Suy Nghĩ Cuối Cùng của GS Nguyễn Văn Trường về Việc Xây Dựng Một Viện Đại Học Tư Lập ở Việt Nam

 


Lời người ghi lại: Đây là trích đoạn bài viết chung của GS Nguyễn Văn Trường và Mai Thanh Truyết về Sự thành lập Viện Đại học Cao Đài Tây Ninh

 

 

 

Khai phá là đi vào cái mới, đất mới, lãnh vực mới…, ở đó, chưa một ai đến, chưa một ai khai, chưa một ai phá, để xây dựng cái mới.

 

Cái mới là cái chưa biết.  Cái chưa biết nào cũng có những bất ngờ, không trù liệu trước được. Cho nên, tiến trình khai phá là một tiến trình phiêu lưu. Cuộc phiêu lưu nào có những hiểm nguy của nó. Vì vậy, người tiên phong phải có một tầm nhìn xa và rộng, và phải can đảm nhận trách nhiệm về công trình khai phá.

 

Hơn nữa giáo dục, dù là giáo dục Đại Học, vẫn bao hàm cái ý ổn định, vững chắc. Dạy học là chuyển giao những giá trị qui định trong chương trình học. Những giá trị nầy, ít nhất là cho đến 4 năm đầu Đai Học, phải là cổ điển, tức là được công nhận là vững bền. Dân tộc, nhân bản và khai phóng là phương châm chỉ hướng cho nền giáo dục của chúng ta thời bấy giờ. Nói khác hơn là trong một chừng mực nào đó, ta muốn cột giữ học sinh sinh viên ta trong lòng dân tộc, trong những giá trị ngàn đời của cha ông, mà ta thiết tha kính giữ.

 

Con người mà chúng ta đào tạo cũng phải thấm nhuần tính người, tình người, nhưng không là một mẫu người trừu tượng hay là con người chung chung của muôn nơi muôn thuở, mà phải là con người của dân tộc nầy, trong thời khoảng lịch sử nầy trước đã.




 

Cho nên, dạy học là cột con người hai lần: cột vào nhân bản, chưa đủ, cột thêm vào dân tộc, cho chắc. Ý thức rõ như vậy, người dạy đương nhiên thấy có nhu cầu khai phóng: người cột phải mở. Tùy lứa tuổi, tùy trình độ học viên, lối dạy phải khoáng đạt, nhiều chiều, và trong mỗi chiều có thuận có nghịch.

 

Dầu vậy, nội dung, ngoại trừ các đề tài luận án, đều phải cổ điển, được công nhận là những giá trị cơ bản vững bền.

 

Người dạy, thường thường không ai là người muốn mạo hiểm.

 

Tôi, một ông giáo, tôi cũng không muốn mạo hiểm trong các công tác giáo dục của tôi.

 

Vì vậy, mà tôi phải cặn kẻ trao đổi những nghĩ suy và tính khả thi trong công tác hình thành Viện Đại Học.

 

Người tôi tiếp cận đầu tiên là Ông Viện Trưởng Nguyễn Văn Lộc, nguyên thủ tướng chính phủ. Ông rất bình dị. Chúng tôi vẫn xưng hô là anh em, nhờ vậy mà mọi vấn đề được thẳng thắng đặc ra và bàn luận.

 

·       Tiên quyết là sự an ninh trên con đường Sàigòn Tây Ninh, chỉ 99 cây số, mà nghe đâu nó xuyên ngang chiến khu của VC. Tôi được biết là Anh vẫn thường đi lên Toà Thánh bằng xe riêng hoặc xe của Tòa Thánh.  Tôi có sự xác nhận của nhiều người khác, nói riêng là của ông Thừa S Tấn. Tôi cũng nghĩ:  Những người sống về nghề móc túi, bấm giây chuyền, nói chung là kẻ trộm cắp, luôn luôn hoàn lại cho khổ chủ nếu khổ chủ là người trong khóm, nơi trú ngụ của mình.  Trong cái suy nghĩ đó, thiết nghĩ VC, phải giữ an ninh cho tuyến đường Sài gòn-Tây Ninh, bằng không cái ổ ẩn trú của họ sẽ bị quậy nát, mà dân chúng không bao che cho họ.

