VOA Phỏng vần-Dầu tràn vịnh Mexico

Hệ sinh thái đại dương Vịnh Mexico - Phỏng vấn Tiến sĩ Mai Thanh Truyết

Thưa quý thính giả, trong 3 tháng từ khi giàn khoan dầu Deepwater Horizon bị nổ cho tới khi công ty BP bịt lại miệng giếng dầu hôm 15 tháng Bảy, ước lượng 4,9 triệu thùng dầu đã tràn vào vùng Vịnh Mexico. Tạp chí Khoa học và Đời sống tuần này xin được dành để nói đến tác động lâu dài của tai họa dầu tràn đối với hệ sinh thái đại dương Vịnh Mexico. Mời quý vị theo dõi câu chuyện giữa Hoài Hương và Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, Chủ tịch Hội Đồng Khoa Học Việt-Mỹ.

"Tôm cá đã bắt đầu di chuyển qua những vùng ít ô nhiễm hơn. Đó là một hệ lụy về môi sinh, về kinh tế, thậm chí ảnh hưởng tới chính trị"

Thưa quý thính giả, nhận định chung về tai nạn dầu tràn trong vùng Vịnh Mexico, Tiến sĩ Mai Thanh Truyết nói:

"Thưa cô, vụ tràn dầu đã xảy ra từ hồi tháng Tư mà công ty BP mới vừa khóa lại nút tràn dầu, chấm dứt sự rò rỉ của giếng dầu, nhưng suốt hơn 3 tháng qua, lượng dầu tràn vào vịnh Mexico rất lớn. Mặc dù có sự cố gắng của toàn thể Ban Giám đốc BP, hệ quả của nó còn kéo dài. Qua kinh nghiệm của vụ tràn dầu ở Alaska cách đây 20 năm, hệ sinh thái bị ảnh hưởng rất nhiều, đặc biệt là những sinh vật biển sống trong vùng Vịnh Mexico- là một vựa cá và tôm lớn. Đây là nơi trú ẩn thích hợp nhất cho các loại sinh vật biển này, thưa cô.

VOA: Dạ thưa Giáo sư, nhân GS nhắc đến tai nạn tràn dầu ở Alaska, xin Giáo sư phác họa một vài nét về những tai hại đã được biết, 20 năm sau khi xảy ra tai nạn tràn dầu?  

Tiến sĩ MTT: "Thưa cô, đối với vụ tràn dầu ở Alaska do chiếc tàu chứa khoảng ...chúng tôi không còn nhớ rõ, có lẽ khoảng 30,000 tấn dầu thì phải, thì cho đến ngày hôm nay, sau hơn 20 năm, dầu tràn vẫn còn ở một số vùng, lấn sâu vào bãi cát, bờ biển. Vì thời gian sinh hủy (biodegradation) của dầu đối với thiên nhiên rất lâu do đó hiện tại rất nhiều vùng vẫn bị bỏ hoang. Về ảnh hưởng tới nguồn tôm cá tại đó thì tôm cá đã bắt đầu di chuyển qua những vùng ít ô nhiễm hơn. Đó là một hệ lụy về môi sinh, về kinh tế, thậm chí ảnh hưởng tới chính trị của vùng nữa, thưa cô."

VOA:  Thưa Giáo sư, biết được những gì xảy ra ở Alaska, xin GS tiên đoán những gì sẽ xảy ra cho vùng Vịnh Mexico, 20 năm trong tương lai, thưa Giáo sư?

Tiến sĩ MTT: "Tôi nghĩ vụ tràn dầu BP rất là lớn, mà còn có thể nói đây là một thảm họa đầu tiên cho suốt thời lập quốc của Hoa kỳ, ảnh hưởng của nó rất to lớn vì đây là một vùng có dân cư chứ không phải vùng hoang dã như ở Alaska. Mức tác hại của nó thì trước mắt, chúng ta thấy rõ là nền kinh tế ở New Orleans, ở Mississipi, đặc biệt nơi có đồng bào người Việt chúng ta sinh sống về nghề đánh cá bị ảnh hưởng rất lớn từ tháng Tư cho tới bây giờ. Chúng ta thấy là vì yếu tố chính trị, hay là nhằm giảm bớt lòng căm phẫn của người dân, do đó tin tức trên báo chí hay truyền thanh, truyền hình, không nói hết được những nguy cơ đó. Ngày hôm nay, chúng ta thấy những hạt dầu thô đóng cục đã tràn vào ngay cả các vịnh ở phía Nam Houston, ngay cả tới Corpus Christi, một số bãi biển đã bị đóng. Đó là về mặt nổi, tình hình chung về kinh tế của các vùng, nhưng mà về hệ sinh thái trong tương lai quả thật đã bị biến đổi. Công ty BP sẽ cố gắng thu hồi tất cả những lượng dầu còn nổi trên mặt nước, nhưng mà một số dầu qua tác hại của hóa chất, công ty BP đã dùng hóa chất để khuếch tán dầu, lượng dầu đó biến thành những molécule nhỏ có thể lơ lửng hoặc tan trong biển, do đó có thể kết tụ vào những rong biển, và nằm trong những plankton, là những vi sinh vật do cá ăn, do đó ảnh hưởng tới các sinh vật biển. Còn ảnh hưởng lâu dài tới bao giờ thì quả thật, chúng ta chưa tiên liệu được, nhưng mà chắc chắn thời gian đó phải dài hơn 10 năm, 20 chục năm."

VOA:  Thưa Giáo sư, đối với các nhà khoa học thì tầm quan trọng của đa dạng sinh học đã rõ, nhưng còn đối với người thường, nếu mà một loài cá nào đó bị tuyệt chủng, thì điều đó chẳng có ảnh hưởng gì đến sinh hoạt của chúng tôi, thưa, xin GS giải thích cho những người như chúng tôi biết là nó quan trọng ở chỗ nào, và tại sao mà chúng ta phải quan tâm đến tính đa dạng sinh thái?

Tiến sĩ MTT: "Thưa Cô, tính đa dạng sinh thái nó rất là quan trọng. Chúng tôi xin bàn rộng hơn một chút, về thiên nhiên và môi trường... Cho tới ngày hôm nay, mặc dù khoa học công nghệ đã tiến bộ đến mức thâm sâu, nhưng trong một chừng mực nào đó, con người cũng không thể giải thích, không thể làm chủ được thiên nhiên. Đa dạng sinh học rất cần thiết vì khi nó biến thể, có thể tiên liệu rằng một số hiện tượng sắp sửa xảy ra. Nếu một số vi sinh bị tuyệt chủng, thì đó là một sự biến thể của đại dương vùng đó.
Quay sang Việt Nam, thưa cô, trong tiến trình phát triển của Việt Nam, một số san hô của vùng biển Phan Thiết cho tới Phan Rang đều bị mất đi, do đó loài cá nục, một loài cá rất thông dụng của chúng ta, ngày nay loài cá nục đã di dời gần tới Hoàng sa và Trường sa, về phía Phi luật tân. Có thể nói loài cá nục mà chúng ta thường thưởng thức trước năm 1975 hiện giờ rất khó kiếm, thưa cô."

VOA: Dạ, cá đó ngon lắm thưa Giáo sư!

Tiến sĩ MTT: "Đúng như vậy, đó là một ví dụ về sự biến chuyển sinh thái. Do sự biến chuyển đó mà chúng ta chưa thể nào dự trù được, hay tiên liệu được, mặc dù khoa học rất tiến bộ."

Thưa quý thính giả, hiện tượng đáng buồn ấy đang diễn ra ở khắp mọi nơi. Bất kể đi đến đâu, chúng ta cũng có thể chứng kiến những tác hại của hành động xâm lấn vào môi trường thiên nhiên cuả loài người, đưa đến sự thoái hóa môi trường sống của các động-thực vật.

Các nhóm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên hy vọng rằng những tai họa tương tự như tai họa tràn dầu trong vùng Vịnh Mexico, sẽ nâng cao nhận thức trong công chúng về nguy cơ do các hoạt động của con người gây ra đối với đời sống thiên nhiên. Họ hy vọng sự hiểu biết ấy sẽ tăng sức ép đối với các chính quyền, đưa tới việc đề ra các luật lệ nghiêm ngặt hơn để quy định hoạt động của các doanh nghiệp và các cộng đồng.

Như thế hàng ngàn động và thực vật mới có hy vọng thoát nguy cơ bị tuyệt chủng.

Nói về Mai Thanh Truyết

----- Forwarded Message ----
From: Thach Trungngoc <thachtrungngoc1255@yahoo.com>
To: thachtrungngoc1255@yahoo.com
Sent: Thu, April 1, 2010 6:40:01 PM
Subject: Fw: Fwd: Re : [PhoNang] BAO VE TAI NGUYEN (2)
Kính chào ông Mao Tôn Cương và kính chào Diễn Đàn:
Trước hết xin cám ơn ông bạn Mao tôn Cương đã gửi cho xem cảm tưởng
của ông về một sự kiện mới đây và nhờ thế tôi cũng xin nhân cơ hội
này, mượn "máy" nói lên đôi điều.
Tôi rất đồng ý với nhận định của ông về trường hơp đánh phá Tiến sĩ
Mai Thanh Truyết mới đây. Thú thật với ông, từ bao nhiêu năm nay, theo
dõi những hoạt động của T/S MTT tôi thấy không có điều gì làm cho tôi
phải bất mãn, trái lại còn biết ơn nữa là khác. Biết ơn ở chỗ ông đã
bỏ ra bao nhiêu thì giờ để nghiên cưu, viết lách, đi nói chuyện các
nơi, xa cũng như gần, không ngoài mục đích:
1. Làm sáng tỏ lập trường của ông đối với đất nước, quyết không để
những gì mù mờ, làm sai lạc hướng nhìn của người dân. Ông đã vạch trần
sự thật đàng sau những chiêu bài "Chất độc Da Cam" gần đây nhất là
vấn đề "Khai thác quặng Bauxit" ở Cao nguyên Nam Trung Phần của CSVN
....Tất cả cho thấy cái âm mưu xâm lược của CS Tàu với sự đồng lãa của
CSVN, không ngoaì mục đích xâm lược, (về phiá TC) và lợi nhuận (về
phía VC).
2. Báo động cho mọi người biết tầm nguy hại của việc ô nhiễm môi
trường ngày càng trở nên trầm trọng mà nếukhông lên tiếng cảnh baó thì
chính người dân là chịu thiệt thòi nhiều hơn cả.
3. Cảnh giác mọi người về vấn đề thực phẩm, dược phẩm chứa hoá chất.
Ông đã chịu khó nghiên cưú tỉ mỉ những khía cạnh độc hại khác trong
nhiều thức ăn, hàng hoá, rau trái vv... nhập cảng từ ViệtNam và Trung
Hoa.
Và còn nhiều nhiều nữa, không kể hết...
Nhiều lúc tôi tự hỏi: Những việc làm như thế có lợi cho bản thân ông
hay lợi cho Đảng Cộng Sản VN không? Thế thì lợi cho ai nếu không là
lợi cho người dân mình?
Còn đối với Đảng CS thì sao? Chác chắn là không lợi và không làm vừa
lòng những con người hại dân haị nước rồi! Hơn thế nữa, còn làm cho
chúng ghét nữa là khác.
Nhưng, đối với cá nhân T/S MTT thi ông không "care", bởi lẽ khi làm
viêc là làm với công tâm., và có mục tiêu ("goal") để nhắm tới. Theo
chỗ nhiều bạn bè biết, mục đích của ông trong quãng đời còn lại là để
phục vụ đất nước. Ngày nào còn đảng CSVN trên đất nước ta ngày ấy ông
còn tranh đấu. Tại sao ? Đất nước Việt Nam đã nát bấy rồi, còn gì nữa
đâu? Người dân sống lầm than, đời sống thì kém lành mạnh, kinh tế
giàu có chỉ là phồn vinh, mặt nổi....Thực tế là bệnh tật, thiếu dinh
dưỡng,
Mà MTT tranh đấu có bao giờ nêu tên ai lên để "quật" hay không? Ông
chỉ có một mục đích là làm cho người dân thức tỉnh để nhận thức sự
việc đúng như thực tế. Không thêm bớt, không bịa đặt....
Vậy thì tại sao lại có người muốn chỉ trích, đánh phá? Kể cũng lạ
thực. Nhưng nếu suy kỹ thì chúng ta có thể hiểu: Bởi vì chắc chắn là
CS không vui rồi. Còn người dân Việtnam? Nghe được gì thì nghe đâu có
ai bực dọc đâu? Chỉ có những kẻ khó chiụ cũng chỉ là vì đã nói động
đến những cái dở, cái xấu, cái mờ ám của Đảng CSVN ...Thế thì cũng dễ
hiểu họ là "ai "rồi..
Nói cho cùng, Tự do tư tưởng, tự do hành động có thừa trên xứ Tự do,
nhưng thế không có nghĩa là chúng ta nhắm mắt "choảng" bừa ngưuời
ngay, hoặc nhắm mắt "nghe theo" hoặc phụ hoặc với những lập luận
không căn cứ. Cho nên:
Với ông MTT:
"Dù ai nói đông nói Tây,
Lòng ta vẫn vững như cây giữa rừng"
Tôi tin rằng T/s MTT cũng chẳng hề nao núng.khi ông thấy việc làm của
mình là có chính nghĩa...
Còn chúng ta, những người đồng chí hường, thì sao?
"Anh hùng tiếng đã gọi rằng
Giữa đường thấy sự bất bằng nào tha?"

