Giã từ áo trắng

LỜI CUỐI CUỘC TÌNH…

Mai Thanh Truyết

West Covina 20/7/2011

 

Sáng nay, sau khi vừa thảo xong lá thư từ nhiệm để chuẩn bị gửi lên Ban quản trị của công ty trong vài ngày sắp tới, tôi ngồi bất động bên ly trà nóng. Đây là một quyết định manh nha từ đầu năm 2011. Bụng bảo dạ là đã đến lúc phải nghĩ và "về hưu". Nhưng lý trí vẫn từ khước và cương quyết bảo cứ ngồi đây để có điều kiện tiếp tục …chiến đấu.

Sau cùng, lá thư đã được thảo xong và trong vài ngày tới tôi sẽ rời khỏi căn phòng nầy… từ giã chiếc áo blouse màu trắng mà tôi đã mặc từ năm 1963 cho đến bây giờ.

Tôi sắp sửa từ bỏ nó như đang làm thủ tục "ly dị" một người tình!

Dĩ nhiên là có rất nhiều ray rứt, suy tư ngay cả khi về nhà hay trằn trọc trong đêm thâu. Một quyết định thật khó khăn khi từ bỏ một công việc hết sức nhàn rỗi; nhàn rỗi đến nỗi có thể nói là tôi dùng gần hết "8 giờ vàng ngọc" của sở để: viết bài, đọc tài liệu, liên lạc email và điện thoại đó đây, thậm chí ngay cả những buổi phỏng vấn của truyền thông như báo chí, radio v.v…

Bao nhiêu năm qua, tôi đã được dùng nơi nầy để gửi những thông tin khoa học nghiên cứu môi trường về Việt Nam, hy vọng bà con nơi quê nhà tiếp cận được, để tự cứu lấy mình trước những vấn nạn môi trường vây chặt cuộc sống của họ. Những vấn nạn mà người quản lý đất nước không lo nổi để bảo vệ người dân như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, cùng nhiều vấn đề xã hội khác của quê hương.

Nhìn lại bức hình trên đầu bài viết, hình chụp vào năm 1988 tại một Đại hội của công ty CWMI tại Dallas, quy tụ 22 phòng thí nghiệm khắp nơi trên đất Mỹ về họp bàn vấn đề môi trường tại Hoa kỳ và của thế giới. Trong thời gian nầy tôi đang quản lý một phòng thí nghiệm với khoảng 30 nhân viên làm việc trong một diện tích gần 8.000 mét vuông, trong đó gồm 2 Tiến sĩ, 4 Cao học (Master), và hơn 10 Cử nhân và số thí nghiệm viên còn lại. Đây là một phòng thí nghiệm được chứng nhận theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ (accredited laboratory) lớn nhứtcủa công ty dùng để phân tích, chứng nhận tất cả các chất phế thải lỏng cũng như rắn để quyết định phải xử lý (treat) như thế nào.

Tiến sĩ Mai Thanh Truyết người đứng thứ hai, hàng đầu chụp chung với các chuyên viên cao cấp về môi trường tại Dallas, Texas, USA. (1988)

Nơi đây cũng là một trung tâm huấn luyện về QA/QC cho các trưởng phòng thí nghiệm ở khắp các tiểu bang Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ của công ty. Hàng ngày, nơi đây tiếp nhận trên 300 mẫu phế thải kỹ nghệ đến từ khắp nơi và cần được phân tích từ finger print (phân tích nhanh) cho đến phân tích toàn diện.

Nói như vậy cho thấy sự bận rộn của mọi nhân viên như thế nào. Đó là chưa kể đến một bộ phận chuyên làm và thử nghiệm các "công thức" (recipe) để xử lý phế thải bằng phương pháp macro-encapsulation. Sau khi thành công trong phòng thí nghiệm, nghĩa là hàm lượng các hóa chất độc hại có trong phế thải dưới định mức quy định của EPA. Công thức trên sẽ được áp dụng cho mỗi "mẻ" xử lý là 20 tấn…phế thải.

Phòng thí nghiệm nằm trên một ngọn đồi cao, do đó theo luật lệ, cần phải theo dõi mức độ ô nhiễm của không khí ở các khu dân cư nằm trong đường bán kính 15 miles.

Viết đến đây để cho bà con thấy việc quản lý chất phế thải rất nhiêu khê và gồm nhiều giai đoạn mà công ty phải cần nhiều nhân lực chuyên môn về phân tích, quản lý, an toàn lao động và nhiều công việc linh tinh khác.

Thủ tục thanh tra từ EPA và giám sát của thành phố đi đến kiểm tra có định kỳ cũng như bất ngờ xảy ra thường xuyên. (Tôi không muốn dùng chữ "đột xuất" của CSVN bây giờ).

Do đó, công việc quản lý và xử lý một chất phế thải rất phức tạp. Mỗi phế thải sau khi được xử lý, sẽ được mang ra đổ ngoài bãi rác (landfill) và hồ sơ, lý lịch cùng địa điểm "chôn rác" phải được giữ trong vòng 5 năm.

Nếu có khiếu nại hay cần kiểm soát lại, chúng ta có thể lấy mẫu để phân tích và chứng minh. Nó không giản dị như quan điểm hiện có ở Việt Nam, là chuyển tải từ nơi xuất phát như nhà ở hay công xưởng …rồi chở ra đổ vào một bãi đất trống mặc cho ruồi muỗi, nước rỉ (leachate) chảy tràn lan khắp nơi…

Bãi rác chứa 13 triệu tấn rác ở LA, CA đang được biến đổi để thiết lập một dự án xây dựng làm sân golf trên đỉnh và một trung tâm nghĩ mát gồm khách sạn, khu thương mại, sân quần vợt, đường cho ngựa chạy v.v…

Trông người mà nghĩ đến ta!

Trong những ngày còn lại bên chiếc máy computer cũ kỹ, tôi cố gắng trang trải ra đây một số suy nghĩ riêng tư của mình, chia xẻ cùng bạn đọc. Trên một mảng tường, tôi dán những hình ảnh "thời gian" trong đó tôi chụp hình cây phong trước phòng thí nghiệm của tôi hàng năm vào tuần lễ đấu tiên của tháng 11, mùa cây thay đổi màu lá…để thấy lại thời tiết…lạnh nhiều hay lạnh ít qua sự thay đổi của trời đất. (Xin xem hình đính kèm).

Rồi đây, trong vài ngày nữa tôi sẽ phải giã từ một khung cảnh thân thương trong mười bảy năm qua.

Giã từ! Từ giã! Biệt ly! Ly biệt!

Hình chụp cây Phong trước phòng thí nghiệm của  công ty, đầu tuần tháng 11 hàng năm để biết hàn tiết mỗi năm.

Chiếc áo blouse màu trắng

Thực sự tôi đã bắt đầu mặc chiếc áo thân thương màu trắng nầy từ năm 1963 khi còn là một cậu sinh viên năm thứ nhứt trường Y khoa Sài Gòn.

Những kỷ niệm nơi đường Trần Quý Cáp góc đường Lê Quý Đôn, nơi sau nầy, Cộng sản Việt Nam biến thành nhà triển lãm tội ác "Mỹ Ngụy". Nhưng hôm nay, tội ác của Mỹ đâu không thấy mà chỉ thấy những lời "xin-cho" (cố hữu trong não trạng của người cộng sản) người Hoa Kỳ vào lại Việt Nam để làm đối trọng với Trung Cộng. Còn tội ác của "Ngụy" (!) ư? Nếu còn, chỉ là những lời "van xin" khúc ruột ngàn dặm (?) đem đô la về xây dựng đất nước!

Kỷ niệm tại Cơ thể Học viện với Thầy Nguyễn Hữu, Thầy Trần Anh *. Sau Cơ thể học viện, rồi đến bịnh viện Chợ Rẫy với Thầy Đặng Văn Chiếu, bịnh viện Từ Dũ với Thầy Hồng (quên họ của Thầy rồi), Bình Dân với Thầy Nguyễn Văn Út, và bịnh viện Nguyễn Văn Học với Thầy Trần Văn Lữ Y…

Một vùng trời kỷ niệm của áo trắng ngày nào. Tuổi thanh niên của tôi lúc nầy thể hiện qua một việc làm nho nhỏ trong chiếc áo trắng vào giữa năm 1963, giai đoạn gay cấn của Đệ nhứt Cộng hòa vì phải đối đầu với giặc ngoài là Việt Cộng và "thù" trong là những người quốc gia (!) xâu xé nhau, gây bất ổn cho chế độ Cộng hòa lúc bấy giờ.

