Thảm họa môi trường tại Việt Nam (Arsenic the silent killer in Vietnam)


http://lyhuong.net/uc/index.php/shcd/4777-4777

 

Để giúp cho đồng bào hiểu rõ về sự nguy hại của thảm hoạ môi trường tại Việt Nam và sự cấp bách trong công cuộc đấu tranh dành lại và bảo vệ nguồn sống và sự sống của người dân trong nước, CĐNVTD Úc Châu đã tổ chức những buổi thuyết trình về đê tài này mà diễn giả chính là Tiến Sĩ (TS) Mai Thanh Truyết đến từ Hoa Kỳ - một trong những nhà nghiên cứu các độc chất đang dần dần huỷ hoại sự sống của đồng bào ruột thịt tại quê nhà.

 

Nhận lời mời của CĐNVTD Úc Châu, phái đoàn TS Mai Thanh Truyết ("Nhóm Nghiên Cứu của Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam") đã có một buổi nói chuyện đầu tiên ở Melbourne  tại Đền Thờ Quốc Tổ vào ngày 16/04/2017, và sau đó sẽ lần lượt đến với các thành phố Brisbane, Sydney, Wollongong và Adelaide.

 

Cô Phượng Vỹ (Chủ Tịch CĐNVTD/VIC) hân hạnh chào đón phái đoàn TS Mai Thanh Truyết đồng thời cám ơn đồng bào đã bỏ ra thì giờ quý báu đến tham dự buổi thuyết trình ngay trong mùa Lễ Phục Sinh. Tuy là một buổi thuyết trình khoa học về vấn đề ô nhiễm môi trường - đất & nước, nhưng đây cũng là một trong những phương cách hỗ trợ cho đồng bào quốc nội trong công cuộc đấu tranh đòi lại sự sống, tự do, quyền con người và đất nước Việt Nam.

 

Trước sự tham dự đông đảo của đồng bào, Ông Nguyễn văn Bon (Chủ Tịch CĐNVTD Liên Bang Úc Châu) ngỏ lời cám ơn sự quan tâm của mọi người và lên tiếng cảnh báo rằng vấn đề ô nhiểm môi trường tại Việt Nam có nhiều trường hợp lộ liễu, rõ ràng như vụ Formosa, nhưng cũng có vô số những trường hợp bị che dấu, thầm lặng đang ảnh hưởng nguy hại đến sự sống mà nhà cầm quyền cũng như giới trí thức khoa học tại Việt Nam không lên tiếng hay có những biện pháp ngăn ngừa, giúp đỡ người dân đối phó với sự ô nhiễm của thức ăn, nước uống, trên mặt đất và dưới lòng đất.

 

Đúng như vậy, TS Mai Thanh Truyết đến với CĐNVTD Úc Châu để chia sẽ cùng đồng bào một số vấn đề ô nhiểm tại Việt Nam, quan trọng nhất là chất độc giết người thầm lặng - Thạch tín (Arsenic). Cùng với TS Truyết trong "Nhóm Nghiên Cứu của Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam" còn có TS Nguyễn Vĩnh Khang, cô Nguyễn Nguyên Thủy và cô Trần Ngọc Yến, đã lần lượt thay phiên nhau trình bày về chất độc arsenic và các vấn đề liên quan.

 

Qua bạn bè và thân nhân, nhóm của TS Mai Thanh truyết đã lấy được trên 200 mẫu đất từ Bắc chí Nam và đã nêu lên, trong một cuộc họp báo vào năm 2003, cái hiểm họa về sự ô nhiểm của chất arsenic trong các giếng nước ở hai vùng tiền giang và hậu giang. Từ sau cuộc họp báo đó, nhà cầm quyền và những người làm khoa học tại Việt Nam mới bắt đầu lưu ý đến vấn đề này, bắt tay vào việc sưu tra và khoanh vùng các nơi bị ô nhiểm arsenic.

 

Đi một bước xa hơn, "Nhóm Nghiên Cứu của Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam" tìm hiểu, thử nghiệm những phương pháp thanh lọc chất độc arsenic ở trong nước qua quá trình sinh hóa hấp thu (Bio-Adsorption) và chuyển vị.

 

Nước là một nguồn sống quan trọng cho sự sống của mọi sinh vật. Sự sống sẽ hoàn toàn biến mất trên trái đất nếu không có nước. Nước bao phủ 71% diện tích của Trái Đất, trong đó gần 97% là nước biển, trong 3% còn lại thì hết 68% là nước đóng băng, 1 - 2% là nước sông và 30% là nước ngầm nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước uống (https://water.usgs.gov/edu/earthhowmuch.html).

