DDT


DDT: Khó Xử Giữa An Toàn Sức Khỏe và Bảo Vệ Môi Trường


Hoá chất bảo vệ thực vật hiện đang được dùng rộng rãi ở Việt Nam, trong đó DDT lại được chiếu cố nhiều nhất, vì ngoài tính chất diệt trừ sâu rầy có mặt trong hầu hết các hỗn hợp "hóa chất bảo vệ thực vật" trong nông nghiệp, DDT còn được xử dụng như một hoá chất hữu hiệu nhất trong công tác diệt trừ muỗi, nguyên nhân chính của bịnh sốt rét.

DDT là tên viết tắt của hoá chất có công thức 1,1,1-trichloro-2,2-bis-(p-chlorophenyl) ethane, một loại bột trắng đã được tổng hợp vào năm 1874; nhưng mãi đến năm 1930, Bác sĩ Paul Muller (Thụy Sĩ) mới xác nhận DDT là một hóa chất hữu hiệu trong việc trừ khử sâu rầy và từ đó được xem như là một thần dược, nhưng trong giai đọạn nầy, ảnh hưởng lên sức khỏe của con người chưa được lưu ý đến.

Khám phá trên mang lại cho ông giải Nobel về y khoa năm 1948. Ngay sau đó, DDT đã được xử dụng rộng rãi khắp thế giới trong việc khử trùng và kiểm sóat mầm mống gây bịnh sốt rét. Nhưng chỉ hai thập niên sau đó, một số chuyên gia thế giới đã khám phá ra tác hại của DDT lên môi trường và sức khỏe của người dân.

Do đó, tại Hoa Kỳ hoá chất nầy đã bị cấm xử dụng hẳn từ năm 1972. Lý do là sau khi được xử dụng, DDT vẫn tiếp tục tồn tại trong nguồn nước, lòng đất và bụi DDT vẫn lơ lững trong không khí. DDT không hoà tan trong nước nhưng hòa tan trong dung môi hữu cơ và được Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ xếp vào danh sách hóa chất cần phải kiểm soát vì có nguy cơ tạo ra ung thư cho người và thú vật.

Năm 1998, đại diện của 92 quốc gia trên thế giới nhóm họp tại Montreal (Canada) để bàn thảo về những biện pháp như cấm sản xuất và xử dụng 12 hoá chất độc hại còn được gọi là "hóa chất dơ bẩn" trong đó có DDT vì tính độc hại của chúng do sự tích lũy lâu dài trong không khí, lòng đất và nguồn nước, kết tụ vào các mô động thực vật, nguồn thực phẩm chính của con người.

Con người bị tiếp nhiễm DDT như thế nào?


DDT xâm nhập vào cơ thể con người bằng nhiều cách khác nhau:

  • Hấp thụ xuyên qua các lỗ chân lông trên da;
  • Đi vào thực quản qua thức ăn hoặc nước uống;
  • Đi vào khí quản qua đường hô hấp.

Tùy theo vùng sinh sống và cách sinh hoạt, con người có thể bị nhiễm độc trực tiếp hay gián tiếp như sau:

* Người dân sống trong vùng nông nghiệp chuyên canh về lúa có thể bị nhiễm độc qua đường nước.

* Người dân sống trong vùng chuyên canh về thực phẩm xanh như các loại hoa màu thường bị nhiễm qua đường hô hấp.

* Còn người dân ở đô thị bị nhiễm khi tiêu thụ sản phẩm đã bị nhiễm độc.

TS Dick Irwin, một chuyên gia Hoa Kỳ nổi tiếng về ngộ độc đã nhận định rằng: "Hoá chất đã thay thế vi khuẩn và siêu vi khuẩn trong những nguy cơ ảnh hưởng lên sức khoẻ của con người. Bịnh tật bắt nguồn từ hóa chất đang trở thành nguyên nhân hàng đầu trong tử xuất của loài người vào cuối thế kỷ XX và sẽ qua cả thế kỷ XXI nữa".

Còn ảnh hưởng của DDT lên con người ra sao?"


- Ảnh hưởng lên con người được mô tả từ nhẹ đến nặng tùy theo mức độ tiếp nhiễm DDT như sau: Con người cảm thấy nhức đầu, người yếu dần, bị tê các đầu ngón tay, ngón chân, thường hay bị chóng mặt.

Và khi bị nhiễm nặng thì bị mất trí nhớ, sống trong tâm trạng hồi hộp thường xuyên, bắp thịt ngực bị co thắt, không kiểm soát được đường tiểu, thở rất khó khăn và bị động kinh.


