VAST-HộiLuan-Thông cáo Báo chí

HỘI KHOA HOC & KỸ THUẬT VIỆT NAM (VAST)

HỘI LUẬN VỀ KHAI THÁC BAUXITE TẠI VIỆT NAM

 

                       Ngày 22 tháng 11, năm 2009-  tại Westminster Civic Center

_____________________

 

BẢN TÓM LƯỢC GỞI TRUYỀN THÔNG VÀ BÁO CHI  

 

Dự án khai thác và chế biến Bauxite tại Cao nguyên Trung phần do Công sản Việt nam (CSVN) trao cho Cộng sản Trung quốc (CSTQ) đã  bắt đầu thực hiện hơn một năm nay.

Đây là một dự án rất lớn : vốn lớn ( hàng chục tỷ mỹ kim), vùng khai thác rất rộng ( hàng ngàn cây số vuông). Thời gian khai thác kéo dài rất lâu ( 40 năm).

Nhưng dự án không có lời, nếu tính thêm chi phí làm đường xe lửa, hải cảng, điện nước thì phải bị lỗ năng ( chỉ có thể hoàn vốn sau 13 năm).

Sự hình thành dự án không bình thường như tại nhiều quốc gia khác. Đó là một điển hình của sự cấu kết bất lương và thâm độc của hai đảng CS nhằm trao đổi quyền lợi kinh tế cũng như chánh trị để chỉ cốt phục vụ quyền lợi cho nhóm lảnh đạo của hai đảng.

Dự án được tiến hành cách vô nguyên tắc, độc tài, và nhiều sai phạm trầm trọng..

Dự án liên hệ đến nhiều mặt : Môi trường, kinh tế, chánh tri, an ninh quốc gia, văn hóa và đời sống các sắc tộc.

Mục đích của buổi Hội luận là tóm tắt các sai phạm và hiểm họa của việc khai thác Bauxite đem lại cho Dân tộc, đồng thời tìm kiếm và tiến hành những phương cách tranh đấu hữu hiệu hầu có thể giảm thiêu hiểm họa nầy. .

Sau đây là tóm tắt các phần trình bày của các thuyết trình viện

Về tổng quát việc khai thác Bauxite và môi trường:do TS Mai Thanh Truyết trình bày.

 Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng ký sắc lịnh số 167 ngày 1/11/2007giao cho tập đoàn Than và Khoáng sản (TVK) thực hiện.Công ty quốc doanh Chinalco cùa CSTQ xây cất hai nhà máy chế biến của giai đoạn đầu ở Tân rai (Lâm đồng ) và ở Nhân cơ ( Dăk nông) bất đầu từ giữa năm 2008.Dự án có quá nhiều khuyết điểm và tai hại. Cho nên dự án khai thác Bauxite một dự án bị chống đối mạnh nhứt từ trước tới nay.Dù vậy CSVN cứ tiến hành.

Hiện nay TQ đả xây hai dãy nhà cao nhứt vùng.trên một diện tich 1800 km2 với hàng ngàn công nhân từ bên TQ đưa sang.

Với sự thông đồng và cấu kết của CSVN, CSTQ khai thác hai vùng Bauxite nầy như là diện và điểm là âm mưu của TC nhắm tới chính thức hóa và hợp thức hóa sự hiện diện của công nhân , chuyên viện và tình báo chiến lược trá hình dể chiếm đóng và khai thác từ kinh tế, chánh trị, quân sư tại vùng Cao nguyên Trung phần. Đó là cuộc xâm lăng không tiếng súng của TC.

Một trong những tai hai lớn của việc khai thác bauxite là hoàn toàn không không ứng hợp đến sự bảo vệ môi trường.. Trong giai đọan đầu , đào quăng nhôm và tẩy rửa tạo ra nhiều chất độc hại, không phải chỉ ở trong vùng mà còn theo nước đi rất xa. Qua giai đọan hai là dùng điện phân tích để cho nhôm rồng phải dùng kỷ thuật công nghệ cao.

Trên diện tích khai thác quá rộng ,gần 1/3 diện tích toàn tỉnh mà Bộ chánh trị và chánh quyền địa phuơng cho rằng chỉ khai thác trên vùng đất hoang, không có dân không có canh tác.Sụ thực là chánh quyền phải di dân dời nhà . Mặc dù có bồi thường nhưng chỉ bằng phân nữa giá trị. Mặt khác, đất bị đào lên sẽ trôi mất nhiều thì sau nầy không có đủ đất "hòan thổ"và mhiều loại cây kỹ nghệ không trồng lại được.

Khi khai thác thì chất bụi acid, buị đỏ, bức xạ , mưa acid  trong không khí tỏa đi thật xa, hại sức khoẻ con người và haị cả cây công nghiệp. Bùn đỏ còn ngấm xuống đất đi theo nước ngầm gây ô nhiểm.

Về phương diện kỹ thuật, sự chế biến nhôm cần rất nhiều điện và nước mà vùng nầy hiện rất thiếu.và dự án hạ tầng nầy rất tốn kém.

Tóm lại dụ án Bauxite không có tính khả thi, không lời mà còn nhiều tai hại. Như vậy ngoài việc khai thác nhôm sơ chế để đem về nước cho các nhà maý nhôm,TC có một ý đồ khác thâm độc là âm mưu gây áp lực chánh trị và tạo một hình thức tiến chiếm dần lảnh thổ hay một hình thức lệ thuộc mà Việt nam khó thoát ra được.

Về mặt kinh tế và đầu tư ngoại quốc, thuyết trình viên là ông Nguyễn Bá Lộc tóm tắt các sai phạm và thiệt hại to lớn của dư án:

Đó là một trong vài dự án đầu tư lớn nhứt kể từ sau thời kỳ đổi mới kinh tế.

Khảo hướng lợi ich kinh tế xã hội có thể nghiên cứu dự án trong ba pham vi :Chỉ riêng phạm vi dự án, dự án trong nền kinh tế quốc gia, và dự án trong hội nhập toàn cầu

Trong phạm vi thuần dự án, sơ khởi VN đã bỏ ra 15 tỷ mỹ kim. Tiền bỏ ra là tiền của dân và viện trợ là gánh nặng cho nhiều thế hệ sau nấy. Còn một số dự án yểm trợ như đường xe lửa, hải cảng, điện , nước Tiền đầu tư rất lớn trong hoàn cảnh kinh tế có nhiều khó khăn hiện nay là một sự maọ hiểm nhiều rũi ro.Dự án nầy phải lỗ thôi.

Dự án không được nghiên cứu khả thi. Thù tục đấu thầu không minh bạch, làm cho công ty Alcoa của Hoa kỳ rút bỏ hợp đống với VN.Chánh quyền vi phạm luật của chính mình, khi không đưa ra Quốc hội xét bởi vìdự án rất lớn (vaì chục tỷ mỹ kim, mà CSVN chẻ nhỏ ra nhiều dự án đề né tránh. Chánh quền VN vi phạm điều 25 Luật đầu tư khi cho hàng ngàn công nhân không chuyên TQ vào làm vịệc

Trên bình diện quốc gia, dự án Bauxite có tầm cở trên một vùng cao nguyên rộng lớn và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế quốc gia.xét về tầm cở, về số vốn , về khoa học kỹ thuật, về đầu tư ngoại quốc , về viện trợ. Sự thất bại của dự án không phả chỉ có công ty TVK hay tỉnh Lâm đồng Dak lắc chịu hậu quả mà ảnh hưởng cho cả nước.Với bản chất âủ tả, độc đoán , tham nhũng của chánh quyền CS, nên không có cuộc nghiên cứu tiền khả thi kỹ lưỡng rất cần thiết cho một dự án lớn như vậy.

Trên bình diện hội nhập toàn cầu,VN phải mở rộng đầu tư ngoại quốc, phải gây cảm nghĩ tốt của các nhà đầu tư. Đằng nầy qua cách tiến hành đầu tư như đã biết, các nhà đầu tư ngoại quốc, các chánh phủ viện trợ, một số cơ quan quốc tế giảm cảm tình với VN (đaị diện các nước viện trợ yêu cầu VN xét lại dự án).

