Tiếp Cận Môi Sinh Áp Dụng Cho Các Quốc Gia Đang Phát Triển

Việc bảo vệ môi trường cùng những vấn nạn môi sinh là môt mối lưu tâm hàng đầu cho tất cả quốc gia trên thế giới trong thế kỹ thứ 21 nầy. Tùy theo cường độ nhận thức của người dân, cấp lãnh đạo, và sự phát triển khoa học-kỹ thuật, các quốc gia trên thế giới có thể được chia thành ba nhóm: 1- Nhóm 1, gồm Bắc Mỹ (Hoa Kỳ, Canada), Tây Âu, Nhật, Úc...là những nước có nền kinh tế-khoa học-kỹ thuật vững mạnh và đã bắt đầu thành lập cơ quan bảo vệ môi trường từ những năm cuối của thập niên 70; 2- Nhóm 2, gồm những quốc gia tuy đã phát triển nhưng vừa mới tách rời khỏi hệ thống Cộng sản từ cuối thập niên 80 như Nga sô, các nước Trung Âu, Đông Âu và còn có tên là Quốc gia mới độc lập-New independent states; 3- Nhóm 3, gồm tất cả các nước đang phát triển còn lại trên thế giới. Tuy cường độ phát triển và dân trí cùng lãnh đạo của các quốc gia thuộc nhóm 3 biến thiên khá phức tạp, nhưng tựu trung tình trạng môi sinh có nhiều điểm tương đối giống nhau dù có nhiều cách biệt về thời gian và trong việc nhận thức về bảo vệ môi trường. Nam Dương đã thiết lập luật môi trường từ đầu thập niên 80. Đa số quốc gia còn lại có luật trên vào những năm 90. Việt Nam, qua tài trợ của Ngân hàng thế giới, đã quy chuẫn luật bảo vệ môi trường ngày 27/12/93.


Trong phạm vi bài viết nầy, một số phương cách tiếp cận môi sinh của một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới được trình bày với hy vọng từ đó rút ra kinh nghiệm có thể được ứng dụng trong điều kiện VN.


Trước hết, thiết nghĩ cần phân tích và rút tỉa kinh nghiệm từ phương cách làm luật, thi hành và giải quyết vấn nạn môi sinh của từng nhóm quốc gia điển hình.


Nhóm quốc gia đã phát triển


Hoa Kỳ và Nhật Bản là hai quốc gia cần được kễ là có nền công-kỹ-nghệ tiến bộ nhất hiện nay và có chương trình bảo vệ môi sinh tương đối hoàn chỉnh hơn tất cả. Từ khoãng giữa thập niên 70, Hoa kỳ đã thành lập các căn bản về luật bảo vệ môi trường (EPA), luật bảo vệ bầu khí quyển-Clean Air Act, luật bảo vệ nguồn nước- Clean Water Act, luật kiễm soát và bảo quản tài nguyên- Resource Control & Recovery Act, luật kiễm soát chất độc hại-Toxic substance Control Act, cùng nhiều luật lệ khác liên quan đến môi trường . Chỉ tính riêng cho luật môi trường, tất cả chi tiết quy định trong bộ luật, ngay cả các biệt lệ cũng đều ghi rõ trong bộ Code of Federal Regulations (40CFR) gồm 25 quyển, mỗi quyễn trung bình khoãng 1000 trang chữ nhỏ. Và Bộ luật nầy được cập nhật hóa định kỳ từ hai tới bốn năm. Mọi vi phạm các quy định trên đều được kết án như tội đại hình và phải chịu hình phạt tù và bồi thường hiện kim rất nặng. Tuy nhiên vì gánh nặng hành chánh, Hoa kỳ không đủ ngân sách để cung ứng cho việc kiễm soát và theo dõi vi phạm. Đứng trước tình trạng suy thoái môi trường ngày càng nghiêm trọng bắt đầu ảnh hưởng lên cuộc sống người dân, cũng như sự kiện các tổ chức phi chánh phủ (NGO) như Sierra Club, Green Peace... tiếp tục vạch trần và cảnh báo tình trạng xuống cấp của môi sinh, chính phủ Hoa Kỳ trong những năm gần đây đã gia tăng ngân sách và nhân sự trong việc quản lý và bảo vệ môi trường. Kết quả trước mắt cho thấy các vi phạm đã giãm từ 546 vụ trong năm 1995 xuống 446 vụ năm 1997, trong đó 30% vi phạm là do các đại công ty kỹ nghệ. Trong năm 1999, EPA Hoa kỳ buộc các công ty kỹ nghệ trong nước Mỹ phải chi ra trên 3,6 tỷ mỹ kim cho việc tẩy rữa,tăng cường hẽ thống kiễm soát ô nhiễm của từng cơ sổ, và theo dõi cũng như giám định môi trường thường xuyên. Chính quyền cũng khuyến khích các cô sở tự giám định mức độ ô nhiễm và có biện pháp thích nghi xử lý hơn là chờ đợi cơ quan kiễm soát môi trường đến làm biên bản vi phạm. Và nhờ vậy, trong cùng năm nầy, có 106 công ty đã làm công việc điều chỉnh vi phạm trên số 624 cơ sở được ghi nhận tạo ra ô nhiễm.


