Phóng viên LÊ QUỲNH MAI  Phỏng vấn  MAI THANH TRUYẾT

 

Hội Khoa Học & Kỹ Thuật Việt Nam (VAST)

 

 

LQM: Tiến sĩ Mai Thanh truyết là trưởng Ban Hóa học Trường Đại Học Sư Phạm Sàigòn trước năm 1975. Ông là Giám đốc Học vụ của Viện Đại Học Cao Đài Tây Ninh và hiện ông là Giám đốc nhà máy xử lý chất phế thải BKK tại West Covina, Nam California. Ông cũng là Hội trưởng Ban chấp hành Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam tại California. Ts Mai thanh Truyết định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1983.

Với tư cách là Hội Trưởng Ban Chấp hành Hội Khoa Học Kỹû Thuật Việt Nam tại Cali, xin ông trình bày mục đích và hoạt động của Hội như thế nào ?

 

MTT: Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam tại Hoa Kỳ được thành lập từ năm 1990 quy tụ một số khoa học gia kinh nghiệm đã từng làm việc tại Việt Nam và ngoại quốc. Mục đích của Hội  là mong mõi đóng góp một số kiến thức và thông tin khoa học kỹ thuật hầu áp dụng cho việc phát triển và canh tân một nước Việt Nam tự do.

 

LQM: Những hoạt động của Hội KHKT tại Cali đã mang lại nhửng kết quả nào ? Xin ông có thể cho biết một vài chi tiết về những kết quả ấy không ?

 

MTT: Hoạt động của Hội KHKT Việt Nam hiện tại tương đối đang còn rất hạn chế với sự tổ chức thường xuyên các buổi hội thảo nội bộ và mở rộng có mục đích trao đổi, chia xẻ những mối ưu tư cùng suy nghĩ về một số chính sách khoa học kỹ thuật đang áp dụng trong việc phát triển Việt Nam. Hội hy vọng những tiếng nói góp ý trên sẽû được lắng nghe để có thể cải thiện một phần nào trong các công trình hay công nghệ ở Việt Nam.

 

LQM: Ông có suy nghĩ  về việc nới rộng và  bành trướng hoạt động Hội KHKT tại Cali ra khỏi phạm vi Bắc Mỷ hay không ?

 

MTT: Chúng tôi hiện có sự hợp tác và đóng góp của một số chuyên viên, bè bạn ở Âu Châu và ở Úc châu; thậm chí chúng tôi cũng có tham khảo, trao đổi và hội ý với một số bạn bè cũ hiện còn hoạt động trong lãnh vực khoa học kỹ thuật ở Việt Nam về một số vấn đề kỹ thuật trong các công trình đang được thực hiện trong nước.

 

LQM: Sau khi Bản Thông Cáo chung của Hội Nghị Thượng Đỉnh Quốc Tế về Môi Sinh năm 1992 được công bố, thì hàng năm trên thế giới các nước cũng tổ chức thêm những hội nghị về các vấn đề còn vướng mắt. Với tư cách là Hội Trưởng Hội KHKTVN tại Cali xin Ông cho biết trên lãnh vực chuyên môn còn bao nhiêu vấn đề còn khúc mắc và tồn đọng  lại.

 

MTT: Từ buổi họp Thượng Đỉnh về toàn cầu hóa môi sinh tại Rio de Janeiro năm 1992, thế giới đã bắt đầu lưu tâm đến những vấn đề thuộc phạm vi chung, không nằm trong ranh giới của từng quốc gia riêng rẽ mà là vấn đề của toàn cầu. Tuy nhiên những vấn đề đó nhìn theo từ gốc độ của từng quốc gia một,    và tùy theo trình độ nhận thức của từng dân tộc một, có thể đưa ra những hiện trạng và suy diễn khác nhau. Có thể tóm tắt một số vấn đề còn đang tồn tại là sự phân biệt giữa nghèo và giàu, khoảng cách giữa nghèo và giàu càng ngày càng tăng thay vì phải được thâu ngắn lại, việc cung cấp nguồn thực phẩm không được phân phối điều hòa, các quốc gia có trình độ công nghệ cao hưởng nhiều lợi lộc và tài nguyên so với những quốc gia yếu kém. Do đó có một sự mất quân bình về phân phối lương thực trên thế giới. Đứng trước tình trạng nầy, tất cả chúng ta đều có trách nhiệm và cần phải có những biện pháp thích nghi để thâu ngắn cách biệt mà các vấn nạn căn bản nói trên đã gây ra.

