Về Một Nền Y Tế Việt Nam Tương Lai

 

Vào năm 1945, Việt Nam có 47 bịnh viện với tổng cộng 3.000 giường bịnh và chỉ có một bác sĩ cho 180.000 dân. Tuổi thọ người dân kéo dài trung bình 34 tuổi. Số bịnh viện tăng lên đến 713 năm 1979 với 205.700 giường và có một bác sĩ cho 1.000 dân. Tuổi thọ người dân cũng tăng lên 63 tuổi. Và hiện này, 2013, tuổi thọ của đàn ông Việt là 72, và đàn bà là 76 tuổi.

Vào giữa thập niên 1980, có tất cả sáu trường Y khoa và Dược khoa, và khoảng 40 trường cán sự y tế toàn quốc.

Sưu tầm trên mạng toàn cầu, số bịnh viện công được tính đến 12/2010 là: Hà Nội có 20 bịnh viện; Hải Phòng, 2; Quảng Ninh, 2; hái Nguyên, 5; Huế Dà Nẵng, 4; Sài Gòn, 11. Đối với các tỉnh thành khác, bịnh viện tỉnh chưa đủ tiêu chuẩn để được xem là một bịnh viện đúng nghĩa cho nên không tính vào trong con số trên. Ngoài ra, con số bịnh viện tư do tư nhân hay các tập đoàn ngoại quốc cũng chiếm một tầm quan trọng không kém. Tuy nhiên, số bịnh viên tư chỉ nằm phục vụ cho một thiểu số người giàu mà thôi, ước tình chưa đầy 5% bịnh nhân nhập viện. Theo ước tính, năm 2012, khoảng 40.000 người Việt trong nước (dĩ nhiên là người giàu và cán bộ) đi ra ngoại quốc chữa bịnh tiêu tốn 2 tỷ Mỹ kim!

Về Y tế công cộng chỉ bắt đầu phát triển trong những năm gần đây, mặc dù khái niệm về vấn đề nầy đã được khơi dậy vào năm 2002 qua Hội Y tế Cộng cộng Việt Nam (Viet Nam Public Health Association-VPHA) thành lập ngày 6/6/2002. Mục tiêu của Hội là phối hợp, giúp đỡ, cùng nghiên cứu chính sách y tế công cộng, cùng khai triển ý thức cộng đồng trong vấn đề nầy.

Trường Y tế Công cộng ở Việt Nam cũng vừa được thành lập vào năm 2010. Chương trình Sức khỏe Thần kinh và Yểm trợ Tâm lý xã hội (Mental Health & Psychosocial Support) do Cơ quan phi chính phủ quốc tế (INGO) yểm trợ đã được thiết lập tại Hà Nội ngày 16/6/2013. Thêm nữa, khoa Y tế Công cộng đã được nâng lên cấp Cao học (master) vào ngày 4/2/2013 tại 7 Đại học ở Việt Nam như Trường Y tế Công cộng Hà Nội v.v…

1.  Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng vấn nạn về y tế cộng đồng ở Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn phôi thai vì nhiều lẽ:

2.  Ý thức người dân chưa cao,

3.  Giới hạn của nhà nước trong vấn đề nhân sự y tế và ngân sách,

Đặc biệt hơn cả là nhà nước chưa đặt tầm quan trọng trong việc bảo vệ và phòng ngừa sức khỏe cho người dân.

Bài viết nầy nhằm mục đích gợi ý một số việc cần làm để có một chính sách y tế thích hợp, đáp ứng được phần nào nguyện vọng của người con Việt trong tương lai một khi Việt Nam có được một chánh quyền biết lo cho dân và vì dân.

Giáo dục

Có thể nói, trong bất cứ lãnh vực nào nhằm phát triển quốc gia, giáo dục là một yếu tố hàng đầu cần lưu ý. Nâng cao ý thức y tế cộng đồng cần phải lồng khung vào chương trình giáo dục. Muốn vậy, trường học cần phải hiện diện khắp nơi. Tùy theo điều kiện dân số và điều kiện phát triển cùng tài nguyên từng vùng, các trường tiểu học, trung học đệ nhứt cấp, đệ nhị cấp, trường kỹ thuật, thậm chí trường đại học cần được mở rộng. Đặc biệt ở những vùng xa, việc chiếu cố xây dựng trường ốc cần phải lưu tâm hơn nữa để nâng cao dân trí trẻ em và người dân. Cần khơi dậy khẩu hiệu "Một trường cho mỗi làng".

https://encrypted-tbn2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcS5Iq0SrIEksR5upwzE7QndgPMXrdqg5T3CxHeBJYlMDu9n51p7NwĐối với những vùng sâu và xa, vùng cao nguyên với người thiểu số, việc xây dựng trường tiểu học và trung học đệ nhứt cấp cũng là một nhu cầu thiết yếu vì làm như thế ngoài việc tạo điều kiện cho người dân ở những vùng nầy được nâng cao dân trí mà còn ý thức được vấn đề an toàn vệ sinh cùng tạo dựng một môi trường thông cảm và thông hiểu nhau vì cùng nói cùng một ngôn ngữ. Việc làm nầy tiện lợi đôi đường.

Địa điểm cùng chuyên khoa trong việc xây dựng trường ốc cần phải được đặt để đúng theo nhu cầu của dân chúng trong vùng. Không thể xây dựng trường kỹ thuật nuôi cá ở vùng chuyên trồng mía như ở Quảng Ngãi. Cũng như không xây trường dạy kỹ thuật trồng mía và làm đường ở Hậu Giang như đề án cùa Ts Nguyễn Trân, Ủy ban Phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long với dự án xây dựng nhà máy làm đường từ miá với công xuất 500.000 tấn đường/năm năm 2010. Dĩ nhiên, dựán chỉ là một dự án treo, bỏ dở nửa chừng!

Có trường học khắp nơi, dân trí mới được nâng cao, từ đó ý thức về y tế công cộng sẽ tăng trưởng theo thời gian và việc giải quyết những chứng bịnh truyền nhiễm như sốt rét, lao, kiết lỵ, thương hàn v.v… sẽ dễ dàng hơn. Người dân sẽ ý thức được việc phòng bịnh hơn chữa bịnh, và sự an toàn vệ sinh thường thức cần được lưu tâm hơn trong chương trình giáo dục học đường.

http://www.vnhelp.org/wp-content/uploads/2012/09/education_banner.png

1-    Hệ thống vệ sinh công cộng và trường ốc

Vấn đề nước sạch là một vấn đề thiết yếu của mọi quốc gia trên thế giới. Theo Ngân hàng Thế giới, 90% dân số Việt Nam có khả năng tiếp cận với nguồn nước nhưng 25% người dân đang sống trong những vùng nước đã bị ô nhiễm trầm trọng. Nguyên do là nguồn nước đã bị ô nhiễm hóa chất do kỹ nghệ và rác thải gia cư cùng kỹ nghệ. Cũng chính nguồn nước bị ô nhiễm kéo theo các bịnh truyền nhiễm như sốt rét, bịnh nhiễm trùng đường ruột và kiết lỵ cũng như ảnh hưởng lên dây chuyền thức ăn qua thực phẩm và là một sức trì chánh cho việc phát triển kinh tế quốc gia.

