Fwd:

http://www.4shared.com/mp3/n9N5qnRNba/SBTN_Kim_Nhung_Show_voi__Mai_T.html
SBTN Kim Nhung Show voi TS Mai Thanh Truyet Aug 31 2016


http://www.4shared.com/mp3/n9N5qnRNba/SBTN_Kim_Nhung_Show_voi__Mai_T.html

SBTN Kim Nhung Show voi TS Mai Thanh Truyet Aug 31 2016

 

Formosa "mới" ở ĐBSCL:

Nhà Máy Giấy Hậu Giang

 

 

 

 

Vào ngày 6 tháng 8 năm 2007, thêm một nhà máy giấy ở Việt Nam xuất hiện. Dự án nhà máy với tổng mức đầu tư lên đến 1,2 tỷ Mỹ kim. Địa điểm xây dựng tại khu công nghiệp Phú Hữu A, huyện Châu thành, Hậu Giang với diện tích 200 mẫu. Dự án nhà máy đã được chấp thuận nhưng không qua thủ tục cần thiết ghi trong luật môi trường Việt Nam, nhất là việc nghiên cứu tác động môi trường trước khi dự án được duyệt xét.

 

Mặc dù mới được khởi công tháng 3/2015, nhưng dự án đã được UBND tỉnh Hậu Giang cấp giấy chứng nhận đầu tư từ ngày 27/6/2007 và lễ động thổ nhà máy đã diễn ra vào ngày 6/8/2007. Đây là một dự án làm bột giấy và sản xuất giấy lớn nhất Việt Nam hiện tại phỏng theo mô hình của tập đoàn Lee&Man Paper, Hong Kong, Trung Cộng.

 

·         Khu vực đặt nhà máy gọi là khu công nghiệp Cái Cui – Nam sông Hậu (Tỉnh Hậu Giang) thực chất là vùng cây ăn trái trù phú với những đặc sản bưởi, cam, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, nhãn, mận, ổi…và những hộ chuyên nuôi cá đồng, không thích hợp cho nhà máy vì vấn đề nước thải nhà máy quá lớn với 28.500 tấn Sodium Hydroxide (NaOH), đặc biệt có sự hiện diện của Dioxin trong nước thải phát sinh trong giai đoạn làm trắng bột giấy, và ô nhiễm môi trường cho cả một vùng trồng cây ăn trái rộng lớn;

·         Hiện tại, nhà máy không có hệ thống thanh lọc nước thải. Vì vậy, vấn đề bảo đảm việc ô nhiễm môi trường không được tuân thủ. Điều nầy trái ngược hoàn toàn với các Điều luật trong Bộ Luật Đầu tư và Luật Môi trường là phải có báo cáo nghiên cứu tác động môi trường và phải có dự án xây dựng nhà máy thanh lọc phế thải trước khi được cấp giấy phép xây cất. Nhưng hai sự việc trên không hề xảy ra! 

 

Tập đoàn Lee&Man Paper

 

Tập đoàn Lee&Man Paper được thành lập từ 1994 có trụ sở tại Quảng Đông và di dời về Hong Kong năm 1995. Đây là một đại công ty giấy lớn nhất Á Châu và có tầm vóc quốc tế, với cơ sở và thiết bị tối tân.

 

Nhà máy giấy đầu tiên bắt đầu được xây cất từ năm 1996 và đi vào hoạt động từ giữa năm 2005 trên một diện tích 80 mẫu tại Hongmei thuộc tỉnh Quảng Đông (Dongguan). Chi phí cho nhà máy là 461 triệu Mỹ kim với mức sản xuất 2 triệu tấn giấy/năm. (Nhà máy nầy chỉ chiếm 1/3 vốn đầu tư và sản xuất gần gấp 4 lần so với nhà máy Hậu Giang!). Nhà máy còn có hệ thống thanh lọc nước thải và một nhà máy phát điện với công suất 0,2MW. Tập đoàn đã thành lập Cty Viet Nam Lee&Man Paper Manufacturing và đầu tư vào nhà máy Giấy Hậu Giang. Tính đến nay, Tập Đoàn Lee&Man Paper đã có 8 nhà máy đang hoạt động  trong vùng Đông Nam Á và sản xuất 2,08 triệu tấn giấy/năm. Cty dự trù trong năm 2008, mức sản xuất hàng năm sẽ lên đến 4 triệu tấn.

  

Công ty giấy Hậu Giang



  • 1- Dự án không có nghiên cứu tác động môi trường do đó vi phạm Luật Môi trường và Luật Đầu tư,
  • 2- Nguồn nguyên liệu dự trù cho sản xuất quy hoạch rất mơ hồ,
  • 3- Phương án xử lý phế thải chỉ ghi chú trong vòng vài trang giấy trong hồ sơ dự án, không có kế hoạch và thiết kế chi tiết, cùng công tác xây dựng nhà máy "xử lý" cũng không được nêu ra.

 

Cũng trước đó, vì địa điểm xây dựng nhà máy lại nằm sát bờ Sông Hậu và nhà cử dân chúng cho nên, Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) đã đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ( Bộ NN-PTNT) có ý kiến để các cơ quan nhà nước nghiên cứu kỹ vị trí của dự án nhà máy giấy và bột giấy Lee&Man nhằm không gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường nước của vùng nuôi thuỷ sản ở ĐBSCL.

