Chernobyl

Một Bài Học Từ Thảm Nạn Chernobyl

 

Trong đêm 25 rạng 26 tháng 4 năm 1986, một tai nạn bi thảm nhất thế giới đã xảy ra ở nhà máy điện dân sự hạch nhân Chernobyl ở Liên Sô cũ hay Ukraine hiện tại. Nhà máy điện hạch nhân nầy ở về phía Bắc cách thành phố Kiev 80 dậm. Nhà máy có 4 lò phản ứng.

 

Đúng 1 giờ 23 phút sáng, các phản ứng phát nhiệt dây chuyền hoàn toàn không còn kiểm soát được và kết quả là nhiều tiếng nổ lớn cùng những cột lửa thoát ra từ cửa của lò hạch nhân số 4.

 

Text Box: Nhà máy Chernobyl sau khi tai nạnCó 30 nạn nhân bị chết ngay tức khắc. Hàng ngàn nhân viện cấp cứu tự nguyện cũng bị chết tiếp theo sau đó. Sau nầy con số đã được chính quyền kiểm chứng lại và ước tính từ 7.000 đến 10.000 người bị chết. Chất phóng xạ tỏa ra, bao phủ một vùng trên 20 dậm đường kính và 135.000 người dân phải di chuyển ngay sau đó. Mức phóng xạ đã được ước tính tương đương với 200 quả bom nguyên tử đổ xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki vào thời đệ nhị thế chiến. Phóng xạ không những ảnh hưởng ở vùng xảy ra tai nạn mà còn lan rộng sang Belarus, Nga Sô, Ba Lan, Thụy Điển, Đức Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều quốc gia khác nữa.

 

Tổng kết dài hạn, kết quả cho thấy có khoảng 150.000 trẻ em có nguy cơ bị ung thư  tuyến giáp trạng, và 800 ngàn bị leukemia (ung thư máu). Trên 2 triệu rưởi đất hoàn toàn bị hoang hóa, chiếm 20% diện tích đất canh tác của Ukraine. Ngoài nhân mạng và đất đai bất khiển dụng, vùng đất hoang phế nầy phải cần đến khoảng 200 tỷ Mỹ kim để có thể xử lý và cải thiện môi trường.

 

 

 

 

Nguyên nhân tạo nên tai nạn

 

Theo lịch trình, lò phản ứng số 4 "phải" bị ngưng hoạt động vào ngày 25/4, nghĩa là ngày xảy ra tai nạn, để bảo trì và kiểm soát lại hệ thống an toàn. Trên nguyên tắc, khi bắt đầu thử nghiệm, thì tất cả hệ thống điện phải được đình chỉ, trừ nguồn điện dự trù cho việc vận hành hệ thống an toàn trong điều kiện khẩn cấp. Nhưng khi lò phản ứng hoạt động còn khoảng 50%, hệ thống điện vì một lý do gì đó vẫn còn trên mạng lưới của nhà máy. Từ đó nhiệt độ của lò phản ứng tăng nhanh bất thường, cũng như hệ thống làm nguội hoàn toàn ngưng hoạt động.

 

Dưới áp lực đó, các "ống nguyên tử" bắt đầu bị bể ra và phóng xạ thoát ra ngoài môi trường chung quanh.

 

Theo một tài liệu "bí mật" trong văn khố Nga Sô vừa được giải mã gần đây, thì tai nạn ở Chernobyl đã được những người có trách nhiệm tiên liệu trước qua những khuyết điểm trong việc xây dựng các lò phản ứng ở đây. Và nguyên nhân quan trọng nhất là "sự thiếu vắng của văn hóa an toàn"(lack of a safety culture), nghĩa là lãnh đạo đã biết rõ nguy cơ tai nạn sẽ xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng vì dưới danh nghĩa tập thể, không ai xem đây là điểm cần phải cải đổi để làm tăng mức an toàn trong vận hành. 

 

Thứ đến là nguyên nhân về kỹ thuật, các lò phản ứng tại đây không có hệ thống kiểm soát hay chế ngự phản ứng phát nhiệt, cũng như hệ thống làm nguội bằng nước thay vì bằng hơi nước (Đây là loại lò phản ứng hạch nhân thuộc thế hệ I, nghĩa là theo kỹ thuật từ những năm 1950. Do đó, một sự tăng nhiệt độ bất thường sẽ làm tăng thêm lượng hơi nước đã hấp thụ sẳn trung hòa tử, do đó áp suất sẽ tăng dần cho đến mức độ làm bể nấp lò phản ứng). Chỉ trong khoảng thời gian 3- 4 giây, lò phản ứng thay vì dược làm nguội lại, bị nóng hơn gấp 100 lần, từ đó nước trong lò phản ứng bốc hơi, tạo ra ra áp suất lớn và làm nổ tung cả hệ thống bao bọc lò bằng bê tông cốt sắt nặng hàng ngàn tấn. Hơi nước đã mang theo độ 70% chất phóng xạ vào môi trường ngay sau đó.

 

Nguyên nhân thứ ba là sự vi phạm trầm trọng các thủ tục thử nghiệm về an toàn do nhân viện kỹ thuật phạm phải. Đó là trong quy trình an toàn vận hành, cần phải thử nghiệm các ống phản ứng trong lò. Lần sau cùng nầy, các nhân viện chỉ thử nghiệm 8 ống phản ứng thay vì 30 ống trong lò. Thêm nữa, hệ thống làm nguội khi xảy ra tai nạn không hoạt động.

 

Và nguyên nhân sau cùng là tại nhà máy không có hệ thống liên lạc hữu hiệu giữa  các bộ phận chung quanh nhà máy, do đó nhân viên làm việc ở các lò khác không được thông báo kịp thời cho nên con số nạn nhân rất cao.

 

Ảnh hưởng lên sức khỏe và tâm lý người dân sau tai nạn

 

Về sức khỏe:  Từ năm 1981 đến 1985, năm năm trước khi xảy ra tai nạn, trẻ em ở Ukraine dưới 15 tuổi trung bình bị ung thư tuyến giáp trạng là 4 – 6/1 triệu trẻ em . Từ năm 1986 đến 1997, số nạn nhân ung thư tăng lên 45/ 1 triệu, trong đó 64% bệnh nhân sống ở vùng bị nhiễm phóng xạ như Kiev, Chernigov, Zhitomir, Cherkassy, và Rovne.

 

Về ảnh hưởng tâm lý: Cho đến hiện nay, vẫn còn nhiều chỉ dấu ám ảnh và không thể xóa bỏ trong tâm thức của đa số người dân sống chung quanh Chernobyl. Đó là: sự lo sợ; sự trầm cảm; sự không còn tin tưởng vào tương lai trước mắt; và sau hết là hiện tượng rối loạn thần kinh.

 

Một trong những nguyên do làm cho các ảnh hưởng trên trở nên trầm trọng là vì chính quyền không có biện pháp giải thích, hướng dẫn, cùng trấn an dân chúng sau khi xảy ra tai nạn. Hơn nữa, sự hoảng hốt, và sự bưng bít những thông tin bất lợi của tai nạn, nghĩa là trốn tránh sự thật của lãnh đạo Liên Sô (thời còn dưới chế độ Cộng sản) làm cho dân chúng càng nghi ngờ và không còn ai tin tưởng những gì nhà cấm quyền thông báo ra. Đây cũng là một bài học lớn cho những quốc gia còn hạn chế thông tin trong dân chúng.

 

Ảnh hưởng lên xã hội, kinh tế, và chính trị

 

Ngay sau tai nạn, lãnh đạo Liên Sô đã kiểm soát mọi biện pháp giới hạn các hoạt động kỹ nghệ và nông nghiệp trong những vùng có nguy cơ bị nhiễm phóng xạ, nhất là các kỹ nghệ phục vụ cho xuất cảng. Điều nầy làm cho lợi tức của người dân bị giảm theo, kéo theo lợi tức của địa phương. Từ đó, mức đấu tư cũng giảm do tâm lý không an toàn của những nhà đầu tư nội địa cũng như ngoại quốc.

 

Thêm nữa, sự di dời dân chúng trong vùng đã làm xáo trộn mọi hoạt động trong vùng. Ngay khi xảy ra tai nạn có 116 ngàn người phải di dời. Trong khoảng thời gian từ 1990 đến 1995 chính quyền lại phải dời cư thêm 210 ngàn người nữa. Điều nầy đưa đến việc xây dựng thêm một thành phố mới là Slavitich cho cư dânvà nhânviên nhà máy Chernobyl. Chi phí cho việc di dời lên đến 26 tỷ Mỹ kim. Vì nhà máy đã bị đóng cửa vỉnh viễn cho nên nhu cầu điện năng để sản xuất và sinh hoạt trong dân chúng bị hạn chế trầm trọng.

 

Về xã hội, thì mức sinh sản giảm, cũng như nhân lực lao động và chuyên môn đã di chuyển về những vùng không bị ô nhiễm phóng xạ, do đó tình trạng thiếu lao động trong vùng càng làm cho mức phát triển bị sút giảm nặng nề.

 

Về kinh tế,nông nghiệp và kỹ nghệ hầu như bị tê liệt hoàn toàn, và chính phủ Ukraine ước tính mức thiệt hại hàng năm lên đến 13 tỷ Mỹ kim.

 

Giải pháp đề nghị trong sự vận hành lò phản ứng hạch nhân

 

Từ thảm nạn kinh hoàng trên và những hậu quả tiếp theo, kéo dài hàng chục năm sau đó, Cơ quan Mội trường Hoa Kỳ và các quốc gia khác trên thế giới qua nhiều phiên họp đã đề ra các khuyến cáo sau đây hầu có thể tránh những tai nạn tương tự xảy ra trong tương lai:

 

·                     Trước hết, cần phải chuẩn bị tư tưởng và tâm lý cho tất cả nhân viện trực tiếp hay gián tiếp tham dự vào việc điều hành một lò phản ứng hạch nhân về vấn đề an toàn trong vận hành. Mọi bất thường dù nhỏ đến đâu cũng cần phải được báo cáo lên cấp trên ngay tức khắc, và phải được ban điều hành giải quyết ngay sau đó;

·                     Ủy ban Luật định Hạch nhân (Nuclear Regulatory Commission) cần phải luôn luôn giữ vai trò tích cực và cương quyết trong việc áp dụng luật lệ ở các nhà máy hạch nhân, để đề phòng tai nạn có thể xảy ra trước việc các nhà máy không tuân thủ đúng theo quy định an toàn của ủy ban.