cũng giống như câu "kiến nghĩa bất vi vô dõng dã" mà ông Mat Tôn
cương vừa nêu trên (Thấy việc nghĩa mà không làm thì .. . không phải
là người "dõng" phải không quý diễn đàn?)
Viết mấy lời này tôi chỉ muốn giãi bày một điều là: ngoại trừ VC và
những kẻ thân Cộng, chúng ta là người Viêt Nam quyết không để cho bọn
người làm hại quê huơng thao túng, đã để giặc giày xéo quê hương nay
lai đánh phá những người cùng chiến tuyến. Những sự bất bằng như thế
ai có htể làm ngơ? Cho nên đê công bằng , tôi xin giãi bày đôi điều
cùng quý Diễn Đanàđể chúng ta cùng nhận định đâu là "Chân", đâu là
"Giả" đê khỏi bị "cuốn theo chiều gió".
Và tôi tin rằng vẫn còn rất nhiều người hiểu biết trên thế gian này...
Trân trọng,
Thạch Trung Ngọc
Một Ngày tháng 4 xa nhà
(California)

From: <maotoncuong@aol.com>
Date: Tue, Mar 30, 2010 at 11:32 PM
Subject: Re: Re : [PhoNang] BAO VE TAI NGUYEN (2)
To: PhoNang@yahoogroups.com
Kie^'n nghi~a ba^'t vi phi do~ng da~
Tha^'y chuye^.n ba^'t bi`nh dda'nh cho dda~
To^i tha^'y ma^'y ngu+o+`i o^`n a`o mo^.t ca'ch vo^ ly' qu'a. Co^.ng
Sa?n dda`n a'p ddo^`ng ba`o, ba'n nu+o+'c cho Ta`u Phu` kia ma` kho^ng
dda'nh, la.i cu+' ma`i dao la(m la(m ti'nh chuye^.n phe ta ddi dda'nh
phe mi`nh.
Kho^ng nhie^`u nhu+ng cu~ng kho^ng i't, to^i bie^'t tie^'n si~ Mai
Thanh Truye^'t vu+`a ddu? dde^? co' tha^?m quye^`n nha^.n xe't mo^.t
ca'ch kha'ch quan ve^` o^ng.
Chu+a co':
1. Chu+a he^` tha^'y tie^'n si~ Mai Thanh Truye^'t la`m ba^'t cu+'
ddie^`u gi` co' ha.i dde^'n ngu+o+`i Quo^'c gia;
2. Chu+a he^` tha^'y TS MTT la`m ddie^`u gi` co' lo+.i cho Co^.ng Sa?n VN;
3. Chu+a nghe tha^'y o^ng Mai Thanh Truye^'t la`m ha.i ai;
4. Chu+a nghe tha^'y TS MTT la`m ddie^`u gi` dde^? mang tai tie^'ng;
5. Chu+a la`m "Vie^.t Kie^`u lom khom" nhu+ "trie^'t da" Nguye^~n
Hu+~u Lie^m hay ca'i dda'm Vie^.t Gian trong DDa.i Ho^.i Vie^.t
Kie^`u.
Co':
1. Co' tinh tha^`n cho^'ng Co^.ng tre^n ca? tuye^.t vo+`i;
2. Co' ly' tu+o+?ng va` la^.p tru+o+`ng vu+~ng va`ng;
3. Lie^n tu.c oanh ta.c va`o tha`nh tri` Co^.ng Sa?n ba(`ng nhu+~ng
ba`i vie^'t to^' ca'o to^.i a'c hay vie^.c ba'n nu+o+'c cu?a Co^.ng
Sa?n;
4. Thu?y chung, nghi~a khi' va` so`ng pha(?ng vo+'i ba.n be`;
5.Tu+ ca'ch cu?a mo^.t ngu+o+`i tri' thu+'c.
Trong xa~ ho^.i va`ng thau la^~n lo^.n, tha^.t- gi?a kho' pha^n na^`y,
ngu+o+`i nhu+ tie^'n si~ Mai Thanh Truye^'t kho^ng nhie^`u, ba?o dda?m
kho^ng nhie^`u la('m dda^u.
Kho^ng pha?i vi` to^i quen vo+'i tie^'n si~ Mai Thanh Truye^'t dde^?
ro^`i be^nh vu+.c ba.n mi`nh mo^.t ca'ch mu` qua'ng theo ca?m ti'nh
dda^u. Ai la` ba.n cu?a TS MTT cu~ng dde^`u la`m nhu+ to^i ca?: nghi~a
la` be^n vu+.c su+. tha^.t.
Su+. tha^.t la` mo^.t trong nhu+~ng ddie^`u dda'ng qu'i trong co~i ta
ba` na^`y. Cu~ng vi` be^n vu+.c su+. tha^.t, Mao To^n Cu+o+ng se~
nha?y va`o vo`ng chie^'n dde^? cho+i to+'i cu`ng, to+'i be^'n vo+'i
ba^'t cu+' ai cho^'ng la.i "su+. tha^.t" (co' nghi~a la` vu ca'o,
chu.p mu~ TS MTT).
Mo^.t lo+`i ca?nh ca'o tru+o+'c cho "the^' lu+.c thu` nghi.ch", la`:
MTC mo^.t khi dda~ say kho'i su'ng thi` ngo.c na't ma` va`ng cu~ng tan
luo^n, ddi.ch che^'t 3 ta che^'t ra'o cu~ng cha^'p nha^.n. Co' tro^'n
trong hang cu`ng ngo~ he?m cu~ng bi. mang ra dda'nh cho chu+`a mo+'i
tho^i.
Ma^'y o^ng na(`m trong "the^' lu+.c thu` nghi.ch" tha^'y MTC to^i a(n
no'i ho+i cu+o+`ng ddie^.u pha?i kho^ng ? Kho^ng tin, xin cu+' thu+? .
MTC

Ngàn NămThăng Long

From: ……

Subject:

To: thuongviet_nam@yahoo.com

Date: Wednesday, September 15, 2010, 12:55 PM

 

 

Kinh gui Ong Chu Nhiem Van hoa Nhan ban Lac Viet:

 

Xin chuyen den ong may dong cam nghi sau day (nhan duoc tu tac gia Do Quyen), nhan dip NBLV thuc hien nhung YouTube phan ung lai viec to chuc dai le "Ngan Nam Thang long"

Xin thanh thuc cam on Ông.

Trân trong,

…..

 

This is a wonderful work from Dr. Mai that I have admired. Dr. Mai has spent, without compensation, valuable time to make people aware of the truth and reality underneath the so-called event "One Thousand Year Anniversary of Thang Long."

 

It is interesting to see, read and listen to the Youtube  "One thousand Year Anniversary under Dirty Drinking Water" he has created in response to the Communist party's above-mentioned event. The funny thing is that the Communist government always shows its effort to build a beautiful image of Vietnam under communist regime. They have tried in different ways  to make known to the world. This process of showing off has been applied everywhere to make "innocent people" believe that in Vietnam, everything is peaceful, beautiful, special and clean.

 

This kind of shallow behaviour has been uncovered by Dr. Mai Thanh Truyet, a well known political activist in the Vietnamese community in California, Giving evidence to the statements made, Dr. Mai has condemned the Vietnamese Communist Party for their ridiculous title indicating a shallow attitude and action when trying to organize this upcoming event in October 2010.

 

Its purpose is just to show the world that "Vietnam today" is a country with a "wonderful land and culture consisting of many positive aspects socially, culturally, historically and even economically. They have tried to impress people and "seduce" them to visit Vietnam.

 

Ironically, the truth is that human rights have been abused, freedom of speech has been prevented, and citizens have no choice for a healthy life.

Unfortunately, these things are unreal and Dr. Mai feels the need to clarify the truth underneath that useless- but -expensively cost- event that the Vietnamese communist party has promoted.

 

This ridiculous behaviour can only happen in Vietnam today, under the communist regime.

 

Do Quyen, Canada .

 

Những Vấn Đề Môi Trường Việt Nam

HƯỚNG ĐẠI CHÚNG HÓA

NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

 

Vào thời đại toàn cầu hóa, trong những năm qua, nhứt là sau hội nghị quốc tế Kyoto năm 1997, mối đe dọa hâm nóng khí quyển một thời, đã dấy lên làn sóng bàn tán xôn xao trong công luận nói chung về vấn đề môi trường. Nhưng rồi sau đó, mọi việc cũng lần đi vào lắng đọng, người dân thì hàng ngày lam lũ với kế sanh nhai, hầu như mặc nhiên phó thác vấn đề cho giới chuyên gia và quan chức hu quyn tùy từng nước. Nay với tập công trình biên khảo "Những Vấn Đề Môi Trường Việt Nam", tác giả Mai Thanh Truyết, cho thấy như vừa làm sống lại và gợi lên suy tư quay trở lại vấn đề môi trường, được lồng vào bối cảnh đặc thù của Việt Nam. Tác giả Mai  Thanh Truyết xuất thân Tiến sĩ hóa học Đại Học Besancon, Pháp, sau thời gian trau giồi kỹ năng hậu Tiến sĩ tại tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ, đã và đang hành nghề trong lãnh vực quản trị môi trường tại Nam California, Hoa kỳ.

Với mục tiêu đóng góp một góc nhìn "dân giả" từ bên ngoài giới khoa học kỹ thuật chuyên ngành, bài viết này xin lướt thoáng qua nội dung tập sách và từ đó, ghi lại một hướng khai mở nhận ra được của tác giả, vốn đặc biệt quan tâm đến an toàn môi trường của người dân Việt trong hiện tình.

1.    Nhìn lướt qua nội dung công trình biên khảo

Hầu như là một phản xạ tự nhiên, một độc giả bình thường, khi mới cầm trên tay tập sách "Những vấn đề môi trường Việt Nam" của tác giả Mai Thanh Truyết, là hình dung ngay trong trí, tưởng tượng đến một khung nội dung đan chen số liệu thống kê, công thức hóa học, báo cáo thử nghiệm, phát biểu phân tích đánh giá, phê bình có hệ thống, v.v...có vẻ như thuộc lãnh vực chuyên môn, dùng làm cơ sở trao đổi thông tin, tranh luận, giữa giới khoa học kỹ thuật với nhau, người dân thường khó mà nuốt trôi lắm. Cảm nghĩ ban đầu này càng hiện rõ, khi nhìn vào trang Mục lục khởi đầu bằng một chuyên đề lớn về thực trạng không còn xuyên suốt của dòng sông Mê Kông do các dự án phát triển bắt đầu từ thượng nguồn bên Trung Quốc, rồi lần xuống đến hạ nguồn qua các nước Lào, Thái, và cả chính Việt Nam, cùng đua nhau thực hiện các công trình ngăn nước, xây dựng các đập thủy điện, phục vụ nhu cầu và quyền lợi riêng của từng nước, không có và khó mà bàn định kế hoạch phối hợp chung về kỹ thuật sử dụng lượng nước một cách hài hòa đồng bộ.

Trong thảm cảnh này, vùng đất hạ lưu ở Tây Nam Nam Phần Việt Nam, ở vị trí cuối cùng có các cửa sông thoát ra biển, buộc phải hứng chịu tất cả hậu quả tai hại do nạn nhiểm mặn ngày càng lấn sâu từ ngoài biển đi ngược chiều vào đất liền, thu hẹp dần diện tích canh tác khả dụng lâu đời của người dân địa phương. Bên cạnh, ngoài ra, lại thêm nạn các công trình đê bao được thực hiện trong điều kiện thiếu nghiên cứu kỹ thuật khả thi cần thiết, phần lớn là để đáp ứng nhu cầu hiện ra trước mặt nhưng bất lợi tai hại về lâu về dài.

Qua các trang chữ, tập sách được kết thúc bằng một vấn nạn vĩ đại khác, không kém phần gây cấn cho đất nước Việt Nam, mà tầm gây hại cả vật chất lẫn tinh thần, đã khiến một số chuyên gia khoa học kỹ thuật trong nước, ở vào thế chẳng đặng đừng, đã nhứt thời tách ra khỏi lối mòn rập khuôn theo lệ thường, và đã phải chánh thức lên tiếng bài bác. Đó là chuyên đề về các dự án khai thác Bauxite được nhà nước Việt Nam lẳng lặng giao cho Trung Quốc thầu khai thác, có hậu quả tạo bàn đạp cho nước lớn ở phương Bắc này từng bước thực hiện chiến lược bá quyền khu vực, qua các dự án thầu khai thác, trong lâu dài, âm thầm xâm lấn vào lãnh thổ Việt Nam.

Chuyên đề, ngoài ra, còn nêu lên vấn đề bảo tồn văn hóa và sắc tộc người thiểu số tức người Thượng là dân bản địa được công ước về nhân quyền Liên Hiệp Quốc bảo vệ. Liền trước chuyên đề có tầm mức quốc gia này, tác giả Mai Thanh Truyết cũng đã nhắc lại vụ kiện về độc chất da cam Dioxin, lưu ý thực chất vốn còn nhiều lưu luyến với thủ thuật tuyên truyền chánh trị quá thời.

