Tản Mạn 2010

Tản  Mạn  Cuối  Năm  2010

 

Mọi năm, vào những ngày cuối năm, tôi thường viết một bài…tản mạn  cuối năm. Thông thường, tôi nói lên cảm tưởng về ngày cuối năm, lời văn có vẻ "sách động" mang nhiều ý nghĩa kêu gọi đấu tranh, mang lại tự do, nhân quyền cho Việt Nam; hoặc nói lên những bất công của chế độ hiện hành, những thông tin về ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của cường quyền.

Tôi viết ra, "post" lên internet, nói chuyện trên radio, TV, và paltalk trên nhiều diễn đàn…

Nhưng năm nay, chỉ còn vài ngày nữa là đến Giao thừa Tây lịch. Ngồi thừ người trong văn phòng, người tôi chùng lại…nghĩ miên man. Không phải tôi mệt mõi trên bước đường tranh đấu. Điều nầy chứng nghiệm cho tôi là tôi đang cho in hai cuốn sách, một cuốn tuyển tập trong đó có những bài viết đấu tranh của các nhân vật đại diện tôn giáo và những nhà tranh đấu ở Việt Nam: cuốn Việt Nam Ngày Nay, sẽ ra mắt tại nhựt báo Việt Báo ngày 16/1/2011. Và một, cuốn Những Vấn Đề Môi Trường Việt Nam do chính tôi góp nhặt từ hơn 15 năm qua qua những bài viết về Việt Nam sẽ ra mắt ngày 19/2/2011 tại báo Người Việt.

Nói ra như thế để thấy rằng tôi vẫn "còn lửa".

Nhưng tại sao lòng tôi chùng lại trong những ngày cuối năm nầy?

Vừa viết xong câu hỏi nầy, tôi bổng dưng không còn muốn viết nữa, và sửa soạn …khăn gói đi về nhà…sớm.

Thêm một ngày qua, sau một đêm trằn trọc, sáng nay tôi ghi lại vài hàng tiếp tục. Tôi mệt mõi thực sự? Hay hiện tượng nầy chỉ là một giai đoạn "trống vắng" trong đầu tôi? Tôi có tự phủ nhận sự bất lực của chính mình trong công cuộc tranh đấu cho một Việt Nam hay chưa?

Ngần ấy câu hỏi buổi sang hôm nay, làm tôi không còn để ý đến chung quanh, dù nhân viên đã vào làm việc hơn nửa giờ rồi.

Hiện tại, ngay giờ phút nầy tôi đang "mộng du" ban ngày về tuổi thơ, năm tôi học lớp 3 ở trường Trương Minh Ký góc đường Kitchener và Galliéni (thời Việt Nam Cộng Hòa được đổi tên là Nguyễn Thái Học và Trần Hưng Đạo). Tôi nhìn rất rõ nhà sách Yểm Yểm Thư Trang đối diện với cửa trường. Thầy tôi lúc đó là Thầy Nguyễn Hữu Vị.

Sở dĩ tôi nhắc đến tên Thầy Vị là vì vào năm nầy có một kỷ niệm vẫn còn gây "ấn tượng" cho tôi đến bây giờ. Số là, trong một buổi học, Thầy cho ra đề một  bài luận văn "Hãy tả một người phu quét đường". Lần đầu tiên trong đời tôi, bài luận nầy, được Thầy cho 7/10 và đọc cho cả lớp nghe.

Bài viết của tôi đại ý tả về một người phu quét đường dùng một cây chổi làm bằng những cành cây khô, bó chặt vào một thân tre dài độ một thước. Người phu, chăm chỉ, chậm chạp quét dọn từ từ và hốt rác, quét vào một cái ky cũng đan bằng tre. Và kết luận của tôi là, dù ở địa vị thấp hèn, nhưng người phu quét đường nầy cũng đã làm sạch đường phố, góp một bàn tay…xây dựng đất nước. Lời bàn Mao Tôn Cương của tôi để kết bài luận là dù ở địa vị nào trong xã hội từ cao sang cho đến thấp hèn như người phu quét đường, chúng ta cần phải tôn trọng nhân phẩm của con người (đại ý như vậy, chắc chắn lúc đó tôi không viết được văn hoa như bây giờ!)

Thầy khen là tôi có tinh thần xã hội và ý thức nhân bản (các danh từ nầy bây giờ tôi mới nghĩ ra, vì chắc chắn lứa tuổi của tôi thời bấy giờ làm gì hiểu và biết được, tôi không còn nhớ là Thầy tôi dùng chữ gì lúc đó, chỉ nhớ ý mà thôi).

Có lẽ nhờ bài luận, nhờ được Thầy khen, ý nghĩ xã hội nhân bản đã manh nha quyện vào đầu tôi cho đến bây giờ.

Khi tôi về nước, tình cờ vào năm 1974, nhân dịp đi đón một người bạn ở Tân Sơn Nhứt, tôi găp lại Thầy với bộ quân phục mang hai bông mai bạc. Sở dĩ tôi nhận ra Thầy vì Thầy có mang bảng tên. Tôi bạo dạn lại chào Thầy và tự giới thiệu mình là học trò của Thầy ở trường Trương Minh Ký. Thầy mừng cho tôi và gọi tôi bằng anh chứ không gọi bằng con như thời học trò…có lẽ vì thấy tôi …đã trưởng thành chăng?

Trong câu chuyện ngắn trao đổi và khi đi về nhà, cũng như sáng hôm nay, tôi tự nghĩ Thầy Vị của tôi, sau khi làm thầy giáo, bị động viên và trong suốt hơn 20 năm trong thời chiến, Thầy tôi không đóng góp vật chất gì cả cho xã hội trong suốt thời gian nầy, để rồi sau cùng được mang hai bông mai bạc với cây súng, với bộ quân phục dưới danh nghĩa bảo vệ đất nước. Thầy cùng hàng triệu thanh niên khác trong tình trạng trên, không có điều kiện để được học hỏi những kỷ năng khoa học kỹ thuật để cùng xây dựng và phát triển quốc gia đang trong thời kỳ phôi thai, vừa thoát vòng đô hộ.

Một sự thất thoát chất xám, sức lao động của bao nhiêu người con của đất nước chỉ vì những manh tâm của các thế lực trên thế giới.

Và hôm nay, trong giây phút chuyển mùa nầy, mang kiếp tha hương cầu thực (?) bắt buộc, tôi tự nghĩ, hơn 35 năm qua mình cũng chẳng làm được gì cho đất nước thân yêu Việt Nam cả, và tệ hơn nữa, không được biện minh được như Thầy tôi là lo bảo vệ tự do cho miền Nam khi cầm cây súng trên tay.