 

·       Về viễn kiến về Viện Đại Học: hình như quí vị trong Đại Đạo nghĩ rằng:

 

1. Tây Ninh nằm trên con đường chánh đi Nam Vang;

2.  Đức Hộ Pháp có nhiều năm ngụ ở Nam Vang;

3. Ánh sáng Đại Học Cao Đài sẽ mở rộng trong hướng Cambodia, và vùng cao nguyên bao   quanh Thánh Địa.

4. Vã lại Đạo có huyền cơ.

 

Nghĩ cho cùng thì những đại học xưa, khởi điểm rất khiêm nhường - Haward (Mỹ) bắt đầu chỉ có 9 sinh viên[1], Notre Dame[2] (Mỹ) là một đại học Công Giáo mà phải 2 năm sau mới được công nhận, Đai Học Sorbonne khởi đầu là một Viện Thần Học, và đến Cách Mạng Pháp (1789) bị đóng cửa[3],..

 

Tôi không tổng quát hóa. Tôi cũng không lấy tiêu chuẩn thời thượng mà đo lường đại học thời nay. Tôi nghĩ tương lai của một đại học là do mức độ đóng góp của các thế hệ tốt nghiệp đại học đó vào sự nghiệp chung của nhân loại. Tôi cũng nghĩ giáo dục là đầu tư dài hạn.  Giáo dục nhằm vào con người: trí tuệ, tình cảm, tính tình. Mà con người chỉ có thể là một diễn trình chỉ chấm dứt khi con người ấy yên nghỉ dưới ba tất đất.

 

Cho nên chúng tôi thống nhất trong cái nhìn huấn luyện nghề. Ở các trường kỷ thuật lúc bấy giờ, các nghề mộc, tiện,.. đều  được qui định huấn luyện bao nhiêu giờ. Một sinh viên vào trường Võ Bị Thủ Đức, sau 11 tháng ra trường là một ông Thiếu Úy. Mục tiêu của trường Nông Lâm Súc hay Sư Phạm là trang bị cho học viên một cái nghề: cán sự hay kỹ sư Nông Lâm Súc hoặc giáo sư đệ nhất cấp hay đệ nhị cấp.

 

Nói chung, huấn luyện là có lớp có lang, bài bản rõ ràng, hết bài bản là ra nghề, quen thuộc với một số thao tác, hành vi, để từ đó không ngừng cải thiện tài khéo, tùy duyên mà đổi mới cách nghĩ, cách làm, mở rộng và đi sâu vào nghề nghiệp.

 

Trang bị phòng thí nghiệm, hay xưởng máy, hay nông trường, trại chàn nuôi thực tập cho sinh viên rất tốn kém. Thiết nghĩ phải kết nghĩa với một đại học Mỹ hay Pháp, hay Canada, hay Úc. Cũng nên ghi: Từ nghĩ đến thực hiện thường có một khoảng cách khá rộng.

 

Tôi còn muốn việc huấn nghệ có những điểm đặc thù,  thí dụ của Trường Nông Lâm Súc có tác động gì với việc trồng trọt, chăn nuôi, và lâm sản địa phương. Chỉ bao nhiêu đó thôi, tôi đã lung túng. Tôi cũng nghĩ bất cứ ai cũng lung túng như tôi. Lúng túng đó là thách đố cho tôi. Tôi phải tìm học, không ở sách vở mà ở môi trường. Tôi phải lên Tây Ninh, cùng với giáo sư và sinh viên tôi khảo sát môi trường, cách trồng lạc, khoai sắn, hột điều (đào lộn hột), cách chăn nuôi, khai thác lâm sản, và thị trường. Miệt ấy, người ta dung máy John Deere của Mỹ, máy Kubota của Nhật không dùng được vì quá yếu,.. Nói chung, tôi phải biết nhu cầu của địa phương. Tôi phải tìm cho ra những sắc thái đặc thù cho hai trường Nông Lâm Súc và Sư Phạm Cao Đài của tôi.

 

Tôi nói khai phá là như vậy đó: là đi vào những vấn đề, mà giờ đây chưa có một ai biết được.

