấm đoán", tôi không còn dịp để thăm anh. Hôm nay, nhân anh có mặt trong buổi Ra Mắt sách nầy do Diễn đàn Cựu Sinh Viên Quân Y QLVNCH, tôi xin nghiêng mình kính cẩn với tâm phục một Người Lính Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ đầu hàng trước nghịch cảnh và luôn luôn ngẩng cao đầu …đi vào con đường cứu nhân độ thế.

Anh là Một Người Lính Việt Nam Cộng Hòa Nhân bản!

Tôi viết các suy nghĩ trên liên tưởng đến ngày 14 tháng 7. Ngày nầy cách đây 225 năm, người dân Pháp đã biết đứng lên tháo bỏ gông xiềng phong kiến, khơi mào cho tư tưởng tự do ngày nay.

Thưa anh,

Bao giờ những người con Việt làm được như người Pháp năm xưa để mang lại niềm an lạc cho dân tộc Việt?

Viết lên những dòng chữ nầy, tôi hy vọng luôn được làm bạn với anh để được học hỏi nơi anh, một người Lính đích thực của Việt Nam Cộng Hòa.

Mai Thanh Truyết

 

 

 

 

 

 

 

 


Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

_____________________________________________________

 "Every Generation needs a New Revolution". Thomas Jefferson-

 "A nation that destroys its soils destroys itself. Forests are the lungs of our land,

purifying the air and giving fresh strength to our people." Franklin D. Roosevelt 

 

 
 
 
 

Mời theo dõi chương trình Nhịp Sống Quanh Ta :
Với GS Mai Thanh Tuyết và nhà báo Lê Phú Nhuận "

Tinh thần "Trần Hưng Đạo" – Thề quyết chống ngoại xâm :
Ba lần đại thắng quân Nguyên. 
Để rồi hôm nay, cộng sản Việt Nam cam tâm bán nước.
Phần 1 :
 
https://www.youtube.com/watch?v=sMKbAs8lPXQ


Phần 2 :
 
http://www.youtube.com/watch?v=ZlVCIWHMzv0

Mai Thanh Truyet

_____________________________________________

 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-

".... Communist born from poverty and ignorance, raised by lies and 
       violence, died in contempt and curses of mankind."- Dalai Lama 

 

 

 
 
 
 

Mai Thanh Truyet

_____________________________________________

 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-

".... Communist born from poverty and ignorance, raised by lies and 
       violence, died in contempt and curses of mankind."- Dalai Lama 

 

 

 
 
 
 

Tinh Thần Trần Hưng Đạo

Mời theo dõi chương trình Nhịp Sống Quanh Ta :
với GS  Mai Thanh Truyết và nhà báo Lê Phú Nhuận . 

Tinh thần "Trần Hưng Đạo" – Thề quyết chống ngoại xâm :
Ba lần đại thắng quân Nguyên. 
Để rồi hôm nay, cộng sản Việt Nam cam tâm bán nước. 
 http://www.youtube.com/watch?v=ZlVCIWHMzv0


Mai Thanh Truyet

_____________________________________________

 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-

".... Communist born from poverty and ignorance, raised by lies and 
       violence, died in contempt and curses of mankind."- Dalai Lama 

 

 

 
 
 
 

★ Truyet's Favorite Photos

Hi there,

Follow my favorite photos on buzzable!

Follow my photos

Truyet




Don't want to receive emails like this in the future? Click here.
myZamana, Inc. 427 N Tatnall St #40705 Wilmington, DE 19801

Radio Đáp Lời Sông Núi

Chương trình Những Vấn Đề Của Chúng Ta

Nguyên do đưa đến hiện trạng y tế Việt Nam 4

Hải Nguyên: Thưa Ts MTT. Trong lần hội luận trước, Ông có nói đến 5 nguyên do đưa đến tình trạng y tế băng hoại ở Việt Nam hiện tại. Đó là: hàng ngũ cán bô vô trách nhiệm, tình trạng quá tải của những bịnh viện, hiệu ứng "phong bì", tình trạng thuốc men đắc đỏ, và bảo hiểm y tế cho ngươi dân, có thế nói đó là năm nguyên nhân căn bản hủy hoại cả một hệ thống y tế quốc gia, một phúc lợi cần thiết nhứt cho người dân của một nước đang phát triển như VN. Xin Ông cho thêm chi tiết.

MTT: Về tình trạng quá tải của bịnh viện: Đối với miền Nam, có thể nói hầu hết bịnh viện công (thuộc nhà nước) hiện có là do tài sản của miền Nam trước kia để lại. Nếu có thêm bịnh viện mới với máy móc tối tân và bác sĩ ngoại quốc là những bịnh viện tư dành cho…cán bộ và các đại gia với chi phi nằm viện hàng ngày có thể lên đến hàng 500 Mỹ kim, chưa kể trị liệu! Tình trạng quá tải là hệ lụy đương nhiên của chính sách nhà nước.

