Trung Cong: Thanh Long hay Thuong Luong?

Trung Cộng: Thanh Long hay Thuồng Luồng?

 

Kể từ giữa năm 2008, toàn thế giới đang trãi qua cơn khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Không quốc gia nào không bị ảnh hưởng dù ít hay nhiều. Tuy nhiên, có thể nói chỉ có Trung Cộng vẫn huênh hoang tuyên bố là quốc gia nầy vẫn kềm giữ được mức tăng trưởng kinh tế vào khoảng 8% hàng năm. Sự kiện nầy có thể làm cho nhiều kinh tế gia trên thế giới chú ý và đôi khi nghi ngờ những con số thống kê đặc biệt về kinh tế và phát triển của các nước cộng sản nhứt là TC.

Tại Hoa Kỳ cho đến hôm nay, 2011, hầu hết người tiêu thụ trên đất nước nầy cố gắng co cụm mọi chi tiêu, hạn chế và dè xẽn tất cả những tiêu dùng không cần thiết vì tình trạng phá giá nhà cửa và nhiếu yếu tố suy trầm kinh tế khác; trong lúc đó, người Trung hoa lại ào ạt đi mua sắm. Chợ búa, các quán ăn, cửa hàng luôn luôn chứa đầy người.

Chính hiện tượng nầy làm ngạc nhiên cho nhiều kinh tế gia trên thế giới. Theo thống kê TC, số lượng hàng bán lẻ (retail) tăng 15,2% trong tháng 5/2009, đặc biệt là nhà cửa và xe đã được người Trung hoa chiếu cố đến nhiều nhứt; trong khi số lượng hàng xuất cảng giảm đến 26,4% trong năm 2008. Trong năm 2011, tình trạng kinh tế toàn cầu suy trầm khiến cho người dân TC bớt mua sắm đi vì cán cân xuất cảng qua Liên hiệp Âu châu giảm gần 50%. Tuy nhiên nhìn chung kinh tế TC vẫn tiếp tục tăng trưởng.

Hai hiện tượng trên nói lên sự nghịch lý trong tình hình kinh tế của TC. Nghịch lý vì trong khi mất đi thu nhập qua xuất cảng mà người dân lại tiêu thụ nhiều hơn? TC vẫn tiếp tục "khẳng định" là kinh tế của quốc gia nầy sẽ tăng trưởng 8% cho năm nay

Dưới mắt nhiều kinh tế gia, việc giải thích cho hiện tượng trên là giới trung lưu của TC bắt đầu tiêu xài nhiều hơn, do đó nền kinh tế mới phát triển đều đặn so với sự suy trầm của các nước khác trên thế giới.

Nhưng thật sự, lý giải trên chỉ là những nhận định có tính cách biểu kiến. Sở dỉ TC giữ được mức tăng trưởng điều hoà là, không do giới trung lưu, mà là do chính phủ tung tiền ra thị trường để ổn định và kềm giữ sự phát triển của TC. Không có một quốc gia nào trên thế giới "xài" tiền một cách vô tội vạ như các đảng cộng sản đang cầm quyền. TC lại là một trường hợp đặc biệt, đặc biệt vì họ có hơn 3.200 tỷ Mỹ kim dự trữ và điều hành theo chính sách kiểm soát tài chánh do đảng cộng sản và không thông qua chính phủ hay quốc hội như các quốc gia tiến bộ trên thế giới.

Trong chính sách kích thích kinh tế (stimulus), Bắc Kinh đã  tung ra 4% ngân sách quốc gia từ quỹ dự trữ và lại còn cho Hoa Kỳ mượn nợ trên 1 ngàn tỷ. Chính phủ ngay từ đầu năm 2009 đã đầu tư 30% so với năm ngoái để đẩy mạnh việc xây dựng thêm đường xe lữa và nâng cấp đường xá. Chính phủ cũng bơm tiền vào các công ty quốc doanh để điều hoà số lượng lao động và nâng cao tay nghề của công nhân.

Đối với người dân, chính phủ còn dành thêm nhiều ưu đãi trong vấn đề vay mượn ngân hàng để ổn định nhà cửa và kinh tế gia đình.

Chính nhờ tất cả những yếu tố trên mà xã hội TC tương đối được ổn định. Nhưng câu hỏi được đặt ra là sự ổn định nấy có bền vững hay không, hay chỉ là một phương cách giải quyết để tạo ra sự ổn định biểu kiến hầu che lấp một số bất ổn và xã hội và chính trị trong nội tình của quốc gia nầy?

Sự thực phũ phàng

Kể từ sau thế vận hội Bắc Kinh tháng 8, 2008, hàng triệu công nhân phục vụ cho việc tổ chức thế vận phải lũ lượt về quê vì không tìm được việc làm ở thành phố. Thêm nữa, Bắc Mỹ và Liên hiệp Âu châu đã lần lượt bác bỏ hay từ chối việc nhập cảng thực phẩm, đồ chơi trẻ em, và nhiều sản phẩm khác vì có chứa hoá chất độc hại ảnh hưởng lên sức khoẻ của người tiêu dùng đã làm cho tỉnh Quảng Châu điêu đứng. Nên nhớ Quảng Đông là tỉnh có số lượng xuất cảng chiếm 25% trên toàn quốc. Hiện tại, Liên hiệp Âu châu đã giảm thiểu nhập cảng hàng TC khoảng 50%.

Hậu quả nầy đã làm cho hàng chục ngàn xí nghiệp. công ty phải đóng của hay hạn chế sản xuất. Tình trạng trên kéo theo các kỹ nghệ nhà hàng, phòng ngũ, giải trí và du lịch có thể nói giảm thiểu hơn 50%. Tệ hại hơn cả là số lượng công nhân bị sa thải. Chúng ta có thể hình dung hàng ngày hầu như tất cả mọi tuyến đường xe lữa đều đầy nghẹt công nhân thất nghiệp trên đường về lại cố hương tức là nông thôn vì không chịu đựng được mức sống đắc đỏ ở thành phố. Con số nầy ước tính có trên 20 triệu lao động. Nông thôn TC vốn dĩ đã nghèo, giớ đây lại phải cưu mang những người con "không sản xuất". TC hiện có khoảng 400 trăm triệu người sống dưới mức nghèo tuyệt đối nghĩa là có thu nhập dưới 1 Mỹ kim/ngày, trong đó nông dân chiếm tuyệt đại đa số.

Thị trường chính của nến kinh tế TC vẫn nhắm vào Hoa Kỳ, và nếu Hoa Kỳ ngưng hay giảm nhập cảng, điều đó có nghĩa là nhà máy phải đóng cửa. Chính Dinh Li, Giám đốc Trung Tâm nghiên cứu Sự Cạnh Tranh tỉnh Quảng Đông đã tuyên bố:" Nếu các xí nghiệp không kiếm được hợp đồng thì chỉ trong vòng 6 tuần lễ, xí nghiệp đó phải đóng cửa".

Trong chiến dịch Boycott K9 Killer do Bà Diane Sawyer, một xướng ngôn viên cột trụ của một đài TV lớn, phát động từ đầu tháng 6/2011 là nếu mỗi người trong chúng ta, những người cư ngụ tại Hoa Kỳ, mua thêm hàng Mỹ $64/năm, xã hội Mỹ sẽ có thêm 200.000 lao động đi vào sản xuất ngay sau đó. Hoặc, nếu 200 triệu dân Mỹ từ chối mua 20 Mỹ kim hàng TC, cán cân thương mại Mỹ - Trung sẽ thay đổi tức khắc! Truyền thông Mỷ thực sự đã bắt đầu nhập cuộc vào hiễm họa Tàu.

Và, một khi bị đóng cửa thì các sản phẩm tồn đọng trong sản xuất giờ đây phải "xuất cảng" qua các tỉnh lân bang có khả năng tiêu thụ với giá rẽ mạt như Hồ Nam (Hunan), Tứ Xuyên (Sichuan), Vân Nam (Yunnan) v.v.. Thậm chí những sản phẩm trên tràn ngập thị trường Việt Nam và vô hình chung tiêu diệt dần dần những kỹ nghệ nội địa của Việt Nam như đồ gia dụng , quần áo, thực phẩm, thậm chí đến trái cây, rau đâu, gà, heo, trứng v.v… Các sản phẩm nầy được bày bán khắp nơi với giá rẽ mạt càng làm cho đời sống người dân Việt ngày càng điêu linh hơn.

Đứng về mặt an sinh xã hội, cho đến nay, TC chỉ cung cấp ngân sách tương đương $100/người/năm. Nhưng con số nầy cần phải được xét lại vì cung cách quản lý xã hội chủ nghĩa với đầy rẫy nạn tham ô và tham nhũng sẽ làm giảm đi mức an sinh của người thụ hưởng.

Mặc dù người dân có tiêu xài ngày hôm nay (giới trung lưu) nhưng mức tiêu xài cũng chỉ là những con số giới hạn vì mức thu hoạch trung bình hàng năm cũng chỉ độ $2000. Để có một khái niệm so sánh, người Hoa Kỳ trong năm 2007, tiêu thụ 12 ức Mỹ kim (12 ngàn tỷ), trong lúc đó, người Trung hoa có dân số gấp hơn 4 lần mà chỉ tiêu thụ trong năm nầy, 1,7 ức mà thôi, tức 30 lần ít hơn.

Do đó có thể nói chính sách kích thích kinh tế của chính phủ TC hiện tại chỉ là một giải pháp "băng keo" (band-aid) để mua thời gian và chờ đợi (hay hy vọng) kinh tế phục hồi trở lại và tìm lại được thị trường trên thế giới.

Tóm lại, dù có đưa ra thêm nhiều kích thích kinh tế, nhưng trên thực tế TC chỉ có thể trấn an tình trạng bất ổn xã hội trong một giai đoạn tạm thời. Và dĩ nhiên, những bất ổn xã hội, chính trị, sắc tộc vẫn còn tiềm ẩn trong mọi từng lớp dân chúng. Chỉ cần một một biến động hay một biến cố nào đó, sự sự ổn địng xã hội tạm thời có thể biến thành những cuộc bạo loạn có thể xoay chuyển tình trạng chính trị ở TC.

Biến động ở Tân Cương ngày 5 tháng 7, 2010 cùng với sự nổi loạn ở Tây Tạng hồi tháng 3/2008, và sự tự thiêu của 9 tu sĩ Tây Tạng từ đầu năm 2011 đến nay (10/2011). Chính lần tự thiêu thứ 9 của một ni cô Tây Tạng, tên Tenzin Wangmo, 19 tuổi làm chấn động thế giới, khiến cho Liên Hiệp Quốc phải kêu gọi TC phải tự chế và Đức Đạt Lại Lạt Ma nên trấn an d6n Tây Tạng.

Do đó, Tây Tạng và Tân Cương luôn luôn là một khơi nguồn cho công cuộc cách mạng mới ở Trung Hoa trong tương lai. Chính biến động trên cho thấy rõ ràng là chính sách di dân cưỡng bức người Hán, vốn lâu nay gây nhiếu bất bình và xáo trộn với cộng đồng các sắc dân bản địa như trường hợp ở Tây Tạng và Tân Cương là hai điển hình. Chích sách nầy đã được Mao Trạch Đông cổ suý ngày từ năm 1949 sau khi chiếm tòan cõi nước Trung Hoa.

