CÂU CHUYỆN DA CAM / DIOXIN VIỆT NAM

 

Dẫn Nhập

 

Việc Hội Nan nhân Chất Da cam/Dioxin Việt Nam từ trong nước sang Hoa Kỳ nạp đơn ngày 30/1/2004 tại toà án Brooklyn, New york, quy trách và kiện đòi bồi thường  nhắm vào 37 Công ty hoá chất Hoa Kỳ đã tham gia sản xuất chất Da cam cung ứng cho quân đội Mỹ phun xịt trong khoảng thời gian chiến tranh tại Việt Nam trước năm 1975. Sự kiện nầy đã được báo chí và một số cơ quan truyền thông loan tải, thoạt đầu đã cuốn hút sự quan tâm, bàn thảo xôn xao trong giới người Việt hải ngoại.

 

Nói chung, phàm là người Việt có mang dòng máu Việt trong người, mấy ai lại không có chút động lòng trước một số hình ảnh dị dạng, dị hình, những căn bịnh ngặt nghèo được kể ra bởi một số người "gọi là" nạn nhân chất độc màu da cam ở quê nhà. Do đó, cán cân thiện cảm đương nhiên có khuynh hướng nghiêng về phía các nạn nhân nầy, và cảm thấy họ cần được bồi thường thoả đáng.

 

Nhưng thực tế không đơn giản như vậy.

 

Hoá chất màu da cam thực sự đã được quân đội Hao Kỳ sử dụng phun xịt bằng phi cơ trong chương trình khai quang, có tác dụng làm vàng úa và rơi rụng lá cây ở những vùng bao quanh vài vị trí quân sự trọng yếu, hoặc núi rừng rậm rạp để mở rộng tầm quan sát, ngăn chận và diệt trừ các đoàn quân và trang thiết bị cơ giới cộng sản tràn vào từ miền Bắc Việt Nam.. Mục tiêu chính của chiến thuật được xác định nhắm vào cây cối chứ không phải là một loại vũ khí giết hoặc gây tai hại cho con người.

 

Chiến dịch phun xịt hoá chất da cam mang tên Ranch Hand được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 1962 đến năm 1971 đã tỏ ra rất hữu hiệu, và đã từng dấy lên phong trào phản đối sâu rộng phát xuất từ nhà cầm quyền cộng sản miền Bắc Việt Nam với sự tham gia vô trách nhiệm của một số cơ quan truyền thông quốc tế cốt chỉ tập trung khai thác các tin giựt gân thu hút dư luận vốn không có điều kiện tìm hiểu cặn kẽ, nên dễ lậm vào cảm tình ngây thơ và dễ tin, vô tình ngã theo cạm bẩy của lập luận tuyên truyền một chiều trong cuộc chiến. Chụp được hình ảnh một bé gái không một mảnh vải che thân cùng một số người khác chạy nạn trong vùng lữa đạn, một số phóng viên đã tận lực khai thác đóng góp vào phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ vào thập nioên 1970, trong khi thảm trạng hàng chục ngàn người bị quân cộng sản thảm sát và chôn sống tại Huế trong kỳ tổng tấn công vào dịp Tết Mậu Thân 1968, mặc dù cộng quân đã ký kết hưu chiền với Việt nam Cộng Hoà trong ba ngày Tết. Đã vậy thì chớ, truyền thông hải ngoại do các ký giả trên thổi phồng và bóp méo sự thật bằng cách loan tin sơ sài vài chục nạn nhân cho có lệ!

 

Theo đúng thủ tục pháp lý, để thực hiện vụ kiện chất độc da cam, bên nguyên đơn Việt Nam là Hội Nạn nhân chất độc Da cam/Dioxin Việt Nam đã thuê luật sư đại diện để trỉnh bày sự kiện trưng ra trước toà án. Đối lại, bên bị đơn là các công ty sản xuất hoá chất Hoa Kỳ có liên quan cũng đã nhờ luật sư bảo vệ quyền lợi của mình trước toà. Diễn tiến vụ kiện bao gồm một quá trình trao đổi những viện dẫn tranh cãi và phản biện giữa hai bên, để bồi thẩm đòan có thêm cứ liệu thảo luận và thẩm định nghị án và ông chánh án sẽ có quyết định sau cùng. Nội vụ, do đó sẽ đòi hỏi một thời gian dài và các điều viện dẫn sẽ được làm sáng tỏ trong phạm vi toà án.

 

Tuy nhiên, những luồng dư luận sôi nổi từ hai phía, cùng đồng thời được lan rộng ra ngoài dư luận quần chúng, chứ không phải chỉ trong giới hạn toà án. Điều đáng chú ý nhất là những tranh cãi của các nhà nghiên cứu khoa học về chất da cam. Đứng trước nhu cầu cần phải đóng góp nghiên cứu phân tích dựa trên tinh thần khoa học, khách quan nhận diện và xác định độc tố có tiềm năng gây hại trên con người khi tiếp xúc với chất da cam và để làm sáng tỏ vụ kiện, các nhà khoa học cũng cần xét yếu tố không gian và thời gian phun xịt để xem các nạn nhân được trưng ra làm bắng chứng đòi bồi thường có hiện diện trong vùng vào thời điểm diễn ra cuộc phun xịt hay không, hoặc bị ảnh hưởng qua di truyền v.v…

 

Lương tâm chức nghiệp bất di bất dịch của giới nghiên cứu khoa học chân chính bao giờ cũng tôn trọng và đề cao tính trung thực và chính xác của khoa học kỹ thuật để phát hiện và soi sáng chân lý. Chính trong tinh thần đó mà một số nhà làm khoa học Việt Nam trong điều kiện tạm dung tại Hoa Kỳ có cơ hội tiếp tục sự nghiệp trong ngành nghề chuyên môn khoa học của mình. Từ năm 1990, họ đã phối họp cùng nhau lập nên Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam gọi tắt là VAST - Việtnamese American Science & Technology Society, theo quy chế Hội tư nhân,  bất vụ lợi (non-profit), và phi chánh phủ (Non-Government Organization) .

 

Trước vụ kiện da cam tại Hoa Kỳ, các thành viên khoa học VAST, đã dựa trên căn bản lương tâm chức nghiệp thiêng liêng, cùng nhau xác định chỗ đứng cho chính mình với tư các nhà khoa học có cội nguồn Việt Nam, nghĩa là phải nhập cuộc, đóng góp vào cuộc nghiên cứu phân tích sự việc để làm rõ trắng đen vụ kiện đến tận gốc rể. Các thành viên nồng cốt tích cực đóng góp vào công cuộc soi sáng cần thiết nầy bao gồm:

 

- Giáo sư Trần Cảnh Xuân

- Tiến sĩ Mai Thanh Truyết

- Kỹ sư Nguyễn Minh Quang

- Và một số vị khác không kể hết ra đây.

 

Từ đó, mới nẩy sinh ra nhiều buổi hội thảo nội bộ cũng như tạo điều kiện đưa đến việc trao đổi ý kiến chuyên sâu rất hữu ích đối với một số bộ mặt quen thuộc trong giới khoa học chuyên ngành Hoa Kỳ và cáx nước khác như Bác sĩ Mocarelli, Bác sĩ Schecter, Tiến sĩ Stellman v.v… Tất cả đã thẳng thắng nêu lên những vần đề cần được quan tâm trong tinh thần tương kính mặc dù họ không cùng quan điểm về vấn đề ảnh hưởng lên sức khoẻ người dân qua việc tiếp nhiễm chất da cam qua thời gian và không gian.

 

Theo nhận định của riêng nhóm nghiên cứu VAST, trên căn bản quyền lợi thiết than của chính người dân Việt Nam, đã mạnh dạn đưa một số người ra khỏi cơn ảo tưởng tối mịt bằng những phát hiện đầy can đảm trong vụ kiện da cam, như:

 

-                      Luận cứ của bên nguyên đơn Việt Nam đưa ra qua một vài người "tự" cho là nạn nhân chất da cam, không có giá trị thuyết phục về mặt khoa học. Họ không phải là nan nhân thực sự của chương trình khai quang của quân đội Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam. Và sự dị dạng, dị hình cũng như những bịnh ngặt nghèo của họ đã phát xuất từ những nguyên nhân khác;

-                      Nhà hữu trách Việt Nam đã không quan tâm nghiên cứu, thiết thực đối mặt với những nan đề y tế và xã hội ảnh hưởng lên người dân nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường do phát triển không đồng bộ và không cân bằng với việc bảo vệ môi trường.

 

Trong thời gian chờ toà án thụ lý vụ kiện, có hai diễn biến chứng tỏ phía nguyên đơn Việt Nam đã vận động gây tiếng vang hấp dẫn dư luận thế giới. Đó là:

 

-                      Hội nghị quốc tế da cam tại trụ sở Thượng Viện Pháp tại Paris vào tháng 3 năm 2005 nhằm đánh động lương tân thế giới về con số nạn nhân để l2m hậu thuẩn cho vụ kiện;

-                      Vào tháng 11 năm 2005, phái đoàn do Nguyễn Trọng Nhân, Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân Chất Da cam/ Dioxin Việt Nam cầm đầu, đã tổ chức cuộc vận động rầm rộ qua 13 tiểu bang Hoa Kỳ với sự tiếp tay của một số thành phần thân Cộng nhằm quảng bá rộng rãi, nhưng không thành công vì số người tham dự không đông như mong muốn.

Sự góp mặt của một số ít (vài người cho đến mươi người tuỳ mỗi tiểu bang) cựu chiến binh Hoa Kỳ có tham chiến ở Việt Nam và đã trở cờ phản chiến, khơi lại quan cảnh bịp bợm vận động dư luận quần chúng Mỹ hầu phản đối sự tham chiến của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Cuộc vận động nầy đã thất bại do sự khác biệt về thời điểm và nhất là do sự hiện hiện của cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản. Chính họ đã phơi bày cho người Mỹ rõ là mình bị mắt lừa và biết được sự thật quá trơ trẻn về cuộc chiến Việt Nam. Đó là quan cảnh diễn tiến buổi họp báo cuối cùng ở San Francisco. Sau hết cuộc vận động của phái đoàn Nguyễn Trọng Nhân thể hiện rõ ràng chính sách hồng hơn chuyên vẫn còn tiếp tục diễn ra tại Việt Nam, lơ là các quan điểm khoa học khách quan của những nhà khoa học chân chính trong và ngoài nước cùng hạn chế tối đa các nguồn thông tin bất lợi cho chính sách tuyên truyền của chế độ.