 

LQM: Ông có ý kiến gì về những vấn đề được khơi mào và đúc kết tại Hội Nghị thượng đỉnh tại Rio de Janeiro năm 1992.

MTT: Những ký kết căn bản đã khơi mào từ Hội Nghị nói lên tính tôn trọng về tài nguyên thiên nhiên nghĩa là không có một cơ cấu quốc gia nào có thể đứng dưới một danh nghĩa nào để khai thác tài nguyên của một quốc gia khác. Sự tôn trọng chủ quyền quốc gia đặc biệt  về phương diện môi sinh là một trong những vấn đề cốt lõi. Mặt khác các lằn ranh biên giới về biển cả không còn ý nghĩa phân biệt nữa vì biển là tài nguyên chung của nhân loại chứ không phải là của cải riêng của từng quốc gia một. Việc ký kết căn bản về tài nguyên trong lãnh vực môi sinh đã được đặc biệt lưu ý tới hơn là những vấn đề kinh tế của từng quốc gia.

 

LQM: Trong cuốn bạch thư chỉ dấu sinh tồn năm 2000 do World Watch Institute, hai yếu tố căn bản ảnh hưởng đến môi trường sống và là nguồn gốc bất an tương lai cho các quốc gia trên thế giới sẽ la:ø

  • sự bất cân đối về mức độ giàu nghèo giữa các quốc gia,
  • sức mạnh về quyền lực chính trị kinh tế của từng nước một.

Theo ý kiến riêng của Ông, có giải pháp nào có thể tương đối quân bình một cách tối thiểu hai vấn đề bất ổn kể trên hay không ?

 

MTT: Trước hết chúng tôi xin chia xẻ mức bất cân đối về nạn giàu và nghèo vì nó là một trong những yếu tố căn bản ảnh hưởng đến mọi lãnh vực về sau. Chúng tôi xin đưa ra một ví dụ căn bản: mục tiêu của Hội Nghị thượng đỉnh là làm thế nào để giảm đói xoá nghèo cho một số quốc gia đang mở mang nhưng sau gần mười năm, hiện trạng thực tế cho thấy ngược lại. Ngay tại Hoa Kỳ năm 1990, chỉ có 20% dân chúng nắm giữ 80% tài sản quốc gia và sau đó vào năm 1999 chỉ còn có 10% dân chúng chiếm 80%  tài sản quốc gia. Ở một bình diện khác, chỉ tiêu các nước giàu trên thế giới phải xóa nợ và tài trợ tài chánh để các xứ nghèo có điều kiện phát triển đã được đề ra gần mười năm nay vẫn không được thực hiện đúng mức. Hiện tại mức xóa đói giảm nghèo tại các quốc gia đang phát triển vẫn còn là một vấn đề trầm kha cần phải giải quyết.

 

LQM: Hiện nay lượng nước ngầm bị thất thoát và vẫn còn 1/3 dân số trên thế giới đang sống trong tình trạng thiếu nguồn nước để sinh hoạt, do đó việc xử lý và tái xử dụng nước thải sinh hoạt của dân chúng la ưu tiên hàng đầu và theo như tiên đoán chiến tranh thế giới thứ ba có thể xẩy ra khơi nguồn từ sự thiếu hụt nguồn nước sinh hoạt nầy, như Gadaffi đã tuyên bố Ai cập có thể gây chiến tranh ở Trung Đông vì nước. Theo ông nguy cơ nầy có thể được ngăn chặn bằng cách nào hay không ?

