Radio Dallas 1600AM
Chương trình Tiến Nói Da Vàng
Bắc Thuộc Lần Thứ 5 – Phần 1
Ngọc Minh: Kể từ khi tiến chiếm miền Nam của cs Bắc Việt ngày 30/4/1975, chúng ta ngày càng thấy lộ rõ tính nô lệ Trung cộng (TC) của những người lãnh đạo đất nước. Cuộc chiến "có tiếng súng" nổ ra ở biên giới Việt-Trung ngày 17 tháng 2 năm 1979 chỉ là sự khởi đầu cho tiến trình Bắc thuộc lần thứ năm của TC. Cuộc chiến không phải chấm dứt 10 ngày sau đó, mà vẫn tiếp tục day dẳn dọc theo biên giới mãi cho đến năm 1988 qua sự quy phục hoàn toàn của cs Bắc Việt khi TC tiến chiếm quần đão Trường Sa của Việt Nam. Theo TS MTT, cuộc chiến năm 1979 đưa đến hậu quả gì thưa ông?
MTT: Thưa anh, hậu quả là 2 Hiệp ước biên giới được hai bên ký kiết (theo lịnh của TC) như sau:
- Cột mốc biên giới số 1116 đã được chính thức cấm vào phía Nam của Ải Nam Quan và cách ải 280 m;
- Thác Bản Giốc trở thành một trung tâm du lịch do TC quản lý;
- 9 tỉnh miền Bắc đã bị TC kiểm soát hoàn toàn sau cuộc chiến 1979 -1988;
- Hiện tại, có 49 địa điểm từ Bắc chí Nam tập trung mỗi nơi một số lượng lớn trên dưới 10.000 công nhâ, quân dân, hay chuyên viên TC;
- Vùng nước sâu Vũng Áng, Hà Tĩnh với diện tích 228 km2 đã được Hoàng Trung Hải chính thưc xác nhận là vùng tự trị do Đại cty Formosa, TC quản lý từ ngày 10-7-2014.
Quan trọng hơn cả là sự hiện diện của người thiểu số Tày và người King sống dọc theo chiều dài biên giới Việt-Trung tới tận tỉnh Quảng Đông. Hai nhóm thiểu số nầy có khuynh hướng thân TC và đã được TC khuyến dụ như là một đạo quân thứ năm của TC một khi có chiến tranh xảy ra. Từ đầu thập niên 2000, câu chuyện Trung Cộng Hán hóa Việt Nam đã được nhiều nhà nghiên cứu VN và thế giới phân tích và đặt vấn đề cùng truy tìm một sinh lộ cho Việt Nam.
NM: Đề tài ngày hôm nay là Bắc thuộc lần thứ 5. Như vậy là Việt Nam đã bị Bắc thuộc, tức là bị Tàu chiếm đóng 4 lần trong lịch sử nước ta. Xin TS có thể tóm tắt 4 lần Bắc thuộc đó xảy ra từ lúc nào cho thính giả Đài Radio Dallas biết, thưa Ông?
MTT: Thưa anh, thời Bắc thuộc lần thứ I bắt đầu tư năm111 TCN cho đến năm 39 nhờ vào cuộc khỏi nghĩa của Hai Bà Trưng với lời thề trước quân sĩ trước khi xuất quân:
"Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kêu oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này"
Thời Bắc thuộc lần thứ 2: Nhưng chưa đầy ba năm sau, hai Bà Trưng bị Mã Viện chỉ huy quân Đông Hán đánhh bại. Vì không chịu khuất phục trước thế mạnh của giặc, Hai Bà đã trầm mình xuống dòng sông Hát để giữ tròn khí tiết vào ngày mồng 6 tháng 2 âm lịch và cũng vào ngày này hằng năm dân gian làm giỗ và lễ hội long trọng để tưởng nhớ đến công ơn Hai Bà. Và thời điểm nầy là khởi đầu cho giai đoạn Bắc thuộc lần thứ hai từ năm 43 đến năm 602.
Thời Bắc thuộc lần thứ 3: Trong lịch sử Việt Nam kéo dài từ năm 602 đến năm 905. Thời kỳ này bắt đầu khi Tùy Văn Đế sai Lưu Phương đánh chiếm nước Vạn Xuân, bức hàng Hậu Lý Nam Đế, kéo dài cho đến khi Khúc Thừa Dụ tiến vào Đại La, giành quyền cai quản toàn bộ Tĩnh Hải quân năm 905.
Thời Bắc thuộc lần 4 hay thời thuộc Minh trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ năm 1407 khi nhà Minh đánh bại nhà Hồ và chấm dứt năm 1427 khi Lê Lợi đánh đuổi được quân Minh ra khỏi bờ cõi, giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Thời kỳ thuộc Minh chỉ kéo dài 20 năm. Tổng cộng thời gian bị Bắc thuộc là 1.022 năm.
