Phóng viên Võ Triều Sơn, VNN Úc Châu đã phỏng vấn TS Mai Thanh Truyết vào ngày 27/12/2004.
1. Câu hỏi 1: VNN : Kính thưa Tiến sĩ, chúng tôi hân hạnh được biết Tiến sĩ đ ãnhận lời mời tham dự Hội Nghị Diên Hồng Hải Ngoại Bảo Tồn Đ1tâ Tổ kỳ (HNDHHNBTđT 2) sẽ được tổ trọng thể vào đầu tháng Giêng năm 2005 tại Nam California. Khi nói t1ơi HNDHHNBTĐT, cảm nghĩ chung của nhiều người là nhằm lên án nhà cầm quyền CSVN ađ4 dâng đất, nhượng biển của tổ tiên cho Trung Quốc. Xin Tiến sĩ cho biết vấn đề môi sinh có ý nghĩa như thế nào trong Hội Nghị này?
Trong kỳ Hội Nghị Diên Hồng Hải Ngoại Bảo Toàn Đất Tổ sắp diễn ra vào ngày 1/1/05, chúng tôi có một bài tham luận tựa đề: Sự chuyển dịch cần thiết cho phát triển Việt Nam". Trong bài tham luận nầy, chúng tôi nêu lên một số vấn đề tồn đọng của Việt Nam làm hạn chế việc phát triển; cũng như từ đó đưa ra những thí dụ cụ thể về tình trạng một số quốc gia như Liên Sô, Chí Lợi và Trung Quốc. Sau cùng một số giải pháp được chúng tôi đề nghị qua những kinh nghiệm của các quốc gia trên. Dĩ nhiên vấn đề Môi sinh là một trong những ảnh hưởng lớn đến phát triển quốc gia cũng như những điều kiện cần thiết để có sự cân bằng giữa môi sinh và phát triển.
Theo thống kê của Việt Nam vào tháng 7 năm 2003, dân số của Việt Nam là 81.624.716 người chung sống trên một diện tích 325.000 Km2. Nhìn chung, Việt Nam có nhiều thuận lợi hơn nhiều quốc gia đang phát triển trong vùng vì thời tiết và vũ lượng tương đối thích hợp cho nông nghiệp. Nhưng ngược lại, Việt Nam phải cung cấp thực phẩm cho quá đông cư dân so với diện tích đất khai thác. Với ước tính khoảng 10 triệu mẫu đất canh tác cho cả nước, và 70% dân số là nông dân, số lượng đất canh tác sẽ ngày càng giảm thiểu so với mức gia tăng dân số do hiện tượng đô thị hoá, và những vấn nạn môi trường vừa kễ trên có khả năng tăng nhanh hơn.
2. Câu hỏi 2: VNN : Cảm ơn Tiến sĩ. Điều không thể chối cãi là từ hơn một thập niên qua, chính sách mở cửa và hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu quả đã cải thiện được phần nào đời sống người dân trong nước nhưng đồng thời tình trạng môi sinh tại Việt Nam cũng đang xuống cấp một cách trầm trọng. Có khuynh hướng cho rằng đây là một điều bình thường của một nước nghèo đang có sức phát triển, phải giải quyết vấn đề "bao tử" trước tiên... Tiến sĩ nhận định như thế nào về vấn đề nầy?
Trước hết chúng tôi xin nói là chính sách mở cửa của Việt Nam từ năm 1986 trở đi đã có cải thiện đơiø sống của người dân một phần nào, nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh là sự cải thiện đó chỉ xảy ra ở một số nơi đông dân cư, hoặc thành thị...còn đại đa số nông dân hay người dân sống trong những vùng sâu và xa vẫn phải chịu sống trong nghèo đói. Nếu lấy định mức nghèo của Việt Nam về thu nhập là $100.000/tháng (tương đương với $6,50 Mỹ kim) thì Việt Nam có tới 27% dân nghèo trên tổng số dân. Nếu căn cứ vào định nghĩa nghèo tuyệt đối của LHQ là $1Mỹ kim/ngày/người thì Việt Nam có trên 62% dân nghèo.. Do đó có thể nói vần đề "bao tử" ở Việt Nam cho đến nay vẫn chưa được giải quyết một cách nghiêm chỉnh, dù Việt Nam đang có phát triển, nhưng vì phát triển không có kế hoạch và không đồng bộ cho nên tình trạng đó không thể khai thông vấn nạn đói nghèo của đất nước được.
