Ngày Môi Trường Thế Giới -June, 5th, 2015


http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2015/06/20150614-ctm-danmuonbiet_MTTruyet.mp3


_____________________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

 

 T do là Ung dung trong Ràng buc

Hnh phúc là T ti trong ...Đau thương"Tuệ Hải

 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-


 

 

 
 
 
 



 

         

Top of Form

TRANG CHÍNH | TẠP CHÍ | KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Ô nhiễm môi trường ở Việt Nam

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-06-09

 

Một người bán ve chai thu gom bao nylon hoặc các thứ gì may ra có thể bán được dọc

theo một con kênh bị ô nhiễm nặng tại Hà Nội, ngày 20 tháng mười năm 2006

 AFP

 <

Ô nhiễm môi trường là vấn nạn chung của nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là những nước đang phát triển như Việt Nam… Trước thảm trạng đó các nước đều phải có biện pháp khắc phục trước khi phải trả giá đắt lúc mà ô nhiễm vượt quá mức được giới chuyên môn gọi là 'điểm tới hạn'.

Thực tế ô nhiễm tại Việt Nam ra sao? Và biện pháp giải quyết được tiến hành thế nào?

Bài học Trung Quốc

'Phát triển bằng mọi giá bất chấp đánh đổi môi trường' là điều mà giới chuyên gia nêu ra qua thực tế Trung Quốc. Đây là nơi được mệnh danh 'công xưởng sản xuất' của thế giới từ mấy thập niên qua.

Chính các cơ quan chức năng chuyên về môi trường của Trung Quốc trong thời gian gần đây phải thừa nhận tình trạng môi trường không khí, nước, đất bị hủy hoại sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy về mặt kinh tế và xã hội.

Bộ trưởng Bảo vệ Môi trường Trung Quốc hiện nay, ông Trần Cát Ninh, lên tiếng thừa nhận những phản đối về môi trường ô nhiễm sẽ gây ra bất ổn xã hội, từ đó có thể khiến bất ổn chính trị.

Việt Nam cũng được cho là đang theo 'vết xe đổ' của Trung Quốc: chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng mà không quan tâm đúng mức đến môi trường. Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, người quan sát kỹ tình hình ô nhiễm tại Việt Nam trong nhiều năm qua, có đánh giá về điểm này:

" Về mức độ phát triển cũng như ô nhiễm, Việt Nam chỉ rập khuôn đi theo con đường của Trung Quốc. Trung Quốc từ khi mở cửa từ năm 1979 trở đi, chúng ta thấy rõ ràng tình trạng mà như hiện nay có những ngày thành phố Bắc Kinh người dân không hề thấy ánh sáng mặt trời. Và một số khói bụi từ các nhà máy sản xuất ở Vân Nam có nhiều lần được khám phá ra ở thành phố Seattle tận bên Hoa Kỳ, phía tây Thái Bình Dương. Điều đó chứng tỏ mức độ ô nhiễm đó.

Việt Nam mở cửa từ năm 1986, nghĩa là chừng 10 năm sau Trung Quốc. Và Việt Nam chập chững đi vào khủng hoảng về môi trường giống y hệt như của Trung Quốc. Điều này có thể càng ngày càng tệ hại hơn vì có thể nói hầu hết các cơ sở sản xuất hạng nặng như cơ sở sản xuất gang thép, cơ sở sản xuất điện năng dùng than đá và đặc biệt hai cơ sở khai thác bô xít lớn ở Tân Rai và Nhân Cơ. Và dự trù còn có thêm 6 cơ sở nữa tại Daknong; thì chúng ta thấy rõ với qui trình sản xuất lạc hậu, với não trạng sản xuất như người Trung Quốc đã làm cho đất nước Trung Hoa thì tình trạng của Việt Nam có thể càng ngày càng mau trầm trọng hơn, càng mau nguy kịch hơn nếu chúng ta không có biện pháp nào để giải quyết vấn đề."

Về mức độ phát triển cũng như ô nhiễm, Việt Nam chỉ rập khuôn đi theo con đường của Trung Quốc. Trung Quốc từ khi mở cửa từ năm 1979 trở đi, chúng ta thấy rõ ràng tình trạng mà như hiện nay có những ngày thành phố Bắc Kinh người dân không hề thấy ánh sáng mặt trời

TS Mai Thanh Truyết

Chuyên gia môi trường thuộc Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, giáo sư Lê Huy Bá, đưa ra đánh giá về điều được nói là 'vết xe đổ' của Trung Quốc trong vấn nạn ô nhiễm môi trường:

"Bởi vì mình là dạng các nước xã hội chủ nghĩa với nhau; nói chung không hoàn toàn giống nhau nhưng cũng có phần tương đối đúng vì đang phát triển với khát vọng phát triển về kinh tế mạnh mẽ mà không coi trọng về môi trường sẽ dẫn đến những chuyện khó xử.

Nếu làm mạnh tay cách đây 10 năm thì đỡ lắm rồi; bây giờ mạnh tay thì cũng tốt thôi nhưng chỉ có tính chất vớt vát, chữa cháy thôi!"

Thực tế ô nhiễm tại Việt Nam

Qua theo dõi tình hình môi trường tại Việt Nam, tiến sỹ Mai Thanh Truyết hiện sinh sống tại bang California, có những đánh giá cụ thể về tình trạng ô nhiễm của các lĩnh vực khác nhau như sau:

"Đứng về tổng thể thì tất cả môi trường: không khí, đất, cũng như nước mặt, nước ngầm càng ngày càng tệ hại.