NM: Đó là bước đầu chúng ta thấy công cuộc Hán Hóa lần nầy, tức là lần thứ năm của TC. Nhưng thiết nghĩ công cuộc nầy chắc phải đã bắt đầu từ nguyên thủy như thế nào thưa ông?
MTT: Thưa anh, từ năm 2008, Ts Phan Văn Song, GS Trần Minh Xuân và cá nhân tôi có xuất bản cuốn sách tựa đề "Từ Bauxite đến Uranium: Tiến trình Hán hóa của Trung Cộng" trong đó nhiều góc độ khác nhau đã được phân tích như chính trị, quân sự, tình báo, kinh tế, xã hội, vấn đề người thiểu số v.v… Tất cả hội tụ vào một điểm duy nhứt là Trung Cộng đang trên đường tiến chiếm Việt Nam, nếu không muốn nói là đô hộ Việt Nam, dưới nhiều hình thức như kinh tế, chính trị, xã hội, và lãnh thổ, thực hiện đường lối do Mao Trạch Đông chủ xướng ngay sau khi chiếm toàn thể nội địa của Trung Hoa vào năm 1949, đặc biệt là sau khi Hồ Chí Minh sang Tàu cầu viện năm 1950. Chính Mao Trạch Đông đã lợi dụng sự non trẻ của Hội Quốc Liên, tiền thân của Liên Hiệp Quốc, để chiếm đóng và sáp nhập East Turkistan thành tỉnh Tân Cương năm 1949, và Tây Tạng năm 1959. Tiếp theo sau là chính sách đồng hóa bằng cách di dân người Hán vào hai vùng trên và lần lần áp đặt cơ sở hành chành, quản trị xã hội. Tất cả đều do người Hán điều hành. Và cho đến hôm nay, dân bản xứ Tây Tạng và Tân Cương trở thành một dân tộc thiểu số trên chính quê hương mình.
Trở về quá khứ, trong cuộc chiến Việt Nam cả giai đoạn chống Pháp đến năm 1954, và "chống Mỹ" đến năm 1975, Bắc Việt nhận viện trợ quân sự và nhân sự và chiến cụ nhiều hơn Liên Sô thời đó. Nhưng khi thống nhứt đất nước, Việt Nam lại bỏ rơi Tàu theo Nga. Chính vì vầy mới có cuốc chiến 1979 do Đặng Tiểu Bình dạy cho bài học.
NM/Nhã Quyên: Ngay sau khi Lê Duẫn, Tổng Bí Thư đảng CS BV mất đi năm 1986, CS BV bắt đầu chuyển hướng quay sang thần phục TC. Và sau đó CSBV lại nhượng bộ quan thầy những gì nữa thưa ông?
MTT: Thưa Cô NQ, Kể từ đó, trước mặt TC, đảng CSVN cam tâm ký hai hiệp ước nhượng đất và nhượng biển cho Trung Cộng. Thứ nhất là "Hiệp ước về biên giới trên đất liền giữa Việt Nam – Trung Cộng" ngày 30-12-1999 (mất ải Nam Quan và thác Bản Giốc), và thứ hai là "Hiệp ước phân định lãnh hải" ngày 25-12-2000 (mất khoảng 10,000 Km2 mặt biển vùng Vịnh Bắc Việt).
Câu chuyện Tam Sa gồm Hoàng Sa và một số đảo Trường Sa cũng chỉ là kết luận "tất yếu" của tiến trình dâng đất và dâng biển cho TC mà thôi.
Qua những sự kiện vừa liệt kê trên đây, chúng ta thấy rõ ràng ÂM MƯU THÔN TÍNH Việt Nam của TC cũng như lý tính thuần phục của đảng cs Bắc Việt hiện tại.
NQ/NM: Có phải đó là kết quả của Hội nghị Thành đô mà chúng ta đã được bàn luận rộng rãi trên internet trong hơn mấy tháng vừa qua?
MTT: Thật ra, những sự kiện vừa nêu trên có thể nói là kết quả của những mật đàm từ trước, Hội nghị Thành Đô ngày 3 và 4 tháng 9 năm1990.
Trong quá trình lịch sử, chúng ta thấy rất rõ tham vọng chiếm đóng Việt Nam của người Hán đã xảy ra hàng ngàn năm trước và VN chịu bốn lần ách đô hộ. Và hôm nay, dưới cuộc chiến không tiếng súng, lại thêm một lần nữa, cuộc đô hộ mới đang xảy ra, thể hiện quyết định của Hội nghị Thành Đô trên.