 

Câu hỏi được đặt ra là nước chúng ta uống, dùng hàng ngày có chất độc hay không, có nghĩa là không phải nguồn nước nào cũng an toàn. Trong nước uống chứa nhiều chất "thông thường" như Fluoride, Chlorine, Lead (chì), Mercury (thủy ngân), Dioxins, DDT, ... và Arsenic - nhưng nếu các chất này vượt quá hàm lượng / tỉ lệ qui định (theo tiêu chuẩn quốc tế) thì sẽ trở thành một chất độc có hại cho sức khoẻ.

 

Như đã nêu trên buổi nói chuyện chú trọng đặc biệt đến arsenic là "vua" của các chất độc vì nó không có mùi vị, không nhìn thấy được. Trên toàn thế giới, 1/3 lượng arsenic có nguồn từ núi lữa, phần còn lại (2/3) là từ thuốc trừ sâu, từ khói của các nhà máy công nghiệp (nhiều nhất là nhà máy giấy, nhà máy làm sơn),... theo nước mưa, sông, suối, hồ, biển thấm dần xuống đất do đó mà nước lấy từ các giếng đào đa số đều có chất arsenic.

 

Mức độ an toàn của chất arsenic trong nước, được quy định tại Hoa Kỳ trước đây là 50μg (microgram)/lít nước, nhưng đến thời TT Bill Clinton thì chỉ còn dưới 10μg (microgram)/lít nước. Đối với một người Mỹ (khoảng 220 pounds = 100kg) thì có thể dung nạp được một hàm lượng là 30μg (microgram) trong một ngày, đối với một đứa trẻ (khoảng 50 pounds = 22kg) thì chỉ có thể dung nạp 14μg trong một ngày, và hàm lượng tối đa mà chúng ta có thể dung nạp trong một ngày là 50μg (microgram).

 

Arsenic không chỉ có trong nước mà còn có trong rau cải, thịt cá và nhiều nhất là gạo. Thời gian sau này sở dĩ gạo có nhiều chất arsenic là vì việc sử dụng quá nhiều phân bón hóa học và các chất diệt trừ sâu rầy để tăng gia sản xuất. Vào tháng Ba 2016, WHO (Tổ Chức Y Tế Thế Giới) đã đưa ra định mức 200μg/kg gạo (Tại sao lại có con số 200μg/kg gạo? Trung bình chúng ta ăn 50g gạo một ngày = 3 chén cơm lớn, 50g = 1/20 của 1kg, lấy 200μg chia 20 = 10μg tức là bằng hàm lượng quy định 10μg/lít nước).

 

Tuy nhiên khi chúng ta đi tiêu, đi tiểu hay ra mồ hôi thì phần lớn chất arsenic sẽ bị thải ra ngoài (70%), nhưng không thải hết hoàn toàn cho nên nếu chúng ta hấp thu quá mức quy định thì chất arsenic sẽ tích tụ trong cơ thể của chúng ta và, theo thời gian, có thể gây ra những chứng bịnh hiểm nghèo - tóc rụng, mất trí nhớ, mất khả năng vận động, nhồi máu cơ tim, cao máu, tiểu đường, ung thư thận, ung thư gan, ung thư bọng đái, ung thư da, ung thư phổi, bệnh chân đen (black foot disease) ...

 

Một khi đã biết được sự nguy hiểm của chất độc arsenic, một số các quốc gia chậm phát triển trên thế giới đã khuyến khích người dần dùng nước giếng ống/đóng/khoan. Hiện tại ở Việt Nam đang có trên 500 000 giếng ống. Nhưng để có nước uống an toàn thì các giếng đào phải cách xa các con sông từ 10 tới 15 cây số và sâu từ 150 thước trở lên (rất tốn kém). Nồng độ chất arsenic trong nước uống càng ngày càng cao. Nước uống ở Hà Nội (con số phân tích do Thủy Sĩ đưa ra) có từ 240 đến 320μg/lít nước. Nước đun sôi chỉ giết được các vi khuẩn chứ không làm mất đi chất arsenic. Hiện nay tại Việt Nam, số người bị nhiểm độc chất arsenic lên đến khoảng 25 triệu người (gần 1 phần tư dân số).