Thêm nữa các luật lệ hiện hành được tu chính thường xuyên nhất là trong lãnh vực xử lý phế thãi kỹ nghệ. Một thí dụ là: định mức độc hại của arsenic trong nước uống đang được thảo luận để giãm từ 50ug/L xuống còn 10ug/L. Nước mưa trước kia được đưa thẳng ra biển, đang được nghiên cứu lại để xử lý trước khi thải hồi. Chi phí cho hai dự án trên theo ước tính sẽ lên đến hàng chục tỷ mỹ kim.


Một điểm nổi bật nhất trong phương cách tiếp cận môi sinh mới của Hoa Kỳ là việc đẩy mạnh công nghệ áp dụng kỹ thuật gene để đáp ứng nhu cầu lương thực về nông nghiệp. Sự kiện nầy có mục đích gia tăng năng suất sản xuất và bảo đãm sức khỏe cho người tiêu dùng. Nhờ gia tăng năng suất hy vọng sẽ đáp ứng được nhu cầu gia tăng dân số trên thế giới, giải quyết những khó khăn do diện tích đất trồng bị hạn chế, giãm thiểu lượng phân bón, thuốc trừ sâu rầy và nhất là nguồn nước tiêu dùng cho nông nghiệp. Thiết nghĩ, kỹ thuật gene sẽ khai phá một kỹ nguyên mới để giải đáp cho bài toán gia tăng dân số-lương thực, cân bằng môi sinh-giãm thiểu ô nhiễm, và nạn khan hiếm nguồn nước sinh hoạt được dự phóng sẽ thiếu hụt trên 50% trong 25 năm tới.


Trong lúc đó, Nhật đã đi tiên phong trong việc cân bằng bài toán môi sinh và phát triển, dung hòa được ảnh hưởng của môi trường lên kinh tế-kỹ nghệ-sản xuất. Chỉ riêng về công nghệ hóa chất, Nhật đã cố gắng kết hợp các đại công ty sản xuất hóa chất liên quan lẫn nhau như kỹ nghệ chất dẽo, nhuộm màu, hóa chất cơ bản... Các đại công ty riêng rẽ nầy sau khi tập hợp lại thành nhóm sẽ biến phó phẩm của một chu kỳ sản xuất thành nguyên vật liệu cho một chu kỳ sản xuất khác. Do đó, chất phế thải ngày càng bớt đi, giãm chi phí cho việc xử lý (giá thành sẽ hạ) và hạn chế được suy thoái môi trường.


Nhìn chung Hoa kỳ vẫn là một quốc gia tiên phong chủ xướng cho kế hoạch toàn cầu hóa môi sinh để thích ứng với công cuộc phát triển thịnh vượng chung cho thế giới. Ngày 3/2/2000, Hoa kỳ đã đi thêm một bước trong tiến trình nầy bằng cách kết nối được các cơ quan bảo vệ môi sinh trên thế giới như: EPA Hoa kỳ, Cơ quan Môi trường Âu châu-European Environment Agency (EEA), Chương trình Liên Hiệp Quốc về Môi trường-UN Environment Programme (UNEP), Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Ý-National Research Council. Mục đích của việc kết hợp trên là khai triển quy định tiêu chuẩn chuẫn bị cho một "Tập họp đa ngôn ngữ cho môi trường toàn cầu"-"multilingual global environmental thesaurus".