Theo John Pomfret, bình luận gia của báo Washington Post về TC, dù có đường xe lữa cao tốc nhanh nhứt thế giới, TC vẫn tiếp tục đeo đuổi chính sách của triều đình Mãn Thanh và xem Tân Cương và Tây Tạng như hai tiền đồn của Đế quốc Đại Hán, chứ không phải là hai khu tự trị trong một quốc gia đa dân tộc. Và ông kết luận TC hiện nay vẫn còn là một đế quốc đang trên đường chuyển hoá thành một quốc gia gốm 4 dân tộc và biên cương khác nhau: Tây Tạng, Tân Cương (East Turkistan), Mãn Châu, và Nội Mông. Người Hán chỉ là một vùng nhỏ phía Bắc sông Hoàng Hà chỉ chiếm một diện t1ich không bắng 1/8 của diện tích đất đai TC hiện tại mà thôi!

Còn giáo sư Bùi Mẫn Hân thuộc Quỹ Hoà bình Quốc tế Carnegie, đặt vấn đề là sau khi TC "mở" cho người dân một số quyền tự do và dân chủ trong một tương lai gần, liệu nước Trung Hoa có bị tách ra làm nhiều nước hay không như trường hợp của Liên Sô và Nam Tư? Câu trả lời của ông là vấn đề còn tuỳ thuộc vào nhiều phương thức tiến tới dân chủ.

·         Nếu chuyển đổi theo thế dân chủ mang tính sụp đổ như Liên Xô cũ thì chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng thi đua đòi độc lập của những sắc dân thiểu số. Và điều nầy hầu như tất cả các sắc dân thiểu số đều muốn tách ra để thành lập một quốc gia cho riêng mình.

·         Còn nếu chuyễn đổi theo tiến trình dân chủ hóa, chắc chắn đảng Cộng sản Trung Hoa khó có cơ may tồn tại.

Qua kinh nghiệm Tây Tạng và Tân Cương, chúng ta nhận thấy Hồ Cẩm Đào đã thất bại trong chính sách xây dựng một xã hội hài hoà dưới nhản quan xã hội chủ nghĩa hay chính sách đồng hoá Hán tộc bằng con đường tiệm tiến hay tằm ăn dâu.

Từ đó chúng ta có thể hình dung được tính bất ổn nội tại trong xã hội TC hiện nay.

Đối với Việt Nam, TC cũng đang áp dụng một chính sách tương tự kèm theo những áp lực quân sự, kinh tế, cộng thêm sự tiếp tay ương hèn của những người cầm quyền ở Việt Nam hiện tại đã làm cho vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, việc mất đất, mất biển, ngay cả việc mất chủ quyền trên lục địa và lãnh hải quốc gia ngày càng thêm trầm trọng.

Chúng ta đừng quên việc cấy người vào Việt Nam qua các hợp đồng phát triển kinh tế, khai thác quặng mỏ cũng nằm trong chính sách Hán hoá người Việt và đặc biệt ở vùng cao nguyên Trung phần Việt Nam. Sự hiện diện của người Hán ở vùng nầy dưới danh nghĩa khai thác bauxite chỉ là chỉ là DIỆN mà thôi; và ĐIỂM chính là chủ trương Hán hoá người thiểu số, để rồi sau cùng, một khi dân số "Hán lai" chiếm một tỷ lệ nào đó, đủ để đòi hỏi và biến vùng nầy thành một vùng tự trị dưới áp lực của Đại Hán.

Trong khi cường quyền vẫn tiếp tục để cho TC sử dụng mãnh đất quê hương như đã hành xử ở Tây Tạng hay Tân Cương, đã đến lúc, mọi người dân trong nước và hải ngoại cần phải nhận thức và thẩm thấu nguy cơ nầy trước khi tình thế trở thành tuyệt vọng. 36 năm qua đã quá đủ để đánh giá sự bất lực trong việc quản lý đất nước của chế độ hiện tại.

Giờ hành động đã điểm!

Trong một buổi họp tại tòa Bạch Ốc vào tháng 2 vừa qua, một cố vấn có nêu vấn đề Đảng Cộng sản Trung Hoa có thể bị mất quyền lực và quân đội có thể đứng lên nắm quyền bính. Từ đó, viễn ảnh thời Đông châu liệt quốc có nhiều xác suất sẽ xảy ra và mỗi đơn vị quân đội sẽ hùng cứ một phương.

Để kết luận, như đề tựa của bài viết, mặc dù chính sách Hán hoá của TC đã được áp dụng triệt để ở nội địa cũng như ở các quốc gia chung quanh trong đó có Việt Nam; mặc dù TC cố gắng phô trương sức mạnh quân sự để đàn áp và gây áp lực khắp nơi, nhưng với một sự phát triển không ứng hợp với chiếu hướng toàn cầu hóa, xã hội TC tự nó đã tạo ra quá nhiều mâu thuẫn nội tại, trong đó yếu tố yêu chuộng tự do, dân chủ và nhứt là tính bảo toàn bản sắc dân tộc của những sắc dân thiểu số sẽ biến con Thanh Long giả tạo Trung Hoa thành con Thuồng Luồng Trung Cộng.

Mai Thanh Truyết

10/2011


 

 

 

Youtube Hoi Thao VAST-15-10-2011

 

http://www.youtube.com/watch?v=yltrG0i5_BE&list=PL751377C135F7D13D&feature=plpp

Link trên có 6 video của cuộc hội thảo tuần trước tại Trung Tam Công Giáo (gần đường Harbor

Phong Su VAST-ThanhPhong-SaigonNho

Hội Khoa Học & Kỹ Thuật VN Hội Thảo "Những Vấn Nạn Hiện Tại Của Xã Hội Việt Nam".

Bài và hình: Thanh Phong/SGN

SANTA ANA. Vào lúc 1 giờ chiều Thứ Bảy 15.10.2011 Hội Khoa Học & Kỹ Thuật Việt Nam đã tổ chức buổi hội thảo tại hội trường Trung Tâm Công Giáo Việt Nam ở địa chỉ 1538 N. Century Blvd, Santa Ana. Chủ để buổi hội thảo là "Những Vấn Nạn Hiện Tại Của Xã Hội VN". Buổi hội thảo qui tụ trên 200 đồng hương Việt Nam trong đó có đại diện tôn giáo, dân cử, hội đoàn, Truyền thông và các thành viên quan tâm đến vận mạng đất nước. Kỹ sư Phạm Ngọc Lân điều hợp chương trình hội thảo.

Sau nghi thức chào cờ và mặc niệm, các diễn giả thay nhau trình bày các khảo cứu và nhận định của mình về 5 lãnh vực khác nhau.

Diễn giả đầu tiên được giới thiệu là Tiến sĩ Mai Thanh Truyết với đề tài: Thách Thức Trong Phát Triển VN". TS. Mai Thanh Truyết đã để nhiều thời gian nghiên cứu  sậu rộng về các lãnh vực kinh tế, xã hội và chính trị hiện nay tại VN, cũng như qúa trình phát triển quốc gia, cải thiện đời sống vật chất, đời sống người dân.Theo TS. Truyết, trong qúa trình phát triển, nhà cầm quyền CSVN từ qúa khứ cũng như hiện nay đã  không đạt được mục tiêu thông thường và khách quan. Những vấn đề về môi trường, tệ nạn xã hội, tham nhũng và công an trị  v.v..đã làm cho đời sống của đại đa số người dân Việt trong nước phải khốn khổ, lầm than. Đất nước và dân tộc VN đang phải trải qua những thử thách to lớn về mọi mặt, nguyên nhân chính theo TS. Truyết là nhà nước VN không theo nguyên tắc chung trong phát triển quốc gia, mà chỉ làm theo cách "ăn xổi".

Diễn giả thứ hai, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa thuyết trình đề tài "Tình Trạng Kinh Tế VN".Trong lãnh vực chuyên môn này, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa đã có những nghiên cứu rất cụ thể để chứng minh rằng, thay vì đưa kinh tế ngày càng tiến lên, nhà nước Việt Nam lại đi thụt lùi khiến tình trạng kinh tế ngày một ảm đạm thêm.

Vấn đề "Kinh  Tế Nông Thôn VN" là đề tài do ông Nguyễn Bá Lộc, Hội Trưởng Hội VAST và Kỹ sư Nguyễn Ngọc Ẩn thuyết trình. Ông Nguyễn Bá Lộc cho rằng sau 35 năm, nền kinh tế nông thôn vẫn trì trệ, lợi tức đầu người chỉ hơn 100 Mỹ kim một năm. Sự cách biệt giai cấp giàu nghèo rất rõ rệt.  Kỹ sư Nguyễn Ngọc Ẩn cho biết, Việt Nam có tỷ lệ người dân sống bằng nông nghiệp tại nông thôn tới 75% nhưng nguồn nước, phân bón, hột giống là những yếu tố căn bản lại không được đáp ứng nên kinh tế thụt lùi,không thể tiến nhanh tiến mạnh như khẩu hiệu họ đưa ra.

Giáo sư Trần Cảnh Xuân thuyết trình về đề tài: "Vấn Đề Văn Hóa & Giáo Dục VN" Giáo sư Xuân nêu lên những sự kiện cho thấy sự đảo lộn văn hóa, giá trị luân lý đạo đức mà chế độ cũ tôn trọng nay đã bị thay thế bằng nền văn hóa Mác Lê, và gần đây là sự xâm nhập văn hóa Trung quốc. Vấn đề này, theo GS. Trần Cảnh Xuân, sẽ tác hại về lâu về dài cho các thế hệ con em chúng ta và thật là nguy hiểm. Văn Hóa , Giáo Dục hiện nay tại VN khiến con người trở nên dối trá, lừa đảo lẫn nhau thì làm sao xây dựng được một cuộc sống lành mạnh?

Nhạc sĩ Cao Minh Hưng là thuyết trình viên cuối cùng đã trình bày về "Tình Trạng Âm Nhạc Việt Nam". Theo nhạc sĩ Hưng, âm nhạc VN hiện nay  cũng như dưới chế độ Cộng sản chỉ là thứ âm nhạc phục vụ chính trị, và thương mại hóa so với âm nhạc của VNCH trước đây là thứ âm nhạc mang tình tự dân tộc, phát xuất từ tâm tư của người nhạc sĩ, không phục vụ cho chính trị hay để xưng tụng chế độ như âm nhạc Việt cộng, và một trong những lỗi lầm to lớn nhất hiện nay là thái độ vô trách nhiệm của những người lãnh đạo trong âm nhạc, nghệ thuật.

Sau mỗi đề tài, thuyết trình viên để một thời gian giải đáp các câu hỏi của  tham dự viên.

