VAMRF-20-12-2009

Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết Nói Về Quặng Bauxite Tây Nguyên, Vn   Việt Báo Thứ Bảy, 12/26/2009, 12:00:00 AM

Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết Nói Về Quặng Bauxite Tây Nguyên, VN: Thực Sự Là Quặng Phóng Xạ, Mưu Đồ Hán Hóa VN Của TC

Tiến sĩ Mai Thanh Truyết nói chuyện về khai thác bauxite.

Westminster ( Cổ Ngưu ) - - Tối Chủ Nhật 20 tháng 12 năm 2009, tại nhà hàng Seafood World, Hội Y Khoa Việt Mỹ (Vietnamese American Medical Reserch Foundation) tổ chức buổi thuyết trình về đề tài chuyên môn trong Y Khoa do Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh và Bác Sĩ Nguyễn Hoàng Lan điều hợp chương trình với sự tham dự hầu hết các Bác Sĩ, Dược Sĩ trong vùng Nam California trong số có cựu Giáo Sư Đào Hữu Anh  cựu Khoa Trưởng Đại Học Y Khoa Sài Gòn trước 1975. Quan khách có Tiêán Sĩ Nguyễn Lâm Kim Oanh và Phu Quân, Nhà Văn Minh Đức Hoài Trinh, Nhà Văn Nguyễn Quang và một số thân hữu tham dự.
Trong dịp nầy Hội mời Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết thuyết trình ngắn gọn về việc khai thác Bauxit và âm mưu xâm lăng của Trung Cộng.
Mở đầu phần thuyết trình TS Mai Thanh Truyết cho chiếu lại một số hình ảnh tai hại trong việc khai thác Bauxit ở Trung Cộng. Oâng nhấn mạnh đến những âm mưu thâm độc hiện nay của Trung Cộng là chúng muốn xé nhỏ bằng cách "nói chuyện riêng" với từng dân tộc thiểu số khuyến khích họ tự trị, đối với Việt Nam như vụ Hoàng Sa, Trường Sa chẳng hạn chúng đã đi thảo luận riêng từng nước một chứ không muốn nói chuyện chung toàn khối Asean. Oâng nói chuyện Hoàng Sa, trường Sa và Bauxit cao nguyên đều giống nhau, trong chính sách chia để trị, Trung Cộng muốn cắt đôi Việt Nam bằng vụ khai thác Bauxit."
Vén Lên Màn Bí Mật Tại Việt Nam:
Quặng Bauxite hay Quặng Phóng Xạ?
Trong hiện tại, chúng ta có thể nói một cách chính xác và không sợ phản biện là những người lính Tàu dưới dạng công nhân đang hiện diện đầy rẫy trên quê hương Việt Nam của chúng ta từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, giống như mọi quốc gia trên thế giới như Tây Tạng, Tân Cương, Phi Châu…những nơi có dấu chân TC khai thác các công trình quặng mỏ  hay những công ty sản xuất khác tại những nơi nầy.
Cộng sản Việt Nam cũng như Trung Cộng (TC) cũng không thể nào chối cãi được nhận định trên. Tại Việt Nam, người Trung hoa dù dưới dạng công nhân hay chuyên viên, mỗi khi vào một công ty nào đó đều sinh hoạt hoàn toàn riêng rẽ , nói chuyện với nhau bằng tiếng Hán mà thôi. Họ xây dựng lều trại làm nơi ăn ở, giải trí và có cuộc sống hoàn toàn cách biệt với các cộng sự viên người Việt. Thậm chí, mỗi khi có tranh cãi, họ ăn hiếp, đánh đập công nhân Việt. Thật không có gì nhục nhã cho bằng hiện tượng nầy xảy ra ngay chính trên mãnh đất quê hương của mình mà cán bộ hay công an cố tình làm ngơ trước những nghịch cảnh trên.
Những khu biệt lập nầy do TC hoàn toàn quản lý mọi sinh hoạt, không có người "lạ" nào hay cán bộ, công an Việt Nam có thể bén mãn đến được, mặc dù những công ty họ làm việc, đa số đều do người Việt quản lý.
Cho đến hôm nay, những tệ trạng trên tiếp tục diễn ra ở khắp mọi nơi, tạo nên một luồn sóng phẩn uất trong lòng người Việt, và thiết nghĩ những người công nhân lương thiện nầy sẽ có ngày đứng lên dành lại quyền công nhân thực sự và sẽ không để công nhân TC hiếp đáp mãi mãi được.
Những sự kiện tương tự cũng đã từng xảy ra ở những quốc gia có người Hán xâm nhập, đôi khi đi đến đổ máu như ở Tân Cương, Tây Tạng, và gần đây nhứt tại thành phố Alger, Algeria, qua những nguyên nhân hết sức cá nhân, nhưng từ đó xảy ra những cuộc đụng độ có tích cách chủng tộc vì sự hống hách, ức hiếp của người Hán trên mãnh đất quê hương của người bản xứ.
Trờ lại Việt Nam, riêng tại hai vùng hiện đang là điểm nóng ở Việt Nam; đó là Tân Rai ở Lâm Đồng và Nhân Cơ ở Đắk Nông. Hai nơi nầy hiện đang được TC phát động kế hoạch khai thác quặng mỏ bauxite từ hơn một năm nay dưới sự đồng thuận của CS VN. Sau khi không thể bưng bít được từ hơn 6 tháng nay, cs Việt Nam đã phải bạch hoá công bố hai công trình trên mặc dù đã ký kết với TC từ năm 2001 giữa Nông Đức Mạnh và Hồ Cẩm Đào, qua quá nhiều áp lực của đông đảo từng lớp dân chúng ở quốc nội cũng như ở hải ngoại cảnh báo về hiễm hoạ từ môi trường, kinh tế, chính trị, và quân sự nếu để cho TC khai thác hai vùng nầy.
Nhưng trầm trọng hơn cả là qua việc nhường bước cho TC khai thác, cs Việt Nam để lộ ra tinh thần quốc tế vô sản (?) (mà bây giờ đã biến thành tinh thần quốc tế hữu sản chăng?) trong việc hợp tác với TC. Và đây cũng có thể được xem như là một tiến trình then chốt của việc tiến chiếm Việt Nam không tiếng súng của TC.
Ngay từ giờ phút nầy (8/2009), đã có sự hiện diện của trên 570 công nhân TC ở Tân Rai và trên 300 ở Nhân Cơ. Đây là những con số do chính Ủy Ban nhân dân ở hai tỉnh trên công bố. Thiết nghĩ, con số thực sự chắc phải cao hơn nhiều và theo như dự kiến của hai công trình khai thác trên, con số công nhân TC sẽ đạt đến 5.000 người cho mỗi nơi. . . . . .
Oâng cũng thông báo một vài chi tiết có liên quan đến sức khoẻ, ảnh hưởng đến việc khai thác Bauxit. . . . Đề qúa rộng lớn, trong phạm vi thời gian không cho phép nên TS Mai Thanh Truyết cũng dành thời giờ để giải đáp một số thắc mắc được qúy vị Bác Sĩ nêu lên.
Trong không khí thân mật của buổi tối cuối tuần trong đại gia đình Y khoa và quan khách tham dự cùng dùng cơm tối để hàn huyên tâm sự về tình hình bệnh tật, về tình hình đất nước trước nguy cơ xâm lăng của Trung Cộng hiện nay.

Thượng đỉnh Copenhagen 2009

Thượng Đỉnh Copenhagen: Hiện tượng Duy Lý, Duy Tâm, và Duy Ngã

 

Hiện tượng Hâm nóng toàn cầu đã được toàn thế giới cùng đặt vấn đề qua Hội nghị Thượng đỉnh Rio de Janeiro, Ba Tây vào năm 1992. Nhưng mãi đến năm 1997, Nghị định thư Kyoto mới được các quốc gia đồng ý trên nguyên tắc là cần phải giảm thiểu từ 5 đến 10% mức phát thải khí carbonic CO2 so với định mức phát thải của năm 1990 cho từng quốc gia cho đến năm 2012. Các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tây, Nam Dương v.v…đều được miễn trừ đối với nghị định thư nầy.

Theo quy định, quốc hội của các quốc gia cần phải chấp thuận các điều luật trong Nghị định thư (NĐT) trước khi NĐT được chánh thức trở thành luật. Hoa Kỳ, với sự phân công chịu trách nhiệm của 27% tổng số lượng khí phát thải toàn cầu, không đồng ý với quyết định của NĐT Kyoto, cho nên không ký cũng như quy trách sự bất công qua việc miễn trừ 2 quốc gia Trung Cộng, với mức phát thải CO2 thời bấy giờ (1997) là 12%, và Ấn Độ (8%) trên tổng lượng CO2 phát thải trên thế giới.

Úc Châu cũng phản đối không chịu ký, nhưng sau cùng vào năm 2004, chấp nhận quy định của NĐT Kyoto, và nghị định nầy có được trên 50% quốc gia chịu trách nhiệm chấp thuận. Do đó, vào tháng giâng năm 2005, NĐT Kyoto đã biến thành luật.

Nhưng, năm 2012 đã gần kề, chỉ có một vài quốc gia áp dụng và thi hành luật trên như Anh và Đức…Pháp có cố gắng giảm thiểu nhưng vẫn không đạt được mức yêu cầu.

Có thể nói, Nghị định thư và Luật Kyoto đã thất bại vì hiện nay 2009, TC đã phát thải hàng năm là 6,6 tỷ tấn CO2 (2008), đứng trên Hoa Kỳ với 6,3 tỷ (2008), và Ấn Độ đứng hàng thứ tư với 1,4 tỷ. TQ và Ấn Độ là hai quốc gia được miễn áp dụng Luật Kyoto. (xin đọc các bài viết liên quan đến sự hâm nóng toàn cầu trên blog maithanhtruyet.blogspot.com).

Các quốc gia trên thế giới đã nhận rõ tính cách không hợp lý của Luật Kyoto cho nên đã chuẩn bị nhiều cuộc họp từ nhiều năm qua, như cuộc họp thượng đỉnh thu hẹp ở Bali, Nam Dương năm 2007, chuẩn bị cho Thượng Đỉnh Copenhagen vừa diễn ra từ 6 đến 18/12/2009 ở Đan Mạch vừa qua với mục đích hy vọng đưa ra những quy định mới áp dụng sau khi Luật Kyoto chấm dứt năm 2012 để dư phóng áp dụng cho đến năm 2020.

Trong buổi lễ bế mạc Thượng đỉnh, Tổng thư Ký Liên Hiệp Quốc, Ban Ki-Moon nói bản văn ký kết là một sự mở đầu thiết yếu dù đây không là một bản công ước mà mọi người mong đợi, trước sự phản kháng của người dân và một số NGO không được vào phòng họp, nhứt là ở những ngày cuối của Thượng đỉnh.

Lời của Ông Tổng thư ký kết thúc Thượng đỉnh năm nay cũng giống như lời của Tổng thống Ba Tây kết thúc Thượng đỉnh Rio de Janeiro năm 1992! Tất cả cũng là một sự mở đầu và 17 năm sau cũng là một sự mở đầu cần thiết hay thiết yếu! (On recommence par le commencement.)

Sau 12 ngày thảo luận, Thượng đỉnh chỉ đưa ra được những khuyến cáo chung chung do Hoa kỳ, Trung Cộng, Ấn Độ, Ba Tây và Nam Phi họp kín, nhưng Tổng thống Obama đã rời phòng họp để về lại Mỹ trước khi bản thông cáo chung được công bố. Kết quả hầu như hoàn toàn không đạt được yêu cầu và ước muốn của đa số thành viên tham dự ngoài việc phát thải thêm gần 45 ngàn tấn CO2 vào môi trường. Cũng cần nên để ý là Tây Âu hoàn toàn đứng ngoài trong quyết định chung quyết của Thượng đỉnh kỳ nầy. Năm quốc gia nhóm họp kín chính là 5 nước có tổng số khí carbonic phát thải trên 60% tổng số khí phát thải toàn cầu.