-                      Vụ kiện da cam Việt Nam trên nguyên tắc, do một số tư nhân thành lập       Hội, nhưng tại Việt Nam ngày nay, chưa có quy chế hội đoàn tư nhân, mọi hoạt động của tất cả mọi ngành như tôn giáo, xã hội đều quy về dưới hệ thống Mặt trận Tổ quốc, một cơ quan trực thuộc đảng Cộng sản Việt Nam, cho nên việc thành lập Hội nạn nhân chất Da cam/Dioxin Việt Nam trên thực tế chỉ là một công cụ của cường quyền chứ không thể nào so sánh như một hội tư nhân tự nguyện đúng nghĩa như ở hải ngoại được. Sự liên hệ đến chính trị càng rõ nét hơn khi cùng trong thời điểm diễn ra cuộc vận động vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mà Hoa Kỳ giữ vai trò chính yếu trong quyết định.

 

Các diễn biến kể trên cho thấy vấn đề da cam tại việt Nam cần được phân tích và xem xét trong toàn cảnh chính trị của một nước Việt Nam đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng Cộng sản hiện đang còn bám chặt lấy căn bản luận thuyết Mac Lê Nin vốn chứa đựng nhiều ảo tưởng bâng quơ nhắm vào mục tiêu lâu dài về một thế giới đại đồng, quảng bá và áp đặt chủ nghĩa xã hội trong mọi khía cạnh của cuộc sống người dân.

 

Trong khi rất mù mờ về "xã hội chủ nghĩa", thì nay, vì nhu cầu sinh tồn, đi theo mô hình phát triển kinh tế thị trường nhưng phải ghép vào cụm từ "theo định hướng xã hội chủ nghĩa" vốn vẫn chưa từ bỏ công thức quản trị tai hại lỗi thời "Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ". Não trạng nầy thực sự đã tạo nên một giai cấp thống trị mới bao gồm các tư bản đỏ trên nguyên tắc xuất thân từ "giai cấp chuyên chính vô sản"!

 

Tập sách mang tựa đề Câu chuyện Da cam/Dioxin Việt Nam, do Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VAST điều hợp, là một tập họp nhiều bài viết, những bài phân tích khoa học của một số nhà làm khoa học bao quanh vấn đề và vụ kiện da cam tại hoa Kỳ, đồng thời bao gồm nhiều bài phỏng vấn trên báo và trên nhiều làn sóng phát thanh và truyền hình khắp nơi để soi sáng vấn đề.

 

Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam thực hiện việc in ấn tập tài liệu nầy nhằm thoả mãn nhu cầu tìm hiểu và tham khảo của những người có quan tâm đến vấn đề trên, ngõ hầu đánh tan các huyền thoại liên quan đến việc sử dụng hoá chất diệt cỏ dại, tức chất da cam tại Việt Nam trong cuộc chiến trước năm 1975.

 

Ước mong tập sách sẽ là một tài liệu hữu ích giới trẻ, các sinh viên nghiên cứu qua trường lớp đại học sử dụng như là một trường hợp điển hình (case study).

 

Tập sách nầy thề hiện những nỗ lực và thiện chí đóng góp vô cùng quý báu về các mặt trình bày, tài trợ ấn phí, của tất cả thành viên của Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam tại Hoa Kỳ và một số thân hữu của Hội.

 

Xin ghi ơn sâu xa về các đóng góp trên của VAST.

 

 

Mai Thanh Truyết

 

 

Chương 23 - Câu Chuyện Da Cam / Dioxin Việt Nam

 

Tiếc Cho Một Người Lầm Lỡ Vừa Nằm Xuống

Thân tặng tất cả những người Việt còn có tấm lòng yêu quê hương.

 

 

Bà Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa (DQH) vừa nằm xuống ngày thứ bảy 25–2–2006 tại Sài Gòn, và cũng vừa được hỏa táng vào ngày thứ ba 28/2. Báo chí trong nước cho đến hôm nay, không hề loan tải tin tức trên. Đài BBC có phỏng vấn Ông Võ Nhơn Trí ở Pháp về tin nầy và phát đi ngày 28/2. Sự im lặng của Việt Nam khiến cho người viết thấy có nhu cầu trang trãi và chia xẻ một số suy nghĩ về cái chết của BS DQH để từ đó rút ra thêm một kinh nghiệm sống về tính chất "chuyên chính vô sản" của những người cầm quyền tại Việt Nam hiện tại.

 

ÔBà DQH và Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam

 

BS DQH là một người sống trong một gia đình theo Tây học, có uy tín và thế lực trong giới giàu có ở Sài Gòn từ thập niên 40. Cha là GS Dương Minh Thới và anh là LS Dương Trung Tín; gia đình sống trong một biệt thự tại đường Bà Huyện Thanh Quan xéo góc Bộ Y tế (VNCH) nằm trên đường Hồng Thập Tự. LS Tín đã bị ám sát tại Đà Lạt trong đó cái chết của ông cũng không được soi sáng, nhưng đa phần có nhiều nghi vấn là do lý do chính trị vì ông có khuynh hướng thân Pháp thời bấy giờ.

 

Về phần Bà Hoa, được đi du học tại Pháp vào cuối thập niên 40, đã đỗ bằng Bác sĩ Y khoa tại Paris và về lại Việt Nam vào khoảng 1957 (?). Bà có quan niệm cấp tiến và xã hội, do đó Bà đã gia nhập vào Đảng CS Pháp năm 1956 trước khi về nước.

 

Từ những suy nghĩ trên, Bà hoạt động trong lãnh vực y tế và lần lần được móc nối và gia nhập vào Đảng CSVN. Tháng 12/1960, Bà trở thành một thành viên sáng lập của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam VN dưới bí danh Thùy Dương, nhưng còn giữ bí mật cho đến khi Bà chạy vô "bưng" qua ngõ Ba Thu –Mõ Vẹt xuyên qua Đồng Chó Ngáp. Ngay sau biến cố Tết Mậu Thân, tin tức trên mới được loan tải qua đài phát thanh của Mặt Trận.

 

Khi vào trong bưng, Bà gặp GS Huỳnh Văn Nghị (HVN) và kết hôn với GS. Trở qua GS Huỳnh Văn Nghị, Ông cũng là một sinh viên du học tại Pháp, đỗ bằng Cao học (DES) Toán. Về VN năm 1957, ông dạy học tại trường Petrus Ký trong hai năm, sau đó qua làm ở Nha Ngân sách và Tài chánh.  Ông cũng có tinh thần thân Cộng, chạy vô "bưng" năm 1968 và được kết nạp vào đảng sau đó.

 

Do "uy tín" chính trị quốc tế của Bà Hoa thời bấy giờ rất cao, Mặt Trận, một lá bài của CS Bắc Việt, muốn tận dụng uy tín nầy để tạo sự đồng thuận với chính phủ Pháp hầu gây rối về mặt ngoại giao cho VNCH và đồng minh Hoa Kỳ. Từ những lý do trên, Bà Hoa là một người rất được lòng Bắc Việt, cũng như Ông Chồng là GS HVN cũng được nâng đở theo. Vào đầu thập niên 70, Ông được chuyển ra Bắc và được huấn luyện trong trường đảng. Tại đây, với một tinh thần thông thoáng dân tộc, cộng thêm nhiều lý luận toán học, Ông đã phân tích và chứng minh những lý thuyết giảng dạy ở trường đảng đều không có căn bản lý luận vững chắc và Ông tự quyết định rời bõ không tiếp tục theo học trường nầy  nữa.

 

Nhưng chính nhờ uy tín của Bà DQH trong thời gian nầy cho nên ông không bị trở ngại về an ninh. Cũng cần nên nói thêm là ông đã từng được đề cử vào chức vụ Bộ trưởng Kinh tế nhưng ông từ chối.

 

ÔB DQH và Đảng Cộng sản VN

 

Chỉ một thời gian ngắn sau khi CS Bắc Việt giải tán Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam, Ô Bà lúc đó mới vở lẽ ra. Về phần Ô HVN, ông hoàn toàn không hợp tác với chế độ. Năm 1976, trong một buổi ăn tối với 5 người bạn thân thiết, có tinh thần "tiến bộ", Ông đã công khai tuyên bố với các bạn như sau:"Các "toi" muốn trốn thì trốn đi trong lúc nầy. Đừng chần chờ mà đi không kịp. Nếu ở lại, đừng nghĩ rằng mình đã có công với "cách mạng" mà "góp ý" với đảng". Ngay sau đó, một trong người bạn thân là Nguyễn Bá Nhẫn vượt biên và hiện cư ngụ tại Pháp. Còn 4 người còn lại là Lý Chánh Trung (giáo sư văn khoa Sài Gòn), Trần Quang Diệu (TTKý Viện Đại học Đà Lạt), Nguyễn Đình Long (Nha Hàng không Dân sự), và một người nữa người viết không nhớ tên không đi. Ông Trung và Long hiện còn ở Việt Nam, còn ông Diệu đang cư ngụ ở Canada.

 

Trở lại BS DQH, sau khi CS chiếm đóng miền Nam tháng 4/1975, Bà Hoa được "đặt để" vào chức vụ Tổng trưởng Y tế, Xã hội, và Thương binh trong nội các chính phủ. Vào tháng 7/75, Hà Nội chính thức giải thể chính phủ Lâm thời và nắm quyền điều hành toàn quốc, chuyển Bà xuống hàng Thứ trưởng và làm bù nhìn như Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thị Định…  Chính trong thời gian nầy Bà lần lần thấy được bộ mặt thật của đảng CS và mục tiêu của họ không phải là phục vụ đất nước Việt Nam mà chính là làm nhiệm vụ của CS quốc tế là âm mưu nhuộm đỏ vùng Đông Nam Á.

 

Vào khoảng cuối thập niên 70, Bà đã trao đổi cùng Ô Nguyễn Hữu Thọ:"Anh và tôi chỉ đóng vai trò bù nhìn và chỉ là món đồ trang sức rẻ tiền cho chế độ. Chúng ta không thể phục vụ cho một chế độ thiếu dân chủ và không luật lệ. Vì vậy tôi thông báo cho anh biết là tôi sẽ trả lại thẻ Đảng và không nhận bất cứ nhiệm vụ nào trong chính phủ cả". Đến năm 1979, Bà chính thức từ bỏ tư cách đảng viên và chức vụ Thứ trưởng. Dĩ nhiên là Đảng không hài lòng với quyết định nầy; nhưng vì để tránh những chuyện từ nhiệm tập thể của các đảng viên gốc miền Nam, họ đề nghị Bà sang Pháp. Nhưng sau cùng, họ đã lấy lại quyết định trên và yêu cầu Bà im lặng trong vòng 10 năm.

