VIỆT NAM: Phát Triển & Hội Nhập

Mai Thanh Truyết

Tham luận Hội thảo Chính trị do Phong trào Thống Nhất Dân Tộc & Xây Dựng Dân Chủ tổ chức tại trụ sở American Enterprise Institute (AEI) tại Washington ngày 8/12/2003.

Nhìn lại bối cảnh Việt Nam đang đi vào thiên kỷ thứ ba, chúng ta thấy rằng mặc dù có nhiều cố gắng trong việc giải quyết một số vấn đề kinh tế của đất nước, thí dụ như nạn lạm phát được kiểm soát tương đối chặt chẽ và việc chuyển hướng mở cửa giao dịch với thế giới bên ngoài làm cho Việt Nam không còn bị cô lập như trước kia nữa. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn lúng túng trong những toan tính giải quyết nạn nghèo đói của dân, trì trệ của nền kinh tế quốc gia cùng lúc với những nhu cầu xây dựng hạ tầng cơ sở, an sinh xã hội, giáo dục và bảo vệ tài nguyên và môi sinh của đất nước. Trong bối cảnh đó, Việt Nam hiện đang đứng trước hai nhu cầu đối nghịch nhưng vô cùng cấp bách: Nhu cầu phát triển công nghệ sản xuất để sinh tồn và nhu cầu giải quyết các phế phẩm để giữ sạch và làm sạch môi trường do chính phát triển và do dân số gia tăng gây ra. (Nhu cầu giải quyết gia tăng dân số quá nhanh hay hạn chế sinh sản là một vấn đề bức thiết cần được lưu tâm và giải quyết ưu tiên nhưng không nằm trong phạm vi bài tham luận nầy). Vấn đề là làm thế nào để có một cân bằng hài hòa cho hai nhu cầu phát triển và bảo vệ môi trường để từ đó hội nhập vào tiến trình phát triển tòan cầu. Nếu đặt trọng tâm vào nhu cầu phát triển và coi nhẹ nhu cầu giải quyết môi trường sẽ là một đại nạn cho Việt Nam trong một tương lai rất gần. Và nếu làm như thế, thế hệ hôm nay không những làm cạn kiệt tài nguyên của đất nước mà còn hủy hoại môi trường sống của thế hệ tương lai. Nếu trái lại, đặt ưu tiên hàng đầu cho việc bảo vệ môi sinh và làm chậm mức phát triển thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân và đất nước sẽ chìm đắm trong nghèo đói lạc hậu. Việt Nam là một nước đặt trọng tâm vào nông nghiệp và các công nghệ biến chế nông phẩm và lương thực. Kỹ nghệ dầu hỏa còn mang một số nhược điểm sau:: i/ khai thác dầu thềm lục địa để xuất cảng, ii/ kỹ nghệ biến chế dầu còn đang ở trong giai đoạn khởi đầu và iii/ công cuộc tinh chế dầu và công nghệ hóa chất chuyển hóa từ dầu vẫn còn nằm trong giai đoạn dự thảo.. Các công nghệ hóa chất như acid sulfuric, chlorhydric, sút, acetylene, và một số hóa chất căn bản khác trong kỹ nghệ vẫn còn trong tình trạng sản xuất cá thể chưa tập trung vào các quy mô lớn... Công nghệ chế biến cao su cũng còn ở mức ban đầu và chưa có những công nghệ cao cấp để cho ra những thành phẩm sau cùng (end product) cho nhu cầu xã hội. Công nghệ dược phẩm vẫn còn ở mức nhập cảng thành phẩm với khối lượng lớn để rồi pha trộn thành dược liệu và cung cấp cho thị trường. Ngay cả kỹ nghệ phân bón của Việt Nam vẫn còn đứng ở giai đoạn pha trộn hơn là đích thực sản xuất phân bón. Các nhà máy nhập cảng hầu như tòan bộ nguyên liệu hóa chất và pha trộn với các chất phụ gia để có những loại phân thích hợp với tỷ lệ Nitrogen (N), Phosphor (P), và Kalium (K) áp dụng cho từng loại cây trồng.

Từ những nhận xét sơ khởi trên đây, chúng ta có thể rút tỉa ra những nguyên nhân chính yếu gây ra tình trạng phát triển không đồng bộ và là cản ngại chính cho việc hôị nhập vào phát triển tòan cầu.