Sau cùng, ông Nguyễn Bá Lộc đã đúc kết buổi hội thảo và nêu lên ý chính của mục tiêu cuộc hội thảo, nhằm đưa ra những khảo cứu có tính khoa học về một số vấn đề liên quan đến đất nước, và đó là việc làm của Hội Khoa Học & Kỹ Thuật VN. Hội ước mong qúy đồng hương, nhất là các bạn trẻ đóng góp ý kiến để chúng ta cùng chung tay xây dựng một nước Việt Nam Dân Chủ,Tiến bộ thực sự và không Cộng sản.Hội Khoa Học & Kỹ Thuật VN là Hội bất vụ lợi ( viết tắt là VAST), thành lập từ năm 1990 tại Hoa Kỳ, qui tụ các nhà khoa học, kỹ thuật VN tại hải ngoại để nghiên cứu trong lãnh vực Khoa học, Kỹ thuật, nhằm phục vụ cộng đồng và phục vụ đất nước VN trong tương lai.  

Liên lạc với Hội Khoa Học & Kỹ Thuật VN : (714) 414-9215, (714) 322-8081 và (408) 056-7619 hoặc email: EnviroVN@gmail.com hay locba9999@yahoo.com

 

Caption: Quang cảnh buổi hội thảo tại TTCGVN

-         TS. Mai Thanh Truyết trình bày đề tài "Thách Thức Trong Phát Triển VN" tại  buổi hội thảo.

Phong su VASTHoiThao-Viet Times

HỘI KHOA HỌC KỸ THUẬT VIỆT NAM HỘI THẢO"NHỮNG VẤN NẠN XÃ HỘI VIỆT NAM"

Santa Ana. 15/10 (Hoàng Phúc/SGT) Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam(VAST) đã tổ chức một cuộc Hội thảo về đề tài:"Những Vấn Nạn Hiện Tại Của Xã Hội Việt Nam"tại Trung Tâm Công Giáo Giáo Phận Orange vào lúc 2 giờ chiều ngày 15 tháng 10 năm 2011 với sự tham dự đông đảo giới Khoa học Kỹ thuật và đồng hương. Đề tài được các diễn giả trình bày gồm có:1)Thách thức Trong Phát Triển Việt Nam. Tiến sĩ Mai Thanh Truyết. 2)Tình trạng Kinh tế Việt Nam. Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa. 3)Kinh tế Nông Thôn Việt Nam. Do hai ông Nguyễn Bá Lộc và Nguyễn Ngọc Ân trình bày. 4) Vấn Đề Văn Hóa và Giáo dục Việt Nam, do Giáo sư Trần Cản Xuân trình bày. 5) Tình Trạng Âm nhạc Việt Nam, do Nhạc sĩ/Nha sĩ Cao Minh Hưng thuyết trình trước cử tọa. Qua mỗi đề tài, các diễn giả nêu lên những "Vấn nạn" tại Việt Nam trong chính sách phát triển kinh tế, cải thiện xã hội, xây dựng đất nước, nhưng thay vì tiến triển, đi lên thì lại đi giật lùi, tụt hậu như Tiến sĩ Mai Thanh Truyết trình bày. Ông nêu lên hình ảnh ảm đạm đen tối của đất nước dưới sự cai trị tập quyền độc tài của Đảng CSVN. Tại miền Bắc kể từ sau năm 1975, nguồn vốn Quốc tế đổ vào miền Bắc Việt Nam gấp 10 lần, so với miền Nam, nhưng không phải đổ vào hạ tầng cơ sở như sửa chữa tu bổ đường sá cầu cống, trường học bệnh viện, trái lại đã chạy vào túi riêng cấp lãnh đạo cao cấp trong Đảng CSVN như xây nhà lầu, mua xe hơi sang trọng, đầu tư vào các khách sạn 5 sao v.v.

 

 

VAST-Phong su Bao Nguoi Viet

Chuyên viên, trí thức Việt hải ngoại nhận định xã hội Việt Nam
Thursday, October 20, 2011 8:48:29 PM
Bookmark and Share


Nguyên Huy/Người Việt

 

SANTA ANA (NV) - Một buổi hội thảo mang tầm vóc lớn qua chủ đề "Những vấn nạn hiện tại của xã hội Việt Nam" vừa được Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam (VAST-Vietnamese American Science & Technology Society) tổ chức tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, Santa Ana, hôm Thứ Bẩy, 15 Tháng Mười.

Quang cảnh buổi hội thảo. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)

Trước khá đông quan khách tham dự gồm các thành viên của hội và nhân sĩ trí thức đại diện các hội đoàn đấu tranh cùng đồng hương nặng lòng với quê hương đất nước, Kỹ Sư Phạm Ngọc Lân ngỏ lời chào mừng và giới thiệu Giáo Sư Trần Cán Xuân, chủ tịch VAST, trình bày về hội, một tổ chức bất vụ lợi được thành lập từ năm 1990 tại Hoa Kỳ.

Giáo Sư Xuân cho biết hội quy tụ được khá nhiều trí thức và chuyên viên Việt Nam trong các ngành khoa học kỹ thuật ở hải ngoại để nghiên cứu, tìm hiểu và đóng góp ý kiến cho tiến trình phát triển đất nước một cách khách quan.

Cuộc hội thảo, đối với người đến tham dự, là một buổi nói chuyện mang tầm vóc lớn vì có tới năm diễn giả là những nhà trí thức, chuyên viên về những đề tài mà các diễn giả trình bày.

Mở đầu là Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết, một thành viên sáng lập của hội, trình bày về "Thách thức trong phát triển Việt Nam."

Tiến Sĩ Truyết đề cập đến mục tiêu các điểm chánh yếu trong việc phát triển quốc gia là cải tiến đời sống vật chất của toàn dân và xây dựng một nền văn hóa dân tộc, xây dựng ý thức tiến bộ và trách nhiệm của người dân trong quốc gia đó.

Theo Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết, xét qua những tiêu chuẩn này, Cộng Sản Việt Nam không đạt được mục tiêu đó. Tiến Sĩ Truyết lược trình quá trình được gọi là phát triển của Việt Nam bấy lâu nay thì người dân đã phải chịu rất nhiều thử thách, lo toan và còn phải nhận chịu lâu dài nữa vì hậu quả của sự phát triển này. Ðó là những vấn đề nổi bật mà ai cũng biết, môi trường, xã hội và quốc nạn tham nhũng.

Ði vào chi tiết, Tiến Sĩ Truyết nhận định "hoàn cảnh thời tiết không thích hợp cho sự phát triển. Trong khi đó thì từ những điều kiện khách quan và chủ quan của những con người khai thác tài nguyên và những người cầm quyền đã dẫn đến những sai lầm hoặc bất khả thi."

Tiến Sĩ Truyết cũng nhận thấy rằng có nghịch lý lớn trong sự phát triển giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam. Vì trình độ giữa hai miền cách biệt nên miền Bắc được ưu tiên và được ưu đãi với những viện trợ của các nước trợ giúp cho Việt Nam.

Trong khi đó, miền Nam được ngầm coi như một thuộc địa nên mọi sự phát triển đều bị hạn chế. Do đó mà sự phát triển đã không cân bằng, không đồng đều, dẫn đến những hậu quả mà người dân phải gánh chịu.

Diễn giả thứ hai là kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, tác giả của rất nhiều bài báo và từng trả lời phỏng vấn nhiều đài phát thanh quốc tế.

Với đề tài "Tình trạng kinh tế Việt Nam," ông Nghĩa đề cập đến hiện trạng bi thảm của Việt Nam hiện nay là nợ công quá lớn, nợ nước ngoài tăng rất nhanh và lạm phát lớn đang đe dọa kinh tế Việt Nam. Ðó là hậu quả của "mười năm hoang tưởng" sau "Ðại thắng mùa Xuân." Tiếp đó là năm năm đổi mới theo mô hình của Trung Quốc.

"Mười năm hoang tưởng," theo kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, là sự cải cách kinh tế không đồng đều (ông không dùng chữ "phát triển" mà chỉ dùng chữ "cải cách"), là sự cải cách kinh tế mà không cải cách chính trị nên đã không thoát ra khỏi được những khó khăn.

Năm năm đổi mới là năm năm hình thành các cơ sở, phe nhóm được nhà nước bảo kê giống như Bình Xuyên trước đây ở miền Nam. Hậu quả đưa đến tận ngày nay là "một nền kinh tế không cân bằng, không sản xuất, chỉ gia công, không phát triển và đang trên đà trượt lạm phát, vỡ nợ."

Sau cùng, ông luận: "Qua những con số khô khan về nền kinh tế Việt Nam, nhà nước nay chỉ còn có hy vọng là tiền ngoại quốc của 'Việt kiều' gửi về hàng tỉ đô la mỗi năm."

Tiếp đó các ông Nguyễn Bá Lộc và Kỹ Sư Nguyễn Ngọc Ân lên trình bày về "Kinh tế nông thôn Việt Nam." Hai diễn giả nhắc đến sự bất công thật to lớn với 75% dân số Việt Nam là nông dân. Họ đã phải chịu quá nhiều thiệt thòi vì những chương trình kế hoạch bất nhất, thay đổi của chính quyền. Họ đã phải chịu quá nhiều bất công trong việc quản lý đất đai của nhà nước và cường quyền địa phương.

Về văn hóa và giáo dục, Giáo Sư Trần Cán Xuân, với đề tài "Vấn đề văn hóa và giáo dục Việt Nam," cho biết văn hóa đã bị đảo lộn. Những giá trị văn hóa, đạo đức ngày trước nay đã bị nhà cầm quyền CSVN xóa bỏ để thay thế vào đó bằng văn hóa Mác Lê, Trung Quốc qua một nền giáo dục không phương hướng, mất căn bản.

Cuối cùng, nha sĩ kiêm nhạc sĩ Cao Minh Hưng nói về tình trạng âm nhạc Việt Nam mà theo ông "rất lai căng, nặng nề ảnh hưởng nhạc Hoa qua những giai điệu và hoàn toàn không thể hiện được khía cạnh nào của con người Việt Nam trong cuộc sống đầy khó khăn, hỗn loạn."

Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa thuyết trình trong cuộc hội thảo. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)

Trong số những thuyết trình viên, ông Cao Minh Hưng là người trẻ nhất. Ông là người chủ trương Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, một tổ chức văn hóa đóng góp tích cực vào sinh hoạt văn học nghệ thuật và tranh đấu của người Việt hải ngoại.

Với tâm hồn trẻ, ông có cái nhìn thật khách quan về phạm vi mà ông đang hoạt động hăng say, đó là âm nhạc, một hình thức văn hóa tích cực trong đời sống con người nên cái nhìn của ông về hiện trạng âm nhạc Việt Nam khiến cho người nghe rất quan ngại về tương lai tuổi trẻ Việt Nam, cũng là tương lai của đất nước và dân tộc.

Năm phần thuyết trình của các diễn giả là những chuyên viên và trí thức khiến hầu hết cử tọa khá mệt trí nên phần thảo luận không có nhiều ý kiến được phát biểu mặc dầu những đề tài thuyết trình trong buổi hội thảo này mang một tầm vóc lớn, ảnh hưởng đến tương lai đất nước và dân tộc Việt Nam.

 

––-

Lien lạc tác giả: NguyenHuy@nguoi-viet.com

Noi chuyen Trung tam Nguoi Gia-Westminster

Những sản phẩm độc hại trên thị trường

(VienDongDaily.Com - 13/08/2011)

Nếu mỗi người trong chúng ta biết tự chế, biết tự giữ sức khỏe cho mình thì chắc chắn chúng ta còn trẻ mãi, không già...