 

MTT: Trước hết tôi xin nói thêm lượng nước ngầm không bao giờ bị thất thoát trên thế giới. Lượng nước ngầm có thể bị thất thoát ở một vùng nào đó vì bị tận dụng, nhưng nước ngầm sẽ được quân bình ở một vùng khác trên quả địa cầu nầy. Nhưng vấn đề chánh là nước ngầm đã bị ô nhiễm do đó không có đủ nước sạch để cung ứng cho dân số càng ngày càng gia tăng trên thế giới. Chúng ta có thể chia ra những vùng có thể sẽ bị khan hiếm nước trong tương lai. Thứ nhất là vùng Trung Đông sẽ là nơi không có đủ nhu cầu nước cho sinh hoạt  trong vòng khoảng 20 năm nữa nếu không có biện pháp đối phó trong hiện tại. Kế đó là vùng sa mạc Sahara, vùng phía Đông của Ấn Độ và Trung Quốc. Vấn đề nước trong vài thập niên tới là vấn đề cốt lỏi của thế giới đứng trên cả vấn đề kinh tế, quân sự, hay chính trị. Do đó nếu không sớm có biện pháp giải quyết hay xử lý những nguồn nước thải thì chúng ta có nguy cơ gập các trở ngại khó có thể giải quyết được. Hoa kỳ đã bắt đầu xử lý nước thải sinh hoạt gia đình để tái sinh lại nguồn nước "sạch" và đem vào xử dụng. Kế hoạch nầy sẽ đưa vào áp dụng ở Nam Cali trong vài năm tới đây.

 

LQM: Liên Hiệp Quốc đã đào trên bốn triệu giếng nước tại Bangladesh và đã tạo ra nạn ô nhiễm arsenic (As) tại xứ nầy ảnh hưởng đến sức khỏe của gần 50 triệu dân của xứ nầy. LHQ củng đã đào trên 180 ngàn giếng tại Việt Nam. Xin ông cho biết thảm trạng ô nhiễm As có thể xẩy ra tại Việt Nam hay không ?

 

MTT: Cám ơn Cô Quỳnh Mai đã đặt ra câu hỏi nầy. Đây là một vấn đề ma riêngø cá nhân tôi, MekongForum và Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam tại California đã đặt biệt lưu tâm từ hai năm nay. Từ giữa thập niên năm 1970, đứng trước nhửng nguy cơ về bệnh trạng đường ruột của nhân dân  Bangladesh vì xử dụng nguồn nước mặt, UNICEF  trong vòng 25 năm đã thực hiện hơn 4 triệu giếng đóng trong toàn quốc. Trong suốt thời gian đó đã giải quyết được vấn đề giảm đói cho người dân, tăng cường mức phát triển nông nghiệp và giải quyết được một số vấn nạn cho người dân tại đó. Ngược lại một thảm trạng đã xẩy do mức ô nhiễm arsenic trong nước giếng càng ngày càng tăng dần. LHQ đã phân tích trên 31 ngàn mẫu nước giếng trong đó 90% mẫu  đã bị nhiễm độc arsenic với tỷ lệ 500 phần tỷ trở lên (>500 ug/L). Trong lúc đó tiêu chuẩn cho phép của WHO là 10 phần tỷ. Từ năm 1982 đến nay UNICEF  đã giúp đào trên 180 ngàn giếng cho Việt Nam đặc biệt là cho vùng ĐBSCL không kể những giếng cho tư nhân đào. Sau gần hai năm thu thập những mẫu nước từ Bắc chí Nam và nhất là vùng ĐBSCL, chúng tôi nhận xét rằng nước giếng đào ở miền Bắc, miền Trung và miền Bắc Nam Việt Nam vẫn conø tương đối sạch, mức độ ô nhiễm As còn nằm trong mức ô nhiễm tự nhiên nghỉa là dưới 5 phần tỷ. Ngược lại, mức độ ô nhiễm As tại vùng ĐBSCL từ Gò công, Tân An, Mỷ tho,  Bến tre, mức độ ô nhiễm mặc dù còn nằm trong định mức tiêu chuẩn của LHQ là 10 phần tỷ, đã cho thấy chỉ dấu báo hiệu tình trạng ô nhiễm trong tương lai sẽ giống như trường hợp của Bangladesh. ĐBSCL mới bắt đầu xử dụng nước giếng UNICEF trong vòng 8 năm trở lại đây, mức độ nhiễm độc đã đạt tới 10 phần tỷ. ĐBSCL đang bị nhiễm mặn trầm trọng, cũng như độ pH của nước giãm dầmn trong mùa khô, có nơi pH xuống thầp hơn 2 đơn vị. Hai yếu tố trên sẽ làm tăng tiến trình hòa tan của arsenic trong nước. Do đó tôi dự phóng rằng trong vòng 10 năm nữa tình trạng ô nhiễm As có thể trở thành trầm trọng hơn vì tình trạng ô nhiễm tại ĐBSCL sẽ diễn tiến theo một chiều hướng nhanh hơn ở Bangladesh.