Lấy bịnh viện Nhi Đồng làm thí dụ; ngày nay mỗi giường phải chứa 5, 6 trẻ em và dưới gầm giường là các thân nhân dành nhau chỗ nằm, cũng như ngoải hàng lang không còn lối đi nào trống. Đó là chưa kể muốn có được một chỗ nằm trên giường để được chữa trị thì phải qua bao nhiêu cửa ãi trước đó (với bao thơ đi theo). Bịnh viện hiện đang thep dõi và điều trị (mổ) cho hơn 10.000 trẻ em, mà thời gian chờ đợi đến phiên quá lâu, các em đành phải ra đi là thế!

Do tệ trạng trên, nhiều cái chết oan uổng là điều tất nhiên.

Về sự vô trách nhiệm của Bác sĩ và Cán bộ lãnh đạo: Câu chuyện người dân đập phá nhà BS Lê Văn Thuyết và bịnh viện Năm Căn cách đây vài năm là điển hình nói lên sự giận dữ của người dân vì sự tắc trách của BS đã làm thiệt mạng một bịnh nhân.

Sự thiếu lương tâm của BS xảy ra đầy rẩy khắp nơi, có thể nói bịnh viện nào cũng có, nếu không có quyền lợi riêng (phong bì, quà cáp) thì không chữa trị. Còn đâu lời thề của Tổ Y Sĩ Hippocrates trước khi ra trường, trong đó cần quan tâm là: "Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng vì lợi ích của người bịnh, tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại, nhứt là tránh cám dổ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô lệ".

Hiện nay ở Việt Nam còn có bao nhiêu bác sĩ còn nhớ và thi hành lời thề này?

Hải Nguyên: Xin phép được ngắt lời Ông. Theo như Ông nói, thì Bác sĩ ở VN đều như vậy hết sao?

MTT: Không hẳn như vậy, tôi muốn nói những tệ trạng nầy được thấy cùng khắp, nhưng tôi tin tưởng rằng vẫn còn có nhiều bác sĩ vẫn còn có lương tâm nghề nghiệp cũng như tâm niệm lời thề Hippocrates. Nhưng vẫn có nhiều bác sĩ chỉ phục vụ cho người giàu mà thí dụ điển hình là bịnh viện VINMEC khánh thành ngày 7 tháng 1, 2011 với 600 phòng khám và trị bịnh, có 25 giường VIP và 2 phòng Tổng thống (President Suite). Mức độ sang trọng của bịnh viện này tương đương với khách sạn 5 sao.         

Ai là người được chữa tại nơi đây?

Có chăng chỉ là những Cán bộ Đảng và những Đại gia.

doandu081319011Hậu quả của chính sách đào tạo bác sĩ: a) Việc thu nhận sinh viên y khoa quá dễ dàng. Nhiều nơi thi đậu vào trường y khoa chỉ cần 14 điểm và 3 điểm ưu tiên, đặc biệt là ở các trường y khoa ở tỉnh như Trà Vinh, Hậu Giang, Cần Thơ, Long An vv…, thay vì 26 – 27 điểm so với trường y khoa Saigon. b) Số lượng sinh viên quá tải so với trường ốc và học cụ cùng bịnh viện thực tập. Một trường y khoa trước đây trung bình đào tạo 150 bác sĩ/khóa, bây giờ gần 1000 bác sĩ/khóa. Như vậy làm sao bác sĩ tốt nghiệp có đủ kiến thức chuyên môn cần thiết vì phẩm chất giãng dạy quá kém.

 

Về sự vô trách nhiệm của Cán bộ lãnh đạo, có thể nói điển hình nhứt là bà Bộ trưởng y tế Việt Nam. Nhân một vụ chích ngừa làm chết 3 trẻ em (7/2013), khi được hỏi, bà thản nhiên tuyên bố rằng: "Đây không phải là trách nhiệm của tôi".

Còn về văn hóa phong bì: Về tệ trạng nầy, chính một Phó Chủ tịch Ủy ban của Vấn đề Xã hội của quốc hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Hoài Thu phải điều trần:"…khám bịnh và xin việc làm là hai lãnh vực "bức xúc" nhứt hôm nay. Bây giờ bị ốm (bịnh) mà không lót tay cho bác sĩ có khi tánh mạng không còn giữ được. Đã có nhiều trường hợp như thế đã xảy ra. Lương là phụ, phong bì là chính,"

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói thêm: "khi người dân, người bịnh không đưa phong bì thì y đức của bác sĩ, cán bộ sẽ được cải tiến." Thiệt là một câu nói đổ thừa vô trách nhiệm. Bà Bộ trưởng này cần phải được xét lại tư cách và bổn phận.