Thanh Phong/Viễn Đông



Nghị Viên Tạ Đức Trí, một số võ sư và đồng hương chăm chú theo dõi bài nói chuyện của TS. Mai Thanh Truyết – ảnh: Thanh Phong/Viễn Đông


WESTMINSTER - Sáng Thứ Bảy ngày 13-8-2011, gần 40 đồng hương Việt Nam đã đến Phòng Sinh Hoạt Mission Del Amo trong khu Mobile Home Park số 9702 Bolsa Ave, Westminster, để nghe Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết nói về "Những Sản Phẩm Độc Hại Trên Thị Trường" do Hội Dưỡng Sinh Thức Pháp tổ chức.

Sau lời giới thiệu của Nghị Viên Tạ Đức Trí, TS. Mai Thanh Truyết cám ơn mọi người đã đến đây để nghe ông nói, không phải nói theo kiểu thuyết trình mà nói chuyện tâm tình vì hầu hết đều đã lớn tuổi, ông cho biết, "nếu mỗi người trong chúng ta biết tự chế, biết tự giữ sức khỏe cho mình thì chắc chắn chúng ta còn trẻ mãi, không già và chắc chắn sẽ có một ngày chúng ta về lại Việt Nam, mà về không phải trên nạng gỗ, về không phải trên xe lăn mà về ngang nhiên tự tại, vì dù muốn dù không cái ánh sáng cuối đường hầm ở Việt Nam đã hé dạng" và ông tin tưởng, lạc quan "chúng ta sẽ trở về trong vinh quang một ngày rất gần". TS. Mai Thanh Truyết nói tiếp: "Từ bao lâu nay chúng ta đã nghe nói nhiều đến sự độc hại trong các loại thực phẩm chế biến từ Trung Quốc, từ Việt Nam, nhưng chỉ 'nghe nói' mà không có dẫn chứng cụ thể; do đó hôm nay tôi muốn chia sẻ với mọi người về những thực phẩm nào cần ăn, thực phẩm nào không nên ăn so với tình hình hiện tại nơi chúng ta đang sinh sống, vì tôi đã và đang làm việc trong ngành bảo vệ môi trường của chính phủ Hoa Kỳ, tôi đã nghiên cứu và có những chứng cứ cụ thể".

Trong buổi nói chuyện, TS. Mai Thanh Truyết không nêu tên bất cứ một ngôi chợ, một cửa hàng nào, ông nói "chỉ muốn nêu bật những loại thực phẩm độc hại, được chế biến một cách cẩu thả, vô ý thức với mục đích thâu lợi nhuận, không hề nghĩ đến sức khỏe của người tiêu thu"ï; vì thế ông thấy "có bổn phận phải báo động cho đồng hương để tránh dùng những thực phẩm độc hại đó, nhất là những thực phẩm chế biến, sản xuất từ Trung Quốc và Việt Nam, nay nhập cảng ồ ạt vào Hoa Kỳ".

Về trái cây: TS. Truyết khuyên mọi người nên ăn hai loại trái cây trồng ngay tại Mỹ, vừa rẻ lại vừa nhiều chất dinh dưỡng cho sức khỏe con người là chuối và táo.
Nhiều loại trái cây khác như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, v.v., nếu chúng ta để ý sẽ thấy, ngày xưa, trái sầu riêng ở Việt Nam, khi chín tự động nó rụng xuống, không ai hái trái xanh bao giờ. Ngày nay vì lợi nhuận, họ hái trái còn xanh và "phù phép bằng những hóa chất độc cho chín và có màu sắc rất đẹp". Những trái cây khác cũng vậy, ông đưa ra dẫn chứng trái lê Tàu hay còn gọi là lê Tân Cương, nhìn như vừa hái trên cây xuống, đó là họ đã "phù phép cho giữ được độ tươi, thử hỏi trong quá trình từ lúc thu hoạch tới khi vận chuyển sang đây, thời gian không dưới một tháng, làm sao trái cây có thể tươi tốt được như vậy, nếu không có ướp hóa chất?".

Rau, đậu: Chúng ta ăn rau thơm như rau răm, rau húng nếu trồng được trong vườn của mình, rau sẽ có mùi thơm, ngược lại mua ngoài chợ, ăn không thấy có mùi vị như rau trồng ở nhà, vì nó được bón bằng những hóa chất cho xanh, tốt.

Tương ớt: Những loại tương ớt bán ngoài chợ và trong các tiệm phở, nhà hàng đều có pha hóa chất nên có màu sắc khác lạ không phải màu của ớt chín.

Tiêu: Một sư cô từ Việt Nam đem sang cho ông khoảng 10 hột tiêu gọi là tiêu sọ. Khi đem phân chất, trong là hột tiêu, ngoài bọc một lớp mỏng xi măng cho nặng cân.

Các loại bột nêm: Không nên ăn, nhất là loại gia vị nấu bún bò Huế vì có pha hóa chất, khi nấu nó nổi lên lớp màu đỏ vàng trên mặt.

Đậu hũ: Có hai loại, loại cứng và loại mềm. Loại cứng có pha chất thạch cao.
Bì heo: Rất trắng và sợi rất dài vì không ai biết trong đó có phải là da heo hay là một chất gì khác, nhưng có thể có nhiều chất nylon và được tẩy hóa chất cho trắng vì da heo bình thường không có màu trắng như vậy.

Lạp xưởng: TS. Truyết cho biết, bà con mua loại lạp xưởng đắt tiền nhất cũng vậy, về nhà luộc lên rồi cắt đôi ra, tuột hai đầu ra sẽ thấy có hai bọc nylon. Loại nylon này không tự hủy như loại nylon mà Mỹ làm từ bắp dùng gói các loại xúc xích. Nhưng khi ăn lạp xưởng, chúng ta thái nhỏ thành ra không nhận thấy chất nylon mà thôi.

Đường: Bên Âu Châu, hầu hết đều dùng đường màu nâu vì làm bằng mía hoặc củ cải đường. Đường cát trắng cũng làm bằng mía nhưng được tẩy bằng hóa chất nhiều lần mới trắng như vậy.

Dầu ăn: Dầu Olive có độ sôi thấp dùng để trộn xà lách ăn sống thì tốt hơn. Chiên, xào nên dùng dầu ăn thực vật như dầu bắp chẳng hạn. Không ăn cá chiên ngoài chợ, vì dầu chiên đến một độ nóng nào đó hoặc để lâu các phân tử dầu sẽ biến chất và tạo ra các chất độc gây ung thư.
Tôm, cá: Tôm, cá từ Việt Nam "được nuôi bằng thực phẩm trộn hóa chất cho mau lớn. Sau khi thu hoạch và đóng gói chở sang đến Hoa Kỳ, thời gian rất lâu, nhưng khi ra chợ, chúng ta thấy tôm, cá mang nhãn hiệu Việt Nam rất tươi, vì sao chắc bà con biết rồi, nhưng biết mà tại sao vẫn mua?"

Ăn sushi, tiết canh: Tuyệt đối không nên ăn tiết canh, vì máu của các con thú như vịt, dê,heo, bồ câu, v.v., không ai biết được có chứa bao nhiêu vi khuẩn trong đó. Sushi của Nhật làm "thì ăn được an toàn, vì người Nhật họ rất kỹ lưỡng và có đầu óc tự trọng, không quá tệ như một số người Việt và Tàu".

Và ông khuyên, "đừng bao giờ đổ dầu ăn xuống bồn rửa chén, vì mỗi lít dầu ăn đổ xuống, chính phủ Hoa Kỳ tốn 1.000 đô để làm công việc khử các chất dầu ấy trước khi cho chảy ra biển".

Tóm lại, TS. Mai Thanh Truyết khuyên mọi người, sau khi đã nghe lời tâm tình của ông, "đừng nên mua thực phẩm do Trung Quốc và Việt Nam sản xuất, vì đó chính là những chất độc dẫn chúng ta đến bệnh ung thư và ra đi sớm". Ông khuyên người cao niên: "Chúng ta ở đây đều từ 50, 60, 70 tuổi rồi, ăn uống không bao nhiêu nên cố gắng tránh ăn những thứ độc hại để còn sống thêm một vài năm nữa, hầu trở về nhìn lại quê hương của chúng ta khi không còn chế độ cộng sản tàn bạo hiện nay".

TS. Mai Thanh Truyết đã giải đáp nhiều câu hỏi của các đồng hương tham dự và buổi sinh hoặt chấm dứt lúc 10 giờ 30 cùng ngày.

 

Phong van TV 57.8

Kính gửi quý anh chị,

Em đã upload buổi phỏng vấn Tiến sĩ Mai Thanh Truyết và Kỹ sư Nguyễn Bá Lộc về buổi hội thảo do Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam - VAST  tổ chức với chủ đề "Những Vấn Nạn Hiện Tại Của Xã Hội Việt Nam" trên đài Global TV 57.8 trong chương trình của CLB Tình Nghệ Sĩ Talk Show.

Mến gửi đến quý anh chị:

http://www.caulacbotinhnghesi.net/index.php?option=com_content&view=article&id=596

Chúc Hội VAST luôn ngày càng phát triển vững mạnh.

Thân kính,

Cao Minh Hưng

www.caominhhung.com

Hoi Thao VAST 2011

 

VAST Hội Thảo Về 'Những Vấn Nạn Hiện Tại Của Xã Hội Việt Nam':Báo Nguy VN Kinh Tế Đi Lùi, Văn Hóa Suy Đồi, Bị Hán Hóa

Viet Bao 17/10/2011

 

: Chào cờ trước khi vào buổi hội thảo

 

Santa Ana (Bình Sa)- - Tại hội trường Trung Tâm Công Giáo Giáo lúc 2 giờ chiều Thứ Bảy ngày 15 tháng 12 năm 2011, Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam (VAST) tổ chức buổi hội thảo về đề tài: "Những Vấn Nạn Hiện Tại Của Xã Hội Việt Nam," với sự tham dự đông đảo của giới khoa học kỹ thuật, qúy vị dân cử địa phương, qúy vị nhân sĩ trí thức, đại diện một số các hội đoàn, đoàn thể, cộng đồng và các cơ quan truyền thông, truyền hình, báo chí.

Điều hợp chương trình Kỹ Sư Phạm Ngọc Lân, sau phần nghi thức chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ, phút mặc niệm. Giáo Sư Trần Cảnh Xuân cựu Chủ Tịch Hội VAST thay mặt ban tổ chức lên ngỏ lời chào mừng và cảm ơn sự hiện diện của tất cả những người tham dự, sau đó ông giới thiệu sơ lược về hội VAST, ông cho biết đây là một hội hoạt động bất vụ lợi, được thành lập từ năm 1990 tại Hoa Kỳ.