Giờ cao điểm trên đường phố TPHCM (donre-hochiminhcity-gov)

 

Nói về không khí thì ngày nay Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hay Sài Gòn cũ, chúng ta không còn thấy những bàn tay, bộ mặt trong trắng mà chỉ những bộ mặt như người ninja của Nhật bản- bịt mặt, đeo găng tay. Thứ nhất vì bụi ô nhiễm quá cao. Theo tiêu chuẩn của Liên hiệp quốc, tiêu chuẩn của hạt bụi đường kính 10 micro meter quá nhiều nên phải bịt mặt. Ngoài nguồn bụi là nguồn khí độc thải ra do hằng triệu xe máy hai bánh. Nguồn xăng ở Việt Nam có độ octane cao, nhưng trong thực tế pha nhiều benzene. Do đó khí benzene tồn tại trong không khí; mà khí benzene là một khí có nguy cơ tạo ra ung thư. Cũng do vậy 'tầng ozone mặt đường' tức từ 1-2 thước chứa nhiều hóa chất độc hại trong có có benzene. Thực tế cho thấy hằng năm tỷ lệ người mắc bệnh phổi tăng cao, đặc biệt trẻ em dưới 5 tuổi.

Qua 19 năm phát triển Việt Nam có trên 265 khu gọi là khu chế xuất hay là khu phát triển công nghiệp. Khu chế xuất Tân Thuận là khu đầu tiên. Với trên 265 khu như thế từ bắc chí nam, và ở thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn còn có trên 20 ngàn cơ sở sản xuất lẫn lộn trong khu dân cư khiến cho khí thải, chất thải rắn và chất thải lỏng đều 'không được'!

Đối với mặt nước, các chất phế thải lỏng do không có hệ thống thanh lọc, xử lý do đó nguồn nước thải đi vào các sông rạch. Đến nay chúng ta thấy rõ các sông Đuống, sông Luộc quanh Hà Nội cũng như hệ thống kênh rạch trong nội thành Sài Gòn hầu như biến thành những dòng sông đen.

Các nước xã hội chủ nghĩa với nhau; nói chung không hoàn toàn giống nhau nhưng cũng có phần tương đối đúng vì đang phát triển với khát vọng phát triển về kinh tế mạnh mẽ mà không coi trọng về môi trường

GS Lê Huy Bá

Đó là một hệ lụy mà nếu không giải quyết thì ngay cả sông Đồng Nai, sông Sài Gòn sẽ biến thành dòng sông đen vì nguồn chảy tự nhiên, sự điều tiết tự nhiên, sự thanh lọc thiên nhiên đã đến 'điểm tới hạn'.

Đối với đánh giá về 'điểm tới hạn' của tình trạng ô nhiễm mà tiến sỹ Mai Thanh Truyết nêu ra; giáo sư Lê Huy Bá tại Sài Gòn có ý kiến:

"Điểm tới hạn thì nói cũng hơi quá. Có một số kênh rạch ở thành phố (Sài Gòn) thì tới hạn thật; nhưng môi trường đất chưa đến mức tới hạn. Về nước sông thì có một số sông tới hạn nhưng có một số sông thì chưa như sông Đồng Nai chưa tới hạn, còn sông Sài Gòn thì gần đến tới hạn. Kênh rạch của thành phố quá tới hạn chứ không phải tới hạn. Không khí của nông thôn còn sạch, không khí của thành thị rất bụi gần mức tới hạn. Tại các khu công nghiệp của thành phố thì tới hạn rồi, khu nông thôn thì chưa, còn khu ngoại thành mà có các khu công nghiệp thì tới hạn rồi.

Các trục giao thông chính ô nhiễm bụi đã tới hạn."

Thực thi luật pháp

Tương như như nhiều nước khác trên thế giới, chính phủ cũng như các cơ quan chức năng tại Việt Nam cho ban hành luật cũng như những qui định pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Vậy việc thực thi và công tác kiểm tra, chế tài trong lĩnh vực môi trường ở Việt Nam lâu nay ra sao?

Tiến sỹ Mai Thanh Truyết đưa ra nhận định:

"Chính cơ chế này tạo ra một tập thể cán bộ từ trên xuống dưới cùng nhóm lợi ích với nhau 'tham nhũng'. Lấy ví dụ giản dị là việc khai thác bô xít tại Tân Rai và Nhân Cơ hoàn toàn không qua nghiên cứu tác động môi trường nên vừa qua bùn đỏ nhiều lần tràn xa xã Tân Thắng cách Bảo Lộc 15 cây số. Mặc dù trong bộ Luật Môi trường, bộ Luật Đầu tư, luật xây dựng các cơ sở sản xuất hóa chất đều có ghi cần phải nghiên cứu tác động môi trường cũng như phải có hệ thống xử lý chất phế thải nhưng điều đó hầu như không xảy ra tại Việt Nam."

Đối với mặt nước, các chất phế thải lỏng do không có hệ thống thanh lọc, xử lý do đó nguồn nước thải đi vào các sông rạch. Đến nay chúng ta thấy rõ các sông Đuống, sông Luộc quanh Hà Nội cũng như hệ thống kênh rạch trong nội thành Sài Gòn hầu như biến thành những dòng sông đen

TS Mai Thanh Truyết

Một người sinh sống và hoạt động trong ngành môi trường ở Việt Nam như giáo sư Lê Huy Bá cũng chỉ ra những bất cập tồn tại lâu nay trong nước về tình trạng thực thi luật pháp bảo vệ môi trường:

"Nói chung luật, qui định dưới luật khá đầy đủ, nhưng ngay cả luật, nghị định đôi lúc chồng chéo nhau như qui định về chất thải nguy hại người ta cũng cãi nhau khiến cho các cơ sở quản lý luật pháp ở cấp tỉnh, huyện khó thực thi.

