Fwd:


Tuổi Trẻ Việt Nam & Tinh Thần Quang Trung


 

 

Tôi vốn là một nhà hóa học, chuyên về môi trường, vốn liếng lịch sử chỉ ở trình độ trung học thời Việt Nam Cộng Hòa. Do đó, nói về Quang Trung, tôi chỉ muốn nói lên tinh thần Quang Trung qua cái nhìn của một học sinh trung học, để từ đó thử tìm một đối chiếu với tình trạng tuổi trẻ Việt Nam ở hải ngoại cũng như ở trong nước.

Từ xa xưa, tiền nhân của chúng ta phải bao phen chống giặc phương Bắc. Sau bao lần thành công trong việc đuổi giặc ra khỏi bờ cõi, quan vua Việt Nam đều ra sức cầu hòa và tuân phục triều cống Bắc phương. Thái độ đó được nhiều sử gia cho là khôn ngoan và cung cách ứng xử của tiền nhân được xem như là kim chỉ nam trong thuật giữ nước khi nước còn yếu so với phương Bắc.

Nhưng, chúng ta hãy nhìn tình hình chánh trị đặc biệt của Đại Việt vào giữa thế kỷ 18 khi đang lâm vào tình trạng bế tắc ở vào giai đọan cuối của thời Trịnh Nguyễn phân tranh.   

Đất nước bị chia đôi:

  • Ngoài Bắc, chánh quyền vua Lê chúa Trịnh tham nhũng thối nát.
  • Trong Nam, chánh quyền chúa Nguyễn bị quyền thần Trương Phúc Loan thao túng, dân chúng lầm than đói khổ. 

Sự xuất hiện của phong trào Tây Sơn đã mở ra một lối thoát mới cho dân tộc Việt, đột phá tình trạng trì trệ của tình hình, và đặt nền móng căn bản cho sự thống nhất đất nước.  Ngoài nhà lãnh đạo đầu tiên của phong trào Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, vị phụ tá của Nguyễn Nhạc, tức Nguyễn Huệ lúc khởi nghĩa mới khoảng 18 tuổi, là một ngôi sao vụt sáng và tỏa chiếu rạng rỡ trong lịch sử Việt Nam. 

Tinh thần Nguyễn Huệ là tinh thần dấn thân không ngừng, sẵn sàng chiến đấu liên tục để xây dựng sự ổn định cho đất nước.  Nhiều lần vào Nam chẳng những để chống nhau với chúa Nguyễn mà còn để chống ngoại xâm Xiêm La.  Nhiều lần ra Bắc cũng không phải để giải quyết chúa Trịnh mà còn để bảo vệ đất nước khỏi cuộc xâm lăng của nhà Thanh.  Tôi muốn nhấn mạnh, trong bất cứ hoàn cảnh nào, cương vị nào, Nguyễn Huệ cũng đã tận lực cống hiến cả tuổi thanh xuân của đời mình vì công cuộc thống nhất đất nước, để phục vụ dân tộc, chỉ tiếc cuối cùng căn bệnh ác nghiệt đã ngăn cản sự nghiệp của Ngài năm 1792, lúc Ngài mới 40 tuổi.


Tôi muốn nói đến tinh thần Quang Trung không là "chống giặc, giữ nước" mà là "đánh giặc, giữ nước".

Đánh giặc, giữ nước chính là nói lên tinh thần chủ động và không còn xem Bắc phương là một nước lớn cần phải tùng phục.

Vì vậy, đem tinh thần Quang Trung soi chiếu vào tình trạng của tuổi trẻ Việt Nam ngày nay quả là một điều cần thiết.

 

Nếu ai hỏi rằng "Tương lai Việt Nam 41 năm sau cuộc chiến, và tuổi trẻ Việt Nam đang làm gì trong hiện tại và sẽ làm gì trong tương lai"? 

 

Xin thưa, đây là một câu hỏi mà mỗi người trong chúng ta tự hỏi nhau hàng ngày, không cứ gì phải đợi sau 41 năm. 

Như chúng ta đã biết, yếu tố con người là một trong những yếu tố quyết định trong mọi chuyển dịch của sinh vật trên quả địa cầu nầy, trong đó thế hệ trẻ hiện tại càng là một thành tố quyết định cho tương lai của từng quốc gia. Xin thưa với tất cả nhận xét cá nhân về các chuyển biến tư tưởng và sinh hoạt của người Việt, nhất là tuổi trẻ trong quá trình 41 năm sau cuộc chiến để có một dự phóng về tương lai Việt Nam. Không muốn nhắc đến cuộc chiến Việt Nam đã qua, không phải vì đã quên hay vì mặc cảm, mà chỉ muốn chia sẻ qua trao đổi nầy những thay đổi tâm lý, hành động, cùng các suy nghĩ của thế hệ trẻ hiện tại trong suốt thời gian 41 năm vừa  qua.

 

Trước hết, tại hải ngoại người Việt đã hình thành nhiều cộng đồng hiện diện rải rác trên khắp thế giới, tiếp thu những nền văn minh tiến bộ cùng cung cách tổ chức xã hội từ các quốc gia tạm dung để hội nhập vào môi trường đang sống hiện tại. Đôi khi có những cọ sát vì sự khác biệt chủng tộc, tôn giáo, văn hóa... nhưng tựu trung đa số đã hòa nhập vào các xã hội tây phương tương đối nhịp nhàng và hài hòa trong cuộc sống. Những hiện tượng tiêu cực nơi cá nhân, gia đình, và môi trường chung quanh vì ảnh hưởng của các lề lối cổ xưa, phong cách phong kiến, hủ nho.... lần lần được thay thế từng bước bằng những tư tưởng tiến bộ và tinh thần hướng thượng ngày càng in đậm nét trong mỗi chúng ta.

Trọng tâm là tuổi trẻ hôm nay, ở cả quốc nội và hải ngoại, các em đã nhận thức và có nhiều chỉ dấu báo hiệu cho thấy tuổi trẻ đã chuyển mình rất lạc quan.

  • Tại hải ngoại, tuổi trẻ đã có tầm nhìn khai phóng, can đảm cáng đáng việc cộng đồng trong tinh thần vô vị lợi, ví dụ một việc tuy nhỏ nhưng quan trọng là việc tổ chức Hội chợ Tết ở Cali trong nhiều năm vừa qua. Thật phấn khởi vì nhìn đâu cũng đều thấy sự hiện diện của tuổi trẻ. Nhìn qua các trung tâm dạy tiếng Việt ở rải rác khắp nơi có đông người Việt cư ngụ, tuổi trẻ chiếm đa số, năng động và bền bĩ theo đuổi công cuộc bồi đắp và gìn giữ tiếng Việt tại hải ngoại. Tôn chỉ "Tiếng Việt còn, nước Việt còn" chắc chắn vẫn là một nền tảng bền vững để bảo tồn văn hóa Việt Nam. 
  • Ở quốc nội, mặc dù phải chịu đựng khó khăn muôn vàn về mọi mặt, mất nhiều thì giờ cho sinh kế, tuổi trẻ cũng nêu lên ý chí vươn lên trong học tập, và tinh thần từ bi bác ái trong các công tác từ thiện.