 

Khai phá cũng có thể hiểu là tôi phải trang bị các phòng thí nghiệm, chỉ nói cho khoa học cơ bản mà thôi, từ A đến Z. Và không những chỉ có vậy, phải biến các phòng ốc thành phòng thí nghiệm, có điện, có nước, có chỗ cho sinh viên thực nghiệm. Và nếu người thợ thi công, hoặc ông thầu thi công làm công quả, làm chùa, thì thúc hối cho hoàn tất, kịp thời thì quả là một điều rất tế nhị. Rồi đến nông trường, trại chăn nuôi, chuyện làm không bao giờ dứt.



 

Tóm lại, tinh thần khai phá nói ở đây là tinh thần chấp nhận thách đố, chấp nhận hiểm nguy. Trong khai phá có phiêu lưu, có những sự việc mà đến bất ngờ không lường trước được. Nhưng khai phá không trùng nghĩa với phiêu lưu. Có người nghĩ phiêu lưu là đùa giởn với số mạng, giao mình cho may rũi, được thua do thiên mạng.

 

Ở đây, khai mở một viện đại học mới, một môi trường giáo dục mới, mà bao quanh tôi là những nhà tu hành, phẩm hạnh cao. Cho nên khai phá trong bối cảnh nầy bao hàm ý thức trách nhiệm.  Riêng tôi, tối thiểu là tôi trách nhiệm đối với các đồng nghiệp, đồng sự mà nhận lời mời, hay 'rủ rê' dấn thân vào công trình chung, và nhất là đối với sinh viên của tôi.

 

Vì vậy, mà có lắm điều, tôi vấn hỏi anh Lộc.  Giờ, không nhớ hết được, chỉ ghi lại đôi điều như trên đây. Nhờ vậy mà ý thức được cái biết của mình thì giới hạn, mà cái dốt của mình thì vô cùng.




Cũng nhờ vậy mà lăn xả vào việc, không ngại khó, không ngại gian nan, không ngừng học hỏi,  tôi luyện khả năng, tài khéo (skills), trí tuệ và tính tình. Đó cũng là xem đổi thay là đương nhiên, cuộc sống là một giòng chảy không ngừng đổi mới,

 

Thiết nghĩ, đông đảo bạn bè tôi chia xớt quan điểm nầy.

 

Và nhìn lại, tôi có nhiều may mắn.

 

Nguyn Văn Trường

Quyn Vit trưởng Vin Đại hc Cao Đài Tây Ninh 1974-1975

Houston - 12/2017

 



--

________________________________________

Mai Thanh Truyết

https://maithanhtruyet1.blogspot.com/

https://www.facebook.com/envirovn


"Sự bền vững của thế giới chúng ta là năng lượng tái tạo, tái chế phế thải và môi trường xanh."  "The sustainability of our world is renewable energy, waste recycling & green environment." - MTTruyết -

 


Bài nói chuyện ở Workshop về Human Rights và Môi trường ở Quốc hội Canada ngày 10/5/2018 lúc 2:30PM

 

A New Perspective on Human Rights in Vietnam

 

Speech on Workshop on Human Rights and Environment at

Canadian Assembly on May 10th, 2018.

 

 

Dear Ladies and Gentlemen,

 

On behalf of Vietnamese community living outside of the Mother Land, today, it's my honor to share with all of you the different perspectives on Human Rights in Vietnam today to commemorate The Black April Day, the thirtieth of April 1975.

 

From this day, human rights are widely understood to be the rights of man to live on this planet. These are fundamental rights that have been approved most countries in the world, as the 10th of December has been dedicated for International Human Rights Day.

 

With more than 100 laws and protocols on human rights existed, Vietnam only ratified certain laws. Most of the basic rights applied to people living in civilized countries were not recognized by Vietnam for the right to a safe, clean, healthy and sustainable environment that is indispensable to human rights, including the right to life, health, food, water, and sanitation.

 

These above are the rules of human rights, fundamental freedoms, the right to form associations, protocols for the prevention of torture, and more.

 

Therefore, Vietnam still has many shortcomings in ensuring an "equal" life for the people.

