VOA Phỏng vấn về An toàn thực phẩm

VOA phỏng vấn TS Mai Thanh Truyết

THỰC PHẨM


 

http://www1.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/some-food-safety-tips-for-housewives-14-04-10-90882074.html

  

Đôi điều về an toàn thực phẩm mà các bà nội trợ cần lưu ý

Kính thưa quí vị, gần đây một độc giả tại Jacksonville, Florida muốn hỏi xem đâu là những loại thực phẩm an toàn: nước mắm, bánh chưng, kẹo bánh, và bất cứ sản phẩm nào khác. Với hàng ngàn loại sản phẩm nhập khẩu dán nhãn trên bao bì "đóng gói tại Hoa Kỳ", hoặc sản phẩm xuất xứ từ nhiều nước như Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam, nhưng được đem sang các lãnh thổ thuộc Mỹ rồi đóng gói, dán nhãn "made in USA", khiến mọi người rất khó xác định. Chúng tôi đã nói chuyện với tiến sỹ Mai Thanh Truyết, chuyên gia về hóa học và môi trường để nhờ ông giải đáp một số thắc mắc chung của nhiều bà nội trợ giữ việc nấu nướng cho gia đình. Mời quí vị theo dõi Câu chuyện nước Mỹ tuần này với Lan Phương sau đây.

Lan Phương |

Washington, DC Thứ Tư, 14 tháng 4 2010

 

Nước mắm sản xuất tại Thái Lan

Hình: Creative Commons - Kwantonge

Nước mắm sản xuất tại Thái Lan

Người Việt định cư ở nước ngoài, dù cho có cẩn thận đến đâu cũng khó mà có thể tránh không dùng những loại thực phẩm như bún khô, bánh phở khô, bánh tráng, nước mắm. Hầu hết những thứ này đều sản xuất tại Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan hoặc Thái Lan. Làm sao biết được là sản phẩm nào tương đối an toàn? Cứ xét đến chiếc bánh tráng để làm các món cuốn chẳng hạn, nó đã khác xa với trước năm 1975 hoặc một số năm sau 1975. Lúc đó bánh tráng rất dòn, dễ vỡ vụn và không trắng toát, dẻo dai như bây giờ. Tại sao lại có sự khác biệt này? Có gì thay đổi trong cách sản xuất loại bánh tráng đó?

Chuyên gia Mai Thanh Truyết giải thích: "Khi xưa bánh tráng rất dầy, màu ngà, dễ vỡ. Nhưng hiện nay bánh tráng trắng, trong và rất dai. Xin thưa đó là tác dụng của hàn the, tức borax, làm cho bánh dai, khó vỡ, và của chất hypochlorite sulfite có thuốc tẩy để làm bánh tráng trắng. Do đó bánh tráng có thể rất mỏng và vẫn không bị bể."

Còn các loại nước tương, nước chấm, thì có an toàn hay  không? Theo giải thích của chuyên gia Mai Thanh Truyết, có rất nhiều chất bảo quản hóa học không được các quốc gia Tây phương và Hoa Kỳ cho phép ứng dụng vào trong ngành biến chế thực phẩm lại đều được cả Trung Quốc, Việt Nam và thậm chí cả Thái Lan sử dụng. Các chất bảo quản đó là các chất trừ sâu rầy, trừ cỏ dại, tùy theo loại. Do đó có thể nói ngày hôm nay từ nước mắm, nước tương, xì dầu, thậm chí dầu hào, chúng ta cần phải rất thận trọng trong việc ăn uống.

Theo chuyên gia Mai Thanh Truyết, những phương pháp làm nước tương, nước mắm không còn như xưa nữa vì Trung Quốc ngày nay có khả năng tạo ra một hóa chất có mùi giống như mùi nước mắm. Họ đã nhại mùi nước mắm "Ba Con Cua" được thị trường người Việt ở hải ngoại ưa chuộng từ lâu. Loại nước mắm giả hiệu này đang lan tràn ở Hoa Kỳ. Những loại nước tương có tên là Golden Mountain, King Imperial, Pearl River, Lee Kum Kee, những loại nước tương vẫn còn chứa các chất độc hại gây ung thư là 3-MCPD. Tốt hơn hết là chúng ta nên tránh xa các loại này, chỉ dùng các loại Maggi của Pháp hay những nước khác như Thụy Sỹ, mặc dù giá đắt hơn, nhưng an toàn hơn. (Quí vị nên nhớ trên thị trường cũng có loại Maggi made in China!)

Tiến sỹ Mai Thanh Truyết, chuyên gia về hóa học và môi trường

Tiến sỹ Mai Thanh Truyết, chuyên gia về hóa học và môi trường

 

Chuyên gia Mai Thanh Truyết còn nêu lên những mánh lới của thương nhân khiến cho người tiêu thụ dễ bị nhầm lẫn. Người tiêu thụ nên phân biệt rõ "đóng gói tại Hoa Kỳ" với "sản xuất tại Hoa Kỳ". Đóng gói tại Hoa Kỳ có nghĩa là thương nhân nhập khẩu chất liệu với số lượng từng thùng lớn, vào Hoa Kỳ, sau đó đem đóng chai, đóng gói rồi đem bán trên thị trường.