Nhiều người thấy điều đó nhưng cách quản lý của mình (Việt Nam) trì trệ, không linh hoạt và 'trên bảo dưới không nghe'. Ngoài ra không phải tất cả nhưng còn có một số chưa thống nhất."

Giáo sư Lê Huy Bá nêu ra một số dẫn chứng:

"Ví dụ để theo dõi ô nhiễm không khí, có khoảng 6-7 trạm quan trắc tự động nhưng nay hư hết rồi, không còn chính xác nữa; nhưng mấy năm rồi cứ để như thế; không đầu tư thêm, không sửa chữa, không thay thế gì cả.

Ví dụ thứ hai là vấn đề quản lý lưu vực sông, cách đây gần mười mấy năm rồi có lập ra Ban Quản lý Lưu vực Sông nhưng có hoạt động gì đâu. Mỗi tỉnh có cách quản lý riêng, không ai nói ai được cả, không thống nhất với nhau. Mỗi tỉnh muốn đi một mình, có khi dẫm đạp lên nhau, có khi lại để cả khoảng trống, không ai lo cả!"

Cảnh báo cũng như thực tế cho thấy nếu chỉ hô hào suông mà không có biện pháp ngay từ lúc này thì một khi ô nhiễm đạt 'điểm tới hạn' thì đã quá muộn và giá phải trả sẽ đắt gấp nhiều lần so với hiện nay.

Tuy nhiên hầu như mọi cảnh báo của giới khoa học vẫn không được các nhà quản lý đất nước tại Việt Nam nghe như chính thừa nhận của giáo sư Lê Huy Bá; một chuyên gia trong ngành ngay tại Việt Nam.

Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại các bạn trong chương trình kỳ tới.

 


_____________________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

 

 T do là Ung dung trong Ràng buc

Hnh phúc là T ti trong ...Đau thương"Tuệ Hải

 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-


 

 

 
 
 
 

 Audio Youtube
 
Chủ Nhật June 7, 2015
 
                                                                        
Chủ Đề:
 
Âm Mưu Của Trung Cộng Trong Việc Hán Hóa VN
 
Diễn Giả: TS Mai Thanh Truyết


_____________________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

 

 T do là Ung dung trong Ràng buc

Hnh phúc là T ti trong ...Đau thương"Tuệ Hải

 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-


 

 

 
 
 
 

Dự Án Năng Lượng Nông Thôn

                                         Rfa & Mai Thanh Truyết

 

·          

Vấn đề năng lượng hiện nay vẫn là mối ưu tư hàng đầu cho tất cả các quốc gia trên thế giới, nhất là đối với những nước đang phát triển. Việt Nam với mức phát triển kinh tế hàng năm trên 7%, do đó nhu cầu có thêm năng lượng rất cần thiết nhất là điện năng.

 

Ngoài việc tăng gia nguồn năng lượng cho phát triển, vấn đề mang điện về nông thôn, về những vùng sâu vùng xa cũng là một việc làm cấp bách nhằm mục đích nâng cao đời sống của thành phần dân số nầy góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo Do đó, Ngân hàng Thế giới (NHTG) (WB) qua Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) đã tài trợ cho VN qua hai dự án năng lượng nông thôn I và II. Tạp chí KH&KT lần nầy tiếp chuyện với TS MTT về nội dung các dự án trên.

 

- Hỏi: Trước hết xin TS cho biết qua về NHTG và cách tổ chức của ngân hàng nầy như thế nào?"

 

- Đáp: Thưa anh. NHTG được thành lập từ năm 1944. Lúc đầu có 38 quốc gia thành viên, hiện tại có 186 thành viên trong đó có Việt Nam. Tùy theo từng mục tiêu của vấn đề, NHTG mở ra nhiều tổ chức khác nhau như:

 

*           Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IDRB);

*           Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA);

*           Công ty tài chánh Quốc tế (IFC);

*           Tổ chức Bảo lảnh Đầu tư Đa phương (MIGA);

*           Và Trung tâm Quốc tế Gỉai quyết Đầu tư (ICSID).

 

- Hỏi: Các tổ chức trên được thành lập để giải quyết những vấn đề NHTG có liên quan như tên các danh xưng trong những chính sách và chiến lược hỗ trợ các quốc gia được giúp đỡ. Như vậy chiến lược căn bản của NHTG là gì thưa Ông"

 

- Đáp: Trong việc hỗ trợ các quốc gia đang phát triển, trước hết NHTG giúp đỡ trong việc tư vấn và nghiên cứu phát triển trong điều kiện hiện có của quốc gia đó. Sau đó sẽ có những dự án hỗ trợ thông qua các chương trình tài trợ như viện trợ, cho vay dài hạn với mức lời thấp, hỗ trợ tín dụng để vay mượn các cơ quan quốc tế khác.

 

Những chương trình được NHTG tập trung là: phát triển nông thôn, phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng, và phát triển con người trong đó có chương trình xóa đói giảm nghèo. Những chương trình trên đây nằm trong 3 mục tiêu chính của NHTG để giúp các quốc gia là hỗ trợ chuyển đổi nền kinh tế, tăng trưởng và giảm nghèo, và thúc đẩy quản trị tốt. Trong chiều hướng đó Dự án Năng lượng Nông thôn I và II đã được NG tài trợ cho Việt Nam.

 

- Hỏi:  Xin TS nói về Dự án Năng lượng Nông thôn (DANLNT) I và II.

Đáp 3: DANLNT I đã bắt đầu thực hiện từ năm 1997 và chấm dứt vào năm 2004. Dự án có mục đích cải tạo, nâng cấp, và mở mang mạng lưới điện trung thế và hạ thế cho khoảng 1000 xã thuộc các tỉnh phía Bắc, Trung và Nam.

