Nguyên Do và Thách Thức

trong Giáo Dục Việt Nam

page1

Đại học Khoa học Sài Gòn,

nay là Đại học Tổng hợp Quốc gia TpHCM

 

Nền giáo dục xã nghĩa hiện nay đang đối mặt với nhiều nghịch lý trong đó có nhiều  nguyên nhân khách quan và chủ quan, từ những yếu tố trên tạo ra rất nhiều thách thức mà những người quản lý đất nước không thể bỏ qua nếu còn mang trái tim Việt.

Những thay đổi cần thiết và rốt ráo với một quyết tâm cải sửa những sai lầm liệt kê dưới đây sẽ là những giây phút sám hối đối với dân tộc Việt.

Bài viết nầy xin được đan cử một số suy nghĩ về tình trạng suy thoái giáo dục ở Việt Nam trong giai đoạn xã nghĩa.

Xã hội hóa giáo dục xã hội chủ nghĩa

Chính sách "xã hội hóa giáo dục" đã được khơi mào ngay từ khi Bộ luật Giáo dục ban hành năm 2005 trở đi. Kể từ mốc thời gian nầy, chúng ta có thể nhận biết ngay sự thất bại của chính sách trong bài phân tích "Hiện trạng giáo dục Việt Nam" của cùng người viết. Kề từ đó, Nhà nước sẽ giữ vai trò quyết định trong việc phát triển công tác giáo dục (mission of education), trực tiếp điều hành sự đa dạng trong các thể loại trường ốc và cơ cấu giáo dục như giáo trình, học cụ, nhân viên giảng huấn v.v…Thêm nữa, Nhà nước còn khuyến khích, khởi xướng, và khích lệ tất cả các tổ chức, gia đình, và mọi công dân quan tâm đến giáo dục, …để cùng hoàn thành mục tiêu giáo dục trong một môi trường lành mạnh.

Luật trên lý thuyết rất trong sáng, nhưng có thể nói trong suốt suốt thời kỳ "cai trị" miền Bắc từ năm 1954, cũng như miền Nam sau 30/4/1975, một Đạo luật bất thành văn luôn luôn hiện hữu trong tất cả chính sách giáo dục từ tuyển sinh cho đến việc chọn lựa trường ốc, từ văn bằng tốt nghiệp đại học cho đến việc phân bổ nhiệm sở, thậm chí cho đến lương bổng cùng phụ cấp …cũng còn nhiều phân biệt đối xử.

Đó là chính sách "Hồng hơn Chuyên".

Khi còn là học sinh, sinh viên, tầng lớp "con ông cháu cha cộng sản" hưởng đủ mọi ưu đãi của nhà trường, nào là được điểm ưu tiên trong các kỳ thi cử nhứt là khi các cậu ấm cô chiêu nầy bắt đầu vào tầng lớp "học sinh, sinh viên nồng cốt", rồi "đối tượng Đoàn", Đoàn, rồi đối tượng Đảng, sau cùng là Đảng.

Ngay sau khi tốt nghiệp, các cô cậu Cử lại được điền khuyết vào những vị trí béo bở vừa an toàn cho bản thân, vừa có điều kiện tiếp nối cha ông trong …bước đường vinh thân phì da và tàn phá tài nguyên cùng sinh khí của dân tộc.

Chính chính sách nầy và hệ lụy của nó làm thui chột bước phát triển của tuổi thanh niên, tương lai của một dân tộc. Một khi lý tưởng quốc gia, tình tự dân tộc đã bị đánh mất, tuổi trẻ Việt Nam tương lai sẽ mất phương hướng và Đất và Nước sẽ lùi dần vào bóng tối.

Nghịch lý về số lượng

https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQOvD4yQ7X17cU5EPRee78YS8fuwfrJCjvwMvHVWY_mpw4HIY1gBwMặc dầu số trường ốc, học sinh, sinh viên, thầy cô có tăng trong theo thời gian, nhưng mức tăng trưởng không theo kịp đà gia tăng dân số. Nhu cầu Thầy Cô tăng trưởng và phân bố không đồng đều như dư thừa ở các thành phố và thiếu hụt ở các vùng xa xôi. Vã lại, mục tiêu đào tạo tập trung vào kỹ thuật do đó cả thầy và trò đều khiếm khuyết một số tri thức về xã hội chung quanh…từ đó nảy sinh ra sự "vô cảm" trước những người bất hạnh chung quanh, cũng như nảy sinh ra quá nhiều hiện tượng tiêu cực trong nhà trường và trong các cơ sở hay xí nghiệp.

Thành phần giáo viên ở mọi cấp là một thành phần "bán cháo phổi" bị thiệt thòi nhiều nhứt. Chính vì vậy rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp không nhận nhiệm sở mà làm nhiều công việc không phù hợp với khả năng của mình. Thí dụ sinh viên tốt nghiệp sư phạm ban Anh ngữ hay Pháp ngữ thường bỏ nhiệm sở đi làm cho các công ty ngoại quốc với lương bổng gấp 10 hay 20 lần cao hơn. Đây là một thất thoát nhân lực và nguyên khí quốc gia không nhỏ. Năm 2012, Bà Nguyễn Thị Bình, Cựu Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo có nói tới việc "chấn hưng giáo dục và bắt đầu từ người thầy".

Nghịch lý về phẩm chất

Giáo dục Việt Nam nặng về lý thuyết. Học sinh, sinh viên học ngày học đêm, quên cả tuồi trẻ mà phẩm chất vẫn kém. Người thầy vẫn còn áp dụng phương pháp từ chương "đọc, chép" và không có điều kiện hay không muốn cập nhật hóa môn giảng dạy của mình.

