Lễ Tạ Ơn

Tôi Nói Với Tôi

Tôi chọn hoa sen cho những suy nghĩ trong ngày Lễ Tạ Ơn vì hoa sen không bị ô nhiễm bởi môi trường xấu, do đó, cho dù có can qua bao nhiêu phong ba bão táp hiện tại, hoa sen Việt Nam sẽ có ngày vượt thoát và nở rộ trên quê hương.

Hôm nay đúng ngày Lễ Tạ Ơn, tôi quyết định ngừng tất cả mọi sinh hoạt trong 11 tháng qua để tự chiêm nghiệm lại chính mình. Trước hết, xin cám ơn Trời Đất, Tổ Tiên đã cho tôi còn sáng suốt, năng động, còn trí tuệ để chuyển tải những thông tin cần thiết qua bài viết, paltalk, internet, phỏng vấn trên truyền thanh, truyền hình khắp nơi đến bà con bên nhà…

Xin Tạ Ơn tất cả.

Ngay từ giờ phút đầu tiên của Ngày Tạ Ơn, tôi đã nghĩ gì?

Xin thưa, tôi đã nghĩ đến bông sen.

Tại sao tôi dùng chữ "bông" mà không dùng chữ "hoa". Vì một lẽ rất dễ hiểu, tiếng "bông" là tiếng nói má tôi dạy lúc đầu đời, và tôi cũng biết tiếng "hoa" dùng trong văn chương có vẻ "văn hoa" hơn(?).

Bây giờ tôi nói về Hoa Sen.

Lịch sử hoa sen

Năm 1952, tại một địa điểm gần thủ đô Tokyo (Nhựt Bổn), TS Ooga, nhà sinh vật học, đã thành công làm nẩy mầm và nở hoa một trong 3 hột sen 2000 năm tuổi đã được khám phá ra một năm trước đó. Và cái tên Ooga Hasu tức Ooga Lotus được dùng từ đó đến nay ở Nhựt.

Tại Trung Hoa, hột sen cũng đã được khám phá dưới đáy một hồ khô cạn ở vùng đông bắc nước nầy và có 1300 năm tuổi.

Theo dòng lịch sử, sen đã được nói đến qua huyền thoại thời Ai Cập và dự phần không nhỏ trong Ai cập giáo.

Chúng ta hãy nhìn hoa sen lúc đang rực nở với 15 cánh hoa trắng hay hường lợt và một túi hột ở trung tâm. Đây là biểu tượng của mặt trời, sự sáng tạo (creation) và sự tái sinh (rebirth). Biểu tượng trên rất giản dị vì vào ban đêm các cánh hoa khép lại và chìm xuống dưới mặt nước để rồi ngày hôm sau lại vương lên và mờ ra như mặt trời mọc. Theo huyền thoại sáng tạo Ai Cập, từ thuở tạo thiên lập địa, có một hoa sen thật lớn vươn ra ngoài một vùng nước mênh mông. Và từ đó, mặt trời ló dạng….Đó là ngày đầu tiên của trái đất theo huyền thoại Ai Cập. Câu chuyện quá dài từ Heliopolis tới Nun rồi tới Atum (con người đầu tiên sinh ra từ một cánh hoa sen…)

Họ nhà sen

Hoa sen có 5 chủng loại trong đó 3 thuộc họ Nymphacea, và 2 thuộc Nelumbonacea.  Nymphacea trắng được xem như là thủy tổ của loài sen đối với truyền thuyết Ai Cập. Tất cả đều nằm trong họ thủy sen (water-lily). Trong truyền thuyết còn có sen Nymphacea xanh (caerulea) ở Ai Cập tìm thấy trong các bức tranh cổ của xứ nầy.

Hiện tại, sen chúng ta thường thấy chính là họ Nelumbonacea nucifeta (thường gọi là sen Nhựt Bổn) có lá nổi trên mặt nước và hoa chỉ cao hơn mặt nước vài phân. Từ rễ sen đến hoa có thể dài từ 150 đến 200 phân và se có thể tỏa rộng đến 3 thước đường kính. Sen Việt Nam thuộc họ Nymphacea, lá mọc cao hơn mặt nước và hoa cũng cao trên 20 phân.

Một điểm kỳ thú của hoa sen là khả năng điều tiết nhiệt độ. TS S. Seymour thuộc Đại học Adelaide, Úc chứng minh rằng hoa sen luôn giữ nhiệt độ từ 30-350C mặc dù nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 100C vì sen có đặc tính tạo nhiệt (heat-producing) có trong một vài loại cây đặc biệt mà thôi.

Khía cạnh văn hóa của sen

Từ ngàn xưa, văn hóa Á đông xem hoa sen là một tượng trưng của sự trong sạch (purity), tinh khiết (virtues) và buông xả (non-attachment).

Phật Bà Ấn Độ Lakshmi  đứng trên hoa sen và Phật "Ông" Vishnu tọa trên đài sen hồng một tay cầm búp sen và một tay cầm cánh hoa. Cánh hoa tượng trưng cho sự lan tỏa  của tâm hồn (expansion of the soul), còn búp sen tượng trưng cho một kết ước trí tuệ (spiritual promise).

Kinh Bhagavad Gita 5.10 của Ấn Độ có nói rằng:" Người nào trong khi thi hành nhiệm vụ mà không vương vấn (non-attachment), thì kết quả dù tốt hay xấu cũng được Đấng tối cao ghi nhận, không xem là một tội lỗi giống như hoa sen đã được miễn nhiễm trong nước dơ vậy".

Đối với Phật giáo, hoa sen tượng trưng cho sự trong sạch (purity) của cơ thể, lời nói và tâm hồn trong khi "bơi lội" trong bùn đen của sự vướng bận (attachment) và ham muốn (desire). Theo truyền thuyết, sau mỗi bướ chân của Phật Buddha là một đóa sen rở rộ!

Chữ sen (lotus) trong ngôn ngữ Sanskrit là padma, tượng trưng cho sự đẹp đẻ (beauty), hài hòa (elegance), tuyệt kỷ (perfection), tinh khiết (purity), và quý phái (grace).

Công dụng của sen

Trong tất cả bộ phận của sen đều được con người sử dụng từ rễ (rhizomes-củ) đến than là và hoa sen cùng hột sen.

Lá sen được dung để gói các loại bánh cúng đạc biệt theo truyền thống của một số các dân tộc Á châu như Trung Hoa, Nhựt bổn, Đại Hàn và Việt Nam. Người Đại Hàn dùng cánh hoa sấy khô (Yeonkkotcha) và lá sen khô (Yeonipcha) thay thế trà để đãi khách. Trong lúc đó, người Việt mình dùng cánh hoa tươi hoặc để trang trí, hoặc để làm salad. Củ sen khô cắt mỏng dùng để nấu chè và được xem là một loại dược thảo trong các bài thuốc.

Cánh hoa, lá sen non, cộng sen, củ sen có thể được ăn sống như rau ghém nhưng cần phải thận trọng và rửa cho thật kỹ vì ký sinh trùng Fasciolopsis buski thường hay ẩn náo trong đó.

Khi phân tích, củ sen cấu tạo và cho ra nhiều sợi (fiber), sinh tố C, nguyên tố potassium, thiamin, riboflavin, B6, phosphor, đồng (copper), và mangan, cũng như rất ít chất béo (fat).

Nhụy sen đặc biệt được phơi khô và là một loại trà được thảo ở Việt Nam và Trung hoa (lianhua cha).

 

Đôi lời chia sẻ

Đồng Tháp Mười!

Đồng Tháp Mười!

Bảy trăm ngàn mẫu đất

Sớt chia bốn tỉnh miền Nam

Khắng khít biên thùy chùa Tháp

Nằm bên cánh trái Cửu Long Giang

Hình ảnh mô tả của một bài thơ thời thơ ấu vào những năm 40 của thế kỷ trước nói lên tính bao la của Đất Mẹ, của Đồng Tháp Mười, nơi dung chứa hàng ngàn, hàng vạn hoa sen một thời. Không biết bây giờ, sau cuộc biển dâu, sau nỗi can qua của đất nước, Đồng Tháp Mười có còn những đầm sen bạt ngàn như ngày xưa, hay chỉ là những ao nuôi cá basa, nuôi tôm sú với biết bao hóa chất độc hại như chloramphenicol, nitrifurans, malachite green v.v… đã làm cho hoa hoa sen của tôi biến mất?

Nhưng tôi vẫn có một niềm tin bất diệt cho hoa sen là, hoa không bị tiêu diệt mà hoa chỉ ẩn tàng đâu đó để rồi một ngày đẹp nắng trong tương lai, sẽ nở rộ tràn Đồng Tháp Mười, tỏa ngát hương thơm khắp miền Nam yêu thương của tôi.