Nhóm quốc gia mới độc lập



Đối với nhóm quốc gia mới vừa độc lập từ thập niên '90, vấn đề môi sinh tương đối phức tạp và khó nhận diện chính xác vì chính sách bưng bít của chế độ áp đặt lên các quốc gia trên trong một thời gian dài. Tuy nhiên một vài tai nạn kỹ nghệ như Cherbonyl ở Nga sô đã chứng minh tính cách lơ là trong việc bảo quản an toàn môi sinh tại các nước nầy. Thay vì giáo dục và khuyến khích người dân trong việc bảo vệ môi trường, chính quyền chỉ đặt trọng tâm vào việc phát triển phục vụ cho nhu cầu quân sự và chiến lược. Trong kinh tế, họ chỉ nhắm vào việc phục vụ nhu cầu sinh sống tối thiểu cho người dân như thực phẩm, nông sản, ăn mặc.... mà không chú tâm vào việc cải tiến sản xuất hay giải quyết phế thải. Họ vẫn áp dụng những quy trình cũ, cho ra nhiều phế phẩm so với các quy trình công nghệ sạch vì không đủ khả năng nhân sự và tài chánh cộng thêm tính ù lì cùng thái độ bảo thủ của cấp lãnh đạo.


Sau khi chủ nghỉa cộng sản sụp đổ, người dân các nước Trung, Đông Âu và các quốc gia trong liên bang Nga sô cũ vẫn còn tinh thần ỷ lại và xa lạ với vấn nạn môi sinh, vẫn mang định kiến là mọi việc phải do chính quyền giải quyết. Về phía chính quyền, một mặt đang bận rộn với những xáo trộn trật tự mới, và mặt khác muốn củng cố quyền lực, do đó hầu như bỏ quên các vấn đề môi sinh trước mắt. Chỉ vài năm sau đó, đứng trước nguy cơ ô nhiễm toàn vùng, cộng đồng Âu châu phải thành lập Chương trình Hành động cho Môi sinh- Environmental Action Program tại Lucerne (Thụy sỉ) năm 1993 để giải quyết các vấn đề trên trong thời gian chuyễn tiếp lên kinh tế thị trường từ kinh tế chỉ huy trong hệ thống cộng sản.


Hàng tỷ mỹ kim tài trợ đã đổ vào các quốc gia trên, nhưng việc giãm thiểu ô nhiễm cũng như tiến độ giải quyết các vấn nạn tồn tại rất chậm chạp. Lý do chính yếu là người dân thái độ bất hợp tác cũng như có khuynh hướng đánh giá thấp tầm quan trọng của vấn đề, và chính quyền vừa thiếu khả năng lại không đủ quyết tâm, mà chỉ chú trọng và ỷ lại vào sự giúp đỡ của "quốc tế". Mặc dù vậy, một vài tiến bộ trong việc quản lý môi trường đã được quan sát tại các quốc gia như Czech, Estonia, Hungary, Poland, Slovenia. Theo ước tính của Cộng đồng Âu châu thì các nước thuộc nhóm nầy phải cần thêm ít nhất 20 năm nữa mới có thể đáp ứng được tiêu chuẫn quy định. Slovenia đã tăng nhân sự cho Bộ Môi Trường từ con số 300 năm 1991 lên 1200 năm 1995. Ngược lại, Nga sô sau khi thành lậ bộ nầy năm 1992, đã hạn chế nhân sự và không còn chức năng kiễm soát môi trường cho toàn lãnh thổ vì chính sách tản quyền về địa phương. Nga sô vẫn còn chôn phế thải nguyên tử dưới lòng biển Bắc Hải và gần đây có vài chỉ dấu báo hiệu sự hiện diện của các phóng xạ trong vùng biển nầy. Tại Yogoslavia, do hành động vô trách nhiệm của một cơ sở khai thác mõ vàng, ngày 31/1/2000, khoãng 100 tấn cyanide đã bị thải hồi vào giòng sông Tisza, một phụ lưu của sông Danube. làm tiêu hủy trên 10.000 tấn cá và hủy hoại hệ thống môi trường cho một vùng lớn dọc theo ba quốc gia Yogoslavia, Hungary và Romania. (Cyanide và thủy ngân là hai nguyên vật liệu cần thiết trong công nghệ tách ly vàng ròng từ quặng mõ). Sự kiện trên được chính quyền bản xứ báo cáo là một tai nạn trong khi chuyễn vận cyanide. Nhưng sau dó, hành động trên đã được lập lại vào giữa tháng 3/2000, và điều tra cho thấy là cơ sở trên đã thải hồi phế phẩm cyanide thẳng vào giòng sông không qua khâu xử lý.