 

The basic human rights is a flagrant disregard of the communist government in Vietnam. Currently, the Vietnamese people are not entitled to the justifiably rights as all citizens of the world in accordance with UN regulations. There are the rights that people must demand and fight for these noble cause. It is essential for their daily life and future: 

 

1. The right to have clean water;

2- The right to breathe unpolluted air;

3- The right to hygienic and safety of foods.

 

Although these rights are included in the No. 3 & 25 of Universal Declaration of Human Rights, which are:

 

·       No 3. The right to Life. We all have the right to life, and to live in freedom and safety.

·       No 25. Food and Shelter for All. We have all the right to a good life. Mothers and children, people who are old, unemployed or disabled, and all people have the right to care for.

But in reality, the Vietnamese people are struggling to obtain these rights.

 

After 43 years of governing and managing the whole country by the Political Bureau of Communist in Vietnam for economic development, the rights mentioned above were not applicable. At this time, the government's policy and planning which have applied in the past and present had created a massive disaster that heavily impacted the environment in our Mother Land.

 

So, today, I would like to express my voice as a Viet's child to share with all of you, the representatives of the Canadian, the reasons why the Vietnamese people should have these rights, and the causes of these environmental impacts are:

 

1-    Environmental impacts of deforestation

 

Before the Second World War, the surface of forest in Vietnam was 19 million hectares (58% of the country's total area). By 1943, the forest had only 14.1 million hectares (43%) remaining; By 1990, the situation was worse, with only 9.1 million hectares (27.7%). Now, only 5% of forestation is remaining!

 

2-    Air pollution

 

Although Vietnam ratified the Kyoto Protocol on Global Warming on September 25, 2002, air pollution and dust pollution increased. Dust is the most common air pollutant in Vietnam. For the past 20 years, "... most of the cities in Vietnam have been contaminated with dust, many of them are severely contaminated with dust."

 

Lead is another common air pollutant, especially in urban areas. The number of motorcycles and cars exponentially increases and this leads to an airborne lead concentration of 1 to 4 micrograms/m3 (ug/m3). For comparison, according to research published in Pediatrics Journal in 1994, lead concentration in air in Chicago in 1988 were below 0.5 mg/m3 ", considered the most polluted city in the United States of America.

 

3-    Water pollution

 

The UN has initiated a very clear concept that "water itself is colorless and borderless so it cannot be inhibited" and "Everyone in the world has the right to have enough clean and safe water."

 

In Vietnam, the rapid economic and social growth since 1986 has caused urban and rural water pollution throughout the country, and the quality of water resources in Vietnam seems to be more and more degraded.

 

Wastewater from residential areas, industrial centers, export processing zones, agricultural land, etc., has penetrated surface water, groundwater, and even water quality in coastal areas. Residential water, industrial wastewater, and leachate from landfill sites are the main causes for organic pollution in surface water, especially in big cities such as Saigon, Hanoi, Hai Phong, Da Nang, Can Tho

 

        4- The use of chemicals in agriculture

 

The term "bảo vệ thực vật in Vietnamese" meaning "plant protection" refers to chemicals used for pesticides, insecticides, weed killers, and fungicides. Here are three main reasons why these poisoning chemicals are becoming universal in Vietnam:

 

• The above chemicals used do not have  the clear label for ingredients. In Vietnam, there are over 700 different brands of these chemicals are being used as fertilizers and "plant protection chemicals";

 

• Farmers are not adequately trained.

 

The Food and Agriculture Organization (FAO) has recommended that the pesticide use index in Vietnam is very high, reaching an average of 5.3 per season, while the index in China is 3.5, the Philippines, 2.0, and India, 2.4.

 

In Vietnam, pesticides are used separately or in the form of a cocktail to enhance the toxicity of the drug against insect resistance. DDT is considered the main agent in many of these mixtures. For example, a mixture of DDT, Thiodan (or Endosulfan) and Folidol (Methyl Parathion) are commonly used to kill leaf rollers insect in the rice industry.