Sau đó là phần thuyết trình của các diễn giả, mở đầu Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết lên thuyết trình về đề tài: "Thách thức trong phát triển Việt Nam" trong phần thuyết trình ông đã nêu ra những điểm chính yếu về mục tiêu phát triển quốc gia là cải tiến đời sống vật chất của người dân và đồng thời xây dựng nền văn hóa dân tộc, một ý thức tiến bộ và trách niệm của người dân. Nhưng trong qúa trình phát triển, cộng sản Việt Nam đã không đạt được mục tiêu thông thường và khách quan nêu trên. Đất nước và dân tộc đã phải nhận nhiều thử thách to lớn và còn kéo dài trong tương lai…. Những vấn nạn đó như vấn đề môi trường, vấn đề xã hội, vấn đề tham nhũng... Nguyên nhân chính là do cộng sản Việt Nam không theo nguyên tắc chung trong phát triển quốc gia mà chỉ làm theo cách "ăn xổi."

Tiếp theo phần thuyết trình của Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa lên nói về "Tình Trạng Kinh Tế Việt Nam" ông cho biết các diễn biến kinh tế trong những năm qua và tình hình khó khăn gần đây đã đưa nền kinh tế thay vì tiến lên thì bị lùi lại. Với sự nghiên cứu sâu rộng và luận cứ vững vàng, thuyết trình viên đã đưa lên một hình ảnh ảm đạm của nền kinh tế Việt Nam hiện nay...

Sau đó phần thuyết trình của Ông Nguyễn Bá Lộc và Kỹ Sư Nguyễn Ngọc Ẩn, các diễn giả cho biết sau 35 năm, nền kinh tế nông thôn vẫn trì trệ, chậm tiến. Lợi tức mỗi đầu người nông dân chỉ hơn 100 Mỹ kim một năm. Sự cách biệt giàu nghèo càng ngày càng cao gấp 10 lần so với các nước Á Châu khác. Nông dân gần như không có lối thoát, đó là một sự bất công to lớn vì 75% dân số sống tại nông thôn, tình trạng nầy xảy ra là do sự quản lý nhiều sai phạm của chính quyền... KS. Nguyễn Ngọc Ẩn trình bày về những yếu tố căn bản để canh tân nông nghiệp đó là: nước, phân, cần giống, có đủ những yếu tố đó mới làm cho năng xuất nông dân tăng lên, nhưng những yếu tố đó không đủ cho nhu cầu do những tham nhũng tạo nên.

Qua phần thuyết trình về vấn đề Văn Hóa và Giáo Dục Việt Nam, Giáo Sư Trần Cảnh Xuân cho biết: sự đảo lộn Văn Hóa Việt Nam. Những giá trị luân lý đạo đức cổ truyền đã bị chính quyền mới xóa bỏ dần và thay thế bằng nền văn hóa Mác Lê, và gần đây là sự xâm nhập một số nét văn hóa từ Trung Cộng. Điều nầy có tai hại về lâu về dài, đến lúc nào đó Việt nam bị lệ thuộc Trung Cộng về nhiều mặt trong đó có văn hóa, thực là nguy hiểm đến bản sắc truyền thống của dân tộc ta. Về giáo dục thì trong quan điểm và đường lối giáo dục kiểu cộng sản, chính quyền Việt Nam đã điều hành một nền giáo dục có nhiều lệch lạc, không tiến bộ, giả dối và thiếu hữu hiệu cho sự phát triển con người để xây dựng đất nước.

Phần thuyết trình về "Tình Trạng Âm Nhạc Việt Nam" do Nhạc Sĩ, Nha Sĩ Cao Minh Hưng, Chủ Tịch Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, là một người trẻ có nhiều dấn thân vào các sinh hoạt cộng đồng trong lãnh vực bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc cổ truyền tại hải ngoại. Anh đã sáng tác nhiều bản nhạc đấu tranh trong giai đoạn gần đây trước sự xâm lăng của Trung Cộng. Trong phần trình bày anh cho biết: Sau 35 năm dưới chế độ cộng sản nền âm nhạc Việt Nam đã có những bước lùi so với trước năm 1975, nền âm nhạc Việt nam đã bị chính trị hóa, thương mại hóa cho nên đã đưa tới nhiều mặt tiêu cực tai hại cho sự bảo tồn và phát triển đứng đắn nền văn hóa dân tộc, các Nhạc Sĩ và Ca Sĩ dường như không có mục tiêu xây dựng trong âm nhạc, phần lớn chạy theo thị hiếu thấp của khán thính giả, chạy theo lợi nhuận thành ra ít khi sáng tác ra một bản nhạc có giá trị cao. Ngay trong giáo dục âm nhạc cũng rất nhiều khiếm khuyết đó là một phần do sự vô trách nhiệm của những nhà lãnh đạo về âm nhạc. Cuối cùng diễn giả kết luận: "Còn rất nhiều điều đau lòng về những hiện thực của nền âm nhạc Việt Nam hiện nay mà trong khuôn khổ thời gian hạn hẹp, chúng ta không thể nào kể ra hết.  Bản sắc tốt đẹp của nền văn hoá dân tộc Việt có từ ngàn xưa mà âm nhạc là một trong những phương tiện làm thể hiện sắc thái đó ngày càng bị xuống dốc thê thảm.  Chúng ta không thể cho phép việc đó được tiếp diễn và việc đầu tiên chính là phải thay đổi từ gốc của nó: Đó là phải đào thải những kẻ đang làm băng hoại nền âm nhạc Việt Nam càng sớm lúc nào, hay lúc đó!  Chỉ có như vậy, nền âm nhạc Việt Nam mới mong có thể phát triển để các thế hệ tương lai có thể tự hào về nền âm nhạc của Việt Nam.

Sau phần thuyết trình của các diễn giả là phần thảo luận với những đóng góp của nhiều tham dự viên.

Cuối cùng là phần đúc kết do Ông Nguyễn Bá Lộc, Hội trưởng Hội VAST, ông tóm lược những ý chính trong việc khảo cứu có tánh cách khoa học về một số vấn đề quan trọng của đất nước do cộng sản gây ra với những tai hại trong qúa trình phát triển đất nước đó là sự bất công là một cản trở lớn.

Mọi đóng góp ý kiến hoặc tìm hiểu về những sinh hoạt của hội liên lạc về: (714) 414-9215, (714) 322-8081, (408) 056-7619 Email: EnviroVN@gmail.com  locba9999@yahoo.com 

 

Phat Trien Bac-Nam

 

Thách Thức Trong Phát Triển Việt Nam – Nghịch Lý Bắc Nam

 

 

Kể từ khi thống nhứt đất nước và sau hai kế hoạch ngũ niên, CS Việt Nam đã mang lại cho toàn dân Việt một đời sống bần cùng. Người dân từ Bắc chí Nam không còn đủ gạo để ăn mà phải ăn độn khoai, sắn, bo bo. Ngay cả người dân  ở ĐBSCL, vựa lúa lớn nhứt của cả nước vẫn thiếu ăn. Tât cả chỉ vì chính sách quản lý kinh tế ngăn sông cấm chợ và thuế khóa ngặt nghèo làm cho người dân không còn hứng thú để sản xuất.

Trước tình thế đó, CS Việt Nam bắt buộc phải mở cửa từ năm 1986 để tiếp nhận viện trợ và đầu tư ngoại quốc cùng chấm dứt chính sách ngăn sông cấm chợ cũng như nới lỏng chính sách thuế khóa. Sau đó, chỉ trong vòng 2 năm sau đó, nông dân Việt đã cân bằng được sản xuất lúa gạo và nạn thiếu lương thực đã được giải quyết tương đối ổn thỏa.

Với chính sách mở, sản phẩm quốc gia (GDP) tăng dần và kinh tế  bắt đầu tăng trưởng.

Nhưng sau 26 năm phát triển (2011), Việt Nam hiện đang trực diện trước một vấn nạn mới. Đó là tình trạng môi trường trên toàn quốc đang suy sụp trầm trọng và có nguy cơ không thể  giải quyết được. Tất cả điều do việc phát triển quốc gia hoàn toàn không có kế hoạch qua cung cách phát triển "tư bản chủ nghĩa theo định hướng xã hội chủ nghĩa", mà cho đến nay, chưa có ai trong chế độ có thể định nghĩa được cung cách phát triển trên như thế nào?

Phát triển quốc gia cần phải có một chính sách toàn diện:

·         Phát triển để làm tăng sản phẩm quốc gia;

·         Phát triển đồng thời cũng phải làm tăng phúc lợi cho người dân như đường xá, bịnh viện, trường học, cùng những nhu cầu tinh thần khác;

·         Phát triển cần phải chú trọng đến vấn đề xây dựng một nền tảng văn hóa dân tộc vững chắc, ý thức và trách nhiệm của công dân ngõ hầu nêu cao tinh thần dân tộc tự chủ của toàn dân;

·          Và phát triển cần phải cân bằng với việc bảo vệ môi trường ứng hợp theo chiều hướng toàn cầu hóa.

Tình trạng môi trường ô nhiễm cùng khắp và xã hội băng hoại ngày hôm nay nói lên chính sách phát triển mất cân đối của CS VN trong suốt 26 năm qua.

Vì sao nên nỗi?

Tất cả chỉ vì một chính sách phát triển "cận thị" (shortsighted development) hay phát triển theo cung cách ăn xổi ở thì, một chính sách chỉ tính toán những con số lợi nhuận, bỏ qua tất cả những yếu tố cần thiết cho một sự phát triển đúng nghĩa như đã nêu ở phần trên.

Phần diễn giảng sau đây sẽ cho chúng ta hình dung được những vấn đề môi trường mà Việt Nam đang đối mặt. Đó là:

·         Tình trạng bất khà dụng của hầu hết các dòng sông từ Bắc chí Nam;

·         Nguồn không khí bị ô nhiễm vì khói bụi, và nhiều kim loại nặng như Chì (lead), Thủy ngân (Mercury), cùng các hợp chất hữu cơ như benzen trong xăng dầu, khí SO2 (sulfide oxid);

·         Nguồn nước sinh hoạt lần lần bị hạn chế và bị ô nhiễm;

·         Nông thủy sản, gia súc, và thực phẩm biến chế bị nhiễm độc vì phân bón quá tải, các loại hóa chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu rầy, trừ nấm mốc, bảo quản thực phẩm, cùng các hóa chất phụ gia bị cấm xử dụng trong kỹ nghệ thực phẩm...  Điều nầy sẽ mang lại một tương lai đen tối là diện tích đất khai thác dần dần bị bất khiển dụng theo khuyến cáo của Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF).    

·         Tài nguyên quốc gia đang bị khai thác tối đa như việc phá rừng và tận dụng các khoáng sản nằm dưới đất...

 

Quan niệm về phát triển kinh tế ở thế kỷ 21

Đứng trước tiến trình toàn cầu hóa, trong đó, việc bảo vệ môi trường và việc giảm thiểu sự phát thải khí carbonic, nguyên tố chính trong sự hâm nóng toàn cầu, là ưu tiên hàng đầu trong mọi kế hoạch phát triển quốc gia. Chính vì vậy mà quan điểm mới của các quốc gia trên thế giới nhằm cổ súy việc khai thác "trên mặt đất" (above ground) thay vì khai thác "dưới mặt đất" (underground).

