Dân Tộc Sinh Tồn Trong Chiều Hướng Toàn Cầu Hóa

Dân tộc Sinh Tồn Trong Chiều Hướng Toàn Cầu Hóa


Tiến trình tòan cầu hóa hiện đang diễn ra trên thế giới với vận tốc ngày càng nhanh.


Từ hậu bán thế kỷ 20, khái niệm về toàn cầu hóa đã nảy sinh với tốc độ tăng dần. Qua đến đầu thập niên 90, từ ngữ globalization được phổ biến rộng rãi trên thế giới nhờ phương tiện thông tin trên mạng lưới trở thành phổ thông. Bắt đầu từ lãnh vực truyền tin, thông tin, khái niệm toàn cầu hóa dần dần xâm nhập vào các lãnh vực khác như kinh tế, văn hóa, ngôn ngữ khiến cho các biên giới địa dư quốc gia cũng từ từ hòa nhập vào nhau để hướng về một thế giới có nhiều điểm tương đồng nhiều hơn.


Bài viết nầy nhằm đưa ra vài nhận định về việc ứng dụng lý thuyết dân tộc sinh tồn vào thời kỳ thế giới đang mở rộng và tiếp cận một cách nhanh chóng thông qua mạng lưới xa lộ thông tin.


Với tư cách một đảng viên Đại Việt Quốc Dân Đảng, chúng tôi rất tự hào đứng dưới danh nghĩa ĐVQDĐ, một đảng chính trị đã do một thiên tài của đất nước là cố Đảng trưởng Trương Tử Anh, mới vừa 25 tuổi đã có khả năng xây dựng nên một chủ thuyết mệnh danh là "Dân Tộc Sinh Tồn" (DTST) để làm khung, làm nền tảng lý luận điều hướng hoạt động đấu tranh vững mạnh hướng về mục tiêu chiến lược lâu dài, không chao đảo trước mọi tình huống, và đã tạo điều kiện cho ĐVQDĐ trường tồn cho đến ngày nay.


Trên trận tuyến đấu tranh chống CS VN hiện tại, ĐVQD Đ có thể giương cao ngọn cờ DTST đặt trên căn bản đầy tình tự dân tộc và nhân bản làm đối lực đương đầu với chủ nghĩa CS vô thần, mị dân với ảo tưởng dựng nên một nước VN xã hội chủ nghĩa mà ngay cả những người đề xướng ra cũng không xác định được xã hội chủ nghĩa cụ thể là gì.


Mỗi người trong chúng ta, dù có những suy nghĩ nào dị biệt đi nữa, cũng khó có thể phủ nhận được tính cách mạng đầy nhân bản của chủ thuyết DTST. Chính chủ thuyết nầy theo quan điểm của người viết, cho đến ngày hôm nay (2006) vẫn còn là một đối trọng vững chắc đối với ý thức hệ của chủ thuyết Cộng sản, để từ đó áp dụng vào thực tế và điều kiện Việt Nam hầu thúc đẩy nhanh hơn tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.


Đó là một xác quyết. Chúng tôi muốn lập lại một lần nữa, trước tiến trình tòan cầu hóa hiện nay cùng với vai trò của từng quốc gia trên thế giới, dù muốn dù không, Việt Nam cần phải hôị nhập vào cộng đồng chung, trong đó chủ thuyết DTST có khả năng không phải để chuyển hóa mà là xóa tan chủ nghĩa CS hiện đang "bách chiến bách thắng" trên tòan cõi Việt Nam.


Chủ nghĩa DTST trong bối cảnh 1938


Trong tiến trình thành lập Đảng Đại Việt, Đảng trưởng Trương Tử Anh đã hoạch định ra chủ thuyết DTST với mục tiêu duy nhất là phục vụ con người tòan diện. Đây chính là cái khung cho việc tuyên bố thành lập đảng vào năm 1939.