·                     Thường xuyên huấn luyện và tái huấn luyện nhân sự cũng như thực tập một số  tai nạn giã tạo để khảo sát khả năng ứng đối của nhân viên trong trường hợp xảy ra tai nạn thật sự.

·                     Yếu tố nhân sự cũng là yếu tố hàng đầu trong trường hợp có tai nạn, do đó vấn đề an toàn vận hành cho một lò phản ứng hạch nhân lý tưởng cần phải được Ban điều hành phát thảo và trao đổi với nhân viên nhà máy thường xuyên.

·                     Và sau cùng, làm thế nào để có một sự cảm thông và đối thoại trong tinh thần bình đẳng về bảo hành an toàn chung giữa ban điều hành và nhân viên nhà máy.

 

Nếu thực hiện được những điều trên, hy vọng tai nạn tại Chernobyl sẽ không còn xảy ra trên hành tinh của chúng ta nữa.

 

Đối với những quốc gia chưa có kinh nghiệm về việc tinh luyện chất Uranium- 235 như Việt Nam, việc thiết lập và xây dựng một lò phản ứng cần phải có nhiều chuẩn bị hơn nữa. Một trung tâm nghiên cứu việc tinh luyện và việc huấn luyện nhân sự chuyên môn là hai điều cần yếu đòi hỏi một thời gian ít nhất là 20 năm trong trường hợp Việt Nam. Bao giờ hai mục tiêu trên được thỏa mãn, lúc đó Việt Nam có thể bắt đầu xây dựng lò phản ứng hạch nhân cho nhu cầu năng lượng cũng vẫn chưa muộn. (Việt Nam dự định lấp đặt hai nàh máy điện hạch nhân tại Bình Thuận dự trù khánh thành vào năm 2016).

 

Mai Thanh Truyết

VAST, 11, 2008

Từ Bauxite Đến Uranium: Tiến Trình Đô Hộ Việt Nam Của Trung Cộng

Sách sẽ Ra Mắt vào cuối tháng 10-2009
 
Lời Bạt

 

Trước hết, Nhóm thực hiện giới thiệu cuốn sách "Từ Bauxite Đến Uranium: Tiến Trình Đô Hộ Việt Nam Của Trung Cộng" và xin được trình diện cùng Quý vị . Qua quyển sách, cũng như sau khi đọc xong, Quý vị có thể thẩm định được vấn đề qua nhiều góc độ khác nhau dưới lăng kính của từng tác giả.

Tuy nhiên, một điều khẳng quyết là, dù soi rọi vấn đề dưới nhiều suy nghĩ độc lập, kết luận rốt ráo của GS Trần Minh Xuân, TS Phan Văn Song và TS Mai Thanh Truyết đã hội tụ vào một điểm duy nhứt là Trung Cộng đang trên đường tiến chiếm Việt Nam dưới nhiều hình thức như kinh tế, chính trị, xã hội, và lãnh thổ, thực hiện đường lối do Mao Trạch Đông chủ xướng ngay sau khi chiếm toàn lãnh thổ nội địa của Trung Hoa vào năm 1949.

Chính Mao Trạch Đông đã lợi dụng sự non trẻ của Hội Quốc Liên, tiền thân của Liên Hiệp Quốc, để chiếm đóng và xáp nhập East Turquistan thành tỉnh Tân Cương năm 1949, và Tây Tạng năm 1959. Tiếp theo sau đó là chính sách đồng hóa bằng cách di dân người Hán vào hai vùng trên và lần lần áp đặt cơ sở hành chành, quản trị xã hội. Tất cả đều do người Hán điều hành. Và cho đến hôm nay, dân bản xứ Tây Tạng và Tân Cương trở thành một dân tộc thiểu số trên chính quê hương mình.

Nhưng có một điều mà Trung Cộng (TC) không ngờ tới là dù chính sách có tinh vi đến đâu, sự đàn áp có dã man đến đâu, tất cả cũng không bóp chết được tinh thần dân tộc tự quyết của người bản địa. Chính vì vậy, đất nước Tây Tạng vẫn vẫn luôn bất ổn và cuộc nổi dậy đẩm máu gần đây nhứt là vào năm 2008, và Tân Cương vào tháng 7, 2009. Mặc dù đàn áp tối đa bằng cách bắn trực xạ vào đám đông, nhưng điều chắc chắn là người dân ở hai nơi nầy sẽ không lùi bước trước họng súng và tiếp tục đấu tranh dành lại độc lập cho dân tộc mình. Và chính sách Hán hóa tiệm tiến của TC đã thất bại hầu hết ở những miền đất nước không thuộc về Hán tộc.

Trở về Việt Nam, Hồ Cẩm Đào cũng đang tiếp nối chính sách của Mao Trạch Đông. Mặc dù không rập khuôn như ở hai nơi kể trên, nhưng đường lối chung vẫn không thay đổi. Đứng trước tiến trình toàn cầu hóa ngày hôm nay, TC, từ hơn thập niên trở lại đây đã tập trung đánh mạnh vào kinh tế và phát triển Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau:

  • Triệt hạ và làm tê liệt một số công nghệ cần thiết cho Việt Nam như công nghệ làm đường và giấy bằng cách cho du nhập quy trình và máy móc sản xuất lỗi thời (dĩ nhiên là có sự đồng thuận hay ăn chia của cs Việt Nam) và không có hiệu quả kinh tế. Kết luận là hai công nghệ nầy bị tê liệt và tiêu tốn nhiều tỷ Mỹ kim và Việt Nam vẫn tiếp tục nhập cảng hai loại nguyên liệu nầy từ TC và các quốc gia khác.
  • TC đem vào Việt Nam dưới hình thức chính thức hay không chính thức (tức là nhập lậu) hàng may mặc, thực phẩm, thậm chí cả trái cây và rau đậu và bán với giá rẽ mạt đánh bạt hầu hết sản phẩm của nông dân và ngành tiểu thương Việt Nam vì không cạnh tranh lại giá cả.
  • Về nhân sự, TC đã thực hiện một chính sách "di dân" và "dành lao động" bằng cách xâm nhập vào các hảng xưởng tử Bắc chí Nam, đến tận mũi Cà Mau. Chính sách xâm thực nầy tạo nên khủng hoảng lao động không nhỏ cho Việt Nam, điển hình là các khu chế xuất hay khu công nghiệp, hàng loạt công nhân Việt bị sa thải với lý do là không ký được giao kèo với nước ngoài, nhưng ngược lại thâu nhận công nhân người Hán.
  • Ngoài các nhận định trên, quan trọng hơn cả là việc đồng hóa theo chính sách tầm ăn dâu, TC âm thầm khuyến khích người Hán tại Việt Nam cưới vợ Việt hay người Thượng ở cao nguyên với mục đích lần lần tạo nên một đạo quân thứ năm tại đây khi hữu sự. Nên nhớ hiện tại tỷ số chênh lệch trai/gái ở Trung Hoa là 119/100; do đó, việc làm nầy cũng nhằm mục đích giải quyết nạn trai thừa gái thiếu trên.

Tất cả các vấn nạn trên đây, cs Việt Nam đã biết rất rõ và đã biết từ lâu. Trong cuốn sách "Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua" do nhà xuất bản Sự Thật đã nhận định chính sách thay đổi của Trung Cộng ngay từ trang đầu như sau:"Sự thay đổi đó không phải là điều bất ngờ, mà là sự phát triển lô-gích của chiến lược bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn của những người lãnh đạo Trung Quốc.."

"Trong chiến lược toàn cầu của những người lãnh đạo Trung Quốc, nếu họ coi Liên Xô và Mỹ là những đối tượng cần phải chiến thắng thì họ coi Việt Nam là một đối tượng quan trọng cần khuất phục và thôn tính để dễ bề đạt được lợi ích chiến lược của họ".

Và phần kết luận của nhận định về chính sách của TC là:"Muốn như vậy, nước Việt Nam phải là một nước không mạnh, bị chia cắt, không độc lập và lệ thuộc vào Trung Quốc".  

Cách đây 30 năm, cs Việt Nam đã thấy rất rõ chính sách của TC trên với một tư tưởng chỉ đạo là chủ nghĩa đại dân tộc, với một chính sách là ích kỷ dân tộc, và với một mục tiêu chiến lược là chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc và chủ nghĩa bá quyền nước lớn. Thế mà, tại sao, ngày hôm nay, 30 năm sau, Bộ chính trị đảng cs Việt lại cam tâm cúi đầu khuất phục trước TC?

Từ hơn một năm nay, biết bao nhiêu việc làm, quyết định sai trái của đảng CS trong quá trình phát triển và bảo vệ đất nước đã làm toàn dân chao đão, điêu đứng từ người nông dân chất phác cho đến những người Thượng thiểu số, từ người lao động cần cù cho đến chị buôn gánh bán bưng, từ em sinh viên học sinh cho đến những nhà trí thức, tất cả đã đứng lên, nói lên những lời phản kháng qua nhiều động thái khác nhau. Nhưng tựu trung, vẫn là tiếng nói vô vọng của những người con Việt.

Lãnh đạo CS Việt vẫn tiếp tục mũ ni che tai, vẫn "yêu những gì chân thật, vẫn ghét những gì dối trá", vẫn tiếp tục đến viếng Tân Rai ngày 18/8/2009 và công bố, sau khi khánh thành công trình nầy sẽ mang lại 120 triệu Mỹ kim hàng năm, con số không biết đã được tính toán từ căn bản nào?( nhà máy Tân Rai được "Thủ Tướng" tuyên bố là năm 2010 sẽ được khánh thành và bắt đầu sản xuất(?)). Trong lúc đó, rừng thiêng vẫn còn văng vẳng tiếng rên xiết của 732 gia đình đang bị mất đất, mất ruộng, mất nhà từ hơn hai năm nay, còn đang chịu cảnh màn trời chiếu đất và sống lây lất qua ngày.

Và tệ hại hơn nữa là ngày 10/8/2009 cột mốc biên giới của TC lại được chính thức lấp đặt tại đão Bảy Cạnh, một đão lớn ở Côn Đão mà lãnh đạo Việt Nam vẫn im thin thít..