Với hai chuyên đề lớn ghi trên ở hai đầu, tác giả Mai Thanh Truyết, tuy nhiên, đã gói gọn bên trong một loạt các bài chuyên khảo dưới tiêu đề chung là "Ô nhiểm" bao gồm những hiện tượng có vẻ gần gủi và quen thuộc với bàng dân thiên hạ hơn do những chi tiết phần lớn có liên quan trực tiếp đến cuộc sống thường ngày của người dân thường. Hiện tượng ô nhiểm có thể tự nhiên xảy ra trong thiên nhiên, nhưng bên cạnh, cũng do chính con người gây ra qua các lãnh vực sinh hoạt. Tác giả đã say sưa đưa người đọc tiếp cận với từng đề tài một, khởi đầu bằng vấn nạn hóa chất độc hại thạch tín với tên khoa học là "Arsenic", vốn tiềm tàng trong các mạch nước ngầm là nguồn cung ứng nước cho các giếng nước được các địa phương đua nhau đào trong những năm gần đây để cung ứng nước sinh hoạt hoặc tưới tiêu canh tác hằng ngày cho người dân, ít ai có thể tưởng tượng là thực sự, có tiềm năng tạo những mầm móng gây bao nhiêu bệnh hoạn tai hại cho chính mình. Biết được những mầm móng tác hại đó, nhưng người ta vẫn tiến hành đào giếng, kể cả các kế hoạch do UNICEF tài trợ tại Ấn Độ và Bangladesh. Về mặt này, tác giả Mai Thanh Truyết đã đưa ra khuyến cáo "việc hoàn toàn dùng nước ngầm để nâng cao sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi thủy sản trong phát triển đất nước là không ứng hợp với chiều hướng phát triển bền vững toàn cầu".

Tác giả đã nêu lên và cảnh giác về nạn ô nhiểm do các chất thải trên các dòng sông Việt Nam, phát xuất từ các khu chế xuất và khu công nghiệp được đua nhau xây dựng tại Việt Nam trong những năm qua, một số cơ sở được thực hiện theo phương thức liên doanh với các công ty nước ngoài, gây nên rất nhiều tác hại cho môi trường do các chất thải không được xử lý đúng cách bắt buộc cần thiết để đảm bảo an toàn sức khỏe của người dân địa phương.

Về "Ô nhiểm mặt đất", tác giả đã khẩn thiết nêu lên hai nhóm chính là rác do sinh hoạt hàng ngày của người dân tại nhà và chất phế thải kỷ nghệ là phó sản của các quy trình công nghệ sản xuất hay chế biến. Tác giả đã phân tích cho thấy tầm mức quan trọng trong công việc tổ chức quản trị điều hành thu gom rác và nhứt là tập trung rác ở các bải rác, chẳng những gây ô nhiểm không khí mà người dân hít thở hàng ngày mà còn đòi hỏi kỷ thuật ngăn chận rác phân hủy, tạo ra chất độc ngấm vào lòng đất, có khả năng hòa lẫn với các luồng nước ngầm được vận dụng trở lại vào nguồn nước sinh hoạt cho người dân.

Do đó, cấu trúc các bãi rác đòi hỏi phải thiết trí theo đúng quy cách với một lớp cách ly ở dưới cùng theo một kỹ thuật được quy định, để ngăn không cho chất thải ngấm vào lòng đất. Minh họa vấn nạn ô nhiểm môi trường do rác, tác giả đã đi vào hiện trường cụ thể của khu vực Saigon, dùng bãi rác Đông Thạnh, Khu liên hợp Đa Phước, làm trường hợp điển hình có liên quan đến cách xử lý của quan chức hữu quyền, nhấn mạnh đã đến giai đoạn trầm trọng, phô bày những tình tiết ly kỳ, nhìn trước nhìn sau, có vẻ không giống ai cả. Tác giả lên tiếng đòi hỏi biện pháp giải quyết nghiêm chỉnh, không còn có thể chần chờ dành cơ hội hướng theo lối chữa cháy nhứt thời cho qua truông nữa.

Chất phế thải y tế là những chất phế thải từ các bệnh viện qua các dịch vụ chữa trị, giải phẩu và thử nghiệm, v.v, cũng đã được tác giả quan tâm phân tích, và trên cơ sở các kinh nghiệm xử lý tại các nước đang phát triển, nêu rõ tầm tác hại còn nghiêm trọng hơn cả chất thải kỷ nghệ và chất thải gia cư, do bởi có nguy cơ trực tiếp ảnh hưởng tức khắc đến sức khỏe của bệnh nhân cùng người dân lui tới bệnh viện, rồi từ đó, phát khởi lây lan thành các bệnh dịch hiễm nghèo cho cả vùng.

Tác giả cũng đã cảnh giác về dịch vụ nhập cảng phế liệu độc hại như giấy vụn đủ loại, giấy carton, các loại nhựa dẽo, bao nhựa nylon, thiết bị cũ, v.v... vào Việt Nam là dịch vụ khá thịnh hành, nhằm biến thành nguyên vật liệu hay tái thành phẩm trong sản xuất. Đặc biệt, công nghệ tái tạo phế liệu điện tử đang nở rộ, cần thông qua công đoạn xử lý trước khi thải hồi vào các bãi rác.

Triển khai chuyên đề thực phẩm Việt Nam, tác giả đã tạo ra những bất ngờ vừa lý thú vừa kinh sợ do các hóa chất độc hại thường được sử dụng một cách vô tội vạ trong thực phẩm Việt Nam như hàn the, Sulfite, Formol, Urea, Thủy ngân...  Xì dầu thường không thể thiếu trong các bữa ăn hằng ngày của người dân Việt, thực tế, lại có thể tiềm ẩn độc chất qua các giai đoạn chế biến. Do đó, vệ sinh an toàn thực phẩm đã đước tác giả Mai Thanh Truyết trung thực nêu lên kèm theo những gợi ý hữu ích cần được nhà cầm quyền Việt Nam lắng nghe.

2.    Khảo hướng đại chúng hóa

Nhìn lướt qua nội dung tập sách "Những Vấn Đề Môi Trường Việt Nam", người đọc ai nấy đều đồng ý công nhận, quả thật, đây là một công trình biên khảo, đòi hỏi người thực hiện không những phải được trang bị những hiểu biết, những kỷ năng khoa học chuyên ngành, mà còn phải có tâm huyết dấn thân phục vụ xã hội với tinh thần trách nhiệm và lương tâm chức nghiệp cao quý. Tác dụng của công trình biên khảo được nhận thấy ngay là tác dụng gợi lên ý thức nhận diện và soi sáng các vấn đề, đăc biệt quan tâm lưu ý đến đại đa số người dân, tức vào đại chúng trong xã hội, vốn không được đào tạo trường lớp đại học chuyên ngành như các chuyên gia, nhưng lại là giới người thường xuyên là các nạn nhân của các thảm họa, và riêng ở đây, là các thảm họa môi trường, gián tiếp và trực tiếp, hiện rõ hoặc âm thầm, gây hại đến an toàn sức khỏe của họ cùng gia đình họ trong cuộc sống hằng ngày.

Ðược biết tác giả Mai Thanh Truyết vốn là người sanh ra từ vùng đất mẹ Hậu Nghĩa. "Hậu Nghĩa" là tên gọi một đơn vị hành chánh tỉnh được thành lập dưới thời Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975 với một phần đất của tỉnh Tây Ninh và một phần đất của tỉnh Long An. Sau năm 1975, hai phần đất này đã được giao hoàn trở lại hai tỉnh cũ, nhưng tên "Hậu Nghĩa" vẩn còn được những người dân gốc Hậu Nghĩa định cư tỵ nạn tại Hoa Kỳ và tại các nước khác dùng để nhận ra và tìm lại với nhau. Cụ thể, một hội đoàn đã được chánh thức thành lập tại Nam California lấy tên là "Gia Đình Hậu Nghĩa Hải ngoại" sinh hoạt đều đặn. Ði từ tình cảm gắn bó  đó, người ta có thể  chân thành suy diễn liên hệ với cách nhìn, cách diễn đạt các tình huống, cách triển khai công trình chuyên khảo "Những Vân Đề Môi Trường Việt Nam" của tác giả Mai Thanh Truyết.

Tỉnh lỵ Hậu nghĩa nguyên đặt tại Khiêm Cương, trong dân gian tục gọi là Bàu Trai, về địa lý, thuộc một vùng sông nước hạ lưu sông Mê Kông, ngược dòng nối kết với sông Tiền giang. Theo ghi nhận của học giả Đặng Tử Anh, trong Ðặc san Hậu nghĩa Tết Ðinh Hợi/2010, "Hậu Nghĩa là một tỉnh nông  nghiệp, ruộng sâu, lúa tốt, và nhiều nông sản như mía, thơm, đậu phộng thuốc lá, củ cải. dưa cà,v.v...Làng mạc rất rộng, nhà cửa thường có lũy tre xanh bao bọc. Dân tình hiếu khách hiền lành". Đến mùa cấy, người dân họp tổ chức thành những vạn cấy bao gồm từ 20 đến 30 người vừa lao mình vào công cấy vừa say sưa với những câu hò đối đáp nhau, chất chứa bao nhiêu tình cảm gắn bó, đôi khi còn sống động chen lẫn với những câu đối bình dân nhẹ nhàng hấp dẫn, thú vị, khiến con người ta như quên đi những cơn nhọc nhằn trong công việc đồng áng. Tính bình dân, nhẹ nhàng, thú vị này ngày nay đã tan biến cùng với tập tục hò hát trong bối cảnh ruộng đồng bát ngát, sông nước suôi chảy êm đềm, nhưng  "với tình yêu quê hương bản thổ sẳn có, chúng ta vẫn nhớ và thường kể lại cho con cháu ở hải ngoại nghe trong nỗi xót xa, u hoài".

Người đọc hôm nay còn được cảm thấy những chi tiết chất chứa đầy tình người kể trên như  phảng phất đâu đây xuyên qua lời văn, khi thì phân tích, khi thì giải bày, trong công trinh chuyên khảo "Những vấn đề Môi Trường Việt Nam" của đứa con xa xứ Mai Thanh Truyết, thuộc vùng đất mẹ Hậu Nghĩa. Cụ thể, ngay trong phần Dẫn nhập" tác giả đã khai mở tiếp cận khoa học kỹ thuật của mình, minh họa tệ trạng thụt lùi đen tối trong quản lý và phát triển đất nước bằng những vần thơ "vầng trăng nghẹn ngào, chưa tỏa sáng một vùng quê" của Hoàng Tường Phong, giải nhứt cuộc thi sáng tác thơ "Đồng bằng sông Cửu Long", nhưng giải thưởng đã bị giới hữu quyền Việt Nam"truất" chỉ sau vài ngày kết quả cuộc thi thơ được công bố! Đây là một sáng kiến độc đáo, nhẹ nhàng đưa công trình chuyên khảo của Mai Thanh Truyết đến gần gũi và hòa nhập với quần chúng.

Vốn chan chứa tình cảm, tác giả đã đưa hình tượng xúc động để đặt bài tựa cho chuyên đề đầu tiên theo phương thức nhân cách hóa thiên nhiên, gây một ấn tượng ban đầu rất sâu sắc cho người đọc: "Sông Mê kông: nỗi nghẹn ngào của vùng hạ lưu". Vùng hạ lưu này, trên thực tế, bao gồm cả đất Hậu Nghĩa chôn nhau cắt rún của tác giả nữa. Từ ngữ "nghẹn ngào" trong tình huống này, được tác giả vận dụng để hình dung luôn một nổi niềm u uất,  không biết cái gì để mà nói, đồng thời, do hoàn cảnh xã hội, dù có biết, có nhận biết sự việc đi nữa, cũng không thể nói lên được cái gì cả. Chưa nói đến sự thuyết phục, lối mô tả đầy xúc cảm ấy vô cùng sâu sắc và thắm thía, như xuất phát từ tim óc, thiết thực đóng góp hữu hiệu vào việc đánh thức suy tư và sự đồng cảm của người dân thấp cổ bé miệng trong cuộc..

Ngay trong những đoạn sách đề cập cảnh huống tối đen của đất nước, tác giả Mai Thanh Truyết còn nghĩ ra lối vận dụng tình cảm ái mộ văn nghệ của quần chúng bằng lối kết nối các tựa bài ca nhạc được ưa thích trong dân gian minh họa với những hình tượng đầy màu sắc hấp dẫn và thu hút người đọc vào sự việc.đang được phân tích hoặc đề cập. Lối kết nối văn nghệ này đôi khi cũng là lợi khí sắc bén nhứt để nói lên và khai thác một thái độ trào lộng đầy ý nghĩa châm biếm một tệ trạng xã hội.

Ngoài ra, thỉnh thoảng, người đọc còn bắt gặp Mai Thanh Truyết trong một vài đoạn văn đã dịu dàng "Xin thưa" với độc giả. Nghĩ cho kỷ, mới nhận ra đây là một lối mở lời quen thuộc biểu tỏ một phong cách cung kính khiêm tốn cổ xưa quen thuộc trong dân gian miền Nam nói chung và người dân Hậu nghĩa nói riêng trong câu chuyện thường ngày. Nhưng ở đây, đặc biệt hơn, lối mở lời này lại xuất phát từ một nhà khoa học nên người ta không ngạc nhiên khi được đại chúng bình dân nói chung tiếp nhận với rất nhiều thiện cảm.

