VÀI GÓP Ý VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG
Vùng châu thổ sông Cửu Long được bắt đầu khai phá sau khi nhà Nguyễn tiến về phía Nam từ cuối thế kỹ thứ 17, 300 năm trước. Đây là một vùng đất gần như hoang dã, đầy đầm lầy và dã thú, đầy cạm bẩy đối với người Việt đi khẩn hoang từ thuỡ ban đầu; một vùng đất mà con người phải chùng bước khi chạm trán với mọi bất trắc có thể xảy ra bất kể không gian và thời gian. Mọi di chuyễn bằng đường bộ hầu như hoàn toàn chưa mở mang lúc đầu và người dân tập trung di chuyễn bằng thủy bộ...
Giờ đây, sau 300 năm khai phá, châu thổ sông Cửu Long đã phát triển và thành hình theo điều kiện địa lý sau đây: diện tích khoảng 40 triệu mẫu tây so với dân số 17 triệu (thống kê năm 1996), trung bình dân số tăng 500 ngàn mỗi năm, với mật đọ trung bình là 385 người/km2 gần gấp đôi so với mật độ cả nước (209 ngưới/km2).
Về phương diện địa dư và phát triển nông nghiệp có thể nói vùng châu thổ sông Cửu Long (CTSCL) từ ngày xưa luôn là nơi cung cấp lúa gạo và lương thực cho cả nước.. Theo thời gian diện tích đất khai thác có phần tăng lên nhưng không đồng bộ với đà gia tăng dân số (2,9 triệu năm 1954).
Từ khi có chính sách cởi mở và đổi mới, dân miền CTSCL bắt đầu tự làm chủ mãnh đất và mang nguồn thu hoạch về cho chính mình. Do đó mức sản xuất lương thực tăng một cách đáng kể và xã hội tương đói ổn định về kinh tế. Trong tương lai việc giáo dục người dân trong cách xử dụng đất, luân canh, xử dụng phân bón, thuốc trừ sâu rầy một cách đúng đắn sẽ làm nông phẩm càng là môt nguồn lợi chính yếu cho vùng.
Tuy nhiên nếu không có kế hoạch cho tương lai gần thì một số vấn nạn trước mắt sẽ là những cản ngại lớn cho công cuộc phát triển. Một số ý kiến sau đây có tính cách đóng góp vào việc phát triển vùng CTSCL, trung tâm lương thực cho cả nước.
· Trước tiên việc kiểm soát và điều hòa nguồn nước phải được coi như là một yếu tố quan trọng bậc nhất . Chính quyền cần phải có một chính sách thật rõ ràng về kế hoạch chống phèn, đuổi mặn, phân phối và chuyễn vận nước, nghiên cứu đào thêm để cung cấp đủ nguồn nước cho nông nghiệp ở những vùng khắc nghiệt. Việc đào kinh khu Tứ giác Long Xuyên để đuổi phèn trong khu vực nầy chỉ là một chính sách có tính cách ngắn hạn và chửa cháy hơn là một quy hoạch đúng đắn để rửa phèn!
· Song song với điều trên, việc phát triển giao thông, cùng đầu tư nguồn vốn vào các công trình đại trà sẽ giúp cho người dân và chính quyền địa phương kiểm soát được mức sản xuất vá tiêu thụ cũng như việc xuất cảng các nông phẩm thặng dư. Giáo dục và ô nhiễm môi trường sẽ là hai vấn đề thiết yếu trong tương lai. Việc tăng gia sản xuất đồng biến với việc ô nhiễm môi trường do đó nếu không có một chính sách rõ ràng và quy chế xử lý thích đáng vùng CTSCL sẽ chịu một khủng hoãng đáng kễ trong tương lai. Tăng gia sản xuất để phát triển kinh tế đòi hỏi có kế hoạch tiêu thụ và phân phối nông phẩm và chính sách rõ rệt về xử lý môi trường để tránh các hiểm họa thường xảy ra ở các nước đang mở mang . Nên lưu ý bài học Thái Lan, Nam Dương, Đài Loan, Đại Hàn, Mã Lai... về các bế tác về xử lý chất phế thải kỹ nghệ vá ô nhiễm môi trường.