 

DANLNT II đã được VN phê duyệt vào tháng 10/2005 và đang bắt đầu đi vào thực hiện. Ngày kết thúc dự án dự định vào tháng 12/2011.

 

- Hỏi: Mục tiêu của DANLNT II có khác hơn DANLNT I hay không?"

 

- Đáp: Qua kinh nghiệm của DANLNT I, lần nầy mục tiêu và phương thức thực hiện có kế hoạch tương đối khoa học hơn và có quy mô lớn hơn. DANLNT II là một dự án nằm trên một địa bàn rộng tên 30 tỉnh gồm cả Bắc Trung Nam và có nhiều đơn vị quốc gia quản lý. Mục tiêu dự án rất rõ ràng như:

 

- Cải thiện việc cung cấp điện năng có phẩm chất tốt có giá thành hợp lý cho nông dân (khoảng 700 Đồng/Kwgiờ);

- Tạo ra sự phát triển kinh tế bền vững ở những vùng nầy;

- Nâng cao năng lực quản lý năng lượng điện nông thôn do địa phương quản lý.

 

- Hỏi: TS vừa nói địa bàn của dự án bao trùm 30 tỉnh trên 64 tỉnh toàn quốc, đó là những tỉnh nào thưa ông"

 

- Đáp: Qua 3 mục tiêu của dự án rõ ràng là dự án nhắm tới các tỉnh ở miền sâu và xa, chưa được phát triển nhiều. Nằm trong dự án có 15 tỉnh thuộc miền Bắc như: Yên Bái, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lào Cay, Lai Châu v.v...; 9 tỉnh thuộc miền Trung như: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Ngãi v.v...; và 6 tỉnh thuộc phía Nam như: Ninh Thuận, Tây Ninh, Bến tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, và Cà Mau. Trong dự án có ghi rõ chi tiết và mục đích nâng cấp để mở rộng mạng lưới điện hạ thế cho khoảng 1.200 xã thuộc 30 tỉnh trên.

 

- Hỏi: Ngoài nguồn vốn đầu tư do NHTG, còn có nguồn vốn nào khác không thưa Ông"

 

- Đáp: Tổng nguồn vốn đầu tư của dự án là 329,5 triệu Mỹ kim, trong đó NHTG qua chương trình IDA cho vay 220 triệu và có ghi rõ là số tiền nầy chỉ dùng cho việc mua sắm thiết bị và xây lắp mà thôi. Ngòai ra, còn có Quỹ Môi trường toàn diện viện trợ 5,25 triệu; vốn đối ứng 69,5 triệu và nguồn vốn do người dân đóng góp là 34,7 triệu dùng để chi cho hệ thống chuyển tải điện và nối mạng điện vào các địa phương.

 

- Hỏi: Còn việc phân công và các cơ quan quản lý phối hợp như thế nào thưa ông"

 

- Đáp: DANLNT II là một dự án tổng hợp liên hệ rất nhiều cơ quan, tuy nhiên có hai cơ quan quản lý chánh là Bộ Công Nghiệp và Cty Điện lực Việt Nam phối hợp cùng với các UBND Tỉnh, và Ngân hàng Nhà nước. Cty Điện lực chịu trách nhiệm chuẩn bị thực hiện các phần của dự án. Bộ CN thành lập Ban chỉ đạo để giám sát toàn bộ dự án. Ngoài ra còn có một Ban Quản lý DA có bổn phận hỗ trợ, phối hợp và thực hiện một số công trình ở cấp địa phương. Do đó hệ thống quản lý được chia ra như sau: Ban chỉ đạo trung ương do ông Nguyễn Xuân Thúy, Thứ trưởng Bộ CN làm trưởng ban và 7 ủy viên gồm các bộ liên hệ như Bộ Tài chánh, Ngân hàng Nhà nước, Bộ NN&PTNT. Tiếp theo là Ban quản lý do Ô. Nguyễn Mạnh Hùng thuộc Bộ CN làm trưởng ban và 2 ủy viên. Về việc phân công, Bộ CN gồm đãm nhiệm hai phần vụ: chính sách và dự án.

 

Về chính sách, Bộ phê duyệt các đề án giải tỏa mặt bằng, tái định cư và bồi thường, bảo vệ môi trường bền vững, giả thích chính sách đối với cư dân bị ảnh hưởng khi thi hành dự án. Về dự án, Bộ hướng dẫn các cơ quan quản lý dự án phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi và thông suốt các văn bản chính thức đã được lý kết cho dự án. Sau cùng, điều khiển tổng quát toàn bộ quá trình thực hiện dự án.

 

Trong lúc đó HĐQT Điện lực VN có nhiệm vụ phê duyệt nghiên cứu khả thi các mạng lưới điện trung thế. Trách nhiệm của các UB Tỉnh là phê duyệt các mạng lưới điện hạ thế và thiết kế thi công các kế hoạch dự định thực hiện.

 

- Hỏi: Sau khi hoàn tất DANLNT II dự định vào năm 2012, tình trạng mạng lưới điện ở nông thôn sẽ như thế nào thưa TS"

 

- Đáp: Thưa anh. Nếu tổng kết kết quả của hai DANLNT I và II, và nếu DANLNT II hoàn tất đúng như kế hoạch, mạng lưới điện ở nông thôn sẽ được hoàn thiện, làm tăng khả năng phục vụ người dân, giảm thiểu tổn thất điện qua các mạng trung thế và hạ thế, do đó làm hạ gía thành điện và nâng cao hiệu quả kinh tế về kinh doanh điện ở nông thôn. Quan trọng hơn cả là hệ thống chuyển tải điện năng toàn quốc được đi vào nề nếp và đồng bộ hơn trước, mang lại nhiều thuận lợi cho việc quản lý toàn diện.

