Vài Suy Nghĩ Về Thách Thức Của Trung Cộng Hiện Tại ở Biển Đông



Trong những tháng vừa qua, tình trạng biển Đông ngày càng căng thẳng: 1- Đệ VII và Đệ III hạm Đội Hoa Kỳ đã hiện diện trong vùng nầy, 2- Trung Cộng tiếp tục mang hàng trăm tàu chiến bố trí khắp nơi trong vùng, 3- TC tập trận bắn đạn thật, 4- Thái độ của ASEAN về các áp đặt của TC ở biển Đông, 5- Phản ứng quyết liệt của TC trước thềm quyết định của tòa án La Haye…Tất cả nói lên tính chất nghiêm trọng của vần đề.

Để trả lời câu hỏi "Trung Cộng muốn gì tại biển Đông", xin được lần lượt phân tích qua về tầm quan trọng của biển Đông trong vùng cùng vị trí và âm mưu của TC cũng như của "chư hầu" Việt Cộng Bắc Việt.

Tầm quan trọng của biển Đông:

1-    Về tiềm năng dầu khí: Theo ước tính toàn vùng biển Đông có trữ lượng ước tính từ 28 đến 213 tỷ thùng dầu căn cứ vào Viện Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ năm 2008 và 3,8 ngàn tỷ thước khối khí đốt (US Geological Survey năm 2010) có khả năng cung cấp cho toàn vùng trong vài thập niên.

2-    Về tiềm năng quân sự: Kiểm soát được vùng nầy có nghĩa là khống chế toàn vùng Đông Nam Á và kiểm soát được mọi di chuyển, trao đổi quân sự của các quốc gia trong vùng với đối tác bên ngoài, đặc biệt là vấn đề di chuyển vũ khí thiết bị quân sự và tình báo.

3-    Về khả năng kinh tế: Kiểm soát các hoạt động kinh tế đi-đến của từng quốc gia; từ đó có thể ước lượng được sức mạnh kinh tế của các nước trong vùng.

4-    Về chánh trị toàn cầu: Đây là tầm quan trọng nhứt. Nếu chiếm được biển Đông, ngoài các yếu tố trên, TC có thể "siết cổ" bất cứ quốc gia nào trong vùng, áp lực phải đi theo chiều hướng của Đại Hán trong chính sách đối ngoại với thế giới bên ngoài. Nhà cầm quyền nào không đi theo TC sẽ bị bóp nghẹt ngay từ trứng nước và quốc tế phải đứng trước sự đã rồi, không thể đáp ứng được hay gây áp lực với TC qua các thể chế của Liên Hiệp Quốc.

Những gì Trung Cộng muốn và những gì Trung Cộng đang làm

Nhìn qua tình hình xã hội bên trong lục địa TC, chúng ta nhận thấy tình trạng bất ổn trong xã hội như nạn thất nghiệp ngày càng cao do mức sản xuất và xuất cảng qua Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu châu giảm mạnh tạo ra sự khủng hoảng ở hầu hết các tỉnh, đặc biệt tại Quảng Châu. Nơi đây dân chúng bắt đầu biểu tình đòi tăng lương, nâng cao phúc lợi cũng như nhân quyền và các quyền tự do khác. Và một hiện tượng bóp nghẹt tự do dân chủ gần đây nhứt, là vụ bắt nhốt Ông thị trưởng thành phố Ô Khảm do dân bầu phổ thông đầu phiếu lần đầu tiên trong lịch sử TC năm 2013 là chì dấu cho thấy TC muốn dùng chuyên chính vô sản để …tránh bạo loạn xã hội.

Thêm nữa, phong trào độc đòi độc lập ở Tây Tạng qua việc người dân và nhà sư tiếp tục tự thiêu và gây bạo động. Tân Cương cũng không yên ổn với các vụ đặt bom vừa qua…Pháp Luân Công tiếp tục rao giảng và ảnh hưởng lên nhiều tầng lớp trong toàn xã hội.

Và hiện tại, TC với chiến dịch "cắt lát xúc xích" (sách lược tằm ăn dâu) ở Biển Đông, nhằm hướng tới việc thống trị toàn khu vực. Nhu cầu nầy đã thể hiện trong một động thái mà Tờ báo New York Times đã gọi một cách đúng đắn là một "trò chơi gà" (game of chicken), làm cho nhiều người e rằng sự kiện trên có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh bi thảm giữa các cường quốc. Mục tiêu của Trung Cộng đơn giản là: thống trị khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, và từ từ nhưng chắc chắn, đẩy bật Mỹ ra khỏi biển Đông. Tất cả đều nhắm vào một chiến lược đã được TC chuẩn bị và thi hành từ đầu thập niên 2000. Đó là chiến lược "chống tiếp cận/chống xâm nhập" (A2/AD).

Vì vậy,

Việc phô trương sức mạnh trên biển Đông trong những ngày tháng gần đây cho thấy nhiều chỉ dấu của TC nhằm:

  • Thứ nhứt: Chuyển hướng áp lực của người dân Trung Hoa, các mối bất ổn trong  nội địa, và kích thích tinh thần quốc qia cực đoan Đại Hán trong vấn để biển Đông;
  • Thứ hai: Phong trào dành độc lập trong nước nổi lên và TC không muốn thế giới bên ngoài chú tâm vào, cho nên càng làm nổi thêm đình đám trong vần đề biển Đông;
  • Thứ ba: Phát triển kinh tế của TC trong mấy năm gần đây giảm sút mạnh không còn giữ ở mức độ 9-10% nữa (thống kê mới nhất chỉ có 7.6%); do đó, uy tín của nhà cầm quyền bị sụt giảm, người dân không còn tin tưởng chính sách của đảng nữa. Riêng năm 2015, xuất cảng giảm sút 25% do Liên hiệp Âu châu và Hoa Kỳ tẩy chay hàng hóa tạo ra một lượng không nhỏ lao động thất nghiệp vì hàng tồn kho ứ đọng;
  • Thứ tư: Việc thiết lập các phi trường quân sự trên Hoàng Sa và Trường Sa, cùng hành động cho máy bay tiếp liệu hạng nặng, máy bay quân sự hoạt động trên các vùng đảo TC chiếm đóng của Việt Nam từ 1974 và 1988 đến nay. TC cũng không ngừng thành lập bộ chỉ huy quân sự trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa và đảo Vành Khăn, Trường Sa. Hiện tại, TC dự định biến hai nới nầy thành hai trung tâm du lịch và bắt đầu tiếp nhận du khách dự trù vào đầu tháng 9 tới đây. Do đó, những sự kiện nầy cho thấy âm mưu không chế biển Đông của TC càng rõ nét hơn;
  • Thứ năm: Đây chính là cốt lõi của vấn đề TC làm ồn ào ở biển Đông. Đó là việc che đậy tiến trình Hán hóa một cách tiệm tiến và vững chắc của TC vào suốt chiều dài của Việt Nam từ Bắc chí Nam bằng cách xây dựng xí nghiệp, nhà máy, mang thiết bị, nhân công xâm nhập, thuê mướn rừng đầu nguồn dài hạn, thuê mướn đất nông nghiệp, thu mua tất cả sản phẩm chăn nuôi hay nông nghiệp và nguyên liệu của Việt Nam bằng bất cứ giá nào. Từ đó khống chế nền kinh tế VN và xâm nhập nhân công, đưa tình báo vào khắp mọi miền đất nước.