 

So, incorrect application of plant protection chemicals as using a proper dosage, incorrect identification of the target (insect pests ...), and incorrect timing are three factors that cause:

 

·       Rapidly degrading on the environment;

·       Economic efficiency in production is low;

·      And the health of the farmer are affected because there are no safeguard measures to access to chemicals.

 

           5- Right to education and guidance

 

The percentage of farmers in Vietnam is about 50%, according to the 2016 statistics, which is about 48 million. Most of them are not educated or taught how to use chemicals in agriculture. Indonesia is a regional country having a good vision and is seen as a model of proper agricultural development and strong strategy for national development in harmony with environmental protection.

 

Conclusion

 

Just a few years ago, an extremely heartbreaking tragedy occurred in the East Sea in which the Chinese called the South China Sea. From the Specific Economic Zone of China, under the name of Formosa at Vũng Áng, Hà Tĩnh Province, thousands of tons of liquid and solid toxic chemicals dumped into the East Sea, which resulting in killing millions of fish alongside from Hà Tĩnh province to four southern provinces as Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, and Đà Nẵng.

 

Since hundreds of thousands of fishermen have quit their jobs because they no longer catch fish and shrimp. They are at risk of starvation because there is no job to survive. Once the fishermen perish due to starvation, the farmers and traders are at stake       due to the domino's effect on their businesses. Moreover, millions of people are unaware that shrimp and fish are poisoned, not edible. Consuming the poisoned seafood may not kill them immediately. Yet, in the long run, their lives are at risk of much potential harms to their health.

 

It is worth mentioning that the so-called Nhà Nước (State of Socialist of Vietnam) has   inconsiderate and insensitive to this calamity. Nguyen Phu Trong, the supreme ruler visited this killing area in Vũng Áng but he did not have a word or take any action to protect the victims. The Prime Minister and the President of the National Assembly also stayed in silence regarding this catastrophe.

 

So, in the great indignation of the Vietnamese people, we took the opportunity, once again, to bring this letter of complaint to the United Nations Human Rights Commission, to Human Rights Watch, asking them to banish the Vietnamese Communist Party out of Human Rights Commission.

 

One of the most burdensome responsibilities of the Vietnamese leadership is for UNICEF to sponsor and promote the digging of tube wells for clean water in Mekong Delta and Hồng River Delta. Bangladesh is also home to over 4 million tube wells nationwide since the years of 1970. Now, hundreds of thousands of people die each year from arsenic contamination in water.

 

The Vietnamese Communist continues to advocate the digging of tube wells even though it is acknowledged that arsenic contamination is a reality, through the occurrence of arsenicosis already happened at one Southern part of Ha Noi because the tube well has arsenic concentrations higher than the permitted standard required by WHO (10 ug/L water) more than ten times, and more.

 

For the past more than ten years, I and a few friends have researched and found out the way of eliminating arsenic in water of these regions in using dried water hyacinth (cây lục bình). My friends are already going back to Mekong Delta to educate the farmers how to use the "bamboo filter" for their drinking water. Please see our web  www.weall.care.

 

Again, Vietnam needs a global perspective, in line with the general development of the world, accepts the common law, and most importantly the need to remove and replace of the structure of "The proletarian dictatorship" (cơ chế chuyên chính vô sản) to govern the country.

 

Vietnam has won a military victory in 1975. Since then, after 43 years, it can be said today that the mentality of the Vietnamese leader has been poisoned by the above structure, resulting in severe corruption and severe mismanagement syndrome.

 

Could the victory in the war, although has been gone for 43 years, but it still gives the Vietnamese leader the glory and ecstasy of winning the old days?

 

Unify the country is not enoughVietnamese Communist needs to take the blame and take initiative in reconciling the entire cracked and spiritual destroyed nation. 

Only this clever work can create the opportunity to save Vietnam in the new process of humanity.

 

Dears Ladies and Gentlemen,

 

In recent years, the globalization process of nations around the world has proved that countries that do not adapt to fast and new change will soon disintegrate sooner or later. The global superstructures will no longer be compatible with the way the Vietnamese Communist gives pressure to the Vietnamese people, dictates and orients them to the "so-called" socialist way.

 

This procedure will no longer work and cannot be applied to Vietnamese people.

 

Thank you for your listening.