Trước một vấn nạn chung của toàn cầu, chúng ta học được những bài học gì qua cung cách hành xử của những quốc gia trên thế giới, từ các đại cường đến những nước nhược tiểu, từ cung cách phát biểu của các quốc gia Tây phương đến thái độ ứng xử của những nước cộng sản như TC và Việt Nam qua diễn biến và phản ứng ở Thượng đỉnh vừa qua.

Hầu hết các quốc gia tham dự Thượng đỉnh đều đồng ý với nhận định của các khoa học gia là cần phải giảm thiểu mức phát thải CO2 cho đến năm 2020 của mỗi quốc gia từ 20 đến 40% so với định mức phát thải năm 1990, nếu không nhiệt độ trên thế giới có thể tăng lên 20C gây ra nhiều thảm họa cho các quốc gia có độc cao thấp so với mặt biển như Việt Nam, Bangladesh, vùng New Orleans (Hoa Kỳ) v.v… Nhưng văn bản ký kết ở Thượng đỉnh chỉ là một bản văn mơ hồ, không đưa ra một quy định rõ ràng nào cả, ngoài một số quy định chung chung về việc khuyến cáo các quốc gia cố gắng tự tiết giảm trên và giúp đở các nước nghèo trong việc cắt giảm khí CO2 của họ.

Các điểm bất đống chính yếu vẫn là:

-       Mức q uy định cắt giảm phát thải của các nước phát triển kỹ nghệ;

-       Trợ giúp các quốc gia đang phát triển trong việc hạn chế việc phát thải CO2;

-       Biện pháp kiểm soát việc thi hành cắt giảm.

Chính ba bất đồng trên đã làm cho Thượng đỉnh đi đến bế tắc. Chỉ có một đồng thuận duy nhứt là Thượng đỉnh sẽ tiếp tục nhóm họp và thảo luận tiếp vào năm 2010 tại Mexico City trước khi đi đến kết  luận quy định vào năm 2016.

Duyệt xét về nguyên nhân nào đưa đến sự bất đồng giữa các quốc gia về việc phân chia tỷ lệ phát thải cho mỗi nước, qua tiến trình tranh luận ở Thượng đỉnh Copenhagen vừa qua, TC và Hoa Kỳ là hai quốc gia gây ra nhiểu tranh cãi nhứt. Và cả hai đã vô tình hay hữu ý vận động "tranh thủ bè phái" về phía mình: Hoa Kỳ với nhóm G8, và TC với nhóm quốc gia G77 gồm những quốc gia Á châu, Trung và Nam Mỹ Châu, cùng Phi Châu. Một nhóm đứng trung dung chờ xem cuộc "tranh thương hổ đấu" giữa TC và Hoa Kỳ là Nhật Bản , đại diện cho nhóm G27 gồm những quốc gia "chờ" không nằm trong hai nhóm đầu.

Có thể nói, ba khuynh hướng trên thể hiện ba hướng suy nghĩ về duy tâm, duy lý, và duy ngã, đề tựa cho bài viết về Thượng đỉnh Copenhagen nầy.

Hướng Duy lý

Trước hết, các quốc gia Tây phương thường có khuynh hướng duy lý, nghĩa là nhận xét, suy luận, phân tách…mọi vấn đề qua các dữ kiện đã được chứng nghiệm. Từ cung cách duy lý đó, áp dụng vào tình hình thực tế từng quốc gia một, đôi khi không thể hiện hết được kết quả suy luận của vấn đề, nhứt là vấn đề có liên quan đến con người như sự hâm nóng toàn cầu.

Hoa Kỳ có thể nói là đại diện cho nhóm G7, đã phủ nhận việc phân chia trách nhiệm trong việc phát thải khí carbonic với lập luận là cần phải xét lại vấn đề tạo ra tỷ lệ sản phẩm vật chất so với cùng một phát thải. Mặc dù phát thải ít hơn TC, nhưng Hoa Kỳ đã tạo ra 25% sản phẩm cho thế giới trong lúc đó, TC chỉ sản xuất 15%. Do đó TC phải chịu trách nhiệm trong việc tiết giảm CO2 nhiều hơn tỷ lệ 6,6/6,3, nghĩa là nếu HK phải tiết giảm 30% cho đến năm 2020 thì TC phải tiết giảm 52% ( 30% x 25 : 13 và x 6,6 : 6,3). Dĩ nhiên là TC không chấp nhận. Và đây cũng chính là nguyên nhân HK không phê chuẩn Nghị định thư Kyoto.

Thêm nữa, người Hoa kỳ với tình thần cá nhân chủ nghĩa, do đó trong tâm thức của mỗi người dân thường không có tầm nhìn rộng trong sinh hoạt hàng ngày. Họ chỉ biết hưởng thụ những gì đất nước Hoa Kỳ cung cấp cho họ như điện, nước, năng lượng. mà không nghĩ đến nguy cơ cạn kiệt năng lượng và nguồn nước trên thế giới. Điển hình là phương tiện chuyên chở công cộng để giảm thiểu việc phát thải khí carbonic không được phát triển trên đất nước nầy. Cũng như việc phí phạm nguồn nước tiêu dùng quả thật không thể chấp nhận được. Trung bình một người Mỹ xài từ 700 đến 1000 lít nước mỗi ngày tùy theo vùng, trong lúc đó một người Pháp xử dụng dưới 100 lít/ngày và còn rất nhiều nơi không có được 10 lít cho sinh hoạt hàng ngày.

Như đã nói ở phần trên, vấn đề hâm nóng toàn cầu đã được trên 100 nguyên thủ quốc  gia chính thức nêu lên và đồng thuận là cần phải có một giải pháp toàn diện từ năm 1992. Những đồng thuận căn bản như trích 0,7% ngân sách quốc gia của những nước giàu để viện trợ cho các quốc gia đang phát triển, chuyển đổi công nghệ mới và sạch cùng cung cấp kỹ thuật để giúp họ giải quyết vần đề môi trường v.v…Nhưng tất cả những kết ước trên đều không được tuân thủ vì nhiều lý do liên quan đến kinh tế quốc gia và chính trị…Chính vì thế mà tình trạng hâm nóng toàn cầu ngày càng trầm trọng thêm và tỷ lệ phóng thích khí carbonic vào không khí của các quốc gia đang phát triển cao hơn các quốc gia đã phát triển.

Hướng duy ngã

Mặc dù phân loại nhóm G77 do TC đại diện không có tính cách tuyệt đối, nhưng TC đã kéo theo một số quốc gia cực đoan vùng Nam Mỹ và Phi Châu cùng Á Châu. Họ đặt tinh thần quốc gia cực đoan và suy nghĩ theo cung cách duy ngã, do đó, mọi vấn đề chung của thế giới đều đi đến chỗ bế tắc như trường họp Thượng đỉnh Copenhagen vừa qua.

TC đã lấy một lý do hết sức ấu trỉ là phải chia lượng khí carbonic phát thải trên dân số của quốc gia. Nếu tính như thế thì TC phát thải ít hơn nhiều so với Hoa Kỳ. Cách tính nầy hoàn toàn không hợp lý. Cũng như khi bàn về vấn đề kiểm soát mức khí thải của mỗi quốc gia do một ủy ban quốc tề kiểm soát, TC không đồng ý và cho rằng làm như thế là "xâm phạm chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của TC" (trong lúc đó, đánh bắt, tịch thu tàu đánh cá Việt Nam trong hải phận Việt Nam thì không xâm phạm chủ quyền quốc gia!).

Những phát biểu trên đã làm tăng thêm tính cực đoan của Venezuela, Sudan và Tuvalu.

Sudan cho rằng bản đúc kết chung chỉ là những bản văn có giá trị Holocaust cho Phi Châu. Trong lúc đó, đại diện Venezuela còn đi xa hơn nữa là tố cáo Copenhagen Accord chỉ là hình thức do Hoa Kỳ chủ động nhằm chống lại Liên Hiệp Quốc. Tổng thống Chavez tuy không tham dự Thượng đỉnh, cũng tuyên bố…Đó là một sự gian trá đối với nhân dân thế giới.

Hướng duy tâm

Thông thường, theo tinh thần và suy nghĩ chung trên thế giới, người Á Châu chuyên về hướng nội, nghĩa là suy nghiệm nhiều về nội tâm. Nhưng ngày hôm nay, điều nầy có thể đúng với một số quốc gia còn giữ nguồn cội gốc, và không còn áp dụng với một số quốc gia khác đang đeo đuổi một chính sách quản lý đất nước cực đoan và độc tài, điển hình là TC, Việt Nam và Miến Điện.

Nước Nhật có nền kinh tế thịnh vượng đứng thứ hai hay thứ ba tùy theo cách tính chỉ sau Hoa Kỳ, nhưng chỉ phát thải 1,3 tỷ CO2 năm 2008 ( gần 5 lần ít hơn so với TC). Điều nầy chứng tỏ rằng người Nhật đã phát triển quốc gia theo đúng tiến trình phát triển bền vững ứng hợp với Nghị trình-21 về việc bảo vệ môi trường sống, tăng trưởng quốc gia và tăng phúc lợc cho người dân.

Chile, một quốc gia sản xuất đồng (copper) lớn nhứt trên thế giới, mang về cho ngân sách quốc gia gần phân nửa. Nhưng lãnh đạo Chile đã biết tự chế và hạn chế mức sản xuất để bảo vệ môi trường và tài nguyên khoán sản và phải điều chỉnh ngân sách quốc gia để thích ứng với việc thiếu hụt trên.

Indonesia, sau khi nhận định là cần phải cải cách nông nghiệp bằng cách huấn luyện nông dân về cách trồng lúa, xử dụng thuốc trừ sâu rầy, và phân bón cũng như nâng chính sách nầy lên tầm quốc gia. Chỉ sau 3 năm thực hiện, chính sách đã đem lại lợi ích là mức sản xuất lúa tăng thêm và giảm được hàng tỷ Mỹ kim do việc nhập cảng phân bón và truốc trừ sâu rầy. Nhưng thành quả to lớn nhứt mà Nam Dương đã đạt được là bảo vệ môi trường sống của xứ nầy.

Còn cung cách phát triển của Ấn Độ, không chạy theo cung cách ăn xổi ở thì của TC như sản xuất hàng tiêu dùng nhứt thời theo kiểu "mì ăn liền", chứ không theo hướng phát triên kinh tế theo kinh điển của Clarke là giảm thiểu lượng nông dân, nâng tỷ lệ nhân công công nghiệp, và sau cùng tăng trưởng dịch vụ. Làm như thế Ấn Độ đã phát triển một cách đều đặn, tuy chậm chạp nhưng bền vững, không gây nguy hại cho môi trường nhiều.

Bốn quốc gia vừa kể trên đã theo hướng phát triển lấy tâm lành làm chuẩn, do đó vừa phát triển quốc gia vừa mang thêm phúc lợi cho người dân và vừa kiểm soát được mức phải thải carbonic, một vấn nạn chung của thế giới.

Kết Luận

Qua những nhận xét và lý giải kể trên, vấn đề phân công và phân nhiệm cùng việc quy định các lề luật để giảm thiểu sự hâm nóng tòan cầu qua việc tiết giảm phát thải khí carbonic là một việc làm thiên nan vạn nan nếu không nói là không thể nào giải quyết được.