Theo ước tình của LHQ, vào năm 2010, chỉ 18% nhà ở nông thôn, 12% trường học nông thôn, và 37% trạm y tế trên toàn quốc có nhà vệ sinh tương đối theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh.

Vì vậy, tạo nên nguồn nước sạch trong các đường ống dẫn hay trong các giếng, người dân có lợi tức hạn chế sẽ có cơ hội tiếp cận với nguồn nước sạch. Đặc biệt hơn nữa, phần lớn các trường học ở các địa phương nhỏ hầu như không cung cấp nguồn nước sạch cho các em giải khát, ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em.

http://www.vnhelp.org/wp-content/uploads/2012/10/DirtyWater1.jpgCản ngại thứ hai là hệ thống vệ sinh trong trường học. Rất nhiều trường không có hệ thống nầy, thậm chí nhiều trường ốc mới cất trong vài nằm trở lại đây cũng không xây được. Cũng có rất nhiều trường tuy có hệ thống cầu tiêu tiểu nhưng lại không hệ thống dội rửa cho nên nơi nầy biến thành trung tâm của bao nhiêu mầm bịnh. Có nhiều lý do lý giải cho sự kiện trên, nhưng lý do quan trọng nhứt là do sự móc ngoặc hay việc rút ruột dự án…Nhiều trẻ em sau khi đi học về bị bón và bị căn bọng đái (urine retention) vì phải nín tiểu tiện trong thời gian nhiều giờ ở lớp học.

Do đó, việc thiết lập các hệ thống vệ sinh và hệ thống nước uống ở những nơi công cộng và trong trường học là một biện pháp hữu hiệu trong việc phòng chống bịnh tật và bảo vệ sức khỏe cho con em chúng ta. Và đây cũng là một vấn đề ưu tiên cần được giải quyết một khi đất nước có được tự do.

3. Xây dựng các trạm y tế ở xã, quận, tỉnh

Theo báo cáo của nhà cầm quyền hiện tại, kể từ năm 2008, 99% xã ở Việt Nam đều có cơ sở chăm sóc sức khỏe sơ khởi (primary health care facilities). Mỗi cơ sở cung cấp dịch vụ chích ngừa miễn phí cho trẻ em, chữa trị và cung cấp thuốc cho các chứng bịnh thông thường và bịnh tiêu chảy cùng nhiễm trùng đường hô hấp v.v…Cơ sở cũng phụ trách việc giáo dục về vệ sinh thường thức, về chăm sóc trẻ em.

Đó là trên căn bản báo cáo và giấy tờ chính thức.

Nhưng trên thực tế thì sao?

Qua bài viết "Tình trạng Y tế Việt Nam" của cùng tác giả, người đọc đã rõ năm với năm là mười là dưới ánh mặt trời xã hội chủ nghĩa, không có dịch vụ nào là "miễn phí" được cung cấp do "nhà nước" cả. Từ đứa trẻ đi học mẫu giáo, chưa được ngồi chính thức vào lớp học, phụ huynh đã phải trả hằng bao nhiêu lệ phí, chưa kể lệ phí "phong bì" cho cán bộ và thầy cô nữa. Và một khi đã vào trường lớp cũng như đã nhập viện rồi thì biết bao lệ phí chính thức và không chính thức khác làm điên đầu các bậc làm cha mẹ và thân nhân người bịnh. Do đó, tình trạng bỏ học nửa chừng cũng như nhắm mắt chờ chết vì không kham nỗi các chi phí "ma quỹ" trên là chuyện "thường ngày ở huyện" ở Việt Nam ngày nay.

Điều nầy nói lên thêm một lần nữa là xã hội Việt Nam hiện tại vẫn còn cần rất nhiều khối óc và bàn tay đóng góp cho việc xây dựng các trạm y tế căn bản cho tương lai.   

Xây dựng một nền móng ban đầu để cho người dân chất phác miền quê, miền cao nguyên, những vùng còn cách xa các đô thị còn vững tin rằng những người điều hành quốc gia còn lưu tâm đến những phúc lợi căn bản và thiết thực cho những người cùng khổ của đất nước. Nông dân và công nhân trong quá khứ là hai lực lượng "xung kích" có công đầu cho cuộc "giải phóng" quê hương, và trong hiện tại, cũng có công đầu mang lại ngoại tệ nặng cho quốc gia. Nhưng hiện tại, chính họ lại là hai tầng lớp công dân đông nhứt nước, ước https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQw_syj6skKUbzcJtG8US3zoKdz9g3qafnQmaE9ElPxPpYVn4_DrAtính độ 80% phải chịu thiệt thòi nhiều nhứt và đang sống trong tình trạng nghèo đói so với nếp sống sa đọa của đại thiểu số cầm quyền, có thể tiêu tốn hàng ngàn Mỹ kim trong một đêm…

Tóm lại, môt trạm xá trong tương lại và nhứt là trong giai đoạn kiến thiết ban đầu không đòi hỏi một cơ ngơi đồ sộ. Nhưng có thể chỉ là một gian nhà nhỏ độ 4x6 mét, trong đó chứa một kệ thuốc, một tủ lạnh một giường để khám bịnh và một hệ thống nước lạnh và nóng. Người phụ trách có trình độ một điều dưỡng viên là đủ. Về thuốc, ngoài những loại thuốc thông thường thuốc nóng sốt, thuốc cầm tiêu chảy, cầm máu và một số trụ sinh trị bịnh đường ruột, thuốc ho, thuốc cảm cùng dụng cụ băng bó vết thương thông thường. Thiết nghĩ, địa phương nào cũng có khả năng đóng góp của người dân do dịch vụ chung nầy.

4. Bịnh viện chuyên khoa, Nhà bảo sanh

Ở Việt Nam co hai hệ thống bịnh viện, bịnh viện công do nhà nước quản lý và tư do cá nhân hay tổ hợp điều hành. Hệ thống bịnh viện tư tăng nhanh kể từ năm 1989, khi chính sách đổi mới y tế ra đời. Đa số, bịnh viện tư lúc ban đầu phụ trách việc chữa trị cho bịnh nhân trong ngày, việc năm bịnh viện rất ít xảy ra. Tuy nhiên trong những năm gần đây, vì một số bịnh viện công bị quá tải, người giàu có có khuynh hướng nhập viện do tư nhân làm chủ vì điều kiện tương đương với các cơ sở ngoại quốc.

Lý do người viết nêu ra đề mục trên đây là vì tử xuất của:

1-    Trẻ em dưới năm tuổi quá cao (15 trên 1000 em),

2-    Bịnh liên quan đến máu,

3-    Tai nạn đường phố,

4-    Bịnh đường phổi, 

5-    Các bịnh truyền nhiễm.

Các bịnh trên đều chiếm hàng đầu trong tỷ lệ tử vong của toàn quốc.