CS Việt Nam đã đánh mất Hoàng Sa, nhiều đão ở Trường Sa, đã đánh mất hàng ngàn Km2 ở vùng biên giới Bắc Việt, mất Ải Nam Quan, mất  thác Bản Giốc. Lãnh hải bị thu hẹp và hoàn toàn mất chủ quyền trên biển Đông. Và hiện nay, đang mất dần Cao nguyên Trung phần Việt Nam qua việc khai thác bauxite của TC.

Còn gì nhục nhã cho bằng khi nhìn thấy người dân đánh cá quỳ lạy trước họng súng của TC.

Còn gì bỉ ổi cho bằng sử dụng "người dân bức xúc" để đàn áp bà con công giáo ở Quảng Bình.

 

Phải chăng tinh thần Việt tộc của người cộng sản Việt Nam không còn nằm trong não trạng của họ nữa?

Phải chăng chủ nghĩa giáo điều cộng sản đã đã biến thái họ thành những con người không còn giữ được bản sắc dân tộc của một quốc gia có chủ quyền để trở thành "con dân" của Đại Hán?

Phải chăng ngày hôm nay, một khi đã rút tỉa tài nguyên của quốc gia, nguyên khí của dân tộc để trở thành một nhóm tư bản đỏ, bị chính nhân dân ruồng bỏ, họ phải cam tâm bán đứng Đất và Nước cho Đại Hán?

Và còn bao nhiêu phải chăng khác nữa, tất cả chỉ nói lên tính cách phản dân tộc của một thiểu số cầm quyền.   

Mà, một khi đã phản dân tộc, chắc chắn hậu quả "tất yếu"  dân tộc dành cho sẽ là một hậu quả hết sức thảm khốc.

Bây giờ và từ nay, cũng chưa muộn để những người cộng sản lầm lạc trở về với dân tộc, trở về cội nguồn của một dân tộc có truyền thống chống xâm lăng của Bắc phương hơn bốn ngàn năm qua.

Cánh cửa vẫn còn mở rộng cho những người còn lại một chút nhất điểm lương tri.

Nhóm Thực Hiện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phát biểu trước Đại hội Phật Giáo ngày 19-9-2009

Đại Hội Phật Giáo Thống Nhất  Liên Châu 18-20/9/2009

 

 

Kính thưa  Hòa thượng Chứng Minh Đạo sư

Kính thưa Quý vị Chư tôn Đức Tăng Ni

Kính thưa Hòa thượng Bổn sư,

Cùng tất cả Quan khách,

 

Thật là một vinh dự cho tôi được phát biểu trước Đại hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Hải ngoại Thống nhất Liên châu. Trước hết, xin chúc mừng Đại hội được thành công viên mãn, và kể từ nay, con đường hoằng Pháp lợi sinh của Quý Thầy và Chư tôn đức sẽ được chánh danh và hội tụ về cùng một mái chùa Chánh pháp.

Thưa Quý Liệt Vị,

Ngay từ sau Đại hội Về Nguồn ở chùa Tây Lai, có thể nói giáo hội Phật giáo Việt Nam hải ngoại bắt đầu rạn nứt chính thức, mặc dù mầm móng của sự rạn nứt đã âm ỷ từ nhiều năm trước đó. Và sự rạn nứt thực sự xảy ra, và ngày càng trở nên gay gắt ngay từ sau khi Giáo chỉ số 9 hiện diện.

Kể từ đó, tình hình Phật giáo tại hải ngoại trở nên ngày càng phức tạp. Những thông tin, tin tức đánh phá ngày càng gay gắt mang nhiều tính Đời hơn là Đạo. Nhưng trên thực tế, những đánh phá tiêu cực trên xảy ra từ một thiểu số đầy định kiến và có dự mưu, có tính chiến lược do một nhu cầu bí ẩn nào đó? Cũng như những đánh phá trên chỉ là những kết án cá nhân có tính cách khơi động hận thù làm, xáo trộn tình trạng  Phật giáo hơn là các phê bình xây dựng ngõ hầu tạo nên một cuộc đối thoại lấy tình thần từ bi hỉ xả của Phật giáo làm căn bản.

Trong quá trình lịch sử của Phật giáo Việt Nam chưa bao giờ xảy ra tình trạng phân hóa cùng cực như hiện tại.

Phật giáo là một tôn giáo đặt trên căn bản triết lý chữ Hòa, nghĩa là hòa hợp hòa thuận với tất cả tha nhân và với bất cứ tôn giáo nào khác. Qua lịch sử thế giới, có biết bao cuộc chinh chiến do tôn giáo gây nên, nhưng cho đến hiện tại, chưa có một cuộc chiến nào có nguyên nhân là Phật giáo cả. Điều nầy đã chứng minh một cách hùng hồn là Phật giáo qua tinh thần từ bi hỉ xả đã tách bạch rõ ràng giữa Đạo và Đời.

Thưa Quý Liệt Vị,

Vì sao có cuộc phân hóa ngày hôm nay tại hải ngoại?

Cá nhân chúng tôi không dám cố gắng truy tìm phần giải đáp của câu hỏi trên vì thiển nghĩ chưa đủ đạo tâm và trí huệ cũng như không muốn đem hướng suy nghĩ nhị nguyên tốt-xấu, đúng-sai để nhìn vấn đề, mà chỉ muốn mượn những lời chân tình nhân ngày Đại hội để nói lên những ưu tư của một Phật tử trước hiện tình Phật giáo hải ngoại. Thảm cảnh phân liệt ngày hôm nay của hai khối Phật giáo chỉ làm tổn hại và làm trì trệ thêm tiến trình mang lại tự do, nhân quyền cho dân tộc. Và chắc chắn mục tiêu của Phật giáo không phải là làm cho tình thế xấu thêm, mà phải là, ngoài việc hướng dẫn con ngườì trở về với bản lai diện mục chân chính của mình về phương diện Đạo, lại còn có bổn phận với đất nước về phương diện Đời.

Sự tình ngày hôm nay, rõ ràng là Phật giáo hải ngoại chưa đáp ứng được hai phương diện kể trên. Và điều nầy làm cho đa số Phật tử khắp nơi hoang mang, không còn nhìn thấy phương hướng để tu đạo, và cũng khó tìm được sự bình an mỗi khi niệm Phật. Mặc dù tâm niệm là Phật tại tâm, nhưng Phật tử vẫn cần đến một mái chùa để vững tâm tu tập, vì nơi đây có Phật, dù là hình tướng, và có cả Thầy trụ trì hướng dẫn, cho khuyến dụ mỗi khi tâm bị giao động. Do đó, hình ảnh "Mái chùa che chở hồn dân tộc" của Thiền sư Huyền Không không ứng hợp với tình trạng Phật giáo Việt Nam hải ngoại trong giai đoạn hiện tại nầy.

Vì vậy vai trò của Thầy rất quan trọng và cần thiết.

Nhưng hôm nay, trước cảnh phân hóa trên, rất nhiều Phật tử ngần ngại mỗi khi bước vào chùa, vì sợ sẽ phải gặp, phải nghe những lới khiếm nhã của một số người ngày đêm không ngừng đánh phá, kết án những Phật tử phản bội, về nguồn, theo Việt cộng v.v…Cá nhân chúng tôi cũng đã từng có kinh nghiệm về việc nầy sau khi thuyết trình ở một chùa về tình trạng môi trường và những việc làm sai trái của cộng sản Việt Nam trong việc phát triển đất nước. Tôi có làm gì sai trái mà phải bị gán cho những lời phỉ nhổ thô tục kia?

Là một nhà khoa học, giáo lý Phật giáo dạy tôi phải tôn trọng tính xuyên suốt trong sự khách quan khoa học, không bóp méo dữ kiện để lý giải vấn đề khoa học theo chiều hướng làm vừa lòng chế độ của một số nhà khoa học khác đã làm đối với những nan đề môi trường của Việt Nam.

Là một Phật tử, giáo lý Phật giáo dạy tôi phải tu tập tính từ bi hỉ xả đối với tất cả mọi người, ngay cả kẻ thù nếu có thể làm được. Giáo lý Phật giáo còn dạy tôi phải biết Vô Ngã để thấy mình chỉ là một hột cát trong vũ trụ, chứ không là ánh sáng soi đường cho nhân loại.

 

Thưa Quý Liệt Vị,

Đức Phật, ngoài những lời giảng đã được ghi lại, còn cho chúng ta nhiều ẩn dụ trong đó những Hồng danh của Đức Phật chính là những ẩn dụ cụ thể nhứt để từ đó, chúng ta tự chiêm nghiệm và thực hành trong đời sống hàng ngày. Do đó, chúng ta không thể đem Hồng danh của Đức Phật áp dụng vào những việc làm khác hơn việc tu tập chân chính.Và chính những việc làm sai trái đó sẽ mang lại hậu quả không lường là nhân tâm phân tán và Phật tử sẽ không còn niềm tin vào điểm tựa cuối cùng là mái chùa, tượng trưng cho Phật giáo nữa.

Đã đến lúc, người con Phật cần phải đạp lên gai để cắt hoa hồng dâng lên Phật.

 
Kính thưa Hòa Thượng Chứng Minh Đạo sư,

Thưa Chư Liệt Vị,

Những lời thô thiển phát biểu trên đây của một người con Phật kinh kệ chưa thông, kinh điển chưa tường, tâm đạo còn mỏng, nhưng với một tấm lòng  chơn chất thiết tha với Phật Giáo, xin được chia sẻ cùng Quý Thầy những suy nghĩ trên.

Từ nay, con sẽ nguyện sám hối cho đến ngày Phật giáo Việt Nam hải ngoại trở về với danh xưng đúng nghĩa "THỐNG NHẤT" và thực sự "NHẤT THỐNG".

Xin cám ơn Quý Liệt Vị đã lắng nghe.

 

Phổ Lập Mai Thanh Truyết

Ventura – 19-9-2009

 

 

 

 

 

 

 

 

Giỗ Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn

Đại Việt Quốc Dân Đảng Khu Bộ Nam California tổ chức lễ giỗ cho Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn - Cố Chủ Tịch Đại Việt Quốc Dân Đảng

 

Trong bầu không khí nghiêm trang, ấm cúng và thân tình, hôm Chủ Nhật, ngày 20-09-2000, khoảng 50 thân hữu và đại diện các chính đảng đấu tranh đã đạt lời mời đến tham dự lễ giỗ lần thứ 8 của Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn, được tổ chức tại tư gia của ông Trương Việt Hoàng - Chủ Tịch Ban Chấp Hành Trung Ương Đại Việt Quốc Dân Đảng, ở thành phố Anaheim.