Xin trích một đọb bài viết trên mạng:" Giám đốc bệnh viện Mắt Hà Nội đã bị tố giác khi cho đấu thầu thuỷ tinh thể, các chất liệu như dịch nhầy rẻ tiền để sử dụng khi phẫu thuật thay thuỷ tinh thể cho hơn 3,000 bệnh nhân. Tuy được thay thuỷ tinh thể rẻ tiền của nước khác, nhưng bệnh nhân vẫn phải trả phí là 6,5 triệu đồng/mắt ($300)-chi phí khi dùng thuỷ tinh thể của Mỹ. Hơn nữa, mỗi ống dịch nhầy chỉ được dùng cho một bệnh nhân, thì bác sỹ của bệnh viện này đem chia và dùng chung cho từ 4-5 bệnh nhân; một bộ dao mổ sử dụng cho 10 ca. Những người có bảo hiểm y tế (BHYT), bệnh viện được BHYT trả, nhưng bà gíam đốc BV này chỉ đạo phải thu thêm mỗi bệnh nhân có BHYT 1 triệu đồng ($50). 

Chẳng đặng đừng, người bệnh mới phải đến bệnh viện để được cứu chữa, thì chính nơi này, họ bị các vị lương y lừa phỉnh, tráo trở, và làm tiền trắng trợn. Mà chẳng đâu xa, chuyện lừa gạt bệnh nhân lại xảy ra tại bệnh viện chuyên khoa Mắt ở ngay thủ đô. 

Về tình trạng thuốc men đắc đỏ: Theo Cơ quan Y tế Thế giới (WHO), hiện có khoảng trên 2 tỷ người đa số thuộc các quốc gia có lợi tức thấp và trung bình không có điều kiện tiếp cận với thuốc men. Cũng theo WHO, khả năng mua thuốc rất khó khăn ở Việt Nam. Các thuốc gốc (thuốc mới sản xuất và còn trong thời hạn của bằng sáng chế hay brand name) có giá 50 lần cao hơn so với giá cả trên thị trường thế giới; còn thuốc tương đương (generic) cũng 10 lần cao hơn giá trên thế giới.

Đặc biệt, đối với các loại bịnh mãn tính trầm trọng thì thuốc men là cả một cơn kinh hoàng cho gia đình bịnh nhân. Ngày nay, thuốc chữa bịnh Viêm gan B (Hepatitis B), Viêm gan C (Hepatitis C) và ung thư rất đắc tiền và bảo hiểm y tế không trả cho các loại thuốc trên. Gia đình không thể trả được, do đó…thường để người bịnh qua đời mà không chữa trị (bịnh ung thư chiếm 25% tỷ lệ tử vong trong 10 bịnh hàng đầu ở Việt Nam).

Về bịnh viêm gan C, dân Việt bị nhiễm được ước tính là 4%. Nếu được chữa trị trong 48 tuần lễ thì phải tiêu tốn trên 10.000$. Ai có thể được chữa trị ngoài…cán bộ cộng sản?

Đó là chưa kể đến căn bịnh xã hội hiện tại là bịnh AIDS, thì bịnh nhân chỉ chờ chết mà thôi.

Về hệ thống bảo hiểm xã hội

Thuốc men đắc đỏ đã là môt bài toán nhức nhối cho người dân, hiện tại vấn đề bảo hiểm xã hội càng làm cho người dân thêm khắc khoải. Hiện tại, nhà nước đã bảo hiểm (dĩ nhiên người dân phải đóng tiền thêm hàng tháng) cho khoảng 60% dân chúng và đã xử dụng 9% ngân sách quốc gia (2010) cho bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, cũng theo thống kê, hiện tại, trên 50% gia đình người bịnh phải dùng tiền túi để lo tiền thuốc như đã nói trên. Vì vậy con số tử vong của các bịnh hiễm nghèo càng cao và chế độ phòng ngừa, chích ngừa và việc chữa trị các bịnh như bịnh kiết lỵ, bịnh lao, bịnh sốt rét không hữu hiệu làm cho con số tử vong của các chứng trên rất cao.

Hải Nguyên: Nói như vậy, thì tình trạng y tế Việt Nam hết thuốc chữa rồi phải không Ông?

MTT: Thưa anh, với niềm tin tưởng lạc quan và tích cực, tôi nghĩ rằng những người con Việt trong và ngoài nước có thể phục hoạt lại một nền y tế chân chính, nhân bản trong tương lai nếu chúng ta tẩy trừ được cơ chế và chuyên chính vô sản của CS Việt Nam đã là nguyên nhân của sự phá sản và băng hoại y tế VN.

Tóm lại, như đã nêu trên, năm tệ trạng về bịnh viện quá tải, sự vô trách nhiệm của bác sĩ cùng cán bộ lãnh đạo, "văn hóa phong bì", tình trạng thuốc đắc đỏ, và hệ thống bảo hiểm y tế quá ít ỏi không đủ bảo đảm việc chữa trị cho người bịnh đã nói lên tình trạng phá sản của nền y tế và giáo dục của Việt Nam hiện tại. Sự phá sản trên còn kéo theo một nền văn hóa suy đồi, từ đó xã hội trở nên bạo loạn sẽ là một điều hiển nhiên.