Do đó, hướng tương lai cần thiết là có tối thiểu một bịnh viện đa khoa trên tất cả 64 tỉnh và các thành phố lớn, và bịnh viện nầy phải có tầm vóc và khả năng chữa trị đúng mức các bịnh trên.

Sở dĩ, cần có ở các tỉnh để thời gian di chuyển của bịnh nhân từ những quận xã xa thuận lợi hơn.  Hệ thống xe cấp cứu cũng cần luôn hiện diện nơi bịnh viện để chuyển vận bịnh nhân kịp lúc. Từ đó nguy cơ tử vong của bịnh nhân sẽ được sút giảm.

Hiện tại, các bịnh viện lớn, tối tân có tương đối đầy đủ dụng cụ và máy móc cùng bác sĩ chuyên môn, nhưng hầu hết đều tập trung ở các đô thị như Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng và Thái Nguyên. Chính sự phân bố không đồng đều nầy làm cho bộ mặt xã hội Việt Nam bị phân vùng nghèo-giàu rõ rệt. Và cũng chính sự không đồng đều nầy làm cho số tử vong tăng cao và thương tật càng nhiều vì việc chữa trị để quá trễ hoặc không được chiếu cố đến.

Số bác sĩ và cán bộ y tế chuyên môn đào tạo không tương xứng, và không theo tỷ lệ thích ứng với nhu cầu qua đà gia tăng dân số, lại thêm việc chạy theo lợi nhuận của những nhân sự kể trên làm cho cả hệ thống y tế công cộng vốn đã có quá nhiều sơ hở mà nay càng đi vào chỗ bế tắc, không giải quyết được.

https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSPpcgrKS0tRss2itRgrMNeWNYD1e44zGUHF8a4M5t9yXddAkAOugThử hỏi lương tâm người bác sĩ và tám lời thề Hippocrates có còn văng vẳng trong trong tim người y sĩ xã hội chủ nghĩa ngày hôm nay hay không?

5. Dược phẩm

Vấn đề nầy cũng là một vấn đề nhức nhối cho những người quản ý đất nước tương lai. Hiện tại, thuốc men ở Việt Nam đắt hơn 50 lần so với thuốc mua ở ngoại quốc (thuốc hiệu-brand name) và gấp 10 lần so với thuốc tương đương (generic). Chính điều nầy là nguyên nhân đầu tiên làm cho bịnh nhân phải…chờ chết vì gia đình không có khả năng mua thuốc để chữa trị.

Đây là một vấn nạn quốc gia, đo đó người quản lý đất nước cần phải kiểm soát và tạo mọi quyết định cứng rắn trong việc xuất nhập cảng nguyên liệu để sản xuất thuốc cũng như việc phân phối công bằng nhân sự y tế về những vùng xa sau khi ra trường thay vì tập trung vào những thành phố lớn.

Thuốc cần sản xuất đủ để phân phối cho khắp nơi để tránh việc bán quá giá, bán lậu hay đầu cơ tích trữ, nhứt là đối với những loại thuốc chích ngừa mỗi khi có dịch bịnh.

Thuốc cần kiểm soát chặt chẽ tránh việc tuôn ra thị trường lậu cũng như tránh tệ trạng thuốc giả.

Điều hòa được việc phân phối lượng thuốc, giữ giá cả vừa phải để mọi người dân có thể tiếp cận được là một công tác lớn cho việc phục hồi nền y tế công cộng quốc gia vậy.

6. Bảo hiểm y tế

Sĩ số người già ngày càng tăng ở Việt Nam (trên 60 tuổi được xem như là "người già"). Việc tiếp cận với y tế công cộng là một điều hầu như bất khả thi, đặc biệt đối với người dân sống xa các thành phố lớn. Đa số là dân nghèo. Để "gọi là" giúp đỡ những người nầy, cs Việt Nam thành lập một quỹ có tên "Quỹ Chăm sóc Sức khỏe cho Người nghèo" (Health Care Funds for the Poors- HCFP) từ năm 2002.

Số người già ở Việt Nam chiếm 6.2% dân số năm 2006, dự kiến sẽ tăng lên 13.4% năm 2025.

Theo báo cáo của WB năm 2005, ngân sách dành cho Y tế là 7US$/người/năm. Chi phí nầy gồm ngân sách của nhà nước, nhà cầm quyền địa phương, và do đóng góp của người dân. Điều nầy nói lên tính bất hữu hiệu của một chính sách y tế quốc gia. Do đó, hầu hết chi phí cho bịnh viện, thuốc men v.v…tất cả là do tiền túi của bịnh nhân và gia đình.

Từ 10 năm qua, Việt Nam cố gắng rập khuôn theo chính sách bảo hiểm y tế quốc gia theo mô hình của Thái Lan qua Văn phòng An ninh Sức khỏe Quốc gia (National Health Security Office – NHSO) của xứ nầy. Thái Lan hiện có một hệ thống bảo hiểm y tế tương đối hoàn chỉnh cho 48 triệu người dân. Chính phủ Thái thiết lập một chương trình y tế nhằm bảo vệ người dân và cố gắng "không để sót" một ai không được phục vụ.

Nhưng dù có qua kinh nghiệm Thài Lan, chính sách bảo hiểm y tế của Việt Nam vẫn là con đường mờ mịt trong tương lai. Cũng chính vì vậy, các tệ trạng trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân như đã viết trong bài "Hiện trạng Y tế Việt Nam" vẫn là nỗi kinh hoàng của bịnh nhân một khi vướng bịnh.

Do đó, một chính sách y tế toàn diện là một nhu cầu cấp bách cho tương lai, trong đó, ngoài việc thiết lập trạm xá, phòng cứu cấp khắp nơi, chính sách bảo hiểm y tế cần phải tỏa rộng đến mọi người dân. Và, sự đóng góp cho việc mua bảo hiểm y tế cá nhân tùy thuộc theo lợi tức của người dân, nghĩa là người giàu đóng nhiều, nghèo đóng ít hơn, nghèo quá thì được miễn cho phí.

Có làm được như vậy, nỗi đau của người dân sẽ vơi đi phần nào và nhà cầm quyền có thể tiếp cận với người dân một cách gần gũi hơn. Và khoảng cách giữa giàu-nghèo về vật chất sẽ không là một cản ngại cho việc chăm sóc sức khỏe toàn dân.

7. Ngân sách đài thọ cho bảo hiểm y tế  

Đây là một vấn đề hóc búa cho tất cả các nhà quản lý quốc gia trên thế giới. Chính Hoa Kỳ cũng đang nhức nhối vì làm thế nào để có đủ chi phí đài thọ cho chương trình y tế toàn diện trên. Đối với các quốc gia có dân số ít, như các quốc gia Bắc Âu (Thuy Diển, Đan Mạch, Hòa Lan v.v..) với dân số trên dưới 10 triệu dân, việc bảo đảm của chính phủ tương đối dễ dàng và người dân không cần phải trả một chi phí y tế nào cả.

Riêng tại Việt Nam, dân số hiện nay đã trên 90 triệu và lợi tức đầu người còn quá thấp và được cai trị dưới một chính sách do cơ chế chuyên chính vô sản làm nền, đo đó, không thể nào vận động cũng như thực thi được chính sách trên.