3. Câu hỏi 3: VNN : Như vậy, kính thưa Tiến sĩ, việc cân bằng bài toán Phát triển và Môi trường tại Việt Nam phải được giải quyết với những điều kiện căn bản nào?
Phát triển quốc gia và ô nhiễm môi trường là hai yếu tố liên quan chặt chẻ với nhau, và không còn là vấn đề của từng quốc gia riêng rẽ nữa. Nghị trình – 21 của LHQ ghi rõ là muốn phát triển quốc gia cần phải có 3 điều kiện là: tạo dựng tăng trưởng kinh tế, cân bằng môi sinh, và tiến bộ xã hội.
Như đã biết, Việt Nam phải đối mặt và đương đầu trực tiếp với những vấn nạn môi trường và xã hội như sau: - Nạn phá rừng, - Đất bị thoái hoá và sa mạc hoá do đó diện tích đất canh tác ngày càng bị thâu hẹp hơn, - Nguồn nước mặt bị ô nhiễm, - Nguồn nước ngầm cũng không tránh khỏi tình trạng trên và bị giảm thiểu tạo ra tình trạng lún đất như ở một số vùng ở ĐBSCL, - Nguồn nước sinh hoạt ngày càng bị hạn chế do tình trạng phát triển đô thị, - Không khí bị ô nhiễm nặng nhất là ở các thành phố lớn, - Và sau cùng tình trạng di dân từ nông thôn ra thành phố tạo ra hiện tượng thiếu lao động trong canh tác và việc di dời dân chúng từ Bắc vào cao nguyên Trung phần. Thiết nghĩ Việt Nam cần ghi nhận các tiếp cận sau đây:
Đổi mới quan niệm quản lý môi trường: Đối với các nước ASIAN trong vùng, ngân sách trung bình cho việc quản lý môi trường chiếm 1,0% ngân sách quốc gia và có khoảng 70 cán bộ quản lý trên 1 triệu dân. Trong lúc đó Việt Nam chỉ chi tiêu 0,1% ngân sách và chỉ có 3 cán bộ/1 triệu dân. Do đó nếu tính về ngân khoản cho tiết mục nầy, Việt Nam chỉ chi tiêu tương đương với 1/100 số tiền mà các quốc gia trong vùng tiêu tốn (ngân sách các quốc gia trong vùng cao gấp 10 lần ngân sách của Việt Nam). Tổng sản lượng quốc gia của Việt Nam được ước tính vào năm 1998 là 26 tỷ Mỹ Kim, do đó ngân sách dành cho môi trường là 26 triệu, quá kém so với dân số.
Nhìn chung, Việt Nam đã có đầy đủ thông tin và nhận thức về những bước cần thiết cho công cuộc phát triển bền vững theo chiều hướng toàn cầu. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan, Việt Nam vẫn chưa thực hiện nghiêm chỉnh những hướng giải quyết căn bản trên. Do đó, chúng tôi đề nghị Việt Nam cần nên rà soát lại toàn bộ hệ thống quản lý môi trường cho thích hợp với nhu cầu phát triển đất nước.
Thực hiện việc đổi mới môi trường: Ở giai đoạn tiên khởi, để thực hiện việc đổi mới môi trường thiết nghĩ Việt Nam cần tập trung vào việc áp dụng quy định về nghiên cứu tác động môi trường (NCTĐMT) của từng quy trình sản xuất hay chế biến trước khi được cấp giấy phép hoạt động. Cơ sở nào không thỏa mãn điều kiện trên sẽ không được cấp giấy phép cho đến khi đáp ứng được yêu cầu NCTDMT. Điều nầy đã được ghi trong Bộ luật Môi trường nhưng cho đến nay, năm 2004 vẫn không được thi hành nghiêm chỉnh, các nhà sản xuất không tuân thủ cũng như những ngươi có trách nhiệm vẫn chưa có biện pháp chế tài.. NCTDMT phải là một luật định căn bản và sẽ không có một ngoại lệ nào được áp dụng, ngay cả đối vơi các công ty ngoại quốc đầu tư vào Việt Nam.
Nhu cầu cho việc đổi mới môi trường: Đối với công cuộc đổi mới môi trường, yếu tố nhân sự đứng hàng đầu tiếp theo là yếu tố tài chính cũng như tính xuyên suốt và nhất quán trong quản lý, và sau cùng cũng cần nên kễ đến sư lưu tâm và tham dự của dân chúng trước vấn đề chung của quốc gia.