Chúng ta hãy trở lại bối cảnh thời bấy giờ. Trong giai đọan nầy, trên thế giới, Hoa kỳ mới vừa phục hồi lại kinh tế sau cơn khủng hõang thế giới vào những năm 30. Ở thời điểm trên, Âu châu vẫn là một trung tâm quyền lực về chính trị, quân sự, và kinh tế. Tại Đức, Đức quốc xả do Hitler cầm đầu, với chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang chuẩn bị và huy động tiềm năng quân sự của mình để bắt đầu một cuộc chiến xâm lược. Đó là chiến tranh thế giới lần thứ hai.


Ở Việt Nam, tuy vẫn còn là một quốc gia theo chế độ quân chủ, nhưng nhà vua chỉ ngồi làm vì và thực dân Pháp cố tình duy trì chế độ phong kiến để kềm hãm ý chí đấu tranh và ngăn chận bước tiến của dân tộc Việt.


Tuy nhiên, qua những phong trào của cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,…một số nho sĩ Việt Nam đã bắt đầu bước ra khỏi những tầng tháp ngà và manh nha một vài nhận định mới về xã hội qua những tiếp cận và trình bày của hai nhà cách mạng trên. Nước Việt Nam từ đó không còn là một ốc đão nhõ nữa. Từ đó, người thanh niên Trương Tử Anh đã khai sáng ra chủ thuyết DTST. Có thể nói đây là một bước ngoặc lớn cho Việt Nam. Vào một thời điểm xã hội Việt Nam đang còn khép kín trong suy nghĩ, đóng chặt cửa trước thế giới bên ngoài, chịu nô lệ trong sự kềm hãm phát triển trên mọi khía cạnh của con người, nhất là phát triển tư tưởng độc lập dân tộc Việt. Chủ thuyết DTST đã khai mở tất cả. Đảng trưởng Trương Tử Anh đã vừa mở cánh cửa dân chủ cho Việt Nam. Đó là những nguyên lý sinh tồn qua 4 bước về bản năng sinh tồn của từng cá nhân như: bản năng vị kỹ, bản năng tình dục, bản năng xã hội, và bản năng suy luận.


Từ 4 bản năng sinh tồn trên, con người, đặc biệt là con người Việt Nam có thể thẩm thấu và thăng hoa theo chiều hướng hướng thiện. Bản năng sinh tồn không còn thể hiện cho từng cá nhân mà là cho sự sống còn của tòan dân. Bản năng vị kỹ dù lấy cá nhân làm trung tâm để có một tinh thần độc lập và cũng từ đó khai triển ra thành một tinh thần độc lập quốc dân. Do đó tính vị kỹ không nằm trong nghĩa hẹp của ngôn từ mà được ứng dụng vào cộng đồng dân tộc và biến con người trở nên cao thượng hơn có tinh thần biết hy sinh vì đại nghĩa.


Trở lại tình hình đất nước thời bấy giờ, dưới sự thống trị của thực dân Pháp, nước Việt Nam được chia ra làm 3 kỳ có 3 quy chế hoàn toàn khác nhau: Nam kỳ là đất thuộc địa, Trung kỳ có vua là đất bảo hộ, còn Bắc kỳ có kinh lược sứ, nhưng trên thực tế bị đặt dưới quyền thống trị của Toàn quyền Pháp. Song song với sự phân chia hành chính kể trên, từ đất Bắc, ĐV QDĐ đã phân công một số đồng chí cốt cán xây dựng cơ sở đảng thành 3 Xứ bộ Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ hoạt động trong vòng bí mật để có thể tồn tại. Chính vì nhu cầu bí mật bắt buộc phải xây dựng cơ cấu điều hành đa dạng, đáp ứng với điều kiện đặc thù của từng địa phương, cộng thêm những khiếm khuyết về thông tin không được xuyên suốt; theo thời gian, vô hình chung đã tạo nên một nề nếp hoạt động biệt lập theo từng Xứ bộ, nhất là sau khi Đảng trưởng TTA mất tích không để lại dấu vết trong biến cố năm 1946 tại Hà Nội. Những đồng chí được bầu lên để điều hành Đảng sau nầy, do hoàn cảnh khách quan và chủ quan không thề nào duy trì đầu mối thống nhất lãnh đạo Đảng được.