Thế giới ngày hôm nay là một thế giới đa cực, trong đó có nhiều quốc cổ súy tinh thần dân tộc cực đoan gây ra nhiều xáo trộn cho thế giới. Nếu các quốc gia trên áp dụng đúng những chương trình do Liên Hiệp Quốc đề ra mà chính họ đã thảo luận và ký kết, thế giới sẽ sống hài hòa theo tinh thần trách nhiệm chung của cộng đồng thế giới.

Rất tiếc, điều nầy không xảy ra.

Trở qua Thượng đỉnh Copenhagen, TC, một mặt xưng hùm xưng bá, chứng tỏ ta đây là một cường quốc, có mặt thường trực trong Hội đồng Bảo an LHQ có quyền phủ quyết, có quyền can dự vào mọi chuyện trên thế giới. Nhưng trong một mặt khác, về việc bảo vệ môi trường chung, vẫn "năn nỉ" thế giới để được xếp vào các quốc gia đang phát triển để được "trợ cấp" trong việc nâng cấp công nghệ và tiết giảm phát thải khí carbonic. Hai cung cách ứng xử nầy đã làm cho thế giới khinh rẽ!

Người CS TQ có biết chăng, chính họ đã làm cho môi trường sống của người Trung hoa ngày càng xấu đi, và có thể nói người nông dân Trung hoa, ngày càng nghèo hơn, và điều kiện sống càng xấu đi. Phát triển của TC hoàn toàn đi ngược lại với tiến trình toàn cầu hóa ngày hôm nay.

Trở qua Việt Nam, đi phó họp Thượng đỉnh là để thu thập, rút tỉa kinh nghiệm hầu áp dụng cho việc phát triển đất nước. Nhưng ngược lại, Việt Nam đã làm một việc cũng xấu hổ như TC đã làm, thể hiện cung cách "cái bang" trước thế giới bằng cách mang hai "nông dân" vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nạn nhân (?) của sự hâm nóng toàn cầu ngõ hầu đánh động lương tâm thế giới để ….xin tiền, (giống như mang những người tàn tật và gán cho là nạn nhân của chất độc màu da cam đi trình diễn khắp nơi cùng nhằm mục đích xin tiền).

Trong lúc đó, ở bình diện khác, Viêt Nam tự xưng nào là đỉnh cao trí tuệ, nào là thay trời làm mưa, nào là Việt Nam và Cuba canh giữ hòa bình thế giới, nào là "tôi vừa động viên ông Obama, vừa phân hóa nội bộ họ…". Không biết ở Việt Nam ngày nay, có còn ai đi bán "cái liêm sỉ" để cải thiện cuộc sống đói nghèo hay không?

Vấn đề hâm nóng toàn cầu là trách nhiệm của MỖI người, MỖI quốc gia; do đó tất cả phải cùng chung lưng đâu cật để giải quyết vấn đề trong chiều hướng toàn cầu hóa. Mọi khuynh hướng dân tộc cực đoan, chủ nghĩa bá quyền cần phải chuyển thể nhường cho lòng bác ái, tương thân tương trợ nẩy mầm để được xứng đáng làm một "công dân thế giới".

Phát triển quốc gia cần phải phát triển trong trách nhiệm toàn cầu chứ không phát triển theo kiểu "tư bản đang dảy chết", mà cũng không phải phát triển nửa mùa như "phát triển tư bản theo định hướng xã hội chủ nghĩa".

Mai Thanh Truyết

Mùa Vọng, 12/24/2009

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hội Luận San Jose 19/12/2009

Dân Tộc Sinh Tồn Trong 60 Năm Bị Giặc Tàu Ðô Hộ

 

Ngày 23 tháng 12 năm 2009

 

H,

 

Bài viết được phóng viên Trân Văn đưa lên đài RFA ngày 21-12-2009 có nhắc lại "Tại Diễn đàn Châu Á, diễn ra ở Bác Ngao, Trung Quốc, hồi tháng 4 năm nay, ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam và ông Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Trung Quốc, tuyên bố, cả hai đã "nhất trí chọn năm 2010 làm Năm hữu nghị Việt - Trung". Hai ông giải thích, sở dĩ năm 2010 được chọn làm "Năm hữu nghị Việt - Trung" vì nó là mốc, đánh dấu quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc tròn 60 năm. Hai ông cùng cho rằng, đây là sự kiện quan trọng đối với cả hai quốc gia".

 

Lời nhắc nhở đó khiến dư luận xót xa nghĩ tới hai chữ "hữu nghị" chỉ là cái vỏ bọc ngoài của sự thật "chủ tớ" của kẻ "đô hộ" và người "nô lệ". Ðiều này khiến Ba nghĩ tới sự thật đau lòng của hơn nửa thế kỷ Việt Nam bị Tàu đô hộ, khiến thời đại Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là "thời đại đồ đểu", và nền văn hóa của dân tộc Việt Nam coi như bị hủy hoại trầm trọng, như nhận xét của Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc: "...Bước vào không gian công cộng ở Việt Nam, nhất là không gian công cộng thuộc quyền nhà nước, từ uỷ ban nhân dân đến công an phường, quận, thành phố; từ bưu điện đến bệnh viện; từ bàn hải quan đến văn phòng xuất nhập cảnh, v.v... ở đâu người Việt Nam cũng dễ ghét. Cái dễ ghét ấy có thể được nhìn thấy ngay trên các chuyến bay về Việt Nam: Theo nhận định của nhiều người vốn đi nhiều, ít có tiếp viên hàng không nào dễ ghét như tiếp viên hãng Hàng Không Việt Nam; ít có công an cửa khẩu và nhân viên hải quan nào dễ ghét như những người làm việc tại các sân bay quốc tế tại Việt Nam. Một sinh viên của tôi, người Úc, rất mê Việt Nam, và vì mê Việt Nam, cuối cùng, lấy vợ Việt Nam. Chính trong thời gian làm đám cưới, phải chạy vạy làm đủ các loại giấy tờ, từ hôn thú đến bảo lãnh vợ sang Úc, anh phờ phạc cả người. Quay về Úc, anh than: Chưa bao giờ anh thấy nhân viên hành chính ở đâu dễ ghét bằng các nhân viên hành chính ở Việt Nam. Một người bạn khác của tôi, về Việt Nam thăm thân nhân bị bệnh, phải nằm bệnh viện, than: Chưa bao giờ thấy bác sĩ và y tá ở đâu lại dễ ghét như ở Việt Nam. Mặt mày ai cũng hầm hầm hay lạnh tanh. Người ta hỏi gì cũng quát, nạt. Họ chỉ dịu giọng được một lát khi nhận tiền lót tay. Một người bạn khác rất có thiện chí giúp đỡ Việt Nam, nhiều lần tổ chức quyên góp từ quần áo, sách vở đến máy vi tính ở Úc để chuyển về tặng cho người Việt; nhưng sau đó, đâm nản, cuối cùng, bỏ cuộc. Anh nói: 'Mình mang quà về giúp, nhưng ở đâu cũng bị làm khó dễ... '."

 

Nhưng, sự hủy hoại trầm trọng đó chỉ khiến các cấp lãnh đạo Ðảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trở thành những kẻ nói dối không biết ngượng, như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rằng mình là kẻ ghét nói dối lại luôn miệng nói dối và làm toàn những chuyện dối trá; Chủ tịch Nhà nước Nguyễn Minh Triết thì bịa lời của Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Việt Nam nói về trường hợp Linh mục Nguyễn Văn Lý; và mới đây là Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh nói về vấn đề nhân quyền với Thượng Nghị sĩ Hoa Kỳ James Webb bị văn phòng của ông này nói là không có. Ðiều đáng nói là nó đã dừng lại ở cửa công quyền, cửa của Ðảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, chớ trong chỗ giao tình giữa người với người bên ngoài công quyền, bên ngoài Ðảng và Nhà nước thì cái "đáng ghét" trở thành cái "dễ thương", cũng theo nhận xét của Nguyễn Hưng Quốc: "...Những nhân viên các loại và các cấp bị xem là dễ ghét trong công sở ấy có thể trở thành cực kỳ dễ thương với bạn bè, người thân hoặc người quen. Một viên công an mặt mày lúc nào cũng lạnh như tiền và lăm lăm đòi móc túi những người dân đến xin chứng nhận một thứ giấy tờ gì đó có thể là một người cởi mở, hào hiệp và hào phóng khi ngồi vào bàn nhậu với bạn bè... Có thể nói gọn lại thế này: Trong quan hệ cá nhân, người Việt thường đáng yêu; nhưng trong quan hệ công cộng, nhất là ở công sở, người Việt thường rất dễ ghét. Cũng có thể nói một cách khái quát hơn: ở Việt Nam, cứ hễ có chút quyền lực, bất kể là quyền lực gì, người ta liền biến ngay thành người dễ ghét. Bản tính dễ thương đến mấy cũng thành dễ ghét. Nếu không dễ ghét vì sự hách dịch, quan liêu hay tham lam thì cũng dễ ghét vì sự chậm chạp, cẩu thả, lười biếng và vô trách nhiệm. Bởi vậy, nhiều người nhận xét: Chơi với người Việt thì vui, nhưng làm việc với người Việt thì đúng là một cực hình. Trên bàn nhậu, ai cũng thông minh, biết điều, cởi mở; nhưng quay lại bàn giấy thì người ta lại lề mề, khó khăn, tắc trách, rất ít đáng tin cậy. Do đó, vấn đề không phải là bản tính mà là văn hoá. Mà văn hoá, nhất là văn hoá hành chính, lại gắn liền với chế độ".

 

Ðiều đó khiến Ba nghĩ tới Bản Năng Sinh Tồn Của Dân Tộc Việt. Nó cũng khiến Ba nghĩ tới buổi ra mắt sách và hội luận về "Ðại Họa Giặc Tàu Và Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn" vừa diễn ra tại Trung tâm ViVo chiều Thứ Bảy 19-12-2009 vừa qua. Xin ghi lại đây lời tường thuật về buổi ra mắt sách và hội luận đó:

 

Buổi ra mắt sách và hội luận được dư luận cho là mang nặng màu sắc chánh trị đã diễn ra tại Trung tâm ViVo của thành phố San Jose vào lúc 2gio30 ngày Thứ Bảy 19-12-2009 trùng hợp với nhiều sinh hoạt cộng đồng khác nên số người tham dự chưa ngồi kín hội trường 150 ghế như các lần trước. Sau khi chào cờ Việt-Mỹ và đồng hát Quốc ca Việt Nam, ca nhạc sĩ Vũ Lập đọc lời tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã bỏ mình cho lý tưởng tự do và cho Tổ quốc Việt Nam đã đặc biệt nhấn mạnh đến sự tưởng niệm cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, người đã trọn đời tận tụy đấu tranh cho nền dân chủ pháp trị ở Việt Nam, đấu tranh cho sự sinh tồn của dân tộc Việt Nam.

