Radio Dallas 1600AM

Chương trình Tiếng Nói Da Vàng

Về Một Nền Y Tế Việt Nam Tương Lai

NQ: Qua hai lần hội luận trước, chúng ta đã bàn về tình trạnh cũng như nguyên nhân gây ra hiện trạng y tế VN ngày nay. Đó là chuyện quá khứ. Bây giờ xin Ts MTT nói về chuyện tương lai cho y tế VN.

Vào năm 1945, Việt Nam có 47 bịnh viện với tổng cộng 3.000 giường bịnh và chỉ có một bác sĩ cho 180.000 dân. Tuổi thọ người dân kéo dài trung bình 34 tuổi. Số bịnh viện tăng lên đến 713 năm 1979 với 205.700 giường và có một bác sĩ cho 1.000 dân. Tuổi thọ người dân cũng tăng lên 63 tuổi. Và hiện này, 2013, tuổi thọ của đàn ông Việt là 72, và đàn bà là 76 tuổi.

Vào giữa thập niên 1980, có tất cả sáu trường Y khoa và Dược khoa, và khoảng 40 trường cán sự y tế toàn quốc.

Sưu tầm trên mạng toàn cầu, số bịnh viện công được tính đến 12/2010 là: Hà Nội có 20 bịnh viện; Hải Phòng, 2; Quảng Ninh, 2; Thái Nguyên, 5; Huế Dà Nẵng, 4; Sài Gòn, 11. Đối với các tỉnh thành khác, bịnh viện tỉnh chưa đủ tiêu chuẩn để được xem là một bịnh viện đúng nghĩa cho nên không tính vào trong con số trên. Ngoài ra, con số bịnh viện tư do tư nhân hay các tập đoàn ngoại quốc cũng chiếm một tầm quan trọng không kém. Tuy nhiên, số bịnh viên tư chỉ nằm phục vụ cho một thiểu số người giàu mà thôi, ước tình chưa đầy 5% bịnh nhân nhập viện. Theo ước tính, năm 2012, khoảng 40.000 người Việt trong nước (dĩ nhiên là người giàu và cán bộ) đi ra ngoại quốc chữa bịnh tiêu tốn 2 tỷ Mỹ kim!

Như vậy, nhìn chung thì y tế VN cũng có phát triển phải không Ông?

MTT: Đúng như vậy thưa cô, nhưng sự phát triển đó không theo kịp đà gia tăng dân số và não trạng về sự chăm sóc sức khỏe cho người dân. Tôi muốn nói đến y tế công cộng. Y tế công cộng chỉ bắt đầu phát triển trong những năm gần đây, mặc dù khái niệm về vấn đề nầy đã được khơi dậy vào năm 2002 qua Hội Y tế Cộng cộng Việt Nam (Viet Nam Public Health Association-VPHA) thành lập ngày 6/6/2002. Mục tiêu của Hội là phối hợp, giúp đở, cùng nghiên cứu chính sách y tế công cộng, cùng khai triển ý thức cộng đồng trong vấn đề nầy.

Trường Y tế Công cộng ở Việt Nam cũng vừa được thành lập vào năm 2010. Chương trình Sức khỏe Thần kinh và Yểm trợ Tâm lý xã hội (Mental Health & Psychosocial Support) do Cơ quan phi chính phủ quốc tế (INGO) yểm trợ đã được thiết lập tại Hà Nội ngày 16/6/2013. Thêm nữa, khoa Y tế Công cộng đã được nâng lên cấp Cao học (master) vào ngày 4/2/2013 tại 7 Đại học ở Việt Nam như Trường Y tế Công cộng Hà Nội v.v…

Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng vấn nạn về y tế cộng đồng ở Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn phôi thai vì nhiều lẽ:

1-    Ý thức người dân chưa cao,

2-    Giới hạn của nhà nước trong vấn đề nhân sự y tế và ngân sách,

3-    Đặc biệt hơn cả, là nhà nước chưa đặt tầm quan trọng trong việc bảo vệ và phòng ngừa sức khỏe cho người dân.

 

NQ: Vậy trong 3 yếu tố ông vừa nêu trên, nguyên do chánh nào đưa đến tình trạng y tế công cộng chưa phát triển đúng mức thưa Ông?

MTT: Thưa cô, có thể nói, trong bất cứ lãnh vực nào nhằm phát triển quốc gia, giáo dục là một yếu tố hàng đầu cần lưu ý. Nâng cao ý thức y tế cộng đồng cần phải lồng khung vào chương trình giáo dục. Muốn vậy, trường học cần phải hiện diện khắp nơi. Tùy theo điều kiện dân số và điều kiện phát triển cùng tài nguyên từng vùng, các trường tiểu học, trung học đệ nhứt cấp, đệ nhị cấp, trường kỹ thuật, thậm chí trường đại học cần được mở rộng. Đặc biệt ở những vùng xa, việc chiếu cố xây dựng trường ốc cần phải lưu tâm hơn nữa để nâng cao dân trí trẻ em và người dân. Cần khơi dậy khẩu hiệu "Một trường cho mỗi làng".

Đối với những vùng sâu và xa, vùng cao nguyên với người thiểu số, việc xây dựng trường tiểu học và trung học đệ nhứt cấp cũng là một nhu cầu thiết yếu vì làm như thế ngoài việc tạo điều kiện cho người dân ở những vùng nầy được nâng cao dân trí mà còn ý thức được vấn đề an toàn vệ sinh cùng tạo dựng một môi trường thông cảm và thông hiểu nhau vì cùng nói cùng một ngôn ngữ. Việc làm nầy tiện lợi đôi đường.

Địa điểm cùng chuyên khoa trong việc xây dựng trường ốc cần phải được đặt để đúng theo nhu cầu của dân chúng trong vùng. Không thể xây dựng trường kỹ thuật nuôi cá ở vùng chuyên trồng mía như ở Quảng Ngãi. Cũng như không xây trường dạy kỹ thuật trồng mía và làm đường ở Hậu Giang như đề án cùa Ts Nguyễn Trân, Ủy ban Phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long với dự án xây dựng nhà máy làm đường từ miá với công xuất 500.000 tấn đường/năm năm 2010. Dĩ nhiên, dự án chì là một dự án treo, bỏ dở nửa chừng!

Có trường học khắp nơi, dân trí mới được nâng cao, từ đó ý thức về y tế công cộng sẽ tăng trưởng theo thời gian và việc giải quyết những chứng bịnh truyền nhiễm như sốt rét, lao, kiết lỵ, thương hàn v.v… sẽ dễ dàng hơn. Người dân sẽ ý thức được việc phòng bịnh hơn chữa bịnh, và sự an toàn vệ sinh thường thức cần được lưu tâm hơn trong chương trình giáo dục học đường.

NQ: Như vậy, việc cải thiện và xây dựng lại một nền y tế công cộng phải chăng là một bước chánh sau việc chấn hưng dân trí là giáo dục cho một Việt Nam tương lai thưa Ông?