Từ đó, hình thành mô hình "hệ phái" với những danh xưng như ĐV Duy Tân, ĐV Cách Mạng, Tân ĐV v.v... Và dư luận quần chúng bên ngoài cho rằng đó là hình thức phân hóa của Đảng căn cứ vào những dị đồng của một số thành phần lãnh đạo.

Tuy nhiên, nếu phân tích thực trạng kể trên dưới tinh thần khoa học và phát triển, hiện tượng phân hóa chỉ là về mặt hình thức, còn về thực chất thì dù dưới danh xưng nào đi nữa, một ĐV QDĐ vẫn ngạo nghễ tồn tại dưới ánh mặt trời vì các "hệ phái" vẫn không từ bõ danh xưng Đại Việt và nhất là hệ phái nào cũng xác định Lãnh tụ TTA là vị sáng lập Đảng, và tất cả đều sinh hoạt đấu tranh gắn bó với nhau và cùng đặt trên cơ sở chủ thuyết Dân Tộc Sinh Tồn.


Tiến trình phát triển của một đoàn thể chính trị, theo quy luật gồm hai mặt: một mặt chiều thuận tích cực hướng về xây dựng tốt lành, một mặt chiều nghịch tiêu cực kéo đoàn thể đi xuống. Hiện trạng nầy hầu như đều xảy ra trong bất cứ một đảng chính trị nào trên đất Việt. Do đó, trong điều kiện kể trên, điều mà dư luận bên ngoài gọi là "phân hóa", thực sự chỉ thể hiện một cơn bịnh trong việc quản trị và điều hàng ĐaÛng. Cơn bịnh đó có thể được chữa lành một khi có điều kiện khách quan và chủ quan đồng hổ trợ cho nhau ngõ hầu tạo cơ hội trao đổi và dung hòa quan điểm trên căn bản bất di bất dịch của chủ thuyết DTST.


Luật Dân Tộc Sinh Tồn biến cải


Sau khi hiệp định Geneve chia đôi lãnh thổ, VNCH được thành lập, hình thành một thể chế chính trị của một quốc gia toàn vẹn chủ quyền và độc lập. Từ đó, các đoàn thể chính trị ở miền Nam có điều kiện tham gia việc nước và một bối cảnh chính trị mới xuất hiện. Và cũng từ đó một số đoàn thể chính trị mới thực sự công khai hoạt động. Đối với ĐV, mô hình thể chế chính trị Đức, Nhật là mô hình lý tưởng của con đường đấu tranh khép kín cố hữu của ĐVQDĐ cho thấy không còn thích hợp nữa trong tình hình chính trị quốc tế mới, vốn chủ trương dân chủ và "mở" để cùng nhau phát triển trước tiến trình toàn cầu hóa. Cố GS Nguyễn Ngọc Huy, một trong những sáng lập viên Tân ĐV từ căn bản Xứù bộ Nam kỳ đã góp công khai triển luận thuyết chủ nghĩa DTST dưới sự soi sáng của thuyết tiến hóa Darwin, đưa lên lý luận xu hướng biến cải vào năm 1964. Từ đó, thuyết dân tộc sinh tồn biến cải ra đời.


Điều nầy không có nghĩa là ĐV đã tách rời, mà đây chỉ là một giai đọan mở theo tầm nhìn mới, thích hợp với một số đảng viên, cũng như chưa đạt được tính thuyết phục đối với nhiều đảng viên khác. Tuy trong nội tình có khác biệt về tư tưởng và hành động cũng như qua cung cách ứng xử đối với bên ngoài, người đảng viên ĐV trong gia đình ĐV cùng kết hợp hành động khi có biến cố xảy ra cho miền Nam. Đây là một điểm son của những hệ phái ĐV, thoát thai từ một gia đình chung, gia đình ĐVQDĐ.