Anh bạn thân thiết của tôi là Hoàng Cơ Trường và tôi đã làm công tác chích ngừa cho dân chúng ở những vùng bất an ninh như Cần Giuộc, Cần Đước, và Long Đinh. Hai anh em cùng đi trên chiếc mobylette vàng của tôi dong ruổi trên các đường mòn hẻo lánh nhưng không hề biết sợ những bất trắc có thể mang đến cho mình do bị Việt cộng phục kích! (xin có vài giây phút tưởng niệm đến anh bạn Trường của tôi).

Rồi tôi lại mang chiếc áo trắng thân thương qua Pháp. Những ngày làm sinh viên, những ngày làm assistant laboratoire, rồi làm assistant délégée ở trường Hoá học (Đại học Besancon, Pháp). Chiếc áo trắng trong giai đoạn nầy chính thức mang lại cho tôi lương bổng hàng tháng, để từ đó tôi có thể lo cho vợ con.

Về lại Việt Nam, cũng với chiếc áo blouse trắng cố hữu của tôi lại "phất phơ" nơi phòng hóa học trường Đại học Sư Phạm Sài Gòn và Đại học Cao Đài Tây Ninh. Trong thời gian ngắn ngủi chưa đầy hai năm làm việc ở hai nơi nầy, chiếc áo trắng cũng giúp tôi làm một số việc nho nhỏ, như gieo cấy ý thức trách nhiệm của sinh viên, qua việc bảo quản phòng ốc của trường Sư phạm…bằng cách cổ động sinh viên, thầy trò tổ chức những ngày đi lau chùi và rửa…nhà vệ sinh của trường!

Nơi Cao Đài, niềm hãnh diện của tôi trong chiếc áo trắng là xây dựng và thiết lập các phòng thí nghiệm hóa học, vật lý, sinh thực động vật trong một thời gian kỷ lục, từ việc thiết kế xây dựng và thu mua các máy móc và dụng cụ, tọa lạc ở ngoài khu nội ô Cao Đài.

Từ đó, sinh viên có điều kiện thực tập bên cạnh Chợ Long Hoa, cửa số 1, vì trong nội ô,  các việc thí nghiệm nhứt là mổ xẻ động vật là một cấm kỵ của đạo. Việc làm nầy, tôi đã nhờ sự phụ giúp của một số giảng nghiệm viên trẻ mà tôi đã thu dụng cùng đồng ý với đường lối mở mang và phát triển trên. Nơi đây, xin cám ơn các anh em đã đóng góp một việc làm không nhỏ cho Viện Đại học Cao Đài.

Ngày nay, dù nơi đây không còn là một đại học đúng nghĩa dưới chế độ mới, nhưng sự hình thành và phát triển đại học đã khơi mào cho người dân nơi đây thấu hiểu được tầm quan trọng của giáo dục và tin tưởng vào tương lai con em của một miền đất khô cằn Tây Ninh.

Sau ngày 30-4-1975 chiếc áo trắng vẫn tiếp tục đeo đuổi tôi, nhưng lần nầy dưới một hình thái khác…là phải bất đắc dĩ làm việc cho chế độ mới. Trong giai đoạn nầy, thực sự tôi có vấn đề với "chiếc áo trắng của tôi". Sở dĩ tôi gọi là có vấn đề vì chiếc áo trắng tôi mặc trong lúc nầy chỉ là một hành động miễn cưỡng để bảo vệ bản thân và gia đình mà thôi.

Thật sự là tôi đã tạm thời "ly hôn" trong trí óc với người tình của tôi ở giai đoạn "sống chung với "lũ", giống như chính sách "sống chung với nước lũ" của VC gây ra cho bà con Đồng bằng Sông Cửu Long vì những sai trái trong việc xây dựng đê bao mà không nghiên cứu làm cho lũ lụt ở miền nầy ngày càng trầm trọng và phức tạp hơn lên. Cuộc ly hôn tạm thời nầy chấm dứt ngay sau khi tôi thực hiện thành công "giấc mơ ra biển lớn". năm 1983.

Từ ngày đặt chân đến vùng đất tự do, chiếc áo trắng đã được tôi nâng niu thực sự với sức bật của tuổi trung niên, với những việc làm ở Medical School ở Minnesota sau ba năm làm postdoctorate qua đề tài nghiên cứu về các màng của tế bào máu hồng huyết cầu.

Tôi đã thực hiện được hai publication bằng cách chứng minh chính màng (membrane) thứ tư tên Actin 4.1 của hồng huyết cầu là nơi chuyên chở Oxy, và Phosphate đi khắp nơi trong cơ thể. Đây cũng là nơi dừng chân của một gốc tự do (free radical), NO (nitroso…), và chất nầy chính là nguyên tố trung gian để chuyển các hóa chất cần thiết (hay chữa bịnh) lên óc. Đây là một phương pháp trị liệu tương đối còn mới mẻ hiện tại.

Rời Minnesota, người tình của tôi vẫn còn trung thành và dường như có một duyên (hay nghiệp nào đó), khiến tôi mang người tình vào một nơi không mấy "vệ sinh". Đó là, tôi và người tình sống chung trong các bãi rác kỹ nghệ và rác sinh hoạt gia đình…từ năm 1987 cho đến giây phút hiện tại đang ngồi "gỏ mõ" bằng hai ngón tay cho bài viết nầy. (tuy chỉ gỏ mõ bằng hai ngón tay, nhưng tôi rất hãnh diện và chấp nhận "thi đấu" với các "bạn già" của tôi để …thi đánh máy!.

Mười bảy năm qua với tất cả vui buồn trong những lần bị "thanh tra" (inspection) thình lình do EPA Region 9 đến từ San Francisco, hay DTSC (Department of Toxic Substance Control) từ Sacramento, hay từ AQMD (Air Quality Management District) từ Los Angeles, Sanitation District of LA, hoặc Health Department cùa City West Covina, CA.

 

Chiếc ghế trong hình là cái thứ ba tôi đã thay nơi đây trong suốt 17 năm ngồi ở văn phòng nầy.

Tội nghiệp "em" tôi, trong suốt 24 năm sau cùng nầy, em tôi phải chịu đựng tất cả những mùi xú uế trên cõi đời ô trọc nầy khi em theo tôi đi cùng khắp các nơi tôi làm việc. Khứu giác của tôi rất nhạy cảm, tôi có khả năng ngữi được những mùi quen thuộc của những hóa chất hiện diện trong chất phế thải (không giống như Madison Nguyễn khi viếng thăm bãi rác Đa Phước mà vẫn thấy ….mùi thơm của tiền tài và chủ nghĩa!).

Nhờ khả năng khứu giác nầy, nó đã làm cho tôi giải quyết các công việc chuyên môn một cách nhanh chóng. Nào là mùi các hóa chất sát trùng, hóa chất trừ nấm mốc, hóa chất diệt cỏ dại trong đó có chất 2,4,5-T, một thành phần trong hổn hợp của chất Da Cam. Nhờ mùi, tôi dễ dàng phân biệt được hóa chất nào dẫn xuất từ Arsenic, hay Phosphate, hay Carbamate v.v...

Chính những sự tiếp xúc nầy làm cho em tôi bị "ô nhiễm", nhưng với một tình yêu sắt son, em vẫn trung thành với tôi, em vẫn âm thầm chịu đựng như nội dung của bài mưỡu Mẹ Mốc trong văn chương Việt Nam.

