Radio Dallas 1600AM

Chương trình Tiếng Nói Da Vàng

Tình trạng Giáo dục Việt Nam hiện tại

NM: Thưa Ts, trong nhiều lần hội luận trước chúng ta bàn về những vấn đề liên quan đến việc tiến chiếm Việt Nam của TC. Trong một cuốn sách ông mới vừa ấn hành cách đây vài tháng, dưới tựa đề Việt Nam Tương lai: Những vấn đề cần phải làm, gồm hai tập I và II, do Hội Khoa học và Kỹ Thuật Việt Nam bảo trợ, Ông đã nêu lên ba vấn đề mấu chốt cho việc tái lập một Việt Nam hậu cộng sản. Đó là giáo dục, y tế và môi trường. Hôm nay, để tiếp tục cho những lần hội luận tới, chúng ta có thể bắt đầu bằng việc thảo luận về vấn đề giáo dục ở Việt Nam. Nhận thấy giáo dục cũng là một trong những yếu tố hàng đầu mang lại dân trí, dân khí và phát triển dân sinh của một dân tộc, xin TS cho biết khái lược về tình trạng giáo dục hiện tại ở Việt Nam trong suốt thời gian cs BV cai trị cho đến hôm nay.

MTTVới dân số khoảng 91 triệu (2012), theo Ngân hoàng Thế giới, có 22% dân số sống dưới mức nghèo đói căn cứ vào định nghĩa của Liên Hiệp Quốc là 2$/ngày/người. Trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 33.5% dân số. Nhìn chung, sau thời gian Đổi mới (1986), Việt Nam có nhiều cải cách trong hệ thồng giáo dục, nhưng những cải cách trên không thể nào đáp ứng được so với đà gia tăng dân số và thế hệ trẻ tăng quá nhanh ngay sau khi chiến tranh chấm dứt, cộng thêm não trạng không lay chuyển trong chính sách quản lý chuyên chính vô sản của CS Bắc Việt. Chính vì vậy, trong hiện tại đang có nhiều vấn nạn cùng nhiều thách thức trong việc cải tổ giáo dục về lâu về dài.

NM: Nói như vậy có nghĩa là Ông đã thấy có nhiều vấn đề trong giáo dục ở Việt Nam ngày nay, phải không Ông?  Triết gia J. Krishnamurti trong cuốn sách:" Education and the Significance of Life" đã từng nói:" Nền giáo dục chân chính không lệ thuộc vào qui tắc cai trị của từng chính quyền hoặc cung cách điều hành của từng hệ thống chính trị, mà nó nằm trong tay của chính chúng ta, trong tay các bậc cha mẹ và các bậc thầy, cô giáo", Như vậy, Ông thấy hệ thống giáo dục của CS có giống như thời miền Nam trước kia hay không?

MTT: Dạ có thưa anh. Trên nguyên tắc, giáo dục hiện tại chia ra là năm cấp tương tự như miền Nam trước kia như: cấp mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở (trung học đệ nhứt cấp thời Việt Nam Cộng Hòa), và cấp trung học phổ thông tức trung học đệ nhị câp), và sau cùng cấp đại học. Khỏng kể mẫu giáo, thời gian học tập gồm năm năm cho bậc tiểu học và  bảy năm cho bậc trung học. miền Bắc trước năm 1975, chỉ cần sáu năm ở bậc trung học là tốt nghiệp phổ thông và chỉ chuyển đổi thành 7 năm năm 1976. Thời gian học hàng ngày là chỉ na ngày.

Căn cứ theo điều luật Giáo dục 44 của VN hiện tại, hệ thống trường ốc giáo dục được chia ra làm bốn loại:

-       Trường công lập do chính phủ xây dựng và quản lý. Nhà nước cử người điều hành, hièu trưởng và nhân viên giảng huấn cùng nhân viên hành chánh. Ngân sách của trường do chánh phủ đài thọ.

-       Trường bán công do sự phối hợp giữa nhà nước và các tổ chức hoặc cá nhân đầu tư cơ sở vật chất như trường ốc, dụng cụ và học cụ.

-       Trường do các tổ chức xã hội hay kinh tế xây dựng được nhà nước cấp giấy phép hành nghề, nhưng không tài trợ tài chính.

Trường tư lập do cá nhân hay nhóm cá nhân xin giấy phép nhà nước và đầu tư vào việc giáo dục do chính phủ quy định.  

NM: Thưa Ông, những con số nêu dưới đây được lấy từ cuốn "Giáo dục Việt Nam" – NXB Giáo dục năm 2001 – cuốn sách của đảng cộng sản Việt Nam có nêu lên: "Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa mang triết lý giáo dục nhân bản, dân tộc, và khai phóng. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng "những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn". Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa gồm tiểu học, trung học và đại học, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục ở cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới địa phương.

Điều này đã được minh chứng bằng việc học sinh đi học dưới chế độ VNCH không hề mất học phí.  Năm học 1973-1974, Việt Nam Cộng hòa có một phần năm (20%) trên tổng số dân số ước tính độ 17 triệu, là học sinh và sinh viên đang đi học trong các cơ sở giáo dục. Con số này bao gồm 3.101.560 học sinh tiểu học, 1.091.779 học sinh trung học và 101.454 sinh viên đại học; số người biết đọc biết viết ước tính khoảng 70% dân số. Đến năm 1975, tổng số sinh viên trong các viện đại học ở miền Nam là khoảng 150.000 người (không tính các sinh viên theo học ở Học viện Quốc gia Hành chính và ở các trường đại học cộng đồng). Còn đối với hệ thống giáo dục ở Việt Nam hiện tại với dân số độ 90 triệu thì sự phân bổ các cấp giáo dục như thế nào thưa Ông?

MTT: Giáo dục tiểu học: Trẻ em Việt bắt đầu đi học lúc sáu tuổi. Cấp tiểu học kéo dài năm năm và trẻ em bị cưỡng bách giáo dục (theo luật lệ và trên nguyên tắc). Theo Văn phòng thống kê (General Statistic Office) năm 2006, có 90% tổng số trẻ em từ sáu đến 11 tuổi có ghi danh học tiểu học, trong đó có 86% trẻ em Việt, và 61% trẻ em thiểu số. (Theo ghi chú "Retrieved on 3/3/2013", thực sự con số 90% đến từ đâu ra, vì theo tính toán, số % phải ở giữa 86% và 61%?).

Trong niên khóa 2009-2010, Việt Nam có 15.172 trường tiểu học, 61 trường tổng hợp tiểu và trung học cơ sở. Tổng số trẻ em ghi danh học là 7,02 triệu, trong đó có 46% trẻ em gái.

Giáo dục trung học cơ sở (đệ nhứt cấp): Gồm lớp sáu, bảy, tám và chin. Cho đến năm 2006, Việt nam vẫn còn bắt buộc học sinh cấp nầy phải đậu kỳ thi tốt nghiệp Đệ nhứt cấp (Việt Nam Cộng Hòa đã bãi bỏ kỳ thi nầy từ năm 1960. Lý do là bằng tốt nghiệp nầy không cần thiết và làm nặng nề thủ tục hành chánh hơn là khảo sát học sinh). Chương trình đệ nhứt cấp nầy không bị bắt buộc cưỡng bách theo luật giáo dục Việt Nam.

Giáo dục trung học phổ thông: Gồm từ lớp 10 cho đến lớp 12. Luật giáo dục bắt buộc học sinh phải qua kỳ thi tuyển để được nhập học vào lớp 10. Học sinh có điểm cao được chọn vào những "trường điểm" có phẩm chất giảng dạy cao hơn và học một chương trình chuyên sâu.

Giáo dục đại học: Tất cả học sinh trung học phổ thông phải đậu kỳ thi tốt nghiệp phổ thông tổ chức vào cuối năm lớp 12 để có thể được dự tuyển vào đại học.

-       Đại học (University) gồm nhiều trường có ngành nghề đa dạng và có khả năng làm nghiên cứu. Đó là các trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Sài Gòn (tại hai nơi nầy sinh viên có thể làm nghiên cứu cho học vị Tiến sị), Đại học Huế, Đà Nẵng và Thái nguyên.

-       Trường đại học (Senior College) là các trường tập trung chuyên ngành đặc biệt.

-       Học viện (Institute) là các trường dạy chuyên ngành đặc biệt tùy theo nhu cầu của địa phương..

Ngoài hệ thống chính quy, còn có các đại học cộng đồng (community college hay junior college), trung học chuyên ngành (professional secondary schools), trường học nghề (vocational schools) trong đó thời gian theo học thay đổi từ vài tháng cho đến hai năm.

Trong niên học 2010 -2011, Việt Nam có tất cả 163 đại học cho ba thể loại kể trên, 223 đại học cộng đồng trong đó có 30 đại học cộng đồng và 50 đại học (senior college) do tư nhân hay người ngoại quốc đầu tư

NM: Về tổ chức giáo dục thì cũng tương tự như miền Nam trước kia, nhưng về thực tế so với đà gia tăng dân số và sự tiến bộ trên thế giới trong suốt gần 40 năm qua, tại sao lại có nhiều nghịch lý trong giáo dục hiện tại thưa Ông?

MTT: Qua ba biểu đồ thống kê từ năm 1999 đến 2011 của Ngân hàng Thế giới (World Bank) về số thầy giáo, số học sinh, và số trường học, tôi nhận thấy như sau:

Số học sinh tiểu học giảm từ 10 triệu (1999) xuống còn 7 triệu (2011) trong lúc đà sinh sản ở Việt Nam tăng đều khoảng 2,2%. Ngoài lý do kinh tế gia đình, chúng ta không còn thấy chỉ dấu nào khác giải thích cho hiện tượng sụt giảm do bỏ học nầy mặc dù tầng lớp trẻ em ở lứa tuổi tiểu học tăng nhanh.

Sĩ số học sinh cấp 1 cũng giảm từ từ 5,8 triệu (1999) xuống còn 5.0 triệu (2011) nói lên tình trạng khó khắn về kinh tế trong gia đình học sinh. Nhiều em phải bỏ học để phụ giúp gia tăng ngân sách gia đình. Và cũng còn rất nhiều em đi lang thang bụi đời. Đây là một vấn nạn xã hội không nhỏ cho Việt Nam.