1. Chính sách xin-cho: Đây là một chính sách làm thui chột hầu hết các sáng kiến của người dân, tạo nên một não trạng ban ơn của thượng cấp, và cũng là một nguyên nhân làm trì trệ sự phát triển quốc gia. Các ý kiến cải tiến kỹ thuật, dự án mới... đều phải qua sự chấp thuận của "cấp trên", những người thường không có đủ chuyên môn để giải quyết vấn đề. Tình trạng nầy đã đưa đến tình trạng xuất não chất xám tại ngay chính nội địa. Trong thời gian đổi mới (1986) trở đi, có rất nhiều chuyên viên, nghiên cứu sinh được gữi ra ngoại quốc để học hỏi thêm và cập nhật hóa trình độ khoa học kỹ thuật cùng các công nghệ mới của nước ngoài. Nhưng khi về nước, lại không được sắp xếp đúng vị trí vì các chỗ béo bở đã có các chuyên viên hồng hơn chuyên chiếm lấp rồi. Họ không còn con đường nào khác hơn là xin chuyển qua phục vụ cho các công ty ngoại quốc ở Việt Nam, vừa được bảo đảm tài chính gia đình, vừa có cơ hội thi thố tài năng.

2. Giáo dục thần-phục: Mục tiêu của phần tham luận là không đề cập đến tính hợp lý hay bất hợp lý của nội dung chương trình giáo dục ở Việt Nam từ cấp tiểu học đến đại học mà chỉ lưu ý đến tinh thần và tâm lý trên vấn đề giáo dục ở Việt Nam. Có lẽ đây là hâụ quả đương nhiên của một chính sách chuyên chính vô sản. Người dưới chỉ biết tuân phục người trên. Ở tầm mức quốc gia thì đàn em phải biết tuân phục đàn anh nước lớn. Cũng vì chính sách và tâm lý nầy mà nhiều khi trong nội bộ của nhà cầm quyền đương thời thường hay tái diễn cảnh "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược". Do đó khó có thể có một chính sách đồng bộ và có tính cách dài hạn. Tất cả tùy thuộc vào quyết định sau cùng của đàn anh. Kinh nghiệm đã được thấy trong tiến trình hội nhập vào Tổ chức Thương maị Thế giới (WTO) của Việt Nam.

3. Chính sách bão vệ môi trường: Luật môi trường của Việt Nam đã được quốc hôị chấp thuận và đem vào áp dụng kễ từ ngày 8/1/1994. Luật gồm 7 chương và 35 điều. Ngoài ra, Việt Nam còn có một số luật khác liên quan đến môi trường như luật bão vệ rừng , luật đất đai, luật dầu khí, luật đất lâm nghiệp. Nhìn chung, tất cả các bộ luật nầy không minh định rõ ràng, và không có tính cách xuyên suốt. Do đó, thật khó cho người dân và xí nghiệp cũng như các cơ sở sản xuất căn cứ vào đó mà phát triển dịch vụ sản xuất. Tiếng nói sau cùng vẫn là tiếng nói của quyền lực vừa thiếu chuyên môn và vừa đứng trên mọi căn bản pháp lý. Vì vậy, gần 10 năm sau ngày ban hành luật Môi trường vẫn còn rất nhiều "sự cố" xảy ra trong việc quản lý môi trường.