 

Ở các nước tân tiến thì chính phủ có nhiều phương pháp khoa học để thanh lọc chất arsenic trong nguồn nước uống để bảo vệ sức khoẻ cho người dân. TS Mai Thanh Truyết cho biết ở Melbourne cũng như ở các thành phố lớn của những nước tân tiến, nước trong máy (rôbinet) chỉ có từ 2 - 4μg/1 lít nước. Nhưng ở Việt Nam, CSVN chỉ biết cướp của, cướp luôn mạng sống của người dân hoặc chỉ biết phí phạm thực hiện những công trình nghìn tỷ để rút ruột, chia chác thì người dân chẳng trông mong gì.

 

Do đó cách đây hơn 2 năm, TS Mai Thanh Truyết và TS Nguyễn Vĩnh Khang trong một buổi hàn huyên tâm sự đã nghỉ đến cách dùng thảo mộc để hút đi chất arsenic trong nước dựa trên ý tưởng của một bài viết khoa học trong đó nói về một cái hồ ở tiểu bang Michigan đã được trồng bông súng, bông sen để hút đi chất arsenic, nhưng đòi hỏi một thời gian rất lâu. TS Mai Thanh Truyết mới nảy ra sáng kiến là phơi khô các loại cây đó rồi ngâm vào trong nước với hy vọng là chất arsenic sẽ được hấp thu nhanh hơn.



 

Qua hàng trăm lần thí nghiệm với các loại thảo mộc khác nhau (dương xỉ, lục bình, bông súng, bèo) với nhiều thông số khác nhau (lượng nước, thời gian, nồng độ arsenic, ...) sáng kiến của TS Mai Thanh Truyết đã mang lại một kết quả không ngờ. Sau khi ngâm các loại thảo mộc (phơi/sấy) khô từ 40 phút đến 60 phút vào trong nước có chất arsenic thì với cây dương xỉ nồng độ arsenic đã giảm đi trên 96% (từ 89μg/1 lít nước chỉ còn lại3.1μg/1 lít nước), lục bình còn 3.2μg/1 lít nướcbông súng còn 3.4μg/1 lít nướcbèo còn 3.1μg/1 lít nước. Hàm lượng của chất arsenic còn lại trong nước, theo phương pháp hấp thu của TS Mai Thanh Tuyết, đều nằm trên mức an toàn qui định của Hòa Kỳ (10μg/1 lít nước).

 

Đây là một sự thành công vượt quá sự mong đợi, một phát minh, một khám phá vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng sâu rộng không chỉ đối với đời sống của người dân Việt mà còn cho cả thế giới, nhất là các nước nghèo, chậm tiến. Đồng bào Melbourne nói riêng và Úc Châu nói chung là những người đầu tiên vinh dự được TS Mai Thanh Truyết và "Nhóm Nghiên Cứu của Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam" chia sẽ tin mừng về một khám phá khoa học đơn giản nhưng hữu hiệu và đầy tiềm năng.

 

Sở dĩ TS Mai Thanh Truyết sử dụng các loại cây dương xỉ, lục bình, bông súng, bèo trong công trình nghiên cứu và thử nghiệm là vì các loại thảo mộc này sống, mọc tràn lan ở Việt Nam, rất dể tìm, nuôi, trồng và không tốm kém. Cũng vì thế mà có ý kiến là nên nghiên cứu về đặc tính hấp thu chất arsenic của rơm rạ - là một phó sản dư thừa sau các mùa gặt. Ngoài ra TS Truyết còn có ý nghiên cứu đặc tính này đối với cây rau muống, rau ráng và rễ của các loại thảo mộc khác. Tham vọng của TS Truyết là thử nghiệm và ứng dụng sự tối ưu của một số loại thảo mộc sấy khô để có thể bỏ vào ly nước uống như uống trà Lipton. Còn TS Khang thì đang chuẩn bị tài liệu trình lên UNICEF (LHQ) để xin tài trợ cho công trình nghiên cứu.

 

(Ghi chú: Quá trình thử nghiệm của "Nhóm Nghiên Cứu của Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam" đều được thực hiện với các loại thảo mộc và nguồn nước tại Hoa Kỳ, do đó việc thử nghiệm cần phải được lập lại với nguồn nước và các loại thảo mộc sống trong môi trường Việt Nam để xác nhận (confirm) cái kết quả có được từ phương pháp của TS Mai Thanh Truyết.)

 

Tuy các loại thảo mộc này mọc hoang và có rất nhiều tại Việt Nam, nhưng lại có mối lo âu là TC có thể phái những lái buôn (lợi dụng sự nghèo đói, sự yếu kém về kiến thức và ý thức của người dân Việt) đi thu mua để tiếp tục phá hoại môi trường và nguồn sống của người dân Việt như những trường hợp TC thu mua đĩa khô, lá điều khô, rễ tiêu, chuối, các cây dược thảo, móng trâu, mèo,...