Best regards,

 

 

Mai Thanh Truyết

Chairman, Vietnamese American Science & Technology Society – VAST

Chairman, Vietnamese Environmental Protection Society - VEPS



--

________________________________________

Mai Thanh Truyết

https://maithanhtruyet1.blogspot.com/

https://www.facebook.com/envirovn


"Sự bền vững của thế giới chúng ta là năng lượng tái tạo, tái chế phế thải và môi trường xanh."  "The sustainability of our world is renewable energy, waste recycling & green environment." - MTTruyết -

 



Formosa "Mới" Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long:

Nhà Máy Giấy Hậu Giang




 

 

Vào ngày 6 tháng 8 năm 2007, thêm một nhà máy giấy ở Việt Nam xuất hiện. Dự án nhà máy với tổng mức đầu tư lên đến 1,2 tỷ Mỹ kim. Địa điểm xây dựng tại khu công nghiệp Phú Hữu A, huyện Châu thành, Hậu Giang với diện tích 200 mẫu. Dự án nhà máy đã được chấp thuận nhưng không qua thủ tục cần thiết ghi trong luật môi trường Việt Nam, nhất là việc nghiên cứu tác động môi trường trước khi dự án được duyệt xét.

 

Mặc dù mới được khởi công tháng 3/2015, nhưng dự án đã được UBND tỉnh Hậu Giang cấp giấy chứng nhận đầu tư từ ngày 27/6/2007 và lễ động thổ nhà máy đã diễn ra vào ngày 6/8/2007. Đây là một dự án làm bột giấy và sản xuất giấy lớn nhất Việt Nam hiện tại phỏng theo mô hình của tập đoàn Lee&Man Paper, Hong Kong, Trung Cộng.

 

·       Khu vực đặt nhà máy gọi là khu công nghiệp Cái Cui – Nam sông Hậu (Tỉnh Hậu Giang) thực chất là vùng cây ăn trái trù phú với những đặc sản bưởi, cam, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, nhãn, mận, ổi…và những hộ chuyên nuôi cá đồng, không thích hợp cho nhà máy vì vấn đề nước thải nhà máy quá lớn với 28.500 tấn Sodium Hydroxide (NaOH), đặc biệt có sự hiện diện của Dioxin trong nước thải phát sinh trong giai đoạn làm trắng bột giấy, và ô nhiễm môi trường cho cả một vùng trồng cây ăn trái rộng lớn;

·       Hiện tại, nhà máy không có hệ thống thanh lọc nước thải. Vì vậy, vấn đề bảo đảm việc ô nhiễm môi trường không được tuân thủ. Điều nầy trái ngược hoàn toàn với các Điều luật trong Bộ Luật Đầu tư và Luật Môi trường là phải có báo cáo nghiên cứu tác động môi trường và phải có dự án xây dựng nhà máy thanh lọc phế thải trước khi được cấp giấy phép xây cất. Nhưng hai sự việc trên không hề xảy ra! 

 

1-     Tập đoàn Lee&Man Paper

 

Tập đoàn Lee&Man Paper được thành lập từ 1994 có trụ sở tại Quảng Đông và di dời về Hong Kong năm 1995. Đây là một đại công ty giấy lớn nhất Á Châu và có tầm vóc quốc tế, với cơ sở và thiết bị tối tân.

 

Nhà máy giấy đầu tiên bắt đầu được xây cất từ năm 1996 và đi vào hoạt động từ giữa năm 2005 trên một diện tích 80 mẫu tại Hongmei thuộc tỉnh Quảng Đông (Dongguan). Chi phí cho nhà máy là 461 triệu Mỹ kim với mức sản xuất 2 triệu tấn giấy/năm. (Nhà máy nầy chỉ chiếm 1/3 vốn đầu tư và sản xuất gần gấp 4 lần so với nhà máy Hậu Giang!). Nhà máy còn có hệ thống thanh lọc nước thải và một nhà máy phát điện với công suất 0,2MW. Tập đoàn đã thành lập Cty Viet Nam Lee&Man Paper Manufacturing và đầu tư vào nhà máy Giấy Hậu Giang. Tính đến nay, Tập Đoàn Lee&Man Paper đã có 8 nhà máy đang hoạt động  trong vùng Đông Nam Á và sản xuất 2,08 triệu tấn giấy/năm. Cty dự trù trong năm 2008, mức sản xuất hàng năm sẽ lên đến 4 triệu tấn.

