Thay Lời Tựa
Hôm nọ, tôi được mời tham dự buổi tiệc ra mắt nguyệt san NailTec ở một nhà hàng sang trọng trong vùng Little Sài Gòn. Buổi tiệc hôm ấy là đại hội quần hùng của những đại gia Việt Nam có tầm cở trên khắp nước Mỹ - những người khai phá trong ngành Nail .
Tuy vẫn biết thị trường nầy được đồng hương Việt nam khai thác mấy chục năm nay, cung cấp công ăn việc làm cho nhiều người, đa số khá thành công, nhưng những thông tin, dữ kiện được đưa ra trong buổi tiệc làm cho tôi và, chắc nhiều người có mặt hôm đó và cá nhân tôi ngỡ ngàng: người Việt chế ngự 80% của thị trường có số tiêu thụ lên đến 7 tỉ
i
dollars một năm; có khoảng 200 ngàn thợ Việt Nam đang làm việc trong khoảng 40 ngàn tiệm nail do người Việt làm chủ trên toàn nước Mỹ!
Chúng tôi, những người ngồi cùng bàn, trong đó có Tiến Sĩ Hóa Học Mai Thanh Truyết, thảo luận lang mang về những gương thành công và những trường hợp thất bại trong dịch vụ nầy; bàn về những mảnh đời, những gia đình bám trụ ở Cali lâu năm nhưng vì nhu cầu kinh tế mà phải phân tán, xuyên bang lạc lỏng trên khắp các hang cùng ngỏ hẻm của nước Mỹ mênh mông. Chúng tôi đặc biệt thảo luận về các chất hóa học trong kỹ nghệ "nail" gây ảnh hưởng lên sức khỏe của người thợ như thế nào, hay nói một cách khác, mặt trái của chiếc mề-đay.
Vốn quen thân với Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết nhiều năm nên tôi vui vui đề nghị ông viết một bài phân tích về tính độc hại của các hóa chất được sử dụng trong ngành nail và sự gây tai hại đến sức khỏe con người, để giúp cho đồng hương - trong nghề nắm vững hơn và từ đó có biện pháp phòng ngừa cẩn thận .
Là một Tiến Sĩ tốt nghiệp khoa Hoá từ một đại học Pháp, từng là Giáo Sư Khoa Trưởng Khoa Hóa Học ở Đại Học Sư Phạm Sài Gòn trước năm 1975, và với công việc cũng trong lãnh vực nghiên cứu về hoá chất ở Mỹ hơn 20 năm qua, theo tôi, ông Mai Thanh Truyết là người có đầy đủ "tiêu chuẩn" để viết về một đề tài có tính cách chuyên môn như vậy .
ii
Cứ tưởng câu chuyện nói tại buổi tiệc hôm đó chỉ là chuyện trà dư tửu hậu, chuyện "nghe qua rồi bỏ ". Nhưng, điều ngạc nhiên và bất ngờ đến độ không ngờ là, khoảng hai tháng sau Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết ghé nhà chơi và trao cho tôi một tập tài liệu khá dày, và nội dung trong đó chỉ nói về dịch vụ làm đẹp, đặc biệt là nói về nghề "nail".
Có thể nói tập tài liệu nầy, đối với tôi, là một công trình nghiên cứu nhỏ nhưng đáng kể, không những chi tiết trong phạm vi phân tích kỹ thuật, mà còn rất phong phú về nội dung: không chỉ đơn thuần chuyên tải đến cho người đọc thêm một số kiến thức và nêu ra những di hại của các chất hóa học trong các dịch vụ làm đẹp, mà còn bao quát lãnh vực phổ biến và thông dụng hơn liên quan đến hóa chất được chúng ta sử dụng trong cuộc sống hàng ngày .
Hơn 40 năm "làm bạn" với hầu hết các chất hóa học trong phòng thí nghiệm, như một đầu bếp giỏi luôn biết rỏ trong tủ lạnh của mình chứa những thực phẩm gì, Tiến Sĩ Truyết liệt kê, phân tích đặc tính của hàng trăm chất hóa học được sử dụng trong kỹ nghệ làm đẹp, tác hại của mỗi loại lên từng bộ phận trên cơ thể của con người, và đưa ra các phương pháp phòng ngừa để giảm tối thiểu những nguy hại một khi phải bắt buộc tiếp xúc với chúng.
Tôi cũng chú ý rằng trong tập tài liệu 9 chương nầy, Tiến Sĩ Truyết dành ra nhiều bài viết về cách bố trí một tiệm nail hay cắt tóc sao cho đúng với các điều
iii
kiện an toàn, đúng luật; phân tích khía cạnh pháp lý cũng như tình cảm của người trong nghề, những điều kiện để trở thành một Kỹ Thuật Viên. Thêm vào đó là cách đề phòng các chứng bệnh truyền nhiễm như, bệnh AIDS, bệnh viêm gan A, B, bệnh nấm da… do việc tiếp xúc thường xuyên với khách hàng trong môi trường làm việc cũng được trình bày rõ ràng.
Tôi nghĩ tập tài liệu này nên là một cẩm nang mang nhiều lợi ích cho các đồng hương trong kỹ nghệ làm đẹp vì nó thiết thực cho người ở trong ngành nghề cũng như các khách hang. Từ đó, tôi xin trân trọng giới thiệu đến quý vị tập sách có tên "
BẢO VỆ SỨC KHOẺ TRONG KỸ NGHỆ LÀM ĐẸP" của Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết.Orange County, ngày 25 tháng 04 năm 2006
Trân Trọng,
Trương Việt Hoàng