 

Ngay khi tuyên bố khai mạc buổi ra mắt sách và hội luận, nhân danh Ban tổ chức Giáo sư Trần Minh Xuân đã ân cần giới thiệu 2 người dẫn chương trình [MC] là ca nhạc sĩ Vũ Lập và cựu sinh viên chiến tranh chánh trị Ðào Trung Chính. Sau đó, Giáo sư Ngô Ðức Diễm, nhân danh chủ nhà [TT ViVo] ngỏ lời chào mừng các diễn giả và quan khách từ xa đến San Jose, đặc biệt là nhà văn quân đội Hải Triều đến từ Vancouver, Canada, Thiếu tá Hoàng Ðình Khuê và phái đoàn đến từ miền Nam California, ông rất tiếc là đã không có Tiến sĩ Mai Thanh Truyết và Tiến sĩ Lê Minh Nguyên ở Oarnge Couty và Tiến sĩ Phan Văn Song ở Pháp. Trong phần giới thiệu quan khách, hội trường đặc biệt nghe sự có mặt của phái đoàn của các đảng phái chánh trị gồm đảng Tân Ðại Việt, Ðại Việt Quốc Dân Ðảng, Ðại Việt Cách Mạng Ðảng, Liên Minh Dân Chủ Việt Nam và đông đảo thành viên trong Ðại Gia Ðình Nguyễn Ngọc Huy, thành viên của Liên Ðoàn Cử Tri người Việt Bắc California...; trước khi giới thiệu thành phần Chủ tọa đoàn gồm cựu Luật sư Trần Minh Nhựt, nhà văn Hải Triều, Thiếu tá Hoàng Ðình Khuê và Giáo sư Trần Minh Xuân; cùng Thư ký đoàn gồm Dược sĩ Lưu Phương và 2 sinh viên Trần Hoàng Yến và Trần Hoàng Anh [Hình: Luật sư Trần Minh Nhựt và Thư ký đoàn]

 

Trong phần ra mắt sách, nhà văn quân đội Hải Triều, một thành viên của Ðại Gia Ðình Nguyễn Ngọc Huy, cũng là thành viên lãnh đạo của Liên Minh Dân Chủ Việt Nam, đã tâm sự về việc hình thành 2 tác phẩm mới in của ông là Mùa Xuân Ðen và Chụp Mũ. "Mùa Xuân Ðen" là một tập truyện viết từ những sự thật, cảnh thật, người thật, nạn nhân thật được pha một chút uất hận, một chút đắng cay, một chút chịu đựng, một chút bất cần, một chút khôi hài... trong cảnh cả nước cùng đường khi những người cộng sản lộ nguyên hình là những tên Thái thú của thời Bắc thuộc mới, trong đại họa giặc Tàu... Ðến tác phẩm "Chụp Mũ" tác giả đã không ngại đụng chạm, không sợ mích lòng, khi nói về những "chụp mũ, bịa đặt, ác độc" của những tên dấu mặt trong bóng tối lẫn những kẻ có tên ngoài ánh sáng... nhắm vào Hải Triều. Tất cả đã được khai quật, phân tích... để độc giả hiểu rõ tại sao có quá nhiều kẻ thù từ hàng ngũ những người hay nhóm gọi là "quốc gia". Theo tác giả đây là giải pháp tác giả chọn lựa, không chỉ là phương cách tự mình giải oan, mà nó còn giúp cho đời hiểu ra, nhận ra những chiếc mặt nạ của những người mặc áo quốc gia thò tay ra tàn hại anh em, tàn hại cuộc đấu tranh chống tà quyền Hà Nội... bằng những tài liệu thật, bằng chứng thật... Với tác giả đây là nổ lực chấm dứt nạn chụp mũ trong các cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại khi đại họa giặc Tàu lúc nào cũng là đại họa mọi người cần phải dồn mọi nổ lực truy diệt.


Kế tiếp, Giáo sư Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hồi đồng Quản trị East Bay Vietnamese Association, Chủ biên Chuyên san Dòng Sử Việt, cựu Giáo sư trường Ðại học Văn khoa Sài Gòn, nhận xét tác phẩm vừa mới xuất bản của các Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, Tiến sĩ Phan Văn Song và Giáo sư Trần Minh Xuân có tên là "Từ Bauxite Ðến Uranium: Tiến Trình Ðô Hộ Việt Nam Của Trung Cộng". Giáo sư Tuấn đã tuần tự nhận xét từng bài viết của từng tác giả góp mặt trong tác phẩm.

 

Với Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, tác giả của 14 bài trong tuyển tập, vốn là chuyên viên hóa học, tác gỉa đã có những kiến giải rành rẽ và rất thuyết phục về môi trường, nói đúng ra là những sự hủy hoại môi trường, của Trung Quốc khiến những bài viết về những tác hại của việc khai thác bauxite của Trung Quốc ở Việt Nam đã làm người đọc xót xa cho vận nước và ngán ngẩm trước sự yếu hèn của chính quyền Việt Nam đương thời. Chủ nghĩa cực đoan Ðại Hán của người Tầu nhằm khống chế các quốc gia lân bang, nhất là Việt Nam, cũng được ông mổ xẻ. Tuy nhiên, có những con số cần được tác gỉa giải thích để những độc gỉa không có kiến thức chuyên môn về kinh tế tài chánh hiểu điều tác gỉa muốn trình bầy.

 

Với Giáo sư Trần Minh Xuân, theo Giáo sư Tuấn tất cả 14 bài viết đều chứa đựng chi tiết, dữ kiện, thống kê, bản đồ và hình ảnh thời sự một cách phong phú. Ông đã nói nguyên văn: "Hãy nhớ rằng thời sự hôm nay là lịch sử ngày mai để chúng ta cần gửi đến ông một lời cám ơn. Cám ơn ông đã lưu giữ những chuyện đang xảy ra làm dữ liệu cho lịch sử phán xét công tội của một cá nhân hay một tập đoàn hay một chính quyền". Giáo sư Tuấn cũng nói thêm: "Giáo sư Trần Minh Xuân cũng còn có công nhắc nhở và giới thiệu những tư tưởng chính trị của cố Gs. Nguyễn Văn Bông và cố Gs. Nguyễn Ngọc Huy mà những sự kiện thực tế ngày nay đã chúng minh giá trị viễn kiến của những chính khách này, vốn dấn thân vào chính trường với lý tưởng cao đẹp vì dân vì nước". Qua phần trình bày của mình, Giáo sư Tuấn cho biết: "Một trong những bài viết của Ông Giáo Gìa Trần Minh Xuân mà tôi thấy hứng thú là bài ông viết về 'Dân Oan Thích Nhất Hạnh' (trang 44-454) kể chuyện tu viện Bát Nhã ở Việt Nam thuộc pháp môn Làng Mai của sư ông Nhất Hạnh bị xua đuổi khỏi chùa cho thấy chính quyền Cộng Sản Việt Nam, sau khi lợi dụng xong chút tiếng tăm quốc tế của nhà sư này để chứng minh Việt Nam có tự do tôn giáo, đã thẳng thừng vứt bỏ cái vỏ chanh đã hết nước... Giáo sư Trần Minh Xuân đã viết một cách cẩn thận, nói có sách mách có chứng. Bài viết của ông thường chứa đựng lời nói hay hình ảnh của các nhân vật chính trị, văn hoá, giáo dục, xã hội, của giới trí thức hay của chính những lãnh tụ Cộng Sản tại Việt Nam khiến giá trị tài liệu được chính xác và tiện dụng..."

 

Ðến phần Tiến sĩ Phan Văn Song, Giáo sư Tuấn nói: "Tiến sĩ Phan Văn Song đã rất cụ thể khi lên tiếng báo động sự nguy hiểm trong việc làm ăn với Trung Quốc. Làm ăn với Trung Quốc thì có nguy cơ bị Công An Trung Quốc bắt giam bất cứ lúc nào. Ðiều đáng nói là tác gỉa Phan Văn Song đề cập đến chuyện văn hoá Jarai bị hủy hoại, sắc tộc Jarai bị áp bức, và đất đai Jarai bị tịch thu. Tôi tự hỏi phải chăng chỉ có sắc tộc Jarai là bị những tại họa do chính quyền Cộng Sản đem lại thôi sao? Còn các sắc tộc khác, những Ba Na, Stieng, Rong gao, Xê Ðăng, Mnông... thì sao, không thấy quyển sách này đề cập đến gì cả. Tại sao lại chỉ Jarai?"

 

Ðến phần "Phụ Lục" Giáo sư Tuấn nói: "...Qúy vị không nên cho đăng bức thư của Tổ Chức Văn Hóa và Nghệ Thuật Champa Quốc Tế có trụ sở ở Ontario, Canada nơi trang 524. Lý do là vì trong thư này, người Chủ Tịch của Tổ Chức Văn Hóa và Nghệ Thuật Champa Quốc Tế gốc Chàm đã nhân danh toàn thể các sắc tộc ở vùng cao nguyên Trung Phần, điều mà các sắc tộc khác như Bà Na, Rông gao, Xê Ðăng, Jarai... đã và đang phản đối trong nhiều năm qua".

 

Sau cùng, có điều khiến Giáo sư Tuấn không được hài lòng là "Ba tác gỉa có ba khuynh hướng và nội dung, tuy cùng bừng bừng tình yêu quê cha đất tổ, nhưng khác nhau rõ rệt, thành ra việc sắp xếp lần lượt từng ông một một cách từ tốn và rất lịch sự đã vô tình xé lẻ bài các ông thành từng mảng từng đoạn, chỉ làm người đọc khó theo dõi!..."

 

Giáo sư Tuấn vừa dứt lời thì MC Ðào Trung Chính lên tiếng: "Xin thành thật cáo lỗi cùng quý vị về trường hợp Tiến sĩ Mai Thanh Truyết đã không đến được theo chương trình đã ghi vì ngày Thứ Ba vừa qua ông email cho biết bất ngờ vì công vụ ông phải đi Las Vegas tham dự một hội nghị môi trường từ Thứ Năm nầy đến Thứ Bảy. Do đó, phần thuyết trình của ông được người cùng viết chung sách về "Ðại Họa Giặc Tàu" với ông lo giúp. Ðó là Giáo sư Trần Minh Xuân. Giáo sư Trần Minh Xuân cũng là thành viên của Ðại Gia Ðình Nguyễn Ngọc Huy. Ngoài tên thật và bút hiệu Huy Phong, ông được nhiều người biết đến dưới bút danh Giáo Già, người trách nhiệm cột báo "Thư Cho Con" hằng tuần trên Tuần báo Tiếng Dân, tác giả của 13 cuốn Thư Cho Con đã xuất bản..."

 

Bước lên sân khấu Giáo sư Trần Minh Xuân một lần nữa xin lỗi về sự vắng mặt của Tiến sĩ Mai Thanh Truyết và cũng ngỏ lời xin lỗi về sự vắng mặt bất khả kháng của Tiến sĩ Phan Văn Song khi ông này phải rời California về Pháp trước ngày hội luận. Sau đó, Giáo sư Trần Minh Xuân nói thẳng vào nội dung tác phẩm nhằm trình bày đại họa giặc Tàu đang đô hội Việt Nam. Ông đọc nguyên văn lời Mao Trạch Ðông đã khẳng định trong cuộc họp của Bộ Chính trị ban chấp hành trung ương Ðảng cộng sản Tàu hồi tháng 8 năm 1965 rằng: "Chúng ta phải giành cho được Ðông nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Ðiện, Malayxia và Singapo..." [trich Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua]. Ðiều này cho thấy Mao Trạch Ðông đã coi Miền Bắc Việt Nam đã là lãnh thổ của Tàu không cần giành như giành các phần lãnh thổ khác trên tiến trình "giành cho được Ðông nam châu Á". Còn nhớ, khi Mao Trạch Ðông chiếm trọn Hoa lục năm 1949, thì năm sau [1950] Hồ Chí Minh sang Tàu cầu viện để quân Tàu tràn qua biên giới chiến đấu trong các chiến dịch đánh Pháp quan trọng; đến khi trận Ðiện Biên Phủ kết thúc Tàu bắt tay Pháp chiếm một nửa nước Việt Nam nằm về phía Bắc vĩ tuyến thư 17. Ðến năm 1974, Tàu xua quân tiến chiếm Hoàng Sa của VIỆT NAM CỘNG HÒA; và khi Cộng sản Bắc Việt hoàn tất cuộc xâm lăng Miền Nam Việt Nam, Tàu coi như giành được Miền Nam Việt Nam. Nhưng Lê Duẩn và đồng bọn lãnh đạo Cộng sản Việt Nam ngã theo Liên Sô, khiến Ðặng Tiểu Bình xua quân "dạy Cộng sản Việt Nam bài học" bằng cuộc chiến biên giới năm 1979; khiến Bộ Chánh trị phải sửa Hiến pháp ghi Tàu là kẻ thù của dân tộc. Nhưng 10 năm sau, trong cơn cùng kiệt của Xã hội Chủ nghĩa; tháng Chín năm 1989 Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Văn Linh phải dẫn Ðỗ Mười và Phạm Văn Ðồng sang Thành Ðô xin Trung Quốc viện trợ. Rồi năm 1991 Lê Ðức Anh, Ðỗ Mười, Võ Văn Kiệt lại sang Trung Quốc xin ủng hô; và cứ thế tiếp tục qua thời Lê Khả Phiêu, Nông Ðức Mạnh... coi như cả đất nước Việt Nam hoàn toàn nằm trong tay Tàu cộng. Ðể sau đó Hiến Pháp lại được sửa để Tàu không còn là kẻ thù của Việt Nam. Nhìn vào đó, có người cho là Việt Nam có nguy cơ bị Tàu đô hộ. Thật sự đó không là cơ nguy mà là ÐẠI HỌA, và cái đại họa lần này trầm trọng hơn những lần Bắc thuộc trước, vì Tàu đã đô hộ Việt Nam bằng viễn khiển mà nói theo tiếng "hiện đại" là "remote control" bọn Thái thú CSVN đang cầm quyền dưới nhãn hiệu của 4 tốt và 16 chữ vàng.