 

Mười năm sau đó, sau khi được "phép" nói, Bà nhận định rằng Đảng CS Việt Nam tiếp tục xuất cảng gạo trong khi dân chúng cả nước đang đi dần đến nạn đói. Và nghịch lý thay, họ lại yêu cầu thế giới giúp đỡ để giải quyết nạn nghèo đói trong nước. Trong thời gian nầy Bà tuyên bố :" Trong hiện trạng của Đất Nước hiện tại (thời bấy giờ), xuất cảng gạo tức là xuất cảng sức khỏe của người dân" Và Bà cũng là một trong những người đầu tiên lên tiếng báo động vào năm 1989 cho thế giới biết tệ trạng bán trẻ em Việt Nam ngay từ 9,10 tuổi cho các dịch vụ tình dục trong khách sạn và các khu giải trí dành cho người ngoại quốc do các cơ quan chính phủ và quân đội điều hành.

 

Sau khi rời nhiệm vụ trong chính phủ, Bà trở về vị trí của một BS nhi khoa. Qua sự quen biết với giới trí thức và y khoa Pháp, Bà đã vận động được sự giúp đở của hai giới trên để thành lập Trung Tâm Nhi Khoa chuyên khám và chữa trị trẻ em không lấy tiền và Bà cũng được viện trợ thuốc men cho trẻ em Việt Nam suy dinh dưỡng nhất là acid folic và các lọai vitamin. Nhưng tiếc thay, số thuốc trên khi về Việt Nam đã không đến tay Bà mà tất cả được chuyển về Bắc. Bà xin chấm dứt viện trợ, nhưng lại được "yêu cầu" phải xin lại viện trợ vì…nhân dân (của Đảng!). Về tình trạng trẻ con suy dinh dưỡng, với tính cách thông tin, chúng tôi xin đưa ra đây báo cáo của Bà Anneke Maarse, chuyên gia tư vấn của UNICEF trong hội nghị ngày 1/12/03 tại Hà Nội :" Hiện Việt Nam có 5,1 triệu người khuyết tật chiếm 6,3% trên tổng số 81 triệu dân. Qua khảo sát tại 648 gia đình tại ba vùng Phú Thọ, Quảng Nam và Tp HCM cho thấy có tới 24% trẻ em tàn tật dạng vận động, 92,3% khuyết tật trí tuệ, và 19% khuyết tật thị giác lẫn ngôn ngữ. Trong số đó tỷ lệ trẻ em khuyết tật bẩm sinh chiếm tới 72%.

 

Vào năm 1989, Bà đã được ký giả Morley Safer, phóng viên của đài truyền hình CBS phỏng vấn. Những lời phỏng vấn đã được ghi lại trong cuốn sách của ông dưới tựa đề Flashbacks on Returning to Việt Nam do Random House, Inc. NY, 1990 xuất bản. Qua đó, một sự thật càng sáng tỏ là con của Bà, Huỳng Trung Sơn bị bịnh viêm màng não mà Bà không có thuốc để chữa trị khi còn ở trong bưng và đây cũng là một sự kiện đau buồn nhất trong đời Bà. Cũng trong cuốn sách vưà kể trên, Bà cũng đã tự thú là đã sai lầm ở một khoảng thời gian nào đó. Nhưng Bà không luyến tiếc vì Bà đã đạt được mục đích là làm cho những người ngoại quốc ra khỏi đất nước Việt Nam.

 

Sau cùng, chúng tôi xin liệt kê ra đây hai trong những nhận định bất hủ của BS DQH là :"Trong chiến tranh, chúng tôi sống gần nhân dân, sống trong lòng nhân dân. Ngày nay, khi quyền lực nằm an toàn trong tay rồi, đảng đã xem nhân dân như là một kẽ thù tiềm ẩn". Và khi nhận định về bức tường Bá Linh, Bà nói:" Đây là ngày tàn của một ảo tưởng vĩ đại".

 

 

 

 

BS DQH và Vụ kiện Da Cam

 

Theo nhiều nguồn dư luận hải ngoại, trước khi ký kết Thương ước Mỹ-Việt dưới nhiệm kỳ của Tổng thống Clinton, hai chính phủ đã đồng ý trong một cam kết riêng không phổ biến là Việt Nam sẽ không đưa vụ Chất độc màu Da cam để kiện Hoa Kỳ, và đối lại, Mỹ sẽ ký thương ước với Việt Nam và sẽ không phủ quyết để Việt Nam có thể gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

 

Có lẽ vì "mật ước" Mỹ-Việt vừa nêu trên, nên Việt Nam cho thành lập Hội Nạn nhân chất Độc Da cam/Dioxin Việt Nam ngày 10/1/2004 ngay sau khi có quyết định chấp thuận của Bộ Nội vụ ngày 17/12/2003. Đây là một Hội dưới danh nghĩa thiện nguyện nhưng do Nhà Nước trợ cấp tài chính và kiểm soát. Ban chấp hành tạm thời của Hội lúc ban đầu gồm:

-     Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó chủ tịch nước làm Chủ tịch danh dự;

-          Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị QĐND làm Chủ tịch;

-          GS,BS Nguyễn Trọng Nhân, nguyên Bộ trưởng Y tế, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam làm Phó Chủ tịch;

-          Ô Trần Văn Thụ làm Thư ký.

 

Trong buổi lễ ra mắt, Bà Bình đã khẳng định rõ ràng rằng:"Chính phủ Mỹ và các công ty sản xuất chất độc hoá học da cam phải thừa nhận trách nhiệm tinh thần, đạo đức và pháp lý. Những người phục vụ chính thể Việt NamCộng Hòa cũ ở miền Nam không được đưa vào danh sách trợ cấp". Theo một bản tin của Thông tấn xã Việt Nam thì đây là một tổ chức của những nạn nhân chất Da cam, cũng như các cá nhân, tập thể tự nguyện đóng góp để giúp các nạn nhân khắc phục hậu quả chất độc hoá học và là đại diện pháp lý của các nạn nhân Việt Nam trong các quan hệ với các tổ chức và cơ quan trong cũng như ngoài nước. Thế nhưng, trong danh sách nạn nhân chất da cam trong cả nước được Việt Nam ước tính trên 3 triệu mà chính phủ đã thiết lập năm 2003 để cung cấp tiền trợ cấp hàng tháng, những nạn nhân đã từng phục vụ cho VNCH trước đây thì không được đưa vào danh sách nầy (Được biết năm 2001, trong Hội nghị Quốc tế tại Hà Nội, số nạn nhân được Việt Nam nêu ra là 2 triệu!). Do đó có thể nói rằng, việc thành lập Hội chỉ có mục đích duy nhất là hỗ trợ cho việc kiện tụng mà thôi.

 

Vào ngày 30/1/2004, Hội đã nộp đơn kiện 37 công ty hóa chất ở Hoa Kỳ tại tòa án liên bang Brooklyn, New York do luật sư đại diện cho phía Việt Nam là Constantine P. Kokkoris. (Được biết LS Kokkoris là một người Mỹ gốc Nga, đã từng phục vụ cho tòa Đại sứ Việt ở Nga Sô và có vợ là người Việt Nam họ Bùi). Hồ sơ thụ lý gồm 49 trang trong đó có 240 điều khoảng. Danh sách nguyên đơn liệt kê như sau:

 

- Hội Nạn nhân Chất Da cam/Dioxin Việt Nam;

- Bà Phan Thị Phi Phi, giáo sư Đại học Hà Nội;

- Ông Nguyễn Văn Quý, cựu chiến binh tham chiến ở miền Nam trước 1975, cùng với hai người con là Nguyễn Quang Trung (1988) và Nguyễn Thị Thu Nga (1989);

- Bà Dương Quỳnh Hoa, Bác sĩ, nguyên Bộ trưởng Y tế Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam, và con là Huỳnh Trung Sơn; và

- Những người cùng cảnh ngộ.

 

Đây là một vụ kiện tập thể (class action) và yêu cầu được xét xử có bồi thẩm đoàn.  Các đương đơn tố các công ty Hoa Kỳ đã vi phạm luật pháp quốc tế và tội ác chiến tranh, vi phạm luật an toàn sản phẩm, cẩu thả và cố ý đả thương, âm mưu phạm pháp, quấy nhiễu nơi công cộng và làm giàu bất chánh để (1) đòi bồi thường bằng tiền do thương tật cá nhân, tử vong, và dị thai và (2) yêu cầu tòa bắt buộc làm giảm ô nhiễm môi trường, và (3) để hoàn trả lại lợi nhuận mà các công ty đã kiếm được qua việc sản xuất thuốc khai quang.

 

Không có một bằng chứng nào được đính kèm theo để biện hộ cho các cáo buộc, mà chỉ dựa vào tin tức và niềm tin (nguyên văn là upon information and belief).  Tuy nhiên, đơn kiện có nêu đích danh một số nghiên cứu mới nhất về dioxin của Viện Y khoa thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ, công ty cố vấn Hatfield Consultants của Canada, Bác sĩ Arnold Schecter của trường Y tế Công cộng Houston thuộc trường Đại học Texas, và Tiến sĩ Jeanne Mager Stellman của trường Đại học Columbia, New York. 

 

Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến trường hợp của BS Dương Quỳnh Hoa cũng như  quá trình hoạt động của Bà từ những năm 50 cho đến hiện tại. Tên Bà nằm trong danh sách nguyên đơn cũng là một nghi vấn cần phải nghiên cứu cặn kẽ.

 

Theo nội dung của hồ sơ kiện tụng, từ năm 1964 trở đi, Bà thường xuyên đi đến thành phố Biên Hòa và Sông Bé (?) là những nơi đã bị phun xịt thuốc khai quang nặng nề. Từ năm 1968 đến 1976, nguyên đơn BS Hoa là Tổng trưởng Y tế của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam và ngụ tại Tây Ninh. Trong thời gian nầy Bà phải che phủ trên đầu bằng bao nylon và đã đi ngang qua một thùng chứa thuốc khai quang mà máy bay Mỹ đã đánh rơi. (Cũng xin nói ở đây là chất da cam được chứa trong những thùng phuy 200L và có sơn màu da cam. Chất nầy được pha trộn với nước hay dầu theo tỷ lệ 1/20 hay hơn nữa và được bơm vào bồn chứa cố định trên máy bay trước khi được phun xịt. Như vậy làm gì có cảnh thùng phuy rơi rớt!?).

 

Năm 1970, Bà hạ sinh đứa con trai tên Huỳnh Trung Sơn (cũng có tên trong đơn kiện như một nguyên đơn, tuy đã mất) bị phát triển không bình thường và hay bị chứng co giật cơ thể. Sơn chết vào lúc 8 tháng tuổi.