Con số 17 làm tôi nhớ lại một mối tình học trò ở tuồi 17, khi học Đệ nhị ban B. Năm đó, toàn hội đồng thi cho ban B chỉ có khoảng 1000 thí sinh, và tôi đi thi ở trường tiểu học Bàn Cờ. Ở Việt Nam, số thứ tự của thí sinh được sắp xếp theo tên, chứ không theo họ, và phòng thi của tôi lại đối diện với phòng thi của nàng vì nàng có tên bắt đầu bằng chữ Th…

Vào hôm thi toán, tôi cố gắng làm xong trong vòng hai giờ đồng hồ (trong 4 giờ thi) để rồi nộp bài và đi ra để xem có thể giúp nàng được không. Nhìn thấy nàng cúi đầu đăm chiêu và sau đó ngước lên bắt gặp được ánh mắt của tôi, nàng nhẹ lắc đầu. Lần đầu tiên tôi cảm thấy "bất lực" trong việc phụ giúp người mình "thương"! Viết những dòng chữ nầy, tôi muốn ghi lại một chút kỷ niệm của thời niên thiếu và tôi không ân hận gì cả vì lúc đó tôi chưa…kết duyên với người tình áo trắng của tôi.

Chỉ còn một vài ngày nữa tôi sẽ rời nơi đây. Chắc chắn tôi sẽ mang một chiếc áo trắng còn mới và sạch mang về nhà. Chiếc áo trắng bây giờ sẽ về hưu trong vài ngày nữa, sẽ không cùng tôi mang tiền hàng tháng về, nhưng chắc chắn rằng, người tình của tôi sẽ không bỏ tôi và tôi cũng chằng bao giờ phụ em tôi trong những ngày còn lại trong đời.

Bao giờ mai lại nở, trên khắp quê hương mình, là mùa xuân đến đó, cho thanh bình muôn người.

Tuy là "lời cuối cho một cuộc tình" nhưng điều đó không có nghiã là cuộc tình đã chấm dứt, vì mối tình giữa tôi và em vẫn chưa thể nào đi đến kết cuộc được khi mà Đất và Nước đang còn điêu linh, 86 triệu người dân (không kể 3 triệu đảng viên CS) đang còn dưới ách của cường quyền.

Vì sao?

Vì, "dù sao, dù sao đi nữa, tôi vẫn…yêu em"*. Đã 48 năm hương lửa bên nhau, em và tôi không thể nào đoạn tuyệt với nhau được. Dĩ nhiên là phải có tiếp nối và sẽ được tiếp nối trong một giai đoạn thăng hoa mới của cuộc đời trong tương lai. Chắc chắn em và tôi sẽ bước những bước song hành trên con đường về Quê Hương dưới ánh bình minh rực sáng.

On recommence par le commencement!

Một ngày mới sắp bắt đầu.

Em, tôi chuẩn bị cùng nhau lên đường.

 

Mai Thanh Truyết

West Covina 20/7/2011.

 

 

 

Kính Anh Mai Thanh Truyết,

Tôi vừa "chẩm rải nghiền ngẫm" bài Tỏ Tình của Anh " LỜI CUỐI CUỘC TÌNH " , một cuộc tình mà chỉ còn 2 năm nửa sẽ tròn NỮA THẾ KỸ trong cuộc tình mang Tính " NGHIỆP CHƯỚNG " trong Nhà Phật  ....... nghiền ngẫm xong lòng tôi thấy bị giao động ..... vì tôi không biết mình vui hay buồn trước QUYẾT ĐỊNH khó khăn đã phải mất hơn nửa năm mới QUYẾT ĐỊNH ĐƯỢC với Anh MAI THANH TRUYẾT , người Bạn cùng Lý Tưởng Đấu Tranh mới sát cánh trong thời gian gần đây .

Chắc chắn lòng tôi không VUI , vì vui sao được khi Anh MTT " Ly DỊ " với người TÌNH mà Anh 48 năm qua và hiện vẫn đang còn " QUẤN QUÝT" sát bên Anh !!! Nhưng suy nghĩ kỹ tôi thấy rằng không có gì để buồn với một con người " MANG NGHIỆP ĐẤU TRANH và MANG TÌNH DÂN TỘC " như Anh MTT. Cuộc TÌNH DÂN TỘC đang chờ Anh Mai Thanh Truyết "Phía Trước" . Phần Tôi rất VUI xin mựơn câu KẾT của Anh để chia xẽ niềm vui chung của chúng ta với Dân Tộc "CHẮC CHẮN CHÚNG TA SẼ BƯỚC NHỮNG BƯỚC SONG HÀNH TRÊN CON ĐƯỜNG VỀ QUÊ HƯƠNG DƯỚI ÁNH BÌNH MINH RỰC SÁNG!!! "

Chúc Anh Mai Thanh Truyết Thân Tâm An Lạc, Sống Vui và Hạnh Phúc bên Chị.

Thân mến,

Trần Minh Nhựt, 25/7/2011

 

Ghi chú:

* Tôi có gặp lại Thầy Hữu khi Thầy lưu vong qua Pháp và tội nghiệp thay cho Thầy phải mở một quán ăn nhỏ và bị thất bại. Sau đó, Thầy nhờ một anh hoc trò cũ phụ tá cho Thầy ở Cơ thể học viện là anh Bùi Mộng Hùng nằm trong nhóm mỗ tim nổi tiếng thời bấy giờ của Bs. Bernard. Anh Hùng đã vận động cho Thầy vào một chân "Assistant".

** Lời của bài hát Niệm Khúc Cuối. của Ngô Thụy Miên.

 

Lê Văn Khoa

Anh Khoa của tôi

 

Thưa Anh,

Việt Hải có mời tôi viết một bài về Anh. Nhưng thú thật tôi không dám viết, vì trước hết tôi không có một khái niệm cùng hiểu biết nào hết về âm nhạc, cũng như tôi cũng chưa biết hết về anh trong lãnh vực nầy ngoài những dĩa nhạc hòa tấu kiểu tân nhạc cũng như cổ điển mà anh đã cho.

Trong thời gian gần đây, mình gặp nhau thường xuyên hơn, trao đổi nhau thường xuyên hơn cũng như những buổi gặp mặt thân mật tại nhà anh hay nhà tôi để rồi sau đó tiếng hát của chị Ngọc Hà, phân nửa của thân thể anh vang lên trong đêm thâu càng làm tăng thêm không khí thân mật giữa bạn bè.

Hai anh em mình nằm trong hai lãnh vực hoàn toàn khác nhau, âm nhạc và khoa học. Nhưng trên thực tế sự đồng cảm dường như thể hiện sau nhiều trao đổi, nhứt là sau khi được nghe anh kể chuyện về những chuyến đi biểu diễn ở các nơi, đặc biệt chuyến đi Ukraina. Và những câu chuyện anh kể bên lề về chuyến đi nầy đã làm gợi ý cho tôi viết về anh.

Thưa Anh,

Anh là một nười miền Nam, nơi dòng sông cửu cuồn cuộn chảy nhưng nguồn nhạc nơi anh khơi nguồn từ những nét nhạc êm dịu. Cũng có những lúc dồn dập, nhưng cái dồn dập đó chỉ làm khơi dộng lòng người…chứ không gây ngạc nhiên hay làm người nghe giựt mình. Nhạc của anh không hẳn là nhạc cổ điển Tây phương hay cổ nhạc Việt Nam. Nhạc của anh cũng không là tân nhạc…nhưng nhạc của anh dường như pha lẫn nhiều dòng nhạc khác nhau từ khắp nơi trộn lẫn theo âm điệu của lối hòa âm độc đáo của riêng anh.

Anh có thể hòa âm một bài nhạc cổ điển Tây phương theo âm điệu của các nhạc cụ cổ điển Việt Nam và ngược lại, một bài nhạc dân tộc Việt Nam với các nhạc khí Tây phương.

Thưa Anh,

Tôi không biết anh có học theo trường lớp nào? Theo hệ phái nào? Như có điều tôi chắc chắn rắng hồn nhạc của anh mênh mang, không có giới hạn của ranh giới địa dư hay không gian. Vì dốt nhạc, cho nên tôi không có khả năng mô tả nhạc của anh một cách rạch ròi, nhưng tôi có thể nói theo suy nghĩ chủ quan của tôi là anh có một tâm hồn nhạc lay láng. Và cũng chính nhờ "cái lay láng" nầy mà anh gây động được sự đồng cảm của người nghe dù là người Việt hay người ngoại quốc.