Cơ chế và chuyên chính vô sản của CS Việt Nam đã là nguyên nhân của sự phá sản trên. Do đó không thể nào cải tiển được các tệ trạng đang xảy ra trong xã hội Việt Nam.

Vì vậy, ngày nào chế độ còn tồn tại, Đất và Nước sẽ không thể ngẩn ngang đầu với các quốc gia tiến bộ trước tiến trình toàn cầu hóa trong thế kỷ 21 này.

Xin hẹn Quý bà con lần hội luận tới.

 

Mai Thanh Truyet

_____________________________________________

 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-

".... Communist born from poverty and ignorance, raised by lies and 
       violence, died in contempt and curses of mankind."- Dalai Lama 

 

 

 
 
 
 

Radio Đáp Lời Sông Núi

Chương trình Những vấn đề của chúng ta

Hiện trạng y tế Việt Nam 2

Hải Nguyên: Trong chương trình Những vấn đề của chúng ta, Ts MTT có nêu lên những con số thống kê về 10 bịnh gây nhiếu tử vong nhứt cho VN hiện tại như:

       -    Ung thư 25%

-        Tai biến mạch máu não 20%

-        Bịnh liên quan về tim mạch 6%

-        Bịnh kiết lỵ 8%

-        Bịnh nghẽn phổi mãn tính (chronic obstructive pulmonary disease) 4%

-        Nhiễm trùng đường hô hấp 4%

-        Bịnh sơ gan 3%

-        Bịnh lao 2%

-        Bịnh sốt rét 2%

-        Tai nạn đường phố 2%

Do đâu các bịnh kể trên chiếm tỷ lệ quan trọng (không thể có trong một xã hội phát triển bình thường) cho nền y tế Việt Nam hiện nay, thưa Ông?

MTT: Thưa anh Hải Nguyên, chúng ta có thể phân biệt trong số 10 bịnh kể trên, tai nạn xe cộ đã kết thúc hơn 12 ngàn mạng sống và ½ triệu thương tật năm 2012. Con số nầy chỉ chiếm 2% tổng số, thì chúng ta hình dung được số lượng nạn nhân ở các bịnh khác như thế nào rồi. Trong số 3 bịnh có số tử vong nhiều nhứt là ung thư, tai biến mạch máu não, bịnh lien quan về tim mạch…có thể nói nguyên  nhân là do phát triển không đồng bộ với việc bão vệ mội trường và nếu có dịp chúng ta sẽ khai triển trong những lần hội luận tới. Còn các bịnh gây tử vong còn lại hầu như khó hiện diện ở một nước đã phát triển, nhưng xảy ra trầm trọng ở VN. Đó chính là do một chính sách y tế ấu trỉ trong suy nghĩ, và nhứt là cơ chế của một chế độ trong đó người dân bị phân biệt đối xử như một loại công dân hạng hai, không cần thiết hưởng được sự chăm sóc của "nhà nước".

Hải Nguyên: Về tai nạn đường phố, và qua những con số thống kê năm 2012 như anh đã nói trên, hiện tại tình trạng nầy có thuyên giảm chút nào không thưa Ông? Cũng như xin ý kiến Ông về sự thay đổi tỷ lệ tử vong từ năm 2006 đến 2013 như thế nào?

MTT: Về tai nạn xe cộ đường phố, theo thống kê gần đây nhứt của Việt Nam ngày 20 tháng 8, 2013, trung bình hàng ngày có 17 người chết và 26 người bị thương, tương đương với 74,460 người chết hàng năm. Con số trên là một con số quá lớn so với tỷ lệ dân số và số lượng xe của Việt Nam. Đó là chưa kể đến 114.000 bị thương gây quá nhiều thiệt hại cho ngân sách quốc gia.

So sánh hai thống kê về 10 bịnh gây chết người nhiều nhứt ở Việt Nam giữa 2006  và 2013 cho thấy:

-        Các chứng bệnh liên quan trước khi sinh sản chiếm 14% năm 2006 đã không còn nằm trong thống kê năm 2013. Điều này có nghĩa là y tế Việt Nam đã tiến bộ hơn và đã giải quyết được những vấn đề phòng bịnh trong thời gian mang thai như giáo dục người mẹ, chế độ dinh dưỡng trong thời gian này vv…

-        Các bịnh về khí quản 14% (2006) và 8% (2013) cũng cho thấy được mức lưu tâm của người dân trong vấn đề này.

-        Tuy nhiên, các bịnh liên quan đến tim mạch và máu 13% (2006) và 26% (2013) cho thấy tình trạng trên ngày càng trầm trọng do áp lực của xã hội đè nặng lên người dân trong việc mưu sinh.

