Tuyen Tap Viet Nam Ngay Nay

VÀI Ý NGHĨ VỀ "TUYỂN TẬP VIỆT NAM NGÀY NAY"
Do nhà văn Chu Tất Tiến và Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết viết và sưu tập
Trần Ngọc Thiệu
Tuyển tập " Việt Nam ngày nay " gồm một số bài viết và thư ngỏ của 10
nhân vật ở trong nước và ở ngoài nước, thuộc nhiều thành phần: những
người chống đối chế độ Cộng Sản Việt Nam ở hài ngoại, người đã đã từng
hoạt động lâu năm trong hàng ngũ Cộng Sản, đặc biệt là các vị lãnh đạo
tinh thần của năm tôn giáo lớn như Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ,
Thượng Tọa Thích Thiện Minh, Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Linh Mục Phan Văn
Lợi, Tu Sĩ Hòa Hảo Lê Minh Triết, Mục Sư Tin Lành Nguyễn Trung Tôn, và
phía Cao Đài có Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết.
Nói chung, cuốn sách có ý hướng đưa ra những lời nói, ý nghĩ và phản
ứng của một số nhân vật tên tuổi tiêu biểu cho nhiều lãnh vực khác
nhau nhằm cố gắng cung cấp những thông tin đa dạng về Việt Nam ngày
nay, đầu thế kỷ 21.
Nội dung các bài viết hoặc thư ngỏ của những tác giả nguyên là những
nạn nhân của những vụ khủng bố đàn áp chính trị có hệ thống; là nhân
chứng sống của những chính sách vùi dập tàn nhẫn, những chức sắc đã
trực tiếp chịu những vụ đối xử bất công thô bạo trong tôn giáo liên
hệ, nạn nhân của những vụ cướp đoat tài sản tinh vi …Mỉa mai hơn cả là
những người yêu nước hô hào chống âm mưu xâm lược của ngoại bang lại
bị bỏ tù có án hay không án.
Không ai có thể nghi ngờ gì về tính xác thực của những lời kể lại của
những nhân chứng sống này. Họ viết ra và nói ra những gì họ thấy bằng
mắt, nghe bằng tai của chính mình, chấp nhận chịu đựng bằng thân xác
oằn đau bết máu bởi đòn thù. Họ kể những gì thấy được từ tận trung
tâm, "ngay trong ổ" của bộ máy cầm quyền, không qua trung gian nào cả
.Họ đã từng là một mắt xích của một bộ máy chính quyền tự tung tự tác,
dùng công an và côn đồ đàn áp dân lành. Bộ máy tuyên truyền khổng lồ
lừa bịp, dối trá, bưng bít. Hệ thống giáo dục chạy chọt , bằng giả…và
vô số vấn đề tưởng không có thể xẩy ra trong thời hiện đại. Nhà Báo Tạ
Phong Tần, nguyên là một nữ Đại Úy Công An hình sự, môt luật gia, đã
ghi lại những sự kiện kinh hoàng chứng minh nhà cấm quyền chỉ là một
bộ máy đàn áp vô luật pháp. Những bài viết nẩy lửa của chính một luật
gia, một người từng trách nhiệm điều tra các vụ án hình sự, làm cho
độc giả giật mình trước những hành vi bạo ngược của chính những người
gọi là bảo vệ nhân dân náy. Mục Sư Nguyễn Trung Tôn, nguyên là một Sĩ
Quan Bộ Đội "Bác Hồ", sau khi đã bỏ Đảng vì nhận thấy đấy chính là một
bộ máy đàn áp tinh vi, nay chỉ với một bài viết ngắn, đã nêu lên được
tính giả dối của Đảng và Nhà Nước. Tu sĩ Hòa Hảo với những lời trần
tình xót xa cho một tôn giáo đã bị nhà cầm quyển ngược đãi. Còn Linh
Mục Phan Văn Lợi với những bài tố cáo mạnh mẽ như bài "nhằm thẳng vào
dân lành mà bắn" đã đưa người đọc đi khắp một vòng cái thế giới đảo
điên, hung dữ ấy. Với nhà văn Chu Tất Tiến, trong 85 trang, nhà văn
đã cố gắng đưa ra những sự kiện tổng hợp một số góc cạnh chính trị nào
đó, từ sự nô lệ của Cộng Sản Việt Nam đối với đàn anh Trung Công đến
sự đàn áp của Hà Nội trên một thành phần được gọi cái tên "Dân Oan".
Bàì của Tiến sĩ Mai Thanh Truyết đã được nghiên cứu khách quan, khoa
học, so sánh hoàn cảnh môi trường VN với nước khác khá tỉ mỉ rồi cũng
dẫn đến nguyên nhân là bởi chế độ thiếu dân chủ, nền hành chánh yếu
kém, cửa quyền, tham nhũng ở mọi cấp, nên môi trường Việt Nam đang lâm
vào tình trang xuống cấp trầm trọng.
"Tuyển tập Việt Nam Ngày Nay" chỉ đề cập tới một số nhân vật tiêu biểu
cho rất nhiều những người được biết đến như những nhà đấu tranh cho
Dân Chủ, cho Tự Do Tôn Giáo và nhân quyền ở trong và ngoài nước. Tuy
số lượng không đông, nhưng cũng phần nào giúp đóng góp vào lich sử như
những tài liệu sống. Chắc chắn những người đang say sưa và quyết tâm
nắm vững chuyên chính vô sản ở trong nước thì muốn đốt nó; những người
trở cờ thì bĩu môi ; những người tìm cơ hội làm giầu thì im lặng, chỉ
có những ai có tâm hồn Việt Nam mới thích đọc để tìm hiểu thêm về
nguyên trạng của một đất nước đang chuyển mình dữ dội.
Tóm lại, "Tuyển Tập Viêt Nam ngày nay" đã đưa ra được một số nhân
chứng sống đề cập đến những sự kiện thực, không hề hư cấu, để góp một
tiếng thét hỗ trợ thêm nữa cho phong trào đấu tranh Dân Chủ cho Việt
Nam. Đóng góp khiêm nhượng đó lúc này cũng thật đáng ca ngợi. "Tuyển
Tập Việt Nam Ngày Nay" không có tham vọng như đúng tên gọi của tác
phẩm này, gói ghém mọi thông tin nói lên được đầy đủ về hiện tình đất
nước, dù chỉ mặt tiêu cực, vì thực tế, chưa ai có khả năng làm được
như thế cả.
Trần Ngọc Thiệu,
Cựu Sinh Viên QGHC.

Nguy Co Duoc Pham Trung Cong

Một Nguy Cơ Khác: Hóa Chất và Dược Phẩm Trung Cộng

 

 

Trung Cộng (TC) đang trên đà phát triển vượt bực, nhứt là trong những năm gần đây.

 

Hiện tại, đó là quốc gia sản lượng kinh tế chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Nhưng TC lại dẫn đầu về thành phẩm sản xuất cho nhu cầu của con người trên thế giới. Hàng hoá TC tràn ngập khắp nơi. Đã vậy, chỉ trong vòng năm năm trở lại đây, kỹ nghệ hóa chất và dược phẩm TC có những bước nhảy vọt, từ đó nảy sinh ra một số lo ngại về phẩm chất (quality), vì quốc gia nầy thể hiện nhiều cung cách "làm ăn" đôi khi vượt qua tiêu chuẩn cho phép của các định chế quốc tế áp dụng cho ngành hoá chất, sinh hóa, dược phẩm mà chỉ lo chú trọng vào lượng (quantity) mà thôi.

Video

Tracing the Path of Poisoned

 

Nếu chúng ta đến Thượng Hải cách đây khoảng năm năm, thành phố nầy chỉ có một số nhỏ phòng thí nghiệm nghiên cứu, trong cơ sở sản xuất dược phẩm của một vài công ty ngoại quốc. Hiện tại, Thượng Hải trở thành một trung tâm nghiên cứu và sản xuất có thể đứng vào hàng đầu trên thế giới. Và còn nữa, tại Bắc Kinh, Tô Châu và một số thành phố lớn cũng không ngừng phát triển công kỹ nghệ nầy. Có thể nói hiện tại, TC đang đi dần đến sản xuất hàng loạt dược phẩm tiêu dùng cho thế giới.