Tuổi trẻ Việt Nam ngày nay, theo nhận xét của nhiều người từng về Việt Nam, vẫn tiếp tục cố bám lấy việc học và xem đó là cánh cửa đầu tiên và quyết định để bước vào tương lai dù đang sống trong tình trạng kinh tế rất hạn hẹp, nhưng vẫn không quên bổn phận của người con Việt trong nhiệm vụ "Chống Tàu Diệt Việt Cộng", phản ảnh qua các cuộc biểu tình đòi quyền …được sống qua thảm nạn cá chết và môi trường sống cho biển. Một cuộc cách mạng cách mạng CÁ có thể xảy ra bất cứ lúc nào…

Dù sống trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn trong nước hay đứng trước những cám dỗ của một xã hội thiên về cá nhân và vật chất trên thế giới, tuổi trẻ Việt Nam ở hai nơi đều thể hiện nghị lực phấn đấu với một tinh thần quả cảm và một ý chí tuyệt vời. Tuổi trẻ Việt Nam không ngại và chấp nhận những phiêu lưu trong hành xử dù phải chịu nhiều vấp ngã. Học hỏi trong kinh nghiệm, trong thất bại, tuổi trẻ Việt Nam đã và đang mạnh dạn đi tới tương lai.


Tuổi trẻ Việt Nam trong sáng hội nhập vào xã hội với niềm tin vững mạnh cho tương lai, không mặc cảm, không vướng bận quá khứ, không có những rào cản, vết hằn từ các oan nghiệt của lịch sử như các lứa tuổi cha anh, không ràng buộc vào những thành kiến bảo thủ và ý tưởng cực đoan. Và với tinh thần dân chủ cao độ đã được un đúc do học tập và kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày, tuổi trẻ càng cho chúng ta thêm niềm tin khi dự phóng về tương lai.

Có lẽ chúng ta không quên rằng quá trình tiến lên dân chủ của con người là do kết quả của bao thế hệ, kéo dài hàng bao thế kỷ.  Những hiện tượng phân hóa trong cộng đồng ở hải ngoại, những hình ảnh tiêu cực thường thấy ở quốc nội... chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp, giai đoạn lột xác của một thế hệ mới để rồi hội nhập vào một xã hội trong đó mọi người đều bình đẳng (tương đối). Để đến hôm nay, tự do cá nhân được mọi người trong chúng ta tương đối được tôn trọng trong tinh thần tương kính.

Từ hơn 25 thế kỷ trước, khái niệm tự do cá nhân mà chúng ta đang hưởng đã được manh nha ở Athens, Hy Lạp. Trước đó chưa có xã hội nào nghĩ đến khái niệm công bằng và tự do! Quan niệm xưa lại cho rằng, nếu có tự do, xã hội sẽ đi đến hỗn loạn. Và qua bao nhiêu thế kỷ, tự do cá nhân và trật tự xã hội vẫn được xem như là hai thực thể đối kháng, không thể hiện diện hài hòa trong cùng một xã hội được



Người Hy lạp 25 thế kỷ trước đã nhận định sáng suốt rằng sự tự do vô giới hạn sẽ kéo theo những biến loạn cho trật tự xã hội. Nhưng cuối cùng cũng chính người Hy Lạp đã tự soi sáng rằng nếu con người có được tự do cá nhân, họ sẽ tự thích ứng và tự chế để ổn định trật tự mà không cần phải có một quyền uy tối thượng để ban bố và tái lập trật tự xã hội. Từ đó, trong việc hành xử quyền tự do cá nhân, cung cách tự chế của người Hy Lạp lên rất cao


Và thành phố Athens đã là căn cứ địa đầu tiên cho nền tự do trên thế giới, trong đó mọi cá nhân đều được tham gia vào guồng máy của chính phủ từ anh nông dân đến kẻ chăn chiên lẫn các thương gia, phú hào... Pericles đã thốt lên câu nói bất hủ "Mọi cá nhân đều được tin cậy" (The individual can be trusted).


Ngày nay, Đức Dalai Lama, trong diễn văn chào mừng thiên niên kỷ mới đã chia sẻ, tin tưởng và tôn vinh tuổi trẻ trong việc xây dựng và tái lập trật tự xã hội cho tương lai. Với kiến thức thu thập được từ những kinh nghiệm về xây dựng và hủy diệt của các bậc cha anh, cộng thêm niềm tự tin, tính cả quyết cùng nhận thức hướng thượng, tuổi trẻ Việt Nam sẽ biến cải xã hội tương lai thành một môi trường hạnh phúc hơn, hòa bình hơn trong đó con người sống hài hòa với nhau hơn.

Để kết luận, có điều chắc chắn là tuổi trẻ Việt Nam, hậu duệ Vua Quang Trung, ở hải ngoại và quốc nội đã trưởng thành và đang mạnh dạn đi vào cuộc hành trình mới làm cho xã hội Việt Nam ngày càng tốt thêm. Trong tiến trình dân chủ hóa tư tưởng và xã hội, dĩ nhiên tuổi trẻ cũng sẽ gặp phải muôn vàn cản ngại, thất bại vì thiếu kinh nghiệm. Nhưng những điều đó sẽ không làm tuổi trẻ chùng bước mà trái lại các rào cản trên chỉ là những thử thách ban đầu.

Với cung cách tiếp cận lạc quan, tầm nhìn rộng mở và hướng về tương lai, chắc chắn tuổi trẻ có đủ tiềm năng và khả năng để tái lập một xã hội Việt Nam trong đó con người hành xử với nhau với tâm an bình, từ bi và nhân bản hơn.



Vậy, câu hỏi tương lai Việt Nam 41 năm sau cuộc chiến đã được trả lời bằng cái nhìn tích cực hướng về tương lai và rất tin tưởng vào Tuổi Trẻ Việt Nam sẽ làm được việc.

 

Và tinh thần chiến đấu liên tục của Hoàng Đế Quang Trung đã thấm vào tâm thức của tuổi trẻ, và tuổi trẻ hôm nay không còn ở thế thụ động nữa mà ở thế tấn công. Đó là "đánh đổ cường quyền, xây dựng đất nước".

Tuổi trẻ Việt Nam đang đi tới với tinh thần Quang Trung như thế, chắc chắn hoa Tự Do, Dân Chủ, và Nhân Quyền sẽ nở rộ trên Quê Hương Việt Nam. 

Mai Thanh Truyết

Nhóm Chng Tàu Dit Vit Cng

Toussaint 1-11-2016 

 

________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

 "The Love of my Country will be the ruling  

 Influence of my Conduct." - George Washington

 


Fwd: Đất Nước không phải của riêng ai



Đất Nước Không Phải Của Riêng Ai

 

 

Đất Nước là Đất Nước của chung, của mọi người Dân, của cả Dân    tộc.