Tôi đã làm gì cho quê hương, dân tộc suốt hơn 35 năm nay?

Tôi đã làm gì khi thấy bà con bên nhà chịu ngàn nỗi đắng cay dưới sự cai trị sắt thép của cường quyền hơn 35 năm qua?

Câu trả lời cho chính tôi sáng hôm nay là một chữ KHÔNG to tướng!

Và cũng còn biết bao nhiêu người con Việt tha hương mang cùng một tâm trạng như tôi.

Trên đường lái xe đến nơi làm việc, radio RFA vừa thông tin rằng trong năm 2010, Việt Nam đã xuất cảng 6,8 triệu tấn gạo, nhiều nhứt từ trước đến giờ…mà người nông dân cũng không đủ ăn….vì lợi nhuận cao do tiền bán gạo đã vào tay thương buôn nhà nước,các hiệp hội lúa gạo cũng do nhà nước quản lý, cùng những thủ đoạn như ép giá khi gặt lúa vì nông dân không có đủ bồn chứa, phải bán đi thôi. Chưa kể những số nợ cần phải thanh toán khi vay mượn mua lúa giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tất cả đều tăng vọt gấp nhiều lần hơn mức bội thu lúa cho năm nay. Như vậy nghèo vẫn hoàn nghèo. Công lao động của nông dân vào tay tất cả nhóm ngườ trung gian dưới sự che chở của cường quyền.

Tệ hơn nữa, những nhu cầu thực phẩm khác ngoài lúa gạo không được khuyến khích, cho nên phải nhập cảng từ phương Bắc, ngay cả những vật dụng thông thường như văn phòng phẩm, viết chì, viết mực, bao thơ, miếng chui xoong nồi, các miếng sponge để rửa chén…cũng phải nhập cảng từ bên Tàu qua.

Về hàng nông sản khác như cà rốt, trong 10 tháng qua, đã nhập trên 21 ngàn tấn, giết chết vùng Đà Lạt, một trung tâm trồng cà rốt, cải bắp, su hào…nhờ khí hậu ôn đới. Ngay cả hành lá cũng nhập gần 8 ngàn tấn. Thậm chí tâm xỉa răng cũng phải nhập 1.118 tấn từ Trung Cộng.

Trên đây là những thông tin chính thức từ Hải quan Việt Nam, nhưng chăc chắn những mặt hàng nhập lậu qua các cửa biên giới sẽ cao hơn nhiều.

Quản lý một đất nước với 86 triệu dân mà phải nhập cảng tăm xỉa răng…thì quả thật là một xã hội xã hội chủ nghĩa siêu phàm. Có thể nói 99% con dân Việt phải cật lực CÀY để cho 1% đặt quyền đặt lợi HƯỞNG.

Như vậy mà chế độ vẫn còn tồn tại hơn 35 năm qua.

Với những dòng chữ tản mạn sáng hôm nay, nhân ngày cuối năm 2010, tôi mang một tâm trạng hết sức yếm thế, cả tâm hồn hụt hẩng chơi vơi, trí não bồng bền cùng vận nước điêu linh.

Còn đâu những cao ngạo của thời còn son trẻ, năng động trong tuổi thanh niên tràn đầy nhiệt huyết với tâm niệm "Xưa nay nhân định thắng Thiên cũng nhiều".

Còn đâu những ngày còn là sinh viên y khoa, đi vào những vùng nông thôn xôi đậu để chích ngừa cho bà con cùng với các bạn xưa như Hoàng Cơ Trường, Phạm Quang Thùy v.v…

Còn đâu những ngày vang tiếng hát của Nguyễn Đức Quang như "Không phải là lúc ta ngồi đặt vần đề" trên vùng trời Âu.

Còn đâu những ngày dẫn sinh viên cả trai lẫn gái đi làm sạch nhà cầu của trường Sư Phạm.

Còn đâu những buổi ủy lạo bà con ngay sau khi Việt Cộng bắn hỏa tiển vào trường học Cai Lậy năm 1974.

Còn đâu những buổi sinh hoạt thao thao bất tuyệt với sinh viên về con đường xây dựng nước nhà, biến tuổi trẻ thanh những hành động cụ thể.

Còn đâu những suy nghĩ "chất phác" khi quyết định ở lại Việt Nam ngay sau ngày 30/4/1975 là người cộng sản Bắc Vịệt, trước khi là CS đã là một người Việt Nam nhân bản.

Bài tản mạn hôm nay có thể sẽ là tiếng Cuốc kêu …mùa Đông, một trong những tiếng nói sau cùng của một người con Việt bất lực trước vận nước lần than.

 

Phổ Lập

31/12/2010

 

 

 

 

 

 

 

Bài Viết về MAi Thanh Truyết của Ông Giáo Già

Mai Thanh Truyết và Tôi

 

Trần Minh Xuân

 

 

Một hôm, đọc tin trên Net, tôi bất ngờ được biết có một Việt kiều đi trên chuyến bay của Vietnam Airlines, từ Sydney về Sài Gòn, than phiền cung cách điều hành của công ty hàng không Việt cộng này. Ông ta bực mình không phải vì nó thường bị chậm trể; không phải vì những động tác thông thường của người chiêu đãi viên đáng lẽ phải có như lúc nào họ cũng có trên những chuyến bay của những hãng hàng không khác. Cô chiêu đãi viên hôm đó hành xử rất "kém lịch sự"... như "nặng nề" đưa khăn giấy cho khách với thái độ coi như ban phát một ân huệ. Ông ta bực mình cũng không phải vì cách cô nói tiếng Việt nặng "âm hưởng... Hà Lội vào... Lam, sau 1975" lẫn tiếng Anh sặc "mùi mắm tôm... thối". Hình như cô không được "tuyển chọn" theo cách tuyển chọn người có khả năng; hình như cô cũng không được huấn luyện hay người huấn luyện cô quá tệ. Ông ta bực mình cũng không phải vì cô rất tiết kiệm lời nói; hầu như cô làm một cách miễn cưỡng, có thể đầu óc cô đang lo cách chuyển hàng lậu ra vào sứ quán hơn là lo làm phận sự; cô làm cho có làm, làm như một viên chức hành chánh ở công sở chỉ quen cư xử với người dân theo cách "xin cho", quen "ban phát" chớ không quen "phục vụ". Ông ta bực mình cũng không phải vì các món ăn quá tệ; không phải vì vệ sinh trên máy bay; không phải vì sự thô lỗ của chiêu đãi viên... mà vì sự lạnh lùng của cô... tiếp viên; qua câu nói... "sao không thấy nàng cười"... [xem hình]