-        Tệ hại nhứt là bịnh sơ gan, lao, kiết lỵ, sốt rét vẫn giữ tỷ lệ cao; đặc biệt là bịnh ung thư đứng đầu bảng năm 2013 với tỷ lệ 20%.

Chúng ta nghĩ gì với những con số trên?

Trước hết rõ ràng là nền y tế công cộng Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Các bịnh như lao, kiết lỵ, sốt rét đáng lý ra không còn tồn tại trong thế kỷ 21 này ở các quốc gia phát triển và bịnh ung thư xuất hiện đột biến, tăng nhanh trong vòng thời gian kỷ lục (6 năm). Nhiều nơi cả làng bị ung thư trầm trọng. Điều này nói lên tình trạng phát triển của Việt Nam không ứng hợp với việc bảo vệ môi trường. Nguồn nước, nguồn đất và không khí bị ô nhiễm trầm trọng, nhứt là những nơi có công nghiệp sản xuất hóa chất ở những thành phố lớn.

Còn về bịnh ung thư, mỗi năm, số bệnh nhân mới mắc ung thư ở Việt Nam là 150.000 người, trong đó có 75.000 người tử vong (số liệu 4-2013), con số này có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo.

Nguyên nhân chánh là do các loại hóa chất độc hại có trong thức ăn hàng ngày, theo báo cáo của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư Việt Nam. VN đứng hàng đầu trên thế giới về căn bịnh ung thư nầy.

 

Theo kết quả khảo sát năm 2011, tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày tại Việt Nam cao gấp 5 lần so với Lào, Philipines, Thái Lan và các nước trong khu vực.

 

Cũng trong cùng báo cáo trên, trong cả nước, Hà Nội và TP.HCM có tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vú cao nhất với tỷ lệ 30/100.000 người tại Hà Nội và 20/100.000 người tại TP.HCM (năm 2010).

 

Ung thư vú hiện đang trở thành loại bệnh thường gặp nhất ở nữ giới và được dự báo có xu hướng tiếp tục tăng. Lý do là mỗi ngày họ phải sử dụng những chiếc áo ngực Trung Quốc có chứa đủ thứ hóa chất gây bệnh mà không hề hay biết.

 

Hiện tại, cả nước có từ 240.000 – 250.000 người mắc bệnh ung thư. Trong đó, chủ yếu là ung thư phổi, dạ dày, đại tràng, ung thư gan, ung thư vú và cổ tử cung (đối với nữ).

 

Mỗi năm, số bệnh nhân mới mắc ung thư là 150.000 người, trong đó có 75.000 người tử vong. Theo dự báo, con số này có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo.

 

Nguyên nhân gây bệnh thì có nhiều, song nguyên nhân chánh yếu là do nguồn nước ô nhiễm và nguồn thực phẩm có chứa chất bảo quản độc hại.

 

Hàng ngày, người dân phải ăn những loại thực phẩm bị tẩm độc bởi những loại hóa chất độc hại từ Trung Quốc. Chỉ tính trong năm 2012 đã có hàng ngàn vụ việc liên quan đến thực phẩm bẩn có nguồn gốc từ Trung Cộng hoặc trong nước bị phát hiện và bắt giữ. Trong đó, hầu hết đều có chứa các chất bảo quản gây nguy cơ mắc bệnh ung thư cho người tiêu dùng: táo, khoai tây, lê…

Người tiêu dùng tẩy chay hàng Trung Quốc và lựa chọn thực phẩm trong nước nhưng cũng chẳng được an toàn hơn khi hàng loạt các thực phẩm, hoa quả trong nước được tẩm ướp và chế biến, bảo quản bằng hóa chất như giá đỗ, chuối, đu đủ, cà chua, mít…

 

Ngay cả những thứ quà vặt cho trẻ em như bim bim, bánh kẹo hay những thứ đồ chơi cho trẻ như thú nhún, cây thông Noel cũng trở nên nguy hiểm đổi với con người bởi bên trong đó là những loại hóa chất trở thành tác nhân gây ra bệnh ung thư.

 

Chính vậy, tỷ lệ mắc ung thư ở trẻ em của Việt Nam vào loại cao nhất thế giới trong những năm qua và sẽ tiếp tục tăng.

 

Hải Nguyên: Như vậy, chúng ta nghĩ gì với những con số trên, thưa Ông Truyết?

MTT: Trước hết, tôi xin nói ngay, rõ ràng là nền y tế công cộng Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Các bịnh như lao, kiết lỵ, sốt rét đáng lý ra không còn tồn tại trong thế kỷ 21 này ở các quốc gia phát triển và bịnh ung thư xuất hiện đột biến, tăng nhanh trong vòng thời gian kỷ lục chỉ trong vòng 6 năm. Nhiều nơi cả làng bị ung thư trầm trọng. Điều này nói lên tình trạng phát triển của Việt Nam không ứng hợp với việc bảo vệ môi trường. Nguồn nước, nguồn đất và không khí bị ô nhiễm trầm trọng, nhứt là những nơi có công nghiệp sản xuất hóa chất ở những thành phố lớn.

