Video Nói Chuyện và Thắp Nến-Toronto

 
(Le Thap Nen Phan 1)
 
 
Le Thap Nen phan 2)

Nói Chuyện ở Toronto-Canada

 

ĐÊM THẮP NẾN CẦU NGUYỆN TẠI CHÙA PHÁP VÂN,CANADA THÀNH CÔNG VIÊN MÃN.


ĐÊM THẮP NẾN CẦU NGUYỆN TẠI CHÙA PHÁP VÂN,CANADA THÀNH CÔNG VIÊN MÃN.


30-05-2009

"...Trong suốt vận hành lịch sử hơn 20 thế kỷ kể từ ngày đạo pháp được du nhập, PG đã gắn liền với dòng sinh mệnh của dân tộc, cùng chung chịu những thăng trầm vinh nhục với đất nước qua bao cuộc chiến tranh chống xâm lược bảo vệ giang sơn gấm vóc. Những lúc dân tộc bị xâm lược bị đàn áp nô lệ thì những người con phật dù là tại gia hay xuất gia đều phải thể hiện tình thương và trách nhiệm của mình trước sự tồn vong của đất nước. Biết bao nhiêu xương máu của tăng ni và phật tử đã đổ xuống trong tiến trình chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân.

Điểm lại dòng lịch sử tang thương nhưng hào hùng bất khuất để chúng ta thêm một lần nữa cùng nhau cảnh giác trước những âm mưu và hiểm họa xâm lược của chính quyền CS Trung Hoa mà việc khai thác quặng bauxite tại Cao Nguyên Trung Phần VN hiện nay chỉ là một phần trong các sách lược thôn tính xâm lăng VN của tập đoàn Cộng Sản Trung Hoa."

thap nen

Hội trường vang vọng từng lời thật trân trọng của TT Nguyên Lạc, gợi nhớ lại trang sử hào hùng bất khuất nhưng cũng lắm tang thương của dân tộc Việt Nam. Khi mọi người còn chưa hết say sưa với niềm hãnh diện, cũng như lòng xót xa ngậm ngùi, thì những lời cung kính giới thiệu thành phần tham dự đã làm mọi người quay về với phút giây hiện tại, để nhận thấy sự hiện diện của:

-      Đại lão Hòa Thượng thượng Tâm hạ Châu, thượng thủ GHPGVNTN thế Giới.
-      TT Thích Bổn Đạt, chủ tịch HĐĐH GHPGVNTNHN tại Canada, kiêm viện chủ tu viện Phổ Đà, Ottawa.
-      TT Thích Trí Thành, tổng vụ trưởng tổng vụ Tăng sự GHPGVNTNHN tại Canada.
-      TT Thích Viện Diệu, tổng vụ trưởng tổng vụ Cư sĩ GHPGVNTNHN tại Canada, viện chủ Chùa Thuyền Tôn, Montreal, Canada
-      TT Thích Tâm Hòa, tổng vụ trưởng tổng vụ hoằng pháp GHPGVNTNHN tại Canada, trụ trì Trung Tâm Văn Hoá Phật giáo chùa Pháp Vân, Canada.
-      TT Thích Nguyên Lạc, chủ tịch uỷ ban giám sát GHPGVNTNHN tại Canada.
-      TT Thích Nhật Quán, tổng vụ trưởng tổng vụ Văn Hoá GHPGVNTNHN tại Canada.
-      TT. Thích Trí Dũng Trụ trì chùa Linh Sơn - Toronto
-      TT Thích Tâm Đăng, tổng vụ trưởng tổng vụ Thanh niên GHPGVNTNHN tại Canada, trụ trì chùa Hương Đàm, Halminton, Canada.
-      ĐĐ Thích Như Thanh, trụ trì chùa Kim Quang, Brampton, Canada.
-      ĐĐ Thích Đạo Hạnh, tổng vụ trưởng tổng vụ Nghi lễ GHPGVNTNHN tại Canada.
-      ĐĐ Thích Tâm Minh, tổng vụ phó tổng vụ Hoằng pháp GHPGVNTNHN tại Canada.
-      ĐĐ Thích Nguyên Mãn, tổng vụ trưởng tổng vụ Tài chánh GHPGVNTNHN tại Canada, trụ trì chùa Long Hoa, North York.
-       Sư cô Thích Nữ Từ Diệu, thủ quỹ HĐĐH GHPGVNTNHN tại Canada, trụ trì chùa Thuyền Tôn, Brampton.
-      Sư cô Thích nữ Chân Thành, thành viên GHPGVNTNHN tại Canada.
-      Sư cô Thích nữ Diệu Liên ni chúng chùa Long Hoa – Toronto
-      Ni cô Thích nữ Diệu Thuần ni chúng chùa Từ Thuyền Brampton
-      cùng các tổ chức hội đoàn, đoàn thể người Việt quốc gia, đại diện các cơ quan truyền thông báo chí, truyền thanh truyền hình, quý thân hào nhân sĩ, quý phái đoàn Phật tử địa phương và các vùng phụ cận.

Thóang chốc đoàn áo ca-sa nhẹ nhàng trầm mặc quang lâm Phật đài giữa dòng người đang trang nghiêm cung đón trong tiếng nhạc Đăng Đàn Cung u huyền thanh thoát. Từng bước chân nhẹ nhàng thế đó nhưng nét mặt sao quá ưu tư. Trong nỗi xót xa chung xuất phát từ lòng yêu thương nhân sinh khổ lụy vô thường, còn có nỗi đau riêng cho một dân tộc Việt Nam chưa có tự do, một đất nước Việt Nam chưa có dân chủ.

Trong tư thế trang nghiêm đạo tràng tiến hành làm lễ chào cờ quốc kỳ Canada, quốc kỳ VNCH, Phật giáo kỳ. Phút tưởng niệm chư lịch đại tổ sư, chư tôn HT, chư TT, ĐĐ tăng ni, chư anh linh các thánh tử đạo đã hy sinh vì sự tồn vong của đạo pháp và dân tộc; các bậc tiền nhân, các anh hùng chiến sĩ đã hy sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước; các chiến sĩ đã và đang ngày đêm tranh đấu vì độc lập tự do và nhân quyền dân chủ cho VN; kể cả những người đã nằm xuống trong lao tù hay các trại cải tạo của chính quyền cộng sản...Các vị ấy chắc đang cảm động trước những tấm lòng thành nơi đây. Tiếng nhạc chiêu hồn cho phút tưởng niệm nghe thê lương quá...

Trong buổi cầu nguyện hôm nay, đặc biệt có sự chứng minh và chủ trì của Đại Lão HT Thích Tâm Châu, và sự hiện diện của Tiến sĩ Mai Thanh Truyết đến từ Hoa Kỳ,...

TT. Bon Dat

Sau phần giới thiệu thành phần tham dự, TT Bổn đạt thay mặt GHPGVNTNHN/Canada đọc bài diễn văn khai mạc. Với giọng đọc nhẹ và rõ của TT, từng lời xoáy sâu vào lòng người nghe với những đoạn thật cảm động, gây niềm thương cảm xót xa khi TT nêu những âm mưu xâm lăng của Trung Cộng cũng như những thờ ơ về trách nhiệm của đảng cộng sản VN đối với người dân trong nước.

Đạo tràng hôm nay vô cùng hân hoan với sự có mặt của HT Thích Tâm Châu. Người viết tự thấy mình thật may mắn khi được trưc tiếp lắng nghe những lời dạy quý báu của Ngài. HT mở lời bằng sự nhắc nhở ân cần: " Toàn thể chúng ta đều biết là PGVN gắn liền với dân tộc Việt Nam cho nên PGVN luôn luôn cho rằng quốc gia và đạo pháp là hai gánh nặng trên hai vai của người con Phật..." .Sau khi ôn lại biết bao công lao vô hạn của tổ tiên chúng ta đã dày công dựng nước và giữ nước, Ngài trình bày về một số vấn đề cơ bản và chi tiết về nguy cơ mất nước trước những sai lầm của chính sách ĐCSVN, một thể chế vô thần gây nên nhiều bất mãn cho người dân, qua từng sự việc đã xảy ra từ lâu về vấn đề lãnh hải, lãnh thổ, cũng như gần đây nhất là việc khai thác quặng bauxite. Với nhiều sự kiện được trình bày, Ngài luôn tỏ lòng tin vào sự nguyện cầu của đại chúng, tin tưởng vào tương lai cho một đất nước Việt Nam dân chủ và phú cường.

Thap Nen

"PGVN chúng ta luôn luôn gắn liền với tinh thần dân tộc VN, cho nên bất cứ ở trong nước hay ngoài nước, nghe đến tin đất nước bị mất, không ai lại không đau xót cả, ngày hôm nay ở đây, chư tôn đức tăng ni cùng toàn thể đồng bào đồng hương Phật tử chúng ta biểu lộ tinh thần ấy, mong mỏi là đất nước VN chung ta sẽ được toàn vẹn và đồng bào Phật tử, đồng hương phật tử, tất cả nhân dân VN đều được an vui, hạnh phúc trong tương lai"

Tuổi già sức yếu, không quản ngại đường xá xa xôi, HT đến với đạo tràng mang theo sự vô uý mà hiên ngang lên án thể chế bất công và mưu đồ bất chính của hai đảng cộng sản Trung cộng và Việt cộng. Ngài mang theo hơi ấm tình thương tưới tẩm lên những "ác tâm", "loạn thần", "tặc tử", Ngài mang theo kinh nghiệm sâu dày giải tỏa những tin đồn thất thiệt, xuyên tạc gây sự hiểu lầm trong nhiều giới Phật tử bấy lâu nay. Hãy lắng nghe HT giải thích bằng những lời nhẹ nhàng cặn kẽ:

"Nói về PGVN, PGVN có bề dày lịch sử 2000 năm, luôn luôn gắn liền với sự thăng trầm của đất nước. Từ 1975 tới nay nhà cầm quyền cộng sản VN đã thi hành chính sách đúng là chính sách của thể chế cộng sản, không tin tưởng nơi tôn giáo. GHPGVNTN trong nước đã cố gắng hi sinh để bảo toàn danh dự và địa vị của PG trong nước, trong đó chúng ta hoàn toàn tin tưởng kính ngưỡng và tán dương công đức của cố HT Thích Huyền Quang, HT Thích Quảng Độ hiện tại đều là những vị hi sinh cao cả trong tinh thần vô úy đó, để giữ lại tinh thần đất nước, tinh thần PGVN chúng ta. (hội trường vỗ tay).

"Chúng ta luôn luôn, dù các ngài mất hay các ngài còn, dù các ngài thành công hay các ngài thất bại, nhưng tinh thần vô úy của các ngài không bao giờ tiêu diệt trong lòng người Phật tử VN chúng ta".(hội trường vỗ tay).

"Vài năm nay chúng ta biết PGVN có hơi bị xáo trộn. Suốt mười năm tại hải ngoại chư tôn đức tăng ni hai bàn tay trắng đã cố gắng tạo dựng những cơ sở PG làm biểu trưng cho tinh thần đạo giáo VN, và trong đó duy trì tinh thần của đất nước VN, không may bị xáo trộn đã làm tan nát cả cõi lòng Phật tử chúng ta, và làm Phật sự nhiều nơi không có thể hoạt động được, đó là do sự hiểu lầm mà ra. Đó là một sự rất đáng tiếc cho PGVN hải ngoại của chúng ta.

Tại sao gọi là hiểu lầm? Có lẽ chùa Pháp Vân ở đây là phải hứng chịu lấy. Vì "Về Nguồn" là phát xuất từ Pháp Vân. Nhưng hai chữ "Về Nguồn" đấy không phải như sự hiểu lầm hay sự ác ý của những người tiêu diệt PG. Những người cố gắng tiêu diệt PG đó, đó là những gì: loạn thần, tặc tử, và gián điệp làm hại cho PG VN chúng ta."
(hội trường vỗ tay).

"Hai chữ "Về Nguồn" đúng ra chữ Hán gọi là "Quy Nguyên". Quy Nguyên, Quy là quay về, Nguyên là nguồn gốc, là cội gốc. Quy Nguyên là nguồn gốc, là cội gốc cho nên hai chữ Về Nguồn ở đây có ý nghĩa là gì, là quay trở về với nguồn gốc gì? của đạo pháp. Không những vậy, ở trong PGVN có mấy câu thơ như thế này "Về nguồn chân tính. Thoát cảnh mê lầm". Ngay câu thơ đó, ở trong gì? tịnh thất, chùa, các cụ tổ đã đặt ra chữ Về Nguồn đó không phải là về nguồn Hà Nội, mà về nguồn chân tính, không phải là về nguồn Hà Nội mà như những kẻ ác tâm đã xuyên tạc muốn tiêu diệt PG bằng hai chữ đó. Cho nên Pháp Vân bị oan uổng vì hai chữ Về Nguồn." (hội trường vỗ tay).