Giá thành của một sản phẩm không những chỉ tính bằng chi phí nguyên liệu, nhà máy, năng lượng xử dụng v.v…mà còn phải tính thêm chi phí cho việc giải quyết những những vấn nạn môi trường trong quá trình sản xuất ảnh hưởng lên không khí, nguồn đất và nước như khí thải, phế thải lỏng và rắn.

Vì vậy, tính trung bình một sản phẩm có giá thành là 1 Mỹ kim ở phần sản xuất cần phải tính thêm 0.50 Mỹ kim cho phần giải quyết các vấn nạn môi trường nữa. Ở các quốc gia đang phát triển như Trung Cộng hay Việt Nam, chính vì phần bảo vệ mội trường không được lưu tâm đến và giá nhân công rẽ cho nên sản phẩm được tung ra thị trường trên thế giới với giá rẽ mạt làm đão lộn cả thị trường trao đổi toàn cầu.

Do đó, tại các quốc gia đã phát triển, các khoáng chất nào gây nên nhiều phế thải và phí tổn cao cho việc bảo vệ môi trường không được các quốc gia trên chú ý đến mặc dù có trử lượng cao. Một thí dự điển hình trên thế giới cách đây vào tháng 10, 2010 là cuộc khủng hoảng "đất hiếm" trên thị trường thế giới. Hoa Kỳ có trữ lượng đất hiếm khoảng 30% so với trữ lượng toàn cầu mà chỉ khai thác và sản xuất 10% nhu cầu trong nước và nhập cảng 90% đất nầy qua các guốc gia sản xuất như Trung Cộng với giá rẽ mạt. Ngược lại TC chỉ có trữ lượng khoảng 15%, nhưng sản xuất 95% đất hiếm cho thế giới. Điều nầy đã làm cho Thủ tướng TC tự mãn, huênh hoang trong một Hội nghị quốc tế là "Trung Quốc kiểm soát hoàn toàn…thế giới về mặt đất hiếm".

 

Những yếu tố phát triển Việt Nam

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng lên phát triển Việt Nam từ khách quan do các điều kiện thiên nhiên qua việc thay đổi khí hậu, và chủ quan do chính sách phát triển không có kế hoạch và không ứng hợp với việc bảo vệ môi trường và việc ứng hợp với chiều hướng toàn cầu hóa.

Mặc dù việt Nam đã phát triển hàng năm từ 6 đến 8% trong 10 năm qua, nhưng phần lớn sự tăng trưởng kinh tế trên là do các đầu tư ngoại quốc cùng việc khai thác nhân công rẽ mạt và việc tận dụng nguồn tài nguyên không thô như khoáng sản và dầu thô, không qua chế biến thành thành phẩm có giá trị cao.

Đứng về tiêu chuẩn phát triển trên thế giới ngày nay, một phát triển được xem là bền vững là sụ "phát triển trên mặt đất" (above the ground) chứ không phải "phát triển dưới đất" (below the grond) và xử dụng công nghiệ tiên tiến. Thành phẩm qua sản xuất cần phải kể đến giá thành sản xuất và 50% trị giá sản xuất cần phải dành cho việc bảo vệ môi trường.

Các điều kiện khách quan như:

·         Đất đai: Với trên 3.200 km bờ biển và đất đai chiếm diện tích 325.000 km2, diện tích khai thác đất đai đặt trọng tâm vào hai khu vực là châu thổ sông Hồng và Cửu Long. Các vùng đất có thể khai thác còn lại là những vùng đất xấu, diện tích nhỏ và điều kiện khí hậu khắc nghiệt…

·         Khí hậu: Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của gió mùa.Vũ lượng tương đối cao từ 1.400 đến 2.200 mm, chỉ có vài vùng có vũ lượng kém dưới 600 mm mà thôi. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, và những tháng còn lại là mùa khô. Do thời tiết toàn cầu thay đổi và một số yếu tố chủ quan khác, trong những năm gần đây, hiện tượng hạn hán cũng như bão lụt xảy ra bất thường và nhiều khi có cường độ dữ dội hơn.

·         Trong vòng 100 năm qua, theo LHQ nhiệt độ trung bình ở Việt Nam tăng khoảng 0.10C cho mỗi thập niên. Trong vùng cao nguyên, nhiệt độ có thể tăng nhanh hơn từ 0.1 đến 0.30C. Do việc thay đổi nhiệt đô, lượng nước mưa cũng thay đổi theo và có tính cách bất thường, khó lượng định và tiên đoán trước để có thể hướng dẫn nông dân thay đổi kế hoạch trồng trọt.

·         Nạn giông bão cũng xảy ra thường xuyên hơn và không được tiên đoán trước như ở những năm 50 của thế kỷ trước. Lý do là có những ẩn số về sự thay đổi thời tiết quá đột ngột không nằm trong một khuôn mẫu để dự đoán (pattern) nào cả. Miến Bắc có khuynh hướng chịu nhiều tác động của bão trong những năm gần đây. Iền duyên hải bị thiệt hại vì giông bão nhiều nhứt cho con người, tài sản, nhà cửa, nâng sản và chăn nuôi.

·         Sau cùng, nước biển dâng cao, bào mòn mũi Cà Mau do hai nguyên nhân chính: - tác động của sự hâm nóng toàn cầu và việc khai thác rừng tràm và đước để nuôi tôm (sẽ nói ở phần nguyên nhân chủ quan.

Và các điều kiện chủ quan do con người có thể được đan kể sau đây:

1.    Đập thủy điện: Dòng Mékong chảy vào TC mang tên là Lancang (Lan Thương) trong đó có hai đập lớn là Xiaowan (4.200 MW) dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2013, Nuozhadu (5.850 MW) sẽ hoàn tất 2017. Chính hai nơi nầy sẽ là một đại họa không xa, vì phải mất hàng chục năm mới làm đầy hai hồ trên dài hàng trăm Km. Hiện tại TC có 3 đập  đang sử dụng là Manwan (1996) sản xuất 1.500MW, Dachaosan (2003) 1.350 MW, Gonguoqiao (2008) với 750 MW. Và vào mùa thu năm nay, đập Jinghong với 1.750 MW sẽ bắt đầu chuyển nước vào hồ chứa. Một nhánh sông khác chày vào địa phận Thái Lan có tên là Mae Nam Khong, cũng được ngăn chận làm hồ chứa nước cho cả vùng Bắc Thái, tưới tiêu một vùng nông nghiệp rộng lớn và biến Thái Lan trở thành nước đứng đầu về xuất cảng lúa gạo trên thế giới (Việt Nam chiếm hạng nhì). (tên Khong theo tiếng Sanskrit có nghĩa là Ganga, tức là sông Ganges bên Ấn Độ (Sông Hằng)). Lào là một quốc gia không có nhu cầu lớn về điện năng nhưng hiện đang nộp lên Ủy hội Mekong dự án xây một đập thủy điện Xayaburi ngay trên dòng chính của sông Mekong giữa biên giới TC và Cambodia. Và ngày 19/4 vừa qua (2011), dự án nầy đã được Ủy hội Mekong gồm Việt Nam, Cambodia, Thái Lan Lào (Mekong River Commission- MRC) cứu xét và đòng ý ngưng việc xây cât đập nầy do nguy cơ biến động sinh thái trong đó có nguy cơ tiệt chủng của loài cá tra khổng lồ chỉ còn độ trên dưới 100 con mà thôi.

2.    Việc phá rừng: Rừng là một thảm thực vật thiên nhiên lớn nhứt và hữu hiệu nhứt trong nhiệm vụ điều tiết dòng chảy của sông Mékong. Rừng qua rễ cây và lớp đất thịt bao phủ sẽ hấp thụ và giữ nước trong mùa mưa, và trong mùa khô sẽ điều tiết và cung cấp nước cho hạ nguồn để ngăn chặn nước mặn xâm nhập sâu vào ĐBSCL. Đây là một đặc ân của thiên nhiên.

 

 

Theo thống kê, trước Đệ nhị thế chiến, diện tích rừng nguyên sinh của Việt Nam chiếm 43% tổng diện tích, nhưng đến năm 1995, rừng chỉ còn lại 28%, nghĩa là mất trắng đi 55.000 Km2. Bắt đầu sau đó, với sự trợ giúp của Liên hiệp quốc, việc trồng rng mới được bắt đầu; tuy nhiên, tính đến năm 2005, tỷ lệ rừng tăng  lên đến 32%, trong đó những vùng trồng cao su, trà, cà phê…vẫn được tính toán trong việc "trồng rừng" để ViệtNam có thêm tài trợ do LHQ bảo trợ; do đó con số thực sự thật ra thấp hơn nhiều. Nhưng trên thực tế, việc phá rừng vẫn tiếp tục gia tăng với nồng dộ phi mã, tính đến năm 2005, rừng nguyên sinh (rừng già) ở Việt Nam chỉ còn 8%. Theo thống kê mới nhựt, rừng vùng Đắc Nông hầu như mất trắng do dự án khai thác bauxite ở Nhân Cơ.

 


            Rừng nghiến vườn quốc gia Ba Bể bị đốn hạ (2010)

Và con người tiếp tục phá rừng cho đến ngày nay, do đó, ngày hôm nay, ĐBSCL phải gánh chịu hậu quả là hàng năm nước mặn tiếp tục tiến sâu vào và làm thiệt hại hàng trăm ngàn mẫu lúa theo thống kê vào giữa tháng 4, 2011, mặc dù cao điểm của mùa khô là vào cuối tháng 5.

 

 

 

 

 

3.    Việc xây dựng đê bao: Xã hội chủ nghĩa của Việt Nam mang chính sách đê bao vào ứng dụng trong việc làm tăng diện tích trồng lúa, trong việc biến "sỏi đá thành cơm", cho nên người dân ĐBSCL phải gánh chịu hậu quả ngày hôm nay là lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn và không có chu kỳ tương đối cố định như trước kia nữa. Nguyên do là khi dòng chảy từ Mékong xuống khi mùa nước bắt đầu lên cao ở Tân Châu và Châu Đốc, nước sông hoàn toàn di chuyển ra biển, đợi đến khi nước lớn hơn nữa mới bắt đầu làm đầy hai vùng Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười.

 

 

Nhưng hiện tại, hiện tượng nghịch lý đang xảy ra là, với đê bao, dòng nước của Sông Cửu Long chảy thẳng vào hai vùng trên ngay khi chưa tới mùa nước lớn để khai thác nông nghiệp; do đó, khi mùa nước lớn đến, một lượng nước khổng lồ sẽ chảy vào hai vùng đã ngập nước từ trước. Hiện tượng ngập lụt xảy ra là vì thế.

 

Việc xây dựng đê bao để chuyển vận nguồn nước cho nông nghiệp hoặc chống lụt là một công trình nghiên cứu quan trọng, cần phải mất nhiều năm để tính toán lưu lượng nước cần phải chuyển hướng, đâu phải có thể do quyết định của lãnh đạo địa phương ra lịnh đấp đê chung quanh địa phận xã để tránh ngập lụt và, dĩ nhiên hậu quả tất yếu là các xã chung quanh phải gánh chịu.