 

TS Mai Thanh Truyết kêu gọi mọi người hãy tiếp tay quảng bá rộng rãi phương pháp này đến với đồng bào quốc nội để người dân trong nước có thể tự bảo vệ sức khoẻ của mình, gia đình, người thân và bạn bè trước tình trạng ô nhiểm độc hại của môi trường do thiên nhiên và con người gây nên.

 

Giới trẻ, sinh viên học sinh cũng như giới trí thức làm khoa học trong nước phải nhận thấy có trách nhiệm, bổn phận trong việc bảo vệ nguồn sống và sự sống của người dân bằng cách tham gia tích cực vào công trình nghiên cứu, quảng bá, khuyến khích, hướng dẫn cho người dân cũng như cảnh báo cho họ biết về những mưu mô thâm độc của TC.

 

Điều đáng nói là việc giúp đỡ người dân trong nước theo cách này cũng là một hình thức làm từ thiện rất thiết thực, rất hữu ích cho cuộc sống của toàn dân (90+ triệu người) chứ không nhắm vào một số người thụ hưởng (beneficiary) rất ít ỏi như những việc làm từ thiện khác (ngoại trừ sự cứu giúp các TPB QLVNCH) mà lại không cần gây quỹ, không tốn kém, không bị lợi dụng, và nhất là không thông qua nhà cầm quyền CSVN có nghĩa là không cần xin phép, không bị kiểm soát, làm khó dễ, ăn chận.

 

Có đôi lời tâm tình cùng đồng bào, TS Nguyễn Vĩnh Khang cho biết ông rời Việt Nam trên còn tàu HQ502 vào ngày 30/04/1975 và sau đó định cư ở Oklahoma. Mặc dầu chỉ biết chăm lo học hành và làm việc nhưng lúc nào ông cũng nghĩ về đất nước. Theo TS Khang, chúng ta có nhiều cách để giúp người dân trong nước nhưng đây là cách (phương pháp hấp thu chất độc arsenic trong nước) mà ông cảm thấy có khả năng và sẳn lòng làm việc tận lực để giúp đỡ người nghèo, cứu lấy mạng sống của chính họ. TS Khang thiết tha kêu gọi - xin đừng để quá trễ!

 

Đối với cô Nguyên Thủy thì trước hết mình cần có một tấm lòng, nghĩ đến quê hương đất nước, đồng bào thân thương của chúng ta và chỉ cần giúp đỡ theo khả năng. Cô Nguyên Thủy cùng cô Ngọc Yến đều cho rằng sự giúp đỡ thiết thực và dễ dàng nhất là việc truyền bá và cứu giúp người dân ở các vùng xa xôi, hẻo lánh thiếu hẳn mọi tiện nghi, điều kiện sống trong một môi trường trong sạch. Như thế trong tương lai con số những người bị bệnh hiểm nghèo sẽ giảm thiểu đi rất nhiều.

 

Buổi nói chuyện được phụ diễn với một màn văn nghệ bỏ túi, em Tommy Phạm độc tấu violin một bản nhạc cổ điển, Thanh Toàn trình bày hai ca khúc - "Việt Nam Tôi Đâu?" và "Triệu Con Tim Một tiếng Nói" được mọi người hòa theo và tán thưởng bằng những tràng pháo tay vang dội cả hội trường.

 

TS Mai Thanh Truyết tỏ ra rất xúc động trước sự quan tâm của đồng bào đã có rất nhiều câu hỏi trong phần hỏi đáp, kèm theo những đề nghị, những lời khích lệ và ca ngợi công trình nghiên cứu khoa học có mục đích đầy nhân bản của "Nhóm Nghiên Cứu của Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam".

 

Đề cập đến vấn đề Formosa, TS Mai Thanh Truyết cho biết là ông đã có được mẫu nước lấy từ ống xã nước thải của nhà máy và kết quả phân tích cho thấy mẫu nước gồm có những độc chất của một nhà máy sắt thép đang hoạt động. Trong khi đó nhà máy Formosa chưa hoạt động, chưa sản xuất được một mẻ sắt thép nào cả, vậy thì chất thải độc hại đó từ đầu mà có? Câu trả lời hữu lý nhất - từ các nhà máy của TC chở sang. Tuy nhiên theo ông Nguyễn văn Bon, không cần biết các chất độc hại đó từ đâu mà có, nhưng nó đã được thải ra từ nhà máy Formosa thì Formosa phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự thiệt hại lâu dài của môi trường và nguồn sống của người dân Việt. Một lần nữa điều này xác nhận Việt Nam là một bãi rác công nghiệp của TC được thực hiện theo những mưu mô thâm độc của TC với sự đồng lõa của CSVN để đầu độc môi trường và giết hại dân tộc Việt Nam.