Chính với phương cách độc đáo kể trên, tác giả Mai Thanh Truyết  đã vượt qua được một số rào cản vốn tạo cách biệt về mặt tâm lý, thậm chí các thành kiến cố hữu giữa giới chuyên khảo khoa học chuyên ngành và giới bình dân nói chung, để từng bước đưa họ lọt vào vòng các  chuyên đề quy mô để rồi từ đó, tự lôi cuốn một cách say mê vào  các sự việc trực tiếp liên quan đến cuộc sống thường ngày của họ. Trong một số trường hợp, họ có thể bổng thấy quá đổi bàng hoàng hoặc ngỡ ngàng trước một số vấn nạn, phải nêu lên các câu hỏi "sự thật có thể như vậy hay sao?" hoặc như    một nỗi phẩn uất ấp ủ từ lâu không có điều kiện tỏ bày "vì sao?" và "vì sao lại để xảy ra như vậy?" hoặc trước một vấn nạn bị giới quan chức hữu quyền vô trách nhiệm lờ đi, xem như không có gì xảy ra, họ có thể thẳng thắn phê phán "lương tâm của quý ông ở đâu"?

Cọng thêm những lời lẽ lúc nào cũng bộc trực, chơn chất, đơn giản, không câu kỳ se sua vòng vo bề ngoài, tác giả đã thu hút được niềm tin cậy của người đọc, khiến hướng đại chúng hóa những vấn đề môi trường Việt Nam trở thành hiện thực. Điều đó cũng minh chứng một hướng triển khai chuyên đề đúng và thích hợp với hiện trạng còn đầy rẫy, chồng chất, trở ngại, khó khăn trong lãnh vực "quản lý nhà nước", một lãnh vực cho thấy còn nhiều mặt tiêu cực do:

*           Thiếu hệ thống luật pháp cùng các quy lệ thành văn minh thị xác định quyền ưu tuân và các giới hạn cần có trong hệ thống quản lý nhà nước;

*           Thiếu đảm bảo tính trong suốt (transparency) trong cấu trúc quản trị công quyền;

*           Thiếu kỷ năng (phần lớn do nạn "bằng cấp giấy"), v.v...

Đi vào cụ thể, trong những vấn đề môi trường Việt Nam, có thể nhắc lại lời giải bày trơ trẻn không chút ngượng nghịu của một quan chức hữu quyền đã được loan tải trên mạng sau vụ án về những thiệt hại xảy ra cho đồng bào cư dân ở vùng bờ Cần Giờ, Vũng Tàu, do chất thải độc hại được cho thoải mái tuôn ra từ một nhà máy năm này qua năm khác. Được hỏi, tại sao lại có thể xảy ra như vậy, quan chức này đã tỉnh bơ nói: "Đó là do hệ thống thanh tra còn quá mỏng" (!)

Người dân tự hỏi, việc chất thải độc hại tuôn chảy từ nhà máy gây ô nhiểm khắp vùng, người dân phải chịu đựng từ năm này qua năm khác, từ năm 1997 đến bây giờ (2010) đâu phải là một một việc tiểm ẩn đâu mà phải chờ mấy ông thanh tra đến ghé mắt thì mới phát hiện và xử lý? Mọi người dân trong vùng, nếu được tạo điều kiện tiếp cận để nhận thức vấn nạn, hoặc nếu được thông suốt về các thủ tục cần thiết, được xác định không giới hạn trong thẩm quyền của riêng quan chức nhà nước, vấn nạn sẽ được thanh toán nhanh chóng. Nói khác, trong những vấn đề môi trường Việt Nam, người dân thường từ cương vị "nhân dân làm chủ" của mình, cần được tạo điều kiện tích cực tham gia vào công việc điều hành quản lý nhà nước  

Người dân còn có thể vận dụng tai và mắt mình để nghe ngóng, để theo dõi sự việc trước vấn nạn môi trường, do họ thường ngày hiện diện bên cạnh nhà máy có liên quan, hoặc, có người còn làm công nhân nhà máy này, làm gì mà không thu thập được những thông tin về các tệ nạn nếu họ nhận thức được. Và mọi người sẽ cùng cảm thấy quá lố bịch và trơ trẻn, khi nghe quan chức hữu quyền giải bày thêm, "sự kiện nêu lên có lẽ được nhận ra, nhưng vì tình hình kinh doanh của nhà máy đang ở trong giai đoạn khó khăn, chủ kinh doanh, vì bị thua lỗ, không thể chi thêm khoản tiền để lắp đặt trang bị xử lý nước thải theo đúng yêu cầu". Rồi thì cứ để cho dòng chất độc hại tuôn chảy, gây thảm họa cho cuộc sống và sức khỏe người dân trong vùng! Vì quá trình mổi công trình đầu tư sản xuất đều được đặt trên cơ sở các bản "Luận chứng kinh tế kỹ thuật" hoặc "dự án tiền khả thi", "dự án khả thi" được giới chức hữu quyền cứu xét và thông qua cho phép thực hiện, nên cần phối kiểm lại rõ ràng xem các văn kiện này có trù liệu biện pháp xử lý nước thải cho nhà máy hay không. Nếu có mà không thực hiện, thì là bằng chứng vi phạm luật pháp, cần có biện pháp chế tài. Chớ có đâu lại có thể dễ dãi linh động như lời giải bày của quan chức hữu quyền như trên để phó mặc người dân trong vùng phải gánh chịu mọi hậu quả tai hại như vậy? Đó là một nghịch lý mang nặng tính nhẫn tâm, sẽ không xảy ra, nếu người dân được tạo điều kiện nhận thức tai họa đồng thời hiểu biết về mặt thủ tục để đóng góp xử lý qua câu hỏi được nêu lên.

Trong một thời gian gần đây, Tiến sĩ Mai Thanh Truyết đã trở thành một gương mặt quần chúng rất quen thuộc qua các buổi xuất hiện tại các buổi hội luận chuyên đề của một số Đài truyền hình, Đài phát thanh VOA, RFA của Hoa kỳ, RFI của Pháp, trên YouTube v.v...về hiện tình đất nước Việt Nam trong đó, vấn đề môi trường đã được Tiến sĩ đặc biệt quan tâm triển khai qua các mạng Internet, các chương trình Pal Talk. Đặc biệt, nhân Tết Canh Dần, 2010 vừa qua, Tiến sĩ đã mạnh dạn lên tiếng về vấn nạn hóa chất độc hại trong thực phẩm, bánh mứt, là những món ăn Tết truyền thống của người dân Việt. Sinh hoạt này thực sự được xem là một đóng góp vô cùng quý giá của Tiến sĩ nhằm bảo vệ an toàn sức khỏe của người dân, vốn là mục tiêu tối hậu của những vấn đề môi trường tại Việt Nam, không khép mình dưới các thế lực của giới doanh gia trục lợi gây thảm họa cho người dân.

Hướng đại chúng hóa những vấn đề môi trường của tác giả Mai Thanh Truyết đang triển khai qua những luận điểm và thực tế ghi trên là một hướng hoàn toàn đáp ứng với nhu cầu trong những vấn đề môi trường đã được trình bày. Nhiều góc cạnh của công trình chuyên khảo với chủ điểm mang lại ánh sáng soi đường hữu hiệu cho đại chúng nói chung cho thấy đã nhằm đúng tiêu điểm cần quan tâm.

Về mặt phương pháp luận trong nghiên cứu, tác giả Mai Thanh Truyết, cho thấy đã  khai mở  một khảo hướng có thể mệnh danh là "Khảo hướng đại chúng hóa", một khảo hướng đuợc đánh giá là hữu ích và thiết thực đáp ứng được hiện tình của đất nước đang còn rất nhiều hạn chế và nghịch lý về nhiều mặt.

Thực hiện khảo hướng này, tác giả Mai Thanh Truyết đã dứt khoát đánh tan định kiến cổ xưa cho khoán trắng các vấn đề khoa học - trong đó, có vấn đề môi trương - cho các chuyên gia khoa học. Từ đó, yếu tố đại chúng đã được làm nổi bật lên và biến thành mục tiêu trung tâm trong nghiên cứu và  phát triển. Theo hướng này, tác giả đã kiên tâm xoay trở từng bước làm cho các chuyên đề môi trường Việt Nam được đưa vào và trở thành những vấn đề phổ thông, quen thuộc trong lòng đại chúng nói chung.

 

Trong một chừng hạn nhứt định dưới góc độ này, khảo hướng đại chúng hóa của tác giả  Mai Thanh Truyết có giá trị đóng góp quan trọng vào công cuộc nâng cao dân trí. Nhờ đó, người dân thường trong vị thế thấp cổ bé miệng ở địa phương mới có cơ hội xác định cương vị cần có của mình trong xã hội để ý thức và xác định các vấn đề môi trường quả thật là vấn đề của chính bản thân mình, của gia đình, của hàng xóm bao quanh mình. Do đó, họ không thể tự xem hoặc tiêu cực mặc nhiên để luôn luôn bị khép vào trong khuôn khổ do áp đặt, đứng bên lề của các vấn nạn mà chính mình lại là nạn nhân trực tiếp gánh chịu các thảm họa có thể xảy ra trong các vấn đề môi trường. Nhưng cốt lõi vẫn là nhu cầu ý thức vấn nạn trên cơ sở hiểu biết vấn nạn mà khảo hướng của tác giả Mai Thanh Truyết đã tích cực khéo léo vận dụng đưa vào đại chúng.

Trước mắt, qua phân tích và tổng hợp trong toàn cảnh kể trên,"Những vấn đề môi trường Việt Nam",  trên thực tế, dù vậy, vẫn cần đóng góp thêm ý kiến xây dựng lành mạnh  từ trong giới khoa học kỹ thuật chuyên ngành cả trong lẫn ngoài nước.

Sau cùng, ước mong tập sách chuyên khảo của Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, người con yêu của đất mẹ Hậu Nghĩa thân thương, sẽ sớm đạt được mục tiêu cao đẹp tích cực đóng góp vào công cuộc đại chúng hóa và sẽ là một tập sách không thể thiếu trong tủ sách gia đình của người dân Việt ý thức trách nhiệm bản thân trước hiện tình đất nước, thực sự quan tâm đến những vấn đề môi trường Việt Nam.

Nam California, Hoa Kỳ

Ngày 6 tháng 9 năm 2010.

 Đỗ Hải Minh

 

1000 Năm Thăng Long và
Những Vấn Đề của Đất Nước (video)




(8 parts in playlist - play all in a row or one at a time)

  1. 1000 Năm Thăng Long Văn Hóa Suy Đồi
  2. 1000 Năm Thăng Long Thời Đại CS Gian Ác
  3. 1000 Năm Thăng Long Chìm Trong Ô Nhiễm
  4. 1000 Năm Thăng Long Nín Thở
  5. 1000 Năm Thăng Long Không Còn Nước Sạch
  6. 1000 Năm Thăng Long Thực Phẩm Nhiễm Độc
  7. 1000 Năm Thăng Long Ngập Rác
  8. 1000 Năm Thăng Long Mầm Mống Dịch Bệnh

Thực Phẩm

Ph N Vit Nam Hi Ngoi Nghĩ gì V Nn Thc phm có đc tố

 

Lời Người Viết: Xin gửi đến quý độc giả một bài viết đơn giản, với lời lẽ nôm na, nhưng hi vọng nó cũng nói lên được, phần nào, tâm trạng của phụ nữ Việt Nam ta nơi hải ngoại, đối với một vần đề thiết thực trong đời sống hàng ngày. Điều may mằn là chúng ta được sống trong một môi trường tương đối thoải mái, được hưởng một bầu không khí tự do, và được tự mình lựa chọn để có một cuộc sống lành mạnh. Bài này chỉ là một gợi ý, không phải là một bài nghiên cưú; và chắc chắn là còn nhiều thiếu sót. Xin để quý vị tuỳ nghi thêm thắt.

 

Mấy lúc gần đây, cộng đồng người Việt khắp nơi tưởng như lên cơn sốt vì phải đối phó với nạn thực phẩm bị ô nhiễm mà hẳn quý vị cũng từng nghe, từng biết.  Có thể nói, đây là một vấn đề đã gây hoang mang bất ổn cho nhiều người, nhất là những bà nội trợ có tinh thần cầu tiến, quan tâm tới sức khỏe gia đình trong bửa ăn hàng ngày.

Dưới nhiều hình thức khác nhau và qua nhiều đề tài, những thông tin về nạn ô nhiễm thực phẩm vẫn thỉnh thoảng lại xuất hiện như là một lời cảnh giác, khiến dù vô tâm đến đâu người ta cũng không thể không thắc mắc. Có thể nói tác giả của những thông tin đó đã làm nhiều người "thất điên bát đảo", vi nay thì nghe báo động "gia vị chứa độc tố", mai lại nghe loan tin "thức ăn chứa hoá chất", khiến người nghe không khỏi hoang mang. Những tin tức này được phổ biến dưới nhiều hình thức, báo chí truyền thanh, truyền hình, làm dư luận không khỏi cảm thấy … nhức đấu.