Nấu cơm là một việc mà các bà nội trợ người Việt, người Á đông vẫn làm hằng ngày; và theo hiểu biết thông thường, gạo đã xay hết cám, mất quá nhiều chất bổ dưỡng rồi, thì nên bỏ thẳng vào nồi nấu để vớt vát lại chút dinh dưỡng. Gạo đem vo càng trắng, càng mất hết cám; tuy nhiên, chuyên gia Mai Thanh Truyết có lời khuyên sau đây:

"Đối với ngày xưa thì chúng ta ăn gạo xay từ lúa và bảo quản gạo trong điều kiện thiên nhiên, nhưng mà ngày hôm nay vì tranh thương, vì giá cả thị trường, gạo sau khi xay hết tấm rồi và được chà bóng trong máy để hột gạo bóng hơn, thậm chí còn pha những màu, mùi, và bảo quản cho gạo khỏi chóng mốc nữa. Đó là lý do mà hôm nay chúng tôi đề nghị khi quí bà nội trợ khi vo gạo nên vo 3, 4 lần nước. "

Đối với các loại dầu ăn thì các bà nội trợ cũng nên cẩn thận. Trong dầu ăn có những loại chất béo tốt và xấu. Trên nhãn các chai dầu ăn thường ghi tổng số chất béo cho mỗi serving là 8 grams chẳng hạn, rồi chất béo tốt unsaturated fat là 5 grams, nhưng lại không ghi số trans fat. Ta thấy sai biệt 3 grams thì đó chính là loại trans fat, chất béo xấu dễ gây bệnh ung thư, có điều nó lại không được liệt kê rõ ràng.

Loại dầu ăn tốt nhất là dầu Olive. Tuy nhiên khi dầu ăn bị đun nóng, nó tạo ra acrylamide, một chất có nguy cơ gây ung thư. Vậy sau khi chiên 1, 2 lần thì nên bỏ đi, không nên dùng nữa.

Thế trong trường hợp người tiêu thụ tại Hoa Kỳ nghi ngờ sản phẩm bị nhiễm độc thì họ phải liên lạc với cơ quan nào? Chuyên gia Mai thanh Truyết khuyến cáo:

"Người tiêu thụ chúng ta có bổn phận phải thông báo cho các cơ quan khi chúng ta nghi ngờ một mặt hàng nào bị nhiễm độc hay là có chất bảo quản không được phép dùng cho thực phẩm. Chúng ta có thể thông báo cho cơ quan health department (sở y tế) tại địa phương. Chắc chắn sẽ có những inspectors (kiểm tra viên) đi xuống tận nơi để điều tra ngay lập tức. Chúng ta nên sử dụng quyền công dân của chúng ta ở ngay tại đất Hoa Kỳ này."

Chuyên gia hóa học Mai Thanh Truyết cũng khuyến cáo giới tiêu thụ rằng nên tránh các thực phẩm đóng hộp hay đồ khô được bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Các thực phẩm tươi, nhà nấu lấy là tốt nhất.

 

 

Chương Trình Cánh Đồng Mây

Chương trình Từ Cánh Đồng Mây với TS Mai Thanh Truyết
và nhà văn Chu Tất Tiến   trên site   www.ledinh.ca

1000 năm Thăng Long

Tản Mạn về Ngàn Năm Thăng Long

 

Chỉ còn non hai tháng nữa, Việt Nam sẽ tổ chức đại lễ Ngàn Năm Thăng Long. Buổi lễ sẽ diễn ra ngày 1/10/2010. Ông Lê Tiến Thọ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao, và Du lịch, Chủ tịch Ban Chỉ đạo Quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long là người tổ chức và điều hành buổi lễ nầy.

Kinh phí cho buổi lễ là 94 ngàn tỷ Đồng Việt Nam (VNExpress) tương đương với 4,5 tỷ Mỹ kim  (1tỷ Đồng # US$50.000). Với một kinh phí tương đương gần 10% ngân sách quốc gia chỉ để cho "lễ hội". Quả thật Việt Nam đi đầu so với thế giới về việc phí phạm cho những cuộc vui chơi vô bổ nầy.

Nhưng chưa hết, vì buổi lễ diễn ra vào giữa mùa mưa Hà Nội, cho nên sác xuất mưa rất cao, và mái che của sân vân động Mỹ Đình, nơi hành lễ không đủ để che trên dưới 40.000 người dự khán. Vì vậy, có dự án dùng phi cơ "bắn mây" để ngăn mưa trong ngày khai mạc. Theo VNExpress, mỗi lần "bắn mây" trong 3 ngày có thể tiêu hết hơn 1 tỷ Mỹ kim.

Trên đây là kinh phí dự trù cho 3 ngày "lễ hội", nhưng chắc chắn kính phí thực sự sẽ "phải" lớn hơn nhiều vì những "rò rỉ" trong thời gian xây dựng và chuẩn bị!

Chương trình đại lễ rất đồ sộ. Theo dự trù, ngày khai mạc sẽ được tiến hành tại vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ và đường Đinh Tiên Hoàng chung quanh hồ Hoàn Kiếm. Sẽ có diễn binh và diễn hành tại Quảng trường Ba Đình. "Chương trình kỷ niệm sẽ được tổ chức trọng thể, sinh động, đậm đà bản sắc dân tộc, truyền thống lịch sử, văn hóa", đó là lời của một thành viên trong Ban chỉ đạo.

Nhưng cho đến hôm nay (12/8), nhiều người dân Hà Nội, cũng như trong nước vẫn không hiểu buổi lễ hội nầy có mục đích để "mừng" cái gì? Vì, Ngày Đại lễ đã được Thủ tướng cọng sản ấn định khai mạc vào 1 tháng 10, rơi đúng vào ngày Quốc khánh của Trung Cộng. Đây là một sự trùng hợp vô tình hay cố ý, và chính vì vậy mà người dân hoang man!