Về tính cách quốc tế của dự án, điều rõ ràng nhứt là sự cấu kết và thao túng giữa hai đảng CS bất lương và bất nhân để mưu tìm quyền lợi riêng tư cho nhóm lảnh đạo , không có đếm xĩa đến quyền lợi của Dận tộc VN.

Mặt khác, CSVN chỉ là tay sai cho sự bành trướng bá quyền kinh tế của TQ. Khai thác Bauxite ở VN, TQ có nhiều thuận lợi hơn. Nhờ sự tiếp tay của CSVN, TQ sẽ làm bá chủ khoáng sản trên thế giới Từ đó có thể lủng đọan thị trường nhôm ..

Về mặt chánh trị và an ninh quốc gia, phần nầy do TS Lê Hồng trình và được tóm tắt :

Sau khi ký Hiệp định Paris 1973, TQ không còn sợ đụng với Hoa kỳ, nên chiếm Hoàng sa của VN: Đến năm 1988, TQ lại tiến chiếm một số đảo Trường sa của VN. CSVN không đưa vụ xâm lăng nầy ra Liên Hiệp quốc.

Tham vọng bá quyền TQ không những muốn làm chủ biển đông mà còn muốn các nuớc láng giềng là các chư hầu của Bắc kinh.

Hà nội đã mất chủ quyền nên không có thái độ nào khi TQ vi phạm luật đầu tư là đưa nhiều công nhân qua làm ở hai dự án Tân rai và Nhân cơ và định cư như một đặc khu.

(Tân rai có 500 và Nhân cơ có 300 nhân công Tàu). Có lực lương cảnh vệ riệng.

Theo tin tức từ báo chi VN tiết lộ, VN còn cộng tác với TQ tìm kiếm và khai thác Uranium ở Nông sơn.

Về khía cạnh an ninh quốc gia, nếu có xung đột như hồi năm 1979, thì 30.000 công nhân ở các mõ Bauxite Cao nguyên, tức khắc có thể biến thành ba sư đoàn tấn công vùng cao nguyên . Chưa nói đến một số công nhân đó là thuộc thành phần bất hảo đưa qua VN , nhóm nầy có thể trở thành côn đồ du đảng gây hấn với dân địa phương.

Sinh hoạt riêng tư và đặc thù của người Tàu dần dần có thể trở nên khu tự trị, nằm ngoài luật pháp và chánh quyền VN.

Qua dự án Bauxite, nhóm lảnh đạo CSVN muốn biến VN thành  chư hầu của TQ.

Vấn đề bảo tồn văn hóa và sắc tộc,  do TS Mai thanh Truyet trình bày.

Đa số cư dân vùng Cao nguyên là người thiểu số. Họ có cuộc sống rất thấp và đời sống rất khổ cực.Sau những chuyến di dân từ miện Bắc sau 1975, đất đai canh tác của đòng bào thiểu số bị thu hẹp lại, một số viên chức chánh quyền địa phương cướp đất của ho, khai thác bừa bãi cây rừng. Thỉnh thoảng có những chống đối chánh quyền hiện nay.

Kế hoạch khai thác Bauxite sẽ còn mở rộng và kéo dài hàng chục năm, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của các sấc tộc, gia đình tan nát thêm, đói nghèo sẽ gia tăng..

Mong ước của người thiểu số là được chánh quyền trả lại đất và họ tự xây dựng cho họ cuộc sống an bình. Chính vì vậy mà Unesco có công ước với CSVN hồi 2005 về sự bảo vệ văn hóa và cuộc sống của các sắc tộc vùng Cao nguyên Trung phần.

Việc khai thác Bauxite làm tan nát nhiều gia đình và buôn làng của người Thương Chánh quyền buộc cư dân ở vùng khai thác phải dời cư, và bồi thướng thấp khiến họ khó tạo lập lại cuộc sống. Mặt khác, phong tục tập quán của họ không dễ dàng thay đổi trong sự xáo trôn hiện nay do kế họach Bauxite.

Vậy CSTQ đến khai thác Bauxite không đem lợi ích gì cho đồng bào thiểu số mà dần dần chiếm cứ vùng cao nguyên với nhiều tiềm năng kinh tế phong phú.

Về phương cách đấu tranh. Đây là một mục tiêu quan trọng của Buổi Hội luận Phần nầy do TS Trân Cảnh Xuân và KS Phạm ngọc Lân trình bày.

CSVN và CSTQ toa rập và âm mưu qua dự án khai thác Bauxite đưa đến rất nhiều tại hại cho đất nước trên nhiều mặt như đã tóm lược ở trên.

Mục tiêu của phần nầy là tìm kiếm, phối hợp và thực hiện những cách thức chống đở hầu có thể giảm thiểu các tai hại.

Đối tượng của tranh đấu là CSVN và CSTQ trên nhiều mặt, nhứt là mặt trân kinh tế Cuộc tranh đấu được thực hiện trong đoản kỳ và trường kỳ, trực tiếp và gián tiếp

Trực tiếp là chính người Việt, đòan thề , tổ chức người Việt trong và ngoài nước cố gắng tiến hành cách hữu hiện  Phuơng cách gián tiếp là nhờ các cá nhân , các tổ chức, các quốc gia , quốc tế có liên quan VN như UNESCO,WTO, ASEAN, .Ngân hàng thế giới , Ngân hàng Á châu , Quỷ tiền tệ quốc tế.

Các nước có viện trợ cho VN, các nhà dầu tư ngoại quốc tại VN.

Điểm quan trọng là "quốc tế hóa" vấn đề và "hợp đồng chiến đấu." Nêu rõ cho thế giới sự gian manh và nguy hiểm của TQ về xây dựng cường quốc kinh tế và quân sự.

Ước mong của Hội Khoa học kỹ thuật là đóng vào chính nghĩa  phục vụ  Dân tộc.

                                                                    

 

 

Báo Người Việt-Phóng sự Hội luận 22-11-2009

Hội luận về khai thác bauxite tại Việt Nam
Friday, November 27, 2009 Bookmark and Share
medium_DP-091127-Bauxite.jpg



Hình bên: Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết trưng những chứng cớ về những bất lợi trong việc khai thác Bauxite ở Việt Nam tại buổi hội luận do Hội Khoa Học & Kỹ Thuật Việt Nam tổ chức. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)



Mất khoáng sản hôm nay, mất chủ quyền ngày mai



Nguyên Huy/Người Việt



WESTMINSTER - Ngày 22 Tháng Mười Một, Hội Khoa Học & Kỹ Thuật (KH & KT) Việt Nam tiếp tục tổ chức hội luận về việc khai thác bauxite tại Việt Nam.

Trên hai trăm đồng hương đến Westminster Civic Center để nghe năm diễn giả trong hội thuyết trình, gồm các ông: Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết, chủ tịch hội đồng quản trị Hội KH & KT Việt Nam, Nguyễn Bá Lộc, hội trưởng, Giáo Sư Lê Hồng, nhân sĩ trong cộng đồng, Giáo Sư Trần Cảnh Xuân và kỹ sư Phạm Ngọc Lân.

Tất cả các diễn giả đều có chung một nhận định, rằng đây là dự án to lớn có tầm mức quốc gia và rất lâu dài (đầu tư $15 tỷ, kéo dài 40 năm) và có tính cách quốc tế vì dự án có nhiều nước tham dự đấu thầu. Nhưng, xét trên thực tế, dự án không được chuẩn bị đầy đủ, không có ý kiến của dân chúng, tiến hành sai luật lệ, đồng thời không có lợi ích kinh tế mà thực ra đó chỉ là một sự cấu kết giữa Cộng Sản Việt Nam và Cộng Sản Trung Quốc.

Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết, trong 15 phút thuyết trình về đề tài "Tổng quát về việc khai thác Bauxit," đã tóm tắt khá đầy đủ về hiện tình việc khai thác Bauxit ở Việt Nam hiện tại. Kết luận của ông là, dự án hoàn toàn không đem lại lợi ích gì cho dân chúng, mà ngược lại, gây ra rất nhiều hậu quả tai hại về môi trường, kinh tế và xã hội.

Trong buổi thảo luận này, Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết cũng cho ra mắt tập tài liệu mới mà ông thu thập được từ những bài viết trong và ngoài nước về việc khai thác bauxite ở Việt Nam. Sách có tựa đề "Từ Bauxite đến Uranium, Tiến trình đô hộ Việt Nam của Trung Cộng," do "Mekong Tị Nạn" và "Nguyễn Ngọc Huy Foundation" ấn hành.

Nhìn về khía cạnh kinh tế, hội trưởng Hội Khoa Học & Kỹ Thuật, ông Nguyễn Bá Lộc, có nhận định:

Tài nguyên quốc gia bị phí phạm và mất mát do quản lý kém, do tham nhũng và kỹ thuật của Trung Cộng đưa sang rất kém.

Phải mất nhiều năm mới thu hồi được vốn trong khi tạo ra rất nhiều công nợ cho nhiều thế hệ tiếp nối phải trả.

Ảnh hưởng xấu cho các nhà đầu tư ngoại quốc và các nước viện trợ vì không trong sáng và không công bằng trong đấu thầu và quản lý đầu tư.

Phí phạm tài chánh công vì phải bỏ ra hàng chục tỷ trong khi kinh tế suy thoái.

Gây thiệt hại cho các dự án trồng cây công nghiệp trong vùng cũng như không tạo được công ăn việc làm cho người dân địa phương...

Giáo Sư Lê Hồng, chuyên viên Hành Chánh Công Quyền, Chính Trị Ðối Chiếu và Công Quyền Ðối Chiếu, cũng có những nhận định về khía cạnh chính trị trong dự án Bauxit. Ông cho rằng, dự án cho thấy "CSVN đánh mất chủ quyền trên chính lãnh thổ quốc gia của mình khi phải chịu cho hơn 50 ngàn công nhân ngoại quốc vào cao nguyên Việt Nam làm thợ mỏ, chiếm mất 50 ngàn công việc của công nhân Việt Nam. Không có một quốc gia nào đầu tư vào Việt Nam có được cái quyền đó. Số hơn 50 ngàn công nhân này, hơn 40 năm nữa, sẽ hoàn tất việc khai thác, họ sẽ tạo ra trong xã hội Việt Nam nhiều tệ nạn." Cụ thể, họ sẽ "lập các bang Quảng Ðông, Phúc Kiến, Vân Nam... để độc quyền thao túng hàng hóa trên thị trường Việt Nam, sẽ chiếm đất của các dân tộc thiểu số để lập khu tự trị làm tay trong cho nhà cầm quyền Trung Cộng tiến hành việc Hán hóa Việt Nam."

Theo Giáo Sư Trần Cảnh Xuân và kỹ sư Phạm Ngọc Lân, tất cả mọi người Việt Nam phải sử dụng mọi phương tiện truyền thông để phổ biến tin tức cập nhật về vụ Cộng Sản Việt Nam đã để cho Trung Cộng khai thác Bauxit, tạo ý thức cho quần chúng về nguy cơ Hán hóa này. Mặt khác phải phối hợp cùng những tiếng nói đấu tranh ở trong nước cũng như vận động thế giới về nhiều mặt.

Ngày 5 Tháng Mười Hai sắp tới, Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết sẽ cùng Tiến Sĩ Phan Văn Song, đến từ Âu Châu, và ông Hoa Thế Nhân trong Ðại Việt Quốc Dân Ðảng, tổ chức một buổi hội luận nữa tại Lê Văn Duyệt Foundation về "Hiện tình đất nước Việt Nam," vạch rõ thêm sự bất lợi trong dự án Bauxite hiện đang được thực hiện tại cao nguyên miền Trung Việt Nam.

VAST-Hội luận 22-11-2009-Mai Thanh Truyết

 

Bauxite: Vấn Đề Bảo Tồn Văn Hóa và Sắc Tộc người thiểu số

             (Phát biểu nhân ngày Hội thảo do VAST tổ chức ngày 22/11/2009 tại Westminster,CA)

 

 

Tóm lược: Người thiểu số miền Cao nguyên rất nhạy cảm và có mặc cảm đối với người Kinh (Việt Nam). Với diện tích Cao nguyên ngày càng thu hẹp vì di dân, từ 1,4 triệu trước năm 1975 cho đến 4 triệu hiện nay, người Thượng có khuynh hướng ngày càng rút sâu vào hướng Tây, đôi khi vượt qua biên giới Lào và Cambodia.

 

Mật độ người Thượng trước năm 1975 chiếm khoảng 90%. Ngày nay, chỉ còn ước tính khoảng 400 ngàn sinh sống ở vùng Cao nguyên Trung phần Việt Nam. Điều nầy nói lên việc khai thác quặng mõ bauxite tại vùng nầy càng làm cho sự việc càng nghiêm trọng hơn đối với họ. Theo thống kê của World Bank năm 2008, tỷ số người Thượng hiện đang sống dưới mức nghèo đói là 72%.

 

Đối với những người ở lại bám trụ, vì đất canh tác càng bị thu hẹp, gia đình có nguy cơ làm không đủ ăn. Do đó, các lao động chính của gia đình cần phải tha phương cầu thực. Vô hình chung, gia đình sẽ bị xáo trộn và có thể đưa đến ly tan. Con cái của họ, vì thiếu vắng cột trụ của gia đình có thể đi vào vòng sa đoạ. Đây có thể là viễn ảnh của xã hội trong một tương lai không xa nếu, TC "thực sự" khai thác hay "chiếm đóng" Cao nguyên Trung phần Việt Nam.

 

 

Thưa Quý vị,

 

Đứng về phượng diện địa lý, tỉnh Đắk Nông được bao bọc bởi tỉnh Dak Lắc về phía Bắc, Lâm Đồng về hướng Đông Nam, tỉnh Bình Phước và giáp với biên giới Cambodia về hướng Tây. Gia Nghĩa là trị trấn của Đăk Nông, cách Sài Gòn 245 Km, Phan Thiết 180 Km. Còn Lâm Đồng được bao bọc  bởi các tỉnh Đăk Lắc, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, và Sông Bé.

 

Tỉnh Đắk Nông chiếm diện tích 6.510 Km2, có độ cao trung bình từ 600 đến 700m, nhưng cũng có nhiều nơi chiếm cao độ trẹn 1.900m. Về dân số, có 417.00 người năm 2007 gồm đa số 80% người Kinh (Việt Nam) và 31 sắc tộc thiểu số trong đó người M'nong, Tay, Ede chiếm đa số. Mật độ trung bình là 64 người/km2 và có 15% dân sống trong các thành phố. Thu nhập đầu người cho năm 2006 là 7,7 triệu/năm (~US$450).

Đăk Nông được bao phủ  bởi rừng rậm chiếm 64%, trong đó gồm 87% là rừng thiên nhiên, 2% rừng trồng cây công nghiệp, và 11% đất hoang. 

Nói về ảnh hưởng của xã hội và xáo trộn văn hóa một khi CS Việt Nam cho TC khai thác bauxite vùng nầy, chúng ta, trước hết có thể nêu một thí dụ điển hình ở tỉnh Pleiku ành hưởng lên người dân Jarai chỉ sau một thời Việt Nam phát triển vùng nầy.

Tiến sĩ Matthieu Guérin, giáo sư Trưởng khoa Sử Hiện đại của Viện Đại Học Caen và chuyên viên nghiên cứu nền Văn hóa dân tộc Jarai tại Pleiku nhấn mạnh "Chỉ cần có 30 năm là đủ để hủy hoại toàn bộ «khu "Rừng Muôn Thánh"  (la forêt des mille génies ). « Cuộc tàn phá bắt đầu ngay vào những ngày đầu những ngày Thống Nhứt đất nước Việt Nam năm 1975»"  để gây sự chú ý của các thính giả trong buổi nói chuyện ở Đại học Sorbonne vào tháng 2/2009 về cuộc tàn phá Rừng già và cướp đất  ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam.