  

2-     Công ty giấy Hậu Giang




  • 1- Dự án không có nghiên cứu tác động môi trường do đó vi phạm Luật Môi trường và Luật Đầu tư,
  • 2- Nguồn nguyên liệu dự trù cho sản xuất quy hoạch rất mơ hồ,
  • 3- Phương án thanh lọc phế thải chỉ ghi chú trong vòng vài trang giấy trong hồ sơ dự án, không có kế hoạch và thiết kế chi tiết, cùng công tác xây dựng nhà máy "xử lý" cũng không được nêu ra.

 

Cũng trước đó, vì địa điểm xây dựng nhà máy lại nằm sát bờ Sông Hậu và nhà cử dân chúng cho nên, Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) đã đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ( Bộ NN-PTNT) có ý kiến để các cơ quan nhà nước nghiên cứu kỹ vị trí của dự án nhà máy giấy và bột giấy Lee&Man nhằm không gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường nước của vùng nuôi thuỷ sản ở ĐBSCL.

 

Nhưng tất cả ý kiến trên đều không được lắng nghe vì tinh thần nô lệ và thuần phục của những kẻ bán đứng linh hồn cho TC, và vì mãnh lực của kim tiền qua việc "bôi trơn dự án"!

 

3-     Thay lời kết

 

Mặc dù Việt Nam vẫn còn phải nhập cảng 700 ngàn tấn giấy/năm (mức tiêu thụ giấy của Việt Nam hiện tại là 1,8 triệu tấn giấy cho năm 2006 (thời điểm của dự án), và đã tăng lên 5 triệu tấn cho năm 2015.

 

Qua kinh nghiệm lịch sử các nhà máy giấy nhất là kinh nghiệm nơi nhà máy Bãi Bằng, và một số nhà máy giấy rãi rác từ Bắc chí Nam (xem bài viết Nhà máy giấy Bãi Bằng-Phần I)  trải qua gần 40 năm hoạt động vẫn còn nhiếu vấn nạn môi trường hầu như không giải quyết được và nguyên liệu cần phải nhập cảng đến 20%, mặc dù đã quy hoạch việc trồng rừng trên diện tích 1,2 triệu mẫu, nhà máy cũng vẫn chưa chạy hết công suất.

 

Trong lúc đó, nhà máy Hậu Giang chỉ quy họạch từng phần trong 200 mẫu rừng cho một công suất sản xuất gấp 10 lần hơn nhà máy Bãi Bằng.  Điều nầy có nghĩa là việc quyết định thực hiện nhà máy Hậu Giang hoàn toàn không dựa theo một tiêu chuẩn nào cả.

 

Trong bài "Báo động: Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải sắp trở thành căn cứ của Trung Quốc" đăng trên VOA ngày31/3/2016 và bài "Trung Cộng lại sắp lập căn cứ ở Trung tâm Nhiệt điện Sông Hậu?" trên VOA ngày 11/4/2016,  đã cảnh báo dư luận về việc người TC đang núp bóng các công ty nước ngoài để âm mưu biến hai trung tâm nhiệt điện nằm ở những vị trí nhạy cảm về an ninh quốc phòng này thành những căn cứ quân sự lợi hại.

 

Điều trên chứng tỏ rằng:

 

·       Lãnh đạo trung ương khi quyết định chấp thuận môt dự án phát triển quốc gia hoàn toàn không nắm vững những thông tin kỹ thuật cũng như các ảnh hưởng lên mội trường khi xây dựng và khi nhà máy đi vào sản xuất;

·       Lãnh đạo địa phương (nơi xây dựng nhà máy) tiếp nhận dự án đầu tư vào tỉnh nhà theo chỉ thị của cấp trên và cũng hoàn tòan không thông hiểu về quy trình sản xuất cùng những điều kiện địa phương có thích hợp với việc lấp đặt nhà máy hay không?