4. Niềm tin của người dân: Thiết nghĩ đây là mấu chốt của vấn đề Việt Nam. Ngoài các nguyên nhân phụ, hệ lụy của 3 nguyên nhân trên la øtham nhũng, phát triển không kế họach, thiếu điều nghiên v.v... Yếu tố thứ tư nói lên não trạng chán chường của tuyệt đại đa số người dân trong nước. Sự hợp tác giữa người dân và nhà cầm quyền để cùng phát triển và đưa đất nước đi lên hòan tòan bị cắt đứt ngoại trừ một thiểu số cực nhỏ dựa bám theo quyền lực để vinh thân phì gia mà thôi. Sự đánh mất niềm tin nầy được thấy rõ nét qua hai sự kiện điển hình là thị trường chứng khoán Việt Nam và Ngân hàng Thương mãi Á châu (ACB). Thị trường chứng khoán đã mở ra từ hơn 3 năm nay vẫn hầu như không có sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân hay ngoại quốc lớn ngoại trừ vài mươi doanh nghiệp quốc doanh, và dịch vụ nầy gần như dậm chân tại chỗ. Trao đổi chứng khoán hàng ngày chỉ tính theo vài mươi triệu đồng bạc Việt Nam so với một quốc gia 80 triệu dân. Và biến cố của ngân hàng ACB tháng 10 vừa qua cho thấy người dân hoàn toàn mất niềm tin nơi lãnh đạo qua việc rút tiền ký thác vội vã ra khỏi ngân hàng trong vài ngày khiến cho ngân hàng Trung ương phải tháo khoán 61 triệu Mỹ kim để cứu nguy cho ngân hàng trên. Và tin đồn trong những ngày gần đây (3/11) là Việt Nam lại sắp sữa chuẩn bị đổi tiền và tiền mới được in từ Uùc và đã được chuyển về Việt Nam. Trên đây là những yếu tố căn bản tạo ra các cản ngại cho tiến trình hội nhập vào thế giới của Việt Nam. Tiếp theo sau là vài thí dụ cụ thể về sự thất bại của chính sách phát triển hàng đầu của Việt Nam.

Nhìn chung, kễ từ sau khi kế hoạch đổi mới 1986, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu đáng kễ trong việc phát triển quốc gia. Một số nông phẩm trước kia cần phải phải nhập cảng như gạo mà nay mặt hàng nầy đã được góp mặt vào thương trường thế giới. Đối với Việt Nam, nếu nhìn vào các con số thống kê, không ai có thể phủ nhận mức phát triển tăng vọt hàng năm. Về mặt xuất cảng trên thế giới, Việt Nam được lên hàng thứ nhì về gạo, thứ ba về cà phê, cao su, tiêu, trà, hột điều; các mặt hàng nầy đã chiếm vị trí quan trọng trong cán cân xuất cảng chỉ sau dầu hoả. Ngược lại Việt Nam phải trực diện với muôn vàn vấn nạn ô nhiễm môi trưòng. Do đó, người dân chẳng những không được hưởng những phúc lợi do họ làm ra mà còn phải chịu đựng thêm nhiều áp lực kinh tế trong đời sống hàng ngày và sức khỏe ngày càng bị đe doạ nhất là đồng bào miền Đồng bằng sông Cửu Long. Ở trong nước, nhu cầu tiêu thụ về các mặt hàng như cà phê, hột điều, tiêu rất nhỏ. Do đo,ù một khi có biến động thị trường trên thế giới về giá cả thì Việt Nam lại lâm vào khủng hoảng và nạn nhân vẫn là nông dân. Càng tăng gia sản xuất càng phải đối mặt với đời sống khó khăn thêm. Đó là một nghịch lý lớn nhất cho công cuộc phát triển nông nghiệp ở Việt Nam, nhất là đồng bào ĐBSCL và Cao nguyên Trung phần.

Nếu cần phải biện giải cho các tệ trạng trên, chúng ta có thể đan cử ra đây một số lý do chính: Nông dân và người trồng tỉa không được sự hướng dẫn của các nhà chuyên môn cũng như Việt Nam không có kế hoạch sản xuất ngắn hạn hay dài hạn. (Về mặt nầy, nông dân hầu như có tự do tuyệt đối để quyết định công việc canh tác của mình!). Nông dân không có thông tin chính xác về thị trường thế giới và chỉ lấy quyết định gieo trồng dựa theo tình hình trong nước và nhất là sự rỉ tai. Vì không có căn bản khoa học cũng như không được hướng dẫn, nông dân xử dụng hoá chất rất bừa bãi và phí phạm; và đây sẽ là một vấn nạn lớn trong tương lai cho các kỹ nghệ xuất cảng chính như gạo, trà và cà phê. Quy định của thế giới về sự hiện diện của hoá chất trong các sản phẩm kễ trên ngày càng khó khăn và Việt Nam sẽ khó vượt qua như trường hợp hàm lượng chloramphenicol trong tôm xuất cảng qua Liên hiệp Aâu châu và Hoa kỳ. Hệ thống thu mua và tìm thị trường cũng là một trở ngại lớn cho nông dân. Lãnh đạo Việt Nam chưa đặt tầm quan trọng đúng mức ở khía cạnh nầy.