 

 

Nhưng tất cả ý kiến trên đều không được lắng nghe vì tinh thần nô lệ và thuần phục của những kẻ bán đứng linh hồn cho TC, và vì mãnh lực của kim tiền qua việc "bôi trơn dự án"!

 

Thay lời kết

 

Mặc dù Việt Nam vẫn còn phải nhập cảng 700 ngàn tấn giấy/năm (mức tiêu thụ giấy của Việt Nam hiện tại là 1,8 triệu tấn giấy cho năm 2006 (thời điểm của dự án), và đã tăng lên 5 triệu tấn cho năm 2015.

 

Qua kinh nghiệm lịch sử các nhà máy giấy nhất là kinh nghiệm nơi nhà máy Bãi Bằng, và một số nhà máy giấy rãi rác từ Bắc chí Nam (xem bài viết Nhà máy giấy Bãi Bằng-Phần I)  trải qua gần 40 năm hoạt động vẫn còn nhiếu vấn nạn môi trường hầu như không giải quyết được và nguyên liệu cần phải nhập cảng đến 20%, mặc dù đã quy hoạch việc trồng rừng trên diện tích 1,2 triệu mẫu, nhà máy cũng vẫn chưa chạy hết công suất.


 

Trong lúc đó, nhà máy Hậu Giang chỉ quy họạch từng phần trong 200 mẫu rừng cho một công suất sản xuất gấp 10 lần hơn nhà máy Bãi Bằng.  Điều nầy có nghĩa là việc quyết định thực hiện nhà máy Hậu Giang hoàn toàn không dựa theo một tiêu chuẩn nào cả.

 

                          Vị trí ba căn cứ quân sự trá hình của Trung Quốc trên bản đồ.

 

Trong bài "Báo động: Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải sắp trở thành căn cứ của Trung Quốc" đăng trên VOA ngày31/3/2016 và bài "Trung Cộng lại sắp lập căn cứ ở Trung tâm Nhiệt điện Sông Hậu?" trên VOA ngày 11/4/2016đã cảnh báo dư luận về việc người TC đang núp bóng các công ty nước ngoài để âm mưu biến hai trung tâm nhiệt điện nằm ở những vị trí nhạy cảm về an ninh quốc phòng này thành những căn cứ quân sự lợi hại.

 

Điều trên chứng tỏ rằng:

 

·         Lãnh đạo trung ương khi quyết định chấp thuận môt dự án phát triển quốc gia hoàn toàn không nắm vững những thông tin kỹ thuật cũng như các ảnh hưởng lên mội trường khi xây dựng và khi nhà máy đi vào sản xuất;

·         Lãnh đạo địa phương (nơi xây dựng nhà máy) tiếp nhận dự án đầu tư vào tỉnh nhà theo chỉ thị của cấp trên và cũng hoàn tòan không thông hiểu về quy trình sản xuất cùng những điều kiện địa phương có thích hợp với việc lấp đặt nhà máy hay không?

 

Đây là hai điều căn bản đã xảy ra trong suốt thời gian quản lý Đất và Nước từ sau 1975 trở đi. Hai điều căn bản trên tiếp tục được lập đi lập lại như một âm bản giống nhau như đúc mặc dù đất nước được lãnh đạo bởi nhiều thế hệ lãnh tụ khác nhau theo suốt chiều dài lịch sử kể từ khi CS Bắc Việt chiếm được miền Nam sau ngày 30-4-1975.

 

Đây mới chính là một nguy cơ "mãn tính" cho dòng tộc Việt trong công cuộc phát triển quốc gia của một nhóm cầm quyền "vô cảm".

 

·        Cao nguyên Trung phần Việt Nam đang CHẾT vì việc khai thác Bauxite.

 

·        Biển ĐÔNG đang CHẾT vì TC cố tình đầu độc nguồn nước đại dương.

 

·        Đồng bằng sông Cửu Long đang CHẾT vì TC kiểm soát dòng chảy của sông Mẹ Mêkong ở thượng nguồn.

 

Câu hỏi còn lại cho Tuổi Trẻ Việt Nam là Còn con đường SỐNG nào cho dân tộc Việt Nam đây?

 

 

Mai Thanh Truyết

Hi Bảo vệ Môi trường Việt Nam (VEPS)

Houston 8-2016

 

 

 


________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

 "The Love of my Country will be the ruling  

 Influence of my Conduct." - George Washington

 


Nói về anh Liêm


Việt Hải trong Văn đàn Đồng Tâm có điện thư cho tôi như sau:" Anh Truyết, cùng là nhà giáo, cùng là học trò LPK (Lycée  Petrus Ký) mà sao VH chưa bao giờ thấy anh nói hay viết về GS Nguyễn Thanh Liêm hết?"

Xin thưa, hôm nay, nhân gần đến ngày lễ thượng thọ cho anh Liêm do Văn đàn Đồng Tâm tổ chức, tôi cũng xin góp vài lời viết về anh Liêm của tôi.

Trước hết, sở dĩ tôi gọi bằng anh Liêm, vì giữa tôi và anh Liêm có nhiều kỷ niệm với nhau trong suốt thời gian sinh hoạt cộng đồng ở tại đất nước Hoa Kỳ.