 

Đây là hai điều căn bản đã xảy ra trong suốt thời gian quản lý Đất và Nước từ sau 1975 trở đi. Hai điều căn bản trên tiếp tục được lập đi lập lại như một âm bản giống nhau như đúc mặc dù đất nước được lãnh đạo bởi nhiều thế hệ lãnh tụ khác nhau theo suốt chiều dài lịch sử kể từ khi CS Bắc Việt chiếm được miền Nam sau ngày 30-4-1975.

 

Đây mới chính là một nguy cơ "mãn tính" cho dòng tộc Việt trong công cuộc phát triển quốc gia của một nhóm cầm quyền "vô cảm".

 

·       Cao nguyên Trung phần Việt Nam đang CHẾT vì việc khai thác Bauxite.

 

·       Biển ĐÔNG đang CHẾT vì TC cố tình đầu độc nguồn nước đại dương.

 

·       Đồng bằng sông Cửu Long đang CHẾT vì TC kiểm soát dòng chảy của sông Mẹ Mêkong ở thượng nguồn.

 

Câu hỏi còn lại cho Tuổi Trẻ Việt Nam là Còn con đường SỐNG nào cho dân tộc Việt Nam đây?

 

Chỉ còn một cách duy nhứt là đứng lên "đuổi CSBV về Tàu"?

 

Phụ lục:

 

Nhà máy giấy Lee & Man phát mùi hôi thối

 

Theo tin RFA ngày 14/11/2017, nhà máy giấy Lee & Man tại Hậu Giang lại bị dân chúng sống xung quanh phản đối vì phát ra mùi hôi.

Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 14 tháng 11 loan tin ghi nhận ý kiến của nhiều người dân nói rằng trong những ngày 10, 12, tháng 11, mùi hôi cùng với tiếng ồn từ nhà máy làm cho họ rất khó chịu.

Theo tin ghi nhận được thì ông chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thị trấn Mái Dầm, nơi nhà máy tọa lạc đã xác nhận là có mùi hôi phát đi từ nhà máy theo như người dân nói, ông cũng đã báo cho nhà máy cũng như Sở Tài nguyên & Môi trường của Tỉnh Hậu Giang.

Tuy nhiên Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường nói rằng hiện chưa thể trả lời báo chí về vấn đề này vì đang bận.

Nhà máy Lee & Man là một dự án đầu tư 100% vốn của Trung Quốc.

Nhà máy bắt đầu vận hành thử nghiệm vào tháng 12 năm 2016, tuy nhiên đã bị tạm dừng vì phát ra tiếng ồn bị dân chúng phản đối.

Đến tháng 10 năm nay, 2017, Cục Môi trường của Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp giấy chứng nhận cho rằng các công trình bảo vệ môi trường của nhà máy này đã hoàn tất và có thể chính thức hoạt động.

Một số nhà khoa học lo ngại rằng nhà máy Lee & Man có thể làm ô nhiễm nặng nề sông Cửu Long, nguồn nước và phù sa sống còn của cả vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Cũng liên quan đến vấn đề môi trường,

Bộ Tài nguyên & Môi trường vừa trình Chính phủ Việt Nam một dự thảo sửa đổi Luật Bảo vệ Môi trường đã được chuẩn thuận vào năm 2014.

Các lý do được đưa ra là nhiều điều trong luật này nằm ở các bộ luật khác nhau như Luật Tài nguyên, Luật Khoáng sản, Luật Qui hoạch,… nhưng lại không thống nhất với nhau.

Một lý do nữa là nhiều điều luật được cho là không sát với thực tế.

Và điều thứ ba là việc phân công các cấp thẩm quyền trong việc quản lý chất thải được cho là chồng chéo nhau, không phân rõ trách nhiệm.

 

 

 

 


--

________________________________________

Mai Thanh Truyết

https://maithanhtruyet1.blogspot.com/

https://www.facebook.com/envirovn


"Sự bền vững của thế giới chúng ta là năng lượng tái tạo, tái chế phế thải và môi trường xanh."  "The sustainability of our world is renewable energy, waste recycling & green environment." - MTTruyết -

 


//////////////////////////////////////////////////