Trong tương lai, ngân sách chu toàn cho chính sách y tế công cộng và bảo hiểm y tế cần được huy động theo chiều hướng thiện nguyện và đóng góp của quốc tế, nếu chính quyền tương lai thể hiện được tinh thần phục vụ quốc dân và thuyết phục được thế giới. Đó là:

-     Người dân đóng góp theo tinh thần tự nguyện, tùy theo khả năng của mình trong việc xây dựng trạm xá, phòng cấp cứu v.v…

-     Tiếp theo, nhà cầm quyền địa phương phải chịu trách nhiệm cho chi phí điều hành và quản trị các cơ sở trên.

-     Cũng không quên kêu gọi sự giúp đỡ của các quốc gia phát triển trên thế giới cùng những cơ quan quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới, Quỹ Nhi đồng Thế giới v.v… cùng các NGO khắp nơi.

-     Về nhân sự: Người Việt hải ngoại cần theo người người Do Thái khi trở về quê hương lập quốc năm 1948. Họ dám bỏ tất cả cơ ngơi ổn định, và sự tiện nghi nơi quê người để về xây dựng lại quê hương trên dãy sa mạc khô cằn. Và nay, Do Thái là một cường quốc nguyên tử.

Thay lời kết

Trên đây là những gợi ý sơ khởi cho một chính sách y tế công cộng cho một Việt Nam tương lai. Vì không là một chuyên viên chuyên môn trong lãnh vực y tế và quản trị y tế, người viết chỉ mong được góp vài suy nghĩ vào việc xây dựng quê hương trong tương lai. Sự đóng góp ý kiến của những người con Việt còn tha hương hay trong nước rất cần thiết trong giai đoạn kiến quốc nầy.

Gương Do Thái còn đó!

Gương Nhật Bản sau đệ nhị thế chiến cũng còn đây!

Và gần đây nhứt, trí thức và nhân tài Miến Điện ở ngoại quốc lần lượt trở về xây dựng quê hương đáp lời mời gọi của Tổng thống Miến Điện, Thein Sein.

Tại sao không là 300.000 chuyên viên, trí thức, nhân tài Việt ở hải ngoại không thể đáp lời sông núi một khi Đất và Nước thoát khỏi ách nô lệ của cs Bắc Việt?

Mai Thanh Truyết

Lễ Lao Động Hoa Kỳ 2013


 

Bài đọc thêm:

Bài 1: Public health in Vietnam: scientific evidence for policy changes and interventions.

Published online 2013 February 25.

1Institute for Preventive Medicine and Public Health, Center for Health System Research, Hanoi Medical University, Hanoi, Vietnam

2Department of Health Economics, Institute for Preventive Medicine and Public Health, Center for Health System Research, Hanoi Medical University, Hanoi, Vietnam

corresponding authorCorresponding author.

Copyright © 2013 Nguyen D. Hinh and Hoang Van Minh

This is an open-access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License, which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original work is properly cited.

Vietnam has made impressive progress toward improving the health status of the population, with progress that equals or surpasses that of many neighboring countries. Life expectancy in Vietnam is 72.8 years (70.2 for men and 75.6 for women), a level that is considerably higher than that in many countries with similar levels of GDP per capita. From 1990 to 2009, the infant mortality rate fell from 44.4% to 16.0%, the under-five mortality rate dropped from 58.0% to 24.5%, and the maternal mortality ratio declined from 233 to 69 maternal deaths per 100,000 live births. Estimated to be around 18% in 2010, the rate of under-five malnutrition has also fallen dramatically. These improvements are attributable to a widespread health care delivery network, increasing numbers of qualified health workers, and expanding national public health programs (1, 2).

Although many significant achievements have been made, Vietnam's health care system still faces many difficulties and challenges. Recent health sector reviews have identified a number of health issues in this regard. These include an emerging a double burden of non-communicable diseases (cardiovascular diseases, cancer, diabetes, etc.) and infectious diseases (HIV/AIDS, H1A1, etc.), an ageing population, inadequate capacity of the health system, and problems of inequities in access to health and health care (16). The findings from this cluster of papers provide further insights into today's health issues in Vietnam.

The fact that infectious diseases remain a public health concern is illustrated by Toan et al. in a study demonstrating that Dengue fever remains pervasive and that the geographical scope of the disease has expanded in recent years (7). Vietnam is also undergoing epidemiological transition whereby the burden of disease attributable to chronic non-communicable conditions is rising rapidly. Minh et al.'s research demonstrates that chronic diseases are highly prevalent in rural populations and that households are more likely to face catastrophic health expenditure and impoverishment for chronic non-communicable disorders (8). Lan et al. observe that the survival probability for breast cancer is lower in Vietnam than it is in countries with similar distributions of stage at diagnosis (9). Furthermore, a study led by Lan highlights the substantial costs of breast cancer treatment in central Vietnam, especially among patients who lack health insurance (10).

Smoking is common in Vietnam, partly due to the general population's poor knowledge of its health consequences. An et al. demonstrate that adult smokers, especially those belonging to ethnic minority groups, have low levels of knowledge regarding the harmful effects of smoking. Alcohol misuse is also a rising public health problem (11). In their study, Giang et al. report on common problems related to alcohol consumption among men in Vietnam and report that the share of total household expenditure on alcohol is remarkable, especially among poorer households (12). Diep et al. also suggest that alcohol-related harms present a serious public health problem among young and educated individuals (13). Linh et al. (14) discuss the relationship between alcohol use and road traffic accidents, and Phuong et al. (15) demonstrate the association between harmful use of alcohol and suicidal thoughts.

Vietnam is also experiencing a rapidly ageing population. It is therefore critical to have an in-depth understanding about quality of life and associated factors among elderly groups. In their study on aging populations, Huong et al. find that quality of life among the elderly is strongly correlated with issues related to finances and economics, as well as with social relationships and familial support (16).

In the coming years, equity-oriented reform will be a major focus for the health system in Vietnam. Despite substantial achievements, there are still large health status disparities across regions and between demographic and socioeconomic groups. In this regard, Thuy et al. illustrate the extreme marginalization and distress among Vietnamese mothers whose children have disabilities. These authors identify modest levels of social capital among this population group, although relatively better mental health is also detected (17). Otherwise, Phuong et al. find a high prevalence of gender-based violence in Vietnam. This study observes that abused women are more likely than non-abused women to report contraceptive use and unintended pregnancies and that these factors are in turn associated with increased risks of induced abortion (18). In addition, Anh et al. observe the effects of unequally growing Vietnamese labor markets on migration and identify corresponding infrastructure improvements and public service needs in these areas. Analysis of migration can provide useful information for planning health and social services and for policymaking for national economic development (19).