 

Theo những tin tức mới nhứt vào mùa khô nầy (4/2010) một số vùng miền Bắc tỉnh Hậu Giang, vì vấn nạn đê bao, nguồn nước không thể thông thương vào được. Do đó, một số hệ lụy đang xảy ra cho vùng nầy từ mấy năm nay như:

 

Vì không có sự luân lưu của nguồn nước cho nên đất ngày càng chai mòn vì dư lượng của phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, và nhứt là phù sa không vào được hàng năm như trước kia, vì vậy năng suất lúa không còn như xưa nữa.

Đê bao hạn chế nguồn nước, cho nên nhiều nơi nông dân chỉ trồng lúa cho gia đình, phần thời vụ còn lại thì phải trồng hoa màu để kiếm sống.

Thời gian thiếu nước kéo dài ra, do đó thu nhập của nông dân ngày càng giảm sút.

 

Tóm lại, vấn đề đê bao ở vùng ĐBSCL cần phải nghiên cứu lại như một số đề nghị của các chuyên gia nông nghiệp và thổ nhưỡng hiện đang làm việc ở hai Đại học Hậu Giang và Cần Thơ.

 

4.    Rừng ngập mặn: Tại vùng ĐBSCL, rừng ngập mặn chiếm khoảng 300.000 Km2 bao gồm các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Cần Giờ. Nhưng sau 15 năm khai thác việc nuôi tôm, diện tích rừng hiện nay chỉ còn khoảng 200.000 Km2, và phần diện tích mất đi đều bị bỏ hoang vì vùng đất nầy bị ô nhiễm sau vài mùa tôm. Chỉ tính riêng cho vùng Cà Mau, trưo17c 1975, rừng ngập mặn chiếm độ 200.000 Km2, mà nay, chỉ còn độ 70.000 mà thôi.

 

Nhiệm vụ của rừng ngập mặn rất quan trọng, vừa ngăn chặn sóng gió, vừa là vùng trú ẩn và sinh sản cho tôm cá trong thiên nhiên, và cũng một vùng đệm (buffer) để hạn chế việc nhiễm phèn sulphate và giảm thiểu việc ngập mặn trong mùa khô. Các nhiệm vụ bảo vệ ĐBSCL đã mất đi, do đó, nguy cơ làm cho vựa lúa của một vùng rộng lớn ngày càng giảm vừa diện tích, và vừa năng suất.

 

Nhà cầm quyền Việt Nam đã nhận nhiều tài trợ của Ngân hàng Thế giới để trồng rừng. Nhưng vì những khó khăn trong việc nầy là do các vùng đất bị bỏ hoang không khai thác nữa đã có chủ hay được cho thuê hàng 50 năm, vì vậy không thể thực hiện lại việc trồng rừng. Một hiện tượng tiêu cực khác nữa là do ý thức của người dân vì không được giải thích tầm quan trọng của sự hiện diện và hữu ích của rừng ngập mặn cho nên nhiều nơi đã được trồng lại nhưng sau đó lại bị phá đi… Một yếu tố không nhỏ nữa là do quản lý yếu kém, hiện tượng tham những và ăn chận tiền viện trợ. Chính những điều trên khiến cho việc tái tạo rừng ngập mặn trở thành khó khăn hơn và không thể nào thực hiện được trên thực tế.

 

5.    Mức gia tăng dân số: Vì điều kiện sinh sống, dân chúng di dân vào những vùng có thể mưu sinh được như các thành phố lớn, các vùng nông nghiệp tương đối còn thưa dân như tình trạng ở ngoài BẮc di dân vào Nam. Thêm nữa, nạn gia tăng dân số làm cho diện tích đất khai thác ngày càng bị thu hẹp, đặc biệt cho hai vùng châu thổ sông Hồng và Cửu Long. Đất đai ngày càng bị tận dụng, cho nên năng suất giảm dần, thu nhập người dân giảm làm cho đời sống khó khăn thêm…khiến cho người dân lại phải tha hương cầu thực nữa.

 

6.    Phát triển không đồng bộ về phân vùng: Phát triển công nghiệp tập trung ở các thành phố lớn, còn đại đa số vùng nông thôn và vùng xa rất chậm phát triển hay hoàn toàn không phát triển, bỏ mặc cho địa phương định đoạt kế hoạch và chính sách trong vùng. Thành thử xảy ra nhiều vấn nạn phát triển vì thiếu nghiên cứu tác động môi trường, không tuân thủ phương hướng phát triển bền vững dựa theo tài nguyên, nguyên liệu địa phương. Một thí dụ cụ thể là nhà máy giấy Hậu Giang có công suất dự trù sản xuất hàng nửa triệu tấn bột giấy, nhưng lại xây dựng ở một nơi không có nguey6n liệu. Một thí dụ khác là, hàng chục nhà máy đường xây dựng từ Bắc chí Nam, tiêu tốn hàng tỷ Mỹ kim…đành phải ngưng hoạt động vì không đủ mía để làm đường!

 

7.    Phát triển không đồng bộ về kế hoạch tổng thể: Vì nhu cầu cần có ngoại tệ nặng cho nên Việt Nam đặt trọng tâm vào vệc phát triển tối đa lúa gạo, cà phê, tôm cá mà quên đi những nông phẩm phụ cho nhu cầu hàng ngày của người dân. Tệ hơn nữa, những nhu cầu thực phẩm khác ngoài lúa gạo không được khuyến khích, cho nên phải nhập cảng từ phương Bắc, ngay cả những vật dụng thông thường như văn phòng phẩm, viết chì, viết mực, bao thơ…cũng phải nhập từ bên Tàu qua. Về hàng nông sản khác như cà rốt, cải bắp đã nhập trong 10 tháng đấu năm 2010 trên 21 ngàn tấn, giết chết vùng Đà Lạt, trung tâm trông các loại nầy ngày xưa, cung cấp cho phân nửa nước nhờ có khí hậu ôn đới. Ngay cả hành lá cũng nhập gần 8 ngàn tấn. Thậm chí tăm xỉa răng cũng phải nhập 1.200 tấn từ Trung Cộng.

 

Từ những nhận định tổng quát trên, nếu chuyển tầm nhìn qua khía cạnh Bắc Nam, chúng ta sẽ còn thấy thêm nhiều điều nghịch lý khó có thể chấp nhận được nếu xét nghiệm về cà hai phương diện lý và tình. Đó là:

 

 

Nghịch lý trong phát triển Bắc – Nam

Từ khi có chính sách đổi mới năm 1986 trở đi, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong việc phát triển kinh tế toàn quốc. Nhưng khi soi rọi vào công cuộc phát triển chung của cả nước, chúng ta thấy có nhiều điều không ổn trong việc đầu tư, phân phối nguồn vốn phát triển cho các vùng đặc biệt là những vùng ở miền Bắc và Nam Việt Nam. Những điều không ổn trên lại đưa ra thêm nhiều nghịch lý, khi các số thống kê về lợi tức, và khả năng thu hoạch lại đi theo chiều nghịch với số vốn đầu tư ban đầu.

Từ đâu nảy sinh ra những nghịch lý trên?

Phát triển ở ngoại ô Hà Nội

Trước hết, có thể nói Hà Nội và các tỉnh phụ cận là một trung tâm kinh tế và quyền lực, có những hải cảng quan trọng ở gần như Hải Phòng, và các tỉnh có tầm vóc kinh tế như Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Tây, Vĩnh Phúc. Đối lại, ở phiá Nam có thành phố Saì Gòn và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Riạ.

 

Hai vùng vừa kể trên là hai vùng đứng về mặt địa lý và chính trị có thể được xem như là hai đối trọng Bắc Nam để so sánh về phát triển. Vào năm 2002, Hà Nội và các tỉnh kể tên có 10 triệu cư dân, tăng 2.6% so với năm 1999; trong lúc đó thành phố Sài Gòn và các tỉnh lân cận trong thời điểm nầy có 5.1 triệu cư dân, tăng 5.4%  so với năm 1999.

Theo Thời Báo Kinh Tế Việt Nam số 4/2004 qua bài viết "Kim ngạch xuất cảng của các tỉnh năm 2003", kim ngạch xuất cảng trung bình tính theo đầu người ở phía Bắc (gồm Hà Nội và các tỉnh lân cận trên) là $50.00/năm và ở phía Nam (Saì Gòn và các tỉnh chung quanh) là $785.00/năm. Hay nếu tính bằng kim ngạch xuất cảng, trong năm 2003, phía Nam đạt được 4 tỷ Mỹ kim, không tính đến dầu khí. Còn phía Bắc cũng trong thơì gian nầy chỉ thu được $0.50 tỷ tính luôn cả than đá.

Nhìn chung, phía Bắc có nhiều ưu tiên về địa lý, chính trị, và được đặt ưu tiên phát triển hàng đầu về hạ tầng cơ sở như đường xá, cầu cống, chiếm ưu thế trong xây dựng so với phía Nam. Thêm nữa, mọi ưu đãi về thủ tục hành chánh, cũng như quy hoạch đều đứng trên và trước so với phía Nam. Phía Bắc có tất cả những ưu điểm và ưu thế mà vẫn không phát triển được. Như vậy là có vấn đề. Và vấn đề trước mắt là phải kể đến con người và não trạng của cấp điều hành kinh tế phía Bắc.  Chúng tôi xin đan cử lần lược ba khía cạnh khác nhau của hai miền Bắc và Nam. Đó là yếu tố nhân sự, trình độ chuyên môn, và chính sách phát triển.

  • Yếu tố nhân sự: Nhìn tổng quát và so sánh phát triển của cả hai phía Bắc Nam, hầu hết mọi người đều nhận thức rõ nét rằng: Miền Bắc đã "hấp thụ" chủ nghĩa xã hội từ năm 1945 và miền Nam từ năm 1975. Ba mươi năm sai biệt đã tạo cho người dân sống ở miền Bắc nhiều quán tính ảnh hưởng đến cung cách làm kinh tế và phát triển khác hơn so với phía Nam.

 

 

 

 

 

   

                                  

Saigon Financial Tower as of 24 Jan, 2010 with M&C Tower in the front

Phía Bắc, trong 65 năm qua đã "lào thông" qua hệ thống kinh tế tập trung thể hiện qua các hợp tác xã, công ty quốc doanh. Do đó, cung cách tiếp cận với kinh tế thị trường tự do, vốn đã quá quen thuộc trong cung cách làm ăn ở phía Nam, vẫn còn lúng túng và gây thêm phiền toái trong thủ tục nhất là khi giao tiếp với những nhà đầu tư ngoại quốc. Từ đó, các nhà đầu tư nội địa cũng như ngoại quốc vẫn còn e ngại không muốn làm ăn với các tỉnh phía Bắc.

Thêm nữa, quán tính thụ động "Xin – Cho – Chờ" của cấp thừa hành và lãnh đạo kỹ thuật kinh tế đã làm thui chột mọi sáng kiến cải cách kỹ thuật vì sợ sệt cấp trên. Tất cả đều mang tâm trạng thụ động, chỉ chờ lãnh đạo cấp cao nhất ra chỉ thị. Từ cán bộ cho đến công nhân viên đều mang tâm khảm trên, cho nên bộ máy hành chánh ngày càng nặng nề hơn nhưng hoạt động không hữu hiệu, và chắc chắn sẽ là một cản lực lớn cho việc phát triển kinh tế. Với cung cách hành xử như thế, làm thế nào các nhà đầu tư nội địa và ngoại quốc có can đảm ghé mắt vào.