Anh đã chuyển tải âm điệu nhạc Việt Nam đi khắp nơi, và chính nhờ vậy mà thế giới đã tìm biết được nơi mãnh đất hình chữ S xa xôi dù đang khổ sở điêu linh với bạo quyền vẫn còn những âm thanh êm dịu của một người con xa xứ cố gắng mang lại vài phút giây xoa dịu tâm hồn con dân Việt.

Mặc dù tuổi anh đã hơn nửa chừng xuân của thời thất thập cổ lai hy, trông anh vẫn còn khỏe mạnh và chững chạc trong khi điều khiển ban nhạc. Những động tác của anh nói lên ý chí …vượt thoát, vượt thoát ra ngoài khuôn mẩu cổ điển của người nhạc trưởng. Tôi không biết mô tả như thể nào, nhưng mỗi khi nhìn anh trong những giây phút nầy dường như anh không còn …là anh nữa.

Anh đã thăng hoa vào cõi nhạc đâu đây!

Thưa Anh Khoa,

Không biết nói gì thêm, nhưng anh Khoa ơi! Có phải anh được sanh ra do sự giao thoa của Trời Đất hay anh đã cùng Trời Đất giao thoa với nhau mỗi khi anh trình bày một bản hòa tấu mới?

Hay nói một cách khác Anh đã cột Nhạc vào anh hay Nhạc đã cột Anh?

Chúc Anh đi trọn con đường nhạc của anh.

Thân kính

Mai Thanh Truyết

 

Bãi rác Đa Phước và chuyến thăm của Bà Madison Nguyễn

Mô hình dự án xây dựng khu Đa Phước từ năm 2005...

Bây giờ tháng 7/2011, Đa Phước như thế đó!

Madison Nguyen khen bn VG,
Vi
t Kiu v VN đóng góp , làm giàu cho VGCS


"Tôi rất hân hạnh và tự hào khi trở về quê hương thấy có nhiều Việt kiều quay trở về quê thành lập công ty lớn như thế này.

Phó thị trưởng TP San Jose, Mỹ thăm bãi rác Đa Phước

14/07/2011

Ngày 14/7/2011, bà Madison Nguyễn, Phó thị trưởng TP San Jose, thành phố lớn thứ 3 ở bang California và lớn thứ 10 ở Mỹ, bang có nhiều người VN sinh sống nhất tại Mỹ đã tới thăm Công ty Xử lý Chất thải rắn Đa Phước.Năm 2005, bà trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên được bầu vào Hội đồng thành phố San Jose. Bà sang Mỹ từ khi 4 tuổi, trước khi làm phó thị trưởng bà hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

Trong chuyến trở về quê hương thăm gia đình lần này, bà Madison còn đến thăm Công ty Chất thải rắn Đa Phước. Chứng kiến nhiều Việt kiều xa quê đã trở về đầu tư xây dựng quê hương đất nước bà cảm thấy rất tự hào về điều đó và mong muốn ngày càng có nhiều Việt kiều đầu tư nhiều hơn nữa mang lại công ăn việc làm cho người dân địa phương.

"Tôi rất hân hạnh và tự hào khi trở về quê hương (VGCS) thấy có nhiều Việt kiều (VG) quay trở về quê thành lập công ty lớn như thế này. Tôi cũng đã thăm nhiều công ty xử lý chất thải rắn ở Mỹ nhưng tôi thấy đây là công trình lớn. Điều làm tôi ngạc nhiên là khi tôi đến các công ty xử lý chất thải rắn thì đều có mùi lạ nhưng đến đây thì không thấy có mùi gì hết", bà Madison Nguyễn chia sẻ.

Thưa Bà Cao Thị Tình,

Đúng ra, tôi phải viết thư trả lời cho Ô. Lê Văn Ý, là phu quân của Bà vì Email gửi cho tôi là Ô. Lê văn Ý. Nhưng sở dĩ tôi gửi tên Bà vì chắc Bà còn nhớ, cách nay khoảng hơn 6 tháng, Bà có viết một thư cho tôi nói rằng, tuy là Ô. Lê Văn Ý đứng tên trên địa chỉ Email, nhưng thật sự là gần như mọi Email gửi trên các diễn đàn là đều do Bà viết ra. Thêm nữa cứ đọc cách viết, lối lý luận của Bà, thì hầu như mọi người đều biết rằng đó là do Bà viết , tuy rằng Bà có lấy thêm nhiều bút hiệu khác nữa ( mà tôi không tiện nêu ra ).Vì vậy , tôi viết thư này gửi cho Bà là Cao Thị Tình.

Như Bà đã biết, thường thường, tôi chỉ là người chuyển các tin tức nào mới nhất hoặc chưa có ai phổ biến trên các diễn đàn về sinh hoạt cộng đồng, thời sự, đôi khi các câu chuyện vui cho mọi người cùng đọc.

Do đó , tin về Bà Phó Thị Trưởng Madison Nguyễn về VN thăm gia đình bên nhà chồng và sau đó đi thăm khu chế biến chất thải Đa Phước ngày 14/7/2011 được đăng trên Website và báo giấy có tên là " Tài Nguyên & Môi trường " ở VN, đã được rất nhiều người ( trong đó có " phe ta " của Bà ) trích lại và cho phổ biến rất rộng rãi trên các diễn đàn và nhiều lúc còn kèm theo những lời chửi bới thô tục, hạ cấp nữa. Vì vậy, đó cũng là một trong những lý do mà tôi đã không đưa lên các diễn đàn

Thưa Bà,

Chuyện Bà Madison Nguyễn về VN , chắc hẳn mọi người ở San Jose này thường theo dõi các sinh hoạt chính trị cộng đồng cũng đều hay biết vì trước đó một tuần lễ, trước khi về VN, Bà Madison Nguyễn đã công khai lên đài phát thanh Quê Hương và sau đó là đài AM 1290 loan báo về việc về VN thăm gia đình nhà chồng .

Nay, với thư của Bà với tên thật, người thật gửi cho tôi với lời lẽ lịch sự, nhẹ nhàng yêu cầu tôi cho chuyển lên các diễn đàn những tin tức về Bà Madison Nguyễn về VN thăm công ty Đa Phước, tôi xin chuyển lại Email của Ô/ Bà Giang Qua ngày 15/7/2011 đã chuyển bản tin của Website" Tài Nguyên & Môi trường ", đồng thời cũng do yêu cầu của Bà , tôi xin chuyển thêm bản tin của Website " Người Lao Động " ngày 16/7/2011 cũng viết về Bà Phó Thị Trưởng Madison Nguyễn thăm công ty Đa Phước để rộng đường dư luận.

Bản tin này, tôi chưa thấy đưa lên các diễn đàn

Chúc Bà một tuần lễ an vui

N phó th trưởng gc Vit 36 tui

Thứ Bảy, 16/07/2011 00:21

Bà Madison Nguyễn, Phó Thị trưởng thành phố San Jose (bang California, Mỹ), chọn chính trị đơn giản chỉ vì mong muốn cộng đồng người Việt có một người đại diện giúp họ sống thoải mái và phát triển hơn trên nhiều lĩnh vực ở đất Mỹ

Khi bà Madison Nguyễn được bầu vào Hội đồng Thành phố San Jose vào năm 2005, không ít tờ báo cho rằng đây là một sự kiện mang tính lịch sử, khẳng định vai trò không nhỏ của các cử tri Mỹ gốc Việt ở bang này.

"Trước kia, tôi chỉ cố gắng sao cho mọi người trong khu vực mình quản lý sống thật thoải mái. Giờ đây, tôi phải biết được cả những nơi khác người dân sống thế nào. Điều này thật thú vị" – bà Madison tâm sự với các nhà báo hôm 14-7 nhân chuyến về thăm Việt Nam.

Sống vì lý tưởng

"Trước kia tôi chỉ nghĩ mình sẽ trở thành giảng viên ngành xã hội học. Thế nhưng, khi quay trở lại hạt Santa Cruz để hoàn tất chương trình học tiến sĩ, tôi đã tham gia vào nhiều hoạt động vì cộng đồng. Giờ đây chính trị là con đường phía trước của tôi" – bà Madison nói.

