Từ Cánh Đồng Mây- MTT-Trần Khuê

Buổi nói chuyện của chương
Từ Cánh Đồng Mây
với


Giáo sư TRẦN KHUÊ

Tiến sĩ MAI THANH TRUYẾT

 

& Anh

LÊ PHÁT MINH
Cựu Chủ tịch Liên Minh Dân Chủ tại Hoa Kỳ
 
 
 
http://www.ledinh.ca/2011%20Bai%20PV%20TS%20Mai%20Thanh%20Truyet.html
 

Thể dục Khí công Hoàng Hạc

Vài Suy Nghĩ Về Thể dục Khí Công Hoàng Hạc

 

Nói về Hoàng Hạc Khí Công mà không nói về Bs Phạm Gia Cổn, quả thật là một điều thiếu sót. Người viết có hân hạnh cùng học cùng trường Petrus Trương Vĩnh Ký với bạn Cổn từ những năm 50 của thế kỷ trước. Một nửa thế kỷ có thể đã là dài cho một đời người, nhưng chưa hẳn là dài cho một tình bạn, vừa là bạn học chung trường mà cũng vừa là một người bạn "chiến đấu" khi ra hải ngoại.

Hôm qua chủ nhựt 17-4-2011 là ngày lễ Lá của đạo công giáo (Palm Sunday), bạn Cổn và tôi gặp nhau ở một cà phê restaurant quen thuộc chúng tôi thường hẹn nhau sau khi đi làm việc về hàng mười mấy năm nay.

Chúng tôi bàn về cách trình bày powerpoint cho chuyến đi nói chuyện ở Houston sắp tới đây. Trong câu chuyện chúng tôi tình cờ nói đến Hoàng Hạc và những suy nghĩ ngộ nghĩnh chia xẻ cùng nhau sẽ được lần lượt trình bày trong bài viết nầy.

Sau khi chia tay, trên đường về, tôi suy nghĩ miên man, nghĩ về một quảng thời gian dài dưới mái trường xưa và những ngày cùng nhau ….nhìn về Việt Nam ở hải ngoại.

Trở về quá khứ, không hiểu vì lý do gì mà ông bạn của tôi, một Bắc kỳ "rặt" Thái Bình mà lại đi vào học một trường Nam kỳ cũng "rặt" là Petrus Ký thay vì học bên Chu Văn An. Vào những năm đầu tiên sau cuộc di cư năm 1954, giữa Bắc kỳ và Nam kỳ vẫn còn là một hàng rào ngăn cách không nhỏ, nhưng đối với cái tuổi học sinh của chúng tôi lúc ấy, sự hiện diện của bạn Cổn trong lớp học là một niềm vui, một sự nghịch ngợm thú vị chứ không là một kỳ thị!

Chúng tôi, thường chọc phá bạn Cổn là Bắc kỳ "dzốn", chọc phá, gọi tên như vậy cũng như tất cả các tên của mỗi bạn cùng lớp đặt cho nhau, như Lộc tục, Chó Quang, Mai khỉ già, Trí đinh, Trí già, Trí hút, Tuấn Phan Nghệ (vì bạn nầy ở Nghệ An)…Các bạn kể trên sau nầy người làm bác sĩ, người sĩ quan quân đội VNCH, người làm thầy giáo…Còn tên tôi, được các bạn gán cho tên rất yểu điệu là "Truyết con gái", vì tôi nhỏ nhít (so với các bạn), và quá trắng trẻo, nhứt là khi đến giờ tập thể thao khoe bộ ngực cách trí ra…

Bẳng đi một thời gian bạn Cổn vào Y khoa, rồi Nhảy dù, rồi di tãn năm 1975. Qua bao thăng trầm của vận nước, tôi cũng không khác gì bạn, đi Pháp, về Việt Nam, sau cùng cũng vượt biên qua Hoa Kỳ..

Chúng tôi gặp lại nhau vào khoảng năm 1995 nhân một buổi hợp mặt cựu học sinh Petrus Kỳ tại Orange sau khi tôi đổi về làm việc ở vùng nầy. Như vậy là anh em tụi tôi tay bắt mặt mừng và tiếp tục sau đó con đường song hành chung với nhau.

Bạn làm ở Los Angeles, còn tôi West Covina. Hầu như ít nhứt là mỗi tuần một lần chúng tôi ngồi chia xẻ những buồn vui trong cuộc sống ở quán cà phê kể trên với thức ăn nhẹ của buổi xế trưa. Trong nhiều buổi tiệc đám cưới của con bè bạn chung, rất nhiều lần bạn và tôi cùng chụp chung với cô dâu và chú rể, vì "quý phu nhân" của chúng tôi ít khi đi cùng.

Bạn có ban nhạc Star Band đi hát từ thiện cho các hội đoàn cựu học sinh và đồng hương trong vùng; còn tôi sinh hoạt trong khía cạnh khoa học môi trường. Trong hơn 15 năm gặp lại, có lẽ bạn Cổn và tôi trao đổi nhau rất nhiều về nhân sinh quan của con người, về cuộc sống gia đình và nhứt những suy nghĩ về vấn đề Việt Nam. Đóng góp như thế nào? Hành xử như thế nào trong một cộng đồng quá phức tạp, nhập nhằng giữa hai lằn ranh quốc cộng?

Ngoài ra, bạn Cổn của tôi còn là một võ sư và bạn dùng võ đường của mình để, ngoài việc luyện tập võ nghệ, bạn còn tổ chức lớp tập luyện Khí công Hoàng hạc…cho những người có tuổi. Trong lúc đó, tôi dong ruổi trên con đường tranh đấu cho một môi trường tốt đẹp cho Việt Nam…

Chúng tôi cùng vác thánh giá và cùng rao giảng những ý thức, khái niệm cho cuộc sống lành mạnh của một con người trong một thế giới văn minh. Một thế giới mở với một tinh thần minh mẫn trong một thể xác tráng kiện và với một tâm lành hướng về tha nhân. Tôi rất tâm đắc với bạn về lớp Thể dục Khí công Hoàng Hạc nầy.

Trở lại lớp Khí công Hoàng Hạc, mặc dù tôi chỉ tham dự vài buổi học ban đầu, nhưng tôi cũng tự trãi nghiệm được một số bài học trong việc luyện tập Hoàng Hạc khí công nầy. Bài học đầu tiên phải nói đến là bài học thư giãn (tôi tạm dịch từ chữ relaxation) và bài học kế tiếp là tĩnh tâm (tôi dịch từ chữ peacefulness chứ không dùng danh từ meditation (thiền định) trong trường hợp nầy).

Sở dĩ tôi hấp thụ được hai điều căn bản trên đây vì theo kinh nghiệm của tôi, mấy động tác tay chân nhè nhẹ, lâu lâu bấm ngón chân và rướn mình lên cao cùng một lúc với việc nhón gót chân theo tiếng nhạc cổ điển êm dịu…làm cho tôi buông xả trong giây phút. Trong suốt thời gian tập luyện, dường như tôi không còn để ý đến hơi thở, để hai buồng phổi tự nhiên điều chỉnh nhu cầu hít vô và thở ra của cơ thể. Tôi không cần cố gắng để "vươn cao" tay chân, hay ráng làm một động tác nào có khả năng làm co giãn các bắp thịt.