Từ người lãnh đạo quản lý Đất Nước cho đến người dân cùng đinh trong xã hội cần phải được dự phần và chia xẻ trách nhiệm đối với Đất Nước.

Ở các quốc gia tiến bộ và phát triển, người có quyền hạn càng cao thì trách nhiệm càng lớn. Một tai nạn xe lữa hay máy bay có thể khiến cho ông/bà Bộ trưởng Giao thông phải nhận lãnh trách nhiệm và từ chức. Huống chi trong việc quản lý một Đất Nước.

Việt Nam từ bao năm nay, có biết bao chính sách, kế hoạch... bị phá sản mà nhân sự đề ra chính sách vẫn ung dung tự tại trên cương vị cũ, có khi càng cao hơn để có điều kiện đề ra những chính sách phá sản khác!

Đó là một trong nhiều nghịch lý làm trì trệ sự tiến hóa và phát triển của Dân tộc do CS Bắc Việt là thủ phạm chính.

 

Để kết luận, chúng ta thử hình dung các mắc xích có thể kết nối bốn sự kiện đang được khai triển ở Việt Nam và các quốc gia lân cận. Đó là các công trình xây dựng xa lộ Trường sơn, đường số 9 nối liền biên giới Thái-Lào ra biển Đông, nhà máy lọc dầu Dung Quất, và dự án quốc tế giữa Trung Cộng và Thái Lan trong việc nạo vét khai thông lòng sông Cửu Long để tàu vận tài nặng có thể lưu thông trên thủy lộ nầy.

 

·         Trước hết, theo quan điểm về chiến lược quân sự mới, xa lộ Trường Sơn sẽ không còn là con đường chiến lược một khi có chiến tranh như lãnh đạo cs Bắc Việt biện minh cho việc xây dựng nầy. Thiết nghĩ đây là con đường chiến lựơc dành cho mục đích kinh tế-chính trị, nhưng không hẳn để áp dụng cho Việt Nam vì trong suốt chiều dài của xa lộ là vùng thưa dân cư nếu không nói là hoang dã. Quốc lộ I, con đường huyết mạch của Việt Nam, cần phải được nâng cấp nhất là từ Quảng trị trở ra Bắc nhưng không được lưu tâm đến.

·         Đường số 9 từ Đông Hà được nới rộng thành một xa lộ để mở một huyết mạch đông tây từ cảng Madchamay, Ấn Độ dương,Thái Lan ra biển Đông.


·         Về nhà máy lọc dầu Dung Quất, tuy vùng nầy không có hạ tầng cơ sở như giao thông, điện nuớc, và dân cư thưa thớt, và rất xa trung tâm sản xuất dầu thô hàng ngàn dậm. Địa điểm nầy phải chăng được chọn lựa để đáp ứng mục tiêu chuyển vận dầu khí vào vùng đất phía Tây Nam của Trung Cộng như Vân Nam và Tứ Xuyên? Năm 2014, Dung Quất chuyển vận qua Vân Nam 7 triệu tấn đầu thô. (Hàng năm Dung Quất bị lỗ hàng chục triệu Mỹ kim ngay từ ngày bắt đầu đi vào sản xuất. Hiện tại có nguy cơ đóng của, làm tiêu tốn của cải quốc gia trên 15 tỷ Mỹ kim!)

·         Và công trình quốc tế thứ tư là việc nạo vét cùng nới sâu lòng sông Cửu Long không ngoài mục đích khai thông vận chuyển của các tàu vận tải hàng hóa lớn nối liền Vân Nam (Tây Nam TC), Thái, Lào, và Việt Nam? Vào cuối tháng 12/2014, hai chiếc tàu chở dầu từ Ấn Độ dương qua hải cảng trên để tiếp vận dầu cho tỉnh Vân Nam với nhu cầu 1 triệu thùng dầu thô mỗi ngày).

Nếu tổng hợp bốn mắc xích trên lại với nhau, chúng ta có thể hình dung được một sự phối hợp chiến lược nhuần nhuyễn về kinh tế-chính trị do CS Bắc Việt thực hiện từ hơn 10 năm qua.

Nhưng tất cả những sự phối hợp đó chỉ nhằm mục đích "phục vụ cho nhu cầu của đàn anh nước lớn tức Trung Cộng" để:      

·         Chuyển vận hàng hóa xuất cảng từ lục địa Tây Nam Trung Cộng sang Thái, Lào, Việt Nam và quốc tế.

·         Sản phẩm nhập cảng chiến lược của TC là dầu khí, và Dung Quất sẽ là nguồn cung cấp quan trọng cho vùng nầy. 

 

Các diễn biến từ quá khứ đến nay cho phép chúng ta kết luận là CS Bắc Việt đã hành xử việc hội nhập và phát triển quốc gia như trên đã không thể hiện tinh thần hội nhập và phát triển bền vững theo tinh thần của Liên Hiệp Quốc đề rachỉ tô đậm thêm lý tính thần phục, nếu không nói là nô lệ của cường quyền để phục vụ cho nhu cầu kinh tế, chính trị, và quân sự của TC hơn là tạo thêm phúc lợi cho người dân Việt.

 

Xuyên qua bốn sự kiện đã phân tích ở phần trên để lý giải cho việc phát triển không đồng bộ đưa đến tình trạng bế tắc hiện tại của Việt Nam trong vấn đề hội nhập vào tiến trình tòan cầu hóa trên thế giới,

Việt Nam đang tiếp tục đi theo chiều hướng kinh tế chỉ huy dưới mỹ từ "phát triển kinh tế tư bản theo định hướng xã hội chủ nghĩa" mà không ai trong Bộ Chính trị, Trung ương đảng giải thích được …định hướng xã hội chủ nghĩa như thế nào.

 

​C​
S Bắc Việt phát triển Đất và Nước như người mù đi tìm cây kim trong biển cả!

Do đó họ không còn đủ sức quán tính mạnh để vượt ra khỏi rào cản thần  thục và xin-cho, để rồi cuối cùng giải pháp thần phục vẫn là giải pháp dễ nhất và an toàn nhất cho công cuộc bảo vệ quyền lực của đãng.

Từ những lý do trên, thử hỏi làm sao lãnh đạo Việt Nam có thể đem lại niềm tin cho người dân được?

 

Biết đến bao giờ thái độ thần phục của CS Bắc Việt chấm dứt để cho người dân Việt có khả năng đứng vững trên hai chân của mình?

Lịch sử Việt Nam trong tương lai chắc chắn sẽ không quên ghi lại những trang sử đen tối của dân tộc trong giai đoạn cai trị của cộng sản Bắc Việt.

