Lập Trường Người Việt

Lập trường của người Việt Quốc gia trước vấn nạn tại biển Đông?

 

Thưa Quý vị,

Quý vị vừa nghe các thuyết trình viên trình bày về những vấn đề của biển Đông:

  • Cựu Hạm trưởng Hải quân VNCH Vũ Hữu San, người chiến sĩ tham dự trận đánh Hoàng Sa tháng 2, 1974 dưới thời Việt Nam Cộng Hòa trình bày về Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS);
  • Cụ Huỳnh Văn Lang, một công dân ngoại hạng dưới hai nền Đệ I và II VNCH qua cái nhìn chánh trị trong vấn đề biển đông;
  • Nhà bình luận kinh tế và chánh trị Nguyễn Xuân Nghĩa qua việc phân tích những mục tiêu của Trung Quốc tại biển Đông.

Và đề tài cuối cùng của buổi hội luận hôm nay, chúng tôi xin đặt câu hỏi và đóng góp ý kiến ban đầu cũng như mời gọi tất cả quý vị trong hội trường ngày hôm nay cùng chia sẻ và trao đổi. Câu hỏi đó là "Trung Cộng muốn gì tại biển Đông".

Thưa Quý vị,    

Trong những tháng vừa qua, tình trạng biển Đông ngày càng căng thẳng: Đệ VII hạm Đội Hoa Kỳ vào vùng nầy, Trung Cộng tiếp tục mang hàng trăm tàu chiến bố trí khắp nơi trong vùng, cuộc họp của Asean về biển Đông, Hoa Kỳ dự định thông qua Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông…Tất cả nói lên tính chất nghiêm trọng của vần đề.

Để trả lời câu hỏi "Trung Cộng muốn gì tại biển Đông", chúng tôi xin được lần lượt phân tích qua về tầm quan trọng của biển Đông trong vùng cùng vị trí và âm mưu của TC cũng như của "chư hầu" Việt Cộng Bắc Việt.

Tầm quan trọng của biển Đông:

1-    Về tiềm năng dầu khí: Theo ước tính toàn vùng biển Đông có trữ lượng ước tính từ 28 đến 213 tỷ thùng dầu căn cứ vào Viện Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ năm 2008 và 3,8 ngàn tỷ thước khối khí đốt (US Geological Survey năm 2010) có khả năng cung cấp cho toàn vùng trong vài thập niên.

2-    Về tiềm năng quân sự: Kiểm soát được vùng nầy có nghĩa là khống chế toàn vùng Đông Nam Á và kiểm soát được mọi di chuyển, trao đổi quân sự của các quốc gia trong vùng với đối tác bên ngoài, đặc biệt là vấn đề di chuyển vũ khí thiết bị quân sự và tình báo.

3-    Về khả năng kinh tế: Kiểm soát các hoạt động kinh tế đi-đến của từng quốc gia; từ đó có thể ước lượng được sức mạnh kinh tế của các nước trong vùng.

4-    Về chánh trị toàn cầu: Đây là tầm quan trọng nhứt. Nếu chiếm được biển Đông, ngoài các yếu tố trên, TC có thể "siết cổ" bất cứ quốc gia nào trong vùng, áp lực phải đi theo chiều hướng của Đại Hán trong chính sách đối ngoại với thế giới bên ngoài. Nhà cầm quyền nào không đi theo TC sẽ bị bóp nghẹt ngay từ trứng nước và quốc tế phải đứng trước sự đã rồi, không thể đáp ứng được hay gây áp lực với TC qua các thể chế của Liên Hiệp Quốc.

Những gì Trung Cộng muốn và những gì Trung Cộng đang làm

Nhìn qua tình hình xã hội bên trong lục địa TC, chúng ta nhận thấy tình trạng bất ổn trong xã hội như nạn thất nghiệp ngày càng cao do mức sản xuất và xuất cảng qua Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu châu giảm tạo ra sự khủng hoảng ở hầu hết các tỉnh, đặc biệt tại Quảng Châu. Nơi đây dân chúng bắt đầu biểu tình đòi tăng lương, nâng cao phúc lợi cũng như nhân quyền và các quyền tự do khác.

Thêm nữa, phong trào độc đòi độc lập ở Tây Tạng qua việc người dân và nhà sư tiếp tục tự thiêu và gây bạo động. Tân Cương cũng không yên ổn với các vụ đặt bom vừa qua…Pháp Luân Công tiếp tục rao giảng và ảnh hưởng lên nhiều tầng lớp trong toàn xã hội.