Phải chăng đó là một trạng thái thư giãn hoàn toàn, một trạng thái "vô ngã" và "vô trụ" trong buổi tập. Và phải chăng thân-tâm-ý đã hòa nhập thành một trong chủ thể của tôi, để rồi điều hướng một cách tự nhiên con người của tôi vào một trạng thái mà tôi tạm gọi là tĩnh tâm.

Bước qua lãnh vực khác như thiền định chẳng hạn, suy nghĩ chủ quan của tôi cho thấy rằng động tác bất động trong giai đoạn ngồi thiền có nguy cơ tác hại đến sức khỏe nhiều hơn là hướng tìm đến một sự an nhiên tự tại và một sự buông xả cho thân-tâm-ý.

Vì sao? Đứng về phương diện y học,  một khi cơ thể bất động trong một thời gian dài, một giờ, hai giờ hay hơn nữa, hệ thống tuần hoàn sẽ di chuyển chậm lại và lượng  hồng huyết cầu mang oxy lên óc sẽ giảm thiểu…từ đó có thể đưa ta đến trạng thái bán hôn mê (semi-coma). Tình trạng trên có thể làm cho trí não của chúng ta soi rọi lại được  những hình ảnh đến từ vô thức (inconscience) hay tiềm thức (subconscience) từ trong quá khứ. Và như thế chúng ta  tưởng là "thấy", là đã lên được "nhiều từng tu tập" đồng biến theo thời gian hành thiền…Nhưng rốt cuộc, trong nhiều trường hợp, họ có biết đâu là đã bị "tầu hỏa nhập ma". Thêm nữa, ngồi bất động lâu có thể bị embolism tức hiện tượng những hạt máu đông (blood clot) chạy lên phổi làm tắt nghẽn các mạch máu. Chúng ta đã kinh nghiệm qua các vụ chết người trên các chuyến máy bay đường dài rồi.

Trong Phật giáo, có bài Chú Đại bi và Bát nhã Ba la mật đa tâm kinh là hai bài kinh nhựt tụng trong các buổi lễ. Nguyên gốc là bài viết bằng tiếng Phạn. Hiện nay, có nhiều chùa dịch ra thành tiếng Việt nhằm mục đích cho Phật tử đễ tụng và cũng dễ thuộc bài Kinh và Chú. Cá nhân tôi thấy việc làm nầy nảy sinh ra  nhiều rũi ro trong việc tu tập vì nhiều lý do sau:

  • Thứ nhứt, Phật tử một khi đã thuộc làu bài Kinh và Chú sẽ không còn tập trung tư tưởng để trì tụng nữa.
  • Việc trì tụng trong trường hợp nầy chỉ là phản xạ của trí óc, một hàng động "trả bài" trong vô thức, do đó, tư tưởng (tâm-ý) được tự do vì không cần phải tập trung cho nên thoải mái rong chơi trong những sinh hoạt/suy nghĩ hàng ngày của thân. Tâm-ý có thể nghĩ về một chiếc áo đẹp, một món ăn ngon…do đó, khó mà đạt được trạng thái vô trụ - vô ngã được.

Vì vậy, người viết thiết nghĩ trong khi trì tụng hai bài Chú và Kinh nầy không cần phải học thuộc lòng, không cần phải chuyển đổi qua tiếng Việt, mà phải đọc bằng tiếng Phạn. Vì sao?

  • Đọc kinh bằng tiếng Phạn sẽ khiến cho ta tập trung nhiều vào từng chữ, vì không hiểu nghĩa cho nên sẽ phải cố gắng  nhiều hơn để khỏi đọc trật.
  • Ta xử dụng miệng để đọc, tai chú ý tiếng mõ, mắt dán vào tờ kinh. Từng ấy cơ quan của thân thể đều chú trọng vào việc trì tụng, còn thì giờ đâu nữa mà thân-tâm-ý "đi lang thang". Ta quên "mình" trong lúc nầy cũng như không còn chấp kiến thế giới chung quanh nữa trong trạng thái trên.

Thưa Quý bạn,

Tôi có lạc đề không?

Xin thưa là không. Tất cả do suy diễn từ hai bài học về Khí công Hoàng hạc mà tôi đã "ngộ" được (theo nhản quan của tôi).

Đọc đến đây chắc có nhiều bạn không đồng ý với những suy nghĩ trên. Nhưng mà, dù bạn đồng ý hay không đồng ý, bạn đã trụ vào và đã có một biên kiến cho vấn đề trên, bạn đã chấp nê một sự việc, một suy nghĩ mà chỉ chính bạn mới tự điều hướng thân-tâm-ý của bạn trong con đường luyện tập, nhứt là những bạn bước vào tuổi "hạc".

Có được suy nghĩ như thế, có thể nói Hoàng hạc khí công là một pháp môn tu tập trong 84 ngàn pháp môn do đức Phật đề ra. Nếu bạn không đồng ý sẽ còn 39.999 pháp một còn lại cho bạn mặc sức mà trì tụng.

Nói cho cùng có gì là trụ, có gì là vô trụ!

Có gì là ngã, có gì là vô ngã!

Có chăng là khi bạn xuôi tay, tim ngừng đập, phổi ngừng thở….lúc đó bạn mới thực sự là Vô Trụ và Vô Ngã.

Thân chúc bạn vẫn là bạn sau khi đọc bài viết về Thể dục Khí công Hoàng hạc nầy.

 

Mai Thanh Truyết

Một ngày sau ngay lễ Lá 2011

 

 

 

Tháng Tư buồn

Tháng  Tư  Buồn

 

Không biết tự lúc nào sau ngày 30 tháng tư năm 1975, mỗi năm vào dịp nầy lòng tôi dường như chùng xuống. Mặc dù công việc hàng ngày vẫn chu toàn 8 giờ để trả nợ áo cơm, một vài giờ cho cái business consultant của tôi, và thì giờ cho các buổi phỏng vấn hay ngồi suy tư và viết bài hay đi đó đi đây…tôi vẫn cảm nhận được một nỗi niềm u uẩn nào đó trong tôi.

Bỏ qua những ngày  tháng nghiệt ngã còn lại ở Việt Nam trước khi vượt biên, phải thành thật mà nói lúc đó tôi không có thì giờ để "buồn" như hôm nay, vì miếng cơm manh áo và mãi lo "tìm đường ra đi" (cứu nước?) cho một gánh nặng với 4 đứa con dại…

Bỏ qua những năm đầu tiên sống đời tị nạn, tôi cũng chưa thực sự quan tâm gì mấy cũng như không co thì giờ để buồn…như tôi buồn hôm nay vì cuộc 'vật lộn" với cuộc sống mới

Chỉ trong vòng 20 năm trở lại đây, khi gia đình tương đối ổn định và sau khi bắt đầu bước vào con đường tranh đấu cho Việt Nam qua ngã môi trường,  tôi mới thực sự cảm thấy buồn. Và mỗi năm nỗi buồn đo càng se sắc hơn, ngậm ngùi hơn.

Buồn để mà buồn một mình!

Không thể nào nói tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn được. Mà tôi hiểu và hiểu rất rõ nỗi buồn thực sự của tôi vì hai lý do: - Đất Nước còn điêu linh,  - và Bà con mình vẫn còn chìm đắm trong nỗi nhục nhằn làm công dân hạng hai cho một chế độ phản dân tộc chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam.