Bà Madison Nguyễn (phải) tham quan khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước

(huyện Bình Chánh - TPHCM) chiều 14-7

Đạt được địa vị như hôm nay với tuổi đời khá trẻ, bà không cho rằng con đường mình đang đi được trải thảm đỏ. Theo bà, "nếu những người trẻ có lý tưởng, hãy theo đuổi nó đến cùng và đừng để bị chi phối bởi bất cứ yếu tố khách quan nào". Bên cạnh đó, bà hy vọng các bạn trẻ nỗ lực học hành, làm việc thật tốt để đạt được hoài bão.

Mặc dù gây ấn tượng với nhiều người bởi tuổi đời và tính cách mạnh mẽ của mình trong cuộc tranh cử chức phó thị trưởng, nhưng điều này khiến bà không nhận được sự ủng hộ của nhiều đồng hương. Đối với họ, phụ nữ tham gia chính trường vẫn là điều còn quá mới mẻ.

"Tôi thấy mình có phần cứng rắn hơn nhiều phụ nữ gốc châu Á khác. Theo lẽ thường, họ là những người ăn nói nhỏ nhẹ và dễ bị tổn thương bởi những tác động bên ngoài. Phần đông thường nhận xét rằng tôi đã nằm ngoài cái khuôn định sẵn đó" – bà Madison Nguyễn thổ lộ.

Lập thân bằng con đường chính trị

Bà Madison Nguyễn tên thật là Nguyễn Phượng Tú, sinh năm 1975 tại Nha Trang trong một gia đình có 9 người con với 7 gái và 2 trai. Năm lên bốn tuổi, bà cùng gia đình sang định cư tại Mỹ. Thuở nhỏ, bà tham gia các hoạt động xã hội như giúp gia đình người Việt ở thành phố Modesto làm thẻ cư trú và thẻ an sinh xã hội.

Đến khi vào Trường Đại học California, bà đã tham gia hoạt động vì quyền lợi của người lao động tại các nông trại. Năm 2002, bà làm giám đốc Trung tâm Phi lợi nhuận cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại San Jose.

Thất vọng vì số người gốc Việt đi bầu cử thấp, bà tổ chức một cuộc tuần hành tại hội chợ hạt Santa Clara. Sự kiện này đã thu hút sự chú ý của các nhà lãnh đạo cộng đồng người Việt tại San Jose, những người đã khuyến khích bà ứng cử chức ủy viên trong Hội đồng Quản trị của Trường Franklin-McKinley năm 2002.

Đây là bước đi đầu tiên trong sự nghiệp chính trị của bà. Sau đó, bà Madison lại giành chiến thắng trong cuộc tranh cử vào chức vụ nghị viên quận 7 năm 2005, và cũng trong năm đó, bà được bầu vào Hội đồng Thành phố San Jose. Bà Madison Nguyễn trở thành phó thị trưởng thành phố San Jose vào năm 2011.

Hiện nay, bà còn đảm trách chức Chủ tịch Ủy ban An ninh Công cộng, Ủy ban Tài chính và Chiến lược hỗ trợ, đồng thời kiêm nhiệm nhiều vị trí ở nhiều ủy ban khác của hạt Santa Clara và thành phố San Jose. Tại hội đồng thành phố, bà đại diện cho quận nghèo và có nhiều tệ nạn nhất ở phía Nam San Jose.

Thứ sáu ,15/07/2011 Bà Madison Nguyen, Phó Thị trưởng thành phố San Jose (Hoa Kỳ): Thăm khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước

(TN&MT) - Ngày 14/7/2011, bà Madison Nguyen, Phó Thị trưởng thành phố San Jose (Hoa Kỳ) đã có chuyến viếng thăm Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước (xã Đa Phước, huyện Bình Chánh TP.HCM) do Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS) làm chủ đầu tư. Chuyến viếng thăm này của bà Madison Nguyen là để khảo sát quy trình xử lý rác của Công ty VWS –thành viên của Công ty California Waste Solutions (CWS) có Trụ sở tại thành phố San Jose (Hoa Kỳ). Trong nhiều năm qua, CWS được biết đến là doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực xử lý và tái chế chất thải rắn và đang thực hiện hợp đồng lớn với thành phố San Jose.

Ông Kevin Moore, Giám đốc điều hành Công ty VWS đã đón tiếp và giới thiệu với bà Madison Nguyen về công nghệ hiện đại của Hoa Kỳ và Châu Âu, phù hợp với điều kiện của Việt Nam đang được áp dụng tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước. Mỗi ngày, Khu liên hợp tiếp nhận và xử lý hợp vệ sinh hơn 3.000 tấn rác, tính đến nay đã tiếp nhận được 4 triệu tấn. Ông Kevin Moore cũng đã hướng dẫn bà Madison Nguyen tham quan các các hạng mục được đầu tư đồng bộ trong Khu liên hợp: 2 nhà xưởng rất lớn, dây chuyền xử lý và tái chế rác, khu xử lý chất thải hữu cơ thành phân compost, hệ thống thu hối khí gas từ khu chôn lấp rác hợp vệ sinh để sản điện… Đặc biệt là nhà máy xử lý nước rĩ rác theo công nghệ vi sinh kết hợp nano (đầu ra đạt loại A) lần đầu tiên có ở Việt Nam, lượng nước sau xử lý đã được tái xử dụng cho các hoạt động nội bộ. Ngoài ra, Công ty VWS cũng đang xúc tiến đầu tư dự án Khu xử lý chất thải công nghệ xanh (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) với quy mô khu vực Đông Nam Á.

Bà Huỳnh Thị Lan Phương, Phó TGĐ Công ty VWS cho biết: Các chuyên gia của Công ty VWS đã nỗ lực trong việc xây dựng và vận hành Khu liên hợp liên tục trong suốt 5 năm qua không để xảy ra bất kỳ một sự cố nào trong quá trình tiếp nhận và xử lý rác. Ngoài ra, VWS còn tích cực tham gia các công tác cộng đồng, tạo việc làm ổn định cho người lao động tại địa phương.

Bà Madison Nguyen, Phó Thị trưởng thành phố San Jose (thứ ba từ trái sang) và Ban Giám đốc VWS tại Khu liên hợp.

Sau khi tham quan Khu liên hợp, bà Madison Nguyen, Phó Thị trưởng thành phố San Jose cho biết: Tôi rất ấn tượng trước quy mô và công nghệ hiện đại của Khu liên hợp, không thua kém những khu xử lý rác lớn trên thế giới, đặc biệt đã xử lý triệt để mùi hôi của rác mà nhiều khu khác không xử lý được. Với thành công này, những Việt kiều như tôi và ông David Dương, TGĐ Công ty CWS và VWS cảm thấy rất hãnh diện. Đồng thời, cho thấy các chính sách hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam đối với các thương gia Việt kiều đã phát huy hiệu quả, từ đó tạo niềm tin và thu hút nhiều Việt kiều về Việt Nam đầu tư, góp phần phát triển đất nước.

Nguyễn Tú

Lần này về Việt Nam, bà Madison Nguyễn thăm gia đình và đặc biệt thăm ba chồng bị tai biến mạch máu não, liệt nửa người. Bà tâm sự: "Làm con dâu hiếu thảo là điều rất quan trọng và là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam".

Bài và ảnh: HUỆ BÌNH

Hết Cái Lưỡi, Li Đến Cái Mũi...

Originally Posted by longquan

Gởi cho bà Madison Nguyễn

Kính thưa Quý vị quan tâm,

Xin Quý vị vào Google, đến mục Search, đánh chữ "Bãi rác Đa Phước" (có dấu tiếng Việt) thì sẽ thấy tất cả những gì tồi tệ động trời mà báo chí trong nước (không phải báo chí phản động) nói về bãi rác này, sau đó gởi cho bà Madison Nguyễn, nếu quả thật bà đã đến Đa Phước và tuyên bố: "Tôi rất hân hạnh và tự hào khi trở về quê hương thấy có nhiều Việt kiều quay trở về quê thành lập công ty lớn như thế này. Tôi cũng đã thăm nhiều công ty xử lý chất thải rắn ở Mỹ nhưng tôi thấy đây là công trình lớn. Điều làm tôi ngạc nhiên là khi tôi đến các công ty xử lý chất thải rắn thì đều có mùi lạ nhưng đến đây thì không thấy có mùi gì hết".