Trở lại chủ thuyết DTST biến cải, GS Huy đã nhận định qua luật tiến hóa của Darwin để thấy rằng sức mạnh của con người chưa phải là một yếu tố then chốt để đưa đến thắng lợi sau cùng. Cũng cần phải có nhiều yếu tố của môi trường chung quanh mới quyết định sự thắng lợi tòan vẹn. Do đó GS Huy đưa ra xu hướng biến cải tức khả năng thích nghi tùy theo hoàn cảnh, lúc tiến, lúc lùi để ứng phó với những thuận lợi cùng bất lợi. Để rồi, sau cùng, tranh thủ phần thắng lợi trước mọi tình huống dù là bất lợi cho đòan thể của mình. Khái niệm sinh tồn trong giai đoạn nầy được hiển theo nghĩa của sự tiến hóa va øtiến bộ của loài người.


Trên đây là một chuyển hướng lớn về luận thuyết của ĐV. Tên tuổi của GS Huy sẽ nằm trong danh sách những người khai sáng và tiếp nối truyền thống ĐV. GS Huy còn đưa ra một số điều kiện cho sự sinh tồn trong luận thuyết biến cải cùng 2 hình thức tranh đấu dựa theo hai nguyên tắc đối nội và đối ngoại. Đó là hai hình thức tranh đấu bên ngoài và tranh đấu với chính nôị tâm của mình. Từ suy nghĩ trên, công cuộc tranh đấu của GS Huy thể hiện hình thức tranh đấu dưới dạng ôn hòa hay bạo động tuỳ theo trường hợp và diễn biến của hòan cảnh chính trị của quốc gia trong thời điểm trên.


Từ việc soi sáng những khả năng tranh đấu GS Huy đã khai triển thêm thành ba bước khác nhau hay 3 luật để rồi căn cứ theo đó mà hành xử tuỳ theo tình huống đang xảy ra. Đó là luật sức mạnh, luật biến cải và luật hợp quần và giáo dục.

Về luật sức mạnh, đứng trước thế phân cực mới trên thế giới, quả thật sức mạnh ngày hôm nay không còn căn cứ theo khả năng quân sự nữa, mà khả năng kinh tế mới là thước đo quyền lực tòan cầu. Luật biến cải cũng được GS giải thích là khả năng thích nghi theo hòan cảnh và điều kiện trong tình tarng xã hội lúc bấy giờ. Trước tình thế mới ngày hôm nay, cần phải vận dụng trí óc để thẩm định tình hình ngõ hầu biến cải mọi hợp tác quốc gia phải dựa theo quan điểm đồng thuận, và thế đôi bên cùng có lợi (win-win situation) khỏi bị lệ thuộc vào bất cứ quốc gia nào mà vẫn giữ được tính chất độc lập dân tộc.

Luật thứ ba về hợp quần và giáo dục. Đây là một yếu tố nhập môn rất sơ đẳng đã được giảng dạy từ những ngày đầu tiên của trẻ con miền Nam trong chương trình giáo dục tiểu học qua những câu chuyện ngụ ngôn trong sách quốc văn giáo khoa thư. Nhưng để thực hiện và áp dụng luật trên không phải dễ. Nhìn lại chính chúng ta, hiện tại bao nhiêu hệ phái của ĐV thực sự đã làm suy yếu tiềm lực lớn lao của một Đảng có quá trình tranh đấu lâu dài và một thời đã được sự ngưỡng mộ và ủng hộ của đại khối dân tộc Việt Nam.