Vì vậy,

Việc phô trương sức mạnh trên biển Đông trong những ngày tháng gần đây cho thấy nhiều chỉ dấu TC muốn:

  • Thứ nhứt: Chuyển hướng áp lực của người dân Trung Hoa, các mối bất ổn trong  nội địa, và kích thích tinh thần quốc qia cực đoan Đại Hán trong vấn để biển Đông;
  • Thứ hai: Phong trào dành độc lập trong nước nổi lên và TC không muốn thế giới bên ngoài chú tâm vào, cho nên càng làm nổi thêm đình đám trong vần đề biển Đông;
  • Thứ ba: Phát triển kinh tế của TC trong mấy năm gần đây giảm sút mạnh không còn giữ ở mức độ 9-10% nữa (thống kê mới nhất chỉ có 7.6%); do đó, uy tín của nhà cầm quyền bị sụt giảm, người dân không còn tin tưởng chính sách của đảng nữa. Riêng Tam cá nguyệt thứ hai 2012, xuất cảng giảm sút 23% do Liên hiệp Âu châu và Hoa Kỳ tẩy chay hàng hóa tạo ra một lượng không nhỏ lao động thất nghiệp vì hàng tồn kho ứ đọng;
  • Thứ tư: Việc tuyên bố thay đổi quận Nam Sa gồm Hoàng Sa và Trường Sa thành tỉnh Nam Sa mới đây của TC là một chỉ dấu cho thấy TC muốn xác định chủ quyền (không thể chối cải) tại hai nơi nầy. Thêm nữa việc thiết lập một phi trường quân sự cho máy bay tiếp liệu hạng nặng có thể đáp xuống, cũng như việc thành lập bộ chỉ huy quân sự trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa ngày 28/6 vừa qua cho thấy âm mưu không chế biển Đông của TC càng rõ nét hơn;
  • Thứ năm: Gần đây nhứt, TC lại ngang nhiên công bố cho đấu thầu 9 địa diểm nằm trong hải phận Việt Nam và thành lập Tập đoàn Công ty dầu khí Hải Dương. Như vậy, vô hình chung TC muốn thách thức thế giới và Việt Nam về thẩm quyền của họ trên đường lưỡi bò, cũng như vô hiệu hóa luật biển của Việt Nam mới vừa công bố. Trong 9 lô đấu thầu nầy, đã có những lô mà Việt Nam đã cho Total, Mobil, Ấn Độ đấu thầu rồi, nhưng vì áp lực của TC mà những nhà thầu nầy đành phải rút lui. Chúng ta chờ xem phản ứng của Việt Nam và quốc tế như thế nào.
  • Thứ sáu: Đây chính là cốt lõi của vấn đề TC làm ồn ào ở biển Đông. Đó là việc che đậy tiến trình Hán hóa một cách tiệm tiến và vững chắc của TC vào suốt chiều dài của Việt Nam từ Bắc chí Nam bằng cách xây dựng xí nghiệp, nhà máy, mang thiết bị, nhân công xâm nhập, thuê mướn rừng đầu nguồn dài hạn, thuê mướn đất nông nghiệp, thu mua tất cả sản phẩm chăn nuôi hay nông nghiệp và nguyên liệu của VN bằng bất cứ giá nào. Từ đó khống chế nền kinh tế VN và xâm nhập nhân công, đưa tình báo vào khắp mọi miền đất nước, đặc biệt là vùng cao nguyên Trung phần Việt Nam qua việc khai thác bauxite. Suốt ba năm nay, mặc dù công bố sẽ ra mẻ bauxite đầu tiên tại Tân Rai vào tháng 4/2012, nhưng chúng ta chưa hề thấy một tinh thể Aluminum (nhôm) nào cả ngoài việc cấy hàng ngàn người Trung Hoa vào Tân Rai va Nhân Cơ. Đây là một âm mưu thâm độc cần phải cảnh báo đến bà con ở quốc nội và hải ngoại.

Như vậy còn về phía Việt Nam thì sao?

Những gì Cộng sản Bắc Việt chạy theo đuôi TC

Tình trạng kinh tế qua việc tài chánh và ngân hàng cùng sản xuất sụp đổ hoàn toàn. Hàng loạt ngân hàng đóng cửa. Sáu tháng đầu năm 2012 có trên 18.000 xí nghiệp trung phá sản và bị đóng cửa. Nợ công nợ tư chồng chất.

Đối với vấn đề tranh chấp biển Đông với TC, CS Bắc Việt chỉ chơi trò "đánh-đàm", trò "cút bắt" qua các kịch bản của TC mà thôi. Chúng ta đừng nghĩ rằng Việt Nam tuyên bố luật biển của Việt Nam ngày 24/6 vừa qua thể hiện tinh thần độc lập tự chủ, nhưng thật sự cũng nhằm vào sự đánh lạc hướng nỗi bất bình của người dân. Việc làm nầy chỉ nhằm vào việc giải tỏa áp lực thể hiện qua các vụ biểu tình chống TC, biểu tình chiếm đất của người dân.