Mai Thanh Truyết

Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng         

​​
              

White Sands, New Mexico - 10/2016

 

 

________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

 "The Love of my Country will be the ruling  

 Influence of my Conduct." - George Washington

 


Trung Cộng không đáng sợ


Trung Cộng Không Đáng sợ đâu…

 

 

Nền kinh tế quốc gia Trung Cộng (TC) đã bắt đầu được vực dậy qua chương trình hiện đại hoá của Đặng Tiểu Bình từ 37 năm qua. Và trong vòng 15 năm trở lại đây, mức phát triển của TC vẫn ở mức 8 – 9% hàng năm, tuy có chậm lại khoảng 7% ỡ 5 năm cuối cùng. Điều nầy đã làm thế giới ngạc nhiên nhất là qua các cuộc khủng hoảng tiền tệ ảnh hưởng lên các nước trong vùng mà TC vẫn tiếp tục phát triển chứ không bị suy thoái. 

 

Nhưng nếu theo dõi qua những thay đổi về phát triển kinh tế của TC, chúng ta có thể tiếp cận và hiểu được, cách đây 10 năm, báo chí trên hầu hết khắp nơi đều đặt vấn đề và xem đây là một hiện tượng "con rồng TC" bắt đầu trở mình và một đất nước "Thiên Tử" đang hồi sinh; và hiện tại, năm 2016, cũng chính "con rồng TC" đang co cụm trở lại với trên 600 triệu nhân khẩu sống dưới mức nghèo đó là 2 Mỹ kim/ngày/người!

 

Nhưng qua các thành tựu trước cũng như ở thời điểm kinh tế thoái trào ở TC hiện nay, chúng ta có thực sự thấy những gì đang diễn ra ở TC qua các "thành quả" đã đạt được trong suốt 37 năm qua.

 

Trước hết, xin liệt kê ra đây vài số liệu căn cứ vào thông tin của cia.gov (2016) trên mạng lưới toàn cầu, để nói lên tình trạng phát triển chung của TC:

Đất nước Trung Cộng

 


  • TC là một nước lớn chiếm diện tích 9.596.960 km2, nhỏ hơn Hoa Kỳ một ít; có dân số là 1,355,692,576 (July 2014 est.), co mật độ dân số là 147 người/Km2 (hay 381người/mi2).

 

Về tỷ lệ tuổi tác:

 

  • Lứa tuổi 0 -14 chiếm 17,1% với tỷ lệ Nam/Nữ  124.340.516/107.287.324;
  • Lứa tuổi 15 -24 chiếm 14,7% với tỷ lệ Nam/Nữ 105.763.058/93.903.845;
  • Lứa tuổi 25 -54 chiếm 47,2% (77.751.100/75.737.968);
  • Lứa tuổi 55 -64 chiếm 9,6% (62.646.075/75.737.968).
  • Tuổi trung bình: 36,7 tuổi Nam và 35,8 Nữ
  • Dân số tăng trưởng 0,44%/năm
  • Tỷ lệ nhà cư dân có "chỗ làm vệ sinh": 55,8%

 

Lực lượng lao động của TC lớn nhất thế giới với 840 triệu (2015), trong đó tỷ lệ lao động được chia ra như sau: Lao động nông nghiệp, 50% (2001), lao động kỹ nghệ, 22% (2001) và lao động dịch vụ, 28%. Trung bình mức lạm phát vào khoảng 2 đến 5%. Lợi tức đầu người là 900 Mỹ kim (2004). Mãi lực toàn quốc (Purchasing power parity) năm 2003 là 6.449 tỷ Mỹ kim đưa đến mãi lực đầu người là 5.000 Mỹ kim (2003). Mãi lực các năm sau đó như sau: $19.39 trillion (2015 est.), $18.14 trillion (2014 est.), $16.91 trillion (2013 est.).

 

Lợi tức đầu người hàng năm là (GDP-per capita (PPP): $14,100 (2015 est.), $13,300 (2014 est.), $12,400 (2013 est.).

 

Trong tiến trình phát triển chung trên thế giới, định mức sự phát triển của một quốc gia vẫn còn căn cứ vào thuyết "tam khu" của Colin Clarke, trong đó gồm khu nông nghiệp, khu công nghiệp, và khu dịch vụ. Từ đó qua sự phát triển, và qua từng giai đoạn, chỉ số phát triển của một quốc gia được tính toán qua tỷ lệ của từng khu vực.

 

Phát triển Kinh tế của Trung Cộng

 

Như đã nói ở phần trên, TC đã đi đôi hia "bảy dặm" bằng cách mở cửa giao tiếp với thế giới bên ngoài từ năm 1979 dưới thời Đặng Tiểu Bình với một phương châm bất hủ là:" Dù mèo trắng hay mèo đen cũng chẳng sao, chỉ cần biết bắt chuột là được". Trong tinh thần thực dụng trên, TC đã thành công và đưa đất nước ra khỏi tụt hậu chỉ trong một thời gian không dài như đã dẫn ở phần trên.

 

Lý do tại sao chương trình hiện đại hoá của ĐTBình đã thành công là, ngay cả trong khi mở cửa, TC đã vận dụng được thị trường nội địa (1,38 tỷ người dân) để đẩy mạnh kỹ nghệ sản xuất hàng tiêu dùng. Chính nhờ kỹ nghệ nầy và đây cũng là lý do chính yếu, TC đã chuyển dịch được một số lớn lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ từ 70% (1970) xuống còn 50% (2001). Cho đến hôm nay, mức đói nghèo của TC đã giảm xuống còn 16% (theo tiêu chuẩn của TC thấp hơn con số của LHQ là 3US$/ngày), và mức dự trữ ngoại tệ nặng của TC từ năm 2004 là 414 tỷ Mỹ kim tăng lên 2,300 tỷ năm 2015.

 

Trong những năm trở lại đây, TC đã phát triển vượt bực, cao hơn mức dự tính của thế giới. Vào năm 2004, Ngân hàng Phát triển Á châu đã dự tính TC sẽ tăng 7,9%. Nhưng trên thực tế TC đã gia tăng 9,3%. Có nhiều lý do đúc kết sự thành công vượt bực của TC cho những năm gần đây là:


 

1 – Đất nước TC không phải chịu những tai ương thiên nhiên ảnh hưởng đến phát triển như những quốc gia trong vùng. Cuộc khủng hoảng dầu hoả gần đây đã được TC kiểm soát và điều tiết chừng mực do đó không tạo ra khủng hoảng năng lượng như những năm 1979-1980.

 

3 – Qua vốn đầu tư ngoại quốc, TC đã cân bằng được mức phát triển qua những dịch vụ thâm thủng trong cán cân thương mại xuất nhập nguyên liệu và thành phẩm.

 

4 – Phát triển TC hiện nay đang dựa vào đầu tư ngoại quốc, do đó sự gia tănag giá dầu thô đã được mức ngoại tệ đầu tư trên bổ sung vào mức thiếu hụt.