 

Map

Tainted Toothpaste Across the Globe

 

 

Chúng ta cũng thừa biết là qua lịch sử, TC không có tâm lý dùng hóa chất để trị bịnh mà có thói quen chỉ dùng dược thảo để trị liệu. Tuy nhiên, chỉ trong vài năm trở lại đây, rất nhiều công ty nghiên cứu hóa chất và dược phẩm ngoại quốc đầu tư ồ ạt vào xứ nầy, nhất là công ty Hoa Kỳ và Nhật Bản. Điển hình là BioDuro (California) ước tính giảm thiểu chi phí sản xuất dược phẩm được một tỷ Mỹ kim nhờ sản xuất từ TC cho thị trường Hoa Kỳ. Do đó ngành sinh-công nghệ (biotechnology) hiện phát triển rất nhanh ở nơi đây.

 

Bài viết nầy có mục đích mô tả công nghệ dược phẩm và sự phát triển trong việc trị liệu cùng những hệ lụy của sự phát triển quá nhanh của quốc gia nầy.

 

 

Ngành dược phẩm Trung Cộng

 

Lịch sử ngành dược khoa của Trung Quốc khởi đầu bằng hàng trăm hàng ngàn cây cỏ đủ loại để từ đó pha trộn với cây cỏ khác, hoá chất vô cơ trong thiên nhiên, thậm chí trộn lẫn xác khô của một số động vật để làm dược phẩm. Từ đó khai mở ra ngành y khoa cổ điển.

 

Bây giờ, ngành dược phẩm TC bao gồm những hoạt động như sau:

·         Điều chế và tiêu chuẩn hóa các dược phẩm;

·         Tổng hợp hóa chất hay trồng dược thảo để chế tạo ra dược phẩm;

·         Phân tích các dược liệu áp dụng trong việc chữa trị;

·         Phụ trách việc phân phối.

 

Do đó, dược khoa TC chia ra hai hướng chính, y khoa cổ truyền chuyên dùng dược thảo và y khoa hiện đại. Bịnh viện TC cũng cung cấp hai phương cách trị liệu trên.

 

Trên toàn quốc, hiện có khoảng 50 Đại học Dược khoa trong đó mỗi ngành chiếm độ phân nửa. Thời gian học là bốn năm với khả năng có thêm vài năm chuyên môn về Hóa học. Đa số sinh viên tốt nghiệp làm trong các dược phòng, hay lớn hơn nữa trong các bịnh viện dược khoa. Kể từ khi có cải cách kinh tế vào thập niên 1980 ở TC, ngành Dược TC phát triển không ngừng và chuyển qua sự xâm nhập của ngành Dược hiện đại cùng nhiều phương cách trị liệu hữu hiệu hơn cho một số bịnh.

 

Từ đó, người dược sĩ lần lần có khuynh hướng về nghiên cứu dược phẩm nhiều hơn thay vì làm những việc hàng ngày trong việc pha chế cho đúng cân lượng theo toa bác sĩ. Trong nghiên cứu, sự tổng hợp và tinh chế hóa (purification), cô lập hóa (isolation) các hoá chất hữu cơ dùng trong sản xuất dược phẩm được chú trọng nhiều hơn. Sau đó, đi sâu hơn nữa trong việc ổn định (stabilization) hóa chất, phương pháp thử nghiệm, và sau cùng tiêu chuẩn hóa hóa chất (standardization).

 

Một ngành nghiên cứu mới nữa là tính chấp nhận (tạm dịch từ danh từ "availability") của cơ thể với nhiều dạng khác nhau của dược liệu; đề từ đó quyết định cân lượng của dược liệu áp dụng cho cơ thể. Song song, ngành tổng hợp protein và sản xuất vitamin hiện nay của TC cũng là một thách thức lớn cho thế giới.

 

Ở TC, từ năm 1997, Hội Dược khoa TC (Chinese Pharmaceutical Association- CPA) là hiệp hội lớn nhất cho ngành nầy quy tụ trên 3.000 cá nhân và nhóm nghiên cứu. Qua các nhóm nghiên cứu có thể kể thêm trên 105.000 thành viên. TC cũng có nhiều đại công ty phân phối dược phẩm trên toàn quốc, như công ty Sanjiu Enterprise Group có đến gần 10.000 địa điểm, với doanh số 157 triệu Mỹ kim; công ty China Nepstar với 5.000 địa điểm đạt doanh số 124 triệu, đại công ty Weisheng với doanh số hàng tỷ Mỹ kim….

 

Mức tăng trưởng hàng năm cho ngành nầy vào khoảng 16,7% trong vòng năm năm trở lại đây. Chính nhờ việc gia nhập vào WTO từ năm 2001, TC mới chính thức mở cửa cho nhà đầu tư ngoại quốc và thu hút thêm nhiều khoa học gia, nghiên cứu gia tiếp cận thị trường dược phẩm, trong đó có thể nói có mức tiêu thụ lớn nhất thế giới.

 

Về phía chính quyền, Cơ quan Quốc gia về Thực phẩm và Dược phẩm (SFDA) quản trị và kiểm soát hoàn toàn ngành dược của TC. Trước năm 1999, chính phủ TC ngăn cấm tư nhân sản xuất dược phẩm hay ký hợp đồng với công ty ngoại quốc. Đến tháng 10, 1999, SFDA mới điều chỉnh luật trên và thiết lập bộ luật về dược phẩm vào năm 2001, ngay sau khi gia nhập WTO. Từ đó ngành nầy mới phát triển với tốc độ phi mã. Tính đến nay, TC đầu tư gần 25 tỷ Mỹ kim cho việc xây dựng và nâng cấp các cơ sở nghiên cứu và sản xuất. Mức thu nhập ròng trong năm 1999 cho kỹ nghệ nầy là 24 tỷ Mỹ kim, và năm 2004 là 56 tỷ, và năm 2010 là gần 100 tỷ.

 

Một loại dược phẩm khác, nói đúng hơn là các loại Vitamin thường dùng, hiện đang là đề tài lớn cho TC. Mỗi lần chúng ta ngậm một viên Vitamin C chẳng hạn, hầu như nơi sản xuất hóa chất nầy chính là TC. Chưa đầy một thập niên, TC cung cấp 90% thị trường Vitamin C ở Hoa Kỳ.

 

Kỹ nghệ Vitamin của TC gồm hơn 5.000 công ty sản xuất với 2 triệu dịch vụ thương mại đạt 2,5 tỷ Mỹ kim thương vụ trên thế giới năm 2006, và tăng lên 5 tỷ năm 2010. Dĩ nhiên, với một mức phát triển và sản xuất như trên, tệ nạn kém phẩm chất, chai lọ không xuất xứ, thiếu bảng phân tích hoá chất và cung cách sử dụng xảy ra nhiều hơn.

 

Một sản phẩm không kém quan trọng nữa ở TC là thuốc làm giảm cân đã được quảng cáo và bày bán khắp thế giới. Người tiêu thụ không thể nào phân biệt được thuốc thật hay thuốc giả cùng sản xuất từ TC và đã có nhiều vụ kiện tập thể (class action) về các loại thuốc nầy ở Hoa Kỳ. Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhập cảng thuốc trụ sinh hoặc kháng sinh, diếu tố (enzymes), và nhiều loại amino acid dưới dạng nguyên thủy (primary).

 

Kiểm phẩm hóa chất và dược phẩm Trung Cộng

 

Trong vòng bốn năm trở lại, TC đã làm quốc tế e ngại về tính an toàn của sản phẩm xuất xứ từ Hoa lục.

 

Qua quá nhiều "sự cố" về mức an toàn của thực phẩm và dược phẩm TC, xảy ra thường xuyên hơn: vụ thức ăn gia súc TC bị nhiễm độc vào 4/2007, rồi kem đánh răng có chứa dimethylglycol  và gần đây nhất thức ăn "há cảo" (2008) TC sản xuất qua Nhật Bản chứa nhiều dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật, thuốc bổ dành cho nam giới dùng thai nhi làm nguyên liệu đã bị khám phá ở Đại Hàn vào tháng 9 năm nay càng khiến thế giới gay gắt nêu vấn đề an toàn sản phẩm của TC.