 

- Hỏi: Câu hỏi sau cùng cho TS là, một khi mạng lưới điện được mang về tận nông thôn, nông dân sẽ là người tiếp nhận lợi ích nầy. Xin TS cho biết ý kiến là làm thế nào để có thể ngăn ngừa hay hạn chế những mặt tiêu cực trong khi hành những dự án lớn ảnh hưởng đến nhiều triệu cư dân"

 

- Đáp: Cám ơn anh đã nêu ra câu hỏi trên. Về lợi ích, tất cả chúng ta đều thấy rõ ràng là một khi người dân được cung cấp điện năng, đời sống của họ sẽ thay đổi tức khắc như đi từ bóng tối ra ánh sáng. Có điện, việc cải thiện đời sống trong mọi ý nghĩa về kinh tế - xã hội - văn hóa đều thay đổi và thay đổi theo chiều hướng tích cực. Điều nầy chắc chắn sẽ đẩy mạnh việc xóa đói giảm nghèo đúng theo tinh thần và mục tiêu của NHTG đề ra.

 

Tuy nhiên qua kinh nghiệm ở Việt Nam, có thể nói một cách rốt ráo là tất cả những dự án lớn trong quá khứ đều có sự thất thoát trầm trọng trong quá trình thực hiện. Hệ thống quản lý phức tạp là môi trường thuận lợi nhất cho các: thủ tục đầu tiên".

 

Đặc biệt là DANLNT II có liên quan trực tiếp đến việc di dời và bồi thường thiệt hại cho người dân. Những thủ tục trên đây rất nhạy cãm và là điều kiện dễ dàng cho cán bộ quản lý đi vào con đường thoái hóa và tiêu cực như ăn chận, tham nhũng v.v...

Thêm nữa đây là một công trình có ảnh hưởng lớn đến môi trường và ảnh hưởng lên nhiều vùng có hệ sinh thái khác nhau. Do đó, cần phải điều nghiên tường tận nghiên cứu tác động môi trường từng nơi trước khi đi vào xây dựng.

 

Hy vọng những người có trách nhiệm với DANLNT II tiếp thu những ý kiến trên ngõ hầu có thể mang ánh sáng đến tận những vùng sâu vùng xa, giúp nông dân có cơ hội tự xóa đói giảm nghèo.

 

Cho đến nay, 2015, có thể nói, tuy Dự án Năng lượng Nông thôn đã chấm dứt từ lâu, nhưng kết quả mang đến cho người dân nông thôn, nhứt là ở vùng sâu và vùng xa, không tương xứng với công lao động và kinh phí cho việc thực hiện dự án. Điều nầy càng nêu rõ ra là cơ chế chuyên chính vô sản đã tạo ra nhưng con người vô cảm với phúc lợi của người dân, vô trách nhiệm đối với những dự án quốc gia nhằm mang lại lợi ích trực tiếp cho tuyệt đại đa số người nghèo Việt Nam.

 

Do đó, làm người con Việt cần phải ý thức rõ xã hội chủ nghĩa với cơ chế trên chỉ làm cho Đất và Nước bị đẩy thụt lùi mà thôi. Và sau cùng, bổn phận của chúng ta là PHẢI xóa tan cơ chế trên, nguey6n nhân làm cho đất nước không thể phát triển được.

 

Mai Thanh Truyết

Hiệu đính bài phỏng vấn trên RFA năm 2006

Houston 6/2015

 


_____________________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

 

 T do là Ung dung trong Ràng buc

Hnh phúc là T ti trong ...Đau thương"Tuệ Hải

 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-


 

 

 
 
 
 

Môi trường Việt Nam: Thảm họa đáng ngại

 

 

TS.Mai Thanh Truyết

 

Người dân đeo khẩu trang để chống ô nhiễm khi lái xe trên đường phố ở VN

Ô nhiễm môi trường tại Việt Nam là nguy cơ đe dọa trực tiếp sức khỏe và đời sống của dân chúng, theo khuyến cáo của giới chuyên môn.

 

Trao đổi với VOA Việt ngữ nhân Ngày Môi trường Thế giới 5/6 năm nay, một chuyên gia về môi trường, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hội Khoa học-Kỹ thuật Việt Nam tại hải ngoại, và cũng là tác giả nhiều ấn phẩm nghiên cứu về môi trường và chính sách phát triển của Việt Nam – TS mai Thanh Truyết – nhấn mạnh các tác hại môi trường ngắn và dài hạn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam đang leo thang tới mức báo động và rằng nếu không có biện pháp cấp bách cải thiện chính sách quản lý môi trường, cái giá phải trả trong tương lai gần là không thể đo lường.

 

Tiến sĩ Mai Thanh Truyết: Về tình trạng môi trường Việt Nam, trong suốt 20 năm qua, chúng tôi đặt vấn đề về đất, nước, rác sinh hoạt phế thải, và không khí. Trong những yếu tố đó, hiểm họa nhất là hiểm họa nước. Từ khi Việt Nam phát triển từ năm 1986, sự phát triển đó không đặt trọng tâm vào việc bảo vệ môi trường. Cho nên, sau 20 năm phát triển, những dòng sông từ Bắc chí Nam đều bị ô nhiễm, người dân càng ngày càng chịu áp lực nặng nề về nguồn nước sinh hoạt vì gia tăng dân số, gia tăng phát triển. Việt Nam hiện có hơn 265 khu công nghiệp, đặc biệt tại Sài Gòn có hơn 20 ngàn cơ sở sản xuất hóa chất mà hầu hết không có hệ thống quản lý, xử lý, thanh lọc nước thải. Yếu tố làm ô nhiễm nước thứ hai là bãi rác, với độ gia tăng dân số, chẳng hạn Sài Gòn trên 7 triệu dân hằng ngày sản xuất khoảng 10 ngàn tấn chất thải sinh hoạt thì làm ô nhiễm bao nhiêu hệ thống nước. Cái mức ô nhiễm đó càng ngày càng trầm trọng.