MTT: Đúng như vậy thưa cô. Mình cần rất nhiều việc cấp bách cần phải làm lắm. Như việc điều chỉnh và xây dựng lại: 1- Vệ sinh trong trường học như nước uống và phòng vệ sinh; 2- Các trạm y tế ở xã, quận, tỉnh; 3- Bịnh viện chuyên khoa, Nhà bảo sanh; 4- Hệ thống phân phối Dược phẩm; 5- Bảo hiểm y tế; 6- Ngân sách đài thọ cho bảo hiểm y tế.

Làm được 6 điều kể trên, chúng ta có thể chuẩn bị cho những thế hệ trẻ tương lai một hành trang vững chắc trong việc xây dựng quốc gia.

NM: Vậy xin Ông khai triển từng yếu tố một.

MTT: Trước hết cần phải nói, vấn đề nước sạch là một vấn đề thiết yếu của mọi quốc gia trên thế giới. Theo Ngân hàng Thế giới, 90% dân số Việt Nam có khả năng tiếp cận với nguồn nước nhưng 25% người dân đang sống trong những vùng nước đã bị ô nhiễm trầm trọng. Nguyên do là nguồn nước đã bị ô nhiễm hóa chất do kỹ nghệ và rác thải gia cư cùng kỹ nghệ. Cũng chính nguồn nước bị ô nhiễm kéo theo các bịnh truyền nhiễm như sốt rét, bịnh nhiễm trùng đường ruột và kiết lỵ cũng như ảnh hưởng lên dây chuyền thức ăn qua thực phẩm và là một sức trì chánh cho việc phát triển kinh tế quốc gia.

Theo ước tình của LHQ, vào năm 2010, chỉ 18% nhà ở nông thôn, 12% trường học nông thôn, và 37% trạm y tế trên toàn quốc có nhà vệ sinh tương đối theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh.

Vì vậy, tạo nên nguồn nước sạch trong các đường ống dẫn hay trong các giếng, người dân có lợi tức hạn chế sẽ có cơ hội tiếp cận với nguồn nước sạch. Đặc biệt hơn nữa, phần lớn các trường học ở các địa phương nhỏ hầu như không cung cấp nguồn nước sạch cho các em giải khát, ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em.

Cản ngại thứ hai là hệ thống vệ sinh trong trường học. Rất nhiều trường không có hệ thống nầy, thậm chí nhiều trường ốc mới cất trong vài nằm trở lại đây cũng không xây được. Cũng có rất nhiều trường tuy có hệ thống cầu tiêu tiểu nhưng lại không hệ thống dội rửa cho nên nơi nầy biến thành trung tâm của bao nhiêu mầm bịnh. Có nhiều lý do lý giải cho sự kiện trên, nhưng lý do quan trọng nhứt là do sự móc ngoặc hay việc rút ruột dự án…Nhiều trẻ em sau khi đi học về bị bón và bị căn bọng đái (urine retention) vì phải nín tiểu tiện trong thời gian nhiều giờ ở lớp học.

Do đó, việc thiết lập các hệ thống vệ sinh và hệ thống nước uống ở những nơi công cộng và trong trường học là một biện pháp hữu hiệu trong việc phòng chống bịnh tật và bảo vệ sức khỏe cho con em chúng ta. Và đây cũng là một vấn đề ưu tiên cần được giải quyết một khi đất nước có được tự do.

Về việc xây dựng các trạm y tế, theo báo cáo của nhà cầm quyền hiện tại, kể từ năm 2008, 99% xã ở Việt Nam đều có cơ sở chăm sóc sức khỏe sơ khởi (primary health care facilities). Mỗi cơ sở cung cấp dịch vụ chích ngừa miễn phí cho trẻ em, chữa trị và cung cấp thuốc cho các chứng bịnh thông thường và bịnh tiêu chảy cùng nhiễm trùng đường hô hấp v.v…Cơ sở cũng phụ trách việc giáo dục về vệ sinh thường thức, về chăm sóc trẻ em.

NQ: Đó là trên căn bản báo cáo và giấy tờ chính thức.

       Nhưng trên thực tế thì sao, thưa Ông?

MTT: Như cô thấy, từ đứa trẻ đi học mẫu giáo, chưa được ngồi chính thức vào lớp học, mà phụ huynh đã phải trả hằng bao nhiêu lệ phí, chưa kể lệ phí "phong bì" cho cán bộ và thầy cô nữa. Và một khi đã vào trường lớp cũng như đã nhập viện rồi thì biết bao lệ phí chính thức và không chính thức khác làm điên đầu các bậc làm cha mẹ và thân nhân người bịnh. Do đó, tình trạng bỏ học nửa chừng cũng như nhắm mắt chờ chết vì không kham nỗi các chi phí "ma quỹ" trên là chuyện "thường ngày ở huyện" ở Việt Nam ngày nay.

Điều nầy nói lên thêm một lần nữa là xã hội Việt Nam hiện tại vẫn còn cần rất nhiều khối óc và bàn tay đóng góp cho việc xây dựng các trạm y tế căn bản cho tương lai.    

Xây dựng một nền móng ban đầu để cho người dân chất phác miền quê, miền cao nguyên, những vùng còn cách xa các đô thị còn vững tin rằng những người điều hành quốc gia còn lưu tâm đến những phúc lợi căn bản và thiết thực cho những người cùng khổ của đất nước. Nông dân và công nhân trong quá khứ là hai lực lượng "xung kích" có công đầu cho cuộc "giải phóng" quê hương, và trong hiện tại, cũng có công đầu mang lại ngoại tệ nặng cho quốc gia. Nhưng hiện tại, chính họ lại là hai tầng lớp công dân đông nhứt nước, ước tính độ 80% phải chịu thiệt thòi nhiều nhứt và đang sống trong tình trạng nghèo đói so với nếp sống sa đọa của đại thiểu số cầm quyền, có thể tiêu tốn hàng ngàn Mỹ kim trong một đêm…

Tóm lại, môt trạm xá trong tương lại và nhứt là trong giai đoạn kiến thiết ban đầu không đòi hỏi một cơ ngơi đồ sộ. Nhưng có thể chỉ là một gian nhà nhỏ độ 4x6 mét, trong đó chứa một kệ thuốc, một tủ lạnh một giường để khám bịnh và một hệ thống nước lạnh và nóng. Người phụ trách có trình độ một điều dưỡng viên là đủ. Về thuốc, ngoài những loại thuốc thông thường thuốc nóng sốt, thuốc cầm tiêu chảy, cầm máu và một số trụ sinh trị bịnh đường ruột, thuốc ho, thuốc cảm cùng dụng cụ băng bó vết thương thông thường. Thiết nghĩ, địa phương nào cũng có khả năng đóng góp của người dân do dịch vụ chung nầy.

NQ: Còn về bịnh viện chuyên khoa và các nhà bảo sanh thì sao thưa Ông?

MTT: Ở Việt Nam có hai hệ thống bịnh viện, bịnh viện công do nhà nước quản lý và tư do cá nhân hay tổ hợp điều hành. Hệ thống bịnh viện tư tăng nhanh kể từ năm 1989, khi chính sách đổi mới y tế ra đời. Đa số, bịnh viện tư lúc ban đầu phụ trách việc chữa trị cho bịnh nhân trong ngày, việc nằm bịnh viện rất ít xảy ra. Tuy nhiên trong những năm gần đây, vì một số bịnh viện công bị quá tải, người giàu có có khuynh hướng nhập viện do tư nhân làm chủ vì điều kiện tương đương với các cơ sở ngoại quốc.