"Nói đúng ra, yêu nhau thì trái ấu cũng tròn, ghét nhau thì bồ hòn cũng gì?...méo. Chúng ta thấy rằng, nếu mà yêu thương thì chắc hai chữ "Về Nguồn" đó khác hẳn, nhưng ngược lại là ác tâm xuyên tạc, thì hai chữ "Về Nguồn" đó họ tưởng cho là Về Nguồn đó là về gì? là trở về Hà Nội. Đâu có phải vậy. Nếu vậy thì phải là gì? là Quy Cố Hương, Quy Cố hương là vê gì? về nơi làng mạc cũ của chúng ta, gọi là gì? gọi là Hồi hương, nhưng không ai dùng chữ Về Nguồn mà gán chỉ cho rằng , đấy là dụng tâm muốn về VN, về Hà Nội để dự lễ Phật Đản. Đâu có phải vậy. Đó là ác tâm của tất cả mọi người muốn xuyên tạc mà thôi. Vậy mong mỏi toàn thể đồng bào đồng hương Phật tử, nhất là những người có tinh thần chống cộng phải hiểu rõ hai chữ đó, đừng xuyên tạc làm tai hại cho cuộc tranh đấu của chúng ta hiện tại. "(hội trường vỗ tay).

"Trước đây Trung Hoa có vị thiền sư tên là Tông Bổn. Tông Bổn thiền sư ngài có ra một bộ sách là "Quy Nguyên Trực Chỉ". "Quy nguyên Trực Chỉ" đó là gì? là trỏ thẳng về nguồn, trỏ thẳng về nguồn ở đây tức là về nguồn chân tính, về nguồn Phật tính để đạt tới đích cao cả giác ngộ và giải thoát. Ở đây tất cả chư vị muốn dùng hai chữ "về nguồn" đấy là hướng về chư vị tổ sư tất cả các hệ phái chúng ta cần phải nhớ ơn các vị, có các vị thì mới có đạo Phật ngày nay VN của chúng ta cho nên hai chữ "về nguồn" đó là hai chữ cao quý lắm, chứ không phải như những người ác ý xuyên tạc. Vậy từ nay trở đi tôi mong mỏi toàn thể quý Phật tử hiểu rõ rằng "về nguồn" tức là về nguồn chân tính, thoát chốn mê lầm, "về nguồn" không phải là về nguồn của những người xuyên tạc, trở về Hà Nội để đầu hàng cộng sản, không bao giờ có điều đó.(hội trường vỗ tay).

Từng đợt pháo tay cứ lần lượt vang dội khắp hội trường sau mỗi ý kiến thật rõ ràng xúc tích, dễ hiểu, hợp tình hợp lý. Và lần này cũng thế. Những tràng pháo tay sau khi HT dứt lời này đủ nói lên lòng người phật tử nhẹ nhàng như thế nào, họ như trút được bao nỗi ưu tư hằng xâm chiếm xáo động tâm thanh tịnh vốn có. Sự có mặt của HT hôm nay đây đã làm trấn an biết bao cõi lòng hoang mang khi chưa phân biệt được chánh-tà, chân-ngụy. Nay tâm tư của Phật tử được thẩm thấu bởi những lời vàng ngọc xuất phát từ khẩu kim của Ngài. Chắc chắn hàng phật tử  từ giờ phút này, ai có lòng tin thì càng vững tin hơn nơi đạo pháp, lòng ai đã từng chùng xuống, thất vọng nay đã khơi lại được niềm tin đối với đạo pháp nói chung, đối với đạo tràng pháp Vân nói riêng, nơi mà các hàng Tăng chúng và Phật tử chân chính đã từng hứng chịu những oan uổng cách đây hai năm kể từ Ngày Về Nguồn lần đầu tiên được tổ chức tại Chùa Pháp Vân vào tháng 9-2007 vừa qua.

Kể từ nay, người viết yên tâm và tin chắc rằng, mỗi khi tới lui ngôi đạo tràng Pháp Vân này, người viết sẽ được thấy lại niềm tin vui trong ánh mắt nụ cười thân quen của quý Thầy. Quý Thầy vui không phải vì chính quý Thầy được minh oan, mà chính vì lòng Phật tử được thông suốt quay về với niềm tin chân chính.

Trong suốt hơn 30 phút ban phát đạo từ và trấn an lòng người Phật tử, không có từ ngữ nào mà  không mang đậm nét của tinh thần từ-bi của Phật Giáo, thậm chí khi Ngài nói đến những sai lầm của Đảng Cộng Sản Việt-Nam, Đảng Cộng Sản Trung-Hoa, và những kẻ vô minh gây chia rẽ PG làm nhân tâm ly tán, Ngài cũng tỏ lòng thương xót tội nghiệp cho họ. Người viết đang cố gắng học hỏi theo thái độ ôn hòa đó của Ngài.

"Thật sự nhà cầm quyền CSVN hiện tại tiến thoái lưỡng nan, mắc câu của Trung Cộng rồi, mang tiếng là đòi độc lập, nhưng thật sự hiện tại không có tự do, độc lập, và luôn luôn bị áp lực của Trung cộng đòi cái nọ, cái kia, không cho không đưọc, đấy là sự tội nghiệp cho tất cả những nhà lãnh đạo CSVN. Nhưng mà nếu họ hiểu biết, bây giờ chịu thay đổi thể chế CS, biến thể chế CS thành thể chế dân chủ cộng hòa để đòi lại đất nước VN chúng ta...."

Tràng pháo tay kéo dài thay lòng tri ân HT với những lời dạy đáng trân quý, đã làm thỏa mãn lòng phật tử. Tràng pháo tay đó liên tục không dứt chào đón bài thuyết trình của tiến sĩ Mai Thanh Truyết, chủ tịch hội Khoa Học Kỹ Thuật VN tại Hoa Kỳ.

Trước khi đi vào vấn đề, Ts bộc bạch chân tình về sự khó khăn thử thách trên con đường từ Hoa Kỳ đến chùa Pháp Vân Canada. Cùng với tâm tình đó, Ts đã tạo thêm nhiều cảm mến cho hàng Phật tử Canada bằng một niềm tin nơi đạo pháp.

Mai Thanh Truyet

"Thưa tất cả quý liệt vị có mặt ngày hôm nay, chúng tôi chấp nhận những thách thức đó cũng như qua bài của Đại lão HT vừa ban cho chúng ta. PGVN luôn luôn trường tồn, chỉ có những kẻ bán thầy, những kẻ theo ngoại bang mới có thể làm xáo động được PGVN. Nhưng sau cùng chắc chắn PGVN vẫn còn và đất nước VN vẫn còn mãi mãi trong lòng dân tộc chúng ta-những người VN."

Nói như thế để chúng ta thấy rằng, Ts không chỉ giỏi về chuyên môn của mình, không chỉ có sự nhiệt tâm, lòng yêu nước, mà Ts còn có chiều sâu về tâm linh, như có lần Ts đã nhắc đến bi-trí-dũng, và kêu gọi mọi người góp lời cầu nguyện cho 15 nhóm dân tộc thiểu số đang sống tại vùng Cao Nguyên Trung Phần VN có sự an lành, đất nước tổ tiên của họ đang bị dày xéo và trong tương lai gần họ không còn đất để sống.

Bài thuyết trình có hai phần chính, xoay quanh, phân tích kế hoạch thôn tính VN của Trung Cộng thông qua các chiêu bài về Hiệp định biên giới, Hiệp ước lãnh hải, và kế hoạch khai thác quặng bauxite. Hai phần đó là:

-      Tác hại về môi trường của việc khai thác quặng mỏ bauxite tại Nhân Cơ.

Ts phân tích điểm lợi và hại môi sinh khi khai thác quặng mỏ, giải thích về lợi điểm của thảm thực vật, của rừng nguyên sinh, hậu quả do môi trường nước bị ô nhiễm, những khó khăn về vấn đề năng lượng điện và nước, tác hại của bụi đỏ,bùn đỏ, các hóa chất và chất phóng xạ,...Tất cả những điều đó ảnh hưởng trực tiếp lên người dân địa phương và vùng phụ cận, dẫn đến tình trạng bệnh tật, người dân không có việc làm, kinh tế kém hiệu quả, giết chết kỹ nghệ sản xuất trà, cao su, cà phê,...

-      Tiếp lời HT nói lên âm mưu chiếm đóng của TQ mà không phải là đã xảy ra do việc khai thác quặng mỏ bauxite mà âm mưu đó đã tìm ẩn, bắt đầu từ 30-40 năm về trước kể từ ngày ĐCSVN tự nhận là chính quyền chính thống vào năm 1945. Ts phát biểu:

"Việc khai thác quặng mỏ bauxite đây không phải là việc áp đặt của Trung cộng hay một sức ép Trung cộng đối với ĐCSVN mà đây là một sự cấu kết giữa hai đảng cộng sản, một sự đồng thuận, một sự tính toán từ đầu giữa hai ĐCS để di đến một việc kiểm soát vì chiếm được Cao Nguyên Trung Phần VN là chúng có được hoàn toàn tón thể vùng Đông Nam Á..."

Và đây là ý kiến của Ts thay lời kết cho bài thuyết trình:

"Vì vậy đứng trước tình thế này, chúng ta phải làm gi? CSVN lợi dụng tình thế sôi động của người dân trong nước và người dân hải ngoại. Nêu cao tinh thần đoàn kết trong và ngoài nước để chống đối việc ngơại xâm là Trung cộng, và một số trí thức VN ở hải ngoại cũng nắm bắt điều đó và cổ xúy lên tinh thần đoàn kết chống lại Trung cộng. Xin thưa, chúng ta phải chống lại nguyên nhân tạo ra sự hiện diện của Trung cộng, tạo ra nguy cơ cho Trung cộng chia chiến tuyến VN và nguyên nhân đó là do ai? Xin thưa nguyên nhân đó chính ĐCSVN. Do đó, như Thầy thượng thủ nói vừa qua, giải quyết ĐCSVN đó mới là công việc đầu tiên của chúng ta. Giải quyết nguyên nhân đem lại lợi thế cho Trung cộng đi vào VN. Do đó, ngày hôm nay chúng ta phải nắm bắt và khẳng định rằng CSVN cần phải được chuyển thể, chuyển hóa được giải tỏa trước khi chúng ta nói đến những vấn đề khác. Và chúng tôi hy vọng với tinh thần bi-trí-dũng của PGVN và đưa tất cả người dân toàn cõi VN trong và ngoài nước giữ vững lòng tin và lòng cầu nguyện trong tinh thần PGVN."

Tiếng vỗ tay giòn tan nhưng vẫn không xua tan được nỗi lo lắng cho vận mệnh của đất nước trong lòng người con Việt. Những trình bày đó rất hữu ích cho những ai chưa hiểu rõ tình trạng đất nước tại quê nhà thì nay đã hiểu rõ. Nhưng ai đã hiểu rõ rồi càng ưu tư trăn trở tìm cách thoát nguy cho quê hương yêu dấu.

Một đoạn phim tài liệu được trình chiếu. Lòng người càng thổn thức hơn. Mối lo âu cùng với niềm tự hào dân tộc hơn 4000 năm văn hiến làm không gian trở nên lặng lẽ thâm trầm.

Với niềm tin độc lập tự chủ đã trở thành truyền thống của dân tộc VN, những ngọn nến đuợc chuyền tay nhau dưới ánh sáng mờ nhạt dần của một ngày sắp tắt nắng hắt vào qua vuông cửa sổ nhỏ bên tường. Tiếng chuông ngân vang, đạo tràng yên lắng. Trước Phật đài, hàng tăng ni Phật tử và đồng hương lắng lòng thanh tịnh, gắng nén cảm xúc qua những sự thật đáng lo ngại cho quê hương VN vừa nêu, gắng nhiếp tâm theo lời niêm hương của HT Tâm Châu dâng lên Tam Bảo và mười phương chư Phật. Để rồi sau một thời kinh ngắn ấm áp được tụng lên với sự hòa nhịp của tiếng chuông tiếng mõ, đạo tràng thật sự gửi những ước mong, hy vọng theo cùng với lời nguyện thăp nến thật chân thành của TT Tâm Hòa:

thap nen

"Ngưỡng lạy thập phương chư Phật, chư đại bồ-tát, chư hiền thánh tăng từ bi chứng giám,
Ngưỡng vọng hồn thiêng sông núi,
Ngưỡng vọng anh linh chư vị khai quốc công thần, tiền bối hữu công, hữu danh vô danh, đã hy hiến cuộc đời và sinh mệnh cho công cuộc dựng nước, giữ nước cho giang sơn bền vững bốn nghìn năm văn hiến của giòng giống Lạc Hồng.