Hiện tượng một nền nông nghiệp lương thực (của người dân tộc Jarai ) được biến thành một nền nông nghiệp công nghệ và thương mãi dài hạn ngày nay đã lên đến một mức độ trầm trọng có nguy cơ đến tương lai của người Jarai. «Trước hoàn cảnh bị cướp đất có kế hoạch, người dân Jarai trước chỉ biết lùi sâu vào vùng rừng già. Nhưng ngày nay, gần như không còn rừng già nữa, và họ đang bị đưa vào bẩy sập. Không biết làm sao hơn, hoặc là chấp nhận số phận, bị đồng hóa vào dân tộc Kinh, hoặc là kêu gọi mở ra một cuộc đấu tranh đầy tuyệt vọng ».

Thật vậy, đây là một nền Văn hóa đang bị hủy hoại. Cách đây không bao lâu, người dân tộc Jarai di săn cọp trong những khu rừng già (của họ), câu cá trên những giòng nước chảy siết, hái hoa, hái trái, đốt rừng làm rẩy ... và dân tộc Jarai, những đứa con của rừng lớn lên, sanh hoạt trong  rừng, và sống với  rừng.  Và còn hơn thế nữa, dân tộc Jarai có một mối tương quan đặc biệt và mật thiết  với rừng, họ với rừng mà một, như những tài liệu nghiên cứu của nhà truyền giáo – nhân chủng học Jacques Dournes đã chứng minh. Nhưng ngày nay «Hãy tưởng tượng rằng trong vòng chỉ 30 năm ngắn ngủi, quý bạn đang nhìn thấy gia tài văn hóa của quý bạn đang bị tiêu hủy và trên đường sụp đổ» Tiến sĩ Matthieu Guérin nói tiếp. «Đó là những gì hiện đang xảy ra với dân tộc Jarai. Nếu họ không hòa đồng, nếu họ không chấp nhận lối sống của người Kinh, và nếu họ không chấp nhận lối sống định cư, họ sẽ không còn nơi cư ngụ. Và để kết luận chúng tôi gọi đây là một loại diệt nhân chủng (ethnocide)».

Ngày nay tại thành phố Pleiku thủ phủ Tỉnh Gia Rai, có 200 ngàn người Việt gốc Kinh và 40 ngàn người dân tộc Jarai. Để so sánh, trước Đệ nhị thế chiến, tỷ số dân Thượng ở Tây nguyên Trung Phần Việt nam là 93%.

Ngày nay nếu ta đến viếng Pleiku, từng một thời được nhắc đến như là một thành «phố núi cao" thơ mộng , của các " em Pleiku mà đỏ môi hồng», thì nay, không còn cảnh thiên nhiên nên thơ gần gũi để chỉ "đi năm phút đã về chốn cũ» nữa, mà sẽ chỉ thấy một thị xã tân thời, đầy những cao ốc, với những nạn kẹt xe, bụi bặm, ồn ào bởi những tiếng xe gắn máy, chúng ta chỉ tìm thấy bóng người Thượng, người dân tộc Jarai ở tụ tập (bị vất)  bên ven bờ thành phố,  trong những nhà tôn, vách ván trên nền đất nện tạo thành những khu nhà bình dân (ghetto) điêu tàn, dơ dáy. ...

Đừng nghĩ rằng tình trạng kinh tế của dân tộc Jarai khá hơn lúc trước vì nhờ nền kinh tế vùng Cao nguyên đã phát triển. Rất ít gia đình người dân tộc có điện vào nhà, và rất hiếm nhà người dân tộc có TV, ta có thể kết luận nhà người dân tộc Jarai sống cũng giống như giấc mơ của họ: tí ti, tạm sống qua ngày.

Giấc mơ thực sự của họ ư? Họ mong Nhà nước Việt Nam trả đất lại cho họ. Trả đất của tổ tiên họ cho họ. Và có thể cho phép họ được tự do thờ phượng, như Hiến Pháp nước "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" đã quy định. Họ có xin quyền Tự chủ không? Thật sự mà nói cũng có vài người có nghĩ đến, nhưng đó là một chuyện khác Tuy không nói ra, nhưng trong thâm tâm họ, chắc chắn là họ xót xa vì mảnh đất quê hương họ bị dày xéo. Ước mơ giản dị nhất của người Jarai không gì khác hơn là được sống yên ổn làm ăn. Nhưng nào có đươc?

Trước những tình trạng đói khổ và những đòi hỏi nhân quyền nầy, rất dễ đưa đến những sự  xung đột; và quả thật điều này đã xảy ra: Cuộc cưỡng chiếm đất của Nhà nước để quy hoạch cho công nghệ, một chuyện ép giá của một chủ xí nghiệp tư để mua đất, ... và còn nhiều chuyện không được các cơ quan cầm quyền địa phương xử lý công bằng đã đem lại một cuộc nỗi dậy và cuộc đàn áp dữ dội đổ máu vào năm 2001.

Trở qua vấn đề khai thác quặng bauxite tại Cao nguyên Trung phần Việt Nam, hay đúng hơn tại Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đák Nông), người Thượng thực sự là từ chung để gọi toàn thể  các dân tộc  thiểu số vùng Tây Nguyên Trung phần Việt nam: Jarai, Bahnar, Rhadé, Sédang, Koho, Bru, Pacoh, Katu, Sré .Có tất cả là 31 dân tộc khác nhau gọi chung theo một từ chung (cấm ) là Degar, có nghĩa là «những người con của rừng núi».

Tưởng cũng nên nhắc lại rằng trước khi xảy ra "chiến dịch rêu rao" "khai thác quặng Bauxit" này của nhà nước CSVN, họ cũng đã từng bị chèn ép lấn đất, lấn rừng, cấm đạo rồi...Nhưng vì thấp cổ bé miệng họ đành nhẫn nhục chịu đựng, sau khi đã chống đối không xong. Cuối cùng, rất nhiều người đã phải bỏ rừng bỏ rẫy tìm đường ra đi. Ra đi trong uất ức và đau xót vì có lắm người đã phải để vợ, con ở lại. Hiện nay Canada là nơi đang đón nhận người tị nạn Jarai từ mấy năm nay.  Cho đến bây giờ thì tình trạng cuỡng bức đã trở nên toàn diện, lộ liễu và có kế hoạch.

Vậy thì xin hỏi: Đàng sau tất cả mọi sự cuỡng chiếm đất đai của đồng bào thiểu số, và vụ "khai thác quặng bauxit ở Cao nguyên Nam Trung phần là do thế  lực nào thúc đẩy, và với mục đích gì?

Bài học ở Pleiku kể trên, cho thấy sự việc lại tái diễn ở hai vùng đất nêu trên (Tân Rai và Nhân Cơ) nhưng dưới một hình thức khác. Nói theo kiểu quân sự  thì việc CSVN bề ngoài thì hô hào việc khai thác Bauxit (gọi là "DIN" ) mà kỳ thực bên trong là nhà nước CS Việt Nam đã giao khoán cho TC toàn quyền khai thác hai vùng nầy (tức là "ĐIỂM").  Do đó, nhiều vấn đề không thuận lợi cho người địa phương tức người Thượng có thể nảy sinh trước sự hiện diện của một dân tộc ngoại quốc chiếm đóng  và khai thác.

Người Thượng ở Viêt Nam có nhiều phong tục, tập quán, cung cách sống và sinh hoạt đặc biệt khác xa với người Kinh (người Việt Nam). Nhiều chương trình phát triển miền Cao nguyên dưới thời Việt Nam Cộng Hòa cũng không đem lại sự ổn định hay làm tăng mức sống của người Thượng cũng vì không nghiên cứu tường tận nhu cầu thực sự của họ.

