Dẫn Nhập
Việc Hội Nan nhân Chất Da cam/Dioxin Việt Nam từ trong nước sang Hoa Kỳ nạp đơn ngày 30/1/2004 tại toà án Brooklyn, New york, quy trách và kiện đòi bồi thường nhắm vào 37 Công ty hoá chất Hoa Kỳ đã tham gia sản xuất chất Da cam cung ứng cho quân đội Mỹ phun xịt trong khoảng thời gian chiến tranh tại Việt Nam trước năm 1975. Sự kiện nầy đã được báo chí và một số cơ quan truyền thông loan tải, thoạt đầu đã cuốn hút sự quan tâm, bàn thảo xôn xao trong giới người Việt hải ngoại.
Nói chung, phàm là người Việt có mang dòng máu Việt trong người, mấy ai lại không có chút động lòng trước một số hình ảnh dị dạng, dị hình, những căn bịnh ngặt nghèo được kể ra bởi một số người "gọi là" nạn nhân chất độc màu da cam ở quê nhà. Do đó, cán cân thiện cảm đương nhiên có khuynh hướng nghiêng về phía các nạn nhân nầy, và cảm thấy họ cần được bồi thường thoả đáng.
Nhưng thực tế không đơn giản như vậy.
Hoá chất màu da cam thực sự đã được quân đội Hao Kỳ sử dụng phun xịt bằng phi cơ trong chương trình khai quang, có tác dụng làm vàng úa và rơi rụng lá cây ở những vùng bao quanh vài vị trí quân sự trọng yếu, hoặc núi rừng rậm rạp để mở rộng tầm quan sát, ngăn chận và diệt trừ các đoàn quân và trang thiết bị cơ giới cộng sản tràn vào từ miền Bắc Việt Nam.. Mục tiêu chính của chiến thuật được xác định nhắm vào cây cối chứ không phải là một loại vũ khí giết hoặc gây tai hại cho con người.
Chiến dịch phun xịt hoá chất da cam mang tên Ranch Hand được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 1962 đến năm 1971 đã tỏ ra rất hữu hiệu, và đã từng dấy lên phong trào phản đối sâu rộng phát xuất từ nhà cầm quyền cộng sản miền Bắc Việt Nam với sự tham gia vô trách nhiệm của một số cơ quan truyền thông quốc tế cốt chỉ tập trung khai thác các tin giựt gân thu hút dư luận vốn không có điều kiện tìm hiểu cặn kẽ, nên dễ lậm vào cảm tình ngây thơ và dễ tin, vô tình ngã theo cạm bẩy của lập luận tuyên truyền một chiều trong cuộc chiến. Chụp được hình ảnh một bé gái không một mảnh vải che thân cùng một số người khác chạy nạn trong vùng lữa đạn, một số phóng viên đã tận lực khai thác đóng góp vào phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ vào thập nioên 1970, trong khi thảm trạng hàng chục ngàn người bị quân cộng sản thảm sát và chôn sống tại Huế trong kỳ tổng tấn công vào dịp Tết Mậu Thân 1968, mặc dù cộng quân đã ký kết hưu chiền với Việt nam Cộng Hoà trong ba ngày Tết. Đã vậy thì chớ, truyền thông hải ngoại do các ký giả trên thổi phồng và bóp méo sự thật bằng cách loan tin sơ sài vài chục nạn nhân cho có lệ!
Theo đúng thủ tục pháp lý, để thực hiện vụ kiện chất độc da cam, bên nguyên đơn Việt Nam là Hội Nạn nhân chất độc Da cam/Dioxin Việt Nam đã thuê luật sư đại diện để trỉnh bày sự kiện trưng ra trước toà án. Đối lại, bên bị đơn là các công ty sản xuất hoá chất Hoa Kỳ có liên quan cũng đã nhờ luật sư bảo vệ quyền lợi của mình trước toà. Diễn tiến vụ kiện bao gồm một quá trình trao đổi những viện dẫn tranh cãi và phản biện giữa hai bên, để bồi thẩm đòan có thêm cứ liệu thảo luận và thẩm định nghị án và ông chánh án sẽ có quyết định sau cùng. Nội vụ, do đó sẽ đòi hỏi một thời gian dài và các điều viện dẫn sẽ được làm sáng tỏ trong phạm vi toà án.