Giải quyết những vấn đề ưu tiên ở Việt Nam: Về việc nhận thức nguy cơ của các thảm nạn môi trường đã, đang và sẽ xảy ra song hành với việc phát triển quốc gia, Việt Nam cần đưa vào kế hoạch giải quyết đồng loạt những vấn nạn môi trường xảy ra sau đây: không khí ô nhiễm, nguồn nước ô nhiễm, đất canh tác, quản lý phế thải rắn và lỏng.
Câu hỏi 4: TS vừa đề cập đến Tâm Từ Bi, nhưng đối với một nhà độc tài, luôn luôn chgủ trương nắm chính quyền bằng mọi giá, sẳn sàng ký kết những hợp dồng và cho ngoại nhân thực hiện những dự án bất chấp những nguy hại trầm trọng cho môi sinh Việt Nam, Tâm Từ Bi sẽ tác dụng như thế nào đối với một nhà cầm quyền như thế?
Vì tính cách tế nhị của câu hỏi, chúng tôi xin được miễn trả lời câu hỏi nầy. Xin hẹn dịp khác.
5. Câu hỏi 5: VNN : Cảm ơn Tiến sĩ. Trong tham luận của Tiến sĩ trong cuộc Hội thảo về Chiến Lược Phát Triển Khả Chấp tại Việt Nam, được tổ chức tại Đại học Maryland (Hoa Kỳ) tháng 11 năm 2003, Tiến sĩ đã trình bày nhiều chi tiết về các lãnh vực môi sinh tại Việt Nam đang bị hủy hoại trầm trọng như phá rừng, ? nhiễm nước, hóa chất, không khí và rác. Theo Tiến sĩ nhận định, lãnh vực môi sinh bị hủy hoại nào được xem là tai hại nhất? Tại sao?
Theo chúng tôi nghĩ, tình trạng môi trường ở Việt Nam hiện tại đang xuống cấp một cách trầm trọng. Bao nhiêu cơ quan trong nước cũng như quốc tế đều nêu rõ vấn đề nầy cũng như đã cảnh báo cho Việt Nam trong công cuộc đẩy mạnh phát triển quốc gia và bảo vệ môi trường. Thiết nghĩ, tình trạng hiện tại có thể nói việc phá rừng và việc phát triển nông ngư nghiệp và kỹ nghệ bừa bãi là hai việc làm gây hậu quả tệ hại và lâu dài nhất.
Theo thống kê, hàng năm Việt Nam mất khoảng 200.000 mẫu rừng, trong khi đó chỉ trồng lại khoảng 20.000 mẫu. Năm 1944 cả nước có 14 triệu mẫu rừng chiếm 43,8% diệntích; hiện nay chỉ còn khỏang độ 17% diện tích rừng thiên nhiên mà thôi. Việc phá rừng sẽ gây ra tình trạng hạn hán, đất bị sói mòn, bị sa mạc hóa do đó diện tích canh tác sẽ bị suy giảm trước nhu cầu gia tăng dân số.
Việc phát triển nông nghiệp và kỹ nghệ bừa bãi sẽ tạo ra sự ô nhiễm môi trường trầm trọng trong nguồn nước mặt và nước ngầm và tình trạng ô nhiễm các hoác chất độc hại như phân bón, hóa chất trừ sâu rầy, diệt cỏ ...đã xâm nhập vào nguồn thực phẩm và cây trái, rau đậu từ lâu.
Thêm nữa, việc khoan giếng do UNICEF khuyến khích đã và đang là một vấn nạn lớn cho quốc gia: đó là tình trạng ô nhiễm Arsenic trong nguồn nước. Từ năm 1999, chúng tôi đã cảnh báo vấn nạn nầy đến cơ quan UNICEF ở Hà Nội, cũng như công bố một số kết quả sơ khởi thu thập được qua việc phân tích một số mẫu nước từ Bacé chí Nam, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Mãi đến năm 2002, Thủ tướng Việt Nam là Phan Văn Khải mới công bố hiện trạng trên và cho thành lập ủy ban liênbộ để điều nghiên. Và hiện tại, kết luận chính thức của Việt Nam là tình trạng ô nhiễm arsenic ở đồng bằng sông Hồng và Cửu Long là một hiện thực cần phải giài quyết.