Nếu bị tiếp nhiễm dài hạn, những chứng dưới đây cho chúng ta thấy mức độ tác hại của DDT:

  • Ung thư: Trong nhiều thập kỷ, đã có rất nhiều mối quan tâm và tranh luận xung quanh thuốc trừ sâu và chất gây ung thư. Trong một nỗ lực để giám sát các ảnh hưởng sức khỏe và hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm của thuốc trừ sâu, Cơ quan Bảo vệ Môi trường đánh giá thuốc trừ sâu có tiềm năng nảy sinh ra ung thư tùy teo mức độ bị tiếp nhiễm.
  • Biến chứng nội tiết (Endocrine Complications): Một tác dụng nữa của DDT là những biến chứng nội tiết, hormon nam như testosterone và androgen bị ngăn chặn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản con người.
  • Vô sinh và triệt sản (Infertility and Sterility): Tiếp xúc với thuốc trừ sâu và các dung môi có thể là nguyên nhân của mức độ tinh trùng thấp và tăng nồng độ của vô sinh ở nam giới làm việc trong các trang trại và những người tiếp xúc với thuốc trừ sâu một cách thường xuyên.
  • Suy não bộ (Brain Damage): Thuốc trừ sâu cũng có liên quan đến tổn thương não ở những người sử dụng các hóa chất này một cách thường xuyên. Người làm vườn và nông dân là nguy cơ cao nhất cho việc phát triển suy lâu dài.
  • Các khuyết tật bẩm sinh (Birth defects): Dị tật bẩm sinh do tiếp xúc với thuốc trừ sâu là một mối quan tâm ngày càng tăng về mong các bà mẹ, người lớn và trẻ em. Các bà mẹ đang mang thai cần phải tránh xa việc tiếp xúc với thuốc trừ sâu.
  • Rối loạn hô hấp (Respiratory Disorders): Một tác dụng phụ liên quan đến việc tiếp nhiễm với thuốc trừ sâu là chứng rối loạn hô hấp, bao gồm thở khò khè, viêm phế quản mãn tính, hen suyễn và phổi của người nông dân.
  • Kích ứng da (Skin Irritation): Kích ứng da là một tác dụng phụ của thuốc trừ sâu vì da là có khả năng nhất để tiếp xúc với các hóa chất độc hại. Kể từ thuốc trừ sâu có thể được hấp thụ qua da và vào máu, nó có thể dễ dàng gây độc da, phát ban và nhiễm trùng da như hắc lào.

Vấn đề hôm nay được đặt ra cho Việt Nam là, DDT là một hóa chất độc hại đã được xếp vào danh sách 12 hóa chất dơ bẩn qua Công ước Stockholm và đã bị cấm xử dụng. Tại sao cho đến ngày nay, nhiều quốc gia trên thế giới vẫn còn dùng trong đó có Việt Nam?

  • Tuy đã bị cấm xử dụng từ năm 1973 vì những khám phá ảnh hưởng lên môi trường và con người, hiện nay, hóa chất trên vẫn được dùng rộng rãi ở Phi Châu, Indonesia, Ấn Độ, Châu Mỹ La tinh và Việt Nam trong công tác diệt trừ muỗi, tác nhân của bịnh sốt rét do ấu trùng Plasmodium falciparum, một trong 4 loại ấu trùng nguy hiểm nhất của bịnh chuyển từ muỗi sang người.
  • Riêng tại Việt Nam, DDT đã được dùng ngoài công tác trên, còn được xem như là hóa chất nền (buffer) chính trong việc pha chế hầu hết hóa chất bảo vệ thực vật dùng trong nông nghiệp và chăn nuôi.

Sở dĩ, DDT vẫn còn được chiếu cố ở các quốc gia đang phát triển vì cho đến hôm nay, hoá chất nầy vẫn còn hữu hiệu trong việc phòng chống bịnh sốt rét. Theo thống kê mới nhất của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), hàng năm có khoảng từ 300 đến 500 triệu người bị bịnh sốt rét trên tòan cầu, và có khoảng 1,2 triệu tử vong, đa số là trẻ em vùng sa mạc Sahara, Phi Châu. Thêm nữa, kinh phí cho việc chữa trị cho số bịnh nhân còn lại ước tính lên đến 1,7 tỷ Mỹ kim.

Tuy nhiên, việc xử dụng DDT để phòng bịnh không còn là một phương pháp hữu hiệu nữa vì ấu trùng bịnh sốt rét ngày càng tăng thêm sức đề kháng kể từ khi con người lần lượt dùng thuốc chloroquine, sulfadoxine, chuyển qua artemisinine, và gần đây pyrethroids. Do đó, hiện nay, việc tổng hợp thuốc sau cùng với DDT mới đạt được mức hữu hiệu trong công việc đề phòng bằng cách phun xịt lên các bức tường trong nhà.

Còn Việt Nam thì sao?


Tại sao Việt Nam lại xử dụng DDT ngoài công tác diệt trừ bịnh sốt rét còn dùng trong việc pha chế các hoá chất bảo vệ thực vật?

Ở Việt Nam trước năm 1975, Miền Nam đã xử dụng DDT thuần túy trong công tác diệt trừ sốt rét, do đó hàng năm chỉ nhập cảng từ 8 đến 10 ngàn tấn mà thôi. Tuy nhiên, trong hiện tại, Việt Nam nhập hàng năm trung bình trên 100 ngàn tấn. Lý do là, đa số DDT được dùng trong việc pha chế thuốc bảo vệ thực vật vì giá rẻ và có hiệu quả tương đối tốt so với các hoá chất bảo vệ thực vật khác. Tại Tp Sài Gòn, hiện có 3 công ty sản xuất (thực ra là pha trộn) hóa chất bảo vệ thực vật lớn là Xí nghiệp thuốc sát trùng Bình Triệu và Tân Thuận, và xí nghiệp thuốc trừ sâu Sài Gòn.