 

Dù hiện tại chính quyền TC đang đặt trọng tâm nhiều hơn về việc kiểm soát an toàn sản phẩm để có thể đạt tiêu chuẩn quốc tế, trên thực tế, vấn đề càng trở nên phức tạp hơn qua nhiều yếu tố:

 

·         Ý thức về an toàn phẩm chất và an toàn vệ sinh chưa được đánh giá đúng mức cả về phía người sản xuất lẫn tiêu thụ;

·         Tâm lý chạy theo lợi nhuận, quên đi các yếu tố an toàn vệ sinh và tiêu chuẩn cần có của sản phẩm của những nhà sản xuất; và

·         Quan trọng hơn cả là não trạng của nhà cầm quyền hầu như "nhắm mắt" để cho những tệ trạng trên xảy ra.

 

Có thể nói, cứu cánh duy nhất của nhà cầm quyền TC hiện nay là tạo ra của cải vật chất dưới bất cứ giá nào, và nạn nhân nếu có, dù là người dân trong nước hay người nước ngoài, cũng không làm thay đổi não trạng. Đây mới chính thực là nỗi lo chung của nhân loại ngày hôm nay.

 

Chúng ta còn nhớ cách đây bốn năm, TC đã xử tử hình Giám đốc Cơ quan Quốc gia Thực phẩm và Dược phẩm qua vụ hối lộ 832.000 Mỹ kim của các nhà sản xuất để xuất cảng một số hoá chất và dược phẩm không an toàn ra thị trường ngoại quốc. Việc nầy có mục đích duy nhất là xoa dịu sự phản đối của thế giới hơn là giải quyết một cách rốt ráo các tệ trạng trong sản xuất của TC, vì các "xì căn đan" vẫn tiếp tục diễn ra với nhịp độ cao hơn và tinh vi hơn.

 

Kỹ nghệ thực phẩm và dược phẩm của TC dưới mắt của những nhà quan sát quốc tế như Peter Kovacs, Cố vấn thực phẩm ở Nevada đã được phân chia ra 3 thành phần:

·         Thành phần có sự tham dự và cố vấn cùng đầu tư ngoại quốc thì đạt được tiêu chuẩn quốc tế là Good Laboratory Practice (GLP);

·         Còn lại thành phần sản xuất thứ hai và thứ ba hoặc không dựa theo tiêu chuẩn nào cả, hoặc do móc ngoặc với chính quyền hay thanh tra để tung ra thị trường sản phẩm chẳng những không đạt tiêu chuẩn mà còn có nguy cơ ảnh hưởng lên sức khoẻ của người tiêu dùng nữa.

 

Các hóa chất và thuốc sản xuất tại Trung Cộng

 

Nói về hóa chất và dược phẩm sản xuất tại TC, nếu thế giới có sự hiện hữu của bất cứ món hàng nào, chắc chắn món hàng đó sẽ hay đã được sản xuất tại TC và sản xuất với một số lượng lớn. Dĩ nhiên về phẩm chất, chúng ta cần phải xét lại. Hàng nhái, hang dỏm không thiếu. Thuốc giả thuốc thiệt sản xuất "à la Chinoise" tràn ngập khắp nơi…

 

Dưới đây xin liệt kê một số hóa chất hay thuốc tây TC đã sản xuất với số lượng dùng cho nhu cầu toàn cầu, để từ đó chúng ta nhận định được cung cách làm ăn của TC.

 

1-    Hóa chất bảo quản thực phẩm: Một hóa chất bảo quản thực phẩm được FDA Hoa Kỳ và thế giới chấp thuận là Sodium benzoate (C6H5COONa). Hóa chất nầy được điều chế từ acid benzoic (C6H5COOH) và sút (NaOH) cùng một số phụ gia trong quy trình sản xuất là phenol (C6H5OH), các osid Sắt (Fe) và Đồng (Cu). Sodium benzoate được dùng trong kỹ nghệ thực phẩm (food), mỹ phẩm (cosmetic) và y khoa với nhiệm vụ diệt trừ nấm mốc (gungistatic) và trừ vi khuẩn (bacteriostatic). TC hiện đang sản xuất trên 50% nhu cầu của thế giới dưới nhiều dạng như: dạng bột, dạng hạt, dạng tinh thể, dạng kỹ thuật, và dạng tinh thiết dùng trong dược phẩm. Sản lượng tổng cộng là 85 ngàn tấn /năm. Hàng trăm nhà máy thuộc Cty Tianjin Dongda Chemical Co. tập trung trên một diện tích 10 mẫu tây (10.000 m2). Hiện TC đang xây cất thêm ở Nangang một chuổi nhà máy với năng suất 150.000 tấn/năm, dự trù sản xuất vào năm 2015.

Với mức độ sản xuất quy mô như kể trên, và với hệ thống kiểm phẩm và an toàn vệ sinh còn lỏng lẻo, thử hỏi các tạp chất (by-product) còn sót lại trong thành phẩm sẽ là một nguy cơ không nhỏ, nhứt là trong lãnh vực kỹ nghệ bảo quản thực phẩm.

 

2-    Acid Ascorbic hay Vitamin C (C6H8O6): Hóa chất nầy được điều chế từ đường glucose qua 6 giai đoạn trong đó có giai đoạn lên men dùng vi khuẩn Erwinia. Và giai đoạn tinh chế bằng phương pháp trao đổi ion (ion-exchange) và kết tinh trong điều kiện gần chân không. Do đó, hai giai đoạn sau cùng có chi phí rất cao so với giai đoạn điều chế Vit. C. Và hầu như TC không đặt trọng tâm vào 2 giai đoạn sau, cũng như kiểm soát an toàn và kiểm soát phẩm chất (QA/QC). Nhờ vậy thành phẩm có giá rẻ hơn giá thị trường và dĩ nhiên vì vậy "cự cố" tai nạn do phản ứng của các tạp chất thường xảy ra. TC sản xuất 80% nhu cầu thế giới với 100.000 tấn năm 2010. Hoa Kỳ nhập 90% nhu cầu Vit C từ TC.

 

3-    Aspirin (C9H8O4): Đây là hóa chất dùng để chữa trị cùng đề phòng trụy tim (heart attack), máu đông (blood clots), chống đau nhức trong các chứng tê thấp, sưng khớp xương,v.v… qua sự tổng hợp Acid salicylic (C6H4COOHOH), Acetic anhydride ((CH3CO)2O) và Acid phosphoric. Năm 2010 thế giới sản xuất 45.000 tấn, trong đó TC chiếm gần 30 ngàn tấn.

 

4-    Các loại Vitamin B: Đây cũng là một nhóm Vitamin cần thiết cho cơ thể con người, được sản xuất từ đường glucose. Quá trình sản xuất phải loại bỏ các phần tử dự phần trong phản ứng như Sắt, Kẽm, Cobalt. Đây là những nguyên tố nằm dưới dạng phosphate, sulfate cần thiết cho sự lên men do vi khuẩn Streptomyces olivaceous. Giai đoạn nầy cũng cần chi phi rất cao và phải lập đi lập lại nhiều lần. Và, cũng giống như bao quy trình sản xuất khác, vì TC muốn cho giá thành rẻ để cạnh tranh với thế giới, nên tạp chất vẫn còn đầy rẩy trong các loại Vit B sản xuất ra. Kỹ nghệ Vitamin mang lại cho TC 2,5 tỷ US$ với trên 5.000 nhà sản xuất năm 2006 và tăng vọt lên gần 4 tỷ năm 2010 với 7 ngàn nhà máy.

 

5-    Ngoài các hóa chất và dược phẩm kể trên, TC còn sản xuất và chiếm trọn thị trường thế giới như các loại trụ sinh (antibiotic), các diếu tố (enzyme), và nhứt là các amino acid căn bản để làm tổng hợp dược phẩm. Trên thị trường thế giới, TC sản xuất 70% thuốc trụ sinh penicillin, 35% acetaminophen dưới dạng Tylenol và các Vit A, B12, C và E. Hầu hết các dược phẩm trên đều được sản xuất tại tập đoán dược phẩm Weiseng.