Câu hỏi 6: VNN : Cũng trong tham luận trên, Tiến sĩ đã đưa ra 9 Đề Nghị để giải quyết, trong đó có : Nỗ lực tranh thủ sự trợ giúp của quốc tế để loại trừ các chất hữu cơ dai dẳng (POPs : Persistent organic pollutants) và : Hợp tác với cộng đồng quốc tế và tạo điều kiện dễ dàng cho chuyên viên ngoại quốc. Khi trả lời phỏng vấn mới đây của Đài Á Châu Tự Do với chủ đề : Gợi Ý Về Kiểm Soát Phát Triển Kinh Tế ở Việt Nam, Tiến sĩ có đề nghị : Việt Nam cần thận trọng trong việc thu nhận các tài khoản viện trợ của quốc tế vì phần lớn họ chỉ mu?n viện trợ những thiết bị độc quyền (để gây áp lực và bắt chẹt chính quyền) hay thiết bị sắp phế thải (để tống khứ chúng ra khỏi nước). Xin Tiến sĩ vui lòng giải thích rõ thêm về những vấn đề nầy?
Các hợp chất hữu cơ dai dẳng (POPs) gồm 12 hóa chất trong đó có DDT, PCBs, Furans và một số hóa chất có trong các thuốc diệt trừ cỏ dại, trừ sâu rầy v.v...đã được LHQ chứng minh là mầmmóng ung thư lên con người nếu tiếp xúc lâu dài. Các hóa chất trên đãbị cấm sản xuất và xử dụng từ lâu qua công ước Stockholm, Thụy Điển. Nên nhớ Dioxin, một phó sản trong việc sản xuất chất diệt cỏ 2,4,5-T, một thành phần của hợp chất Da Cam, không được liệt kê vào danh sách nầy, vì chưa có nghiên cứu và kết luận hoàn chỉnh.
Việt Nam hàng năm đã xử dụng trong phát triển nông nghiệp và kỹ nghệ 9,5 tấn hóa chất đủ loại. Do đó môi trường càng xuống cấp càng nhanh. Theo nhận định của TS Ngô Kiều Oanh, với diện tích đất khai thác hiện có, Việt Nam chỉ cần xử dụng khoảng 50.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật thay vì dùng hơn 300.000 tấn như hiện nay, không kể một lượng không nhỏ được nhập cảng lậu từ Thái Lan và Trung Quốc.
Về hợp tác với cộng đồng quốc tế, Việt Nam cần tạo điều kiện dễ dàng cho chuyên viên ngoại quốc tham gia vào việc phát triển. Cần phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, chuyên viên kỹ thuật Việt Nam nhất là trong lãnh vực hóa chất và quản lý môi trường vốn đã ít và không đủ năng lực chuyên môn. Do đó, cần phải có sự trợ giúp của quốc tế. Sở dĩ bình diện nầy không được khai thác thuận lợi chỉ vì chính sách đải ngộ cũng như Việt Nam chưa có những điều luật trong sáng (transparent) và chính sách thì thay đổi luôn luôn. Chính vì thế mà các chuyên viên ngoại quốc ngại tham gia vào các dự án có tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Chính sách phát triển "xin-cho" của Việt Nam làm chùng bước rất nhiều nhất là những chuyên gia Việt Nam ở hải ngoại.
Về các tài khoản tài trợ quốc tế, Việt Nam cần nên nhớ là một người ngoại quốc hay một cơ quan đầu tư quốc tế, khi đầu tư vào Việt Nam, họ cũng có mưu cầu riêng cho lợi nhuận của chính họ. Thí dụ điển hình là Nhật Bản viện trợ và cho vay mượn dài hạn nhiều nhất trong các dự án xây dựng đập thủy điện cho Việt Nam và Lào...vì các thiết bị nầy đã ối đọng và lỗi thời ở Nhật, do đó, cần phải tống khứ đi.. Họ không tử tế gì với Việt Nam cả! Kinh nghiệm năm 1945 với quân đội Nhật về nạn đói năm nầy thì rõ.
Câu hỏi 7: VNN : Hiện nay, khoảng một nửa tiềm lực công nghệ Việt Nam đều tập trung ở miền Đông Nam Bộ, chủ yếu là Sài Gòn và các tỉnh Sông Bé, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tầu... Tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực nầy đã vượt mức báo động. Kính thưa Tiến sĩ, nếu như nhà cầm quyền Việt Nam có thiện chí giải quyết t?t tình trạng môi sinh nơi đây thì việc tập trung đông đảo nhiều khu chế xuất như thế có phải là một giải pháp t?t cho phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay không? Tại sao?