 

Trong thời gian chấm dứt chiến tranh, BS Hoa bắt đần bị chứng ngứa ngáy ngoài da. Năm 1971, Bà có mang và bị sẩy thai sau 8 tuần le.ã Năm 1972, Bà lại bị sẩy thai một lần nữa, lúc 6 tuần mang thai. Năm 1985, BS Hoa đã được chẩn bịnh tiểu đường. Và sau cùng năm 1998 Bà bị ung thư vú và đã được giải phẩu. Năm 1999, Bà được thử nghiệm máu và BS Schecter (Hoa Kỳ) cho biết là lượng Dioxin trong máu của Bà có nồng độ là 20 ppt (phần ức).

Và sau cùng, kết luận trong hồ sơ kiện tụng là: Bà BS Hoa và con là nạn nhân của chất độc Da cam.

 

Qua những sự kiện trên chúng ta thấy có nhiều điều nghịch lý và mâu thuẫn về sự hiện diện của tên Bà trong vụ kiện ở Brooklyn?

 

Để tìm giải đáp cho những điều nghịch lý trên, chúng tôi xin trích dẫn những phát biểu  của Bà trong một cuộc tiếp xúc thân hữu tại Paris trung tuần tháng 5/2004. Theo lời Bà (từ miệng Bà nói, lời của một người bạn tên VNT có mặt trong buổi tiếp xúc trên) thì "người ta đã đặt tôi vào một sự đã rồi (fait accompli). Tên tôi đã được ghi vào hồ sơ kiện không có sự đồng ý của tôi cũng như hoàn toàn không thông báo cho tôi biết. Người ta chỉ đến mời tôi hợp tác khi có một ký giả người Uùc thấy tên tôi trong vụ kiện yêu cầu được phỏng vấn tôi. Tôi chấp nhận cuộc gặp gỡ với một điều kiện duy nhất là tôi có quyền nói sự thật, nghĩa là tôi không là người khởi xướng vụ kiện cũng như không có ý muốn kiện Hoa Kỳ trong vấn đề chất độc da cam." Dĩ nhiên cuộc gặp gỡ giữa Bà Hoa và phóng viên người Uùc không bao giờ xảy ra.

 

Bà còn thêm rằng:" Trong thời gian mà tất cả mọi người nhất là đảng CS bị ám ảnh về việc nhiễm độc dioxin, tôi cũng đã nhờ một BS Hoa Kỳ khám nghiệm (khoảng 1971) tại Pháp và kết quả cho thấy là lượng dioxin trong máu của tôi dưới mức trung bình (2ppt)."

 

Đến đây, chúng ta có thể hình dung được kết quả của vụ kiện.Và ngày 10 tháng 3 năm 2005, Ông chánh án Jack Weinstein đã tuyên bố hủy bõ hoàn toàn vụ kiện tại tòa án Brooklyn, New York.

 

Bài học được rút ra từ cái chết của BS DQH

 

Từ những tin tức về đời sống qua nhiều giai đoạn của Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, hôm nay Bà đã đi trọn quảng đường của cuộc đời Bà. Những bước đầu đời của Bà bắt đầu với bầu nhiệt huyết của tuổi thanh niên, lý tưởng phục vụ cho tổ quốc trong sáng. Nhưng chính vì sự trong sáng đó Bà đã không phân biệt và bị mê hoặc bởi những lý thuyết không tưởng của hệ thống cộng sản thế giới. Do đó Bà đã bị lôi cuốn vào cơn gió lốc của cuộc chiến VN. Và Bà đã đứng về phía người Cộng sản.

 

Khi đã nhận diện được chân tướng của họ, Bà bị vỡ mộng và có phản ứng ngược lại. Nhưng vì thế cô, Bà không thể nào đi ngược lại hay "cải sửa" chế độ. Rất may cho Bà là Bà chưa bị chế độ nghiền nát. Không phải vì họ sợ hay thương tình một người đã từng đóng góp cho chế độ (trong xã hội CS, loại tình cảm tiểu tư sản như thế không thể nào hiện hữu được), nhưng chính vì họ nghĩ còn có thể lợi dụng được Bà trong những mặc cả kinh tế – chính trị giữa các đối cực như Pháp và Hoa Kỳ, trong đó họ chiếm vị thế ngư ông đắc lợi. Vì vậy, họ không triệt tiêu Bà.

 

Hôm nay, chúng ta có thể tiếc cho Bà (nhưng không thương), một người Việt Nam có tấm lòng yêu nước nhưng không đặt đúng chỗ và đúng thời điểm; do đó, khi đã phản tỉnh lại bị chế độ đối xử tệ bạc. Tuy nhiên, với một cái chết trong im lặng, không kèn không trống, không một thông tin trên truyền thông về một người đã từng có công đóng góp cho sự thành tựu của chế độ như Bà đã khiến cho chúng ta phải suy nghĩ, suy nghĩ về tính vô cảm của người cộng sản, cũng như suy nghĩ về tính chuyên chính vô sản của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Đối với chế độ hiện hành, sẽ không bao giờ có được sự đối thoại bình đẳng, trong đó tinh thần tôn trọng dân chủ dứt khoát không hề hiện hữu như các sinh hoạt chính trị của những quốc gia tôn trọng nhân quyền trên thế giới. Do đó, với cơ chế trên, hệ thống XHCN sẽ không bao giờ biết lắng nghe những tiếng nói "đóng góp" đích thực cho công cuộc xây dựng Đất và Nước cả.

 

Bài học DQH là một bài học lớn cho những ai còn hy vọng rằng cơ hội ngày hôm nay đã đến cho những người còn tâm huyết ở hải ngoại ngõ hầu mang hết khả năng và kỹ năng về xây dựng quê hương. Hãy hình dung một đóng góp nhỏ nhặt như việc cung cấp những thông tin về nguồn nước ở các sông ngòi ở Việt Nam đã bị kết án là vi phạm "bí mật quốc gia" theo Quyết định của Thủ tướng Việt Nam số 212/203/QĐ-TTg ký ngày 21/10/2003. Như vậy, dù là "cùng là máu đỏ Việt Nam" nhưng phải là máu đã "cưu mang" một chủ thuyết ngoại lai mới có thể được xem là chính danh để xây dựng quê hương Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 

Mai Thanh Truyết

 

 

Ghi chú: Ngày 3/3/2006, trên báo SGGP, GS Trần Cửu Kiếm, nguyên ủy viên Ban Quân y miềm Nam, một người bạn chiến đầu của Bà trong MTDTGPMN, có viết một bài ngắn để kỷ niệm về BS DQH.

 

 

 

 

CÂU CHUYỆN DA CAM / DIOXIN VIỆT NAM

 

 

Lời Kết Thúc Câu Chuyện Da Cam/Dioxin Việt Nam

 

 

 

Trong gần 10 năm qua, Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (Vietnamese American Science & Technology Society – VAST) đã theo dõi và đúc kết hồ sơ "Chất độc màu Da cam/Dioxin Việt Nam" trong một cuốn sách chúng tôi sắp sữa dự trù phát hành vào tháng 4 năm 2008. Chúng tôi cố gắng thu thập tài liệu, trình bày dữ kiện một cách trung thực và khách quan của giới khoa học và kỹ thuật chân chính cùng trao đổi với những nhà khoa học trong và ngoài nước trong tinh thần trọng khoa học và tương kính; tuy nhiên, chúng tôi thẳng thắn xác nhận rằng chúng tôi còn nhiều điểm hoàn tòan không đồng ý với những kết luận thiếu trong sáng trong kết luận.

 

Đối với Hội nghị Dioxin diễn ra tại Hà Nội năm 2002, chúng tôi đã được phái đoàn Hoa Kỳ mời tham dự qua Letter of Invitation, nhưng chúng tôi nhận thấy không thể tiếp tục làm thủ tục vì những phản bác khá nặng nề của phát ngôn viên Việt Nam thời bấy giờ (Phan Thuý Thanh) về một bài phỏng vấn chúng tôi do nhật báo Orange Counter Register thực hiện trước đó nói về tình hình ô nhiễm ở Việt Nam đã đến lúc báo động.

 

Đối với Tiến sĩ Wayne Dwernychuk, Giám Đốc Kỹ thuật Công ty Hatfiefd, Canada, chúng tôi đã góp ý và nêu lên những nghi vấn trong báo cáo dày trên 400 trang phối hợp với Ủy ban 10-80 của Việt Nam. Hai quan điểm bất đồng đã được phát biểu trên Đài Á Châu Tự Do (RFA) ở Washington.

 

Đối với Gíao sư Bác sĩ Mocarelli, Ý chúng tôi cũng đã thảo luận tường tận qua điện thư, điện thoại, và đường bưu chính về vấn nạn thay đổi giới tính qua ảnh hưởng của Dioxin.

 

Đối với Bác sĩ Schecter, một người tự nhận là cả đời nghiên cứu về chất Da cam ở Việt Nam, Khoa trưởng trường Y tế Công cộng Dallas, chúng tôi cũng đã nhiều lần tiếp xúc qua điện thư, điện thoại cùng tranh luận trên Đài Á châu Tự Do về sự bất đồng quan điểm trên cung cách lấy mẫu phân tích và kết quả phân tích các mẫu đo đạc. Một điểm cần lưu ý trong vấn đề nầy là trong suốt thời gian tranh luận, chúng tôi được một bác sĩ phụ tá của BS Schecter điện thoại với mục đích mời gọi sự tham gia "nghiên cứu chung" trong vấn đề ô nhiễm chất Da cam.

 

Đặc biệt hơn cả là đối với Tiến sĩ Stellman, Đại học Columbia. Bà đã nhận được ngân khoản 5 triệu Mỹ kim để nghiên cứu, tính toán qua tài liệu đã giải mã của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về Chiến dịch Ranch Hand mà chúng tôi cũng có trong tay. Sau hai năm nghiên cứu, kết luận của Bà là thiết lập một mô hình toán trên bản đồ địa lý trong những vùng đã được phun xịt trong thời gian chiến dịch và từ đó đưa ra những kết luận sau đây:

 

1- Tổng lượng Dioxin đã được rãi xuống miền Nam, không phải là 170 Kg Dioxin nguyên chất như đã được Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ ước tính mà là 336 Kg;

2- Và số lượng nạn nhân ước tính cho đến hôm nay (thời điểm 2003) là có thể lên đến 5 triệu(!). Dĩ nhiên là công bố của Bà đã được Việt Nam cổ võ tận tình.

 

Trở qua vụ kiện ở toà án Brooklyn, New York, chúng tôi được hân hạnh tiếp xúc với Luật sư chính của Công ty Dow Chemical Company, Steve Brock. Qua nhiều lần trao đổi qua điện thoại, điện thư, và cuối cùng Luật sư cùng một nhà độc tố học đã tiếp xúc trực tiếp với chúng tôi để tham khảo về những thông tin và quan điểm chúng tôi kết luận về vấn đề Da Cam ở Việt Nam. Và  trong phần phản biện sau cùng dưới tư cách bị đơn gữi đến ông Chánh án toà là Jack Weinstein, Dow Chemical  đã ghi nhận những lời góp ý và ghi tên chúng tôi vào phần nầy. Có lẽ nhờ đó, Toà đã huỷ bõ đơn kiện của Hội Nạn Nhân Chất Độc Da Cam/Dioxin Việt Nam ngày 10 tháng 3 năm 2005.