Việt Nam vẫn để "tàu lạ" tiếp tục đâm chìm hay bắt các tàu đánh cá của ngư dân, thậm chí TC ngang nhiên chận bắt và săn đuổi tàu tuần tra của Việt Nam trong hải phận của mình nữa. Trong lúc đó, hai nước vẫn "thấm tình đồng chí" cùng hợp tác tuần tra chung trên biển Đông ở Vịnh Bắc Việt.

CS Bắc Việt tiếp tục lờ đi cho TC xây các bè cá ngay trong vùng biển quân sự ở Cam Ranh suốt 10 năm qua, mà nhà cầm quyền địa phương vẫn không biết. Một nhà máy sản xuất thép chiếm một diện tích trên 5 mẫu tây đã được xây dựng hoàn chỉnh từ hai năm qua ở Quảng Ninh, mãi cho đến đầu tháng 7 năm nay, mới được khám phá.

Cũng cần phải nói thêm là trong 6 tháng đầu năm 2012, tàu TC kể cả tàu đánh cá và tàu chiến đã xâm nhập gần bờ biển Việt Nam trên 500 lần, nhưng phía VN vẫn làm lơ! Ngày 3/7, 3 tàu Việt Nam đi tuần tra ở Trường Sa đã bị tàu hải giám TC rượt đuổi. Chính thông tấn xã TC công bố và cho lên mạng you tube hình ảnh cuộc rượt bắt, nhưng VN lại tuyên bố là không có chuyện đó. Thật là trơ trẽn.

Xét cho cùng, các cuộc tranh cãi giữa TC và Việt Nam trong vấn đề biển Đông chỉ là một màn kịch rẻ tiền do đàn anh dàn dựng và đàn em cs Bắc Việt theo đuôi để hầu xả bớt áp lực của người dân trong việc xâm chiếm một cách lộ liễu của TC.

Thế nầy là thế nào?

Phải chăng đây chỉ là một sự dàn xếp của hai đảng cộng sản Trung Hoa và Bắc Việt trong việc dâng trọn đất nước cho TC để đổi lấy "ngôi sao thứ sáu" trên lá cờ của  đàn anh nước lớn Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc?

Thưa Quý vị,

Trước tình thế hiện tại, chúng ta, người con Việt hải ngoại và quốc nội muốn gì và phải làm gì?

Xin đan cử vài suy nghĩ gợi ý để chúng ta cùng thảo luận:

  • Việt Nam cần liên lập (liên kết trong tinh thần độc lập) với các quốc gia trong vùng biển Đông để cùng nhau cộng sinh trước bá quyền nước lớn là Trung Cộng. Muốn được như vậy VN cần phải có dân chủ mới có thể xây dựng được sức mạnh kinh tế, xã hội, văn hóa, và chính trị ổn định;
  • Cần phải có được tiếng nói tổng hợp chung giữa các quốc gia trong vùng và cùng chủ trương một giải pháp quốc tế thay vì giải quyết song phương giữa từng nước với TC như hiện tại;
  • Đối với người Việt trong nước, cần phải vận động triệt để hầu phủ nhận những ký kết song phương giữa Hà Nội và Bắc Kinh từ 1958 đến nay; người Việt hải ngoại cần hỗ trợ đấu tranh bằng cách vận động sự đồng thuận và yểm trợ của thế giới tự do trong việc vô hiệu hóa các văn kiện giữa hai đảng cộng sản Trung Hoa và Bắc Việt;
  • Đối với việc tuyên bố cho đấu thầu khai thác dầu khí ở 9 lô trong vùng biển Việt Nam, cần vận động các công ty quốc tế không hợp tác với TC để khai thác tài nguyên và lãnh thổ Việt Nam, giải thích cho họ rõ hành động bất chánh của Trung Cộng trong vấn đề nầy. 
  • Chúng ta đã biết rất rõ nguyên nhân của sự xâm chiếm tiệm tiến và Hán hóa dân tộc là do chính đảng CS Bắc Việt. Do đó, đây mới chính là mục tiêu cần phải triệt tiêu. Người Việt hải ngoại, nếu muốn đóng góp vào tiến trình nầy, cần phải dứt khoát và tích cực trong việc cấm vận tài chánh cho Việt Nam bằng cách ngưng gửi tiền, ngưng du lịch và chấm dứt những việc từ thiện xã hội không cần thiết.
  • Cuộc vận động quốc tế qua các quốc gia Tây phương, Bắc Mỹ, cùng các hiệp hội quốc tế để họ có cái nhìn chính xác hơn về chính sách "cai trị phi nhân" của đảng CS Bắc Việt đi ngược lại với đà phát triển chung của nhân loại.
  • Với sự đấu tranh của người việt hải ngoại trên, từ đó, quốc nội mới có khả năng làm một cuộc cách mạng có thể xóa tan được cơ chế mục nát của đảng CS Bắc Việt và đưa đất nước vào trật tự mới của toàn cầu.  