Tôi chọn hoa sen cho những suy nghĩ trong ngày Lễ Tạ Ơn vì hoa sen không bị ô nhiễm bởi môi trường xấu, do đó, cho dù có can qua bao nhiêu oan nghiệt của chế độ hiện tại, hoa sen Việt Nam sẽ có ngày vượt thoát vả nở rộ trên quê hương.

HOA SEN, một đóa hoa mọc hoang dại trên một vùng đất sình lầy, đầy rẩy những cây cỏ, súc vật thúi rữa, muc nát sau mỗi lần lụt lội của quê hương tôi, Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nhưng hoa sen vẫn tươi sắc trắng, vẫn tỏa hương thơm, vẫn vương mình ngất ngưỡng dưới bầu trời nắng chói chang rực rỡ.

Hoa Sen hôm nay được xưng tụng trong tôi, được có một chổ đứng trọn vẹn nơi tôi và cũng là một biểu tượng tôi muốn hướng đến trong bước đường dong ruổi đó đây.

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng

Nhụy vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Tôi thành tâm ước vọng mình được làm bông sen dù trong giây phút để giũ sạch tất cả những vương bận của cuộc sống hàng ngày.

Làm bông sen để buông xả tất cả tục lụy trần gian.

Và cũng làm bông sen để có được một tâm hồn thanh thoát hướng về cái Thiện, cái Đạo đúng nghĩa.

Cám ơn Ngày Lễ Tạ Ơn để tôi có một vài giây phút nhìn lại mình.

Mai Thanh Truyết

Kính tặng GS Nguyễn Văn Trường

Ngày Tạ Ơn 25/11/2010 

 

Kem Dưỡng Da

Sản Phẩm Kem N'ViVe

 

Tình cờ qua một thân hữu, tôi được biết đến kem N'Vive khi tham dự một buổi Ra Mắt sách tại Nhựt báo Người Việt. Bạn tôi chỉ cho tôi một cơ ngơi khá sang trọng màu xanh lá cây nằm bên phải khi đi gần đến cuối đường Moran. Đó là Công ty N'Vive, chuyên bào chế và bán một số dầu và kem có tính dưỡng da và trị liệu một số chứng bịnh ngoài da.

Tìm hiểu thêm, tôi được biết chủ nhân là một Chemical Engineer, tốt nghiệp tại Hoa Kỳ và hiện đang làm việc cho một công ty về Cosmatology từ hơn 19 năm qua. Sau khi được giới thiệu qua một người bạn có liên hệ bà con với vợ chồng của chủ nhân, tôi được biếu vài mẩu kem và dầu.

Nói đến các sản phẩm gọi là "dưỡng da"  của các loại kem do người Việt chế tạo, một thành kiến không mấy thiện cảm khơi dậy ngay trong đầu người Việt sống ở hải ngoại là: "Lại thêm một loại kem sơn đông mãi võ dỡm nữa rồi!". Tuy nhiên trong trao đổi, Nguyệt, chủ nhân của thương hiệu N'ViVe cho tôi biết một số đặc tính của kem nầy và yêu cầu tôi mang về giới thiệu cho bạn bè thử nghiệm.

Qua phân tích về những yếu tố lâm sàng của một bịnh nhân, chính là chồng của mình, bị da bị khô và tạo ra vảy nến (psoriasis) từ thời còn thanh niên, đã được trị liệu bằng nhiều phương cách như dùng steroid và cortisol nhưng bị nhiều phản ứng thuốc mà vẫn không khỏi.

Đây chính là động lực chính khiến Nguyệt quyết tâm nghiên cứu một hỗn hợp các tinh dầu thiên nhiên ly trích đặc biệt qua kinh nghiệm làm việc trong phòng thí nghiệm 18 năm qua. Bảng cấu tạo của N'Vive trên mỗi ống kem đều có ghi thành phần bào chế gồm dầu eucalyptus (dầu khuynh diệp), các terpenoids và một số hỗn hợp dầu khác. Và đặc điểm của loại kem nầy là giữ cho da không bị khô vì thời tiết và độ ẩm của da luôn luôn được bão hòa và một số tính chất sát trùng nhẹ của kem có thể làm cho da không bị nhiễm trùng hay bị ngứa ngáy khó chịu.

Nguyệt cũng cho biết thêm là Bảng MSDS (Material Safety Data Sheet), nghĩa là Bảng ghi những thành phần hóa học, tính chất, đặc tính, hay những yêu cầu cần thiết cho sự an toàn trong khi xử dụng kem nầy đang được soạn thảo cho phù hợp với các kiều kiện cần có đáp ứng theo yêu cầu của FDA, Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm.

Nghe những điều trình bày có tình thuyết phục trên, tôi vẫn  chưa hoàn toàn thỏa mản và còn rất nhiều câu hỏi trong đầu tôi không tiện nói ra vì dẫu sao cũng chỉ là sơ giao trong buổi ban đầu mà thôi.

Khi về nhà, tôi thử nghiệm cho chính mình bằng cách xoa một ít kem lên da tay. Cảm nhận đầu tiên là một mùi thơm thoang thoảng bốc lên nhè nhẹ, rồi bên dưới da có cảm giác âm ấm không có mùi nồng nặc và nóng da như các loại dầu gió xanh, trắng khác bán ngoài thị trường. Cảm giác dễ chịu kéo dài hàng giờ…

Thông thường các loại kem thoa mặt để dưỡng da hay làm "chất nền" trước khi các phụ nữ chuẩn bị làm đẹp đều chứa một số kim loại nặng như kẽm (Zinc), Titan …và các bột thật mịn nầy có trong kem sẽ là cho các lổ chân lông của da bị bít lại…từ đó làm cho da có thể bị khô cằn và chết đi cũng như dễ bị nhiễm trùng do các vi khuẩn luôn luôn hiện diện trong không khí chung quanh ta… (Xin Quý phụ nữ cẩn thận khi xử dụng các loại kem nầy vì chắc chắn rằng nhà sản xuất các loại kem kể trên sẽ không bao giờ ghi thành phần hóa học của kem trên bao bì cả).

Một câu hỏi vẫn còn mãi trong tôi qua những ngày sau đó; kem N'Vive có thể là một loại sát trùng nhẹ, nhưng có thể nào trị được chứng nấm làm khô da như chứng psoriasis được?

Từ suy nghĩ đó, tôi quyết định đề nghị gữi mẫu đi phân tích thành phần hóa học của các hợp chất hữu cơ, độ dầu, và các kim loại trong kem…Với sự đồng ý của công ty N'Vive và chịu trả tất cả chi phí cho Phòng thí nghiệm phân tích, chúng tôi gữi mẫu đi.

Máy phân tích gồm GC/MS (Gas Chromatograph/Mass Spectrometer). Sự phối hợp của hay máy phân tích nầy nhằm mục đích khám phá các hợp chất hữu cơ với độ chính xác là một phần tỷ tức 10-9 đơn vị hay ug/L.

Trên 200 hóa chất hữu cơ được phân tích và kết quả cho thấy thành phần hợp chất ghi trong túp kem hiện diện trên sắc ký đồ (chromatogram). 35 kim loại cũng được phân tích, Titan và Kẽm có liều lượng không đáng kể dưới 10 ug/L.

Ngoài ra sau khi phân tích độ dầu trong kem, kết quả cho thấy rất thấp (6mg/L). Kết quả nầy ứng hợp với cảm giác không bị khó chịu vì chất nhờn hay ướt da khi dùng.

Tuy nhiên sự hiện diện của một vi lượng thật nhỏ Arsenic trong kem gây cho chúng tôi một vài suy nghĩ thú vị. Qua phần trình bày của người phát minh, kem chỉ dùng các dầu thực vật thiên nhiên và qua quá trình chưng sôi (boiling), làm sao có thể có sự hiện diện của arsenic được? Tìm hiểu cặn kẽ hơn ra là mọi sự điều chế đều thực hiện ở Atlanta, và xử dụng nguồn nước sinh hoạt ở đây. Nước cung cấp cho thành phố chiếm 20% lấy từ nguồn nước sông Boise, và sông nầy có chứa arsenic, phó phẩm từ việc trích ly, khai thác mỏ vàng từ…Idaho đã tồn đọng từ nhiều năm qua.

Arsenic là một kim loại độc hại khi xâm nhập vào thực quản qua việc ăn uống hay qua hít thở không khí chứa bụi arsenic (xin đón xem sách Những Vần Đề Môi Trường Việt Nam sẽ xuất bản vào tháng 12/2010). Tuy nhiên, Arsenic đã được dùng trong y khoa cổ dùng để trị các bịnh phong lỡ, bịnh hoa liễu và một số bịnh ngoài da khác. Hiện nayTrung Quốc cũng vẫn còn đang xử dụng hóa chất nầy trong việc trị liệu cho một số bịnh. (Cũng cần mở ngoặc nơi đây là gần đây Trung Quốc sản xuất các loại son thoa môi có chứa chất Arsenic va Chì (Lead) để làm chất nền cho son và giữ màu son lâu hơn trên môi. Xin bà con phụ nữ lưu ý, đừng ham rẽ mà mang hại lấy thân và sẽ không còn có được những nụ hôn nồng ấm với người yêu của mình khi dùng son nầy một thời gian!).