Vài dòng tản mạn trong bài viết nhằm mục đích khơi dậy vài tự ái dân tộc, nếu còn sót lại trong lòng người dân Việt ở cả trong lẫn ngoài nước.

Một ngàn năm Thăng Long là một ngày đánh dấu mốc thời gian từ lúc tổ tiên dân Việt dành lại nềm độc lập tự chủ thoát khỏi gần 1000 năm bị giặc Tàu đô hộ. Mà nay, Việt Nam lại tổ chức đúng vào ngày quốc khánh của kẻ thù truyền kiếp (cho đến ngày nay và cả ngàn sau nữa).

Đây có phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay không? Cá nhân người viết nghĩ là không mà là một chủ đích có tính toán kỷ lưỡng của đảng Cọng sản Việt Nam.

Vì, qua quá trình lịch sử trong vòng vòng 20 năm trở lại đây, rỏ ràng là đường lối, chính sách phát triển đều "rập khuôn" theo hướng phát triển của Tàu; thậm chí những sự khai thác khoáng sản, rừng phòng vệ, cùng những xây dựng khu kinh tế duyên hải miền Bắc đều nằm gọn trong tay những nhà đầu tư TC.

Như vậy có phải là Độc lập chăng?

Như vậy có phải là Tự chủ chăng?

Có xứng đáng tiêu tốn gần 10% ngân sách quốc gia cho những ngày lễ hội thể hiện một tinh thần nô lệ cho ngoại bang, trong lúc 1/3 dân số còn sống dưới mức nghèo tuyệt đối theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc là 1 Mỹ kim/ngày?

Trong Tuyên ngôn Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã phê chuẩn, trong đó một số giá trị căn bản giữ vai trò thiết yếu trong quan hệ quốc tế của thế kỷ 21 là:

  • Về Tự do: …Điều hành đất nước theo nguyên tắc dân chủ, có sự tham gia của người dân và trên căn bản ý chí của người dân là bảo đảm tốt nhứt cho việc thực hiện quyền tự do nầy.
  • Về Bình đẳng:… Không được phép tước đoạt cơ hội thụ hưởng kết quả từ hoạt động phát triển của bất cứ cá nhân nào hoặc dân tộc nào.
  • Về Khoan dung:… Con người phải tôn trọng lẫn nhau, trong sự đa dạng về tín ngưỡng, văn hóa, và ngôn ngữ.

Bản tuyên ngôn còn nêu rõ ý thức và hành động về hòa bình, an ninh và giải trừ quân bị, về phát triển và xóa đói giảm nghèo, về việc bảo vệ môi trường chung, về nhân quyền, dân chủ và điều hành tốt, về việc bảo vệ những người dễ bị tổn thương…

Tất cả chỉ nhằm vào mục đích là thế giới cùng nhau phát triển theo chiều hướng toàn cầu hóa nhắm vào 3 mục tiêu: 1- Phát triển xã hội, 2- Tăng trưởng phúc lợi cho người dân, và 3- Bảo vệ môi trường.

Trong tất cả những ghi nhận trên của Bản Tuyên ngôn, Việt Nam cho đến hôm nay vẫn chưa thực hiện được điều gì cả mà còn làm cho đất nước, xã hội Việt Nam ngày càng tệ hại thêm lên. Người dân ngày càng trực diện với với nhiều nỗi đau thường trực, nào là tệ trạng nguồn nước sinh hoạt và thực phẩm tiêu dùng, nào là tệ trạng y tế cùng hạ tầng cơ sở như đường xá, cầu cống ngày càng xấu thêm, nào là tình trạng đạo đức suy đồi qua hệ hệ thống giáo gục còn quá lạc hậu. Và còn bao nhiêu tệ trạng khác nữa!

Phải chăng đã đến lúc người dân cần phải đứng lên để tự cứu lấy mình?

Câu hỏi trên xin dành cho tất cả bà con trong và ngoài nước suy nghĩ, suy nghĩ để cùng tháo gở việc thực thi qua lệnh truyền trong quân đội TC là:

Lộ ố Nàm phồ

Dìu ố Nàm sình

Chì ố Nàm tì

Nghĩa là: Lấy vợ An Nam – Tiêu tiền An Nam - Ở đất An Nam.

Lịch sử sẽ ghi thêm một tội ác của cường quyền, cam tâm làm nô lệ và dẫn dắt cả dân tộc đi làm nô lệ cho kẻ thù truyền kiếp.

Ngàn năm Thăng Long sắp đến không phải để đánh dấu mối vinh quang của dân tộc mà là một dấu ấn, chuẩn bị cho chính sách đô hộ lần thứ 5 của giặc Tàu, tiếp nối ngàn năm Việt Nam bị Tàu đô hộ trong quá khứ.

 

Mai Thanh Truyết

Nhớ về ngày Tết Kỷ Dậu,

Ngày Đại phá quân Thanh của

vua Quang Trung Nguyễn Huệ

8/2010

  

Môi Trường

Môi Trường – Hóa Chất – Ung Thư

 

Hàng ngày, con người hấp thụ hóa chất vào cơ thể qua nhiều cách khác nhau do tiếp xúc trực tiếp qua xúc giác, do hít thở không khí, do ăn uống, thậm chí qua con đường yêu đương nữa.