Hôm nay chúng con qui tụ nơi đây, với nhiều thế hệ già-trẻ và nhiều thành phần khác biệt trong xã hội quê người, nhưng đều cùng cảm nghe được tiếng vọng thống thiết của quê hương, cùng muốn chia sẻ nỗi đau nhục của toàn dân mà lên tiếng cáo tri tình huống nguy ngập, nghiêng ngã của cơ đồ xã tắc.

Nước Việt ta trải hơn bốn nghìn năm, tiên-tổ cha-ông nối tiếp nhau, đã không ngại hy sinh để mở mang và giữ gìn từng tấc đất. Trải bao tiền triều, những thời cực thịnh Đinh, Lê, Lý Trần, giang sơn bền vững là nhờ "đem đại nghĩa để thắng hung tàn", dân tộc yên vui vì biết "lấy chí nhân thay cường bạo". Đau đớn thay, nhiều năm qua đất nước đã phải chìm ngập trong nỗi khốn cùng khổ đau, là do các ý thức hệ và chủ nghĩa ngoại lai không thích ứng nền nếp suy nghĩ và ý nguyện của toàn dân; lại thêm những tham vọng cá nhân và đảng phái đã đẩy dân sinh vào biển lệ đau thương nghèo kém, biến quê hương thành mồi ngon cho những ý đồ xâm lăng, chiếm hữu.

Vì vậy, với lòng thành cùng hướng về quê hương, chúng con xin thành kính đốt lên những ngọn nến nhỏ, một lòng tha thiết:

-         nguyện cầu những kẻ tham tàn, vong bản sẽ hối cải quay đầu, thương nước nhớ nguồn, biết hợp sức cùng toàn dân bảo vệ bờ cõi thiêng liêng của tiền nhân để lại;

-         nguyện cầu những ai có mộng tưởng và hành vi chiếm đoạt, xâm lấn lãnh thổ lãnh hải của nước khác nên thức tỉnh dừng ngay để tránh những tranh chấp binh đao máu lửa, tiết kiệm máu xương của nhân dân các nước;

-         nguyện cầu dân chủ sớm được thực thi trên đất nước triền miên thống khổ; các tôn giáo được tự do sinh hoạt; nền văn hóa truyền thống cao đẹp sẽ được phục hồi; và

-         nguyện cầu hòa bình an lạc sớm trở về trên quê hương Việt Nam để con cháu Lạc-Hồng có thể cùng nhân loại sánh vai, chung hưởng giấc mơ thịnh trị, thái bình.

Thắp ngọn nến này, thắp lên những tấc lòng của nhiều thế hệ Việt Nam nhớ về đất tổ quê cha, ước mong cảm ứng đến muôn phương, để triệu tấm lòng trong nước ngoài nước sáng lên ánh lửa nhân nghĩa và kiêu hùng bất diệt của giòng giống Lạc Hồng."

Phút giây này sao tĩnh lặng quá, không gian chỉ còn đọng lại lời nguyện trầm lắng của TT. Mỗi người hiện diện nơi đây, tâm tư giờ đây cũng như ngọn nến, chẳng nói năng gì, lặng lẽ, lặng lẽ...Có buồn không, khi niềm tin của mọi người  giờ phải gửi gấm vào ngọn nến nhỏ nhoi, mong manh dễ tắt. Nhưng vì vẻ lung linh huyền ảo đó, ngọn nến như thấu hiểu được nỗi niềm đau xót của người đang trân trọng nến trên tay, đáp trả lòng tin đó, hưởng lời kêu gọi thống thiết tự đáy lòng, nến lung lay theo ước nguyện của mỗi người, và theo từng lời phục nguyện của HT Tâm Châu. Bằng cách riêng của mình, bằng tinh thần vô úy, bi-trí-dũng của PG, những người Phật tử VN nơi hải ngoại này đang tranh đấu cho nền tự do dân chủ VN trong ôn hòa, nhã nhặn.

thap nen

Sau lễ nghi lễ thắp nến cầu nguyện, TT Bổn Đạt thay mặt chư tôn đức tăng ni GHPGVNTNHN tại Canada trao tặng món quà lưu niệm để tri ân sự đóng góp quý báu của Ts Mai Thanh Truyết.

Trước khi kết thúc đêm thắp nến cầu nguyện cho nền tự do, dân chủ, nhân quyền và toàn vẹn lãnh thổ cho VN, TT Tâm Hoà gửi lời tri ân đến tất cả những người diện diện nơi đạo tràng Pháp Vân này cùng góp lời cầu nguyện, nói lên được tinh thần yêu nước thương nòi của những người vong quốc, nhưng vẫn luôn quan tâm sâu xa cho vận mênh của quê hương còn nhiều thống khổ. Trong lời cảm tạ của TT có bốn câu thơ của nhà thơ Viên Linh trong tập thơ Thủy Mộ Quan, như muốn bày tỏ tâm cảm của những đứa con của mẹ Âu Cơ, cùng chung bọc trứng trăm con mà giờ đây phải lưu lạc muôn phương, cười nói hàng trăm ngôn ngữ khác nhau. Dù cho tiếng nói có bất đồng nhưng hy vọng những đứa con lưu lạc của Mẹ Việt Nam  có cùng chung một cảm nghĩ về tiền đồ của đất nước, của quê hương.

"Sinh ở đâu mà giạt bốn phương
Trăm con cười nói tiếng trăm dòng
Mai đây nếu có về quê cũ
Hy vọng ta cùng tiếng khóc chung"
Viên Linh

Nhìn thấy quý tăng ni đang sát cánh bên nhau chụp hình lưu niệm, tôi tin rằng rồi những ngày sau, trong tương lai, quý ngài cũng sẽ mãi đoàn kết với nhau như thế để cùng nhau hướng vọng về quê cha đất tổ với tất cả ý thức trách nhiệm thiêng liêng của người con Phật.

"Xã tắc đôi phen bon ngựa đá
Non sông muôn thuở vững âu vàng"


Hẳn người xưa đã biết non sông gấm vóc của dân tộc VN sẽ rơi vào tình trạng như ngày nay, nên đã trao truyền cho thế hệ con cháu chúng ta bằng những kinh nghiệm xương máu đó?


Toronto, 01-06-2009
 
Diệu Trang ghi nhanh 

thap nen


 

Hội Luận tại Sacramento

Ðại Gia Ðình Nguyễn Ngọc Huy

Tổ Chức Hội Luận Về Ðại Họa Trung Quốc Ðô Hộ Việt Nam

Ðúng 11 giờ sáng ngày Thứ Bảy 25/7/2009, tại Stockton Blvd Resource Center, thủ phủ Sacramento của Tiểu bang California, một buổi Hội Luận về Ðại Họa Trung Quốc Ðô Hộ Việt Nam, đã được Ðại Gia Ðình Nguyễn Ngọc Huy phối hợp với Hội Cựu Tù Nhân Chánh Trị Sacramento tổ chức, nhân ngày giỗ năm thứ 19 cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, với 3 diễn giả chánh đều là thành viên của Ðại Gia Ðình Nguyễn Ngọc Huy gồm Tiến sĩ Mai Thanh Truyết đến từ Orange County, Nhà văn Quân đội Hải Triều đến từ Vancouver, Canada và Giáo sư Trần Minh Xuân đến từ Newark.


Bàn thờ cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và quan khách chào cờ tưởng niệm

Sau nghi thức chào cờ Quốc gia Việt Nam và tưởng niệm các anh hùng Quốc gia Việt Nam hy sinh bảo vệ Tổ Quốc và lý tưởng tự do, lễ dâng hương tưởng niệm trước bàn thờ Tổ Quốc có đầy đủ di ảnh cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, với hương hoa quả trang nghiêm, được tiến hành với Bác sĩ Tôn Thất Sang, đại diện Hội Cựu Tù Nhân Chánh Trị Sacramento; Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, đại diện Ðại Việt Quốc Dân Ðảng, Nhà văn Hải Triều, đại diện nhóm Nhà văn Quân Ðội; và Giáo sư Trần Minh Xuân, đại diện Ðại Gia Ðình Nguyễn Ngọc Huy, cùng xếp hàng dâng hương theo tiếng nhạc trang nghiêm.

Khởi đầu buổi Hội Luận, ông Nguyễn Quí Nhượng, Chủ tịch Hội Cựu Tù Nhân Chánh Trị Sacramento ngỏ lời chào mừng các diễn giả và các quan khách từ xa, gồm các thành viên lãnh đạo Liên đoàn Cử tri người Việt Bắc California, Ðoàn Thanh Niên Cộng Ðồng [VAYO], Hội Cao niên Diên Hồng Oakland, Hội HO San Francisco, các khu hội CTNCT Bắc California và San Joaquin, Hội cao niên Stockton, Ðại Việt Quốc Dân Ðảng, Liên Minh Dân Chủ Việt Nam, Ðại Gia Ðình Nguyễn Ngọc Huy, báo Mõ San Francisco & Oakland, báo Tiếng Dân... về thủ phủ Sacramento tham dự Hội Luận cùng quan khách và đồng bào địa phương gồm Bác sĩ Hà Hữu Tâm, ông cựu Phụ tá Bộ Thông Tin Dân Vận và Chiêu Hồi Triệu Huỳnh Võ...

Tiếp lời ông Nguyễn Quí Nhượng Giáo sư Trần Minh Xuân xướng đọc emial của cô Nguyễn Ngọc Thúy Tần, ái nữ cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và bà Jackie Bông, quả phụ cố Giáo sư Nguyễn Văn Bông, nhờ thắp nhang trước bàn thờ và kính dâng Giáo sư Huy 2 lễ vật đặc biệt là cuốn "Các Ẩn Số Chánh Trị Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung" của Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và "Di Cảo Giáo sư Nguyễn Văn Bông" được Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy thực hiện ở Sài Gòn năm 1972, và Ðại Gia đình Nguyễn Ngọc Huy tái bản ở Hoa Kỳ năm vừa qua. Danh sách các thành viên Ðại Gia đình Nguyễn Ngọc Huy từ xa gọi điện thoại, email và fax gởi lời tưởng niệm cố Giáo sư Huy và chúc buổi Hội Luận thành công cũng được xướng đọc gồm quý vị Ðỗ Thành Công và Jane, ông Trần Hữu Phúc ở Ðức quốc, Bản Tin Âu Châu, ông Lê Minh Khởi ở Toronto, Canada, ông Lâm Bảo Tín ở Quebec, Canada, ông Hồng Thương ở Washington DC, Hoa Kỳ, ông Nguyễn Hữu Ninh ở Vancouver, Canada, ông Huỳnh Kim Tuấn ở New York, ông Hồng Ngự ở Seattle, Washington, Hoa Kỳ, cựu Hải quân Ðại tá Nguyễn Văn Thiện ở New York, ông Phạm Ðức Duy và hiền thê ở New Jersey, Bà Song Thi cựu phóng viên Ðài VOA và phu quân ở Oregon, Hoa Kỳ, cựu Dân biểu Nguyễn Văn Quí và phu nhân ở Castro Valley, Hoa Kỳ, ông Lưu Tấn Xuân ở Canada, các ông Vương Từ Mỹ và Nguyễn Văn Khiêm ở San Francisco, ông Nguyễn Văn Ðầy, Houston, Taxas, Hoa Kỳ, ông Lê Văn Phú, Texas, Hoa Kỳ...

Diễn giả đầu tiên của buổi Hội Luận là Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, Phó chủ tịch Ðại Việt Quốc Dân Ðảng, thành viên Ðại gia đình Nguyễn Ngọc Huy, đã thay mặt Tiến sĩ Phan Văn Song đọc lời tưởng niệm ghi lại những kỷ niệm của ông đối với Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy trong thời gian ông được sang Pháp du học và sau đó làm việc với cố Giáo sư Huy, đặc biệt là được Giáo sư Huy chỉ đạo cùng Giáo sư Trần Minh Xuân thành lập trường Cao Ðẳng Thương Mại Minh Trí ở Saigon năm 1974. Sau đó, qua những chứng liệu cụ thể và qua sự diễn giải mạch lạc ông cho thấy trong việc đô hộ Việt Nam "Trung Quốc đã lấy Bauxite làm DIỆN để che đậy ÐIỂM Hán hóa người thiểu số và dân tộc Việt". Ðồng thời, qua việc Trung Quốc sa lầy ở Tây Tạng và gặp khó khăn ở Tân Cương cùng một số lãnh địa khác sẽ đưa tới việc vùng Vân Nam độc lập với Bắc Kinh, nhưng đại họa Hán hóa Việt Nam của bọn Tàu vẫn chưa chịu dứt; tuy nhiên Việt Nam sẽ có những thuận lợi để giải phóng dân tộc khỏi sự đô hộ của Tàu.