 

6-    Ngoài ra còn biết bao loại hàng giả hàng nhái tập trung vào hai thành phố phía Nam Hong Kong và phía Nam Shanghai rồi chuyển vận đi khắp nơi qua nhiều "con đường tơ lụa" phát xuất từ TC sang Âu Châu. Những con đường tơ lụa tân thời chuyển vận băng mọi phương tiện thủy bộ hàng không. Dĩ nhiên là phát xuất từ TC: 

 

- Con đường tơ lụa nguyên thủy từ lục địa TC qua Nội Mông, Tân Cương (East Turquistan), Pakistan, Afghanistan, các quốc gia Đông Âu, rồi Tây Âu,

- Con đường thứ hai đi thẳng qua Liên bang Nga rồi đổ hàng vào Tây Âu.

- Con đường thứ ba qua Miến Điện (Myanmar) rồi xuống Đông Nam Á, xuyên qua Ấn Độ dương để qua Nam Phi châu. Từ đó, ngược miền Bắc lên Tây Phi châu để rồi xuyên Đại Tây dương lên các quốc gia Caribbe. Sau cùng diểm đến vẫn là Hoa Kỳ và Canada,

- Và một con đường mới mở sau nầy, là đường chuyển vận từ Liên bang Nga qua nước Trung Mỹ và tiến vào Hoa Kỳ.

 

Tổng kết lại, Hoa Kỳ chính là quốc gia tiêu thụ nhiều hơn tất cả những mặt hàng nhái, hàng dỡm, các loại thuốc men, hay hóa chất dùng trong kỹ nghệ.

 

Các số liệu sau đây cho thấy mức xâm nhập và tỷ lệ các mặt hàng từ TC đến Hoa Kỳ trong năm 2010: - Thuốc lá 21%, - Sản phẩm điện 19%, - Sản phẩm điện tử 18%, - Dược phẩm 13%, - Đồ dùng thể thao 8%, - Mắt kiếng 7%, - Và linh tinh 14%.

 

Vì mức trầm trọng của vấn đề, hầu hết trong mọi trao đổi, hay hội họp, Hoa Kỳ luôn khuyến cáo TC đặt trọng tâm vào an toàn vệ sinh và phẩm chất… nhưng, tất cả đối với TC  đều như "nước đổ đầu vịt" hay "nước đổ lá môn" mà thôi.

 

Có thể nói, kỹ nghệ hóa chất và dược phẩm TC được chia ra làm hai nhóm chính: - Nhóm thứ nhứt gồm các nhà máy, chuyên viên thượng thăng, với quy trình sản xuất đúng tiêu chuẩn của thế giới; - Và nhóm nhà sản xuất thứ hai, thậm chí nhóm thứ ba, chiếm đa số, chính là nguyên nhân và là thủ phạm của tất cả mọi sai trái trong kỹ nghệ nầy.

 

Rất tiếc, hai lổ hỏng trong luật lệ Hoa Kỳ là không cần niêm yết các nguyên liệu có xuất xứ từ nguyên gốc trong sản xuất trên các nhãn ghi thành phần hóa chất; cũng như mọi thành phẩm dùng 50% nguyên liệu từ Hoa Kỳ có thể để nhân hiệu là "Made in USA"…do đó gian thương có thể đánh lận con đen với người tiêu thu tại quốc gia nầy.

 

Đặc biệt, trong một phát biểu gần đây, Trưởng Văn phòng Đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới WHO tại TC, Ts Henk Bekedam, cho rằng:"Các dược phẩm của TC dùng trong việc chữa trị bịnh bất lực, làm giảm cân, cùng tất cả dược phẩm giả bày bán trong các cửa hiệm là MỘT TỘI ÁC.

 

Thái độ của người tiêu dùng

 

Như đã nói ở phần trên, chúng ta, người tiêu thụ sản phẩm TC hiện tại, từ đồ chơi cho trẻ em, đến hầu hết vật gia dụng trong nhà bếp hay dụng cụ trang trí, từ thức ăn tươi, khô, đến những món "cao cấp" như yến, sâm nhung chẳng hạn, từ viên thuốc cảm cúm cho đến các loại thuốc trị liệu nhiều bịnh rất phức tạp... tất cả những sản phẩm trên có thể gây nguy cơ bất ngờ và bất cứ lúc nào cho chúng ta. Mọi đề phòng hầu như bất lực, ngoại trừ hoàn toàn tẩy chay sản phẩm có mang nhãn hiệu "Made in China" "Made in RPC", nhưng điều đó không thể xảy ra được.

 

Nhưng cũng không hẳn chúng ta hoàn toàn "miễn nhiễm" hội chứng TC đâu, vì còn biết bao nhiêu hàng nhái, hàng giả không nhãn hiệu hay có nhãn hiệu dưới một thương hiệu khả kính như Colgate (trong vụ kem đánh răng giả), Cà phê Starbuck, M&M, Nestle, Coffee-mate, Pizza Hut, Maxwell House,v v…  tất cả đều có xuất xứ từ TC!

 

Thế giới đã biết và biết rất rõ não trạng cùng cung cách làm ăn của TC. Thế mà vẫn cho quốc gia nầy gia nhập vào WTO từ năm 2001 mặc dù TC không hội đủ tiêu chuẩn về nhân quyền, hệ thống kinh tế còn khép kín dưới hình thức quốc doanh, chưa có sự trong sáng trong nhiều quyền căn bản của người dân theo tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc. Điều sau cùng dưới đây đã chắp cánh cho TC có thể ngang nhiên vi phạm những điều đã hứa và phê chuẩn khi gia nhập. Chẳng những thế, họ còn ngang nhiên an nhiên tự tại hơn nữa nhờ chiếc ghế đặc quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Một vài quyết định gay gắt trong quá khứ của các quốc gia trên thế giới nói lên mối quan tâm trước vấn nạn hàng già, hàng nhái của TC:

 

·         Trong một phát biểu ngày 21/2/2008, Bà Đường Vân Hoa thuộc Văn phòng An toàn Thực phẩm Bắc kinh nói rằng: "TC tuyên bố với cộng đồng quốc tế rằng thức ăn tại Olympic Bắc Kinh sẽ an toàn và các đội tuyển không cần phải tự đưa thức ăn tới TC". Tuy công bố như trên, nhưng Uỷ ban Thế vận Hoa Kỳ cũng sẽ cho chở sang TC 15.000 Kg thịt bò, gà, heo cho vận động viên của mình. Hiện tại công cuộc vận động và quảng bá Thế vận hội vào tháng 8 sắp tới đây của TC đang diễn ra quyết liệt để gây thêm uy tín của nước nầy trước thế giới. Nhưng ngày 14/2/2008, nhà đạo diễn đã từng đoạt giải Oscar Steven Spielberg tuyên bố từ chức vụ Cố vấn quảng cáo cho Thế vận Bắc Kinh.

·         Nga tố cáo xe Geely của TC không an toàn ngày 3/2/2008

·         Liên Hiệp Âu châu đang dự định khởi tố TC lên WTO năm 2009;

·         Hoa Kỳ bắt giữ 4 gián điệp dược phẩm TC năm 2009;

·         Nhật Bản phát hiện thuốc bảo vệ thực vật trong "hắc cảo" TQ;

·         Nhật Bản lại phát hiện thuốc trừ sâu trong cá thu đông lạnh chế biến tại TC.

 

Những sự kiện trên có thể cho chúng ta liên tưởng đến thái độ và phản ảnh cung cách ứng xử của thế giới trước những vi phạm về an toàn hóa chất và dược phẩm cùng hàng nhái, hàng giả của TC trong thời gian gần đây chăng?