 

Vì tấm lòng đối với dân tộc và đất nước, "Nhóm Nghiên Cứu của Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam" đã lén lút, liều lĩnh đưa vô số những mẫu đất & nước ra khỏi Việt Nam và đã đổ ra biết bao nhiêu công sức, tài chánh vào các công trình nghiên cứu một cách vô vị lợi. Với phương pháp hấp thu chất arsenic trong nước một cách hữu hiệu và không tốn kém, tâm huyết của TS Mai Thanh Truyết nói riêng và "Nhóm Nghiên Cứu của Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam" nói chung xứng đáng nhận được một giải thưởng vô cùng cao quý nhưng có lẽ không có giải thưởng nào cao quý bằng sự sống còn của dân tộc Việt Nam.

 

Dân tộc còn thì đất nước còn!

 

Melbourne

16/04/2017

 

Sơ lược tiểu sử Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết

 

Tốt nghiệp Tiến sĩ Hóa Học Đại Học Besancon, Pháp.

 

Phụ tá phụ trách Thí Nghiệm Hóa Vô Cơ, trường Institut de Chimie, Besancon, Pháp.

 

Chức vụ ở Việt Nam trước năm 1975:

 

- Giảng sư (Associate-Professor), trưởng ban Hóa Học, Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, Việt Nam.

- Giám đốc Học Vụ, Viện Đại Học Cao Đài, Tây Ninh, Việt Nam.

 

Chức vụ ở Hoa Kỳ:

 

- Nghiên cứu cho chương trình thuộc Viện Y tế Quốc Gia (NIH) của Đại Học Y Khoa Minnesota.

- Giảng dạy Hóa Học Đại Cương tại King College, Fresno, CA.

- Giám đốc phòng thí nghiệm và giám đốc điều hành chất thải hóa học, Chemical Waste Management, Kettleman City, CA.

- Giám đốc nhà máy biến chế nước thải (Leachate Treatment Plant), BKK Corporation, West Covina, CA.

- Giám đốc Kiểm Soát An Toàn Và Phẩm Chất (QA/QC), Weck Laboratories Inc., Industry City, CA.

- Giám đốc kỹ thuật, Environment Consultant Services, LA.

 

Công tác hội đoàn:

 

- Chủ tịch hội đồng quản trị Hội Khoa Học & Kỹ Thuật Việt Nam tại Hoa kỳ (Vietnamese American Science & Technology Society - VASTS) và Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam (Vietnamese Environmental Protection Society – VEPS).

 

===

 

Một số hình ảnh của buổi thuyết trình –

https://goo.gl/photos/dHZJeeewiotkb7F36

 

Hình ảnh của bà Phúc An –

https://goo.gl/photos/HtVfWs2uT6yZqNaw9

 

 

 

Mai Thanh Truyet
Chuyen cho Quý vị d0o5c sốt dẽo... ________________________________________ M...
3:06 PM (1 hour ago)

Mai Thanh Truyet <envirovn@gmail.com>

3:09 PM (1 hour ago)
to Haivan, bcc: Hai, bcc: Tan, bcc: Nguyen, bcc: Xuan, bcc: Xuan, bcc: xuan, bcc: Phan, bcc: Thehe, bcc: Nguyen
Chuyển cho Quý vị đọc ...
Click here to Reply or Forward
11.28 GB (75%) of 15 GB used
Last account activity: 2 minutes ago
Details
38 more
N Nguyen
Add to circles
Show details

________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

 "The energy of the mind is the essence of life."

                                                                - Aristotle -

 



________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

 "The energy of the mind is the essence of life."

                                                                - Aristotle -

 

Fwd: BieuTinh TGMHouston 110417 - YouTube


P
​hóng sự biểu tình trước Tòa Tổng Giám Mục địa phận Galveston-Houston
ngày 11/4/2017 về việc phản đối giáo xứ Các THánh Tử Đạo Việt Nam tại Houston
tổ chức Crawfish Festival vào ngày 28,29,30/4/2017

Fwd: [PhoNang] Kính mời xem chương trình hội luận của Tiếng Dân Việt

       
             Tiếng Dân Việt # 19 Những Kẻ Vô Tổ Quốc                                                                                                                                                        




__._,_.___

Posted by: Hieu Doan <hieudoanbdq@yahoo.com>
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)

Have you tried the highest rated email app?
With 4.5 stars in iTunes, the Yahoo Mail app is the highest rated email app on the market. What are you waiting for? Now you can access all your inboxes (Gmail, Outlook, AOL and more) in one place. Never delete an email again with 1000GB of free cloud storage.