Nhà văn Hải Triều đang thuyết trình và quan khách theo dõi cuộc Hội Luận

Ðến phần nhà văn quân đội Hải Triều, cũng được cô giáo MC Cao Thanh Tâm giới thiệu là một thành viên của Ðại gia đình Nguyễn Ngọc Huy; ông đã hùng hồn trình bày sự quật khởi của dân tộc Việt trong mấy lần bị Bắc thuộc hơn ngàn năm và cho biết các tác phẩm của ông đều tập chú vào việc lên án Cộng sản Việt Nam và chỉ có giải thể chế độ Cộng sản Việt Nam mới giải quyết được đại họa Bắc thuộc; đồng thời viễn tượng sụp đỗ của bọn Thái Thù Việt và Bắc Triều tan rả là chuyện tất yếu phải xảy ra trong tương lai gần. Dịp nầy, ông cũng tường thuật tóm lược cuộc "Chiến Thắng Cờ Vàng ở Yukon" mà các ông với một thiểu số ít oi đã chiến thắng không chỉ Cộng sản Việt Nam mà còn chiến thắng cả bọn Trung Quốc kéo về đó để mong triệt hạ cờ vàng mà chúng đã bị thảm bại trong năm vừa qua. Ðiều đáng thương được ông tâm sự là ông hy vọng số sách ông được ủng hộ hôm nay sẽ góp phần trả tiền vé khứ hồi xe bus mà ông đã vất vả ngồi suốt ngày đêm từ Vancouver, Canada, đến Sacramento sáng sớm ngày 24 và trờ về tối ngày 25/7/2009.

Ðến phần Giáo sư Trần Minh Xuân, diễn giả thứ ba, cũng thuộc Ðại gia đình Nguyễn Ngọc Huy, cho biết trong phần giới thiệu các tác phẩm được trình bày hôm nay, bên cạnh các tác phẩm "Câu Chuyện Da Cam/Dioxin Việt Nam" của Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, "Máu Và Nước Mắt Trên Lưng Trường Sơn" của Hải Triều, "Thư Cho Con" của Giáo Già; ông đặc biệt tập chú vào cuốn "Các Ẩn Số Chánh Trị Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung" và "Di cảo Giáo sư Nguyễn Văn Bông" vừa được Mekong-Tynan, Nguyễn Ngọc Huy Foundation và Ðại gia đình Nguyễn Ngọc Huy tái bản; vì tư tưởng của cả hai Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và Giáo sư Nguyễn Văn Bông thể hiện triết lý đấu tranh cho sự SINH TỒN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM trước sự thống trị của độc đảng độc tài Cộng sản Việt Nam và sự đô hộ của Trung Quốc.

Số khán giả ngồi kín hội trường say mê theo dõi các ẩn số chánh trị trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung được Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy khám phá cho thấy các ẩn số cũng là những giá trị tuyệt vời trong tư tưởng của Kim Dung, cho thấy cái hấp lực của Kim Dung không chỉ qua tuyệt chiêu của các cao thủ võ lâm, qua những chuyện tình vừa lãng mạn vừa trái ngang của mọi nhơn vật, từ trẻ tới già, mà cái hấp lực huyền nhiệm hơn cần thấy qua tư tưởng Kim Dung là sự phản tỉnh của Kim Dung từ khuynh tả lúc ban đầu cho tới sự vỡ mộng khi đụng chạm với thực tế gian án của Cộng sản, là sự nhận xét sâu sắc đầy nhân bản của những cái tốt và cái xấu coi như đương nhiên phải có nơi mỗi con người, mỗi tổ chức; để từ đó thấy rõ tư tưởng Nguyễn Ngọc Huy rực rỡ qua các ẩn số được khám phá đó. Vấn đề cũng không dừng lại ở đó; vì cái ẩn số được khám phá làm bộc lộ tư tưởng Nguyễn Ngọc Huy còn đưa tới cái đáp số cho tương lai ấp ủ "TÂM NGUYỆN NGUYỄN NGỌC HUY", tương lai SINH TỒN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM, tương lai DÂN BẢN, ÐỘC LẬP, TỰ DO, HÒA BÌNH VÀ TRUNG LẬP cho đất nước Việt Nam.

Bìa "Các Ẩn Số Chánh Trị Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung" và "Di Cảo Giáo sư Nguyễn Văn Bông"

Ðến phần quan khách góp ý và hội luận, hầu như tất cả đều tập chú vào việc cần tìm ra giải pháp cụ thể và hữu hiệu trừ diệt bọn Thái Thú Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng... và giải phóng đất nước khỏi đại họa Bắc thuộc. Ðược mời phát biểu ông Huỳnh Lương Thiện, chủ nhiệm báo Mõ San Francisco & Oakland đã nhắc lại kỷ niệm của ông với Giáo sư Huy và nói lên tầm quan trọng của chánh trị khi nhắc lại lời của Giáo sư Huy là "Mình không làm chánh trị thì sẽ bị trị". Ông cũng nói lên tầm quan trọng của việc vận động sự ủng hộ của các chánh khách, dân biểu, nghị sĩ Mỹ cho cuộc đấu tranh nơi quê nhà. Ông yêu cầu mọi người tiếp tay gây quỹ đăng trang báo cám ơn 37 Thượng nghị sĩ Mỹ đã tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh Dân Chủ Hóa Việt Nam. Nhiều câu hỏi được đặt ra và nhiều đề nghị được nêu lên từ chuyện nhỏ ai cũng có thể làm được như chận đứng mọi cám dỗ của Cộng sản Việt Nam, tẩy chay hàng hóa Trung Quốc và chuyện lớn hơn như chuyển đạt thông tin trung thực về nước cho đồng bào được rõ những gian ác của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bị bưng bít, như vận động quốc tế yểm trợ của cuộc đấu tranh Dân Chủ Hóa Việt Nam nơi quê nhà, theo đúng phương trình Nguyễn Ngọc Huy đã được các cá nhơn và tổ chức thực hiện lâu nay; đó là hải ngoại tiếp trợ quốc nội vùng lên chống lại Cộng sản Việt Nam và vận động quốc tế yểm trợ cuộc đấu tranh Dân Chủ Hóa Việt Nam nơi quê nhà.

Cuộc Hội Luận sôi nổi đưa tới bản TUYÊN CÁO CHUNG được Chủ Tọa Ðoàn đúc kết và tuyên đọc với sự hưởng ứng của toàn thể hội trường [đính kèm].

Buổi Hội Luận kết thúc sau lời cám ơn của Ban Tổ Chức và bữa ăn nhẹ do Ðại gia đình Nguyễn Ngọc Huy và Hội Cựu Tù Nhân Chánh Trị Sacramento khoản đãi lúc 2 giờ 30 phúc cùng ngày.

Trung Quốc: Thanh Long hay Thuồng Luồng?

Trung Cộng: Thanh Long hay Thuồng Luồng?


Kể từ giữa năm 2008, toàn thế giới đang trãi qua cơn khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Không quốc gia nào không bị ảnh hưởng dù ít hay nhiều. Tuy nhiên, có thể nói chỉ có Trung Cộng vẫn huênh hoang tuyên bố là quốc gia nầy vẫn kềm giữ được mức tăng trưởng kinh tế vào khoảng 8% hàng năm. Sự kiện nầy có thể làm cho nhiều kinh tế gia trên thế giới chú ý và đôi khi nghi ngờ những con số thống kê đặc biệt về kinh tế và phát triển của các nước cộng sản nhứt là TC.

Để tìm hiểu thêm vấn đề nầy, bài viết đặt trọng tâm vào việc phân tích nhiều khía cạnh trong phát triển kinh tế của TC để từ đó đưa ra vài nhận định về tính chính xác và minh bạch của những người cộng sản.

Phát triển của Trung Cộng

Tại Hoa Kỳ, hầu hết người tiêu thụ trên đất nước nầy cố gắng co cụm mọi chi tiêu, hạn chế và dè xẽn tất cả những tiêu dùng không cần thiết vì tình trạng phá giá nhà cửa và nhiếu yếu tố suy trầm kinh tế khác; trong lúc đó, người Trung hoa lại ào ạt đi mua sắm. Chợ búa, các quán ăn, cửa hàng luôn luôn chứa đầy người.

Chính hiện tượng nầy làm ngạc nhiên cho nhiều kinh tế gia trên thế giới. Theo thống kê TC, số lượng hàng bán lẻ (retail) tăng 15,2% trong tháng 5/2009, đặc biệt là nhà cửa và xe đã được người Trung hoa chiếu cố đến nhiều nhứt; trong khi số lượng hàng xuất cảng giảm đến 26,4% trong năm 2008.

Hai hiện tượng trên nói lên sự nghịch lý trong tình hình kinh tế của TC. Nghịch lý vì trong khi mất đi thu nhập qua xuất cảng mà người dân lại tiêu thụ nhiều hơn? TC vẫn tiếp tục "khẳng định" là kinh tế của quốc gia nầy sẽ tăng trưởng 8% cho năm nay.

Dưới mắt nhiều kinh tế gia, việc giải thích cho hiện tượng trên là giới trung lưu của TC bắt đầu tiêu xài nhiều hơn, do đó nền kinh tế mới phát triển đều đặn so với sự suy trầm của các nước khác trên thế giới.

Nhưng thật sự, lý giải trên chỉ là những nhận định có tính cách biểu kiến. Sở dỉ TC giữ được mức tăng trưởng điều hoà là, không do giới trung lưu, mà là do chính phủ tung tiền ra thị trường để ổn định và kềm giữ sự phát triển của TC. Không có một quốc gia nào trên thế giới "xài" tiền một cách vô tội vạ như các đảng cộng sản đang cầm quyền. TC lại là một trường hợp đặc biệt, đặc biệt vì họ có hơn 2 ngàn ức (ức=ngàn tỷ) nằm trong quỷ dự trử và điều hành theo chính sách kiểm soát tài chánh do đảng cộng sản và không thông qua chính phủ hay quốc hội như các quốc gia tiến bộ trên thế giới.

Trong chính sách kích thích kinh tế (stimulus), Bắc Kinh đã tung ra 4% ngân sách quốc gia từ quỷ dự trữ và lại còn cho Hoa Kỳ mượn nợ trên 1 ngàn tỷ. Chính phủ ngay từ đầu năm 2009 đã đầu tư 30% so với năm ngoái để đẩy mạnh việc xây dựng thêm đường xe lữa và nâng cấp đường xá. Chính phủ cũng bơm tiền vào các công ty quốc doanh để điều hoà số lượng lao động và nâng cao tay nghề của công nhân.

Đối với người dân, chính phủ còn dành thêm nhiều ưu đãi trong vấn đề vay mượn ngân hàng để ổn định nhà cửa và kinh tế gia đình.

Chính nhờ tất cả những yếu tố trên mà xã hội TC tương đối được ổn định. Nhưng câu hỏi được đặt ra là sự ổn định nấy có bền vững hay không, hay chỉ là một phương cách giải quyết để tạo ra sự ổn định biểu kiến hầu che lấp một số bất ổn và xã hội và chính trị trong nội tình của quốc gia nầy?

Sự thực phủ phàng

Kể từ sau thế vận hội Bắc Kinh tháng 8, 2008, hàng triệu công nhân phục vụ cho việc tổ chức thế vận phải lũ lượt về quê vì không tìm được việc làm ở thành phố. Thêm nữa, Bắc Mỹ và Liên hiệp Âu châu đã lần lượt bác bõ hay từ chối việc nhập cảng thực phẩm, đồ chơi trẻ em, và nhiều sản phẩm khác vì có chứa hoá chất độc hại ảnh hưởng lên sức khoẻ của người tiêu dùng đã làm cho tỉnh Quảng Châu điêu đứng. Nên nhớ Quảng Châu là tỉnh có số lượng xuất cảng chiếm 25% trên toàn quốc.