Nó khiến tôi nhớ lạ nụ cười của Yến trong một vở kịch bị người đối diện trách: "Sao miệng Yến cười mà mắt Yến không cười". Nó cũng khiến tôi nhớ lại nụ cười của H. M., người sinh viên trường Ðại học Minh Trí mà tôi đã có dịp nói tới trong tác phẩm "Bài Học Thầy" (Mekong-Tỵnạn tái bản, California, 2005), với chút ranh mảnh thoáng hiện trên đôi mắt có đuôi ươn ướt chuyển vội sang vành môi son tươi mim mỉm cũng không kém phần ranh mảnh. Ðặc biệt là nhớ tới vành môi nửa nụ chúm chím cười với đôi mắt thoang thoáng đượm tiếng cười nhè nhẹ xa xăm dịu vợi... của Mai Thanh Truyết, người bạn đồng nghiệp song niên, dành cho tôi quá nhiều hảo cảm, hầu như lúc nào cũng dành cho tôi nụ cười nhẹ bằng cả mắt lẫn miệng... [xem hình]. Biết anh là người thường nói chuyện "Vô thường, Vô ngã", nói chuyện "Sắc-Không", nói chuyện "Bát nhã Ba-la-mật-đa Tâm kinh"... của nhà Phật... nên tuy không dám so sánh tôi cũng không thể không nghĩ tới cái "niêm hoa vi tiếu" thoang thoảng mùi... thiền.

 

Nhìn lại thời gian của hơn 35 năm trước, tôi không có cơ duyên quen thân Truyết trước ngày Quốc nạn 30 tháng 4 năm 1975, vì tuy là đồng nghiệp, nhưng 2 người dạy ở các trường khác nhau; phần chuyên môn cũng ở trên các lãnh vực khác nhau. Tôi chỉ biết anh đậu Tiến sĩ Hóa học tại Pháp, trước năm 1975, về Việt Nam tiếp tục nghề dạy, làm Giảng sư (Associate-Professor), Trưởng ban Hóa học, Ðại học Sư phạm Sài Gòn, rồi Giám đốc Học vụ, Viện Ðại học Cao Ðài, Tây Ninh, Việt Nam.

 

Cho mãi đến khi gặp nhau ở đám táng anh Cao Minh Châu ở El Monte, nhứt là sau khi nghe anh hỏi tôi có phải là "Giáo Già" hay không(?);tôi đã cười cười xác nhận và anh cũng cười cười nói: "Tụi Cộng sản nó nực ông Giáo Già lắm đó(!)".

 

Từ đó, tôi được biết thêm anh cũng là một người tỵ nạn chánh trị ở Hoa Kỳ, từ năm 1983, sớm hội nhập vào cuộc sống mới, mau lẹ ổn định cuộc sống, rồi nhờ khả năng chuyên môn và tính năng động cố hữu, anh lần hồi trở thành Giám đốc nhà máy Xử lý Nước thải (Leachate Treatment Plant), BKK Corporation, West Covina, CA.; Giám đốc Kiểm soát An toàn và Phẩm chất (QA/QC), Weck Laboratories Inc., Industry City, CA.; Giám đốc Kỹ thuật, Environment Consultant Services, LA; anh cũng cùng một số nhơn vật năng động như anh thành lập Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam tại Hoa kỳ (VAST), và trở thành Chủ tịch Hội đồng Quản trị.

 

Sau đó anh nhờ tôi giới thiệu tác phẩm "Câu Chuyện Da Cam / Dioxin Việt Nam" của anh do "Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam" xuất bản, khi nó ra mắt tại Trung Tâm Vivo, San Jose, California, Hoa Kỳ, ngày Chúa Nhựt 8-6-2008. Tôi đã nhận lời và gác lại một số việc đang làm để chăm chú đọc 480 trang sách đầy dẫy những dữ kiện khoa học, tưởng như khô khan nhưng lại rất hấp dẫn, với những chi tiết cụ thể vạch trần những thủ đoạn lưu manh của Cộng sản Việt Nam khi chúng muốn dùng chuyện "Dacam / Dioxin" để mê hoặc dư luận và làm tiền Hoa Kỳ, bất kể hành động cực kỳ "vô cảm" là đem những nạn nhơn dị tật đi triển lãm khắp nơi [xem hình], để làm đau lòng người xem, làm mũi lòng người chứng kiến, để làm tiền Mỹ, để tiến hành vụ án đòi tiền Mỹ, hay để "ăn vạ", bất kể nó có thành công hay không, bất kể họ có phải là nạn nhơn của "Da cam / Dioxin" hay họ chỉ là nạn nhơn của độc chất diệt trừ sâu rầy do chúng bán cho người dân sử dụng trong nông nghiệp, họ chỉ là nạn nhơn của nước thải công nghiệp, nạn nhơn của hóa chất độc hại..., nạn nhơn của tình trạng "môi sinh" bị ô nhiễm trầm trọng vì "môi trường Xã hội Chủ nghĩa".

 

Ðiều này đã được chính Chi cục Bảo vệ Môi trường Saigon của Cộng sản Việt Nam nhìn nhận trong bản tin được đưa lên http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=124787 &ChannelID=2 và được Diễn Ðàn Ðối Thoại đăng ngày 2-6-2008, cho biết:

 

"Ông Trần Hữu Hinh, ở đường Tây Thạnh cạnh khu công nghiệp Tân Bình - TPHCM, cho biết: 'Hàng chục năm nay chúng tôi phải sống chung với nhiều chất độc hại, luôn hứng chịu mùi hôi của nước thải, mùi hóa chất'." [người trích in đậm và gạch dưới]

 

Ngoài ra, bác sĩ Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1, Sài Gòn, cũng nói:

 

"Tại khoa này lượng bệnh nhi mắc các bệnh về viêm phổi, viêm tai giữa, suyễn có liên quan đến ô nhiễm không khí cũng ngày một gia tăng... Phụ nữ đang mang thai tiếp xúc trong khoảng thời gian dài với không khí ô nhiễm sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi, quá trình lão hoá trong cơ thể sống. Ðối với người bình thường, tiếp xúc với ô nhiễm sẽ làm suy giảm chức năng của phổi; gây bệnh hen suyễn, viêm phế quản; gây bệnh ung thư, bệnh tim mạch và làm giảm tuổi thọ". [Xem hình trẻ bị bệnh về hô hấp có liên quan đến ô nhiễm không khí điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 đính kèm] [người trích in đậm và gạch dưới]

Khi giới thiệu 480 trang của "Câu Chuyện Da Cam / Dioxin Việt Nam", tôi đã thưa với khán giả rằng điều trước tiên người đọc thấy ngay là chuyện quái thai, chuyện thai nhi dị dạng, chuyện người bị dị tật, chuyện người bịnh vì chất độc, không phải đợi có chất Da cam / Dioxin do Mỹ rải trên một phần lãnh thổ Miền Nam Việt Nam mới có; không phải đợi chất Da cam / Dioxin làm vàng úa và rơi rụng lá cây ở những vùng bao quanh vài vị trí quân sự trọng yếu, hoặc núi rừng rậm rạp để mở rộng tầm quan sát, ngăn chận và diệt trừ các đoàn quân và trang thiết bị cơ giới cộng sản tràn vào từ Miền Bắc Việt Nam mới có; không phải đợi tới khi Mỹ vào Việt Nam mới có.