Vietnam has over eight million people belonging to ethnic minorities, the majority of which live in remote and mountainous areas. These populations are relatively more disadvantaged in terms of socioeconomic and health status. The study by Xuan et al. finds poor hand washing with soap behaviors among schoolchildren in a multi-ethnic population of Vietnam, a potential cause of a number of health conditions (20). Human resources for health are an important building block of health system. The number of health workers in Vietnam has increased substantially over the past 10 years, but there are still severe shortages in remote and disadvantaged areas. In their study, Bach et al. find generally low levels of work-related satisfaction among of primary health care staff, particularly regarding salary and incentives, equipment, and the working environment. Predictors of job satisfaction identified by these authors include age, areas of work and expertise, professional education, location, and the sufficiency of staffing (21).

Based on the empirical evidence, all contributing authors have developed recommendations for policy changes and interventions in Vietnam. These recommendations are comprehensive and include primary, secondary and tertiary approaches, as well as policy-level interventions (721). Both the findings and the policy recommendations documented in these papers are highly relevant to health system stakeholders in Vietnam. The evidence is intended to help health system stakeholders, especially health policy makers and managers, to understand the implementation and impact of the policies and interventions that they introduce. The recommendations are intended to provide health system stakeholders with more options as they change or refine these measures.

Policy makers, managers, health staff and other health system stakeholders in Vietnam are committed to ensuring that all people attain a level of health that enables them to participate actively in the social and economic life of the communities in which they live. An important factor that can help the health system achieve this goal is the availability and quality of information on which decisions are based. As academics and scientists, we have conducted research to generate robust scientific evidence to support health planning and decision making in Vietnam. We hope that health system stakeholders will find this cluster of papers useful. We enthusiastically stress that scientific evidence on health is crucial for policy changes and interventions and, when the evidence is compelling, actions toward better health and health care should be taken.

Nguyen Duc Hinh

President of the Hanoi Medical University, Hanoi. Vietnam

Head of the Department of Medical Ethics and Social Medicine,

Institute for Preventive Medicine and Public Health

Center for Health System Research

Hanoi Medical University, Hanoi, Vietnam

Hoang Van Minh, Lecturer

Department of Health Economics

Institute for Preventive Medicine and Public Health Center for Health System Research

Hanoi Medical University, Hanoi, Vietnam

 

*  * *

Bài 2: Từ Thuốc Bắc, Thuốc Nam,

Thuốc Dân Tộc Đến Dược Thảo

 

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/e4/PEbers_c41-bc.jpg/220px-PEbers_c41-bc.jpg

The Ebers Papyrus (ca. 1550 BCE) from Ancient Egypthas a prescription

forCannabis sativa (marijuana) applied topically for inflammation.

 

Việc phân biệt thuốc bắc hay nam là phân biệt của xuất xứ nơi trồng cây thuốc và ứng dụng cũng như nơi chốn xuất nhập thị trường.

Thuốc bắc là những dược thảo được trồng tại Trung Hoa và sau đó được xuất cảng qua Việt Nam, vì nước Trung Hoa so với nước Việt thuộc về phương bắc nên gọi là thuốc bắc để phân biệt với những dược thảo bản địa trồng tại Việt Nam để gọi là thuốc nam. Cùng cây thuốc "bắc" đó, nếu được xuất cảng qua Âu Mỹ thì cây thuốc đó trở thành thuốc đông dược để phân biệt với các viên thuốc tây.

Giữa thuốc Nam Bắc có vài chi tiết để ta nhìn vào sự khác biệt tuy rằng các loại dược thảo trên đều đúc kết từ kinh nghiệm xử dụng dân gian.

1- Thuốc bắc có chiều hướng nghiên cứu lâu đời và rõ rệt, được viết rõ ràng trong quyển Bản Thảo Cương Mục, được quy kết trong hệ thống ngủ hành và phân phối theo 12 kinh lưu truyền. Thuốc bắc ngoài âm dương tính còn phân biệt rõ ngũ vị, tính xung khắc hòa hài với các dược vị khác, cách điều chế đặc thù để giảm độc hoặc thay đổi dược tánh gốc của nó. Những tên gọi của thuốc bắc nhiều khi cũng nói lên tánh vị của cây thuốc đó như Đương Quy, Kê huyết đằng nghe là cũng biết liên quan đến phần máu huyết. Nhưng cái tên Nhân Sâm, Đảng Sâm, Thiên môn cũng cảm nhận khí lưu hòa của trời đất.

2- Thuốc nam gồm nhiều dược thảo cũng mọc hoang và trồng tại Trung Hoa,hay ngược lại,nhưng đa số vẫn chưa được nghiên cứu rõ rệt và xử dụng ở mức độ chuyên của nó. Tính lưu truyền vẫn còn trong thói quen truyền tụng như lá đu đủ đực trị ung thư, cứ cho là vậy, mổi ngày uống bao nhiêu, uống lúc nào vào lúc đói hay no, kiêng kỵ những gì thì không ai giải đáp...  cứ nấu nhiều nhiều uống như uống trà là được. Chưa có những công trình quy kết quan trọng ngoài sách của ông Đỗ Tất Lợi cũng chỉ ở vài phạm vi như phân tích, mô tả, chủ trị v.v...

Ngoài ra, tên gọi các cây thuốc nam cũng mang tính chất "trong mặt bắt hình dong" dễ dãi của người miền Nam, thí dụ như khi nghe đến cái tên Ngư Tinh Thảo trị bệnh trỉ rất hay, đi tìm tiệm thuốc không có, té ra đến chợ mua rất rẻ vì là cây rau diếp cá tanh ngòm. Ta thấy cây Diệp Hà Châu trị gan, ung độc, thư độc, dị ứng ngứa tuyệt vời cũng mua không ra, xuống vườn mới biết đó là cây chó đẻ, rồi nào là cây thúi địt, hoa cứt lợn v.v... Vậy mà từ xưa, lúc chưa khai phá miền Nam, những cây thuốc này đã dùng chữa trị cho biết bao người dân bản xứ.

Nói nhiều rồi rút gọn, gọi cây thuốc là đông tây nam bắc chỉ là nói đến xuất xứ của cây thuốc đó so với nơi nhận là một địa phương khác và tên gọi chỉ là thuần túy mang tính cách địa dư. (trích dẫn suy nghĩ của bạn Huỳnh Bá Linh).

Photograph of dried herbs and flower partsMột khác biệt giữa các tên thuốc có lẽ là do cách biến chế. Các loại cây lá và rễ được biến chế trong thuốc Nam tương đối đơn giản như phơi khô hoặc sấy khô, và cân lượng cũng không có yêu cầu chính xác như một nấm lá khô, một muỗng bột rễ cây… thay vì một chỉ…, ba ly… như ở thuốc Bắc.

Người được chẩn bịnh sau khi nhận thuốc xong, mang về nấu trong một cái nồi đất với (thông thường) ba chén nước và đun sôi. Khi nước "xắc" lại còn tám phân, bịnh nhân "chắt" nước ra, để nguội và uống. Một thang thuốc có thể uống được nhiều lần, thường là hai lần.