Xin lưu ý bà Madison Nguyễn và Quý vị rằng bãi rác Đa Phước là một trong những thảm họa môi trường lớn nhất Việt Nam. Nó đang giết chết từ từ hàng vạn đồng bào sống quanh nó.

Một người dân trong nước

Khi nói đến rác rưởi là đi kèm theo với ruồi nhặng và mùi hôi thúi nồng nặc (không tránh khỏi). Nói đâu xa, quý vị nào đang cư ngụ tại thành phố Milpitas - Fremont, mỗi khi lái xe trên xa lộ 880 để ý sẽ thấy có một bãi rác cao như núi . Giữa trưa hè, đàn chim dày đặc bay là đà trên bãi rác đến tởm lợm; dù ngồi trong xe không ngửi thấy mùi hôi thúi của rác.

Hôm nay đọc bài viết của một "ký giả lề phải" trong nước nói về sự thăm viếng bãi rác Đa Phước (ở VN) của bà Madison Nguyễn, Phó thị trưởng thành phố San Jose . Bà Madison đã chia xẻ rất ư độc đáo, thật xứng đáng với chức vụ Phó Thị Trưởng SJ mà một người Mỹ gốc Việt đang nắm giữ . Cái tài của bà Madison Nguyễn là biết LIẾM TẤT CẢ ... ĐỂ ĐI VÀO QUI CỦ và biết HÍT HÀ MÙI XÚ UẾ ... ĐỂ KHEN LẤY KHEN ĐỂ RẰNG, KHÔNG CÓ MÙI HOẶC THƠM THO ĐẤY!

Những kẻ "đội đĩa" bà Madison Nguyễn mở mồm tung hô rằng, Madison Nguyễn có tài nên mới được phong làm Phó Thị trưởng. Tài của bà Madison là biết LIẾM & HÍT HÀ, cho nên các đồng viện của bà đều phải lùi bước để nhường ghế Phó thị trưởng cho bà ta ngồi.

Ngày hôm nay bà Madison Nguyễn, Phó Thị trưởng SJ đã chứng tỏ bản lãnh LIẾM & HÍT HÀ ... bãi rác Đa Phước, làm cho người đọc có nhiều "ấn tượng" về bà.

Nghĩ cho cùng Hội Đồng TP SJ có mắt tinh đời, biết chọn tuyển nhân sự dám làm những công việc hèn kém, mất phẩm cách ... mà các nghị viên người bản xứ không dám làm . Phó Thị trưởng dành cho bà Madison Nguyễn danh dự thay!

Phú Yên

Mt Bài Báo Tường Thut Bãi Rác Đa Phước Có Mùi Hôi; Còn Mũi ca Bà Madison Bo: Không Có Mùi!

Đy qua đy li "cái mùi hôi"

(Dân trí) - Bãi rác Đa Phước (TPHCM) dù sử dụng công nghệ xử lý hiện đại nhất hiện nay, nhưng người dân sống xung quanh vẫn phải chịu đựng mùi hôi thối hằng ngày. Điều bất ngờ là, chủ bãi rác và đơn vị quản lý đều khẳng định mùi hôi đó không phải "của mình.

Choáng vì hôi, mệt với ruồi.

Ngày 13/5, anh K., nhân viên Nghĩa trang Đa Phước (nằm sát bãi rác Đa Phước) cho biết: "Tui làm ở đây được 3 năm rồi. Khi bãi rác này mới đi vào hoạt động (tháng 11/2007) là anh em đều choáng vì mùi hôi từ trong đó bay ra. Đến nay mới quen được nhưng nhiều lúc yếu trong người cũng không chịu nổi".

Anh còn than thở: "Căng tin của nghĩa trang có lớp lưới chắn nhưng cũng chẳng ngăn được ruồi. Đến bữa ăn, anh em đành đuổi ruồi ra hết rồi đóng cửa kính lại mới bắt đầu dọn thức ăn. Vậy mà được một lát tụi ruồi cũng len lỏi qua các khe hở mà vào. Tụi tui phải vừa ăn vừa quạt rất mệt mỏi".

Chị Trần Thị Hoa, một người dân ngụ tại xã Đa Phước (Bình Chánh) đến nghĩa trang viếng mộ cũng góp chuyện: "Nhà tui cách bãi rác hơn cả cây số mà chừng chiều tối, khi có gió lớn cũng nghe thoảng mùi hôi. Khi về tối thì mùi hôi càng nặng hơn".

Bãi rác Đa Phước

Chuyện bãi rác Đa Phước bốc mùi hôi thối đã trở thành câu chuyện hàng ngày của người dân Đa Phước. Ngay khi bãi rác mới đưa vào vận hành, bà con đã nhiều lần phản ảnh lên các cơ quan chức năng.

HĐND TPHCM cũng đã từng khuyến nghị Sở Tài nguyên Môi trường (đơn vị quản lý) và Công ty Việt Nam Waste Solution (VWS, công ty 100% vốn nước ngoài - đơn vị đầu tư, vận hành bãi rác) phải xử lý vấn đề này. Tuy nhiên, đến nay nó vẫn chưa có gì thay đổi.

Mùi hôi… của ai?

Trong buổi giám sát sáng ngày 13/5 của Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM, TS Trần Du Lịch, Trưởng đoàn giám sát, cũng đưa vấn đề này ra chất vấn phía Cty VWS. Bà Huỳnh Thị Lan Phương, Phó Tổng Giám đốc VWS, cho rằng: do các xe vận chuyển rác dọc đường vào bãi đã để rơi vãi nước rỉ rác nên bốc mùi hôi ra xung quanh. Các xe này là của Cty Môi trường Đô thị chứ VWS không quản được.

Nhưng chiều ngày 13/5, trả lời Đoàn giám sát, ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Sở TNMT, "đẩy" lại cho VWS: "Cái đó không thể đổ hết cho xe chở rác. Vì các xe này của Cty Môi trường Đô thị và các Cty Dịch vụ công ích đều tuân theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Các đơn vị này có lực lượng giám sát nên các tài xế cũng không dám làm ẩu. Tất nhiên là tình trạng để rơi vãi nước rỉ rác cũng có nhưng chỉ là cá biệt chứ không nhiều".

Bà Phương khẳng định chắc nịch là bãi rác của mình được xử lý bằng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, qua 6 tầng lọc, nước rỉ rác được xử lý đến mức có thể dùng cho sinh hoạt được… Khi rác đưa vào bãi đều được xịt một lớp hóa chất để ngăn mùi, khi rác đầy thì được bọc lại bằng nhiều lớp vải nhựa để xử lý yếm khí nên khó mà gây nên mùi hôi đến thế.

Nhưng anh K., nhân viên nghĩa trang Đa Phước, cho hay: "Không biết sao có đoàn kiểm tra đến thì đột nhiên bớt hôi đi. Chứ anh mà đến vào mấy hôm trước thì đố mà chịu nổi". Do đó, cũng không thể loại trừ khả năng bãi rác tiết kiệm chi phí, bớt xén công đoạn phun hóa chất ngăn mùi.

Đoàn đại biểu Quốc hội giám sát hồ xử lý nước rỉ rác

Cũng trong buổi giám sát, bà Phượng tuy không trực tiếp thừa nhận là bãi rác của mình hôi, nhưng bà cũng "bóng gió" là trong các bãi rác hiện có tại TPHCM thì bãi của mình là… ít hôi nhất. Và bà cho là vấn đề sẽ được giải quyết khi có hệ thống cây xanh dày 300m bao quanh khuôn viên bãi rác như thiết kế, mà việc này thì thành phố chưa chịu làm.

Chấp nhận tốn kém nếu có hiệu qu

Trong buổi họp này, bà Phương cũng thông báo một tin khá phiền phức cho thành phố: bãi rác chỉ có thể hoạt động thêm 3 năm nữa nếu nhà nước không giao hết đất như đã cam kết cho VWS. Theo bà thì dự án rộng 128 ha, nhưng hiện tại VWS chỉ mới nhận 73 ha, còn 55 ha đã trễ hẹn 3 năm rồi và chưa biết khi nào có.