Qua các phân tich vừa kể trên, xin Quý vị cùng chúng tôi động trí hầu mưu tìm cho một định hướng cho Việt Nam tương lai.

Thưa Quý vị,

Chúng ta có thể kết luận rõ ràng là Trung Cộng và Cộng sản Bắc Việt đang hát bài "hợp ca Biển Đông", trong đó ca sĩ chánh là TC và nhóm hát bè là CS Bắc Việt. Tiếng hát "bành trướng Đại Hán" càng to với hàng hàng lớp lớp tàu chiến tràn ngập biển Đông, kèm theo những tiếng bè nhỏ hơn nhưng người nghe vẫn cảm nhận được những câu bè "vô cảm" trước nỗi nhục của dân tộc, dâng đất, dâng biển cho ngoại bang để đổi lấy quyền lực và tài sản của Đất và Nước.

Về phía Hoa Kỳ, mặc dù sức mạnh quân sự đang được tăng cường tại biển Đông, nhưng chúng ta đừng nghĩ rằng người Mỹ sẽ trở lại Việt Nam. Từ gần hai năm nay, những nhân vật đầu não của Mỹ luôn tuyên bố vấn đề tự do lưu thông hàng hải ở vùng biển Đông là một vấn đề lợi ích quốc gia đối với Mỹ. Ngoài ra việc tranh chấp giữa TC và các quốc gia Asean, người Mỹ luôn đứng ngoài tránh việc đối đầu với TC trong việc tranh chấp chủ quyền ở biển Đông.

Chưa bao giờ hết, Việt tộc đang mang nỗi oan khiên nghiệt ngã nầy!

Vì vậy,

Buổi Hội luận về biển Đông hôm nay, một lần nữa, chúng tôi muốn gióng thêm lên tiếng chuông kêu gọi người Việt ở quốc nội cùng  hải ngoại ý thức rằng cộng sản Bắc Việt đã đem "tình đồng chí của đảng CS" áp dụng chuyên chính vô sản trong suốt 37 năm qua, chẳng lẽ chúng ta không kết được "nghĩa đồng bào" của 86 triệu bà con (không kể 4 triệu đảng viên CS) và 3 triệu ở hải ngoại để tẩy trừ những kẻ nội thù của quê hương.

Hội nghị Diên Hồng chính là trong thời điểm nầy của tổ quốc Việt Nam hôm nay.

Ngọn lửa Tunisia sẽ phải bùng cháy cùng hòa lẫn với máu đào của Tuổi Trẻ Việt Nam nơi quê cha đất tổ.

Cám ơn Quý vị đã lắng nghe.

Mai Thanh Truyết

Ngày Hoa Kỳ tuyên bố Độc lập 4/7/2012

Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam-Tranh Chấp Biển Đông

Hội thảo về Biển Đông tại Nam California

Đăng bởi pleikly lúc 2:29 Sáng 6/08/12

http://www.chuacuuthe.com/images/04199-180x120.jpg

VRNs (06.08.2012) – Sài Gòn – Hội thảo về Biển Đông, Việt Nam được tổ chức tạiTtrung tâm Công giáo VN tại Nam California từ 12:00 trưa đến 5:00 chiều ngày 04.08.2012 (giờ California) tức 2:00 sáng đến 7:00 sáng ngày 05.08.2012 (giờ Việt Nam), có 200 người tham dự.

Chủ toạ hội thảo có ông Vũ Hữu San (Hạm trưởng hải quân VNCH), kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa (VNCH), tiến sĩ Mai Thanh Tuyết (VNCH) và cụ Huỳnh Văn Lang

Không khí cửa buổi hội thảo khá căng thẳng vì mạng tính "tranh đấu" và thảo luận về vấn đề biển đông ViệtNam.

Trả lời VRNs qua điện thoại, ông Trần Văn Minh – thành viên  BTC hội thảo – cho biết: Có 200 người Việt tri thức yêu nước đến tham dự. Tất cả mọi người đều rất hưng phấn và thích thú trước bài chia sẽ của ông Vũ Hữu San.