Tuy nhiên, những luồng dư luận sôi nổi từ hai phía, cùng đồng thời được lan rộng ra ngoài dư luận quần chúng, chứ không phải chỉ trong giới hạn toà án. Điều đáng chú ý nhất là những tranh cãi của các nhà nghiên cứu khoa học về chất da cam. Đứng trước nhu cầu cần phải đóng góp nghiên cứu phân tích dựa trên tinh thần khoa học, khách quan nhận diện và xác định độc tố có tiềm năng gây hại trên con người khi tiếp xúc với chất da cam và để làm sáng tỏ vụ kiện, các nhà khoa học cũng cần xét yếu tố không gian và thời gian phun xịt để xem các nạn nhân được trưng ra làm bắng chứng đòi bồi thường có hiện diện trong vùng vào thời điểm diễn ra cuộc phun xịt hay không, hoặc bị ảnh hưởng qua di truyền v.v…
Lương tâm chức nghiệp bất di bất dịch của giới nghiên cứu khoa học chân chính bao giờ cũng tôn trọng và đề cao tính trung thực và chính xác của khoa học kỹ thuật để phát hiện và soi sáng chân lý. Chính trong tinh thần đó mà một số nhà làm khoa học Việt Nam trong điều kiện tạm dung tại Hoa Kỳ có cơ hội tiếp tục sự nghiệp trong ngành nghề chuyên môn khoa học của mình. Từ năm 1990, họ đã phối họp cùng nhau lập nên Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam gọi tắt là VAST - Việtnamese American Science & Technology Society, theo quy chế Hội tư nhân, bất vụ lợi (non-profit), và phi chánh phủ (Non-Government Organization) .
Trước vụ kiện da cam tại Hoa Kỳ, các thành viên khoa học VAST, đã dựa trên căn bản lương tâm chức nghiệp thiêng liêng, cùng nhau xác định chỗ đứng cho chính mình với tư các nhà khoa học có cội nguồn Việt Nam, nghĩa là phải nhập cuộc, đóng góp vào cuộc nghiên cứu phân tích sự việc để làm rõ trắng đen vụ kiện đến tận gốc rể. Các thành viên nồng cốt tích cực đóng góp vào công cuộc soi sáng cần thiết nầy bao gồm:
- Giáo sư Trần Cảnh Xuân
- Tiến sĩ Mai Thanh Truyết
- Kỹ sư Nguyễn Minh Quang
- Và một số vị khác không kể hết ra đây.
Từ đó, mới nẩy sinh ra nhiều buổi hội thảo nội bộ cũng như tạo điều kiện đưa đến việc trao đổi ý kiến chuyên sâu rất hữu ích đối với một số bộ mặt quen thuộc trong giới khoa học chuyên ngành Hoa Kỳ và cáx nước khác như Bác sĩ Mocarelli, Bác sĩ Schecter, Tiến sĩ Stellman v.v… Tất cả đã thẳng thắng nêu lên những vần đề cần được quan tâm trong tinh thần tương kính mặc dù họ không cùng quan điểm về vấn đề ảnh hưởng lên sức khoẻ người dân qua việc tiếp nhiễm chất da cam qua thời gian và không gian.
Theo nhận định của riêng nhóm nghiên cứu VAST, trên căn bản quyền lợi thiết than của chính người dân Việt Nam, đã mạnh dạn đưa một số người ra khỏi cơn ảo tưởng tối mịt bằng những phát hiện đầy can đảm trong vụ kiện da cam, như:
- Luận cứ của bên nguyên đơn Việt Nam đưa ra qua một vài người "tự" cho là nạn nhân chất da cam, không có giá trị thuyết phục về mặt khoa học. Họ không phải là nan nhân thực sự của chương trình khai quang của quân đội Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam. Và sự dị dạng, dị hình cũng như những bịnh ngặt nghèo của họ đã phát xuất từ những nguyên nhân khác;
- Nhà hữu trách Việt Nam đã không quan tâm nghiên cứu, thiết thực đối mặt với những nan đề y tế và xã hội ảnh hưởng lên người dân nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường do phát triển không đồng bộ và không cân bằng với việc bảo vệ môi trường.
Trong thời gian chờ toà án thụ lý vụ kiện, có hai diễn biến chứng tỏ phía nguyên đơn Việt Nam đã vận động gây tiếng vang hấp dẫn dư luận thế giới. Đó là:
- Hội nghị quốc tế da cam tại trụ sở Thượng Viện Pháp tại Paris vào tháng 3 năm 2005 nhằm đánh động lương tân thế giới về con số nạn nhân để l2m hậu thuẩn cho vụ kiện;
- Vào tháng 11 năm 2005, phái đoàn do Nguyễn Trọng Nhân, Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân Chất Da cam/ Dioxin Việt Nam cầm đầu, đã tổ chức cuộc vận động rầm rộ qua 13 tiểu bang Hoa Kỳ với sự tiếp tay của một số thành phần thân Cộng nhằm quảng bá rộng rãi, nhưng không thành công vì số người tham dự không đông như mong muốn.