Tóm lại, chúng ta thấy rõ ràng âm mưu của TC thể hiện rõ qua năm chỉ dấu trên và hệ lụy của những sự kiện đó đưa đến kết quả là:

 

·         Ở phía Đông,TC đã vây hãm Việt Nam ở Biển Đông với bản đồ 9 đoạn và thiết lập các đường bay và khu quân sự trên đảo Hoàng Sa và Trường Sa chiếm của Việt Nam;

·         Ở phía Tây, TC đã dùng thế trận "nước" qua việc xây dựng các đập ở thượng nguồn để khống chế dòng chảy của sông Mekong, hạn chế  việc phát triển kinh tế và làm xáo trộn xã hội Việt Nam trên bình diện cả nước;

·         Trong đất liền, với 49 tụ điểm tập trung từ Bắc chí Nam, đặc biệt: - vùng nước sâu Vũng Áng, Sơn Dương, yết hầu của dãy đất hình chữ S Việt Nam; - và nóc nhà nhà Việt Nam qua sự chiếm đóng vùng Tân Rai và Nhân Cơ trong việc khai thác bauxite. Nơi đây, TC có thể kiểm soát sinh hoạt đi lại của toàn vùng biển Đông, thủy lộ của 40% hàng hóa thông thương trên thế giới. Đây là đạo quân thứ V của TC một khi có chiến tranh xảy ra.

 

Như vậy về phía Việt Nam thì sao?

Những gì Cộng sản Bắc Việt chạy theo đuôi TC:

·         Tình trạng kinh tế qua việc tài chánh và ngân hàng cùng sản xuất sụp đổ hoàn toàn. Hàng loạt ngân hàng đóng cửa. Sáu tháng đầu năm 2016 có trên 50.000 xí nghiệp trung phá sản và bị đóng cửa. Nợ công nợ tư chồng chất.

·         Đối với vấn đề tranh chấp biển Đông với TC, CS Bắc Việt chỉ chơi trò "đánh-đàm", trò "cút bắt" qua các kịch bản của TC mà thôi. Chúng ta đừng nghĩ rằng Việt Nam tuyên bố luật biển của Việt Nam ngày 24/6/2012 thể hiện tinh thần độc lập tự chủ, nhưng thật sự cũng nhằm vào sự đánh lạc hướng nỗi bất bình của người dân. Việc làm nầy chỉ nhằm vào việc giải tỏa áp lực qua các vụ biểu tình chống TC, biểu tình chiếm đất của người dân, vụ cá chết ở vùng biển Miền Trung và trong nội địa, và gần đây nhứt là vụ hai phi cơ quân sự của Việt Nam bị "bắn" rơi trong hải phận Việt Nam.

·         Việt Nam vẫn để "tàu lạ" tiếp tục đâm chìm hay bắt các tàu đánh cá của ngư dân, thậm chí TC ngang nhiên chận bắt và săn đuổi tàu tuần tra của Việt Nam trong hải phận của mình nữa. Trong lúc đó, hai nước vẫn "thấm tình đồng chí" cùng hợp tác tuần tra chung trên biển Đông ở Vịnh Bắc Việt.

·         CS Bắc Việt tiếp tục lờ đi cho TC xây các bè cá ngay trong vùng biển quân sự ở Cam Ranh và Nha Trang suốt 10 năm qua, mà nhà cầm quyền địa phương vẫn không biết.

Xét cho cùng, các cuộc tranh cãi giữa TC và Việt Nam trong vấn đề biển Đông chỉ là một màn kịch rẻ tiền do đàn anh dàn dựng và đàn em cs Bắc Việt theo đuôi để hầu xả bớt áp lực của người dân trong việc xâm chiếm một cách lộ liễu của TC.

Phải chăng đây chỉ là một sự dàn xếp của hai đảng cộng sản Trung Hoa và Bắc Việt trong việc dâng trọn đất nước cho TC để đổi lấy "ngôi sao thứ sáu" trên lá cờ của  đàn anh nước lớn Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc?

Trước tình thế hiện tại, chúng ta, người con Việt hải ngoại và quốc nội muốn gì và phải làm gì?

Xin đan cử vài gợi ý để chúng ta cùng suy nghĩ:

  • Việt Nam cần liên lập (liên kết trong tinh thần độc lập) với các quốc gia trong vùng biển Đông, đặt biệt là ASEAN để cùng nhau cộng sinh trước bá quyền nước lớn là Trung Cộng. Muốn được như vậy Việt Nam cần phải có dân chủ mới có thể xây dựng được sức mạnh kinh tế, xã hội, văn hóa, và chính trị ổn định;
  • Cần phải có được tiếng nói tổng hợp chung giữa các quốc gia trong vùng và cùng chủ trương một giải pháp quốc tế thay vì giải quyết song phương giữa từng nước với TC như hiện tại;
  • Đối với người Việt trong nước, cần phải vận động triệt để hầu phủ nhận những ký kết song phương giữa Hà Nội và Bắc Kinh từ 1958, 1988, 1990 và cho đến nay; người Việt ngoài nước cần hỗ trợ đấu tranh bằng cách vận động sự đồng thuận và yểm trợ của thế giới tự do trong việc vô hiệu hóa các văn kiện giữa hai đảng cộng sản Trung Hoa và Bắc Việt;
  • Chúng ta đã biết rất rõ nguyên nhân của sự xâm chiếm tiệm tiến và Hán hóa dân tộc là do chính đảng CS Bắc Việt, một nhóm Thái thú biết nói tiếng Việt của TC. Do đó, đây mới chính là mục tiêu cần phải triệt tiêu. Người Việt hải ngoại, nếu muốn đóng góp vào tiến trình nầy, cần phải dứt khoát và tích cực trong việc cấm vận tài chánh cho Việt Nam bằng cách ngưng gửi tiền, ngưng du lịch và chấm dứt những việc từ thiện xã hội không cần thiết.
  • Cuộc vận động quốc tế qua các quốc gia Tây phương, Bắc Mỹ, cùng các hiệp hội quốc tế để họ có cái nhìn chính xác hơn về chính sách "cai trị phi nhân" của đảng CS Bắc Việt đi ngược lại với đà phát triển chung của nhân loại.
  • Với sự đấu tranh của người việt hải ngoại như các đề nghị trên, từ đó, quốc nội mới có khả năng làm một cuộc cách mạng có thể xóa tan được cơ chế mục nát của đảng CS Bắc Việt và đưa đất nước vào trật tự mới của toàn cầu.  

Qua các phân tich vừa kể trên, chúng ta cần cùng nhau động não hầu mưu tìm một định hướng cho Việt Nam tương lai.

Kết luận

Chúng ta có thể kết luận rõ ràng là Trung Cộng và Cộng sản Bắc Việt đang hát bài "hợp ca Biển Đông", "hợp tấu Mekong", "bi hài kịch xây dựng các tụ điểm cho TC định cư",  trong đó ca sĩ chánh là TC và nhóm hát bè là CS Bắc Việt. Tiếng hát "bành trướng Đại Hán" càng to với hàng hàng lớp lớp tàu chiến tràn ngập biển Đông, kèm theo những tiếng bè nhỏ hơn nhưng người nghe vẫn cảm nhận được những câu bè "vô cảm" trước nỗi nhục của dân tộc, dâng đất, dâng biển cho ngoại bang để đổi lấy quyền lực và tài sản của Đất và Nước. Đó là tiếng hát bè của những thái thú biết nói tiếng Việt, đảng CS Bắc Việt!

Về phía Hoa Kỳ, mặc dù sức mạnh quân sự đang được tăng cường tại biển Đông, nhưng chúng ta đừng nghĩ rằng người Mỹ sẽ trở lại Việt Nam. Từ gần hai năm nay, những nhân vật đầu não của Mỹ luôn tuyên bố vấn đề tự do lưu thông hàng hải ở vùng biển Đông là một vấn đề lợi ích quốc gia đối với Mỹ, mặc dù trong hiện tại, đã hoạt động hết sức tích cực qua sự kiện bốn tầu chiến điện tử và hai tàu sân bay có mặt tại biển Đông, trong tình trạng sẵn sàng, và với những công bố cứng rắn về những động thái quân sự của TC trong những ngày gần đây. Mỹ đã và đang góp phần quyết định trong việc hoá giải những thủ đọan của TC.  Tuy nhiên, trong việc tranh chấp giữa TC và các quốc gia ASEAN, người Mỹ luôn đứng ngoài, tránh việc đối đầu trực tiếp với TC  trong việc tranh chấp chủ quyền ở biển Đông.