 

Trong đại họa giặc Tàu lần này chúng cũng tiến hành việc đồng hóa Việt Nam, bóc lột tài nguyên của Việt Nam, triệt tiêu mọi khả năng chống đối của trí thức bằng tiêu diệt văn hóa Việt như các lần Bắc thuộc trước, như là thời Nhà Minh đô hộ Ðại Việt. Nó khiến diễn giả nhớ lại câu hát thuở thiếu thời khi học Sử Việt nói về các thời Bắc thuộc và nhớ lại những lần bị người Tàu Chợ Lớn làm hảng giả lừa gạt. Ông vui miệng đọc lại câu hát đó: "Các Chú Ba Tàu Thằng Nào Cũng Như Thằng Nấy". Ngay sau đó, ông ngỏ lời xin lỗi những người Tàu "tốt". Ông không có ý muốn vơ đũa cả nắm khi nói về những người Tàu "tốt" trong đám giặc Tàu. Ông cho biết thêm là trong bao nhiêu lần bị giặc Tàu cũng như giặc Pháp đô hộ, và bị giặc Cộng cai trị bao nhiêu năm nay, dân tộc Việt Nam vẫn vượt qua mọi gian khổ và vẫn trường tồn nhờ Bản Năng Sinh Tồn Của Dân Tộc. Giờ đây, cùng tìm hướng giải quyết đại họa giặc Tàu lần này ông giới thiệu Thiếu tá Hoàng Ðình Khuê, cựu sĩ quan Ðài Lạt khóa 16, Bí thư Khu ủy Tây Hoa Kỳ Ðảng Tân Ðại Việt trình bày Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn qua tác phẩm vừa được tái bản của cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy.

 

Trong phần trình bày của mình Thiếu tá Khuê đã vắn tắt nói về sự cần thiết của một chủ nghĩa chánh trị hợp lý trong cuộc đấu tranh cho độc lập tự do, cho một nền dân chủ pháp trị, mà ở đây là Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn được cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy diễn giải từ chủ thuyết Dân Tộc Sinh Tồn của đảng trưởng Ðảng Ðại Việt Trương Tử Anh mà ông và cụ Hà Thúc Ký say mê khi còn trẻ trước khi gia nhập đảng Ðại Việt. Diễn giả đã đặc biệt nhấn mạnh đến "Luật Tranh Ðấu" là điều kiện cốt yếu cho sự sinh tồn của con người, theo đó "luật sức mạnh" và "luật biến cải" rất đáng lưu ý. Diễn giả than phiền thời gian dành cho diễn giả quá ngắn để trình bày các tinh túy của Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn được cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy diễn giải qua tác phẩm dày non 900 trang, nên tác chỉ nói được phần đại lược và hẹn sẽ cùng nhau thảo luận trong phần hội luận.

 

Bước sang phần hội luận và góp ý của các tổ chức chánh trị và quan khách hiện diện, người dẫn chương trình đã dành ưu tiên cho cho thế hệ trưởng thành và thành danh ở hải ngoại, những người không mang chút hận thù Cộng sản, nhưng hết sức phẫn nộ hành động bá quyền của Trung Cộng và sự khiếp nhược của đám Thái Thú đang cai trị quê nhà. Tuy phẫn nộ độc đảng độc tài Cộng sản Việt Nam, nhưng người thay mặt cho thành phần trẻ này là Bùi Sơn, một thành viên của Liên Ðoàn Cử Tri Người Việt Bắc California, một tổ chức được ra đời từ ý thức chánh trị của thành phần trưởng thành ở hải ngoại biết tận dụng vốn liếng quý giá của người Việt trong sinh hoạt chánh trị của dòng chánh là lá phiếu của cử tri trong các cuộc bầu cử, rất điềm đạm khi lên tiếng nói về thảm họa dân Việt bị ảnh hưởng cả ngàn năm bị Tàu đô hộ; và sự quật khởi của dân tộc Việt, của anh hùng Trần Hưng Ðạo. Bùi Sơn rất thán phục sự hào hùng trong Bình Ngô Ðại Cáo. Anh cũng thán phục Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn và nhận thấy mình và Liên Ðoàn Cử Tri có trách nhiệm trong việc đấu tranh chống nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, đấu tranh cho tự do dân chủ, đấu tranh giải quyết Ðại họa giặc Tàu lần này.

 

Tiếp theo người bạn trẻ Bùi Sơn, người đại diện cho lớp trung niên là nhà báo Huỳnh Lương Thiện, Chủ nhiệm báo Mõ San Francisco, đã nhắc lại những kinh nghiệm mà ông đã từng trải trong thời gian du học ở Nhựt cùng với sự hiểu biết của ông về sự sinh tồn của dân tộc Việt. Ông ca ngợi Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn, ca ngợi cuộc đấu tranh từng ngày của dân tộc Việt cho tự do và công lý ở Việt Nam.

 

Sau đó, kỹ sư Nguyễn Tấn Thọ, ủy viên trung ương đảng Ðại Việt Cách Mạng Ðảng lên tiếng trình bày thêm một số tinh túy của Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn, nhắc đến cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, và nêu câu hỏi tại sao chúng ta không noi theo đó mà đấu tranh chống đại họa giặc Tàu, đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền cho dân tộc Việt Nam.

 

Kế tiếp, ông Quốc Phùng, ủy viên tuyên huấn trong ban lãnh đạo đảng Tân Ðại Việt được mời phát biểu. Cũng như các diễn giả trước, những điều được ông trình bày đều xoay quanh Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn được cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy diễn giải; đặc biệt nhấn mạnh đến khía cạnh tuyên huấn rất cần thiết cho việc đấu tranh chung.

 

Buổi hội luận dân chủ kết thúc với bản Tuyên Cáo do cựu Luật sư Trần Minh Nhựt tuyên đọc [đính kèm] với sự đồng thuận của cả hội trường vào lúc 5 giờ chiều cùng ngày.

 

Hẹn con thư sau,

Giáo Già

 

Hội Luận-5-12-09

 
PVS1.jpg picture by usotoda
 
PVS2.jpg picture by usotoda
 

Hội Luận-5-12-09-Thời Luận

h1.jpg picture by usotoda
 
h2.jpg picture by usotoda

Hội Luận-5-12-09

 
MTT1.jpg picture by usotoda

Hội Luận-5-12-09

MTT1.jpg picture by usotoda
 
 
MTT2.jpg picture by usotoda
 
MTT3.jpg picture by usotoda

Một Chặng Đường

Một Chặng Đường

 

 

            Từ xa xa thấp thoáng một vài điểm sáng lập lòe trên sóng nước vùng Cái Côn Cần Thơ trong đêm . Đó là lúc xuất phát của một chiếc ghe chứa 54 thuyền nhân đang đi tìm tự do. Vì tất cả bến bãi đã được "mua" trước nên chuyến đi rất an toàn trên suốt đoạn đường qua cửa biển. Tôi là một trong hai thuyền trưởng "không bằng cấp"  đã điều khiển chiếc ghe sau hai đêm một ngày lênh đênh trên biển cả đi thẳng vào Trengganu thuộc địa phận Mã Lai. Trengganu là một thành phố nằm sát biên giới phía Nam ngăn cách Mã Lai và Thái Lan. Về phía Bắc ở địa phận Thái Lan là Songkla, một trại tị nạn nổi tiếng về tình trạng khắc nghiệt đối với thuyền nhân.

 

            Trước khi vượt biên, đã có tin đồn rằng Mã Lai không chấp nhận các thuyền nhân Việt Nam nữa và sẽ đẩy tàu tị nạn ra khơi lại khi cận bến. Do đó, khi nhận diện được quốc kỳ Mã ở một trạm đồn trú sát biển chúng tôi liền quyết định ủi bãi mặc dù phải chịu áp lực của sóng to lúc đó. Tàu chỉa mủi đâm thẳng vào bãi cát bên cạnh đồn lính...mà không hề có ước tính  nông sâu tại địa điểm trên. Chỉ trong phút giây chiếc tàu lật nghiêng và tôi từ trên phòng lái nhảy liều xuống biển. Khi biết rằng biển cạn chỉ tới thắt lưng, tôi bèn la to để mọi người bớt hoảng hốt, và sau đó từng  người một thay nhau nhảy xuống khỏi tàu, ướt đẩm, mất tất cả đồ đạc trừ quần áo mang trên người và cuối cùng cũng đến được bến bờ tự do trong hoàn cảnh tệ hại kễ trên. Sau khi định thần và kiểm điểm lại thì thấy thiếu mất một người, mà vài ngày sau xác một cô gái trôi vào một chỗ cách đó vài cây số. Tuy huyền hoặc, nhưng trong hoàn cảnh nầy cũng phải tin lờiø truyền rằng nơi đây luôn luôn phải để lại một người cho mỗi tàu vượt biên!

 

            Tàu chúng tôi được Mã Lai cho bảng số là PB 768 (PB viết tắt cho chữ Pulau Bidong) và tất cả 53 người còn lại được chuyển vào đảo Pulau Bidong sau vài ngày tạm trú ở Trengganu. Khi đi trên tàu cũng như những ngày đầu tiên đến MaÕ Lai, chưa ai hân hạnh biết được tên cúng cơm của tôi cả. Mãi cho đến lúc trình diện tại SB_Special Branch sau khi cập bến vào cầu Jetty ở Bidong, tôi mới thật thà khai báo tên tuổi do cha mẹ đặt ra khi chào đời.

Lý do rất đơn giản là khi quyết định liều mình vượt biên, tôi đã dùng "mãnh lực kim tiền" để mua một chứng minh nhân dân chính thức (không phải đồ giã) và xin được giấy phép chính thức (không phải đồ giã) để đi cào cá tôm ngoài biển. Tôi đã sống trên ghe rày đây mai đó gần hai năm trước khi đặt chân lên đất Mã với lý lịch chính thức trong thời gian nầy là Trần Văn Đức sinh ngày 24/12/1940 tại Tân An.