 

VOA: Ngoài yếu tố dân số, theo Tiến sĩ, còn những yếu tố nào khác góp phần làm gia tăng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam?

Tiến sĩ Mai Thanh  Truyết: Những yếu tố về cả khách quan lẫn chủ quan, chẳng hạn như tình trạng phá rừng làm nước không còn được thanh lọc tự nhiên từ trong rừng. Thứ hai là việc xây đập thủy điện, đập chứa nước vô tội vạ, không nghiên cứu tác động môi trường. Chính đó làm cho nguồn nước càng ngày càng tệ hại hơn. Nhưng cái quan trọng nhất là chính sách quản lý môi trường nước và quản lý môi trường nói chung, dù có trên luật, nhưng người thừa hành không thực hiện được vì qua cái cơ chế tạo ra một hệ thống không thể kiểm soát . Vấn đề chúng tôiđặt ra là lãnh đạo Việt Namhiện tại có xem môi trường là vấn đề mấu chốt, vấn đề an toàn của các thế hệhay không.

 

VOA: Là chuyên gia về môi trường tại đất nước bảo vệ môi trường hàng đầu là Mỹ, về những mặt được trong nỗ lực bảo vệ-cải thiện môi trường nước ở Việt Nam, Tiến sĩ nhìn thấy những gì? Có những gì đáng ghi nhận?

 

Tiến sĩ Mai Thanh Truyết: Những nguy cơ về ô nhiễm nguồn nước và mực nước mặn gia tăng do lượng nước sông chảy ra biển không còn đủ để đẩy lùi nhiễm mặn, việc phá rừng đặc biệt là rừng tràm-rừng đước để nuôi tôm hay cá ba sa cùng tất cả các nguy cơ về nước hoặc rác phế thải đều được những nhà chuyên môn, giới khoa học ở Việt Nam cảnh báo, nhưng tiến độ giải quyết không thể đáp ứng được nhu cầu bảo vệ môi trường. Chúng tôi nghĩ rằng nhà cầm quyền chưa đặt đây là mối nguy cơ hàng đầu, chưa đặt đây là trọng tâm của việc chuẩn bị cho một thếhệ tương lai.

 

VOA: Với những gì đang diễn ra hiện nay, nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời sẽdẫn tới những tác hại và những nguy cơ có thể trông thấy thế nào?

 

Tiến sĩ Mai Thanh Truyết: Nhìn Trung Cộng chẳng hạn, chúng ta thấy rõ ràng là hôm nay môi trường không khí ở thành phố Bắc Kinh, dân chúng có những ngày không thấy ánh mặt trời và bệnh phổi càng ngày càng tăng. Trở lại tình trạng Việt Nam, Việt Nam đang trên đà tiếp nhận các hậu quả của việc phát triển không đặt trọng tâm bảo vệ môi trường.

 

 

 

Hôm nay, chúng ta nhìn thấy các dòng sông ở ngoài Bắc không còn là sông nữa mà đã trở thành các dòng sông đen. Nếu không có phương pháp giải quyết đểchặn đứng, trong một thời gian nữa, các dòng sông ở miền Nam không đủ khả năng điều tiết phế thải của dân chúng sẽ trở thành những dòng sông đen. Tình trạng này sẽ xảy ra trong một tương lai không xa, một vấn đề thoái hóa môi trường rất trầm trọng cho tương lai.

 

VOA: Trước những cảnh báo vừa nêu, giải pháp nào có thể giúp cải thiện điều kiện môi trường nước tại Việt Nam hiện nay?

 

Tiến sĩ Mai Thanh Truyết: Thứ nhất, kiểm soát tất cả các nguồn phế thải từ các nhà máy sản xuất và các khu công nghiệp đặc biệt là phế thải lỏng. Thứ hai, đối với miền Namchẳng hạn, hạn chế việc phá rừng tràm rừng đước nuôi cá basa và nuôi tôm ở vùng ngập mặn. Hình ảnh vệ tinh năm 2008 cho thấy vùng đó bị tàn phá, bị khai thác hơn 250 ngàn mẫu, gần 100 ngàn mẫu đã trở thành những chấm đen sau 3-4 mùa nuôi tôm.

 

 

Việc phá rừng tràm, rừng đước ảnh hưởng tới thời tiết vì các khu rừng đó là nơi chắn gió tránh bão lụt, hấp thụ nhiễm phèn và chặn bớt nước mặn đi vào lục địa. Ngày nay 4 ưu điểm của rừng tràm, rừng đước bị mất. Do đó, kế hoạch trồng rừng, trồng tràm đước, hạn chế phá rừng là một trong những phương pháp giải quyết nạn ô nhiễm nước.

VOA: Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Mai Thanh Truyết đã dành thời gian cho cuộc trao đổi hôm nay.

 

Trà Mi

 

Góp ý của thính giả:

bởi: Không ghi tên

05.06.2015 01:00

Thảm họa ở dơ đã có từ lâu.
Tình trạng thiếu vệ sinh ngày càng tệ. Nhất là ô nhiễm nước sông. Dự án xử lý nước thải bị liên tục cắt xén vì tham nhũng trong khi các công ty dù tư nhân hay quốc doanh cứ lén lút xả nước thải, hóa chất độc xuống sông cho đỡ tốn ngân khỏan.