Về phía TC, Ông Trương Phong, một học giả thuộc khoa quan hệ đối ngoại của Trường "Các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương" của đại học quốc gia Úc. Ông là giáo sư thỉnh giảng tại Viện quốc gia nghiên cứu Đông Nam Á, (TC) và là tác giả cuốn sách "Trung Quốc độc bá: Chiến lược lớn và các thể chế quốc tế trong lịch sử Đông Á" có nêu vấn đề chính là cả các nước tranh chấp chủ quyền lẫn Trung Cộng đều không hiểu được chính xác Bắc Kinh muốn đạt được điều gì ở Bắc Kinh. Chỉ vì trong giới phân tích và hoạch định chính sách Trung Quốc có 3 luồng tư tưởng đấu đá nội bộ, gọi là 3 phe thực dụng, cứng rắn và ôn hòa.

1-    Phe thực dụng cho rằng họ đang bảo vệ quyền lợi quốc gia, bằng cách tăng cường sự hiện diện vật chất ở Biển Đông.

2-    Phe cứng rắn cũng có trong dân Trung Cộng, một bộ phận lớn chỉ có cái nhìn hời hợt về tình hình Biển Đông. Bộ phận này tỏ ra hung hăng vì cho rằng đấy là thể hiện yêu nước (cực đoan), nhưng họ không nghĩ về các lợi và hại của TC một khi phải đối đầu với các quốc gia liên quan, đâc biệt là Việt Nam và Phi Luật Tân.

3-    Phe ôn hòa cho rằng đã đến lúc Trung Quốc phải sửa chủ trương để làm rõ các mục tiêu ở Biển Đông. Họ công nhận sự mập mờ hiện nay của Bắc Kinh về yêu sách chủ quyền lãnh thổ đang khiến thế giới quan ngại và không tin TC nữa.

Tuy nhiên, tất cả các phe nhóm có cùng một điểm chung là họ cũng cảm nhận rằng từ sự trỗi dậy của Trung Cộng, Bắc Kinh nên lập một sự hiện diện ở Biển Đông tương xứng với sức mạnh mới, nhất là khi hầu hết các nước tranh chấp đã hiện diện hàng chục năm tại khu vực này. Học giả Trương Phong nhận định:"Thế mạnh mới buộc TC phải làm rõ các thâm ý chiến lược của mình. Và hiện ngay, có lẽ cả lãnh đạo nước này cũng chưa có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi trên?

Chưa bao giờ hết, Việt tộc đang mang nỗi oan khiên nghiệt ngã nầy!

Vì vậy,



Một lần nữa, chúng tôi muốn gióng thêm lên tiếng chuông kêu gọi người Việt ở quốc nội cùng hải ngoại ý thức rằng cộng sản Bắc Việt đã đem "tình đồng chí của đảng CS" áp dụng chuyên chính vô sản trong suốt 41 năm qua, chẳng lẽ chúng ta không kết được "nghĩa đồng bào" của 89 triệu bà con trong nước (không kể 4 triệu đảng viên CS) và 2,5 triệu ở hải ngoại (không kể 1,5 đích thực là Việt kiều của Việt Nam Xã Nghĩa) để tẩy trừ những kẻ nội thù của quê hương.

Hội nghị Diên Hồng chính là trong thời điểm nầy của tổ quốc Việt Nam hôm nay.

Ngọn lửa Tunisia ngày nào sẽ phải bùng cháy cùng hòa lẫn với máu đào của Tuổi Trẻ Việt Nam nơi quê cha đất tổ. Chỉ có MÁU mới đổi MÁU mà thôi.

Mai Thanh Truyết

Hi Khoa hc & K thut Vit Nam (VAST)

Ngày Tòa án La Haye phán quyết 12/7/2016

 

________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

 "The Love of my Country will be the ruling  

 Influence of my Conduct." - George Washington

 


 

"Việt Nam Cá Chết" – Phóng sự gây chấn động dư luận Đài Loan của đài truyền hình PTS

http://danlambaovn.blogspot.com/2016/06/vietsub-viet-nam-ca-chet-phong-su-gay.html#more

Có thể nói, đây là một phóng sự công phu nhất từ trước đến nay về tình cảnh bi đát của người dân miền Trung từ khi xảy ra hiện tượng biển nhiễm độc cho đến nay.

Các phóng viên của PTS đã bất chấp nguy hiểm, trực tiếp đến tận hiện trường để nêu lên những vấn đề mà chưa một tờ báo chính thống nào của Việt Nam dám đăng tải. 

Không chỉ gây ô nhiễm môi trường, Formosa còn là nguyên nhân khiến cho cuộc sống người dân Hà Tĩnh bị đảo lộn. Để có đất giao cho tập đoàn này, nhà cầm quyền địa phương đã cưỡng ép nhiều hộ dân phải di dời với giá rẻ mạt. Những gia đình nào không chịu di dời thì bị CA dùng nhiều thủ đoạn để trấn áp, trẻ em không được đến trường…

Ngay sau khi phát sóng, phóng sự này đã dấy lên nhiều phản ứng dữ dội của dư luận Đài Loan về tập đoàn Formosa, đồng thời yêu cầu chính phủ nước này cần phải can thiệp và có trách nhiệm trong vấn đề này.

Danlambao xin chân thành cảm ơn bạn đọc Hồ Như Ý đã hỗ trợ dịch thuật để chuyển nội dung phóng sự này sang tiếng Việt.

 


________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

 "The Love of my Country will be the ruling  

 Influence of my Conduct." - George Washington

 

Fwd: TS. MAI THANH TRUYET :Thức ăn sạch: cung cách ăn uống lành mạnh



Thức ăn sạch: cung cách ăn uống lành mạnh



- Trước tình trạng thức ăn trên thế giới ngày càng bị nhiễm độc vì nhiều nguyên do khác nhau; nhưng một nguyên do chánh yếu là do cung cách nuôi "thúc" gia súc và tôm cá bằng hóa chất kích thích tố tăng trưởng, cũng như việc trồng trọt cũng được tăng cường thêm phân bón cùng hóa chất đã bị cấm dùng trong nông nghiệp. Một thí dụ điển hình nhất là việc nuôi heo của Trung cộng và dĩ nhiên "kỹ thuật" nầy đã được nhập cảng qua Việt Nam.

Thức ăn cho heo được cho thêm hóa chất Salbutamol và Clenbuterol. Hai hóa chất nầy đã bị ngành nông nghiệp cấm sử dụng trong chăn nuôi như một loại hormone tăng trưởng. Tác dụng của hai hóa chất nầy là làm cho heo tăng trưởng nhanh, tạo ra nhiều thịt nạt, và ít mỡ. 

Hiện tại, Việt Nam đang trở thành nước có tỷ lệ ung thư cao nhất thế giới về tỷ lệ dân số vì nguồn thực phẩm có chứa hóa chất độc hại từ Trung Cộng, thủ phạm chính gây ung thư. Những người dân vô tội ăn phải thực phẩm độc hại do TC, cấu kết với nhà cầm quyền và con buôn vô lương tâm, đưa sang Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau, từ hóa chất nuôi gia súc, kích thích tăng trưởng trong việc trồng trọt, thuốc bảo quản thực phẩm. Và trung tâm phân tán tất cả những hóa chất trên và nhiều loại khác như formol, hàn the, các thứ hương liệu, phụ gia dạng bột và dạng lỏng, các thứ phẩm màu, các chất làm mềm, dẻo, dai, giòn thực phẩm... hầu hết đều gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng cùng các loại bột nêm hóa học hay các thủ thuật làm nước mắm, xì dâu giả hiệu… chính là chợ Kim Biên. Những thứ này nếu nhìn lại sẽ còn tệ hại, tàn độc, man rợ gấp ngàn lần hơn những hành động của bọn ISIS đang gây ra cho thế giới. 