Sự hiện diện "vô tình" của Arsenic lóe lên một vài tia sáng cho người viết, nó vừa giải thích tại sao có hóa chất nầy trong kem, và giải thích luôn tại sao kem N'Vive lại có thể chữa được chứng psoriasis, hay chứng vảy nến, chứng da khô do một loại nấm hết sức đặc biệt trên da người.

Truy tìm một lý giải cho đặc tính trên của kem, về phương diện hóa học người viết liên tưởng đến một tính chất đặc thù của Arsenic; đó là tính dễ cho ra các cầu nối (bond) chelating.

Đây là một cầu nối "yếu" giữa Arsenic và các nhóm hóa học khác, do đó, dễ bị tách rời và tác dụng như một tác nhân trị liệu hay xử dụng tùy theo từng ứng dụng. Chính nhờ tính chất nầy mà Arsenic được dùng trong chất hóa chất trừ nấm mốc, trừ sâu rầy, diệt cỏ v.v…bán ngoài thị trường hiện tại.

Trở lại trường họp của kem N'ViVe, phải chăng vì tình chất "chelating" nầy của Arsenic mà các tế bào  nấm hay vi khuẩn ngoài da bị bao bọc bời Arsenic và không phát triển được hay bi tiêu diệt? Và đây cũng là kết quả của việc chữa trị dứt chứng psoriasis của chồng của người phát minh?

Người viết sẽ kiễm nghiệm và truy tìm nghiên cứu thêm về kem nầy cùng các tác dụng của Arsenic trong những ngày sắp tới.

Xin đừng xem bài viết là một bài quảng cáo cho thương hiệu N'ViVe, mà xem đây như một vài ý kiến về loại kem trên.

Mục đích chính của bài viết chính là muốn nêu lên một khía cạnh tích cực trong cung các làm "business" trên đất Hoa Kỳ là:

-       Mọi sản phẩm tung ra thị trường cần phải có đầy đủ thông tin khoa học, nhứt là các sản phẩm liên quan đến sức khỏe con người;

-       Các quảng cáo không đúng sự thực, có tính cách làm "mà mắt" người tiêu dùng cần phải được chấm dứt;

-       Mọi quảng cáo không đúng sự thực trên bào chí, truyền thông…đều là những hành động tiếp tay với gian thương cũng cần phải xét lại, đừng vì miếng cơm manh áo mà làm những điều ảnh hưởng không tốt mang tiếng cho cả cộng đồng dưới mắt người bản xứ.

Làm được những điều trên chúng ta mới hy vọng xóa tan thành kiến của các sản phẩm làm đẹp hay thuốc dược thảo  do người Việt chế tạo đều là "thứ dõm".

Mai Thanh Truyết

TS Hóa Cơ Cấu

 

 

Hungary Red Mud

Thảm Nạn Bùn Đỏ Hungary:

Não Trạng Liên Sô còn sót lại

 

Vào ngày thứ hai 4 tháng 10 năm 2010, cả thế giới rúng động vì tin một trong 10 hồ chứa bùn đỏ ở Hungary bị bể bờ, xâm nhập vào thị trấn Kolontar với 800 dân. Sau đó bùn đỏ chảy qua thị trấn Devecser, với 6000 dân. Cả hai thị trấn nầy bị tràn ngập, nhiều con đường hay nhà dân chúng bị ngập sâu trên 2 mét. Thiệt hại sơ khởi về nhân mạng là 7 người và hơn 120 người bị thương cùng một số nạn nhân mất tích tính đến ngày 10/10), chưa kiểm kê được. Còn thiệt hại vật chất chắc chắn cần phải nhiều năm nữa mới ước tính được và mức độ ảnh hưởng lên môi trường có thể kéo dài vài chục năm sau đó.

Xin trích lại lá "Thư cho con" của ông Giáo Già Trần Minh Xuân

"Vào hồi 12 giờ 10 phút ngày thứ Hai 04/10/2010, ở làng Kolontár (tỉnh Veszprém, cách Budapest chừng 164km về phía Tây Nam), một trong 10 bể chứa bùn đỏ khổng lồ của

nhà máy sản xuất Alumin TP Ajka (trực thuộc Tập đoàn Nhôm Hungary - MAL Zrt.) đã đột ngột bị vỡ, khiến hơn 1triệu m3 bùn đỏ tràn ra ngoài. Biển bùn này tạo nên những đợt sóng rất mạnh, có chỗ cao tới 2m, cuốn trôi cả nhà cửa, cầu cống, xe cộ, gia súc... Theo các số liệu cho đến sáng 06/10, đã có 4 người chết (trong đó có hai trẻ em), 6 người đứng tuổi mất tích và chừng 120 người bị thương, trong đó có 8 người bị thương nặng. Các làng xã,thị trấn lân cận (Devecser, Somlóvásárhely, Tăskevár,Apácatorna và Kisberzseny) cũng bị ngập trong bùn đỏ, chừng 400 người phải sơ tán từ khoảng 300 ngôi nhà tới các trường học, nhà văn hóa và các cơ sở hỗ trợ gia đình ở địa phương. Bùn ngập đường ray xe lửa khiến giao thông hỏa xa bị đình trệ tại một tuyến đường: Hãng Đường sắt Quốc gia Hungary phải triệu xe buýt liên tỉnh đến thay thế. Tình trạng này được đánh giá là sẽ kéo dài nhiều tuần... Các chuyên gia cũng cho hay, trong lịch sử chế biến Alumin chưa có trường hợp nào tương tự xảy ra. Chiều 05/10, Quốc vụ khanh Bộ Bảo vệ môi trường Hungary Illés Zoltán đã ra chỉ thị tức khắc ngừng hoạt động chế biến Alumin của Tập đoàn Nhôm Hungary, đồng thời buộc hãng phải khắc phục bể chứa bị vỡ... Tập đoàn Nhôm Hungary trong Thông cáo số 1 ra sau khi tai nạn xảy ra một ngày đã tìm cách trấn an dư luận bằng cách khẳng định rằng, theo chuẩn của Liên hiệp Châu Âu về rác thải thì bùn đỏ không bị liệt vào hạng độc hại... Bộ trưởng Nội vụ Pintér Sándor thì có phản ứng rất độc đáo: ông cho rằng nếu Ban lãnh đạo Tập đoàn Nhôm Hungary nói bùn đỏ không phải chất độc hại, mời họ... tắm trong biển bùn ấy, xem có làm sao không" [xem hình thành phố bị tràn ngập bùn đỏ và xe bị chồng đống vì lũ bùn đỏ ở Hungary được chụp nhận 5/10/2010].

 

 

 

 

Nguyễn Tấn Dũng và tập đoàn Than Khoáng Sản Việt Nam (TKV) ngủ quên, chưa chịu tỉnh giấc hoan lạc, vì theo một bài viết của Tiến sĩ Mai Thanh Truyết cho biết: "Kể từ đầu năm 2009, câu chuyện Bauxite bắt đầu nở rộ từ trong nước và ra hảingoại. Dự án khai thác quặng bauxite do chính Thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng ký sắc lịnh số 167 ngày 1/11/2007 và đã bắt đầu khởi công từ đầu năm2008 ở công trường Bảo Lâm (Tân Rai, Bảo Lộc) và giữa năm 2008 ở côngtrường Nhân Cơ (Đắknông), nhưng chỉ chính thức công bố vào đầu năm 2009 màthôi. Mặc dù có biết bao góp ý từ những nhà chuyên môn trong nước và hảingoại, cùng kinh nghiệm của những quốc gia đang khai thác như Liên bang Nga,Nam Mỹ, Phi Châu, Trung Cộng và Úc Châu. Từ đó đến nay, người Việt tại hảingoại góp ý nhiều bài viết trên báo chí, trên mạng lưới toàn cầu cũng như trên đủloại truyền thông khác như paltalk, truyền hình, truyền thanh của những nhà