Lý do tôi nêu ra đề mục trên đây là vì tử xuất của:

1-    Trẻ em dưới năm tuổi quá cao (15 trên 1000 em),

2-    Bịnh liên quan đến máu,

3-    Tai nạn đường phố,

4-    Bịnh đường phổi, 

5-    Các bịnh truyền nhiễm.

Các bịnh trên đều chiếm hàng đầu trong tỷ lệ tử vong của toàn quốc.

Do đó, hướng tương lai cần thiết là có tối thiểu một bịnh viện đa khoa trên tất cả 64 tỉnh và các thành phố lớn, và bịnh viện nầy phải có tầm vóc và khả năng chữa trị đúng mức các bịnh trên.

Sở dĩ, cần có ở các tỉnh để thời gian di chuyển của bịnh nhân từ những quận xã xa thuận lợi hơn.  Hệ thống xe cấp cứu cũng cần luôn hiện diện nơi bịnh viện để chuyển vận bịnh nhân kịp lúc. Từ đó nguy cơ tử vong của bịnh nhân sẽ được sút giảm.

Hiện tại, các bịnh viện lớn, tối tân có tương đối đầy đủ dụng cụ và máy móc cùng bác sĩ chuyên môn, nhưng hầu hết đều tập trung ở các đô thị như Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng và Thái Nguyên. Chính sự phân bố không đồng đều nầy làm cho bộ mặt xã hội Việt Nam bị phân vùng nghèo-giàu rõ rệt. Và cũng chính sự không đồng đều nầy làm cho số tử vong tăng cao và thương tật càng nhiều vì việc chữa trị để quá trễ hoặc không được chiếu cố đến.

 

Số bác sĩ và cán bộ y tế chuyên môn đào tạo không tương xứng, và không theo tỷ lệ thích ứng với nhu cầu qua đà gia tăng dân số, lại thêm việc chạy theo lợi nhuận của những nhân sự kể trên làm cho cả hệ thống y tế công cộng vốn đã có quá nhiều sơ hở mà nay càng đi vào chỗ bế tắt, không giải quyết được.

Thử hỏi lương tâm người bác sĩ và tám lời thề Hippocrates có còn văng vẳng trong trong tim người y sĩ xã hội chủ nghĩa ngày hôm nay hay không?

NQ: Một trong những vấn đề y tế công cộng là việc phân phối thuốc men cho người dân. Vấn đề nầy cũng là một vấn đề nhức nhối cho những người quản ý đất nước tương lai. Hiện tại, thuốc men ở Việt Nam đắt hơn 50 lần so với thuốc mua ở ngoại quốc (thuốc hiệu-brand name) và gấp 10 lần so với thuốc tương đương (generic). Chính điều nầy là nguyên nhân đầu tiên làm cho bịnh nhân phải…chờ chết vì gia đình không có khả năng mua thuốc để chữa trị.

MTT: Đúng như cô nói, đây là một vấn nạn quốc gia, đo đó người quản lý đất nước cần phải kiểm soát và tạo mọi quyết định cứng rắn trong việc xuất nhập cảng nguyên liệu để sản xuất thuốc cũng như việc phân phối công bằng nhân sự y tế về những vùng xa sau khi ra trường thay vì tập trung vào những thành phố lớn.

Thuốc cần sản xuất đủ để phân phối cho khắp nơi để tránh việc bán quá giá, bán lậu hay đầu cơ tích trử, nhứt là đối với những loại thuốc chích ngừa mỗi khi có dịch bịnh.

Thuốc cần kiểm soát chặt chẽ tránh việc tuôn ra thị trường lậu cũng như tránh tệ trạng thuốc giả.

Điều hòa được việc phân phối lượng thuốc, giữ giá cả vừa phải để mọi người dân có thể tiếp cận được là một công tác lớn cho việc phục hồi nền y tế công cộng quôc gia vậy.

NQ: Còn về bảo hiểm y tế cũng như ngân sách quốc gia đài thọ cho yếu tố nầy, thì theo ông hướng giải quyết trong tương lai sẽ như thế nào?

MTT: Thưa cô, sĩ số người già ngày càng tăng ở Việt Nam (trên 60 tuổi được xem như là "người già"). Việc tiếp cận với y tế công cộng là một điều hầu như bất khả thi, đặc biệt đối với người dân sống xa các thành phố lớn. Đa số là dân nghèo. Để "gọi là" giúp đở những người nầy, cs Việt Nam thành lập một quỹ có tên "Quỹ Chăm sóc Sức khỏe cho Người nghèo" (Health Care Funds for the Poors- HCFP) từ năm 2002.

 Số người già ở Việt Nam chiếm 6,2% dân số năm 2006, dự kiến sẽ tăng lên 13,4% năm 2025.

Theo báo cáo của WB năm 2005, ngân sách dành cho Y tế là 7US$/người/năm. Chi phí nầy gồm ngân sách của nhà nước, nhà cầm quyền địa phương, và do đóng góp của người dân. Điều nầy nói lên tính bất hữu hiệu của một chính sách y tế quốc gia. Do đó, hầu hết chi phí cho bịnh viện, thuốc men v.v…tất cả là do tiền túi của bịnh nhân và gia đình.

Do đó, một chính sách y tế toàn diện là một nhu cầu cấp bách cho tương lai, trong đó, ngoài việc thiết lập trạm xá, phòng cứu cấp khắp nơi, chính sách bảo hiểm y tế cần phải tỏa rộng đến mọi người dân. Và, sự đóng góp cho việc mua bảo hiểm y tế cá nhân tùy thuộc theo lợi tức của người dân, nghĩa là người giàu đóng nhiều, nghèo đóng ít hơn, nghèo quá thì được miễn cho phí.

Có làm được như vậy, nỗi đau của người dân sẽ vơi đi phần nào và nhà cầm quyền có thể tiếp cận với người dân một cách gần gũi hơn. Và khoảng cách giữa giàu-nghèo về vật chất sẽ không là một cản ngại cho việc chăm sóc sức khỏe toàn dân.

ngân sách đài thọ cho bảo hiểm y tế cũng là một vấn đề hóc búa cho tất cả các nhà quản lý quốc gia trên thế giới. Chính Hoa Kỳ cũng đang nhức nhối vì làm thế nào để có đủ chi phí đài thọ cho chương trình y tế toàn diện trên. Đối với các quốc gia có dân số ít, như các quốc gia Bắc Âu (Thuy Diển, Đan Mạch, Hòa Lan v.v..) với dân số trên dưới 10 triệu dân, việc bảo đảm của chính phủ tương đối dễ dàng và người dân không cần phải trả một chi phí y tế nào cả.

Riêng tại Việt Nam, dân số hiện nay đã trên 90 triệu và lợi tức đầu người còn quá thấp và được cai trị dưới một chính sách do cơ chế chuyên chính vô sản làm nền, đo đó, không thể nào vận động cũng như thực thi được chính sách trên.