· Các công trình đại trà trên sẽ đưa đến việc biến cải vùng CTSCL thành từng khu kinh tế tự túc do đó giao thông và tiếp thị sẽ được giải quyết dễ dàng và nhịp đọ di chuyễn hàng hóa và nông phẩm được giảm bớt đến mức tối thiểu. Tứ đó các vùng kinh tế tự túc sẽ lần lần được đo thị hóa và mỗi vùng nhỏ sẽ biến thành những tụ điểm (khu sản xuất hay chế xuất), thành phố có một cơ cấu chính quyền địa phương riêng. Dân trí sẽ được tăng dần nhờ việc phát triển và giao thương với các thành phố lớn khác ở miền Nam.
· Một khi người dân đã có đời sống kinh tế ổn định, nhu cầu tinh thần là việc tiếp theo cần được giải quyết : đó là việc nâng cao đời sống trí tuệ và văn hóa của người dân trong vùng. Hợp chủng văn hóa đa dạng từ ban đầu ( Việt, Cao Mien, Trung Hoa, Chàm và thiểu số dân đến từ Mã lai..) phải được bảo trì và nâng cao để tránh những va chạm trong tương lai. Hiện tại, mặc dù nền kinh tế trong vùng CTSCL đã phát triển tương đói phong phú, nhưng người dân vẫn có một đời sống tinh thần và xã hội tương đối thấp so với các nơi khác: trường ốc vẫn thiếu thốn, nhu cầu trường trung học cấp ba chưa thỏa mãn , học sinh còn phải di chuyễn xa nhà để tiếp tục việc học, các trạm y tế còn nghèo nàn và quá xa tầm tay của người dân, sinh hoạt văn hóa rất hạn chế, trình đọ văn hóa thấp kém và trên đà giảm sút (trình độ trung bình của người dân ở mức lớp 5 (1997) tính từ 15 tuổi trở lên so với mức lớp 7 trước năm 1975).
· Tiếp theo vấn đề cốt lỏi được đặt ra là làm thế nào để có một kế hoạch theo dõi khuyến cáo, cũng như tạo áp lực chống lại các dự án quốc tế đã và đang thành hình về sông Cửu Long mà có ảnh hưởng bất lợi đến vùng ĐBSCL. Các dự án xây đập thủy điện từ Trung Hoa, Thái Lan, Lào, Cao Miên .. . sẽ hạn chế hay tiêu hủy nguồn cá trong vùng, biến cải thành một hệ thống môi sinh khắc nghiệt hơn cho việc trồng trọt, ảnh hưởng đến mùa màng trong việc kiểm soát nguồn nước, tiêu diệt nguồn phân bón thiên nhiên đến từ lòng sông và quan trọng hơn hết là nguy cơ nước mặn tiến chiếm sâu dần vào nội địa với hậu quả to lớn là đất canh tác sẽ bị thâu hẹp lại.
· Sau hết, từ năm 1926 chưa bao giờ mực nước sông Cửu Long xuống đến mức thấp nhất , chỉ dưới 3 mét nước cho năm nay (1998) và dự phóng tương lai là sẽ hiếm thấy mùa nước dâng cao hay ngập lụt hàng năm vì những đập thủy điện đã xây cất ỡ thượng nguồn.
Triển vọng mở mang vùng ĐBSCL có nhiều cơ may đạt được so với các vùng khác ở Việt Nam nếu chính quyền trung ương và địa phương lưu tâm thực sự và đúng mức. Nếu được như thế thì chắc chắn trong một tương lai gần múc công nông phẩm xuất cảng ở vùng nầy sẽ góp phần không nhỏ cho nền kinh tế quốc gia.
Mai Thanh Truyết
1999