Nhìn lại những ngày bắt đầu từ giữa tháng tư năm 75, có thể nói cả thành phố Sài Gòn đang lên cơn sốt. Nào là chạy đôn chạy đáo thăm dò tình hình…mặc dù biết rằng miền Nam đang trong cơn hấp hối, nhưng cũng mong tìm và hy vọng một phép lạ. Nào là, đối với những người có chút tiền, lo chạy đi đổi tiền, làm…áp phe, hay do là tin tức tìm đươờng ra đi.

Tin tức đồn đãi nhiều khi trái ngược nhau, tin vui lẫn với tin buồn.

Nhưng nỗi buồn của tôi thực sự buồn khi rời trụ sở USAID ở đường Lê Văn Duyệt sau khi làm "thủ tục"…ra đi. Cầm tấm thẻ vô tri có hình của một "ông giáo trẻ" đầy nhiệt huyết, mà khi về lại Việt Nam năm 1973, nguyện sẽ làm một cái gì cho thanh niên Việt Nam. Tôi không thiết ăn cơm chiều hôm đó. Nếu tôi nhớ không lầm, đó là ngày thứ tư 09/4/1975.

Tới thứ hai tuần sau đó, lên Đại học Cao Đài Tây Ninh, tôi lại được mấy anh chàng "CIA" trẻ đóng trên đài phát tuyến ở đỉnh Núi Bà cho tôi biết rằng ngày mai, họ sẽ rút về Mỹ và khuyên tôi nên rời bỏ quê hương qua một giọng Bắc rất rành rọt. Suốt các buổi lên lớp sau đó, tôi nói như người mất hồn, một tâm trạng mà chính giờ phút viết lên dòng chữ nầy, tôi lại thêm một lần "phiêu diêu" nữa.

Đi?  Ở?

Hai chữ nầy ám ảnh mãi nơi tôi trong suốt thời gian còn lại cho đến ngày 30/4 năm đó.

Hình ảnh Ba tôi lẩn quẩn trong đầu. Hình ảnh một ông giáo già đã về hưu từ lâu, căm cụi viết thư cho con mình đi du học mỗi buổi sáng thứ năm trong tuần, để rồi, sang sáng thứ bảy đem thư ra Bưu diện gữi đi cho kịp chuyến máy bay Air France bay về Pháp, để cho con mình nhận được thư đúng ngày thứ hai. Việc nầy xảy ra đúng như in, không hề sai sót suốt hơn hai năm trời cho đến khi Ba tôi mất. Ba tôi mất ngày chủ nhựt và thứ hai sau đó tôi vẫn nhận được thư ba tôi viết trước khi nhận được điện tín của anh tôi.

Còn Má tôi. Một người mẹ già gặp lại và sống với con chưa đầy hai năm…Mà cũng chính trong thời gian nầy, tôi luôn bận bịu với những "đam mê" cho cuộc sống, chuẩn bị cho con đường "công danh" của mình… thì làm sao tôi có thì giờ chăm sóc hay hỏi han đến mẹ già. Và mỗi khi nhìn lại mình, chính tôi cũng phải tự thú rằng mình cũng không có thì giờ để nghĩ đến mẹ mình nữa trong thời gian nầy. Tôi thật có tội với má tôi.

Trở lại thời gian giữa tháng 4 năm xưa. Tâm trí tôi luôn bị ray rứt với tâm trang nửa nửa Đi.

Đi không đành cũng vì mẹ già đơn côi.

Đi không đành cũng vì bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ kíu kéo lại để làm một "cái gì" cho quê hương.

Và đi cũng không đành vì một suy nghĩ non dại (mà chắc cũng có nhiểu người suy nghĩ như tôi), đó là "Mình có thể đối thoại với người cộng sản, vì trước khi họ là cộng sản, họ là người Việt Nam với đầy đủ dân tộc tính; vì vậy mình có thể hợp tác được".

Khi đã biết sai lầm thì đã muộn, tôi phải trả cái giá gần 8 năm trong nhà tù lớn Việt Nam dưới chế độ nầy. Cái sai lầm nầy cũng giống như cái sai lầm của người thầy giáo Tạ Ký khi đi học tập về củng ngồi uống rượu với Gs Tôn Thất Trung Nghĩa và tôi tại Chợ Đuổi nằm tại góc đường Lê Văn Duyệt và Trần Quý Cáp năm 1981 như sau:"Hai mươi năm mới biết chuyện xưa lầm. Thì tuổi trẻ đã biến thành uất hận!"

Chiều thứ hai 28/4, khi một tên phi công (tôi không muốn nhắc tới tên nầy lên đây, vì làm sao tôi quên được tên những kẻ phản bội quê hương) dội bom dinh Độc Lập, và từ đó lịnh giới  nghiêm 24/24 được ban hành. Tôi liền chạy lên nhà một người bạn vong niên trên cư xá giáo chức ở đường Tự Đức.

Tôi đã chứng kiến được gì và đã học được gì?

Xin ghi lại vài dòng để chiêm nghiệm nỗi đau thương, nhục nhằn của những đứa con Việt trước cảnh quốc phá gia vong. Đó là:

  • Hình ảnh một Trung tá TQLC chạy từ Đà Nẵng về nhà người anh cũng ở cùng cư xá, hình ảnh giọt nước mắt lưng tròng khi anh cổi chiếc áo trận và cắt từng nút áo cũng như hai bông mai bạc trên cầu vai. Anh nói với người anh qua giọt nước mắt và trong từng tiếng nấc "Anh xem như em đã chết rồi ngày hôm nay".
  • Hình ảnh từng đoàn trực thăng Mỹ chiếu đèn sáng rọi vào mặt chúng tôi trên sân thượng của cư xá trong lúc tháo chạy và chở người đi ra hạm đội.
  • Hình ảnh những người lính tôi không còn nhớ Dù hay Thủy Quân Lục Chiến tiếp tục chiến đấu ở cầu Phan Thanh Giản trên con đường đi ra Ngã tư Hàng Sanh. Tiếng súng bắt đầu ngay sau khi tướng Minh tuyên bố đầu hàng lúc 10 giờ 37 phút sáng 30/4. Tiếng súng chỉ im lặng lúc xế trưa, có nghĩa là tất cả anh em binh sĩ đã chiến đấu cho đến quả lựu đạn cuối cùng.

Chuyện ĐI và Ở đã được tôi quyết định ở khúc quành định mệnh nầy.

Qua ngày thứ năm 1/5, lệnh trên radio yêu cầu (bắt thì đúng hơn) mọi công chức phải đến trình diện tại trụ sở làm việc của mình. Sáng đó, tại cư xá có mặt Ông Khoa trưởng, Ông Phó Khoa trưởng và một số giáo sư, tôi và một giảng nghiệm viên tình nguyện vào Trường Sư phạm xem tình hình.

Mọi sự có vẻ êm xuôi vì "họ" chưa có người vào tiếp quản, ngoài một số "cơ sở" địa phương thôi. Nhưng một hình ảnh khác làm bẽ bàng và làm đão lộn những suy nghĩ tốt đẹp trong tôi khi nhìn thấy một số đồng nghiệp của mình mới chỉ vừa cách đây một ngày, nay đã mang "băng đỏ cách mạng" từ cung cách hướng dẫn chỗ để xe, cho tới thái độ trong lúc nói chuyện. Đáng phỉ nhổ nhựt là những người ngày nào thưa anh, xưng em với tôi, mà nay trở mặt dương dương tự đắc tự xưng tôi, tôi, anh, anh một cách trơ trẻn.