Sự góp mặt của một số ít (vài người cho đến mươi người tuỳ mỗi tiểu bang) cựu chiến binh Hoa Kỳ có tham chiến ở Việt Nam và đã trở cờ phản chiến, khơi lại quan cảnh bịp bợm vận động dư luận quần chúng Mỹ hầu phản đối sự tham chiến của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Cuộc vận động nầy đã thất bại do sự khác biệt về thời điểm và nhất là do sự hiện hiện của cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản. Chính họ đã phơi bày cho người Mỹ rõ là mình bị mắt lừa và biết được sự thật quá trơ trẻn về cuộc chiến Việt Nam. Đó là quan cảnh diễn tiến buổi họp báo cuối cùng ở San Francisco. Sau hết cuộc vận động của phái đoàn Nguyễn Trọng Nhân thể hiện rõ ràng chính sách hồng hơn chuyên vẫn còn tiếp tục diễn ra tại Việt Nam, lơ là các quan điểm khoa học khách quan của những nhà khoa học chân chính trong và ngoài nước cùng hạn chế tối đa các nguồn thông tin bất lợi cho chính sách tuyên truyền của chế độ.
- Vụ kiện da cam Việt Nam trên nguyên tắc, do một số tư nhân thành lập Hội, nhưng tại Việt Nam ngày nay, chưa có quy chế hội đoàn tư nhân, mọi hoạt động của tất cả mọi ngành như tôn giáo, xã hội đều quy về dưới hệ thống Mặt trận Tổ quốc, một cơ quan trực thuộc đảng Cộng sản Việt Nam, cho nên việc thành lập Hội nạn nhân chất Da cam/Dioxin Việt Nam trên thực tế chỉ là một công cụ của cường quyền chứ không thể nào so sánh như một hội tư nhân tự nguyện đúng nghĩa như ở hải ngoại được. Sự liên hệ đến chính trị càng rõ nét hơn khi cùng trong thời điểm diễn ra cuộc vận động vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mà Hoa Kỳ giữ vai trò chính yếu trong quyết định.
Các diễn biến kể trên cho thấy vấn đề da cam tại việt Nam cần được phân tích và xem xét trong toàn cảnh chính trị của một nước Việt Nam đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng Cộng sản hiện đang còn bám chặt lấy căn bản luận thuyết Mac Lê Nin vốn chứa đựng nhiều ảo tưởng bâng quơ nhắm vào mục tiêu lâu dài về một thế giới đại đồng, quảng bá và áp đặt chủ nghĩa xã hội trong mọi khía cạnh của cuộc sống người dân.
Trong khi rất mù mờ về "xã hội chủ nghĩa", thì nay, vì nhu cầu sinh tồn, đi theo mô hình phát triển kinh tế thị trường nhưng phải ghép vào cụm từ "theo định hướng xã hội chủ nghĩa" vốn vẫn chưa từ bỏ công thức quản trị tai hại lỗi thời "Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ". Não trạng nầy thực sự đã tạo nên một giai cấp thống trị mới bao gồm các tư bản đỏ trên nguyên tắc xuất thân từ "giai cấp chuyên chính vô sản"!
Tập sách mang tựa đề Câu chuyện Da cam/Dioxin Việt Nam, do Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VAST điều hợp, là một tập họp nhiều bài viết, những bài phân tích khoa học của một số nhà làm khoa học bao quanh vấn đề và vụ kiện da cam tại hoa Kỳ, đồng thời bao gồm nhiều bài phỏng vấn trên báo và trên nhiều làn sóng phát thanh và truyền hình khắp nơi để soi sáng vấn đề.
Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam thực hiện việc in ấn tập tài liệu nầy nhằm thoả mãn nhu cầu tìm hiểu và tham khảo của những người có quan tâm đến vấn đề trên, ngõ hầu đánh tan các huyền thoại liên quan đến việc sử dụng hoá chất diệt cỏ dại, tức chất da cam tại Việt Nam trong cuộc chiến trước năm 1975.
Ước mong tập sách sẽ là một tài liệu hữu ích giới trẻ, các sinh viên nghiên cứu qua trường lớp đại học sử dụng như là một trường hợp điển hình (case study).
Tập sách nầy thề hiện những nỗ lực và thiện chí đóng góp vô cùng quý báu về các mặt trình bày, tài trợ ấn phí, của tất cả thành viên của Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam tại Hoa Kỳ và một số thân hữu của Hội.
Xin ghi ơn sâu xa về các đóng góp trên của VAST.
Mai Thanh Truyết