Tiến trình tòan cầu hóa và hội nhập


Kể từ ngày thành lập đảng ĐV cho đến ngày nay, thế giới đã hoàn toàn biến đổi, đi từ một thế giới với những quốc gia khép kín đến hình thái một thế giới mở như ngày hôm nay. tiến trình toàn cầu hóa hẳn nhiên là một tiến trình phải hướng tới vì sự phát triển chung của toàn cầu. Đây là một tiến trình tự nhiên trong phát triển để cùng đưa các quốc gia đến gần hơn và bổ túc cho nhau hơn trên tư thế đôi bên cùng lưỡng lợi. Từ đây, chúng ta cùng lượt duyệt qua hai quốc gia điển hình ở châu Á là Trung Quốc và Nhật Bản để từ đó chiêm nghiệm ra con đường VN có thể đi trong những ngày sắp đến. Cũng từ đó, chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm đem áp dụng vào điều kiện VN và việc ứng dụng chủ thuyết DTST trong hoàn cảnh hiện tại.

Từ nhiều ngàn năm trước, khi nhân loại đang còn triền miên trong giấc ngủ của thời kỳ bán khai, Trung quốc đã có một nền văn minh cực thịnh, phát minh ra nhiều kỹ thuật căn bản tuyệt vời cho phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ nhân sinh. Đó là thuốc súng, giấy, và địa bàn. Nhưng thay vì dùng thuốc súng cho những nghiên cứu ứng dụng vào lợi ích cho đời sống, người Trung Quốc đã làm ra pháo nổ, pháo thăng thiên để mua vui trong các cuộc hội hè đình đám. Đá nam châm, địa bàn... không được ứng dụng cho khoa học mà tập trung vào việc phát triển địa lý phong thủy để nhàn hạ trong thú ngao du sơn thủy. Giấy được dùng trong việc chế tạo tiền vàng bạc phục vụ cho việc tang chế, cúng tế thay vì sử dụng cho nhu cầu giáo dục. Giấc ngủ dài trên cùng với giấc mơ thiên tử đã làm cho Trung quốc thành một quốc gia đông dân nhất thế giới (1,3 tỷ năm 2003) và có lợi tức đầu người khoảng $ 1.000 năm 2005.


Bước vào thiên niên kỹ mới, người Trung Quốc dường như vẫn chưa hình dung và đánh giá đúng đắn nhu cầu dân chủ-toàn cầu hóa trong mọi lãnh vực là một tất yếu không thể cưỡng lại được. Họ vẫn dùng sức mạnh dựa trên dân số mà làm áp lực khắp nơi, phát triển kinh tế-khoa học kỹ thuật bừa bãi bất kể đến an sinh của chính người dân trong nước và các khuyến cáo của thế giới như việc xây dựng đập nước thiếu điều nghiên đúng đắn, phế thải kỹ nghệ độc hại được đưa thẳng vào thượng nguồn của các sông, ngay cả sông Mekong làm di hại đến hạ lưu trong đó có Việt Nam. Và việc làm sai trái đó vẫn còn đang tiếp diễn. Trong tiến trình bước vào thiên niên kỷ mới, Trung Quốc chỉ còn có một sức mạnh duy nhất, không thay đổi từ ngàn năm là tánh duy ngã độc tôn và niềm tự hào đông dân nhất thế giới!