Về việc này, ông Phước hứa chắc với Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM là tháng 6/2009 sẽ giao đất này cho VWS. Còn về vấn đề làm hệ thống cây xanh xung quanh bãi rác, ông Phước cho là hơi khó. Vì để làm được điều này cần 1 diện tích đến 300ha, mà công tác giải phóng mặt bằng thì rất khó khăn vì người dân so kè về giá, và trách nhiệm chính là ở UBND huyện Bình Chánh.

GS Nguyễn Ngọc Trân, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, đề xuất: "Khu vực lân cận bãi rác đều làm nông nghiệp. Nên chăng là khuyến khích người dân trồng rừng thay vì giải tỏa. Vì bãi rác cũng chỉ khai thác trong 23 năm. Làm cách này vừa ít tốn tiền, dân lại không mất đất".

Ngoài ra, các đại biểu như TS Trần Du Lịch, GS Nguyễn Ngọc Trân đều cho rằng, việc xử lý rác tại một thành phố lớn như TPHCM là rất cần thiết, tốn kém thì chịu, nhưng cần xem lại hiệu quả kinh tế của nó.

GS Trân cho là: "Có quá ưu đãi không khi vừa giao đất sạch cho họ, khi họ xử lý ta phải trả 16,4 USD/tấn rác (3.000 tấn/ngày, vị chi gần 50.000 USD/ngày), khi họ thu được điện từ rác thì ta phải bỏ tiền ra mua. Khi đóng bãi rác thì họ lại được khai thác diện tích đất này làm khu giải trí, sân golf thêm gần 30 năm nữa…".

TS Trần Du Lịch kết luận: "Xã hội hóa công tác này thì tôi rất hoan nghênh, nhưng không phải vì thế mà vai trò quản lý nhẹ đi. Chúng ta phải thay đổi cả cách thức và nội dung quản lý cho hiệu quả hơn".

Về mùi hôi thì các đại biểu cho là chấp nhận được vì đến nay vẫn chưa có công nghệ nào xử lý được hoàn toàn. Tuy nhiên, phải giám sát chặt chẽ để hạn chế mùi hôi càng ít càng tốt.

Tùng Nguyên

Hãy xem hình và bài viết của báo chí thành hồ nói về bãi rác Đa-Phước để thấy được những lời láo khoét để nịnh bợ nâng bi việt gian cộng sản của ma đầu vẹm cái MADISON NGUYỄN

Ti Xã Đa-Phước, Qun Bình Chánh, thành H

Dân chúng sống gần bãi rác Đa-Phước phải mắc mùng để ăn cơm vì dịch RUỒI

Bãi rác Đa Phước liên tục bị dư luận chỉ trích

Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ:

http://dantri.com.vn/c20/s20-329206/mac-man-an-com-de-tron-ruoi.htm

(Dân trí) - Gần một tháng nay, ruồi xuất hiện dày đặc tại một số ấp thuộc xã Đa Phước, Phong Phú (Bình Chánh). Chỗ nào cũng thấy ruồi dù người dân đã dùng đủ mọi cách để diệt. Giờ dân chỉ còn cách mắc màn để sinh hoạt.

Ăn cơm trong màn - chuyện thường ngày ở xã Đa Phước Bình Chánh, Thành Phồ HCM

Ăn, ở cùng ruồi

Gần 50 hộ dân thuộc tổ 16, 17, ấp 1, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh đang phải chịu cảnh ăn với ruồi, ở với ruồi. Ruồi bâu đen từ trong nhà ra ngoài sân, đậu khắp nơi trong nhà, từ vách tủ, trên bàn, giá sách đến cột nhà, thức ăn, chạn bát...

Để trốn ruồi, nhiều nhà phải giăng màn ăn cơm và sinh hoạt. Có người thậm chí còn đem xăng, dầu hôi rải quanh nhà để xua ruồi nhưng không ăn thua.

Ông Trần Văn Ba, trú tại A16/492 ấp 1, xã Phong Phú, cho hay: "Từ khi có bãi rác Đa Phước, người dân phải chịu đựng mùi hôi vào mỗi buổi chiều tối. Bây giờ phải chịu thêm cảnh ăn ở cùng ruồi".

Trời đứng gió là ruồi nhiều vô kể. Chúng bay thành đàn, đậu vào bất cứ thứ gì ở trong nhà, ngoài ngõ. Mọi biện pháp như phải thắp hương muỗi, mua keo dính, xịt thuốc diệt côn trùng… hầu như không có tác dụng vì ruồi quá nhiều.

Hôm 30/5, Trung tâm Y tế dự phòng huyện có mang máy phun đến diệt nhưng rồi đâu lại vào đấy. Sau phun, ruồi quay trở lại còn nhiều hơn. "Hôm trước nhà có tiệc, nhưng dọn thức ăn ra, người chưa ăn mà ruồi đậu đầy, không ai dám ăn vì sợ bệnh", bà Nhung ở tổ 17 kể khổ.

Anh Phan Văn Thất, trưởng ấp 1, khẳng định: "Dịch ruồi chỉ xuất hiện từ khi có bãi rác Đa Phước. Ngay chính nhà của tôi cách bãi rách mấy km mà cũng chịu đựng mùi hôi thối của chất hầm cầu từ bãi rác, cứ 5-6 ngày/lần, rất khó chịu".

Thứ dễ kiếm nhất là... ruồi.

Các bãi đáp ưa thích của ruồi là thức ăn, các đồ dính mùi tanh, vị ngọt… song vì nhiều quá nên chúng bâu cả vào những thứ "vô vị" như tủ, bàn, ghế, bát chén đã rửa sạch…

Ông Trần Văn Ba cho biết có hôm ông dùng chậu nước đường để nhử ruồi và bắt được cả cân.

Chưa diệt được tận gốc vì dịch ruồi bùng phát quá nhanh

Đa số khu vực bị ruồi nhiều là các địa phương nằm gần bãi rác Đa Phước. Anh Thất cho rằng các tổ 16, 17, ấp 1, xã Phong Phú chưa nhiều ruồi bằng các ấp thuộc xã Đa Phước bên cạnh. Ruồi ở xã này nhiều khủng khiếp.

Nếu người ở địa phương khác ghé qua sẽ không dám đụng đến bất cứ thức ăn, đồ uống nào ở đây vì sợ nhiễm bệnh.

PV Dân trí tìm đến UBND xã Phong Phú nhưng được thông báo là cả chủ tịch và bí thư đều đi họp. Còn phó chủ tịch xã không chịu tiếp vì "Đảng ủy quy định phải có ý kiến của bí thư mới được cung cấp thông tin".

Về phía Trung tâm Y tế dự phòng huyện Bình Chánh, ông Lại Phước Hòa - quyền giám đốc - cho biết: Bình Chánh có ba xã có dịch ruồi là Phong Phú, Đa Phước và Quy Đức. Mật độ ruồi xuất hiện ở các xã này với số lượng khác nhau từ 10 - 50 con/m², tại một số nơi như nhà vệ sinh, nhà bếp, khu vực ẩm ướt có thể lên đến 100 con/m².

Ông Hòa lý giải: loại thuốc phun diệt ruồi mà Trung tâm Y tế dự phòng huyện Bình Chánh đang sử dụng là Permecid 50 EC. Thuốc chỉ diệt được khoảng 40% lượng ruồi. Cán bộ y tế phun liên tục, nhiều lần dẫn đến hiện tượng lờn thuốc. Sau mỗi lần phun chỉ được một lúc là ruồi quay trở lại.

Ai còn dám ăn những thực phẩm bị ruồi bâu thế này?

Trao đổi về nguyên nhân xuất hiện ruồi tại các xã của huyện Bình Chánh, đại diện Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM nhận định "có thể" do bãi rác Đa Phước!!. Dịch ruồi bùng phát quá nhanh nên chưa có biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra, không chỉ diệt mà quan trọng là không cho ruồi phát sinh.

Trước dịch ruồi bùng phát mạnh lên 3 xã Đa Phước, Phong Phú và Quy Đức (huyện Bình Chánh, TPHCM), lãnh đạo Sở Y tế, Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM đã có buổi họp khẩn để tìm biện pháp đối phó.