Hai địa điểm hiện đang được khai thác là Nhân Cơ, nằm về phía Tây của thị xã Đà Lạt và cách trung tâm nầy khoảng 40 Km. Còn địa điểm Tân Rai ở xã Lộc Thắng nằm về phía Bắc của thị xã Bảo Lộc và cách 15 Km.

Ngày nay, CS Việt Nam lại áp dụng một chính sách áp đặt và cung cách cư xử với họ càng khắc nghiệt hơn hoàn toàn không ứng hợp với nguyện vọng của họ. Từ đó nảy sinh ra nhiều hệ lụy có thể gây ra sự đổ vỡ mối liên hệ Kinh-Thượng vốn đã không thể hiện một cách công bằng và bình đẳng.

Sau đây là những sự kiện và hệ lụy có thể xảy ra khi sự xâm nhập của TC vào công cuộc khai thác bauxite ở vùng cao nguyên.

·         Việc chiếm đất để làm công trường khai thác hay xây dựng cơ xưởng của TC và Việt Nam, cũng như việc áp đặt và chuyển dời người thiểu số là một vần đề hệ trọng chứ không đơn thuần là một bài toán cần phải giải quyết như tịch thu đất đai và đền bù cũng như di dời người thiểu số.

·         Việc chọn chỗ mới cho việc di dời theo quan điểm của người Kinh chỉ là một việc đơn giản, nghĩa là tìm cho họ một vùng đất nào đó để họ ở, sinh sống, và "tìm miếng ăn". Nhưng thực sự, người Thượng chú trọng nhiều đến phong tục, thổ nhưỡng, và nhứt là truyền thống sinh hoạt thôn xóm ngay cả việc đào giếng hay làm cổng vào làng cũng là một viêc hết sức tế nhị cần nghiên cứu. Nếu không, họ, sau khi bị tập trung lại, sẽ chỉ ở một thời gian ngắn rồi bỏ đi…

·         Đối với việc di dời, ai là người chịu trách nhiệm trực tiếp? Đất đã khoán cho TC, mà sao trách nhiệm di dời lại để cho nhà cầm quyền địa phương, một cơ quan không có phương tiện tái chánh để thực hiện việc di dời cũng như đền bù thiệt hại. Địa phương chỉ có khả năng cung cấp "đất hoang" mà thôi, hoàn toàn không đủ nghiên cứu để cứu xét tính cách khả thi của đất cho nông nghiệp hay không, một việc cốt lỏi của sự sinh tồn của người Thượng. Do đó, sự di dời đã xảy ra từ hơn 3 năm nay vẫn còn tồn đọng và hiện tại vẫn còn hơn 500 gia đình người Thượng vẫn chưa được sắp xếp và đang còn trong vòng tranh chấp.

·         So với phong tục đặc biệt của người Thượng, việc thay đổi nếp sống "văn minh" chưa hẳn làm cho họ có thêm nguồn phúc lợi và hạnh phúc; nhưng trái lại, có thể làm cho việc di dời trở nên phức tạp hơn. Kinh nghiệm của Việt Nam Cộng Hòa trong việc làm nhà mái tole, dẫn nước sinh hoạt vào nhà, làm nhà vệ sinh bên trong nhà hoàn toàn không ứng hợp với tập quán của họ. Việc rời bỏ các khu định cư để đi sâu vào rừng trướvc năm 1975 là một kinh nghiệm quý báu cho nhà cầm quyền hiện tại trong chính sách đối với người Thượng.

·         Thêm một hệ lụy có nhiều xác suất xảy ra là tiền đền bù. Theo như tin tức  Việt Nam thì số tiền đền bù không xứng đáng với tài sản, đất đai, nhà cửa và hoa màu của người Thượng bị di dời. Nhiều vụ kiện đang còn kéo dài ở Tân Rai vì đất mới được cung cấp và số tiền bồi thường không đủ để cất nhà giống như ngôi nhà cũ lấy chi để tạo dựng lại cuộc sống mới. Cũng như cần phải tính thêm những sự ăn chận, tham những, ép buộc của địa phương trong việc áp dụng chính sách di dời.

·         Từ yếu tố vừa kể trên chúng ta thấy không thể khoán cho địa phương mà cần phải có chính sách chung và thống nhứt từ trung ương cũng như việc thực hiện cần phải có sự giám sát chặt chẽ, nghiên cứu địa chất tường tận, và nhứt là cần nghiên cứu yếu tố tôn giáo…để từ đó giải thích rõ ràng cho người dân lý do vì  sao họ phải dời đi nơi khác. Làm được như thế thì sự dời đổi sẽ bớt đi nhiều khó khăn và cuộc sống người dân sẽ bớt phiền toái ngõ hầu có  thể sớm được ổn định trong cuộc sống mới.)

·         Sau cùng, đối với sự tín ngưỡng và phong tục của người Thượng, vai trò của ông "Già Làng" rất quan trọng, vì là một ngôi vị tối cao của một làng. Mọi người già trẻ lớn bé đều phải thực hiện, làm đúng những mệnh lệnh, khuyến cáo của "Già Làng", hoàn toàn không có một ngoại lệ nào. Do đó, nhà cầm quyền cần phải giải thích, thuyết phục chính sách di dân, đừng để Già Làng còn nhiều nghi ngờ ảnh hưởng không tốt đến việc di chuyển, dời đổi người dân. Điều quan trọng nhứt là đừng dối gạt niềm tin của người Thượng qua sự chơn chất của họ. Nếu sai phạm, mọi chính sách di dời sẽ bị đổ vỡ và họ sẽ rút vào rừng sâu…

Qua những yếu tố phân tích trên đây, chúng ta thấy quả thật người Thượng rất nhạy cảm trong cung cách đối xử của người Kinh. Ngày nay, với sự hiện diện của ngoại bang, người Hán, chắc chắn trong tương lai sự mâu thuẫn giữa hai sắc dân kể trên sẽ làm cho vùng cao nguyên Trung phần Việt Nam biến thái theo chiều hướng bất thuận lợi cho người Thượng.

Đặc biệt có hai điểm cần lưu ý về chính sách đối với người Thượng từ sau 1975 về phía Hoa Kỳ và cs Việt Nam.

Do chính sách muốn tạo ảnh hưởng , ngay từ sau khi Việt Nam hoàn toàn nằm trong tay CS, Hoa Kỳ bằng mọi phương tiện đã đẩy mạnh mức độ xâm nhập vào miền Cao nguyên Trung phần qua sự phát triển phong trào gia nhập vào đạo Tin lành của dân tộc thiểu số. Có thể nói, sau gần 35 năm, Hoa Kỳ đã đạt được thành quả là lực lượng tín đồ Thượng hiện nay là một lực lượng đáng kể ở vùng nầy nhất là ở những thị xã hoặc thành phố.

Trong lúc đó, CS Việt Nam cũng cố gắng ngay từ đầu đào tạo một tầng lớp cán bộ người Thượng đề làm nồng cốt cho công cuộc "quản lý" người thiểu số.

Cà hai chính sách nầy đã đào tạo một số nhân sự có trình độ, tuy ở hai chiều hướng và mục đích khác nhau, nhưng rốt ráo lại, tuyệt đại đa số người Thượng vẫn không gia nhập vào hai khuynh hướng nầy và tiếp tục theo sự hướng dẫn của Già Làng mà rút sâu vào nội địa.

Kết quả tiên liệu cho tương lai qua những hiện tượng đã xảy ra ngay từ sau khi chiếm toàn cõi Việt Nam, sĩ số người Thượng sống trong vùng nầy bị giảm đi hằn. Họ đã trốn chạy vào rừng sâu, qua Cambodia và Lào. Và cuối cùng, nhiều người đã phải xin tị nạn chính trị tại nước thứ ba, như đã nói trên.