Có những chị giáo sư thước tha, dịu hiền trong khi lên lớp mà nay ngoài băng đỏ, thậm chí còn để lá cờ vàng ba sọc đỏ dưới chỗ chân bàn đạp xe hơi nữa. Và hơn nữa, có giáo sư trong suốt thời gian chưa đầy hai năm ngắn ngũi của tôi, đã xem tôi như "thần tượng" mặc dù biết tôi đã lập gia đình rồi, thường xuyên đi ăn uống chung; thậm chí đã dám cùng tôi "nhậu thịt chó" nữa…Người đó bây giờ là một "công thần" của chế độ.

Trên đây, tôi xin diễn lại bức tranh vân cẩu chập chùng những ý nghĩ lộn xộn trong những ngày quốc phá gia vong. Xin chia xẻ cùng bà con. Đây không phải là lời tự thú hay than thở, hay nói về mình.

Nơi đây tôi chỉ muốn nói lên vài điều suy nghĩ chủ quan. Đó là:

  • Truyết, mầy đừng bao giờ mơ tưởng người Việt cộng sản là người Việt Nam.
  • Tình đời như chiếc lá, đổi trắng thay đen và lòng người thật khó lường (hơi cải lương một chút).

Và để thoát khỏi ý nghĩ tiêu cực trong những ngày đau thương của Đất và Nước, tôi tự điều hướng cho chính mình cần phải hành xử trong tương lai như:

  • Đứng trước quá khứ, hãy ngả mũ. Đứng trước tương lai, hãy XẮN TAY ÁO (H.L.Mencken).
  • Người khôn ngoan đi tìm nguyên do lỗi lầm ở bản thân. Kẻ khờ dại đi tìm nguyên do ở người khác. (Câu nói của Khổng Tử giản dị như vậy mà còn có kẻ không học được!).

 

Xin góp phần vào những Ngày Buồn Tháng Tư

 

Mai Thanh Truyết

West Covina 15/4/2011

 

5 Năm 8406

Tiến sĩ Lê Minh Nguyên,  nhà báo Hải Triều,
Tiến sĩ Mai Thanh Truyết,
Giáo sư Nguyễn Chính Kết, nhà văn Chu Tất Tiến
http://www.4shared.com/audio/P2OILUmH/kyniem5namKhoi8406_phan3.html (đoạn 3)

RA MẮt tại Sacto-10-4-2011

 

TIN CỘNG ĐỒNG

                                                                                                                      Trần Văn ghi

 

HỘI CAO NIÊN SACRAMENTO LONG TRỌNG TỔ CHỨC LỄ ĐỨC QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG

Ngày chủ nhật vừa qua, 10.04.2011 nhằm ngày mồng 8 tháng 3 Tân Mão, Hội Người Việt Cao Niên Sacramento đã long trọng tổ chức Lễ Giỗ Đức Quốc Tổ Hùng Vương tại phòng hội George Sim Community Center đường Logan, có  khoảng trên dưới 170 người tham dự.

Năm nay có sự hiện diện khá đông đủ : đại diện Phật Giáo Hòa Hảo, đại diện đạo Cao Đài. Các Hội đoàn tham dự như Hội CTCT, Hội Thương Phế Binh, đại diện VACOS, Uỷ Ban Yễm Trợ Đấu Tranh Dân Chủ Quốc Nội, Hội Văn Hóa Champa, Hội Ái Hữu Phan Rang, cơ sở đảng Việt Tân, đại diện tuần báo Thằng Mõ, Việt News, đài Phát Thanh TNT... cùng với nhiều thân hào nhân sĩ như: cựu Dân Biểu Lưu Quang Sang, Bác sĩ Hà Hữu Tâm, BS Dương Hữu Thức, Bs Phạm Đình Tùng, BS Võ Nguyện, BS Kim Lê, giáo sư Lê thành Việt, Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết (Westminster), Giáo sư Trần Cảnh Xuân (San Diego), Giáo sư Trần Minh Xuân (San Jose), nhà văn nhà báo Hải Triều (Canada), nguyên Chủ Tịch Tổng Hội Cựu SVSQ/TB Thủ Đức, Sáu Tòng và Ba Đảnh (đảng Đại Việt từ San Jose lên) cùng nhiều nhân sĩ, nghệ sĩ, hội viên Cao Niên và  đồng hương đến tham dự.

Nhạc sĩ Phiêu Bồng điều khiển nghi thức khai mạc, nhạc sĩ Hoàng Gia Thành trình bày ý nghĩa về 18 đời Vua Hùng lập quốc cũng như ý nghĩa ngày Đại Lễ Giỗ Đức Quốc Tổ Hùng Vương. Ông Cố  Vấn Hội Cao Niên, ông Huỳnh Hóa giới thiệu quan khách tham dự và đọc danh sách quan khách ủng hộ tài chánh cũng như ông Huỳnh Hoá nhắn gởi với nhà báo Châu Ngọc Thủy về chuyện lời qua tiếng lại... Ông Hội Trưởng Cao Niên Trần Gia Tường điều hợp chương trình.

Đặc biệt trong phần cúng tế - nghi lễ giỗ Tổ năm nay của Hội Cao Niên do ông Phan Đức Văn chủ trì, diễn tiến thật tốt đẹp.

Qua phần 2 của chương trình, ông Hội Trưởng Cao Niên Trần Gia Tường giới thiệu nhà báo Trần Văn Ngà trình bày phần Nói Chuyện & Ra Mắt Sách: Những Vấn Đề Môi Trường Việt Nam của Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết.

Tham dự trong phần Ra Mắt Sách của Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết, Giáo sư Trần Cảnh Xuân đã trình bày khái quát về thân thế và sự nghiệp của tác giả Mai Thanh Truyết. Giáo sư Trần Minh Xuân lướt qua nội dung cuốn sách Những Vấn Đề Môi Trường Việt Nam. Sau cùng Tiến sĩ Mai Thanh Truyết vừa trình bày và chiếu video clips, các chất thải độc hại đã thấm nhập vào môi trường VN như thế nào để cho người xem thấy tận mắt những cảnh làm cá ba sa dơ bẩn và những thức ăn bằng bột như bánh tráng, bánh phồng và thức ăn khác đều không có tuân thủ quy trình vệ sinh  an toàn thực phẩm. Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết còn kêu gọi chúng ta muốn giữ gìn sức khỏe tốt, không nên sử dụng những thực phẩm sản xuất từ Trung Cộng và Việt Cộng vì 2 nước cộng sản này có nhiều hàng hóa, thực phẩm xuất cảng sang Hoa Kỳ không đúng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, những người tiêu dùng phải lưu ý cẩn thận vì các con buôn của 2 nước này luôn coi thường sức khỏe và sinh mạng qúy báu của con người...

Buổi Ra Mắt Sách Những Vấn Đề Môi Trường Việt Nam kết thúc cũng là lúc bế mạc Đại Lễ Giỗ Đức Quốc Tổ Hùng Vương sau buổi ăn cơm thật đầy đủ và tươm tất do Hội Cao Niên khoản đải.