 

Bởi, xa hơn nữa, người ta có thể nói quái thai đã có trước khi có có chất Da cam / Dioxin. Quái thai là một tai họa của nhơn loại, không trừ dân tộc nào, không phải chỉ có ở Miền Nam Việt Nam vì có độc chất Da cam / Dioxin. Nó cũng từng có rải rác trên Miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa chưa bao giờ bị Mỹ rải độc chất Da cam / Dioxin. Ở nơi nào cũng vậy, không phải đợi có Da cam / Dioxin rồi bịnh tật mới có; và điều trớ trêu hơn hết là chất được CSVN đem ra kiện 37 công ty Mỹ sản xuất chỉ có thể gây họa quá thai, khi nồng độ của nó phải có ở một mức cao hơn là nó có từ chiến dịch khai quang của Mỹ trên lãnh thổ Miền Nam Việt Nam.

 

Ðem chuyện không làm thành có là hành động của bọn lưu manh. Nó chỉ là hành động của bọn lưu manh; hành động của bọn cầm quyền Cộng sản Việt Nam từng cao ngạo tiến nhanh, tiến mạnh, nhưng lại tiến lão đão lên Xã hội Chủ nghĩa, đưa cả đất nước và dân tộc vào "thời đại đồ đểu", lấy mánh mung làm lẽ sống... Nhưng, đem trưng bày những con người bị cho là binh hoạn, với hình ảnh những nạn nhơn xấu số đang mang dị tật, có thân hình dị dạng, cho quần chúng xem, hết nơi nầy đến nơi khác, để làm áp lực tình cảm, áp lực xót thương lên sự xót xa của người qua kẻ lại nhìn xem, để vòi tiền, không chỉ mang ý nghĩa ăn mày mà còn là một hành động vô nhân đạo không thể tha thứ được.

 

Thông thường, ai cũng biết là "tốt khoe, xấu che", che không được thì đành nuốt nước mắt nhận chịu cái xấu như phận số trời dành; chớ không ai chấp nhận cho bất cứ người nào đem khoe cái xấu của mình ra cho thiên hạ quan sát, sầm sì bàn bán. Không ai có thể ngạc nhiên khi biết người phụ nữ nào cũng có trong bóp cầm tay của mình một tấm kiếng soi mặt, một cây son, một hộp phấn, một cây viết vẽ lông mày với nhiều thứ làm đẹp khác..., và khi khí trời hiu hắt lạnh, quấn lên cổ chiếc khăn quàng lụa mong mỏng mượt mà, có màu tương hợp với sắc áo màu giày, vì nó cần để phô trương vẻ đẹp của quý bà quý cô cho người qua kẻ lại chiêm ngưỡng; nên khi đem cái xấu, cái dị hình, dị tật của con người, trong đó có người là phụ nữ ra triển lãm giữa đám đông là hành động của kẻ vô cảm, vô nhân đạo.

 

Cái vô nhân đạo và cái "đểu" của CSVN còn tiến xa hơn nữa là chúng không ngần ngại dự trù trước là nếu chuyện làm tiền Mỹ của chúng thành công thì những người quốc gia Miền Nam Việt Nam [thành phần bị chúng trù dập không nương tay sau ngày Quốc nạn 30-4-1975, những con người bất hạnh bị chúng lừa cho vào tù không có ngày ra] không được hưởng. Do vậy, số tiền nếu có được từ sự lươn lẹo của Ðảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam phải được dành cho người của bọn chúng. Ðó là chưa kể nó phải qua tay Nhà nước, mà sự rút ruột theo truyền thống Xã hội Chủ nghĩa, rút ruột theo kiểu PMU18 của các tội phạm Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Việt Tiến... của Huỳnh Ngọc Sỹ... là chuyện không còn ai thắc mắc nữa.

 

Hôm đó [buổi ra mắt sách] tôi cũng thưa với khán giả rằng "Câu chuyện Da cam / Dioxin Việt Nam" cho thấy Cộng sản Việt Nam đã và đang làm chuyện nghịch lý là chúng "đi kiện người chế ra con dao giết người [các công ty sản xuất Da cam / Dioxin] mà không dám kiện kẻ bị cho là giết người, nếu coi kẻ giết người là chánh phủ Mỹ và con dao giết người là các độc chất Da cam / Dioxin", vì Chánh phủ Mỹ là đối tượng chúng đang cầu cạnh, đang van xin từng đặc ân trên đường bước vào thị trường tự do với cái đuôi quái đản theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa lòng thòng phía sau, còn 37 công ty sản xuất độc chất Da cam / Dioxin là các ông chủ có tiền mà "đồ đểu" muốn moi cho bằng được, cho dầu độc chất Da cam / Dioxin chỉ là loại thuốc khai quang chỉ làm cho lá rừng vàng úa chứ không gây độc hại cho con người với nồng độ thấp, không gây thành bịnh tật cho những nạn nhơn bị Hà Nội đưa ra rồi đem đi triển lãm khắp nơi trên nước Mỹ. Bởi, những nạn nhơn được Bác sĩ Việt cộng Nguyễn Trọng Nhân mang đi bêu riếu khắp nơi bên ngoài lãnh thổ Việt Nam chính là những nạn nhân của một chế độ đã gây ô nhiễm môi sinh và độc hại nhiều lần hơn độc chất Da cam / Dioxin. Nó cũng cho thấy thảm kịch kỳ lạ về đạo lý của bạo quyền Hà Nội; chúng đã đầu độc chính dân tộc mình qua những môi trường sống gây ra do chính sự ngu dốt của chúng, bởi phá hủy môi sinh nguồn thực phẩm mới là yếu tố làm sức khỏe con người suy sụp và khiến mọi dự án phát triển bị bẻ gãy. Nó làm sống động hơn nữa câu nói của Karl Marx, thần tượng của "đồ đểu" CSVN:

 

"Chỉ có loài thú vật mới quay lưng lại với nỗi đau của đồng loại, mà chỉ lo chăm sóc bộ lông của mình".