Ông San cho biết: "Việt Nam còn thiếu sót rất nhiều trên vấn đề đường cơ sở của quốc gia". Bên cạnh đó, theo nhận định của ông Nguyễn Xuân Nghĩa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam có thể lên đến 300 hải lý. Nhưng thực tế chỉ có 200 Hải Lý. Đó là điều chúng ta đáng phải suy nghĩ.

http://www.chuacuuthe.com/images/03311.jpg

Bốn vị chủ toạ hội thảo Biển Đông

Ông Minh nói thêm: "Nhà nước Việt Nam không có ngu đâu, có 1 lý do khác nữa mà Việt Nam không dám lên tiếng với Trung Quốc mà người dân Việt Nam chưa có quyền được biết."

Cũng theo ông Minh, các cử toạ tham dư6 đến cùng, không ai bỏ về giữa chừng.

Phêrô H.N.M.T

 

Hội Thảo về Biển Đông


Chống Tàu Diệt Việt Cộng mở hội thảo về biển Ðông
Sunday, August 05, 2012 6:11:45 PM


Bookmark and Share

 

 

 

Nguyên Huy/Người Việt

 

SANTA ANA (NV) - Một cuộc hội thảo về một vấn đề mà hầu hết người Việt Nam rất quan ngại, đó là vấn đề tranh chấp biển Ðông trước sự bành trướng hung hãn của Trung Cộng hiện nay, vừa được Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng tổ chức tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, Santa Ana, hôm Thứ Bảy.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/152975-DP-BienDong-1_400.gif

Ông Huỳnh Văn Lang (phải) và kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, hai trong bốn diễn giả của hội thảo. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)

Bốn diễn giả Vũ Hữu San, Huỳnh Văn Lang, Nguyễn Xuân Nghĩa và Mai Thanh Truyết đã lần lượt thay nhau thuyết trình về bốn phạm vi của vấn đề trong cuộc hội thảo này.

Cả bốn phạm vi của vấn đề tranh chấp biển Ðông đều là những chủ đề vừa rộng lớn lại vừa sâu sắc nên các diễn giả nhiều khi chỉ lướt qua mà không thể đi sâu được vào chi tiết. Rất may là ban tổ chức đã cung cấp cho người tham dự tập tài liệu thuyết trình của họ để sau cuộc hội thảo quan trọng này, mọi người còn có dịp nhìn lại.

Trong phần mở đầu, ông Trần Văn Minh, thay mặt ban tổ chức, nói: "Hiện tại, chúng ta không còn thì giờ để đặt giả định, giả thuyết hay bàn cãi thực chất hành động này của Tàu cộng. Vấn đề của chúng ta không phải là câu hỏi liệu Tàu cộng có âm mưu xâm lược Việt Nam không? Mà là làm cách nào để đối phó với hình thức xâm lược tiệm tiến này."

Trong ý hướng đó, bốn diễn giả đã thay nhau vạch rõ từng chuyên đề liên quan đến tranh chấp biển Ðông. Cựu Hạm Trưởng Vũ Hữu San, với những bản đồ, biểu đồ vạch rõ từng chi tiết về sự mất biển, mất đảo của Việt Nam chiếu theo Luật Biển Quốc Tế. Ông cũng phân tích cái thế và lực của Hà Nội trong hiện trạng biển Ðông. Hà Nội đã vẽ một bản đồ nộp cho Liên Hiệp Quốc trong đó 3/4 biển Hoàng Sa nằm trong hải phận Trung Quốc; 4/5 biển Trường Sa không còn nằm trong hải phận Việt Nam, nghĩa là 1 triệu cây số vuông biển của Việt Nam không còn nguyên vẹn. Nhìn vào thực trạng Hà Nội, diễn giả nói: "Thực lực của Hà Nội yếu ớt, không tự chủ, muốn dựa dẫm vào nước ngoài, đang mò mẫm mà chưa làm được."

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/152975-DP-BienDong-2_400.gif

Quang cảnh buổi hội thảo Tranh Chấp Biển Ðông. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)

Diễn giả thứ hai là cụ Huỳnh Văn Lang, năm nay đã 90 tuổi, nhưng còn rất minh mẫn tráng kiện. Ông là giám đốc Viện Hối Ðoái thời Ðệ I Cộng Hòa. Cụ Lang kể về lịch sử Trung Hoa, và nhận định rằng: "Từ thời nhà Chu cách đây 4,000 năm qua thời Xuân Thu Chiến Quốc cách đây gần 3,000 năm, qua đời nhà Tần thống nhất Trung Hoa và nhà Hán nối nghiệp cách đây hơn 2,000 năm, dưới triều đại nào Trung Hoa cũng chưa bao giờ thật sự để ý đến biển nằm về hướng Ðông, chỉ tập trung tài nguyên và quân lực để bành trướng về hướng Tây và chống trả Hung nô từ hướng Bắc. Vì thế mà Trung Hoa không bao giờ có một lực lượng hải quân đáng kể, so với Nhật, Mã Lai và cả Việt Nam."