 

Riêng tại Hoa Kỳ, truyền thông và dư luận  bắt đầu nhập cuộc ngay sau khi khám phá kim loại độc hại như Chì (lead) và Thủy ngân (Mercury) trong đồ chơi trẻ em và thức ăn cho chó mèo bị nhiễm độc năm 2007. Báo chí khắp nơi khuyến cáo người tiêu thụ tẩy chay hàng hóa TC. Gần đây nhứt, Xướng ngôn viên một hệ thống truyền hình quốc gia NBC, Bà Diane Sawyer đã tung ra chiến dịch:

Boycott K9 Killers!

Boycott K9 Commie Red

Support MADE IN USA

 

Chiến dịch bắt đầu từ ngày 1/6/ đến 20/6/2011, trong đó kêu gọi người tiêu thụ tại Hoa Kỳ hãy vất bỏ tất cả hàng hóa sản xuất tại TC trong nhà với lập luận: "Nếu mỗi người Mỹ chỉ cần tiêu xài thêm $64 hàng hóa sản xuất tại đất nước nầy trong năm nay, chắc chắn sẽ có thêm 200.000 công việc ngay tức khắc!".

 

Hoặc: "Nếu 200 triệu người Mỹ từ chối mua $20 hàng hóa TC, chắc chắn sẽ có hàng tỷ Mỹ kim thuận lợi về phía Hoa Kỳ trong cán cân thương mại Mỹ - Trung."

 

Từ đó, sẽ làm thiệt hại 8% hàng xuất cảng của TC sang Mỹ; và điều nầy sẽ làm cho TC xét lại tính ngạo mạn (arrogance) và cung cách làm ăn bất chấp luật lệ của mình!

 

 

Kinh nghiệm cho Việt Nam

 

Hẳn chúng ta còn nhớ, Việt Nam cũng trải qua quá nhiều kinh nghiệm trong quá khứ về hóa chất và dược phẩm TC. Xin nhắc lại một vài sự kiện "thương đau":

 

·         Năm 2005, TS Nguyễn Quốc Tuấn đã phân tích và khám phá các loại hóa chất dưới dạng bột bảo quản và tăng trưởng được bày bán tự do ở Hà Nội, sau đó, hoá chất trên tràn ngập Sài Gòn. Đó là hóa chất 2,4,5-T, thành phần chính trong chất Da Cam có chứa Dioxin. Khám phá nầy làm cho TS Tuấn mất chức Trưởng Phòng Phân tích Môi trường và không biết đã bị thuyên chuyển đi nơi khác hay mất tích?

·         Phẩm màu Sudan, TC gây hậu quả không nhỏ qua các vụ nhiễm độc tập thể ở Việt Nam năm 2005; rồi gần đây, 2010, phẩm đỏ kỹ nghệ Rhodamine B dùng để là tương ớt, bột nêm bún bò, làm cho múi mít và sầu riêng đậm màu, dễ bắt mắt người tiêu thụ;

·         Thức ăn có trộn hóa chất làm tăng cân và béo phì ở một số trường mẫu giáo cũng đã làm náo loạn dư luận một thời năm 2006;

·         Và những vụ trúng độc trong các quán ăn tập thể hay trong căn tin hầu như xảy ra hàng ngày ở khắp nơi do thức ăn bị nhiễm độc, do rau đậu được trồng bằng những loại hoá chất "không tên" bày bán khắp nơi, rất hữu hiệu, bảo đảm tăng một vài cm trong một đêm! (có tính cách thông tin, chúng tôi đã thấy "cọng giá" ở San Jose và Sacramento trắng hơn và dài hơn cũng như dòn hơn, không hư thúi (chảy nước và nhớt nếu để lâu ngoài không khí vài ngày…Điều nầy chứng tỏ rắng các hóa chất tăng trưởng hay kích thích tố đã xuất hiện ở Hoa Kỳ).

·         Về dược phẩm, qua kinh nghiệm bịnh SARS được phát hiện đầu tiên ở Thượng Hải, TC, đã bị giấu mãi đến khi có người chết ở đây và lây lan sang Việt Nam, TC mới chịu cho nhân viên LHQuốc vào điều tra;

·         Biết bao hóa chất bảo quản thực vật, động vật không tên sản xuất từ TC được bày bán ngang nhiên từ bao năm nay đã được báo chí trong nước kêu gào nhưng Việt Nam không có một phản ứng nào để ngăn chặn. Nếu có chỉ làm cho có lệ mà thôi. Hầu hết các hoá chất trên là đã bị cấm dùng trong thực phẩm hay sử dụng với một vi lượng cực nhỏ và  phải có độ tinh khiết là 99,9999%. Điều nầy TC đã không làm.

·         Rốt ráo hơn nữa, qua nhiều bịnh lạ xảy ra cho trẻ em, hoặc học sinh cấp I ở nhiều nơi từ Bắc chí Nam, ở những vùng nông thôn xa các khu công nghiệp hóa chất đã được một số quan sát viên, bác sĩ và bình luận gia đặt nghi vấn, vì chưa từng xảy ra trong lịch sử y khoa. Nghi vấn đó còn có thể là một loại vũ khí sinh học phát xuất từ TC để thử nghiệm vũ khí giết người hàng loạt?

 

Từ những sự kiện kể trên, chúng ta có thể nhận định và đề cao cảnh giác rằng Trung Cộng không những là mối nguy về chính trị, về việc xâm chiếm lãnh thổ, về kinh tế... mà mối nguy nguy hiểm nhất là mối nguy làm cho người Việt không còn khả năng đề kháng trước đàn anh nước lớn, cũng như trí tuệ của thanh thiếu niên trong tương lai sẽ bị hũy diệt không còn đủ thông minh để phát triển và khai mở Đất và Nước Việt Nam nữa.

 

Điều cảnh báo trên thiết nghĩ sẽ làm động não những người đang cai quản đất nước hiện tại nếu họ còn một chút nhứt điểm lương tâm.

 

Hy vọng những nhận định về sẽ không xảy đến cho tuổi trẻ Việt Nam trong tương lai.

 

Mai Thanh Truyết

11/2011

 

 

Mon Qua Cua Ban Toi

Món Quà Của Bạn Tôi

 

 

Tôi có một người bạn, quen nhau gần 50 năm. Chúng tôi gặp nhau trong nhiều hoàn cảnh và không gian khác nhau, đôi khi thật nghiệt ngã.

Trong 5 năm trở lại, chúng tôi lại gần nhau hơn vì sống cùng chung một thành phố trên mãnh đất tạm dung nầy. Khi thì đi ăn với nhau. Khi thì ngồi uống rượu, hay uống trà bên điếu thuốc. Và cũng nhiểu khi cùng nói chuyện Nước Non trước công chúng hay trên TV…

Đi với bạn, tôi thường hay lái xe, đi cùng khắp nơi trong vùng. Bạn tôi khen tôi:"Sao chỗ nào mầy cũng biêt đường đi nước bước hết dzậy?" Tính bạn tôi hay đùa như thế. Nhưng tôi cũng trả lời:"Biết đường xá ở Mỹ nầy vì mình sống quá lâu ở đây, nhưng buồn nhứt là mình không rành được đường xá ở Việt Nam. Làm một người con Việt mà không biết đường xá Việt?"

Bổng một hôm, bạn tôi mang đên cho tôi một món quà và nói:"Nhà mầy không có đồ cổ, tao cho mầy một món đồ cổ nầy để mầy "chưng"?".(mặc dù bạn tôi thừa biết rằng tôi đã có một món đồ cổ trong nhà!).  Đó là một bình bằng sành đường kính độ 6cm, chung quanh bọc bằng một niềng sắt và có quay tròn phía trên. (Xin xem hình).

Tôi, một người thực dụng, nào có để tâm vào những loại đồ cổ. Vã lại, khả năng của tôi về đồ cổ cũng chẳng khá gì hơn khả năng tiếng Hán(g)?.

Tôi, một người chỉ muốn nhìn vào tương lai cũng chứ không muốn nói về chuyện quá khứ. Do đó, cái bình cổ bạn tôi cho đã "bị" tôi để trên kệ sách bên cạnh bàn viết mới mua sau khi tôi về hưu.

Bổng dưng, sáng nay thức dậy, nhìn thấy nó, nghĩ đến bạn và viết vài dòng trên đây cũng như cố tìm ý nghĩa của món quà bạn tặng.