 

 

bởi: HOÀNG KỲ(NPCN)Btn

04.06.2015 22:14

"NHÀ NƯỚC ĐẢNG" chỉ thích khoe những "thành tích chiến tranh".Còn kiến thức Kinh tế,Khoa học,môi sinh,các kiến thức về thực vật,sông ngòi thì dốt đặc,lại mang cái bệnh "Đảng lãnh đạo",mà lãnh đạo bởi lọai "cám hấp Mác-Lê",đạo chích,thiến heo hoạn lợn,cái bệnh tự hào "nòng súng" cao hơn Trí thức khoa học môi sinh,nên trí thức trong nước có đề xuất,hay góp ý thì chúng cũng để ngoài tai.


Cứ nhìn bức cô gái kia làm sao biết cô ta đẹp hay xấu,khi toàn dân ra đường phải BỊT MỒM,BỊT MŨI thế kia,là thấy ngay cái "Mất vệ sinh của Chế độ".


A há! thế mới "Ngộ" ra chân lí,sống trong nước CHXHCN VN thì mọi thứ đều Ô nhiễm.
VIỆT NAM ta nào có kém TQ.Nhà nước Đảng đang tạo ra một hệ sinh thái mới chăng? 
Cho nên phải "BỊT" tất cả dưới bàn tay của một nền "Văn hóa Chính ủy".

 

bởi: PhúQuốc từ: VN

05.06.2015 01:30

Chào bác Hoàng Kỳ!


Những điểm anh Truyết nêu lên hoàn toàn thực tế, chúng tàn phá đất nước chúng xong, bây giờ bắt đầu dở trò đi cướp của các nước khác trong vùng và Lan Rộng " Bành Háng"
Cá nhân gia đình bà con của chúng đều đã có nơi cắm dùi sẳn cho tương lai, khi cần Hạ Cánh An Toàn. Chỉ có đám cán bộ, đảng viên thuộc loại Lòng tong lục chốt thì ở lại mà " Đền tội Thay cho chúng nó ".


Tình trạng người dân trung lưu trở xuống hàng Cạp Đất thì thuộc loại " Trước cũng chết,sau cũng chết " kể cả đám theo gió kiếm ăn qua ngày. Cái chọn lưạ nào ở đây ? Đứng lên làm một cuộc cách mạng " Chết Vinh hơn sống nhục " chính là lúc nầy ? chúng nó cũng thấy vậy. Do đó Tư Sang mới nói là chữ SỢ của Y ngày càng Lớn mạnh ? là vì SỢ dân đã ngày không còn tin vào 40 năm thống nhất đất nước và sự Lừa Bịp của Đảng. Cứ nhìn tài sản của cán bộ mà chính Chân Dung Quyền Lực đã Vạch Toạt móng heo,phành ra giữa chợ, cả thế giới đều nhìn thấy, nhưng chúng có Rụng một cộng lông nào chưa ?


Có lẽ đây là nguyên nhân một tác giã nào đó đã viết một bài về "Cái hèn của ông ta và người Việt" Vâng thuốc Đắng luôn Dã tật và lời thật thì chắc chắn mích lòng, tôi cũng có cái hèn nào đó của tôi cũng như tác giả là điều không tranh cãi.

 

 

 

bởi: Bà Ba từ: Saigon

04.06.2015 22:10

 

Ở VN già trẻ lớn bé gì ra đường đều bịt mặt như ninja, không có đâu trên thế giới như vậy cả. Cây cối Saigon gần như không còn nghe tiếng chim, tiếng ve sầu mùa hạ. Ngày xưa đi từ Saigon ra miền Trung, xe lửa hay xe hơi đều chạy qua nhiền cánh rừng xanh mượt, nay nơi đó trơ trọi đất đỏ nham nhở hoặc nhà cửa xây cất vô tội vạ. Bờ biển Nhatrang một thời đẹp, hiền hòa, sạch. Nay còn đâu. Bờ biển bị cắt nát cả rồi! Khúc bờ kè cầu Xóm bóng (mới) cũng có công viên, cũng có bải cỏ cây trồng, nhưng mùi bốc lên "nồng nàn". Khách nhậu từ bên đường "vô tư" trút bầu tâm sự. Hình như chẳng có ai quan tâm hoặc quan tâm cho có lệ. Làm sao đi dạo? Làm sao đứng nhìn biển chiều tà mà làm thơ? Các nhà lãnh đạo chắc từng đi đây đi đó, sao không xem cách người ta giữ gìn thiên nhiên, môi trường!? Gần như Thái lan, xa như Mỹ. Vịnh San Francisco thì có hơn gì vịnh Nhatrang? Nhưng coi kìa, người ta chăm sóc từng gốc cây ngọn cỏ, còn mình thì sao? Vậy mà du lịch không thua CamPuChia mới là lạ. Du lịch gì ở đây? Thiên nhiên ư? Nếp sông văn hóa ư? Thoải mái bình an thư giản ư??

 

bởi: Dân từ: VN

05.06.2015 04:53

Trả lời


Ô nhiễm môi trường ở VN là chuyện thường ngày ở huyện. 


Này nhé muốn biết ô nhiễm không khí kinh khủng như thế nào, chỉ cần nhìn hàng triệu "Ninja VN" ở các thành phố mịt mù khói bụi. Muốn thấy ô nhiễm nước, chẳng cần đi xa! Những danh lam thắng cảnh như Hồ Tây HN, sông Hương, sông Hồng, sông Saigon lúc nào cũng đầy rác rưởi, kể cả xác người. Chỉ một giòng sông Hồng, hàng năm đã có cả trăm xác người vô thừa nhận. Ô nhiễm thực phẩm, hỏi dân trong nước ai mà không biết những vụ ngộ độc cả trăm học sinh hay cả ngàn công nhân lao động.