Tác giả của những bài ấy đã "dám cả gan" viết những bài chỉ trích cách làm ăn của người mình tại Việt Nam trong việc xử dụng các hoá chất vào thực phẩm với liều lượng quá độ. Tác giả đã vạch trần cho thấy cách làm ăn này là rập khuôn theo Trung Quốc, có thể gây tác hại trầm trọng đến sức khoẻ người tiêu thụ nếu không lưu ý. Những loạt bài này nhằm gây ý thức sâu rộng trong quần chúng về việc ngăn ngừa bớt thói quen tiêu dùng sản phẩm quê hương mà không để ý đến những khía cạnh độc haị của nó. Chỉ nguyên trong lãnh vực này thôi cũng đã đủ làm cho người nghe... chóng mặt. Do đó, hậu quả của những bài viết này là:

 

Làm cho nhiều người mất vui

Mất vui vì sao? Thưa quý vị, xưa nay hầu như ai cũng quan niệm rằng ăn để sống, nhưng nếu có điều kiện thì ăn ngon vẫn cảm thấy đời sống nhiều hạnh phúc hơn. Ấy thế mà ngày nay người ta đã phải … khựng lại, và cảm thấy ăn mất ngon, ngủ mất yên - mặc dù không có chiến tranh - chỉ vì tác giả của những bài này đã gây xáo trộn cho tâm trạng nhiều người khi nêu những vấn đề không có gì là hấp dẫn, những vấn đề ngoài ý muốn của mọi người, từ ít lâu nay…Người ta không khỏi âu lo chỉ vì tự nhiên lại phải để ý đến những vấn đề hết sức tầm thuờng như đồ ăn, thức uống; ngay cả những món hàng tiêu dùng nữa.

Dù biết rằng ăn uống chỉ là phương tiện, nhưng người ta vẫn không thể phủ nhận một điều quan trọng là sau một ngày làm việc là bữa cơm tối gia đình hay những bửa ăn gia đình cuối tuần, những lúc họp mặt bạn bè, hoặc những khi tiệc tùng cưới hỏi thì phải cần đến những món ăn Việt Nam. Mà nay nói đến món ăn lại thấy những "ô nhiễm" với "ngộ độc" thì còn gì là hứng thú nữa? Nghe mãi dần dần người ta bắt đầu cảm thấy "nơm nớp sợ" khi nghĩ đến hậu quả của việc vô tình ăn phải những món ăn có độc tố. Và đó cũng chính là điều ...

Làm nhiều tiệm buôn bất mãn

Chủ nhân các tiệm buôn có thể bất mãn. Tại sao? Vì những món hàng đang được tiêu thụ ngon lành, tự nhiên vì vậy mà sinh ế ẩm: Những thứ quốc hồn quốc tuý của ta từ hàng nghìn năm nay bỗng dưng bị "thất sủng", chẳng khác nào cung nữ bị vua bỏ bê... Dù tin hay không thì quả tình những nguồn tin này không có lợi cho những nhà buôn vì đã ảnh huởng không ít đến việc mua bán những hàng nhập cảng từ Việt Nam… .

Vậy thì nguyên do vì sao mà có những bài viết "vạch trần" này khiến cho dư luận có những tâm trạng "mất vui" kia?

Nhìn kỹ và đọc những tài liệu về thực phẩm ô nhiểm, kể cả ở trong nước nữa, thì chúng ta có thể hiểu tại sao chúng ta phải đề phòng "thực phẩm ngày nay". Có người lý luận rằng ngày xưa ông bà ta đã ăn mãi những món ăn như tôm, cá; xài hoài những gia vị như nước mắm, xì dầu; lại luôn dùng các gia vị để nấu những món bún, phở, mì, miến; và thường sử dụng những món bánh tráng, tôm khô, củ kiệu, mắm tôm, mắm thái v.v...nghĩa là đủ cả, từ khô đến ướt, cả thức ăn đóng hộp, lẫn thức ăn đông lạnh; và dù là món Bắc,Trung, Nam v.v... thì ngày nay chúng ta cũng ăn những món ăn như thế, dùng những sản phẩm như thế mà tại sao lại "có vấn đề"? Mà, chả cứ gì người buôn bán, ngay cả giới tiêu thụ là các bà, các cô và các ông nữa, cũng cảm thấy "không thoải máí".

Có người hoang mang tự hỏi "nên tin hay không tin?". Có người chẳng muốn đề vào tai, vì…nghe bất lợi quá. Lại có những người buông một câu "chắc nịch": "Ngày trưóc ông bà mình cũng ăn như vậy đâu có sao, việc gì phải bày đặt?". Nhưng rất nhiều người khổ sở nhăn nhó bảo rằng: "Nếu cái gì cũng độc cả thì biết ăn gì bây giờ?". Gạo và nước mắm là hai món căn bản nhất không thể thiếu của bữa cơm Việt Nam mà lại cũng có những chất độc hại thì quả là một thất vọng não nề!

Phải thành thực mà nói rằng kể từ khi có loạt bài viết về thực phẩm có hoá chất, nhiều người đã có những phản ứng khác nhau. Kẻ thì bất cần, chẳng muốn nghe. Người chịu nghe thì thất vọng, cảm thấy không còn được ăn uống một cách "hồn nhiên" như xưa. Và họ đã bắt đầu lưu ý. Mặc dù bấy lâu nay nhiều người cũng đã thay đổi thói quen ăn uống mà lắm lúc vẫn còn cảm thấy còn… ấm ức, thật không "fair" tí nào… Những món mà từ lâu những người cẩn thận không dám đụng tới là những món làm sẵn từ Việt Nam, như cá basa, mướp đắng nhồi thịt, cá kho tộ v.v… thì tránh không mua đã đành. Nhưng lại cả đến thực phẩm khô như bún, bánh tráng, các chất bột (bột gạo, bột đổ bánh cuốn, bánh bèo, v.v…) laị cũng được cho vào những hoá chất để tẩy cho trắng, và chất chống mốc (sulfide) để giữ được lâu thì biết nói sao?. Thật là ai nói cứ nói, "tôi" chẳng muốn nghe.

Nhưng dần dà, không "nghe" cũng phải áy náy. Muốn "lờ" đi cũng không được. Chính cá nhân chúng tôi, người viết bài này, vốn cũng chọn kiểu ăn uống kỹ càng; và từ trước đến giờ vốn theo thói quen, chủ trương là ăn sao cho "đúng điệu". Món nào phải ra món đó. Món Bắc phải đúng là món Bắc. Bún thang thì phải có mắm tôm, có củ cải dầm. Món Huế phải ra món Huế. Món Nam cũng vậy. Còn món chả cá Thăng Long thì phải có thìa là, mắm tôm và bánh đa nướng kèm vào mới là đúng cách. Thế mà mắm tôm ngày nay muốn chống giòi bọ và để được lâu thì những nhà sản xuất phải cho hoá chất thích hợp vào. Còn "bánh đa có vừng " (mà trong Nam chúng ta gọi là bánh tráng mè) thì ngày trước, lúc còn ở quê nhà mỗi lần ăn nghe dòn tan; bây giờ thì vừa cứng, vừa dai. Thì ra tại có hàn the để cho dai, và chắc chắn là để lâu mấy cũng chẳng mốc. Đó là nhờ đâu, nếu không phải là "nhờ" hàn the? Ăn đã không ngon, lại còn hại nữa. Hàn the với chất chống mốc thì còn gì là bổ?. Thế là đành phải nghĩ lại. Chẳng thà không biết thì thôi, chứ chính những chất ấy là những chất dễ gây ung thư thì tôi... chả dại.

Mặt khác, tôi rất thông cảm với tâm trạng các vị còn mang nặng lòng nhớ quê hương. Những món ăn thuần tuý Việt Nam như món canh rau đay mướp nấu với cua đồng, ăn với cà muối, và đậu rán ướp hành đày hương vị quê hương, làm sao tôi "quên cho đành". Rõ ràng là "hương gây mùi nhớ..." .

Nói về thức ăn ưa chuộng của Việt Nam mình thì nhiều lắm. Một trong những món "nhà quê" đơn giản mà tôi vốn thích từ khi còn ở Việt Nam là món bắp vườn. Khoảng chừng 5 năm về trước, mặc dù vẫn luôn cẩn thận về các món ăn đưa sang từ Việt Nam, nhưng tôi vẫn không tránh khỏi thèm ăn món bắp này, một loại bắp nếp, dẻo vô cùng mà bao nhiêu năm xa quê, tôi vẫn cảm thấy nhớ nhung. Vì đó chính là món "favourite" của tôi. Mặc dù lúc ấy tôi chỉ hơi ngờ rằng có thể họ sẽ cho đường hoá học vào, nhưng vì nhớ bắp nếp quá nên thỉnh thoảng tôi cũng mua cho "đỡ ghiền". Đến bây giờ cũng phải... suy nghĩ lại, vì muốn để lâu không bị hư thì chắc chắn nó cũng phải chịu chung số phận như những món khác. Nó sẽ được chăm sóc cẩn thận bằng cách tẩm vào một hoá chất nào đó để có thể giữ được lâu. Thoát sao cho khỏi các nhà buôn Việt Nam? Và thế là đủ để biết thêm về thực chất của những món hàng ăn từ Việt Nam đưa sang rồi!

Ngoài ra, có những thứ mà tôi cứ nghĩ là không hại và cứ ung dung xử dụng, và là những món căn bản nhất trong bữa ăn Việt Nam, như gạo thơm, hiệu "Cô Tiên" chẳng hạn. Hàng năm cứ tới mùa gạo mới, thường là vào khoảng cuối năm, là gạo đầu mùa thì vừa thơm vừa dẻo; cho nên bà con hải ngoại cứ mua trữ đều đều. Ngoài gạo là nước mắm, là một loại gia vị căn bản nhất, đầy "chất" Việt Nam và tính dân tộc, cần thiết cho một bữa cơm ngon. Nào ngờ bà con hải ngoại từ gần hai năm nay lại đưọc nghe một loạt những tin tức khác báo động rằng chính gạo và nước mắm cũng là những món chứa hoá học nhiều nhất: Muốn cho gạo trắng, người ta cho chất tẩy vào, giữ được lâu người ta cho thuốc chống mốc, chống sâu mọt, và cho thêm vào một số mùi thơm hóa học chứ không phải là hương gạo tư nhiên như gạo "nàng hương" ngày nào!. Đây mới là điều đau khổ nhất, vì gạo, nước mắm cũng… không được yên thân: Hoá chất tổng hợp được "ưu ái" ướp vào, trong đó có cả chất urea để làm tăng độ đạm (protein) "biểu kiến" khi phân tích nước mắm. Vừa đẹp, vừa ngon, nhờ được tăng thêm nhiều chất hoá học cho khỏi loãng, lại ngọt ngào vì thêm bột ngọt mới là "khổ" cho người tiêu thụ. Nước mắm "Ba Con Cua" là một ví dụ cho thấy sự nguy hại của cung cách sản xuất thức ăn kiểu này. Chả trách có người phải cất tiếng than: "Ăn cũng khổ, mà không ăn cũng …khổ".

Ăn chay cũng không tránh khỏi vấn đề ô nhiễm thì…"Biết ăn gì bây giờ?" Đậu hũ, nếu tôi không lầm thì cũng bị bỏ hàn the vào? Điều này chắc phải hỏi các nhà sản xuất đậu hũ, hoặc cơ quan kiểm nghiệm thực phẩm mới xong!

Cùng chung số phận với gạo là bún. Bún vốn là món được nhìều người Việt ưa chuộng. Để cho sợi bún được dẻo dai, ngưòi ta cho chất hàn the (borax) vào. Mà các nhà sản xuất Việt Nam ta thì rất hay, hoặc theo vết chân Tàu, hoặc "sáng tạo" và "linh động" kiểu ta, thay vì chấp hành nghiêm chỉnh những luật lệ về bảo quản thức ăn cho đuợc lâu dài và tránh mốc. (Vì đã mốc thì còn làm ăn gì nữa và còn đâu là lời?) Do đó mà chất hoá học cứ thả cửa mà ướp, không thắc mắc gì cả. Có lẽ đó cũng là "bản chất gan dạ" của nhiều người Việt Nam, bất chấp luật lệ, tất cả cũng vì cạnh tranh, vì lợi nhuận. Tệ hại hơn nữa là những thủ đoạn làm ăn bắt nguồn từ Trung Quốc đã xâm nhập Việt Nam, gây thêm sự độc hại một cách thầm lặng và tiệm tiến, nhưng khôn lường.

Càng đọc, càng nghe, càng thấy sợ. Có ai ngờ rằng ngay cả cọng giá cũng làm gỉả từ những hột dậu xanh héo quắt, thay vì đổ đi thì chỉ cấn ngâm vào một dung dịch hoá học một hồi là bỗng trở thành láng bóng căng tròn; và người ta đem ngâm để chế tạo thành giá. Tiêu sọ cũng được làm giả bằng cách bọc xi măng (ciment) bên ngoài cho năng ký và đỡ tốn tiền vốn, tha hồ lời (Xin mời vào Google để nghe You tube "Tiến sĩ Mai ThanhTruyết 1000 năm Thẵng Long" để tường). Hột vịt lộn được lấy từ trứng của những con vịt đã chết, nghe cứ như truyện thần thoại (Xin đọc thêm tin tức từ Việt Nam sẽ rõ). Như vậy thì thử hỏi còn trời đất nào nữa. Những món hàng ấy mà đem nhập cảng vào Việt Nam thì dân mình ... lãnh đủ. Mà rất nhiều món hàng độc hại ướp hoá chất khủng khiếp đã được nhập vào Việt Nam, nhất là trái cây, là loại thực phẩm "trong héo ngoài tươi". Tất cả cũng là nhờ "công trình" của các nhà buôn, các nhà sản xuất tẩm các chất hoá học vào. Các "nhà" sản xuất Tàu cứ việc bình chân như vại làm ăn kiếm lợi. Các "nhà" buôn Việt Nam cứ việc nhập cảng vô tư những món thực phẩm nhiễm độc đó, không có gì phải bận tâm. Rốt cuộc chỉ người dân là khổ.