Một thí dụ sau đây về sự thay đổi giá cả của cà phê trên thị trường thế giới để giải thích sự thất bại của nông dân vì lượng sản xuất quá tải làm rớt giá trên thị trường thế giới. Giá một tấn cà phê cho năm 1998 là 1.525 Mỹ kim; sang năm 1999 còn 1.144; và năm 2000, 854; qua đến 2001 chỉ còn 472 Mỹ kim mà thôi. Nguyên do chỉ vì Việt Nam sản xuất quá nhiều. Trong lúc đó giá thành cho một tấn cà phê vẫn không thay đổi là 500 Mỹ kim. Do đó vào năm 2001, nông dân sản xuất cà phê bị lỗ nặng trung bình 90 Mỹ kim cho một hecta, không kễ công lao động.

Thí dụ thứ nhất: Lối giải quyết phát triển kinh tế có tính cách nhất thời và hủy diệt môi trường một cách tệ hại. Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang bị nhiễm mặn trầm trọng, nước mặn ngày càng lấn sâu vào đất liền vì nhiều nguyên do khác nhau. Nhưng lý do chính yếu là do việc xử dụng nước sông một cách thái quá trên thượng nguồn làm cho mực nước sông xuống thấp và không đủ lưu lượng để đuổi mặn trong mùa khô; cũng như việc thiết lập các đê bao riêng rẽ của từng địa phương đã làm cho nhiều vùng bị úng thủy trước khi múa lũ lụt đến. Trước nhu cầu xuất khẩu tôm vì cần ngoại tệ, chính quyền địa phương và trung ương khuyến khích việc chăn nuôi thủy sản nầy, do đó dân chúng đổ xô vào khả năng kinh tế có lợi nhuận to lớn mà tự do khai mương mở rạch để dẫn nước mặn sâu vào nội địa và khai khẩn việc nuôi tôm. Việc làm nầy trước mắt tuy có đem lại phúc lợi cho người dân và nhà nước, nhưng trong dài hạn sẽ là một đại nạn cho toàn vùng. Trong hiện tại, đại nạn đó đang xảy ra ở Trà Vinh, Bạc Liêu và Cà Mau nơi có diện tích nuôi tôm quan trọng nhất. Nước biển sẽ mang nguồn sulfide từ biển vào sâu trong đất liền, và sẽ làm tăng lượng sulfate trong đất. Và chất sau nầy là một trong những nguyên nhân phóng thích kim loại độc như arsenic, một nguyên tố cực độc nằm yên trong lòng đất, vào nguồn nước sinh hoạt của dân chúng trong vùng.

Một thí dụ thứ hai: Nhằm đẩy mạnh xuất khẩu để có thêm ngoại tệ, chính quyền khuyến khích việc tăng gia diện tích trồng cà phê. Và dân chúng đổ xô vào việc phá rừng để trồng cây công nghiệp cho nhiều năng xuất nầy. Rừng bị phá không theo một quy hoạch hay điều nghiên nào. Nhiều nơi trên vùng cao nguyên vì thiếu nước tưới tiêu trong mùa khô mà một số nông trại bị thiệt hại trắng! Thêm nữa, vì nạn phá rừng bừa bãi, lớp đất mặt không còn các rễ cây rừng tựa nhờ vào, cho nên bị xói mòn trong mùa mưa và đất trở thành chai mòn không thể khai khẩn được trong những mùa sau đó!

Một thí dụ thứ ba: Vì nhu cầu điện khí hóa nông thôn, chính quyền đã ưu tiên đầu tư vào việc nhập khẩu thiết bị cần thiết cho việc xây đập thủy điện từ hơn mười năm về trước. Và vì không điều tra kỹ lưỡng tác hại môi trường của đập thủy điện cũng như không học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia đi trước, Việt Nam đã có một lực lượng lao động đáng kể cho công nghệ nầy với một số thiết bị lỗi thời... Tệ hại hơn nữa, để giải quyết vấn đề lao động, chính quyền đã cho xây cất nhiều đập thủy điện ở miền Trung là nơi có những con sông với độ dốc thấp không thích hợp cho việc xây đập! Việc làm nầy đã gây di hại lớn là nhiều nơi không còn đủ nước để trồng trọt cho vùng trên.