Số học sinh cấp 1 vào năm 2005 có khoảng trên 6,9 triệu chỉ còn khoảng 5 triệu năm 2011 càng làm cho chúng ta bi quan thêm khi khảo sát những con số vô tình trên.

Tóm lại, cấp tiểu học giảm 3 triệu em trong vòng 12 năm và trung học đệ nhứt cấp tức cấp 1 giảm gần 1 triệu trong cùng thời kỳ nói lên tình trạng xuống dốc của giáo dục Việt Nam mà nguyên do chính yếu là do chính sách giáo dục không được lưu tâm đúng mức và trầm trọng hơn cả, kinh tế gia đình người dân không còn khả nằng chu toàn cho con em được đi học vì lợi tức người dân không đuổi kịp đà lạm phát phi lý` do một chính sách kinh tế lỗi thời tạo ra.

NM: Theo Ông, nguyên nhân vì sao có sự tụt giảm như trên ngoài lý do …gia đình nghèo?

MTT: Thưa anh, theo tôi, nguyên nhân chính là ở yếu tố con người. do đất nước chúng ta không tôn trọng giá trị con người, không tôn trọng trí thức đích thực.

Qua các thống kê của WB, chúng ta nhận rõ là trong hơn một thập niên tứ năm 1999 đến 2011, số trường Đại học hầu như không gia tăng về trường ốc. Điều nầy nói lên chính sách giáo dục của nhà nước không được đặt trọng tâm hàng đầu trong khái niệm phát triển quốc gia.

Số học sinh tiểu học giảm từ 10 triệu (1999) xuống còn 7 triệu (2011) trong lúc đà sinh sản ở Việt Nam tăng đều khoảng 2,2%. Ngoài lý do kinh tế gia đình, chúng ta không còn thấy chỉ dấu nào khác giải thích cho hiện tượng sụt giảm do bỏ học nầy mặc dù tầng lớp trẻn em ở lứa tuổi tiểu học tăng nhanh. Cần lưu ý là, mặc dù ở bậc tiểu học theo luật định là cưỡng bách và miễn phí, nhưng trên thực tế phụ huynh của các em phải bị bắt buộc đóng rất nhiều thứ thuế và lệ phí học tập, hiệu đoàn, bảo quản trường ốc…thậm chí phải đóng tiền cho từ thiện hoặc giúp đở nạn nhân bị thiên tai nữa. Đó là chưa kể học sinh "phải" học thêm ở nhà thầy/cô nếu không, chắc chắn khó được lên lớp.

Tóm lại, cấp tiểu học giảm 3 triệu em trong vòng 12 năm và trung học đệ nhứt cấp tức cấp 1 giảm gần 1 triệu trong cùng thời kỳ nói lên tình trạng xuống dốc của giáo dục Việt Nam mà nguyên do chính yếu là do chính sách giáo dục không được lưu tâm đúng mức và trầm trọng hơn cả, kinh tế gia đình người dân không còn khả nằng chu toàn cho con em được đi học vì lợi tức người dân không đuổi kịp đà lạm phát phi lý do một chính sách kinh tế lỗi thời tạo ra.

NM: Ông vừa vẽ ra một hình ảnh rất tiêu cực về giáo dục Việt Nam, một bức tranh không đẹp so với trào lưu mới về giáo dục trên thế giới. Trên Website của Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Hà Nam có bài viết (http://phuly.edu.vn/bacho/chuyen83.htm) nói về việc ông Hồ gửi thư cho học sinh nhân ngày 1-6. Trên báo Sự Thật, số 134 ra ngày 1-6-1950, đăng bức thư gửi thiếu nhi toàn quốc nhân ngày 1-6. Ông Hồ có viết: "Sống ở các nước tư bản, cha mẹ là người lao động bị bóc lột, thì trẻ con cũng bị bóc lột, phải chịu cực khổ". Điều này cho thấy đảng cộng sản và ông Hồ chủ trương tuyền truyền bịa đặt ngậm máu phun người về cuộc sống của trẻ em ở những nước dân chủ trong đó có Mỹ và VNCH là bị "bóc lột". Nhìn lại những người lính trẻ bị bắt buộc phải cầm súng khi chưa đủ tuổi thành niên thời trước hay nhìn cảnh tượng của trẻ em đang làm nô lệ tình dục, nô lệ lao động… ở Việt Nam hiện nay mới thấy được tuyên truyền của cộng sản chỉ là bịa đặt nhằm đưa đến một ý thức lệch lạc cho nhân dân. Có lẽ chính vì thế mà đưa đến tình trạng giáo dục tệ hại ở Việt Nam ngày hôm nay. Vì thì giờ có hạn xin Ông đúc kết buổi hội luận ngày hôm nay.

MTT: Thưa anh, đúng như lời anh nói, trên đây là sơ lược về hệ thống giáo dục của Việt Nam hiện tại. Suy nghĩ về tình trạng giáo dục trên, tôi viết xin mượn lời của một chuyên viên thống kê Việt Nam, Ông Cống Văn Vĩnh để làm phần kết luận cho đề tài giáo dục tổng quát ở Việt Nam:

"Về tình hình đi học, báo cáo của TCTK nêu đến 2012, vẫn còn 4% dân số VN từ 5 tuổi trở lên chưa từng đi học. Tỉ trọng nữ chưa đi học lớn hơn nam. Mức độ phổ cập giáo dục ở cấp trung học cơ sở của VN cũng đã đạt 89%. Số người biết chữ từ 15 tuổi trở lên đạt 94,7%, tức vẫn còn 5,3% dân số VN trên 15 tuổi không biết đọc, biết viết. Đáng lưu ý là vẫn còn tình trạng nam biết chữ nhiều hơn nữ cả ở thành thị và nông thôn! Tuy nhiên, tỉ lệ sinh con thứ ba ở phụ nữ từ 15-49 ở VN vẫn đạt 14,2%, trong đó khu vực nông thôn có phụ nữ sinh con thứ 3 giảm mạnh. Tỉ lệ trẻ trai là 112,3 trên 100 trẻ gái - điều này cho thấy mất cân bằng giới tính ở VN đang trở nên mạnh mẽ.

Tính chung cả nước, về chất lượng dân số, có tới 20,8% dân số VN chưa tốt nghiệp trung học cơ sở. Phần trăm người tốt nghiệp các bậc cao hơn còn giảm mạnh. Theo thống kê, chỉ 25,8% dân số VN tốt nghiệp tiểu học; 26,7% tốt nghiệp trung học cơ sở; 22,8% dân số tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên…"

Cần ghi chú thêm là, với tình trạng học sinh kém và bỏ học trầm trọng như những con số thống kê kể trên, nhưng hầu như mỗi năm, sau những kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tỷ lệ học sinh thi đậu, ngay cả ở miền sâu, miền xa, cũng như miền núi có nhiều dân tộc thiểu số…đều đạt con số gần như 100%. Thế nầy là thế nào?

Một xã hội bảo thủ, trọng thành tích, hám danh sĩ diện với bằng cấp thường đi đôi với sự coi thường sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật đương nhiên sẽ bị thụt lùi. Và Việt Nam đã và đang thụt lùi. Cũng theo số liệu thống kế cho biết các chuyên gia World Bank tính toán "Việt Nam phải mất rất lâu nữa mới đuổi kịp các nước trong khu vực Đông Nam Á: 158 năm hoặc cũng có thể là 175 năm so với Singapore, 95 năm với Thái Lan và 51 năm với Indonesia."

 

Hiện tại, nếu tính từ hàm Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản. Và với số lượng hùng hậu GS, TS, Ths, Cử nhân đã nêu trên, Một con số lý tưởng cho nền kinh tế tri thức. Nhưng hiện vẫn đốt đuốc tìm lao động chuyên gia, thiếu hẳn những công trình khoa học - sáng tạo - sáng chế được ứng dụng vào thưc tiễn cuộc sống... Trong khi nền kinh tế sản xuất vẫn là nhân công giá rẻ, miệt mài với gia công phụ thuộc, công nghệ thì vẫn đang loay hoay ở trình độ "sản xuất mì tôm" mà thôi. Ngay cả gần đây nhứt, Cty Samsung ở Thái Nguyên, khi thiết lập nhà máy lắp ráp điện thoại di động với năng suất hàng chục triệu máy một năm, nhưng hầu như tất cả những nguyên vật liệu và phụ tùng đều phải nhập cảng từ nước ngoài. Và Việt Nam chỉ có khả năng cung cấp công việc in ấn và làm bao bì mà thôi.

 

Ngay cả việc sản xuất một con "đinh ốc" cũng không làm được!

 

Nhục nhã thay cho đất nước có trên 4000 năm văn hiến!

 

Xin hẹn quý bạn vào chương trình lần tới, chúng tôi sẽ nói tiếp về những nguyên nhân khác và một số nghịch lý trong giáo dục Việt Nam hiện tại.

 

Thân chào Quý thính giả của Chương trình Tiếng Nói Da Vàng.

 

Mai Thanh Truyết

 

 

 

 

 

 

 


Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

_____________________________________________________

 "Every Generation needs a New Revolution". Thomas Jefferson-

 "A nation that destroys its soils destroys itself. Forests are the lungs of our land,

purifying the air and giving fresh strength to our people." Franklin D. Roosevelt 

 

 
 
 
 

 

 

Radio Dallas 1600AM

Chương trình Tiến Nói Da Vàng

 

Bắc Thuộc Lần Thứ 5 – Phần 1

 

 

Ngọc Minh: Kể từ khi tiến chiếm miền Nam của cs Bắc Việt ngày 30/4/1975, chúng ta ngày càng thấy lộ rõ tính nô lệ Trung cộng (TC) của những người lãnh đạo đất nước. Cuộc chiến "có tiếng súng" nổ ra ở biên giới Việt-Trung ngày 17 tháng 2 năm 1979 chỉ là sự khởi đầu cho tiến trình Bắc thuộc lần thứ năm của TC. Cuộc chiến không phải chấm dứt 10 ngày sau đó, mà vẫn tiếp tục day dẳn dọc theo biên giới mãi cho đến năm 1988 qua sự quy phục hoàn toàn của cs Bắc Việt khi TC tiến chiếm quần đão Trường Sa của Việt Nam. Theo TS MTT, cuộc chiến năm 1979 đưa đến hậu quả gì thưa ông?