Tôi gặp lại anh Liêm vào khoảng cuối năm 1989 tại San Jose, lúc anh còn làm việc cho Health Department  của thành phố nầy. Tôi gặp anh tại nhà của một người bạn cũng là một giáo chức "mất dạy" sau khi cộng sản chiếm đóng miền Nam năm 1975. Tại đây, anh Liêm của tôi không là một nhà giáo, không là một tiến sĩ giáo dục…mà là một nhà  chiêm tinh.

Và dĩ nhiên, câu chuyện ngày hôm đó không là câu chuyện trao đổi giữa những người đã "tháo giày" mà là câu chuyện …tử vi. Tôi không còn nhớ anh đã nói gì về tôi, nhưng trong hơn 10 năm gặp lại nhau tại chốn "gió tanh mưa máu" Bolsa, anh và tôi nhiều lần sinh hoạt gần gũi nhau qua suốt thời gian vận nước nổi trôi trên bước đường lưu vong nầy.

Anh Liêm của tôi rất đa dạng. Nơi đây tôi xin miễn nói những nét đa tình của anh Liêm trong thời gian ở Việt Nam (xin chị Phương yên chí). Cảm giác đầu tiên của tôi khi gặp lại anh ở San Jose là anh tương đối nhanh nhẹn hơn, không bệ vệ, trang nghiêm, đứng đắn quá mức khi còn tại chức ở Việt Nam.

Cho đến bây giờ anh vẫn còn cái phong cách trang nhã của một nhà giáo đúng nghĩa, nhưng không vì đó mà làm cho anh mất tính hòa đồng với những người anh đã tiếp xúc. Tính khiêm cung của một nhà giáo "chân chánh" luôn là kim chỉ nam trong giao tiếp nơi anh, cho nên, dù cho ở giữa khung trời binh lửa rừng rực như "thủ đô tị nạn" Bolsa, anh vẫn được nhiều người "ưa" hơn "ghét".

Nhưng nếu có ghét, thì cũng chỉ là những bất đồng về cung cách hành xử, không đồng ý vì những hoạt động hết sức đa dạng của anh. Thêm nữa cũng có thể vì những ghen tị thường tình của con người.

Nhưng rốt ráo lại, anh Liêm không hề phản biện hay đối chất trước những thách thức đôi khi mang tính "giang hồ" ở xứ sở trong đó tu chính án thứ nhứt đã được tôn trọng hầu như tuyệt đối.

Con đường anh đang đi rất rõ ràng.

Đó là văn hóa và dân tộc

Văn hóa là vì anh đã và đang sống với văn hóa miền Nam. Anh khơi mở những sắc thái đặc thù của người miền Nam từ khi "tạo thiên lập địa"  hay "lập quốc" (thời khai phóng miền đất phía Nam của nhà Nguyễn) cho đến những tập tục chỉ có ở miền Nam như Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt. Anh điều hành và phát triển Lăng Ông từ một căn phòng nhỏ hẹp thành một nơi đồng hương có thể đến thăm viếng và cúng bái, cũng như các Hội đoàn có thể mượn nơi đây làm nơi sinh hoạt hay hội họp với sức chứa trên dưới 100 chỗ ngồi. Anh không ngừng nơi đây, và vẫn tiếp tục khai triển miền đất nước thân yêu qua những bài khảo cứu trên Đặc san Đống Nai, sau đó Đồng Nai Cửu Long.

Nét đặc trưng của mỗi vùng cũng được anh và các bạn trong nhóm trình bày khá chi tiết, nhiều khi làm cho người dân địa phương của những vùng được nói đến cũng chưa biết qua.

Còn dân tộc là vì anh cũng tham gia vào những sinh hoạt thời sự cùng với cộng đồng, cùng tranh đấu ngõ hầu rút ngắn tiến trình mang lại tự do dân chủ cho Việt Nam.

Ngày hôm nay, bước lần vào tuổi "bát thập cổ lai hi" (2010), nhưng tôi vẫn thấy anh Liêm chưa chịu dừng bước. Anh càng năng động hơn nữa. Dù anh đã về hưu, nhưng thời gian anh sinh hoạt trong các hội đoàn, phụ trách các chương trình truyền hình, truyền thanh có thể nói chiếm hơn 8 giờ vàng ngọc như trong lúc đi làm việc. Không kể thời gian dành cho đọc sách, tìm tòi và viết lách, anh có sức làm việc của một nhà tranh đấu không ngừng nghĩ.

Xin lỗi anh, tôi đã nói anh viết lách. Nhưng anh Liêm của tôi viết mà không lách. Anh viết những gì anh nghĩ đúng. Anh trang trãi những gì anh muốn trang trãi cho thế hệ tiếp nối mà không e dè, không cần thận trọng vo tròn bài viết để làm vừa lòng thêm nhiều người khác nữa..

Mặc dù tuổi đời đã cao, nhưng anh vẫn còn hăng say, chắc chắn không phải vì để chạy theo thời gian còn lại quá ngắn, mà chính vì bầu nhiệt huyết trong anh khiến anh làm việc không ngừng nghĩ. Đây cũng là một bài học lớn cho những người đòi "rữa tay gác kiếm" khi tuổi đời chưa tới 60!

