Radio Dallas 1600AM
Chương trình Tiếng Nói Da Vàng
Tình trạng Giáo dục Việt Nam hiện tại
NM: Thưa Ts, trong nhiều lần hội luận trước chúng ta bàn về những vấn đề liên quan đến việc tiến chiếm Việt Nam của TC. Trong một cuốn sách ông mới vừa ấn hành cách đây vài tháng, dưới tựa đề Việt Nam Tương lai: Những vấn đề cần phải làm, gồm hai tập I và II, do Hội Khoa học và Kỹ Thuật Việt Nam bảo trợ, Ông đã nêu lên ba vấn đề mấu chốt cho việc tái lập một Việt Nam hậu cộng sản. Đó là giáo dục, y tế và môi trường. Hôm nay, để tiếp tục cho những lần hội luận tới, chúng ta có thể bắt đầu bằng việc thảo luận về vấn đề giáo dục ở Việt Nam. Nhận thấy giáo dục cũng là một trong những yếu tố hàng đầu mang lại dân trí, dân khí và phát triển dân sinh của một dân tộc, xin TS cho biết khái lược về tình trạng giáo dục hiện tại ở Việt Nam trong suốt thời gian cs BV cai trị cho đến hôm nay.
MTT: Với dân số khoảng 91 triệu (2012), theo Ngân hoàng Thế giới, có 22% dân số sống dưới mức nghèo đói căn cứ vào định nghĩa của Liên Hiệp Quốc là 2$/ngày/người. Trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 33.5% dân số. Nhìn chung, sau thời gian Đổi mới (1986), Việt Nam có nhiều cải cách trong hệ thồng giáo dục, nhưng những cải cách trên không thể nào đáp ứng được so với đà gia tăng dân số và thế hệ trẻ tăng quá nhanh ngay sau khi chiến tranh chấm dứt, cộng thêm não trạng không lay chuyển trong chính sách quản lý chuyên chính vô sản của CS Bắc Việt. Chính vì vậy, trong hiện tại đang có nhiều vấn nạn cùng nhiều thách thức trong việc cải tổ giáo dục về lâu về dài.
NM: Nói như vậy có nghĩa là Ông đã thấy có nhiều vấn đề trong giáo dục ở Việt Nam ngày nay, phải không Ông? Triết gia J. Krishnamurti trong cuốn sách:" Education and the Significance of Life" đã từng nói:" Nền giáo dục chân chính không lệ thuộc vào qui tắc cai trị của từng chính quyền hoặc cung cách điều hành của từng hệ thống chính trị, mà nó nằm trong tay của chính chúng ta, trong tay các bậc cha mẹ và các bậc thầy, cô giáo", Như vậy, Ông thấy hệ thống giáo dục của CS có giống như thời miền Nam trước kia hay không?
MTT: Dạ có thưa anh. Trên nguyên tắc, giáo dục hiện tại chia ra là năm cấp tương tự như miền Nam trước kia như: cấp mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở (trung học đệ nhứt cấp thời Việt Nam Cộng Hòa), và cấp trung học phổ thông tức trung học đệ nhị câp), và sau cùng cấp đại học. Khỏng kể mẫu giáo, thời gian học tập gồm năm năm cho bậc tiểu học và bảy năm cho bậc trung học. Ở miền Bắc trước năm 1975, chỉ cần sáu năm ở bậc trung học là tốt nghiệp phổ thông và chỉ chuyển đổi thành 7 năm năm 1976. Thời gian học hàng ngày là chỉ nửa ngày.
Căn cứ theo điều luật Giáo dục 44 của VN hiện tại, hệ thống trường ốc giáo dục được chia ra làm bốn loại:
- Trường công lập do chính phủ xây dựng và quản lý. Nhà nước cử người điều hành, hièu trưởng và nhân viên giảng huấn cùng nhân viên hành chánh. Ngân sách của trường do chánh phủ đài thọ.
- Trường bán công do sự phối hợp giữa nhà nước và các tổ chức hoặc cá nhân đầu tư cơ sở vật chất như trường ốc, dụng cụ và học cụ.