Trong tương lai, ngân sách chu toàn cho chính sách y tế công cộng và bảo hiểm y tế cần được huy động theo chiều hướng thiện nguyện và đóng góp của quốc tế, nếu chính quyền tương lai thể hiện được tinh thần phục vụ quốc dân và thuyết phục được thế giới. Đó là:

-       Người dân đóng góp theo tinh thần tự nguyện, tùy theo khả năng của mình trong việc xây dựng trạm xá, phòng cấp cứu v.v…

-       Tiếp theo, nhà cầm quyền địa phương phải chịu trách nhiệm cho chi phí điều hành và quản trị các cơ sở trên.

-       Cũng không quên kêu gọi sự giúp đở của các quốc gia phát triển trên thế giới cùng những cơ quan quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới, Quỹ Nhi đồng Thế giới v.v… cùng các NGO khắp nơi.

-       Về nhân sự: Người Việt hải ngoại cần theo người người Do Thái khi trở về quê hương lập quốc năm 1948. Họ dám bỏ tất cả cơ ngơi ổn định, và sự tiện nghi nơi quê người để về xây dựng lại quê hương trên dãy sa mạc khô cằn. Và nay, Do Thái là một cường quốc nguyên tử.

NQ: Ông vừa vẽ ra một hình ảnh tươi sáng cho một nền y tế công cộng của Việt Nam trong tương lai một khi hoa dân chủ nở trên Đất và Nước thân yêu của chúng ta. Tầm nhìn tích cực nầy theo Ông có thể gợi ý cho những nhà yêu nước bên trong VN hay không thưa Ông?

MTT: Trên đây là những gợi ý sơ khởi cho một chính sách y tế công cộng cho một Việt Nam tương lai. Vì không là một chuyên viên chuyên môn trong lãnh vực y tế và quản trị y tế, tôi chỉ mong được góp vài suy nghĩ vào việc xây dựng quê hương trong tương lai.  Sự đóng góp ý kiến của những người con Việt còn tha hương hay trong nước rất cần thiết trong giai đoạn kiến quốc nầy.

Tại sao không là 300.000 chuyên viên, trí thức, nhân tài Việt ở hải ngoại không thể đáp lời sông núi một khi Đất và Nước thoát khỏi ách nô lệ của cs Bắc Việt?

Và những người con Việt yêu nước hiện còn đang chịu ách thống trị của CS Bắc Việt cũng cần chuẩn bị để lên đường xây dựng lại quê hương!

Mong lắm thay!

Mai Thanh Truyết

 


_____________________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

 

 T do là Ung dung trong Ràng buc

Hnh phúc là T ti trong ...Đau thương"Tuệ Hải

 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-


 

 

 
 
 
 



_____________________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

 

 T do là Ung dung trong Ràng buc

Hnh phúc là T ti trong ...Đau thương"Tuệ Hải

 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-


 

 

 
 
 
 



_____________________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

 

 T do là Ung dung trong Ràng buc

Hnh phúc là T ti trong ...Đau thương"Tuệ Hải

 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-


 

 

 
 
 
 

Nhìn về Tương Lai

 

Đà gia tăng dân số toàn cầu trong những năm gần đây đang đi dần đến mức báo động. Nhiều quốc gia đã chứng minh sự cố gắng trong vấn đề kiểm soát và hạn chế sinh sản gắt gao như Trung Cộng và Ấn Độ. Tuy nhiên, Ấn Độ và đa số các quốc gia vùng Phi châu, Á châu không thể kiểm soát được vấn đề trên, do đó mức gia tăng nhân khẩu đã đạt đến mức báo động. Hiện tại, dân số trên thế giới đã vượt gần con số 7 tỷ. Việc dân số gia tăng kéo thêm một số nhu cầu và vấn đề khẩn thiết mới cho con người như thực phẩm, y tế, giáo dục, phát triển và môi sinh... các nhu cầu và vấn đề trên có liên quan hỗ tương chặt chẽ với nhau như việc phát triển để gia tăng lương thực có thể tạo ra những di hại về ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường sống.

Do đó, không thể có cái nhìn riêng rẽ và độc lập trong việc áp dụng khoa học-kỹ thuật để phát triển mà không lưu ý đến những liên quan đến yếu tố ảnh hưởng lên con người. Arpad Goncez, tổng thống Hung Gia Lợi đã phát biểu trong buổi khai mạc hội nghị "Khoa học cho thế kỷ thứ 21: Một kết ước mới" (Science for the 21st century: A new commitment) tại Budapest rằng: Chỉ có một khoa học, một hành tinh Địa cầu và một "Giống Người" (Humankind)... Đó là mẫu số chung của mọi quốc gia sống trên hành tinh nầy. Hội nghị đã quy tụ trên 150 quốc gia trên thế giới với mục đích kêu gọi toàn cầu có cùng một hướng nhìn về tương lai về các liên quan giữa phát triển khoa học-xã hội-môi sinh.

 

Neal Lane, cố vấn khoa học của tổng thống Clinton đã gọi các khoa học gia là Công dân toàn cầu (Global citizen). Mọi động tác nào của con người, quốc gia, hay từng vùng trên thế giới đều thay đổi ít hay nhiều đến chu kỳ sinh-địa-hoá học của hệ sinh thái thiên nhiên. Sự xáo trộn nầy sẽ gây tác hại trực tiếp hay gián tiếp lên con người ở khắp nơi trên địa cầu. Một thí dụ cụ thể là thủy ngân và arsenic, hoá chất cần thiết cho việc tách vàng ròng từ các quặng mỏ đã hiện diện trong lòng đất và các mạch nước ngầm trong tất cả các vùng đã khai thác.

 

Vì vậy, nhà dự phóng phát triển cho tương lai ở bất cứ quốc gia nào cũng phải có tầm nhìn toàn cầu và đắn đo cân nhắc nguyên nhân-hậu quả cùng các hệ lụy của từng công nghệ áp dụng. Giải quyết được một vài vấn nạn cho quốc gia trong ngắn hạn mà tạo ra những tác hại đến hệ sinh thái trong tương lai không phải là giải pháp thích ứng hay tối ưu cho phát triển.

Thế kỷ thứ 21 sẽ mở màn cho một cuộc tập hợp vĩ đại không những chỉ ở cấp vùng, cấp châu mà cần phải phối hợp mở rộng cho toàn thể địa cầu. Mọi quốc gia dù đang hay đã phát triển, giàu hay nghèo... đều phải cùng có tiếng nói và góp phần vào việc bảo vệ hệ sinh thái toàn cầu. Một sự tập hợp giữa các nhà khoa hoạ, kỹ thuật trong tinh thần nhân bản, có cùng mẫu số chung về những vấn nạn ảnh hưởng đến toàn cầu...sẽ là một bước ngoặt tích cực mới cho thế kỷ nầy.

 

Như chúng ta đã biết, tiến bộ khoa học và việc khai triển các công nghệ mới nhằm đáp ứng nhu cầu hạn chế đà gia tăng dân số cũng như cải thiện và nâng cao đời sống của người dân ở các nước đang mở mang. Đây cũng là nguyên nhân phát sinh ra nhiều hậu quả mà ba hệ lụy chính được đan cử ra sau đây:

 

·       Bầu khí quyển bị ô nhiễm và bị hâm nóng dần;

·       Ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt trên mặt đất và các mạch nước ngầm;

·       Ô nhiễm lòng đất do chất thải phát xuất từ nhiều nguồn khác nhau...