Vì vậy, đối với con người, việc lựa chọn thức ăn trong cung cách ăn uống ngày hôm nay rất quan trọng. Cần phải tìm các loại thức ăn sạch, nghĩa là không có chứa hóa chất kích thích tăng trưởng, hóa chất bảo quản không đúng quy định cho thực phẩm, hay các thức ăn qua biến chế v.v...

Nhưng thức ăn sạch là gì? 

Bà Diane Welland là một ký giả, một nhà giáo, và cũng là một chuyên viên về dưỡng sinh nổi tiếng. Vào ngày 22 tháng 2 năm 2016 vừa qua, Bà đã viết một bài báo về "cách ăn sạch". Chúng ta cùng quan tâm đến sức khỏe của chính mình, do đó, việc "ăn sạch" là một khái niệm trong sáng ngày hôm nay. 

Có rất nhiều cách tiếp cận trong việc ăn uống "sạch".

Các nguyên tắc về ăn sạch được dựa trên khoa học dinh dưỡng hiện tại và tương ứng với nhiều đề nghị của các tổ chức y tế và an toàn vệ sinh trong thực phẩm. Cách tiếp cận về ăn uống sạch nầy trong sinh hoạt hàng ngày cũng cung cấp cho bạn năng lượng cần thiết hàng ngày và tối ưu hóa sức khỏe của bạn. Đó là một lối sống, được xây dựng với sự linh động trong quyết định, có nghĩa là cung cách ăn uống nầy có thể được điều chỉnh để thích ứng và phù hợp với nhu cầu cơ thể của bạn.

Vào những năm 60 của thế kỷ trước, việc "ăn sạch" là một phong trào giữ gìn sức khỏe qua thực phẩm được chăn nuối hay trồng trọt giống như trong thiên nhiên, mà xa lánh cung cách chế biến thực phẩm. Tất cả, vì lợi ích của các giá trị đạo đức và xã hội, chứ không phải là vấn đề sức khỏe và dinh dưỡng. 

Qua thời gian, khái niệm về ăn uống sạch sẽ trở nên tinh tế hơn và hợp với sự phát triển của khoa học hiện đại. Do đó, Bà Welland đề nghị bảy nguyên tắc cốt lõi của việc ăn uống ngày hôm nay:

1. Chọn toàn, thực phẩm nuôi trồng tự nhiên và tìm cách loại bỏ hoặc giảm thiểu các thực phẩm chế biến.

2. Không dùng các loại thực phẩm đã tinh chế.

3. Trong mỗi bữa ăn, cần phải cân bằng số protein, carbohydrate và chất béo. Hầu hết chúng ta thường ăn nhiều carbohydrate và chất béo, nhưng chúng ta thường "bỏ quên" protein, đặc biệt là trong buổi ăn sáng và trưa. Protein rất quan trọng vì nó cũng có thể giúp kiềm chế sự thèm ăn của bạn. Khi ăn thức ăn có nhiều protein giúp chúng ta cảm thấy no lâu hơn. 

4. Hạn chế các chất béo, muối và đường.

5. Ăn 5-6 bữa ăn nhỏ trong ngày. Ngoài ba bữa ăn chính trong ngày như sáng, trưa, chiều, bạn cần ăn thêm hai bữa "giữa bữa". Ăn theo cách này sẽ ngăn cản bạn ăn nhanh và ăn quá nhiều. QUan trọng hơn nữa, cung cách nầy làm cho bạn giữ lượng đường trong máu của bạn được ổn định.

6. Không uống nhiều thức uống làm tăng thêm lượng calo hàng ngày của bạn

7. Hãy vận động. Hoạt động thể chất thường xuyên nhằm mục đích làm giảm chất béo, giúp bạn đốt cháy nhiều năng lượng dư thừa mà cơ thể không tiêu thụ hết trong ngày, và giữ cho tim, phổi, và xương khỏe mạnh và mạnh mẽ.

Ăn sạch cũng là một phương pháp tốt nhứt để bảo vệ sức khỏe.

Một thực tế hết sức đơn giản là bạn không thể nào khỏe mạnh mà không cần ăn uống một cách lành mạnh. Nếu bạn ăn "rác", tức thức ăn không lành mạnh, cơ thể của bạn sẽ tiếp cận nó và chịu nhiều hậu quả về sau, hay trước mắt. Nếu bạn ăn thực phẩm tự nhiên, tươi, cơ thể, làn da và cả tâm hồn của bạn sẽ tươi mát, tỏa sáng với một sức khỏe tốt và nhứt là... yêu đời hơn.

Ba phương pháp ăn uống sạch

Phương pháp 1: 

Hóa chất, chất phụ gia, thực phẩm biến đổi di truyền (GMF-genetic modified food), chất bảo quản và thực phẩm giả tạo... cần phải được loại bỏ trong khẩu phần của bạn. Nhiều người muốn tránh các loại thực phẩm giả, nhằm mục đích cải thiện sức khỏe, nhưng điều nầy cần nên tránh. 

Phương pháp 2: 

1. Ăn rau quả và các loại đậu và hột trong thiên nhiên.

2. Ăn thịt trực tiếp từ cửa hàng thịt tươi. Không mua các sản phẩm thịt đóng gói sẵn bởi vì bạn không bao giờ biết những gì trong đó. 

3. Thưởng thức ngũ cốc chưa được pha chế hay không thêm thắt hương vị theo thị hiếu.

4. Xem xét nhãn hiệu "thật" kỹ lưỡng để biết thành phần cầu tạo ra thực phẩm trên.

5. Ăn ít hương vị pha trộn vào thực phẩm hơn. 

6. Ăn 5-6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày. Hãy nhớ, bạn đang ăn những phần nhỏ hơn. Nếu bạn thực sự có khó khăn với việc làm này, bạn chuẩn bị thường xuyên ba bữa ăn của bạn và một bữa ăn nhẹ trong ngày, và phân chia bữa ăn trưa và ăn tối lại một nửa. Bạn đã có ngay lập tức 6 bữa ăn nhỏ!

Phương pháp 3: 

Ngoài ra còn có một phương pháp khác của việc ăn 3 bữa chính và thêm 1 bữa ăn nhẹ với tổng số 4 bữa ăn. 

Từ đó, bạn thấy rằng cung cách ăn uống sạch sẽ có thể làm cho bạn cảm thấy một chút bị áp đặt lúc ban đầu, đặc biệt là nếu bạn có rất nhiều cơ hội thay đổi để thực hiện chế độ ăn uống của bạn. Nhưng với việc thực hiện một vài thay đổi nhỏ mỗi ngày, bạn sẽ không cảm thấy bị áp lực trong việc thay đổi cung cách ăn uống sạch. Nếu bạn cần một chút thông tin tổng quát hơn, đây là một số ý tưởng nhiều hơn để giúp bạn bắt đầu.

Đối với một số không nhỏ chúng ta, vì đã quen với các loại thức ăn nhanh, thức ăn chế biến cho nên cần phải có thêm một thời gian khó khăn với các hương vị tự nhiên của thực phẩm thực sự. Lời khuyên của nhiều nhà dưỡng sinh là "Ăn rau tự nhiên (organic) bổ dưỡng hơn là ăn rau trộn với "dressing"".

Thực phẩm sạch và "không sạch"

Khi đi chợ, bạn cần phân biệt thực phẩm nào sạch và không sạch. 

Những gì bạn sẽ không nên mua là:

- Những loại thực phẩm nhân tạo, hoặc hạt được biến chế thành bột sản phẩm

- Gluten trong ngũ cốc hoặc các thành phẩm có chứa gluten.

- Các loại Carbohydrate tải đường huyết cao: Nếu bạn muốn tìm kiếm một thực đơn hoàn toàn thấp carbohydrate, chỉ cần bạn bỏ qua các mục tinh bột và thay thế bằng rau thêm. Thật đơn giản phải không bạn?