Mặc dù có nhiều người bạn thân quen hay không thân phê phán anh Liêm là ôm đồm, tham gia quá nhiều việc không cần thiết và cũng không nằm trong sở trường của anh, nhưng anh vẫn từ tốn ghi nhận những lời phê bình không thiện cảm đó và cũng không có lời biện giải nào cả dù là trực tiếp hay gián tiếp tiếp nhận. Đây cũng là một đức tính của người thầy giáo chân chánh.

Được khen, hay bị phê bình tiêu cực, đường anh, anh vẫn đi. Nói theo kiểu của dân giang hồ Bolsa  là "sugar me, me go, sugar you, you go". Do đó, anh vẫn chiếm được nhiều thiện cảm của cộng đồng. Nói anh là nhân sĩ cũng không phải là phóng đại vậy!

Một kỷ niệm lý thú nhứt vừa xảy ra tối ngày 25 tháng 5, 2010 là trong chương trình Người Đẹp Việc Đẹp trên VHN TV, anh đã phỏng vấn 2 "show" liên tục một người khác là một bà cụ trên 89 tuổi (gần 90 tuổi, tính theo tuổi Tây). Đó là bà BS Nguyễnn Tôn Hoàn, nhủ danh Phan Thị Bình.

Trong cuộc phỏng vấn, Bà đã kể lại con đường tranh  đấu cùng với BS Nguyễn Tôn Hoàn trong thời gian còn là sinh viên ở Hà Nội. Bà học trường Nữ Hộ sinh quốc gia và BS Hoàn học trường Y khoa Hà Nội. Và cũng chính Bà cho biết là bài Quốc ca Việt Nam đã được Bà hát lần đầu tiên ngày 15/3/1942 tại giàng đường chánh của trường dưới tựa đề "Sinh viên hành khúc" do Lưu Hữu Phước đặt nhạc và lời Việt và Pháp do Đặng Ngọc Tốt, Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ và Nguyễn Thành Nguyên.

 Ý của bài tiếng Pháp là kêu gọi sinh viên học, và phục vụ 'Mẫu quốc" (Đại học Hà Nội gồm cả sinh viên Việt, Miên và Lào). Còn lời Việt thì kích thích sinh viên đứng lên tranh đấu chống thực dân:

Nầy sinh viên ơi! Đứng lên đáp lời sông núi.

Đồng lòng cùng đi, đi đi mở đường khai lối

Vì non sông nước xưa, truyền muôn năm chớ quên

Cùng nhau ta kết đoàn…                      

Và để kết thúc buổi phỏng vấn, Bà Bs Hoàn, anh Liêm, và người viết cùng đồng ca bài Thanh niên Hành khúc lời nguyên thủy bằng tiếng Pháp. Xin được ghi lại đây để kỷ niệm buổi phòng vấn đặc biệt một nữ lưu gần 90 do người phụ trách là một thanh niên gần 80.

Marche des étudiants

Etudiants! Du sol l'appel tenace

Pressant et fort retentit dans l'espace.

Du Côté d'Annam aux ruines d'Angkor,

A travers les monts du Sud jusqu'au Nord,

Une voix monte ravie

Servir la chère Patrie

Toujours sans reproche et sans peur

Pour rendre l'avenir meilleur

La joie, la ferveur, la jeunesse

Sont pleines de fermes promesses

Te servir chère Indochine

Avec coeur et discipline

C'est notre but c'est notre joie

Que rien n'ébranle notre foi.

 Xin cám ơn chị Tư Hoàn và cũng xin cám ơn Anh Liêm của tôi.

Chúc anh không chồn chân và tiếp tục giữ gìn sức khỏe để tiến bước trên con đường phụng sự đồng hương và dân tộc.

 Mai Thanh Truyết

Fountain Valley 25-5-2010

 

--

________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

 "The Love of my Country will be the ruling 

 Influence of my Conduct." - George Washington

 

Năng luộng hạt nhân Ninh Thuận

        Cần Ngăn Chặn Formosa ở Ninh Thuận:

                   Năng lượng hạt nhân



Việt Nam hiện có một Viện Năng Lượng Nguyên Tử ở Đà Lạt (Việt Nam Nguyên tử lực Cuôc cũ thời Việt Nam Cộng Hòa) do TS Phạm Duy Hiển làm Giám đốc hơn 25 năm nay. Theo báo chí trong nước, đã từ lâu Việt Nam dự định bắt đầu xây cất 2 lò phản ứng hạch nhân vào năm 2012 để có thể đi vào hoạt động năm 2015. Địa điểm dự trù là Phước Dinh, Phước Hải (Ninh Thuận), và Hòa Tân (Tuy Hòa, Phú Yên). Kinh phí dự trù cho hai dự án kể trên là 3 tỷ Mỹ kim.

 

Ngay sau khi quyết định nầy được phổ biến vào đầu năm 2004, nhiều nhà khoa học trong nước và ngoại quốc đã bày tỏ mối quan ngại và lên tiếng phản đối hai dự án trên.