 

Trên thực tế, mặc dù đã được chia ra làm ba vấn nạn căn bản kể trên, nhưng tất cả đều có liên quan và đan kết chặt chẽ với nhau.

 

Mọi biện pháp phòng vệ, ngăn chận, hay làm chậm lại tiến trình ô nhiễm cần phải được nghiên cứu kng yếu tố nguyên nhân-hậu quả của từng vấn nạn một.

 

Một giải pháp cho vấn nạn nầy có thể là nguyên nhân của vấn nạn kia.... Một thí dụ cụ thể là tại Hoa Kỳ, các khoa học gia đã đồng ý cho thêm vào trong xăng chất trợ oxy MTBE (Methyl tert-Butyl Ether) nhằm mục đích làm giảm thiểu lượng khí thải hồi vào không khí khi sử dụng xăng để làm chậm lại tiến trình hâm nóng bầu khí quyển trên toàn cầu. Nhưng sau hai năm áp dụng, lượng thán khí thải hồi tuy có giảm bớt, nhưng ngược lại chất MTBE, nhân tố gây ra bệnh ung thư cho con người lần lần xâm nhập vào lòng đất và đã có chỉ dấu về sự hiện diện của hoá chất nầy trong mạch nước ngầm.

 

Do đó, EPA, cơ quan bảo vệ môi trường của Hoa Kỳ đã phải đình chỉ việc dùng hoá chất trên và thay vào bằng một chất trợ oxy khác là Ethanol (chất rượu làm từ bắp có thể uống được). Một dấu hỏi được mở ra đây là việc gì sẽ xảy ra trong tương lai sau khi áp dụng phương pháp trên nhiều năm sau đó? Hiện tại sau gần 20 năm áp dụng, vẫn chưa có một báo cáo nói lên sự nguy hại trên và Ethanol vẫn được pha vào trong xăng với liều lượng là 10%. (Riêng tại Ba Tây, số xe chạy bằng "xăng" Ethanol (100%) đã chiếm một tỷ lệ gần 50%).

 

Hiện tượng hâm nóng toàn cầu

 

Với hàng triệu động cơ vận hành mỗi ngày, hàng triệu máy cắt cỏ, máy thổi lá chuyển vận, nhiều triệu lon/chai của đủ loại nước ngọt, bia tiêu dùng..., thán khí (CO2) thênh thang đi vào bầu khí quyển cùng với thân nhiệt và thán khí thoát ra từ buồng phổi của gần 7 tỷ con người. Và thêm nữa, các quy trình công nghệ sản xuất chế biến, việc sử dụng lò sưởi trong mùa đông, cùng các công nghệ khai thác quặng, khí v.v...đã đóng góp không nhỏ vào lượng thán khí trong không khí.

Hiện tượng hâm nóng toàn cầu khởi sinh từ các nguyên nhân kể trên.

 

Các khoa học gia đã ước tính rằng nếu không có biện pháp làm giảm thiểu lượng thán khí thải hồi thì lượng khí trên sẽ tăng gấp đôi trong vòng 50 năm tới nếu giữ cùng một nhịp độ phát triển như hiện nay. Trong thiên nhiên cây xanh là nguồn trợ lực chính hấp thụ thán khí, nhưng với đà phá rừng ở Phi châu, Á châu, Nam Mỹ...e rằng con số ước tính trên sẽ bị thâu ngắn lại. Hàng năm, loài người đã thải ra độ 40 tỷ tấn thán khí (ước tính năm 2010) và số lượng nầy đã được cây cỏ hấp thụ độ 50%.

Nhưng số lượng trên ngày càng tăng dần với đà phát triển. Thống kê ghi nhận rằng từ năm 1902 đến 1990 nhiệt độ bầu khí quyển tăng lên khoảng 1oC; nhưng trong khoảng thời gian từ 1995 đến 1998, nhiệt độ tăng lên đến mức độ báo động là 0,25oC.

Chuyện gì sẽ xảy ra khi nhiệt độ trong bầu khí quyển tăng lên?

Trước hết, khối lượng băng hà ở Bắc cực và Nam cực sẽ tan dần và lần lần thu hẹp diện tích đất sinh hoạt của loài người. Trên các đại dương, chỉ cần nhiệt độ tăng thêm 1,5oC thì hầu hết các vùng sinh thái của san hô và phiêu sinh vật sẽ bị hủy diệt, làm cạn kiệt nguồn lương thực biển vì tôm cá không còn nơi trú ngụ, sinh sản (nhiệt độ trung bình ở các vùng biển nhiệt đới là 30,5oC). Hai hiện tượng trên đang xảy ra trên trái đất của chúng ta với vận tốc đáng ngại!

Có nhiều biện pháp để ngăn chận và giảm thiểu việc tăng trưởng lượng thán khí trên toàn cầu:

  • Hạn chế và kiểm soát lượng thán khí thải hồi trong kỹ nghệ qua khuyến cáo Kyoto năm 1997 do hầu hết các quốc gia trên thế giới soạn thảo và đồng ý.
  • Hoặc thanh lọc lượng khí thải hồi bằng phương pháp tách rời và cô lập hoá học (sequestration technology). Thán khí cô lập được bơm vào dưới lòng biển sâu và nước biển sẽ hấp thụ khối lượng trên. Hoặc thán khí được bơm vào các vùng quặng mỏ than đá từ đó than sẽ phản ứng với thán khí để hình thành khí methane.

Cả hai phương pháp nầy đã đi dần đến hoàn chỉnh và có thể được đem ra áp dụng trong vài năm nữa. Tuy nhiên biện pháp dùng thiên nhiên để hấp thụ thán khí vẫn là phương pháp tối ưu nhất.

  • Thay vì phá rừng để phục vụ cho nhu cầu kỹ nghệ, cần phải tái tạo rừng và trồng thêm rừng mới để tăng thêm diện tích cây cỏ hầu ngăn chận hay làm chậm tiến trình hâm nóng toàn cầu.
  • Và sau hết, con người cần phải tự nguyện hạn chế việc sử dụng năng lượng, nguyên vật liệu bừa bãi.

 

Nếu làm các việc trên hy vọng chúng ta có thể giải quyết được vấn nạn sinh tử của nhân loại.

 

Vài suy nghĩ cho toàn cầu     

 

Như đã nói ở các phần trên, vấn nạn ảnh hưởng đến môi sinh trên toàn thế giới trong thời gian tới cùng với những biện pháp phòng ngừa và hạn chế ô nhiễm đều có tính cách liên đới ảnh hưởng lên mọi quốc gia. Xu hướng toàn cầu hóa trong lãnh vực nầy sẽ không có biệt lệ nào khác.