 

MTT: Thưa anh, hậu quả là 2 Hiệp ước biên giới được hai bên ký kiết (theo lịnh của TC) như sau:

  • Cột mốc biên giới số 1116 đã được chính thức cấm vào phía Nam của Ải Nam Quan và cách ải 280 m;
  • Thác Bản Giốc trở thành một trung tâm du lịch do TC quản lý;
  • 9 tỉnh miền Bắc đã bị TC kiểm soát hoàn toàn sau cuộc chiến 1979 -1988;
  • Hiện tại, có 49 địa điểm từ Bắc chí Nam tập trung mỗi nơi một số lượng lớn trên dưới 10.000 công nhâ, quân dân, hay chuyên viên TC;
  • Vùng nước sâu Vũng Áng, Hà Tĩnh với diện tích 228 km2 đã được Hoàng Trung Hải chính thưc xác nhận là vùng tự trị do Đại cty Formosa, TC quản lý từ ngày 10-7-2014.

Quan trọng hơn cả là sự hiện diện của người thiểu số Tày và người King sống dọc theo chiều dài biên giới Việt-Trung tới tận tỉnh Quảng Đông. Hai nhóm thiểu số nầy có khuynh hướng thân TC và đã được TC khuyến dụ như là một đạo quân thứ năm của TC một khi có chiến tranh xảy ra. Từ đầu thập niên 2000, câu chuyện Trung Cộng Hán hóa Việt Nam đã được nhiều nhà nghiên cứu VN và thế giới phân tích và đặt vấn đề cùng truy tìm một sinh lộ cho Việt Nam.

NM: Đề tài ngày hôm nay là Bắc thuộc lần thứ 5. Như vậy là Việt Nam đã bị Bắc thuộc, tức là bị Tàu chiếm đóng 4 lần trong lịch sử nước ta. Xin TS có thể tóm tắt 4 lần Bắc thuộc đó xảy ra từ lúc nào cho thính giả Đài Radio Dallas biết, thưa Ông?

MTT:  Thưa anh, thời Bắc thuộc lần thứ I bắt đầu tư năm111 TCN cho đến năm 39 nhờ vào cuộc khỏi nghĩa của Hai Bà Trưng với lời thề trước quân sĩ trước khi xuất quân:

 

"Một xin rửa sạch nước thù

Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng

Ba kêu oan ức lòng chồng

Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này"

 

Thời Bắc thuộc lần thứ 2: Nhưng chưa đầy ba năm sau, hai Bà Trưng bị Mã Viện chỉ huy quân Đông Hán đánhh bại. Vì không chịu khuất phục trước thế mạnh của giặc, Hai Bà đã trầm mình xuống dòng sông Hát để giữ tròn khí tiết vào ngày mồng 6 tháng 2 âm lịch và cũng vào ngày này hằng năm dân gian làm giỗ lễ hội long trọng để tưởng nhớ đến công ơn Hai Bà. Và thời điểm nầy là khởi đầu cho giai đoạn Bắc thuộc lần thứ hai từ năm 43 đến năm 602.

 

Thời Bắc thuộc lần thứ 3: Trong lịch sử Việt Nam kéo dài từ năm 602 đến năm 905. Thời kỳ này bắt đầu khi Tùy Văn Đế sai Lưu Phương đánh chiếm nước Vạn Xuân, bức hàng Hậu Lý Nam Đế, kéo dài cho đến khi Khúc Thừa Dụ tiến vào Đại La, giành quyền cai quản toàn bộ Tĩnh Hải quân năm 905.

Thời Bắc thuộc lần 4 hay thời thuộc Minh trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ năm 1407 khi nhà Minh đánh bại nhà Hồ và chấm dứt năm 1427 khi Lê Lợi đánh đuổi được quân Minh ra khỏi bờ cõi, giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Thời kỳ thuộc Minh chỉ kéo dài 20 năm. Tổng cộng thời gian bị Bắc thuộc là 1.022 năm.

 

NM: Đó là bước đầu chúng ta thấy công cuộc Hán Hóa lần nầy, tức là lần thứ năm của TC. Nhưng thiết nghĩ công cuộc nầy chắc phải đã bắt đầu từ nguyên thủy như thế nào thưa ông?

MTT: Thưa anh, từ năm 2008, Ts Phan Văn Song, GS Trần Minh Xuân và cá nhân tôi có xuất bản cuốn sách tựa đề "Từ Bauxite đến Uranium: Tiến trình Hán hóa của Trung Cộng" trong đó nhiều góc độ khác nhau đã được phân tích như chính trị, quân sự, tình báo, kinh tế, xã hội, vấn đề người thiểu số v.v… Tất cả hội tụ vào một điểm duy nhứt là Trung Cộng đang trên đường tiến chiếm Việt Nam, nếu không muốn nói là đô hộ Việt Nam, dưới nhiều hình thức như kinh tế, chính trị, xã hội, và lãnh thổ, thực hiện đường lối do Mao Trạch Đông chủ xướng ngay sau khi chiếm toàn thể nội địa của Trung Hoa vào năm 1949, đặc biệt là sau khi Hồ Chí Minh sang Tàu cầu viện năm 1950. Chính Mao Trạch Đông đã lợi dụng sự non trẻ của Hội Quốc Liên, tiền thân của Liên Hiệp Quốc, để chiếm đóng và sáp nhập East Turkistan thành tỉnh Tân Cương năm 1949, và Tây Tạng năm 1959. Tiếp theo sau là chính sách đồng hóa bằng cách di dân người Hán vào hai vùng trên và lần lần áp đặt cơ sở hành chành, quản trị xã hội. Tất cả đều do người Hán điều hành. Và cho đến hôm nay, dân bản xứ Tây Tạng và Tân Cương trở thành một dân tộc thiểu số trên chính quê hương mình.

 

Trở về quá khứ, trong cuộc chiến Việt Nam cả giai đoạn chống Pháp đến năm 1954, và "chống Mỹ" đến năm 1975, Bắc Việt nhận viện trợ quân sự và nhân sự và chiến cụ nhiều hơn Liên Sô thời đó. Nhưng khi thống nhứt đất nước, Việt Nam lại bỏ rơi Tàu theo Nga. Chính vì vầy mới có cuốc chiến 1979 do Đặng Tiểu Bình dạy cho bài học.

 

NM/Nhã Quyên: Ngay sau khi Lê Duẫn, Tổng Bí Thư đảng CS BV mất đi năm 1986, CS BV bắt đầu chuyển hướng quay sang thần phục TC. Và sau đó CSBV lại nhượng bộ quan thầy những gì nữa thưa ông?

 

MTT: Thưa Cô NQ, Kể từ đó, trước mặt TC, đảng CSVN cam tâm ký hai hiệp ước nhượng đất và nhượng biển cho Trung Cộng. Thứ nhất là "Hiệp ước về biên giới trên đất liền giữa Việt Nam – Trung Cộng" ngày 30-12-1999 (mất ải Nam Quan và thác Bản Giốc), và thứ hai là "Hiệp ước phân định lãnh hải" ngày 25-12-2000 (mất khoảng 10,000 Km2 mặt biển vùng Vịnh Bắc Việt).

 

Câu chuyện Tam Sa gồm Hoàng Sa và một số đảo Trường Sa cũng chỉ là kết luận "tất yếu" của tiến trình dâng đất và dâng biển cho TC mà thôi.

 

Qua những sự kiện vừa liệt kê trên đây, chúng ta thấy rõ ràng ÂM MƯU THÔN TÍNH Việt Nam của TC cũng như lý tính thuần phục của đảng cs Bắc Việt hiện tại.

 

NQ/NM: Có phải đó là kết quả của Hội nghị Thành đô mà chúng ta đã được bàn luận rộng rãi trên internet trong hơn mấy tháng vừa qua?

 

MTT: Thật ra, những sự kiện vừa nêu trên có thể nói là kết quả của những mật đàm từ trước, Hội nghị Thành Đô ngày 3 và 4 tháng 9 năm1990.

Trong quá trình lịch sử, chúng ta thấy rất rõ tham vọng chiếm đóng Việt Nam của người Hán đã xảy ra hàng ngàn năm trước và VN chịu bốn lần ách đô hộ. Và hôm nay, dưới cuộc chiến không tiếng súng, lại thêm một lần nữa, cuộc đô hộ mới đang xảy ra, thể hiện quyết định của Hội nghị Thành Đô trên.

Nơi đây, Việt Nam có Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thời bấy giờ, Đỗ Mười, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Phạm Văn Đồng, cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.Ngoài ra, còn có mặt Hoàng Bích Sơn, Trưởng ban Đối ngoại TƯĐ, Đing NHo Liie6m, Thứ trưởng Ngoại giao, và Hồng HÀ Chánh văn phòng TUĐ. Bên Trung Cộng có Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng. Hai bên ký kết Kỷ yếu hội nghị đồng thuận bình thường hóa quan hệ hai nước. Cuộc gặp mặt bí mật này không được công bố trong nước mãi tới những ngày đầu năm 2013. Thêm một chi tiết cần nêu ra đây là TC đã ép cả Bộ Chính trị "phải" qua Thành Đô ngày 3/9 dù biết ngày 2/9 là Lể Độc Lập của Đảng CS Bắc Việt. Và lần nầy BT Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch không được triệu hồi và bị cách chức ngày sau khi phái đoàn việt Nam trở về Hà Nội. Ông Thạch đã nhận định:"Thàng Đô mở ra một thời Bắc thuộc mới hết sức nguy hiểm".

NM: Tại sao Ông Nguyễn Cơ Thạch không có mặt trong Hội nghị nầy thưa ông?