***

Nhìn chiếc bình xinh xinh. Tôi thử tìm hiểu xem bạn tôi có ý muốn nhắn gửi gì không?

Trước hết, tôi nào tha thiết đến những tính chất bác học của chiếc bình như sản xuất tại đâu? Sự tích ra sao? Đất sét vào niên đại nào và ở đâu? V.v…Tất cả những "hiểu biết" trên đối với tôi thật vô nghĩa.

Bao nhiêu phút suy nghĩ…chẳng lẽ bạn khuyên tôi "thủ khẩu như bình" (không biết chữ Hán Việt nầy có đúng không?) vì thấy tôi bôn ba với chuyện Việt Nam có thể sẽ mang nhiều "khẩu nghiệp" cho tôi chăng?

Hay bạn muốn nói tôi hãy còn cố chấp (vì chiếc bình đậy nấp). Và ở từng tuổi nầy bạn tôi khuyên tôi hãy mở, mở để thấy tiến trình dân chủ hóa ở Việt Nam tự nhiên sẽ đến trong suy nghĩ "bất chiến tự nhiên thành".

Hay là bạn muốn tôi, qua vòng niềng bằng kim loại, đừng để bị buộc chặt trong một định kiến nào của của chính mình, hay bảo tôi cần phải thăng hoa cuộc sống

Hay ý bạn tôi muốn "tiên tri" là những tội đồ của dân tộc, làm cho dân tộc bị trầm luân và đất nước tang hoang vì một ảo tưởng thiên đường cộng sản cho nên chiếc bình bị buộc chặt và đóng kín lại tượng trưng cho một trại tù lương tâm chôn vùi cuồng vọng của một giáo điều không tưởng?!

Quả thật, sáng nay tôi rất bậm tâm vì cố tìm hiểu ý nghĩa của món quà bạn cho.

Trở về bạn tôi, chúng tôi thân và sinh hoạt với nhau nhiều hơn trong giai đoạn sôi nổi của định mệnh VNCH, khi trên khúc đường Kléber, CS Bắc Việt…mè nheo với Hoa Kỳ qua việc tranh cãi về chiếc bàn Hội nghị Paris…tròn hay vuông, hay méo, hay hình bầu dục!

Rồi vì theo tiếng gọi của quê cha, chúng tôi cùng về Việt Nam mang tâm trạng …"vá lại bức dư đồ rách" của Tản Đà. Bạn, con đường kinh bang tế thế. Tôi, dừng chân bên phát triển giáo dục, hy vọng mang luồng gió mới thổi phảng phất nhè nhẹ vào những "gốc cổ thụ" trong đại học.

Ban, tôi, mỗi người mỗi ngả.

Và rồi, cơn đại hồng thủy xảy ra cho Việt Nam năm 1975.

Bạn và tôi cùng ở trong tư thế và tâm trạng của người bị hụt hẩng trước thời cuộc. Chúng tôi gặp nhau vài lần để cùng nhận định tình hình. Nhưng sau đó mỗi người mỗi hướng.

Tôi vượt biên. Bạn đi chính thức.

Điểm hội tụ hôm nay là Hoa Kỳ, một nước tạm dung chúng tôi suốt hơn 30 năm qua.

Sau một thời gian dài bôn ba vì cuộc sống, chúng tôi gặp lại nhau và nhìn về một hướng: Hướng Việt Nam tương lai.

Bạn, tranh đấu cho một phát triển Việt Nam ứng hợp với toàn hóa và đúng với đạo đức kinh tế. Bạn rao giảng không ngừng nghĩ những mô hình kinh tế tương lai áp dụng cho nước nhà. Bạn ý thức và làm kinh tế "vĩ mô", trong lúc nền kinh tế "vi mô" của chính gia đình bạn …thì không ổn!

Tôi, đang đi trên con đường 'truy quét" những rác rến trong cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen mà cường quyền đã tạo ra và làm phương hại cho cả dân tộc từ hơn 36 năm qua.

Bạn và tôi cùng đi song hành trên hai con đường trong 84.000 con đường Phật đã chỉ.

Viết đến đây, tôi chợt nghĩ ra một ý tưởng mới la, vì bạn tôi có một Tâm lành và sự thẩm thấu về Phật giáo cao và sâu hơn tôi; cho nên bạn muốn dạy hay nhắc nhở tôi tu tập thêm nữa bằng món quà của bạn. Đó chỉ là một món quà của một người bạn, và ý nghĩa của món quà là "không ý nghĩa".

Nếu chiều hướng suy nghĩ của tôi là đúng, quả thật bạn tôi đã đạt được tánh KHÔNG của Phật giáo ở trình độ cao và tôi cần phải học hỏi thêm nhiều.

 Cảm ơn bạn món quà có ý nghĩa về tánh KHÔNG.

Cảm ơn cái Duyên đã kết sinh tình bạn gần 50 năm qua.

Mai Thanh Truyết

Mùa Lễ Tạ Ơn -2011

 

VAST - Tuong trinh Hoi Thao

Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam

hội thảo:

Những Vấn Nạn Hiện Tại Của Xã Hội Việt Nam

 

 

TH.- Với đề tài: "Những Vấn Nạn Hiện Tại Của Xã Hội Việt Nam", cuộc hội thảo của Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam (VAST), lúc 1 giờ chiều ngày 15 tháng 10 năm 2011 tại Hội trường Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, đã quy tụ một thành phần tham dự chọn lọc gồm đại diện dân cử, nhân sĩ, báo chí, hội đoàn, theo dõi hơn 4 tiếng đồng hồ.

Giáo Sư Trần Cảnh Xuân, cựu Chủ Tịch Hội VAST, sau nghi thức khai mạc bằng lễ chào quốc kỳ, đã thay mặt ban tổ chức ngỏ lời chào mừng quan khách hiện diện và trình bày tổng quát về Hội VAST, theo Giáo sư , VAST  là một hội đoàn bất vụ lợi, được thành lập từ năm 1990 tại Hoa Kỳ.

Được biết,  Hội Khoa học Kỹ Thuật Việt Nam tập họp một số chuyên viên nhằm thực hiện các mục tiêu: 

- Phát huy sự tương trợ và sự hiểu biết giữa giới khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

- Giúp đỡ người tị nạn Đông Dương về học vấn, hướng nghiệp, và tu nghiệp;

- Kêu gọi và vận động sự tham gia của giới chuyên nghiệp, khoa học, và kỹ tuật trong việc phát triển và tái thiết một nước Việt Nam tự do.

Và như đã biết, trong suốt thời gian thành lập đến nay, Hội VAST đã không ngừng vận động, tổ chức các công tác hướng tới mục tiêu đã đề ra.

Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết trong phần thuyết trình mở đầu với đề tài: "Nghịch Lý trong Phát Triển Bắc Nam"  đã có những nghiên cứu tường tận về kinh tế hai miền Nam Bắc trong những điều kiện và yếu tố đưa đến sự phát triển nghịch lý, giữa miền Bắc được thiên thời, địa lợi, nhân hòa  nhưng với cơ cấu vận hành kinh tế thiếu thực tế của Đảng Cộng Sản vẫn thụt lùi so với đà tiến triển của miền Nam.

Phần thuyết trình của Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa về "Tình Trạng Kinh Tế Việt Nam"  được thuyết trình viên trình bày một cách thuyết phục cử tọa, với kiến thức uyên bác và tầm nhìn của một nhà kinh tế, TS Nguyễn Xuân Nghĩa đã cho quan khách tham dự một cái nhìn toàn diện về nền kinh tế ảm đạm từ sau ngày 30/4/1975 của Việt Nam dưới  sự điều hành đất nước của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Nhận xét về thời kỳ đầu của CSVN, ông cho thấy: Sau 1975 là 10 năm hoang tưởng vì "tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa". Còn tiến đến tận Kampuchia. Vì chiếm đóng xứ láng giềng này, Tổng sản lượng GDP vốn dĩ đã suy sụp còn mất toi 5% mỗi năm. Vì vậy Việt Nam mới tiến lên cao điểm là khủng hoảng năm 1986 và bước ngoặt là Đại hội VI.