 

Tuy nhiên, sự phân bố không đồng đều về mặt phát triển kỹ thuật, trình độ dân trí, điều kiện kinh tế-chính trị của đa số các quốc gia đang phát triển không cho phép họ có tầm dự phóng xa hơn những vấn đề sống còn trước mắt. Do đó, các nước hậu kỹ nghệ cần phải thông cảm và có thật tâm giúp đỡ về nhân sự, tài chánh và kỹ thuật...để các nước đang phát triển có điều kiện theo kịp đà tiến hoá và cùng góp tay chia sẻ việc bảo vệ môi sinh để cùng tồn tại. Giai đoạn thực dân bốc lột, vét đoạt tài nguyên của những nước nghèo sẽ không còn thấy trong thế kỷ thứ 21 nầy nữa.

 

Trong chiều hướng suy nghĩ đó, vài đề nghị gợi ý sau đây nói lên những bước cần nên làm đối với các nước hậu kỹ nghệ và những nước đang phát triển.

 

·       Trước hết, biện pháp làm giảm thiểu hay hạn chế sự hâm nóng toàn cầu là ưu tiên hàng đầu cho mọi quốc gia, đặc biệt đối với các quốc gia hậu kỹ nghệ. Ngân sách quốc gia cần được tăng cường trong nghiên cứu và cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa các cơ xưởng công nghệ. Hạn chế hay nghiêm cấm các cơ sở sản xuất tạo ảnh hưởng tác hại đến lớp ozone trên bầu khí quyển. Điều cần phải làm trước nhất là "giáo dục" người dân ở những nước giảm bớt phung phí trong việc sử dụng năng lượng, tài nguyên thiên nhiên và chấm dứt việc phí phạm nguồn nước sinh hoạt. Chỉ trong một ngày vận động cho việc làm sạch bầu khí quyển bằng cách yêu cầu dân chúng sử dụng xe đạp hoặc đi bộ, hay dùng xe công cộng...thủ đô của Colombia đã giảm 27% lượng thán khí thải hồi so với mức sinh hoạt bình thường hàng ngày.

·       Định mức tiêu chuẩn tối thiểu mà cơ thể con người có thể chấp nhận được đối với các hoá chất, kim loại độc hại... trong không khí và trong nguồn nước cn phải được soạn thảo trên bình diện toàn cầu và phải có sự đồng thuận của tất cả. Một khi đã chấp thuận một định mức nào đó, mọi quốc gia đều phải chấp hành nghiêm chỉnh. Một thí dụ cụ thể cho tiêu chuẩn chấp nhận được của sự hiện diện của arsenic trong nước uống hiện tại là: 10ug/L cho Hoa Kỳ, 15 ug/L ở Pháp và 10 ug/L đối với tiêu chuẩn Liên hiệp Quốc, và nhiều nơi trên thế giới vẫn còn giữ định mức là 50ug/L nước. Từ những khác biệt trên có thể nảy sinh ra sự so bì và lơ là của các quốc gia trong việc bảo vệ môi sinh chung.

·       Các phát minh khoa học kỹ thuật và công nghệ mới cần được thật thà trao đổi với các quốc gia đang phát triển. Trợ giúp các nước nầy trong việc trao đổi thông tin kỹ thuật, đào tạo kỹ thuật viên và khai triển các quy trình công nghệ có hiệu quả cao và an toàn cho môi sinh. Mọi phát minh mới cần được thông báo cho toàn thể thế giới để tránh sự thụt lùi và thâu ngắn cách biệt giữa các quốc gia giàu-nghèo.

·       Đối với những phát minh hoàn chỉnh, cần phải tiến hành nhanh giai đoạn thử nghiệm (prototype) và áp dụng tùy theo yếu tố xã hội-kinh tế-môi sinh cho từng vùng hay quốc gia. Làm được như thế sản phẩm vật chất sẽ được sản xuất nhiều hơn và chuyển tải đến những nơi có nhu cầu sớm hơn nhất là đối với các nước ở Phi châu, Á châu và Nam Mỹ.

·       Về nguồn nước, các nước hậu kỹ nghệ cần hạn chế hoặc thay thế việc sử dụng hoá chất trong các quy trình sản xuất hiện có và trong tương lai thay thế bằng những nguyên liệu có trong thiên nhiên để hạn chế hay giảm thiểu mức độc hại trong các phó sản thải hồi. Với chiều hướng nầy, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã thành công trong việc áp dụng vào sản xuất và thanh lọc phế thải. Duckweed (một  loại bèo) dùng để hấp thụ lượng nitrate trong nguồn nước đang được sử dụng rộng rãi; cây bạch dương (poplar) hấp thụ một số phế thải hữu cơ. Việc thay thế nguyên liệu hoá chất bằng các hợp chất thiên nhiên như dùng carbohydrate (sản phẩm có trong tiến trình chế biến phân gia súc) để thay thế hydrocarbon để chế tạo các loại plastic (như plastic tổng hợp từ bột bắp để bọc các loại sausage có thể tự hoại (auto-degradation) được trong thiên nhiên. Các việc làm trên cần được khích lệ và phát triển thêm bằng cách đẩy mạnh tài trợ cho nghiên cứu.

·       Giáo dục là ưu tiên hàng đầu để mọi người có thể đến gần nhau và cùng nói chung một ngôn ngữ trong lãnh vực khoa học kỹ thuật. Do đó các quốc gia đang mở mang cần đầy mạnh việc phát triển giáo dục ở cấp trung học chuyên nghiệp và đại học để tiếp nhận và trao đổi các công nghệ mới dễ dàng hơn.  Chính phủ, các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu và tư nhân cùng hợp tác trong nghiên cứu và kiến thức cùng dựa trên tinh thần trao đổi chân chính.  Việc nâng cao dân trí người dân ở những nước đang phát triển trong việc bảo vệ môi trường sống chung quanh cần phải có sự hỗ trợ của cộng đồng các nước hậu kỹ nghệ qua IMF, WB... để bảo trợ tài chánh-nhân sự- kỹ thuật cùng thúc đẩy tiến trình cải cách.

·       Thông tin tin học, một khám phá tuyệt vời vào thập niên sau cùng của thế kỷ 20 cũng cần được đem ra áp dụng rộng rãi cho các nước chậm phát triển. Thế giới cần trợ giúp cho các nước trên thiết lập mạng lưới thông tin khoa học tân tiến nầy, tối thiểu ở trong môi trường đại học, nghiên cứu...để các sinh viên, nghiên cứu viên có điều kiện học hỏi, thu nhập những kiến thức mới để rồi áp dụng vào điều kiện cụ thể cho từng quốc gia một.

·       Dựa trên tiêu chuẩn toàn cầu, khi đã đồng ý ngưng hay cấm sản xuất một sản phẩm nào có khả năng tác hại lên con người như các loại thuốc sát trùng, các quốc gia hậu kỹ nghệ cần phải chấm dứt việc sản xuất và chuyển tải qua các nước đang phát triển vì nhu cầu lợi nhuận. Việc làm nầy cần phải chấm dứt và thế giới cần phải quy định biện pháp chế tài cho quốc gia vi phạm. Sẽ không còn công dân hạng nhì trong thế kỷ nầy! (Hóa chất DDT đã bị LHQ cấm sử dụng và sản xuất từ năm 1973, nhưng TC vẫn tiếp tục sản xuất và Việt Nam vẫn nhập cảng và hóa chất nầy là sản phẩm nền tảng cho hầu hết các loại hóa chất hỗn hợp dưới xưng nghĩa hóa chất bảo vệ thực vật).