Vẫn theo diễn giả, chỉ vào thế kỷ 14, dưới thời Hốt Tất Liệt, với mộng đế quốc mới lo về hải quân để xâm chiếm Nhật, Ðài Loan và cả Việt Nam, nhưng đều thất bại.

Lần thứ hai, Trung Hoa dưới triều đại nhà Minh cũng đã tổ chức được một hạm đội hải quân khá vĩ đại để viễn du băng qua các biển Trung Hoa, biển Ðông, cập theo bờ Ấn Ðộ Dương vòng qua Nam Mỹ đến Mexico lên tận tới San Francisco. Nhưng chỉ sau ít lần, hạm đội này phải tan rã vì các vị vua kế nghiệp Minh Thái Tổ ăn chơi bỏ phế.

Nay Cộng Sản Trung Quốc cầm quyền sau thời gian bế quan tỏa cảng thời Mao, Ðặng Tiểu Bình vứt bỏ mọi giáo điều của Mao mà theo kinh tế thị trường đưa Trung Quốc thoát khỏi cảnh chậm tiến nhìn được ra nước ngoài và có được một lực lượng hải quân khá hùng mạnh để phục vụ cho những toan tính chiếm lãnh các vùng biển quanh Trung Quốc.

Diễn giả Huỳnh Văn Lang kết luận: "Ðường lưỡi bò đối với Trung Cộng trước sau lại là một vấn đề sống chết cho kinh tế Trung Cộng. Rất nguy hại cho Việt Nam là đã hơn nửa thế kỷ nay, dân tộc chúng ta đã bị 'đồng chí' cai trị và lãnh đạo, nên đồng bào Mít biểu tình chống Trung Cộng mà bị đồng chí Mít giải tán, đánh đập hay bắt bớ, bỏ tù là lẽ đương nhiên."

Và cụ khẳng định: "Chúng tôi chủ trương Chống Tàu Diệt Việt Cộng là vì thế."

Diễn giả thứ ba là kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa. Phân tích và diễn giải vấn đề tranh chấp biển Ðông, ông Nghĩa không chỉ đi trong phạm vi chiến lược chính trị mà mở rộng vào lãnh vực chiến lược kinh tế của một đất nước đối mặt với vùng biển của Nga, Nhật và Nam Hàn, đều là những nước có tiềm lực cả về kinh tế lẫn quân sự, thì biển Ðông, vùng biển phía Nam của Trung Quốc chỉ phải đối mặt với các nước nhược tiểu như Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia. Mà phần biển này lại có một trữ lượng dầu và khí đốt khổng lồ, chưa kể còn là nguồn thủy sản phong phú cho ngư dân trong vùng. Phân tích như vậy rồi diễn giả đề cập đến mục tiêu của Trung Quốc trong việc tranh chấp này. Nhưng để tiến hành một Trung Quốc cường quốc trên biển thì Trung Quốc vẫn không dám mở chiến tranh mà chỉ tiệm tiến bành trướng vì chính ngay trong nội địa, sự bất ổn định giữa các vùng phát triển kinh tế đang là mối lo ngại cho sự an ninh của chế độ.

Bài thuyết trình của kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa đề cập đến nhiều khía cạnh kinh tế của vấn đề tranh chấp biển Ðông. Những khía cạnh kinh tế ấy lại cũng chính là những yếu tố của chính trị và quân sự.

Sau cùng, Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết, một trong những người chủ trương Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng, lên trình bày về đề tài "Lập trường của người Việt quốc gia trước vấn nạn biển Ðông".

Sau khi phân tích về tình hình biển Ðông hiện nay với những gì Trung Quốc muốn và đang làm, những gì Cộng Sản Hà Nội đang chạy theo đuôi Trung Quốc, Tiến Sĩ Truyết đề cập đến việc người Việt trong và ngoài nước chúng ta phải làm gì. Diễn giả nêu ra sáu điểm người Việt quốc gia phải thực hiện. Ðó là cần phải lập được thế liên lập với các quốc gia trong vùng biển Ðông để có tiếng nói chung. Trong và ngoài nước tăng cường đấu tranh để tranh thủ sự đồng thuận của thế giới vô hiệu hóa tất cả những gì mà hai chính quyền, hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc ký kết, thỏa thuận với nhau. Kêu gọi các công ty quốc tế không hợp tác với Trung Quốc trong việc khai thác ở biển Ðông và hỗ trợ cho cuộc tranh đấu của dân tộc Việt Nam.