MTT: Lý do hết sức giản dị là BCT ĐCS Bắc Việt không tin tưởng ông Thạch vì ông nầy có khuynh hướng thân Tây phương và muốn dựa vào Tây phương để làm nhẹ đi áp lực của TC. Điều nầy thể hiện rõ hơn nữa là cách đây hai tháng, BCT ĐCS BV vẫn không cho Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh, tức con trai của Nguyễn Cơ Thạch qua Mỹ theo lời mời của John Kerry, BT Ngoại giao Hoa Kỳ. Để rồi "bắt" PBMinh đi "triều kiến" Bí thư QUảng Đông tuần vừa qua, thưa anh.

NM: Như vậy sau Hội nghị Thành Đô, chuyện gì đã xảy ra trong quan hệ giữa hai nước thưa Ông?

MTT: Sau Hội nghi, ngày 5/11/1991, Đỗ Mười, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Võ Văn Kiệt, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đến Trung Cộng. Ngày 7/11/1991, hiệp định mậu dịch Trung - Việt và hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc biên giới hai nước đã được ký tại Nhà khách quốc gia Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh.

Tiếp theo sau, dưới thời Tổng Bí thư cs Lê Khả Phiêu, Việt Nam ký hai Hiệp định Biên giới trên bộ và phân chia vịnh Bắc Bộ với Trung Cộng. Theo báo chí "chiều phải" của Việt Nam, Việt Nam có quan hệ mật thiết "môi hở răng lạnh" với Trung Cộng. Hai nước đều do hai Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Cuối cùng, công cuộc thực hiện Bắc thuộc hoàn toàn bằng cách biến Việt Nam thành Nam Việt, một tỉnh theo quy chế tự trị phía Nam thuộc Trung Cộng…và ngôi sao thứ năm trên lá cờ TC đã xuất hiện trong các cuộc giao tiếp hòa đàm giữa TC và VN từ năm 2011…để chờ ngày chính thức công bố tự trị vào năm 2020 theo lịch trình từng bước, cho đến 2040 và 2060? (Lá cờ TC với 5 ngôi sao xuất hiện lần đầu tiên truyền hình Việt Nam vào ngày 11/10/2011 nhân chuyến viếng thăm TC của Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư cs VN để xác định "16 chữ vàng" một lần nữa là: "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai"). Thật ra lá cờ TC với 5 sao nhỏ đã có trước đó, nhân Ngày Lễ hội Ẩm thực quốc tế ở Vũng TÀu ngày 21/7/2010, và lần sau cùng là ngày 21/12/2013, trong khi BCT tiếp đón TC Bình tại Hà Nội.

Chính quan hệ mật thiết môi hở răng lạnh của hai đảng cộng sản cộng thêm sự hèn yếu của cs Bắc Việt khiến cho tiến trình Bắc thuộc ngày càng hiện rõ thêm qua nhiều chỉ dấu từ đó đến nay.

Xin hẹn quý vị trong kỳ tới, chúng tôi sẽ tiếp nối chương trình TNDV qua tiến trình Bắc thuộc lần thứ 5.

Kính chào Quý vị.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

_____________________________________________________

 "Every Generation needs a New Revolution". Thomas Jefferson-

 "A nation that destroys its soils destroys itself. Forests are the lungs of our land,

purifying the air and giving fresh strength to our people." Franklin D. Roosevelt 

 

 
 
 
 

Radio Dallas 1600AM

Chương trình Tiếng Nói Da Vàng

 

 

Phần 2 - Tiến trình Bắc thuộc lần thứ 5

NM: Thưa TS MTT. Tuần trước Ông đã nói nguyên nhân gần và xa về tổng quát tiến trình Hán hóa của TC, hôm nay xin Ô khai triển thêm việc TC …vào VN bằng những hướng chính yếu nào?

MTT: Thưa anh NM. Có thể nói có hướng chính mà TC nhắm vào VN tôi thấy là quan trọng nhứt, ngoài những hướng phụ như quân sự, khai thác tài nguyên và kinh tế. Đó là việc di dân vào VN và việc đồng hóa tiệm tiến các dân tộc thiểu số miền cao nguyên. Quan trọng là vì đây là một chính sách thâm độc và ẩn tang. Đó là việc xâm chiếm VN không tiếng súng, và quốc tế không có lý do và chính danh để can thiệp giúp VN được, thưa anh NM.

NM: Như vậy xin Ô nói về chính sách di dân trước.

MTT: Di dân Trung Hoa vào Việt Nam: Trước năm 2008, người Trung Hoa khi vào Việt Nam được miễn nhiễm visa (hộ chiếu) và có thể di chuyển tự do trong phạm vi miền Bắc mà thôi. Cuối năm 2008, Thủ tướng cs Nguyễn Tấn Dũng lại miễn hộ chiếu và nới rộng vùng di chuyển của ngưới Tàu đến tận Cà Mau. Quyết định nầy chính là điểm mấu chốt và là điểm khởi đầu thực sự trong âm mưu Hán hóa Việt Nam của TC.

Có thể nói hiện nay, sự hiện diện của người Tàu trên khắp hang cùng ngõ hẹp của đất nước. Trong hơn 65 Khu chế xuất, Khu công nghiệp tập trung, không đâu là không thấy công nhân, quản đốc và chủ nhân người Hoa, trong lúc người lao động Việt Nam khắp nơi phải chịu cảnh thất nghiệp! Trong các nhà máy sản xuất có tính cách quốc phòng như nhà máy phát điện nhà máy gang thép, sản xuất hóa chất công nghiệp…đầu đâu cũng có chủ nhân và công nhân người Tàu…

Ngoài 9 tỉnh địa đầu hầu như chịu ảnh hưởng của người Tàu, đường xá mang tên Tàu, hàng quan, chợ búa mang tên Tàu, thậm chí cung cách trang hoàng những ngày Tết cũng đậm nét Tàu như treo lồng đèn đỏ dọc theo các đường phố chính, chưng bày hàng hóa thực phẩm Tàu…

Trên 306.000 hecta đất cho Tàu thuê mướn trong 50 năm với giá rẽ mạt, chiếm toán những vị trí chiến lược trọng yếu ở Bắc Việt, như căn cứ Tam Điệp là nơi Bộ Chính trị cs VN ẩn náo trong giai đoạn chiến tranh năm 1972 (thời Giang sinh 1972 khi Hoa Kỳ dội bom Hà nội) và 1979 (khi TC tiến đánh biên giới Bắc Việt)!

NM/NQ: Còn việc đồng hóa ngươi thượng miền cao nguyên như thế nào thưa Ông?

MTT: Đồng hóa tiệm tiến các dân tộc thiểu số miền Cao nguyên Trung phần: Hiện tại, TC đã phối hợp một cách gián tiếp với người Chăm và người thiểu số ở cao nguyên Bolloven bên Lào, Cambodia và nhập nhằng tóm gọn các dân tộc Chăm và Thượng làm một, dưới danh nghĩa Fulro/Chăm để khích động nhu cầu dành lại chủ quyên của vương quốc Champa do một nhóm người Chăm bên Pháp dưới quyền lãnh đạo của một Tiến sĩ người Chăm cổ súy. Nhóm nầy cũng đã được hỗ trợ của thực dân Pháp vốn đã có nhiều quyền lợi tại vùng cao nguyên nầy hồi thời thuộc địa. Cũng cần nên biết thêm, người Thượng ở vùng cao nguyên hiện tại cũng đã được các hội thiện nguyên và tôn giáo Hoa Kỳ yễm trợ dưới danh nghĩa Dega.

Theo tin tức được loan tải trên mạng lưới toàn cầu, họ đã hình thành tổ chức The Cham National Federation of Cambodia (CNFC) và đã được Liên Hiệp QUốc công nhận qua Department of Economic and Social Affairs (DESA) dưới quy chế tham mưu (consultative status) kề từ năm 2009.

Một tổ chức thứ hai là The Overseas Cham Unity Organization (OCUO) cũng đang xúc tiến đưa hồ sơ lên LHQ và Thụy Điển để ghi danh xin thành lập Chính phủ lưu vong Chăm (The Cham National Government In Exile). Chính phủ nầy sẽ ở ngoài lãnh thổ truey62n thống của Champa là miền Trung VN, mục đích nhằm duy trì sự hiện hữu của chính phủ hoàng gia Champa trước đây. Cũng theo dự định, chính phủ nầy sẽ phác thảo bản hiến pháp và triệu tập Đại hội để bầu ra Thủ tướng và các Bộ trưởng vào nội các.

Qua các tin tức trên, chúng ta thấy rõ ràng là phải có bàn tay lông lá của TC mới thực hiện được những dự tính thành lập chính phủ lưu vong của người Chăm. Theo một nguồn tin đáng tin cậy, chính phủ lưu vong ban đầu sẽ đặt trụ sở tại đảo Hải Nam (TC), nơi có một cộng đồng thiểu số người Chăm nay gọi là Utsat cư ngụ. Cộng đồng người Chăm nầy theo sử liệu đã sang tị nạn và định cư tại đây vào thời Lưu Kỳ Tông, một ông vua tiếm ngôi không phải gốc Chăm đã có một thời áp dụng chính sách cai trị hà khắc với dân tộc Chăm năm 988.

Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, dự định trên đã được hủy bỏ vì muốn tránh sự phản kháng của các thành viên LHQ khác, văn phòng chính phủ lưu vong lấy Thụy Điển làm văn phòng tạm là P.O. Bax 122, SE-33523, Gnosjo, vì tại nơi nầy, cũng có một tiến sĩ người Chăm định cư nhằm tạo danh nghĩa để gây áp lực với cs Bắc Việt một khi cần thiết. Và một trụ sở khác của chính phủ lấy Cambodia làm căn cứ địa đặt tại Phnom Penh, P.O. Box 1635 Phnom Peenh 12000.

Sau cùng, khi "Ông Thầy đỡ đầu" người Pháp của vị tiến sĩ Chăm đan cử ở phần đầu qua đời, vị tiến sĩ nầy tức Po Darhma đi tìm chỗ dựa mới là TC và chuyển trục hoạt động về Malaysia, phối hợp cùng một tổ chức chánh trị ở Hoa Kỳ, lấy danh nghĩa giúp đở người Chàm ở Cambodia để làm địa bàn hoạt động nhằm tiếp tay TC trong việc chia cắt cao nguyên Trung phần Việt Nam thành vùng tự trị!

