Radio Đáp Lời Sông Núi
Chương trình Những vấn đề của chúng ta
Hiện trạng y tế Việt Nam 2
Hải Nguyên: Trong chương trình Những vấn đề của chúng ta, Ts MTT có nêu lên những con số thống kê về 10 bịnh gây nhiếu tử vong nhứt cho VN hiện tại như:
- Ung thư 25%
- Tai biến mạch máu não 20%
- Bịnh liên quan về tim mạch 6%
- Bịnh kiết lỵ 8%
- Bịnh nghẽn phổi mãn tính (chronic obstructive pulmonary disease) 4%
- Nhiễm trùng đường hô hấp 4%
- Bịnh sơ gan 3%
- Bịnh lao 2%
- Bịnh sốt rét 2%
- Tai nạn đường phố 2%
Do đâu các bịnh kể trên chiếm tỷ lệ quan trọng (không thể có trong một xã hội phát triển bình thường) cho nền y tế Việt Nam hiện nay, thưa Ông?
MTT: Thưa anh Hải Nguyên, chúng ta có thể phân biệt trong số 10 bịnh kể trên, tai nạn xe cộ đã kết thúc hơn 12 ngàn mạng sống và ½ triệu thương tật năm 2012. Con số nầy chỉ chiếm 2% tổng số, thì chúng ta hình dung được số lượng nạn nhân ở các bịnh khác như thế nào rồi. Trong số 3 bịnh có số tử vong nhiều nhứt là ung thư, tai biến mạch máu não, bịnh lien quan về tim mạch…có thể nói nguyên nhân là do phát triển không đồng bộ với việc bão vệ mội trường và nếu có dịp chúng ta sẽ khai triển trong những lần hội luận tới. Còn các bịnh gây tử vong còn lại hầu như khó hiện diện ở một nước đã phát triển, nhưng xảy ra trầm trọng ở VN. Đó chính là do một chính sách y tế ấu trỉ trong suy nghĩ, và nhứt là cơ chế của một chế độ trong đó người dân bị phân biệt đối xử như một loại công dân hạng hai, không cần thiết hưởng được sự chăm sóc của "nhà nước".
Hải Nguyên: Về tai nạn đường phố, và qua những con số thống kê năm 2012 như anh đã nói trên, hiện tại tình trạng nầy có thuyên giảm chút nào không thưa Ông? Cũng như xin ý kiến Ông về sự thay đổi tỷ lệ tử vong từ năm 2006 đến 2013 như thế nào?
MTT: Về tai nạn xe cộ đường phố, theo thống kê gần đây nhứt của Việt Nam ngày 20 tháng 8, 2013, trung bình hàng ngày có 17 người chết và 26 người bị thương, tương đương với 74,460 người chết hàng năm. Con số trên là một con số quá lớn so với tỷ lệ dân số và số lượng xe của Việt Nam. Đó là chưa kể đến 114.000 bị thương gây quá nhiều thiệt hại cho ngân sách quốc gia.
So sánh hai thống kê về 10 bịnh gây chết người nhiều nhứt ở Việt Nam giữa 2006 và 2013 cho thấy:
- Các chứng bệnh liên quan trước khi sinh sản chiếm 14% năm 2006 đã không còn nằm trong thống kê năm 2013. Điều này có nghĩa là y tế Việt Nam đã tiến bộ hơn và đã giải quyết được những vấn đề phòng bịnh trong thời gian mang thai như giáo dục người mẹ, chế độ dinh dưỡng trong thời gian này vv…
- Các bịnh về khí quản 14% (2006) và 8% (2013) cũng cho thấy được mức lưu tâm của người dân trong vấn đề này.
- Tuy nhiên, các bịnh liên quan đến tim mạch và máu 13% (2006) và 26% (2013) cho thấy tình trạng trên ngày càng trầm trọng do áp lực của xã hội đè nặng lên người dân trong việc mưu sinh.
- Tệ hại nhứt là bịnh sơ gan, lao, kiết lỵ, sốt rét vẫn giữ tỷ lệ cao; đặc biệt là bịnh ung thư đứng đầu bảng năm 2013 với tỷ lệ 20%.
Chúng ta nghĩ gì với những con số trên?
Trước hết rõ ràng là nền y tế công cộng Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Các bịnh như lao, kiết lỵ, sốt rét đáng lý ra không còn tồn tại trong thế kỷ 21 này ở các quốc gia phát triển và bịnh ung thư xuất hiện đột biến, tăng nhanh trong vòng thời gian kỷ lục (6 năm). Nhiều nơi cả làng bị ung thư trầm trọng. Điều này nói lên tình trạng phát triển của Việt Nam không ứng hợp với việc bảo vệ môi trường. Nguồn nước, nguồn đất và không khí bị ô nhiễm trầm trọng, nhứt là những nơi có công nghiệp sản xuất hóa chất ở những thành phố lớn.
Còn về bịnh ung thư, mỗi năm, số bệnh nhân mới mắc ung thư ở Việt Nam là 150.000 người, trong đó có 75.000 người tử vong (số liệu 4-2013), con số này có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo.
Nguyên nhân chánh là do các loại hóa chất độc hại có trong thức ăn hàng ngày, theo báo cáo của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư Việt Nam. VN đứng hàng đầu trên thế giới về căn bịnh ung thư nầy.
Theo kết quả khảo sát năm 2011, tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày tại Việt Nam cao gấp 5 lần so với Lào, Philipines, Thái Lan và các nước trong khu vực.