Một thí dụ thứ tư: Như đã nói ở phần trên, vì muốn đem lại quân bình lao động và kinh tế cho những vùng đất chậm phát triển, chính quyền Việt Nam hiện tại đang thực hiện hai khu công nghiệp biến chế dầu hỏa ở Dung quất (Quảng Ngải) và Thanh hóa. Hạ tầng cơ sở ở hai vùng nầy như đường xá, hệ thống cống rãnh, điện nước... hầu như chưa có. Lao động chuyên môn cho công nghệ dầu hỏa chưa được chuẩn bị đúng mức với nhu cầu. Còn thềm lục địa, nơi cung cấp dầu thô cho công cuộc chế biến thì quá xa, mãi tận miền đông nam của đất nước. Với những tính toán còn quá nhiều trở ngại như đã nêu trên thì chắc chắn tương lai của hai dự án lớn nầy sẽ khó thoát khỏi tình trạng phá sản như hầu hết các cơ sở trong hệ thống quốc doanh.

Bốn thí dụ trên là những chứng minh hùng hồn rằng, hơn lúc nào hết và trong giai đoạn phát triển ban đầu nầy, việc cân bằng bài toán phát triển và môi trường là ưu tiên hàng đầu cho chính quyền hiện tại trước khi bắt đầu hội nhập vào tiến trình tòan cầu hóa. Trở về quá khứ, thiết nghĩ Việt Nam cần phải học tập kinh nghiệm của Nhật Ban trong vấn đề phát triển nông nghiệp. Ngay sau khi tàu chiến Hoa kỳ đỗ bộ vào Nhật Bản năm 1853, người Nhật đã biết chớp thời cơ và nhận ngay rằng nước Nhật cần phải có một cuộc cách mạng về sản xuất nông nghiệp. Mutsihito, vị hòang đế tuổi còn thiếu niên khi lên ngôi đã ban hành ngay chính sách Tái lập Giác ngộ Hòa bình (Meiji Restoration) trong đó việc cải cách ruộng đất và giảm thiểu thuế nông nghiệp là hai quyết định sáng suốt. Từ đó nhu cầu phân bón nảy sinh ra để cung ứng cho sản xuất. Từ năm 1886, Nhật bản đã có nhà máy sản xuất acid sulfuric và các loại phân phosphate lấy từ đá. Do nhu cầu cấp thiết, Nhật đã gữi sinh viên qua học tại Đức quốc và không quản ngại áp dụng tòan bộ chương trình đào tạo chuyên viên kỹ thuật của Đức để giảng dạy cho sinh viên trong nước. Tiếp theo là việc thiết lập các nhà máy phân bón tổng hợp được xây cất do các chuyên viên Đức giúp đơ.õ Qua các kế hoạch trên chỉ trong một thời gian ngắn, năm 1920, Nhật Ban đã có đầy đủ nhân sự chuyên môn, xây dựng thừa thải nhà máy hoá chất để cung ứng nhu cấu phân bón và thuốc sát trùng, diệt cỏ cho nền nông nghiệp và công nghiệp Nhật. Đây là một bài học lớn cho Việt Nam nếu muốn đưa người dân thoát ra khỏi tình trạng đói nghèo.