NM: Như vậy, câu hỏi được đặt ra là: Trung Cộng cho di dân và giúp người Chăm hải ngoại nhằm mục đích gì? 

MTT: Câu trả lời giản dị sẽ là TC muốn hoàn toàn khống chế VN trong lãnh vực chính trị-kinh tế-quân sự qua việc kiểm soát vùng cao nguyên Trung phần VN. Nắm được cao nguyên nầy, TC sẽ biến thành một vùng lệ thuộc như miền đất Tây Tạng năm 1959 và Tân Cương 1960. Đã nắm được yết hầu của VN rồi mặc nhiên TC có toàn khả năng khống chế lãnh đạo hiện tại của cs Bắc Việt trong mọi tình huống.

Tôi xin trích đoạn của báo Liberation nói về việc đàn áp người thiểu số ở Tân Cương mà TC chiếm đóng ngay sau khi chiếm toàn cõi Trung Hoa năm 1949. Nhìn sang Trung Quốc, báo Libération chú ý đến vụ án xử nhà bất đồng chính kiến người Duy Ngô Nhĩ qua bài «Ilham Tohti, tâm hồn Duy Ngô Nhĩ bị Bắc Kinh xiềng trói». Phiên xử Giáo sư Ilham Tohti, nhà kinh tế học nổi tiếng, giảng viên tại Đại học Bắc Kinh diễn ra từ hôm thứ Tư 17/09, bản án đã được công bố vào thứ ba 23/09 là chung thân.. Theo Libération, nhà trí thức bị buộc tội ủng hộ phong trào ly khai phải đối diện án tù chung thân, thậm chí tử hình.

Báo Libération lưu ý Giáo sư Ilham Tohti là «tiếng nói độc lập duy nhất dám bày tỏ quan điểm chống lại chính sách đồng hóa cưỡng bức – về dân cư, về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo – của đảng Cộng sản Trung Quốc đối với 10 triệu cư dân Duy Ngô Nhĩ và nhiều ''sắc tộc thiểu số'' sống lâu đời tại vùng Tân Cương». Libération lý giải: «cách hành xử mang tính thực dân mới này là mảnh đất tốt cho các bạo lực giữa các sắc tộc ngày càng dữ dội» tại miền viễn tây TC. Để chống lại các cuộc tấn công mang tính khủng bố, Bắc Kinh đã trả đũa «bằng các cuộc đàn áp bằng quân đội, thường kết thúc bằng viêc bắn vào đám đông, hay bắt bớ hàng loạt».

 

Nhu vậy, qua trường hợp VN, cuối cùng, âm mưu chiếm đóng tiệm tiến Việt Nam của TC qua việc cố gắng chia đôi Nam và Bắc Việt Nam bằng cách chiếm đóng cao nguyên Trung phần Việt Nam bằng nhân sự, bắng những cuộc hôn nhân dị chủng. Để rồi, từ đó khi họ đạt được mục tiêu và dân số, TC có thể vin vào lý do "công dân bản địa" , một Nghị quyết của LHQ ký vào năm 1986, để đòi "tự trị". Và Việt Nam sẽ bị tách làm đôi không có một tiếng súng nào cả và thế giới khóng có lý do can thiệp cho sự chiếm đóng nầy của Trung Cộng. Và TC đã thành công trong việc tách làm đôi Việt Nam.

 

Tại miền Bắc hiện nay, TC đã kiểm soát 9 tỉnh địa đầu với tên đường xá hoàn toàn bằng tiếng Hán. Hầu hết các khu công nghiệp ở các thành phố lớn ở miền Bắc hiện nay là những khu "tự trị" của họ, trong đó công an, quân đội CS không được quyền léo hánh tới, ngay cả những khi có án mạng hay xung đột giữa công nhân Việt và Hoa.

 

NM: Như vậy, quả thật, từ cung cách suy luận trên của TS, TC sẽ biến Việt Nam thành hai vùng tự trị kinh tế khác nhau, trong đó hình thức kinh tế tập trung chỉ huy và lệ thuộc ảnh hưởng chánh trị TC dành cho miền Bắc. Và hiện tại, ở miền Nam, TC còn dè chứng sức đề kháng của dân miền Nam, do đó chưa thể mạnh tay vì còn có sự "dòm ngó" của thế giới bên ngoài. Nếu, chia được Việt Nam rồi, vấn đề tiến chiếm trọn miền Nam cũng chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.  Vì thì giờ có hạn, xin TS có lời kết cho buổi hội luận hôm nay.

 

MTT: Thưa anh, cho đến giao đoạn hôm nay, TC đã làm được nhiều thành quả trong việc tiến chiếm VN như ảnh hưởng trong lãnh vực văn hóa giáo dục, về mặt kinh tế, TC đã làm tê liệt các ngành sản xuất của VN bằng cách tung hàng hóa rẽ mạt sang bán cho VN. Và quan trọng nhứt là TC nắm toàn bộ các kỹ nghệ quốc dân của VN để kiểm soát tất cả như vấn đề đương nhiên trúng thầu của các doanh nghiệp TC trong các dự án có tầm vóc quốc gia của Việt Nam mà báo chí trong nước vẫn đưa lên gần đây.

Đa số các dự án lớn đấu thầu công khai thì đều lọt vào tay nhà thầu TC do giá đấu thầu của họ rất rẻ. Vấn đề tham gia của TC trong các dự án nhạy cảm, như trồng rừng ở biên giới, dự bán Bauxite trên cao nguyên Trung phần Việt Nam, các dự án Nhiệt điện ở khắp nơi từ Hải Phòng cho đến Cà Mau. Nguồn vốn cho vay của TC ngày càng tăng chiếm hầu hết tổng lượng vốn vay của Việt Nam, dự báo cho một sự lệ thuộc hoàn toàn của nền kinh tế Việt Nam vào TC.

Tóm lại, TC dùng đủ mọi thủ đoạn để xuất cảng hàng hóa, vật dụng, thực phẩm chứa hóa chất độc hại nhằm…ngoàii việc làm tê liệt kinh tế VN bằng cách triệt tiêu các kỹ nghệ nội địa của VN, còn làm hủy diệt sức đề kháng chống ngoại xâm của các thế hệ thanh niên sau nầy của VN qua kinh nghiệm ngàn năm giữ nước của dân tộc Việt.

Câu hỏi được đặt ra là, nếu mô hình nầy là một tiến trình Hán hóa của Trung Cộng có nhiều xác suất có thể xảy ra.

 

Như vậy, chúng ta phải làm gì trước những dự kiến đã xảy ra như trên?

 

Đây là câu hỏi và mỗi chúng ta có bổn phận để tìm một hướng thoát cho quê cha đất tổ!

Trước những viễn kiến có thể xảy ra cho Việt Nam, người Việt hải ngoại và quốc nội cần phải tập trung toàn lực để giải tỏa và định hướng đấu tranh cho thật rõ ràng.

 

Ngày hôm nay, không còn là thời điểm chúng ta cần phải đi tìm chỗ dựa từ ngoại bang nữa!

Đã đến lúc chúng ta phải đứng trên hai chưn của mình.

Xin hẹn Quý vị tuần tới.

 

 

Mai Thanh Truyết

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

_____________________________________________________

 "Every Generation needs a New Revolution". Thomas Jefferson-

 "A nation that destroys its soils destroys itself. Forests are the lungs of our land,

purifying the air and giving fresh strength to our people." Franklin D. Roosevelt 

 

 
 
 
 

100 Năm!  50 Năm!  Rồi sao nữa?

 

Vào tháng 11 cách đây 100 năm, một người con Việt chào đời. Hôm nay để đánh dấu ngày sinh một người lập thuyết, một thanh niên chưa đầy 24 tuổi. Đó là thuyết Dân Tộc Sanh Tồn. Và thanh niên đó là Chủ tịch Trương Tử Anh, người chủ tịch đầu tiên của Đảng Đại Việt.

Cũng ngày nầy cách đây 50 năm, thêm một khúc quanh mới của Đại Việt, đúng ra là ngày 24 tháng 11 năm 1964, GS Nguyễn Ngọc Huy, một đảng viên Đại Việt của Xứ bộ Nam Kỳ đã đứng ra thành lập Đảng Tân Đại Việt, tập hợp nhiều đồng chí của Đại Việt chấp nhận khuynh hướng biến cải và đề ra một phương hướng hành động mới trong đối lập với nhà cầm quyền đương thời ở miền Nam.

Thưa Quý Vị,

Từ hơn bốn tháng nay (7/2014), tình hình Việt Nam bổng nhiên dịu hẳn, sau một thời gian nóng bỏng với những khiêu khích từ Giàn Khoan Hải Dương đến dự định năm giàn khoan tiếp theo được kéo vào hải phận Việt Nam và vùng Hoàng sa để biểu dương lực lượng? Hay thăm dò dư luận quốc tế về những ý muốn xâm chiếm Việt Nam? Dịu lại?

Chưa hẳn, vì Đảng Cộng sản Việt Nam trong tình thần Hòa hơn Chiến, chấp nhận đi lòn cúi Trung Cộng, sẳn sàng bồi thường những thiệt hại vật chất do cuộc biểu tình người Việt Nam chống Tàu, sẳn sàng cho phép công nhơn Tàu trở lại và gửi thêm 11.000 công nhân nữa ngay sau khi Lê Hồng Anh sang triều cống TC vào 26 và 27/8 vừa qua, làm việc trên những công trường, đặc biệt ở cảng sâu Sơn Dương, Vũng Áng, một vùng địa lý chiến lược, Vũng Áng-Hà Tình - nằm đối diện và cách đảo Hải Nam 350 km. Một vùng đất tổ của quê hương với 228 km2 vừa chính thức làm một vùng tự trị của Trung cộng qua sự xá định của Phó Thủ tường cs Hoàng Trung Hải ngày 10/7/2014.