Hải Nguyên: Phải chăng đây là một thực trạng đau lòng của nền y tế Việt Nam hiện đang xảy ra từ Bắc chí Nam, đặc biệt ở các vùng nông thôn và miền cao nguyên không được nhà cầm quyền chú ý đến. Ông nghĩ sao về vấn đề nầy?

MTT: Có thể nói, ba yếu tố căn bản để phục hoạt một Việt Nam tương lai là Giáo dục, Y tế, và Môi trường. Hiện tại chính ba yếu tố trên dưới chế độ xã hội chủ nghĩa hoàn toàn bị băng hoại. Chính sách giáo dục hoàn toàn phá sản, môi trường và hệ sinh thái đang đi dần đến mức báo động "đen", và hình ảnh nền y tế cũng chẳng khác gì hai yếu tố kể trên.

Sau đây là một số điển hình nói lên thảm nạn y tế do chính cơ chế xã hội chủ nghĩa để lại, kết quả tất nhiên sau hơn 39 năm cai trị toàn đất nước. Có thể nói, có 5 yếu tố liệt kê sau đây thể hiện hoàn toàn tình trạng hiện tại ở VN. Đó là: 1- Hàng ngũ cán bộ vô trách nhiệm, 2 - Tình trạng quá tải của những bịnh viện, 3 - Hiệu ứng "phong bì", 4 - Tình trạng thuốc men đắc đỏ, và 5 - Bảo hiểm y tế cho ngươi dân. Đó là năm nguyên nhân căn bản hủy hoại cả một hệ thống y tế quốc gia, một phúc lợi cần thiết nhứt cho người dân của một nước.

Hải Nguyên: Cám ơn những chia sẻ và phân tích của anh về tình trạng y tế VN hiện tại. Trong Chương trình Những vấn đề của chúng ta phát thanh lần tới xin anh phân tich tường tận hơn về 5 yếu tố chánh, nguyên nhân của sự băng hoại trong y tế VN. Cám ơn và xin hẹn với anh lần phát thanh tới.

 

 

 

 

 

Mai Thanh Truyet

_____________________________________________

 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-

".... Communist born from poverty and ignorance, raised by lies and 
       violence, died in contempt and curses of mankind."- Dalai Lama 

 

 

 
 
 
 

Đáp Lời Sông Núi

Chương trình Những Vấn Đề Của Chúng Ta với Ts  Mai Thanh Truyết

Tổng quát về Hiện trạng Y tế Việt Nam 1

Hải Nguyên: Thưa Ông, nền y tế Việt Nam hiện đang được nhà cầm quyền rêu rao là đang tiến dần đến tiêu chuẩn của các quốc gia tiến bộ trên thế giới. Nhưng dù ca ngợi như thế nào đi nữa, sự thật hiện hữu vẫn cho chúng thấy rõ những vấn đề không bình thường trong cung cách giải quyết các dịch vụ và chính sách y tế của họ.

Thực tế đã cho thấy vẫn còn rất nhiều trường hợp tử vong cho người dân đáng lý ra có thể tránh khỏi được. Còn quá nhiều trường hợp có thể ngăn ngừa được nguy cơ tử vong như bịnh kiết lỵ, sốt rét, suy dinh dưỡng, cùng các vấn đề cấp cứu tức thời không kịp lúc đã gây ra quá nhiều nạn nhân, đặc biệt ở những vùng xa ngoài các thành phố lớn. http://www.vnhelp.org/wp-content/uploads/2012/09/hospital200.pnghttp://www.vnhelp.org/wp-content/uploads/2012/09/wheelchair200.pngÔng nghĩ sao về vấn đề nầy?

MTT: Thưa anh, sau hơn 39 năm "thống nhứt" đất nước, những người quản lý hiện tại để lại một hiện trạng y tế, đặc biệt là y tế công cộng một thảm cảnh nhiều bi quan hơn là lạc quan, và dự kiến trong khoảng thời gian sắp đến tôi thấy rồi cũng sẽ không có gì thay đổi. Nguyên do chính yếu là họ không xem việc nâng cao phúc lợi về y tế không nằm trong não trạng của những người cộng sản giáo điều.

Chuyên chính vô sản vẫn là phương châm để họ cai trị đất nước... bằng hình thức công an trị, bốc lột người dân, trấn áp chính trị, xây dựng tài sản cá nhân bằng cách rút ruột tài nguyên và nguyên khí quốc gia, và hèn hạ nhứt là quy phục đàn anh nước lớn. Đó là Trung Cộng.