 

LQM: Xin phép ra khỏi lãnh vực chuyên môn và xin ông cho biết ông đã bắt đầu viết từ lúc nào và nếu đa số các bài viết của ông nằm tromg lãnh vực chuyên môn, ông có nghĩ bước qua lãnh vực sáng tác và trở thành cây bút thường xuyên cho nguyệt san Đi Tới không ?

 

MTT: Nói là viết thì tôi không dám nhận là cầm bút chuyên nghiệp mà thật sự ra tôi chỉ muôn nghiên cứu, thu thập dữ kiện, và từ đó suy nghiệm ra một số biện pháp để giải quyết vấn đề trong lãnh vực chuyên môn là môi trường ô nhiễm trong không khí, nước và đất. Thật ra trong mười năm nay chúng tôi chưa nghĩ đến việc viết lách ngoài phạm vi chuyên môn. Hy vọng trong một dịp khác tôi có thể trả lời câu hỏi nầy suông sẽ  và thâm thúy  hơn.

 

LQM: Ông định cư tại Hoa Kỳ từ 17 năm qua,xin ông cho thính giả của Đài Tiếng Nói Việt Nam biết cảm giác của ông ra sao ?

 

MTT: Dĩ nhiên, như tất cả mọi người dân di cư đến một xứ lạ, mỗi người trong chúng ta cũng vấp phải một số cản ngại từ lúc ban đầu, nhưng vấn đề là làm sao để vượt qua những cãn ngại đó. Sự khó khăn về tài chánh, mức độ hội nhập vào xã hội mới và đặc biệt là những vấn nạn xẩy ra trong gia đình, trong mối liên hệ vợ chồng, cha và mẹ con... và nếu không vượt qua được những cãn ngại đó thì chúng ta khó mà tồn tại được.

 

LQM: Hiện nay trong cộng đồng Việt Nam đã xẩy ra nhiều tình trạng đỗ vở gia đình bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau và một trong những nguyên nhân chính là ảnh hưởng phong tục tập quán của người bãn xứ đối với người Việt Nam di dân.Vậy xin ông cho biết chúng ta nên giải quyết vấn đề nầy như thế nào ?

 

MTT: Chúng tôi xin đem kinh nghiệm bản thân và suy nghĩ cá nhân để trình bày cùng chia xẻ với quí vị. Đối với nhửng đỗ vỡ trong gia đình Việt Nam, chúng tôi không quy trách nhiệm về phía người chồng hay người vợ mà chúng tôi chỉ nhìn lại các nguyên nhân có thể gây ra đỗ vỡ do mức độ tương nhượng, tương kính giữa người đàn ông và người đàn bà đứng trước một xã hội mới đôi khi đối nghịch với xã hội và phong tục Việt Nam. Có thể nói dứt khoát rằng, nếu không có sự tương nhượng và tương kính trên, và nếu không có sự tha thứ cho nhau, hạn chế bớt các vị kỷ cá nhân...thì hiện tượng đỗ vỡ trong gia đình rất dễ xảy ra ở miền đất nước mà trọng tâm và ưu tiên vật chất là mối ưu tư hàng đầu.

 

LQM: Thưa ông vậy thì vụ ngoại tình  của Tổng Thống Clinton có phải là lỗi của Đệ nhất phu nhân Hillary Clinton hay không ?