Thêm một lần nữa, với não trạng «hèn với giặc, ác với dân», CS Bắc Việt để lộ ra bản chất bán nước, bán một vùng đất chiến lược, để TC sẽ dễ dàng, khi cần tạo hai «vọng gác» khóa cửa ngõ vào Vịnh Hạ Long, kiểm soát hải cảng chiến lược và kinh tế Hải Phòng. Đó là mặt biển.

Còn về phía mặt đất, Hà Tĩnh-Vũng Áng cách biên giới Lào 50 km, chỉ cần lập  một phòng tuyến ngắn là  dễ dàng cắt đứt miền Bắc ra khỏi đất Việt Nam từ Hà Tĩnh trở ra Bắc là cái nôi của đất nước và văn hóa Lạc Việt, cũng là cựu đất Giao Chỉ và Cửu Chân, là biểu tượng của quận huyện của An Nam Đô Hộ Phủ thời Bắc thuộc - Ngàn năm đô hộ, ngàn năm nô lệ chớ quên, cam hờn tủi nhục! ….

Thật là một nguy cơ cho vận mạng và tương lai của đất nước Việt Nam. Quân Nhà Minh lúc xưa chiếm đất Việt vẫn không giữ được những yếu điểm lợi thế đến như vậy!

Đảng Cộng sản Bắc Việt, đảng cầm quyền, tuy ngày nay đạt được nhiều thuận lợi về mặt ngoại giao và kinh tế: gia nhập Thị trường Mậu dịch Quốc tế (WTO), được bỏ tên khỏi danh sách các nước đáng bị quan tâm theo dõi của danh sách Quốc hội Huê kỳ (CPC), và vẫn được ở danh sách các nước có chánh sách thương mãi đặc biệt với Huê Kỳ, là hội viên không thường trực Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, từng được quốc tế và láng giềng nhìn nhận cho làm quốc gia chủ tịch tổ chức và tình nguyện tổ chức các cuộc họp quốc tế hay vùng Đông Nam Á như, APEC, ASEM vân vân .. .

Nói tóm lại, Việt Nam nay, đã thật sự trưởng thành rồi. Nhưng đó chỉ là bề mặt, tuy có vẽ sang trọng đàng hoàng đấy, nhưng  không giấu được bản năng độc tài độc đoán cố hữu đối  với người dân trong nước.

Ngày hôm nay, trong một không khí thôi thúc của lịch sử, nếu đảng cầm quyền vẫn còn giữ nguyên một não trạng thấp kém bé nhỏ, thì nhơn dân Việt Nam, trái lại, trong tình trạng đang bị cầm kẹp như vậy, đã và đang trên đà lớn hẳn lên: Không còn sợ, không còn mê, không còn nễ nang gì nữa, và đã biết đứng dậy làm lịch sử.

Bằng đủ tất cả hình thức, phương tiện đấu tranh khác nhau, từ biểu tình khiếu kiện tranh chấp đất đai, đến đòi hỏi nhơn quyền dân chủ, đòi thay đổi Hiến pháp, đòi bãi bỏ chế độ, bãi bỏ Đảng Cộng sản, đòi thay đổi cả quốc hiệu …Chưa bao giờ, trong lịch sử Việt Nam, một chế độ, chế độ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quốc tế ở ngoài, một cách ngoại giao, xem  như một quốc gia trưởng thành, nhưng cũng chưa bao giờ, trong lịch sử Việt Nam, một chế độ cầm quyền, ở trong nước, trong quốc gia mình đang cầm quyền, lại bị nhơn dân cả nước  của mình, phỉ nhổ, đả đảo, đả phá và  mất tin tưởng như bây giờ.

Nhưng lỗi cũng tại cái hèn của những người cầm quyền, cũng vì cái giàu có bất lương, vì cái hành vi bất hảo, vì cái địa vị quyền thế bất xứng, lại thêm tinh thần hàng phục Bắc triều Trung Cộng quá rõ ràng, qua những sự kiện các Giàn Khoan đầu năm nay nói trên, qua những xâm chiếm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như một sự đã rồi, qua những hành động côn đồ của các thuyền tàu Trung Cộng đối với cái ngư thuyền Việt Nam, nay vẫn còn tiếp tục thỉnh thoảng tiếp diễn; nên ngày nay, chế độ Cộng sản đang  rung rinh và có thể phá sản.

Vì vậy, ngày nay, mặc dù có những đi lại của những phái đoàn ngoại giao Cộng sản Việt Nam cầu cạnh ngoại giao, thăm viếng những yếu nhơn Huê kỳ; mặc dù vẫn có những phái đoàn Mỹ hay các quốc gia láng giềng, quân sự hay ngoại giao ghé thăm Việt Nam ; mặc dù đất nước Việt Nam danh lam thắng cảnh vẫn còn đủ hấp dẫn  làm một thiên đàng du lịch cho dân buôn Trung Cộng hay dân đi thưởng ngoạn ngoại quốc hay ngay cả những người Việt tỵ nạn Cộng sản hải ngoại vong bản, quên gốc, hay thuộc loại Việt Kiều « phản quốc »…  

Đất nước dưới sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn là  một goulag khổng lồ, một nhà tù lớn, một  địa ngục trần gian cho đại đa số dân chúng Việt Nam.

Hôm nay, trong tình hình chánh trị rất có lợi cho một công cuộc giải phóng, chúng ta những đảng viên của Đảng Đại Việt, những con người Đại Việt, những người con đất Việt, đã đến chúng ta phải làm bổn phận, cũng như xưa kia cha ông chúng ta đã làm bổn phận, cũng như xưa kia các đảng viên đàn anh chúng ta hơn bảy mươi năm về trước làm bổn phận. Uống ước nhớ nguồn chúng ta cùng nhau ôn lại bài học xưa của nguồn gốc Đảng Đại Việt, nhớ ơn người sáng lập, Đảng trưởng, người anh Cả, anh Cả Phương, ôn lại nguồn gốc Đảng Đại Việt và Chủ thuyết Dân Tộc Sanh Tồn.

1 - Đảng trưởng Trương Tử Anh và  Đảng Đại Việt:

Cuối hè năm 2000, đồng chí Vân Kha, ngụ tại Alençon Pháp, được đồng chí Thanh Tuyền, nhà ở Massy-Palaiseau-ngoại ô Nam Paris, mời đến Paris để gặp cá nhơn tôi, Phan Văn Song. Chúng tôi được gặp lại nhau do sự sắp đặt và lệnh của hai ông đàn anh, đồng chí Đoàn Thái và đồng chí Chủ tịch Đảng Nguyễn Tôn Hoàn, lúc bấy giờ cùng ở Huê kỳ,  người ở Moutain View, California, kẻ ở Texas, cả hai nay đã mất rồi. Chú Đoàn Thái (gốc Huế, là bạn đồng chí với Cha tôi và đã gặp tôi ở Sài gòn những năm 73/75) quen và rõ gốc gác cả ba chúng tôi, đều là con cháu đảng viên Đại Việt cả.

Và trong buối cơm tôi hôm ấy, cùng đồng chí Thanh Tuyền,  chúng tôi được anh Vân Kha kể chuyện những ngày còn nhỏ của anh sống trong nhà ông cậu là Bác sĩ Đặng Vũ Trứ. Anh được sống và gặp các vị đàn anh, được dịp học hành tiếp xúc, sanh hoạt với các đàn anh, chúng tôi trao đổi, chia sẻ, so sánh những kỷ niệm thời thơ ấu sống và lớn với Đảng và các Đảng viên, anh Vân Kha lớn hơn tôi mười tuổi sống với thời kỳ khai phá mở Đảng ở Hà nội, trong căn nhà ngụ của gia đình Đặng Vũ làm trụ sở Đảng, tôi nhỏ tuổi hơn, ở Sài gòn cũng được sống và lớn lên trong trụ sở Đảng, rạp Cinéma Tân Định, tục gọi là Chùa, gần chợ Tân Định, đường Paul Blanchy, Hai Bà Trưng bây giờ. Chúng tôi kể cho nhau, và cùng kể cho đồng chí Thanh Tuyền nghe những kỷ niệm thời thơ ấu, những bài học do các đàn anh trong Đảng, chúng tôi gọi là chú, là bác, là những vị Thầy đã huấn luyện, đào tạo, hun đúc con người Đại Việt của chúng tôi.

Sau bửa cơm tối, chung quanh ấm trà đậm, đồng chí Vân Kha bắt đầu câu chuyện với một giọng cảm động: «Một tối vào một ngày cuối năm 1949, tại Hà nội, trong căn nhà cậu tôi, Đảng trưởng đứng trước bàn thờ cùng sáu người bạn, từ nay là đồng chí, Đặng Vũ Trứ, Nguyễn Sĩ Dinh, Phan Cảnh Hoàng, Nguyễn Tôn Hoàn (tức Tư Bụng), Ngô Gia Hy, và Bà Đặng Thị Khiêm (tức Bà Cả Tề)…thắp hương thề phục vụ sống chết vì Việt Nam, đem chủ thuyết Dân Tộc Sinh Tồn làm kim chỉ nam, mở đường cứu nước khỏi ách Thực dân».

« … Đại Việt Quốc Dân Đảng được thành lập bởi Đảng trưởng Trương Tử Anh cùng với sáu đồng chí trong không khí thời bấy giờ, với một chủ thuyết vững mạnh dựa trên tinh thần dân tộc để chống thực dân Pháp đang đô hộ chúng ta đã từ gần 80 năm», giọng đồng chí Vân Kha trầm lại vì cảm xúc, đồng chí Thanh Tuyền vội ghi những tên các vị «đồng sáng lập và công thần của Đảng», đặc biệt là biệt danh của Anh Tư Hoàn là Tư Bụng ; Đảng trưởng dĩ nhiên là Anh Cả rồi. Còn các thứ tự Hai, Ba, Năm, Sáu, … đ/c Vân Kha không nhớ. Và cũng không cắt nghĩa tại sao có hai Cả, Cả Phương là Đảng trưởng và chị Cả Tề ? Tại sao Tề ? Cả, vì là chị cả của gia đình Đặng Vũ? Nhưng sao lại là Tề?  Tề là tề gia, lo hậu phương? Tiến lóng? Cũng như về sau trong Nam, thường dùng từ «Tê Đơ» để nói Tuyên Thệ vào Đảng. Nhiều gia đình khác cũng có những nhơn vật Chị Cả Tề…Đây là một câu hỏi mong quý bạn nào cao kiến giải đáp dùm, muôn vàn cảm tạ.