Thuốc dân tộc chỉ được dân miền Nam nghe đến kể từ sau 30 tháng tư năm 1975 do miền Bắc xâm nhập vào. Thuốc dân tộc không cần có Đông y sĩ chẩn mạch như thuốc bắc và thuốc nam. Thuốc đã được bào chế sẵn cũng như được "nhà nước" công bố công dụng của từng loại cây, lá, hay củ... dùng để chữa trị một bịnh nào đó. Và dân chúng cứ thế mà dùng, cho dù có hiệu nghiệm hay không.

http://api.ning.com/files/VK6afwVpRnZh6ml6rTlSxEC2V1N8XwSnadicbWtN7fpDjQvXL9qjx-uKIp8acjjzd801IYvTd8CJ5lkiHZYqKx9OBlQDEUbI/aquanetviet1.jpgNếu chúng ta đã từng sống trong xã hội Việt Nam khoảng năm năm đầu sau khi nước nhà được "thống nhất", chắc ai cũng còn nhớ cây xuyên tâm liên. Thực sự, người viết chưa từng thấy cây nầy cũng như cung cách chữa trị như thế nào, và trị bịnh gì? Nhưng, trong giai đoạn trên, mỗi lần đi khám bịnh ở phòng y tế phường hay xã, đều được cán bộ chữa trị bằng xuyên tâm liên. Người viết cũng đã từng nghe nhiều câu chuyện kỳ thú về xuyên tâm liên do một anh bộ đội vượt Trường sơn kể như sau: "nếu vợ chồng không có con trong một thời gian dài, đôi vợ chồng nầy sẽ được cán bộ hướng dẫn là mỗi khi "ăn nằm" với nhau, chỉ cần cột một dây xuyên tâm liên qua bụng người vợ. Thế là sẽ có con sau đó ngay!"

Còn câu chuyện dài dược thảo ở Hoa Kỳ thể hiện "tính khoa học" còn cao hơn nữa, nhất là trong cộng đồng Việt Nam. Các Đông y sĩ ở đây, nói chung đều mang (được mang, hay tự mang) những danh hiệu rất oai là Bác sĩ Đông y (Oriental Doctor – OD) hay Tiến sĩ Đông Y (Ph.D of Oriental Medicine), cũng như nhiều danh xưng nổ khác nữa. Thật ra, ở đây cũng căn cứ vào rễ, thân, củ, lá, hột như thuốc Bắc và thuốc Nam; tất cả được chế biến có tính cách hoàn chỉnh hơn dược thuốc Bắc và thuốc Nam, gần giống như các loại thuốc của y khoa hiện đại như dạng bột, viên, hay viên bọc nhựa, nước, hay dạng thuốc tễ v.v…

Phần trình bày sau đây sẽ bàn về định nghĩa, nguồn gốc, cách dùng và những vấn nạn có thể xảy ra sau khi dùng thuốc dược thảo. Danh từ "thuốc" dùng ở đây để chỉ tất cả các loại cây, cỏ, rễ, thân, lá, củ, hột… mà không nói đến những hóa chất khác được gian thương cho thêm vào để làm tăng một vài đặc tính trị liệu mà không cần lưu tâm đến những di hại về sau như arsenic, đồng, chì, thủy ngân, selenium, thậm chí vàng (gold) cho đến các hóa chất dung để trị liệu theo Tây y nữa.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/af/Datura_stramonium_-_K%C3%B6hler%E2%80%93s_Medizinal-Pflanzen-051.jpg/220px-Datura_stramonium_-_K%C3%B6hler%E2%80%93s_Medizinal-Pflanzen-051.jpgNguồn gốc và định nghĩa dược thảo

Theo quan điểm của các nhà khoa học Hoa Kỳ, khoa dược thảo chỉ có thể được xem như là một phương cách trị liệu bổ túc (complementary therapy), chuyên dùng các loại cây hay hóa chất ly trích từ cây. Do đó, đây là một ngành y khoa riêng biệt đặt trọng tâm chữa trị bằng cây cỏ có trong thiên nhiên. Và danh từ herbalism dùng để chỉ hệ phái dùng cây cỏ để trị liệu hầu hết các bịnh gần giống như tất cả những bịnh liệt kê trong ngành y khoa hiện đại.

Datura stramonium is a highly effective treatment for asthma symptoms when smoked, because it contains atropine, which acts as an antispasmodic in the lungs. However, datura is also an extremely powerful hallucinogen and overdoses of the tropane alkaloids in it can result in hospitalization or death.

http://static.ddmcdn.com/gif/herbal-remedies-1.jpg

©2007 Publications International, Ltd.

There is a large palate of herbsand herbal remedies that youcan use to treat everyday medical conditions.

Nguồn gốc của ngành y khoa dược thảo được xem như xuất hiện từ khi có sự hiện diện của con người trên quả địa cầu. Và nếu đi xa hơn nữa, nguồn gốc nầy đã có trước khi loài người xuất hiện (qua sự tiến hóa từ khỉ). Giống khỉ Chimpanzees đã biết ăn một loại lá cây đặc biệt để diệt các ấu trùng trong bao tử. Loài nai đã biết truy tìm các lá dùng để kích thích tâm thần (psycho-active). Một số thú vật khác cũng đã biết tìm đến nấm như penicillin và các loại nấm chống nấm (antifungals) để trị liệu hay tiêu diệt các loại bò chét ngoài da. Sau đó, con người mới biết áp dụng trong trị liệu như những liều thuốc kháng sinh.

Ngành dược thảo đúng nghĩa đã góp phần không nhỏ vào việc trị liệu bổ túc và song hành với ngành y khoa hiện đại. Thuốc phiện (morphine) được trích ly từ cây thuốc phiện (poppies), aspirin từ cây liễu, và digoxin dùng để chữa trị nhịp tim đập không đều đến từ cây đuôi chồn (foxglove).

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/64/Xi%27an_traditionnal_medecine_market_%2818%29.JPG/220px-Xi%27an_traditionnal_medecine_market_%2818%29.JPGNgành dược thảo không ngừng ở mặt trị liệu từng bộ phận hay từng bịnh mà còn có "tham vọng" chữa trị toàn cơ thể con người, và "khuyến khích" cơ thể tự "hoàn chỉnh" hay điều chỉnh qua thuốc cây cỏ. Các nhà chuyên môn của ngành nầy nghĩ rằng, những hóa chất trong một tập hợp cây cỏ sẽ làm cân bằng cơ thể và tạo nên những phản ứng hỗ tương để chữa trị toàn thể con người.

Có thể nói ngành y khoa cây cỏ ngày nay phát triển rất nhanh trên toàn thế giới. Mức tiêu thụ ước tính khoảng 23 tỷ Mỹ kim trong năm 2004 căn cứ vào báo cáo của cuộc triển lãm quốc tế lần thứ hai về dược thảo. Hiện có khoảng 34% người Hoa Kỳ lớn tuổi đã hơn một lần viếng các Bác sĩ Đông y dược vào năm 1990.

Vấn đề an toàn của dược thảo

Có một khái niệm hết sức thông thường và tự nhiên của người đời là, dược thảo nghĩa là cây cỏ (herbal) là tự nhiên (natutal), và là an toàn (safe); vì vậy, dược thảo ao toàn hơn các loại thuốc bằng hóa chất hay tổng hợp hóa chất do ngành y dược khoa hiện đại bào chế. Do có suy nghĩ trên, cho nên một số người Hoa kỳ và dĩ nhiện, một số không nhỏ người Việt ở hải ngoại vẫn thường dùng các loại thuốc cây cỏ trong công việc phòng bịnh và trị bịnh.