chuyên môn, ký giả và những người còn lưu tâm đến Đất và Nước Việt Nam vềvấn đề nầy. Có thể nói, tất cả góp ý về việc khai thác quặng mỏ bauxite ở vùngcao nguyên Trung phần Việt Nam là một việc làm hoàn toàn không ứng hợp với việc bảo vệ môi trường cùng hiệu quả kinh tế của việc khai thác, cũng như ảnhhưởng đến đời sống người dân, đặc biệt là những người thiểu số. Tất cả đềukhuyến cáo là không hiệu quả kinh tế và mức độ ô nhiễm môi trường rất cao.Chính Trung Cộng bị buộc phải đóng cửa trên 100 nhà máy khai thác bauxite trong đó có một nhà máy vừa mới khánh thành tiêu tốn trên 1 tỷ Nhân dân tệ vì không giải quyết được áp lực của người dân và sức ép của luật môi trường".Vấn đề cũng đã được 3 tác giả Mai Thanh Truyết, TrầnMinh Xuân, Phan Văn Song viết thành tác phẩm "Từ Bauxite Đến Uranium – Tiến Trình Đô Hộ Việt Nam CủaTrung Cộng" do nhà xuất bản Mekong-Tỵnạn ấn hành nămvừa qua [2009]; đồng thời nhiều buổi Hội Luận về "Đại họaBauxite" cũng được tổ chức ở nhiều nơi, nhưng Đảng và đồng bọn Thái thú cầm quyền vẫn cứ ngủ yên, tiếp tục cho tiến hành việc khai thác như tin được đăng trên Vietnamnet ngày 13/10/2010 cho biết "Thủ tướng [Nguyễn Tấn Dũng] vừa đồng ý cho phép đầu tư dự án xây dựng tuyến đườngtránh phía Tây thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) để phục vụ khai thác và vận chuyển bôxit từ mỏ Tân Rai - Bảo Lâm ra quốc lộ 20..." như một thứ ngoan cố thách thức côngluận, thách thức lời cảnh giác của Giáo sư Ngô Bảo Châu, con người lỗi lạc nhận lãnh huy chương toán quốc tế được Dũng vinh danh ca ngợi, thách thức

cả sự sinh tồn của dân tộc.

 

Nhưng, từ biến cố bùn đỏ bauxite vô cùng tệ hại vừa xảy ra ở Hungary, gây bàng hoàng dư luận quốc tế, ngay trong thời gian diễn ra cái gọi là "Ngàn năm ô nhục Thăng Long - Hà Nội", dư luận người Việt ở cả quốc nội lẫn hải ngoại không để cho Nguyễn Tấn Dũng và Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV) ngủ yên, vì những lời cảnh giác cũ được dồn dập nhắc lại, và những lời cảnh giác mới được rộ lên từ quốc nội đến hải ngoại, điển hình là một số bài viết phổ biến trên mạng Bauxite Vietnam và một số diễn đàn điện tử khác dẫn chứng "Thảm họa vỡ hồ chứa bùn đỏ ở Hungary là một sự cảnh cáo nghiêm khắc để chế độ Hà Nội phải ngưng ngay các công trường khai thác bauxite ở Tân Rai và Đắk Nông".

 

 

 

Ước tính thiệt hại ban đầu ở sông Danube

 

Chỉ vài ngày sau, bùn đỏ đã xâm nhập vào nhánh sông Danube bên địa phận Hungary, nằm về hướng Nam. Sông Danube với 2900 Km dòng chảy xuyên qua các quốc gia Croatia, Serbia, Romania, Bulgaria, Bulgaria, Ukraina, và Moldova trước khi chảy thẳng vào Hắc Hải (Black Sea). Bùn đỏ đã chảy vào một phụ lưu của sông Danube là sông Marcal.

 

Ngay sau khi bùn đỏ xâm nhập vào nhánh sông trên, mức pH của nước sông tăng lên đến 12 đơn vị, mức độ gây phỏng da ngay tức khắc khi chạm vào nước nầy, và dĩ nhiên, trong điều kiện trên, tôm cá và sinh vật trong nước không thể sống còn được. Hìn ảnh trên TV cho chúng ta thấy quá rõ thiệt hại vật chất nầy.. Mức pH trung bình của nước sông là từ 6,5 đến 8,5 tùy từng khúc sông. Mức độ trung tính của nước là 7 đơn vị.

 

Ngay sau khi bùn đỏ tiến vào dòng nước, hàng trăm, hàng ngàn tấn (cho đến nay vẫn chưa có ước tính hay con số nào được chính thức công bố cả, đây cũng thể hiện não trạng bưng bít của chế độ cs còn sót lại) calcium sulphate, và acid acetic đã được đổ vào nhằm mục đích làm trung hòa độ pH xuống gần đến 7 đơn vị. Cho đến nay, ngày 11/10 độ pH trước khi chảy vào Hắc Hải đo được là 8,4, cũng còn khá cao so với sức chịu đựng của sinh vật và thủy sản. Nhà cầm quyền Hungary chỉ hy vọng khi dòng nước chảy vào Hắc Hải sẽ được "pha loảng" và trở lại điểu kiện bình thường ban đầu…

 

Tai hại của bùn đỏ

 

Qua kinh nghiệm của một công nhân khái thác quặng bauxite từ 45 năm qua, một tại nạm mà ông không thể nào quên được là một công nhân tên Ewarton, trong khi bước qua một đường di chuyển của bùn đỏ của công ty, bùn đỏ chảy vào phía bên trong ống quyển vì giày không đủ cao. Ngay liền sau đó, chất caustic làm bỏng da chung quanh. Anh ta cố chạy mau vào nơi cứu cấp, cổi giày ra và nhúng chân vào thùng nước…Tuy nhiên, Ewarton vẫn phải bị bỏng trong vòng hơn tuần lễ.

 

Tai nạn bùn đỏ nói trên hiện đang "xóa" một vùng rộng lớn độ 40 dậm vuông, tương đương 109 Km2 cho đến ngày 7/10.Ngay chính Thủ tướng Viktor Orban, sau khi quan sát địa điểm, đặc biệt ở thị trấn Kolontar đã tuyên bố:"Không còn cách nào để tái lập lại nơi đây vì sự sống không còn nữa". Chính ông cũng không tìm ra được ngôn tử nào để diễn tả mức thiệt hại ngoài câu nói khẳng quyết:" Nếu sự kiện xảy ra trong đêm, chắc chắn cả làng sẽ không còn ai sống sót".

 

Đây là một sai lầm và là một sai trái lớn nhứt của con người, vì sự kiện bể bờ của hồ chứa bùn đỏ không phải xảy ra trong tức khắc. Tường bờ nứt chắc chắn đã bắt đầu từ nhiều ngày trước hay hơn nữa… Nếu mức an toàn trong việc vận hành nhà máy được kiểm soát và theo đúng thủ tục, chắc chắn tai nạn không thể xảy ra.

 

Trách nhiệm về ai?

 

Qua cung cách giải quyết vần đề của nhà cầm quyền Hungary, chúng ta nhận ngay ra rằng, thái độ và ứng xử của các quốc gia quằn quại lâu ngày dưới chế độ cộng sản đều giống nhau. Trên đổ lỗi cho dưới. Không ai nhận trách nhiệm hết. Cha chung mấy ai khóc!

 

Nên nhớ, tai nạn ngày 4/10 chỉ là một hồ chứa bùn đỏ trên 10 hồ chứa kể từ năm 1945 trở đi. Tất cả được ước tính có trên 12 triệu tấn bùn đỏ còn lại sau một thời gian dài nhờ ánh sáng mặt trời làm khô bớt đi…Chính Thủ tướng Hungary nhận xét, bức tường chắn phía Bắc của hệ thồng hồ chứa nầy cũng cho thấy nhiều chỉ dấu rạn nứt, và câu chuyện vỡ bờ tường của của các hồ chứa kế tiếp có thể xảy ra bất cứ lúc nào…và mức thiệt hại chắc chắn sẽ nguy kịch hơn nhiều…

 

Theo biểu đồ dưới đây, giá bán 1lb Nhôm ròng (tinh khiết) chỉ trên dưới 1 $US. Từ đó, chúng ta thấy rõ là việc khai thác Nhôm từ Bauxite không mang lại lợi nhuận cho quốc gia mà luôn là một mối nguy cơ tìm ẩn cho hệ sinh thái nơi khai thác và một vùng rộng lớn chung quanh cũng như nguy cơ gây ra thảm nạn tại Kolontar vừa xảy ra ở Hungary.

 

 

 

 

Còn nhớ thảm nạn nguyên tử Chernobyl tại Ukraina dưới thời Liên Sô, cũng vì việc lơ là trong kiểm soát các valve an toàn áp suất và nhiệt độ trong vận hành mà thảm nạn nầy cho đến hôm nay sau gần 30 năm, vẫn là một hiễm họa ảnh hưởng lên người dân trong một vùng rộng lớn.

 

Xin nói thẳng, đó là nào trạng của Liên Sô, những người cộng sản giáo điều. Chính họ, những người cộng sản trong quan điểm bốc lột sức người để tạo ra của cải vật chất dành cho Đảng thật nhiều, ngoài ra, việc thực hiện và kiểm soát an toàn lao động cho công nhân, tăng cường phúc lợi vật chất cho người dân như xây dựng đường xá, cầu cống, trường học, cơ sở y tế v.v… đều là sản phẩm của tư bản chủ nghĩa cả!