2- Đại Việt Quốc Dân Đảng  và Dân Tộc Sanh Tồn:

Cũng nên nhắc lại bối cảnh lịch sử thế giới trước Thế chiến 2, lúc bấy giờ,  phân nửa  thế giới đang bị trị bởi các đế quốc thực dân, bởi các chế độ thực dân như Anh, Pháp, Hòa lan, Tây ba Nha, Bồ đào Nha…lại còn có  những quốc gia đang bị các Liên minh Âu châu quản trị như Cameroun, Liban, Lybie…Các quốc gia như Đức, Nhựt, Ý vì thiếu đất để phát triển kinh tế, vì thiếu thuộc địa để nuôi «mẫu quốc» nên dựa trên những lý thuyết dân tộc để vận động tinh thần yêu nước của quần chúng mình để phát triển.

Đức với thuyết Quốc Xã củng cố vai trò chủng tộc Aryen «da trắng, tóc vàng, mắt xanh»; Ý, với thuyết Fascisme, chia xã hội thành những «chùm, nhóm »(faisceau) để đồng hóa xã hôi thành một khối; Nhựt Bổn với «thánh thuyết: Thái dương Thần nữ và Nhựt hoàng hiển thánh» đã vận động quân ngũ hóa toàn thể nhơn dân mình để bành trướng tìm «đất sống và không gian sanh tồn» và với Chủ Thuyết Đại Đông Á, mộng ước tạo một Khối Thịnh Vượng Chung Đông Nam Á để đối chọi và cạnh tranh với Đế quốc Pháp và Anh…

Trung Hoa và Việt Nam là hai quốc gia có tinh thần dân tộc rất mạnh.

Trung Hoa đang bị ngoại xâm trầm trọng, các đế quốc ngoại quốc cả Âu lẫn Á đang dày xéo, chia xẻ tài nguyên Trung Hoa, chánh quyền không có, cả nước Trung Hoa do bà Từ Hy độc ác vô tài cầm đầu, toàn đất Hoa do các lãnh chúa tham nhũng vô đạo đức bóc lột. Không ai đoái hoài đến người dân cả, và vì thế Quốc Dân Đảng ra đời do Tôn Trung Sơn hay Tôn Dật Tiên sáng lập với chủ nghĩa Tam Dân. Tôn Dật Tiên cướp chánh quyền Từ Hy của Nhà Đại Thanh và thành lập Công Hòa Trung Hoa Dân quốc năm 1911.

Việt Nam lức bấy giờ, để tìm con đường cứu quốc giải phóng quốc gia giành độc lập, nhìn vào Nhựt Bổn và Trung Hoa Cách mạng là hai gương sáng. Từ phong trào Đông du, đến con đường tỵ nạn qua Trung Hoa đều là do các thanh niên yêu nước thoát ly gia đình đi tìm con đường cứu quốc. Một con đường cách mạng thứ ba nữa ra đời, trễ hơn, là con đường những nhà yêu nước phần đông gốc miền Nam, du học Pháp, đem tư tưởng Cách mạng Pháp 1789 trở về Việt Nam làm Cách mạng đòi Độc lập, đấu tranh dân chủ lập công khai ngay tại Miền Nam thuộc địa, Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Nguyễn Thế Truyền, … điển hình, thí dụ cụ thể là  Đảng Lập Hiến Đông Dương (Parti Constitutionaliste Indochinois) là một chính đảng hoạt động ở Nam Kỳ từ năm 1923 đến khoảng thập niên 1930 thì chấm dứt. Đảng này do Bùi Quang Chiêu, một kỹ sư canh nông, có quốc tịch Pháp, cũng là hội trưởng Hội Trí Tri và chủ bút tờ báo La Tribune Indochinoise thành lập.

Trong không khí ấy, …

Đại Việt Quốc Dân Đảng ra đời với chủ thuyết Dân Tộc Sanh Tồn.

Bảy mươi năm đã qua, Đại Việt Quốc Dân Đảng và các đảng viên Đại Việt luôn luôn có mặt và đứng cạnh nhơn dân Việt Nam trong đấu tranh dành Độc lập, trong đấu tranh chống Độc tài, trong đấu tranh chống Cộng sản.  Từ những chiến khu Kép, Lạc Triệu,  An Điền, An Thành, Bình Xuyên, … vang danh thời kháng Pháp, đến chiến khu Ba Lòng nỗi tiếng thời chống độc tài.  Đại Việt Quốc Dân Đảng trong suốt thời gian xây dựng chế độ Đệ nhị Cộng hòa  dân chủ, mặc dù Cơ chế Đảng  có phân hóa,  nhưng các đảng viên với «chủ thuyết dân tộc sanh tồn» vẫn một lòng, một cách đồng bộ, phục vụ đất nước và chế độ Cộng hòa.

Phân Hóa do Biến Cải,

Phân Hóa để Sanh Tồn,

Phân Hóa để  Phù Hợp với Môi Trường,

Phân Hóa để Đại Chúng Hóa

Các cựu đảng viên ngày nay tỵ nạn Cộng sản, trong một không khí yên lành, dân chủ, tự do ở xứ người, thường hay than thở và hối tiếc than trách cái phân hóa của Đại Việt Quốc Dân Đảng sau 1964. Thường tiếc rằng khi đấu tranh, hoạn nạn Tây rượt, Việt Minh ám sát, độc tài Cần lao đàn áp, Đảng vẫn là một, tuy đã là ba bộ phận, ba miền đất nước, sanh hoạt ba địa phương khác nhau.  (Nhưng đừng quên rằng: Đảng đã tổ chức thành Ba Xứ Bộ hoàn toàn độc lập và tự túc. Nhờ vậy, dù Đảng Trưởng đã thất tung và bị địch sát hại, dù Xứ Trưởng Xứ Bộ Trung  bị Cộng sản giết, Đảng vẫn tồn tại và phát triển). Anh em than trách, tại sao,  sau khi cơn hoạn nạn qua rồi, khi cần phải ra mắt công khai phục vụ chế độ Đệ nhị Cộng hòa, năm 1964, Đảng lại bể làm ba mãnh?

  • Một bộ phận thủ cựu, Đại Việt Quốc Dân Đảng, quyết tâm bám gốc, giữ cơ chế Lãnh tụ chế, chỉ muốn bí mật hoạt động, chỉ mơ sao được cầm quyền, Đảng có đảng viên, có cán bộ cao cấp, đầy tài năng, chức vụ, bằng cấp, được tuyển chọn trong giới trí thức và Đảng chấp nhận cho đảng viên tham chánh, tham gia chánh trị, nhưng không để Đảng lộ ra, Đảng phải và chỉ là Đảng Cán Bộ.
  • Hai mãnh còn lại, biến cải, thành lập hai Đảng khác nhau, hùng cứ mỗi Đảng một vùng. Tân Đại Việt ở miền Nam,  Đại Việt Cách mạng ở miền Trung, công khai hoạt động, tham gia chánh trị dưới hình thức Đảng chánh trị. Hai chị em mỗi người một vẽ muời phân vẹn mười. Cơ cấu lãnh đạo, cơ cấu tổ chức tuy khác biệt nhau, miền Trung với Đại Việt Cách mạng Đảng vẫn theo lãnh tụ chế, và miền Nam với Tân Đại Việt xây dựng và sanh hoạt hoàn toàn Dân chủ, nhưng các đảng viên khi đấu tranh làm việc, tinh thần trách nhiệm rất nhiều điểm giống nhau: ấy cũng nhờ chủ thuyết «dân tộc sanh tồn». Hai Đảng Tân Đại Việt và Đại Việt Cách mạng Đảng đều có giấc mơ-không toại là biến Đảng thành những Đảng quần chúng tham gia sanh hoạt chánh trị hiến định và pháp định, tham gia chánh quyền hay đối lập hiến định.

Khác với những chủ thuyết chánh trị hay cách mạng khác, chủ thuyết Dân Tộc Sanh Tồn ngay từ đầu đã rất cởi mở rồi,  cởi mở ở cái chương nói về thuyết,

3- Biến Cải:

Ngay từ lúc đầu vào thời điểm năm 1939, Đảng trưởng đã nói đến «thuyết biến cải». Chấp nhận một chủ thuyết có thể biến cải, và về sau đã được Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy luận rộng thành một sức mạnh, biến cải theo phát triển, để phát triển và sanh tồn. Như vậy Chủ thuyết luôn luôn được cập nhựt phù hợp với tiến trình khoa học, với môi trường hay quy trình thay đổi xã hôi.

Đảng trưởng đã có một tầm nhìn xa, Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy  lại luận bàn mở rộng thêm thành một một viễn kiến rộng. Dân Tộc Sanh Tồn  là một chủ thuyết mở, luôn luôn phù hợp, cập nhựt  với mọi tình huống phát triển của xã hội Việt Nam trong bất cứ thời đại nào, và đặc biệt với Toàn cầu Hóa, với Ngày Nay.  

Dân Tộc Sanh Tồn Mở với Thế giới Mở,

Với Toàn Cầu Hóa:  

Mở: mở cửa, mở duy quan, mở tâm thức, mở tư tưởng, dám đặt lại vấn đề. Đó làm cách mạng thường trực. Nhựt nhựt tân, hựu nhựt tân.

Mở tư tưởng chưa đủ, phải mở bàn tay, mở con tim. Tiếp nhận bạn mới, chấp nhập đối thoại, chấp nhận đối lập, bàn cải. Tuy là phân hóa, lúc còn trong nước, dưới thời Đệ nhị Cộng hòa, hai Đảng Đại Việt đều có mặt tham gia chánh quyền quốc gia. Chúng ta không cầm quyền nhưng chúng ta cũng đã tham gia chánh quyền, đảng viên ta có người dân biểu, đảng viên ta có người nghị sĩ, đảng viên ta tham chánh, người Bộ trưởng, kẻ Tổng trưởng,…. nói tóm lại từ thời Quốc gia Việt Nam vừa Độc lập, vừa lập chế độ Tự Do đến thời Cộng hòa … đến ngày tan hàng  «Đảng Đại Việt ta có mặt tham gia cầm quyền». Đảng viên ta tham chánh trong mọi cơ cấu của bộ máy cầm quyền miền Nam tự do trong suốt cả 20 năm, kể cả thời gian Đệ nhứt Cộng hòa của Tổng Thống Ngô đình Diệm. Thời gian ấy tuy bộ phận chánh trị và cách mạng có bị đàn áp, nhưng bộ phận quân ủy vẫn tồn tại, nhờ  rút vào bí mật.