Ông Lê Trường Giang, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết: Trong buổi họp hai Sở đã thống nhất: từ ngày 4/6 - 6/6, ngành y tế sẽ tổng lực phun xịt hóa chất tiêu diệt ruồi ở 3 xã đang bị ruồi "hành". Sau đó sẽ tiếp tục lên phương án truy tìm nguyên nhân sâu xa để diệt ruồi tận gốc.

Ngoài ra, Sở Tài nguyên - Môi trường và Sở Y tế cũng sẽ kiến nghị lên UBND TPHCM yêu cầu công ty chịu trách nhiệm về bãi rác Đa Phước phải có phương án xử lý rác hiệu quả hơn. Chỉ có như vậy mới tránh việc ruồi phát sinh quá nhiều gây khó khăn cho đời sống của người dân.

Hoài Lương

Sau khi tham quan Khu liên hợp, bà Madison Nguyen, Phó Thị trưởng thành phố San Jose cho biết:

"Tôi rất ấn tượng trước quy mô và công nghệ hiện đại của Khu liên hợp, không thua kém những khu xử lý rác lớn trên thế giới, đặc biệt đã xử lý triệt để mùi hôi của rác mà nhiều khu khác không xử lý được. Với thành công này, những Việt kiều như tôi và ông David Dương, TGĐ Công ty CWS và VWS cảm thấy rất hãnh diện. Đồng thời, cho thấy các chính sách hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam đối với các thương gia Việt kiều đã phát huy hiệu quả, từ đó tạo niềm tin và thu hút nhiều Việt kiều về Việt Nam đầu tư, góp phần phát triển đất nước."

Lời tuyên bố nịnh bợ đầy tính nâng bi việt cộng của việt gian vẹm cái MADISON đã được chứng minh qua báo chí của việt cộng tại thành Hồ.

Xin đọc bài viết về bãi rác ĐA-PHƯỚC của nhà báo vẹm Thiện-Chương.

Bãi Rác Khổng Lồ Đa-Phước Sinh Dịch Ruồi Ở Khu Đông Dân Cư

Ẩm ướt, hôi thối, các khối rác khổng lồ tại bãi rác Đa Phước là nguyên nhân sản sinh ra dịch ruồi vốn hoành hành người dân các xã Quy Đức, Phong Phú và Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP HCM, từ hơn một tháng nay.

> Xóm dân cư kêu trời vì bị ruồi tấn công

Kết luận này được Sở Y tế, Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM và chính quyền địa phương đưa ra trưa nay, sau đợt khảo sát thực tế để truy tìm nguồn gốc khiến ruồi sinh sôi tấn công nhiều khu dân cư.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Lê Trường Giang, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM khẳng định, ấu trùng ruồi nhung nhúc nằm trong rác là bằng chứng cho thấy loài côn trùng này đã được sản sinh từ đây.

Bãi rác Đa Phước là nơi dịch ruồi xuất phát. Ảnh: Thiên Chương

Trình bày trước đoàn kiểm tra Sở Y tế, đại diện Công ty Vietnam Waste Solutions (VWS) - chủ đầu tư bãi rác Đa Phước khẳng định, rác đưa về bãi đều được xử lý theo quy trình đạt chuẩn. Tuy nhiên thực tế kiểm tra cho thấy, việc xử lý phần rác vừa đưa về vẫn chưa đạt yêu cầu, khiến ruồi chọn Đa Phước làm tổ sinh sản.

Có mặt tại buổi khảo sát, nhiều đại diện chính quyền các xã Đa Phước, Phong Phú và Quy Đức cũng thừa nhận, trước khi bãi rác hoạt động, nạn ruồi chưa bao giờ xảy ra.

Bác sĩ Lê Trường Giang đã yêu cầu Công ty đầu tư và quản lý bãi rác Đa Phước phải nhanh chóng tự kiểm tra, kết luận nguyên nhân và đề xuất giải pháp xử lý. Sáng 5/6, đoàn liên ngành gồm Sở Tài nguyên môi trường và Sở Y tế TP HCM sẽ thanh tra quy trình xử lý rác, thống nhất hướng giải quyết với chủ đầu tư.

Song song với việc khảo sát nguyên nhân sinh dịch ruồi, sáng nay, Sở Y tế, Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM cùng chính quyền địa phương đã tung lực lượng để diệt ruồi trên diện rộng bằng cách phun xịt hóa chất. Tuy nhiên, do trời mưa và một số người dân chưa hưởng ứng nên cuộc tấn công chưa hiệu quả, lượng ruồi vẫn còn nhiều sau khi bị xịt thuốc.

Trước tình huống trên, Sở Y tế TP HCM đã đổi sang phương án dùng keo bẫy ruồi. "Chính quyền địa phương cung cấp cho từng hộ dân vỉ keo bẫy ruồi miễn phí, sau đó thu hồi và phát bẫy mới cho đến khi ruồi không còn nữa", Phó giám đốc Sở Y tế nói.

Cũng theo ông Giang, ngoài việc bẫy ruồi, xã - ấp nên yêu cầu từng hộ dân phải dọn vệ sinh môi trường gồm rác, thức ăn rơi vãi, vì đây là điểm đến lý tưởng của đàn ruồi bay ra từ bãi rác Đa Phước. Bãi rác lớn nhất TP HCM này chỉ cách các khu dân cư khoảng 500 m.

Thiên Chương

On Fri, 15/7/11, Tuan Le <tuanle72@yahoo.com> wrote:

Thưa bà Madison Nguyn,

Tôi rất lấy làm thất vọng và bất bình khi được biết bà về Việt Nam và thăm bãi rác Đa Phước. Tôi nghĩ là bà đến bãi rác để an ủi các em bé đang tìm thức ăn thừa của những kẻ lắm tiền nhiều của vơ vét từ tiền viện trợ cho người nghèo , tôi tưởng rằng bà đến để vấn an các cụ bà đang khom lưng bươi rác tìm phế liệu bán lại để có tiền chữa bịnh cho cụ ông.

Rất tiếc, sự thật không như tôi tưởng tượng. Đúng là đời không như là mơ.

Với tư cách của một vị dân cử - phó thị trưởng của một thành phố đông dân cư có nguồn gốc tị nạn cộng sản Việt Nam, tôi tưởng rằng bà sẽ thay mặt họ chất vấn nhà cầm quyền Việt Cộng vì sao "36 năm giải phóng thống nhất đất nước" theo sáo ngữ của họ mà vẫn còn có người sống nhờ vào cơm thừa canh cặn. Nhớ khi còn chiến tranh, họ cam kết rằng:" thống nhất đất nước sẽ xây dựng gấp mười năm xưa".

Thật thất vọng khi biết bà đến để ve vãn đám Việt Kiều sẽ bầu bà vào chức vụ cao hơn trong tương lai.

Đúng như bà nói, bãi rác không còn mùi như bà thường gặp bên Mỹ, bởi vì ở Việt Nam bây giờ có những chuyện thúi hơn cả bãi rác, nên chẳng ai còn quan tâm đến mùi hôi tanh của rác. Nếu bà đến Ba Đình Hà Nội, bà sẽ ngửi ra được mùi tanh hôi này.

Một vị dân cử từng là nguyên nhân của sự xáo trộn mất đoàn kết của cử tri trong vùng, tôi thiết nghĩ bà không xứng đáng nắm giữ vai trò dân cử nữa.Nếu còn lương tâm của người đại diện, bà nên từ chức để cư dân trong vùng yên ổn làm ăn và xây dựng địa hạt ngày càng bình an hơn.

Kêu gọi đồng bào tị nạn cộng sản tại San Jose, hãy thực thi lá phiếu dân chủ, hãy truất phế bà nghị viên phó thị trưởng bất xứng với đồng hương cử tri tại San Jose.

Kính, Tuan Le

Bà Madison Nguyễn có thầy hình nầy không?

Bà Madison và Đa Phước - TS Mai Thanh Truyet

Bãi Rác Đa Phước của Madison không có mùi (!)

Thế thì rác Sài Gòn "thơm" hơn rác ở Mỹ hay sao ?

TS Truyết upset bảo: "Đừng nghe những gì Madison
nói, mà hãy nhìn kỹ những gì David Dương mần!".


Bãi rác Đa Phước của David và Madison:

Không có mùi.

TS Truyết phản bác, ông bảo:
"Nói dóc vừa vừa thôi!"


//////////////////////////////////////////////////