Còn những món "lẩm cẩm" khác mà truớc kia tôi hằng yêu mến là mắm tôm, để ăn với bún thang, riêu tôm đóng trong những hộp sắt để nấu bún riêu (thật tuyêt diệu) thì chắc chắn những hoá chất cho vào để bảo quản được lâu cùng với liều lượng quá cả mức ấn định, cũng đủ làm người ta, một khi đã phát giác ra rồi, phải ngần ngại. Ngay cả các loại bột gia vị, như bột gấc, bột gia vị bún bò Huế…v.v. . cũng đã đươc các nhà sản xuất Việt Nam cho chất "sudan" vào - là chất thường có ở trong sơn - thì thật là hết ý kiến. Ngoài ra còn phải kể trái gấc là trái mà nhiều người rất ưa chuộng, thì bây giờ vì tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, người ta cũng đành phải ngậm ngùi mà "kính nhi viễn chi" vậy …

Ôi, thực phẩm Việt Nam, ôi đất nước Việt Nam, ôi con ngưòi Việt Nam -ngày nay- trên quê hương tôi !!!

Nếu những thực phẩm đem đến từ Việt Nam độc hại như thế nào thì những lọạt bài nghiên cứu vạch rõ cái nguy hại của môi trường, của nạn thực phẩm chứa đựng hoá chất quả thật cũng "ác độc" không kém. "Ác độc" vì đã nêu lên, một cách không khoan nhượng, cái tai hại của những chất hoá học này khi ăn vào cơ thể con người. "Ác" nhất là đã khiến mọi người phải âu lo, mất vui - như chúng tôi đã đề cập ở trên và như quí vị cũng đã thấy. Nhưng là một âu lo cần thiết cho việc ý thức sự an toàn trong khi chọn mua thực phẩm. Mà kể cũng lạ, thường thường con người ta có khuynh hướng nói về những cái hay, ca ngợi những cái đẹp của cuộc đời…để mọi người ưa thích và cười vui. Nhưng tác giả của nó lại làm ngược lại, chẳng chiều lòng người tí nào. "Sự thật mất lòng" là thế mà "nhà khoa học" này cũng không ngại!

Như vậy đủ rõ rằng những bài viết đó đã "báo hại" nhiều người mà cái thiệt trước mắt là ăn mất ngon, ngủ mất yên. Đối với nhà buôn thì thực phẩm nhập từ Việt Nam bán bớt chạy hơn trước. Tác dụng của chúng là đã để lại những hoang mang trong quần chúng, nhất là trong đám những bà nội trợ như… tôi.

Vậy phải "đối phó" với thực phẩm có độc tố cách nào?

Thưa quý vị,

Đã từ lâu, tôi đã phải tự nhủ lòng rằng phải cương quyết từ bỏ thói quen cũ là ăn uống phải đấy đủ lệ bộ, cho "ngon miệng" và làm thức ăn phải trình bày sao cho "đẹp mắt". Vì muốn cho ngon miệng mà các bà nội trợ phải cho hàn the vào nem chua, như thế nem mới giòn. Vì muốn đẹp mắt, mà lắm bà nội trợ phải dùng những phẩm màu vào bánh trái. Dùng quá đến lạm dụng, khiến cho bánh da lợn thì xanh lè, xôi gấc thì (có những nơi) làm toàn phẩm màu nên trông đỏ tiá một màu cánh sen.  Trông đến là giả tạo! Và vì thế, thay vì ăn ngon lại thấy toàn vị phẩm, và không có hương vị gấc. Ăn bánh da lợn mà nhuộm quá nhiều phẩm xanh thì chỉ còn lại vị đắng xen lẫn với ngọt. May cho tôi là được dịp chia xẻ với chị em bạn bè nên biết rõ cách làm ăn này, có những bà rất "chuộng hình thức" nên khi nghe nói những chất hàn the độc, bột ngọt không tốt, thì nghe để mà nghe. Việc làm đãi khách thì cứ đãi, miễn làm sao cho "ngon" thì thôi.  Cho nên bây giờ, để áp dụng ngay trong đòi sống hàng ngày, tôi đành chú trọng đến những thức ăn "lành mạnh", thay vì "ngon".

Trong lãnh vực nghề nghiệp, nếu có dịp tổ chức những buổi họp nhóm cho các gia đình, chúng ta có thể đem vấn đề thiết thực này ra để làm đế tài thảo luận cũng là điều nên làm.

Tuy nhiên, chắc chắn là nội trợ thì cũng tuỳ bà, và cửa tiệm thì cũng tuỳ tiệm; hi vọng rằng, nhờ những bài nghiên cứu, cùng với sự học hỏi và cảnh giác của phụ nữ ta thì cách làm ăn quá độ  (bỏ bột ngọt quá tay, cho phẩm màu quá độ v.v..) cũng sẽ bớt dần.

Nếu bảo rằng thức phẩm nước ngoài, ngay cả Canada, Mỹ, hay các nước Âu châu cũng thế, chứa thiếu gì hoá chất thì điều này cũng đúng. Nhưng thức ăn chứa hoá chất được làm ra từ bên này thì có khác; vì liều lượng đã được quy định bởi chính quyền, để có thể bảo đảm cho sức khoẻ người dân. Nhà sản xuất chỉ việc tuân theo. Dĩ nhiên là cũng có trường hợp ngoại lệ, "unethical", (làm ăn không lương thiện) thì sớm muộn gì "ngoại lệ" ấy cũng có thể bị phát giác. Còn Việt Nam ta thì vốn sẵn "óc sáng tạo" và cách làm ăn "linh động" nên thường cho quá tay. Chính "sự quá tay này" đã là nguyên nhân đưa đến hậu quả không tốt cho sức khỏe con người.

Nói cho cùng, không ai có thể ảnh hưởng xấu chúng ta, nếu nhìn cho kỹ thì tất cả là một sự chọn lựa. Chúng ta chọn lối sống lành mạnh hay lối sống theo sở thích cố hữu mà độc hại? Không ai bắt ta phải làm thế này hay phải theo thế kia. Chúng ta tự trách nhiệm lấy đời sống của mình, nhất là sống trong thời đại mà tất cả mọi tin tức dù hay, dù dở cũng đều đầy rẫy trên môi trường điện tử. Thì hay, dở, phải, trái đều là cần thiết để chúng ta có dịp suy nghĩ, tìm kiếm, cân nhắc mà không do môt áp lực nào. Về phía người có trách nhiệm với cộng đồng thì việc nêu lên những vấn đề có hại hoặc bàn về những việc cần làm mà có lợi cho kiến thức người dân là điều phải làm. Đó chính trách nhiệm của ngưòi sống vì cộng đồng, và cho cộng đồng.

Thiết nghĩ, những bài viết về thực phẩm độc hại có hai tác dụng: Thuận và Nghịch, tuỳ theo nhận định của mỗi ngưòi chúng ta. Trên đây chỉ là một vài nhận xét thô thiển về vấn đề thực phẩm có độc tố để chị em chúng ta, những bà nội trợ, có thể tùy nghi lựa chọn.  Riêng cá nhân chúng tôi, thì đây là lúc mình phải cố gắng làm theo lời khuyên của các cụ xưa "tri túc, quả dục" để sự độc hại ngoài tầm tay có thể được giảm thiểu. Còn những gì trong tầm tay thì phụ nữ chúng ta cố gắng tối đa để việc ăn uống được quản lý một cách sáng suốt. Nấu ăn ở nhà, chọn những gì ít độc hại, ít chất hoá học để dùng, bớt tiệc tùng vì trong bữa tiệc rất khó biết và khó tránh thức ăn mua ở đâu, từ những nguồn có bảo đảm hay không…Hơn thế nữa, chị em chúng ta có thể sử dụng quyền tự do của mình để nói lên tiếng nói thẳng thắn với Cơ quan Kiểm Tra Thực Phẩm của nhà nước trong trường hợp nào cần thiết, thì quả không còn gì tích cực hơn.  Điều tra là việc của nhà nước sở tại, chúng ta chỉ sử dụng quyền công dân của mình. Làm như thế, chúng ta vừa đem lại lợi ích cho bản thân; lại vừa làm lợi cho người. Điều quan trọng là chúng ta không cần phải khổ sở, thắt lưng buộc bụng quá đến nỗi sự cẩn thận trở thành cái bệnh "sợ" thì quả là ... méo mó vấn đề, còn gì là hạnh phúc nữa !

Ăn uống cẩn thận một cách "có nghệ thuật" là ở chỗ đó, thưa quý vị.  Theo kinh nghiệm cá nhân, trước kia tôi thường thích ăn cơm và bún hàng ngày, bây giờ tôi tự tiết giảm bằng cách ăn bớt đi và thay vào đó bằng gạo lức, thỉnh thoảng ăn xen kẽ bằng những món như mì, bánh mì nguyên chất (whole wheat) trong khi vẫn ăn thức ăn bình thưòng, thì cũng không đến nỗi khó ăn lắm. Như thế, chúng ta có thể giảm thiểu chất đường, chất béo cũng như các chất hoá học khác. Cũng chẳng cần phải có bệnh tiểu đường ta mới kiêng. Tôi quan niệm, trong tất cả mọi vấn đề, "phòng bệnh hơn chữa bệnh". Một điều thú vị là có những món rất tầm thường mà "vô tình" (chứ chẳng phải mình khôn ngoan) tôi rất thích từ lâu; mà may thay, lại chính là rất tốt  cho cơ thề, vì có chất "fiber" và những chất bổ dưỡng khác, đó là khoai lang và chuối.. . Nói đến vấn đề thực phẩm thì lại là cả một cuộc "hành trình" đi vào bộ môn dinh dưỡng, và không thuộc phạm vi chuyên môn cùng khả năng của ngưòi viết. Cho nên xin đề quý độc giả tùy nghi tìm hiểu và lựa chọn.

Khi nghĩ như vậy thì chúng ta cảm thấy tạm yên tâm. Ai cũng biết rằng thời buổi này cần nhất phải có sức khoẻ; vì có sức khoẻ thì mới sống an vui được. Muốn thể, phải cần một lối sống lành mạnh. Mà muốn sống lành mạnh ta cần thay đổi phong cách sống (lifestyle).  Một trong những yếu tố của phong cách sống lành mạnh là cách ăn, ngủ điều độ, và có sự chọn lựa. Nghĩa là cần tránh xa những gì độc hại cho cơ thể. Một trong những độc hại này đầu tiên đến từ thức ăn. Thức ăn ô nhiễm thì con người ta cũng bị nhiễm độc theo. Biết được những thức ăn nào độc hại, thức nào không là điều cần thiết để lựa chọn. Lựa chọn cẩn thận thì con người mới mong tránh khỏi bệnh tật; mà một vài trong những thứ bệnh đó là bệnh về tim mạch, ruột, gan, bao tử.

Bây giờ là lúc hơn bao giờ hết, phụ nữ chúng ta nhớ những bài học thường thức ngày còn nhỏ, và thực hành chính những điều ta dạy cho con cái chúng ta.  Rõ ràng phụ nữ chúng ta cũng như bao nhiêu người khác, không muốn "bệnh tòng khẩu nhập". Viết đến đây tôi tự cảm thấy ... ngượng vì giống như mình nhai lại những bài học vỡ lòng ngày còn ở Tiểu học. Nhưng bây giờ là "bài học vỡ lòng kiểu... tân thời", mình tự nhắc nhở mình thì đúng hơn.

                                            

Đến đây chúng ta có thể kết luận rằng "thủ phạm" của những bài viết, những buổi nói chuyện trên diễn đàn vừa kể không ai khác hơn là Tiến sĩ Mai Thanh Truyết - một chuyên gia về hoá học, một nhà chuyên môn về môi trường, một nhân vật luôn lên tiếng tranh đấu vì lợi ích của đất nước Việt Nam. Ông hiện đang sống ở Nam Cali, nhưng những bài viết và lời kêu gọi của ông đã đem lại tác dụng đáng kể khiến chị em chúng ta phải lưu ý, vì nó "đụng chạm" đến lãnh vực nấu ăn của phụ nữ. Những bài viết này còn lan rộng hơn, đem lại những điều suy tư cho đồng bào trong cũng như ngoài nước, thuộc đủ mọi giới, chứ không riêng gì phụ nữ. Đề tài có khô khan, nhưng ảnh hưởng của chúng nếu nhìn kỹ lại rất thiết thực; vì đó chính là những nhắc nhở cần thiết và bổ ích cho những ai quan tâm đến sức khỏe. Nếu không có sự nhắc nhở ấy thì công việc bận rộn hàng ngày rất dễ làm chúng ta quên đi.