Hậu quả nầy đã làm cho hàng chục ngàn xí nghiệp. công ty phải đóng của hay hạn chế sản xuất. Tình trạng trên kéo theo các kỹ nghệ nhà hàng, phòng ngũ, giải trí và du lịch …có thể nói giảm thiểu hơn 50%. Tệ hại hơn cả là số lượng công nhân bị sa thải. Chúng ta có thể hình dung hàng ngày hầu như tất cả mọi tuyến đường xe lữa đều đầy nghẹt công nhân thất nghiệp trên đường về lại cố hương tức là nông thôn vì không chịu đựng được mức sống đắc đỏ ở thành phố. Con số nầy ước tính có trên 20 triệu lao động. Nông thôn TC vốn dĩ đã nghèo, giớ đây lại phải cưu mang những người con "không sản xuất". TC hiện có khoảng 400 trăm triệu người sống dưới mức nghèo tuyệt đối nghĩa là có thu nhập dưới 1 Mỹ kim/ngày, trong đó nông dân chiếm tuyệt đại đa số.

Thị trường chính của nến kinh tế TC vẫn nhắm vào Hoa Kỳ, và nếu Hoa Kỳ ngưng nhập cảng, điều đó có nghĩa là nhà máy phải đóng cửa. Chính Dinh Li, Giám đốc Trung Tâm nghiên cứu Sự Cạnh Tranh tỉnh Quảng Đông đã tuyên bố:" Nếu các xí nghiệp không kiếm được hợp đồng thì chỉ trong vòng 6 tuần lễ, xí nghiệp đó phải đóng cửa".

Và khi bị đóng cửa thì các sản phẩm tồn đọng trong sản xuất giờ đây phải "xuất cảng" qua các tỉnh lân bang có khả năng tiêu thụ với giá rẽ mạt như Hồ Nam (Hunan), Tứ Xuyên (Sichuan), Vân Nam (Yunnan) v.v.. Thậm chí những sản phẩm trên tràn ngập thị trường Việt Nam và vô hình chung tiêu diệt dần dần những kỹ nghệ nội địa của Việt Nam như đồ gia dụng , quần áo, thực phẩm, thậm chí đến trái cây, rau đâu, gà, heo, trứng v.v… Các sản phẩm nầy được bày bán khắp nơi với giá rẽ mạt càng làm cho đời sống người dân Việt ngày càng điêu linh hơn.

Đứng về mặt an sinh xã hội, cho đến nay, TC chỉ cung cấp ngân sách tướng đương $100/người/năm. Nhưng con số nầy cần phải được xét lại vì cung cách quan lý xã hội chủ nghĩa với đầy rẫy nạn tham ô và tham nhũng sẽ làm giảm đi mức an sinh của người thụ hưởng.

Mặc dù người dân có tiêu xài ngày hôm nay (giới trung lưu) nhưng mức tiêu xài cũng chỉ là những con số giới hạn vì mức thu loạch trung bình hàng năm cũng chỉ độ $2000. Để có một khái niệm so sánh, người Hoa Kỳ trong năm 2007, tiêu thụ 12 ức Mỹ kim (12 ngàn tỷ), trong lúc đó, người Trung hoa có dân số gấp hơn 4 lần mà chỉ tiêu thụ trong năm nầy, 1,7 ức mà thôi, tức 30 lần ít hơn.

Do đó có thể nói chính sách kích thích kinh tế của chính phủ TC hiện tại chỉ là một giải pháp "băng keo" (band-aid) để mua thời gian và chờ đợi (hay hy vọng) kinh tế phục hồi trở lại và tìm lại được thị trường trên thế giới.

Tóm lại, dù có đưa ra thêm nhiều kích thích kinh tế, nhưng trên thực tế TC chỉ có thể trấn an tình trạng bất ổn xã hội trong một giai đoạn tạm thời. Và dĩ nhiên, những bất ổn xã hội, chính trị, dân tộc vẫn còn tiềm ẩn trong mọi từng lớp dân chúng. Chỉ cần một một biến động hay một biến cố nào đó, sự sự ổn địng xã hội tạm thời có thể biến thành những cuộc bạo loạn có thể xoay chuyển tình trạng chính trị ở TC.

Biến động ở Tân Cương ngày 5 tháng 7 vùa qua cùng với sự nổi loạn ở Tây Tạng hồi tháng 3/2008 cũng có thể là một khơi nguồn cho công cuộc cách mạng mới ở Trung Hoa trong tương lai. Chính biến động trên cho thấy rõ ràng là chính sách di dân cưỡng bức người Hán, vốn lâu nay gây nhiếu bất bình và xáo trộn với cộng đồng các sắc dân bản địa như trường hợp ở Tây Tạng và Tân Cương là hai điển hình. Chích sách nầy đã được Mao Trạch Đông cổ suý ngày từ năm 1949 sau khi chiếm tòan cõi nước Trung Hoa.

Theo John Pomfret, bình luận gia của báo Washington Post về TC, dù có đường xe lữa cao tốc nhanh nhứt thế giới, TC vẫn tiếp tục đeo đuổi chính sách của triều đình Mãn Thanh và xem Tân Cương và Tây Tạng như hai tiền đồn của Đế quốc Đại Hán, chứ không phải là hai khu tự trị trong một quốc gia đa dân tộc. Và ông kết luận TC hiện nay vẫn còn là một đế quốc đang trên đường chuyển hoá thành một quốc gia.

Còn giáo sư Bùi Mẫn Hân thuộc Quỷ Hoà bình Quốc tế Carnegie, đặt vần đề là sau khi TC mở cho người dân một số quyền tự do và dân chủ trong một tương lai gần, liệu nước Trung Hoa có bị tách ra làm nhiều nước hay không như trường hợp của Liên Sô và Nam Tư? Câu trả lời của ông là vấn đề còn tuỳ thuộc vào nhiều phương thức tiến tới dân chủ. Nếu chuyển đổi theo thế dân chủ mang tính sụp đổ như Liên Xô cũ thì chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng thi đua đòi độc lập của những sắc dân thiểu số. Và điều nầy hầu như tất cả các sắc dân thiểu số đều muốn tách ra để thành lập một quốc gia cho riêng mình.

Qua kinh nghiệm Tây Tạng và Tân Cương, chúng ta nhận thấy Hồ Cẩm Đào đã thất bại trong chính sách xây dựng một xã hội hài hoà dưới nhản quan xã hội chủ nghĩa hay chính sách đồng hoá hán tộc bằng con đường tiệm tiến hay tằm ăn dâu. Từ đó chúng ta có thể hình dung được tính bất ổn nội tại trong xã hội TC hiện nay.

Đối với Việt Nam, TC cũng đang áp dụng một chính sách tương tự kèm theo những áp lực quân sự, kinh tế, cộng thêm sự tiếp tay ương hèn của những người cầm quyền ở Việt Nam hiện tại đã làm cho vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, việc mất đất, mất biển, ngay cả việc mất chủ quyền trên lục địa và lãnh hải quốc gia ngày càng thêm trầm trọng.

Chúng ta đừng quên việc cấy người vào Việt Nam qua các hợp đồng phát triển kinh tế, khai thác quặng mỏ cũng nằm trong chính sách Hán hoá người Việt và đặc biệt ở vùng cao nguyên Trung phần Việt Nam. Sự hiện diện của người Hán ở vùng nầy dưới danh nghĩa khai thác bauxite chỉ là chỉ là DIỆN mà thôi; và ĐIỂM chính là chủ trương Hán hoá người thiểu số, để rồi sau cùng, một khi dân số "Hán lai" chiếm một tỷ lệ nào đó, đủ để đòi hỏi và biến vùng nầy thành một vùng tự trị dưới áp lực của Đại Hán. Trong khi cường quyền vẫn tiếp tục để cho TC sử dụng mãnh đất quê hương như đã hành xử ở Tây Tạng hay Tân Cương, đã đến lúc, mọi người dân trong nước và hải ngoại cần phải nhận thức và thẩm thấu nguy cơ nầy trước khi tình thế trở thành tuyệt vọng. 34 năm qua đã quá đủ để đánh giá sự bất lực trong việc quản lý đất nước của chế độ hiện tại.

Giờ hành động đã điểm!

Để kết luận, theo như đề tựa của bài viết, mặc dù chính sách Hán hoá của TC đã được áp dụng triệt để ở nội địa cũng như ở các quốc gia chung quanh trong đó có Việt Nam; mặc dù TC cố gắng phô trương sức mạnh quân sự để đàn áp và gây áp lực khắp nơi, nhưng với một sự phát triển không ứng hợp với chiếu hướng toàn cầu hóa, xã hội TC tự nó đã tạo ra quá nhiều mâu thuẫn nội tại, trong đó yếu tố yêu chuộng tự do, dân chủ và nhứt là tính bảo toàn bản sắc dân tộc của những sắc dân thiểu số sẽ biến con Thanh Long Trung Hoa thành con Thuồng Luồng Trung Cộng.

Mai Thanh Truyết
Kỷ niệm Ngày chia đôi đất nước 20/7/2009

Tuyên Cáo

TUYÊN CÁO

**********

Lên Án Cộng Sản Việt Nam Ðể

Cộng Sản Trung Quốc Ðô Hộ Ðất Nước Việt Nam

 

 

Hôm nay, ngày 25 tháng 7 năm 2009 tại Stockton Boulevard Resource Center, Thủ phủ Sacramento, Tiểu Bang California, Hoa Kỳ, một cuộc Hội Luận do Ðại Gia Ðình Nguyễn Ngọc Huy và Hội Cựu Tù Nhân Chánh Trị Sacramento, cùng các Tổ Chức, Hội Ðoàn, Ðoàn Thể, và đông đảo nhân sĩ đồng hiệp lực tổ chức với đề tài "Ðại Họa Bauxite và Ðế Quốc Trung Cộng Ðô Hộ Ðất Nước Việt Nam", có sự tham dự của nhiều cơ quan Truyền Thông, Báo Chí.

 

Sau hơn 3 giờ nghe các bài Tham Luận do các chuyên viên và các nhà hoạt động chính trị trình bày, đông đảo các tham dự viên đã tích cực đóng góp ý kiến, phân tích và mổ xẻ hiện tình đất nước Việt Nam do bạo quyền Cộng Sản cai trị dưới sự đô hộ của Ðế Quốc Trung Cộng. Tất cả cùng nhận định:

 

NHẬN ÐỊNH 1: Trải qua hơn 4 ngàn năm văn hiến dân tộc Việt Nam đã oai hùng dựng nước và giữ nước, không khuất phục trước bất cứ ách đô hộ của ngoại nhân và bọn tay sai nào. Bản năng DÂN TỘC SINH TỒN và kinh nghiệm sống thúc đẩy Dân Tộc Việt Nam luôn luôn cảnh giác trước tham vọng đô hộ và đồng hóa của bọn bành trướng Bắc Phương.

 

NHẬN ÐỊNH 2: Lịch sử Việt Nam cận đại chứng minh rõ ràng Cộng Sản Việt Nam đã chịu làm tay sai cho Trung Cộng dùng bạo lực và lừa đảo cuớp đoạt chính quyền, rồi cai trị toàn lãnh thổ Việt Nam bằng dối trá và bạo lực, trong vai trò của những Thái Thú gốc Việt, nên nó hoàn toàn không là đại diện quyền lợi của dân tộc Việt Nam trước Cộng Ðồng Quốc Tế.

 

NHẬN ÐỊNH 3: Những sự kiện cận đại như ký các văn kiện, hiệp ước liên quan đến biên giới và lãnh hải, cho Trung Cộng khai thác Bauxite ở Cao Nguyên Trung Phần, cho công nhân Trung Cộng tràn ngập các xí nghiệp, công trường, đặt Việt Nam dưới sự đô hộ của Trung Cộng, cho Trung Công vơ vét tài nguyên quốc gia và dùng Việt Nam làm vị trí chiến lược khống chế toàn vùng Ðông Nam Á Châu và đe dọa hải trình Bắc Nam Thái Bình Dương thông qua Ấn Ðộ Dương.

 

NHẬN ÐỊNH 4: Hiện nay Cộng Sản Việt Nam thông qua bọn Thái Thú Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng công khai bóc lột đồng bào, tạo nên đại họa dân oan, đàn áp tôn giáo, bắt giam mọi thành phần chống đối bất bạo động như Linh mục Nguyễn Văn Lý, các Luật sư Nguyễn Văn Ðài, Lê Thị Công Nhân, Lê Công Ðịnh..., tước đoạt mọi quyền tự do căn cản của người dân như tự do ngôn luận, tự do lập hội..., vi phạm Hiến Pháp do chúng đặt ra để lừa bịp dân chúng và dư luận thế giới, để Trung Cộng Hán hóa dân Việt bằng kinh tế thị trường và văn hóa nô dịch bất chấp mọi phản đối mạnh mẽ của mọi giới đồng bào quốc nội và hải ngoại.