Những gì bạn sẽ nên mang theo vào thực đơn của mình là:

- Bí quyết sử dụng một loạt các loại protein khác nhau, các loại đậu, các loại hạt, các loại dầu có phẩm chất tốt, phối hợp và cân bằng trong việc pha chế thực phẩm nấu chín và thô. 

- Sữa là một loại thực phẩm cần thiết dù cho bạn ở trong bất cứ lứa tuổi nào.

- Rau đậu cần thiết cho nhu cầu hàng ngày.

Nên nhớ, tất cả các bữa ăn sạch sẽ cần một lượng tương đương của các chất dinh dưỡng và năng lượng. Do đó, cần có một sự cân bằng tốt giữa các chất dinh dưỡng. 

Về chế độ ăn uống: Không thể nào có một chế độ ăn uống hoặc thực phẩm có "hệ thống" nào hoàn hảo để ăn, bạn cần đi tìm một sự cân bằng tốt giữa thực phẩm động vật và thực vật, với nhiều công thức nấu ăn hài hòa khác nhau giữa carbohydrate, protein và chất béo.

Tóm lại, triết lý của chế độ ăn uống là ăn nhiều các thực phẩm có phẩm chất cao nhất, hoàn toàn sạch có nguồn gốc từ thực vật và động vật khỏe mạnh. Một thí dụ điển hình là dân tộc Nhựt có đời sống dài hơn tất cả các dân tộc trên thế giới vì họ ăn thức ăn trong tự nhiên, ăn nhiều cá, hạt, rong biển, và các sản phẩm đậu nành lên men và trái cây, kết hợp vào bữa ăn. 

Những điều y học ghi nhận về thực phẩm (trích từ bài viết của BS Trần Bá Thoại)

Về chất thịt: Theo một kết quả nghiên cứu mới nhất của Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các loại thịt đã qua chế biến có khả năng gây ung thư rất cao, như ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tụy hoặc ung thư tuyến tiền liệt...

Trong thịt đỏ, có nhiều chất myoglobin hơn thịt trắng, rất giàu chất đường Neu5Gc, một loại đường "không của người" (non-human sugar), sẽ thúc đẩy phản ứng viêm và phát triển ung thư.

Trong tiến trình bảo quản thịt, lạp xường, thịt nguội, xúc xích, jambon người ta hay dùng diêm (lưu huỳnh) tiêu (muối diêm, saltpetre) nếu vượt quá liều sẽ gây bệnh tiêu hóa, ung thư. Ngoài ra, nitrit có thể oxy hóa huyết cầu tố hemoglobin thành chất độc methemoglobin gây tím tái, trụy hô hấp, tuần hoàn. Trong quá trình ướp và gia nhiệt, natrinitrit có thể kết hợp với acid amin (do protein phân hủy ra) để tạo ra nitrosamine có khả năng gây ung thư.

Trong chế biến thịt và các phó sản, đặc biệt khi được nướng rán một số chất gây ung thư có thể được tạo ra như acrolein, acrylamide.

Về cá: Cá cũng là thực phẩm có hàm lượng chất đạm (protein) rất cao. Protein trong cá lại rất dễ tiêu hóa, hấp thụ, tốt cho sức khỏe đặc biệt cho người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính như tim mạch, béo phì. Trong cá còn có nhiều vitamin như vitamin A, D, các khoáng chất như calcium, phốt pho, magnesium, kẽm, và i-ốt…

Khác với các loại thịt động vật như thịt bò, thịt lợn... thường giàu cholesterol, không tốt cho sức khỏe, cá chỉ chứa một lượng nhỏ chất béo không bão hòa, đó là các axit béo omega-3, omega-6. Đây là thành phần đặc biệt cần thiết đối với phụ nữ và quá trình phát triển não bộ của trẻ em.

Về chất béo: Chất béo cũng là thành phần quan trọng trong bữa ăn. Tất cả chất béo là dạng ester của các axit béo. Các axit béo này được chia làm hai loại là no (bão hòa) và không no (có nhiều nối đôi).

Y học chứng minh rõ ràng rằng các chất béo no, thường có trong mỡ động vật, có nguy cơ gây bệnh hơn các chất béo không no, có trong cá và dầu thực vật.

Rượu vang: Nhiều nghiên cứu y học cho thấy trong rượu vang đỏ có các polyphenol như flavonol, flavan-3-ols, anthocyanins, axit phenolic và đặc biệt là resveratrol, giúp bảo vệ tim mạch cho người già.

Chất xơ sợi: Chất xơ sợi có nhiều trong rau, củ, thực vật. Tuy không có tác dụng dinh dưỡng nhưng chất xơ vô cùng cần thiết cho hệ tiêu hóa: Ngăn ngừa táo bón do tăng khối lượng phân và giảm thời gian vận chuyển đường ruột, cần thiết cho tế bào đại tràng hoạt động nên có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh và các rối loạn như bệnh trĩ và ung thư đại tràng. Chất xơ hòa tan làm chậm tiêu hóa và hấp thu chất bột đường, như vậy không làm tăng đường máu đột ngột sau khi ăn. Vì vậy chất xơ giúp người đái tháo đường ổn định chỉ số đường huyết. Cải thiện rõ các chỉ số chất mỡ trong máu, giảm nguy cơ bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành. Kiểm soát tăng cân, béo phì do chất xơ. Dù không có giá trị dinh dưỡng, không tạo ra năng lượng, nhưng chất xơ làm tăng khối độ và độ nhớt thức ăn, gây đầy bụng, cảm giác no kéo dài và giảm cảm giác thèm ăn.

Rong biển: Rất giàu chất dinh dưỡng - chất đạm rất cao, nhiều khoáng chất, các yếu tố vi lượng và các loại vitamin như iốt, cần thiết cho tuyến giáp trạng, calcium cao hơn trong sữa, vitamin A cao gấp 10 lần trong bơ, vitamin B2 gấp 7 lần trong trứng, vitamin C, E cao gấp nhiều lần trong rau quả….

Khẩu phần 3 bữa ăn và 2-3 bữa ăn nhẹ

Các thực phẩm dưới đây thể hiện những khẩu phần hàng ngày của mỗi chúng ta. Việc dung hòa thực phẩm và chia đều ra tùy theo sự hạp khẩu và sự thích ứng của cơ thể là phương cách tối ưu để có một bữa ăn vùa ngon vừa sạch.

- Bao gồm một protein nạc, nhiều trái cây tươi và rau quả, và một carbohydrate phức tạp trong mỗi bữa ăn. Lượng thức ăn ổn định sạch sẽ giữ cơ thể bạn tràn đầy sinh lực và đốt cháy calo một cách hiệu quả trong suốt một ngày dài;

- Chọn thực phẩm sạch hữu cơ bất cứ khi nào có thể;

- Uống ít nhất hai lít nước mỗi ngày; 

Chúng ta "phải" là bạn của môi trường trong cung cách ăn uống, nghĩa là tránh tối đa việc tạo ra phế thải trong bữa ăn như chén, đũa, ly... dùng một lần;

- Hạn chế uống rượu, hàng ngày, chỉ uống với một ly rượu vang đỏ chứa nhiều hóa chất chống oxy hóa. 

- Thực phẩm sạch chỉ chứa một hoặc hai thành phần. Bất kỳ sản phẩm với một danh sách thành phần dài là một phần do con người làm ra và không nằm trong danh sách của chế độ ăn uống sạch sẽ.

Tránh các loại thực phẩm chế biến và tinh chế như bột mì trắng, đường, bánh mì và mì ống. Thưởng thức carbohydrates phức tạp như các loại hạt. 

Một kẻ thù của tim mạch là mỡ trans. Mỡ trans là các loại mỡ động vật hoặc thực vật có chứa những carbon không bão hòa, được hydro hóa. Mỡ nầy được dùng trong việc chiên, xào thực phẩm như french fries hay gà chiên trong các tiệm thức ăn nhanh, nhằm mục đích làm cho dai, giòn lâu ngay khi để nguội...