Việc tập trung các công nghệ lớn ở miền Đông, Sài Gòn, Đồng Nai, Bà Rịa, Vũng Tàu là một sự kiện hiển nhiên. Vì ở những nơi nầy chuyên viên kỹ thuật vốn đã có tay nghề cao, có trình độ chuyên môn đa dạng, và nhất là họ có kinh nghiệm trong việc giao tiếp với Tây phương trong cung cách và hành xử với quốc tế từ năm 1954 trở đi. Do đó, họ dễ dàng hội nhập vào cộng đồng quốc tế khi có chính sách mở cửa của lãnh đạo Việt Nam,
Các vùng trên phát triển ồ ạt, người ngọại quốc đầu tư không có kế hoạch, không chính sách rõ rệt tạo thành một sự phát triển vô tổ chức trong đó có thể nói là hoàn toàn không chú trọng về mặt xử lý phế thải rắn và lỏng cũng như những vấn nạn môi trường liên hệ. Nhiều công ty như khu Chế xuất Tân Thuận, Sông Bé, hệ thống nhà máy bột ngọt Vedan, hệt hống nhà máy dệt ở khu Tham Lương đã từng bị Sở Môi trường thành phố đề nghị xử lý hay đóng cửa vì vi phạm từ bao nhiêu năm, nhưng vẫn tiếp tục hoạt động cho đến ngày nay. Do đó nguồn nước ở các sông Sài Gòn, Đồng Nai, ngay cả vùng thượng nguổn để lấy nước cung cấp cho TpHCM cũng đã bị ô nhiễm nặng.. Ngay cả Nghị Quyết 41 của Bộ Chính trị vùa mới ra đời ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng không nói lên tính chất triệt để của lãnh đạo Việt Nam. Đồng thời Nghị quyết của Thủ tướng chính phủ ngày 22/4/2004 về việc "phê duyệt kế hoạch xử lý trịêt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng" cũng không hạn chế được các vi phạm.... Một thí dụ điển hình là trong nội thành TpHCM có hơn 30.000 cơ sở hóa chất lớn nhỏ, hoàn toàn không có hệ thống xử lý phế thaỉ, nằm trong danh sách phải di dời từ nhiều năm nay. Nhưng hiện tại, qua bao Nghị quyết, Nghị định chỉ có khoảng trên dưới 10 cơ sở đã di dời mà thôi.
Tóm lại, việc tập trung các khu công nghiệp lớn sẽ là một thuận lợi lớn cho công cuộc phát triển quốc gia vì sự tập trung nầy sẽ giải quyết được vấn đề trao đổi nguyên vật liệu và di chuyển do các cơ sở sản xuất hổ trợ và trao đổi với nhau. Các quốc gia Tây phương trên thế giới cũng đã xây dựng nhiều khu tập trung như thế. Và công cuộc nầy sẽ hữu ích nếu việc bảo vệ môi trường được cân bằng với việc phát triển công nghệ của từng nơi.
Câu hỏi 8: VNN : Cảm ơn Tiến sĩ. Thực tế, khi có thể xác định hoặc ước tính được ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đối với việc phát triển, nhất là tại Việt Nam. Trong trường hợp đó, kính thưa Tiến sĩ, làm cách nào để có thể biết được mức độ thiệt hại kinh tế của Việt Nam do ô nhiễm môi trường gây ra trên tiêu chuẩn tổng sản lượng quốc gia?
Trong bài tham luận cho Bảo Toàn Đất Tổ kỳ 2, chúng tôi có so sánh mức phát triển giữa Việt Nam và Trung Quốc. Theo những số thống kê và trong cùng một thời gian phát triển từ năm 1980 đến 2004, Trung Quốc nâng mức thu nhập của người dân lến gấp đôi ($ 900 Mỹ kim/năm/đầu người) so với Việt Nam, dù cả hai quốc gia nầy đã có cùng mức thu nhập vào năm 1980. Điều nầy chứng tỏ rằng Trung Quốc đang đi đúng tiến trình phát triển dực theo thuyết Tam khu của Colin Klark. Đó là: phát triển nông nghiệp, phát triển kỹ nghệ, và sau cùng phát triển dịch vụ. Trung Quốc, trong phát triển đã chuyển dịch lực lượng lao động nông nghiệp vào khu vực kỹ nghệ và tiến dần lên dịch vụ cao cấp.. Trong lúc đó Việt Nam vẫn dựa theo phát triển nông nghiệp và chăn nuôi, và dùng hai phương tiện nầy để "đẩy mạnh" đất nước tiến lên công nghệ hóa! Chính vì vậy mà Việt Nam phát triển chậm hơn Trung Quốc, từ đó kéo theo mức sống của người dân, cùng những dịch vụ phúc lợi công cộng như y tế và giáo dục vẫn còn quá thấp so với các quốc gia tương đương trong vùng.