Trong một tương lai không xa nữa, viễn ảnh không còn sự hiện diện của nhiều sắc dân thiểu số sống trên Cao nguyên Trung phần Việt Nam qua việc khai thác bauxite của TC không phải là điều không tưởng. Và nóc nhà của Việt Nam, thảm thực vật che chở cho sức sống của người Việt sẽ bị hủy diệt cả về hệ sinh thái lẫn tính đa dạng xã hội của vùng nầy..

Để kết luận, việc «giúp đở» người Thượng là giúp đở kinh tế, là giúp họ hiểu và khai triển khái niệm về sự tiến bộ của con người. Nhưng tuyệt đối, phải biết tôn trọng dị biệt văn hóa của người Thượng, không được áp đặt những gì đi ngược lại truyền thống của họ. Hơn nữa, nếu những người cầm quyền hiện tại, nếu còn một chút điểm lương tri để thấy rằng không nên đặt họ, những đồng bào thiểu số, những người con của đất trời thiên nhiên vào hoàn cảnh hay tâm trạng của những kẻ thiếu quê hương để phải "sống mãi trong tình thương nỗi nhớ". Nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn, với cái "cảnh sơn lâm bóng cả cây già", với "tiếng gió gào ngàn", với "giọng nguồn thét núi" như Hổ Nhớ Rừng của Thế Lữ. Tội nghiệp cho những đồng bào thiểu số bơ vơ nầy đã bị chèn ép, đàn áp đến "ba tầng áp bức" và đã bị dồn đến chân tường!

Và rốt ráo hơn nữa là đừng để Vùng Cao nguyên biến thành những khu «biệt lập người Da đỏ» (Indian reserve) kiểu Mỹ, chuyên biểu diễn Múa Vũ Văn Hóa cho các đoàn du khách đến thăm viếng.

Hiện nay, hình ảnh nầy có thể là hình ảnh của Người Thượng tương lai ở Việt Nam.

 

 

Mai Thanh Truyết

Westminster, 11/22/2009

 

 

VAST-Hội luận 22/11/2009-Trần Bá Lộc

KHÍA CẠNH KINH TẾ VÀ ĐẦU TƯ NGOẠI QUỐC

VỀ DỰ ÁN KHAI THÁC BAUXITE TẠI VIỆT NAM

 

 

Về phương diện kinh tế, dự án đầu tư khai thác và chế biến nhôm (bauxite) ở Cao nguyên Trung phân là một dự án rất lớn, và liên quan đến nhiều khía cạnh kinh tế, xã hội quan trọng.

Dự án được tiến hành trong điều kiện kinh tế có nhiều khó khăn và hệ quả có nhiều bất lơị hơn thuận lợi.

Mặt khác , Cộng sản Việt nam (CSVN) cấu kết với Cộng sản Trung quốc (CSTQ) trong ý đồ chiếm đoạt tài sản của đất nước ta,.và huỷ diệt dần một số giá trị văn hóa xã hội .

 

I.              Sự hình thành và diễn tiến thực hiện dự án Bauxite

 

1.     Một dự án rộng lớn nhưng lợi ích kinh tế mơ hồ, khó có lời

      a/ Qui mô dự án to lớn:

        -   Chánh phủ VN bỏ vốn sơ khởi 15 tỷ mỹ kim cho tập đoàn quốc doanh Than và khoáng sản (TVK) thục hiện. Rồi đây sẽ phải thêm vào chừng năm ba tỷ mỹ kim nũa cho việc xây dưng đường xe lửa, hải cảng, xa lộ, điện và nước. Vốn đầu tư nầy từ ngân sách Chánh phủ (tiền thuế), họặc từ nhà đầu tư ngoại quốc, hay từ viện trợ.

-       Trử lượng quặng nhôm của VN rất lớn (theoTVK ước tính khoảng 5,3 tỷ tấn), đứng hạng ba  trên thế giới (sau Úc và Guinea.) Ước tính mỗi năm sản xuất được khoảng  2 triệu tấn nhôm sơ chế (alumina), trong giai đoạn đầu.

-    Vùng định khai thác rất rộng lớn và có đến 4-5 triệu dân có mức sống rất thấp. Đây không phải là nhà máy chế biến một sản phẩm cách đơn sơ, mà nó có tính cách hũy hoaị nhiều thứ kể cả cây công nghiệp hiện tại đang có hoa lợi..

-       Nếu so với các dự án từ trước tới nay thì đây là dự án nằm trong 10 dự án có tầm cở quốc gia, và tiến hành khai thác rất lâu dài (40-50 năm.)

-       Ngay bước đàu của kế họach , công ty Trung quốc ( Chinalco) đã trúng thầu dự án xây cất cơ sở chế biến alumina Tân rai ( Lâm dồng ) trị giá tới 460 triệu mỹ kim và sau đó VN giao cho Chinalco (không có đấu thầu) luôn dự án Nhân cơ ( Dăk nông ) trị giá  466 triệu mỹ kim.

        b / Về lợi ích kinh tế .  Cho tới nay chưa thể tính được lợi ích kinh tế chính xác của các dự án.trên,.bởi lẽ thiếu các cuộc nghiên cứu khả thi, còn nhiều yếu tố mơ hồ , chưa chắc.. Mà đây là loại dư án lớn và phức tạp. Chi phí sản xuất như hạ tầng cơ sở , giá điện, nước chưa tính vào vì một số dự án đầu tư phụ trợ chưa nghiên cứu.

Theo vài nghiên cứu sơ sơ thì mỗi tấn alumina sản xuất được sẽ lỗ độ 50-60 đô la.(Theo dự trù mỗi nhà maý sản xuất được 600.000 tấn nhôm sơ chế / một năm.)

Theo ông Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đòan TVK thì dự án chỉ thu hồi vốn sau 13 năm, mà dự án đầu tư nào có trên 3-5 năm mới thu hồi vốn là dự án không hiệu quả kinh tế..Theo TT Nguyễn tấn Dũng nói với cư dân ở Tân rai trong chuyến thăm công tác  (tháng 9 vừa qua) thì mỗi năm VN có số thu là 120 triệu mỹ kim từ dự án nầy.(vào năm nào không có nói, chỉ mị dân) .

 

 

 

         c/ Dự án có tính cách quốc tế  .  Một mình công ty quốc doanh hay tư doanh của VN hiện nay khộng đủ khả năng thực hiện dự án loại nầy .

Cần một số công ty lớn ngoại quốc chuyên về nhôm. VN có chào mời một số công ty cao thủ tham gia ngay từ đầu như :Alcoa Inc, cuả Mỹ ( hiện nhứt nhì thế giới, Rio Tritto (Uc và Anh) , Rusal (Nga) , Chinalco ( Trung quốc),  Nhựt …

 

Dự án còn liên quan trực tiếp hay gián tiếp dến các quốc gia chi viện cho các chương trình hạ tàng cơ sở ( Anh , Úc , Nhựt Thụy điển , Na uy  và cơ quan quốc tế ( Ngân hàng thế giới ,ngân hàng Á châu., Cơ quan mậu dịch thế giới)

 d/ Thị trường nhôm trên thế giới:  Dự án nầy chỉ cung cấp cho thị trường quốc tế dưới dạng nguyên liệu. sơ chế (alumina). Hầu hết alumina của VN sẽ xuất qua TQ với giá bị ép.Thông thường các quốc gia xuất cảng nguyên liệu bị chèn ép , ít lời , kỹ thuật tiến bộ không học được nhiều.

 

Nhu cầu nhôm trên thị trường quốc tế có tăng mạnh : 86% trong vòn 15 năm qua. Trong lúc đó thép bị giảm.25% (theo Hoover Research đăng trên Google.) .Nhôm là nguyên vật liệu cho các ngành xây dựng , xe hơi , maý bay Giá nhôm trên thị trưòng thế giới tăng trong những năm trước, nay vì kinh tế suy thoái , nên có giảm sụt.Giá nhôm sơ chế từ $300/tấn (12/08) xuống còn $220 (6/09), giá nhôm ròng tứ $1800/tấn xuống $1200 ( 6/09).