Có thể nói, 99,9% hóa chất hấp thụ đó đến từ thiên nhiên và chỉ một phần rất nhỏ là do các hóa chất tổng hợp dưới danh nghĩa hóa chất bảo quản thực phẩm. Theo nhiều kết luận của các nhà chuyên môn về hóa chất độc hại, chúng ta tiêu thụ nhiều hóa chất trừ nấm mốc, trừ sâu rầy do thiên nhiên nhiều hơn hóa chất tổng hợp.

Lý do là chúng ta ăn rau đậu hay trái cây đã có sẳn các hóa chất trên do cây sản xuất để tự tạo ra sức đề kháng với nấm mốc, hay côn trùng cùng một vài thú vật…Các hóa chất diệt côn trùng thiên nhiên nầy có nhiều dạng khác nhau tùy theo mỗi loại cây cỏ.

Theo Tiến sĩ Bruce Ames, một trong những nhà khoa học nói lên từ giữa thập niên 1970 về những mối liên quan giữa hóa chất và ung thư, rằng con người trung bình sống tại Hoa Kỳ hấp thụ từ 5 đến 10 ngàn hóa chất trừ côn trùng thiên nhiên  trong suốt cuộc đời. Và hàng ngày, con người hấp thụ khoảng 1,5 gram hóa chất trừ côn trùng thiên nhiên (natural pesticides), trong lúc đó chỉ hấp thụ 0,09 mg hóa chất diệt côn trùng tổng hợp mà thôi.

Một người Mỹ trung bình, hàng ngày hấp thụ khoảng 2 gram thức ăn đã cháy (burnt material) qua các giai đoạn chuẩn bị và nấu ăn v.v…Một trong những thành phần cháy nầy gồm khoảng 200 hóa chất khác nhau tổng hợp thành 0,09 mg kể trên. Các hóa chất nầy có tên gọi chung là hóa chất "cháy" có nguy cơ tạo ra ung thư (rodent carcinogen).

Số lượng hóa chất tạo ra trong quá trình rang cà phê chúng ta uống hàng ngày cao gấp nhiều lần hơn số lượng 0,09 mg hóa chất "cháy'' trong quá trình chế biến thực phẩm…

Phần dẫn nhập trên đây sẽ cho chúng ta có một tầm nhìn khác biệt về các tính chất ung thư của thực phẩm chúng ta hấp thụ hàng ngày.

Ngày 5 tháng 5, năm 2010, Nhóm Nghiên cứu Ung thư của Tổng thống (President's Cancer Panel) đã công bố một báo cáo trong đó yêu cầu các cơ quan chính phủ và tư nhân cần phải đầu tư nhiều hơn trong việc nghiên cứu khả năng  và nguy cơ nhiễm độc của các hóa chất vừa kể trên. Các nghiên cứu hoàn chỉnh trên cần phải công bố trước khi hóa chất được đem ra áp dụng chứ không đợi cho đến khí ảnh hưởng tập thể đến người tiêu dùng.

Mục tiêu của báo cáo trên, theo lời của Bs LaSalle D. Leffafall là cần phải tăng thêm sự chú ỳ của người tiêu dùng.

Báo cáo trên đã gây ra nhiều quan điểm bất đồng vì, theo thống kê số lượng người mắc bịnh ung thư do môi trường ngày càng thấp dần và sự giảm thiểu nầy là do chính sách hạn chế tệ trạng hút thuốc lá.

Sự liên quan giữa môi trường, hóa chất, và ung thư

Báo cáo thường niên 2008 – 2009 của Nhóm trên với tựa đề "Giảm thiểu Nguy cơ Ung thư trong Môi trường: Chúng ta phải làm gì bây giờ?" cho biết những trường hợp ung thu do môi trường từ khoảng 40 năm qua và đưa ra nhiều trường hợp điển hình chứng minh cho nguy cơ trên. Nhiều trường hợp nhiễm độc do môi trường đã có từ trong bụng mẹ, hay nói đúng ra là trẻ sơ sinh đã bị "tiền ô nhiễm" (pre-polluted).

Kết luận và đề nghị của báo cáo nhấn mạnh về trách nhiệm của những nhà hóa học rằng:"Nhiều nhà hóa học còn khiếm khuyết trong nhận thức về môi trường độc hại cũng như làm thế nào để khai triển những hướng an toàn hơn trong nghiên cứu, hoặc bị hạn chế trong việc thay đổi phương hướng vì các rào cản trong kỹ nghệ".    

Tuy nhiên, cho đến nay nhiều nhà khoa học không đồng ý với những khuyến cáo "tiêu cực" trên vì …nguyên nhân của bịnh ung thư đa số là do con người trực tiếp hay gián tiếp tạo chứng bịnh riêng cho mình như việc hút thuốc lá chẳng hạn. TS Elizabeth M. Whelan, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Sức khỏe Hoa Kỳ (American Council on Science and Health), một người sát cánh và hiểu nhiều vấn đề kỹ nghệ, đã phát biểu rằng:"Mặc dầu việc tiếp nhiễm hóa chất trong môi trường ngày càng tăng, nhưng số tử vong cho con người vì ung thư môi trường giảm". Bà kế luận:"Hóa chất trong môi trường không dự phần vào các chứng ung thư".