 

Do các nhận định trên, chúng tôi, các Ðoàn Thể, Tổ Chức, Hội Ðoàn và cá nhân

đồng ký tên dưới đây

 

LONG TRỌNG TUYÊN CÁO

 

1. Mạnh mẽ phản đối trước Cộng Ðồng Quốc Tế những hành động của Trung Cộng lợi dụng việc đô hộ Việt Nam áp chế bọn Thái Thú gốc Việt để chiếm đoạt bất hợp pháp lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam, cho bọn "hải tặc có giấy phép" sát hại ngư dân Việt, cướp đoạt hải sản do ngư dân Việt đánh bắt và phạt tiền các nạn nhân đánh bắt cá hằng năm ngay trên lãnh hải của mình; đồng thời sai khiến bạo quyền Cộng sản Việt Nam bắt giam những nhà đấu tranh Dân Chủ Hóa Việt Nam; vi phạm các công ước quốc tế mà cả Trung Cộng lẫn Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết.

 

2. Hoàn toàn phủ nhận tất cả các văn kiện, hiệp ước được ký kết giữa 2 Ðảng và Nhà nước Cộng Sản Việt Nam và Trung Cộng liên quan đến lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam. Tích cực hỗ trợ các vụ kiện Trung Cộng giết chết ngư dân Việt, cướp đoạt tài sản và bắn chìm tàu của ngư dân Việt ngay trên lãnh hải Việt Nam trước Tòa án Hình sự Quốc tế và Liên Hiệp Quốc.

 

3. Khẩn thiết kêu gọi hơn 86 triệu con dân Việt Nam ở quốc nội và hơn 3 triệu đồng bào hải ngoại cùng ra tay chận đứng "Ðại Hoạ Diệt Chủng và Ðô Hộ Việt Nam của Ðế Quốc Trung Cộng" bằng cách dũng mãnh đứng lên đòi Bọn Thái Thú Cộng Sản Việt Nam ngưng ngay các dự án cho Trung Cộng đưa người theo các hãng thầu vào khống chế dân Việt, lập thành các làng trên lãnh thổ Việt Nam; đồng thời chấm dứt ngay các dự án khai thác Bauxite trên lãnh thổ Việt Nam.

 

4. Mạnh mẽ đòi hỏi Cộng Sản Việt Nam phải trả tự do cho những người tù lương tâm, đặc biệt là Linh Mục Nguyễn Văn Lý, các Luật sư Nguyễn Văn Ðài, Lê Thị Công Nhân, Lê Công Ðịnh...; tôn trọng các quyền tự do căn bản của người dân như tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do lập hội..., trao trả Quyền Tự Quyết cho Dân Tộc Việt Nam thông qua BẦU CỬ TỰ DO TRONG SINH HOẠT DÂN CHỦ ÐA ÐẢNG có sự giám sát của quốc tế.

 

Làm tại Sacramento, California, Hoa Kỳ ngày 25 tháng 7 năm 2009

 

Chủ Tọa Ðoàn:

 

Bác sĩ Tôn Thất Sang

Hội Cựu Tù Nhân Chánh Trị Sacramento

 

Tiến sĩ Mai Thanh Truyết

Ðại Việt Quốc Dân Ðảng

 

Nhà văn Hải Triều

Nhóm Nhà Văn Quân Ðội

 

Giáo sư Trần Minh Xuân

Ðại Gia Ðình Nguyễn Ngọc Huy

 

Thư Ký Ðoàn:

 

Cô Trần Hoàng Anh sinh viên Saint Mary University

 

...........................................................................

 

...........................................................................

 

Ðính kèm danh sách các Hội Ðoàn, Ðoàn Thể, Tổ Chức và nhân sĩ đồng ký tên:

 

1. Danh Sách các Hội Ðoàn, Ðoàn Thể, Tổ Chức

 

2. Danh Sách các Nhân Sĩ

Giỗ GS Nguyễn Ngọc Huy

Xin được thắp cây nhang nhớ Chú Ba.

 Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy

 

Đọc nhân ngày lễ giổ GS Nguyễn Ngọc Huy tại Sacramento 25/7/2009

 

Phan Văn Song

Thưa Quý vị,

 

Hàng năm cứ cuối tháng 7, anh em bạn bè điện thoại cho nhau, gọi nhau, rũ rê nhau làm sao ráng gặp nhau, ráng đi Giỗ Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy. Tuổi mỗi ngày một cao, mỗi năm mỗi kiểm điểm lại mất vài tên, hoặc yếu quá đi không nổi hoặc đã vội vã bỏ anh em đi tìm thăm Thẩy Ba. Vì vậy từ nay, mỗi buổi giỗ phải đọc thêm tên mấy bạn, nhóm đệ tử Thầy,  học trò Thầy, gọi là nhớ nhau, và nhánh nhang từ nay sẽ là bó nhang.

 

Mười chín năm rồi, anh  em, hoc trò, đồng chí, chiến hữu, vẫn, kẻ ít, người nhiều, ráng bước theo những bước Giáo sư chỉ dẫn.

 

Người Á đông chúng ta để vị thầy đứng trên cha mẹ : « Quân Sư Phụ ». Ngày nay, thế giới Dân chủ, không còn  « Quân » nữa, các vị Vua của thời đại mới do Dân tạo thành, do Dân dựng lên. Chỉ còn  « Sư » và « Phụ ». Cha thì không làm sao tránh khỏi trừ phi mẹ đi xin thụ thai nhơn tạo để xin một tinh trùng vô danh ở Ngân hàng tinh trùng. Nhưng Sư thì cũng bắt buộc phải có, có  vị thầy khai tâm mở đạo, từ lúc biết đánh vần abc đến lúc thành người. Nhưng có những vị Thầy chúng ta không học, chúng ta chỉ lấy nhơn cách và việc  làm của những vị ấy làm gương làm bài học.Tất cả do cơ duyên.. Thành bại tốt xấu, là xin chờ đến ngày cáo chung cuộc đời.

 

Năm 1961, tú tài xong, tôi  thi đậu học bổng đại học  của Pháp,  để đi học Sciences Politiques ở Pháp. Cha mẹ tôi chấp nhận cho tôi đi Pháp dễ dàng,  là nhờ lúc cha tôi  bị thương,  mù mắt, ông xin được đi học ngành mù tại Pháp. Ở đấy ông bắt liên lạc lại với các đồng chí Đại Việt tỵ nạn tại Pháp, từ năm 1955. Bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn, Nguyễn Ngọc Huy và Mười Minh. Nên khi  nghe tôi đến  nói Viện Khoa Học Chánh trị Paris tuyển sanh viên, ông bèn  cho phép tôi đi thi ngay. « Con ráng theo đường của chú Ba Huy nghe con ».

 

 Ôi duyên nợ !  tôi đi Pháp với học bổng Pháp, quần áo may sắm cũng do các bạn hữu đồng chí Đại Việt « tặng » cho. Một đồng chí thợ may tặng cho một bộ đồ và vài cái áo. Một đồng chí khác tặng cho cái nón nỉ, hiệu Borsalino,  bảo rằng đât Pháp lạnh lắm muà đông phải đội nón. Và nhờ vậy cũng có một cái valise khá đầy đủ  như các du học sanh khác. Có cái là qua Pháp mặc quần áo « sao mà kiểu ông già quá vậy ! », vì thời trang kiểu năm 60/61 là kiểu quần áo theo mốt (mode)  i-ta-lô (Ý đại lợi) áo ngắn, vai to, quần túm, còn quần áo tôi mặc kiểu thời công tử Bặc liêu.  Qua Paris gặp chú Ba, được chú tặng thêm cho một bộ croisé 6 nút mầu gạch cua, mặc vào khi đi vào trường ai cũng tưởng là tài tử ciné Lino Ventura đóng vai Le Gorille (con khỉ đột).

 

Đảng Đại Việt là người Thầy đầu tiên của đời tôi    lý do như vậy.

 

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, Chú Ba Huy của tôi, nhà thơ Đằng Phương, đồng chí Ba Hạnh, Anh Ba là thầy dạy tôi đánh vần. Thầy dạy tôi tập tểnh vào đời đảng viên, thầy dạy tôi vào nghề Chánh trị học. Ôi làm sao quên được những ngày cuối tuần ở Paris cùng nhau chạy bàn ở quán Sông Hương (La Rivière des parfums) đường Montagne Saint Geneviève quận 5 Paris, nơi tỵ nạn của Bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn, cựu Bô trưởng Bô Thanh Niên, người lãnh tụ lúc bấy giờ của Đại Việt Quốc Dân Đảng. Khi quán vắng khách hay sau khi khách về, vừa rửa chén, lau bàn, vừa đấu chánh trị với nhau. Ông Tư (Bác sĩ Hoàn) ít nói, chỉ có hai người nói  nhiều với nhau là hai anh  sanh viên Chánh trị học (Trường Sciences Politiques, đường Saint Guillaume Paris quận 7), ông đàn anh, Cao học, thằng đàn  em, năm thứ nhứt. Anh Ba nói say sưa đủ cả đế tài, thằng em thắc mắc đến đâu, ông giảng tới đó, nào là nhận định thời sự Pháp, quốc tế, nào chiến thuật Mỹ đối với chiến tranh lạnh. Thời gian ấy là thời gian đầu  của Tổng thống Kennedy, nhà chánh trị đẹp trai, nhà giàu, học giỏi, trẻ tuổi tài cao .. vân vân .. Nào là Kennedy đụng độ với Kroutchev, nào là vụ Vịnh Con Heo, tình hình Việt nam…chuyện  Nhà Ngô,  .. chuyện  Đảng Cần Lao, thuyết Nhân Vị, ..phân tích  những khó khăn của những sanh viên gốc Quốc gia trước sức ép của Mật Vụ Cần Lao của Tòa Đại sứ Việt Nam Cộng hòa, …và  cộng với những khó khăn đó, anh em sanh viên gốc Quốc gia lại phải đương đầu với cái giọng ngọt bùi tình dân tộc của nhóm Việt cộng…. Thời điểm ấy, tựa tựa giống như không khí chánh trị của  Việt nam, những ngày hôm nay : ở Việt nam lúc ấy đã bắt đầu có những rạn nứt của một chế độ độc tài, của một nhà cầm quyền càng ngày càng xa lánh dân,  với một chủ thuyết ngoại nhập không bắt rễ được trong sanh hoạt văn hóa cổ truyền Việt nam,  với những mưu toan kiểm soát các Tôn giáo, tạo dựng những nhà thờ quốc doanh, những Giáo hội gia nô..với một Quốc hội, bù nhìn, gia nô, với những Tổng bộ trưởng Nghị sĩ Dân biểu gật...  Và anh Ba, giáo sư Nguyễn Ngọc Huy phân tích phải làm sao để lật đổ, để trả lại dân chủ cho Việt nam Cộng hòa.  Quan niệm « ba mủi giáp công » cũng thành hình từ đấy :

 

- ngoại quốc vận với bạn bè quốc tế ( lúc bấy giờ lẫn lộn giữa Quốc cộng - thế người quốc gia rất khó khăn - chủ thuyết Trung lập các đệ tam Quốc gia với trường phái Hội nghị Bandung do ba nhơn vật điển hình quốc tế là Nehru, Soekarno và Sihanouk )

 

-đấu tranh hải ngoại do du học sanh biểu tình và vận động bạn bè (càng khó khăn vì đàn áp kinh tế của Mật vụ các Tòa Đại sứ VNCH), và sanh viên thân cộng.

 

-đấu tranh trong nước  (Đảng Đại Việt – lực lượng Phật giáo, quân đội, giáo phái bất mản   ..).

 

Rồi ngày mồng 1 tháng 11năm 1964, rồi Chú Ba, Bác Tư về nước. Lịch sử Việt nam, chiến sự Việt nam  vẫn hằng ngày diển trên những trang nhứt cửa những nhựt trình phương Tây. Năm mươi năm rồi, những lời thầy dạy vẫn vẳng vẳng hằng ngày ngày  bên tai.