Tuy vậy với nhận xét một cách khách quan và lạc quan thì, sau gần mười năm, nhờ sự trợ giúp tài chánh và kỹ thuật của Cộng đồng Âu châu và có thể do nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề môi sinh, các quốc gia tiền cộng sản trên đây đã làm giãm bớt ô nhiễm không khí hơn 30% trong khoãng thời gian từ 1989 đến 1996. Các khí được giãm thiểu là nitrigen oxide- NO, sulfur dioxide-SO2 . Điều nầy có thể được giải thích do sự hạn chế sản xuất cho kỹ nghệ chiến tranh so với thời kỳ cộng sản cầm quyền hơn là do kết quả của việc tăng cường bảo quản môi trường của các quốc gia trên.


Các quốc gia đang phát triển


Chính sách điều khiển & kiễm soát-command & control, đã được áp dụng triệt để ở những quốc gia có kỹ nghệ phát triển hoàn chỉnh. Nhờ trình độ và dân trí người dân cao ở những nơi nầy, các luật lệ về bảo quản và xử lý môi trường được tuân thủ tương đối nghiêm chỉnh mặc dầu vẫn còn nhiều vi phạm, không phải vì thiếu hiểu biết mà vì chạy theo lợi nhuận và do đó cố tình che đậy hay giãm thiểu việc xử lý phế thải. Riêng đối với các quốc gia đang phát triển, việc áp dụng chính sách trên không đạt được hiệu năng mong mõi vì những lý do chính sau đây:


· Trình độ giáo dục và dân trí của người dân ở những nước nầy còn quá thấp kém. Đa số người dân chưa hình dung việc xả rác, tiểu tiện...vào nguồn nước sinh hoạt là một việc làm sai trái vừa không hợp vệ sinh vừa làm ô nhiễm môi trường.


· Đa số hệ thống sản xuất công nghệ nhất là công nghệ hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu rầy, kỹ nghệ dệt, thực phẩm v.v... vẫn còn áp dụng các quy trình cũ và không có hệ thống xử lý phế thải.


· Những quy định về quản lý môi trường chỉ có trên văn bản cơ bản của các bộ luật. Chính quyền chưa có đủ khả năng để khai triển chi tiết từng quy định một. Về nhân sự quản lý môi trường, hoặc vì thiếu khả năng chuyên môn, hoặc vì "móc ngoặc" mà tình trạng môi sinh ở những nơi nầy không thể được bảo quản bằng chính sách trên.


Từ những lý do kễ trên, các quốc gia đang phát triển, dù đã lần lượtõ thành lập cơ quan quản lý môi trường từ thập niên '80 trở đi, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong việc áp dụng và thi hành luật.


Vấn đề còn quá mới mẻ đối với người dân và cả chính quyền. Một là, vì thiếu khả năng và kinh nghiệm, thay vì áp dụng các luật môi trường uyển chuyễn tùy theo thời điểm và địa phương, chính quyền đã áp dụng một cách máy móc chính sách điều khiển & kiễm soát. Hai là, hầu hết các luật định không được chấp hành nghiêm chỉnh do chính phủ không đủ hấp lực để thu hút nhân tâm và không tạo được sự tin tưởng nơi người dân. Ba là, nguồn tài lực và nhân sự chuyên môn không đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi. Bốn là, thái độ cửa quyền và nạn hối lộ ở khắp nơi là hai chướng ngại lớn làm mất hiệu năng trong việc áp dụng và thi hành luật định (thủ tục đầu tiên).