Ngược lại, Nhật bản vẫn tồn tại và tiếp tục tăng trưởng nguồn phúc lợi cho người dân. Sức mạnh kinh tế của Nhật chỉ đứng sau Hoa kỳ, vượt xa các nước Tây phương. Và người Nhật cũng đã từng tự nhận là con của Thiên Hoàng- một chủng loại siêu nhân trên thế giới. Nhưng khi đứng trước nhu cầu toàn cầu hóa trong việc bảo vệ môi trường và phát triển, người Nhật hay ít ra lãnh đạo Nhật đã quên đi tinh thần yêu nước cực đoan và lần lần hội nhập vào cộng đồng thế giới để cùng giải quyết các vấn nạn chung cho toàn cầu. Lãnh đạo Nhật đã can đảm chính thức quyết định tiếng Anh phải là thứ tiếng giao dịch cho toàn thể dân chúng sau tiếng Nhật. Bộ Giáo dục Nhật vừa mới đây đã xác nhận dùng tiếng Anh nhằm chuyển biến đất nước mang tính "quy chuẩn văn hóa toàn cầu" cho thế kỷ thứ 21. Yêu cầu dùng tiếng Anh như là tiếng nói chính thức trong mọi giao dịch ở các công sở và nơi công cộng. Làm như thế, lãnh đạo Nhật đã chứng minh tầm nhìn xa và đặt quyền lợi tối thượng của quốc gia dân tộc hơn là tự ru ngũ trong niềm tự hào dân tộc cực đoan. Cũng cần nến biết, vào thời điểm 1970, lợi tức đầu người của miền Nam VN là $150/năm, trong lúc đó Nhật Bản có lợi tức $180/năm. Ngày nay, VN đạt được $ 500/năm, và Nhật Bản bỏ xa với trên $28.000/năm. Với mức phát triển sai biệt trên cho thấy rõ ràng rằng trong khoãng thời gian gần 40 năm, mức phát triển để sinh tồn của dân tộc Việt đã không đi đúng hướng. Do đó hiện tượng chậm tiến vẫn còn triền miên dự phần thường trực vào tâm khảm của mỗi người Việt chúng ta.


Trở về đất nước thân yêu của tất cả chúng ta, Việt Nam hiện tại là một dân tộc non trẻ, thông minh, chăm chỉ, hiếu học, cần cù , và có tinh thần cầu tiến. Trên 90% dân số đều biết đọc biết viết. Con số nầy quá cao so với các nước đang phát triển và có điều kiện xã hội tương tự như của chúng ta. Tuy nhiên theo phúc trình của Bộ ngoại giao Hoa kỳ tháng 2/2005, tổng sản lượng trung bình tính theo đầu người của VN là $450/năm, vẫn còn quá thấp ngay cả so sánh với một số quốc gia Phi châu, Lào, và Campuchia! Trên 55 triệu dân (65% dân số) sống trong vùng nông nghiệp và chỉ đạt được 22% tổng sản lượng toàn quốc. Cũng theo phúc trình trên, có 30% dân số sống dưới mức bần cùng. Nếu tính theo định nghĩa của Liên hiệp quốc về mức nghèo tuyệt đối (absolute poverty) tính theo đầu người là US$1/ngày, tỷ lệ trên sẽ còn cao hơn nhiều. (Hoa kỳ chỉ có 1,5 triệu nông dân để cung ứng nhu cầu lương thực cho 300 triệu người Mỹ và viện trợ lương thực đi khắp thế giới.)


Tai sao có sự nghịch lý kễ trên? Dĩ nhiên là phải có cái gì bất ổn cho đất nước. Thiết nghĩ, sự bất ổn cho đất nước cần phải được soi rọi kỹ lưỡng. Bất ổn đến từ đâu? Tại sao dân tộc Việt, với niềm tự hào về tiền nhân, hãnh diện vì có một nền văn hóa riêng rẽ và độc đáo... lại phải đi bước thụt lùi so với các quốc gia trên thế giới. Thậm chí đến những quốc gia trong vùng Đông Nam Á, VN đã từng đứng hàng đầu, giờ đây, với chỉ dấu chính để so sánh mức phát triển qua lợi tức đầu người, VN hãy còn hàng vài chục năm nữa mới có thể hy vọng đứng ngang hàng với Thái Lan hiện tại. Phải chăng dân tộc chúng ta không có sức sinh tồn mạnh đủ để đưa đất nước đi lên.