 

Ðến khi tôi cho tái bản cuốn "Di cảo Giáo sư Nguyễn Văn Bông" do nhà xuất bản Mekong-Tỵnạn ấn hành và cho ra mắt tại Nam California năm 2008 Truyết có đến tham dự và phát biểu trước quan khách rằng:

 

"...Cho đến hôm nay, đối với Giáo sư Bông, tôi đã học hỏi được nhiều điều mà Giáo sư đã thể hiện trong thời gian còn sanh tiền, trong các bài tham luận và nhứt là trong cung cách xử thế cùng đức tánh khiêm cung của Giáo sư... Tính cách Pháp trị của Giáo sư nói lên tính mã thượng của người làm chánh trị đứng thẳng lưng và ngang nhiên tranh đấu cho đường lối hoặc chánh sách của đảng mình, không mị dân hay mê hoặc quần chúng bằng những mỹ từ hay chánh sách không tưởng... Mặc dù là một con chim đầu đàn của Phong Trào Quốc gia Cấp tiến, Giáo sư Nguyễn Văn Bông không bao giờ vận động hay kết nạp thành viên cho Phong Trào... Ðây là một điểm son mà tôi học hỏi nhiều nhứt vì, làm như thế sẽ giữ được tính khách quan của vấn đề, và tránh được sự đả kích của những người chống đối cho rằng lạm dụng chức vụ và quyền hạn để vận động cho đảng phái hay cho cá nhân. Và theo quan điểm chủ quan của cá nhân tôi, đây cũng là hình thức hay nhứt để tạo sự đồng thuận trong việc việc phối hợp hành động hiệp đồng trong đấu tranh chính trị, tránh được sự chia rẽ trong nội bộ và giữa các đảng phái với nhau... Một lần nữa xin cám ơn Giáo sư Trần Minh Xuân đã cho tái bản và bổ túc thêm nhiều chi tiết trong cuốc sách "Di Cảo Giáo Sư Nguyễn Văn Bông" để người Việt hải ngoại có thêm cơ hội nghiền ngẫm về một phương cách đấu tranh chính trị mã thượng, không mị dân để có thể thu ngắn tiến trình Dân chủ hoá cho Việt Nam trong tương lai..."

 

Càng lúc tôi càng thân thiết và gần gũi Truyết nhiều hơn. Chúng tôi thường có mặt bên nhau trong những buổi Hội Luận chánh trị ở San Jose, Sacramento... [Xem hình Chủ tọa đoàn gồm (từ trái) Trần Minh Nhựt, Mai Thanh Truyết, Trần Minh Xuân] và chúng tôi cũng rất hân hạnh chung nhau [thêm Phan Văn Song, cũng là đồng nghiệp, đồng chí] viết cuốn "Từ Bauxite Ðến Uranium - Tiến Trình Ðô Hộ Việt Nam Của Trung Cộng", cũng do nhà xuất bản Mekong-Tỵnạn ấn hành năm 2009, mà nội dung đã được nhóm thực hiện cho rằng:

 

"...một điều khẳng quyết là, dù soi rọi vấn đề dưới nhiều suy nghĩ độc lập, kết luận rốt ráo của GS Trần Minh Xuân, TS Phan Văn Song và TS Mai Thanh Truyết đã hội tụ vào một điểm duy nhứt là Trung Cộng đang trên đường tiến chiếm Việt Nam, nếu không muốn nói là đô hộ Việt Nam, dưới nhiều hình thức như kinh tế, chính trị, xã hội, và lãnh thổ, thực hiện đường lối do Mao Trạch Ðông chủ xướng ngay sau khi chiếm toàn lãnh thổ nội địa của Trung Hoa vào năm 1949, đặc biệt là sau khi Hồ Chí Minh sang Tàu cầu viện năm 1950". [trang 574].

Chưa hết, Truyết cũng rất vui khi gởi bài góp mặt trong các tập THƯ CHO CON của tôi, kể từ Tập 14 đến Tập 15 [có thêm Thiền sinh Thông Ðạt với những bài thơ Thiền của Huy Phong & Yến Anh] và đang chuẩn bị in Tập 16 vào tháng 4 năm 2011.

 

Ðiều đáng nói hơn nữa nơi Truyết là căn nhà Truyết đang ở, tọa lạc tại thành phố Westminster, nơi tôi thường trú ngụ mỗi khi đi Nam California. Ðó là nơi được tôi và cựu Luật sư Trần Minh Nhựt gọi là "Tụ Nghĩa Ðường", vì nó là nơi những đồng chí của anh trong Ðại Việt Quốc Dân Ðảng [anh là Phó Chủ tịch đương nhiệm] và bè bạn khắp nơi có dịp về Nam California hội ngộ, với bất cứ lý do gì. Tất cả cùng đến gặp mặt, đàm đạo trong bữa cơm tối, chung vui một ly bia, hay ngồi bên nhau uống tách trà khuya, tách café buổi sáng... với tất cả thân tình của những anh em bè bạn "cùng một lứa bên trời lận đận" [xin lỗi không nhớ tác giả].

 

Phần tôi, lần nào đến với Truyết anh cũng đều cầm điện thoại gọi cho tôi nói chuyện viễn liên với các Giáo sư Nguyễn Văn Trường, Lê Công Truyền... và không lần nào vắng mặt Ðỗ Hải Minh [Dohamide] cho dầu sức khỏe anh không được tốt. Riêng phần chị Ðiệp, hiền nội lúc nào cũng sát cánh bên anh theo đúng câu hát "anh ở đâu thì em đó", chị tiếp đãi bạn bè của anh hết sức thân tình khiến tôi bất chợt nghĩ ngay 4 câu lục bát thoang thoảng mùi thiền. Xin được dùng làm đoạn kết của bài viết... tản mạn này:

 

Trên cao vi tiếu Phật ngồi

Cõi trần Ðiệp-Truyết mỉm cười nghe kinh

Vô ưu chim sáo tự tình

Sắc-Không / Không-Sắc thương mình thiết tha.

 

Trần Minh Xuân

 

Zeus & Tôi

Zeus và Tôi

Chiều hôm qua 26/12, tình cờ trong một tiệc Giáng sinh tại nhà nhạc sư Lê Văn Khoa, tôi nhìn thấy được một con chó Chihuahua đang nằm ngũ trên ghế. Chó thật giống con chó Zeus của tôi năm nào. Và dĩ vãng đã trở về…

Zeus là tên một vị thần Hy Lạp, trong tự điển có ghi là:"The Greek god who is king of gods and man and husband of Hera, compare Jupiter". Đây là cái tên con chó Chihuahua lai tôi xin cho đứa con trai Út tôi vào năm 1991 ở một trung tâm lưu giữ chó mèo của thành phố Fresno, miền Trung California. Khi mang về Zeus được 8 tuần lễ.