5 – Quan trọng hơn cả là 1,38 tỷ nhân khẩu nội địa. Hiện tại người dân TC còn cần quá nhiều nhu cầu để phục vụ tối thiểu cho đời sống của người dân ở một quốc gia tân tiến, do đó kỹ nghệ TC chỉ cần tập trung vào những mũi dùi phát triển là có thể làm cho kinh tế cất cánh mau. Những mũi dùi phát triển đó là những mặt hàng thông dụng như xe cộ, tủ lạnh, microwave, máy giặt, máy sấy, truyền thanh, thuyền hình, xây dựng, và những mặt hàng gia dụng khác v.v...

 

Tuy nhiên, thiết nghĩ sự phát triển kinh tế của TC ngày hôm nay chỉ là một quá trình chuyển tiếp mục đích để phục vụ nhu cầu cần thiết cho người dân của nước nầy, hầu có được một đời sống vật chất "tử tế". Một khi mức sống tối thiểu của người dân đã được bảo hoà, vấn đề phát triển kinh tế của TC sẽ chuyển qua một tiến trình khó khăn hơn nữa mà lãnh đạo TC cần phải tiên liệu cho tương lai, nếu muốn ngăn chặn những cơn khủng hoảng xã hội có thể xảy ra sau đó.

 

Đó là việc chuyển tải lực lượng lao động qua công nghiệp và dịch vụ. Ở các quốc gia đã phát triển như Tây Âu và Bắc Mỹ, lực lượng lao động nông nghiệp không quá 15%. Riêng tại Hoa Kỳ, lực lượng nầy chỉ còn dưới 2 triệu, so với dân số 320 triệu mà vẫn có đầy đủ lương thực cho nước Mỹ cũng như viện trợ cho hầu hết các nước nghèo trên thế giới.

 

Qua những nhận xét và phân tích ở phần trên, chúng ta thấy TC đang có những bước phát triển "nhanh" trong tiến trình hiện đại hoá quốc gia, nhưng những bước phát triển của TC chỉ là những bước đột phá ban đầu. Thực sự những chỉ số phát triển vừa nêu trên chỉ là những chỉ số biểu kiến và tương đối trong việc ổn định xã hội TC hiện nay mà thôi.

 

1-Gọi là biểu kiến vì trong quá trình phát triển quốc gia TC đã để lại biết bao vấn nạn môi trường với ảnh hưởng và hậu quả nghiêm trọng chắc chắn sẽ xảy ra trong một vài thập niên tới. TC không có chính sách cân bằng phát triển và quản lý môi trường. Vì vậy:


 

  • Tình trạng môi trường ngày càng xuống cấp: không khí đầy bụi bậm chứa các kim loại độc hại như chì (lead) và thuỷ ngân (mercury) cùng nhiều hợp chất hữu cơ nhẹ, nguồn nước ở nhiều nơi không còn sự hiện diện của tôm cá và đã là những "dòng sông đen", đặc biệt là trong các phụ lưu của sông Hoàng Hà và Dương Tử.
  • Ngay cả dòng chảy của sông Hoàng Hà đã chậm dần so với trước kia, và không còn chảy ra biển nữa.
  • Thành phố Vân Nam đã biến thành khu đại kỹ nghệ hoá chất và khi gió đổi chiều, khói và bụi thành phố đã di chuyển đến tận...Hoa Kỳ.
  • Thành phố Thượng Hải và thềm lục địa chung quanh đang bị báo động về ô nhiễm.
  • Thí dụ điển hình là trong việc chuẩn bị cho Thế vận hội vào ngày 8/8/2008, TC vẫn chưa giải quyết được tình trạng ô nhiễm không khí tại Bắc Kinh theo yêu cầu của Uỷ ban Thế vận Quốc tế, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng qua các biện pháp như ngăn cấm người dân hút thuốc, hạn chế lượng xe cộ chạy vào thành phố, đóng cửa những nàh máy phát đeị6n sử dụng than, Hội nghị Thượng đỉnh tại Thành Đô (thủ đô của tỉnh Tứ Xuyên), các nhà máy, xe cộ chuyên chở không được hoạt động nhiều tuần lễ trước đó để có được bầu không khí "tương đối" trong lành và người dân có thể thấy mây bay thay vì một màu xám xịt thường xuyên.

 

2-Gọi là tương đối, vì sự phát triển của TC chỉ tương đối so với nhu cầu của 1,38 tỷ dân chúng và thị trường nhân công rẻ mạt. Các chương trình hiện đại hoá điển hình của TC sau đây thể hiện rõ nét của tính tương đối trong phát triển của họ. Theo một báo cáo của Hàn Lâm Viện TC (Chinese Academy of Sciences, 2006) thì TC đã phát triển chậm hơn so với Hoa Kỳ 100 năm, với Đức Quốc 70 năm, và 60 năm so với Nhật Bản.

 

 

Vào năm 2001, mãi lực tính theo đầu người của một người TC là 3.583 Mỹ kim (năm 2004 lên đến $5.000, và năm 2014 lên 7.000 Mỹ kim)), trong lúc đó thời điểm một người Hoa Kỳ có mãi lực trên là vào năm 1892, tức 109 năm trước đó. Vào năm 2002, lợi tức người dân HK là 35.400 Mỹ kim, tăng 4% so với năm trước đó, tức tăng 1.416 Mỹ kim. Trong lúc đó, lợi tức của một người TC ở thời điểm trên là 900 Mỹ kim, tăng 8% so với năm trước, tức 72 Mỹ kim. Qua các số liệu trên, chứng tỏ rằng dù mức tăng trường hàng năm của TC có là 15%, thì khoảng cách lợi tức so với HK cũng ngày càng cách xa dù KH chỉ tăng trưởng 3-4% mỗi năm.

 

Thêm nữa, theo một báo cáo của Chương trình Môi trường LHQ vào năm 2002 và mới nhứt vào năm 2015, hậu quả của việc phát triển ồ ạt ở TC và lơ là trong việc bảo vệ môi trường làm cho chi phí ước tính cho việc giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường có thể lên đến 7% tổng sản lượng quốc gia. Nói như thế, có nghĩa là với mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 8 – 9%, nhưng trên thực tế, mức tăng trưởng thực sự chỉ vào khoảng 2% mà thôi, cộng thêm sự di hại môi trường ảnh hưởng đến các thế hệ về sau nữa.

 

TC hiện nay vẫn còn là một quốc gia đang phát triển dù hiện đang thúc đẩy rất mạnh tiến trình hiện đại hoá và khó có thể hình dung được một hình ảnh TC vượt trội lên hàng quốc gia phát triển trong vòng 30 – 40 năm tới.

 

Cũng theo tài liệu của Hàn Lâm Viện Khoa học TC, TC sẽ vươn lên thứ hạng 39 về kinh tế so với các quốc gia trên thế giới vào năm 2080, và năm 2005, TC đang được xếp vào hạng 69.