Muốn tránh ô nhiễm ư? hãy bắt chước các quan đảng ta. Tránh ô nhiễm không khí thì đã có các biệt thự kín cống cao tường hay xe ô tô xịn với máy điều hòa không khí. Muốn khỏi ngộ độc thực phẩm thì ăn thịt bò nhập cảng được VNAirlines hàng ngày chở về từ Úc, Nhật hay Mỹ. Muốn ăn rau ngon, hãy làm thử một vườn rau sạch trị giá hàng vạn USD trong nhà như của một cựu TBT. Đừng mong chờ tài "kinh bang, tế thế" của các tiến sĩ, thạc sĩ "dốt như chuyên tu, ngu như tại chức" đang làm ô nhiễm cả hệ thống nhà nước, từ trung ương xuống tận UBND làng xã.


Tuy nhiên cái ô nhiễm đáng sợ nhất là ô nhiễm tư tưởng CS...nó không chỉ giết chết hàng triệu người dân VN nhưng còn chia rẽ, hủy hoại cả một dân tộc và làm tụt hậu nhiều thế hệ sau đó....Nó nguy hiểm, độc hại gấp ngàn lần "chất độc da cam" chỉ làm rụng lá..hehehe

bởi: Không ghi tên

05.06.2015 07:09

 

VOA có thể đăng lại phản hồi bản góp ý có sửa chữa này, cùng tàc giả Không ghi tên .

Sau khi chiến tranh VN chấm dứt , toàn bộ khí tài quân sự của Mỹ để lại giá trị ước tính 10 tỷ dollar. Tính thời giá bấy giờ, thì hiện nay con số còn nhiều hơn. Còn miền nam VN để lại những gì? Không biết bao nhiêu là tiền của, cơ ngơi vật chất , tình trạng phát triển kinh tế vượt bậc , cho dù là đất nước chiến tranh. 


Những điều đó đã đi đâu? Chưa kể sau khi bang giao trở lại với Hoa kỳ. Những chính sách viện trợ, những chương trình nhân đạo hỗ trở đời sống đồng bào VN, khắc phục hậu quả chiến tranh. rà soát bom mình v..v...Cho dù Mỹ không nói trực tiếp đến vấn đề Dioxin, chất độc da cam. Nhưng những biện pháp hỗ trợ, khắc phục hậu quả tại các vùng có chứa Dioxin, đã được phía Hoa kỳ thực hiện và giao một phần kinh phí cho VN. Vậy thử hỏi tất cả những điều đó đã được phía chính phủ VN thực hiện tới đâu - và "Tiền" đi đâu?

 
Chưa kể những kết quả khắc phục hậu quả nơi các nhà khoa học Mỹ đưa ra , sau khi thực địa tại VN , về tình trạng tại một số vùng có Dioxin. Mà quân đội Hoa kỳ trước kia đã tồn trữ , hay phát tán trong chiến tranh. Là không được hình thành cụm dân cư, hoặc canh tác tại những vùng đã bị nhiễm Dioxin.


Thế nhưng "quan chức" VN đã làm gì trước những điều cảnh báo đó. Hãy đến mà chóng mắt ra xem, đất đai, cụm dân cư trở thành "vàng khối", mọc tràn la, bất kể gì đến tính mạng, sức khỏe của người dân. Nông dân thì canh tác trồng trọt, nuôi trồng thủy hải sản, trên những vùng ô nhiễm, tạo ra những thực phẩm đầu độc tiếp tục sau chiến tranh.

 

Thì trong đó nạn nhân dioxin thật sự trong chiến tranh chiếm tỷ lệ % là bao nhiêu?

 

Rồi sau khi chiến tranh chấm dứt , đất nước trở thành bãi rác thải, nguyên do là ở đâu, và nạn nhân của nó chiếm tỷ lệ là bao nhiêu %?


Tiền của, cơ ngơi, sự thịnh vượng của miền Nam sau chiến tranh thì vơ vào "túi tham không đáy".

 

Nạn nhân chiến tranh, kể cả những quân nhân tử trận, cô nhi quả phụ, chính sách an sinh dành cho giải ngũ, có công với cách mạng, mẹ liệt sĩ .v,v…trong đó có cả những nạn nhân da cam , đã bị đối xử như thế nào? Tham lam, tàn độc, dững dưng, phản trắc, bỏ mặt họ sống chết mặc họ. Còn tài sản đất đai, để dựng nhà, canh tác mưu sinh cũng bị cướp luôn.

 

Thì không biết lòng "nhân đạo" của các quan chức VN đi đâu?


Nêu lên vấn đề Dioxin là việc nhân đạo, nhưng có thật không?

 

bởi: @VC lili

05.06.2015 04:56

 

Thử phân tích, Nguyên nhân nào Mỹ thả chất độc da cam?

Trong chiến tranh, chất độc này được thả xuống các khu rừng rậm để lòi ra các hang ổ hay sào huyệt của bọn khủng bố Việt Cộng, thiết tưởng là điều phải làm.


Bắc Kinh cũng bị ô nhiễm nặng nể như TP HCM là vì chất độc da cam???

bởi: dân đen

05.06.2015 03:50

Da cam, da cam, điệp khúc da cam này nghe hoài. VN hết cộng sản tự nhiên da cam cũng hết. Còn lại da vàng.

 


_____________________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

 

 T do là Ung dung trong Ràng buc

Hnh phúc là T ti trong ...Đau thương"Tuệ Hải

 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-


 

 

 
 
 
 
//////////////////////////////////////////////////