- Trường do các tổ chức xã hội hay kinh tế xây dựng được nhà nước cấp giấy phép hành nghề, nhưng không tài trợ tài chính.
Trường tư lập do cá nhân hay nhóm cá nhân xin giấy phép nhà nước và đầu tư vào việc giáo dục do chính phủ quy định.
NM: Thưa Ông, những con số nêu dưới đây được lấy từ cuốn "Giáo dục Việt Nam" – NXB Giáo dục năm 2001 – cuốn sách của đảng cộng sản Việt Nam có nêu lên: "Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa mang triết lý giáo dục nhân bản, dân tộc, và khai phóng. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng "những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn". Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa gồm tiểu học, trung học và đại học, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục ở cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới địa phương.
Điều này đã được minh chứng bằng việc học sinh đi học dưới chế độ VNCH không hề mất học phí. Năm học 1973-1974, Việt Nam Cộng hòa có một phần năm (20%) trên tổng số dân số ước tính độ 17 triệu, là học sinh và sinh viên đang đi học trong các cơ sở giáo dục. Con số này bao gồm 3.101.560 học sinh tiểu học, 1.091.779 học sinh trung học và 101.454 sinh viên đại học; số người biết đọc biết viết ước tính khoảng 70% dân số. Đến năm 1975, tổng số sinh viên trong các viện đại học ở miền Nam là khoảng 150.000 người (không tính các sinh viên theo học ở Học viện Quốc gia Hành chính và ở các trường đại học cộng đồng). Còn đối với hệ thống giáo dục ở Việt Nam hiện tại với dân số độ 90 triệu thì sự phân bổ các cấp giáo dục như thế nào thưa Ông?
MTT: Giáo dục tiểu học: Trẻ em Việt bắt đầu đi học lúc sáu tuổi. Cấp tiểu học kéo dài năm năm và trẻ em bị cưỡng bách giáo dục (theo luật lệ và trên nguyên tắc). Theo Văn phòng thống kê (General Statistic Office) năm 2006, có 90% tổng số trẻ em từ sáu đến 11 tuổi có ghi danh học tiểu học, trong đó có 86% trẻ em Việt, và 61% trẻ em thiểu số. (Theo ghi chú "Retrieved on 3/3/2013", thực sự con số 90% đến từ đâu ra, vì theo tính toán, số % phải ở giữa 86% và 61%?).
Trong niên khóa 2009-2010, Việt Nam có 15.172 trường tiểu học, 61 trường tổng hợp tiểu và trung học cơ sở. Tổng số trẻ em ghi danh học là 7,02 triệu, trong đó có 46% trẻ em gái.
Giáo dục trung học cơ sở (đệ nhứt cấp): Gồm lớp sáu, bảy, tám và chin. Cho đến năm 2006, Việt nam vẫn còn bắt buộc học sinh cấp nầy phải đậu kỳ thi tốt nghiệp Đệ nhứt cấp (Việt Nam Cộng Hòa đã bãi bỏ kỳ thi nầy từ năm 1960. Lý do là bằng tốt nghiệp nầy không cần thiết và làm nặng nề thủ tục hành chánh hơn là khảo sát học sinh). Chương trình đệ nhứt cấp nầy không bị bắt buộc cưỡng bách theo luật giáo dục Việt Nam.
Giáo dục trung học phổ thông: Gồm từ lớp 10 cho đến lớp 12. Luật giáo dục bắt buộc học sinh phải qua kỳ thi tuyển để được nhập học vào lớp 10. Học sinh có điểm cao được chọn vào những "trường điểm" có phẩm chất giảng dạy cao hơn và học một chương trình chuyên sâu.
Giáo dục đại học: Tất cả học sinh trung học phổ thông phải đậu kỳ thi tốt nghiệp phổ thông tổ chức vào cuối năm lớp 12 để có thể được dự tuyển vào đại học.