Về hiện trạng y tế Việt Nam, tôi thấy, kể từ khi ngưng tiếng súng sau 30/4/1975, mặc dù cs Việt Nam đang áp dụng một chính sách "trả thù" miền Nam bằng hình thức đổi tiền để vừa triệt hạ tư sản vừa bần cùng hóa người miền Nam…nhằm mục đích cào bằng tình trạng thịnh vượng của miền Nam, biến Miền Nam nghèo cho bằng miền Bắc. Tuy nhiên, cho dù thế giới vẫn thấy đây là một chính sách phi nhân độc nhứt trên hành tinh nầy, nhưng vì long nhân đạo giữa con người và con người, nhiều quốc gia trên thế giới vẫn cao táy giúp đỡ Việt Nam như Thụy Điển, Đan Mạch, Tây Âu, Úc Châu, Hoa Kỳ và nhiều tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (OMF), Cơ quan Y tế  Thế giới (WHO), Cơ quan Giáo dục Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNESCO).

Và trong những năm gần đây, Cơ quan Kiểm soát Bịnh tật (CDC) của Hoa Kỳ đích thân thành lập một số cơ sở tại nhiều tỉnh thành ở Việt Nam nhằm giúp đở trực tiếp người dân. Cũng cần nói thêm là các NGO trên thế giới và những hội thiện nguyện của người Việt hải ngoại cũng cật lực giúp đổ Việt Nam như xây trường học, xây nhà xí, cung cấp nước sạch trong trường học, giúp các viện mồ côi, trại cùi, trại bịnh HIV…mà tất cả những việc trên là bổn phận của họ, trong khi họ luôn rao giảng và ca ngợi  người cộng sản luôn sống vì mọi người! (Phải chăng việc làm của những người Việt hải ngoại kể trên chỉ kéo dài thêm sự đau khổ của người dân dưới ách chuyên chính vô sản thay vì hàn gắn vết thương "xã hội" mà do chính người cs Bắc Việt tạo ra trong hơn 39 năm qua.)

Hải Nguyên: Nhà cầm quyền Việt Nam theo như Ông vừa nói, đã được thế giới giúp rất nhiều, ngay cả trong thời kỳ chiến tranh giữa CS Bắc Việt và Việt Nam Cộng Hòa, nhưng tại sao tình trạng y tế nhứt là y tế công cộng lại càng ngày càng tệ hại, thưa Ông?

MTT: Dù được giúp đở mọi bề, nhưng cs Việt Nam vẫn không xem đây là một trong những đường hướng quyết định cho việc phát triển đất nước trước tiến trình toàn cầu hóa. Tệ hơn nữa, họ không xem đó là bổn phận của một chính quyền đang quản lý một đất nước. Ngay từ sau khi CS "thống nhứt" đất nước, tức là sau 30/4/1975, sự giúp đở của quốc tế càng nhiều hơn nữa và qua nhiều lãnh vực khác nhau. Tôi xin đan cử những trợ giúp của quốc tế cho Việt Nam trong lãnh vực y tế như:

-        Xây dựng trường ốc, nhứt là ở cấp tiểu học và ở những vùng hẽo lánh và miển núi;

-        Giúp các hệ thống vệ sinh trường ốc như nước sạch và xây cầu tiêu cầu tiểu cho học sinh;

-        Giúp các học cụ giảng dạy và giấy bút.

-        Tiếp trợ các dụng cụ, máy móc, thuốc ngừa các bịnh dịch..

-        Thành lập các trạm xá cho những vùng quê hẽo lánh v.v…

Các giúp đở trên nhiều khi không đến tới người nhận là học sinh và dân chúng, nhiều khi lại vào tay của cán bộ địa phương trong vùng, nhứt là các hệ thống nước uống cho học sinh sau một thời gian ngắn ở trường học lạc di chuyển về nhà…cán bộ!

Đó là một tệ trạng không thể nào tha thứ được, giống như đủ loại viện trợ quốc tế đều bị ăn chận trước khi đến tay người dân. Nạn nhân bão lụt từ bao năm qua, có thực sự nhận được giúp đỡ từ bà con ở hải ngoại hay không? Nếu không nói là đã vào tay cán bộ?

Hải Nguyên: Nói như vậy, Ông cho rằng tất cả viện trợ đều vô bổ và hầu như tiền bạc hay dụng cụ được viện trợ chỉ đến tay người dân một phần nhỏ mà thôi. Và tất cả góp phần vài tài sản của cán bộ, đảng viên, hay các nhóm lợi ích của đảng. Trở lại tình trạng y tế Việt Nam, mục tiêu của cuộc phỏng vấn hôm nay, xin anh cho biết, hiện tại, những bịnh nào chiếm tỷ lệ tử vong nhiều nhứt ở VN hiện tại để bà con trong nước có khái niệm khái quát về tình trạng chung, thưa anh?

MTT: Theo thống kê 2012 của Việt Nam, dân số ở thời điểm trên là 90.000.000 người với lợi tức trên đầu người là US$ 2.700. Đời sống cho đàn ông là 72 tuổi, và 76 tuổi cho đàn bà. Số tử vong trẻ em dưới 5 tuổi: 15/1.000 (con số cao gần ngang hàng với người Phi Châu).