 

Trần Văn Ngà

Đại Họa Mất Nước - Gđ Nguyễn Ngọc Huy

Hội Luận 9/4/2011 tại Báo Việt Herald

 

Thưa Quý vị,

Cuốn DVD "Đại Họa Mất Nước" đã được Đại Gia đình Nguyễn Ngọc Huy phổ biến nhiều nới trên thế giới cũng như trên internet.

Hôm nay, cá nhân chúng tôi hân hạnh được Ban Tổ chức mời phát biểu trong buổi hội luận và phân phối DVD nầy.

Thưa Quý Vị,

Tôi xin đóng góp vài ý kiến nhỏ về Đại họa Mất nước. Cuốn phim hầu như nói hết ý nghĩa của Đại họa nầy, cũng như những chỉ dấu báo hiệu một số hiện tượng xảy ra trong những ngày gần đây như sự vươn oai tác quái của Trung Cộng qua việc rượt bắt tàu đánh cá Việt trong hải phận của Việt Nam, cũng như sự nhu nhược của nhà cầm quyền cộng sản trước các việc lấn chiếm lãnh hải của "tàu lạ", "nước lạ"… nói trên.

Chúng ta có thể xác quyết rằng những biểu tượng tiêu cực và nhu nhược trên của Việt Nam hiện tại thể hiện sự đồng thuận giữa hai đảng cộng sản Trung và Việt trong tinh thần cộng sản quốc tế nhằm tiến chiếm cả vùng Đông Nam Á.

Nhìn lại Việt Nam từ khi lọt vào tay của đảng CS Việt Nam, trong năm 2010, Việt Nam đã xuất cảng 6,8 triệu tấn gạo, nhiều nhứt từ trước đến giờ…mà người nông dân cũng không đủ ăn….vì lợi nhuận cao do tiền bán gạo đã vào tay thương buôn nhà nước,các hiệp hội lúa gạo cũng do nhà nước quản lý, cùng những thủ đoạn như ép giá khi gặt lúa vì nông dân không có đủ bồn chứa, phải bán đi thôi. Chưa kể những số nợ cần phải thanh toán khi vay mượn mua lúa giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tất cả đều tăng vọt gấp nhiều lần hơn mức bội thu lúa cho năm nay. Như vậy nghèo vẫn hoàn nghèo. Công lao động của nông dân vào tay tất cả nhóm người trung gian dưới sự che chở của cường quyền.

Tệ hơn nữa, những nhu cầu thực phẩm khác ngoài lúa gạo không được khuyến khích, cho nên phải nhập cảng từ phương Bắc, ngay cả những vật dụng thông thường như văn phòng phẩm, viết chì, viết mực, bao thơ, miếng bùi nhùi chùi xoong nồi, các miếng sponge để rửa chén…cũng phải nhập cảng từ bên Tàu qua.

Về hàng nông sản khác như cà rốt, cải bắp trong 10 tháng đầu năm 2010, Việt Nam đã nhập trên 21 ngàn tấn, giết chết vùng Đà Lạt, một trung tâm trồng cà rốt, cải bắp, su hào…nhờ khí hậu ôn đới. Ngay cả hành lá cũng nhập gần 8 ngàn tấn. Thậm chí tâm xỉa răng cũng phải nhập 1.118 tấn từ Trung Cộng.

Trên đây là những thông tin chính thức từ Hải quan Việt Nam, nhưng chắc chắn những mặt hàng nhập lậu qua các cửa biên giới sẽ còn cao hơn nhiều.

Quản lý một đất nước với 86 triệu dân mà phải nhập cảng luôn cả hành lá và tăm xỉa răng…thì quả thật là một xã hội xã hội chủ nghĩa siêu phàm theo đúng "định hướng xã hội chủ nghĩa" của đảng đề ra.

Có thể nói 97% con dân Việt phải cật lực CÀY để cho 3% đảng viên, cán bộ đặt quyền đặt lợi HƯỞNG.

Ngày hôm nay, xã hội ngày càng băng hoại qua các tệ trạng do chính chính sách cai trị hiện hành để lại, chúng ta chẳng thấy gì ngoài tính tiêu cực, bi quan, sống không biết ngày mai của hầu hết người dân trong nước. Có thể nói tuyệt đại đa số đều chạy theo cuộc sống kinh tế cho cá nhân và gia đình, do đó, dù có bị kềm kẹp, đối xử bất công đi nữa, sức đề kháng của người dân hiện tại dường như không còn có khả năng chuyển đổi được thời cuộc.

Tuy nhiên, dù muốn dù không, cái nhìn tiêu cực trên  vẫn không xóa nhòa được niềm tin tưởng của tôi vào tuổi trẻ Việt Nam ngày nay,  vì xã hội Việt Nam đã thể hiện nhiều hiện tượng tích cực của tuổi trẻ trong những năm gần đây.

Tuổi trẻ Việt Nam chiếm trên 60% dân số. Đây là một tiềm lực rất lớn, một dân tộc non trẻ, thông minh, chăm chỉ, hiếu học, cần cù, và có tinh thần cầu tiến. Trên 90% dân số đều biết đọc biết viết. Con số nầy quá cao so với các nước đang phát triển và có điều kiện xã hội tương tự như của chúng ta.

 

Tuổi trẻ Việt Nam, sau một giai đoạn ngắn tiếp cận với phong cách hành xử và giao thương quốc tế đã hiểu thêm và hiểu cặn kẽ về tự do-dân chủ. Từ đó tinh thần quốc gia dân tộc tăng trưởng nhanh chóng trong thành phần nầy.

 

Tuổi trẻ Việt Nam mong muốn có một đời sống kinh tế-tinh thần- tâm linh tương xứng với các đóng góp của chính mình. Những rào cản ngăn cách trong tôn giáo-địa phương không còn là một chướng ngại để rồi cùng ngồi lại với nhau, không như các thế hệ cha ông trước kia. Những cảm xúc trong tư tưởng, vết hằn trong quá khứ sau cuộc qua phân của đất nước phải nhường bước cho lối nhìn tích cực về triển vọng tương lai của quê hương.

 

Tuổi trẻ đã dám đứng lên nói lên iếng nói cũa tự do, dân chủ, và nhân quyền bất chấp sự tra tấn, tù đày của cường quyền.

 

Do đó, các mỹ từ vì thế hệ mai sau, vì chủ nghĩa anh hùng...không còn là một xúc tác tốt để hấp dẫn tuổi trẻ Viêt Nam nữa.

 

Tuổi trẻ Việt Nam trân trọng bốn ngàn năm văn hiến của tiền nhân, nhưng tuổi trẻ hôm nay không vì niềm tự hào đó mà dừng chân lại để chiêm ngưỡng quá khứ của ông cha.

 

 Tuổi trẻ hôm nay đã chuyển đổi chủng tử "sợ" sau bao nhiêu năm bị kềm kẹp, cấy vào tâm khảm của những người cộng sản đang ngự trị trên quê hượng Việt.

 

Tuổi trẻ Việt Nam đang lên đường.

 

Nhưng tại sao đất nước ngày hôm nay vẫn nghèo?

 

Đó là một sự nghịch lý lớn?

 

Dĩ nhiên là phải có cái gì bất ổn cho đất nước.