Sau Đại hội đó là năm năm lúng túng thả nổi, từ 1986 đến 1991, vì nhà cầm quyền biết thế nào là sai mà chưa rõ thế nào là đúng. Đó là "đổi mới tự phát", buông tay ra cho dân làm ăn tự do hơn trước. Quả nhiên là có khá hơn xưa, và dân hết đói.

Thời kỳ gia nhập WTO, theo ông lại là một thời kỳ u ám: Thế rồi từ khi gia nhập Tổ chức WTO thì nhà cầm quyền Hà Nội rơi vào trạng thái tâm lý ngược, là hồ hởi sảng, như con cá nước lợ đã tung tăng ra biến lớn. Nó bị say sóng! Đó là tình hình từ 2007 đến nay.

Do sự lạc quan thiếu cơ sở, Hà Nội tưởng rằng sẽ tập trung cả đặc quyền lẫn đặc lợi vào khu vực kinh tế xã hội chủ nghĩa với việc thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước, trong khi vẫn khai thác được lợi thế của kinh tế thị trường. Kết cuộc là nguy cơ khủng hoảng như ta đã thấy.

Kinh tế gia NXN đã kết thúc phần thuyết trình của mình với câu hỏi:

Thứ nhất, từ 200 năm nay, Việt Nam đã có mấy chục năm liên tục và hiếm hoi mà không bị chiến tranh, ngoại xâm hay nội loạn, và người Việt có quyền quyết định về vận mệnh quốc gia. Cớ sao lại tụt hậu và có thể mất chủ quyền thực tế vào tay ngoại bang?

Thứ hai, xã hội Việt Nam hiện có thể được tóm gọn là "Đại gia hạ cánh an toàn và đã có bãi đáp bên Mỹ; giới trung lưu thì hốt hoảng vì chưa kịp lên tới bậc đại gia đã có thể tuột dốc; còn dân đen thì tuyệt vọng!" Họ tuyệt vọng vì không hiểu là Trung Quốc sẽ làm gì và Hoa Kỳ có muốn làm gì chăng? Còn bên trong thì họ không tin là lãnh đạo muốn thay đổi, có khả năng hoặc sẽ đổi mới thật.

Chuyện ấy dẫn ta đến Trung Quốc và vài câu hỏi cho tương lai.

Việt Nam có thể ra khỏi trật tự Trung Hoa được chăng?

 Muốn vậy, người dân phải làm gì? Họ còn đất lùi không?

Thứ nữa, trong quan hệ tay ba Mỹ-Tầu-Ta, người Việt ta có thể làm được gì?

Mà người Việt đó là ai, ở đâu?

 Những câu hỏi ấy không dễ có giải đáp.

Phần thuyết trình của ông Nguyễn Bá Lộc và Kỹ Sư Nguyễn Ngọc Ẩn là đề tài Kinh Tế Nông Thôn Việt Nam. Diễn giả, qua thống kê và điều nghiên cho thấy thực tế sau 35 năm cai trị, Đảng Cộng Sản VN vẫn không làm cho nền kinh tế nông thôn phát triển so với các nước láng giềng như Thái Lan, Phi Luật Tân, mà trái lại với lối điều hành bất hợp lý, phân chia và cướp đất đai của người dân, nền kinh tế nông thôn vẫn Việt Nam vẫn là một nền kinh tế què quặt. Lợi tức mỗi đầu người nông dân chỉ hơn 100 Mỹ kim một năm.

75% dân số sống tại nông thôn, chỉ được hưởng 16% từ nguồn lợi canh tác, trong khi đó cơ chế quốc doanh và trung gian mỗi cấp hưởng đến 40% quyền lợi của nông thôn.

Đề tài được thuyết trình kế tiếp  là: Vấn đề Văn Hóa và Giáo Dục Việt Nam, với Giáo Sư Trần Cảnh Xuân, nguyên là một nhà mô phạm với nhiều năm giảng dạy và điều hành các trường trung học tại Việt Nam.

Diễn giả với cách thuyết trình giản dị, hỏi đáp, nêu những ý niệm về đời thường như đức tin, phán đoán . . . gần như trên bục giảng đã khiến phần nói chuyện của ông cởi mở và tạo sự thoải mái cho người tham dự. Giáo sư cho cử tọa những khái niệm về giáo phái Tin Lành với đóng góp vào sự phát triển về  mọi mặt của các quốc gia tân tiến so với sự trì trệ và tụt hậu của chủ nghĩa Cộng Sản tại Trung Cộng và Việt Nam.

Vấn nạn văn hóa và giáo dục Việt Nam dưới nhãn quan của diễn giả là một nền giáo dục không phân biệt giữa thực và hư, lòng cuồng tín tin vào giáo điều của chủ nghĩa Cộng Sản đã tiêu diệt giá trị của đạo đức, ngăn chặn sự trau dồi kiến thức của người dân và đã làm mất đi bản sắc độc đáo và cầu tiến của người dân Việt Nam.

Phần thuyết trình về "Tình Trạng Âm Nhạc Việt Nam" do Nhạc sĩ Cao Minh Hưng diễn thuyết. Diễn giả trình bày khái quát về nền âm nhạc trong nước bằng một bài nhận xét, phân tích đã thực sự bị mai một. Theo diễn giả, âm nhạc Việt trong nước đã không còn là một nền âm nhạc trong sáng mà đã bị chi phối và xuống cấp vì bị lãnh đạo trong mọi mặt, các sáng tác âm nhạc phần lớn chỉ để phục vụ thương mại và thị hiếu, mất dần giá trị của nghệ thuật. Tình trạng thiếu kém cơ sở giảng dạy, giảng viên âm nhạc cũng là một yếu tố làm mai mộ âm nhạc Việt hiện nay.

Buổi hội thảo có lẽ sẽ tốt hơn nếu diễn giả có thêm thời giờ trình bày đề tài của mình, nếu MC của chương trình làm tốt hơn vai trò của người dẫn chương trình, như chuẩn bị dĩa phát thanh các bài quốc ca, soạn sẵn phần nghi thức chào cờ để giữ tính trang nghiêm của phần nghi thức khai mạc, sắp xếp chương trình thuyết trình, thảo luận . . .  liên tục, và ít nói hơn về cá nhân cùng học vị của cá nhân, bạn bè của anh . . . 

Phan Trường Ân

Phượng Hoàng News

N.- 148 phát hành bgày 21-10-2011

SaiGon NHo-Thanh Phong

 

TS. Mai Thanh Truyết  Nói Chuyện Với Các Bà Nội Trợ Về Những Thực Phẩm Độc Hại

Bài và hình: Thanh Phong/SGN

 

WESTMINSTER. Châu Đạo Cao Đài Nam Califonia tọa lạc tại số 14072 Chestnut St, Westminster vừa tổ chức một buổi hội thảo rất hữu ích mang tên "Hội Thảo Của Những Người Nội Trợ"  vào lúc 2 giờ chiều Chủ nhật 06.11.2011 tại hội trường Châu Đạo, nhằm phổ biến những thực phẩm độc hại do Trung cộng và Việt cộng sản xuất đang bày bán trên thị trường Hoa Kỳ.

Để kêu gọi các bà nội trợ tham dự buổi hội thảo, Hiền tài Phạm Văn Khảm, Trưởng ban tổ chức đã ra một thư mời tha thiết nguyên văn như sau:

-         Xin đừng vì thiếu sự quan tâm để thức ăn uống có chất độc hại tự do xâm nhập vào cơ thể.

-         Xin đừng lơ là với trách nhiệm bảo vệ thân xác do cha mẹ mình sinh ra, xin hãy làm tròn sứ mạng cao cả của người nội trợ, luôn đem lại sự sống khỏe mạnh cho gia đình.

-         Xin hãy đề cao nguyên tắc: Muốn khỏi bệnh, muốn chữa khỏi bệnh, trước hết nên xét lại vấn đề ăn uống của mình. Tất cả các tệ hại nêu trên sẽ được Tiến sĩ Mai Thanh truyết giải tỏa hết trong buổi "Hội thảo của những người nội trợ".