 

Qua vụ kiện, cũng như qua các Hội nghị Quốc tế về Dioxin trong những năm về sau 2003, từ năm 2004 trở đi, cho đến năm 2007 tại Tokyo, hầu như tất cả những tham dự viên trong hội nghị đều tập chú vào phương pháp lấy mẫu để đo đạc, phương pháp đo đạc Dioxin và những Dioxin-tương đương như BCPs và Furans v.v…Phương pháp mới nhất dùng để phân tích Dioxin và BCPs là dùng cột phân tích chọn lọc "vi phân" (selective capillary column) và sử dụng pha phân cực cao (highly polar phase). Đây là một phương pháp tối tân nhất hiện tại để có thể tách rời Dioxin và các Dioxin-tương đương khác.

 

Một câu chuyện khá lý thú về Dioxin cũng xin được đan cử ra đây, đó là trường hợp đầu độc chính trị bằng Dioxin. Vào tháng 7 năm 2004, có một cuộc tranh cử Tổng thống giữa hai ứng cử viên Yanukovych thuộc Đảng Cộng sản Ukraina và Viktor Yuschenko, ứng cử viên độc lập. Trong một bữa tiệc giữa hai đối thủ, ông Yuschenko đã uống một ly sữa màu trắng. Vài ngày sau đó, ông bị nhiễm độc, bị đau lưng và tê liệt nửa bên mặt trái.. Chỉ một thời gian ngắn, mặt ông nổi lên sần sùi. Máu ông đã được mang đi thử nghiệm ở Áo. Kết luận của bác sĩ Micheal Zimpfer, Giám đốc bịnh viện Rudolfinehaus là: "Không còn nghi ngờ gì nữa, Ông Yuschenko đã bị đầu độc bằng Dioxin, và nồng độ Dioxin trong máu ông đã cao gấp ngàn lần nồng độ trung bình trong cơ thể một người dân bình thường". Tuy nhiên sau cùng, chứng bịnh mà ông vướng phải là chứng chloacnea (một loại mụn trứng cá), một chứng bịnh đã được chứng minh là do Dioxin gây ra. Ông đã được chữa trị và đã bình phục và hiện là Tổng thống của nước Ukraina.

 

Qua những câu chuyện và thông tin kể trên, chúng ta nhận thấy rằng, câu chuyện Dioxin ở Việt Nam trong một chừng mực nào đó chỉ là những thổi phồng của phía Việt nam về số liệu cũng như về con số nạn nhân. Con số nạn nhân ở Việt Nam đã thay đổi tuỳ thời diểm, và con số đó tiếp tục tăng dần theo thời gian cũng như số lượng trẻ em thuộc thế hệ thứ hai và thứ ba sau chiến dịch Ranch Hand tăng mạnh lên. Điều đó chứng tỏ là phía Việt Nam có dụng tâm để hầu mong vận động sự đồng thuận của "bè bạn khắp năm châu" mà tăng áp lực chính trị lên vụ kiện để đạt được thắng lợi.

 

Nhưng điều đó tiếc thay đã không xảy ra. Trong buổi điều trần đầu tiên vào tháng sáu vừa qua tại toà Kháng Án Khu vực 2, New York, mặc dù có sự hiện diện của phái đoàn và nạn nhận chất Da cam đến từ Việt Nam, mặc dù có thêm sự hiện diện của một phái đoàn Bộ trưởng Việt Nam tham dự và đến từ cổng sau của toà án (vì tránh sự biểu tình đông đảo của người Việt hải ngoại chắn cửa trước của tòa án), Ông Chánh Án đã ra lịnh cho hai bên Nguyên và Bị đơn chỉ trình bày trong vòng nửa giờ mà thôi, dù bên phiá Việt Nam xin thêm 60 phút nữa. Đại diện của chính phủ Hoa Kỳ cũng chỉ có 30 phút để điều trần.

 

Phiên toà không có kết luận, và cũng im lặng không công bố gì cả cho đến hôm nay (thời điểm đầu năm 2008).

 

Tuy chưa có kết quả của phiên toà kháng án, chúng ta cũng hình dung ra được rằng đã có những chuyển biến về vấn đề nầy về phía Việt Nam. Có lẽ vì thấy không thể nào thắng được vụ kiện, Việt Nam, qua báo chí và qua một số nhân vật hải ngoại đã dóng lên tiếng nói trên truyền thông hải ngoại, nói lên quan điểm và thái độ hoà hoãn của mình. GS Tạ Văn Tài đã lên Đài BBC hai lần, nêu lên một số vấn đề nhân đạo, kêu gọi các quốc gia trên thế giới giúp đở Việt Nam trong vấn đề nầy cũng như giúp Việt Nam nghiên cứu thêm về những độc hại của những hoá chất bảo vệ thực vật sử dụng bừa bãi ở đất nước nầy trong việc phát triển nông nghiệp và kỹ nghệ, điều mà Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (VAST) đã cố suý trước khi có vụ kiện xảy ra.

 

Còn về phía Hoa Kỳ, để tỏ thiện chí một cách gián tiếp các tổ chức thiện nguyện phi chính phủ (NGO) đã bắt đầu làm một vài cử chỉ than thiện trong vấn đề "xoa dịu nỗi đau da cam" của Việt Nam như Ford Foundation vừa mới viện trợ 70.000 Mỹ kim để xử lý ô nhiễm da cam tại một địa điểm gần phi trường Đà Nẵng, cùng hứa sẽ viện trợ nhiều hơn nữa ở những địa điểm ô nhiễm khác.

 

Từ 10 năm qua, tất cả các thành viên của VAST cố gắng phổ biến, trao đổi thông tin, cùng mở ra nhiều Hội thảo, Hội nghị để tham khảo và thảo luận về vấn đề Dioxin và chất Da Cam ở Việt Nam. Tiếng nói của Hội đã được chuyển tải qua truyền hình SBTN, Việt Nam Hải Ngoại trên khắp nơi. Truyền thanh cũng được phát đi thường xuyên qua các Đài như Á Châu Tự Do (RFA), Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA), Đài Pháp Quốc tế (RFI), SBS (Úc), Đài Việt Nam Hải Ngoại khắp Hoa Kỳ, các Đài địa phương như Radio Bolsa, Washington,Tiếng Nước Tôi, Chân Trời Mới, Houston, Dallas, Philadelphia, New Orleans, v.v…

 

Câu chuyện Dioxin/DaCam Việt Nam ngày hôm nay có thể xem như đã chấm dứt, nghĩa là vụ kiện của Hội Nạn Nhân Chất Độc Da cam/Dioxin đã đi vào quên lãng. Vấn đề còn tồn đọng cần ghi nhận ra đây là Việt Nam cần phải can đảm chấp nhận tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam là một thực tế. Và tình trạng nầy theo một vài nhận định quốc tế là đã đến "điểm tới hạn" (threshold limit) rồi; nghĩa là đã đến lúc thiên nhiên không còn đủ khả năng để tự điều tiết và làm sạch môi trường tự nhiên được nữa. Hay nói một cách khác đã hết thuốc chữa!

 

Năm 2007, Liên Hiệp Quốc qua Chương trình Môi trường nhận định đất canh tác nông nghiệp ở Việt Nam đã cằn cỗi do việc khai thác bừa bãi và quá tãi cũng như ước tính hiện có khoảng 8 triệu mẫu đất đang bị hoang hoá và sa mạc hoá.

 

Phát triển là điều cần thiết của một quốc gia đang phát triển và nhất là đối với một quốc gia như Việt Nam vừa trãi qua một cuộc chiến dài đăng đẳng. Nhưng đó phải là một sự phát triển đồng bộ, hài hoà, và ứng hợp với chiều hướng phát triển toàn cầu; hay nói một cách khác, phát triển phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường.

 

Việt Nam đã không làm được điều đó từ khi bắt đầu mở cửa, chấm dứt thời kỳ bế quan toả cảng từ năm 1986 trở đi, Việt Nam đã để lỡ nhiều cơ hội cho quốc tế có thể giúp đỡ qua các viện trợ nhân đạo đặc biệt về tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em sau chiến tranh. Qua nhiều cuộc nghiên cứu quốc tế như UNICEF, Ngân hàng Thế giới, trẻ em Việt Nam trong giai đoạn đầu đời, thiếu nhiều vitamines cần thiết cho dinh dưỡng như các loại Vit B và acid folic.

 

Nếu nhận thức được điều nầy, con số trên dưới 5 triệu nạn nhân Việt Nam gán cho là nạn nhân của chất độc màu da cam sẽ không hiện diện trên dãy đất thân yêu của chúng ta ngày hôm nay nữa. Và sau cùng, câu chuyện Dioxin/Da cam chỉ là một luận cứ Việt Nam dùng đánh động dư luận thế giới trong mưu đồ chính trị hơn là nhân đạo.

 

Đã đến lúc Việt Nam cần phải nhìn nhận một thực tế đúng đắn rằng không có câu chuyện Dioxin/Dacam qua chiến dịch Ranch Hand mà phải giải quyết một sự thật hiển nhiên là tình trạng ô nhiễm môi trường và suy dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam. Đây mới là hai việc chính yếu mà Việt Nam cần phải thẳng thắn đối mặt và xác định ưu tiên cần phải làm trước hơn cả.

 

Và sau cùng, chúng tôi hoàn toàn đặt tin tưởng vào Tuổi Trẻ Việt Nam ở trong và ngoài nước, có thừa khả năng về chuyên môn cộng thêm một tâm lành trong sáng, đã và đang thể hiện tinh thần Quang Trung, sẽ giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường trong cả nghĩa bóng và nghĩa đen ở Việt Nam mà thế hệ cha anh để lại.  

 

Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (VAST)

Suy Nghĩ về Sự Kiện Phi Nhân Bản ở Thái Hà

Mai Thanh Truyết

12/12/2008


(quý vị bấm nghe âm thanh)

http://audio.freevietnews.com/20081212ts_maithanhtruyet.m3u


Thưa Quý Vị


Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ! Huống chi nơi đây không phải là một con ngựa đau mà là toàn giáo xứ Thái Hà đang lãnh chịu một sức ép nặng nề trong chiến dịch đàn áp tôn giáo của cường quyền.


Cùng một dòng máu đỏ Việt Nam, chúng ta những người Việt còn tha thiết đến vận mạng của Đất Nứơc, chúng ta không thể nào làm ngơ trước tình thế hiện tại : một đất nước phải chịu sự quản lý kỳ quặc của một thiểu số với một não trạng không bình thường.