 

Ngay tại Hội thảo "Tổng kết 30 năm đổi mới ở Hà Nội năm 2015, TS Carl Thayer (Úc) nhấn mạnh rằng:" Sau một phần tư thế kỷ cải cách, mô hình TC không thể giải quyết được những vấn đề cấp bách như cấu trúc ngân hàng và tài chánh yếu kém, quốc doanh bị nợ nặng nề, tham nhũng tràn lan. Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều vần đề tương tự, và việc học tập mô hình TC không thể giúp Việt Nam giải quyết được".

 

Hiện tại, kinh tế TC đang chịu nhiều áp lực làm cho chính phủ TC phải đối mặt với nhiều thách thức kinh tế bao gồm:

 

  • Tỷ lệ tiết kiệm trong nước giảm nhiều và mức tiêu thụ trong nước tương ứng thấp;
  • Tạo điều kiện cho và cơ hội việc làm lương cao hơn cho tầng lớp trung lưu đầy tham vọng, bao gồm cả người di cư nông thôn và số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học ngày càng tăng;
  • Cần giảm thiểu tham nhũng và tội phạm kinh tế khác;
  • Tình trạng ô nhiễm môi trường và xung đột xã hội liên quan đến sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế. Phát triển kinh tế đã tiến triển nhanh hơn tại các tỉnh ven biển so với các tỉnh nằm sâu trong nội địa.

  • Cho đến năm 2014 hơn 274 triệu lao động nhập cư và người phụ thuộc của họ đã di cư ra thành phố để tìm việc làm. Một hệ quả của chính sách kiểm soát dân số là TC hiện là một trong những quốc gia lão hóa nhanh nhất trên thế giới. Môi trường bị thoái hóa trong suốt quá trình phát triển mà không cân bằng với việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí, sói mòn đất, đất đai bị sa mạc hóa, sông ngòi và nước ngầm không còn xử dụng dược nữa vì bị nhiễm độc hóa chất độc hại. TC tiếp tục bị mất đất canh tác do xói mòn và phát triển kinh tế.
  • Tăng trưởng năm 2015 của nền kinh tế thứ hai thế giới rơi xuống mức thấp nhất từ 25 năm qua, chỉ đạt mức 6,9%. Theo thẩm định ngày 05/10 của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Cộng sẽ chỉ ở mức 6,9% vào năm 2016, sau đó sẽ giảm xuống còn 6,2% vào năm 2017.

 

Với tổng số nợ chiếm 250% GDP năm 2015 và niềm hy vọng phục hồi kinh tế không chắc chắn, tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng TC có thể tăng cao, nguy cơ mất khả năng thanh toán ngày càng lớn và thậm chí có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính. Ngoài ra, nếu không giải quyết được các vấn đề cơ cấu kinh tế, mọi nỗ lực của TC có nguy cơ tan thành mây khói.

 

Khi kinh tế TC phát triển chậm lại, nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu đi xuống. Hậu quả là xuất khẩu nguyên liệu của các nước đang trỗi dậy giảm, trong khi đây lại là nguồn thu quan trọng, thúc đẩy tăng trưởng của các nước này.

 

Căn cứ theo bản tin của hãng Bloomberg ngày 07/10/2016 cảnh báo: ngành ngân hàng TC sẽ phải hứng chịu đến 600 tỷ đô la nợ xấu trong trường hợp nổ ra khủng hoảng địa ốc. Căn cứ trên nghiên cứu của các cơ quan tài chính DBS Vickers Hong Kong, Ngân hàng ngoại thương Đức, Commerzbank AG, Blomberg cho biết: nếu như thị trường bất động sản TC mất giá 30 %, nợ khó đòi của các ngân hàng nước này sẽ lên tới 4,1 ngàn tỷ nhân dân tệ, tức tương đương với 615 tỷ đô la. Ngành tài chính và ngân hàng Trung Quốc sẽ bị lung lay.

 

Do đó, để kết luận cho trường hợp TC là quốc gia nầy sẽ không bao giời trở thành một huyền thoại trong tiến trình hiện đại hoá theo chiều hướng hiện tại, trừ phi có một sự thay đổi não trạng và quan điểm đúng đắn về việc bảo vệ môi trường, vấn đề cần phải được đặt ưu tiên hàng đầu trong phát triển quốc gia.

 

Sự phô trương sức mạnh ở biển Đông chỉ là một hình thức để giải tỏa tính ức chế cực đoan sẳn có của dân tộc "Trung Quốc" của người Hán, cũng như làm nhẹ sức ép của quyết tâm dành lại độc lập của người dân Tây Tạng, Tân Cương cùng áp lực của 600 triệu dân chúng sống dưới định mức nghèo của LHQ.

 

Cũng cần nói thêm cho trường hợp Việt Nam là, mô hình hiện đại hoá của TC sau ¼ thế kỷ đã mang lại cho Việt Nam nhiều bài học kinh nghiệm về các mâu thuẫn trong phát triển hơn là một khuôn mẫu để phát triển. Nhưng tiếc thay, cho đến hôm nay, Việt Nam vẫn còn rập khuôn theo tiến trình trên, một tiến trình chắc chắn sẽ đưa đất nước vào ngõ cụt.

 

Mai Thanh Truyết

Cali, 10/2016

 

________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

 "The Love of my Country will be the ruling  

 Influence of my Conduct." - George Washington

 


Câu chuyện Vũng Áng

Các Kho Chứa Cá Nục ở Hà Tĩnh và Quảng Bình

 

 

Căn cứ theo một số tin tức nhận được, kể từ đầu tháng 6 vừa qua cho đến nay, ngư dân bắt đầu đi đánh cá trở lại và tiếp tục cho đến nay (10/2016). Số cá đánh bắt được trong suốt thời gian kể trên đã được xét nghiệm đầu tiên tại kho chứa Cửa Tùng của một cơ sở chế biến cá tại Vĩnh Linh. Trong 30 tấn cá đánh bắt được đã được Ông Hồ Sỹ Biên, Trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quảng Trị cho biết nồng độ trung bình của phenols (tổng hợp) trong cá là 0,037 mg/Kg. Hiện cơ sở nầy chứa 110 tấn cá đông lạnh.

 

Ngoài kho chứa cá Cửa Tùng ra, từ đó đến nay lần lượt các kho chứa khác tọa lạc từ ngay phía Nam Khu Formosa (nằm phía trên biên giới Hà Tĩnh và Quảng Bình, được xây dựng trên những cồn cát thiên nhiên rộng lớn nằm phía đông của quốc lộ Bắc Nam 1), các kho trải dài từ biên giới phía Nam khu Formosa khoảng 10 Km. Bắt đầu là Kho ở Trường Hải, tiếp theo là Cồn Sẻ, Ba Đồn, Xuân Hòa, Thanh Khê, và Tân Mỹ. Cũng theo ước tính mỗi kho chứa từ 100 cho đến 500 tấn cá. (Cá đánh bắt được sau nầy có nồng độ thấp hơn LD50, cho nên chưa chết hẳn (còn sống lờ đờ vì độ nhiễm còn thấp) như nồng độ phenols trong các mẫu phân tích cá chết ở phần dưới đây.)