 

Đương nhiên nhà cầm quyền hoàn toàn trách nhiệm về tình trạng ngày càng đi xuống hiện nay. Ba mươi sáu năm sống trong hoà bình, thiết nghĩ cũng đủ dài để thiết lập một xã hội ổn định cho Việt Nam. Nhưng tiếc thay điều đó không xảy ra.

 

Hiện tại, trong nhiều lãnh vực kinh tế-kỹ thuật-khoa học-môi sinh, thế giới đang biến thành một quốc gia lớn, một trật tự mới đang hình thành. Trong bối cảnh đó, càng ngày càng thấy rõ ràng mọi người đều có trách nhiệm. Những gì xảy ra tại Tây Tạng, Vân Nam đều trực tiếp ảnh hưởng đến đồng bằng sông Cửu Long.

 

Rốt ráo hơn nữa, mọi người Việt đều có trách nhiệm về tình trạng thụt lùi của Việt Nam.

 

Thưa Quý Vị,

 

Càng thiết tha, càng gắn bó với quê cha đất tổ càng thấy mình có trách nhiệm.

 

Trách nhiệm là nhận thức thực tiễn, và trên căn bản đó, có những thái độ và hành động tích cực hơn cho đất nước. Nói lên tiếng nói, tạo một âm vang, khuếch đại một xu hướng, tạo dựng sức ép, Mỗi người mỗi cách, không sao kể xiết.

 

Có làm được như vậy, cuộc cách mạng hoa lài chắc chắn sẽ xảy ra cho quê hượng việt Nam một ngày không xa.

 

Và cuộc hành trình của Việt Nam để bước vào một kỷ nguyên mới, quyết định cho sự tái tạo nếp văn hóa, nền đạo lý đã bị đánh mất do cộng sản, và sự bình an cho một đất nước hiền hòa Việt Nam.

 

Xin cám ơn Quý Vị,

 

Mai Thanh Truyết

Westminster, 9/4/2011

 

 

 

 

Khí Công Hoàng Hạc

Năm Năm Hoàng Hạc

 

Thắm thoát đã 5 năm. Bs Phạm Gia Cổn gọi cho tôi và nhờ viết vào Đặc san Kỷ niệm Năm năm Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc. Tôi cũng là một thành viên trong những ngày đầu ngay sau khi bạn Cổn phát động phong trào Hoàng Hạc nầy tại trụ sở của võ đường Hapkido nằm ở góc đường Hazard và Magnolia.

Trong những buổi tập đầu tiên, không khí rộn ràng, phần đông anh chị em "bạn già" đều quen biết nhau, do đó, buổi tập tương đối ồn ào qua các trao đổi liên quan đến nhiều vấn đề. Tuy nhiên, 3 cái "cao" vẫn là một ám ảnh cho lứa tuổi không còn là thanh niên, hay trung niên nữa, mà phần đông đều qua lứa tuổi số "sáu". Đó là cao mỡ, cao máu, và cao đường.

Nếu chúng ta còn ở Việt Nam, chắc 3 cái cao nầy khó xâm nhập vào cơ thể chúng ta vì ở quê nhà, ít ra chúng ta vẫn phải vận động nhiều qua đi bộ thay vì hầu như luôn luôn ngồi bên tay lái mỗi khi cần đi đâu; và việc ăn uống không quá dư thừa và nhiều bổ dưỡng như tại đất nước Hoa Kỳ nầy.

Tất cả "tam cao" đều đến từ cái miệng!

Xin bà con mình lưu ý cho.

Dù không là một bác sĩ, mà cũng không cần là một bác sĩ, vì ai cũng biết điều nầy. Và dù có biết, nhưng mấy ai tự chể được và cố gắng "thắng bớt" lòng tham của cái miệng và thói quen…"làm biếng" kể trên.

Bác sĩ Cổn biết rõ tâm lý chúng ta, đã  đứng ra thành lập lớp Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc trên. Vì biết rõ tâm lý những người có tuổi (!) cho nên, các động tác tập luyện đều nhẹ nhàng, dễ dàng cho mọi người, không cần cố gắng, chỉ cần chú ý đến hơi thở cho điều hòa.

Theo suy nghĩ chủ quan của cá nhân tôi, thiết nghĩ những động tác tập luyện chỉ là các bài quyền trong các thế võ, được diễn đạt chậm lại, đôi khi cần các động tác mạnh như "rướn người" hay "bấn chân, nhón gót" để khích động các bắp thịt và vận động cho máu huyết lưu thông. (không hiểu diễn giảng của tôi có đúng hay không, sẽ nhờ bạn tôi, một LPK cũ tức bs Cổn giải đáp dùm?)

Như đã nói ở phần trên, ba kẽ thù của con người là mỡ, đường và áp huyết cao. Trong các xã hội dư thừa thực phẩm như ở xứ nầy, các nhà sản xuất nghiên cứu những phương pháp tiếp thị tối đa để "dụ khị" người tiêu dùng là chúng ta trong những dịch vụ ăn uống như nhản hiệu, màu sắc, và mùi vị… Nếu chúng ta, không có "Phật tánh" trong người như hạn chế được, tham, sân, si…trong môi trường "ăn uống", chắc chắn chúng ta sẽ vướng vào ít nhứt là một trong ba kẽ thù trên. Nhưng khổ thay, kẽ thù của chúng ta it khi đến đơn độc mà hầu như luôn luôn xâm nhập vào cơ thể chúng ta cả ba, nghĩa là một khi "dính" đường thì khó tránh khỏi cao máu và cao cholesterol, và ngược lại.

Vài lời khuyên cùng bà con của lứa tuổi trên 6 bó, chúng ta cố gắng đừng để các lời mời gọi của các nhà hàng "fast food" với giá "sale", với hàng mới, những nhà sản xuất các loại nước uống với các quảng cáo đầy hấp dẫn như nước tăng lực "con bò mộng". Xin thưa, tất cả đều không đúng sự thật như những lời quảng cáo.

Đó là hóa chất và hóa chất!

Những thức ăn, thức uống trên có thể làm chúng ta khoái khẩu, đả khát…nhưng vô tình chúng ta tự đầu độc lấy chính mình. Chúng ta tự "nạp" mỡ, đường vào cơ thể mình.

Một trong những kẽ thù khác của chúng ta là các tiệm ăn "all you can eat". Các tiệm ăn nầy giá tương đối rẽ và dọn rất nhiều món, hàng trăm món ăn. Vì vậy, chúng ta cố ăn cho nhiều, ăn quá nhu cầu của cơ thể, rán ăn cho căn bụng ra.

Có bao giờ bạn tự hỏi, càng cua Alaska sao nhiều quá, tôm sao nhiều quá, cua đá sao nhiều quá, sao có nhiều sò quá, nhiều oyster quá, chưa kể đến gà, vịt,  heo, bò, đùi ếch. Chưa kể đến xíu mại, "hắc cảo", bánh bao. Chưa kể đến đủ loại súp. Chưa kể đến shusi Nhựt Bổn, thậm chí đến phở bò nữa. Và còn nhiều nữa bạn ơi! Chưa kể hàng mấy chục loại tráng miệng, từ trái cây cho đến đủ loại chè 3,4 màu, chè đậu, chè thưng(?), bánh đủ loại, đã được làm sẳn trong các hộp nhỏ.