Như vậy, DDT vẫn còn là một đề tài tranh cãi trong việc bảo vệ sức khỏe con người và nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Qua Công ước Stockholm, DDT bị cấm xử dụng trong nông nghiệp vì ảnh hưởng của chúng lên con người về lâu dài. Báo cáo khoa học vào tháng 6,2006 ở Đại học Y tế Công cộng, Berkeley cho thấy rằng trẻ sơ sinh bị tiếp nhiễm gián tiếp trong bụng mẹ sẽ bị chậm phát triển cả về cơ thể và thần kinh, cũng như tỉ lệ tử vong trong bụng mẹ rất cao.

Qua nhiều báo cáo khoa học khác, nhiều nhà khoa học đã bắt đầu nghi ngờ việc xử dụng DDT trong công tác diệt trừ sốt rét bằng cách phun xịt lên tường trong nhà ở.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng từ năm 1945 trở đi việc xử dụng DDT đã làm cho 19 loài muỗi có mang ấu trùng sốt rét tăng thêm sức đề kháng, do đó cần phải phun xịt một liều lượng cao hơn. Vì vậy việc xử dụng hóa chất nầy không còn được các nhà khoa học hưởng ứng nữa so với tác hại của chúng lên môi trường.

Việc đem DDT vào nông nghiệp và chăn nuôi ở Việt Nam và một số quốc gia đang phát triển là một việc làm có tính cách nhất thời.

Vì sao?

Vì DDT sẽ tồn tại lâu dài trong môi trường, sẽ chuyển hoá thành DDE và có độc tính tương đương như dioxin, do đó còn có tên là dioxin-tương đương. Vì vậy, ảnh hưởng lên môi trường của DDT trong việc pha chế các thuốc bảo vệ thực vật cần phải được loại trừ, vì hiện nay, ngành công nghệ sinh học tiên tiến có khả năng tạo giống mới cho cây trồng có sức đề kháng cao. Công nghệ nầy áp dụng cấy mô hay tế bào vào cây trồng  hay động vật để tạo ra kháng thể tự nhiên cho các thế hệ về sau, do đó cây cỏ và gia súc sẽ có tính miễn nhiễm và đề kháng cao đối với sâu rầy.

Một thí dụ về ô nhiễm môi trường biển ở Hoa Kỳ được ghi nhận cho đến ngày hôm nay.

Cty Montrose Chemical Corp. có trụ sở tại Palos Verdes, CA (gần Los Angeles) là một công ty sản xuất hóa chất DDT, một hóa chất diệt trừ muỗi. Cty nầy đã ngưng sản xuất từ năm 1973, ngay sau khi có lệnh cấm của LHQ. Nhưng trong suốt thập niên 1960, Cty trên đã thải hồi 1.700 tấn phế thải lỏng có chứa dư lượng của DDT vào vùng biển nơi đây. Mãi đến năm 2000, EPA Hoa Kỳ mới hoàn tất vụ phạt công ty lên đến 100 triệu Mỹ kim để làm sạch vùng đáy biển (sediment) bị ô nhiễm và tái tạo môi trường sống của biển. Ngày nay, trên toàn vùng bờ biển chạy từ Long Beach đến Santa Monica, chúng ta vẫn còn thấy những bảng thông báo cho biết nguồn cá nơi đây đã bị nhiễm Thủy ngân, Arsenic, và Chì…

Hơn 50 năm qua, hiễm họa ô nhiễm ở Palos Verdes vẫn còn…

Kết luận

Đứng về phương diện phòng bị và diệt trừ sốt rét, DDT vẫn là một tác nhân hữu hiệu trong công tác trên. Nhưng trong hoàn cảnh hiện tại, trước sức đề kháng ngày càng tăng của muỗi và ấu trùng, chúng ta cần phải thay đổi phương cách và dùng các hỗn hợp hoá chất trừ sâu rầy khác trộn lẫn với DDT.


Thêm nữa, việc phòng bịnh vẫn tốt hơn là việc trị bịnh, do đó, cần phải phát triển nhanh hơn và rẻ hơn những loại thuốc chủng ngừa sốt rét. Hiện nay, Quỹ Bill và Melinda Gates đã tài trợ một ngân khoản lớn cho việc sản xuất thuốc chủng nầy. Và đây cũng là một giải pháp hợp lý cho việc phòng ngừa bịnh sốt rét thay thế cho việc xử dụng DDT.

Riêng về khía cạnh phát triển nông nghiệp, DDT cần phải được loại bỏ để tránh cho môi trường ở các quốc gia đang phát triển giảm thiểu được một phần nào mức độ ô nhiễm ứng hợp với chiều hướng toàn cầu hóa của thế giới.

Việt Nam cần nên nhớ kinh nghiệm của Cty Montrose Chemical Corp. Câu chuyện Vũng Áng chỉ là sự bắt đầu của âm mưu thâm độc của TC là hủy diệt nguồn protein cá của dân tộc Việt.