Cuối phần thuyết trình, Tiến Sĩ Truyết kết luận: "Buổi hội luận về biển Ðông hôm nay, một lần nữa chúng tôi muốn gióng thêm lên tiếng chuông kêu gọi người Việt ở quốc nội cùng hải ngoại ý thức rằng Cộng Sản Bắc Việt đã đem 'tình đồng chí của đảng Cộng Sản' áp dụng chuyên chính vô sản trong suốt 37 năm qua, chẳng lẽ chúng ta không kết được 'nghĩa đồng bào' của 86 triệu bà con (không kể 3 triệu đảng viên) và 3 triệu hải ngoại để tẩy trừ những kẻ nội thù của quê hương."

Buổi hội luận đã kết thúc vào lúc 5 giờ chiều. Hầu hết khách tham dự gần 200 người đều theo dõi cho đến phút chót.

––

 

Tranh Chấp Biển Đông

Hội thảo về tranh chấp Biển Đông tại nam California

Gia Minh, biên tập viên RFA

2012-08-06

Một cuộc hội thảo về vấn đề tranh chấp Biển Đông vừa diễn ra tại nam California hồi ngày 4 tháng 8 vừa qua.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/woksh-eas-sea-in-ca-08062012055811.html/ong-tran-van-minh-phat-bieu-tai-cuoc-hoi-thao-ve-van-de-tranh-chap-bien-dong-dien-ra-tai-nam-california-hoi-ngay-4-thang-8-2012

RFA

Ông Trần Văn Minh phát biểu tại cuộc hội thảo về vấn đề tranh chấp Biển Đông diễn ra tại nam California hồi ngày 4 tháng 8, 2012

Sau khi hội thảo kết thúc, Gia Minh hỏi chuyện một thành viên trong Ban Tổ chức về một số nội dung của cuộc hội thảo. Đó là ông Trần Văn Minh và trước hết ông cho biết điểm đáng chú ý của hội thảo:

Ông Trần Văn Minh: Trước hết tôi minh định rõ đây là cuộc hội thảo trong cộng đồng nam Cali. Mục đích của cuộc hội thảo là để nêu vấn đề Biển Đông cho quần chúng, chứ không phải là cuộc hội thảo của các học giả để tìm ra cách để giải quyết vấn đề hay đi sâu vào chuyện chuyên môn. Tuy vậy, cũng có một số vấn đề chuyên môn thuộc cỡ trung bình thôi.

Những người tham dự, đa số ai cũng nóng lòng, họ đòi hỏi phải đi đến một giải pháp nào. Nhưng mục đích của các diễn giả là trình bày vấn đề, và tiến trình tiến chiến Việt Nam của Trung Cộng đi đến đâu rồi.

Việt Nam có nhiều bất lợi hơn thuận lợi

Gia Minh: Các diễn giả đưa ra những thuận lợi, bất lợi nào từ phía Việt Nam hay không, thưa ông?

Ông Trần Văn Minh: Phía Việt Nam có nhiều bất lợi. Hạm trưởng Vũ Hữu San nói về hồ sơ mà Việt Nam nộp cho Liên hiệp quốc năm 2009 về chủ quyền lãnh hải, Việt Nam hòan tòan không nhắc tới quần đảo Hòang Sa và Trường Sa mà chỉ qui định 200 hải lý của Việt Nam thôi. Vấn đề 200 hải lý cũng bất lợi, vì vùng thềm lục địa của Việt Nam có những chỗ có thể kéo dài đến 350 hải lý.

Bản đồ cho thấy vùng biển Trung Quốc muốn làm chủ (theo vạch màu đỏ)

Bản đồ cho thấy vùng biển Trung Quốc muốn làm chủ (theo vạch màu đỏ) RFA/UNCLOS

Còn vấn đề Luật Biển mà Quốc hội Việt Nam đưa ra. Thứ nhất là đường cơ sở không được chuẩn theo luật pháp quốc tế, luật của Liên hiệp quốc. Thứ nữa họ 'thòng' thêm câu về thỏa hiệp giữa hai nước có thể thay đổi, có thể thỏa hiệp lại.

...hồ sơ mà Việt Nam nộp cho Liên hiệp quốc năm 2009 về chủ quyền lãnh hải, Việt Nam hòan tòan không nhắc tới quần đảo Hòang Sa và Trường Sa mà chỉ qui định 200 hải lý của Việt Nam thôi. Vấn đề 200 hải lý cũng bất lợi, vì vùng thềm lục địa của Việt Nam có những chỗ có thể kéo dài đến 350 hải lý.