 

Có nhiều lý do đưa ra cho việc phản đối nầy:

 

·         Địa điểm chọn lựa của hai vùng hoang mạc khô cằn, thưa dân cư, không thuận tiện cho việc di chuyển của nhân công và ban quản lý nhà máy trong tương lai;

·         Ở cả hai vùng, không có hạ tầng cơ sở tối thiểu cho nhu cầu yểm trợ việc xây cất, vận chuyển, cùng nhu cầu về xã hội, y tế, và sinh hoạt hàng ngày của công nhân như điện nước v. v...;

·         Và nhất là, hiện tại Việt Nam chưa có khả năng cũng như không có dự kiến đào tạo nhân sự chuyên môn trong lãnh vực nầy trong một tương lai gần.

 

Vấn đề nguyên liệu nguyên tử là một vần đề cốt lõi mà chắc chắn Việt Nam không thể nào chủ động và kiểm soát được vì tùy thuộc vào quốc gia cung cấp. Chất Uranium và khả năng tinh luyện chất nầy để dùng cho lò phản ứng hạch nhân cần những nhân sự thật chuyên môn và nhiều kinh nghiệm mà việc đào tạo đòi hỏi ít nhất vài chục năm.

Xây cất một lò phản ứng hạch nhân chỉ là giai đoạn sau cùng trước khi hoàn tất các giai đoạn kể trên. Về nhân sự, sự yếu kém về tri thức công nghệ, kiến thức quản lý, cũng như khả năng chuyên môn trong lãnh vực nguyên tử và hạch nhân sẽ là những cản ngại lớn khiến cho việc thiết lập lò phản ứng khó có cơ may thực hiện hay chỉ thực hiện nửa chừng...

 

Thêm nữa, theo ước tính của một số nhà khoa học trong và ngoài nước thì tiềm năng của Việt Nam về than đá, dầu mỏ, khí đốt, cùng với việc khai thác và phát triển những loại năng lượng trong tầm tay như năng lượng gió, năng lượng mặt trời... Việt Nam vẫn còn có thể dư thừa năng lượng dùng cho việc phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2030. Để rồi, vào thời điểm nầy, Việt Nam có đủ thời gian để chuẩn bị ngay từ bây giờ để có thể tránh được những cản ngại vưà kể trên trong tương lai vá áp dụng công nghệ tiến bộ nhứt trong việc xây dựng một nhà máy điện hạt nhân.

 

Theo Nghị quyết của Quốc hội CS Bắc Việt vào cuối năm 2009:

 

Tuy nhiên, cho đến tháng 5/2010, CS Bắc Việt vẫn không để ý đến những khuyến cáo của các nhà làm khoa học trong nước hay hải ngoại, vẫn tiếp tục cho đấu thầu để xây dựng hai lò nguyên tử trên, và dự trù xây dựng và khánh thành vào khoảng năm 2016. Nhà thầu tương lai vẫn sẽ là Trung Cộng mặc dù Việt Nam đã thương lượng với Nga, Nhật Bản và ngay cả Hoa Kỳ qua các kinh nghiệm "đấu thầu" của Việt Nam trước đây như các gói thầu Bauxite, nhà máy điện, khu kinh tế duyên hải miền Bắc v.v....


 

Một câu hỏi được đặt ra là, có phải chăng việc khai thác Bauxite hiện tại của TC ở cao nguyên Trung phần Việt Nam chỉ là Diện để che đậy Điểm là khai thác quặng mõ Uranium ở Nông Sơn và vùng cao nguyên nầy?

 

Và hai công trình khai thác quặng và xây dựng hai nhà máy điện nguyên tử có liên quan mật thiết với nhau hay không qua sự tính toán giữa Trung Cộng và cộng sản Bắc Việt?

 

Bài học Cherbonyl ở Liên Sô cũ còn đó, và bài học mới nhứt ở Dung Quất là phải đình chỉ sản xuất, hay chỉ vận hành với công suất vài chục % từ hàng chục năm qua, và đang có khuynh hướng đóng của vì lỗ lã giống như trường hợp của hai nhà máy khai thác bauxite tại Tân Rai, Bảo Lộc, và Nhân Cơ, Đắc Nông.

 

Qua các yếu tố trên, thảm nạn sau khi xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Hơn nữa, Mỹ Sơn là thánh địa của cộng đồng người Chăm.

 
Việt Nam không đủ sức kiểm soát hiểm họa hạt nhân, nhưng CS Bắc Việt vẫn  cương quyết giữ quyết định xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Ninh thuận.

 

Có nhiếu ký do vì sao?

·         CS Bắc Việt lên dự án để "rút ruột" công trình?

·         Thứ hai, để tàn phá môi trường sống của cộng đồng người Chăm?

·         Để đưởi người Chăm ra khỏi vùng đất bản địa?

·         Và sau cùng, thâm độc nhứt là để khống chế vùng đất hiểm địa: nơi có thể chia cắt Việt Nam thành hai mảnh theo lịnh của TC?

 
Có phải đây là một dụng ý thâm hiễm để giải quyết một tình trạng sắc tộc tế nhị?

 

Người Việt Nam trong và ngoài nước hãy đoàn kết bảo vệ cộng đồng người Chăm trước hiểm họa do việc thiết lập nhà máy điện hạt nhân, nguy cơ về hiễm họa ô nhiễm phóng xạ sẽ cao gấp nhiều lần so với thảm họa Vũng Áng do Formosa gây ra.