.

__,_._,___

Thống kê số điện thoại của khách truy cập...

Hi bạn blogget, mình thấy website của bạn chưa có gắn phần thống kê số điện thoại của khách truy cập, nên đã có rất nhiều khách hàng truy cập vào trang web mà bạn không biết được số điện thoại của họ.

Vì vậy nếu như bạn muốn thêm phần phát hiện số điện thoại này vào trang web, xin hãy liên hệ đến mình ngay nhé, mình sẽ cài với mức hữu nghị 300 k / 1 năm (dùng thử 10 ngày, không mua không sao).

Bạn có thể gọi trực tiếp cho mình hoặc truy cập trang web uhchat .net

Tiếng Dân Việt kỳ # 18

https://www.youtube.com/watch?v=CrD6Z3CCKhg

________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

 "The energy of the mind is the essence of life."

                                                                - Aristotle -

 

Nên Đối Kháng Hay Đối Thoại Với Cộng Sản Bắc Việt?



--  

Nên Đối Kháng Hay Đối Thoại Với Cộng Sản Bắc Việt?

    Be your best self - Live your best life




Giữa lúc dầu sôi lữa bỏng như hiện nay, trong lúc toàn dân trong nước đang dâng trào đứng lên chống Tàu khựa, chống Thái thú biết nói tiếng Việt là Đảng CSBV, thế mà, tại hải ngoại vẫn còn luận điệu …"nội – ngoại" cùng nhau đoàn kết chống "giặc Tàu"! Đây là một suy nghĩ hết sức trái khoái và là sức cản không nhỏ đẩy lùi tiến trình mang lại dân chủ cho Việt Nam.

Một lần nữa, để làm sáng tỏ vấn đề, bài viết nầy hy vọng mang lại một hướng suy nghĩ rốt ráo về tư thế của một người con Việt trước tình trạng cấp bách đang xảy ra ở Việt Nam.

1-    Đối thoại là gì? Tại sao phải đối thoại?



Đề tài hòa giải xuất hiện ở cộng đồng hải ngoại qua Nghị Quyết 36 từ năm 2006 qua các sự việc như CSBV tung tiền mua chuộc những nhân vật "nhẹ dạ" bằng tiền và những lời hứa hão huyền cho một vài chức vụ đại diện "dân cử" trong nước qua Thứ trưởng ngoại giao CS Nguyễn Thanh Sơn (thời bấy giờ) ở hải ngoại và do Phạm Thế Duyệt, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc ở trong nước.

Cao điểm của Nghị quyết nầy là lúc Nguyễn Thanh Sơn được thành phố Houston tiếp đón vào năm 2012, đã tạo ra nhiều xáo trộn cho cộng đồng thành phố trên qua việc một Nghị viên và một số nhân vật cộng đồng ủng hộ và cổ súy cho chính sách hợp tác với CSBV.

Từ đó, vấn đề hòa giải được mặc chiếc áo khác là "đối thoại". Có lẽ học kinh nghiệm những năm trước về sự thất bại qua lời kêu gọi hòa giải mà phía CSBV lùi lại một bước và chỉ kêu gọi đối thoại nhằm mục đích đtìm hiểu những khác biệt, mâu thuẫn hay làm quen, một bước khởi đầu hữu lý để đưa tới hòa giải. Quả thật sự hữu lý đã xảy ra, khiến cho một số người Việt ở Houston đã đi gặp ông Sơn và chiêu bài đối thoại đã được một số người, vài đảng phái hải ngoại chấp nhận và thậm chí cổ võ. Thử xem xét về hai ý tưởng sai lầm mà những người bênh vực lý lẽ 'đối thoại' đưa ra.

·         Đối thoại là bước khôn ngoan, hòa bình để giải quyết mâu thuẫn, tốt hơn là đối đầu có thể gây ra nhiều tổn hại. Trong ý nghĩa này, đối thoại còn có thể được tận dụng làm vũ khí đấu tranh;

·         Hiện nay nội bộ nhà cầm quyền CSBV có nguy cơ sụp đổ vì những rối loạn trong nhiều lãnh vực như kinh tế, tham nhũng, xã hội… nhất là nguy cơ xâm lược của Tàu cộng và bị bế tắc không biết phương cách giải quyết.