Trước những cản ngại trên, Ngân hàng thế giới (World Bank) đã nghiên cứu một số phương cách tiếp cận môi sinh áp dụng tùy theo hoàn cảnh địa dư và tình hình chính trị cùng dân trí của một số quốc gia trong nhóm nầy. Và từ đầu thập niên '90, phương án tiếp cận môi sinh sau đây đã được thành hình bằng cách phối hợp chính quyền, phương tiện truyền thông (media), các công ty sản xuất, cũng như thiết lập chính sách khen thưởng trong việc bảo vệ môi trường và sản xuất kinh te,á cùng ấn định giá biểu chi phí bảo quản môi trường cho từng định mức/nhóm loại thành phẩm sản xuất. Xin đan cử một vài trường hợp tiêu biểu sau đây để gợi ý cho việc đánh giá phương cách tiếp cận trên.


1- Có thể nói Colombia là quốc gia đi đầu và thành công trong phương cách quản lý môi sinh nầy. Từ đầu thập niên '90, Colombia đã có bộ luật môi trường với đầy đủ quy định. Nhưng cho đến 1995, 95% phế thải kỹ nghệ được thải hồi thẳng vào nguồn nước hay không khí mà không qua khâu xử lý. Chính quyền Colombia sau đó quy định lệ phí áp dụng cho các cơ sở sản xuất: 28$US/tấn cho phế thải hữu cơ có nhu cầu oxy-sinh hóa cao – biochemical oxygen demand (BOD), 12$US/tấn cho phế thải có chất rắn hòa tan cao – total dissolved solids (TDS). Định mức nầy đủ cao để thúc đẩy các cơ sở cố gắng xử lý và giãm thiểu ô nhiễm, cũng như không quá cao để họ không có khả năng trả cho nhà nước. Kết quả cho thấy là chỉ trong vòng sáu tháng sau khi áp dụng biện pháp trên, sông Rio Negro, dòng sông chính tiếp nhận phế thải kỹ nghệ của Colombia đã giãm thiểu được 28% lượng chất hữu cơ phế thải. Sự thành công của chương trình nầy đã được tăng cường do hệ thống thông tin mau chóng, làm tăng trái phiếu của nhà đầu tư.... Từ đó việc giãm thiểu phế thải kỹ nghệ được khích lệ và đẩy mạnh trong tất cả công nghệ trong quốc gia nầy.


2/ Trong trường hợp Indonesia, chính quyền đã áp dụng chính sách mới cho 187 cơ sở công nghệ chính. Tiêu chuẩn màu được dùng để định mức việc quản lý môi trường.


- Màu vàng: cơ sở sử dụng công nghệ mơíù và sạch, có chương trình giãm thiểu và phòng ngừa ô nhiễm.

- Màu xanh lá cây: cơ sở bảo quản tốt, định mức tiêu chuẩn phế thải thấp hơn quy định.

- Màu xanh dương: cơ sở đạt được định mức tiêu chuẩn phế thải.

- Màu đỏ: cơ sở có cố gắng phòng ngừa ô nhiễm nhưng không đạt tiêu chuẩn.

- Màu đen: cơ sở tạo ra ô nhiễm trầm trọng.


Khi chính sách trên được đem ra áp dụng từ năm 1995, trên 2/3 cơ sở không đáp ứng được quy định. Chỉ có 5 cơ sở đạt được tiêu chuẩn "xanh lá cây" và được chính phủ trân trọng khen thưởng. Đối với các cơ sở vi phạm, chính quyền ra lệnh trong vòng sáu tháng phải điều chỉnh tình trạng, nếu không sẽ bị công bố trước dư luận và có thể bị đóng cửa vĩnh viễn. Trong vòng 18 tháng sau đó, có thêm 33 cơ sở đạt được tiêu chuẩn "xanh dương" và lượng phế thải giãm hơn 40% trên toàn quốc. Sau đó, Indonesia đã chính thức áp đặt chính sách trên cho hơn 2000 cơ sở kỹ nghệ chánh trong nước. Trước sự thành công của Indonesia, các quốc gia như Phi Luật Tân, Trung Quốc, Ấn Độ và Mễ Tây Cơ lần lượt áp dụng phương cách tiếp cận trên và làm giãm thiểu ô nhiễm nhiều hơn so với thời kỳ áp dụng chính sách điều khiển & kiểm soát.