 

Việt Nam, đứng về khả năng công nghiệp và trình độ chuyên nghiệp của công nhân còn cách xa Hungary một khoảng cách dài, thử hỏi, một khi tai nạn xảy ra như ở Hungary, làm sao dân chúng có thể được giúp đở như ở xứ nầy. Và với độ cao c1ch biệt, nếu tai nạn xảy ra cho nhà máy Tân Rai thì chỉ chưa đầy một ngày, bùn đỏ sẽ xâm nhập vào đầu nguồng sông Đồng Nai dễ dàng!

 

Việt Nam cần học bài học nầy hơn bất cứ quốc gia nào khác.

 

Khai thác bauxite, nếu cần thiết, phải ứng hợp với những điều kiện địa chất, môi trường và xã hội như sau:

 

-       Chỉ số Silica phải trên 10 đơn vị để có thể khai thác có hiệu quả kinh tế;

-       Vùng khai thác phải là vùng phi nông nghiệp hay công nghiệp;

-       Vùng khai thác phải là vùng không có dân cư;

-       Vùng khai thác cần phải tiện lợi cho giao thông, cho chuyên chở.

 

Việc khai thác bauxite ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam hoàn toàn không thỏa mãn bất cứ điều kiện gì trong 4 điều nói trên.

 

Như vậy, Việt Nam khai thác Bauxite nhằm mục đích gì?

 

Phải chăng đó chỉ là một cái cớ để nhằm mục đích "hợp thức hóa" việc chiếm cứ của Trung Cộng trên vùng Cao nguyên, nóc nhà của Đất Nước.

 

Phải chăng, đây là một cuộc chuyển nhượng quốc gia cho ngoại bang, không tiền khoáng hậu trong lịch sử nước nhà?

 

Mai Thanh Truyết

Florida 16/10/2010

 

 

 

Cao Bang Red Mud

Lại Câu Chuyện Bùn Đỏ: Cao Bằng

 

Đúng một tháng sau tai nạn thảm khốc ở Hungary do một bức tường chắn của một trong 10 hồ chứa bùn đỏ , phế thải của việc khai thác bauxite bị bể ngày 4 tháng 10, tin tức từ Việt Nam thông báo là vào đêm mùng bốn rạng mùng năm tháng 11, 2010, cơn "lũ" bùn đỏ kéo theo hàng vạn khối bùn đỏ từ thượng nguồn đổ xuống. Bùn nầy là phế thải từ việc tuyển rửa quặng của xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng thuộc công ty khoáng sản luyện kim Cao Bằng, tức công ty TKV, cũng là công ty đang thực hiện việc khai thác bauxite tại cao nguyên Trung phần Việt Nam.

Đây là một sự kiện đã được tiên liệu trong hầu hết các công cuộc phát triển của Việt Nam qua việc khai thác khoáng sản cũng như xây dựng các đập thủy điện và các công trình phát triển khác. Tiên liệu vấn nạn môi trường sẽ xảy ra là một "logic tất yếu" vì một nguyên nhân căn bản chính là hầu hết dự án khai triển ở Việt Nam đều không có nghiên cứu tác động môi trường (Environmental Assessment Impacts-EAI), điều đã được ghi rõ ràng trong Luật Môi Trường Việt Nam (1993) và Luật Đầu tư trước khi cung cấp giấy phép xây dựng dự án…

Chúng ta đã từng nghe và thấy thảm nạn đã xảy ra cho các đập thủy điện trên các sông ngòi ở miền Trung bị bể hay xả nước vô tội vạ làm ngập nhiều làng xóm, thị xã từ nhiều năm qua, mỗi lần mùa mưa đến…

Chúng ta đã từng nghe và thấy dòng sông Thị Vải hầu như hoàn toàn bị ô nhiễm từ năm 1997 do công ty Vedan, ngay sau khi bắt đầu khai thác bột ngọt từ năm 1994. Qua mốc ngoặt, qua bao che v.v…tất cả đều êm xuôi mặc dù nước thải độc hại đã được thải hồi ngay sau khi sản xuất những mẽ đầu tiên. Năm 2007, chúng tôi đã nêu lên vấn nạn nầy, và đã được "phản hồi" bằng những lời lẽ cho là bôi bác chế độ! Mãi đến năm 2008, Công ty Vedan "mới" bị khám phá là có một đường ống "bí mật" xả nước thải thắng vào sông vào ban đêm từ hàng chục năm qua…

Và sự kiện tương tự đã diễn ra tại một công ty khai thác quặng sắt ở Cao Bằng ngày hôm nay…

Vài thông tin về quặng sắt

Sắt có công thức hóa học là Fe, là một thành phần kim loại chiếm 5% của vỏ trái đất. Khi nguyên chất, sắt có màu xẩm đen goi là màu xám bạc kim loại (silvery-gray metal). Đây là một kim loại rất dễ bị oxid hóa còn gọi là rỉ sét và biến thành màu đỏ giống như bùn đỏ trong công nghệ khái thác quặng sắt hay bauxite. Các màu đỏ, cam, hay vàng thường thấy trong đất và đá thông thường là các loại oxid sắt dưới nhiều kết nối giữa sắt và oxy với tỷ lệ khác nhau..

Phần dưới của vỏ trái đất được dự đoán là do hợp kim sắt và nickel vì hợp kim nầy là các "thiên thạch" (meteorites) thỉnh thoảng rơi vào mặt đất, và hợp kim nầy cũng được dự đoán là kim loại đầu tiên cấu tạo ra vũ trụ! Sao Hỏa (Mars) được gọi tên như thế là vì lớp vỏ ngoài được bao bọc bằng oxid sắt có màu đỏ.

Tên Sắt (Iron) có được từ danh từ Old English tên là Isaern, nguyên ủy từ tiếng Celtic là Isarnon.

Trên thế giới, ước tính có khoảng 800 tỷ tấn quặng mỏ sắt dung chứa độ 230 tỷ tấn sắt ròng (nguyên chất). Hàm lượng sắt ở Hoa Kỳ chiếm độ 27 tỷ tấn. Hầu hết (gần 100%) sắt nguyên chất khai thác từ các quặng mỏ được chế biến thành các loại thép khác nhau tùy theo nhu cầu, như hỗn hợp sắt và tungsten, manganese, nickel, vanadium, hay chromium v.v..dùng cho kỹ nghệ xây cất, xe hơi v.v…

Các quặng sắt thường xuất hiện dưới dạng Hematite tức oxid sắt III (Fe2O3) chứa 70% sắt, dạng Magnetite tức oxid sắt sesqui (Fe3O4) chứa 72%, và dạng Taconite chứa độ 30% hỗn hợp hai dạng trên và nhiều kim loại khác.

Sắt còn là một nguyên tố tối cần thiết cho cơ thể con người. Cơ thể con người chứa 0.006% sắt, phần lớn tồn chứa trong máu. Tế bào máu chứa sắt mang oxy từ buồng phổi đi khắp châu thân. Nếu cơ thể thiếu chất sắt, sức miễm nhiễm của cơ thể sẽ bị giảm đi.

Câu chuyện bùn đỏ Cao Bằng

Ngay sau khi tai nạn xảy ra, những nạn nhân ở xã Duyệt Chung đã điện thoại lên UBND Xã để báo tình hình. Và cũng ngay sau đó (?) (theo lời báo chí!), nhân viên xí nghiệp khai thác Nà Lũng đã tìm cách bít lỗ hổng của đập bị vỡ. Dòng chảy của bùn cao từ 2 đến 3 thước chảy như con rắn tràn vào nhà, tràn xuống giếng, vào các cánh đồng. Nhiều nhà tầng thứ nhứt, tức tầng trệt bị ngập hoàn toàn… 

Mãi đến 4 ngày sau, bùn mới rút dần vào con suối cuối làng và chảy vào sông Bằng.

Chính Ông phó Chủ tịch UBND thị xã đã cho biết trước đây từ năm 2005, đã nhiều lần xí nghiệp xả bùn làm ngập đồng ruộng gây thiệt hại cho dân mà không đền bù thiệt hại gì cả.

Mỏ quặng Nà Lũng đã được khai thác từ năm 1990. Quặng sắt sau khi được đào sới lên (giống như quặng bauxite, chỉ che phủ bới lớp đất thịt khoảng 1 m) sẽ được phun nước đểu tầy rửa chất bẩn như đất cát, và các hợp kim khác lẫn trong quặng như các oxid Manganese, Selemium, Arsenic v.v… Sau đó phế thải lỏng nầy chảy vào 4 đập lớn thông nhau và các bờ đập đều được đấp "sơ sài" bằng đất.