 

Rồi năm 1971, tôi ra trường, trình luận án xong, tôi về nước. Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy giao cho tôi hai công tác:

 

1/ Tô chức Trí thức Vận, cùng với anh bạn đồng tuổi, Tiến sĩ Mai Thanh Truyết quen nhau ở Pháp, đã từng hoạt động với nhau. Khi Giáo sư qua Pháp,  trong vai trò Cố vấn Hòa đàm Paris, năm 1969, đã được  Mai Thanh Truyết chở đi vận động vùng Miền Đông nước Pháp từ Dijon qua Besancon, Belfort, Mulhouse, Colmar, Strasbourg, về lại Nancy và Paris. Về nước cùng thời gian với nhau, sau khi bắt liên lạc với nhau, thừa lệnh Giáo sư, tôi đã giới thiệu Truyết vào Đảng và Truyết bí mật « Tê Đơ » Tân Đại Việt tại nhà Ông Cụ tôi, là anh Ba Xướng, đường Nguyễn Duy Dương, sau lưng trường Nam Sinh Mù chợ An Đông. Hôm ấy có mặt Giáo sư do ông cậu tôi là Thiếu tá Nguyễn Trọng Đệ chở đến. Hệ thống Trí thức Vận, Truyết và tôi, bị cạnh tranh rất mạnh bởi ảnh hưởng của ông cố vấn về sau Tổng trưởng Bộ Dân Vận là anh Hoàng Đức Nhã, cũng là anh bạn đồng môn trung học Lycée Yersin với tôi.

 

Hôm nay, vì bạn Mai Thanh Truyết đã chấp nhận ra ánh sáng cùng với tôi điều hành Đại Việt Quốc Dân Đảng nên tôi mới kể chuyện ầy với quý bạn, trước là để cám ơn Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đã dành cho tôi những ưu ái đặc biệt, sau cũng đễ giới thiệu bạn Mai Thanh Truyết với quý vị, mặc dù bạn Truyết cũng không không phải xa lạ gì với quý bạn.

 

2/ Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy  cũng giao cho tôi và anh Trần Minh Xuân làm công tác dựng lên một  Viện Đại Học thương mãi, « Trường Cao đẳng Thương mãi Minh Trí ». Công tác là phải tạo một lớp cán bộ cán sự và chủ sự  trong những ngành công thương nghiệp tư doanh của mạng lưới kinh tế tương lai của Việt nam. Bạn Mai Thanh Truyết không cùng tôi trong công tác ấy. Truyết bận phải lo tổ chức Đại học Cao Đài. 

 

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, Giáo sư Nguyễn Văn Bông đã gieo rắc cán bộ hành chánh của nền Cộng hòa Việt nam với những ý niệm, quan niệm, tư tưởng cho một nền chánh trị, hành chánh công minh, sáng sủa,  với những quan niệm rõ ràng về dân chủ hiến định thực sự, với một  đối lập xây dựng, kiểm soát (Nguyễn Văn Bông), với nhũng chu kỳ thay phiên cầm quyền (Nguyễn Ngọc Huy) Quan niệm Check and balances biến thành tập tục chánh trị dân chủ.. . Cùng với hai Giáo sư, cũng nhắc và tưởng niệm Ký giả Phạm Thái Nguyễn Ngọc Tân, anh Bảy Bớp đi reo những hạt giống dân chủ ....

Đến phiên chúng tôi, anh Xuân và tôi, chúng tôi lãnh sứ mạng gieo rắc và tổ chức mạng lưới cán bộ dân sự tương lai đóng góp cho mạng lưới  quản lý các công thương nghiệp tư doanh cho Việt nam thời hậu chiến tranh. Phải, Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đã nghĩ đến thời hậu chiến rồi.

 

Viện Đại học Trường Cao đẳng thương mại Minh Trí khai giảng mùa nhập trường năm 1974.

 

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy ngoài tài đức của một nhà mô phạm, ông lại là một lãnh đạo chánh trị biểu hiện được đức tín của người xưa.

 

Chính cái đạo đức, tư cách, tấm lòng, nếp sống của Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đã tạo cho người lãnh đạo này một tấm gương sáng, để trông vào gương là cấp dưới tuân thủ mà không cần đến nghiêm lịnh.

 

Ngoài cái đức theo nghĩa đạo lý kia. Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy còn hội đủ những đức tánh theo quan niệm đạo lý chánh trị cỗ thời : lập Đức, lập Ngôn, lập Công.

 

Thưa Quý vị,

 

Ở đây tôi chỉ xin nhấn mạnh vài nét chánh về con người của GS Nguyễn Ngọc Huy:

 

Về lập Đức, có lẽ không một ai hoài nghi về đức độ và lòng bao dung của Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đối với chiến hữu, với bạn bè và cả với mọi người anh  em quen biết xa gần.

 

Về lập Ngôn, hay lập Thuyết phải nói đến nền tảng của Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy là Dân chủ. Mà Dân chủ nào ? Ông không bao giờ nói đến Dân chủ đa nguyên. Dân chủ đương nhiên là đa nguyên rồi. Dân Chủ mà ông khai triển để lập chánh thuyết cho đoàn thể của ông từ trước năm 1975 ở Việt Nam là Dân chủ Pháp trị và Dân chủ dân bản.

 

Về lập Công. nếu ngày trước, Đại Việt Quốc Dân Đảng đã tin tưởng và giao cho ông những chức vụ then chốt để cuối cùng ông trở thành vị lãnh đạo, thì sau ngày ra hải ngoại, ông ráo riết xây dựng một dư luận chánh trị Việt Nam cho cuộc đấu tranh giải phóng quê hương. Ông có cái nhìn tổng hợp, theo định hướng thực hiện ba yếu tố, mà người ta gọi đó là công án hay phương trình Nguyễn Ngọc Huy : hải ngoại - quốc tế - quốc nội.

 

Phương trình nầy ngày nay trong tình hình mới, trong mặt trận mới vẫn luôn luôn thời đại. :

 

 - Hải ngoại hỗ trợ trong nước, cờ vàng tung bay ngạo nghễ trên mọi đường phố Huê kỳ.

 - Quốc tế ủng hộ đấu tranh bên nhà, Nghị quyết Liên Hiệp Âu châu tố cáo tình hình xâm phạm Nhơn quyền ở Việt Nam. Nhà trắng Huê kỳ lo lắng theo dõi tất cả mỗi xâm phạm vào quyền Tự do Dân chủ ở Việt Nam

 - Tại Quốc nôi tình hình đấu tranh cao. Cuộc biểu tình đòi bồi thường đất đai của dân oan khiếu kiện ở Sài gòn, ở Hà nội có thể hôm nay đã bị đàn áp và dẹp đi. Nhưng ngày nào dân oan chưa được giãi quyết thỏa đáng thì ngày đó vẫn có thể bùng nỗ. Và hôm nay hiểm họa Bô Xít, ngày mai hiểm họa Hán hóa, Bắc thuộc....

 

Đưa lại cái nhìn tổng kết việc lập Đức, lập Ngôn, lập Công của Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, chúng ta có thể quả quyết ông đã thành công thu phục được dư luận thuận lợi cho cuộc đấu tranh cho Việt Nam .

 

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy trong thế hệ những nhà tranh đấu trưởng thành vào thời điểm Đệ nhị Thế chiến là một  trong những nhà tranh đấu lúc bấy giờ chủ trương đấu tranh dựa trên cơ sở sanh hoạt hiến định. Ông là người đầu tiên mạnh dạn thực hành Dân chủ Pháp trị trong sanh hoạt chánh trị quốc gia. Trong cái không khí « cách mạng » của những nhà tranh đấu chống Pháp, rồi chống Cộng sản, «  chỉ mong lật đỗ chánh quyền bằng bạo lực », có thể nói ông là người duy nhứt sớm hơn hết có can đảm nối tiếp truyền thống một Nguyễn An Ninh, một Tạ Thu Thâu để cổ xúy việc thực hành thuyết Dân chủ Pháp trị theo tinh thần hiến định. Trong sanh hoạt chánh trị quốc gia, khối dân biểu Dân quyền tại Quốc hội ( thuộc Phong trào Quốc gia Cấp tiến) nắm giữ vai trò đối lập để ngăn chận sự lạm quyền của hành pháp, sự « nâng bi » của một số dân biểu  «  thân chánh » ngỏ hầu bảo vệ nền dân chủ non nớt trước áp lực ồ ạt của Cộng sản. Điều ông bảo vệ là tánh « hiến định » của chế độ Sài gòn. Đó là cái biên giới cuối cùng để xác định thể chế tất yếu tranh đấu chống lại chủ trương thôn tính của Cộng sản Hà nội.  

 

Thưa Quý vị,

 

Nếu ta có giữ một hình ảnh trong mọi khía cạnh con người Nguyễn Ngọc Huy, có lẽ, đối với tôi, người đã được ông giao phó nhiệm vụ « trồng người », một Viện Đại Học, để đào tạo những con em của đất nước  Đại Việt, đó là hình ảnh nhà làm chánh trị Dân chủ Pháp trị. Khi cầm quyền ta làm bổn phận công dân, khi không cầm quyền ta cũng làm bổn phận công dân. Ông vẫn mơ ước cho Việt Nam một chế độ lưỡng đảng và Tổng thống chế (không phải vì ông muốn bắt chước Huê Kỳ) qua hình ảnh « chân mặt bước trước, chân trái bước theo) theo hình ảnh chánh phủ luân phiên thay đẩi theo kết quả bầu cử định kỳ (alternative). Thay phiên cầm quyền thay phiên đối lập. Đối lập trong xây dựng, đối lập trong cùng trách nhiệm tổ chức.

 

Lấy Dân  chủ làm trọng tâm lập thuyết, Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đặt rõ vấn đề Việt Nam là vấn đề chánh trị. Giáo sư là nhà chánh trị Việt Nam duy nhứt thời bấy giờ đặt rõ vai trò Dân chủ Pháp trị và Hiến định trong hoạt động chánh trị. Với vai trò ấy, với những bài thuyết Giáo sư đã viết và để lại, chúng ta, những đồng chí, những người học trò, những đàn  em, đàn cháu, chúng ta đã thừa hưởng một gia tài tư tưởng chánh trị hiếm có, chúng ta phải quyết giữ lấy gia tài, và vốn liếng quý báu mà Giáo sư đã trao lại cho chúng ta.

 

Tôi xin mượn lời thơ của đồng chí quá cố Diệp Thanh, người đàn  em của Giáo sư trong nghề thơ, để tưởng nhớ về con người Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy :

 

Ngưởng vọng Anh, một vị Thầy ưu tú

Lý thuyết gia, cách mạng từ tuổi thanh

Đường Sanh Tồn Dân Tộc, mãi vận hành

Không tư lợi, lẫn cầu danh xã hội.

 

 

 

 

 Cuối tháng bảy 2009

Phan Văn Song

 

 

 

Vân Nam...Độc Lập

 

 

Trung Quốc: Đông Châu Liệt Quốc?

 

Vào ngày 23 tháng giêng năm Quý Tỵ 2013, Vân Nam cử hành kỷ niệm đệ nhứt chu niên ngày thành lập nước Cộng Hoà Vân Nam. Chỉ cách một năm trước đây, Vân Nam vẫn còn là một vùng tự trị (autonomous region) của TC.

 

Xin có vài hàng về tân quốc gia nầy: Công Hoà Vân Nam (Yunnan) chiếm diện tích 394.100 Km2 nằm trên một vùng đất cao nguyên có độ cao trên 7.000 m so với mât biển, giáp ranh với Miến Điện, Lào và Việt Nam. Núi non che phủ cả ba phía Bắc, Đông và Tây. Chỉ có bình nguyên phía Nam  xuống tận biên giới Việt Nam mà thôi.

 

Thủ đô là Kunming, tiếng Việt là Côn Minh với diện tích 6.200 Km2. Nhiệt độ trung bình là 65oF cho nên được mang tên là "thành phố mùa xuân vô tận" (eternal spring).

 

Về dân số, với tổng cộng 44 triệu theo thống kê năm 2008, trong đó có 10% là người thiểu số mà người Hồi Hột chiếm đa số (dân tộc chính ở Tân Cương, nơi đã xảy ra cuộc xung đột Hán-Hồi vào tháng 7, 2009). Một yếu tố quan trọng là  việc chênh lệch về giới tính của quốc gia nầy rất trầm trọng, nghĩa là tỉ lệ đàn nam/nữ chiếm 110/100. Về trình độ dân trí, có 50% dân số tốt nghiệp trung học phổ thông tức lớp 12.