Tránh các chất bảo quản, chất phụ gia màu và chất kết dính, chất ổn định, chất nhũ hóa. 

Tiêu thụ thịt địa phương nuôi trong điều kiện thiên nhiên và thủy sản biển đánh bắt tự nhiên, tránh các loại thủy sản nuôi bè dù trong nước ngọt hay nước mặn. 

Kết luận

Thực phẩm là một chất kết dính trong xã hội cần được chia sẻ với những người thân yêu. Cải thiện phẩm chất cuộc sống của gia đình bạn cùng với cá nhân bạn bằng cách ăn uống sạch và lành mạnh như là một châm ngôn cần phải nghiêm chỉnh thi hành.

Các thống kê dưới đây cho chúng ta thấy nguy cơ có được thực phẩm sạch càng hiếm đi, và thực phẩm không được an toàn đang xuất hiện tràn lan trên thế giới ngày nay. Nguy cơ trên ngày càng tăng vì rất nhiều lý do khác nhau do con người tạo dựng lên.

- Năm 1945, thế giới tiêu thụ 7 triệu tấn phân bón tổng hợp, hiện nay đã tăng tới 150 triệu tấn cho mỗi năm.

- Có 500 chủng loại thuốc trừ sâu khác nhau được sử dụng trong kỹ nghệ nông nghiệp.

- Có 90% dư lượng thuốc trừ sâu được tìm thấy trong thực phẩm động vật, trong khi trái cây, rau và các loại ngũ cốc chứa ít hơn 10%.

- Trong một năm, bạn hấp thụ từ 2,7 đến 4 kg hóa chất phụ gia, đặc biệt là trẻ em, có trong đồ ngọt và thức uống nhân tạo.

- Có 1 tỷ 400 triệu con bò trên trái đất (đa số ở Hoa Kỳ) sản xuất khí thải gây hiệu ứng nhà kính tới 20% nhiều hơn so với tất cả các phương tiện giao thông vận tải hợp lại.

- Gia súc ở Mỹ và châu Âu thải ra 110 tấn phân trong mỗi giây, điều này gây ra 50% ô nhiễm nước ngầm trên thế giới.

- Trên toàn thế giới hàng ngày có 125 km² rừng nhiệt đới bị sa mạc hoá. Mỗi phút có 30 ha rừng bị phá hủy.

- Mỗi ngày trên thế giới có năm loài thực vật bị biến mất vĩnh viễn, vị chi hơn 1800 loài bị tuyệt chủng cho mỗi năm.

- Khoảng 97% chủng loại thực vật thường đã được tìm thấy trên danh sách của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ được coi là mất tích.

Thống kê trên còn dự phóng cho chúng ta thấy rằng nhân loại đang cùng nhau tự hủy diệt môi trường sống của chính mình thể hiện rõ qua các bữa ăn hàng ngày hiện tại của chúng ta.

Như vậy, ăn uống phải như thế nào mới gọi là "ăn sạch"? 

Mỗi chúng ta chỉ có câu trả lời riêng cho chính cá nhân mình mà thôi!

Ngạn ngữ Anh có câu "Con người tự đào mồ bằng chính hàm răng của mình" (People dug graves with their own teeth).

Ông cha ta cũng có lời khuyên: "Bệnh tật đến từ chính miệng của chúng ta".

Houston, 25.06.2016

Mai Thanh Truyết - Hội Khoa học & Kỹ thuật việt Nam (VAST)

Dấu Ấn Sinh Thái


Dấu Ấn Sinh Thái

Giảm thiểu Tác hại của Con người lên Trái đất


Bắt đầu từ những năm 1970, nhân loại đã làm đảo lộn hệ sinh thái toàn cầu hàng năm vì tài nguyên thiên nhiên đã bị tận dụng và vượt quá những gì trái đất có thể tái tạo mỗi năm. Theo ước tính hiện tại, trái đất cần 1,5 năm để tái tạo lại nhưng gì con người tiêu thụ tài nguyên trong một năm.

Sự suy thoái môi trường trên thế giới ngày nay đang diễn ra dưới hai dạng, khách quan do thiên nhiên, hay chủ quan là do con người. Thiên nhiên qua thiên tai như hạn hán, lụt lội, động đất, sóng thần v.v…Tuy nhiên, những tác động trên chỉ là một sự suy thoái có tầm ngắn hạn, hoặc có tính cách nhất thời và sẽ được con người điều chỉnh lại ngay sau đó. Còn sự suy thoái có nguyên nhân là con người sẽ làm cho môi trường chung ngày càng thoái hóa và đang tiếp tục diễn ra hàng ngày, cũng như chưa có chỉ dấu nào báo hiệu cho thấy tình trạng trên sẽ chấm dứt.



Đó là những sự kiện xảy ra trên khắp quả địa cầu hàng ngày, có tính liên tục và ngày càng có chiều hướng xấu đi theo thời gian, mặc dù hiện tại trên thế giới có vô số cơ quan NGO và LHQ cố gắng cổ súy và kêu gọi bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững.


Có thể nói, vào năm 1992, Gs William Rees là người đầu tiên nêu lên vấn đề"dấu ấn sinh thái" (ecological footprint) của trái đất. Khái niệm về dấu ấn sinh thái và phương pháp tính toán đã được khai triển trong luận án Tiến sĩ của Mathis Waskernagel, do Gs Rees đở đầu tại đại học British of Columbia, Vancouver, Canada vào năm 1994. Và đến măm 1996, quyển sách "Dấu ấn sinh thái của chúng ta: Giảm thiểu tác hại của con người lên Trái đất" (Our Ecological Footprint: Reducing Human Impact on the Earth).


Dấu ấn sinh thái gồm những thống kê và khảo sát về các biến đổi của Carbon, Thực phẩm, Nhà ở, Vật dụng cùng Dịch vụ … có nghĩa là tất cả nhu cầu của con người cần có để thích ứng với mức độ tiêu thụ và sự gia tăng dân số. Các tiếp cận trên được ví tương đương với việc phân giải chu kỳ đời sống (life-style analysis) trong việc tiêu thụ năng lượng, sinh khối (biomass), nhu cầu xây dựng, và những nguồn tài nguyên khác. Tất cả được định định lượng và đo đạt trong từng vùng đất, và có tên gọi là "hectare toàn cầu" (global hectare-gha).


Khả năng sinh học (Biocapacity) có thể được so sánh với nhu cầu của nhân loại theo tính chất của dấu ấn sinh thái của chúng ta. Dấu ấn sinh thái đại diện cho khu vực sản xuất cần thiết để cung cấp các nguồn tài nguyên tái tạo nhân loại đang sử dụng và hấp thu chất thải của chúng.


Dấu ấn sinh thái (EF), hoặc "phân giải dấu chân sinh thái" (Ecological footprint Analysis-EFA), là một phương tiện để so sánh mức tiêu thụ và lối sống, cũng như kiểm tra lại khả năng đối nghịch với thiên nhiên của con người trong việc cung cấp cho mức tiêu thụ này.


Từ việc phá rừng đến việc khai thác quá độ đất đai, nguồn nước, tài nguyên thiên nhiên, tất cả là cội nguồn cốt lõi cho sự suy thoái môi trường. Tuy nhiên có một yếu tố quan trọng góp phần vào sự suy thoái trên cần được mổ xẻ, đó là sự gia tăng dân số toàn cầu. Đây cũng là một vấn đề sống còn của nhân loại, vì hiện nay, trái đất ngày càng hẹp do sự gia tăng dân số và nhiều vấn nạn đang xảy ra như nguồn thực phẩm, nước ngọt, tài nguyên thiên nhiên v.v… sẽ không còn đủ để cung ứng cho việc dân số tăng trưởng nhanh chóng.