 

            Chỉ vài ngày sau sau khi nhập đảo, một nhân viên Mỹ tiếp xúc và tôi mới biết tên là Ramsey, cựu đại úy cố vấn sư đoàn 25 đóng tại Củ Chi và đã bị thương ở chân năm 1972, gọi tôi lên và cho biết một số thông tin và tình trạng gia đình của con và vợ tôi dù điều nầy tôi cũng đã biết trước khi ra đi. Ông ta bảo tôi cứ an tâm và ông sẽ tiến hành thủ tục nhanh nhất để tôi được đoàn tụ với gia đình.

 

            Từ khi biết được tôi có "liên hệ mật thiết" với "giới chức có thẩm quyền" và biết được lý lịch thật của tôi, hầu như mọi người trên đảo đều nhìn tôi với một căïp măùt không bình thường nữa. Họ thân thiện hơn để cầu cạnh? Một số người khác mà tôi quen biết từ Việt Nam thìï lo sợ và né tránh  vì sợ tôi tố cáo lý lịch và hành vi ở Việt Nam? Còn một số có vẻ ghen ghét vì không được địa vị của tôi chăng? Đa số tỏ vẻ kính trọng tôi vì nghĩ tôi biết chữ nghĩa?... Ôi thôi đủ cả!  Nhưng không biết vì tôi tốt số hay có nhiều may mắn mà chỉ hai ngày sau khi đến đảo, một số thanh niên trẻ tuổi mà tôi vẫn còn nhớ tên từng người cho đến bây giơ "rủ" tôi về nhà ở chung trong khu B nằm sát bờ biển; và chăm sóc tôi từ việc ăn uống đến việc xách nước sinh hoạt hàng ngày. Tôi chỉ ngày ngày đi tắm biển và suy nghĩ về các hoạt động tương lai "từ thành phố nầy, tôi sẽ ra đi!!!" (Anh Truyết cám ơn NVHoàng (Hoàng ngáy, Porland), NVHiếu (Boston), TVHoàng (Hoàng méo, Toronto), NXOánh (London, Canada)... Các bạn trẻ trên đã qua xong Bàn 1_Screening và lần lượt được chuyển qua Sungei Besi trước tôi vài ngày.

 

Trại cấm Sungei Besi

 

            Sungei Besi là một trại tị nạn hình chử nhựt, daì khoãng 350m, ngang độ 250m, nằm về phía đông bắc của thủ đô Kuala Lumpur Mã Lai và cách thành phố nầy khoảng một giờ lái xe. Trại chỉ có duy nhất một cổng lớn ra vào. Chung quanh bao bọc bởi hàng rào cao độ 1.8m và phía trên được phủ bằng những cuộn kẽm gai. Trại chia ra làm hai phần: trại A chiếm độ 3/4 diện tích chứa dân tị nạn thuộc diện sẽ định cư tại các quốc gia nói tiếng Anh, trại B thì dành cho các quốc gia nói tiếng Pháp và linh tinh. Trại A gồm 16 nhà "hộp" có giường và bàn ghế trong nhà và tám dãy nhà "long house" là những "ngăn" nhà, không cửa. Mỗi ngăn chứa được tám thuyền nhân. Vào thời điểm 1983, toàn trại có khoảng hơn bốn ngàn tị nạn đang chờ để được đi định cư  vào đệ tam quốc gia.

 

            Trong giờ làm việc hàng ngày, nhân viên Hội Lưởi Liềm Đỏ Mã Lai (Red Crescent) điều hành sinh hoạt của trại. Sau giờ làm việc và cuối tuần là thời điểm của Task Force do một đại úy quân đội Mã tên là Khally chỉ huy.

 

            "Tiểu quốc" Sungei Besi thật ra được điều hành và "quản lý" bởi bốn cơ quan độc lập, chứ không phải "chính phủ trung ương", đại diện cho dân chúng sống tại đây và không có thực quyền gì so với bốn cơ quan sau !

 

            Trước hết là Hội Lưởi Liềm Đỏ của Mã Lai. Đây là một cơ quan hành chánh, điều hành sinh hoạt trại và phụ trách thông tin liên lạc. Họ nhận thư tín và bưu phiếu gữi đến từ thân nhân bên ngoài và chuyển giao cho chính phủ tức Hội Đồng trại. Họ ăn lương của  Mã Lai nhưng Liên Hiệp Quốc phải trả lại tất cả chi phí nhân sự/dịch vụ  cho chính phủ Mã. Tuyệt đại đa số nhân viên của Hội theo đạo Hồi nên họ rất quyết liệt trong việc cấm thịt heo và rượu. Dân chúng Mã ngoài trại vẫn ngày ngày bán lậu thịt và rượu vào trại cho dân tị nạn.. Nếu bị bắt, người vi phạm sẽ bị tịch thu tang vật và có thể bị đánh đập... Trong những trường hợp nầy, đích thân Tổng thống hay Bộ trưởng an ninh phải can thiệp để cứu "phạm nhân"! Người Mã Lai luôn luôn giữ thái độ hách dịch và xem dân tị nạn như một loại công dân hạng nhì. Thuyền nhân dù phải chịu sự quản lý của họ, nhưng chắc chắn trong thâm tâm của mỗi người tị nạn khi rời trại sẽ không  chút lưu tình nhỏ nào vì nhận thấy họ chỉ làm việc để đổi lấy đồng lương chứ không thể hiện một hành động nhân đạo nào cả!

 

            Thứ đến, Task Force là một nhóm quân đội đặc nhiệm do một đại úy và một số quân nhân trực thuộc bộ chỉ huy ở Kuala Lumpur. Nhiệm vụ của họ là giữ gìn an ninh trong trại vào cuối tuần và sau giờ hành chánh mỗi ngày. Nhiệm vụ tuy rất rõ ràng, nhưng cũng chính họ gieo rắc tệ trạng do việc cấu kết với tư bản Tàu (thí dụ như cho phép buôn bán "xả dàn" sau khi các phái đoàn ngoại quốc và Cao ủy rời trại), du đảng và nhất là những cán bộ cộng sản vượt biên để làm những việc kém văn minh đối với người tị nạn.

 

            Thứ ba là các phái đoàn đến từ các quốc gia chấp nhận tị nạn, phỏng vấn và quyết định tình trạng định cưcủa từng người tị nạn. Thường xuyên đến làm việc để thu thập dữ kiện, tài liệu... là phái đoàn Hoa kỳ, sau đó là Pháp vì Pháp cũng là đại diện cho một số quốc gia trong vùng. Phái đoàn của các quốc gia khác đến và đi không định kỳ. Chỉ có phái đoàn Hoa kỳ làm việc năng nổ và rộn rịp nhất vì đại đa số tị nạn đều xin định cư tại quốc gia nầy. Hầu như hàng ngày, ngoài các nhân viên Sở Di trú và Nhập tịch (Immigration & Naturalization Service tức là INS), còn có thêm nhân viên an ninh , tình báo nói tiếng Việt rành rọt đến phỏng vấn và điều tra những trường hợp đặc biệt. Họ làm việc có công tâm nhưng đôi khi quá máy móc thành thử nhiều trường hợp rất thương tâm đã xảy ra vì tình ngay lý gian hoặc để cộng sản trà trộn vào các nước cho định cư khác nhất là nước Úc.

 

            Thứ tư và là tổ chức đáng ghi ơn nhiều nhất về phương diện tình cảm là những "tiên ông và tiên bà"...những người thuộc các phái đoàn thiện nguyện do Cao ủy Liên Hiệp Quốc chịu trách nhiệm. Chỉ có một vài nhân viên điều hành Cao ủy được đài thọ tương xứng với công việc về thù lao và phụ cấp; còn đa số đều là tình nguyện viên trong chương trình đại loại như Peace Corps của Hoa kỳï . Họ đã đến từ mọi quốc gia trên thế giới. Họ là những người trẻ tuổi, hưởng phụ cấp rất tượng trưng khoảng US$500/tháng và sống trong điều kiện tương tự như dân  ở trại tị nạn. Họ là những người ra về trể nhất trong ngày. Đôi khi họ còn xử dụng số tiền phụ cấp ít ỏi của họ để giúp tị nạn. Họ làm đủ mọi công tác cần thiết cho cộng đồng tị nạn như dạy sinh ngữ, huấn nghệ, xã hội, hướng dẫn khải đạo (counseling) v.v.... Họ chính là những làn gió mát hiếm hoi trong những giây phút căng thẳng và ngặt nghèo của các mãnh đời tị nạn.

 

            Cũng cần ghi thêm nơi đây những ân nhân của tị nạn là các limh mục (quên tên) đã không quản ngại phiền nhiểu và nguy hiểm đối với chính quyền Mã. Chính các linh mục đã mang tin tức, tiền bạc, giúp đỡ chuyển thư từ...từ các nơi về cho thuyền nhân ngay cả đối với những người không có điều kiện liên lạc. Đây là một phương tiện thông tin, chuyển ngân hữu hiệu, không thất thoát và đầy tình người so với bưu điện Mã Lai. Xin ghi ơn các bậc tu hành trên.

 

Con đường tiến thân

 

            Vừa chân ướt chân ráo đến Sungei Besi, lũ bạn trẻ của tôi đã đợi sẳn và đón tôi về dãy Long House 7 lúc đó mới vừa xây cất xong. Tên tôi được cấp ở nhà hộp (có giường ngủ, bàn và đèn điện) tiện nghi hơn nhưng sau cùng tôi quyết định sống trong điều kiện của những người "cùng đinh" trong xã hội.

 

            Chỉ hai ngày sau đó, ông Ramsey đến tìm tôi và muốn tôi làm Camp Leader trong thời gian tôi tạm trú ở đây (Nơi đâu cũng có bàn tay lông lá cả!). Và tôi nhận lời. Có lẽ tôi là một dân sự đầu tiên giữ "địa vị" nầy vì trước đó dường  như chỉ có sĩ quan quân đội hay cảnh sát làm Trưởng trại mà thôi. Cựu Th.T hải quân ĐQV (Westminster) đến đảo trước tôi hơn hai tháng, và là Trưởng trại ở Bidong đã rất ngạc nhiên khi không được tiếp tục làm ở Sungei Besi. Sự kiện nầy đã càng khiến cho nhiều người xác quyết rằng tôi đã được Mỹ, CIA dựng lên để làm "puppet" cho họ.!

 

            Kể từ đó, mọi người nhìn tôi hoàn toàn khác hẳn! Tôi thực sự là một "Tổng Thống" của một quốc gia có 4.000 dân. Thủ tục định cư của tôi đã được giải quyết một cách mau chóng bởi tòa đại sứ Hoa kỳ tận ngoài Kuala Lumpur và tôi chỉ tuyên thệ trước nhân viên INS (Bàn 4) lúc đó là ông Wallace, không có sự hiện diện của nhân viên và thông dịch viên Việt Nam, do đó càng không ai biết chắc chắn lý lịch đích xác của tôi cả. Điều nầy làm cho tôi có thêm một huyền thoại bí hiểm đối với nhiều người, làm tăng uy thế cũng như tạo điều kiện cho tôi điều hành "quốc gia" tương đối dễ dàng. Đó là bởi vì, đại đa số thuyền nhân mang tâm trạng "tâm phục" và "sợ phục", vì sau lưng tôi có Mỹ chứ không phải hiến pháp!