- Đại học (University) gồm nhiều trường có ngành nghề đa dạng và có khả năng làm nghiên cứu. Đó là các trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Sài Gòn (tại hai nơi nầy sinh viên có thể làm nghiên cứu cho học vị Tiến sị), Đại học Huế, Đà Nẵng và Thái nguyên.
- Trường đại học (Senior College) là các trường tập trung chuyên ngành đặc biệt.
- Học viện (Institute) là các trường dạy chuyên ngành đặc biệt tùy theo nhu cầu của địa phương..
Ngoài hệ thống chính quy, còn có các đại học cộng đồng (community college hay junior college), trung học chuyên ngành (professional secondary schools), trường học nghề (vocational schools) trong đó thời gian theo học thay đổi từ vài tháng cho đến hai năm.
Trong niên học 2010 -2011, Việt Nam có tất cả 163 đại học cho ba thể loại kể trên, 223 đại học cộng đồng trong đó có 30 đại học cộng đồng và 50 đại học (senior college) do tư nhân hay người ngoại quốc đầu tư.
NM: Về tổ chức giáo dục thì cũng tương tự như miền Nam trước kia, nhưng về thực tế so với đà gia tăng dân số và sự tiến bộ trên thế giới trong suốt gần 40 năm qua, tại sao lại có nhiều nghịch lý trong giáo dục hiện tại thưa Ông?
MTT: Qua ba biểu đồ thống kê từ năm 1999 đến 2011 của Ngân hàng Thế giới (World Bank) về số thầy giáo, số học sinh, và số trường học, tôi nhận thấy như sau:
Số học sinh tiểu học giảm từ 10 triệu (1999) xuống còn 7 triệu (2011) trong lúc đà sinh sản ở Việt Nam tăng đều khoảng 2,2%. Ngoài lý do kinh tế gia đình, chúng ta không còn thấy chỉ dấu nào khác giải thích cho hiện tượng sụt giảm do bỏ học nầy mặc dù tầng lớp trẻ em ở lứa tuổi tiểu học tăng nhanh.
Sĩ số học sinh cấp 1 cũng giảm từ từ 5,8 triệu (1999) xuống còn 5.0 triệu (2011) nói lên tình trạng khó khắn về kinh tế trong gia đình học sinh. Nhiều em phải bỏ học để phụ giúp gia tăng ngân sách gia đình. Và cũng còn rất nhiều em đi lang thang bụi đời. Đây là một vấn nạn xã hội không nhỏ cho Việt Nam.
Số học sinh cấp 1 vào năm 2005 có khoảng trên 6,9 triệu chỉ còn khoảng 5 triệu năm 2011 càng làm cho chúng ta bi quan thêm khi khảo sát những con số vô tình trên.
Tóm lại, cấp tiểu học giảm 3 triệu em trong vòng 12 năm và trung học đệ nhứt cấp tức cấp 1 giảm gần 1 triệu trong cùng thời kỳ nói lên tình trạng xuống dốc của giáo dục Việt Nam mà nguyên do chính yếu là do chính sách giáo dục không được lưu tâm đúng mức và trầm trọng hơn cả, kinh tế gia đình người dân không còn khả nằng chu toàn cho con em được đi học vì lợi tức người dân không đuổi kịp đà lạm phát phi lý` do một chính sách kinh tế lỗi thời tạo ra.
NM: Theo Ông, nguyên nhân vì sao có sự tụt giảm như trên ngoài lý do …gia đình nghèo?
MTT: Thưa anh, theo tôi, nguyên nhân chính là ở yếu tố con người. do đất nước chúng ta không tôn trọng giá trị con người, không tôn trọng trí thức đích thực.
Qua các thống kê của WB, chúng ta nhận rõ là trong hơn một thập niên tứ năm 1999 đến 2011, số trường Đại học hầu như không gia tăng về trường ốc. Điều nầy nói lên chính sách giáo dục của nhà nước không được đặt trọng tâm hàng đầu trong khái niệm phát triển quốc gia.