Ngay cả tên Zeus tôi cũng không hiểu nghĩa là gì trước khi tra tự điển và được diễn giảng như trên. Con tôi học lớp sáu (Đệ thất) có ỳ muốn nuôi một con chó. Vì tính khắc kỷ và điều kiện sinh sống có nhiều trở ngại khi nuôi một súc vật trong nhà, nhưng vì chìu con cái cho nên tôi chấp nhận cho nuôi với điều kiện khắt nghiệt là chó không được ngủ trong nhà.

Chính vì quyết định nầy mà tôi vô tình trở thành một loại người "animal abuse" trong suốt nhiều năm khi còn ở Fresno. Zeus vẫn có "cái giường" để ở hàng ba trong góc cửa ra patio. Ban ngày được vô nhà chạy chơi, nhưng ban đêm tuyệt đối không ở trong nhà.

Mùa hè, trời Fresno nóng, chuyện Zeus ở ngoài không thành vần đề, nhưng mùa đông, thời tiết nơi đây cũng lạnh, nhiều khi xuống tới 320F. Con tôi vì thương chó nhưng không dám đem vào nhà, mà chỉ để một ngọn đèn 40W gần giường ngủ của Zeus. Ngoài cực hình trên, Zeus còn phải chịu nhiều cực hình khác trong thời gian ở tại đây. Và hai cực hình điển hình nhứt là:

  • Nhân một chuyến dẫn các con đi cắm trại bên Mễ, tôi gữi Zeus cho một người bạn một tuần lễ. Sau khi cắm trại xong, rước Zeus về, chỉ thấy một thân xác còi  cọc vì theo lời người bạn suốt cả tuần Zeus không ăn chỉ uống nước cầm hơi và gầm gừ liên hồi mỗi khi có ai đến gần.
  • Cực hình thứ hai của Zeus là có một lần nhà tôi bị trộm phá vỡ cửa sổ vào nhà. Khi các con đi học về, không thấy Zeus mừng đón như mọi khi. Chúng túa đi tìm và thấy Zeus nằm bất động bên một góc vườn sau, chắc có lẽ bị kẻ trộm đá và bị thương. Zeus bỏ cả ăn uống trong mấy ngày mới bình phục lại.

Tuy nhiên trong suốt thời gian ở đây, mặc dù bị tôi bạc đãi trong đối xử như thế, nhưng tôi cũng có nhiều kỷ niệm đẹp với Zeus là Zeus đã cùng tôi đi lang thang những nơi nào tôi đi. Có thể nói Zeus là kẻ đồng hành của tôi, khi thì Lost Lake, khi thì Mammouth Lake, khi thì chạy quanh len lõi trong các vườn nho hay cam trong vùng.

Thời gian nầy là một giai đoạn bắt đầu một mối giây liên lạc mật thiết hơn giữa Zeus và tôi. Cái nhìn và cung cách đối xử của tôi bớt đi khắc nghiệt, nghĩa là cho Zeus vào nhà, nhảy lên giường của các con….

…..

Rồi thời gian qua, năm 1995, gia đình tôi chuyển về San Diego vì phải chạy theo công việc, Zeus và tôi mới thực sự trở thành một người bạn. Nhà tôi lúc nầy là một ngôi nhà cuối cùng nằm trên đỉnh đồi. Ngoài hàng rào ngăn chắn phía sau nhà, tôi còn là sở hữu chủ gần 100 thước đất thoai thoải trên triền đồi bao quanh nhà. Tình bạn giữa tôi và Zeus ngày càng sâu đậm. Có thể nói, nơi đâu tôi đi, nơi đâu tôi đến đều có Zeus bên cạnh. Từ những bãi biến hoang vắng vùng San Diego chạy dài gần tới biên giới Mễ. Chúng tôi đã lên tận núi Julian vùng phía Đông của San Diego, nơi có một loại táo (apple) đặc biệt để làm bánh Apple Pie nổi tiếng.

Đặc biệt hơn cả là chúng tôi thường ra bãi biển của một thành phố nhỏ tên Cardiff by the Sea nằm trên Quốc lộ I. Tại nơi nầy vào năm 1996, một trận sóng ngầm đã đẩy những hòn đá cuội tròn như quả trứng nắm dưới đáy biển hàng chục dặm. Chỉ nội một đêm đá đả phủ kín bờ biển, lan qua mặt đường và phủ cả một đoạn đường rầy xe lửa.

Phải mất gần một tuần lễ mới dọn sạch đá trên đường rầy xe lửa và quốc lộ 1. Nhưng bãi biển trở thành một bãi đá tròn lẵng và mỗi lần sóng nỗi lên từng loạt, vô số đá xô đẩy nhau, chạy vào bờ và chạy trở vào biển cả. Hiện tượng nầy tạo thành một âm thanh như một bản hòa tấu, và cung bật trầm bổng thay đổi tùy theo cường độ của sóng biển.

Chúng tôi thường ra đây sau hoàng hôn và ngắm sóng biển hàng giờ hầu như mỗi buổi chiều.

Trong ba năm lưu lại San Diego, cũng có nhiều kỷ niệm với Zeus và kỷ niệm sau cùng đưa đến cái chế của Zeus, tôi sẽ lần lượt kể ra:

  • Như đã nói ở phần trên, nhà tôi có triền núi bao chung quanh cho nên thường hay có các con skunk lẩn quản ở sân nhà sau để kiếm ăn. Có một lần, Zeus "đánh lộn" với Skunk, và kết quả là tôi phải thay một bộ nệm của thằng con vì Zeus thua chạy vào nhà và mang cả mùi hôi đặc biệt, không thể nào tẩy rửa được.
  • Một lần khác, vào mùa xuân, rắn rattle snake thường hay đẻ con, và cả bầy cả mẹ lẫn con hay trườn quanh quẩn sau nhà…Lầm nầy chỉ một tích tắc, Zeus thoát khỏi toi mạng vì tôi thấy kịp ngay khi rắn mẹ chuẩn bị phóng vào Zeus. Thật hú vía.

 

Năm 1997, khi các con rời khỏi nhà, tôi dọn về Orange vì hãng giao cho tôi một nhà máy xử lý nước thải tại West Covina. Kể từ đây tôi mới thực sự là chủ nhân của Zeus, và Zeus cũng không còn ai làm bạn nữa ngoài tôi ra. Sau nhà tôi, ngoài sân hè sau, còn có một khoảng đất rộng trên 5.000 bộ vuông, mà sau nầy tôi trồng rất nhiều cây ăn trái như ở Việt Nam.