Chính đập số 4 là đập bị vỡ và nước thải bùn đỏ ở các đập 1,2,3 vẫn tiếp tục chảy vào đập số 4 cho đến khi công ty ngăn chặn dòng chảy lại. Do đó, ước tính lượng bùn đỏ tràn vào xã Duyệt Chung không chính xác. Nhiều cơ quan ước tính hàng ngàn m3, nhiều báo ước tính hàng chục ngàn…có lẽ những con số trên thay đổi tùy theo mức thay đổi của "thủ tục đầu tiên".

Giải quyết vần đề của những người có trách nhiệm  

Như đã nói ở phần trên, ngay từ đầu, Ông Lê Ngọc Quang, Phó CT UBND thị xã Cao Bằng cho biết không phải là lần đầu tiên người dân Nà Lũng bị ngập bùn, chính quyền đã yêu cầu nhiều lần, lên đến công ty, đến cơ quan bảo vệ môi trường và tài nguyên tỉnh…nhưng tất cả là "vũ như cẩn" cho đến khi có "sự cố" vừa qua.

Hiện nay (9/11), người dân phải đích thân dọn nhà cửa của chính mình, công ty chỉ cho máy hút bùn trên những đoạn đường đi vào cổng xí nghiệp. Con suối từ cuối xã Duyệt Chung, một nguồn nước sinh hoạt cho dân chúng của xã, hoàn toàn đặc quánh màu đỏ và vẫn từ từ chảy vào sông Bằng. Dấu hiệu cá chết nổi trên mặt nước cũng đã xảy ra.

Ông Đinh Ngọc Hải, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Cao Bằng cho biết công tác khắc phục bùn đỏ như sau: "Đang khắc phục, mọi hoạt động trở lại chỉ có học sinh đi lại còn vất vả. Đang chuẩn bị gia cố lại hồ chứa. Bùn đỏ tràn ra thì hốt đi khỏi khu vực ấy. Chúng tôi cùng các cơ quan chức năng, kể cả người dân sử dụng máy gạt, máy ủi, đưa xuống nơi bùn tràn qua và đưa đi nơi khác".

Quả thật người viết hoàn toàn mù tịt về phương pháp giải quyết của một Ông CT Hội BVMT của tỉnh…là làm sao hốt bùn tràn vào suối, tràn vào sông, hay bùn đã thấm vào lòng đất, vào mạch nước ngầm??? (Nếu Ông Chủ tịch nhận được thông tin nầy xin giải thích cho người dân khắp nơi được rõ để viết bài về phương pháp xử lý bùn đỏ sau khi có "sự cố" bể bờ chắn hồ chứa, hay "xả "lậu" phế thải bùn đỏ".

Tiếp theo, vào ngày 9/11, một nhà lãnh đạo chuyên môn của Tập đoàn Than-Khóang sản Việt Nam tức TKV, Ông Phó Tổng Giám đốc tuyên bố sẽ dùng máy hút bùn từ dòng suối trở lại đập chứa chất thải của công ty.

Giời ạ! Người viết chỉ còn biết đấm ngực ba lần xưng tội với Chúa, lạy 4 lạy sám hối với Trời Phật, xin tội với Alla…cầu mong có được một trí thông minh tối thiểu để có thể hiểu được và cảm nhận được một phương cách giải quyết vấn đề thần sầu của một nhà chuyện môn, đại diện cho đỉnh cao của trí tuệ nhân loại!

Thay lời kết

Qua những phát biểu và các kế hoạch ban đầu của những người có trách nhiệm trong việc tràn bùn đỏ của xí nghiệp Nà Lũng, chúng ta có thể rút tỉa một số kinh nghiệm sau đây, mặc dù ngay từ sau 1975, chúng ta đã từng rút tỉa biết bao nhiêu kinh nghiệm "xương máu" trong cung cách điều khiển và vận hành những công trình phát triển Việt Nam. Đó là:

  • Thài độ vô trách nhiệm của những người chiụ trách nhiệm mỗi khi có tai nạn xảy ra;
  • Cung cách phát triển chỉ tập trung vào lợi nhuận, không chú ý đến việc bảo vệ môi trường;
  • Cung cách xem thường sự hiểu biết của người dân và những nhà khoa học trong nước và ngoài nước qua việc "giấu kín" chi tiết của các dự án;
  • Bưng bít, che đậy, trấn áp người người tố cáo tai nạn, bịt miệng truyền thông, thông tin sai lệch là những thủ thuật của cường quyền áp dụng cho người dân trong nước;
  • Coi thường sinh mạng, sức khỏe của người bằng cách che đậy mức nguy hại của tai nạn môi trường, nhứt là trong việc khai thác "dưới đất" (khoáng sản).

Tất cả những điều trên đây thể hiện một não trạng cứng ngắt. Đó là não trạng của một chủ nghĩa Sô Viết Liên Sô còn sót lại trong suốt quá trình thành lập và xây dựng cọng sản chủ nghĩa chúng ta đã "chiêm ngưỡng" qua sự bể từơng chắn bùn đỏ bauxite ở Ukraina vào năm 2005 (bể tường chắn bằng bê tông cao 140m), vụ bể tường chắn tại Hungary tháng vừa qua (tường chắn cao 41m), và tại Việt Nam qua vụ vỡ bờ chắn bằng đất của xí nghiệp Nà Lũng.

Xin hỏi, kể từ đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, Việt Nam đã khai thác bauxite tại Lâm Đồng bằng phương pháp thủ công để sản xuất hàng năm độ 12.000 tấn Alumina (oxid nhôm Al2O3) dùng trong việc lọc nước sinh hoạt  ở các thành phố lớn ở Việt Nam, như vậy số lượng bùn đỏ thải ra từ đó đến giờ đã được chứa ở đâu hay được xử lý như thế nào?

Mai Thanh Truyết

Nỗi đau bùn đỏ tháng 11/2010

 

 

 

Tản mạn

Tản mạn buổi sáng

 

Sáng nay, ngày thứ hai trong tuần, bên ly cà phê sớm vào lúc 6 giờ (tôi có lệ đi làm việc rất sớm dù không bị bó buộc giờ giấc trong công việc), mở máy điện toán và vào web của Văn hóa Nhân bản Lạc Việt, tình cờ tôi nghe được tiếng ca sĩ Ngọc Thúy réo rắc qua bản nhạc …Anh Đi Tìm Bông Lúa. Vào giờ nầy, nhân viên chưa đến làm việc, cho nên đây là giây phút thú vị nhứt của tôi, một mình đối bóng… tôi thường bắt đầu viết vào những giây phút đầu tiên trong ngày.

Hôm nay, tiếng hát của Ngọc Thủy kéo tôi về một cõi xa xăm, một quê hương đang đắm chìm trong trần luân, đau khổ do vận nước! Bài hát đã được phổ nhạc do Lại Minh Thuận qua lời thơ của Ngô Đình Vận, hai chiến hữu đã cùng tôi tranh đấu từ nhiều năm qua qua trận chiến truyền thông nhứt là You tube trên mạng điện toán.

Ngọc Thủy đã diễn tả nhẹ nhàng những câu thơ không trau chuốc, mộc mạc nhưng thực sự đã thấm sâu vào trong tôi qua các âm điệu chân quê như: Anh đi tìm bông lúa, qua một thời giông tố, Anh đi tìm thương nhớ, Đây đó nhiều tan vỡ…Anh đi tìm hơi ấm, đâu có còn hơi ấm, đâu có còn tia nắng, hỡi em!

Tiếng gọi hỡi Em ở đây, phải chăng là tiếng kêu thắm thiết của người con xa xứ gọi về Quê Mẹ, một miền quê miên viễn xa xôi nơi Tiền Giang, Hậu Giang, nổi trôi theo từng con nước Gò Công, Cần Thơ ….và đang choáng ngộp những phồn vinh thực sự giả tạo với những hình ảnh đầy nghịch lý qua một bà già lưng còm ngồi bên vệ đường bán từng bó rau muống héo úa và hình ảnh của những cậu công tử thế hệ tiếp nối của đảng cọng lái xe hàng triệu Mỹ kim vun vút trên đường phố!

Em nơi đây cũng có thể là những lời của mẹ Việt Nam trách cứ những đứa con xa xứ sao không về để vá lại bức dư đồ đã rách nát!

Dù Em là ai chăng nữa, cũng xin cám ơn Ngọc Thủy, Lại Minh Thuận, và Ngô Đình Vận, ba bạn đã làm cho ly cà phê buổi sáng của tôi có ý nghĩa, đã khơi dậy tình quê hương trong tận cùng trái tim, và đã nhắc nhở cho tôi biết rắng tôi vẫn còn …bông lúa Việt Nam bên bờ Thái Bình Dương.