Số học sinh tiểu học giảm từ 10 triệu (1999) xuống còn 7 triệu (2011) trong lúc đà sinh sản ở Việt Nam tăng đều khoảng 2,2%. Ngoài lý do kinh tế gia đình, chúng ta không còn thấy chỉ dấu nào khác giải thích cho hiện tượng sụt giảm do bỏ học nầy mặc dù tầng lớp trẻn em ở lứa tuổi tiểu học tăng nhanh. Cần lưu ý là, mặc dù ở bậc tiểu học theo luật định là cưỡng bách và miễn phí, nhưng trên thực tế phụ huynh của các em phải bị bắt buộc đóng rất nhiều thứ thuế và lệ phí học tập, hiệu đoàn, bảo quản trường ốc…thậm chí phải đóng tiền cho từ thiện hoặc giúp đở nạn nhân bị thiên tai nữa. Đó là chưa kể học sinh "phải" học thêm ở nhà thầy/cô nếu không, chắc chắn khó được lên lớp.
Tóm lại, cấp tiểu học giảm 3 triệu em trong vòng 12 năm và trung học đệ nhứt cấp tức cấp 1 giảm gần 1 triệu trong cùng thời kỳ nói lên tình trạng xuống dốc của giáo dục Việt Nam mà nguyên do chính yếu là do chính sách giáo dục không được lưu tâm đúng mức và trầm trọng hơn cả, kinh tế gia đình người dân không còn khả nằng chu toàn cho con em được đi học vì lợi tức người dân không đuổi kịp đà lạm phát phi lý do một chính sách kinh tế lỗi thời tạo ra.
NM: Ông vừa vẽ ra một hình ảnh rất tiêu cực về giáo dục Việt Nam, một bức tranh không đẹp so với trào lưu mới về giáo dục trên thế giới. Trên Website của Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Hà Nam có bài viết (http://phuly.edu.vn/bacho/chuyen83.htm) nói về việc ông Hồ gửi thư cho học sinh nhân ngày 1-6. Trên báo Sự Thật, số 134 ra ngày 1-6-1950, đăng bức thư gửi thiếu nhi toàn quốc nhân ngày 1-6. Ông Hồ có viết: "Sống ở các nước tư bản, cha mẹ là người lao động bị bóc lột, thì trẻ con cũng bị bóc lột, phải chịu cực khổ". Điều này cho thấy đảng cộng sản và ông Hồ chủ trương tuyền truyền bịa đặt ngậm máu phun người về cuộc sống của trẻ em ở những nước dân chủ trong đó có Mỹ và VNCH là bị "bóc lột". Nhìn lại những người lính trẻ bị bắt buộc phải cầm súng khi chưa đủ tuổi thành niên thời trước hay nhìn cảnh tượng của trẻ em đang làm nô lệ tình dục, nô lệ lao động… ở Việt Nam hiện nay mới thấy được tuyên truyền của cộng sản chỉ là bịa đặt nhằm đưa đến một ý thức lệch lạc cho nhân dân. Có lẽ chính vì thế mà đưa đến tình trạng giáo dục tệ hại ở Việt Nam ngày hôm nay. Vì thì giờ có hạn xin Ông đúc kết buổi hội luận ngày hôm nay.
MTT: Thưa anh, đúng như lời anh nói, trên đây là sơ lược về hệ thống giáo dục của Việt Nam hiện tại. Suy nghĩ về tình trạng giáo dục trên, tôi viết xin mượn lời của một chuyên viên thống kê Việt Nam, Ông Cống Văn Vĩnh để làm phần kết luận cho đề tài giáo dục tổng quát ở Việt Nam:
"Về tình hình đi học, báo cáo của TCTK nêu đến 2012, vẫn còn 4% dân số VN từ 5 tuổi trở lên chưa từng đi học. Tỉ trọng nữ chưa đi học lớn hơn nam. Mức độ phổ cập giáo dục ở cấp trung học cơ sở của VN cũng đã đạt 89%. Số người biết chữ từ 15 tuổi trở lên đạt 94,7%, tức vẫn còn 5,3% dân số VN trên 15 tuổi không biết đọc, biết viết. Đáng lưu ý là vẫn còn tình trạng nam biết chữ nhiều hơn nữ cả ở thành thị và nông thôn! Tuy nhiên, tỉ lệ sinh con thứ ba ở phụ nữ từ 15-49 ở VN vẫn đạt 14,2%, trong đó khu vực nông thôn có phụ nữ sinh con thứ 3 giảm mạnh. Tỉ lệ trẻ trai là 112,3 trên 100 trẻ gái - điều này cho thấy mất cân bằng giới tính ở VN đang trở nên mạnh mẽ.