Mai Thanh Truyết

Hôi Khoa hc & K Thut Vit Nam ti Hoa Kỳ (VAST)

Tháng bảy, 2016

 

--

________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

 "The Love of my Country will be the ruling 

 Influence of my Conduct." - George Washington

 

Fwd: YOUTUBE : FORMOSA HÔM NAY- HỆ LỤY NGÀY MAI VỚI TS MAI THANH TRUYẾT

Tổ chức Bảo vệ Môi trường Việt Nam

 

Tiến hành thành lập một tổ chức chuyên môn

Bảo vệ Môi trường Việt Nam

 

 


CTV Danlambao
 - Trước thảm họa cá chết, môi trường bị tàn phá kèm theo những tác hại lâu dài, cùng với những hiểm họa có xác suất cao sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai, một số chuyên gia Việt Nam đang tiến hành việc thành lập một tổ chức chuyên môn bảo vệ môi trường.

 

Theo Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, một chuyên gia về môi trường thì nỗ lực này cũng để hưởng ứng Lời Kêu Gọi của các bạn trẻ trong Mạng Lưới Blogger Việt Nam"Kêu gọi và vận động những chuyên gia, trí thức Việt Nam trong và ngoài nước thành lập một tổ chức chuyên môn, độc lập về nghiên cứu môi trường tại Việt Nam."

 

Trao đổi với CTV Danlambao, Tiến sĩ Mai Thanh Truyết cho biết hiện nay đã có nhiều chứng cớ khoa học cho thấy việc thải hóa chất độc hại từ Formosa không phải là một "sự cố" vô tình từ một công ty chưa thực sự đi vào giai đoạn sản xuất thép; và dù có đi nữa thì nếu gây ra ô nhiễm môi trường vì hoạt động dưới tiêu chuẩn, cũng phải nhiều năm người ta mới khám phá ra hệ luỵ của nó. Ngược lại, đây là một hành động cố ý với số lượng hóa chất độc hại rất lớn được cố tình thải ra nhằm tàn sát môi sinh trên biển trong vòng vài ngày ngắn ngủi.

 

Cũng theo Ts Truyết thì có một điều ít được biết đến là Đặc khu Vũng Áng đã được chính thức xem như là "một vùng tự trị đầu tiên của TC tại Việt Nam" kể từ ngày 14/7/2014. Phó TT Hoàng Trung Hải đã ký với TGĐ Lee Chih - Tsuen, Chủ tịch Cty Formosa, đầu tư 97 tỷ Mỹ kim và sử dụng khu nầy trong vòng 70 năm.

 

Nỗ lực đầu tiên của tổ chức chuyên môn là đưa ra những tài liệu nghiên cứu chuyên nghiệp, độc lập chứng minh cho việc này. Một trong nhiều vấn nạn chúng ta đang đối diện để bảo vệ môi trường là sự minh bạch thông tin. Do đó, những nghiên cứu chuyên môn sẽ giúp cho người dân Việt Nam có những dữ kiện, chứng cứ khoa học khách quan làm nền tảng cho nỗ lực đấu tranh cứu môi trường và bảo vệ môi trường. Những nghiên cứu này cũng nhằm mục tiêu tạo sự quan tâm của quốc tế đối với tình trạng môi trường tại Việt Nam.

 

Trong nhiều năm qua, Tiến sĩ Mai Thanh Truyết là một trong những chuyên gia Việt Nam quan tâm và tiên phong trong những nghiên cứu về ảnh hưởng của các dự án của Trung Quốc lên môi trường sống của Việt Nam. Bên cạnh hiểm họa của Formosa là hiểm hoạ của dự án Bauxite Tây Nguyên, dự án Nhà máy giấy Hậu Giang, ảnh hưởng của những đập thủy điện của Trung Quốc lên sông và đồng bằng Mekong. Đó là chưa kể đến hàng trăm công trình khác của Trung Quốc đã và đang là mối đe dọa ngấm ngầm nhưng vô cùng tai hại đối với môi trường và đời sống của hơn 90 triệu người dân Việt Nam.

 

Tuy nhiên, ưu tiên trước mắt là vấn nạn cá chết tại Vũng Ánh, tại nhiều sông hồ trên khắp 3 miền đất nước và tố cáo Formosa - không những chỉ với hoạt động tại Việt Nam - mà còn nhiều hoạt động tàn phá môi trường khác của Formosa trên thế giới. Tất cả để hỗ trợ cho mục đích đòi hỏi Formosa Steel Ha Tinh phải rời khỏi Việt Nam.

 

Đồng hành với Lời Kêu Gọi của Mạng Lưới Blogger Việt Nam - "Từ những nỗ lực liên kết, cùng nhau tổ chức những buổi hội thảo với sự tham gia của các chuyên gia về môi trường để nâng cao nhận thức của người dân về thảm họa Formosa" - Tiến sĩ Mai Thanh Truyết và Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam tại Hoa Kỳ cũng sẽ tổ chức một buổi hội thảo với đề tài "Câu chuyện Formosa và âm mưu của Trung cộng trong việc Hán hoá VN". Buổi hội thảo sẽ bắt đầu vào lúc 1 giờ trưa, Thứ Bảy ngày 30 tháng 7, 2016 tại trụ sở Cộng đồng Người Việt Quốc Gia thành phố Houston và vùng phụ cận, số 7100 đường Clarewood Dr., Houston TX 77036.