 

Hải ngoại chúng ta cần phải làm gì để cứu một dân tộc đã được xem là có cùng một nguồn cội với dân Việt thời xa xưa?

Mai Thanh Truyết

Hi Bo v Môi trường Vit Nam (VEPS)

8/2016

 

 


________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

 "The Love of my Country will be the ruling  

 Influence of my Conduct." - George Washington

 

Nói chuyện về Formosa



--

________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

 "The Love of my Country will be the ruling 

 Influence of my Conduct." - George Washington

 

Việt Nam: Con Đường Tương Lai Âm U



-- 



Việt Nam: Con Đường Tương Lai Âm U



 

Từ năm 1986 trở đi, chính sách kinh tế "Mở cửa" và "Đổi mới" tiếp ngay sau đó, đã khai mào cho một chu kỳ tăng trưởng mới cho toàn quốc, đặc biệt ở thành phố Sài Gòn và các vùng lân cận trong đó hầu hết các khu công kỹ nghệ đều tập trung vào và chiếm hơn 40% tổng sản lượng quốc gia. 

Tuy nhiên, cho đấn hôm nay, nghĩa là sau hơn 30 năm phát triển, vẫn còn tồn tại những mặt tiêu cực sau đây:

·         Nhiều dịch vụ phát triển quá nhanh chóng và không được điều nghiên kỹ lưỡng như việc thiết lập các trung tâm giải trí, khách sạn, sân golf...chỉ nhằm phục vụ cho người giàu và người ngoại quốc tạo thêm ranh giới cách biệt giàu nghèo giữa  đại đa số quần chúng;

·         Một số tư bản mới đã hình thành, từ đó phát xuất ra nhiều mâu thun và hệ lụy tiêu cực trong hệ thống quyền lực-kinh tế-chính trị.

Chính hai mặt tiêu cực nầy đã là một trong nhiều nguyên nhân tạo nên khủng hoảng xã hội gần đây nhất và làm giảm dần mức tăng trưởng kinh tế từ 10% ở những năm đầu xuống đến 4% năm 1999, và sau đó không tăng trưởng được như dự tính, chỉ lên xuống khoảng 6-7% trong mười năm trở lại đây, mặc dù Việt Nam vẫn còn quá nhiều nhu cầu sinh hoạt căn bản cần phải cung cấp cho người dân.

Việc tăng trưởng kinh tế-kỹ nghệ quá nhanh so với tốc độ trước khi có chính sách đổi mới, nhưng không đủ nhanh so với nhu cầu của quốc gia, tạo nên những biến động ảnh hưởng lên môi trường ở những vùng được phát triển mạnh.Tại các nơi trên, bầu không khí ngày càng ô nhiễm thêm. Thán khí cùng với nhiều kim loại độc hại như chì, thủy ngân và một số hợp chất hữu cơ nhẹ đã được ghi nhận. Nguồn nước bị ô nhiễm nặng đặc biệt ở các vùng tiếp nhận trực tiếp nguồn nước thải từ các nhà máy và hệ thống cống rãnh.

 Nhìn chung tình trạng môi sinh ở Việt Nam đã đến mức báo động, nhất là ở các thành phố lớn mặc dù mức độ khai triển kỹ nghệ chưa phát triển tương xứng với nhu cầu của dân chúng toàn quốc mà chỉ tập trung vào một số thành phố lớn mà không lưu tâm hay lên kế hoạch phát triển tuỳ theo điều kiện của từng địa phương. Hiện nay vẫn còn khoảng 50% dân chúng tập trung ở các vùng nông nghiệp đang còn trong thời sơ khai của thời đại phát triển kỹ nghệ.


 

Nguyên nhân của việc trì trệ phát triển cho những năm gần đây cũng như hiện trạng ô nhiễm ở Việt Nam có thể được tóm tắt vào những ghi nhận sau đây:

·         Ảnh hưởng của sự sụp đổ của hệ thống Cộng sản ở Nga  và Đông Âu đầu thập niên 90 cùng với sự khủng hoảng kinh tế vùng Đông Á ở những năm gần đây (sau năm 1997…), cũng như việc lấn chiếm và áp đặt "quyền chánh trị-kinh tế" Việt Nam của TC làm cho quốc tế ngần ngại đầu tư vào Việt Nam.

·         Hệ thống tiền tệ chưa hoán chuyển được và chưa thiết lập được thị trường chứng khoán có tính cách quốc tế cùng các luật định ngân hàng phức tạp và hay thay đổi thường xuyên, không bảo đảm tối thiểu cho công cuộc giao thương với bên ngoài.


·         Hệ thống ngân hàng không hữu hiệu, không thể hiện nhiệm vụ đúng đắn trong dịch vụ trao đổi và không có tính xuyên suốt trong báo cáo. Thống đốc ngân hàng Việt Nam mới đây đã nhận định rằng nhiệm vụ của ngân hàng là đáp ứng cho nhu cầu của quốc gia và dân chúng nhưng thực ra chỉ thi hành theo chỉ thị hoặc mệnh lệnh của Bộ Chính trị cs Bắc Việt mà thôi!