Nơi đây, Việt Nam có Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thời bấy giờ, Đỗ Mười, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Phạm Văn Đồng, cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.Ngoài ra, còn có mặt Hoàng Bích Sơn, Trưởng ban Đối ngoại TƯĐ, Đing NHo Liie6m, Thứ trưởng Ngoại giao, và Hồng HÀ Chánh văn phòng TUĐ. Bên Trung Cộng có Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng. Hai bên ký kết Kỷ yếu hội nghị đồng thuận bình thường hóa quan hệ hai nước. Cuộc gặp mặt bí mật này không được công bố trong nước mãi tới những ngày đầu năm 2013. Thêm một chi tiết cần nêu ra đây là TC đã ép cả Bộ Chính trị "phải" qua Thành Đô ngày 3/9 dù biết ngày 2/9 là Lể Độc Lập của Đảng CS Bắc Việt. Và lần nầy BT Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch không được triệu hồi và bị cách chức ngày sau khi phái đoàn việt Nam trở về Hà Nội. Ông Thạch đã nhận định:"Thàng Đô mở ra một thời Bắc thuộc mới hết sức nguy hiểm".
NM: Tại sao Ông Nguyễn Cơ Thạch không có mặt trong Hội nghị nầy thưa ông?
MTT: Lý do hết sức giản dị là BCT ĐCS Bắc Việt không tin tưởng ông Thạch vì ông nầy có khuynh hướng thân Tây phương và muốn dựa vào Tây phương để làm nhẹ đi áp lực của TC. Điều nầy thể hiện rõ hơn nữa là cách đây hai tháng, BCT ĐCS BV vẫn không cho Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh, tức con trai của Nguyễn Cơ Thạch qua Mỹ theo lời mời của John Kerry, BT Ngoại giao Hoa Kỳ. Để rồi "bắt" PBMinh đi "triều kiến" Bí thư QUảng Đông tuần vừa qua, thưa anh.
NM: Như vậy sau Hội nghị Thành Đô, chuyện gì đã xảy ra trong quan hệ giữa hai nước thưa Ông?
MTT: Sau Hội nghi, ngày 5/11/1991, Đỗ Mười, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Võ Văn Kiệt, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đến Trung Cộng. Ngày 7/11/1991, hiệp định mậu dịch Trung - Việt và hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc biên giới hai nước đã được ký tại Nhà khách quốc gia Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh.
Tiếp theo sau, dưới thời Tổng Bí thư cs Lê Khả Phiêu, Việt Nam ký hai Hiệp định Biên giới trên bộ và phân chia vịnh Bắc Bộ với Trung Cộng. Theo báo chí "chiều phải" của Việt Nam, Việt Nam có quan hệ mật thiết "môi hở răng lạnh" với Trung Cộng. Hai nước đều do hai Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Cuối cùng, công cuộc thực hiện Bắc thuộc hoàn toàn bằng cách biến Việt Nam thành Nam Việt, một tỉnh theo quy chế tự trị phía Nam thuộc Trung Cộng…và ngôi sao thứ năm trên lá cờ TC đã xuất hiện trong các cuộc giao tiếp hòa đàm giữa TC và VN từ năm 2011…để chờ ngày chính thức công bố tự trị vào năm 2020 theo lịch trình từng bước, cho đến 2040 và 2060? (Lá cờ TC với 5 ngôi sao xuất hiện lần đầu tiên truyền hình Việt Nam vào ngày 11/10/2011 nhân chuyến viếng thăm TC của Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư cs VN để xác định "16 chữ vàng" một lần nữa là: "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai"). Thật ra lá cờ TC với 5 sao nhỏ đã có trước đó, nhân Ngày Lễ hội Ẩm thực quốc tế ở Vũng TÀu ngày 21/7/2010, và lần sau cùng là ngày 21/12/2013, trong khi BCT tiếp đón TC Bình tại Hà Nội.
Chính quan hệ mật thiết môi hở răng lạnh của hai đảng cộng sản cộng thêm sự hèn yếu của cs Bắc Việt khiến cho tiến trình Bắc thuộc ngày càng hiện rõ thêm qua nhiều chỉ dấu từ đó đến nay.
Xin hẹn quý vị trong kỳ tới, chúng tôi sẽ tiếp nối chương trình TNDV qua tiến trình Bắc thuộc lần thứ 5.
Kính chào Quý vị.
Mai Thanh Truyết
http://maithanhtruyet.blogspot.com/
_____________________________________________________
"Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-
"A nation that destroys its soils destroys itself. Forests are the lungs of our land,
purifying the air and giving fresh strength to our people." —Franklin D. Roosevelt
Mai Thanh Truyết
http://maithanhtruyet.blogspot.com/
_____________________________________________________
"Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-
"A nation that destroys its soils destroys itself. Forests are the lungs of our land,
purifying the air and giving fresh strength to our people." —Franklin D. Roosevelt