·       Sau hết, việc xuất cảng mọi phế thải kỹ nghệ dưới bất cứ hình thức nào cần phải chấm dứt. Đây là một hành động vô nhân đạo không thể tồn tại được cho thế kỷ 21, thế kỷ của hoà bình và môi trường xanh. Lãnh đạo của các nước đang phát triển cũng đừng vì nhu cầu ngoại tệ nặng cho quốc gia mà chấp nhận những loại phế thải độc hại trên. Các thế hệ sau đó sẽ không bao giờ tha thứ cho các hành động nầy.

 

Trường hợp Việt Nam  

 

Từ giữa thập niên 80, chính sách kinh tế "Mở cửa" và "Đổi mới" tiếp ngay sau đó, đã khai mào cho một chu kỳ tăng trưởng mới cho toàn quốc, đặc biệt ở thành phố Sài Gòn và các vùng lân cận trong đó hầu hết các khu công kỹ nghệ đều tập trung vào và chiếm hơn 40% tổng sản lượng quốc gia.

 

Tuy nhiên, có những mặt tiêu cực sau đây:

 

·       Nhiều dịch vụ phát triển quá nhanh chóng và không được điều nghiên kỹ lưỡng như việc thiết lập các trung tâm giải trí, khách sạn, sân golf...chỉ để phục vụ cho người giàu và người ngoại quốc tạo thêm ranh giới cách biệt giữa tuyệt đại đa số quần chúng;

·       Một số tư bản mới đã hình thành, từ đó phát xuất ra nhiều mâu thuẫn và hệ lụy tiêu cực trong hệ thống quyền lực-kinh tế-chính trị.

 

Chính hai mặt tiêu cực nầy đã là một trong nhiều nguyên nhân tạo nên khủng hoảng xã hội gần đây nhất và làm giảm dần mức tăng trưởng kinh tế từ 10% ở những năm đầu xuống đến 4% năm 1999, và sau đó không tăng trưởng được như dự tính, mặc dù Việt Nam vẫn còn quá nhiều nhu cầu sinh hoạt căn bản cần phải cung cấp cho người dân.

Việc tăng trưởng kinh tế-kỹ nghệ quá nhanh so với tốc độ trước khi có chính sách đổi mới, nhưng không đủ nhanh so với nhu cầu của quốc gia, tạo nên những biến động ảnh hưởng lên môi trường ở những vùng được phát triển mạnh. Tại các nơi trên, bầu không khí ngày càng ô nhiễm thêm. Thán khí cùng với nhiều kim loại độc hại như chì, thủy ngân và một số hợp chất hữu cơ nhẹ đã được ghi nhận. Nguồn nước bị ô nhiễm nặng đặc biệt ở các vùng tiếp nhận trực tiếp nguồn nước thải từ các nhà máy và hệ thống cống rãnh.

 

Nhìn chung tình trạng môi sinh ở Việt Nam đã đến mức báo động, nhất là ở các thành phố lớn mặc dù mức độ khai triển kỹ nghệ chưa phát triển tương xứng với nhu cầu của dân chúng toàn quốc mà chỉ tập trung vào một số thành phố lớn mà không lưu tâm hay quy hoạch đồng bộ tuỳ theo điều kiện của từng địa phương. Hiện nay vẫn còn khoảng 50% dân chúng tập trung ở các vùng nông nghiệp đang còn trong thời sơ khai của thời đại phát triển kỹ nghệ.

 

Nguyên nhân của việc trì trệ phát triển cho những năm gần đây cũng như hiện trạng ô nhiễm ở Việt Nam có thể được tóm tắt vào những ghi nhận sau đây:

 

·       Ảnh hưởng của sự sụp đổ của hệ thống Cộng sản ở Nga và Đông Âu đầu thập niên 90 cùng với sự khủng hoảng kinh tế vùng Đông Á ở những năm gần đây (sau năm 1997…) làm cho quốc tế ngần ngại đầu tư vào Việt Nam.

·       Hệ thống tiền tệ chưa hoán chuyển được và chưa thiết lập được thị trường chứng khoán cùng các luật định ngân hàng phức tạp và hay thay đổi thường xuyên, không bảo đảm tối thiểu cho công cuộc giao thương với bên ngoài.

·                Hệ thống ngân hàng không hữu hiệu, không thể hiện nhiệm vụ đúng đắn trong dịch vụ trao đổi và không có tính xuyên suốt trong báo cáo. Thống đốc ngân hàng Việt Nam mới đây đã nhận định rằng nhiệm vụ của ngân hàng là đáp ứng cho nhu cầu của quốc gia và dân chúng chứ không thi hành theo chỉ thị hoặc mệnh lệnh!

·                Mặc dù có sự hỗ trợ của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Á châu (ADB), Quỷ tiền tệ thế giới (IMF), Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP)... về tài chánh và kỹ thuật cho việc nâng cấp và giải quyết các vấn nạn môi sinh ở Việt Nam do sự phát triển kỹ nghệ và nạn gia tăng dân số, nhưng hầu hết các hạng mục công trình trên còn nằm bất động trên hình thức các dự án khả  thi. Mức độ thi công tiến hành quá chậm do thủ tục hành chánh rườm rà và bất nhất cũng như các tệ nạn quan liêu khiến cho đôi khi dự án phải bị bỏ dở nửa chừng.

·                Việc phá hoại các rừng ven biển và dẫn nước mặn vào sâu trong đất liền để khai thác dịch vụ nuôi tôm là một trong những nguyên nhân cho sự nhiễm mặn. Ngay cả việc nuôi tôm, sau một vài mùa có thu hoạch cao, dịch vụ nầy lần lần đi vào phá sản vì tôm con bị chết quá nhiều vì hệ sinh thái thay đổi và môi trường sinh sống của tôm không còn đồng nhất như vùng nước mặn nguyên thuỷ. Ảnh chụp từ vệ tinh năm 1999 cho thấy khoảng 150.000 hecta ở ven biển Cà Mau, Bạc Liêu đã bị bỏ hoang trên gần 200.000 hecta đã khai thác trong khoảng năm năm gần đây! Từ xa xưa, các rừng tràm, đước, vẹt...đã phát triển vững mạnh trong vùng lầy, thiết lập một hệ sinh thái thiên nhiên vừa cân bằng và cầm chân nước mặn tiến sâu vào đất liền, vừa là môi trường sống thích hợp cho tôm cá; do đó tôm không thể phát triển được vì sự mất cân bằng trên.

·                Trong những năm sau nầy, lãnh đạo Việt Nam có khuynh hướng cứng rắn hơn trong việc điều hành quốc gia. Đường lối và chính sách hiện tại thể hiện sự bất an, bối rối trong quyết định trước những vấn nạn sinh tử cho đất nước.