Zeus và tôi ngày càng thân thiện và những nghiêm cấm từ thời ở Fresno đã tan biến từ lâu. Bây giờ Zeus tự do nhảy lên giường tôi. Mỗi tối, Zeus nằm bên cạnh trong khi tôi đọc sách. Đôi khi Zeus chui tọt vào mền và nằm dưới chân tôi.

Ngày ngày, Zeus rất thính mũi và khi xe tôi chưa chạy vào driveway là Zeus đã chực sẳn rồi. Và nhứt định không tránh xe tôi. Zeus làm như thế chỉ vì muốn lên xe đi với tôi mà thôi. Do đó, hầu như mỗi ngày, trước tình huống như thế, tôi phải mở cửa bên hành khách để Zeus nhảy lên xe để đi một vòng. Mà đã yên đâu, Zeus còn đòi hỏi phải hạ cửa kiếng xuống để anh ta nghiêng đầu ra ngoài ngắm cảnh nữa chứ!

Nhưng rồi, thời quan qua, vào năm 2005, tuổi Zeus đã được ước tính 14 năm x 7 = 98 tuổi. Zeus yếu hẳn đi, bước đi chập chạp và không còn chạy nhảy hay chơi những trò mạnh bạo như thời còn thanh niên nữa.

Một hôm Zeus bỏ ăn, nằm bất động, tôi phải gọi một đứa con đang ở Davis gần Sacramento về để đưa Zeus đi bác sĩ. Kết quả là Zeus bị sưng phổi qua X-Ray và được trị liệu bằng trụ sinh.

Trong vòng một tuần lễ sau đó, bịnh tình không thuyên giảm, và mỗi lần kẹp viên trụ sinh với một miếng thịt, tôi đã năn nỉ Zeus uống thuốc. Zeus cố gắng nghe lời tôi, nhưng nuốt viên thuốc rất khó khăn, đôi khi bị sặt lên sặt xuống.

Ngày cuối trước khi mất, Zeus cố gắng nài nĩ tôi chở đi chơi một vòng. Vì quá yếu, Zeus không thể nhày lên xe khi tôi mở cửa, do đó, tôi phải bồng Zeus lên. Có lẽ cảm được đây là chuyền cuối cùng Zeus không muống xuống xe, nhìn tôi với cặp mắt van lơn đòi đi nữa. Lần nầy tôi phải chở Zeus đi mấy vòng…

Một đêm trước khi mất, dường như có linh tính báo cho tôi biết rằng Zeus sắp chết, sau khi tôi ghé thăm thầy bổn sư ở chùa Liên Hoa, tôi mua một tô phở mang về cho Zeus. Zeus cố gắng uống vài muỗng do tôi đút. Tối đó, tôi đem giường của Zeus để cạnh giường tôi và không quên đấp kín cho Zeus.

Hừng sáng hôm sau, tôi thức sớm và không thấy Zeus đâu cả, tôi vội chạy qua phòng thờ Ba Má tôi, thấy Zeus nằm duổi chân nằm ngay dưới bàn thờ. Thân nhiệt Zeus còn ấm, nghĩa là mới ra đi chưa lâu. Tôi vội vàng gọi cho thằng con Út, chủ nhân thực sự của Zeus, ở Santa Cruz.

Chưa đầy 6 giờ sau, tất cả 4 đứa con tôi tề tựu về nhà…và quyết định sau cùng là chôn Zeus dưới cây cam nơi tôi thường ra ngồi đọc sách và uống trà.

Zeus mất năm 2005 vào tháng 5, tôi không còn nhớ ngày, nhưng chắc chắn không phải là ngày 19 tháng 5. Tôi khẳng quyết như thế vì biết Zeus là một "người hiền" không thể chết vào ngày "trùng" được.

Mỗi năm, tôi thường làm một kỷ niệm cho Zeus, cho đến năm 2007. Biến cố gia đình khiến tôi không còn giữ căn nhà để còn có dịp gần Zeus được. Tôi đã xa hẳn Zeus từ đó.

Bây giờ là 2010, sắp bước qua 2011. Một buổi Giáng Sinh đầy ý nghĩa tạo cho tôi một dịp nhớ về Zeus, qua hình ảnh con chó của chủ nhà, giáo sư Lê Văn Khoa.

Tôi đã nghĩ nhiều trên đường về nhà tối hôm qua và quyết định sang mai (tức là giờ nầy) sẽ viết một bài về Zeus khi vô sở làm.

Tôi đã trọn lời hứa với Zeus. Nhưng Zeus đâu còn nữa. Và lần lần tôi càng chiêm nghiệm thêm Sắc tức là Không, cũng như Không không là Sắc trong cõi Ta bà nầy.

Phổ Lập

Giáng Sinh 2010

 

 

 

 

 

 

Plastic - VOA

Câu chuyn nước M

Lan Phương

Nên tránh bao plastic khi mua sm nht là trong mùa Giáng sinh

 

Ch còn mt tun l na là đến l Giáng sinh, mi người đang bn rn đ xô đến các ca hàng mua sm chun b cho ngày này. Nhng mt hàng được bán nhiu trong dp này là qun áo, đ chơi, m phm, đ trang sc, bánh ko, rượu và dĩ nhiên là thc phm. Mi người ra khi mt siêu th hay mt ca hàng nào đó đu kh n tay xách nách mang hàng hóa, thường đng trong nhng túi plastic. Vào lúc càng có nhiu người mua hàng tp np thì nhng túi plastic đó cũng được s dng nhiu hơn. Câu chuyn nước M hôm nay mong nhc nh quí v v đến nhng tai hi cho môi trường do nhng túi plastic gây ra, mà trước đây nhiu người ng là tin dng, đ chúng ta cn thn hơn trong vic bo v môi trường và sc khe chung cho mi người.

Năm nay là năm th tư, mt t chc có tên là Day Without a Bag đang vn đng đ chm dt l li s dng nhng bao đng hàng bng plastic mà khách tiêu th vn được cung cp.

 

Nhm vào đúng dp mua sm rn rp nht cho mùa l Giáng sinh, vào ngày 16 tháng 12, t chc này c người đi qung bá cho mt trong nhng cách bo v mi trường là không s dng bao plastic na. Vi ch đ lng trong dp l giáng sinh, nhng người làm vic cho t chc này mc y phc như nhng chú th trong toán sn xut đ chơi ca ông già Noel, đến nhng siêu th, ca hàng, thư vin và nhiu nơi khác trong qun Los Angeles phân phát min phí nhng gi xách dùng đi dùng li được nhiu ln cho c năm. Mt liên đoàn các nhà bán l, các chính ph đa phương và các đoàn th bo v môi trường đã tiếp tay bo tr cho vic phát không các gi xách dùng li được nhiu ln.