Thế nhưng trong suốt thời gian thành công ấy, chủ nghĩa Dân Tộc Sanh Tồn có được phát huy đúng không?

Đảng Đại Việt còn vững vàn đến ngày nay cũng nhờ chủ thuyết Dân Tộc Sanh Tồn. Nhưng thật sự chánh là «đảng viên Đại Việt sanh tồn»!

Vì lúc bấy giờ cuộc chiến Quốc - Cộng bắt buộc chúng ta phải lựa chọn. Từ chống Pháp một cách tích cực (chiến khu kháng Pháp đầu tiên ở Nam Việt khi Pháp trở lại là chiến khu An Điền), đến khi chúng ta biết nhận rõ địch thủ là cộng sản, chúng ta chuyển hướng cởi mở đi tìm Hoàng đế Bảo Đại và chế độ Quốc gia, tạm thời hợp tác với Pháp chống cộng. Chủ nghĩa Dân Tộc Sanh Tồn lúc sơ khởi phải tổ chức bí mật toàn bộ và dùng quyền uy và lãnh tụ chế lãnh đạo. Nhưng,  bây giờ phải biết biến cải tổ chức mở, từ độc đoán quyền uy biến thành Dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhơn phụ trách.

Ngày nay chúng ta phải mở nữa. Mở để sanh tồn. Chúng ta sanh hoạt mở, phải tìm bạn. Con đường đấu tranh ở hải ngoại hướng về đất nước muôn mầu muôn sắc. Chúng ta không thể tìm sự đồng thuận hoàn toàn, chúng ta chỉ tìm một mẫu số chung nhỏ thôi.

Việt Cộng ngày nay tạo một cơ hội rất lớn để chúng ta lật đổ nó.

Nhưng làm thế nào?

Hãy đồng thuận trong cái ý chí là lật đổ chế độ cộng sản trước đã.

Thế nào, phương pháp, ngòi nổ nào, nhơn tố nào? Có thể khác nhau, mỗi người đấm một cái, đá một cái, cũng xong. Có bạn muốn chỉ Phải có đảng làm thôi, Do đảng! Vì đảng! Và Bởi đảng! Đảng! Đảng!  Và Chỉ có đảng! …. 

Muốn lắm chớ ! Nhưng đảng là những con người, đảng viên là quan trọng, vậy thì trước hết, đảng viên hãy hợp tác với người ta đi. Đảng viên đắc lực, góp sức góp tài, năng nổ góp sức với người, thì khi người ta nói đến đảng viên là người ta nói đến Đảng. Mở là các đảng viên phải chia nhau công tác với các sanh hoạt cộng đồng.

Cộng tác không phải chỉ tham dự cho có mặt đâu, phải tham dự thật sự. Chúng ta, mỗi Đảng Viên, phải tham dự với cái tinh thần Đại Việt, với cái Đạo đức Đại Việt, nói tóm lại với tất cả Con Người Đại Việt  ở mỗi chúng ta. Con người Đại Việt, với Dân Tộc Sanh Tồn phải «đoàn Kết Sanh tồn» với các phần tử yêu nước khác của cộng đồng Việt Nam, bảo vệ Không gian Sanh tồn dân tộc Việt Nam, ở Hải ngoại hay ở Quốc nội để mãi mãi giữ cái tinh túy, cái gốc, văn hóa, chữ viết, và cái giang sơn, toàn vẹn lãnh thổ, toàn vẹn văn hóa, toàn vẹn linh hồn Dân tộc Việt!

Mở để sanh tồn: phải, chủ thuyết Dân Tộc Sanh Tồn nói đến nguyên lý Sanh Tồn. Nói đến nguyên lý Sanh Tồn là nói đến Không Gian Sanh Tồn.

Đại Việt Quốc Dân Đảng ra đời từ ngoài Bắc, lớn lên với các đồng chí trí thức.

Đảng lớn và mạnh nhờ ngọn gió và tinh thần Cứu quốc và Cách mạng chống Pháp.

Sau nầy Đảng sanh tồn lớn mạnh nhờ tham gia chánh phủ.

Miền Bắc mất, Đảng di cư vào Nam tìm không gian sanh tồn mới, nhưng trong Nam, ở một địa phương mới Đảng phải biến, phải mở để sanh hoạt và phát triển trong một Không Gian Sanh Tồn hoàn toàn Nam Việt Nam, vì vậy phải Tân Đại Việt. Vì vậy phải  cần một Đại Việt Cách Mạng Đảng để sanh hoạt ở miền Trung Việt Nam.

Không gian sanh tồn mới ở Hải ngoại không thể để chúng ta làm việc như thời còn ở Việt Nam nữa. Thế giới tự do, không ràng buộc, không chức vụ, lương lộc, chỗ ở, không chế tài, không phần thưởng các đảng viên chỉ còn tấm lòng thôi.

Có thực sự yêu tổ quốc không?

Có thực sự yêu Đại Việt không?

Động cơ nào?  

Động lực nào?

Tất cả đều tự nguyện. Cũng vì mỗi người ở một nơi, khác quốc gia, khác tập quán sanh hoạt nên tìm một sự đồng bộ khó lắm. Vì đồng bộ khó chúng ta phải mở. Vì đồng bộ khó nên chúng ta đi tìm sự ủng hộ bên ngoài nhiều hơn sự ủng hộ trong nhà. Và để kết luận, đi tim đồng thuận trong nhà, chưa đủ, phải đi tìm

Kết Sanh:

«Anh sao lo chuyện ở ngoài không vậy, không lo chuyện trong nhà!» là một câu khiển trách rất thường dùng. Trong nhà chúng ta chung nhau lo, bên ngoài chúng ta phải lo dùm người ta, để tìm sự ủng hộ và đồng thuận. Các đảng viên phải biết gánh vát nặng hơn. Vì vậy cần chất phẩm. Phần trên đã nói đến cái quan trọng của người dân đối với đất nước thế nào, thi đảng viên đối với đảng cũng như vậy.

Chính đảng viên làm cho Đảng lớn chớ không phải Đảng làm cho đảng viên lớn.

Và Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy cũng đã từng nói:"Tổ chức chỉ là phương tiện để mình tranh đấu".

Một Đảng có thể đông hơn, nhưng đảng viên ù lì, làm chánh trị chờ thời thi không ai nghe đến đảng ấy.

«Không Gian Sanh Tồn» là cái Mở của «Dân Tộc Sanh Tồn», và cái Mở của «Không Gian Sanh Tồn» là «Kết Sanh». Mỗi con người có một không gian sanh tồn. Một người nam, một người nữ chung nhau kết hai cái «không gian» mình lại để thành một gia đình, «Kết sanh» ấy là vợ chồng, là gia đình. Nhiều gia đình là xã hội, nhiều xã hội là cộng đồng, thành phố, làng xã,  đất nước.

Từ nay chúng ta hãy làm quen với: Dân Tộc Sanh Tồn, Không Gian Sanh Tồn  và - liên hay đoàn - « Kết Sanh» - tồn.

Và chúng ta áp dụng vào trong sanh hoạt hằng ngày của chúng ta.

  • Trong đời sống hằng ngày, nơi việc làm, nơi địa phương chúng ta cư ngụ, hội nhập với người địa phương với láng giềng, kết sanh sanh hoạt kinh tế.
  • Trong công đồng nơi chúng ta sanh sống, hội nhập sanh hoạt với những đoàn thể bạn, kết sanh sanh hoạt xã hội.
  • Trong đất nước chúng ta cư ngụ tham gia những hoạt động chánh trị như những bầu cử các nghị viên các dân biểu đại biểu, kết sanh sanh hoạt chánh trị.

Đảng lớn lên, có uy tín hay không là nhờ đảng viên. Đảng viên  có thực sự lớn mạnh, đầy tự tin, Đảng mới sẽ lớn mạnh và đầy tự tin.

Khi nào tất cả các đảng viên của tất cả các chánh đảng Việt Nam có đầy đủ tự tin, đầy đủ sự trưởng thành chánh trị, thì các đảng chánh trị Việt Nam mới có tầm vóc quốc gia để tham gia vào vận mệnh đất nước Việt Nam, tạo cho dân khôn, dân giàu, thì  nước Việt Nam chỉ có mạnh và phát triển thôi!

Thưa Quý Đồng chí,

Nhìn lại tựa đề của bài viết, chúng ta thấy được gì? 100 năm rồi cũng qua! 50 năm rồi cũng qua!

Rồi sao nữa?

Gia đình Đại Việt ngày hôm nay có còn «đồng tâm nhứt trí» như thời 1945 không?

Hay chỉ là những con nhạn lạc đàn lẽ bạn, mỗi người mỗi hướng, nói chuyện kết đoàn trong tâm khảm của một lãnh tụ bị vây hãm trong cái vô minh của chính mình?

Thiết nghĩ, thiết tha với Dân tộc, thiết tha với Đảng, thiết tha với Đồng chí…bắt buộc PHẢI mở lòng.

Chúc tất cả quý đồng chí sức khoẻ và ý chí bền vững để phục vụ Tổ quốc Việt Nam.

Việt Nam muôn năm!

Đại Việt muôn năm!

Phan Văn Song – Mai Thanh Truyết

Đại Việt

 

 

 


Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

_____________________________________________________

 "Every Generation needs a New Revolution". Thomas Jefferson-

 "A nation that destroys its soils destroys itself. Forests are the lungs of our land,

purifying the air and giving fresh strength to our people." Franklin D. Roosevelt 

 

 
 
 
 
//////////////////////////////////////////////////