Đối với dược thảo, các nhà sản xuất không cần phải khai báo với Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) về cơ cấu của thuốc, cũng như tính hiệu nghiệm, cùng phản ứng phụ, và mức an toàn của thuốc đặc chế. FDA cũng không đòi hỏi thông tin cần được liệt kê trên nhãn hiệu của các lọ thuốc. Do đó, kết quả dù tích cực hay tiêu cực, hay ảnh hưởng dài hạn lên cơ thể hoàn toàn không được biết đến và cũng không có một cuộc nghiên cứu nào để thẩm định mức an toàn của thuốc.

Ginkgo Biloba 60 mgThí dụ như nước trích từ cây nhàu (noni) đã đưộc quảng cáo rầm rộ trong cộng đồng Việt Nam trước đây, và hiện nay vẫn còn lai rai…là có khả năng trị bá bịnh. Có mấy ai biết được, qua nghiên cứu khoa học, phản ứng của thuốc nầy có thể gây ra hiện tượng chảy máu bên trong cơ thể, và có thể gây ra phản ứng với các yếu tố làm chống đông máu có sẵn trong máu của con người.

Mặc dù Luật Dietary Supplement Health & Education Act năm1994 cho phép các loại thuốc thực vật trên được ghi trong nhãn hiệu hướng dẫn cách dùng và tính hiệu nghiệm của thuốc. Nhưng trên thực tế ngoài thị trường, các nhãn hiệu trên hoàn toàn không ghi rõ vế cách định bịnh, chữa trị hay phòng bịnh gì cả!

Thêm một điều nữa là dược thảo không bị đòi hỏi phải cung cấp tỷ lệ các thành phần hóa học cấu tạo ra thuốc, cũng như tính tinh khiết (purity) giống như các loại thuốc dành cho ngành y khoa hiện đại. Do đó hiệu quả của cùng một loại thuốc, cùng một nhản hiệu có thể không giống nhau vì do những tạp chất có trong thuốc thay đổi trong lúc sản xuất như phấn hoa, chất gây dị ứng cho cơ thể, bào tử của hoa v.v..Và tỷ lệ khác biệt nầy có thể thay đổi tính hiệu nghiệm của thuốc, đôi khi gây ra những phản ứng bất lợi cho bịnh nhân.

Do đó, mặc dù một số dược thảo có thể trợ giúp giải quyết một số bịnh của con người, nhưng điều đó không có nghĩa là dược thảo đạt được mức an toàn. Theo khuyến cáo của ngành y dược khoa tân tiến, phụ nữ đang mang thai không nên dùng dược thảo vì có thể có phản ứng bất ngờ và có thể bị trụy thai.

Đối với các loại thuốc trong ngành dược khoa, dựa vào hóa chất tổng hợp hay một số trích ly từ cây cỏ, hay nấm trong thiên nhiên, nhưng các thuốc nầy đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, với cân lượng chính xác, và được thí nghiệm lên thú vật hay con người trong một thời gian dài trước khi tung ra thị trường. Và dĩ nhiên, những thuốc trên cũng có thể có những phản ứng phụ hay phản ứng khi dùng khi dùng nhiều loại thuốc khác nhau trong cùng một thời điểm. Điều nầy cũng đã được liệt kê trên nhản thuốc hay được bác sĩ khám bịnh khuyến cáo và lưu ý bịnh nhân khi kê toa.

Tuy nhiên, điều trên đây không xảy ra đối với dược thảo về các điều kiện bào chế thuốc. Hiện tại, hầu hết các sản phẩm dược thảo đều nằm ngoài tầm kiểm soát của những luật lệ quy định cho ngành y khoa. Điều đó có nghĩa là không có gì bảo đảm cho sự hiệu nghiệm của thuốc, cũng như thành phần cùng cân lượng của những chất hóa học cấu tạo ra thuốc. Ngay cả nhà bào chế thuốc cũng không đạt được tính chính thống của ngành, mỗi nhà bào chế (sản xuất) theo từng trường phái dược thảo khác nhau.

Thí dụ thuốc nhàu của nhà bào chế A sẽ khác thuốc của của nhà bào chế B. Một thí dụ khác điển hình là nếu bạn bị bịnh về tim, bịnh viêm yết hầu (angina), cao áp huyết, hay chứng đau mắt (glaucoma), một số dược thảo dùng để trị liệu các chứng bịnh kể trên sẽ đưa đến những phản ứng có thể làm chết người đối với bịnh nhân bị tiểu đường loại I hay bị chứng phong giựt (epilepsy).

Thêm nữa, các dược thảo quảng cáo cho những bà mãn kinh nguyệt và hay bị chứng nóng mặt (hot flashes) là các loại cỏ và rễ của cây Black Cohosh, Black Snake, Bugwort, Rattle weed. Thực sự nếu dùng các loại dược thảo kể trên, các bà có thể giảm chứng nóng mặt lúc ban đầu nhưng hậu quả sẽ phải trả là một giá rất đắt, đó là bịnh ung thư. Nên nhớ, nếu không dùng thuốc chi cả, chứng nóng mặt sẽ biến mất sau một thời gian.

Từ những nhận định trên, câu hỏi được đặt ra là, chúng ta có nên dùng dược thảo không?

Hiệu năng của dược thảo

Đối với ngành y dược khoa, một thuốc mới sắp ra sẽ phải được kiểm chứng qua nhiều giai đọan như vừa kể trên, điều đó không những bảo đảm được tính hiệu nghiệm và an toàn của thuốc, mà còn đi xa hơn nữa là liệu thuốc mới vừa được tung ra thị trường có an toàn hơn (safer), và hiệu nghiệm hơn khi so sánh với các loại thuốc đã sản xuất trước kia và có cùng một mục đích trị liệu.

Nhưng đối với dược thảo, hòan toàn không có một nghiên cứu nào cả mà chỉ dựa vào cảm tính (intuition) nhiều hơn. Do đó, nhiều khi bịnh nhân phải trả một chi phí cao cho dược thảo mà không nhận được kết quả trị liệu nào cả, không kể đến những phản ứng phụ có thể xảy ra.

Để trả lời câu hỏi trên, quan điểm của một số nhà y dược học là:

1- Một số dược thảo được xem như là một loại thức ăn bổ túc (food additive) như các loại sinh tố thiên nhiên và vô hại cùng những loại muối khoáng, cũng như không ảnh hưởng và phản ứng phụ cho người tiêu dùng.

http://www.plantspeoplehealth.co.uk/images/qualifications01.jpg2- Ủy ban An toàn Y khoa (Committee on Safety of Medicine) khuyến cáo bịnh nhân cần phải tham khảo với bác sĩ về các loại dược thảo đang dùng trước khi được giải phẫu, vì có rất nhiều loại dược thảo dị ứng với hóa chất gây mê, chống đông máu, và những thuốc xử dụng trong và sau khi giải phẩu.