 

Tuy nhiên trong 5 năm qua Trung quốc gia tăng chế biến nhôm nói riêng và khoáng sản, năng lượng nói chung. Về sản xuất và nhập cảng nhôm TQ hiện đứng hạng ba trên thế giới. Sự gia tăng mạnh mẽ nầy nàm trong âm mưu bá quyền kinh tế, vừa cho nhu cầu nội địa.

 

e./ Giới hạn và sai phạm của dự án  

 

Đặt dự án trong bối cảnh kinh tế cuả  VN hiên nay  (ở đây chưa nói đến vấn đề xã hội chánh trị và bang giao quốc tế), dự án được thực hiện với  nhiều giới hạn và sai phạm:

-       Kinh tế VN hai năm qua bị khủng hoảng nặng : Năm 2008 so với năm trước đó: Lạm phát lên trên 30% , thiếu hụt ngân sách trên 12 tỷ mỹ kim, Xuất cảng giảm 35%, đầu tư ngoại quốc giảm 40% ., thất nghiệp trên 20%., tỷ suất phát triển năm nay chỉ vào khoảng 5.2% ( trước 2008 đạt 8.5%)

-       Trên bình diện quốc gia, khoáng sản thường không phải là loại đầu tư ưu tiên vì có những đầu tư khác có lời nhanh hơn ít tốn kém hơn và ít huỹ hoại môi trường..

-       CSVN vi phạm luật đầu tư ngoại quốc của chính VN ban hành và caỉ sửa trong những năm 1990,1992, và 1995. Điều nầy nói rằng: Công ty đầu tư ngoại quốc không thể xử dụng công nhân không chuyên hay bán chuyên môn là người nước ngòai mà phải tuyển dụng tại VN. Công ty Chinalco đem từ TQ hàng ngàn công nhân không chuyên môn qua làm việc tại VN. Luật đầu tư cũng có qui định không được cho phép các dự án gây tai hại nặng nề về môi trường sống hoặc về an ninh.

 

-       Vùng khai thác có sự phức tạp về sắc tộc.

-       Có sự chống đối của nhiều nhà khoa học và truyền thông trong ngoài nước.

-       nhận xét không thuận lợi cuả các nước chi viện (tháng 8/09) Đaị diện Na uy và Thụy điển  yêu cầu VN lưu ý và nghiên cứu lại dự án.

-       CSVN điều hành kinh tế và quản lý tài nguyên cách độc đoán, sai luật lệ, cẩu thả , vi phạm tài sản công và công ước thương mại quốc tế.

 

2.     Sư chuẩn bị vội vàng, thiếu nguyên tắc 

 

     -  Thiếu nghiên cứu toàn diện vùng cao nguyên. Dù đã chiếm miền Nam trên 30 năm , nhưng CSVN không có một kế hoạch phát triển vùng cách đầy dủ. (Ít nhứt trên cả nước có hai vùng cần phải có kế họach toàn diện là vùng Đồng bằng sông Cữu Long và vùng Cao nguyên Trung phần).

 

     - Thiếu nghiên cứu tiền khả thi (pre-fisibility). Về mặt vĩ mô (macro) phải nghiên cứu lợi ích kinh tế xã hội cuả toàn vùng, lợi và hại trứơc mắt cũng như lâu dài. Có sự so sánh, chọn lựa ưu tiên ngành phát triển và thời điểm với chi phí ít và lợi ích kinh tế cao.

 

Trong những năm đầu khi chiếm miền Nam, giao cho quân đội và thanh niên xung phong chia nhau lập nộng trường trồng trọt. Đem vài triệu dân từ miền Bắc vô .Khoảng năm năm sau các nông trường tiêu tan hết.

 

Sau khi có kế hoạch tổng thể rồi mới có những dự án tiền khả thi vi mô (micro).tính lời lỗ trong phạm vi của từng dự án cụ thể.

 

Vì không có hai nghiên cứu trên, nên khi có ý kiến phản đối, Thủ tướng nói bừa đó là chủ trương lớn của đảng (nghĩa là đừng thắc mắc) Còn Bộ chánh trị thi chỉ thị (hồi tháng tư 2009) cho có lệ,là yêu cầu Chánh phủ nghiên cứu lại toàn vùng, nghiên cứu lợi ích kinh tế và môi trường cho dụ án Nhân cơ.(Tân Rai đang xây cất lỡ rồi).

 

     .- Cho đến tháng 4/2009 người dân mới biết trên đất mình có mấy ngàn người Trung hoa đang xây dựng cơ sở khai thác quặng nhôm..Dân vùng đó bị buộc phài đi nơi khác có bồi thường nhưng quá thấp, không biết sẽ phải làm gì để sống.

 

     - Không đưa dự án ra Quốc hội là vi phạm luật của chính VN làm ra. Luật qui định các dự án kinh tế có vốn đầu tư trên 20 ngàn tỷ đồng (hơn môt tỷ Mỹ kim) thì phải thông qua Quốc hội (dù bù nhìn). Quốc hội triệu tâp phiên họp.tháng 5/09 một Dân biêủ có hỏi Bộ trưởng Công Thương (Bộ chủ quản TVK vì sao không đưa ra Quốc hội, thì ông Bộ trưởng cho rằng đây là dự án nhỏ hơ qui định, mỗi dư án chưa tới 20 ngàn tỷ đồng. Thực sự Chánh phủ gian lận bằng cách tách các dự án ra cho nhỏ.

 

    - Chỉ có dự án Nhân Cơ là có chương trình nghiên cứu khả thi, do công ty Mỹ Alcoa, Inc đang nghiên cứu khả thi nhưng chưa xong.

 

    - Sư thiếu minh bạch trong đấu thầu CSVN cho TQ trúng thầu, họ nói là vì TQ cho giá rẽ. Chỉ mới keo đầu, TQ đã được gần một tỷ mỹ kim để mở đầu cho một kế họach lấn chiếm kinh tế lâu dài.Việc đấu thầu lương lẹo ở VN là chuyện thường xảy ra. Điều này gây thắc mắc cho các công ty lớn của nhiều quốc gia. Đó là sự vi phạm nguyên tắc trong sáng và công bằng của  cơ quan quốc tế quan trọng như tổ chức WTO.

 

Tóm lại dự án Bauxite Cao nguyên Trung phần không có thuận lợi: không có lợi ích kinh tế mà trái lại bị lỗ, không tạo ra dây chuyền đầu tư khác có lợi, không tạo thêm nhiều công ăn việc làm, không gia tăng quan trọng về xuất cảng.Trái lại dự án nầy có tổn phí quá cao và thiệt hại quá lớn., không đem lại lợi ích kinh tế bằng nhiều công cuộc đầu tư khác hiện nay và trong tương lai, như trồng cây  kỹ nghệ (cao su, cacao, cà phê, trà…vừa nhanh thu lợi , vừa giúp giảm nhập cảng nguyên liệu, vừa xuất cảng được.

 

II.   CSVN tiếp tay cho bá quyền kinh tế TQ về khoáng sản.

 

A.TQ gia tăng mạnh kỹ nghệ nhôm

 

1.  Sản xuất: (triệu tấn nhôm)    1995        2001         2005        2007        2008

                                                        1.68     3.38           8.5            12.4          12.7

2.  Tiêu thu (triệu tấn)                  2001                           2008

                                                         4.83                        18.15                          

3.  Nhập cảng (triệu tấn)              2001                     2008

                                                                                   4.5

* Nguồi tài liệu:   Barhatbook Bureau

 

4.Phát triển đầu tư khoáng sản mạnh mẽ trên thế giới

 

Với khối tiền dự trử rất lớn, TQ đầu tư khai thác nhôm (và nhiều loại khoáng sản khác) tại các nước có tiềm năng lớn như Úc, Nam phi, Ba tây, Perou, Gunea, Việt nam….Hiện nay TQ đứng hạng ba thế giới về sản xuất alumina..

 TQ muốn nắm giử thật nhiều khoáng sản trên thế giới để có thể lủng đoạn thị trường .Mặt khác là cho nhu cầu càng ngày càng tăng của chính TQ. Bằng chế độ độc tài độc đảng, TQ đi hợp tác với những nước có chế độ độc tài tham nhũng..