·         Mặc dù có sự hỗ trợ của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB), Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF), Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP)... về tài chánh và kỹ thuật cho việc nâng cấp và giải quyết các vấn nạn môi sinh ở Việt Nam do sự phát triển kỹ nghệ và nạn gia tăng dân số, nhưng hầu hết các hạng mục công trình trên còn nằm bất động trên hình thức các dự án khả  thi. Mức độ thi công tiến hành quá chậm do thủ tục hành chánh rườm rà và bất nhất cũng như các tệ nạn quan liêu khiến cho đôi khi dự án phải bị bỏ dở nửa chừng.


·      Việc phá hoại các rừng ven biển và dẫn nước mặn vào sâu trong đất liền để khai thác dịch vụ nuôi tôm là một trong những nguyên nhân cho sự nhiễm mặn. Ngay cả việc nuôi tôm, sau một vài mùa có thu hoạch cao, dịch vụ nầy lần lần đi vào phá sản vì tôm con bị chết quá nhiều do hệ sinh thái thay đổi và môi trường sinh sống của tôm không còn đồng nhất như vùng nước mặn nguyên thuỷ. Ảnh chụp từ vệ tinh năm 1999 cho thấy khoảng 150.000 hecta ở ven biển Cà Mau, Bạc Liêu đã bị bỏ hoang trên gần 200.000 hecta đã khai thác trong khoảng năm năm gần đây! Từ xa xưa, các rừng tràm, đước, vẹt...đã phát triển vững mạnh trong vùng nầy, thiết lập một hệ sinh thái thiên nhiên vừa cân bằng và cầm chân nước mặn tiến sâu vào đất liền, vừa là môi trường sống thích hợp cho tôm cá; do đó tôm không thể phát triển được vì sự mất cân bằng trên.


·         Trong những năm sau nầy, lãnh đạo Việt Nam có khuynh hướng cứng rắn hơn trong việc điều hành quốc gia. Đường lối và chính sách hiện tại thể hiện sự bất an, bối rối trong quyết định trước những vấn nạn sinh tử cho đất nước.

·         Có nhiều thành phần tham gia vào việc phát triển kinh tế-kỹ thuật ở Việt Nam. Đó là quân đội, công an, chính quyền, tư nhân, và ngoại quốc. Một khi đã nắm chặt quyền lực trong tay, cộng thêm với sức mạnh kinh tế, các thành phần có quyền lực trên có khả năng tạo ra nạn kiêu binh có thể gây xáo trộn xã hội mà lãnh đạo sẽ khó kiểm soát được. Điều nầy sẽ làm mất niềm tin và giảm thiểu mức đầu tư của dân chúng và nhất là đầu tư quốc tế.


·         Đối với các nhu cầu phát triển, điều tiên quyết là cần phải có sự bàn thảo và đồng thuận giữa nhà cầm quyền và các công ty tư nhân. Cho đến nay, mọi hợp tác giữa nhà cầm quyền-tư nhân-ngoại quốc chưa được đặt trên căn bản công bằng và đồng thuận do đó vẫn còn nhiều cản ngại trong việc giao thương quốc tế. Còn có nhiều thiên vị cho các đối tác có liên quan đến đảng cộng sản. Công ty quốc doanh chiếm đa số vẫn còn được tài trợ và ưu đãi mặc dù làm ăn thua lỗ. Đây mới là nguyên nhân chính yếu cho việc trì trên trong chính sách phát triển của Việt Nam. Việc kiểm soát môi sinh còn quá lỏng lẻo đưa đến việc lơ là trong kiểm soát và thanh lọc phế thải.


·         Hầu hết các dự án có tầm vóc quốc gia, đối tác được chọn chưa thu thập đầy đủ dữ kiện nghiên cứu tác hại môi trường, nhân sự chuyên nghiệp không đáp ứng được nhu cầu của công trình, đặc biệt qua sự móc ngoặt hay do "sự áp đặt" của Trung Cộng, do đó nhiều dự án phải bị bỏ dở nửa chừng hay mức đầu từ phải bị nhân lên gấp bội (hệ thống nhà máy đường từ Bắc chí Nam vào thập niên 2000, việc khai thác Bauxite ở Tân Rai và Nhân Cơ, hệ thống nhà máy giấy từ Bắc chí Nam, điển hình là nhà máy Bãi Bằng, và gần đây nhứt, nhà máy Hậu Giang đã được đánh giá như là một sự phá sản về nguồn vốn và ô nhiễm môi trường cho toàn vùng tứ giác Long Xuyên, vựa lúa thứ hai của ĐBSCL sau Đồng Tháp Mười). Từ đó, dự án đưa đến sự thua lỗ, thất thoát tài nguyên và nguồn vốn của quốc gia, và tệ hại nhứt là, tạo ra một tình trạng ô nhiễm môi trường khắp nới từ Bắc chí Nam.


·         Các công ty tư vấn ngoại quốc được Việt Nam mời đến để khai triển một số dự án kỹ thuật và tính khả thi trong từng điều kiện hiện có. Đôi khi, Việt Nam dùng tư cách chủ nhà để chỉ đạo dự án hay sửa đổi không đúng với quy cách kỹ thuật làm cho dự án khó được hoàn chỉnh. Và cũng có nhiều công ty ngoại quốc vì muốn được trúng thầu mà thiết lập dự án khả thi khi chưa hoàn tất hồ sơ điều tra bản. Điều nầy làm cho phát triển Việt Nam trì trệ về thời gian, tài lực, và nhân lực, chưa kể đến việc làm mất niềm tin của người dân về thực tâm của những người có trách nhiệm! 