Trong hơn 33 năm cưỡng chiếm miền Nam, thu hồi toàn vẹn lãnh thổ từ Bắc chí Nam, người cộng sản đã xử dụng và khai thác đất nước, tận dụng tài nguyên thiên nhiên để xây dựng cái gọi là xã hội "xã hội chủ nghĩa".

Kết quả như chúng ta đã thấy, cũng như khắp thế giới điều biết, là tuyệt đại đa số dân tộc đầu sống dưới mức nghèo đói, thu nhập dưới 1 Mỹ kim/ngày. Thành phần nông dân ngày càng nghèo hơn do mất đất, do hàng tá các thứ thuế từ địa phương đến trung ương.


Về Đất thì ngày càng thoái hoá, không cho được năng suất như dự định do ảnh hưởng của việc áp dụng phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật vô trách nhiệm và quá tải.


Về Nước, hầu hết những nguồn nước mặt như sông ngòi, ao hồ, thậm chí đến nguồn nước ngầm cũng bị ô nhiễm vì sự phát triển không đồng bộ và không cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Kết quả là ngày hôm nay, hàng loạt dòng sông đã biến thàng dòng sông đen, nghĩa là không còn sự sống của thuỷ dộng vật và rong rêu nữa.


Về Không khí, ngày hôm nay, nếu về Việt Nam, qua các thành phố lớn như Saigòn, Hà Nôi, Đà Nẵng, chúng ta sẽ thấy, đất nước chúng ta xuất hiện hầu hết những hiệp sĩ bịt mặt khi di chuyển trên đường phố. LHQ qua Tổ chức Y tế thế giới đã báo động là các bịnh về đường hô hấp đang hoành hành ở Việt Nam đặc biệt là đối với trẻ em.


Tình trạng môi sinh của Đất Nước đã đến mức "hết thuốc chữa" như đã nêu trên, cộng thêm các tình trạng về nhân quyền của người dân không được tôn trọng qua chiến dịch đàn áp ở Thái Hà. Kết quả vụ kiện 6 giáo dân của giáo xứ, thêm một lần nữa thể hiện cho thế giới thấy một thêm một hài kịch dỡ do cộng sản Việt Nam dàn dựng.


Chúng ta người Việt ở hải ngoại cần phải nói lên cho thế giới biết sự quản lý đất nước tồi tệ và mức độ đàn áp những quyền tự do căn bản của người dân của cường quyền, mặc dù họ đã ký kết văn bản Hiến Chương Nhân Quyền LHQ, trong đó Tôn Giáo là một trong những quyền dân sự được tuyệt đối tôn trọng.


Vài hàng chia sẻ cùng giáo dân Thái Hà, chia sẻ sự can đảm qua niềm tinThiên Chúa vững mạnh trước sự trấn áp của cường quyền.Chế độ nào rồi cũng sẽ qua đi. Lịch sử dân tộc sẽ đánh giá những việc làm trái với tất cả quy luật sống của con người của cọng sản Việt Nam hiện tại.Bên các anh chị, còn có sự có mặt và tiếp ứng của chúng tôi, những người Việt hải ngoại luôn thao thức vì nỗi đau chung của dân tộc.


Mai Thanh Truyết

Hoa Kỳ 12/12/ 2008

Tiến sĩ Mai Thanh Truyết là một thành viên lãnh đạo

Đại Việt Quốc Dân Đảng và Hội Khoa Học Kỹ Thuật

Việt Nam tại Hoa Kỳ. Ông đang làm việc tại một

công ty giải quyết nước thải ở California

TOÀN CẦU HÓA NGÔN NGỮ

Danh từ toàn cầu hóa đã trở thành một từ quen thuộc trong ngôn ngữ của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nói đến toàn cầu hóa, đa số đều liên tưởng đến sự toàn cầu hóa về kinh tế, chính trị, kỹ thuật, phát triển và môi sinh... Nhưng còn một yếu tố thiết nghĩ cần phải nhấn mạnh thêm trong lãnh vực văn hóa là vấn đề ngôn ngữ. Do đó, nội dung của bài viết nầy nói lên một vài mối quan tâm về sự toàn cầu hóa ngôn ngữ, hay đặc biệt hơn nữa, Anh ngữ trong hiện tại là một sinh ngữ quốc tế có khả năng áp đặt và ảnh hưởng lên văn hóa của các quốc gia trên toàn thế giới.


Trên thế giới, hiện có khoảng trên dưới 500 triệu người đang sử dụng tiếng Anh như là một quốc ngữ, và khoảng phân nửa dân số dùng Anh ngữ như là một ngôn ngữ thứ hai. Hiện tại, số lượng người đang học tiếng Anh tại các quốc gia tăng dần và theo dự báo sẽ có phân nửa nhân loại sẽ thông thạo tiếng Anh năm 2050. Sụ áp dụng tiếng Anh vào chương trình giáo dục của các quốc gia đã trở thành một nhu cầu cần thiết trước tiến trình toàn cầu hoá ngày hôm nay.


Dù phải chấp nhận hay phủ nhận, Anh ngữ hoàn toàn đã được xem như một "linga franca" (ngôn ngữ giao tiếp) cho truyền thông toàn cầu. Câu "Anh ngữ là một sinh ngữ quốc tế" đã được Brian Paltridge phát biểu đầu tiên trong kỳ hội nghị về ngôn ngữ tại Đông Tây Học viện thuộc đại học Hawai năm 1978. Từ đó, có rất nhiều thảo luận đã được khơi mào về tính chất phức tạp trong việc xử dụng Anh ngữ như là một ngôn ngữ của thế giới. Tính phức tạp nầy thể hiện trong cả hai phần lý thuyết và thực hành. Và cũng bắt nguồn từ đó, có rất nhiều bài viết trong các đại học lưu ý và cảnh báo về tính áp đặt của Anh ngữ. Dư luận quần chúng khắp nơi cũng bắt đầu lưu tâm đến vấn nạn nầy vì quan niệm rằng sự dung nạp Anh ngữ vào chính quốc có thể làm xói mòn các giá trị văn hoá của dân tộc.


Nói cho rốt ráo, việc sử dụng Anh ngữ đã tăng trưởng và dự phần trong hầu hết các lãnh vực như hội nghị, thương mãi, giáo dục, nghiên cứu, điện ảnh, âm nhạc, du lịch, và ngay cả trong các ngành đặc biệt như hàng không, hàng hải, tin học và truyền thông. Hiện tượng nầy đã xảy ra khắp toàn cầu từ các thành phố văn minh ở Âu châu cho tới các vùng thôn dã của các quốc gia ở Phi châu hay Á châu. Cho dù ở bất cứ nơi nào, cho dù có nhiều dị biệt về văn hóa, phong tục và tôn giáo, Anh ngữ cũng đã được sử dụng nhuần nhuyễn dưới hai dạng nói và viết để thông đạt đến các mục tiêu truyền thông. Tuy nhiên, nếu nhìn dưới một góc độ khác, nhiều người đã bắt đầu nghi ngờ sự tiện dụng của Anh ngữ sẽ trở thành một nhân tố tiêu cực trong tiến trình toàn cầu hóa của sinh ngữ nầy.


Kể từ các thế kỷ trước, và tương tự như các sinh ngữ thực dân như Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh ngữ cũng được sử dụng như một sinh ngữ chính ở các xứ thuộc địa. Học sinh ở những quốc gia không nói tiếng Anh, đã được cổ súy và khuyến khích học Anh ngữ song hành với các ngoại ngữ khác để được tiếp cận với văn minh và văn hóa Tây phương.


Anh ngữ tại Hoa Kỳ


Hoa Kỳ là một hợp chủng quốc và thời gian lập quốc chỉ vừa hơn 220 năm. Quốc gia nầy thể hiện một tính đa văn hóa thực sự. Hơn bất cứ quốc gia nào trên quả địa cầu, Hoa Kỳ đã hiện có 85 ngôn ngữ khác nhau đang được giảng dạy trong hệ thống giáo dục trong nước. Các ngoại ngữ lần lần chiếm giữ vai trò quan trọng tùy theo mật độ dân cư ngoại quốc cư ngụ trong từng học khu giáo dục. Sự nhìn nhận Hoa kỳ là một melting pot cách đây hơn nửa thế kỷ có lẽ không còn thích hợp cho ngày hôm nay.


Vì, xã hội Hoa Kỳ hiện tại không còn là một xã hội thuần nhất và cuốn hút văn hóa của các sắc dân di dân nữa. Xã hội Hoa kỳ hiện tại là một xã hội đa văn hóa. Chính sự đa dạng văn hóa nầy làm cho Hoa Kỳ tiến nhanh và tiến tự nhiên theo tiến trình toàn cầu hóa. Sống ở Hoa Kỳ lần lần ta không còn cảm thấy mất cội nguồn, mà ngược lại, những nét đặc thù tinh túy của dân tộc lại càng thêm khởi sắc vì sự chung đụng giữa các văn hóa dị chủng khác nhau. Tiến trình tòan cầu hóa tại Hoa Kỳ chẳng những không biến các bản sắc văn hóa của các di dân thành một, mà là một tập hợp các dị biệt văn hóa của từng sắc dân. Sau cùng tất cả quy tụ lại thành một khối đa văn hóa, tuy khác biệt nhưng không mâu thuẩn, tuy đặc thù nhưng vẫn sống hài hòa trong một xã hội thực sự đang tiến vào kỷ nguyên mới của toàn cầu. Hoa Kỳ là hình ảnh nhỏ minh họa cho sự toàn cầu hóa: nhiều dân tộc Đại Hàn, Việt Nam, Trung Hoa, Phi, Ấn, Á Rập, Mễ, Trung Mỹ, Đông Âu, v.v...sống chung đụng nhau. Melting pot là hình ảnh táo, nho, xoài, mận, cam quit để chung lại quậy tán nhỏ thành một melting pot, là dân Mỹ. Đó là hình ảnh không còn nền văn hóa gốc. Khoảng hai thập niên gần đây, người ta hình dung lại Hoa Kỳ là một salad bowl, rau cải, cà rốt, tô mát, hành, ngò,...ở bên nhau, vẫn giữ những mùi vị đặc thù của chúng, nhưng vẫn có cái chất kết hợp như dầu, dấm, tiêu, muối,...để làm nên một salad bowl.