Tuy nhiên, Julia G. Brody, Giám đốc điều hành Silent Spring Institue, đã mất 15 năm nghiên cứu về mối liên quan giữa môi trường và ung thư vú. Kết luận của Bà là:"Sự giảm thiểu số nạn nhân ung thư ngày hôm nay là do việc tiết chế hút thuốc. Mức ung thư vú  vẫn không thay đổi, trong lúc đó số lượng ung thư về hormone, ung thư dịch hoàng (testicular cancer), ung thư ở dạng tuổi nhỏ, và ung thư não có chiều hướng tăng lên". Hay nói một cách khác đi, theo diễn dịch của Bà Julia thì môi trường có ảnh hưởng lên chứng ung thư của con người.

Qua hai khuynh hướng khác biệt trên, chúng ta tuy chưa thể rút ra kết luận, nhưng quá khứ đã chứng minh rằng:

  • Cho đến nay chưa có dịch ung thư (cancer epidemic) nào khác hơn ung  thư do hút thuốc.
  • Liều lượng hóa chất ảnh hưởng lên mức độ nhiễm độc. Gần ½ hóa chất thử nghiệm (trên 500 hóa chất), dù là hóa chất có trong thiên nhiên hay tổng hợp, đều là tác nhân của ung thư khi bị tiếp nhiễm ở nồng độ cao.
  • Hầu hết nguyên nhân của bịnh ung thư khác hơn do hút thuốc, đều do sự bất quân bình trong sự ăn uống hàng ngày, do yếu tố hormone, do bị nhiễm trùng, hay do yếu tố di truyền. Sự khiếm khuyết về sinh tố hay muối khoáng cho cơ thể cũng có thể tạo ra những biến đổi DNA tương tự như ảnh hưởng của phóng xạ lên cơ thể con người.

Qua những thông tin nêu trên, dù có đồng thuận hay không, chúng ta vẫn nhận định rằng dù sao đi nữa cũng có một chuổi liên quan dù gần hay xa giữa Hóa chất – Môi trường – Ung thư với nhau. Vụ nổ nhà máy hóa chất Bhopal, Ấn Độ năm 1984 đến nay vẫn còn gây di hại cho người dân sống tại nơi nầy do hóa chất methyl isocyanate (MIC) còn nằm trong môi trường. Vụ nổ nhà máy điện nguyên tử ở Nga cách đây trên 20 năm vẫn là nguyên nhân làm chuyển đổi di truyền (mutation) của người dân trong vùng do các tia phóng xạ.

Một nghiên cứu khác của TS Harrison, Đại học Leicester, Anh, cho biết một số hóa chất cả thiên nhiên và tổng hợp trong môi trường, có khả năng xáo trôn hệ thống nội tiết (endocrine system). Các hóa chất anthropogenic như hormone tổng hợp, organotin, organochlorine pesticides, PCBs, dioxins, Phthalates và bisphenol-A và các hóa chất steroid hormone như phyto- và myco-estrogens. Các ảnh hưởng nầy đã được quan sát sự bất bình thường trong sự sinh sản, vài trường hợp vô sinh (fertility) xảy ra trên một số loài có vú và vài loại chim và cá biển ở Florida.

Đặc biệt hơn nữa, Mary Wolff, Mount Sinai School of Medicine, New York, đã chứng minh là các hóa chất thuộc loại bền vững (persistent) trong môi trường là căn nguyên của nhiều chứng ung thư như PCBs (dùng làm bộ phận cách điện), DDT làm thuốc sát trùng và diệt muỗi… TS Mary cũng chứng minh rằng phụ nữ sống ở thành phố New York có nguy cơ bị ung thư vú do hóa chất môi trường DDE, một chuyển hóa chất trong quá trình sin hủy (bio-degradation) của DDT.

Theo thống kê mới nhứt của WHO, tỷ lệ người dân Trung Hoa bị chứng ung thư ngày càng cao vì môi trường không khí, nước, và đất bị ô nhiễm bởi hàng trăm ngàn công ty hóa chất phóng thích chất thải từ năm 1979 trở đi… Trường hợp nầy cũng không là một ngoại lệ cho Việt Nam.

Do đó, để kết luận, chúng ta có thể nói rằng, ung thư là một nguy cơ hàng đầu, và yếu tố môi trường trong đó có hóa chất vẫn giữ một vai trò trong nhiều trường hợp gây ra chứng ung thư. Do vậy, chính phủ và các trung tâm nghiên cứu vẫn tiếp tục nghiên cứu để tình hiểu thêm đặc tính gây ra ung thư của từng yếu tố một.

Nhận thức được suy nghĩ như trên, chúng ta mới có thể cảnh giác và kiểm soát được hành động của chúng ta trong khi ứng xử với thiên nhiên qua việc phát thải vào môi trường có chủ đích hay không có chủ đích. Và nếu, mỗi người trong chúng ta có cùng một tâm khảm như trên, chắc chắn trái đất sẽ được tẩy sạch hay giảm bớt đi những chất thải trong tương lai do con người tạo ra.

Mai Thanh Truyết

Môi trường 8/2010

 

 

 

Hâm Nóng Toàn CẦu

Làm Thế Nào Để Giảm Hiện Tượng

Hâm Nóng Toàn Cầu

 

Hiện tượng hâm nóng toàn cầu là một sự kiện có thật qua việc phát thải khí CO2 vào môi trường và đây cũng là một nguyên nhân chính cho việc tăng trướng nhiệt độ trái đất.

Trái đất đã liện tục tăng dần nhiệt độ từ nhiều thế kỷ qua, nhưng mãi đấn năm 1949,  sau khi kho sát hin tượng tăng nhit đ trong không khí Âu Châu và Bc M t năm 1850 đến 1940 so vi các nơi khác trên thế gii, các nhà nghiên cu Anh đã đi đến kết lun là s phát trin các quc gia k ngh đã làm tăng lượng ô nhim thán khí trong không khí, do đó làm cho mt đt hai vùng ny nóng mau hơn so vi các vùng chưa phát trin.