Nhận diện được một số nguyên nhân căn bản trên đưa đến sự kiện chậm phát triển cho Việt Nam trong những năm gần đây, chỉ cần một ít động não, việc truy tìm giải đáp cho bài toán trên cũng không khó vậy. 


Thay lời kết 



Trở về đất nước thân yêu của tất cả chúng ta, Việt Nam hiện tại là một dân tộc non trẻ, thông minh, chăm chỉ, hiếu học, cần cù, và có tinh thần cầu tiến. Trên 90% dân số đều biết đọc biết viết. Con số nầy quá cao so với các nước đang phát triển và có điều kiện xã hội tương tự như của chúng ta, nhưng ngược lại lợi tức đầu người vẫn còn thấp kém so với các quốc gia trong vùng.

 Tại sao lại có sự nghịch lý kể trên?


Dĩ nhiên là phải có cái gì bất ổn cho đất nước. Đương nhiên cộng sản Bắc Việt phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tình trạng phát triển và môi trường ô nhiễm ngày càng đi xuống hiện nay. Hơn 41 năm sống trong hoà bình, thiết nghĩ thời gian cũng đủ dài để thiết lập một xã hội ổn định cho Việt Nam. 

Nhưng tiếc thay điều đó không xảy ra cho nước mình!


Hiện tại, trong nhiều lãnh vực kinh tế-kỹ thuật-khoa học-môi sinh, thế giới đang biến thành một quốc gia lớn, một trật tự mới đang hình thành. Trong bối cảnh đó, càng ngày càng thấy rõ ràng là mọi người đều có trách nhiệm. Những gì xảy ra tại Tây Tạng, Vân Nam đều trực tiếp ảnh hưởng đến đồng bằng sông Cửu Long. Rốt ráo hơn nữa, mọi người Việt đều có trách nhiệm về tình trạng thụt lùi của Việt Nam dù ít hay nhiều.

Càng thiết tha, càng gắn bó với quê cha đất tổ càng thấy mình có trách nhiệm.

Trách nhiệm là nhận thức thực tiễn, và trên căn bản đó cần có những thái độ và hành động tích cực hơn cho đất nước.


Nói lên tiếng nói, tạo một âm vang, khuếch đại một xu hướng, tạo dựng sức ép, nói lên những vấn nạn của Đất và Nước v.v…mỗi người mỗi cách riêng của mình… không sao kể xiết.

Nhìn lại đất nước, với hơn 65% lực lượng lao động thuộc thành phần trẻ tuổi, chúng ta đã có một trợ lực lớn có khả năng đưa đất nước tiến lên cao. 

Tuổi trẻ Việt Nam, sau một giai đoạn ngắn tiếp cận với phong cách hành xử và giao thương quốc tế đã hiểu thêm và hiểu cặn kẽ về tự do-dân chủ. Từ đó tinh thần quốc gia dân tộc tăng trưởng nhanh chóng trong thành phần nầy.

Tuổi trẻ Việt Nam mong muốn có một đời sống kinh tế-tinh thần-tâm linh tương xứng với các đóng góp của chính mình.

Những rào cản ngăn cách trong tôn giáo-địa phương không còn là một chướng ngại để rồi cùng ngồi lại với nhau, không như các thế hệ cha ông trước kia vì những cách ngăn kinh tế-xã hội-chánh trị-tôn giáo- và chủ nghĩa.

Những cảm xúc trong tư tưởng, vết hằn trong quá khứ sau cuộc qua phân của đất nước phải nhường bước cho li nhìn tích cc v trin vng tương lai ca quê hương.

Do đó, các mỹ từ vì thế hệ mai sau, vì chủ nghĩa anh hùng...không còn là một xúc tác tốt để hấp dẫn tuổi trẻ Viêt Nam nữa.

Tuổi trẻ Việt Nam trân trọng bốn ngàn năm văn hiến của tiền nhân, nhưng tuổi trẻ hôm nay không vì niềm tự hào đó mà dừng chân lại để chiêm ngưỡng quá khứ.

Đừng cho đó là một cản ngại lớn cho sự bền vững của chế độ mà nên cùng nhau thay đổi đường lối và chính sách thích hợp với xu hướng toàn cầu. Cùng tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường làm việc thích ứng với tính năng động và hiếu học của tuổi trẻ.

Có như thế, cơ hội phát triển và triển vọng tương lai đồng đều cùng đời sống kinh tế-tinh thần có hy vọng được nâng cao sẽ là hai động cơ chính thức thúc đẩy tuổi trẻ mạnh bước tiến lên.

Cũng xin dừng rập khuôn tin tưởng vào văn hoá "coca cola" của Hoa Kỳ để mong được phát triển nhanh và đổi lấy một xã hội bất ổn về tinh thần và tạo ra xã hội băng hoại!

Tuổi trẻ Việt Nam đang lên đường.

 Mai Thanh Truyết

Hội Bảo Vệ Môi trường Việt Nam - VEPS

Mùa Vu Lan 2016

 

________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

 "The Love of my Country will be the ruling 

 Influence of my Conduct." - George Washington

 

//////////////////////////////////////////////////