Từ một cái nhìn như thế chúng chúng ta cảm thấy nhẹ nhõm hơn để ý thức rằng quả thực "thuốc đắng giã tật". Và những bài nói chuyện lặp đi lặp lại nhiều lần ở nhiều nơi chính là tiếng kêu ra rả như ve sầu, của Tiến sĩ Mai Thanh Truyết- không phải chỉ vào mùa Hè mà trong suốt bốn mùa-quả không phải là vô ích. Sự thật có thể phũ phàng và làm mất lòng nhiều người . Nhưng với một mục đích chân chính, thì người nói lên hẳn cũng chẳng ngại ngùng và người nghe mãi rồi cũng sẽ "nhập tâm". Và thiết nghĩ đó mớí là điều đáng nói….

 

Nguyễn thị Ngọc Dung,

Vancouver, 9/2010

 

Môi Trường Việt Nam

HƯỚNG ĐẠI CHÚNG HÓA

NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

 

Vào thời đại toàn cầu hóa, trong những năm qua, nhứt là sau hội nghị quốc tế Kyoto năm 1997, mối đe dọa hâm nóng khí quyển một thời, đã dấy lên làn sóng bàn tán xôn xao trong công luận nói chung về vấn đề môi trường. Nhưng rồi sau đó, mọi việc cũng lần đi vào lắng đọng, người dân thì hàng ngày lam lũ với kế sanh nhai, hầu như mặc nhiên phó thác vấn đề cho giới chuyên gia và quan chức hu quyn tùy từng nước. Nay với tập công trình biên khảo "Những Vấn Đề Môi Trường Việt Nam", tác giả Mai Thanh Truyết, cho thấy như vừa làm sống lại và gợi lên suy tư quay trở lại vấn đề môi trường, được lồng vào bối cảnh đặc thù của Việt Nam. Tác giả Mai  Thanh Truyết xuất thân Tiến sĩ hóa học Đại Học Besancon, Pháp, sau thời gian trau giồi kỹ năng hậu đại học tại Minnesota, Hoa Kỳ, đã hành nghề trong lãnh vực quản trị môi trường tại Nam California, Hoa kỳ.

Với mục tiêu đóng góp một góc nhìn "dân giả" từ bên ngoài giới khoa học kỹ thuật chuyên ngành, bài viết này xin lướt thoáng qua nội dung tập sách và từ đó, ghi lại một hướng khai mở nhận ra được của tác giả, vốn đặc biệt quan tâm đến an toàn môi trường của người dân Việt trong hiện tình.

1.    Nhìn lướt qua nội dung công trình biên khảo

Hầu như là một phản xạ tự nhiên, một độc giả bình thường, khi mới cầm trên tay tập sách "Những vấn đề môi trường Việt Nam" của tác giả Mai Thanh Truyết, là hình dung ngay trong trí, tưởng tượng đến một khung nội dung đan chen số liệu thống kê, công thức hóa học, báo cáo thử nghiệm, phát biểu phân tích đánh giá, phê bình có hệ thống, v.v...có vẻ như thuộc lãnh vực chuyên môn, dùng làm cơ sở trao đổi thông tin, tranh luận, giữa giới khoa học kỹ thuật với nhau, người dân thường khó mà nuốt trôi lắm. Cảm nghĩ ban đầu này càng hiện rõ, khi nhìn vào trang Mục lục khởi đầu bằng một chuyên đề lớn về thực trạng không còn xuyên suốt của dòng sông Mê Kông do các dự án phát triển bắt đầu từ thượng nguồn bên Trung Quốc, rồi lần xuống đến hạ nguồn qua các nước Lào, Thái, và cả chính Việt Nam, cùng đua nhau thực hiện các công trình ngăn nước, xây dựng các đập thủy điện, phục vụ nhu cầu và quyền lợi riêng của từng nước, không có và khó mà bàn định kế hoạch phối hợp chung về kỹ thuật sử dụng lượng nước một cách hài hòa đồng bộ.

Trong thảm cảnh này, vùng đất hạ lưu ở Tây Nam Nam Phần Việt Nam, ở vị trí cuối cùng có các cửa sông thoát ra biển, buộc phải hứng chịu tất cả hậu quả tai hại do nạn nhiểm mặn ngày càng lấn sâu từ ngoài biển đi ngược chiều vào đất liền, thu hẹp dần diện tích canh tác khả dụng lâu đời của người dân địa phương. Bên cạnh, ngoài ra, lại thêm nạn các công trình đê bao được thực hiện trong điều kiện thiếu nghiên cứu kỹ thuật khả thi cần thiết, phần lớn là để đáp ứng nhu cầu hiện ra trước mặt nhưng bất lợi tai hại về lâu về dài.

Qua các trang chữ, tập sách được kết thúc bằng một vấn nạn vĩ đại khác, không kém phần gây cấn cho đất nước Việt Nam, mà tầm gây hại cả vật chất lẫn tinh thần, đã khiến một số chuyên gia khoa học kỹ thuật trong nước, ở vào thế chẳng đặng đừng, không còn khép mình ngậm miệng rập khuôn theo lệ thường, và đã phải chánh thức lên tiếng bài bác. Đó là chuyên đề về các dự án khai thác Bauxite được nhà nước Việt Nam lẳng lặng giao cho Trung Quốc thầu khai thác, có hậu quả tạo bàn đạp cho nước lớn ở phương Bắc này từng bước thực hiện chiến lược bá quyền khu vực, qua các dự án thầu khai thác, trong lâu dài, âm thầm xâm lấn vào lãnh thổ Việt Nam.

Chuyên đề, ngoài ra, còn nêu lên vấn đề bảo tồn văn hóa và sắc tộc người thiểu số tức người Thượng là dân bản địa được công ước về nhân quyền Liên Hiệp Quốc bảo vệ. Liền trước chuyên đề có tầm mức quốc gia này, tác giả Mai Thanh Truyết cũng đã nhắc lại vụ kiện về độc chất da cam Dioxin, lưu ý thực chất vốn còn nhiều lưu luyến với thủ thuật tuyên truyền chánh trị quá thời.

Với hai chuyên đề lớn ghi trên ở hai đầu, tác giả Mai Thanh Truyết, tuy nhiên, đã gói gọn bên trong một loạt các bài chuyên khảo dưới tiêu đề chung là "Ô nhiểm" bao gồm những hiện tượng có vẻ gần gủi và quen thuộc với bàng dân thiên hạ hơn do những chi tiết phần lớn có liên quan trực tiếp đến cuộc sống thường ngày của người dân thường. Hiện tượng ô nhiểm có thể tự nhiên xảy ra trong thiên nhiên, nhưng bên cạnh, cũng do chính con người gây ra qua các lãnh vực sinh hoạt. Tác giả đã say sưa đưa người đọc tiếp cận với từng đề tài một, khởi đầu bằng vấn nạn hóa chất độc hại thạch tín với tên khoa học là "Arsenic", vốn tiềm tàng trong các mạch nước ngầm là nguồn cung ứng nước cho các giếng nước được các địa phương đua nhau đào trong những năm gần đây để cung ứng nước sinh hoạt hoặc tưới tiêu canh tác hằng ngày cho người dân, ít ai có thể tưởng tượng là thực sự, có tiềm năng tạo những mầm móng gây bao nhiêu bệnh hoạn tai hại cho chính mình. Biết được những tiềm năng tác hại đó, nhưng người ta vẫn tiến hành đào giếng, kể cả các kế hoạch do UNICEF tài trợ tại Ấn Độ và Bangladesh. Về mặt này, tác giả Mai Thanh Truyết đã đưa ra khuyến cáo "việc hoàn toàn dùng nước ngầm để nâng cao sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi thủy sản trong phát triển đất nước là không ứng hợp với chiều hướng phát triển bền vững toàn cầu".

Tác giả đã nêu lên và cảnh giác về nạn ô nhiểm do các chất thải trên các dòng sông Việt Nam, phát xuất từ các khu chế xuất và khu công nghiệp được đua nhau xây dựng tại Việt Nam trong những năm qua, một số cơ sở được thực hiện theo phương thức liên doanh với các công ty nước ngoài, gây nên rất nhiều tác hại cho môi trường do các chất thải không được xử lý đúng cách bắt buộc cần thiết để đảm bảo an toàn sức khỏe của người dân địa phương.

Về "Ô nhiểm mặt đất", tác giả đã khẩn thiết nêu lên hai nhóm chính là rác do sinh hoạt hàng ngày của người dân tại nhà và chất phế thải kỷ nghệ là phó sản của các quy trình công nghệ sản xuất hay chế biến. Tác giả đã phân tích cho thấy tầm mức quan trọng trong công việc tổ chức quản trị điều hành thu gom rác và nhứt là tập trung rác ở các bải rác, chẳng những gây ô nhiểm không khí mà người dân hít thở hàng ngày mà còn đòi hỏi kỷ thuật ngăn chận rác phân hủy, tạo ra chất độc ngấm vào lòng đất, có khả năng hòa lẫn với các luồng nước ngầm được vận dụng trở lại vào nguồn nước sinh hoạt cho người dân.

Do đó, cấu trúc các bãi rác đòi hỏi phải thiết trí theo đúng quy cách với một lớp cách ly ở dưới cùng theo một kỹ thuật được quy định, để ngăn không cho chất thải ngấm vào lòng đất. Minh họa vấn nạn ô nhiểm môi trường do rác, tác giả đã đi vào hiện trường cụ thể của khu vực Saigon, dùng bãi rác Đông Thạnh, Khu liên hợp Đa Phước, làm trường hợp điển hình có liên quan đến cách xử lý của quan chức hữu quyền, nhấn mạnh đã đến giai đoạn trầm trọng, phô bày những tình tiết ly kỳ, nhìn trước nhìn sau, có vẻ không giống ai cả. Tác giả lên tiếng đòi hỏi biện pháp giải quyết nghiêm chỉnh, không còn có thể chần chờ dành cơ hội hướng theo lối chữa cháy nhứt thời cho qua truông nữa.

Chất phế thải y tế là những chất phế thải từ các bệnh viện qua các dịch vụ chữa trị, giải phẩu và thử nghiệm, v.v, cũng đã được tác giả quan tâm phân tích, và trên cơ sở các kinh nghiệm xử lý tại các nước đang phát triển, nêu rõ tầm tác hại còn nghiêm trọng hơn cả chất thải kỷ nghệ và chất thải gia cư, do bởi có nguy cơ trực tiếp ảnh hưởng tức khắc đến sức khỏe của bệnh nhân cùng người dân lui tới bệnh viện, rồi từ đó, phát khởi lây lan thành các bệnh dịch hiểm nghèo cho cả vùng.

Tác giả cũng đã cảnh giác về dịch vụ nhập cảng phế liệu độc hại như giấy vụn đủ loại, giấy carton, các loại nhựa dẽo, bao nhựa nylon, thiết bị cũ, v.v... vào Việt Nam là dịch vụ khá thịnh hành, nhằm biến thành nguyên vật liệu hay tái thành phẩm trong sản xuất. Đặc biệt, công nghệ tái tạo phế liệu điện tử đang nở rộ, cần thông qua công đoạn xử lý trước khi thải hồi vào các bãi rác.

Triển khai chuyên đề thực phẩm Việt Nam, tác giả đã tạo ra những bất ngờ vừa lý thú vừa kinh sợ do các hóa chất độc hại thường được sử dụng một cách vô tội vạ trong thực phẩm Việt Nam như hàn the, Sulfite, Formol, Urea, Thủy ngân...  Xì dầu thường không thể thiếu trong các bữa ăn hằng ngày của người dân Việt, thực tế, lại có thể tiềm ẩn độc chất qua các giai đoạn chế biến. Do đó, vệ sinh an toàn thực phẩm đã đước tác giả Mai Thanh Truyết trung thực nêu lên kèm theo những gợi ý hữu ích cần được nhà cầm quyền Việt Nam lắng nghe.

2.    Ghi nhận hướng đại chúng hóa

Nhìn lướt qua nội dung tập sách "Những Vấn Đề Môi Trường Việt Nam", người đọc ai nấy đều đồng ý công nhận, quả thật, đây là một công trình biên khảo, đòi hỏi người thực hiện phải được trang bị những hiểu biết, những kỷ năng khoa học chuyên ngành, không có không được. Tác dụng của công trình biên khảo được nhận thấy ngay là tác dụng gợi lên ý thức nhận diện và soi sáng các vấn đề, đăc biệt quan tâm lưu ý đến đại đa số người dân, tức vào đại chúng trong xã hội, vốn không được đào tạo trường lớp như các chuyên gia, nhưng lại là giới người thường xuyên là các nạn nhân của các thảm họa, và riêng ở đây, là các thảm họa môi trường, gián tiếp và trực tiếp, hiện rõ hoặc âm thầm, gây hại đến an toàn sức khỏe của họ cùng gia đình họ trong cuộc sống hằng ngày.

Trong một dịp tình cờ tiếp chuyện với một thân hữu là bạn Nguyễn Lộc Thọ thuộc gia đình Đại học Sư Phạm Saigon, người viết đã được nghe anh Nguyễn Lộc Thọ phát biểu, với công trình chuyên khảo "Những vấn đề Môi Trường Việt Nam", Mai ThanhTruyết đã mang đến niềm tự hào chung cho người con đất Hậu Nghĩa".

Xin mở dấu ngoặc (Người bạn già Nguyễn Lộc Thọ cũng có hai đứa con trai cùng đứa con dâu học hành thành đạt và đang hành nghề bác sĩ y khoa ở Nam California, Hoa Kỳ, nhưng bản chất khiêm cung, chưa bao giờ một lần được nghe Nguyễn Lộc Thọ khoe tự hào về các bác sĩ y khoa này). Đóng ngoặc.