 

Chúng tôi thấy sự hiện diện của Tướng Nguyễn Văn Chức - đại diện Việt Nam Quốc Dân Đảng; Giáo Sư Nguyễn Lý Tưởng, ông Nguyên Dzuy và ông Trương Thiết Kế - đại diện Đại Việt Cách Mạng Đảng; ông Hoàng Đình Khuê và ông Lương Văn Tín - đại diện cho Tân Đại Việt và Liên Minh Dân Chủ; Giáo Sư Lê Hồng, Bác Sĩ Võ Thạnh Thời...cùng một số nhân sĩ trong cộng đồng.

 

Sau phần quan khách dâng hương trước bàn thờ có di ảnh của Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn, Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết - Đệ Nhất Phó Chủ Tịch Đảng - đại diện ĐVQDĐ cho biết là hàng năm cứ vào dịp 19 tháng 9, các cơ sở của Đại Việt Quốc Dân Đảng trên toàn thế giới đều tổ chức lễ giỗ cho Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn. Có năm tổ chức ngoài public, có năm tổ chức trong vòng nội bộ, tùy theo hoàn cảnh và điều kiện của từng cơ sở. Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết cảm tạ sự có mặt của đại diện các chính Đảng, nhân sĩ và thân hữu đã đạt lời mời đến " đốt một nén hương để tưởng niệm Bác Sĩ Nguyễn Hôn Hoàn - một Phó Thủ Tướng, một chiến sĩ cách mạng, một lãnh tụ của Đại Việt Quốc Dân Đảng và là người Anh Cả trong gia đình Đại Việt của chúng tôi.

 

Hàng năm, trong dịp lễ giỗ Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn, chúng tôi đồng thời tưởng niệm cố Chủ Tịch Hà Thúc Ký, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy và tất cả đảng viên của Đại Việt Quốc Dân Đảng đã hy sinh cho lý tưởng của Đảng".


Từ trái sang phải: Ông Hoa Thế Nhân - Đệ II PCT Đảng; Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết - Đệ I PCT Đảng và ông Trương Việt Hoàng - Chủ tịch BCH Trung Ương phát biểu trong ngày giỗ Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn

 

Được biết Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn là cánh tay mặt của cố Đảng Trưởng Trương Tử Anh ngay từ những ngày đầu thành lập Đảng vào cuối lập niên 1930 và nắm những trách nhiệm quan trong trong Đảng. Ông đã bôn ba cả đời với vận nước nỗi trôi, đã từng là Bộ Trưởng trong Chính Phủ Bảo Đại vào thập niêm 1950, Phó Thủ Tướng Chính Phủ, và chức vụ sau cùng trước khi mất vào ngày 19 tháng 09 năm 2001 tại miền Bắc California là Chủ Tịch Đại Việt Quốc Dân Đảng, nhiệm kỳ 1998 - 2002.

 

Trong phần phát biểu của quan khách, Tướng Nguyễn Văn Chức - đại diện Việt Nam Quốc dân Đảng - ôn lại trang sử đấu tranh chung rất hào hùng giữa Việt Quốc và Đại Việt trong thời điểm giữa thập niên 40 . Ông nói đến việc hai chính Đảng có chung Đảng Kỳ và đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng Trưởng Trương Tử Anh trong Mặt Trận Quốc Dân Đảng, khi hai Đảng nhập chung lại vào năm 1945. Ông nhấn mạnh " ĐVQDĐ và VNQDĐ là máu thịt của Dân Tộc. Chúng ta không những duy trì mà còn phát huy tinh thần hơp tác tốt đẹp giữa hai Đảng".


Trong lời phát biểu của Giáo Sư Nguyễn Lý Tưởng, ông Hoàng Đình Khuê và ông Lương Văn Tín, ngoài việc nhắc lại những kỹ niệm đã có với Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn, qúi vị trên còn nêu cao Tinh Thần Đại Việt, dù sinh hoạt trong bất kỳ kệ phái nào nhưng đều là Anh Em trong Gia Đình Đại Việt thân thương.

 

Giáo Sư Lê Hồng, Bác Sĩ Võ Thạnh Thời nói về "cái duyên" và mối liên hiện với Đại Việt trong qúa khứ.

 

Phần ẩm thực "cây nhà lá vườn" do các nữ cán bộ của Đại Việt Quốc Dân Đảng phụ trách.


Cán bộ đảng viên thuộc cơ sở Đảng Nam Califirnia trong ngày giỗ Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn

 Cố Chủ Tịch Đại Việt Quốc Dân Đảng


Buổi giỗ trong vòng thân mật, ấm cúng được chấm dứt ào lúc 3:00 Pm cùng ngày. Quan khách ra về trong lòng vẫn còn một chút vấn nương, quyến luyến.

 

 

 

Paltlk 11-9-2009

 Paltalk tuần rồi Chủ nhật ngày 11.9.2009

Tiến sĩ Mai Thanh Truyết tố cáo Trung Cộng tiến hành

 âm mưu khai thác quặng mỏ Uranium trên cao nguyên trung phần

Việt Nam, với sự cấu kết đồng loã của nhà nước Việt Cộng.

http://vietlinhweb.com/Diendan/index.php?showtopic=10034

 

Ảnh Hưởng Phóng Xạ

Ảnh Hưởng Của Chất Phóng Xạ RFA & MAI THANH TRUYẾT

Việt Báo Thứ Hai, 10/30/2006, 12:02:00 AM

Ảnh Hưởng Của Chất Phóng Xạ Lên Con Người

Vào ngày 5 tháng sáu vừa qua, một vụ thất thoát 54,8 mg đồng vị phóng xạ Europium- 125 xảy ra tại Hà Nội. Cũng như gần đây nhất, ngày 30 tháng 7, hộp chứa nguồn phóng xạ gamma từ Ceasium- 137 biến mất. Nguồn phóng xạ nầy dùng để đo mức xả tự động của lò clinker thuộc Cty Ciment Sông Đà, Hà Nam.

TC KH&MT kỳ nầy trao đổi với TS MTT về những vụ thất thoát phóng xạ cùng ảnh hưởng của những loại tia bức xạ lên sức khỏe của con người.

- Hỏi: Trước hết, xin TS cho biết ngoài hai vụ mất các bộ phận chứa đồng vị phóng xạ qua tin tức báo chí trên, còn có sự thất thoát nào nữa không?

- Đáp: Thưa Anh, thật ra ở Việt Nam, việc kiểm soát an toàn phóng xạ chưa được lưu tâm đúng mức, do đó chưa được đặt trên căn bản tổ chức hoàn chỉnh, đặc biệt là đối với những công nghệ hầm mõ và công nghệ ciment. Thậm chi trong lãnh vực nghiên cứu ở các phòng thí nghiệm và trong bịnh viện, một số hóa chất chứa đồng vị phóng xạ hay bức xạ dùng để trị liệu cũng không được lưu tâm đến vấn đề an toàn. Trong quá khứ, vào tháng 10 năm 2002, tại công ty Nhà Máy Tàu biển Hyundi-Vinashin ở Khánh Hòa cũng đã xảy ra thất thoát nguồn phóng xạ gamma có hoạt độ 42,45 mCi. Và tháng 12 năm 2003, Cty cổ phần Ciment Việt Trung, Hà Nam cũng đã đánh mất nguồn phóng xạ Cs- 137 dùng để đo mức xả tự động của lò clinker. Cho đến nay, hai sự thất thoát nầy vẫn chưa có thông tin công bố tìm lại được nguồn phóng xạ trên. Cũng như Cty Ciment Sông Đà vừa treo giải thưởng 10 triệu đồng cho người tìm thấy nguồn phóng xạ bị mất vào ngày 30/7.

- Quả thật những điều xảy ra trên đây rất nguy hiểm cho con người. Nhưng trước khi bàn đến ảnh hưởng lên sức khỏe, xin TS cho thính giả của Đài biết đại cương chất phóng xạ là gì, và sự hiện hữu của chúng trên thế giới như thế nào?

- Thưa anh, chất phóng xạ và những tia bức xạ đã có trước khi loài người hiện hữu. Chúng hiện diện trong đất, đá, cây cỏ, không khí qua các tia bức xạ phóng chiếu từ mặt trời. Nồng độ của phóng xạ trong môi trường thay đổi từng vùng địa chất. Phổ biến nhất là các đồng vị phóng xạ Kalium- 40, Uranium- 238, Thorium- 232, và Radium- 220. Đó là những phóng xạ có trong thiên nhiên. Đó là phóng xạ tự nhiên. Tuy nhiên, trên thế giới qua gần một thế kỷ phát triển công nghệ hạch nhân, chất phóng xạ nhân tạo dược hình thành trong nghiên cứu, chữa trị, và các công nghiệp sản xuất. Đó là những đồng vị phóng xạ của các kim loại như ceasium, strontium, và khí Hydro nặng (H-3).

- Các phóng xạ và đồng vị xâm nhập vào cơ thể con người như thế nào thưa ông?

- Chất phóng xạ trong thiên nhiên có thể xâm nhập vào con người qua da, hoặc đường tiêu hóa hay hơi thở. Còn phóng xạ nhân tạo xâm nhập vào cơ thể qua các phương cách trị liệu. Sự tác động của phóng xạ vào cơ thể qua nhiều loại bức xạ khác nhau như tia alpha, beta, gamma. Mức tác động của bức xạ lên con người được tính bằng đơn vị mSilvert (hay ký hiệu mSv), hay pico Curie (ký hiệu (pCi).

Theo Ủy ban An toàn Bức xạ Quốc tế, liều lượng giới hạn cho phép được tiếp nhiễm các loại bức xạ trong một năm là 1 mSv; điều đó có nghĩa là trong vòng một năm, mỗi người dân bình thường không nên nhận một liều lượng bức xạ nhân tạo quá 1 mSv. Sở dĩ có mức giới hạn cho phép trên là Ủy ban đã xuyên qua tính xác suất và đưa ra kết luận như sau, nếu có một triệu người bị chiếu xạ bởi một liều phóng xạ có cường độ 1 mSv thì có 40 người có nguy cơ bị ung thư.