Mai Thanh Truyết

West Covina, Thu 2010

Phỏng vấn Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết về 1000 Năm Thăng Long (video)


Thực Chất Giáo Dục Ở Việt Nam (gồm 3 đoạn)


Nói Chuyện tại New America MEDIA-10-31-2010-SF

Câu Chuyện Bùn đỏ Hungary và
Câu Chuyện Bauxite Việt Nam

Tóm lược Bài nói chuyên tại New America MEDIA
tại San Francisco ngày 31/12/2010

Thưa Quý Vị truyền thông,

Thưa Bà Sandy Close,

Hôm nay tôi được hân hạnh lên tận trụ sở New America MEDIA tại San Francisco để trình bày một vài khía cạnh về tình trạng khai thác Bauxite tại Cao nguyên Trung phần Việt Nam nhân thãm nạn một bức tường chắn của một hồ chứa bùn đỏ tại Hungary bị bể vào ngày 4/10 vừa qua. Sự kiện nầy có thể cho phép chúng ta tiên liệu và phỏng đoán tai nạn trên có nhiều xác suất có thể xảy ra cho Việt Nam nếu dự án khai thác tại địa điểm kể trên tiếp tục tiến hành.

Chúng tôi xin lần lượt trình bày một số ý kiến và quan điểm cá nhân quanh hai câu chuyện trên đầu tựa bài.

Quan niệm về phát triển kinh tế ở thế kỷ 21

Đứng trước tiến trình toàn cầu hóa, trong đó, việc bảo vệ môi trường và việc giảm thiểu sự phát thải khí carbonic, nguyên tố chính trong sự hâm nóng toàn cầu, là ưu tiên hàng đầu trong mọi kế hoạch phát triển quốc gia. Chính vì vậy mà quan điểm mới của các quốc gia trên thế giới nhằm cổ súy việc khai thác "trên mặt đất" (above ground) thay vì khai thác "dưới mặt đất" (underground).

Giá thành của một sản phẩm không những chỉ tính bằng chi phí nguyên liệu, nhà máy, năng lượng xử dụng v.v…mà còn phải tính thêm chi phí cho việc giải quyết những những vấn nạn môi trường trong quá trình sản xuất ảnh hưởng lên không khí, nguồn đất và nước như khí thải, phế thải lỏng và rắn.

Vì vậy, tính trung bình một sản phẩm có giá thành là 1 Mỹ kim ở phần sản xuất cần phải tính thêm 0.50 Mỹ kim cho phần giải quyết các vấn nạn môi trường nữa. Ở các quốc gia đang phát triển như Trung Cộng hay Việt Nam, chính vì phần bảo vệ mội trường không được lưu tâm đến và giá nhân công rẽ cho nên sản phẩm được tung ra thị trường trên thế giới với giá rẽ mạt làm đão lộn cả thị trường trao đổi toàn cầu.

Do đó, tại các quốc gia đã phát triển, các khoáng chất nào gây nên nhiều phế thải và phí tổn cao cho việc bảo vệ môi trường không được các quốc gia trên chú ý đến mặc dù có trữ lượng cao. Một thí dự điển hình trên thế giới cách đây vài tuần là cuộc khủng hoảng "đất hiếm" trên thị trường thế giới. Hoa Kỳ có trữ lượng đất hiếm khoảng 30% so với trữ lượng toàn cầu mà chỉ khai thác và sản xuất 10% nhu cầu trong nước và nhập cảng 90% đất nầy qua các guốc gia sản xuất như Trung Cộng với giá rẽ mạt. Ngược lại TC chỉ có trữ lượng khoảng 15%, nhưng sản xuất 95% đất hiếm cho thế giới. Điều nầy đã làm cho Thủ tướng TC tự mãn, huênh hoang trong một Hội nghị quốc tế là "Trung Quốc kiểm soát hoàn toàn…thế giới về mặt đất hiếm".

Thỏa mãn tự ái dân tộc cực đoan nhưng đã để lại một tình trạng môi trường độc hại cho các thế hệ về sau cho cả nước trong tương lai, có phải là một hành động sáng suốt của một vị lãnh đạo quốc gia hay không? Mỗi chúng ta trong hội trường hôm nay sẽ có câu trả lời cho chính mình.

Thưa Quý vị,

Vấn đề an toàn lao động và bảo vệ môi trường là ưu tiên hàng đầu cho nhân loại ở thế kỷ 21 nầy.

Câu chuyện bể bờ chắn bùn đỏ ở Hungary, không phải là một tai nạn đầu tiên trên thế giới, mà tai nạn tương tư đã xảy ra cho một xứ "hậu" Liên Sô khác là Ukraina từ năm 2005. Tai nạn xảy ra giống như ở Hungary là một hồ chứa bùn đỏ bị vỡ và bùn đỏ cũng đả xâm nhập vào một con sông chính của Ukraina, khiến cho Tổng thống Ukraina lúc bầy giờ là Yuschenko (người đã bị một ứng cử viên cộng sản khác đầu độc bằng một ly sữa chứa hóa chất Dioxin 100% "mà không chết") ra lịnh thiết quân luật và huy động quân đội phải tẩy rửa những nơi bùn đỏ đi qua…

Việc xử lý bùn đỏ

Ở các quốc gia như Hoa Kỳ, việc xử lý bùn đỏ được tiến hành như sau:

- Bùn đỏ sau khi ly trích quặng bauxite để tách alumina (oxit nhôm) được bơm qua một hồ chứa;

- Sau khi lớp bùn (sludge) được lắng đọng, phần xút ở phía trên được bơm trở lại vào nhà máy để ly trích mẻ bauxite khác.

Do đó, phương pháp ly trích nầy được gọi là phương pháp Bayer "khô". Bùn đỏ nói trên sau đó được sấy khô hoặc dùng để làm gạch lót các đường rầy xe lửa hoặc trộn với hắc ín để làm nhựa trải đường.

Qua dự án bauxite của Việt Nam, thì cần phải ly trích bauxite hai lần vì nồng độ Silica modulus thấp trong bauxite (từ 3,5 đến 7,8 mà thôi). Lần đầu để đạt được độ tinh khiết của Alumina là khoảng 80%, và lần thứ hai để đạt được khoàng 99% tinh khiết. Và xút caustic không được xử dụng lại, do đó phương pháp nầy được gọi là phương pháp Bayer "ướt". Và cũng chính vì đó mà số lượng bùn đỏ phế thải sẽ gấp nhiều lần hơn so với việc khai thác "khô".

Thảm nạn bùn đỏ ở Hungary

"Vào hồi 12 giờ 10 phút ngày thứ Hai 04/10/2010, ở làng Kolontár (tỉnh Veszprém, cách Budapest chừng 164km về phía Tây Nam), một trong 10 bể chứa bùn đỏ khổng lồ của

nhà máy sản xuất Alumin TP Ajka (trực thuộc Tập đoàn Nhôm Hungary - MAL Zrt.) đã đột ngột bị vỡ, khiến hơn 1triệu m3 bùn đỏ tràn ra ngoài. Biển bùn này tạo nên những đợt sóng rất mạnh, có chỗ cao tới 2m, cuốn trôi cả nhà cửa, cầu cống, xe cộ, gia súc... Theo các số liệu cho đến sáng 06/10, đã có 4 người chết (trong đó có hai trẻ em), 6 người đứng tuổi mất tích và chừng 120 người bị thương, trong đó có 8 người bị thương nặng. Các làng xã,thị trấn lân cận (Devecser, Somlóvásárhely, Tăskevár, Apácatorna và Kisberzseny) cũng bị ngập trong bùn đỏ, chừng 400 người phải sơ tán từ khoảng 300 ngôi nhà tới các trường học, nhà văn hóa và các cơ sở hỗ trợ gia đình ở địa phương. Bùn ngập đường ray xe lửa khiến giao thông hỏa xa bị đình trệ tại một tuyến đường: Hãng Đường sắt Quốc gia Hungary phải triệu xe buýt liên tỉnh đến thay thế. Tình trạng này được đánh giá là sẽ kéo dài nhiều tuần... hay hơn nữa…

Đây chỉ là một trong 10 hồ chứa bùn đỏ ở Hungary trong kỹ nghệ khai thác nhôm từ năm 1945 trở đi (xem video clip).

Theo những tin tức phân tích mới nhứt, bùn đỏ ở phân tích khi tràn đến Kolontar, Hungary chứa Oxid Sắt (III) 40 – 45%, Alumina còn sót lại 10 – 15%, Silica (SiO2) 10 -15%, Calcium oxid 6 – 10%, Titan oxid 4 – 5% và Oxid natri 5 – 6%. Ngoài ra, còn có sự hiện diện của một số kim loại độc hại như: Chromium với nồng độ 600 mg/Kg (không có trong nước uống), Arsenic (thạch tín) 110 mg/Kg (110 ngàn lần hơn mức arsenic cho phép hiện diện trong nước uống) và Thủy ngân 1,2 mg/Kg (không có trong nước uống).