Đến năm 1958, các cuc nghiên cu Mauna Loa Observatory (Hawai) đt cao đ 3.345 m mi chng minh được khí CO2 là nguyên nhân chính yếu ca s gia tăng nhit đ ny. Đến năm 1976, các cht khí methane, chlorofluorocarbon (CFC), nitrogen oxide (NOx) cũng được xác nhn là nguyên nhân ca hiu ng nhà kính.

T năm 1979 đến 1983, nhiu báo cáo ca Hàn Lâm Vin Quc gia v Khoa hc  Hoa K đã chng minh và cnh báo rng nơi nào có ô nhim không khí trm trng là nguy cơ có nhit đ không khí tăng càng ln.

Năm 1990, 49 nhà bác hc đã có gii Nobel đã ra thông cáo kêu gi mi quc gia trên thế gii phi có bin pháp tc thi đ hn chế ô nhim không khí hu bo v qu đa cu.

Các cuc nghiên cu mi nht do hai khoa hc gia Karl và Trenberth trên tp chí Sciences s tháng 12/2003 nói lên tính cách khn thiết ca vn đ ny. Theo ước tính ca hai ông thì t 1990 đến 2100, nhit đ trên mt đa cu s tăng t 3,1 đến 8,9oF  (1,6 đến 4,2oC).

Do sự gia tăng nhiệt độ bất thường trên, cho nên mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi gay gắt qua hai trường phái để thẩm định nguyên nhân và hậu quả của sự hâm nóng toàn cầu, mỗi người trong chúng ta đều nhận biết rằng sự gia tăng nhiệt độ là một hiện tượng có thật. Hay nói một cách rốt ráo, mỗi người trong chúng ta, dù ở nơi nào trên hành tinh điều góp phần vào sự gia tăng dù ít hay nhiều.

Trung Cộng là một quốc gia được miễn nhiễm trong Luật Kyoto để hạn chế việc phát thải khí CO2 vào không khí đến năm 2012. Nhưng chỉ mới vào năm 2007, TC lại là quốc gia đứng đầu thế giới về việc phát thải khí CO2 với 6.284 triệu tấn so với Hoa Kỳ là 6.006 triệu tấn CO2. Điều nầy cho thấy rõ ràng rằng Luật Kyoto vẫn còn có nhiều điều khoảng không hợp lý. Và Hội nghị Khí hậu diễn ra tại Copenhagen, Hòa Lan vào tháng 12/2009, chuẩn bị cho việc tu chính Luật Kyoto vào năm 2012 vẫn chưa đưa đến một sự đồng thuận nào cả.

Trong phạm vi bài viết nầy, tác giả chỉ tập trung vào việc phát thảo một số đề nghị mà mỗi người trong chúng ta cần suy nghĩ để hành xử một cách hợp lý trong việc tiết chế trong mọi sinh hoạt hàng ngày ngõ hầu góp phần vào việc giảm thiểu sự phát thải khí CO2.

Việc tiết giảm lượng khí CO2 phát từ mỗi chúng ta không những góp phần vào việc hạn chế hiện tượng nhà kính để tạo ra một không gian sinh tồn bền vững chung cho toàn cầu mà còn là góp phần vào việc tiết kiệm một ngân sách cho cá nhân, gia đình và quốc gia qua sự tiêu tốn cho việc xử lý nguồn CO2 nầy. Để có một khái niệm so sánh, một người Hoa Kỳ trung bình phát thải khoảng 19 tấn CO2/năm. Trong lúc đó một người Ấn Độ thải 1,3 tấn và Trung Hoa, 4,7 tấn. Số liệu trên gồm việc hít thở không khí và tất cả những tiện nghi sinh hoạt hàng ngày cung cấp cho mỗi người như xe cộ, ăn uống, nhà cửa và trang bị máy móc, v.v…Một thí dụ gảin dị ít ai để ý là mỗi lần chúng ta nhấc "con chuột" trên internat để tìm một trang mạng nào đó trên Google, chúng ta đã phóng thích ra ngoài không khí 7 g CO2 rồi theo nghiên cứu của TS Alex Wissner Gross, thuộc Đại học Harvard. Tuy nhiên con số nầy bị Google phản bác và cho biết theo nghiên cứu riêng của họ, chỉ độ 0,2 g mà thôi.

Giáo dục và sự hiểu biết

Trước hết giáo dục và sự hiểu biết là hai điếu tối cần thiết để chúng ta hành xử một cách đúng đắn là làm thế nào giữ gìn môi trường sống chung quanh ứng hợp với chiều hướng toàn cầu hóa như vấn đề bảo quản nguồn nước, đất và không khí, sự tiêu dùng năng lượng dưới mọi hình thức từ cá nhân cho đến tập thể. Có hiểu biết và cập nhựt hóa những biến chuyển xảy ra cho môi trường, chúng ta mới có thể ý thức được tường tận hơn những sự biến đổi của thời tiết theo chiều hướng tiêu cực và nguyên nhân phát sinh ra những biến đổi đó là do con người.

Từ đó, mỗi hành động tích cực của chúng ta dù nhỏ nhặt đến đâu trong sinh hoạt hàng ngày cũng đánh giá được mức bảo vệ môi trường, có suy nghĩ rốt ráo vào khái niệm liên đới trong đời sống của mỗi con người đối với toàn cầu.