-          

Hưởng ứng lời mời trên, gần 100 đồng đạo Cao Đài, đa số là các các bà nội trợ, ngoài ra có một số phái nam, trong đó có bác sĩ Thời và bác sĩ Hưng, ông Phan Tấn Ngưu (Chủ tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ), các chức sắc Cao Đài giáo cùng một số cơ quan truyền thông.

 

Sau khi một vị trong ban tổ chức giới thiệu,  giáo sư tiến sĩ Mai Thanh Truyết bắt đầu ngay vào đề tài, ông không gọi là buổi thuyết trình mà chỉ là buổi tâm tình cùng qúy bà nội trợ về những loại thực phẩm nào có chứa chất độc hại, gây nguy hiểm cho tính mạng con người, TS. Truyết nói: "..Dù muốn dù không, vấn đề đầu tiên của con người từ lúc mới sinh ra đời cho đến ngày nhắm mắt là vấn đề "ăn", cho nên tất cả những nguyên nhân có thể nói làm cho chúng ta bị bệnh hay tử vong là do bởi ăn mà ra.

Thức ăn có hai loại, thức ăn tươi và thức ăn đông lạnh. Thức ăn tươi có cái tốt của tươi nhưng nó có cái hại của tươi là nếu không bảo quản đúng thì dễ bị hư, trong khi đó thức ăn đông lạnh không hẳn là an toàn. Ngày xưa chúng ta quan niệm những sinh vật sống ở biển, nước biển mặn thì làm gì có vi khuẩn, cũng  như nước mắm ướp bằng muối thì cũng đâu có vi khuẩn , nhưng xin thưa, vẫn có những vi khuẩn sống được trong độ mặn của nước mắm. TS. Truyết xin tất cả bà con đừng bao giờ ăn thức ăn biến chế bán tại thị trường Hoa Kỳ.Tại sao?

Ông giải thích:  "Những loại thức ăn biến chế trên thị trường  Hoa Kỳ có nhiều vấn đề, thí dụ như bột nêm, nước sốt , gia vị để làm bún bò, nấu phở, ngoài bột ngọt ra còn pha trộn một số hóa chất, một số phẩm tạo màu, đặc biệt phẩm màu đỏ có trong nước dùng của bún bò, có trong tương ớt để ăn phở hay tương ớt xay.

Tất cả những điều đó là sự thật.

Điều này dễ kiểm chứng, nếu chúng ta nấu phở mà không dùng các loại gia vị chế biến thì nước phở rất trong và chỉ lởn vởn một màu vàng lợt, còn nếu chúng ta mua một cái túi gia vị về nấu thì thấy rõ ràng rằng cái  màu đỏ vẹc ni chứ không phải màu trong thực phẩm thiên nhiên hay do cà chua mà ra, tương ớt cũng vậy, đó là một thí dụ, nên chúng tôi một lần nữa xin bà con đừng ăn những thực phẩm đã làm sẵn".

TS. Truyết cũng nhắc nhở rằng thịt chà bông hay cá chà bông  không phải  thịt, cá nguyên thủy mà có rất nhiều thứ người ta trộn vào, cái đũa cũng có thể làm chà bông, chiếc đũa cũng là Hắc cảo, chiếc đũa cũng là càng cua, càng tôm Alaska!

Vì với kỹ thuật hóa chất ngày hôm nay, bất cứ mùi hương vị nào họ cũng làm được. Trung cộng có 1,4 tỷ  người, một ngày trung bình họ ăn hai bữa, trừ bớt ra bốn trăm triệu không ăn thì một ngày họ xử dụng 2 tỷ đôi đũa. Trong 2 tỷ đôi đũa họ không vất đi, tất cả những sản phẩm đó trở thành tăm xỉa răng mà chúng ta đang dùng. Trong 10 tháng đầu năm 2010 Việt Nam nhập cảng 1128 tấn tăm của Trung cộng ; đó là con số chính thức do cục Hải quan Việt cộng đưa ra. Khi một chiếc đũa đã xử  dụng rồi được biến thành tăm xỉa răng, thành thức ăn thì ai là người làm những dịch vụ đó? Thưa, những người tù  khổ sai họ làm, những người tù đó làm trong điều kiện bệnh hoạn, tất cả chỉ cần tẩy hóa chất là mọi thứ như mới.

Qua nghiên cứu kỹ lưỡng, ông cũng cho biết, gạo, trứng, tiêu đều bị Trung cộng làm giả. Tiêu sản xuất từ Trung cộng chỉ có 1/10 là tiêu thật còn họ trộn loại bùn mịn thải ra từ các nhà máy. Riêng tiêu VN được bọc bên ngoài hột tiêu bằng một lớp xi măng mịn để cho nặng cân. Năm ngoái một hãng nhập cảng của Mỹ đã phải hủy 12 tấn tiêu nhập từ Việt Nam.

Nấm: TS. Truyết khuyên mọi người đừng dùng nấm khô, vì có chưa chất gây mốc là mầm mống gây ung thư. Thành phố New York đã ra lệnh cấm triệt để không được bán các loại nấm khô, ông khuyên nên dùng nấm tươi trắng như nấm rơm  trồng tại Mỹ.

 

Các loại nước uống có màu xanh, đỏ, vàng rõ rệt đều pha hóa chất .

Lạp xưởng từ Trung cộng và Việt cộng đều bọc ở ngoài bằng chất plastic mỏng nhưng khó phân hủy. Bà con mua bất cứ loại lạp xưởng nào, về nhà luộc lên, cắt đôi , cầm tuột ra sẽ thấy hai túi ny lông rõ ràng. Nếu cứ để yên vậy cắt nhỏ ra ăn thì không thể biết có ny lông. Trong khi xúc xích của Mỹ cũng bọc ny lông nhưng làm bằng bắp chỉ 1, 2 ngày sau tự hủy.

Dầu ăn; Đừng tưởng dầu Ô liu là tốt nhất rồi dùng chiên xào, không nên vì độ sôi rất thấp, Chỉ nên dùng dầu Ôliu trộn xà lách ăn sống, chiên xào nên dùng dầu bắp.

Đường: Các người có bệnh tiểu đường hay tiền tiểu đường nên dùng loại đường gói bằng giấy màu vàng.

Mì ăn liền rất độc hại vì chứa nhiều chất béo và nhiều bột ngọt. Trái cây nhập từ Trung cộng cũng như Việt Nam đều phải dùng hóa chất để giữ tươi, nên tốt nhất đừng ăn các loại như mít, măng cụt, sầu riêng từ Việt Nam và Trung cộng đưa qua.

Tiến sĩ Mai Thanh Truyết đưa ra nhiều thí dụ cụ thể. Sau phần tâm tình, ông dành thời gian trả lời các câu hỏi. Ông Hoàng Trường mang theo hộp bánh Trung Thu mua đã lâu lắm mà vẫn không hư lên hỏi TS. Truyết lý do, ông cám ơn diễn giả đã cho mọi người biết những điều rất ích lợi. Phóng viên Thanh Huy (Việt Báo) hỏi ông mua một bịt táo về cúng đã 60 ngày vẫn tươi là tại sao? TS. Truyết cho biết vì có hóa chất giữ cho tươi. Một bà nội trợ tại nhà bếp Châu Đạo Cao Đài nhờ TS. Truyết xem trong bịt gia vị mua ngoài chợ có những chất gì. Một số bà đứng lên ngỏ lời cám ơn TS. Mai Thanh Truyết đã giúp các bà ý thức được tầm quan trọng của thực phẩm độc hại.

Sau cùng, vị đại diện Châu Đạo cám ơn TS. Truyết và tất cả chư đồng đạo cũng như các cơ quan truyền thông đã hiện diện, và mong rằng các cơ quan truyền thông phổ biến để đồng hương biết mà tránh mua thực phẩm độc hại từ Trung cộng và Việt Nam./

Caption: Ông Hoàng Trường mang hộp bánh Trung Thu mua đã lâu lên hỏi TS. Mai Thanh Truyết tại sao không hư, không mốc?

- Đồng hương tham dự ngồi chật hội trường Châu Đạo Cao Đài nam Cali.

 

 

//////////////////////////////////////////////////