Nay đại diện CSBV đề nghị 'đối thoại' với cộng đồng người Việt hải ngoại:

1-    Phải chăng là "họ" đang bị bế tắc chính trị?

2-    Phải chăng họ muốn nhờ cộng đồng hải ngoại giúp một tay gỡ mối rối: xây dựng lại đất nước và chống ngoại xâm.

3-    Hay phải chăng người CS đã chán chủ nghĩa CS và chỉ muốn thoát thân 'an toàn'?



Ba giả thuyết về câu chuyện 'đối thoại' này có hai điểm sai lầm khi được nhìn dưới lăng kính đấu tranh (còn những ai nếu có ý muốn 'chia phần' với CSBV thì xin miễn đọc tiếp) như sau:

·         Đối thoại không hề là một công cụ đấu tranh như từng được diễn tả trong lịch sử chiến tranh. Trong chiến tranh, thắng bại đều do sự tương quan thế lực của hai bên mà đối thoại thường xảy ra để dàn xếp vấn đề thắng thua một cách ổn thỏa và tránh thêm đổ máu. Cuộc đấu tranh với chế độ CSBV ngày hôm nay, cũng là chiến tranh với hình thức đấu tranh dân sự, thay vì bằng quân đội vũ trang. Sự thắng thế trong bất kỳ thương thảo nào cũng tương ứng với thắng thế ngoài mặt trận và không thể có điều ngược lại. Dựa trên nguyên lý này, thử điểm lại tình hình đấu tranh của lực luợng dân chủ chống lại chế độ độc tài CSBV thì thấy ngay rằng, phía dân chủ thực ra chưa gây được thiệt hại đáng kể nào cho phía CSBV cả.

Vậy thì phía dân chủ lấy gì để đặt điều kiện, để gây áp lực hay đưa ra đòi hỏi? Nếu một bên không có vật trao đổi thì để nhận được điều mình muốn sẽ hoàn toàn tùy thuộc vào 'lòng tốt' của đối phương. Ý nghĩa này là gì nếu không phải là sự xin-cho? Kết luận là hoàn toàn không phải đối thoại.

 

·         Rồi có giả thuyết cho rằng, sẽ có ngày CSBV rơi vào một tình thế gọi là 'bế tắc chính trị' (vì không thể kết hợp dân tộc để chống ngoại xâm và xây dựng đất nước) và con đường giải quyết duy nhất là 'hòa giải' giữa hai miền Nam và Bắc, quốc nội và hải ngoại, cộng sản và quốc gia để mọi người Việt Nam có thể cùng góp phần chống ngoại xâm và xây dựng quê hương.

 

Đây lại là một giấc mơ của những người không muốn dấn thân đấu tranh mang tâm khảm chủ bại và muốn có phần thưởng một cách dễ dàng qua sự "hoà giải, hòa hợp" của ĐCSBV. Khi một nhà làm chính trị "xôi thịt" thích mơ mộng thì ông hay bà ta không muốn nhìn vào thực tế, những thực tế CSBV đã làm trong quá khứ như:

-           Công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng,

-           Hiệp định biên giới, thái độ ươn hèn của thời Nông Đức Mạnh,

-           Né tránh hàng loạt 'tàu lạ' ngoài Biển Đông,

-           Đàn áp người biểu tình chống Tàu cộng xâm lược,

-           Càng mạnh tay hơn với người biểu tình đòi đuổi Formosa, đòi biển sạch.

 

Giấc mơ này càng làm cho người cộng sản được nâng lên thành những người yêu nước đang tìm kiếm hướng đi đúng đắn cho đất nước chứ không phải là những kẻ bán nước.


Nếu thực sự CSBV cảm thấy bị bế tắc chính trị thì chẳng cần hỏi đâu xa, chính họ cũng biết rất rõ, rõ hơn tất cả 93 triệu người dân sống trong nước. Nhưng vì họ là một đảng độc tài đảng trị, chọn cơ chế chuyên chính vô sản làm kim chỉ nam, cho nên dù có bế tắc chính trị đi nữa…họ vẫn bám chặt quyền bính, nếu cần sắt máu, họ cũng không từ nan. Do đó, mọi chuyện sẽ chỉ được giải quyết một khi giải tán và giải thể được ĐCSBV mà thôi.

2-    Tại sao phải đối kháng?