Quan điểm "Đóng" và "Mở"


Có quan điểm khác biệt dựa theo hai hướng suy nghĩ đối cực của con người:

1-    Suy nghĩ của nhóm bảo thủ hoặc "đóng" (conservative),

2-    Và suy nghĩ của những người theo khuynh hướng tự do hoặc "mở" (liberal).

Thông thường, đối với người mang định hướng "đóng" (closed-minded), một khi có một hay nhiều ý kiến khác biệt với quan điểm của mình, phần đông những người theo định hướng nầy thường bảo vệ quan điểm của mình hơn là lắng nghe và tiếp nhận cách nhìn khác nghiêm chỉnh hơn. Sự định hướng đóng đó (closed-mindedness) thường xảy ra cho người thuộc nhóm bảo thủ. Chủ nghĩa bảo thủ theo quan niệm cố hữu, đều có khuynh hướng giữ mọi sự, mọi việc tự nhiên đã có sẳn, đã xảy ra từ lâu đời. Do đó, những người theo chủ nghĩa nầy luôn bảo vệ những điều mà họ tin tưởng trên căn bản là đúng.

Ngược lại, đối với những người thuộc nhóm "mở" cho rằng sự định hướng đóng là một điều kiện không tự nhiên (un-natural) trong việc nhận định mọi sự việc xảy ra trên thế giới. Do đó, những người theo khuynh hướng mở thường dễ chấp nhận những khác biệt về ý kiến, tư tưởng, và việc chấp nhận ấy xảy ra một cách tự nhiên, không cần một cố gắng nào khác để lắng nghe những khác biệt ý kiến đó. Và, đi xa hơn nữa, những người theo khuynh hướng mở luôn cổ động và tin tưởng từ những ý kiến khác biệt trên sẽ chuyển tải những điền kiện và phương cách giải quyết tốt hơn cho cuộc sống.


Nhưng tiếc thay, quan niệm mở cho đến hôm nay, đối với đa số người tự nhận là có khuynh hướng mở nầy, lại bị gò bó trong hình thức của một loại khuynh hướng "đóng mở" hay còn gọi là "chính trị đúng đắn" (politically correct) đối với nhiều vấn đề lớn trên quả địa cầu nầy. Một trong những vấn đề lớn đó là nạn suy thoái môi trường.

Từ hai suy nghĩ trên, chúng ta thấy rõ ràng rằng, cả hai khuynh hướng đóng và mở đều có những nhược điểm và thường đi đến những cực đoan khó hàn gắn, tạm gọi là cực tả hay cực hữu trước tình trạng suy thoái môi trường toàn cầu và sự gia tăng dân số.


Thế giới đang có nạn nhân mãn hay không?


Thế giới hiện tại chứa khoảng trên 7 tỷ con người. Vấn đề môi trường hiện nay được đặt ra là ảnh hưởng tương tác của sự gia tăng dân số và sinh khối (biomass) toàn cầu. Trên căn bản, vấn đề cũng được suy diễn một cách khác biệt như:


- Khuynh hướng đóng vẫn luôn luôn cho rằng sinh khối toàn cầu sẽ tự nhiên điều tiết để thích ứng với sự gia tăng dân số (trời sinh voi sinh cỏ);

- Ngược laị, khuynh hướng mở qua những nhà môi trường mở quy trách nhiệm vào con người trong việc xuống cấp của môi trường chung.


Nhưng, dựa theo tiêu chuẩn nào để kết luận là địa cầu đã chứa quá đông người rồi?

Chúng ta thử hình dung một giả thiết sau đây: mời gọi tất cả dân chúng trên thế giới từ già, trẻ, bé, lớn, đàn ông, đàn bà, trẻ con, tổng cộng 7 tỷ người tham dự Hội nghị toàn cầu trên cùng một địa điểm. Giả sử mỗi cá nhân có được một diện tích là 35m2 dùng cho bàn làm việc và tham khảo, dụng cụ cùng tài liệu cá nhân cho Hội nghị. Kết quả là địa điểm cần thiết cần có không lớn hơn tiểu bang nhỏ bé Kansas của Hoa Kỳ cũng có thể được dùng cho Hội nghị trong điều kiện trên.


Từ đây, một câu hỏi khác biệt được đặt thêm ra là, nếu số lượng con người trên trái đất không là một vấn nạn cho sự suy thoái môi trường, thì những gì khác đã xảy ra cho quả địa cầu nầy?


Có nhiều yếu tố khác đưa ra để trả lời hay bình giảng câu hỏi trên, tựu trung có ba yếu tố chính yếu tương đối ảnh hưởng nhiều đến sự suy thoái môi trường. Đó là:

·         1- Mật độ dân chúng phân bổ trên địa cầu

·         2- Điều kiện đề chính trị

·         3- Sự lựa chọn cá nhân

 1-    Mật độ dân số và điều kiện chính trị

Nếu tính về mật độ dân số, mật độ ở Bangladesh tương đương với mật độ dân số ở Fresno, California. Tuy nhiên điều kiện sống của dân chúng ở hai nơi hoàn toàn khác biệt nhau. Như vậy vấn đề nằm ở nơi đâu? Tại sao lại có nhận định rằng con người ở Bangladesh chen nhau mà sống vì nạn nhân mãn, còn ở Fresno thì không? Chưa nói đến mật độ dân chúng ở Los Angeles và Orange County còn cao hơn ở Bangladesh nhiều.


Chính vì điều kiện thiên nhiên và không khí chính trị làm cho hai nhóm dân có đời sống khác biệt dù có cùng chung một mật độ dân số, hay diện tích đất sống trên đầu người giống nhau. Điều kiện thiên nhiên như đất đai, khí hậu không thích hợp cho người dân ở Bangladesh có một đời sống tương đương như ở Fresno. Tuy nhiên điều kiện thiên nhiên chưa phải là một yếu tố quyết định. Như điều kiện thiên nhiên ở Phoenix, Arizona, Nevada, New Mexico còn khắc nghiệt hơn nhiều, tại sao con người ở đây vẫn có đời sống thoải mái hơn? Do đó điều kiện kinh tế và chính trị mới dự phần chính và ảnh hưởng lớn lên cuộc sống của con người.

2-    Sự lựa chọn cá nhân

Có thể xem yếu tố nầy là quan trọng nhất trong vấn đề suy thoái môi trường trên thế giới. Chỉ cần một ý kiến rồ dại của một người, như bật một que diêm quẹt, có thể tàn phá hàng trăm ngàn mẫu rừng trong mùa khô. Hay một sự chọn lựa lầm lẫn của một nhóm người CS Bắc Việt trong chính sách phát triển của Việt Nam đã làm băng hoại tòan cõi đất nước trong suốt trên 40 năm qua.


Do đó và sau cùng, yếu tố cá nhân có thể được nhìn dưới một nhản quan khác và đây là nhân tố quyết định tất cả. Qua cuộc nghiên cứu về ecological footprint, xin tạm dịch là dấu ấn sinh thái của Raven và Berg vào năm 2004, giả sử mỗi người đang sống trên thế giới có cùng một nhu cầu và điều kiện sống như một người Mỹ trung bình, thì trái đất phải phình ra gấp 5 lần mới có đủ điều kiện phục vụ cho hơn 7 tỷ nhân khẩu hiện tại. Điều đó có nghĩa là dấu ấn sinh thái của từng dân tộc khác nhau trong điều kiện của mỗi quốc gia. Cũng theo sự tính toán của Raven và Berg, thì dấu ấn sinh thái của người Mỹ cao gấp 10 lần dấu ấn sinh thái của một người Ấn, dựa theo những điều kiện sống, môi trường, điều kiện khách quan và chủ quan của hai dân tộc.