 

Vì vậy, câu hỏi được đặt ra là tại sao cá đã bị nhiễm độc phenols và các kim loại nặng có nồng độ thấp (nhưng trong vòng an toàn(?) theo tiêu chuẩn Việt Nam) như Cadmium, Chrome, Nicken, Đồng, Sắt, Kẽm, và Mangan… lại được lưu trử trong phòng đông lạnh tiêu tốn chi phí năng lượng quá lớn?

 

Lượng cá bị nhiễm độc trên được giữ lại để làm gì?

 

·         Để tiêu hủy?

·         Hay dùng để biến chế thành thực phẩm?

 

Các phân tích dưới đây sẽ cho chúng ta có thêm khái niệm về mức độ nhiễm độc của cá và giới hạn an toàn trong việc tiêu thụ các loại cá trên.

 

Hàm lượng độc hại LD50

 

LD50 (Lethal Dose 50) là lượng hóa chất có thể gây ra cái chết của 50% nhóm động vật thử nghiệm. LD50 là phương pháp dùng để đo lường khả năng bị ngộ độc ngắn hạn (cấp tính) của động vật. Sau đây là nồng độ LD50 của hóa chất xâm nhập vào trong các mô của cá:

 

  • Cyanide (CN-): 20 – 76 ug/L (phần tỷ- part per billion-ppb) tùy theo loại cá.
  • Phenol (C6H5-OH): 1 – 4.11mg/L (phần triệu- part per million-ppm).
  • Mercury (Hg), Thủy ngân: Có đời sống bán hủy (half life của Hg là 2 tháng rưởi (nghĩa là trong thời hạn nầy Hg bị hủy tự nhiên). Tánh sinh tiếp nhận (bio-accumulation) của thủy ngân lên hàng triệu lần so với môi trường nước bên ngoài do đó thủy ngân trong nước sẽ tạo ra sự nhiễm độc lâu dài (long term poisoning).

LD50: 0.12 +/- 0.08 ppm cho cá trên mặt nước và 0.08 - +/; 0.06 ppm cho cá dưới đáy vì tính sinh tiếp nhận).

  • Arsenic (As), Thạch tín: 2 – 5 ug/L (ppb) cho cá nước ngọt. Đối với cá nước mặn giao động từ 20 – 50 ppb.
  • Cadmium (Cd): 0.072ppm (72 ppb).
  • Sắt (Fe): Sắt trong nước có nhiều tác dụng vào đời sống thủy sinh, cả tốt và xấu. Trong thiên nhiên, Sắt (Fe) có trong nước biển với tỉ lệ khoảng 1-3 phần tỷ (ppb), khoảng 1 phần triệu (ppm) trong nước sông và 100ppm trong nước ngầm. Sắt đến từ các khoáng chất khác nhau trong đất, đó là lý do tại sao nước ngầm có chứa nồng độ sắt cao nhất. Lượng sắt trong nước khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố và có thể ảnh hưởng đến các quần thể thủy sản.

 

LD50 – Nồng độ sắt trong nước và cá: Khi một lượng cao bất thường của sắt tồn tại trong nước, điều này thường là do ô nhiễm liên quan đến xây dựng, khai thác mỏ sắt. Sắt đến trong nhiều hình thức trong nước. Nó có thể được hòa tan trong nước hoặc vì quá nặng mà nó tạo thành một chất kết tủa (colloidal) hoặc những hạt sắt thật nhỏ lơ lững trong nước. Đây là trường hợp chất thải có trong nước xả thải của Formosa sau ngày 6/4 vừa qua, mà một số "khoa học gia" Việt Nam gọi đó là do tảo đỏ khi thấy dòng nước biển màu đỏ cuồn cuộn chảy ngay sau khi thoát ra từ miệng cống của Formosa.

 

Ở mức độ bình thường, sắt không gây chết người với bất kỳ động vật thủy sản, nhưng ở mức cao hơn khi sắt không hòa tan trong nước, cá và các sinh vật khác không thể tiêu thụ tất cả các chất sắt có trong nước hoặc thức ăn của chúng. Chất sắt có thể tích tụ trong cơ quan nội tạng của động vật, cuối cùng giết chết chúng. Mức độ cao hơn của sắt trong các loại cá và thực vật thủy sinh cũng có tác động xấu đối với người dân hoặc các sinh vật tiêu thụ chúng.

 

Hậu quả là một lượng lớn chất sắt thúc đẩy sự phát triển của tảo, trong đó có thể chặn ánh sáng mặt trời từ các nhà máy khác và có thể phá vỡ môi trường sống. Sự hiện diện của tảo lớn trong nước sẽ làm giảm độ tươi (freshness) của nước. Sắt hấp thụ nhiều trong cá sẽ ảnh hưởng đến mức sinh sản, làm giảm thiểu nhiều quần thể cá và các động vật khác sống trong nước. Nồng độ cao của sắt đôi khi dẫn đến tăng nồng độ acid trong nước - giết chết hoặc làm tổn thương đời sống thủy sinh.

 

Vì vậy không thể định lượng được mức LD50 cho cá.

 

Trong kỹ nghệ luyện gang thép, cứ 1 tấn gang hay thép được chế tạo, phát thải ra 500 kg rỉ (gỉ) sắt dưới dạng sắt nguyên chất, Hydroxid sắt II (Fe (OH)2), và Oxid sắt II và III (FeO hoặc Fe2O3). Hỗn hợp của hai chất sắt sau cùng gọi là sesqui Iron Oxide.

Đây chính là nguyên nhân làm cá chết nhiều nhứt và tồn tại lâu dài ở tầng đáy (sediment) và chuyển mức nhiễm độc đi xa do dòng hải lưu.

 

Phân tích các mẩu cá sau ngày 6/4


 

Một số mẫu nước và cá chết dọc theo bờ biển từ Cửa Lò, Nghệ An xuôi phía Nam Vũng Áng đến tận Thừa Thiên, được phân tích tại Hoa Kỳ từ tháng 6 vừa qua cho chúng ta có thể đưa ra kết luận ban đầu là nước xả thải của Formosa chứa những hóa chất và kim loại nặng của kỹ nghệ gang thép.

 

Kết quả phân tích tại Hoa Kỳ cho thấy sự hiện diện của các hóa chất sau đây trong nước xả thải:

 

·        Phenols: 3,7 – 73 mg/Kg

·        Thủy ngân: 0,017 – 2,5 mg/Kg

·        Arsenic: 3,8 - 21 mg/Kg

·        Sắt: 6,3 – 110 mk/Kg

 

(Về sự hiện diện của cyanide, không thể phân tích được vì các mẫu đã quá ngày lưu trử (holding time) khi được di chuyển đến Mỹ).