Cuộc tranh chấp giữa lực lượng dân chủ và độc tài CSBV là một cuộc tranh chấp nằm trong ý thức hệ giữa cộng sản và tự do, độc tài và dân chủ. Đó là hai nguyên lý xung khắc không thể nhượng bộ hay thương thảo mà kết quả đưa tới phải là thắng hoặc thua. Chính hoàn cảnh này nói lên tính dứt khoát của lực lượng dân chủ phải là đối kháng mới có thể đạt mục tiêu.

Bất cứ ai chủ trương đối thoại là chưa thực sự bước vào con đường đấu tranh với CSBV hay chưa hiểu bản chất về cuộc tranh chấp.

Trong đấu tranh, sự thắng thua đặt căn bản trên thực lực của mỗi bên, không phải trên đối thoại. Thông thường, bên yếu muốn 'đối thoại' để ngưng chiến để có thời gian củng cố lực lượng hay để xin đầu hàng tránh bị tận diệt. Mặt khác bên mạnh muốn 'đối thoại' để dụ chiêu hàng bên thua mà không tổn hao lực lượng. Với tương quan lực lượng ngày nay, nhà cầm quyền CSBV hẳn nhiên là bên mạnh đối với lực lượng dân chủ thì khi họ ngỏ ý muốn "đối thoại" với cộng đồng người Việt hải ngoại thì chỉ có nghĩa là dụ 'chiêu hàng'!

Đối kháng với CSBV là công việc thiên nan vạn nan. Tầm mức to lớn của vấn đề quả đã làm nhiều người e ngại, mất tự tin, nhưng hãy điểm qua trường hợp cách mạng bất bạo động Ba Lan để tìm xem nền dân chủ mà dân Ba Lan có được ngày hôm nay là do đảng CS Ba Lan ban cho (đối thoại) hay phải tự đổ xương máu giành lấy?



Sơ lược công cuộc đấu tranh ở Ba Lan bắt đầu từ khoảng năm 1970 với cuộc đình công lớn của công nhân xưởng đóng tàu Lenin ở thành phố cảng Gdansk kéo theo các cơ xưởng trong vùng, sau đó dẫn tới việc đốt phá trụ sở đảng cs thành phố. Nhà cầm quyền cs đã phải huy động tới 60,000 quân lính để đối phó và dẹp yên. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh vẫn âm ỷ tiếp diễn ngoài vòng pháp luật. Năm 1979, buổi thánh lễ do Đức Giáo Hoàng John Paul II cử hành, trong lần đầu tiên trở về Ba Lan sau khi nhậm chức (1978), đã quy tụ 3 triệu người trong trật tự, không cần tới an ninh của chính quyền và đã không xảy ra bất cứ xô xát nào. Năm 1980, công nhân toàn quốc đình công với sự tham gia của 1 triệu đảng viên cs, số thành viên của Công đoàn đoàn kết Solidarity lúc này lên đến 10 triệu người. ĐCS Ba Lan đã phải dùng tới đội quân 100,000 người được huấn luyện đặc biệt và toàn thể đội cảnh sát cơ động (riot police) để đối phó. Sau đó Solidarity đổi chiến thuật qua phương thức bất hợp tác làm suy yếu nền kinh tế dần và cuối cùng ĐCS đã phải chấp nhận 'đối thoại' theo điều kiện do Solidarity đòi hỏi. Năm 1990, Lech Walesa trở thành tổng thống và đcs Ba Lan bị mất quyền chủ động.

Qua 20 năm đấu tranh, người công nhân và dân chúng Ba Lan đã hiểu ra rằng bắt buộc phải thay đổi thể chế thì các quyền dân sự của họ mới được bảo đảm và cuối cùng họ đã không chấp nhận bất cứ điều kiện gì thấp hơn đòi hỏi dân chủ hoàn toàn.

Từ ví dụ của Ba Lan mà ngẫm ra Việt Nam sẽ thấy ngay rằng người dân Việt Nam, nếu muốn có tự do thì chính mình phải tranh đấu để giành lại.



Muôn đời sẽ không có người CS nào ban phát cho cả.

Xin đừng mong cầu, van xin, khuyên nhủ.

Chỉ có áp lực mới có thể đưa ĐCSBV tới chỗ giải thể.

Cộng sản và Tự do, Độc tài và Dân chủ không thể đi đôi. Người CS hiểu rất rõ điều này và phía dân chủ cũng phải hiểu như thế.

Chỉ có đối kháng mới loại bỏ được chế độ cộng sàn Bắc Việt, Thái thú của Tàu Khựa mà thôi!

 

 

Mai Thanh Truyết

Nhóm Chng Tàu Dit Vit Cng

Mùa Quc nn 2017

________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

" Your oppression is our revolution!!!"

 

//////////////////////////////////////////////////