 

Ni trong qun Los Angeles không thôi, cư dân đây mi năm s dng đến hơn 6 t bao plastic loi dùng mt ln ri b, trung bình mt năm mi người dùng t 500 đến 600 bao như vy.

 

Vy thì th tính xem trên toàn cu, mi năm có hàng ngàn t bao plastic như vy được sn xut đã làm tiêu hao ngun lc ca thế gii, như thế nào? Đã vy các thành ph đông dân hin nay đang phi dng trước mt vn nn rt gay go, đó là thiếu nơi đ rác.

 

Và cho dù là còn nơi đ rác đi chăng na, nhng bao plastic này rt khó phân hy, mt c my trăm năm chúng mi tiêu tán đi.

 

Đài VOA đã tiếp xúc vi chuyên gia hóa hc và môi trường Mai Thanh Truyết đ tìm hiu v cht plastic.

 

Ông cho biết: "Plastic là gì? Nó là mt tng hp ca các hp cht hu cơ qua s đng phân tùy theo nhit đ, áp sut và các phân t hu cơ kết hp theo chui carbon đ tr thành nhng hp cht plastic có nhiu đc tính khác nhau tùy theo công dng. Ch plastic bt ngun t ch Hy Lp là plastikos, có nghĩa là mm do, có th cán thành si, có th cán mng, có th làm cng như nhng miếng ván hay chai, hp, tùy theo điu kin tng hp. Bao nylon chúng ta đi ch vn được ca hàng cung cp thì thông thường được làm bng polyethylene hay bng polystyrene hoc Polyvinyl chloride (pvc). Polyethylene là nhiu cht ethylene tng hp li và tùy theo nhit đ, do đó chúng ta có th có nhng bao nylon rt mm, rt mng, như nhng bao gói tht hay như giy wrap đ bc nhng tô chén đng thc ăn còn li, còn bao nylon thông thường làm bng polyethylene và polystyrene và c pvc.

 

Ti sao plastic li có hi cho môi trường? chuyên gia Mai thanh Truyết gii thích:

 

Ông nói: "Nó có hi, th nht, khi mà các bao bì bng plastic đem đt thì chúng cháy thành khí dioxin, là khí đc hi mà Vit Nam đã kin Hoa Kỳ trong chiến dch da cam.

 

Thi gian bán hy ca hu hết các loi plastic có th đến hng trăm năm, do đó s phân hy ca nó hu như không có. Vì thế khi mà các cht này đi vào trong môi trường, đc bit là môi trường nước, và nước sinh hot thi ra bin, sông h, tôm cá ăn vào s b tích t trong cơ th và chết dn chết mòn. Chính vì nguy cơ đó mà ti các quc gia trên thế gii, các quc gia đang phát trin trên thế gii đu khuyến khích chúng ta dùng bao bì bng giy đ d phân hy thay vì bao plastic. Nước Pháp có th nói là mt quc gia đi đu. Nếu chúng ta đi du lch Pháp,vào nhà th, vào chùa, chúng ta thy ba ăn trưa, ăn chiu được dn bng chén dĩa rt đp, rt sang, thay vì bát đĩa plastic như Hoa Kỳ. S dĩ người Pháp làm như vy vì nước Pháp có lut là nếu s dng bao plastic hay chén dĩa bng plastic thì phi đóng thuế rác rt cao. Chính vì lý do đó mi hn chế được vic s dng plastic ba bãi."

 

Hin nay thì nhiu người, nhiu quc gia và nhiu da phương cũng như các cơ s kinh doanh và các đoàn th tư nhân đã bt đu ý thc được s tai hi ca vic s dng bao plastic. Qun Los Angeles đã ban hành đo lut cm mt s nơi ngoài các thành ph không được s dng loi bao bì này na. T 3 năm nay thành ph San Francisco đã quay sang cung ng bao bì plastic làm bng bt bp hoc bao giy mà thôi. Còn th đô Washington thì không cm s dng bao plastic nhưng khách hàng mun dùng thì phi tr thêm 5 cents mi bao. Ngoài ra các công ty ln như Ikea chuyên bán đ đc, đ dùng trong nhà, đã cam kết ngưng vic s dng bao plastic đ gói hàng cho khách.

 

Cá nhân mi chúng ta có th làm được gì đ gim bt tai ha do vic s dng bao plastic? Ch cn chút c gng đ thc hành nhng chuyn đơn gin như sau:

 

- Dùng li các bao plastic và giy bao (plastic wrap)

- Dùng loi gi đi ch xài đi xài li được c năm, 2 năm.

- Dùng giy sáp thay vì nhng sn phm polyethylene,

- Đem nhng bao plastic tr li các siêu th đ h mang đi tái chế biến

- Nếu quên gi xách khi đi ch, xin ca hàng cho bao giy thay vì plastic

- Vn đng vi chính ph liên bang và đa phương đ đòi cho áp dng vic s dng các loi bao bì thân thin vi môi trường.

- Nói vi mi người v tai hi ca bao plastic dùng mt ln ri b.

 

Và kính thưa quí v, trong lúc mua sm cho l Giáng sinh này, chúng tôi hy vng là quí v s thc hin được ít nht là mt vài điu như đã k trên đ gi cho môi trường ca chúng ta được bn vng.

 

Ngoài ra theo chuyên gia Mai Thanh Truyết cho biết thì hin nay đã có đôi chút lc quan khi mt s công ty đã sn xut các bao bì chế t bt bp, d phân hy:

 

"Chúng tôi mun nói đến mt đim tích cc, ngày hôm nay các nhà khoa hc đã c gng chế to plastic t nhng cht hu cơ, đó là plastic làm t bt bp. Hoa Kỳ đã bt đu s dng mt s plastic loi này; nó cũng ging như các cht plastic tng hp như chúng ta thy như t khí ethylene, như t du ha, nhưng thi gian phân hy loi plastic này ch t 3 đến 5 ngày mà thôi. Do đó khi rơi vào lòng đt thì nó t tan rã thành bt. Đó là mt tiến b khoa hc mà chúng tôi nghĩ là trong thi gian gn đây chúng ta s áp dng ln ln plastic t bt."

 

Quí v va nghe tường thut v mt s bin pháp ca  các đoàn th như Day Without a Bag và các c gng ca các chính ph đa phương nhm gim thiu tai hi ca nhng bao plastic gói hàng dùng mt ln ri b.

 

//////////////////////////////////////////////////