Do đó để kết luận, tầm nhìn tích cực cho môi trường chung là làm thế nào để tìm một giải pháp tốt nhất cho những vấn nạn môi trường xảy ra trên thế giới. Sự quy kết theo quan điểm đóng hay mở sẽ không giải quyết vấn đề mà nhiều khi có thể làm cho vấn đề trở nên trầm trọng thêm mà thôi. Và việc làm tốt môi trường chỉ có thể tiến hành nhuần nhuyễn và mau chóng nếu hai khuynh hướng bảo thủ và tự do chịu kết hợp và hành xử chung với nhau. Mỗi khuynh hướng riêng rẽ cần phải:

·         Định danh rõ ràng những thử thách môi trường qua sự thoái hóa của hệ sinh thái cả về phẩm lẫn lượng;

·         Thiết lập những biện pháp ưu tiên cho việc cải sửa và hạn chế thiệt hại;

·         Và sau cùng, thực hiện những đề án thực tiễn giải quyết theo phương cách tối ưu.

Muốn làm được việc giải quyết vấn nạn môi trường toàn cầu cần phải có những khối óc "tự do chân chính" (liberal genuine) hay "thông minh mở", đến từ hai khuynh hướng bảo thủ và tự do.


Tiến trình toàn cầu hóa hiện đang được thực hiện bằng những khối óc "thông minh mở" dựa trên phương hướng giải quyết chung có lợi cho tòan cầu, mà không dựa theo những kết luận của khuynh hướng "xanh" và cũng không chọn lựa theo cung cách hành xử qua tầm nhìn của những nhà hoặc nhóm phát triển đặt quyền lợi lên trên tất cả.


Dấu ấn sinh thái tính trên mỗi người– Ecological Footprint Per Capita – EFPC



Với một vài trường hợp ngoại lệ (đặc biệt là New Zealand, Úc và Greenland), trên bình diện thế giới, các quốc gia ở Bắc bán cầu có dấu ấn sinh thái lớn hơn, trong khi các nước ở Nam bán cầu, nhỏ hơn, nghĩa là dân chúng ở Bắc bán cầu giàu hơn dân ở Nam bán cầu. Chỉ số EFPC trung bình của tất cả các nước là 1,47. Ecuador cao hơn một chút so với trung bình là 1,77. Hoa Kỳ có chỉ số EFPC lớn nhất thế giới 9,57, tiếp theo là United Arab Emirates 8,97, Canada  8.56, Na Uy 8.17, và New Zealand  8.01.



Điều này cho chúng ta thấy một khác biệt rất lớn giữa giá trị trung bình và EFPCs tối đa và trên thực tế chỉ số EFPC trung bình chỉ 0,85, có nghĩa là một nửa số người trên thế giới có một dấu ấn sinh thái thậm chí còn nhỏ hơn chỉ số nêu trên này. Chênh lệch lớn trong phạm vi của dấu ấn sinh thái rất có thể là một sự phản ánh lên sự phân bố không đồng đều của sự giàu có trên toàn cầu.


Trách nhiệm của các quốc gia giàu có


Trong vài năm qua, vấn đề bất bình đẳng đã được nêu lên trong nhiều chương trình nghị sự toàn cầu. Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra và hậu quả tiếp theo đã làm nổi bật tính cách dã man về khoảng cách giữa quốc gia giàu và nghèo. Dự đoán của NGO Oxfam rằng:"trên toàn cầu, nếu kết hợp sự giàu có của số người giàu nhất chiếm 1% tổng dân số trên thế giới, tích sản nầy sẽ vượt qua tích sản của 99% dân số còn lại vào năm 2016".


Đây là mối liên quan thực sự giữa sự bất bình đẳng và sự thiếu bền vững của tiêu thụ. Điều này được minh họa rõ ràng nhất là những người giàu nhất là người có nhiều cơ hội để tiêu thụ thái quá (overconsumed).


Như vậy, dấu ấn sinh thái của những người giàu nhất là gì?


Người giàu nhất có thể có thêm nguồn tài nguyên để thích ứng và cách ly mình khỏi những tác động của biến đổi khí hậu, có nghĩa là họ có thể không lưu tâm đến mối liên quan giữa sự tiêu dùng thái quá của họ và khủng hoảng sinh thái toàn cầu.


Ngay cả khi người giàu nhận thức được về sự biến đổi khí hậu và các loài tuyệt chủng, họ ít có khả năng nhìn thấy sự tàn phá của môi trường và ô nhiễm có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.



Bão tố, lũ lụt, sóng thần, sự thay đổi khí hậu ảnh hưởng đến tất cả mọi người dân trong số 99% còn lại và họ dễ bị tổn thương nhất vì không có phương tiện khắc phục những hậu quả kể trên.


Hiện có rất nhiều nỗ lực đang diễn ra trên thế giới nhằm mục đích cố gắng làm cho việc tiêu thụ bền vững hơn trong toàn xã hội đối với tất cả mọi người trên thế giới.

Nhưng chắc chắn những nỗ lực trên chỉ là KHÔNG TƯỞNG mà thôi!

Từ đó, chúng ta có thể đúc kết rằng:


• Sự bất bình đẳng và sự tiêu dùng thái quá của người giàu cần phải được hạn chế.

• Cố gắng giảm thiểu các dấu ấn sinh thái của những người giàu nhất (trong tổng số 1%) để làm tăng trưởng dấu ấn sinh thái của 99% dân số toàn cầu còn lại.


12 phương cách hạn chế "dấu ấn sinh thái"



Dùng phương châm Giảm thiểu (Reduce), Tái sử dụng (Reuse), Tái chế (Recycle) để bạn có thể thực hiện một phương cách bền vững đơn giản để giúp gia đình bạn ít gây ra tác động môi trường của rác thải trên trái đất.

Mỗi ngày chúng ta có những lựa chọn trong cuộc sống của chúng ta có ảnh hưởng đến môi trường, khí hậu và các loài khác. 

1.    Thiết lập kế hoạch bữa ăn của bạn: Việc lập kế hoạch bữa ăn trước thời hạn không chỉ giúp bạn tiết kiệm tiền và còn ngăn chặn được thức ăn thừa. Lên kế hoạch cho một tuần hoặc cho xa ra như là một tháng.

2.    Hãy nghĩ hai lần trước khi đi mua sắm.

3. Mặc quần áo nhiều hơn một lần.

4. Phơi quần áo thay vì cho vào máy sấy.

5. Cố gắng hạn chế mức phế thải trong nhà (hạn chế   rác).

6. Hãy tiết kiệm nước.

7. Hạn chế sử dụng xe hơi tối đa.

8. Sử dụng các loại túi "tái sử dụng".

9. Sử dụng năng lượng tái tạo

10. Lựa chọn để có một ngôi nhà nhỏ vừa đủ tiện nghi tối thiểu cho gia đình

11. Trong mùa đông, mặc áo ấm dày để hạn chế máy sưởi.

12. Sử dụng tiếng nói và lá phiếu của bạn.



Đó là những phương cách căn bản làm thế nào bạn đã làm giảm

dấu chân sinh thái của gia đình bạn!

Vấn đề Việt Nam


Còn vị trí của Việt Nam thì sao?  Những người có trách nhiệm ở Việt Nam chẳng những không có não trạng của khuynh hướng đóng, hay chỉ để cho thiên nhiên tự điều tiết và giải quyết vấn đề suy thoái môi trường, cũng như không có những suy tư mở để nhìn trọn vẹn vấn đề hơn.

Làm sao họ có thể động não để giải quyết vấn đề một khi não trạng chứa một "tư duy" không thay đổi từ ngày thành lập đảng cho đến ngày nay. Đó là cơ chế chuyên chính vô sản áp dụng trong việc quản lý Đất và Nước.

Do đó, sẽ không bao giờ có thể xuất hiện được những khối óc mở thông minh như đã trình bày trên giữa hai khuynh hướng, ít nhất trong khoảng thời gian có sự áp đặt của đảng CS sau Đại hội XII. Môi trường Việt Nam ngày càng đi vào bế tắt là lẽ tất nhiên.

Mai Thanh Truyết

Hi Khoa hc & K thut Vit Nam

6/2016

 

 

________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

 "The Love of my Country will be the ruling  

 Influence of my Conduct." - George Washington

 

//////////////////////////////////////////////////