Câu hỏi 9 và 10: VNN : Khác với nhiều nước Tây Phương, Việt Nam đã dùng tới đa nguồn than cho nhu cầu nấu nướng thay vì cho nhu cầu điện năng. Việt Nam cũng đã có dự kiến sẽ gia tăng khai thác than lên đến 23 - 24 triệu tấn vào năm 2010 trong khi tình trạng ô nhiễm do công nghệ than gây ra vẫn tiếp tục ở mức báo động... Xin Tiến sĩ cho biết nhận định như thế nào về công nghệ than tại Việt Nam hiện nay và Tiến sĩ có những đề nghị giải quyết như thế nào?
VNN : Cảm ơn Tiến sĩ. Nếu như Việt Nam có kế hoạch khai thác than đứng đắn và bảo vệ được môi sinh thì nguồn năng lượng than của Việt Nam có thể là một giải pháp tốt cho nguốn điện năng không thay vì phải xây thêm những đập thuỷ điện mới trong khi hai đập lớn là Yali ở Tây Nguyên và Sơn La ở Tây Bắc đang có nhiều vấn đề?
Than là một nguồn năng lượng thiên nhiên mà các quốc gia trên thế giới vẫn còn xử dụng với một tỷ lệ quan trọng so với tất cả các nguồn năng lượng khác. Mặc dù vẫn còn quá nhiều vấn nạn về ô nhiễm môi trường do kỹ nghệ than mang đến, thế giới vẫn xem đây là một nguồn năng lượng chính chưa thể thay thế được, ít nhất trong vòng 20 năm tới.
Than là một loại nguyên liệu dễ khai thác về kỹ thuật và rẻ về giá thành nhất so với tất cả các nguồn nguyên liệu khác. Than cũng là một nguồn năng lượng chiến lược của Việt Nam. Năm 2004, Việt Nam dự định sản xuất 19,4 triệu tấn và dự kiến xuất cảng 6 triệu tấn. Theo lời ông Đoàn Văn Kiên, Tổng giám đốc công ty than Vinacoal, nhu cầu cho 5 năm sắp tới là sẽ sản xuất từ 33 đến 36 triệu tấn than, trong đó có 10 triệu tấn dùng cho xuất cảng.
Riêng tại Việt Nam, than đã biến vùng khai thác chính là Quảng Ninh thành một thị trấn đen. Theo Hải học Viện Nha Trang, có thể có đến 50% san hô vùng Hạ long bị chết "ngộp" vì bị than bám vào trầm tích dưới biển san hô của vùng nầy.
Tuy nhiên, để đổi lại, than là một nguồn năng lượng dễ tìm, dễ đốt, và có mặt ở hầu hết khắp nơi. Do đó, vấn đề còn lại là làm thế nào để biến công nghệ than thành một nguồn năng lượng sạch trước khi chuyển đổi qua việc ứng dụng các nguồn năng lượng khác.
Việt Nam đã có một đại công ty quốc doanh than VINACOAL tại Quảng Ninh. Nơi đây vừa khai thác mõ than lộ thiên cũng như nằm sâu trong lòng đất. Dự kiến khai thác 23-24 triệu tấn than cho năm 2010, và 30 triệu tấn năm 2020. Từ năm 2004, Việt Nam đã dành một ngân khoản 930 triệu Mỹ kim cho các mục tiêu sau đây:
• Tăng cường an toàn lao động;
• Quản lý sản xuất hiệu quả hơn;
• Tân trang và hiện đại hóa kỹ thuật trong dây chuyền sàn lọc và biến chế;
• Và sau cùng hạn chế ô nhiễm môi trường.
Công ty, trong năm 2003, đã chi tiêu 116 triệu Mỹ kim cho việc mở thêm các hầm mõ mới cùng các mõ lộ thiên cũng như nhập cảng dụng cụ đào xới và hệ thống dây chuyền tự động.