Nhưng giá sao lại quá rẻ? Chỉ có $9.99 ngày thường và $12:99 cho thứ bảy và chủ nhựt. Hấp dẫn quá phải không bạn?

Những điều tôi mô tả trên là ở các nhà hàng "Seafood All You Can Eat" mới vừa mở sáu tháng trở lại đây ở vùng Orange nầy. Tôi đã khảo sát hai nhà hàng như thế nầy. Nhân viên làm việc ở đây là những người Tàu nói tiếng tàu không giống như những tiếng Quang thoại mình thường nghe quen tai mặc dù không hiểu.

Tôi tin rằng khi các bạn đến những nơi nầy sẽ cố gắng ăn cho nhiều, vì ngon và quá,rẻ. Nhưng thưa bạn, nếu bạn ngừng lại một phút và suy nghĩ tại sao như thế?

Bạn sẽ thấy ngay, đó là những thức ăn nhập cảng từ Trung Cộng, đã được đông lạnh và bảo quản bằng những hóa chất bảo quản không đúng tiêu chuẩn của FDA Hoa Kỳ. Các thực phẩm nầy sẽ không bao giờ hư thúi cả. Ngoài ra còn thêm biết bao thực phẩm bán không hết, thịt cũ "quá date", tôm cua đã chết bán không hết trong các siêu thi còn lại…Tất cả đã được xào nấu lại và được đem vào thị trường all you can eat nầy.

Đọc đến đây chắc mỗi người trong chúng ta biết phải làm gì rồi.

Nhưng còn nữa bạn ơi. Với lứa tuổi trên 6 bó nầy, chúng ta còn tham gia hội đoàn cùng xứ sở, cùng trường, cùng đơn vị…chưa kể đám cưới của con cái, con cháu bè bạn khắp nơi. Một cuối tuần, bạn nghĩ làm việc "trả nợ áo cơm", sao bạn lại tàn nhẫn bắt tim, gan, bao tử, làm việc "overtime' cho chính lòng tham "ăn uống" của bạn?

Thưa bạn,

Những điều tôi nêu trên không phải là để "dạy khôn" quý bạn, như tôi viết ra đây cũng là để nhắc nhở cho chính mình.

Thôi như vậy, mỗi người trong chúng ta cùng cố gắng gạt bỏ tham sân si trong "tiến trình ăn uống" nầy nghe!

Chúng ta nên luôn luôn đề cao cảnh giác.

Tập luyện Hoàng Hạc không phải chỉ ở ngày thứ bảy hay chủ nhựt mà phải làm ở nhà, hay trong văn phòng làm việc hàng ngày, một hay nhiều lần.

Chỉ cần 10 phút làm những động tác thư giản Hoàng Hạc, phối hợp với việc hạn chế "lòng tham ăn uống", bảo đãm chúng ta sẽ đánh tan giặc thù ngoại xâm đến từ "lỗ miệng" qua sự kích thích thị giác, xúc giác, thính giác, cảm giác, và nhứt là tính ham ăn của con người. 

Nhân dịp kỷ niệm 5 năm ngày thành lập Hoàng Hạc, thân chúc tất cả bạn bè thân, sơ cùng nhau ý thức được rằng chúng ta đang đứng trước một nguy cơ cho toàn cầu là tham vọng ngự trị thế giới của cường quyền là…đầu độc thế giới bằng hóa chất độc hại trong thức ăn, hàng tiêu dùng trong nhà, và bất cứ một phương tiện nào cần thiết cho con người. Đó là mầm móng của các bịnh ung thư không kiểm soát được.

Phải chăng thế giới đang bước vào một giai đoạn Hạ Ngươn chăng?

 

Mai Thanh Truyết

Không Nhảy Dù nhưng "cố gắng"

Kỷ niệm Hoàng Hạc - 2011

 

 

 

Nguyễn Đức Quang

Nhớ về Nguyễn Đức Quang

 

Năm 1968, lúc đó tôi đang ở Besancon, Pháp. Hội đàm Paris gồm Việt Nam Cộng Hòa, Bắc Việt, Mặt Trận Giảo phóng miền Nam, và Hoa Kỳ bắt đầu nhóm họp vào tháng 5 tại Paris.

Các buổi họp hàng tuần thật gay gắt chỉ nhắm vào vị trí của từng phái đoàn, và hình thể chiếc bàn vuông hay bàn tròn… Sau cùng chọn bàn hình bầu dục…

Tinh thần sinh viên, đặc biệt là Tổng hội sinh viên tại Paris lúc đó rất hăng say. Tôi hầu như chạy lên Paris hàng tuần sau trưa thứ sáu, sau khi ra khỏi phòng thí nghiệm. Vì như cầu, tôi, lúc đó là Tổng thư ký Hội sinh viên Besancon, đề nghị thành lập tờ báo để góp mặt vào phong trào đấu tranh ủng hộ Việt Nam Cộng Hòa.

Tờ báo có tên là TIẾNG NÓI, quay bằng rénéo mượn của một Cha giáo xứ tại đây (Anh Nguyễn Ngọc Lân phụ trách trình bày hiện đang ở tại Orlando). Báo hoàn toàn do anh chị em sinh viên cùng một số mạnh thường quân tức bà con cư ngụ trong vùng Franche Comté (là tỉnh và Besancon là thi xã của tỉnh). Thời đó, Người Việt mình chưa có business nào hết.

Tinh thần anh chị em sinh viên rất cao lúc đó, hàng tuần thường sinh hoạt tại giáo xứ hay tại câu lạc bộ của ký túc xá. Và bài hát khởi đầu luôn luôn là bài "Không phải là lúc…" của Nguyễn Đức Quang được tôi khởi xướng. Và cũng chính bài hát nầy, tôi đã đưa Gíao sư Nguyễn Ngọc Huy (Cố vấn của Phái đoàn VNCH) và BS Trần Văn Bình, bác sĩ riêng của Cụ Trần Văn Hương, lúc đó là Tùy viên Văn hóa của Tòa Đại sứ VNCH đi cùng khắp các tỉnh miền Đông nước Pháp như Colmar, Mulhouse, Strasbourg, Nancy…

Anh nhạc sĩ du ca ơi!

Tôi không quên anh, những lời "Không phải là lúc ta ngồi đặt vần đề…" tôi đã được nghe anh và Đinh Quang Anh Thái hát trong một buổi du ca tại nhựt báo Người VIệt cách đây không lâu vẫn còn văng vẳng đâu đây.

Tôi và những anh chị em sinh viên tranh đấu thời đầu 1960 sẽ không bao giờ quên anh đâu anh Quang. Anh ra đi, nhưng tối thiểu anh còn để lại cho những anh chị em cùng thế hệ với nhau ngọn lửa đấu tranh cho chính nghĩa thích ứng với dòng máu năng động và hăng say của tuổi thanh niến.

Và bây giờ và mãi mãi về sau, anh vẫn còn để lại cho hậu thế niềm tin sắt son để làm một cái gì cho tổ quốc là…"làm việc đi không lo khen chê, làm việc đi hãy say và  mê cứ bắt tay gan lì chúng ta giải quyết. Mình chậm chân đi sau người ta, mà ngồi đây mãi lo viễn vông, thắc mắc ngại ngùng biết bao giờ….mới làm xong".