 

29.07.2016

CTV Danlambao danlambaovn.blogspot.com

 


--

________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

 "The Love of my Country will be the ruling 

 Influence of my Conduct." - George Washington

 

Radio AM900 phỏng vấn


2016-07-27 Saigon Radio phỏng vấn Ts Mai Thanh Truyếthttps://www.transferbigfiles.com/download/file/afb5e878-fadc-437e-a829-b847a37ff521?rt=oOAxWnwEjknvtcn7vrO8bA2

________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

 "The Love of my Country will be the ruling  

 Influence of my Conduct." - George Washington

 

Fwd: Phế Thải Y Tế Ở Việt Nam


                                                                                          

Phế Thải Y Tế Việt Nam


 

 

 Hầu hết chúng ta đu biết tình trạng môi trưng Việt Nam hiện tại đang xấu đi ngày càng trầm trọng, hậu quả của việc sn xuất ca cải vật chất cho hội mà không chú trọng đúng mức đến việc bảo vệ mội trưng từ khi Việt Nam bắt đầu mở ca ra thế gii bên ngoài từ năm 1986 trở đi. Có khoảng 160.000 tấn/năm (1%) chất thải của Việt Nam được coi là nguy hiểm, bao gồm cả chất thải y tế nguy hại từ các bệnh viện, chất thải độc hại hoặc dễ cháy từ các quá trình công nghiệp, và thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ.

Một
​ 
trong những nguyên nhân gây nên tình trạng trên các nguồn phế thải rắn. Có bốn loại phế thải rắn:

          Phế thải từ các công nghệ sản xuất gọi là phế thải k nghệ;

          Phế thải từ rác từ các hộ gia đình gọi là phế thải sinh hoạt;

          sau cùng phế thải y tế tất c các loại rác phát sinh từ những dịch v y tế trong bịnh viện các trung tâm y tế trên toàn quc;

          Sau cùng phế thải điện tử gồm đ loại máy vi tính, truyền hình, điện thoại, máy in v.v…

Baì viết nầy có mục đích trình bày các loại phế thải y tế Việt Nam và một s nhn đnh v tình trng trên cùng một vài đ nghị giải quyết một vấn đề không kém quan trọng hiện đang xảy ra ở Việt Nam.

Đnh nghĩa và thành phần của chất thải y tế

 Chất thải y tế còn gọi chất thải bịnh viện những chất phế thải từ bịnh viện qua những dịch v y tế như cha trị, mổ xẻ, thử nghiệm. Đại để, đó là những quần áo bịnh nhân y ng, bác sĩ sau khi chữa trị có dính máu chất thải ca ni bịnh, cũng như vi khun, các bộ phận của con ngưi bị tách rời, hóa chất, thuốc men cùng dng c dùng trong các sinh hoạt trên.
Do đó, phế thải y tế rất d bị lây nhiễm có nguy cơ nh ng lên sc khỏe con ngưi sống trong môi trưng bịnh viện, nếu không được x lý thích đáng. Thông thường theo ước tính trong 4Kg phế thải y tế 1Kg phế thải đã bị nhiễm vi khun nguy hiểm. So vi các loại chất thải khác như chất thải rn trong kỹ nghệ và phế thải gia cư, đây một loại phế thải độc hại hơn c vì phế thải y tế có thể trực tiếp ảnh hưởng tức khắc lên sức khỏe của con người, và hơn nữa có thể có nguy cơ tạo ra bịnh dịch qua sự lây nhiễm trên một vùng dân cư rộng lớn. Còn tính đc hại của hai loại phế thải gia cư k nghệ có tính cách lâu dài n khó nhận din trưc mắt.


Cung cách giải quyết hay thanh lọc loại phế thải y tế trên thế giới

 

Hiện tại, trên thế gii hầu hết các quốc gia k nghệ, trong các bịnh viện, cơ sở săn sóc sức khỏe, hay những công ty đặc biệt xử phế thải đều thiết lập hệ thống xử loại phế thải nầy. Đó các đốt (incinerators) nhiệt độ cao tùy theo loại phế thải từ 1.000oC đến trên 4.000oC. Tuy nhiên phương pháp nầy hiện nay vẫn còn đang được tranh cãi về việc thanh lọc khí và bụi đã được thải hồi vào không khí sau khi đốt.

Các phế thải y tế trong khi đốt, thải hồi vào không khí nhiều hạt bụi li ti và các hóa chất độc hại phát sinh ra do quá trình thiêu đốt như: acid cloridric, dioxin/furan, một s kim loại độc hại như thủy ngân, chì, hoặc arsenic, cadmium. Do đó, tại Hoa Kỳ từ năm 1996, đã bắt đầu các điều luật về khí thải của đốt nghiêm khắc hơn ng khí thải hồi phải được giảm thiểu bằng những hệ thống lọc hóa học học tùy theo loại phế thải. Cũng như các hạt bụi phóng thích sau khi đốt đường kính phải nhỏ hơn 8 micrometer (PM8).