Tại Hoa kỳ, các di dân, một nguồn nhân lực đã và đang đóng góp một phần không nhỏ vào kinh tế của quốc gia nầy, được giảng dạy Anh ngữ như một sinh ngữ thứ hai (English as a second language_ESL) trong tiến trình hội nhập vào đời sống và văn hóa địa phương. Tuy có để ý đến nguồn gốc của người di dân, nhưng chính sách trên có mục đích duy nhất là giúp người di dân sớm hội nhập vào dòng chính của xã hội Mỹ, và dĩ nhiên, sau đó người di dân ít có điều kiện để sử dụng ngôn ngữ của nguyên quốc nữa. Có chăng là chỉ xử dụng trong phạm vi gia đình và các ngôn từ của quốc gia gốc sẽ lần lần bị quên lãng (trường hợp của trẻ em Việt Nam sống tại Hoa Kỳ).


Trên bình diện thế giới, Hoa Kỳ lần lần chiếm lĩnh thế thượng phong trong tư cách một siêu cường và lãnh đạo thế giới trong các lãnh vực quân sự, kinh tế, chính trị, và công nghệ. Do đó, nếu muốn đuổi kịp theo các đà tiến hóa trên, các quốc gia khác không còn con đường nào khác hơn là phải học và biết Anh ngữ. Từ hiện tượng trên, hầu hết các quốc gia không nói tiếng Anh, đặc biệt nhất là những quốc gia đang phát triển bắt đầu chấp nhận và sử dụng Anh ngữ trong giao tế, xem như đây là một phương tiện cần thiết để tiến thân mà chưa nhận thức được rằng Anh ngữ sẽ là mầm mống ảnh hưởng bất lợi lên nền văn hóa của họ trong tương lai. Hơn nữa, với tư cách thượng phong và siêu cường, Hoa kỳ đã làm cho người Mỹ có thái độ cao ngạo, tự cao tự đại trong việc tiếp cận với các nền văn hóa khác trên thế giới. Việc học một sinh ngữ khác Anh ngữ đối với người Hoa Kỳ không là một nhu cầu cần thiết. Trong hệ thống giáo dục Hoa Kỳ ở bậc trung học, chỉ có một vài ngoại ngữ được ghi vào chương trình học như Pháp, Đức, Tây Ban Nha, và Nga... và học sinh chỉ cần hoàn tất bốn lục cá nguyệt để đạt được tiêu chuẩn tốt nghiệp. Ngược lại, trong hầu hết các hệ thống giáo dục Âu châu và Á châu, học sinh cần phải trải qua bốn niên học để hoàn tất học trình sinh ngữ.


Anh ngữ tại Pháp


Có thể nói nước Pháp là một quốc gia cưỡng lại sự áp đặt của tiếng Anh trong mọi giao dịch. Có lẽ vì tự ái dân tộc, và cũng có lẽ vì người Pháp bảo thủ và không thich học thêm tiếng nước ngoài? Hàng năm chính phủ Pháp vẫn chi tiêu hàng trăm triệu Mỹ kim cho các chương trình hỗ trợ tiếng Pháp ở nước ngoài, đặc biệt là các quốc gia thuộc địa cũ, trong đó có Việt Nam.

Người Pháp đã từng hãnh diện về văn minh, văn hóa của họ. Họ vẫn còn đang tự hào về một sắc dân thuần chủng gaulois, văn minh nhất thế giới ở thế kỷ 21 nầy. Họ cũng đã phủ nhận Anh ngữ như là một ngôn ngữ của toàn cầu. Hậu quả, dân Pháp là một trong những dân tộc kém ngoại ngữ trên thế giới. Với những suy nghĩ trên và cung cách tiếp cận còn khép kín trong hành xử và trong tư tưởng, với tâm khảm đầy tự hào và tự mãn dân tộc, người Pháp từ ở thế cường quốc số một trên thế giới từ thế kỷ 19, đã đi xuống và tuy vẫn được xem là một cường quốc nhưng tiếng nói của nước Pháp bớt được lắng nghe.


Với tầm quan trọng của Anh ngữ trước tiến trình toàn cầu hóa, cũng như cảm nhận được tính cực đoan và bảo thủ của dân Pháp. Người Pháp, trong lãnh vực internet, cố gắng dịch thuật các từ thông dụng trên truyền thông tin học ra Pháp ngữ mà đôi khi không hiểu rõ ý nghĩa thực sự của các từ đó. Đại để như CD rom ra Cédérom, start-up ra jeunes pousses, hoặc stock option ra option sur titre. Quốc gia nầy đã thể hiện hai luồng tư tưởng hoàn toàn trái ngược và có cung cách hành xử không giống ai trước sự toàn cầu hóa ngôn ngữ. Hiện tượng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược thật rõ ràng. Chính quyền và người dân Pháp không đi cùng một hướng. Kể từ tháng 2/2000, chính phủ Pháp đã đề ra trong luật an toàn không lưu về việc sử dụng Anh ngữ khi đi và đến phi trường De Gaulle (Paris). Nhưng phi công Pháp vẫn không chấp hành luật trên và vẫn dùng Pháp ngữ trong trao đổi. Năm 1994, Bộ trưởng Giáo dục Pháp Claude Allègre yêu cầu các nhà nghiên cứu, khoa học gia trình bày bằng Anh ngữ trong khi viết khảo luận hay báo cáo; kết quả cho thấy rằng tuyệt đại đa số các tài liệu nghiên cứu từ Pháp vẫn hoàn toàn được soạn thảo bằng Pháp ngữ.


Anh ngữ áp dụng cho các quốc gia trên thế giới


Trên thế giới ngày nay, người Hoa Kỳ không gặp khó khăn trong khi giao dịch thương mãi hay đi du lịch vì họ biết rằng Anh ngữ sẽ được xử dụng bất cứ nơi nào họ định đến. Ngược lại, du khách khi nhập cảnh vào Hoa Kỳ phải cần thông dịch viên hay phải có một trình độ Anh ngữ để trao đổi với người Mỹ trong mọi dịch vụ. Trên thế giới, tất cả phi công thương mãi đều được huấn luyện bằng Anh ngữ để được thống nhất thi hành các quy luật an toàn không lưu. Trong truyền thông, công nghệ tin học, Anh ngữ cũng được sử dụng cùng khắp. Tại Liên Hiệp Quốc, mặc dù Anh ngữ chỉ là một trong bốn sinh ngữ chánh được dung trong các văn kiện chính thức trong đó có Pháp, Nga, và Hoa ngữ, nhưng tiếng Anh vẫn được hầu hết các đại biểu dùng để trao đổi lẫn nhau.


Vậy, đứng trên bình diện của từng quốc gia, vấn đề được đặt ra là: Các ảnh hưởng của việc toàn cầu hóa ngôn ngữ cần phải được duyệt xét lại để tìm một hướng đi phù hợp với điều kiện văn hóa và phong tục của từng địa phương? Phần trình bày tiếp theo sẽ nói lên tính đặc thù của một số quốc gia trong phương cách hóa giải hoặc cân bằng vấn nạn toàn cầu hóa ngôn ngữ.


Đức Quốc: Trước hết, Đức quốc với chủ nghĩa dân tộc cực đoan trước đây đã làm náo động thế giới qua hai cuộc đại chiến và làm tê liệt thế giới một thời gian. Ngày nay, lãnh đạo Đức đã nhận thức được sự sai lầm trên và lần lần điều chỉnh kể từ sau thế chiến thứ hai. Ngôn ngữ chính là Đức ngữ đã được tiếp thu thêm nhiều từ mới từ Anh và Pháp ngữ. Hiện tại, người dân Đức đã học và trao đổi với thế giới bên ngoài bằng Anh ngữ và phát sinh ra một ngôn ngữ đặc trưng gọi là Denglisch, một điều thật hiếm hoi so với người Đức bốn thập niên về trước. Đức là một cường quốc đứng thứ tư trên thế giới hiện tại trên bảy cường quốc đứng đầu.


Trung Quốc: Gần chúng ta nhất là Trung Quốc, một quốc gia hầu như đi ngược lại hoàn toàn với Hoa Kỳ trên phương diện toàn cầu hóa. Từ ngàn xưa, xã hội Trung Quốc là một xã hội phong kiến lấy nông nghiệp làm nền tảng. Hơn 50 năm dưới chế độ xã hội chủ nghĩa với biết bao kế hoạch nhảy vọt trên giấy tờ...Trung quốc vẫn còn bị xếp vào hạng các quốc gia đang phát triển. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan vẫn cho phép người Trung Hoa suy nghĩ với một cung cách tự mãn và chính họ vẫn tự công nhận xuất thân từ nguồn gốc của một dân tộc thượng đẳng "con trời" (Thiên tử) và tổ quốc Trung Hoa là trung tâm của nhân loại. Họ vẫn còn tự ru ngủ với những áng văn chương tuyệt tác, những bài đường thi tứ tuyệt vượt thời gian và không gian...của Lý Bạch, Đỗ Phủ, Thôi Hiệu...


Và cuối cùng họ chơi vơi, chới với trước tiến trình toàn cầu hóa. Xã hội Trung Quốc, tuy đã mở nhiều so với hai mươi năm trước đây, nhưng vẫn chưa đủ mở vì các lực cản của chế độ chuyên chính đang áp đặt lên đất nước Tàu.

Nhưng trong vòng 10 năm trở lại đây, Trung Quốc đã áp đặt Anh ngữ vào chương trình giáo dục từ lớp ba bậc tiểu học. Hiện tại, có khoảng trên dưới 100 triệu người Trung Hoa có khả năng tiếng Anh trong giao dịch.


Iceland: Tại quốc gia ốc đảo Iceland, mặc dù toàn thể dân chúng đều thông thạo Anh ngữ, nhưng dưới mắt của Mary William Walch, Icelandic là một ngôn ngữ ái quốc (patriotic language) bất khả xâm nhập và thay thế. Nhưng trên mạng lưới truyền thông internet, Anh ngữ vẫn được sử dụng và Microsoft đã "vứt vào sọt rác ngôn ngữ Icelandic" (lời của M.W. Walch). Microsoft cũng đã từ chối chuyển window 98 ra ngôn ngữ ái quốc của quốc gia nầy. Trước hiện trạng trên, Iceland cố gắng chuyển ngữ các từ trên window thành ra các từ Icelandic mới với mục đích bảo tồn ngôn ngữ của chính quốc. Điều nầy đã làm cho giáo sư Arnason ở đại học Iceland không đồng ý và căm phẩm, vì dưới mắt ông đây là một nguy cơ to lớn vì "học sinh cầm máy computer, và ngôn ngữ của computer sẽ trở thành ngôn ngữ được áp dụng cùng khắp ngay cả nơi nhà bếp". Do đó vấn nạn nầy sẽ đưa đến một nguy cơ khác là làm thế nào để cho trẻ con Iceland trong tương lai còn nói được tiếng Icelandic.