Lời ca của anh đã là một kim chỉ nam cho tôi không những ngày còn là thanh niên, mà vẫn còn tiếp tục trong tôi, một "ông già" chỉ còn một tuổi nữa và được xếp vào "thất thập cổ lai hy". Tôi không đặt vấn đề với anh em, nhưng chắc chắn tôi đặt vấn đề những người đang tàn phá Đất và Nước của chúng ta, thưa anh Quang.

Dù lớn hơn anh hai tuổi, tôi vẫn tiếp tục con đường anh đã vạch ra và cố gắng nuôi dưỡng tinh thần thanh niên khai phá cho tương lai của anh mà không nề hà, do dự, cũng như chùng bước trước mọi trở ngại.

Anh Nguyễn Đức Quang ơi! Ngồi trong office, mặc dù tôi đã đủ tuổi về hưu từ hơn 3 năm qua, mặc dù tôi không còn lo nghĩ về tài chánh cho tương lai nữa, nhưng tôi vẫn tiếp tục bước đi cho trọn con đường đời của một người trai thời loạn.

Anh Quang ơi!

Anh mất đi nhưng anh không chết!

Lịch sử Việt Nam sẽ mãi mãi ghi tên một người con nước VIỆT lúc nào cũng nặng lòng với non sông.

Vĩnh biệt anh,

Mai Thanh Truyết

West Covina, 29/3/2011

Sinh Nhựt Khối 8406

Kỷ Niệm Khối 8406

 

Chỉ còn hai ngày nữa là sinh nhựt lần thứ sáu ngày 8 tháng tư năm 2006. Thời gian tương đối ngắn ngũi, nhưng có thể nói những hiệu ứng và ảnh hưởng của Khối đã dàn trãi rộng khắp từ trong nước lẩn hãi ngoại.

Nhìn lại suốt thời gian đã qua, Khối và những thành viên điều hành Khối đã đi một bước dài, dài trong kinh nghiệm đấu tranh cho tiến trình mang lại tự do, dân chủ, và nhân quyền cho Việt Nam, cũng như dài trong những thành quả đạt được qua việc chuyển tải những thông tin cần thiết cho người dân để họ có thể trang bị một số hành trang để tự tin hơn và tự bảo vệ lấy chính mình.

Hai thành quả trên có tính cách hổ tương với nhau; do đó, đây là một vũ khí tổng hợp có thể đương đầu lại với cường quyền trong hiện tại và tương lai.

Cho dù cho đến ngày hôm nay, người dân vẫn còn chịu một sức ép hết sức dã man của cường quyền, như công an vẫn tiếp tục chà đạp nhân quyền, vẫn đứng trên pháp luật để đàn áp dân chúng mặc dù người dân không hề làm lỗi hay bị một lỗi giao thông nhẹ như không mang nón an toàn vẫn còn bị trấn áp, tra tấn cho đến chết. Gần đây nhứt như việc mới xảy ra ngày 23/3, công an đã đột nhập vào nhà của TS Cù Huy Hà Vũ mang đi những lẵng hoa của bà con mang đến ủng hộ tinh thần anh Vũ mà chị Vũ đang chưng bày trước cửa, hoàn toàn không vi phạm luật chiếm lề đường. Và mới đây nhứt, ngày 4/4 Tóa án "nhân  dân" Hà Nội lại xử TS Vũ 7 năm tù và 3 năm quản chế!

 

Tất cả quả thật là trơ trẽn!

 

Cho đến nay, chúng ta vẫn không thể nào giảm khinh cho cường quyền được trước những hành động không còn nhân tính và thiếu cung cách hành xử văn minh của các dân tộc trong cộng đồng thế giới của đàn cừu của đảng cộng sản Việt Nam.

Tuy nhiên, cường độ và số lượng những tệ nạn trên có phần sút giảm trước áp lực của quốc tế. Hơn nữa trước tình trạng thất bại hoàn toàn của cái gọi là "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa", nhứt là trước sự phá sản của quốc gia đang cận kề, cường quyền cần phải nhẹ tay để còn có thể thực hiện công việc của "cái bang" đi ăn mày thế giới.

Giống như "con giun xéo lắm cũng quằng"  bà con đã dám chuyển tải chủng tử "sợ hải" vào chính những đảng viên của chế độ. Tin tức trích đoạn dưới đây nói lên hiện trạng xã hội Việt Nam ngày hôm nay như sau: "Sáng ngày 21 tháng 3 năm 2011 bà con dân giáo xã Kỳ lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã bắt 5 CA huyện Kỳ Anh, trong đó có một Phó CA huyện (không nắm được tên tuổi ông này) và tạm giữ một ô tô của CA huyện (xe bị xịt lốp, bẻ biển số).

5 người này đã bị bà con khống chế áp giải về nhà văn hóa xã và giam lại. Trong lúc lộn xộn, Phó CA huyện giả vờ điện thoại, tìm cách lẻn ra và trốn thoát được. Phó CA huyện trốn thoát được nhờ đi bộ vòng ra bờ biển sau đó hướng về phía cảng Vũng Áng và sau đó điện thoại cho CA huyện đem xe đón về.

Tin các CA bị bắt giữ đã được CA huyện báo về CA tỉnh. Ngay lập tức CA tỉnh phái một phái đoàn vào làm việc với CQ xã Kỳ lợi đồng thời gặp Cha xứ cùng các chức sắc giáo hội địa hạt thuyết phục bà con giáo dân trả tự do cho các CA bị bắt giữ. Mãi đến 20h đêm hôm 22 bà con giáo dân mới thả cho họ về".

Những sự việc, có thể nói cũng là một trong những thành quả của Khối.

Mặc dù sự điều hợp của Khối vẫn còn chưa nhuần nhuyễn, chưa phối hợp sự thống nhứt trong hành động cũng như vẫn còn những bất đồng quan điểm  của những người có trách nhiệm trong và ngoài nước. Nhưng đó cũng là một điều rất dễ hiểu một khi Khối phải hoạt động trong điều kiện hiện tại như:

  • Tại Việt Nam dưới chế độ bưng bít, kiểm duyệt, và theo dõi khiến cho việc trao đổi thông tin rất hạn chế.
  • Tại hãi ngoại, nhứt là tại Hoa Kỳ, chính sách hiện tại của quốc qua nầy là đang "nâng niu" Việt Nam để thêm một lần nữa biến nước nầy làm "lá chắn" trước áp lực của Trung Cộng.

Dù sao đi nữa, Khối đang vững mạnh và phát triển cho đến ngày hôm nay là nhờ quyết tâm của những người có trách nhiệm và tấm lòng của người dân thao thức tự do…

Cung cách hành xử theo tinh thần dân chủ, chấp nhận đối thoại và chấp nhận sửa sai cũng chính là những điểm son mà Khối cần phải khai triển thêm trong tương lai.

Tuy không là thành viên của Khối, nhưng cũng xin chúc mừng sinh nhựt của Khối năm nay và cầu nguyện và chúc cho Khối 8406 ngày càng tiến bước để cùng với bà con trong và ngoài nước đẩy mạnh tiến trình dân chủ, xóa tan màn đêm tăm tối của quê hương trong hơn 36 năm qua.

Mai Thanh Truyết

Đệ nhứt Phó Chủ tịch Đảng Đại Việt

Hoa Kỳ 6/4/2011

 


 

//////////////////////////////////////////////////