Ngoài ra còn có phương pháp khác đ giải quyết vấn đề nầy đã đưc các quốc gia lưu tâm đến vì phương pháp đốt đã gây ra nhiu bt li vì lưng k đc hại phát sinh thải vào không khí; do đó các nhà khoa hc hiện đang áp dụng một phương pháp mi. Đó phương pháp nghiền nát chất phế thải và thanh lọc dưới nhiệt đ áp sut cao để tránh việc phóng thích khí thải trong khi x lý.

Dựa theo phương pháp nầy, phế thải bịnh viện đưc chuyển qua một máy nghiền nát. Phế thải đã đưc nghin xong sẽ đưc chuyển qua một phòng hơi có nhiệt độ 138oC và áp suất 3,8bar. Điu kiện nhiệt độ và áp suất trên điều kin tối ưu cho hơi c bảo hòa. Phế thải được thanh lọc trong ng 40 đến 60 phút. Sau ng phế thải rắn đã s đưc chuyển đến các bãi rác thông thưng vì đã đạt đưc tiêu chuẩn tiệt trùng. Phương pháp nầy có thêm lợi điểm là làm giảm được khối lượng phế thải vì đưc nghiền nát, chi phí ít tốn kém hơn đốt, cũng như không tạo ra k thải vào không khí.

 

Phế thải y tế ở các nước đang phát triển


1-    Phế thải rắn: Đối vi c quốc gia đang phát trin, vic quản lý môi trưng chung vẫn còn rất lơ là, nhất là đối với phế thải bịnh viện. Tuy nhiên trong khoảng 5 năm trở lại đây, các quốc gia như Ấn Đ Trung Cộng đã bắt đầu chú ý đến vic bảo v môi trưng, nhiều tiến b trong việc xây dựng các lò đốt bịnh viện.

Đc biệt ở n Độ t năm 1998, chính ph đã ban hành Luật v "Phế thải y tế: Lập thủ tục và Qun ". Trong bộ luật nầy có ghi rõ ràng phương pháp tiếp nhn phế thải, phân loại phế thải, cùng vic x và di dời đến các bãi rác. . Do vy, vấn đề phế phải độc hại của quốc gia nầy đã đưc cải thiện rất nhiều.

Trong lúc đó Việt Nam, mc dù đã ban hành Luật v Qun lý Phế thải Y tế t năm 1999, nhưng cho đến nay vẫn chưa đặt mối quan tâm đúng mức v vấn đ nầy, ngay c đối vi rác gia rác kỹ nghệ. Hà Nội có 36 bịnh viện mà chỉ có một bịnh vin đốt. Tp Sài Gòn cũng chng khá hơn, chỉ 3 đốt cho trên 100 bịnh viện trong thành phố. Đối vi các tỉnh, thị còn lại, thiết nghĩ cũng không bịnh viện nào có trang bị lò đốt cả.

Tại Sài Gòn, hầu hết các bịnh viện trong thành ph chỉ trách nhiệm thu gom, pn loại, kiểm soát chuyển tải rác y tế v nhà rác; còn vấn đề vận chuyển rác đi đâu, x như thế nào thì giao cho quan quản lý môi trưng. Chính s quản lý còn lỏng lẻo mà tình trạng rác y tế ngày càng tệ hại hơn.

Đối với Tp Sài Gòn, đây là thành phố có số lượng bịnh nhân ln nhất, trung bình hàng tháng có thể thải ra hơn 7 tấn rác y tế gồm kim và ng chích, bông băng, dao mổ, các ống plactic chuyền ớc biển hay thuc men v.v... Tất c đưc thu gom vào các thùng nhựa, có ghi số riêng và đưc chuyển xuống nhà rác. Sau đó là việc ca Cty Quản lý Môi trưng, bnh viện hoàn toàn không còn chu trách nhim việc x lý! Do đó, Cty Môi trưng chuyển rác đi đâu, x như thế nào thì không ai đưc cả! Cũng không quên nói thêm thành ph còn có hàng ngàn văn phòng khám bịnh chữa trị do các bác hành nghề, và vấn đề thu gom rác y tế hoàn toàn không được nêu lên. Đây cũng một số lưng rác không nhỏ, gây thêm nguy cơ cho rt nhiều mầm bịnh.

Riêng tại thủ đô Nội, vấn đề quản lý còn tồi tệ hơn nữa, nhiều tệ trạng mi vừa được nêu ra trên báo chí truyền thanh gần đây nói lên s bất lực của những nhà chịu trách nhiệm trong lãnh vc nầy. Điển hình trường hp bịnh viện Việt Đc. Trong nhiều năm qua, bịnh viện đã ký hợp đng vi Xí nghiệp Xử lý cht thải công nghiệp Y tế thuộc Cty Môi trưng Hà Nội vận chuyển x rác y tế. Tuy nhiên không ai quản lý địa hạt x lý, cho nên Cty trên đã bán lại các loi rác có thể tái sinh thay phải x lý. Điu nầy cũng xảy ra cho bnh viện Bch Mai và một s bnh viện khác tuy chưa đưc khám phá ra. Ngay chính Đài Radio ABC ở Úc châu trong buổi phát thanh ngày 29/8/2007 nêu tin tức gần 300 tấn rác y tế Việt Nam các bnh viện Nội đã được tái sản xut thành các dụng cụ dùng trong kỹ nghệ ăn uống như muỗng nĩa, dao nhựa, các loại ly chén nha, các thùng chứa bằng nhựa v.v