 

MTT: Có lẽ vì tuổi tác đã bước qua một giai đoạn khác của cuộc đời, cho nên đối với câu chuyện của Tổng Thống Clinton và phu nhân, chúng tôi không nghĩ lỗi phải thuộc về ai, nhưng chuyện ấy có ảnh hưởng nhiều đến suy nghĩ  của chúng tôi trong liên hệ giữa vợ chồng và quyền lực. Bà Hillary dã hành xử rất khéo trong cán cân quân bình giữa hai yếu tố trên. Tôi nghĩ rằng những việc Tổng Thống Clinton đã làm và phản ứng phản hồi của Bà Clinton là kết quả của một thỏa hiệp giữa hai người hay nói trắng ra, đó chỉ là một dịch vụ "business" nằm trong "giao kèo hôn nhân" mà ông bà đả ký kết.

 

LQM: Khi không khí gia đình không còn hạnh phúc nữa, chúng ta phải chọn cách nào?  Xin ông đề nghị giải pháp: ly dị, chịu đựng hay chờ đợi một "phép lạ". Xin ông cho biết ý kiến.

 

MTT: Tuy không nằm trong trươnøg hợp đó nhưng tôi có thể góp ý trong vấn đề nầy. Khi mà hạnh phúc gia đình không còn nữa, nhưng làm thế nào để định nghĩa hạnh phúc gia đình?  Hạnh phúc gia đình có phải là một mái gia đình hòa thuận êm ấm giữa vợ chồng, con cái hay là một sự chịu đựng im lặng của người vợ hoặc sự chấp nhận âm thầm của người chồng trước nguy cơ phản bội của một trong hai người?  Theo tôi, hạnh phúc đích thực là sự bình an của mỗi cá nhân thành viên trong gia đình. Sau tuổi 50 sẽ là một giai đoạn mà mình phải nghỉ lại về mình, về tha nhân, hơn là so đo về tình yêu và hạnh phúc như lúc còn trong lứa tuổi thanh niên. Cần phải thăng hoa cái nghĩa của hạnh phúc hướng về tha nhân hơn là thu hẹp trong giới hạn gia đình.

 

LQM: Đó có phải là cách để ông giử vững hạnh phúc gia đình hay không?  Với tư cách là một người đàn ông xin ông cho biết phải làm sao?

 

MTT: Là một người đã sống trong một cơ chế xã hội Việt Nam trong đó người đàn ông có nhiều quyền hạn (vô lý!) so với đàn bà, tôi nhận thấy trong một chừng mực nào đó, người đàn bà Việt Nam khi đặt chân đến Hoa Kỳ không ít thì nhiều cũng đã "défoulée" để bù lại với thời gian bị "refoulée" khi sống ở bên nhà. Với tình trạng ẩn ức và chuyển hóa trên, nếu cả hai phía đều biết tự chế và hạn chế thì mọi chuyện sẽ êm đẹp ngay. Xã hội Hoa kỳ đã mở ra cho người đàn bà thấy rộng hơn, xa hơn, và có tầm nhìn ngang hàng so với người đàn ông. Do đó, người chồng cần thấy được tầm nhìn rộng mở của người hôn phối đi bên cạnh mình mà khuyến khích, trao đổi để cùng nhau đi tiếp giai đoạn cuối của cuộc đời nầy. Có được như vậy, gia đình mới thực sự có ý nghĩa trọn vẹn.

 

LQM: Một câu hỏi cuối cùng, ông sẽ hành xử như thế nào nếu ông được trẻ lại ở lứa tuổi 30?

 

MTT: Hiện tại, nếu tôi còn ở lứa tuổi 30, tôi sẽ làm việc có nhiều hiệu năng và đạt nhiều kết quả tích cực hơn. Vì sao? Vì tôi sẽ tránh được những thất bại do tính háo thắng khi còn ở lứa tuổi thanh xuân trước kia. Một người bạn cố tri lớn tuổi đã từng lo sợ đến tính mạng của tôi khi còn ở quê nhà vì tính "ngựa non háo đá" nầy. Tuy nhiên tôi không hối tiếc những hành động thất bại trong quá khứ vì chính nhờ đó mà tôi đã học thêm được tính nhẫn nại và tinh thần vô trụ.

 

LQM: Thay mặt Đài Tiếng Nói Việt Nam, xin cám ơn TS Mai Thanh Truyết dã dành cho cuộc phỏng vấn nầy.

 

 

Phỏng vấn thực hiện tại Orange, California ngày 3/6/2000

//////////////////////////////////////////////////