Nguy hơn nữa, là nguồn phóng xạ tìm tìm thấy trong bùn đỏ trên là U238 gấp 3 lần cao hơn mức phóng xạ trung bình của hóa chất nầy hiện diện trên võ trái đất, và chất phóng xạ đồng vị Thorium232 cao hơn 4 lần.

Nếu thảm nạn nầy xảy ra ở Cao nguyên Trung Phần Việt Nam sau khi khai thác Bauxite, chuyện gì sẽ đến, một khi đã được Hội đồng Năng Lượng Thế giới (World Energy Council) ước tính là nơi nầy có chứa khoảng 200 ngàn tấn quặng Uranium với trũ lượng U3O8 là 0.06%?

Năng lượng khai thác

Nhu cầu năng lượng để khai thác Bauxite như điện và nước rất lớn. Để có thể so sánh với dự án Nhân Cơ và Tân Rai (600.000 tấn.năm), nhu cầu năng lượng của nhà máy ở Rockdale của hãng Alcoa, Hoa Kỳ là:

Năng lượng: Phải đốt 16.329 tấn than/ngày. Một năm đốt hết 1,4 triệu tấn than để chạy nhà máy có công suất 500MW.

Nhu cầu nước: 8,3 triệu m3/năm

Ô nhiễm môi trường: Tạo ra 3,7 triệu tấn Carbon dioxide (CO2), 500 tấn hạt bụi lơ lững, 10.000 tấn sulfur dioxide (SO2), 220 tấn hợp chất hữu cơ, 720 tấn carbon monoxide (CO), 125.000 tấn tro (ash), 193.000 tấn bùn (khô), 77 Kg thuỷ ngân, 102 kg arsenic, 51,7 Kg chì và 1,8 kg cadmium. Các khí kểv trên đã được hạn chế phát thải vài không khí qua những màng lọc của công ty. Còn tất cả phế thải rắn và lỏng đã được xử lý theo quy định của EPA Hoa Kỳ.

Chất thải của lò luyện kim (lò luyện phải nóng đến 900oC và dưới một điện cực 150.000 Amper): Cứ mỗi 1000 tấn nhôm ròng được sản xuất, phát thải ra 20 tấn phế thải độc hại do lớp cathode bị hao mòn. Phế thải gồm các hợp chất chứa ffuorr và cyanide. Đây là hai hoá chất, theo cơ quan WHO ảnh hưởng lên hệ sinh thái là huỷ diệt hoàn toàn thực động vầt trong vùng. Còn con người hấp thụ qua đường tiêu hoá hay hô hấp sẽ làm cho xương bị biến dạng (dị hình dị dạng) và hệ thần kinh bị hư hại. Các hiễm họa nầy sẽ không xảy ra cho Việt Nam, vì Việt Nam mặc dù trong dự án nói đến chỉ tiêu sản xuất là 1,2 triệu tấn nhôm ròng, nhưng trên thực tế chỉ dừng ở giai đoạn đầu là khai thác alumina (oxid nhôm) và chuyển tải về đàn anh nước lớn là TC để tiếp tục luyện nhôm.

Nguyên tắc căn bản để khai thác nhôm có hiệu quả kinh tế

Muốn khai thác quặng mõ Bauxite, điều cần thiết là vùng khai thác cần phải ứng hợp với những điều kiện địa chất, môi trường và xã hội như sau:

- Chỉ số Silica phải trên 10 đơn vị để có thể khai thác có hiệu quả kinh tế;

- Vùng khai thác phải là vùng phi nông nghiệp hay công nghiệp;

- Vùng khai thác phải là vùng không có dân cư;

- Vùng khai thác cần phải tiện lợi cho giao thông, cho chuyên chở.

Việc khai thác bauxite ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam hoàn toàn không thỏa mãn bất cứ điều kiện nào trong 4 điều nói trên. (Xem video Khai thác Bauxite ở Nhân Cơ và Tân Rai).

Tình trạng tại Tân Rai và Nhân Cơ là:

- Chỉ số Silica của quặng ở hai nơi nầy thấp;

- Hai nơi nầy là nơi đang trồng cao su, trà, và cà phê và đang xử dụng hàng trăm ngày lao động;

- Đây là hai khu dân cư sống tập trung chung quan các đồn điền;

- Hoàn toàn không có đủ điện năng và nước cho cư dân, làm gì có đủ sức cung ứng cho 2 nhà máy?

- Hoàn toàn không có phương tiện chuyển vận từ Nhân Cơ ra Ninh Thuận. (Những điều ghi ra trong dự án, như xây dựng nhà máy thủy điện và hồ chứa nước cũng như làm đường xe lửa Nhân Cơ – Ninh Thuận….chỉ là những chiếc bánh vẽ?

Nếu xây dựng và khai thác đúng như trong dự án chắc chắn dự án sẽ đưa đến một sự thất bại về tài chính, và kết quả như bao nhiêu nhà khoa học khác trên thế giới tiên liệu là dự án sẽ để lại cho các thế hệ sau một gia tài "vĩ đại" là một quả bom bùn đỏ treo lũng lẳng trên độ cao 3.000 thước, ngày đêm đe dọa vùng miền Đông Nam Việt Nam trong đó có cà thành phố Sài Gòn, ảnh hưởng lên 25 triệu con dân Việt!


Kết luận


Thưa Quý vị,

Qua tai nạn bùn đỏ ở Hungary, cả thế giới hầu như đồng cảm với những lời phát biểu, bài viết phản biện, cùng nguyện vọng tâm tư của những nhà khoa học Việt Nam trong và ngoài nước trong quyết định cho khai thác bauxite ở cao nguyên Trung phần Việt Nam của Bộ Chính trị Đảng CS Việt Nam.

Trên bình diện thế giới, phản ứng đối với thảm nạn trên được ghi nhận như sau, là vào cuối tháng 10, Úc và Ấn Độ đã cho ngừng dự án khai thác bauxite lớn ở hai quốc gia nầy vì vi phạm luật bảo về môi trường. Giới phân tích quốc tế còn tiên đoán rằng sẽ còn nhiều quốc gia khác tiếp tục lấy quyết định như Ấn và Úc châu. (Dự án của Úc ở Queenland có chi phí trên 1,2 tỷ Mỹ kim và dự án ở tiểu bang Orissa, Ấn, do cộng ty Vedanta Resources, Anh có chi phí dự trù là 8,5 tỷ Mỹ kim).

Hiện tại, qua hơn 2 năm xây dựng, qua video quay tại Nông Cơ (9/2010) và Tân Rai (10/2010) cho thấy:


- Tại Nhân Cơ, trung tâm xây dựng nhà máy chỉ là một mặt bằng mênh mông…, chung quanh được xây lên những khu nhà ở cho "công nhân?" rãi rác trên một đường bán kính (so với khu trung tâm) độ 5Km. Trong toàn vùng trên, không thấy bóng dáng một đồng bào thiểu số nào ngoài những nhà hoang, bỏ trống cùng các hàng cao su, hay cà phê còn thẳng hàng…chưa được thu hoạch.

- Tại Tân Rai, một nhà máy trung tâm (?) được xây lên cùng những khu nhà ở chung quanh. Cũng không thấy một bóng dáng máy móc, thiết bị nào dùng cho việc đào xới, chuyển vận bauxite thô vào nhà máy, cùng những bồn chứa nguyên vật liệu và hóa chất?)

Như vậy, sau hơn hai năm khai triển dự án, phải chăng hai địa danh trên chỉ là nơi dung chứa các nhân công, hay những ai khác có quốc tịch Trung Cộng? Con số ước lượng có thể trên dưới 10 ngàn người ở Nhân Cơ và 5.000 ở Tân Rai.

Chuyện gì đang xảy ra cho Cao nguyên Trung phần Việt Nam hiện tại?


Những người cầm quyền đương thời phải có trách nhiệm trả lời cho dân tộc Việt Nam và thế giới biết.


CS Việt Nam cho khai thác Bauxite nhằm mục đích gì?

Phải chăng đó chỉ là một cái cớ để nhằm mục đích "hợp thức hóa" việc chiếm cứ của Trung Cộng trên vùng Cao nguyên, nóc nhà của Đất Nước.

Phải chăng, đây là một cuộc chuyển nhượng quốc gia cho ngoại bang, không tiền khoáng hậu trong lịch sử nước nhà?

Tại Kontum, tuy không có dự án khai thác Bauxite, nhưng sự hiện diện của những người có gốc Hán chiếm một tỷ lệ không nhỏ và người thiểu số nơi đây "đã rút vào rừng sâu" từ hơn 5 năm qua? Xin cảnh báo cùng hồn thiêng của nòi giống Việt…


Mai Thanh Truyết

San Francisco 31/10/2010

//////////////////////////////////////////////////