2-    Phế thải y tế lỏng: Ngoài phế thải rắn va kể trên, cũng cần nên nhắc đến một lượng c thải y tế quan trọng. Từ trên 1.000 bịnh viện trên toàn quốc hiện tại, theo thống của Việt Nam hiện chỉ có 1/3 h thng x nước thải, đc biệt là ở trung ương và các thành thị ln. Tuy nhiên trong số trên chỉ một phần nh đạt đưc tiêu chuẩn môi trưng. Nhiu nơi, cũng như không h thống không đưc bảo hành sau đó bỏ không vi lý do không có kinh phí cho tiền điện và hóa chất cùng nhân viên điều hành

nhiều bịnh viện ln thành phố, nước thải chỉ qua bồn chứa rồi chảy thẳng vào sông rạch.

Thí dụ n bịnh viện Việt Đức, cơ s ngoại khoa ln nhất nước, thực hiện hàng chục ngàn ca mổ mỗi năm vẫn chưa có nhà máy xử lý nưc thải đúng tiêu chun. Sài gòn còn trên 35 bịnh viện chưa hệ thống x nước thải 40 bịnh viện hệ thng không đạt tiêu chuẩn theo thống kê 2007.

Theo Sở Tài nguyên & Môi trưng Nội, trong s 400 ngàn m3 c thải đổ vào sông Nhuệ, sông Đáy mỗi ngày, độ khoảng phân nửa là nưc thải bnh viện. Từ đây cho thấy mầm bịnh trên các ng rạch chng chịt Việt Nam đang bị ô nhim như thế nào vì các mm bịnh sinh hc, thm chí c phóng xạ,  virus đưng tiêu hóa, bại lit, ký sinh trùng, liên cu, tụ cầu, Salmonella v.v…

Thêm nữa, những mầm bịnh nầy chu du khp nơi, xâm nhập vào các loại thủy sản, cây trồng, nhất các thy thực vật như rau muống chng hạn. T đó, con ngưi sau khi tiếp nhim vi các mầm bịnh trên qua dây chuyn thc phẩm, nguy cơ ung thư và các bịnh hiểm nghèo khác sẽ tăng rất nhanh. Đối lại, Sài Gòn cũng không khá hơn vi trên 17 ngàn m³ nưc thải y tế lỏng thải vào sông rạch hàng ngày.

Từ những thông tin nêu trên đây, chúng ta nhn thức đưc tình trng rác y tế ở Việt Nam đã đưc quản lý tồi tệ cũng như các viễn kiến để giải quyết vấn đề hầu như không đưc những ngưi đang nm quyền lc lưu ý đến.

Cung cách giải quyết rác thải y tế của Việt Nam hiện tại


Từ năm 2007, Bộ Y tế đã đưa ra kế hoạch thu thập tất cả các chất thải y tế mỗi ngày, với 70 phần trăm của chất thải rắn, và sẽ được "xử lý" vào năm 2015, theo một nguồn tin từ Cục Quản lý Môi trường Y tế. Nhưng năm 2015 đã qua, và năm 2016 đã bước vào nửa năm cuối mà tình trạng ngày càng tệ hại hơn so với năm 2007!

Trong những năm gần đây, dịch tả và cúm A H1N1 đã xuất hiện trở lại, hầu hết trong số nạn nhân là do ô nhiễm môi trường, đặc biệt là cung cách điều trị không đúng cách cũng như chất thải y tế còn tồn đọng trong phạm vi các bịnh viện và ở cả các bãi rác lộ thiện hiện diện khắp nơi trong nước.

Ts Nguyễn Huy Nga cho biết "Việt Nam đã có hơn 13.600 bệnh viện và cơ sở y tế, trong đó chỉ có 44 phần trăm đã có hệ thống "xử lý" nước thải y tế".

Ngoài ra, hầu hết các hệ thống thanh lọc nước thải y tế tại các bệnh viện hoặc bị quá tải hoặc trong hình dạng không xử dụng được, cũng như cung cách thanh lọc không đáp ứng được yêu cầu và tiêu chuẩn đã đề ra trong Bộ luật Môi trường.

Kết quả là, hầu hết chất thải bịnh viện dù có qua thanh lọc hay không đều được xả thải trực tiếp vào môi trường.

Nước thải y tế thường có chứa khoảng 20 phần trăm các chất độc hại có thể gây bệnh nếu không được thanh lọc đúng cách.

Cũng theo lời của Ts Nga "Các cơ sở y tế mỗi ngày xả khoảng 120.000 và 150.000 mét khối nước thải và khoảng 350 và 400 tấn chất thải y tế, trong đó có 42 tấn chất thải độc hại." (Theo thống kê năm 2007).

"Năm 2015, lượng nước thải ý tế lỏng và rắn đã tăng gấp đôi, nhưng tình trạng của các nhà máy thanh lọc vẫn không được cải thiện thêm chút nào, người lại còn rất nhiều nhà máy đị hư hỏng và Giám đốc của nhiều bệnh viện địa phương cho biết rằng họ thừa nhận tầm quan trọng của chất thải và xử lý nước thải nhưng không có đủ kinh phí để xây dựng và lắp đặt thiết bị này".