- Như vậy, phóng xạ tự nhiên có ảnh hưởng lên sức khỏe của con người hay không?

- Trong không khí, khí Radon là một đồng vị phóng xạ tự nhiên của chuỗi hóa chất Uranium- 238 như Radon- 222, và Radon- 119 đến từ chuỗi Uranium- 235. Radon- 222 có nguy cơ tiếp nhiễm rất cao, vì thời gian bán hủy của chúng là 3,8 ngày, trong lúc đó, các đồng vị thông thường trong thiên nhiên có thời gian bán hủy chỉ một vài giây mà thôi. Do đó Radon- 222 là chất phóng xạ có nguy cơ tạo ra ung thư phổi rất cao. Theo tiêu chuẩn của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IAEA), nồng độ khí Radon cơ thể có thể tiếp xúc trong một năm không quá 2 đến 2,5 pCi. Ngoài ra, Radon còn tìm thấy trong các vật liệu xây dựng có nguồn gốc như đá granite, trong đất sét, các nguyên vật liệu làm nhà cửa lấy từ gốc than đá.

Hiện nay, trên thế giới, có nhiều nơi có mật độ phóng xạ thiên nhiên cao như Ramsar (Iran), Kerale (Ấn Độ), Guarpapi (Brezil), và Yanjang (Trung Quốc). Nhiều nơi có độ bức xạ lên đến 130 pCi/năm. Ở Việt Nam có một số vùng có bức xạ lên đến 4 pCi/năm. Đặc biệt, tại huyện Thanh Sơn, Phú Thọ, Cục Kiểm soát và An toàn Bức xạ đã lấy nhiều mẫu đất và đo đạc vào tháng 9 vừa qua, đã khám phá rằng mức phóng xạ là 10,27 mSv/năm, gấp 10 lần mức phóng xạ trung bình mà một người dân bình thường tiếp nhận trong một năm.

- Trước nguy cơ tiếp nhiễm do phóng xạ tự nhiên hay phóng xạ nhân tạo, Việt Nam đã có cơ quan hay luật lệ an toàn phóng xạ nào hay không thưa ông?

- Việt Nam hiện có Cục Kiểm soát và An toàn Bức xạ (KSATBX) trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Còn Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ đã được ban hành vào năm 1996. Xuyên qua các tai nạn thất thoát gần đây, vào cuối tháng sáu, Cục KSATBX đã gửi công văn cho các Sở KH&CN địa phương yêu cầu kiểm soát nguồn phóng xạ thường gặp trong công tác tháo gỡ mức xả tự động trong công nghệ ciment. Cục cũng yêu cầu các cơ quan quản lý nguồn phóng xạ cần phải học tập Pháp lệnh an toàn bức xạ cũng như Nghị định 51 về xử phạt khi vi phạm.

Ngoài ra, vào ngày 26/5, Cục KSATBX và Viện Battelle Memorial thuộc Cơ quan Quản lý Hạch nhân của Hoa Kỳ đã ký thỏa thuận hợp tác tham gia "Chương trình giảm thiểu nguy cơ bức xạ toàn cầu"(IRTR). Chương trình có mục đích nhằm giảm thiểu nguy cơ xử dụng nguồn bức xạ gây hại cho sức khỏe của con người và môi trường. Đây cũng là một vấn đề thuộc lãnh vực an ninh các nguồn phóng xạ, và hiện nay, được các chuyên gia quốc tế chú ý sau khi phát hiện một số hoạt động khủng bố có ý định xử dụng "bom bẩn". Những quả bom bẩn nầy được chế từ các nguồn phóng xạ có thể phát tán các bức xạ có thể gây ra tử vong, hoặc ô nhiễm phóng xạ tại các vùng đông dân cư hay khu công nghiệp, hoặc gây nên sự hoảng sợ và bất ổn trong nước.

Theo thỏa thuận trên, Hoa Kỳ qua Bộ Năng lượng sẽ viện trợ kỹ thuật không bồi hoàn cho Việt Nam nhằm tăng cường bảo vệ tại những cơ sở xạ trị, trung tâm chiếu xạ, và cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ. Trước đó, hai bên đã đồng phối hợp tổ chức một buổi hội thảo dưới chủ đề "Bảo vệ thực thể và quản lý an ninh các nguồn phóng xạ".

- Như vậy Việt Nam đã có biện pháp nào sau những sự việc thất thoát nguồn phóng xạ gần đây thưa ông?

- Ngoài biện pháp xử lý, kiểm soát, và khám mức ô nhiễm lên môi trường và con người, hiện nay, Bộ KH&CN đang tiến hành tổng kiểm tra công tác quản lý và xử dụng nguồn phóng xạ tại 117 cơ sở sản xuất có nguồn phóng xạ đã đăng ký hay chưa đăng ký, cũng như kiểm soát nguồn phóng xạ trên toàn quốc..

Riêng đối với việc thất thoát hộp phóng xạ của Viện Công nghệ Xạ hiếm vừa qua, Thanh tra Bộ KH&CN vừa quyết định xử phạt 44 triệu đồng VN và thu hồi giấy phép hoạt động bức xạ của Viện kể trên.

- Để kết thúc buổi hội luận hôm nay, đề nghị TS phát biểu vài ý kiến về việc kiểm soát an toàn phóng xạ ở Việt Nam.

- Thưa anh, như tất cả chúng ta đều biết, nguy cơ và ảnh hưởng của những chất phóng xạ lên con người xảy ra tùy theo mức độ tiếp nhiễm. Gọi là cấp tính, nếu con người bị tiếp nhiễm trực tiếp một liều lượng bức xạ cao, có thể gây ra tử vong. Gọi là mãn tính, tùy theo thời gian bị tiếp nhiễm lâu dài nhiều khi kéo dài hàng chục năm dưới một liều lượng nhỏ nhưng thường xuyên. Theo thống kê năm 2004 của Cục Kiểm soát và An toàn Bức xạ hạch nhân, trên toàn quốc có 2000 máy quang tuyến X để dùng chẩn đoán bịnh trong ngành y tế, 14 máy xạ trị Cobalt- 60, 4 máy gia tốc để tách đồng vị, 524 nguồn xạ trị áp sát các bộ phận trong cơ thể bịnh nhân, và hơn 300 nguồn phóng xạ dùng để kiểm soát trong các công nghệ như than và ciment.

Các số liệu chính xác trên sẽ giúp cho các cơ quan quản lý dễ dàng kiểm soát phẩm chất và số lượng phóng xạ nếu có sự bất trắc xảy ra. Do đó, tình trạng tiếp nhiễm cấp tính khó có cơ hội thành hình ở Việt Nam. Tuy nhiên, vì trong thiên nhiên và một số vật liệu xây dựng trong nhà ở có chứa một số bức xạ, như gạch men Đà Nẵng, gạch men nâu, đá granite có hàm lượng thay đổi từ 0,6 đến 1,22 mSv/năm. Điều đó có thể gây tác hại cho người sống thường xuyên trong nhà được xây dựng bằng những vật liệu trên.

Thêm nữa, trong môi trường sống của chúng ta hiện tại, có khoảng 80% bức xạ tự nhiên do khí Radon từ thiên nhiên góp phần vào. Do đó, biện pháp an toàn hay nhất là làm thế nào để giảm thiểu tối đa việc tiếp nhiễm trong điều kiện sinh sống hàng ngày, nghĩa là nhà phải thoáng khí để các nguồn phóng xạ không tích tụ nhiều trong nhà.

Và sau cùng, lời khuyên của những chuyên gia quốc tế về an toàn bức xạ hạch nhân là nguyên lý ALARA tức là As Low As Reasonable & Achievable, được tạm dịch là cần phải giảm thiểu càng nhiều càng tốt.

RFA & MAI THANH TRUYẾT

Táo Tạo Phế Thải Điện Tử

Công nghệ Tái tạo Phế thải Điện tử

Đứng trước sự phát triển toàn cầu, hầu hết mọi dụng cụ điện tử như điện thoại di động, máy điện toán và các bộ phận liên kết, truyền hình v.v… đều tăng vọt phi mã. Từ đó số lượng những máy trên đã bị thải hồi do sự bất khiển dụng hay do nhu cầu "thay đổi mode" đã và đang là một đề tài lớn cho các nhà môi trường.

Theo môt nghiên cứu công bố vào tháng 2/2004 của Đại học Florida, tất cả máy điện tử từ điện thoại di động đến máy điện toán đều có đủ dư lượng chất chì (lead) vượt qua mức cho phép của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ.

Khám phá mới nhất nầy đã được đệ nạp lên Cơ quan trên, có thể làm thay đổi luật lệ quy định việc phế thải các thiết bị điện tử trên. Cũng theo ước tính năm 2007, toàn ththế giới thải hồi hàng năm khoảng 40 triệu tấn máy điện toán cá nhân, truyền hình máy điện thư (fax machine), các loại trò chơi điện tử, điện thoại di động, trong đó 20% nằm trong danh sách độc hại cần phải xử lý hay tái tạo đúng đắn. Cho đến nay, khái niệm về phế thải điện tử hoàn toàn được nhìn dưới nhản quan khác, chính xác hơn và hợp lý hơn sau khi nhận được kết quả nghiên cứu của TS Tim Townsend của Đại học Florida trên. Khám phá cho thấy ngoài Chì ra, còn có thêm sự hiện diện của Thuỷ ngân (Mercury), Arsenic, Cadmium, Barium, Bạc (Silver) Selenium, và Chromium trong tất cả "guts" của máy điện toán cá nhân từ con chuột (mice) cho đến CPU v.v…

Bắt đầu từ ngày 1/4/2007, tất cả các loại điện thoại di động đều được xếp loại phế thải độc hại, do đó cần phải được xử lý trước khi thải hồi vào các bãi rác (landfill). Tuy nhiên, ước tính trước đó đã có trên 700 triệu điện thoại đã đi vào bãi rác không qua xử lý trong đó có trên 130 triệu thải hồi thẳng vào bãi rác trong năm 2005. Ngoài Chì ra, còn có Đồng (Copper) Nickel, Antimony, Kẽm (Zinc) hiện diện trong máy sau khi đã được.