  • Yếu tố trình độ chuyên môn: Từ hệ quả qua sự chậm phát triển, nhân sự chuyên môn ở phía Bắc bắt buộc phải di chuyển vào phía Nam để xây dựng tương lai, do đó chúng ta có thể hiểu được dân số trong vùng phía Nam tăng nhanh hơn phía Bắc trong cùng khoảng thời gian (5.4% so với 2.6%) mặc dù dân số ở vùng nầy cao gấp 2 lần dân số sống ở phía Nam. Đây có thể được xem như là một sự "xuất não" nội địa. Sự kiện nầy giải thích được tại sao lực lượng lao động ở phía Nam tăng lên 479,000 lao động từ năm 2000 đến 2003, so với phía Bắc là 264,000.

Việc di dân vào phía Nam, quả thật là một việc hiển nhiên. Người lao động, cũng như những nhân sự chuyên môn phải tìm đến những môi trường có điều kiện làm việc nhiều hơn, dễ dãi hơn, thông thoáng hơn, và có một đời sống kinh tế dồi dào hơn. Đó là các tỉnh phía Nam.

Hơn nữa, phía Nam, dù đã chịu 35 năm dưới sự quản lý của hệ thống kinh tế xã hội chủ nghiã, nhưng vẫn còn mang nặng những "vấn vương" còn lại trong thời kinh tế thị trường trước kia. Đây là những điểm thuận lợi nhất để giải thích lý do phát triển kinh tế mạnh mẽ ở phía Nam. Vì có đầu óc cởi mở, dễ tiếp cận với doanh thương ngoại quốc, cung cách ứng xử có tính cách chuyên môn và chuyên nghiệp, những rào cản qua thủ tục hành chánh tương đối giản dị hơn phía Bắc, cho nên các tư nhân lớn và ngoại quốc dễ dàng đầu tư vào vùng nầy.

Trong lúc đó, vì còn nhiều quán tính thụ động, cán bộ quản lý phía Bắc thích điều hành doanh nghiệp nhà nước hơn vì không cần động não để đẩy mạnh sản xuất, hay tăng cường phúc lợi cho cơ sở. Lời hay lỗ đều có "nhà nước" lo. Và điều hành doanh nghiệp quốc doanh hoàn toàn không có ý thức trách nhiệm là mong tìm lợi nhuận tối đa cho cơ sở. Đó là lý do tại sao hầu hết các quốc doanh Việt Nam điều phải được bù lỗ hoặc bị phá sản.

  • Yếu tố Chính sách phát triển: Chúng ta có thể xét qua chính sách đầu tư của Việt Nam. Đứng về phương diện đầu tư, luật doanh nghiệp đã ra đời từ năm 2000, trong đó ghi rõ điều kiện xin giấy phép hoạt động tương đối có bài bản, quy cũ hơn trước. Do đó, số doanh nghiệp tư nhân xin gia nhập tăng lên rất nhiều. Năm 2006 có vào khoảng trên 70,000 doanh nghiệp xin giấy phép hoạt động. Đó là phần do tư nhân, cũng như tư nhân hợp tác với nhà nước theo thể thức liên doanh. Nhưng đó chỉ là những thủ tục trên giấy tờ. Trên thực tế, vẫn còn phảng phất doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp quốc doanh dưới dạng tư nhân.

Một số tỉnh ở phía Bắc có khuynh hướng dễ được chấp thuận khi xin giấy phép hoạt động của những doanh nghiệp tư nhân nhưng có "liên hệ" tốt với chính quyền, hoặc những nhân sự có quyền lực của chế độ. Từ đó, hệ quả từ các liên hệ trên là, dù cùng là doanh nghiệp tư nhân cả, nhưng những doanh nghiệp tư nhân nào không có liên hệ "tốt" sẽ khó tranh dành được các ưu đãi của cơ quan quản lý địa phương. Và điều nầy đã biến một số doanh nghiệp tư nhân trở thành một hình thức quốc doanh mà thôi. Sự kiện trên đã xảy ra rất nhiều nơi ở miền Bắc. Dĩ nhiên là phát triển trong điều kiện trên phải bị trì trệ nếu không nói là thụt lùi so với phía Nam.

Quang cảnh sau hơn 2 năm khởi công dự án Khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu Hà Tây (trong đó có gần 100ha đất dành làm sân golf). Những tấm pano quảng cáo dự án cũng đã bị mưa gió, con người xé rách. Bên trong hàng rào lớp tôn là cây cối, cỏ dại mọc um tùm do để hoang hơn 2 năm. Trong khi người dân thì không có ruộng mà cấy.  Ảnh: D.T

Tóm lại, qua các phân tích trên, chúng ta nhận thấy rằng các tỉnh phía Bắc, chung quanh Hà Nội, có đủ tất cả điều kiện cần thiết để đẩy mạnh phát triển kinh tế hơn các tỉnh phía Nam và chung quanh Sài Gòn. Các điều kiện gồm cả thiên thời, địa lợi, và nhân hòa:

  • Thiên thời là do Việt Nam đang ở vào thời điểm toàn cầu hóa và thế giới Tây Phương rất muốn và đang trợ giúp Việt Nam có ổn định về an ninh để làm đối trọng cho các bành trướng đế quốc phương Bắc.
  • Địa lợi là do địa thế và nhu cầu của người dân ở vùng nầy thuận lợi hơn cho tiến trình phát triển kinh tế vì nhu cầu của người dân sống nơi đây lớn hơn nhiều so với người dân sông ở phía Nam.
  • Và ưu điểm cao nhất là nhân hòa, vùng phía Bắc được cả một tập thể lãnh đạo Việt Nam tiếp sức, hà hơi, và triệt để ủng hộ trong cả chính sách, nhân sự, và ưu tiên đầu tư ... so với phía Nam.

Nhưng ba thuận lợi trên không đem lại ưu thế về phát triển kinh tế cho phía Bắc, mà là một sự phát triển thụt lùi so với phía Nam. Chính yếu tố nhân hòa đã làm tiêu diệt tính cạnh tranh về phát triển kinh tế, một đặc tính người Việt ở miền Bắc có ưu điểm cao hơn nhiều so với người miền Nam trước đây trong lãnh vực thương mãi.

Nghịch lý trong phát triển giữa phía Bắc và phía Nam ít ra cũng nêu lên được một số bế tắc của lãnh đạo Việt Nam trong lãnh vực phát triển quốc gia. Ngày nào các nghịch lý nầy còn tồn tại, niềm hy vọng cho kinh tế Việt Nam cất cánh thành Rồng Đông Nam Á vẫn còn xa vời vợi và con tàu Vinashin vươn ra biển khơi chỉ là ảo tưởng. 

Kết luận

Cho đến hôm nay, mặc dù tăng trưởng vẫn đều đặn qua đầu tư ngoại quốc, nhưng Việt Nam thể hiện trong những tháng gần đây nhứt là vào tháng 4 và tháng 5, 2011, nạn lạm phát gia tăng vùn vụt trên dưới 20%. Thưc phẩm tăng. Xăng dầu tăng nhiều lần trong một thời gian ngắn. Điện nưóc cũng tăng phi mã. Tất cả khiến cho người dân vốn nghèo cáng nghèo hơn. Tỉnh Thanh Hóa chiện có trên 260.000 dân đang BỊ ĐÓI.

Chỉ số phát triển người dân (human development index) năm 2010 do Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UN Development Program) xếp hạng Việt Nam thứ 113 trên 169 quốc gia. Ngân hàng Thế giới đánh giá sự phát triển không đồng bộ của Việt Nam tạo ra những vùng nghèo đói, không được hưởng phúc lợi do phát triển như vùng nông thôn và vùng cao nguyên. Và Quỹ tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund) nhận định rằng Việt Nam sẽ khốn đốn trong giai đoạn ảnh hưởng của sự suy thoái toàn cầu kéo theo sự suy sụp của cán cân thương mại, đầu tư, và phát triển đình trệ.

Theo 2010 Economic Freedom Index, Việt Nam có chỉ số 51.6 đứng hạng thứ 139 trên 181 quốc gia, và đứng hạng 30 trên 40 quốc gia vùng Á châu Thái Bình Dương; trong lúc đó chỉ số của Hong Kong là 89.7, Taiwan, 70.8, và Thái Lan, 64.7. Từ những chỉ số trên cho thấy, Việt Nam là một quốc gia phát triển chậm, mặc dù Việt Nam cần nhiều sản phẩm cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của 89 triệu người dân trong nước.

Hiện tại, do chính sách độc đảng cho nên tất cả cơ sở vật chất, tài nguyên, nguồn vốn đều tập trung vào Đảng và các thân thuộc của đảng, tức một thiểu số nhỏ so với đại đa số dân tộc. Vì vậy, tầng lớp trung lưu khó phát triển hay phát triển chậm. Ở các quốc gia đã phát triển ổn định, chính tầng lớp trung lưu sẽ giúp cho quốc gia qua được những cơn suy thoái toàn cầu hay suy thoái vùng. Nhưng ở Việt Nam, tầng lớp trên chiếm tỷ lệ quá nhỏ, do đó, khó có thể làm đối trọng với các tập đoàn kinh tế của "nhà nước" tức là của đảng vốn được tất cả những đặt quyền đặt lợi trong phát triền.

Khi gia nhập vào Tổ chức Thương mãi Quốc tế (WTO) năm 2007, Việt Nam hứa sẽ đẩy mạnh việc giải thể quốc doanh hầu tăng nhanh tiến trình tư nhân hóa trong phát triển. Nhưng cho đến nay, lại có thêm nhiều Tập đoàn gồm nhiều Đại công ty quốc doanh hợp lại; cho nên vì thiếu khả năng quản lý và vì nhiều lý do khác trong đó tham nhũng là một lý do chính yếu khiến cho sự phá sản của đất nước ngày càng xảy ra nhanh hơn trong hiện tại.

Tóm lại, những vấn nạn trong phát triển của Việt Nam thay vì giảm dần qua học hỏi và kinh nghiệm, trái lại Việt Nam ngày càng lún sâu vào chính những sai lầm trong phát triển do chính mình gây ra, cộng thêm não trạng chia rẽ giữa hai miền Bắc và Nam khiến cho Đất và Nước khó có cơ may sánh vai ngang hàng cùng thế giới.

Trừ phi có phép lạ xảy ra cho dân tộc!

Mai Thanh Tuyết

Viết cho Nghị hội Người Việt Toàn quốc năm 2011 tại Dallas

Hội Thảo VAST 15/10/2011 tại Orange, CA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quang cảnh sau hơn 2 năm khởi công dự án Khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu Hà Tây (trong đó có gần 100ha đất dành làm sân golf). Những tấm pano quảng cáo dự án cũng đã bị mưa gió, con người xé rách. Bên trong hàng rào lớp tôn là cây cối, cỏ dại mọc um tùm do để hoang hơn 2 năm. Trong khi người dân thì không có ruộng mà cấy.  Ảnh: D.T

 

 

 

 

 

 

 

 

 

//////////////////////////////////////////////////