 

Nguồn lợi chính của quốc gia nầy là trồng trọt và chăn nuôi gia súc như gà, bò heo và sữa. Năm 2008, mức thu hoạch của kỹ nghệ nầy đem lại cho quốc gia 30 tỷ Mỹ kim năm 2008 và tăng vọt lện gấp đôi năm 2012. Nguồn nguyên liệu khoáng sản rất quan trọng vì những nguồn khoáng sản nầy không chứa sắt do đó việc tẩy rữa quặng mõ và tinh chế tương đối không phức tạp và giá thành rẽ hơn cũng như việc bảo quản an toàn môi trường ít tốn kém hơn các quặng mõ có chứa chất sắt.

 

Công nghệ hoá chất, điện tử cùng nguyên tử …nói chung là công nghệ cao cấp đang trên đà nhảy vột phi mã, từ năm 2005, sản phẩm tạo dựng là 20 tỷ Mỹ kim, tăng lên 50 tỷ cho 2008 và 100 tỷ cho năm 2012. Tính đến năm 2008, Những New Technology Industrial Devolopment Zones (Vùng phát triển công kỹ nghệ mới) chiếm trên 3000 công ty, trong đó phân nửa là các công ty nước ngoài đầu tư vào. Và hiện tại, con số trên đã tăng gấp đôi.

 

Hàng ngày mức nhập cảng dầu thô để dùng cho phát triển là 1 triệu tấn cho năm 2008, và gần 1,5 triệu tấn cho năm 2010.

 

Qua những dữ kiện khách quan nêu trên của tân Cộng Hoà Vân Nam, việc chuyển vận hàng hoá xuất nhập cảng và trao đổi thương mại với các quốc gia là một chính sách quốc gia của những nhà làm kế hoạch của đất nước nầy. Ngoài ra việc giải quyết nạn trai thừa gái thiếu cũng là vấn đề lớn làm bận tâm những nhà làm kế hoạch gia đình.

 

Do đó, ngay khi còn nằm trong thời kỳ "vùng tự trị" của chính phủ trung ương Bắc Kinh, Vân Nam đã cố gắng mở rộng mạng lưới giao thông trên mọi khía cạnh để hạn chế một số "cọ sát" tế nhị với các tỉnh từ Tây sang Đông xuyên qua lục địa Trung Quốc để tiếp cận với thế giới bên ngoài. Các cọ sát nấy phát sinh ra từ sự khác biệt chủng tộc mặt dù trên lý thuyết, tuyệt đại đa số dân số đều là người Hán nhưng không cùng một tiếng nói nếu không trao đổi bằng tiếng chính thức của Bắc Kinh là tiếng Quan thoại. Sự cọ sát còn nảy sinh qua sự cạnh tranh trong phát triển và phân phối giữa các tỉnh với nhau. Thực sự điều nầy đã có sẳn từ ngày Mao Trạch Đông gồm thâu nước Trung Hoa từ năm 1949, và luôn luôn tiềm ẩn trong đầu của người dân địa phương ở mỗi tỉnh.

 

Tất cả sự "hiệp nhứt" trên chỉ là một sự thống nhứt không bền vững qua việc kiểm soát chặt chẽ của quân đội và công an của chính phủ trung ương. Tuy nhiên, sự thống nhứt  trên chỉ là một giai đoạn tiềm ẩn cho  các sự xáo trộn sau nầy qua hai sự kiện Tây Tạng và Tân Cương (chiếm gần 3/5 tổng diện tich đất đai Trung Hoa và có nguồn khoáng sản dồi dào hơn các tỉnh khác).

 

Vân Nam thành công trong việc tách rời Trung Hoa và tuyên bố độc lập là do sức mạnh kinh tế và tinh thần dân tộc của người địa phương mà Bắc Kinh gọi là dân tộc thiểu số qua nhiều chiến dịch di dân người Hán từ những năm 1949 trở đi do chính sách Hán hoá và đồng hoá do Mao Trạch Đông chủ trương.

 

Và Cộng Hoà Vân Nam đã thực hiện thành công nhiều công trình  trong kế hoạch "mở cửa" xuối Nam để tiếp cận vời thế giới bên ngoài đặc biệt là Việt Nam.

 

Con đường xe lữa Côn Minh – Lào Kay – Hà Nội: Con đường nầy đã được khánh thành vào giữa năm 2008. Tuy là con đường Trung - Việt nhưng chỉ cho xe lữa TC di chuyển mà thôi vì đầu máy xe lữa Việt Nam không đủ kích thước để sử dụng. Từ đó, hàng hoá lậu và cả người Tàu di dân không cần hộ chiếu cũng xâm nhập vào nội địa Việt Nam bằng phương tiện nầy.

 

Một thiểu số không nhỏ người Việt, tức con buôn cũng lợi dụng đường xe lữa nầy để buôn lậu vì nhiều lợi thế: 1- Tránh được hải quan vì hải quan Việt Nam không có quyền hạn gì cả trên "tài sản và phương tiện" của đàn anh nước lớn; 2- Con buôn được hưởng nhiều quyền lợi như có hướng dẫn, có cò để giúp đở trong việc mua bán hàng hoá và làm thông dịch; 3- Hiện có những lớp huấn luyện "cò" mở ra tại Côn Minh để giúp đám con buôn nầy.

 

Và dĩ nhiên, đất nước Việt Nam phải gánh chịu nhiều đắng cay qua "con đường tơ lụa Trung - Việt" nầy. Có thể nói, hầu hết sản phẩm may mặc, đồ chơi, thực phẩm, trái cây, thực phẩm… bị chối bỏ vì chứa hoá chất độc hại ở thị trường Hoa Kỳ và Âu châu đầu đổ dồn về Việt Nam. Từ đó lần lần tiêu diệt các sản phẩm nội hoá tạo ra một sự xáo trộn thị trường lao động và một số kỹ nghệ ở trong nước như may mặc, chăn nuồi, trồng tỉa. Kể từ năm 2008 trở đi, những mặc hàng kể trên ngày càng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và càng xuôi Nam cho đến tận cùng miền đất nước và vùng Cao nguyên. Một thí dụ điển hình là tại chợ Đà Lạt, hàng may mặc đầy rẩy và được bán với giá rẻ mạt. Một chiếc áo gió bán chỉ với giá 15 ngàn Đồng, trong lúc một chiếc áo tương đương dệt ở nội địa giá cả không dướ 3, 4 chục ngàn. Chỉ nội cái fermeture cũng đã bán trên dưới 15 ngàn rồi.

 

Con đường Đông Trường Sơn còn được gọi là xa lộ Trường Sơn hay đường mòn HCM , hay quốc lộ 14 (thời VNCH) chạy xuyên suốt từ Bắc chí Nam từ Quảng Bình trở đi cắt ngang xa lộ số 9 (sẽ nói ở phần dưới), qua Khe Sanh, A Lưới ở địa phận tỉnh Thừa Thiên. Tiếp theo là trị trấn Prao, Khâm Đức thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam.

 

Tiếp tục xuôi Nam, đường nầy xuyên qua nhiều tthị trấn của tỉnh Kontum như Đắk Giai, Plai Cầm, Tân Cảnh, Đắk Tô, Đắk Hà và thị xã Kon Tum. Tiếp đến tỉnh Pleiku gồm thị trấn Phú Hoà, Pleiku, Chu Sè trước khi đi vào địa phận của tỉnh Đắk Lắk xuyên qua các thị trấn Ea Drăng, Ban Mê Thuộc, Ea T'ling.

 

Sau đó, con đường tiếp tục vào địa phận tỉng Đắk Nông xuyên qua Đák Mil và Nhân Cơ.

 

Suốt chặng đường xuôi Nam kể trên, những thị trấn trên ngày càng tiếp cận một số lượng không nhỏ người di dân từ Vân Nam qua cũng như hàng hoá và những dịch vụ nhu nhà cửa, hàng quán, thậm chí những nơi không giải trí không lành mạnh cũng  mọc lên như nấm. Xe cộ chở hàng 35 tấn dập dìa ở cả hai chiều. Các cửa hiệu, thậm chí những tên đường đôi khi viết bằng tiến Vân Nam…

 

Đặc biệt hơn hết là thị trấn Nhân Cơ có thể được xem như bị Hán hoá hoàn toàn. Thỉnh thoảng chỉ còn thấy một vài người thiểu số thả bộ dọc theo hay bên đường rực đầy ánh sáng với nhiều đèn màu về đêm nói lên tòam cảnh hoang tàn so với thời xa xưa của 15 sắc dân thiểu số hiện diện trên mãnh đất Hoàng triều cương thở hàng ngàn năm qua.

 

Cũng cần thêm một chi tiết nhỏ là có thêm một con đường ĐôngTây trong nội địa Việt Nam là đường số 27 bắt đầu từ Ninh Thuận (Phan Rang) đã được nối dài  đến Nhân Cơ xuyên qua Đà Lạt và khánh thành đúng ngày quốc khánh của CH Vân Nam năm nay.

 

Con đường Tây Trường Sơn  cũng cần nêu ra đây với quốc lộ 13 nối liến biên giơi Lào với Vân Nam, xuyên qua Sawanakhet đến tận biên giới Cambodia đã được Vân Nam viện trợ và khánh thành vào tháng 12 năm 2008. Tiếp theo là quốc lộ số 7 tiếp nối xuyên qua Nam Vang và đổ ra hải cảng Sihanoukville, cũng được khánh thành vào năm 2010.

 

Hai con đường nầy cũng rộn rịp không kém đường Đông Trường Sơn với lượng xe vận tải hạng nặng dập dìu chuyển hàng hóa từ Vân Nam ra thế giới qua hải cảng Sihanoukville nầy.

 

Trở qua con đường Đông Tây chiến lược, đó là con đường số 9 bắt đấu từ Quảng Trị qua Khe Sanh, Schepone, Sawanakhet và xuyên qua địa phận Thái Lan. Để rối cuối cùng dừng lại ở hải cảng Mawlamyine nằm ở phía Tây Thái Lan.

 

Tóm lại, qua sự phát triển những con đường Bắc Nam qua ngõ Việt Nam, Lào Thái Lai và Cambodia, cũng như việc nạo vét lòng sông Cửu Long từ biên giới Vân Nam đến tận biện giới Cambodia khiến cho tỉnh Vân Nam mạnh dạn tách rời chính phủ trung ương Bắc kinh để thành lập Cộng hoà Vân Nam với trọng tâm  chuyển hướng phát triển kinh tế quốc gia trong tinh thần kinh tế thị trường và phát triển trong chiều hướng ứng hợp với tiến trình toàn cầu hoá.

 

Riêng đối với Việt Nam,một quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhứt và bị ảnh hưởng lên nhiều mặt, đặc biệt là tiến trình Hán hoá của của TC. Mặc dù không còn chịu áp lực của Bắc Kinh, nhưng người Vân Nam vẫn còn ẩn dấu một não trạng là luôn luôn muốn đồng hoá và thôn tính Việt Nam. Não trạng nầy thể hiện ngay từ những ngày lập quốc của Việt Nam.

 

Ở vào thời điểm nầy, Vân Nam càng muốn tiến hành khẩn cấp những âm mưu Hán hoá vì lý do vừa là sắc tộc (đồng hoá) vừa là giải toả áp lực của tình trạng trái thừa gái thiều của quốc gia nầy. Và cho đến hôm nay, có thể nói họ đã gần như đồng hoá hoàn toàn người Thượng qua việc khai thác hai công trình Nhân Cơ và Tân Rai và nhiều nơi khác ở tỉnh Đắk Nông. Tại những nơi nầy, những cuộc hôn nhân dị chủng giữa người Thượng và Hán xảy ra rất nhanh qua những khuyến dụ về hàng hóa, thực phẩm v.v…  Những nơi nào có bước chân của họ, thì từ địa hình, địa vật, và tất cả bộ mặt còn lại của cộng đồng bản xứ đều bị thay đổi hoàn toàn và có thể nói trong hổ thẹn là đã có thêm một thị trấn, một thành phố Tàu mới trên mãnh đất Việt

 

Cơn mê của người viết chợt bừng tỉnh với tiếng hét: NGỘ TẢ NỊ SẨY!

 

 

Mai Thanh Truyết

Kỷ niệm ngày giổ thứ 19 của GS Nguyễn Ngọc Huy

Sacramento, 25/7/2009

 

Ghi Chú: Bài viết nầy dựa theo những dữ kiện và sự kiện có thật đã và đang xảy ra cho Vân Nam. Tác giả đưa ra những "hư cấu" hay những viễn kiến có thể xảy ra cho đất nước nầy để từ đó chúng ta có thể hình dung một cách rõ ràng áp lực và âm mưu Hán hoá Việt Nam của TC là một âm mưu có thật để mỗi người trong chúng ta suy gẫm thêm.

//////////////////////////////////////////////////