Vận động dòng chính của từng quốc gia đang cư ngụ

Việc làm nầy, qua sự giáo dục và hiểu biết trên, cần phải phổ biến rộng rãi qua thân nhân, bạn bè và những người chúng ta tiếp xúc. Trao đổi những thông tin cập nhựt qua báo chí, truyền thanh truyền hình về tình trạng bất thường xảy ra cho địa phương và toàn cầu; để rối từ đó, vận động với chính quyền địa phương và trung ương thúc đẩy việc giải quyết  vấn đề qua các đại diện dân cử.

Vận động sử dụng năng lược "sạch" như năng lượng mặt trời, năng lượng gió v.v..và năng lượng "tái tạo". Chính phù nhiều quốc gia có nhiều biện pháp kích thích việc sử dụng năng lượng sạch như Hoa Kỳ tài trợ một phần chi phí cho việc lấp đặt các tế bào voltaic cho tư gia và cơ xưởng, để giảm thiểu hoàn toàn sự phát thải khí CO2 cho như cầu điện năng. Tại Hoa Kỳ hiện nay, việc thiết kế và lắp đặt một hệ thống voltaic cho năng lượng mặt trời được chính phủ tài trợ khoảng 7.000 US$. Một gia đình trung bình sau khi sử dụng hệ thống nầy trong 5 năm sẽ cân bằng chi phí lấp đặt so với chi phí tiêu thụ trong quảng thời gian nầy. Và dĩ nhiên, kể từ năm thứ 6 trở đi, chúng ta không còn trả một chi phí nào cả cho mức điện tiêu thụ đến cuối đời. Chúng ta vừa tiết kiệm một số không nhỏ ngân sách gia đình và hạn chế được sự phát thải thánh khí vào môi trường.

Các cuộc vận động có thể bằng nhiều cách hoặc bằng email, điện thoại, hay tổ chức những buổi gặp gở công cộng. Hay tốt nhứt là gia nhập vào một NGO về môi trường nơi mình cư ngụ.

Giảm thiểu – Tái sử dụng – Tái sinh (Reduce-Reuse-Recycling)

Đây là châm ngôn hữu hiệu nhứt trong việc hạn chế hiện tượng hâm nóng toàn cầu. Trong mỗi hành động của chúng ta, cần liên tưởng đến 3 điều trên, chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta đả làm một nghĩa cử không nhỏ trong việc hạn chế sự phát thải khí CO2.

Vài thí dụ điển hình là:

  • Trong sinh họạt hàng ngày, hãy chọn những dụng cụ, hay bao bì có thể tái sử dụng hơn là "xài một lần" (disposable). Trung bình, nếu áp dụng suy nghĩ nầy, mỗi gia đình có thể giảm được 1.200 cân CO2 và 1000 Mỹ kim một năm. Tại California, vào tháng 11 tới đây sẽ có một cuộc trưng cầu dân ý về việc hủy bỏ plastic làm bao bì, mà thay thế bằng bao giấy tái sinh. Mong bà con ủng hộ việc nầy và bỏ phiếu YES.
  • Mua các sản phẩm với bao bì tối thiểu, không cầu kỳ để giảm thiểu chất thải.
  • Tái sinh lại giấy, plastic, báo chí, thủy tinh, can nhựa…Hiện tại tại Hoa Kỳ có từ 15 đến 25% người dân chưa thi hành biện pháp tiết kiệm nầy. Nếu bạn tiết kiệm được một bịt (ream) giấy in, bạn đã giảm phát thải 5 cân CO2 rồi đó.
  • Trung bình nếu chúng ta giảm được ½ loại rác thải hàng ngày bằng những thùng đựng rác khác nhau, chúng ta có thể giảm được 2.400 cân CO2/năm.

Nguồn Điện năng

Tiết giảm nguồn điện năng cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày cũng là một trong những phương cách hữu hiệu nhứt để hạn chế sự hâm nóng toàn cầu. Những việc làm dưới đây cho chúng ta một vài khái niệm về cách sinh hoạt hay chuẩn bị cần tiết giảm:

·         Sử dụng máy sưởi và điều hòa không khí: Nhà chúng ta cần phải trang bị tường và mái nhà có lót chất cách nhiệt (insulation) và các phía trên và dưới của cái và cửa sổ cần phải được bịt kín. Mục đích là làm cho hơi nóng khi sưởi và hơi lạnh khi mở máy điều hòa không khí không thoát ra ngoài trời và giữ lại bên trong nhà. Làm như vậy chúng ta sẽ tiết kiệm được 25% chi phí điện năng tiêu dùng và giảm được 1.700 cân CO2/năm. Thêm nữa, đừng mở sưởi quá nóng hay điều chỉnh quá lạnh, như khi trời nóng, điều chỉnh máy lạnh khoảng 750F, và khi trời lạnh, điều chỉnh máy sười khoảng 650F mà thôi Làm như vậy chúng ta có thể giảm được 2.000 cân khí CO2 phát thải hàng năm.

·         Thay các bóng đèn trong nhà bằng đèn compact fluorescent  (CFL). Bóng đèn CFL có độ bền gấp 10 lần so với bóng đèn thường, tiêu thụ 2/3 năng lượng it hơn, và làm giảm nóng trong phòng 70%. Sẽ giảm được chi phí điện là $30/năm cho mỗi bóng đèn dùng trong nhà. Nếu mọi gia đình ở Mỹ đều áp dụng phương cách nầy sẽ giảm được 90 tỷ cân CO2/ năm, tương đương với mức phát thải 7,5 xe hơi/một năm.