Hiện tại, trong nhiều lãnh vực kinh tế-kỹ thuật-khoa học-môi sinh, thế giới đang biến thành một quốc gia lớn, một trật tự mới đang hình thành. Trong bối cảnh đó, càng ngày càng thấy rõ ràng mọi người đều có trách nhiệm. Những gì xảy ra tại Tây Tạng, Vân Nam đều trực tiếp ảnh hưởng đến đồng bằng sông Cửu Long. Rốt ráo hơn nữa, mọi người Việt đều có trách nhiệm về tình trạng tụt hậu của Việt Nam. Và dĩ nhiên ĐV QDĐ cũng phải có trách nhiệm trước dân tộc. Trách nhiệm đó sẽ được thể hiện như thế nào? Đó là câu hỏi của tất cả đảng viên ĐV cùng động não để có câu trả lời. Việc ứng dụng chủ thuyết DTST ngay từ bây giờ sẽ là một đề tài để mỗi đảng viên cùng suy nghĩ. Và người viết với tư cách một đảng viên trình bày một số suy nghĩ để chia xẻ cùng toàn thể gia đình Đại Việt.


Chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn trước tiến trình tòan cầu hóa


Qua nhận định sơ lược về lịch sử của ba quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam, qua phân tích căn bản về thuyết DTST và DTST biến cải, và nhất là qua quá khứ gần đây và những kinh nghiệm "đầy dấu ấn" không đẹp của tòan thể ĐV, đứng trước tình thế mới ở Việt Nam, và những thay đổi liên tục trên thế giới về sự phân cực quyền lực, chúng ta, những đảng viên ĐV cần phải làm gi? Hành động trong hiện tại và tương lai của những hệ phái ĐV sẽ được dân tộc đánh giá trong những ngày sắp tới ra sao? Câu trả lời sẽ là kết quả của những việc làm của mỗi thành viên trong Đảng.


Nên nhớ, tinh thần của đảng cách mạng ngày hôm nay không còn là một tinh thần "kín" nữa, mà phải là một đảng "mở"û. Sự gìn giữ bí mật trong nội bộ, chỉ còn là những kế hoạch hành động trước khi thi hành để cho đối phương không phòng ngừa trước mà thôi. Đảng phải mở, để cho người dân thấy hướng đi tích cực và rõ ràng của đảng để có thể tạo ra được sự đồng thuận nhiều hơn.


Người Đảng viên ngày nay đứng trước tiến trình tòan cầu hóa phải là một nhân sự đầy năng động, có khả năng phục vụ quần chúng trong một xã hội mở, chứ không còn là một đảng viên bí mật, sống trong bóng tối và chỉ lộ diện ra ngoài xã hội trong những trường hợp bất khả kháng mà thôi.


Người Đảng viên ngày nay cần phải chuyển hóa bản năng vị kỹ thành ra một tinh thần hòa đồng cho cái chung của dân tộc, không còn tính vị kỹ trong ý nghĩa thấp nhất là phục vụ cho chính "cái ta" của mình.


Người Đảng viên trong suy nghĩ mới ngày nay cần phải chối bõ mọi rào cản ngăn cách đảng viên/đảng viên và đảng viên/quần chúng để có được một sự hổ tương sinh tồn, tạo ra thế đứng vững mạnh để làm đối trọng trong mọi giao tiếp với các quốc gia khác. Từ đó sẽ tiến tới tiến trình liên đới về cung và cầu ngõ hầu đạt được sự đồng thuận chung. Đó là thế đôi bên cùng lưỡng lợi.


Người Đảng viên ĐV ngày hôm nay, ngoài tinh thần đòan kết, củng cố xây dựng đảng, phát triển sự đồng thuận nôị bộ để lấy lạị uy tín đối với quốc nội và hải ngoại.


Làm được những điều trên đây, Đại Việt Dân Tộc Sinh Tồn mới hy vọng đẩy mạnh được tinh thần đấu tranh dành lại độc lập dân tộc cũng như thuyết phục được sự hậu thuẫn của quốc tế trong công cuộc đấu tranh chung này.