Đứng trước một khối lượng khổng lồ trên, câu hỏi cần đặt ra là làm thế nào để xử lý các máy trên khi không còn dùng được nữa? Hoặc một phương cách khác để giải quyết vấn đề là tái tạo những máy móc phế thải trên? Và sau cùng một gợi ý thứ ba là người dân cần hạn chế mức sử dụng các loại máy kể trên hay không?

Ba suy nghĩ trên đây hiện đang là một đề tài tranh cãi lớn giữa những nhà môi trường học, kinh tế gia, và nhà hoá học. Dĩ nhiên là lập luận của mỗi trường phái đều có những lý lẽ riêng để bảo vệ quan điểm của mình.

Trường phái thứ nhất căn cứ vào việc đốt (incineration) các thiết bị hay máy móc điện tử cũ để làm giảm thiểu sự phát thải khí methane, nguyên nhân chính của sự hâm nóng toàn cầu và giảm bới diện tích của bãi rác. Trường phái thứ hai là tái sử dụng hay tái tạo (recycling) những thiết bị có thể dùng lại được để bảo toàn năng lượng và hạn chế mức sử dụng nguyên liệu thiên nhiên. Và trường phái thứ ba thiên về tâm lý quần chúng là hạn chế mức sử dụng của con người tức là tránh được công việc làm của hai trường phái trên và vẫn bảo vệ được môi trường chung.

Bài viết nầy tập trung vào khái niệm tái tạo những gì có thể dùng lại được trong công nghệ điện tử cũng như một vài gợi ý về tâm lý quần chúng trong việc sử dụng các máy móc điện tử.

Ngành điện tử xanh (green computing)

Theo suy nghĩ thông thường, có thể nói ngành điện tử xanh là ngành nghiên cứu về phương cách sản xuất và ứng dụng các dụng cụ điện tử một cách hữu hiệu và tiêu thụ năng lượng tối thiểu trong khi dùng. Nói một cách khác, công nghệ điện tử xanh căn cứ vào các yếu tố chính giải quyết ba vấn đề cốt lỏi sau đây. Đó là: 1- Mức khả dụng về giá cả trong yếu tố kinh tế chung; 2- Trách nhiệm xã hội trong việc sử dụng máy móc điện tử; 3- Và khía cạnh ô nhiễm môi trường.

Từ đó chúng ta nhận định được sự khác biệt giữa cung cách làm thương mãi cũ và mới. Trước đây, nhà làm thương mãi chỉ nghĩ đến yếu tố thứ nhất là kinh tế và lợi nhuận. Quan điểm đúng đắn hiện tại phải bao gồm cả ba yếu tố kể trên để giải quyết vấn nạn phế thải độc hại, đạt được hiệu năng tối đa về năng lượng khi sử dụng máy, tái sử dụng và tái tạo những thiết bị cũ, và nguyên vật liệu lần lần sẽ tự sinh huỷ (bio-degradable) hầu tạo dựng một môi trường thân hữu (friendly environment) cho thế giới.

Từ năm 1992, US EPA đã phát khởi chương trình Năng lượng Tinh tú (Energy Star); đây là một chương trình tự nguyện cổ suý việc sản xuất các thiết bị điện tử

ít hao năng lượng. Từ đó ngành điện tử xanh bắt đầu nảy sinh sau nầy kéo theo nhiều yếu tố kinh tế, môi trường và tái tạo v.v…

Vào tháng 10 năm 2006, Chương trình Năng lượng Tinh tú được nhuận sắc lại và quy định một số luật lệ áp dụng hàm lượng giới hạn cho các nguyên tố độc hại dùng để sản xuất các máy điện tử như Chì, Thuỷ ngân, và đặc biệt hai hoá chất chống và làm cháy chậm (flame retardants) như PBB và PBDE.

Chương trình trên đã được các công ty sản xuất tham gia nhiệt thành và hiện đang đi vào nghiên cứu ứng dụng. Công ty IBM vào tháng 5/2007 đã đưa ra chương trình Đại Xanh (Big Green) với chi phí 1 tỷ Mỹ kim/năm trong cố gắng cổ suý việc giảm thiểu năng lượng tiêu thụ trong các máy điện toán lớn của các đại công ty.

Tiếp theo, vào tháng 6, 2007, công ty Google, Inc. và Intel Corp. chính thức phát động chương trình Climate Savers Computing Initiative nhằm mục đích giảm thiểu năng lượng tiêu thụ của các máy điện toán cá nhân trong trạng thái đang sử dụng (active) hay không sử dụng (inactive).

Tháng 8, 2007, 4 công ty điện toán cá nhân Everex, Linutop, Systemax va Zonbu đã bắt đầu lắp đặt hệ thống sử dụng ít năng lượng trong các máy điện tóan tung ra thị trường như cung cấp điện thế thấp (low voltage) cho phần cứng (hardware), thay thế hệ thống đèn của phần LCD monitor bằng đèn phát quang âm cực nguội (cold-cathode fluorescent), và một số bộ phận giảm điện khác. Từ đó, mức giảm thiều có thể đạt đến 70 – 75% năng lượng dùng cho máy điện toán cố định (desktop).

Các chuyển dịch trên của một số đại công ty điện toán cho chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của ngành công nghệ xanh trước tiến trình toàn cầu hoá và nguy cơ ô nhiễm thế giới cũng như hạn chế được phần nào sự hâm nóng của toàn cầu.

Công nghệ tái tạo phế thải điện tử

Đây là một dịch vụ tuy hoàn toàn mới mẻ nhưng đã đem lại nhiều hứa hẹn qua nhận thức đúng đắn của người tiêu dùng, những nhà làm luật, và các nhà đầu tư trong ngành điện toán trước những vấn nạn môi trường xảy ra trên thế giới hiện tại.

Thế giới ngày nay hiện có khoảng 40 triệu tấn phế thải hàng năm bao gồm máy điện toán cá nhân, máy truyền hình, máy fax, máy chơi game, điện thoại di động, và một số dụng cụ điện tử khác. Trên thực tế, chỉ độ 20% trong số phế thải độc hại trên được xử lý hoặc tái tạo để sử dụng lại mà thôi. Một số phế thải trên còn chứa vài kim loại quý có thể thu hồi lại, nhưng đã bị đem vào các bãi rác làm ô nhiễm nguồn đất và nguồn nước ngầm.

Để có một khái niệm chính xác về việc tái tạo máy móc điện tử, chi phí tái tạo cho một máy điện toán cá nhân ở Hoa Kỳ hay Ân Châu là khoảng $30:00, trong lúc đó ở Trung Quốc chỉ tốn $2:00 mà thôi. Mục tiêu tối hậu của công cuộc tái tạo nầy là 100% thu hồi lại tất cả vật chất cấu tạo thành để không còn phế thải thải hồi vào bãi rác (Điều nầy không xảy ra cho Trung Quốc hay Việt Nam). Do đó, cần phải có một trình độ cao, và một công nghệ tiên tiến. Thành phần cấu tạo một máy điện toán cá nhân điển hình gồm: 23% plastic, 32% kim loại sắt dưới dạng ferrous (nối đôi), 18% sắt dưới nhiều dạng nối khác nhau, và 12% các board điện tử gồm kim loại vàng (gold), palladium, bạc (silver) và platinum.

Một cơ xưởng tái tạo đúng nghĩa gồm nhiều loại máy tách rời từng bộ phận của máy điện tử được táo tạo. Tiếp theo đó, các phương pháp vật lý, hoá học, từ học v.v…dùng để tách kim loại và plastic. Đây là một ngành tăng trưởng nhanh nhất. Tại Hoa Kỳ hiện có ba đại công ty tái tạo phế thải điễn tử; đó là Sims, GEEP, và ARC với doanh nghiệp lên đến hàng chục tỷ Mỹ kim, với mức tăng trưởng từ 30 đến 40% hàng năm.

Kỹ nghệ tái tạo phế thải điện tử của Trung Quốc

Đứng về mặt quốc tế, chính vì chưa có luật lệ về sự chuyển vận phế thải điện tử qua các quốc gia như luật về chuyển vận phế thải nguyên tử, cho nên một số quốc gia đang phát triển như Trung Quốc, Pakistan, và Việt Nam, vì muốn thu hồi phế liệu, đã phải gánh thêm một số lượng không nhỏ cho dịch vụ phế thải điện tử nầy (ước tính 60 triệu đầu máy cho năm 2005).

Có thể nói, Trung Quốc là địa điểm cuối cùng tiếp nhận 70% phế thải điện tử trên toàn thế giới. Chính nhờ thế, quốc gia nầy đã khai triển một kỹ nghệ tái tạo vĩ đại, nhưng kế quả sau cùng ngày càng đi vào chỗ bế tắc và bi thảm. Thành phố Guiyu, gần Hong Kong, được biết đến như thủ đô thế giới về phế thải điện tử, hiện nay đã trở thành một vùng trong đó hệ thống sinh thái hoàn toàn bi hủy diệt.

Một vài thí dụ điển hình như:

- Công nhân đốt các printed circuit board trong than đá để lấy chips còn sử dụng được.

- Nhúng các board vào acid để lấy vàng (gold). Công nhân được trả 2 Mỹ kim/ngày để làm công việc trên.

- Và sau cùng đổ tất cả phế thải rắn và lỏng còn lại vào sông Lianjiang và biến con sông nầy thành bất khả dụng. Nước sông dùng để tưới tiêu hoa màu, do đó hầu hết các hoa màu nơi đây đều có chứa nhiều kim loại độc hại nhất là Chì (lead) và Thủy ngân (Mercury), Cadmium.

- Khoa học gia Trung Quốc mới vừa tuyên bố đã thành công trong việc tách và sử dụng lại hoá chất PCB (Dioxin tương đương) trong các circuit board. Chất nầy là một lớp mõng cách điện đã được tráng lên trên các board.

Kết quả là gần 80% trẻ em sống ở vùng nầy đều bị nhiễm độc chì! Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, các quốc gia như Ấn Độ, Pakistan, Africa (trực tiếp tiếp nhận phế thải điện tử như một bãi rác) cũng mang cùng một số phận như Trung Quốc. Việt Nam tuy chưa được đưa lên danh sách, nhưng qua các số liệu về nhập cảng phế thải của cục thống kê và hải quan, tình trạng trên sẽ không loại trừ cho Việt Nam trong một tương lai không xa.