Hiện tại, trong lãnh vực y tế toàn quốc, đang xảy ra 10 bịnh gây nhiều tử vong nhứt cho người Việt căn cứ theo thống kê của Cơ quan CDC Hoa Kỳ tháng 6/2013 là:

-        Ung thư 25%

-        Tai biến mạch máu não 20%

-        Bịnh liên quan về tim mạch 6%

-        Bịnh kiết lỵ 8%

-        Bịnh nghẽn phổi mãn tính (chronic obstructive pulmonary disease) 4%

-        Nhiễm trùng đường hô hấp 4%

-        Bịnh sơ gan 3%

-        Bịnh lao 2%

-        Bịnh sốt rét 2%

-        Tai nạn đường phố 2%

 

Nếu so sánh với thống kê của Cơ quan Y tế Thế giới (WHO) về tình trạng bịnh tật ở VN vào năm 2006 như sau: 1- Các chứng bịnh liên quan trước khi sinh sản 14%, 2- Nhiễm trùng khí quản 10%, 3- Bịnh liên quan đến tim 8%, 4- Chứng kiết lỵ 8%, 5- Chứng liên quan đến mạch máu não 5%, 6- Chứng nghẽn phổi mãn tính  4%, 7- Bịnh lao 2%, 8- Bịnh sốt rét 2%, 9- Tai nạn đường phố 2%, 10- Tự hủy thân thể 2%.

Hải Nguyên: Do đâu mà có sự thay đổi tỷ lệ tương đối khác biệt trong khoảng thời gian từ 2006 đến 2013. Do đâu các bịnh kể trên chiếm tỷ lệ quan trọng (không thể có trong một xã hội phát triển bình thường) cho nền y tế Việt Nam hiện nay, thưa anh?

MTT: Để trả lời câu hỏi trên, tôi xin nêu lên những con số thống kê vô tình, từ đó người dân trong nước sẽ đ1nh giá tình trạng trên như thế nào. Ngoại trừ tình trạng chết vì tai nạn xe cộ (năm 2012 có trên 12 ngàn người chết vì tai nạn giao thông và trên nửa triệu bị thương) do ý thức người dân về luật lệ giao thông (thiếu một chính sách giáo dục giao thông, chường trình công dân giáo dục), về việc tôn trọng luật pháp, về não trạng của những người quản lý đất nước tự xem mình là ưu tiên tất cả trong lãnh vực giao thông v.v Với tính cách thông tin, xin liệt kê vài con số thống kê về tai nạn giao thông của Việt Nam, Hoa Kỳ và Mã Lai năm 2010 như sau:

  • Số tử vong trên đường phố trên 100.000 cư dân: Việt Nam 16,1; Malaysia 24,1; Hoa Kỳ 12.3.
  • Số tử vong trên đướng phố trên 100.000 xe: Việt Nam 55,9; Malaysia 36,5; Hoa Kỳ 15,0.
  • Tổng số tử vong năm 2010: Việt Nam 14.500 (ước tính), Malaysia 6.745, Hoa Kỳ 33.808.

    Còn các bịnh gây tử vong còn lại là do một chính sách y tế ấu trỉ trong suy nghĩ, và nhứt là cơ chế của một chế độ trong đó người dân bị phân biệt đối xử như một loại công dân hạng hai, không cần thiết hưởng được sự chăm sóc của "nhà nước".

Chúng ta nghĩ gì với những con số trên?

Trước hết rõ ràng là nền y tế công cộng Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Các bịnh như lao, kiết lỵ, sốt rét đáng lý ra không còn tồn tại trong thế kỷ 21 này ở các quốc gia phát triển và bịnh ung thư xuất hiện đột biến, tăng nhanh trong vòng thời gian kỷ lục (6 năm). Nhiều nơi cả làng bị ung thư trầm trọng. Điều này nói lên tình trạng phát triển của Việt Nam không ứng hợp với việc bảo vệ môi trường. Nguồn nước, nguồn đất và không khí bị ô nhiễm trầm trọng, nhứt là những nơi có công nghiệp sản xuất hóa chất ở những thành phố lớn.

Hải Nguyên: Vì thời lượng của Chương trình có giới hạn. Xin cám ơn những đóng góp quý giá của TS trong vấn đề nầy và xin anh nhận lời phỏng vấn tiếp theo trong tuần tới.

MTT: Chắc chắn tôi sẽ có mặt ngày nào Chương trình "Những vấn đề của chúng ta" còn cần đến tôi. Xin cán ơn quý bà con trong nước đã lắng nghe và xin hẹn lần tới.

 

Mai Thanh Truyet

_____________________________________________

 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-

".... Communist born from poverty and ignorance, raised by lies and 
       violence, died in contempt and curses of mankind."- Dalai Lama 

 

 

 
 
 
 
//////////////////////////////////////////////////