Thay lời kết

Đất Nước là Đất Nước của chung, của cả dân tộc. Từ người lãnh đạo quản lý Đất Nước cho đến người dân cùng đinh trong xã hội cần phải được dự phần và chia xẻ trách nhiệm đối với Đất Nước. Ở các quốc gia tiến bộ và phát triển, người có quyền hạn càng cao thì trách nhiệm càng lớn. Một tai nạn xe lữa hay máy bay có thể khiến cho ông/bà Bộ trưởng Giao thông phải nhận lãnh trách nhiệm và từ chức. Huống chi trong việc quản lý một Đất Nước. Việt Nam từ bao năm nay, có biết bao chính sách, kế hoạch... bị phá sản mà nhân sự đề ra chính sách vẫn ung dung tự tại trên cương vị cũ, có khi càng cao hơn để có điều kiện đề ra những chính sách phá sản khác! Đó là một trong nhiều nghịch lý làm trì trệ sự tiến hóa và phát triển của Dân tộc. Để kết luận, chúng ta thử hình dung các mắc xích có thể kết nối bốn sự kiện đang được khai triển ở Việt Nam và các quốc gia lân cận. Đó là các công trình xây dựng xa lộ Trường sơn, đường số 9 nối liền biên giới Thái-Lào ra biển Đông, nhà máy lọc dầu Duing Quốc, và dự án quốc tế giữa Trung Quốc và Thái Lan trong việc khai thông lòng sông Cửu Long để tàu vận tài nặng có thể lưu thông trên thủy lộ nầy. Trước hết, theo quan điểm về chiến lược quân sự mới, xa lộ Trường sơn sẽ không còn là con đường chiến lược một khi có chiến tranh như lãnh đạo Việt Nam biện minh cho việc xây dựng nầy. Thiết nghĩ đây là con đường chiến lựơc dành cho mục đích kinh tế-chính trị, nhưng không hẳn để áp dụng cho Việt Nam vì trong suốt chiều dài của xa lộ là vùng thưa dân cư nếu không nói là hoang dã. Quốc lộ I, con đường huyết mạch của Việt Nam, cần phải được nâng cấp nhất là từ Quảng trị trở ra Bắc nhưng không được lưu tâm đến. Đường số 9 được nới rộng thành một xa lộ để mở một huyết mạch đông tây từ Thái Lan ra biển Đông. Về nhà máy lọc dầu Dung Quốc, tuy vùng nầy không có hạ tầng cơ sở như giao thông, điện nuớc, và dân cư thưa thớt, và rất xa trung tâm sản xuất dầu thô hàng ngàn dậm. Địa điểm nầy phải chăng được chọn lựa để đáp ứng mục tiêu chuyển vận dầu khí vào vùng đất phía Tây Nam của Trung Quốc? Và công trình quốc tế thứ tư là trục vớt cùng nới sâu lòng sông Cửu Long không ngoài mục đích vận chuyển của các tàu vận tải hàng hóa lớn nối liền Vân Nam (Tây Nam Trung Quốc), Thái, Lào, và Việt Nam? Nếu tổng hợp bốn mắc xích trên lại với nhau, chúng ta có thể hình dung được một sự phối hợp chiến lược nhuần nhuyễn về kinh tế-chính trị. Nhưng sự phối hợp đó có thể chỉ để phục vụ cho nhu cầu của đàn anh nước lớn để: Chuyển vận hàng hóa xuất cảng từ lục địa Tây Nam Trung Quốc sang Thái, Lào, Việt Nam và quốc tế. Sản phẩm nhập cảng chiến lược của Trung Quốc là dầu khí, và Dung Quốc sẽ là nguồn cung cấp quan trọng cho vùng nầy. Nếu dự kiến cảnh tượng trên đây là một sự thật thì đây sẽ không thể hiện tinh thần hội nhập và phát triển bền vững theo tinh thần của Liên Hiệp Quốc đề ra mà chỉ tô đậm thêm lý tính thần phục, nếu không nói là nô lệ của cường quyền để phục vụ cho nhu cầu kinh tế, chính trị, và quân sự của Trung Quốc hơn là tạo thêm phúc lợi cho người dân Việt.

Xuyên qua bốn cản ngại đã phân tích ở phần trên để lý giải cho việc phát triển không đồng bộ đưa đến tình trạng bế tắc hiện tại của Việt Nam trong vấn đề hội nhập vào tiến trình tòan cầu hóa trên thế giới, Việt Nam đang tiếp tục đi theo chiều hướng kinh tế chỉ huy do đó không còn đủ sức quán tính mạnh để vượt ra khỏi rào cản phần thục và xin-cho, để rồi cuối cùng giải pháp thần phục vẫn là giải pháp dễ nhất và an toàn nhất cho công cuộc bão vệ quyền lực. Từ những lý do đó, làm sao lãnh đạo Việt Nam có thể đem lại niềm tin cho người dân được. Biết đến bao giờ thái độ thần phục của Việt Nam được chấm dứt để cho người dân Việt có khả năng đứng vững trên hai chân của mình. Lịch sử Việt Nam trong tương lai chắc chắn sẽ không quên ghi lại những trang sử đen tối của dân tộc trong giai đoạn nầy.
//////////////////////////////////////////////////