Một khám phá mới nhất của một nhà khoa học Trung Quốc, TS Ming H. Wong đã đi đến kết luận công cuộc tái tạo phế thải điện tử ở Trung Quốc làm cho lượng Dioxin trong sữa của các bà mẹ sống trong những thành phố phát triển ngành tái tạo trên tăng lên; từ đó trẻ sơ sinh có thêm nguy cơ nhiễm độc Dioxin gấp nhiều lần hơn trẻ em sống ngoài vùng ảnh hưởng. Khám phá cũng cho thấy tỷ lệ ung thư, dị hình dị dạng nơi trẻ con cũng tăng cao.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), giới hạn chấp nhận (tolerable daily limit) tiếp nhiễm hàng ngày đối với hai hoá chất Dioxin và PCB ở thành phố trên cao gấp 25 lần hơn bình thường.

Từ các kết quả nghiên cứu trên, vấn đề tái sử dụng phế liệu điện tử cần phải được lưu tâm nghiêm chỉnh hơn nữa đối với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam cần thu hồi một số nguyên vật liệu từ các loại phế thải hơn. Đây là một việc làm đúng đắn vừa giải quyết được nguồn nguyên liệu hiếm quý, vừa tạo công ăn việc làm cho người dân. Nhưng với phương cách ly tách nguyên liệu cổ điển như kể trên, vấn đề an toàn sức khoẻ cho người lao động và người dân sống trong vùng phải là một việc làm ưu tiên. Mức báo động cùa Cơ quan y tế Thế giới đã nói lên tính cách nghiêm trọng của vần đề.

Tâm lý quần chúng trong việc sử dụng máy móc điện tử

Mức tái tạo các máy điện tử ngày càng tăng, tuy nhiên cũng vẫn không hạn chế được vấn nạn phế thải vào môi trường. Vấn đề ngày càng bế tắc vì tâm lý chọn "đồ mới" và khả năng tiêu thụ của người tiêu dùng ngày càng cao. Một thí dụ về điện thoại di động chẳng hạn, trung bình một người Anh có 3,7 điện thoại di động, trong lúc đó mỗi người chỉ cần một mà thôi!.. Do đó tâm lý thay đổi và thói quen mua sắm là hai yếu tố quyết định khiến cho người dân phí phạm qua kết quả nghiên cứu của Hội đồng Nghiên cứu Xã hội và Kinh tế Anh (Economic and Social Research Council).

Để chuyển đổi một thói quen không lành mạnh trên, hàng năm nhiều Hội thảo được tổ chức dưới nhiều chủ đề khác nhau như: Giảm thiểu Tiêu thụ: Giảm thiểu tiêu dùng, Tiêu dùng lại, v.v… xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở các quốc gia đã phát triển. Các hội thảo nầy nhằm mục đích giúp người tiêu dùng ý thức được vấn đề và thay đổi cung cách cùng nếp suy nghĩ trong nhu cầu máy móc điện tử của mình.

Đối với người tiêu thụ ở các quốc gia đang phát triển, nhu cầu "có mới nới cũ" càng phổ quát hơn, do đó nảy sinh ra tình trạng phí phạm trong lãnh vực điện tử nầy, nhất là đối với một số người bổng chốc từ "nghèo hèn" biến thành "đại gia" lại càng có nhiều trò phí phạm lố bịch hơn nữa. Thiết nghĩ, đây là một căn bịnh không kém tầm quan trọng của các quốc gia nầy như Việt Nam chẳng hạn.

Thay lời kết

Qua phần trình bày trên đây, chúng ta thấy rằng mọi vấn đề đều gồm cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Trong lãnh vực khoa học và văn minh, một tiến bộ khoa học giúp cho con người thăng hoa đến một đời sống thoải mái hơn, tạo dựng nhiều cơ hội cho con người thoả mãn được nhu cầu trong đời sống hàng ngày của chính mình.

Nhưng ngược lại, một khi đạt được nhu cầu của đời sống hiện tại, con người lại muốn đi xa hơn nữa, cố gắng tạo thêm những nhu cầu mới…Từ tâm lý đó, làm cho khoa học phát triển; nhưng cũng từ đó làm cho con người bị tha hoá và chạy theo những nhu cầu không cần thiết. Thế giới đang bất ổn cũng chính vì tâm lý trên. Thêm một điều nghịch lý nữa là chính nhờ tâm lý đua đòi, ưa chuộng mới của người tiêu thụ kích thích các nhà làm khoa học sáng tạo thêm để tạo ra sản phẩm mới, đôi khi không cần thiết cho nhu cầu hàng ngày của con người. Điều nầy sẽ mang đến nhiều tác hại cho môi trường và thiên nhiên cũng bị tổn thương mặc dù kinh tế có tăng trưởngthêm qua dịch vụ nầy.

Bước qua lãnh vực tái tạo máy móc điện tử, một điều không thế chối cãi được là các quốc gia đã phát triển lợi dụng nhu cầu phát triển của các quốc gia đang phát triển để chuyển dịch phế thải độc hại vào các xứ nầy tạo ra một tình trạng bất ổn định về môi trường cũng như nguy cơ ảnh hưởng lên sức khoẻ của người dân. Tình trạng nầy phải được chấm dứt dưới một hình thức nào đó.

Muốn được như thế, các quốc gia tiên tiến cần phải thay đổi não trạng và tâm lý tiêu dùng những máy móc điện tử cho hợp lý, chấm dứt việc sử dụng các quốc gia đang phát triển như một bãi rác cho phế thải điện tử nữa.

Đối với các quốc gia đang phát triển, cần chấm dứt việc sử dụng tù nhân để làm "lao động không công" cho công cuộc tái tạo máy móc điện tử, chấm dứt việc thải hồi vô tội vạ vàa nguồn đất và nước của chính quê hương mình.

Có làm được như thế, thế giới ngày mai mới hy vọng quân bình lại được mức cung và cầu cũng như hạn chế phần nào nguy cơ ô nhiễm toàn cầu.

Mai Thanh Truyết
California 2/2008

Rác Phóng Xạ

Phế Thải Ngàn Năm: Rác Phóng Xạ

MAI THANH TRUYẾT

Việt Báo Chủ Nhật, 8/31/2008, 9:03:00 PM

Một loại phế thải độc hại đang làm bận tâm nhiều nhà làm chính sách, nhà khoa học trên thế giới ngày hôm nay là phế thải phóng xạ. Đây có thể nói chính là bộ mặt trái của nền văn minh nhân loại khi phát minh ra nguồn nguyên tử năng để tạo ra năng lượng tiêu dùng trên thế giới ngày hôm nay.

Thông thường, bất cứ một sinh hoạt nào phát sinh hay sử dụng nguyên liệu phóng xạ đều thải hồi ra rác phóng xạ. Trong các hầm mỏ, nhà máy phát điện nguyên tử, trong kỹ nghệ quốc phòng, kinh tế, y khoa, hay trong nghiên cứu áp dụng tia phóng xạ đều sản xuất ra phế thải phóng xạ.

Ngay từ khi thực hiện những áp dụng nguyên tử vào mục tiêu năng lượng như việc xây dựng những trung tâm phát điện, con người vẫn nghĩ rằng vấn để phế thải nguyên tử không phải là một vấn đề quan trọng, và được suy diễn rác phóng xạ cũng như bao loại phế thải khác nghĩa là có thể xử lý hay tái tạo lại được.

Nhưng hiện nay, rác phóng xạ trở thành một vấn đề cấp bách cho các quốc gia trên thế giới vì mức độ an toàn, mức rò rỉ của các hầm chôn cất phóng xạ ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng lên môi trường, cũng như việc xử lý không đơn giản như các dự đoán từ nguyên thủy.

Và ngày hôm nay, việc giải quyết phế thải phóng xạ là một vấn đề phức tạp, không phải vì bản chất của phế thải, mà vì sự phức tạp của những luật lệ liên quan đến sự điều hành và xử lý phế thải phóng xạ lầy. Tại Hoa Kỳ, các cơ quan liên quan đến việc quản lý rác phóng xạ là: Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA), Hội đồng Luật lệ Hạch nhân (NRC), Bộ Năng lượng (DOE), và Bô giao thông (DOT). Rác phóng xạ được phân loại theo nguồn gốc của phế thải chứ không theo nồng độ của từng phế thải. Đó là: 1) Phế thải từ các cọc năng lượng trong lò phản ứng hạch tâm, 2) Phế thải có nồng độ phóng xạ cao ở các lò phản ứng, 3) Phế thải phóng xạ từ các chương trình quốc phòng, 4) Phế thải từ các hầm mỏ uranium, 5) Phế thải có nồng độ thấp, 6) Phế thải từ các máy phát sinh ra phóng xạ như máy X-ray v.v…

Nguồn phóng xạ

Sự phóng xạ là một tính chất đặc biệt của một số nguyên tố như Uranium có thể phát thải ra trong điều kiện thông thường, các tia (radiation) alpha và beta, đôi khi tia gamma do sự phân huỷ tự nhiên (disintegration hay decay) nhân (nuclei) của nguyên tử. Do đó, có nhiều loại phóng xạ mang cường độ khác nhau tuỳ theo số lượng các tia phóng xạ trong mỗi nguyên tố.

Bất cứ áp dụng hiện tượng phóng xạ trên trong việc đem lại phúc lợi cho nhân loại cũng đều tạo ra phế thải phóng xạ hay phế thải hạch nhân (nuclei waste). Và cung cách tiếp cận của nguồn phế thải lầy vào cơ thể chúng ta chính là nguồn nước và không khí.

Nguồn nước bao bọc quả địa cầu là nơi dung dưỡng và phát thải chất phóng xạ vào môi trường. Khi một phế thải phóng xạ đi vào đường nước, các tia phóng xạ đó sẽ được hấp thụ bởi cây cỏ chung quanh nguồn nước trên, cũng như tất cả các sinh động vật sống trong vùng nước bị nhiễm độc trên. Các tia phóng xạ cũng có thể lơ lửng trong không khí và xâm nhập vào cơ thể con người, cây cỏ, thú vật và nguồn đất. Dó đó, con người có thể hấp thụ các chất phóng xạ qua đường nước, không khí, và thực phẩm.