Ông Trần Văn Minh

Đó là những điều có vẻ mâu thuẫn và không xác định chủ quyền của Việt Nam một cách thích đáng.

Ông Vũ Hữu San nhấn mạnh, bắt buộc phải sửa lại những sai trái trong Luật Biển; nếu không thì không thể đem Luật đó ra với quốc tế và để tranh cãi với phía Trung Quốc về lãnh hải của Việt Nam.

Gia Minh: Còn về phía Trung Quốc?

Ông Trần Văn Minh: Các diễn giả đưa ra tính gây hấn của Trung Quốc. Trên việc đó thì họ hòan tòan có lợi thế so với Việt Nam. Đó là nói với Việt Nam chứ không nói so với thế giới. Họ xâm lấn Việt Nam mà Việt Nam không có hành động cụ thể nào để có thể cản ngăn bước xâm lấn của họ.

Gia Minh: Trước những trình bày như vậy thì những người tham gia hội thảo có ý kiến chung nhất là gì? Đề xuất gì?

Ông Trần Văn Minh: Những người thuộc cộng đồng hải ngọai họ nóng lòng với quê hương, họ cũng muốn đưa ra xác định đâu là thủ phạm cho việc 'mất nước' của mình.  Đa số các diễn giả đều nói mình đang trong tiến trình mất nước, các diễn giả chỉ ra là Đảng Cộng sản Việt Nam đang làm những hành động mà đều dẫn đến hành động 'bán nước'. Những người tham dự nóng lòng nói là các diễn giả phải đưa ra biện pháp gì đó. Nhưng đa số các diễn giả nói họ là một trong những người đưa ra vấn đề, còn những vấn đề như giải thể chế độ cộng sản, chuyển đổi tự do dân chủ cho Việt Nam thì chuyện đó thuộc về tòan dân chứ không phải của mấy ông đó.

Luật Biển mà Quốc hội Việt Nam đưa ra. Thứ nhất là đường cơ sở không được chuẩn theo luật pháp quốc tế, luật của LHQ. Thứ nữa họ 'thòng' thêm câu về thỏa hiệp giữa hai nước có thể thay đổi, có thể thỏa hiệp lại

Ông Trần Văn Minh

Vùng chủ quyền và lãnh hải

Vùng chủ quyền và lãnh hải. RFA file photo

Gia Minh: Những người tham dự có nói đến vai trò của những người Việt hiện ở nước ngòai thế nào không?

Ông Trần Văn Minh: Đa số mọi người đều có lòng, họ có kêu gọi tất cả mọi người, mỗi người đều góp một tay trong công cuộc chống lại Trung Cộng; đặc biệt phải tính chuyện phải làm sao ngừng chuyện chế độ cộng sản tiếp tay với Trung Cộng để xâm lấn Việt Nam. Nhưng trước mắt ở  hải ngọai nên làm những chuyện nhỏ nhỏ như tẩy chay không mua đồ Trung Cộng, không đi du lịch Trung Quốc.

Mục đích chúng tôi tổ chức hội thảo để đáp ứng tấm lòng của bà con. Do thấy tình hình rất nguy cấp cho sự an nguy của đất nước, nhân cuộc phỏng vấn này chúng tôi cũng kêu gọi mọi người nên góp tay, góp sức của mình bằng cách gì đó. Trước hết phải quan tâm đến vấn đề, và vì vấn đề Biển Đông là vấn đề liên quan đến vấn đề luật lệ, chính trị, ngọai giao, tình hình thế giới  nên cần phải học hỏi. Nếu mình chịu khó học hỏi, rồi giải thích cho những người chung quanh. Nếu mọi người hiểu hết, thì theo tôi chính quyền Việt Nam phải chịu thay đổi theo hướng đó.

Gia Minh: Cám ơn ông Trần Văn Minh.

Xin thông tin thêm, hội thảo chính trị về vấn đề tranh chấp Biển Đông hôm ngày 4 tháng tám đuợc tổ chức tại Trung Tâm Công giáo ở thành phố Santa Ana, bang California. Có hơn 150 người Việt hiện sinh sống tại nam California tham dự. Bốn diễn giả chính của hội thảo gồm có ông Vũ Hữu San, cựu hạm trưởng Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, ông Hùynh Văn Lang, nguyên giám đốc Viện Hối đóai Quốc gia thời tổng thống Ngô Đình Diệm, nguyên giáo sư kinh tế Đại học Sư phạm Sài Gòn, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, và tiến sĩ Mai Thanh Truyết.

 

//////////////////////////////////////////////////