Tính chung cả nước, về chất lượng dân số, có tới 20,8% dân số VN chưa tốt nghiệp trung học cơ sở. Phần trăm người tốt nghiệp các bậc cao hơn còn giảm mạnh. Theo thống kê, chỉ 25,8% dân số VN tốt nghiệp tiểu học; 26,7% tốt nghiệp trung học cơ sở; 22,8% dân số tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên…"
Cần ghi chú thêm là, với tình trạng học sinh kém và bỏ học trầm trọng như những con số thống kê kể trên, nhưng hầu như mỗi năm, sau những kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tỷ lệ học sinh thi đậu, ngay cả ở miền sâu, miền xa, cũng như miền núi có nhiều dân tộc thiểu số…đều đạt con số gần như 100%. Thế nầy là thế nào?
Một xã hội bảo thủ, trọng thành tích, hám danh sĩ diện với bằng cấp thường đi đôi với sự coi thường sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật đương nhiên sẽ bị thụt lùi. Và Việt Nam đã và đang thụt lùi. Cũng theo số liệu thống kế cho biết các chuyên gia World Bank tính toán "Việt Nam phải mất rất lâu nữa mới đuổi kịp các nước trong khu vực Đông Nam Á: 158 năm hoặc cũng có thể là 175 năm so với Singapore, 95 năm với Thái Lan và 51 năm với Indonesia."
Hiện tại, nếu tính từ hàm Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản. Và với số lượng hùng hậu GS, TS, Ths, Cử nhân đã nêu trên, Một con số lý tưởng cho nền kinh tế tri thức. Nhưng hiện vẫn đốt đuốc tìm lao động chuyên gia, thiếu hẳn những công trình khoa học - sáng tạo - sáng chế được ứng dụng vào thưc tiễn cuộc sống... Trong khi nền kinh tế sản xuất vẫn là nhân công giá rẻ, miệt mài với gia công phụ thuộc, công nghệ thì vẫn đang loay hoay ở trình độ "sản xuất mì tôm" mà thôi. Ngay cả gần đây nhứt, Cty Samsung ở Thái Nguyên, khi thiết lập nhà máy lắp ráp điện thoại di động với năng suất hàng chục triệu máy một năm, nhưng hầu như tất cả những nguyên vật liệu và phụ tùng đều phải nhập cảng từ nước ngoài. Và Việt Nam chỉ có khả năng cung cấp công việc in ấn và làm bao bì mà thôi.
Ngay cả việc sản xuất một con "đinh ốc" cũng không làm được!
Nhục nhã thay cho đất nước có trên 4000 năm văn hiến!
Xin hẹn quý bạn vào chương trình lần tới, chúng tôi sẽ nói tiếp về những nguyên nhân khác và một số nghịch lý trong giáo dục Việt Nam hiện tại.
Thân chào Quý thính giả của Chương trình Tiếng Nói Da Vàng.
Mai Thanh Truyết
Mai Thanh Truyết
http://maithanhtruyet.blogspot.com/
_____________________________________________________
"Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-
"A nation that destroys its soils destroys itself. Forests are the lungs of our land,
purifying the air and giving fresh strength to our people." —Franklin D. Roosevelt
Mai Thanh Truyết
http://maithanhtruyet.blogspot.com/
_____________________________________________________
"Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-
"A nation that destroys its soils destroys itself. Forests are the lungs of our land,
purifying the air and giving fresh strength to our people." —Franklin D. Roosevelt