 

            Việc làm đầu tiên của tôi ngay sau khi lên "ngôi cữu ngủ" là dời đô về phía nhân dân. Số là những Tổng thống tiền nhiệm làm việc trong một văn phòng có máy lạnh, nằm trong dãy nhà làm việc của nhân viên Hội Lưởi liềm Đỏ, trong lúc, trụ sở Văn phòng trại tức Nội các chính phủ chiếm cứ một dãy nhà lợp thiết, rất nóng...Việc liên lạc-thông tin với Tổng thống do đó đã rất khó khăn vì bị "ngăn sông cách chợ" do thủ tục ra-vô văn phòng Hội. Phần tôi quyết định chọn nhân dân, nghĩa là chấp nhận chia xẻ nóng bức và áp bức cùng với đồng bào.

 

            Hai hành động không ở nhà hộp tiện nghi và dời đô về phía "quần chúng" vô hình chung biến tôi trở thành một vị tổnh thống "anh minh" và hợp lòng dân ít nhất về phương diện  hình thức ban đầu. Tiếp đó, nội các tị nạn (Camp Council) được thành lập như sau:

·                     Tổng Thống (Camp Leader): Mai Thanh Truyết

·                     Thủ Tướng (General Secretary): Nguyễn Văn Huy, cựu công chức Ty Công chánh Cần Thơ, hiện ngụ tại Lansing (Michigan);

·                     Bộ Trưởng An Ninh (Security): Trần Văn Sơn, cựu Đại úy Sư đoàn 25 Tây Ninh, Hiện ngụ tại San Diego (California);

·                     Bộ Trưởng Mật vụ (Special Branch tức SB): Nguyễn Hồng Hải, Đại úy đã từng được huấn luyện tại trường Hoàng Phố (?);

·                     Thứ Trưởng Mật vụ: Nguyễn Trường Khương, Thiếu úy huấn luyện viên Bộ Tư lệnh Cảnh sát, cư ngụ tại Loa Angeles (California);

·                     Bộ Trưởng Y tế (Hospital): BS Trương Văn Như, hiện cư ngụ tại Garden Grove (California);

·                     Thứ Trưởng Y tế: BS Khương văn Lịch, hiện cư ngụ tại Wesminster (California);

·                     Bộ Trưởng Xã hội (Social Services): Hoàng Ngọc Thủy, Trung úy hải quân, hiện cư ngụ tại Sydney (Úc);

·                     Bộ Trưởng Bưu điện kiêm Tổng Cục Gia cư (Post & Housing):  Hà Văn Thước, sinh viên, hiện cư ngụ tại Hawai.

 

Dù không có Bộ Tài chánh, Quốc phòng, Tư pháp và Ngoại giao và nhất là không có ngân sách điều hành và tài nguyên, quốc gia Sungei Besi vẫn được xếp hạng vào hàng quốc gia bậc trung so với các nước đang mở mang trên thế giới với tổng sản lượng tính theo đầu người tương đương với US$5,00/ngày hay US$ 1,850.00/năm (US$4.00/ngày/người do Cao Ủy LHQ trợ cấp, gạo do Trung quốc đài thọ, quần áo vật dụng do các nước viện trợ).

 

Nhân viên chính phủ làm việc trong tinh thần tự nguyện, không phụ cấp, không lương bổng và hoàn toàn chia xẻ cùng một điều kiện sống với tất cả mọi từng lớp nhân dân trong quốc gia Sungei Besi nầy. Luật lao động cũng như việc nghỉ phép thường niên hay nghỉ bịnh...không thể áp dụng ở đây...mà nếu có nghỉ thì cũng chẳng biết đi đâu vì đây là một quốc gia hoàn toàn cô lập với tất cả xã hội bên ngoài "vòng rào". Nội các chính phủ làm việc hết sức tích cực rất xứng đáng là "đầy tớ của nhân dân". Đây chính là một quốc gia lý tưởng về phương diện phân bổ phúc lợi đồng đều cho toàn dân từ thượng tầng kiến trúc cho đến hạ tầng cơ sở. Có thể gọi đây là một thiên đường mà người cộng sản thường cổ súy chăng?! 

 

Nhân viên chính phủ phải làm việc hầu như 24/24 giờ, các viên chức trách nhiệm đều luôn luôn sống trong tình trạng báo động để ứng trực. Những chuyện thường xảy ra trong xã hội là: tranh chấp giữa người dân, tranh chấp nhà ở, ghen tuông, khiếu nại về thức ăn, cổ phần ăn, mất đồ đạc, bị ức hiếp, chèn ép... và nổi bật hơn cả là những vấn đề an ninh  và cuộc tranh chấp quốc cộng tại tiểu quốc nầy.

 

 

Những vấn đề nóng bỏng

 

            Vấn đề thứ nhất cho nội các trong việc điều hành quốc gia là việc mọi "công dân tạm thời" ở quốc gia nầy đều rất nhạy cảm với chế độ vừa trãi qua và những gì liên hệ đến cộng sản. Có hai loại đối tượng cần phân biệt: một là cán bộ cộng sản vượt biên, và hai là  những người có liên hệ với cộng sản mà đa số là "cán bộ 30/4" còn được gọi là sư đoàn 304. Bộ Mật vụ thu thập hồ sơ, phỏng vấn các thuyền nhân để thanh lọc kỹ lưỡng các đương sự được xem là có vấn đề... trước khi họ gặp phái đoàn. Đích thân Tổng thống sau đó nghiên cứu và trao đổi tin tức với đế quốc Hoa Kỳ. Hầu hết hồ sơ cộng sản là do sự thổi phồng và lòng "quá nhiệt tình" của nhân viên mật vụ, nhưng cũng có vài trường hợp khám phá đúng hiện trạng của cá nhân có thành tích liên hệ/làm việc với chế độ. Một trường hợp điển hình là XXX, người đã bị phái đoàn Hoa kỳ từ chối định cư ba lần, và sau cùng đã được Úc chấp nhận cho định cư tại Sydney.

 

            Vấn đề thứ hai đến từ Task Force của Mã lai. Họ đã cấu kết để ăn chận phần thức ăn của người tị nạn mà tư bản Trung Hoa đã trúng thầu cung cấp, đến nổi một hộp thịt gà chỉ có vài miếng xương chân gà và nước! Họ cũng đã bao che mở cửa hàng đêm cho người Hoa buôn bán tự do (rượu, thịt heo..) trong bản quốc. Tệ hại nhất là việc cấu kết với du đảng để phát triển mãi dâm và mang phụ nữ tị nạn ra Kuala Lumpur hàng đêm để rồi mang trở về sáng hôm sau trước khi các phái đoàn đến làm việc.

 

            Vấn đề thứ ba là đối phó với du đảng. Ngoài việc cấu kết với Task Force trong vấn đề mãi dâm, các du đảng đầu nậu kết hợp một số thành phần du đảng khác mà đại đa số là thành phần không được quốc gia nào cho định cư, do đó phải ở lại trong trại quá lâu có khi hàng bốn, năm năm trước đó. Thành phần nầy sách nhiểu và hiếp đáp đồng bào đến nổi nếu không có sự can thiệp cứng rắn của Bộ trưởng An ninh thì quốc gia Sungei Besi có thể trở thành đại loạn trong giai đoạn nầy.

 

Vài đối tượng bất hảo

 

            Như đã nói ở các phần trên, sự thành lập quốc gia Sungei Besi quả là một sự tình cờ. Mỗi công dân mang trong tiềm thức những tâm trạng khác biệt nên đã thể hiện chúng qua những thất tình lục dục khác nhau. Tuy cùng giòng máu Việt, nhưng có thể nói trong trường hợp nầy, quốc gia Sungei Besi là một "hợp chủng quốc" về trình độ, và nhận thức. Thật rất khó cho công việc điều hành quốc gia nhất là giữ gìn trật tự cho các sinh hoạt xã hội. Vừa mới nhậm chức vài ngày, đích thân Tổng thống phải đối đầu với những "thương thảo" hay "dằn mặt" từ các đối tượng bất hảo đã nêu ở phần trên.

 

            Đầu tiên Đại úy chỉ huy trưởng Khally (Task Force) mời Tổng Thống ăn chiều ở căn cứ Task Force trong trại như một hình thức kết thân nhưng với dụng ý rõ ràng là chuyển đạt thông điệp  "đừng xen vào những chuyện Task Force làm". Tiếp theo, nhóm du đảng cầm đầu bởi hai anh em Năm Ca và Sáu Hát mời tôi ăn trưa mà tôi biết chắc chắn là sẽ có rượu và thịt heo là hai món bất hợp pháp. Dù nhận lời nhưng tôi đã cẩn thận bố trí hơn mười nhân viên an ninh canh gác chung quanh căn nhà hộp và các ngõ đi vào để đề phòng Task Force vì nhóm nầy có thể phục kích để triệt hạ tôi. May mắn thay, diễn tiến của buổi ăn thật "thắm tình hữu nghị" tuy tôi cũng mượn dịp nầy để chuyển đạt lời nhắn gữi nghiêm khắc là:" Rượu và thịt heo là hai thứ cấm kỵ có ghi trong văn bản của nội quy, mong các anh đừng xử dụng trong phạm vi trại nữa. Nếu nhân viên tôi bắt gặp lần tới, chúng tôi sẽ có biện pháp mạnh". Tôi tin rằng họ hiểu rõ là tôi không hăm dọa xuông. Cũng nên nói thêm là Năm Ca, cựu trung sỉ quân cảnh, và Sáu Hát, học sinh...vì lý do đánh lộn và có hành vi du đảng  mà phái đoàn Hoa kỳ đã từ chối cho định cư hơn năm năm nay. Chỉ không đầy hai tuần sau bửa ăn trên, tôi bắt buộc cho bắt giam Sáu Hát vì tội vi phạm nội quy trại. Nhà tù đầu tiên được thiết lập bên cạnh văn phòng Task Force. Sự kiện nầy làm tôi bị phê phán là đã qua được bến bờ tự do rồi mà còn kềm kẹp đàn áp tị nạn. Nhưng cũng nhờ đó mà trật tự trong trại từ đó về sau tương đối ổn định hơn. Tôi đã lấy quyết định trên không ngoài mục đích mục đích chận đứng sự hợp tác của du đảng với Task Force trong vấn nạn mãi dâm để tôi rãnh tay đối phó với Khally. (Năm Ca và Sáu Hát sau đó bị trả về lại Bidong và bị giam trong nhà tù Mã lai cho đến năm 1992, sau đó không có thêm tin tức).

 

            Đối tượng thứ ba và nguy hiểm nhất là các cán bộ cộng sản vượt biên và thân cận của họ. Họ có thế lực Task Force yểm trợ ngầm vì có liên hệ mật thiết với nhau qua dịch vụ săn gái và chuyển gái ra Kuala Lumpur. Đại diện của nhóm nầy là NVNam, trung úy công an nội chính Bến Tre và hiện có cửa hàng sản xuất tranh thủ công nghệ, huy động hàng chục nhân viên dưới tay. Tên nầy được ra vô Kuala Lumpur thường xuyên bằng xe của quân đội Mã để mua bán nguyên vật liệu và sản phẩm thủ công nghệ. Nên nhớ là, không có thuyền nhân nào được phép ra khỏi trại ngoại trừ các trường hợp như đi bịnh viện khẩn cấp, sanh sản, mổ xẻ, hay do yêu cầu từ tòa đại sứ Hoa kỳ. Người thứ hai là thiếu úy Hoàng Mạnh Dược, biên phòng Rạch giá. Hai tên nầy có một cuộc sống rất "đế vương" và làm rất nhiều chuyện chướng tai ga mắt mà trước đó không vị tiền nhiệm nào dám đụng đến họ chỉ a tòng theo! Dĩ nhiên là họ bị Hoa Kỳ và các nước khác từ chối cho định cư, tin tức sau cùng năm 1992 cho biết họ vẫn còn ở đây. Hai đối tượng bất hảo nầyï đã mua chuộc tôi bằng cách biếu cho tôi một bức tranh "vinh quy bái tổ" với hàng chữ đề tặng vợ tôi. tBức tranh nầy vẫn còn được giữ trong phòng tôi cho đến hôm nay để tôi tự nhắc nhở mình chưa làm được việc đó cho "phân nửa kia" còn lại của tôi.