Điều đáng quan tâm là dù có các tiến bộ và cải cách tích cực trong việc bảo vệ môi trường và giãm thiểu ô nhiễm tại các quốc gia đang phát triển, nhiều mặt tiêu cực trong vấn nạn môi sinh cũng còn hiện diện. Tiêu biểu là Ấn Độ và các quốc gia Phi châu vẫn còn sử dụng một số lượng quan trọng thuốc sát trùng DDT để diệt muỗi mà không lưu ý đến mầm di hại có thể gây ra bịnh ung thư của hóa chất trên. Nên nhớ, DDT đã bị cấm sản xuất và sử dụng từ thập niên '70. Việt Nam cũng còn sử dụng loại thuốc sát trùng nầy và gần đây nguồn nước mặt ở một vài địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có chỉ dấu báo hiệu sự hiện diện của DDT (0,11ug/L). Nam Dương vẫn dung dưỡng và tiếp tục đốt rừng trong mùa hè để lấy đất làm nông nghiệp. Việc cháy rừng do sấm sét chỉ chiếm một tỷ lệ thấp so với việc cố ý đốt rừng. Hàng năm vào mùa hè, khói tỏa từ Nam Dương đã che phủ cả bầu trờu Mã Lai và Tân Gia Ba. Trung quốc vẫn tiếp tục thải hồi phế thải kỹ nghệ vào nguồn nước ở thượng nguồn sông Cửu Long, nhất là khu đại kỹ nghệ hóa chất ở Vân Nam. Khí thải hồi chứa nhiều hóa chất độc hại đã di chuyễn đến tận ...Hoa kỳ. Việt Nam với trung tâm chế xuất Việt Trì (sản xuất hóa chất, acid, phân bón, thuốc trừ sâu , thuốc diệt cỏ dại...), mỏ than Quảng Ninh đã và đang ô nhiễm trầm trọng vùng sông ngòi và vịnh Bắc việt. Theo ước tính của Viện Hải dương học Nha trang thì số lượng san hô ở vịnh Hạ long có thể bị tiêu hủy trên 50%. Tại miền Nam, sông Đồng Nai, nguồn nước chính cho Sàigòn và vùng phụ cận với hơn 10 triệu dân đã bị ô nhiễm trầm trọng do các khu chế xuất Đồng Nai, Sông Bé, công ty hóa chất và bột ngọt Sedan thải hồi phế phẩm. Theo tin AFP đánh đi ngày 6/4/2000, chính quyền đã báo động nguồn nước ở thượng nguồn thác Trị An đã bị ô nhiễm nặng do chất thải từ các nhà máy đường và công ty lên men thực phẩm làm hơn 50 tấn cá chết. Và bộ Môi trường đã báo động và cho điều tra để xử lý gấp trước khi nguồn nước được phân phối đến người dân thành phố (!). Và bao nhiêu "sự cố môi trường" đã và đang tiếp tục xảy ra cho Việt Nam mà người dân trong nước cũng như thế giới đã không được thông tin ?


Lời kết



Như đã nói ở phần dẫn nhập, luật môi trường của Việt Nam đã được quốc hội chấp thuận và đem vào áp dụng kễ từ ngày 8/1/1994. Luật nầy gồm 7 chương và 55 điều như sau:


· Chương I – Những quy định chung

· Chương II – Phòng chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường

· Chương III – Khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường

· Chương IV – Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

· Chương V – Quan hệ quốc tế về baoi vệ môi trường

· Chương VI – Khen thưởng và xử lý vi phạm

· Chương VII – Điều khoản thi hành


Ngoài luật lệ môi trường Việt Nam còn có một số luật khác liên quan đến môi trường như luật bảo vệ rừng, luật đất đai, luật dầu khí, luật đất lâm nghiệp. Nhìn chung, đây là một bộ luật nói lên quy định và chính sách tổng quát trong việc bảo vệ và xử lý môi trường. Cá nhân và cơ sở sản xuất kỹ nghệ không thể áp dụng văn bản của bộ luật môi trường nầy để chấp hành luật pháp trong sinh hoạt sản xuất được. Lý do là bộ luật minh định không rõ ràng và không có tính xuyên suốt. Chương IV điều 37 quy định rằng nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường. Điều 38 quy định bộ Khoa học-Công nghệ và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương. Hai điều luật trên đây cho thấy tính mơ hồ và tròng tréo về trách nhiệm trong việc quản lý môi trường. Ủy ban nhân dân dù không có khả năng chuyên môn vẫn có đầy đủ tư cách pháp nhân để giải quyết vấn nạn môi sinh. Và kinh nghiệm đã chứng minh rằng, cho đến hôm nay, 6 năm sau ngày ban hành, có rất nhiều "sự cố" quản lý ở địa phương đã xảy ra trong khi đi tìm phương án để giải quyết sự cố môi trường. Mặc dù khả năng nhân sự và tài chánh không cho phép Việt Nam thực hiện một bộ luật môi trường chi tiết áp dụng cho tất cả trường hợp-điều kiện như bộ luật của Hoa kỳ ( gồm trên 25000 trang giấy chữ nhỏ), thiết nghĩ Việt Nam cũng có khả năng làm một bộ luật chi tiết hơn một văn bản gồm 17 trang giấy như bộ luật hiện hành với chi phí hai triệu dollar do Ngân hàng thế giới tài trợ. Do đó việc học hỏi các xu hướng tiếp cận của những quốc gia có tình trạng môi trường xuống cấp tương tự như ở Việt Nam là một việc phải làm.


Học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trên cùng với cùng với phương cách tiếp cận mới của Nhật bản Việt Nam có thể thực hiện nguyên lý mới do Hội đồng Liên hiệp quốc về Môi sinh và Phát triển- UN World Commission on Environment & Development đề xuất năm 1987. Ba tiêu chuẩn tất yếu cho sự phát triển bền vững cho từng quốc gia là: tạo dựng tăng trưởng kinh tế, cân bằng môi sinh, và tiến bộ xã hội. Cả ba yếu tố trên có tính liên đới và tầm quan trọng ngang nhau. Nếu căn cứ vào một lý do hay một nhu cầu khẩn thiết nào để biện minh cho việc thay đổi cân bằng trên thì sự suy thoái môi trướng có thể không xảy ra trong hiện tại, nhưng các thế hệ tương lai sẽ gánh chịu hậu quả không thể lường được.


Đối với trường hợp Việt Nam, nếu đặt trọng tâm vào việc tăng trưởng kinh tế mà không lưu ý đến quản lý và bảo vệ môi trường, dĩ nhiên việc nầy sẽ làm tăng phúc lợi biểu kiến cho xã hội đương thời. Nhưng trong tương lai, hậu quả của tác động môi trường ảnh hưởng lên sức khỏe của người dân sẽ là một gánh nặng không còn phương cách cứu chữa.

Viễn tượng tài nguyên bị cạn kiệt vì sự khai thác quá độ để đáp ứng cho nhu cầu kinh tế cấp bách như: nạn phá rừng, đất đai bị tận dụng khai thác mà không có đủ thời gian để tái lập cân bằng cho đất, sử dụng phân bón và thuốc sát trùng bừa bãi, tận dụng nguồn nước mặt và nước ngầm mà không điều nghiên kỹ lưỡng đến tác động môi trường, không khí và nguồn nước bị ô nhiễm....


Việt Nam, nếu không tìm một phương cách tiếp cận mới để tạo dựng một sinh lộ cho tương lai thì hình ảnh một dân tộc triền miên sống trong nghèo đói và không có sinh khí vì thiếu dinh dưởng và bịnh hoạn sẽ không xa thực tế vậy. Trong chuyến viếng thăm Việt Nam vào cuối tháng 2/2000, James Wolfensoln, chủ tịch Ngân hàng thế giới đã khuyên Việt Nam rằng:" Việt Nam cần phải thiết lập một nền kinh tế dựa trên cơ sở kiến thức". Đây là một thông điệp chiến lược về phát triển kinh tế áp dụng không những cho Việt Nam mà cho tất cả quốc gia đang phát triển. Cơ sở kiến thức là gì, nếu không là một cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật để thỏa mãn ba yêâu cầu phát triển do Liên hiệp quốc đề xuất. Thời đại cách mạng nông nghiệp đã qua rồi, Đổi mới để hội nhập vào nền kinh tế thị trường toàn cầu mà chỉ dựa trên phát triển nông nghiệp để gia tăng phúc lợi cho đất nước chắc chắn không phải là một thượng sách cho Việt Nam ở thế kỷ thứ 21 nầy.


Mai Thanh Truyết

5/2000


//////////////////////////////////////////////////