Cũng trong cùng báo cáo trên, trong cả nước, Hà Nội và TP.HCM có tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vú cao nhất với tỷ lệ 30/100.000 người tại Hà Nội và 20/100.000 người tại TP.HCM (năm 2010).
Ung thư vú hiện đang trở thành loại bệnh thường gặp nhất ở nữ giới và được dự báo có xu hướng tiếp tục tăng. Lý do là mỗi ngày họ phải sử dụng những chiếc áo ngực Trung Quốc có chứa đủ thứ hóa chất gây bệnh mà không hề hay biết.
Hiện tại, cả nước có từ 240.000 – 250.000 người mắc bệnh ung thư. Trong đó, chủ yếu là ung thư phổi, dạ dày, đại tràng, ung thư gan, ung thư vú và cổ tử cung (đối với nữ).
Mỗi năm, số bệnh nhân mới mắc ung thư là 150.000 người, trong đó có 75.000 người tử vong. Theo dự báo, con số này có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo.
Nguyên nhân gây bệnh thì có nhiều, song nguyên nhân chánh yếu là do nguồn nước ô nhiễm và nguồn thực phẩm có chứa chất bảo quản độc hại.
Hàng ngày, người dân phải ăn những loại thực phẩm bị tẩm độc bởi những loại hóa chất độc hại từ Trung Quốc. Chỉ tính trong năm 2012 đã có hàng ngàn vụ việc liên quan đến thực phẩm bẩn có nguồn gốc từ Trung Cộng hoặc trong nước bị phát hiện và bắt giữ. Trong đó, hầu hết đều có chứa các chất bảo quản gây nguy cơ mắc bệnh ung thư cho người tiêu dùng: táo, khoai tây, lê…
Người tiêu dùng tẩy chay hàng Trung Quốc và lựa chọn thực phẩm trong nước nhưng cũng chẳng được an toàn hơn khi hàng loạt các thực phẩm, hoa quả trong nước được tẩm ướp và chế biến, bảo quản bằng hóa chất như giá đỗ, chuối, đu đủ, cà chua, mít…
Ngay cả những thứ quà vặt cho trẻ em như bim bim, bánh kẹo hay những thứ đồ chơi cho trẻ như thú nhún, cây thông Noel cũng trở nên nguy hiểm đổi với con người bởi bên trong đó là những loại hóa chất trở thành tác nhân gây ra bệnh ung thư.
Chính vậy, tỷ lệ mắc ung thư ở trẻ em của Việt Nam vào loại cao nhất thế giới trong những năm qua và sẽ tiếp tục tăng.
Hải Nguyên: Như vậy, chúng ta nghĩ gì với những con số trên, thưa Ông Truyết?
MTT: Trước hết, tôi xin nói ngay, rõ ràng là nền y tế công cộng Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Các bịnh như lao, kiết lỵ, sốt rét đáng lý ra không còn tồn tại trong thế kỷ 21 này ở các quốc gia phát triển và bịnh ung thư xuất hiện đột biến, tăng nhanh trong vòng thời gian kỷ lục chỉ trong vòng 6 năm. Nhiều nơi cả làng bị ung thư trầm trọng. Điều này nói lên tình trạng phát triển của Việt Nam không ứng hợp với việc bảo vệ môi trường. Nguồn nước, nguồn đất và không khí bị ô nhiễm trầm trọng, nhứt là những nơi có công nghiệp sản xuất hóa chất ở những thành phố lớn.
Hải Nguyên: Phải chăng đây là một thực trạng đau lòng của nền y tế Việt Nam hiện đang xảy ra từ Bắc chí Nam, đặc biệt ở các vùng nông thôn và miền cao nguyên không được nhà cầm quyền chú ý đến. Ông nghĩ sao về vấn đề nầy?
MTT: Có thể nói, ba yếu tố căn bản để phục hoạt một Việt Nam tương lai là Giáo dục, Y tế, và Môi trường. Hiện tại chính ba yếu tố trên dưới chế độ xã hội chủ nghĩa hoàn toàn bị băng hoại. Chính sách giáo dục hoàn toàn phá sản, môi trường và hệ sinh thái đang đi dần đến mức báo động "đen", và hình ảnh nền y tế cũng chẳng khác gì hai yếu tố kể trên.
Sau đây là một số điển hình nói lên thảm nạn y tế do chính cơ chế xã hội chủ nghĩa để lại, kết quả tất nhiên sau hơn 39 năm cai trị toàn đất nước. Có thể nói, có 5 yếu tố liệt kê sau đây thể hiện hoàn toàn tình trạng hiện tại ở VN. Đó là: 1- Hàng ngũ cán bộ vô trách nhiệm, 2 - Tình trạng quá tải của những bịnh viện, 3 - Hiệu ứng "phong bì", 4 - Tình trạng thuốc men đắc đỏ, và 5 - Bảo hiểm y tế cho ngươi dân. Đó là năm nguyên nhân căn bản hủy hoại cả một hệ thống y tế quốc gia, một phúc lợi cần thiết nhứt cho người dân của một nước.
Hải Nguyên: Cám ơn những chia sẻ và phân tích của anh về tình trạng y tế VN hiện tại. Trong Chương trình Những vấn đề của chúng ta phát thanh lần tới xin anh phân tich tường tận hơn về 5 yếu tố chánh, nguyên nhân của sự băng hoại trong y tế VN. Cám ơn và xin hẹn với anh lần phát thanh tới.