·         Bớt lái xe và lái xe "thông minh" hơn: Sử dụng xe ít phát thải khí độc hại và ít hao xăng. Nếu cần dùng phương tiện công cộng khi di chuyển hay xe đạp. Đi chung xe để đi làm việc nếu có thể được.

·         Ít sử dụng nước nóng trong nhà. Nếu chúng ta điều chỉnh nước nóng ở 1400F hay 600C. Làm như vậy, sẽ tiết kiệm được 350 cân CO2/năm. Nếu giặt giạ quần áo bằng nước ấm và lạnh (warm and cold), sẽ giảm được thêm 500 cân CO2/năm.

Nguồn nước

Nước là một nhu cầu không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày. Trung bình một người Hoa Kỳ tiêu thụ khoảng 800 lít/ngày. Một người Pháp 100 lít, và ở vài nơi ở Phi Châu, khống quá1 lít cho mỗi người. Ở Việt Nam, dân thành phố tiêu thụ khoảng 30 đến 50 lít/ngày.

Nước sinh hoạt khi đến tay người tiêu thụ phải qua nhiều giai đoạn sàn lọc, xử lý hóa học…do đó, phải cần có một số lượng năng lượng như điện năng để giải quyết các giai đoạn trên; cho nên cũng phát thải một lượng thán khí quan trọng. Tiết kiệm mức tiêu dùng nước hàng ngày cũng là một hành động giúp thêm cho sự giảm thiểu việc phóng thích thán khí vào môi trường.

Thêm nữa, nước sinh hoạt cần phải được xử lý trước khi thải hồi vào đại dương hay tái sinh trở lại (recycled) cho sinh hoạt. Nguồn nước trên thế giới đang cạn kiệt dần, và hiện  nay, tại Orange và San Diego, đại phương đã bắt đầu pha trộn nguồn nước tái sinh nầy vào nguồn nước ngầm bằng phương pháp "thẩm thấu sâu" (percolation), để rồi xử lý trở lại hỗn nợp trên trước khi bơm vào nhà chúng ta.

Một thí dụ nhỏ về việc tiêu thụ nước sinh hoạt: Nói chung, tất cả nước sinh hoạt, nước xài trong phòng vệ sinh, nhà bếp v.v…đều phải được xử lý. Do đó, dầu mỡ dùng trong việc nấu nướng cần phải thận trọng, vì chi phí và hóa chất dùng để khử dầu rất cao. Nếu bạn đổ 1 lít dầu ăn thừa sau khi chiên chả giò chẳng hạn, bạn đã làm cho thành phố phải tiêu tốn $1.000 để khử 1 lít dầu đó!

Nói tóm lại, tiết kiệm và đừng phí phạm nguồn nước sinh hoạt là thể hiện một nếp sống của người có văn hóa và mỗi người trong chúng ta sẽ là những nhà môi trường "xanh" cho thế giới vậy.

Việc ăn uống

Khoa học và công nghệ ngày nay đã tạo cho chúng ta tất cả tiện nghi, có thể nói là tuyệt hảo. Tuy nhiên, nếu hưởng thụ tất cả, cũng như tận dụng các nguồn thực phẩm có được nhứt là các loại thịt đỏ…chúng ta lại phải đương đầu với nạn béo phì, cao máu, cao mỡ, tim đập bất thường và bao chứng khác có thể làm trở ngại cho những ngày cuối đời.

Vì vậy, hạn chế ăn uống, ăn nhiều rau đậu cũng là một hành động vừa bảo vệ sức khỏe cá nhân, vừa giảm thiểu được mức phát thải thán khí nữa. Lưỡng tiện đôi điều.

Việc trồng cây xanh

Nếu chúng ta thấy việc nầy là một việc giúp cho sự  vận động thân thể, và làm tăng vẽ tươi mát cho nhà cửa. Xin thưa, việc nầy cũng là một hành động bảo vệ môi trường.

Cây xanh qua hiện tượng quang hợp (photosynthesis) hấp thụ than khí và phóng thích dưỡng khí tức oxygen. Đây là một chu trình thiên nhiên của địa cầu. Theo tính toán, Cây cỏ trên thế giới hấp thụ ½ lượng thán khí phát thải toàn cầu. Một cây cao trung bình hấp thụ 1 tấn thán khí/năm.

Cổ súy bà con tham gia vào việc hạn chế than khí thải hồi vào môi trường

Sau cùng, qua kinh nghiệm và sự hiểu biết, bổn phận của chúng ta là làm thế nào để vận động bà con, những người thân, xóm giềng chung quanh nơi chúng ta ở…để cùng nhay hạn chế việc phát thải thán khí.

Những bước giản dị gợi ý ở phần trên, chắc chắn mỗi người trong chúng ta, ai ai cũng có thể thực hiện được. Thực hiện để bảo tồn trái đất và thực tế hơn cả là tiết kiệm được một ngân khoản sinh hoạt hàng tháng.

Làm được như thế, chúng ta vô hình chung đã làm tròn bổn phận chúng ta đối với con cháu thuộc các thế hệ sau nầy.

Làm được như thế, chúng ta mới thực hiện được một nếp sống văn minh, xứng đáng làm người dân của Thế kỷ 21, thế kỷ xanh của toàn cầu.

Mai Thanh Truyết

8/2010

//////////////////////////////////////////////////