 

Qua các kết quả nầy, chúng ta đã thấy rõ nguyên nhân làm cho cá chết là do bị nhiễm bất cứ một yếu tố nào trong 4 hóa chất khi so với nồng độ LD50 đã nêu ở phần trên. Từ đó, kết luận khẳng quyết là vấn đề biển đã bị nhiễm độc trầm trọng và mức di hại sẽ lan tỏa và kéo dài hàng vài chục năm theo dòng hải lưu về phương Nam. Hệ lụy trước mắt là cá ở tầng dưới, san hô và các bè cá ở đảo Phú Quý, Ninh Thuận bị chết đồng loạt vào tháng 8 vừa qua.

 

Chúng ta hẳn đã chưa quên thảm nạn do việc xả thải cyanide và phenols của một nhà máy hóa chất từ thập niên 50 của thế kỷ trước ở vịnh Minamata thuộc tỉnh Kumamoto, Nhật đã gây ra chứng bịnh thế kỷ có tên Minamata (tay chân phân liệt, bắp thịt co giật, liệt não, điếc, mù, dị dạng) mặc dù Nhật đã mất 37 năm để tẩy rửa trầm tích ngay sau đó và tiêu tốn khoảng 200 tỷ Mỹ kim tính theo thời giá năm 2016. Chúng ta cũng không quên Cty sản xuất hóa chất D.T.T. ở Palos Verdes, phía Bắc thành phố Long Beach, CA, Hoa Kỳ vào thập niên 1960, xả nước thải nhà máy thẳng vào biển nơi đây, mà mãi cho đến năm 2000, US EPA mới xử phạt Cty và bắt buộc phải thanh lọc một vùng biển rộng lớn chung quanh.

 

Trở về câu chuyện "cá chết" ở Vũng Áng, căn cứ theo công bố của "nhà nước" vào cuối tháng sáu vừa qua là nước xả thải từ Formosa chỉ chứa: Hydroxid Sắt, Cyanide, và Phenols.

 

Như vậy, phải có điều gì không ổn trong việc công bố kết quả phân tích của CS Bắc Việt hay không?

 

Chắc chắn là phải có!

 

CS Bắc Việt công bố như thế để che mắt dư luận thế giới về thành phần hóa học của nước xả thải không phải là nước thải từ Cty gang thép Hưng Nghiệp, Vũng Áng vì Cty nầy chưa có một ngày nào đi vào sản xuất gang thép cả.

 

Tất cả nhằm mục đích làm giảm đi tội trạng của Khu công nghiệp Formosa Vũng Áng mà họ đã từng "ăn chịu" trong việc cho phép xây dựng Formosa mà không áp dụng Luật Môi trường qua dự án nghiên cứu tác động môi trường (Environmental Assessement Impacts – EAI) và việc xây dựng nhà máy thanh lọc nước thải của khu công nghiệp, cùng vi phạm Luật Đầu tư vì không qua thủ tục đấu thầu quốc tế nếu dự án lớn hơn 300 triệu Mỹ Kim, cũng như việc xử dụng nhân công nội địa nằm trong chính sách phát triển quốc gia (hơn 80% trong tổng số khoảng 18 ngàn công nhân là người Tàu).

 

Như vậy nước xả thải trong suốt thời gian qua đến từ đâu?

 

Phải chăng đến từ hơn 150 Cty gang thép của Trung Cộng và được chở sang xả thải ở Formosa, một bãi rác của TC. Việt Nam cũng vừa "tạm giam" một tàu TC chở trên 500 tất bùn đỏ vào Vũng Áng trong tháng 9 vừa qua!

 

Kết luận

 

Nói đến cá, nhứt là một số lượng lớn cá dọc theo bờ biển, chúng ta liên tưởng ngay đến kỹ nghệ làm nước mắm. Theo tin tức ngày 17-10 ở Việt Nam, Hội Tiêu Chuẩn Và Bảo Vệ Người Tiêu Dùng, phối hợp với Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam, đã tổ chức công bố kết quả khảo sát, kiểm tra các mẫu nước mắm được lấy tại 10 tỉnh, thành phố. Theo đó, có khoảng 67% mẫu có chỉ tiêu Arsenic (thạch tín, một loại hóa chất độc hại cho sức khỏe) vượt quy định của Bộ Y Tế của Việt Nam. Theo qui định, hàm lượng Arsen cho phép có trong sản phẩm nước chấm tối đa là 1.0mg/l. Tuy nhiên kết quả thử nghiệm cho thấy có đến 101/150 mẫu khảo sát vượt quy định này, có khi đến trên 5 mg/l.

 

Bác sĩ Trần Văn Ký, Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn Thực phẩm Việt Nam nhận xét: "Việc một chai nước mắm mà phụ gia có đến 17 loại có thể ví như hành động đong nước hòa hoá chất để bán lấy tiền, chứ sao gọi là nước mắm?". Một chai nước mắm 0.5 lít mà có đến 17 hoá chất là quá nhiều, bởi đây là thực phẩm dùng hàng ngày. Các tin tức trên đây có thể cho phép chúng ta liên tưởng đến sự hiện diện của những nhà kho chứa cá đông lạnh nhiễm kim loại nặng ở vùng Formosa, Hà Tĩnh.

 

Tòa án Hình sự Quốc tế (International Criminal Court-CC) vì tội ác chống lại nhân loại vừa ra phán quyết mở rộng quyền hạn, cho phép xét xử các vụ lạm dụng chiếm đoạt đất đai và phá hủy môi trường.


Ngày 16/9, theo The Diplomat, Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) tại The Hague đạt được bước chuyển đổi chính sách đáng kể trong tiến trình khởi kiện của nội bộ ICC về chọn lựa và ưu tiên vụ kiện. ICC thay đổi trong chính sách, cho phép mở rộng điều tra thêm các tội ác vi phạm hoặc hệ quả để lại khiến môi trường bị phá hủy, do việc khai thác bất hợp pháp tài nguyên thiên nhiên hoặc chiếm đoạt đất đai.



Gillian Caldwell, Giám đốc điều hành Tổ chức Nhân chứng toàn cầu cho biết:
"Các lãnh đạo công ty, chính trị gia vi phạm việc chiếm đoạt đất đai, phá hoại rừng nhiệt đới hoặc làm nhiễm độc nguồn nước sẽ sớm phải hầu tòa quốc tế tại The Hague cũng như những tội phạm và kẻ độc tài khác".


Qua quyết định trên của ICC, chúng ta thấy cánh cửa đã hé mở, cho phép các nhóm nhân quyền và NGO có nhiều hy vọng sẽ tạo thành một tiền lệ pháp lý cho những vụ xét xử các "ông trùm chiếm đoạt đất đai" như TC ở Việt Nam với sự tiếp tay của Thái thú biết nói tiếng Việt là CS Bắc Việt.

 

Mai Thanh Truyết

Hi Bo v Môi trường Vit Nam (VEPS)

10/2016

 

 





 

________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

 "The Love of my Country will be the ruling  

 Influence of my Conduct." - George Washington

 

//////////////////////////////////////////////////