TQ luôn chơi trò ma giáo trong kinh tế quốc tế. Chỉ riêng trong lảnh vực khóang sản , trong mấy tháng vừa qua xảy ba vụ làm lộ ma đầu của TQ. Đó là vụ tại Úc, TQ mua 19,5 tỷ mỹ kim cổ phần công ty nhôm Rio Trinto (công ty đứng nhì thế giới), sau đó TQ buộc công ty nầy bán kèm công ty sắt lớn của Úc. Úc không đồng ý, và hủy bỏ hộp đồng .Vụ thứ hai là dân chúng ở Guinea nổi lên chống công ty nhôm TQ đang khai thác làm hũy hoại môi trường. Vụ thứ ba xảy ra trong tháng 10 vừa qua. Sau khi nắm đa số các công ty sắt lớn ở Ba tây, TQ yêu cầu giảm giá quặng sắt 50%. Cũng trong tháng 10 vừa qua tin cho biết TQ mua công ty khoáng sản lớn Felix Resources của Úc với giá $3.2 tỷ.

 

B . CSVN tiếp tay TQ trong bá quyền kinh tế

 

Trong dự án bauxite Cao nguyên, về phương diện kinh tế, chúng ta thấy CSVN có hai chủ đích :

 

  1. Thu tóm tài nguyên quốc gia và tài sản công tạo thành sức mạnh của đảng và bỏ vào túi riêng của đảng viên có quyền .

Điều nầy CSVN đã làm từ 1975, CSVN lấy dầu khí. Lấy rừng. Lấy hải sản. Lấy lúa gạo. Lấy đất đai. Ba mươi năm sau các thứ nói trên đã cạn. Nay CSVN tiến lên một bước là lấy khoáng sản.

 

Trong khi khai thác khoáng sản một số đảng viên thu vào cho riêng mình một số tiền lớn khoảng 15- 20% tiền đầu tư (đầu tư khoảng 20 tỷ mỹ kim) nguồn gốc số tiền nầy là  tiền thuế , tiền công quỷ, tiền viện trợ, tiền các công ty ngoại quốc phải dóng cho tham nhũng, tiền nhập maý móc…

 

  1. CSVN  chia chát  tài nguyên  và lợi lộc kinh tế cho TQ .

Trong quá khứ, từ 1991 ( lúc Trung - Việt nối lại bang giao) đến 2001 , TQ chỉ đầu tư có 98 công trình rất nhỏ với tổng số đầu tư là 203 triệu mỹ kim; tổng số kim ngạch xuất nhập cảng chỉ có 350 triệu mỹ kim trong 10 năm nầy. ( theo Tổng cục Thống kê VN).

Chỉ gần đây, trong vòng 10 năm, hai nước tiến tới nhiều hiệp ước kinh tế to lớn hơn.

 

TQ ép VN phải dành một số ưu quyền kinh tế cho TQ. Sau khi Hoa kỳ ký Hiệp ước song phương kinh tế với VN (2001), TQ càng bám sát và chèn ép hơn nữa.

Xuất nhập cảng giữa hai nước nay lên trên 20 tỷ mỹ kim ( trước 2001 chỉ có khoảng 2 tỷ mỹ kim). Nông Dức Mạnh và Nguyễn tấn Dũng hứa với TQ là sẽ nâng lên 25 tỷ mỹ kim trong vòng 5 năm tới..Riêng hai dự án bauxite mà VN giao cho TQ đã lên tới gần một tỷ mỹ kim. Siêu ngạch lớn bao giờ cũng về choTQ.

 

Các dự án bauxite mà VN tiến hành với TQ nhanh chống,thiếu nghiên cứu , sai nguyên tắt một phần là vì TQ muốn chớp nhanh các dự án khoáng sảnVN, và chận các công ty Hoa kỳ và Úc. Công ty Vinaminco  ( công ty con của TVK) của VN chỉ mới thành lập hồi 2006.Qua năm 2007 cho đấu thầu.VN đã phải cam kết với TQ (hồi 2006) nhiều dự án đầu tư  khi Hồ cẩm Đào qua Hà nội dự đại hội cuả APEC (Diễn đàn kinh tế Á châu và Thái bình dương ).Nông đức Manh ký giao cho TQ nhiều phương án kinh tế trong đó có dự án nhôm.

 

C. Những thiệt hại về mặt kinh tế

Để tạm kết luận, chúng tôi xin ghi ở đây rất tóm tắc những thiệt haị của dự án Bauxite Việt nam.

 

1.    Lợi cho CSTQ

 

Công ty TQ hay đảng CSTQ được nhiều cái lợí trong việc khai thác bauxite.

-       CSVN giao cho một số tiền sơ khởi gần một tỷ mỹ kim để xây dụng hai dự án Tân rai và Nhân cơ.

-       Hàng ngàn công nhân có công ăn việc làm qua từ TQ

-       TQ có cơ hội bán máy móc trang bị cũ kỹ phế thải từ TQ

-       Nhập cảng rẽ alumina về TQ chế biến lại. ( khoảng 2 triệu tấn / năm)

-       Áp đảo VN trong giai đọan 2 với việc mua cổ phần lớn để nắm phần chủ động

-       TQ sẽ còn được nhiều dự án bauxite nữa trong tương lai, như  NT Dũng hứa.

-       TQ sẽ còn được "trúng thầu" trong các dự án lớn trong nhiều lảnh vực : xây đường hỏa xa, xa lộ, hải cảng, điện . 

2.    Lợi và hại cho CSVN

 

      a/  Lợi  

-    CSVN đi kinh doanh mà không có bỏ ra vốn liếng, quặng nhôm là của trờI        cho, tiền là của dân, kỷ thuật máy móc là cuả TQ bán trả bằng tiền dân.

-    Được số tiền hàng tỷ mỹ kim để bỏ túi riêng do cấu kết và chia chác với CSTQ  (trên nhiều dự án cả chục tỷ).

-    Được TQ gia tăng thương mãi và đầu tư

-       Được TQ cho một số tiền viện trợ

-       Được sự bình an về sự bang giao vớí TQ

b / Hại 

-       Một số nhà đầu tư ngoại quốc bỏ VN vì sự gian lận trong đấu thầu

-       Cơ quan viện trợ và một số nước viện trợ có cảm nghĩ xấu, giảm cảm tình  với VN

-       Sự chống đối của nhiều người Việt trong và ngoài nước càng ngày càng tăng.

 

3.   Hại cho Dân tộc và đất nước

-       Phí phạm tài nguyên quốc gia ( tài sàn cuả mọi người)

-       Mất hàng tỷ mỹ kim do tham nhũng TQ và VN

-       Thiết hại cho một dự án khác có lợi ích kinh tế nhiều hơn

-       Thiệt hại do mất nhiều lao động đáng lẽ được làm trong các dự án nầy.

-       Thiệt hại do một số nhà đầu tư ngoại quốc rút đi

-       Thiệt hại vì một số quốc và cơ quan viện trợ giảm ngân khoản.

-       Thiệt hại do sự hống hách của công ty TQ.

 

Việc khai thác Bauxite theo như kiểu hiên nay là một đại họa của mô hình kinh tế XHCN. Dự án có liên quan đến ba thành phần: Dân chúng VN của nhiều thế hệ, đảng và chánh quyền CSVN, đảng và chánh quyền CSTQ. Chỉ có Dân tộc VN là bị thiệt hạI nặng, cò hai thành phần kia được quá nhiều lợi.

Các đau đớn từ đó không phảỉ chỉ làm nhức nhối trong vùng Cao nguyên mà cả toàn Đất nước và Dân tộc. Những vết thương rĩ máu từ đó không phải chỉ trong đoản kỳ mà kéo dài trong nhiều thế hệ.

 

Nguyễn Bá Lộc

                                                                                                

 

 

 

                                                                              

//////////////////////////////////////////////////