Tỷ lệ than sản xuất được dùng cho việc nấu nướng chiếm phần lớn, một phần cho kỹ nghệ điện, và một phần cho xuất cảng. Chỉ nội trong hai tháng đầu năm 2004, Việt Nam đã xuất cảng 1,5 tấn than. Do đó nhiều khi mức tiêu thụ không theo kịp mức sản xuất dây chuyền. Chỉ cần một biến động nhỏ có thể làm xáo trộn cả công ty. Trường hợp đã xảy ra vào năm 2002. Không rõ vì lý do gì, tất cả các kho chứa than đều bị tràn ngập, do đó than bị ối động với một số lượng khổng lồ, và công nhân trrong thời gian nầy lại phải nhận lãnh số lượng than tương đương với mức lương hàng tháng! Về mặt ô nhiễm, cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa thấy có một cải thiện nào đáng kễ để hạn chế nạn ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, Công ty cũng đang có dự kiến xây dựng một mô hình nhà máy biến than thành điện năng ở Nạ Dương, Cẩm Phá, An Hóa, và Sơn Đông.
Từ những diễn biến do công nghệ chế biến và sản xuất vừa nêu trên, chúng tôi thấy việc gia tăng sản xuất, việc tăng cường bảo đảm an toàn lao động cho công nhân, cũng như việc áp dụng quy trình sản xuất "sạch" để bão vệ môi trường là những việc làm cần thiết cho công nghệ than ở Việt Nam. Nhưng những điều kễ trên vẫn chưa đủ cho điều kiện hiện tại. Thiết nghĩ, Việt Nam cần phải tăng cường hơn nữa trong việc ứng dụng than vào việc biến thành điện năng. Thứ nhất, để tránh trường hợp than bị ối đọng. Thứ hai, có thể cung ứng nhu cầu cần thiết về điện năng, một nhu cầu không thể thiếu trong việc phát triển quốc gia trong giai đoạn hiện tại, hơn là xoay qua việc truy tìm nguồn năng lượng từ các đập thủy điện như Việt Nam đã dự tính xây lấp một đập mới nữa ở Yali và một ở Lào trong một tương lai rất gần.
Câu hỏi 11: VNN : đ‹ giäi quy‰t bài tốn Phát tri‹n và Mơi sinh tåi ViŒt Nam, Ti‰n sï Çã rÃt nhiŠu lÀn chân thành ÇÜa ra nh»ng ÇŠ nghỴ giäi quy‰t. Xin Ti‰n sï cho bi‰t, cho t§i nay, nhà cÀm quyŠn ViŒt Nam Çã Çáp Ùng nhÜ th‰ nào nh»ng ÇŠ nghỴ nÀy cûa Ti‰n sï?
Bài toán cân bằng phát triển và bảo vệ môi trường đã được chúng tôi cổ súy qua trên 10 bài viết từ nhiều năm qua. Cho đến nay, qua các suy nghĩ cùng cung cách tiếp cận vấn đề nhìn từ nhiều phía, nhiều góc độ khác nhau ở những quôc gia có trình độ phát triển và dân trí tương đương như ơ Việt Nam, chúng tôi nhân thấy trong suốt thời gian qua, Việt Nam mặc dù có lên tiếng đã kích cá nhân chúng tôi; nhưng thật sự, họ đã có "lắng nghe" và có những đáp ứng một vài sự kiện như tình trạng ô nhiễm arsenic chẳng hạn. Tuy nhiên theo thiển ý của chúng tôi, nếu Việt Nam có thêm tầm nhìn toàn cầu ứng hợp với chiều hướng phát triển chung của thế giới, chấp nhận luận chơi chung, và quan trọng hơn cả là phải xóa bõ não trạng "độc tôn và duy ngã" trong tư thế lãnh đạo đất nước thì chắc chắn công cuộc phát triển đất nước sẽ tiến nhanh hơn và mang lại phúc lợi cho người dân nhiều hơn đối với hiện tại.
Câu hỏi 12: VNN : Đất nước ta không rộng, với dân số hiện nay đã vượt hơn 80 triệu, trước tình trạng phát triển trong bối cảnh môi sinh đang xuống cấp trầm trọng hiện nay, Tiến sĩ có những ưu tư như thế nào đối với hiện tình đất nước?
Đứng trước tình trạng môi sinh xuống cấp như hiện nay, chúng tôi nhận thấy Việt Nam chưa thể hiện đúng đắn bài toán phát triển và cân bằng môi trường mà chúng tôi vừa nói ở phần trên. Bài học Chí Lợi là một trong những điển hình mà Việt Nam cần phải suy gẫm. Chí Lợi đã biết hạn chế việc xuất cảng gỗ và kim loại nhất là đồng (copper), chấp nhận hy sinh một số lớn ngoại tệ nặng cần thiết để bảo vệ môi trường. Một điểm mà Việt Nam cần học là Chí Lợi đã can đãm để cho người dân trực tiếp tham gia vào việc quản lý môi trường để từ đó người dân thấy có trách nhiệm và nhận thức rõ ràng nguy cơ của việc ô nhiễm. Do đó việc quản lý được chặt chẻ hơn và những vấn nạn môi trường ở các cơ sở sản xuất ngày càng hạn chế.