Tựu trung, chất phóng xạ có thể tích tụ trong cơ thể lâu hơn đời sống của con người vì sự bán huỷ (half life) của những tia phóng xạ dài hơn một ngàn năm dựa theo ước tính của Viện Hàn lâm Quốc gia Khoa học Hoa Kỳ (US NAS). Cũng theo ước tính trên thì số lượng rác phóng xạ Hoa kỳ chứa trong năm 1983 phải cần đến 3 triệu năm sau đó mới có thề tự phân huỷ trở về định mức thiên nhiên.

Việc tiếp cận phóng xạ đến từ nhiều nguồn khác nhau:

• Quần áo bảo vệ cơ thể;

• Các súc vật thí nghiệm trong phản ứng có chứa phóng xạ;

• Hệ thống nước làm nguội các nhà máy điện nguyên tử, các cọc phóng xạ (fuel rod), và tất cả dụng cụ trong nhà máy điện nguyên tử;

• Nhà máy tinh chế các cọc phóng xạ;

• Các dụng cụ y khoa có chứa phóng xạ v. v…

Phân loại phế thải phóng xạ

Phế thải phóng xạ được chia ra làm ba loại: phế thải có nồng độ cao, phế thải sau khi tách phóng xạ từ các hầm mỏ gọi là mill tailings, và phế tảhi có nồng độ thấp.

1- Phế thải phóng xạ có nồng độ cao: Đây là nguồn phế tảhi quan trọng nhất gồm các cọc phản ứng phóng xạ trong những nhà máy năng lượng phóng xạ dùng trong thương mại và quốc phòng. Đây là nguồn phế thải có thể phát thải phóng xạ hàng triệu năm sau đó.. Tại Hoa Kỳ, các nàh máy phát điện hạch tâm phát thải hàng năm trên 3.000 tấn phế thải loại lầy, chưa kể các nguồn phế thải trong quốc phòng. Phế thải từ các cọc phản ứng của 100 nhà máy điện hạch tâm ở Hoa Kỳ hàng năm chiếm một diện tích bằng một sân bóng bầu dục và dầy trên một bộ (foot). Chỉ một cọc phản ứng phế thải phát xuất ra trên 1 triệu rems (đơn vị phóng xạ).

Hiện tại, đối với các loại phế thải lầy, những nhà máy năng lượng hạch nhân dùng phương pháp ngâm trong nước lạnh chứa trong bồn chứa bằng chì (lead), nhằm mục đích ngăn chặn sự phát thải của tia phóng xạ gamma và phòng ngừa sự tách rời (fission) của các nguồn phóng xạ còn lại ở trong cọc. Đây chỉ là một giải pháp tạm thời trong khi chờ đợi quyết định của Bộ Năng lượng có thể ban hành trong năm 2008 nơi "an nghỉ" sau cùng ở Nevada…

2- Phế thải từ các hầm mỏ phóng xạ: Đây là nguồn phế thải ph1ongxạ sau khi tinh chế đất, đá có chứa phóng xạ từ các hầm mỏ. Thông thường các mõ uranium chỉ có nồng độ khoảng 1%, tất cả các phần còn lại là phế thải chiếm một diện tích rất lớn phát tảhi phóng xạ có thể làm ô nhiễm nguồn nước và không khí chung quanh vùng được khai thác. Tính đến 1989, toàn quốc Hoa Kỳ chứa 140 triệu tấn loại phế thải nầy, và hàng năm phát thải thêm khoảng 15 triệu tấn. Mặc dù nồng độ phóng xạ thấp, nhưng vẫn có nhiều chất đồng vị có thể tồn tại hàng triệu năm.

3- Phế thải phóng xạ nồng độ thấp: Đây bao gồm tất cả các nguồn phế thải phóng xạ không nằm trong hai loại phế thải trên. Đó là các nguồn nước thải trong các lò phản ứng, những nguồn phóng xạ trong các phòng thí nghiệm, bịn viện, và trong kỹ nghệ. Tuy được liệt kê nguồn phế thải phóng xạ có nồng độ thấp, nhưng điều đó không có nghĩa là không nguy hiểm, vì các tia phóng xạ nầy vẫn tồn tại trong nước và trong không khí hàng ngàn năm sau đó.

Phế thải nầy được chia ra làm hai loại: Phế thải nước chứa các cọc phóng xạ trong thời gian phản ứng; và phế thải từ các khai trung hoà (neutron) trong thời gian tinh chế những cọc phản ứng. Các loại phế thải nầy được chứa tại những địa điểm phát sinh ra phế thải cho đến khi bị phân huỷ (decay) hoàn toàn, và sau đó mới được chuyển tải vào các bãi rác.

Giải quyết phế thải phóng xạ

Đối với những nguồn phế thải có nồng độ phóng xạ thấp, bãi rác dành riêng cho loại phế thải nầy được xây dựng từ những năm 1960. Nơi đây, các đường hầm chứa phế thải được thiết lập sâu dưới bãi rác. Thùng phế thải được chuyển vào các đường hầm trên và được bao bọc bằng những lớp đất được nén cứng để tránh mức độ ẩm có thể ảnh hưởng đến phết thải phóng xạ trong các thùng chứa kín.

Qua ba nguồn phế thải phóng xạ kể trên, phế thải phóng xạ có nồng độ cao là nguy hiểm nhất, và phương cách để tồn trử dài hạn cho loại phế thải lầy cần phải ngăn ngừa hiện tượng rò rỉ ra ngoài nguồn nước hay lòng đất, hoặc không khí. Trước hết cần phải giảm thiểu tối đa thể tích của phế thải, và trong mỗi bồn chứa cần phải ước tính mức độ đồng vị phát thải trong tương lai cũng như phản ứng phát nhiệt cần phải tính toán để các thùng chứa phế thải không bị nứt ra.

Sau cùng, các thùng chứa phế thải được chôn sâu vào lòng đất bao bọc bằng những hầm chứa xây liên cố bằng xi măng dầy.

Từ những năm 1940 đến 1960, những thùng chứa phế thải phóng xạ được chôn vùi dưới long đại dương. Giải pháp nầy được chấm dứt vào năm 1970 khi EPA Hoa Kỳ khám phá ra rằng có ít nhất ¼ các thùng chứa dưới đáy biển bị rò rỉ.

Vào thập niên 1980, Hoa Kỳ mới chọn giải pháp chôn phế thải phóng xạ trong lòng đất và đã chi ra trên 2 tỷ Mỹ kim cho giải pháp nầy bằng cách xây dựng những đường hầm dưới lòng đ ất sâu để chứa những thùng phế thải.

Vào năm 1987, vùng núi Yucca thuộc tiểu bang Nevada, 100 dậm về phía Tây Bắc của thành phố Las Vegas, được chọn làm nơi an nghĩ sau cùng của loại phế thải nầy. Chi phí dự trù thêm là 15 tỷ Mỹ kim và dự định đi vào hoạt động vào năm 2010.

Từ đó đến nay, vẫn chưa có một quyết định sau cùng nào cả vì có nhiều ý kiến từ nhiều phía khác nhau. Những tranh cãi tiếp tục diễn ra, và vấn đề phế thải phóng xạ vẫn còn là một đề tài thời sự.

Những tranh luận về một "bãi rác" cho phế thải phóng xạ

Qua những bất đống quan điểm về mức phóng xạ, sư an toàn sau khi rác phóng xạ được chôn vào lòng đất…các nhà khoa học, kinh tế, và chính trị có nhiều giải pháp đề nghị khác nhau như: 1- Cho tất cả phế thải phóng xạ vào một bồn chứa kín và chuyển tải vào quỷ đạo trái đất; 2- Chôn phế thải phóng xạ dưới các tảng băng vùng Nam cực; 3- Hay táo bạo hơn nữa là phá huỷ (bombard) phế thải phóng xạ bằng bom nguyên tử để biến đổi phế thải thành những đồng vị (isotope) ít độc hại hơn. Nhưng tất cả 3 giả thuyết trên đều không được áp dụng.

Sau cùng giải pháp Yucca vẫn đang còn nằm trên bàn tranh luận cả ở Thượng viện và Tối cao Pháp viện.

Kết luận

Hiện tại, những nhà làm luật của tiểu bang Nevada đang kiện EPA về giải pháp Yucca, mặc dù công trình vẫn đang tiếp tục xây dựng để chứa tất cả những phế thải phóng xạ có nồng độ cao từ khắp nước Mỹ. Các cuộc tranh cãi đang đi vào bế tắc, ít nhất là trong giai đoạn hiện tại sau hơn 60 năm tranh luận về giải pháp giải quyết vấn để phế thải phóng xạ nầy.

Bế tắc vì phế thải được tạo ra chỉ nhằm mục đích giải quyết tiện nghi cho một thành phần dân chúng sống ở nhữnh thành phố lớn. Và thành phần dân chúng phải gánh chịu trước mắt là những vùng nông thôn xa xôi, chẳng những không được hưởng những phúc lợi trên mà còn phải đối mặt với nguy cơ phát sinh ra từ bãi rác.

Cũng như trong tương lai, con người hiện tại hưởng tất cả thành tựu về việc ứng dụng nguyên tử và hạch nhân trong đời sống; trong lúc đó di hại sẽ còn kéo dài nhiều thế hệ tiếp theo sau. Đây chính là điểm bất công nhất dưới tầm nhìn của những nhà tương lai học và dưới quan điểm toàn cầu hoá.

Từ những suy nghĩ trên, thiết nghĩ một vài biện pháp căn bản sau đây có thể góp phần vào việc giải quyết vấn nạn phế thải phóng xạ trong khi chờ đợi một giải pháp tối ưu cho vấn đề. Đó là:

1- Cần phải hạn chế thể tích phế thải phóng xạ bằng cách cô lập bộ phận thực sự phát thải phóng xạ mà thôi;

2- Phân tích và tách rời các loại phế thải có mức độ tự huỷ (decay) khác nhau để giảm thiểu diện tích của bãi rác;

3- Hạn chế và nếu có thể, chấm dứt việc sử dụng năng lượng hạch tâm;

4- Phát triển nghiên cứu các loại năng lượng sạch và năng lượng tái tạo nhằm mục đích giải quyết vần đề cũng như hạn chế được hiện tượng hâm nóng toàn cầu.

Làm được các điều trên, theo ước tính của nhiều nhà khoa học, sẽ giải quyết được một phần nào bế tắc của giải pháp Yucca tại Hoa Kỳ cũng như ở các quốc gia phát triển Âu Châu.

MAI THANH TRUYẾT
//////////////////////////////////////////////////