 

            Câu hỏi được đặt ra, đối với vấn đề giải quyết định cư vào đệ tam quốc gia của những thành phần như trên, là: Có nên giữ chân họ mãi trong trại tị nạn chuyển tiếp hay đề nghị trả họ về lại nguyên quán? Ngày nay tôi vẫn chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng khi viết lại những dòng trên đây.

 

            Sau khi tạm thời triệt hạ được nhóm du đảng, tôi bắt đầu chỉa mũi dùi về phía Task Force với mục đích tống khứ Khally. Nhân viên của tôi đã thiết lập được danh sách của các cô gái "nhẹ dạ" cũng như  "không nhẹ dạ", là những người đã "hành nghề" ở Long house 8 lúc đó  chưa có người ở, và những người đã đi ra ngoài Kuala Lumpur hàng đêm. Một lần nữa, xin cám ơn sự hữu hiệu của nhân viên dười quyền của Bộ trưởng an ninh TVSơn. Sau khi thiết lập đầy đủ chứng cớ, tôi xin gặp Cao ủy trưởng và Ramsey. Tôi biết rõ là Cao ủy tị nạn chỉ chăm sóc những vấn đề xã hội như y tế, huấn nghệ, dạy sinh ngữ và khải đạo....Họ không có quyền hạn gì cả trong công việc giải quyết các xáo trộn trong trại. Do đó tôi hoàn toàn tin tưởng vào Ramsey và Tòa Đại sứ Hoa kỳ, người có thể giúp tôi giải quyết vấn nạn nầy. Cuối cùng tôi thành công trong việc trừ khử Khally và chấm dứt được tình trạng mãi dâm ở tiểu quốc Sungei Besi.

 

            Tuy nhiên hậu quả của thành tích nầy là tình trạng an ninh cá nhân của tôi từ đó không được bảo đảm nữa. Số là Đại tá chỉ huy trưởng, có lẽ vì mất phần chia chác trong dịch vụ trên, đã để tâm thù tôi và cho một thiếu tá thay thế Khally theo dõi tôi từng bước một. Họ đã biết được thói quen của tôi thường hay đến bịnh viện để đọc hồ sơ báo cáo của SB. mà vị bác sỉ Bộ trưởng Y tế của tôi có tính "ham vui" nên thường xuyên có người đẹp ra vào ăn uống có khi nhảy nhót bỏ túi nữa trong khuôn viên bịnh viện đầy đủ tiện nghi với máy lạnh. Task Force hy vọng bắt được quả tang tôi tham gia các sinh hoạt nầy để làm chứng cớ triệt hạ tôi. Họ đã thất bại nặng nề!

 

            Cần phải kể thêm sau đây một thành tích nổi bật của "Tổng Thống thuyền nhân" làm hầu hết nhân dân của tiểu quốc vui mừng là việc nhận lại được thư và bưu phiếu tưởng đã mất. Đa số thuyền nhân khi đến Pulau Bidong chỉ ở lại một thời gian ngắn trung bình từ hai đến sáu tuần lễ thôi. Thời gian nầy chỉ vừa đủ để cho họ báo tin đến thân nhân ở ngoại quốc. Khi thân nhân hồi âm và gữi bưu phiếu tiếp tế thì đa số tị nạn đã được chuyển trại qua Sungei Besi. Nhân viên Hội Lưởi Liềm Đỏ vì tắc trách và thường xuyên "làm thất lạc" các bưu phiếu trong thư cho nên người tị nạn không nhận được. Biết được việc nầy tôi nhờ Cao Ủy can thiệp. May mắn thay họ cho phép chúng tôi ra tận kho chứa của Hội ngoài Kuala Lumpur để nhận lại các thư cũ. Trong khi phân phối thư chúng tôi đã thu hồi trên US$12,000.00, tiền cùa thân nhân tị nạn gữi qua, mang đến niềm vui nho nhỏ cho nhiều người.

 

            Vẫn chuyện đối đầu với Task Force, tôi thường xuyên bị tên đại tá thay thế Khally đe dọa. Tình trạng nầy trầm trọng và căng thẳng thêm sau khi tôi âm thầm xách động nhân dân không nhận thức ăn sáng để phản đối nhà thầu cấu kết với Task Force ăn chận phần ăn của tị nạn. Vào một buổi sáng đẹp trời, hơn 2.000 nhân khẩu trên tổng số 4.000 đã tuân theo lời rĩ tai của chính phủ từ chối lãnh phần ăn sáng. Việc nầy làm náo động toàn trại và Task Force biết chắc rằng chỉ do tôi khởi xướng mà thôi. Họ xem tôi như cái gai chận đứng lợi lộc của họ khi chỉ nhận được tiền của 2000 khẩu phần có chữ ký của tôi thay vì 4000.

 

            Tình trạng ngày càng căng thẳng đến nổi tôi quyết định là phải tìm mọi cách hợp pháp để mau chóng rời khỏi nơi đây. Kết quả là một sớm đẹp nắng, Ramsey xuất hiện mà không báo trước đưa tôi ra phi trường cùng với hai mươi em cô nhi để nhờ tôi hướng dẫn qua Hoa kỳ. Tôi còn nhớ những lời chúc lành và cám ơn của Ramsey về những việc tôi đã làm ở trại Sungei Besi.  Sự thực là tôi chỉ được biết mình phải rời nơi đây từ tối hôm trước mà thôi. Hành trang của tôi khi ra khỏi tiểu quốc Sungei Besi thật nhẹ nhàng: Không có chương mục ở ngân hàng ngoại quốc; Chỉ một bộ quần áo đang mặc trên người mua bằng tiền của học trò và vợ gữi qua; Bức tranh vinh quy bái tổ đã kể trên; Một phong bì lớn chứa đựng hồ sơ cá nhân mà tôi đã được dặn dò chỉ mở ra khi đặt chân tới Hoa kỳ. Tôi đã không hề nhận lãnh quần áo ở Bộ Xã hội mặc dù chính tôi đã ký nhận hàng tấn quần áo từ các cơ quan thiện nguyện trên thế giới gữi đến.

 

            Tôi rời Sungei Besi sau năm tháng "trị vì". Tuy chỉ là một thời gian ngắn tựa bóng câu qua cửa sổ so với một đời người nhưng giai đoạn nầy đã để lại một dấu ấn sâu đậm. Tôi đã gặp rất nhiều tấm lòng thành, và những bầu nhiệt huyết trẻ, trong sáng và chỉ có tâm nguyện làm tốt cho những người chung quanh và làm đẹp xã hội. Mặc dù biết rằng tôi có thể rời trại để đi Hoa kỳ bất cứ lúc nào vì hồ sơ định cư của tôi đã hoàn tất hai tuần sau khi đặt chân đến Sungei Besi cũng như được miễn qua trại chuyển tiếp ở Bataan (Phi luật Tân). Nhưng  những chuyện nhân tình thế thái ở cái xã hội nhỏ nầy đã làm tôi bận tâm và giữ chân tôi suốt năm tháng dài. Trong khoảng thời gian nầy, quả thật tôi ít có lúc nao nức sớm được gặp mặt vợ con. Thành thật xin lỗi vợ con vậy.

 

            Nhìn lại xã hội thu hẹp Sungei Besi, tôi có cảm tưởng có một sự buông thả hoàn toàn sau khi mọi người vừa được hít thở một ít không khí tự do. Sự buông thả trên không nằm trong ý nghĩa cao đẹp của Phật giáo mà là một sự buông thả vô trách nhiệm, vô đạo đức của một số người đại diện cho mọi tầng lớp trong xã hội. Từ cậu thanh niên đến cô thiếu nữ, từ người vợ trên đường vượt biển tìm chồng cho đến những người cha, người chồng trên bước đường xum hợp gia đình. Tất cả vẽ lại nơi đây một bức tranh vân cẩu nói lên rất nhiều tệ trạng xấu xa nhất trên cõi đời ô trọc nầy mà vì tính chất phóng sự vui của bài nầy, tôi không muốn vào chi tiết.

 

            Phần nhiều mỗi người trong chúng ta đều có "những điểm đen" trong tâm khảm, mà khuynh hướng thường có định kiến khắt khe với người nhưng lại quá dễ dãi với chính mình là một! Nhưng tôi đã may mắn không phạm phải một sai trái nào trong thời gian tạm trú ở đây như "thường tình", mặc dù có biết bao cám dỗ đến từ nhiều phía. Tôi vẫn giữ được "bình an dưới thế", không phải vì tôi biết tự chế, không phải vì tôi có một tấm lòng "trong trắng" và "trung thành với vợ con", mà vì tôi.... biết SỢ! Đây tuy là một xã hội nhỏ tuy nhiên lý trí cho tôi biết rằng, bất cứ một hành động sai traí nào của mình cũng được loan truyền đi khắp thế giới, vì nơi đâu cũng có tị nạn cả. Do đó tôi thì càng phải ráng giữ mình. Chính nhờ suy nghĩ trên mà tôi thoát khỏi "sự cố cho bản thân".

 

            Tuy suy nghĩ như trên, nhưng chỉ ba ngày sau khi đặt chân đến Hoa kỳ, tôi đã làm một việc không tự chế mà mỗi khi nghĩ lại tôi còn cảm thấy "rợn người". Số là, vợ con tôi vì qua định cư trước nên ở chung với ông bà nhạc ở Fresno, California. Khi tới trại tị nạn, vì theo nguyên tắc "thà mõi chân hơn mõi miệng" tôi mới đề nghị (nói cho có vẻ lịch sự và văn minh) vợ con nên dọn đi thành phố khác nhưng gần đó. Vợ con tôi nghe lời lục đục dọn lên Saccramento vài tháng sau đó. Ba ngày say khi tôi qua định cư tại Fresno vì hồ sơ ban đầu ghi địa chỉ nầy. chúng tôi lên đường về nhà trên chiếc xe do vợ tôi lái. Không hiểu vì "thương" hay "không tin tưởng" tài lái xe của vợ, tôi bảo vợ tôi ngừng lại để tôi lái thế. Thêm một lần nữa vợ tôi nghe lời và để tôi chạy về tới Sacramento an toàn sau gần ba giờ lái mà trong người không có bằng lái xe. Tôi làm tôi sợ TÔI quá trời đi thôi!

 

            Tôi xin kết luận bằng một số bài học mà tôi rút tỉa ra được trong thời gian "lãnh đạo quốc gia chuyển tiếp Sungei Besi":

 

·                     Lãnh đạo phải chia xẻ THỰC SỰ với cùng điều kiện sống của nhân dân;

·                     Lãnh đạo sẽ bị đào thải nếu phi dân tộc, phản dân tộc và đi ngược lại quyền lợi của toàn dân;

·                     Bám theo chân ngoại bang thì suốt đời chỉ làm nô lệ cho ngoại bang và sẽ bị loại trừ bất cứ lúc nào ngoại bang thay đổi chính sách;

·                     Thiếu chính nghĩa, hành xử bá đạo, và xử dụng bạo lực để đàn áp nhân dân thì sớm mụộn gì cũng sẽ bị hủy diệt;

·                     Và bài học sau cùng là không thể nào có được độc lập thực sự (trong nghĩa cực đoan) của một quốc gia trước xu thế toàn cầu hóa của thế giới mà phải chấp nhận liên kết và liên đới với nhau.

 

Mai Thanh Truyết

 

                                                                                                

 

//////////////////////////////////////////////////