Do có sự cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường, chỉ trong vòng 10 năm, Chí Lợi đã nậng lợi tức đầu người lên gấp đôi. Và đây cùng là niềm hảnh diện của LHQ trong việc áp dụng chính sách môi trường toàn cầu qua Nghị trình – 21 vào đất nước nầy.
Câu h?i 13: VNN : Xin Tiến sĩ một câu hỏi cuối : Là một nhà khoa học luôn trăn trở về quê hương, đất nước, Tiến sĩ có điều gì muốn chia sẻ thêm cùng giới trẻ Việt Nam không?
Là một chuyên gia môi trường 20 năm nay, dĩ nhiên là chúng tôi có rất nhiều trăn trở về những vấn nạn môi trướng ở quê hương. Điều nầy chắc anh cũng nhận biết được qua hơn 200 bài viết về những vấn nạn trên như ô nhiễm nguồn nước, hóa chất, vấn đề xử lý chất thải, phát triển nông nghiệp, và việc tiếp cận xu hướng toàn cầu hóa trên thế giới v.v...
Là một con dân nước Việt, đứng trước những đau khổ thiếu thốn của đại đa số đồng hương ở quốc nội, làm sao chúng tôi có thể an nhiên tự tại trên mãnh đất tự do nầy được. Làm sao chúng tôi có thể "hài lòng" khi đọc được báo cáo tổng kết năm 2004 của Quỷ Nhi đồng Thế giới và Cơ quan Y tế Thế giới là 72% trẻ em từ 1 tuổi đến 5 tuổi đều bị suy dinh dưởng trầm trọng. Do đó, nhìn lại 29 năm qua, tuy Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ trong việc xây dựng và phát triển đất nước, nhưng chưa đủ mau và mạnh so với nguồn nhân lực và tài nguyên Việt Nam hiện có, cũng như nhu cầu của dân tộc mà lãnh đạo Việt Nam phải chu toàn. Vì vậy chúng tôi chỉ còn đặt niềm tin vào giới trẻ Việt Nam cả ở quốc nội lẫn hải ngoại.
Hy vọng các em qua kinh nghiệm sống đối với tuổi trẻ ở quốc nội, và qua những học hỏi ở nước ngoài đối với tuổi trẻ hải ngoại. Các em sẽ tìm được sinh lộ mà Đất Nước sẽ phải Đi Tới. Những cản lực hiện tại chỉ là những thử thách cho tuổi trẻ mà thôi, không thể làm chùn bước các em được.
Dù sống trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn trong nước hay đứng trước những cám dỗ của một xã hội thiên về cá nhân và vật chất trên thế giới, tuổi trẻ Việt Nam ở hai nơi đều thể hiện nghị lực phấn đấu với một tinh thần quả cãm và một ý chí tuyệt vời. Tuổi trẻ Việt Nam không ngại những phiêu lưu trong hành xử dù phải chịu nhiều vấp ngã. Học hỏi trong kinh nghiệm, trong thất bại, tuổi trẻ Việt Nam đã và đang mạnh dạn đi tới tương lai.
Tuổi trẻ Việt Nam trong sáng hội nhập vào xã hội với niềm tinh vững mạnh cho tương lai, không mặc cảm, không vướng bận quá khứ, không có những rào cản, vết hằn từ các oan nghiệt của lịch sử như các tuổi cha anh, không ràng buộc vào những thành kiến bảo thủ và ý tưởng cực đoan. Với thêm tinh thần dân chủ cao đã được un đúc do học tập và kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày, tuổi trẻ càng khiến cho chúng ta tin tưởng hơn khi dự phóng về tương lai.
Mong các em đạt thành ý nguyện, mà những người đi trước như chúng tôi chẳng hạn hiện vẫn còn trăn trở trong bế tắc trước mắt.
Xin cám ơn anh Võ Triều Sơn, Đài VNN Úc Châu đã cho chúng tôi có điều kiện để chia xẻ với đọc giả những trăn trở về Đất Nước của chính mình.
Mai Thanh Truyết
VAST 12/2004