Từ đánh giá này, mới lần dò tìm hiểu về gốc nguồn, thì được biết tác giả Mai Thanh Truyết cũng như người bạn đồng song Nguyễn Lộc Thọ, đều vốn là người sanh ra từ vùng đất mẹ Hậu Nghĩa. "Hậu Nghĩa" là tên gọi một đơn vị hành chánh tỉnh được thành lập dưới thời Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975 với một phần đất của tỉnh Tây Ninh và một phần đất của tỉnh Long An. Sau năm 1975, hai phần đất này đã được giao hoàn trở lại hai tỉnh cũ, nhưng tên "Hậu Nghĩa" vẩn còn được những người dân gốc Hậu Nghĩa định cư tỵ nạn tại Hoa Kỳ và tại các nước khác dùng để nhận ra và tìm lại với nhau. Cụ thể, một hội đoàn đã được chánh thức thành lập tại Nam California lấy tên là "Gia Đình Hậu Nghĩa Hải ngoại" sinh hoạt đều đặn, và chính nhờ bạn Nguyễn Lộc Thọ là đương kim Phó Chủ Tịch Ngoại  vụ của Hội đoàn này tặng cuốn Đặc san Hậu Nghĩa, Xuân Canh Dần 2010, người viết mới có dịp được đọc bài "Hậu Nghĩa Quê tôi" của học giả Đặng Tử Anh là một bài viết nghiên cứu công phu làm nổi bật những nét đặc thù của vùng đất Hậu Nghĩa thân thương, để từ đó, chân thành suy diễn liên hệ với cách nhìn, cách diễn đạt các tình huống, cách triển khai công trình chuyên khảo "Những Vân Đề Môi Trường Việt Nam" của tác giả Mai Thanh Truyết.

Tỉnh lỵ Hậu nghĩa nguyên đặt tại Khiêm Cương, trong dân gian tục gọi là Bàu Trai, người viết trên đường công vụ trước năm 1975, cũng đã có vài ba dịp ghé qua tỉnh lỵ này, nhưng để được chính xác, cần theo ghi nhận của học giả Đặng Tử Anh, cho biết, "Hậu Nghĩa là một tỉnh nông  nghiệp, ruộng sâu, lúa tốt, và nhiều nông sản như mía, thơm, đậu phộng thuốc lá, củ cải. dưa cà,v.v...Làng mạc rất rộng, nhà cửa thường có lũy tre xanh bao bọc. Dân tình hiếu khách hiền lành". Đến mùa cấy, người dân họp tổ chức thành những vạn cấy bao gồm từ 20 đến 30 người vừa lao mình vào công cấy vừa say sưa với những câu hò đối đáp nhau, chất chứa bao nhiêu tình cảm gắn bó, đôi khi còn sống động chen lẫn với những câu đối bình dân nhẹ nhàng hấp dẫn, thú vị, khiến con người ta như quên đi những cơn nhọc nhằn trong công việc đồng áng. Tính bình dân, nhẹ nhàng, thú vị này ngày nay đã tan biến cùng với tập tục hò hát trong bối cảnh ruộng đồng bát ngát, sông nước suôi chảy êm đềm, nhưng qua ghi nhận của học giả Đặng Tử Anh, về những câu hò đối đáp, "với tình yêu quê hương bản thổ sẳn có, chúng ta vẫn nhớ và thường kể lại cho con cháu ở hải ngoại nghe trong nỗi xót xa, u hoài".

Người đọc hôm nay còn được cảm thấy những chi tiết chất chứa đầy tình người kể trên như  phảng phất đâu đây xuyên qua lời văn trong công trinh chuyên khảo "Những vấn đề Môi Trường Việt Nam" của đứa con xa xứ Mai Thanh Truyết, thuộc vùng đất mẹ Hậu Nghĩa. Cụ thể, ngay trong phần Dẫn nhập" tác giả đã khai mở tiếp cận khoa học kỹ thuật của mình, minh họa tệ trạng thụt lùi đen tối trong quản lý và phát triển đất nước bằng những vần thơ "vầng trăng nghẹn ngào, chưa tỏa sáng một vùng quê" của Hoàng Tường Phong, giải nhứt cuộc thi sáng tác thơ "Đồng bằng sông Cửu Long", nhưng giải thưởng đã bị "truất" chỉ sau vài ngày kết quả cuộc thi thơ được công bố! Đây là một sáng kiến độc đáo đưa công trình chuyên khảo của Mai Thanh Truyết đến gần gũi và hòa nhập với quần chúng nhứt.

Vốn chan chứa tình cảm, tác giả đã đưa hình tượng xúc động để đặt bài tựa cho chuyên đề đầu tiên theo phương thức nhân cách hóa thiên nhiên, gây một ấn tượng ban đầu rất sâu sắc cho người đọc: "Sông Mê kông: nỗi nghẹn ngào của vùng hạ lưu". Vùng hạ lưu này, trên thực tế, bao gồm cả đất Hậu Nghĩa chôn nhau cắt rún của tác giả nữa. Từ ngữ "nghẹn ngào" trong tình huống này, được tác giả vận dụng để hình dung luôn một nổi niềm u uất, không biết cái gì để mà nói đồng thời dù có biết, có nhận biết sự việc đi nữa, cũng không thể nói lên được cái gì cả. Chưa nói đến sự thuyết phục, lối mô tả đầy xúc cảm ấy vô cùng sâu sắc và thắm thía, thiết thực đóng góp hữu hiệu vào việc đánh thức suy tư và sự đồng cảm của người dân thấp cổ bé miệng trong cuộc..

Ngay trong những đoạn sách đề cập cảnh huống tối đen của đất nước, tác giả Mai Thanh Truyết còn nghĩ ra lối vận dụng tình cảm ái mộ của quần chúng bằng lối kết nối các tựa bài ca nhạc được ưa thích trong dân gian minh họa với những hình tượng đầy màu sắc hấp dẫn và thu hút người đọc vào sự việc.đang được phân tích hoặc đề cập. Lối kết nối văn nghệ này đôi khi cũng là lợi khí sắc bén nhứt để nói lên và khai thác một thái độ châm biếm một tệ trạng xã hội.

Ngoài ra, để biểu tỏ phong cách khiêm cung cố hữu của một nhà khoa học, đứa con của đất Hậu Nghĩa, người đọc còn bắt gặp Mai Thanh Truyết trong một vài đoạn văn đã "Xin thưa" như là một lời mờ đầu câu chuyện sắp tỏ bày về vấn đề môi trường.

Cọng thêm những lời lẽ lúc nào cũng bộc trực, chơn chất, đơn giản, không câu kỳ se sua vòng vo bề ngoài, tác giả đã tranh thủ được niềm tin cậy của người đọc, khiến hướng đại chúng hóa những vấn đề môi trường Việt Nam trở thành hiện thực. Điều đó cũng minh chứng một hướng triển khai chuyên đề đúng và thích hợp với hiện trạng còn đầy rẩy, chồng chất, trở ngại, khó khăn trong lãnh vực "quản lý nhà nước", một lãnh vực cho thấy còn nhiều mặt tiêu cực do:

-       Thiếu hệ thống luật pháp cùng các quy lệ thành văn minh thị xác định quyền ưu tuân trong hệ thống quản lý nhà nước vốn phải đảm bảo tính trong suốt (transparency);

-       Thiếu kỷ năng (phần lớn do nạn "bằng cấp giấy"),v.v...

Đi vào cụ thể trong những vấn đề môi trường Việt Nam, có thể nhắc lại lời giải bày trơ trẻn không chút ngượng nghịu của một quan chức hữu quyền đã được loan tải trên mạng sau vụ án về những thiệt hại xảy ra cho đồng bào cư dân ở vùng bờ Cần Giờ, Vũng Tàu, do chất thải độc hại được cho thoải mái tuôn ra từ một nhà máy năm này qua năm khác. Được hỏi, tại sao lại có thể xảy ra như vậy, quan chức này đã tỉnh bơ nói: "Đó là do hệ thống thanh tra còn quá mỏng" (!)

Người dân tự hỏi, việc chất thải độc hại tuôn chảy từ nhà máy gây ô nhiểm khắp vùng, người dân phải chịu đựng từ năm này qua năm khác, từ năm 1997 đến bây giờ (2010) đâu phải là một một việc tiểm ẩn đâu mà phải chờ mấy ông thanh tra đến ghé mắt thì mới phát hiện và xử lý? Mọi người dân trong vùng, nếu được tạo điều kiện tiếp cận để nhận thức vấn nạn, hoặc nếu được thông suốt về các thủ tục cần thiết, được xác định không giới hạn trong thẩm quyền của riêng quan chức nhà nước, vấn nạn sẽ được thanh toán nhanh chóng. Nói khác, trong những vấn đề môi trường Việt Nam, người từ cương vị "nhân dân làm chủ" của mình, cần được tạo điều kiện tích cực tham gia vào công việc điều hành quản lý nhà nước (?)

Người dân còn có thể vận dụng tai và mắt mình để nghe ngóng, để theo dõi sự việc trước vấn nạn môi trường, do họ thường ngày hiện diện bên cạnh nhà máy có liên quan, hoặc, có người còn làm công nhân nhà máy này, làm gì mà không thu thập được những thông tin về các tệ nạn nếu họ nhận thức được. Và mọi người sẽ cùng cảm thấy quá lố bịch và trơ trẻn, khi nghe quan chức hữu quyền giải bày thêm, "sự kiện nêu lên có lẽ được nhận ra, nhưng vì tình hình kinh doanh của nhà máy đang ở trong giai đoạn khó khăn, chủ kinh doanh, vì bị thua lỗ, không thể chi thêm khoản tiền để lắp đặt trang bị xử lý nước thải theo đúng yêu cầu". Rồi thì cứ để cho dòng chất độc hại tuôn chảy, gây thảm họa cho cuộc sống và sức khỏe người dân trong vùng! Vì quá trình mổi công trình đầu tư sản xuất đều được đặt trên cơ sở các bản "Luận chứng kinh tế kỹ thuật" hoặc "dự án tiền khả thi", "dự án khả thi" được giới chức hữu quyền cứu xét và thông qua cho phép thực hiện, nên cần phối kiểm lại rõ ràng xem các văn kiện này có trù liệu biện pháp xử lý nước thải cho nhà máy hay không. Nếu có mà không thực hiện, thì là bằng chứng vi phạm luật pháp, cần có biện pháp chế tài. Chớ có đâu lại có thể dễ dãi linh động như lời giải bày của quan chức hữu quyền như trên để phó mặc người dân trong vùng phải gánh chịu mọi hậu quả tai hại như vậy? Đó là một nghịch lý mang nặng tính nhẫn tâm, sẽ không xảy ra, nếu người dân được tạo điều kiện nhận thức tai họa đồng thời hiểu biết về mặt thủ tục để đóng góp xử lý qua câu hỏi được nêu lên.

Hướng đại chúng hóa những vấn đề môi trường của tác giả Mai Thanh Truyết đang triển khai qua những luận điểm kể trên là một hướng hoàn toàn đáp ứng với nhu cầu trong những vấn đề môi trường đã được trình bày. Nhiều góc cạnh của công trình chuyên khảo với chủ điểm mang lại ánh sáng soi đường hữu hiệu cho đại chúng nói chung cho thấy đã nhằm đúng tiêu điểm, trên thực tế, dù vậy, vẫn cần đóng góp thêm ý kiến xây dựng lành mạnh trong từ trong giới khoa học kỹ thuật chuyên ngành cả trong lẫn ngoài nước.

Trong một thời gian gần đây, Tiến sĩ Mai Thanh Truyết đã trở thành một gương mặt quần chúng rất quen thuộc qua các buổi xuất hiện tại các buổi hội luận chuyên đề của một số Đài truyền hình, Đài phát thanh VOA, RFA của Hoa kỳ, RFI của Pháp, trên YouTube v.v...về hiện tình đất nước Việt Nam trong đó, vấn đề môi trường đã được Tiến sĩ đặc biệt quan tâm triển khai qua các mạng Internet, các chương trình Pal Talk. Đặc biệt, nhân Tết Canh Dần, 2010 vừa qua, Tiến sĩ đã mạnh dạn lên tiếng về vấn nạn hóa chất độc hại trong thực phẩm, bánh mứt, là những món ăn Tết truyền thống của người dân Việt. Sinh hoạt này thực sự cần được xem là một đóng góp vô cùng quý giá của Tiến sĩ nhằm bảo vệ an toàn sức khỏe của người dân, vốn là mục tiêu tối hậu của những vấn đề môi trường tại Việt Nam, không khép mình dước các thế lực của giới doanh gia trục lợi gây thảm họa cho người dân.

Trước mắt, riêng người viết bài này ước mong tập sách chuyên khảo của Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, người con yêu của đất mẹ Hậu Nghĩa thân thương, sẽ sớm đạt được mục tiêu cao đẹp tích cực đóng góp vào công cuộc đại chúng hóa và sẽ là một tập sách không thể thiếu trong tủ sách gia đình của người dân Việt ý thức trách nhiệm bản thân trước hiện tình đất nước, thực sự quan tâm đến những vấn đề môi trường Việt Nam.

Nam California, Hoa Kỳ

Ngày 6 tháng 9 năm 2010.

 

Đỗ Hải Minh

 

 

 

 

 

 

//////////////////////////////////////////////////