·                Có nhiều thành phần tham gia vào việc phát triển kinh tế-kỹ thuật ở Việt Nam. Đó là quân đội, công an, chính quyền, tư nhân, và ngoại quốc. Một khi đã nắm chặt quyền lực trong tay, cộng thêm với sức mạnh kinh tế, các thành phần có quyền lực trên có khả năng tạo ra nạn kiêu binh có thể gây xáo trộn xã hội mà lãnh đạo sẽ khó kiểm soát được. Điều nầy sẽ làm mất niềm tin và giảm thiểu mức đầu tư của dân chúng và nhất là đầu tư quốc tế.

·                Đối với các nhu cầu phát triển, điều tiên quyết là phải có sự bàn thảo và đồng thuận giữa chính quyền và các công ty tư nhân. Cho đến nay, mọi hợp tác giữa chính quyền-tư nhân-ngoại quốc chưa được đặt trên căn bản công bằng và đồng thuận do đó vẫn còn nhiều cản ngại trong việc giao thương quốc tế. Còn có nhiều thiên vị cho các đối tác có liên quan đến chính quyền. Công ty quốc doanh chiếm đa số vẫn còn được tài trợ và ưu đãi mặc dù làm ăn thua lỗ. Việc kiểm soát môi sinh còn quá lỏng lẻo đưa đến việc lơ là trong bảo quản và xử lý phế thải.

·                Một số dự án có tầm vóc quốc gia, đối tác được chọn chưa thu thập đầy đủ dữ kiện nghiên cứu tác hại môi trường, nhân sự chuyên nghiệp không đáp ứng được nhu cầu của công trình, do đó nhiều dự án phải bị bỏ dở nửa chừng.

·                Các công ty tư vấn ngoại quốc được Việt Nam mời đến để khai triển một số dự án kỹ thuật và tính khả thi trong từng điều kiện hiện có. Đôi khi, Việt Nam dùng tư cách chủ nhà để chỉ đạo dự án hay sửa đổi không đúng với quy cách kỹ thuật làm cho dự án khó được hoàn chỉnh. Và cũng có nhiều công ty ngoại quốc vì muốn được trúng thầu mà thiết lập dự án khả thi khi chưa hoàn tất hồ sơ điều tra cơ bản. Điều nầy làm cho phát triển Việt Nam trì trệ về thời gian, tài lực, và nhân lực, chưa kể đến việc làm mất niềm tin của người dân về thực tâm của những người có trách nhiệm!

 

Nhận diện được một số nguyên nhân căn bản đưa đến sự kiện chậm phát triển cho Việt Nam những năm gần đây, chỉ cần một ít động não, việc truy tìm giải đáp cho bài toán trên cũng không khó vậy.

 

Thay lời kết

 

Trở về đất nước thân yêu của tất cả chúng ta, Việt Nam hiện tại là một dân tộc non trẻ, thông minh, chăm chỉ, hiếu học, cần cù, và có tinh thần cầu tiến. Trên 90% dân số đều biết đọc biết viết. Con số nầy quá cao so với các nước đang phát triển và có điều kiện xã hội tương tự như của chúng ta, nhưng ngược lại lợi tức đầu người vẫn còn thấp kém so với các quốc gia trong vùng.

 

Tai sao có sự nghịch lý kể trên? Dĩ nhiên là phải có cái gì bất ổn cho đất nước. Đương nhiên nhà cầm quyền hoàn toàn trách nhiệm về tình trạng ngày càng đi xuống hiện nay. Gần 40 năm sống trong hoà bình, thiết nghĩ cũng đủ dài để thiết lập một xã hội ổn định cho Việt Nam.

 

Nhưng tiếc thay điều đó không xảy ra.

 

Hiện tại, trong nhiều lãnh vực kinh tế-kỹ thuật-khoa học-môi sinh, thế giới đang biến thành một quốc gia lớn, một trật tự mới đang hình thành. Trong bối cảnh đó, càng ngày càng thấy rõ ràng mọi người đều có trách nhiệm. Những gì xảy ra tại Tây Tạng, Vân Nam đều trực tiếp ảnh hưởng đến đồng bằng sông Cửu Long. Rốt ráo hơn nữa, mọi người Việt đều có trách nhiệm về tình trạng thụt lùi của Việt Nam.

 

Càng thiết tha, càng gắn bó với quê cha đất tổ càng thấy mình có trách nhiệm.

Trách nhiệm là nhận thức thực tiễn, và trên căn bản đó có những thái độ và hành động tích cực hơn cho đất nước.

 

Nói lên tiếng nói, tạo một âm vang, khuếch đại một xu hướng, tạo dựng sức ép, mỗi người mỗi cách, không sao kể xiết.

 

Nhìn lại đất nước, với hơn 65% lực lượng lao động thuộc thành phần trẻ tuổi, chúng ta đã có một trợ lực lớn có khả năng đưa đất nước lên cao. Tuổi trẻ Việt Nam, sau một giai đoạn ngắn tiếp cận với phong cách hành xử và giao thương quốc tế đã hiểu thêm và hiểu cặn kẽ về tự do-dân chủ. Từ đó tinh thần quốc gia dân tộc tăng trưởng nhanh chóng trong thành phần nầy.

 

Tuổi trẻ Việt Nam mong muốn có một đời sống kinh tế-tinh thần-tâm linh tương xứng với các đóng góp của chính mình.

 

Những rào cản ngăn cách trong tôn giáo-địa phương không còn là một chướng ngại để rồi cùng ngồi lại với nhau, không như các thế hệ cha ông trước kia.

 

Những cảm xúc trong tư tưởng, vết hằn trong quá khứ sau cuộc qua phân của đất nước phải nhường bước cho lối nhìn tích cực về triển vọng tương lai của quê hương.

 

Do đó, các mỹ từ vì thế hệ mai sau, vì chủ nghĩa anh hùng...không còn là một xúc tác tốt để hấp dẫn tuổi trẻ Viêt Nam nữa.

Tuổi trẻ Việt Nam trân trọng bốn ngàn năm văn hiến của tiền nhân, nhưng tuổi trẻ hôm nay không vì niềm tự hào đó mà dừng chân lại để chiêm ngưỡng quá khứ.

Đừng cho đó là một cản ngại lớn cho sự bền vững của chế độ mà nên cùng nhau thay đổi đường lối và chính sách thích hợp với xu hướng toàn cầu. Cùng tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường làm việc thích ứng với tính năng động và hiếu học của tuổi trẻ.

 

Có như thế, cơ hội phát triển và triển vọng tương lai đồng đều cùng đời sống kinh tế-tinh thần có hy vọng được nâng cao sẽ là hai động cơ chính thức thúc đẩy tuổi trẻ mạnh bước tiến lên.

 

Cũng xin dừng rập khuôn tin tưởng vào văn hoá "coca cola" của Hoa Kỳ để mong được phát triển nhanh và đổi lấy một xã hội bất ổn về tinh thần và tạo ra xã hội băng hoại!

 

Tuổi trẻ Việt Nam đang lên đường.

 

Mai Thanh Truyết

12-2014

 

 

 

 


_____________________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

 

 T do là Ung dung trong Ràng buc

Hnh phúc là T ti trong ...Đau thương"Tuệ Hải

 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-


 

 

 
 
 
 
//////////////////////////////////////////////////