Chỉ có Hà Nội và Tp Sài Gòn có lò đốt rác y tế, trong khi ở các bịnh viện và cơ sở y tế địa phương, việc thanh lọc chất thải y tế rắn bằng cách chôn sâu dưới đất cùng với rác thải sinh hoạt; cũng như chất thải lỏng ….được đổ thẳng vào các mương rạch trong vùng…

Đề ngh hướng giải quyết

Cho đến hiện nay, chưa thấy có chỉ dấu nào của Việt Nam về việc cải thiện tình trạng quản lý các nguồn rác nói chung, và phế thải y tế nói riêng. Các loại phế thải rắn và lỏng là hai vấn nạn môi trường quan trọng nhất hiện tại mà Việt Nam phải đối mặt và giải quyết một cách rốt ráo. Nếu Việt Nam không chịu thay đổi cung cách hành xử, e rằng Việt Nam sẽ phải chịu một cơn khủng hoảng môi trường nghiêm trọng trong một tương lai rất gần.

Tình trạnh chung trên 64 tỉnh toàn quốc vẫn xảy ra nhiều trường hợp cảnh trống đánh xuôi kèn thổi ngược, nghĩa là luật đi đường luật, lệ…đi đường lệ! Tình trạng nầy càng tệ hại hơn nữa ở hai nơi cần phải được giữ gìn hơn cả là ở Hà Nội và Sài Gòn, vì hai nơi nầy là hai trung tâm tiếp cận với ngoại quốc nhiều nhất và đông dân nhất so với các tỉnh khác.


Do đó, đứng trưc tình trạng cấp bách v việc thanh lọc phế thải y tế, cũng như khả năng tài chính ca các bnh viện không thể nào trang trải cho chi phí thiết lập một lò đốt, một s phương cách giải quyết trưc mắt đ thể điều chnh và hạn chế đưc chất thải nầy. Tuy nhiên, vấn đề chỉ có thể giải quyết tng bưc một khi có sự tham gia của n cầm quyền hiện tại:

·         Đối vi các bịnh viện bnh nhân dễ b nhiễm trùng truyền nhiễm cao như các bịnh viện nhiệt đi, nhà bảo sinh, nhà nước bắt buc bng giá nào cũng phải xây đốt càng sm càng tốt. Thêm na cn phải tăng cưng kiểm soát việc quản lý các lò đốt của bnh viện. việc làm cấp yếu tức thời đối với những bnh viện còn lại phải hạn chế chất thải y tế tối đa.

·         các quốc gia k nghệ, song hành vi vic thanh lọc phế thải, Cơ quan Bảo vệ môi trưng s tại tng thiết lập chính sách khen thưng bằng cách giảm thuế cho cơ s sản xuất nào áp dụng chương trình giảm thiểu phế thải. Mc độ khen thưởng tùy theo điều kiện và mức độ đc hại cho mỗi quy trình.

Trong trưng hp chất thải y tế, sau đây một sgi ý về phương cách để làm giảm thiểu chất thải:

·         Trước hết, trong bịnh viện không nên sử dụng bao tay, áo choàng, khăn trải v.v… bằng chất dẻo nhân tạo như PVC, phải thay thế các dụng cụ trên bằng cao su thiên nhiên (latex).

·         Thủy ngân trong các hỗn hp kim loi dùng trong việc trám răng, trồng răng, cũng như Chì (Pb) dùng làm điện cực của pin trong các hệ thống theo dõi nạn nhân bị bịnh tim v.v… sẽ đưc tái s dụng bằng phương pháp tái sinh hóa hc.

·         Một s trang phc và hệ thống hấp trong png mổ thể đưc tiệt trùng và dùng lại nhiu lần.

·         Các dung môi thông thưng trong bnh viện như benzen, toluene, xylene có th đưc sử dụng lại qua hệ thống chưng cất phân đoạn.

Tóm lại, bnh viện có thể s dng lại tất cả nhng dng cụ, hóa chất nào có thể tái sinh đưc và làm đúng theo quy đnh van toàn y tế.

Ngoài ra, còn rất nhiều pơng cách để giảm thiu phế thải y tế tùy theo mức độ

chuyên ngành của bịnh vin.

 

Nếu làm được một s vic căn bn đan c trên đây, chúng ta đã hn chế đưc một phần nào tình trạng ô nhiễm, giảm thiểu lưng chất thải và mức độ độc hại của chúng, nht giảm thiểu đưc chi p điều hành.

Sau hết, vi s tham gia đúng mức ca các thành phần nhân s trong bịnh viện từ nhân viên quản đến nhân viên y tế, cùng bịnh nhân… sẽ chng minh được mức độ thành công ca chương trình giảm thiu chất thải nói chung, và chất thải y tế nói riêng.

Mai Thanh Truyết

Hi Khoa hc & K thut Vit Nam ti Hoa Kỳ (VAST)

Tháng by, 2016 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 





--

________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

 "The Love of my Country will be the ruling 

 Influence of my Conduct." - George Washington

 

//////////////////////////////////////////////////