3- Còn Viện Quốc gia Những Nhà Sưu tầm Dược thảo (National Institute of Medical Herbalists) khuyến cáo nhà dược thảo cần phải theo dõi từ ba đến năm năm ảnh hưởng lên con người của dược thảo đã được bào chế trước khi tung ra thị trường.

Vì những lý do trên cùng những hạn chế thông tin về dược thảo, lời khuyên hay nhất cho người xử dụng dược thảo là cần phải tham khảo bác sĩ gia đình và những bác sĩ chuyên môn về dược thảo (herbal practictioner) trước khi dùng.

Cũng cần nên tham vấn nhà dược thảo trị liệu để họ có thể hiểu rõ hơn điều kiện sức khoẻ tổng quát của bịnh nhân, cùng các loại thuốc đã hay đang xử dụng, cuộc sống thường nhật của bịnh nhân và lịch sử về sức khoẻ gia đình. Và sau một thời gian trị liệu bằng dược thảo, bịnh nhân cần phải đến tham khảo thêm để có thể chận đứng được những phản ứng phụ kịp lúc nếu có.

Sau cùng, Viện Sức khoẻ Quốc gia (National Institute of Health) có một mạng lưới tập trung về những nghiên cứu liên quan đến dược thảo cũng cần được tham khảo thêm qua Trung tâm Quốc gia về Y khoa Bổ túc và Tương ứng (National Center for Complementary & Alternative Medicine).

Thay lời kết

Ngày hôm nay, ngoài những bữa ăn chính, nhiều người cần phải có thức ăn dinh dưỡng bổ túc (dietary supplements) tùy theo điều kiện sức khỏe của cơ thể cả về vật chất lẫn tâm sinh lý nhứt là đối vời những người lớn tuổi. Do đó, xử dụng dược thảo cũng phụ giúp một phần nào trong việc trị liệu với điều kiện là bịnh nhân cũng như người chẩn đoán bịnh và cho thưốc cần hiểu rõ căn bịnh và nhu cầu cần phải có dược thảo bổ túc thêm cho việc trị liệu.

Nhưng trên thực tế, nhất là trong cộng đồng người Việt, đặc biệt tại Hoa Kỳ, dược thảo đã trở thành một kỹ nghệ béo bở cho rất nhiều người. Ngành dược thảo ở đây hoàn toàn độc lập, và hoàn tòan tùy thuộc vào người bào chế (?) và hầu như những nhà bào chế Việt Nam là những cá nhân hoạt động riêng rẽ, không nơi nào giống nơi nào.

Qua truyền thông như phát thanh, báo chí, truyền hình, chúng ta hàng ngày nghe ra rả những quảng cáo rất nhiều loại thuốc dược thảo dùng để trị liệu nhiều bịnh khác nhau, cũng như trị "bá bịnh". Nhiều khi cùng một nguồn gốc dược thảo, những nhà bào chế đã trình bày những phương cách trị liệu và liều lượng khác nhau. Chúng ta dễ dàng kiểm chứng điều nầy qua các quảng cáo về thuốc nhàu Noni, thuốc cây lô hội v.v…

Thậm chí, có những nhà bào chế không biết lấy từ nguồn nguyên liệu nào gọi là sữa ong chúa rồi chia ra thành lọ thuốc mang những con số vô tình khác nhau như: 7, 9,14, 26 v.v… để trị bách bịnh hay bá bịnh.

Sữa ong chúa Supreme Royal Jelly mới

http://sieuthigiamcan.vn/vn/images/transparent.gif

Sữa ong chúa Supreme Royal Jelly mới

http://sieuthigiamcan.vn/vn/images/transparent.gif

 Công Dụng: Sữa ong chúa Supreme Royal Jelly mới trị nám, da nhăn nheo, da bị mụn, da đồi mồi, yếu sinh sinh lý (nam lẫn nữ), cơ thể suy nhược, triệu chứng khó chịu thời kỳ mãn kinh, giúp tăng cường sự dẻo dai (thể thao).

Cách Dùng: Mỗi ngày uống 1 viên.

 

Giã sử như sữa ong chúa có tính chất trị bá bịnh đúng như quảng cáo, mỗi người trong chúng ta thử đặt một câu hỏi nhỏ cho nhà bào chế nầy là, làm thế nào để có đủ lượng sữa ong chúa để sản xuất hàng trăm ngàn chai lọ thuốc như trên? Nên nhớ, mỗi tổ ong chỉ có một con ong chúa và khả năng chứa sữa (?) của một con ong chúa không đạt được 0.05 cc, tức nhỏ hơn một giọt nước. Người viết không rõ người bào chế định nghĩa chữ "sữa" như thế nào, nhưng qua tài liệu tham khảo đọc được, Honey Bee Venom, tức là nọc của loài ong mật có thể trị được chứng đau cơ sơ hóa tức là Fibromyalgia mà thôi!

(Ghi chú: Sau khi bài viết được tung ra trên các Diễn đàn và báo chí vào năm 2009, một "Ông Bác sĩ "vật lý trị liệu" chuyên trị dược thảo quảng cáo trên các Đài phát thanh địa phương ở Bolsa, đã giải thích tuy gọi là sữa ong chúa nhưng thực sự là dung dịch do các ong thợ mang về để nuôi ong chúa…Như vậy từ trước đến giờ sao không giải thích cho bà con biết, mà để đến bây giờ mới đính chính? Rồi các "bác sĩ chuyên trị" sữa ong chúa thi nhau giải thích trên đài ra rả hàng ngày. Thậm chí có Ông MD tốt nghiệp ở Hoa Kỳ còn thêm tên khoa học của "sữa ong chúa" để bán dược phẩm do…chính Ông ta chế ra…)

Cộng đồng người Việt chúng ta ở hải ngoại quá dễ dãi để cho gian thương lợi dụng mà không có một phản ứng nào cả. Cộng thêm một số đồng bào vì dễ tin và nhẹ dạ cho nên vô hình chung đã tiếp tay cho việc làm bất chính trên. Thiết nghĩ, ngày hôm nay, đã đến lúc chúng ta cần góp bàn tay để làm sạch cộng đồng, ý thức bổn phận dân sự (civic duty) của chính mình để cho những cung cách làm ăn không đứng đắn tồn tại trong cộng đồng nữa. Nên nhớ, ảnh hưởng và các phản ứng phụ khi dùng hoá chất không đúng cách (có trong dược thảo sẽ diễn ra sau vài thập niên xử dụng chứ không phải là một ảnh hưởng tức khắc. Khẩn mong Quý bà con lưu ý đến những điều trình bày trên đây.

Sau cùng người viết khẩn thiết yêu cầu các bác sĩ y khoa cũng như những nhà bào chế tây y lên tiếng nói góp phần làm sạch cộng đồng trước những âm mưu, hay quảng cáo bất chính kể trên.

Mong lắm thay.

Mai Thanh Truyết

________________________________
 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-

"Behold I do not give lectures or a little charity; When I give I give myself".Walt Whitman

 
 

 

 

 
 
 
 
//////////////////////////////////////////////////