Na Uy, Thuỵ Điển, Phần Lan, và Hoà Lan: Ngược lại, các quốc gia vừa nêu đã dung hợp được các khuynh hướng đối nghịch cực đoan và chấp nhận những từ Anh ngữ như là những ngôn từ mới của Na Uy và làm giàu thêm kho tàng danh từ khoa học và truyền thông cho quốc gia.


Ghana: Tại Ghana (Phi châu), dân số của quốc gia nầy khoảng 9 triệu người và có khoảng hơn 50 ngôn ngữ khác nhau được sử dụng trong mọi dịch vụ. Hiện tượng đa ngôn ngữ nầy làm cho Anh ngữ trở thành một thứ ngôn ngữ trung gian ở cấp giáo dục trung học, đại học và các dịch vụ công cộng. Đa số báo chí nơi đây ấn hành bằng Anh ngữ. Đài phát thanh quốc gia chuyển đạt tin tức cũng bằng Anh ngữ ngay cả ở nông thôn.


Việc sử dụng Anh ngữ đã mang lại nhiều kết quả tích cực trong giáo dục, truyền thông, và hiệu năng trong việc điều hành quốc gia, nhưng ngôn ngữ nầy cũng đã bắt đầu đưa đến nhiều mối quan ngại cho chính quốc Ghana. Dòng sóng ngầm của chủ nghĩa đế quốc có thể xảy ra bất cứ lúc nào từ sự áp đặt ngôn ngữ trên vì hiện tại dù muốn dù không, Ghana cũng không thể nào tách rời được hấp lực chính trị-kinh tế của Hoa Kỳ. Hiện trạng phân liệt do hai yếu tố chính trị và xã hội đã chia người dân Ghana làm hai loại công dân. Đa số người Ghana nói được tiếng Anh có thái độ hống hách, tự cao tự đại và tỏ vẻ khinh miệt các đệ nhị công dân Ghana không nói được tiếng Anh. Tình trạng nầy có thể làm hủy diệt các thổ ngữ của Ghana trong tương lai.


Nhật Bản: Qua trường hợp Nhật bản, việc xâm lấn của Anh ngữ đã thể hiện một hình thức rất khác biệt. Nicholas Christof đã nhận định trong một bài viết trên báo New York Times rằng giới trung niên và bô lão Nhật bản lộ rõ hai trạng thái tâm lý phiền nảo và bất ổn. Họ phải trực diện với nhiều thách đố trong sinh hoạt hàng ngày như phải nhận diện các bảng chỉ đường mới, khó khăn trong việc chọn lựa món ăn trong các thực đơn ở hàng quán hay truy tìm các quán ăn có nhà vệ sinh. Hơn nữa, họ gặp thêm nhiều cản ngại trong việc đọc sách, xem truyền hình, theo dõi tin tức, sử dụng máy điện toán và trầm trọng hơn cả là việc tiếp cận và thông cảm thế hể trẻ của Nhật bản.


Trong một quốc gia có truyền thống dân tộc cao như Nhật mà hầu hết mọi diễn đạt được trình bày bằng Anh ngữ hay "ba rọi" làm người Nhật lớn tuổi không hài lòng. Các từ du nhập từ Anh ngữ như Sutaato botan thay thế cho Start button, Kurikku thay thế cho Click, Paati menyuu cho Party menu, Ruijiana sutairu kurabukeeki cho Louisiana-style crab cakes... thể hiện tính thời thượng ở giới thượng lưu nhưng rất "cà chớn" về phương diện ngôn ngữ học. Lứa tuổi trung niên quan ngại cho tương lai của Nhật bản. Tuổi trẻ Nhật bản ngày càng chìm đắm trong khuynh hướng chấp nhận Anh ngữ làm ngôn ngữ chính cũng như ngôn ngữ Japlish (tiếng Anh-Nhựt) ngay cả trong điều kiện họ có khả năng diễn đạt nhuần nhuyển bằng ngôn ngữ của chính quốc. Ảnh hưởng của tiếng Anh càng hiện rõ thêm qua sự phân biệt hai thế giới sống khác biệt áp dụng cho lớp trẻ và lớp già tuy cùng nhau chia một mái nhà Nhật bản.


Nhật bản phải chịu ở thế bại trận năm 1945 khi đất nước hoàn toàn bị tàn phá về đủ mọi mặt. Nhưng người Nhật chấp nhận sự nhục nhã chấp nhận đi theo bước chân Mỹ để khôi phục lại kinh tế cho đất nước. Họ tự cởi trói, thoát khỏi những tập tục cổ truyền không còn thích hợp với tiến bộ mới. Họ chấp nhận sự du nhập một số "văn hóa Hoa kỳ" vào văn hóa dân tộc cực đoan, từ bỏ không luyến tiếc những tập tục có thể gây trở ngại cho đà phát triển theo chiều hướng toàn cầu. Họ đã chấp nhận Anh ngữ là một ngôn ngữ chính thức sau Nhật ngữ trong hành chánh và trao đổi quốc tế. Và Nhật, ngày nay là một cường quốc đứng thứ hai sau Hoa kỳ.


Việt Nam: Trong trường hợp Việt Nam, ảnh hưởng của văn hóa và ngôn ngữ Pháp rất quan trọng kể từ cuối thế kỷ 19. Vào giữa thế kỷ 20 có thể nói rằng hầu hết trí thức từ Bắc chí Nam đều xử dụng Pháp ngữ một cách rành rọt. Trong chương trình giáo dục trung học và đại học Việt Nam thời đó, Pháp ngữ là một ngôn ngữ chính dùng cho việc giảng dạy. Nhưng cho đến niên học năm 2000, trong kỳ thi tốt nghiệp trung học trên toàn quốc với tổng số 528.380 học sinh, chỉ còn 18.006 thí sinh chọn Pháp ngữ, trong khi đó có 471.585 thí sinh chọn Anh ngữ (và chỉ trên dưới 10 ngàn chọn Nga ngữ làm sinh ngữ chính). Nói tóm lại, Anh ngữ đã chiếm lĩnh toàn cầu trong hầu hết mọi lãnh vực trên hành tinh nầy.


Đối với Việt Nam, tâm lý chuộng Anh ngữ đã xâm nhập lên mọi sinh hoạt của người dân, đặc biệt nhất là ở các thành phố lớn. Hơn bao giờ hết, xã hội Việt Nam đã cho chúng ta thấy một hình ảnh rạch ròi nhất trong tinh thần chuộng Anh ngữ ngày hôm nay. Muốn đạt đến đỉnh cao địa vị kinh tế-chính trị-xã hội, ngoài tính "hồng hơn chuyên" người dân cần phải "thông thạo" Anh ngữ. Hầu hết những cửa ngõ cho tương lai đều phải bắt đầu bằng Anh ngữ. Từ đó một số bản sắc dân tộc có thể lần lần biến mất do sự du nhập vào xã hội những "văn minh" Tây phương không phù hợp với tinh thần Việt Nam.


Thay lời kết


Để kết luận, dù chiếc huy chương nào cũng có hai mặt, nhưng thiết nghĩ cũng cần phải cân nhắc để có thể giữ thế thăng bằng cho xã hội. Nếu nhìn trên bình diện tích cực, hiện tượng toàn cầu hóa Anh ngữ đã giải quyết một phần nào vấn nạn nghèo đói ở một số quốc gia đang phát triển, làm cho đời sống của người dân ở các quốc gia nầy từng bước được nâng cao hơn về nhiều mặt. Nhưng nếu nhìn về một khía cạnh khác, nếu chính quyền bản xứ không sáng suốt, tâm lý và dân trí người dân không được chuẩn bị và cân nhắc kỹ lưỡng thì việc tòan cầu hóa ngôn ngữ sẽ làm đão lộn cả hệ thống văn hóa-xã hội- kinh tế-chính trị của những quốc gia đang phát triển.


Việt Nam đã có truyền thống văn hóa lâu đời và bền vững. Nhưng lịch sử cũng đã chứng minh rằng, trong thời Pháp thuộc và trong chiến tranh gần đây xã hội-phong hóa Việt Nam đã bị ô nhiễm, đã có nhiều rạn nứt và xáo trộn không những vì hệ lụy của chiến tranh mà cũng vì tinh thần "vọng ngoại" trong đó Pháp ngữ ngày xưa và Anh ngữ ngày nay là một trong những thước đo giá trị trong nấc thang xã hội Việt Nam.


Sự xâm lăng của tiếng Anh đối với Việt Nam là một cơ hội và cũng là một nguy cơ có thể lấy mất bản chất dân tộc Việt. Tiếng Anh đồng nghĩa với sự tiến bộ, phát triển và tiếng Việt bị hiểu là lạc hậu, không thức thời theo suy nghĩ của một số không nhỏ người Việt ở hải ngoại cũng như ở quốc nội. Việc du nhập tiếng Anh vào Việt Nam là một con dao hai lưỡi. Biết sử dụng thì sẽ giúp cho đất nước tiến bộ rất nhiều, còn không sẽ mất bản sắc dân tộc như Phi Luật Tân. Qua quá trình hội nhập tiếng Anh trong vài thập niên gần đây, thiết nghĩ Việt Nam có nguy cơ trở thành Phi hơn là Nhật Bản. Một khi dân tộc bị đánh mất bản sắc của mình thì chỉ còn là con rối, chờ cho ngưới ta dựt giây mà thôi.


Ngôn ngữ quốc gia là một hồn nước và phải cần được bảo vệ để tránh các áp đặt hay trấn áp như một số nhà ngôn ngữ học cảnh báo do sự toàn cầu hóa ngôn ngữ gây ra. Khái niệm về sự kiện nầy đã là một thực tế đang diển tiến trên toàn cầu. Do đó, muốn tránh khỏi sự cuốn hút của sức mạnh toàn cầu hóa trên, các quốc gia đang phát triển cần phải có một tầm nhìn dân tộc và nhân bản mới hy vọng bảo tồn được hồn nước cho dân tộc. Nên nhờ rằng, dù Anh ngữ là một ngôn ngữ toàn cầu nhằm mục đích thông tin, trao đổi và đối thoại giữa các quốc gia đối tác trên thế giới. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta phải hội nhập và áp đặt hoàn toàn Anh ngữ trong giao dịch mà quên đi ngôn ngữ của chính quốc. Bỡi lẽ, ngôn ngữ chính quốc mới thực sự thể hiện được hồn nước và văn hoá dân tộc. Đó mới đích thực thể hiện tính đặc thù của từng quốc gia.

Đừng vì lợi nhuận trước mắt, đừng vì nhu cầu phát triển kinh tế cấp bách, và cũng đừng vì phải bảo vệ chiếc ghế quyền lực mà bỏ quên hồn nước thiêng liêng của dân tộc.


Mai Thanh Truyết

VAST – 3/2009


//////////////////////////////////////////////////