Thay lời kết


Thế giới ngày nay là một thế giới hòan tòan mở, mở để đối thoại, mở để đi đến sự đồng thuận trong thếù tương quan bổ túc lẫn nhau. Đảng ĐV trước sau thiết nghĩ cũng phải đi theo tiến trình nầy. Đảng phải công khai lộ diện trước quần chúng. Thời đại của một đảng cách mạng kín, sống và làm việc trong bóng tối, đảng viên phải ẩn danh hay chỉ dùng bí danh để giữ bí mật về đảng tịch… đã qua rồi. Đảng Đại Việt sẽ không còn là một đảng cán bộ mà phải là một đảng cán bộ và quần chúng, công khai tranh đấu trên chính trường, nghị trường. Như vậy mới mong được toàn dân tin tưởng và hỗ trợ. Đảng sẽ không còn giữ hình thức lãnh tụ trong mô hình hình tháp trong đó chủ tịch đảng có tòan quyền hành động và nắm quyền lực tuyệt đối.


Mà, quan niệm của Đảng ngày hôm nay phải là một tập thể lãnh đạo trong đó ban lãnh đạo cùng nhau trao đổi trong tinh thần đồng chí và tương kính để "quản lý" và "điều hành" đảng một khi đã có sự đồng thuận chung.


Thực hiện được những điều trên, chúng ta, người Đảng viên Đại Việt ngày hôm nay mới có khả năng phục hoạt lại thế mạnh của Đảng trong thời kỳ chống Pháp giành lại độc lập, rà soát lại những khuyết điểm trong thời gian nắm giữ quyền lực thời Đệ Nhị Cộng hòa, và trong tương lai, đẩy mạnh công cuộc tháo gỡ những bế tắc của dân tộc do sự cai trị sai lầm của những người cộng sản chuyên chính Việt Nam.


Về mặt hải ngoại, kể từ ngày hôm nay, đã chấm dứt thời điểm ra tuyên cáo, tuyên ngôn, nhận định tình hình v.v. ..rồi chờ đợi. Làm như thế chỉ đánh mất thêm thời gian và chúng ta đã làm như thế trên 30 năm nay rồi. Làm như thế chúng ta đã gián tiếp làm thui chột niềm tin của cộng đồng dân tộc ở hải ngoại cũng như ở trong nước.


Ngày hôm nay, người Đảng viên ĐV phải có đủ đỡm lược để phát huy tiếng nói của ĐV DTST. Phát huy không phải là nói suông là phải biết nói, biết viết. Nói lên, viết lên chính nghĩa của chúng ta. Nói và viết lên những sai trái của chế độ và việc làm hiện tại trong công cuộc quản lý đất nước Việt Nam, để tạo điều kiện cho công đồng dân tộc hiểu rõ hơn bộ mặt thật của chế độ. Thêm nữa, trong giai đọan nầy, người Đảng viên ĐV DTST phải biết hy sinh, hy sinh cho đại cuộc bằng việc đóng góp vật lực, tài lực, và đóng góp chính bản thân cho nhu cầu dành lại dân chủ, tự do cho người dân Việt Nam.


Để kết luận, Đảng viên ĐV trân trọng bốn ngàn năm văn hiến của tiền nhân, ngày hôm nay không vì niềm tự hào đó mà dừng chân lại để chiêm ngưởng quá khứ, một thời vàng son cũng như tự "an ũi" với quá trình hoạt động trong thời gian đã qua. Đảng viên ĐV DTST của Việt Nam phải lên đường, bắt đầu ngay từ bây giờ, cùng nhau điều chỉnh hướng đi để có thể ứng hợp với chiều hướng toàn cầu hóa trên thế giới.


Có như thế, hy vọng cơ hội phát triển quốc gia, và triển vọng tương lai cùng đời sống kinh tế và tâm linh của người dân Việt mới có thể được nâng cao lên.


Tiếng còi xuất quân đã điểm. Mời tất cả thành viên thuộc mọi hệ phái trong gia đình Đại Việt cùng nhau đoàn kết lại và tiến bước.


Trân trọng và mong lắm thay,


Mai Thanh Truyết

Hiệu đính 9/2006


//////////////////////////////////////////////////