Về chương trình giảng dạy quá nặng nề và có nhiều tiết mục chiếm nhiều thời gian học tận mà không cần thiết như Triết học Mac Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị Mac Lênin, Lịch sử đảng công sản Việt Nam và tư tưởng HCM. Những môn học nầy hoàn toàn không giúp ích được gì trong suy nghĩ của những chuyên viên tương lai trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Có chăng các môn học trên sẽ đào tạo ra những "robot" trung với đảng và sống chết với đảng, còn đảng là còn công an… mà thôi!

Hình dung chương trình học lớp 12 có 39,5 giờ trong một tuần, nhưng tiết học thể thao và quân sự học đường chiếm 2 giờ và các giờ sinh hoạt khác như đoàn thanh niên, học tập chính trị qua các môn học kể trên chiếm 10.5 giờ. Do đó, học sinh học chuyên môn thực sự chỉ còn có 27 giờ.

Ngủ gục trong lớp

 

 
Chính Nguyễn Khoa Đạo, Viện sĩ, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội đề nghị là "phải nhìn thằng vào sự lạc hậu của nền giáo dục Việt Nam so với thế giới và so với nhu cầu của đất nước và thời đại mới".

Hoặc Ông Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Minh Hiển trong một báo cáo về tình hình giáo dục Việt Nam trước quốc hội rằng: "Chất lượng giáo dục thấp, phương pháp giảng dạy lạc hậu, chậm đổi mới, kỷ năng thực hành và khả năng tự học của học sinh còn thấp, nạn học thêm hay dạy thêm, bằng cấp giả chưa được giải quyết, cơ chế quản lý giáo dục chưa thích hợp với nền kinh tế thị trường, việc quản lý còn nặng tính quan liêu".

Phân tích và nhận định quá chính xác, nhưng tình trạng giáo dục vẫn không thay đổi vì một cơ chế đóng băng của đảng, giống như những ngàyđầu tiên CS Bắc Việt nm quyền cai trị dân, thử hỏi làm sao đất nước không lụn bại được. Thêm nữa, về nạn bằng cấp già, chính cán bộ,đảng viên từ Bộ Chính trị cho đến Trung ương đảng, người người, nhà nhà đều xài bằng cấp giả.

Ngay cả một ông cựu bộ trưởng Giáo dục, Phó thủ tướng, và bây giờ là Ủy viên Bộ Chình trị tốt nghiệp Tiến sĩ ở một trường đại học ngoại quốc trong khi trường đó chỉ được thành lập 9 năm sau ngày ông tốt nghiệp!

Về phương pháp giảng dạy

Có thể nói, hầu hết Thầy Cô ở Việt Nam vẫn còn áp dụng phương pháp giảng dạy "người Thầy là người phát ngôn (speaker) chánh, và học trò là người nghe "listener" chánh. Chính phương pháp nầy tạo ra một sự nhàm chán trong học tập và thúc đẩy việc học trong chiều hướng thụ động, học thuộc lòng, và học sinh không cẩn tìm hiểu hay đặt câu hỏi.

Việt Nam cần một phương pháp giảng dạy cách mạng hơn, linh động hơn trong việc đào tạo người thấy trong chiều hướng toàn cầu hóa và sau đó áp dụng cho học trò hầu mong tạo dựng được một sinh khí mới trong giáo dục.

Một nguyên nhân khác trong việc giảng dạy là người Thầy luôn bị áp lực là dạy theo giáo án, giáo trình "một cách mù quáng", không thể thay đổi ngay cả giáo án có nhiều điểm sai đầy rẫy trong đó. Người viết đã khám phá trong kỳ thi tuyển vào Đại học Sư phạm Sài Gòn năm 1976, đề thi môn hóa học sai trái và thiếu nhiều dữ kiện để lý giải. Khi báo cáo lên "Ông Chủ khảo" trường thi, thì được trả lời thẳng thừng là "đừng nói ra" và buổi thi vẫn tiếp tục như không có chuyện gì xảy ra. Như vậy, người thầy xã nghĩa là một người thầy không còn "nhân vị" nhưng luôn được chế độ gán cho danh hiệu cao quý là "kỹ sư tâm hồn". Tâm hồn đây phải chăng là tâm hồn của một con cừu Panurge!

Thêm nữa, lớp học quá tải cũng là một nguyên nhân làm cho việc giảng dạy không có hiệu quả và cũng là một thách thức cho người thầy mỗi khí áp dụng một phương pháp giảng dạy mới và tân tiến hơn. Phương pháp học nhóm, kiểm soát liên tục, sinh hoạt học tập ngoài lớp học tạo sự sáng tạo nơi học sinh, sinh viên không thể nào được áp dụng trong điều kiện sinh viên đông đúc như hiện tại được.

Về Giáo viên, Giáo sư, Trường ốc, và Học cụ giảng dạy

Việt Nam hiện đang thiếu nhân viên giảng huấn trầm trọng cả về phẩm lẫn lượng. Rất nhiều người thầy không hội đủ điều kiện chuyên môn để giảng dạy, nhưng vì nhiều lý do khác nhau vẫn được đứng lớp, đôi khi còn được đãi ngộ tốt hơn so với người thầy đúng nghĩa với đầy đủ chuyên môn. Tuyệt đại đa số người thầy xã nghĩa không có điều kiện nghiên cứu, hay không chịu nghiên cứu vì lười, vì có nhiều bận tâm khác v.v…hay nhứt là không có khả năng nghiên cứu! Vì thế làm sao họ có thể thăng tiến chuyên môn và truyền đạt kiến thức cho học sinh hay sinh viên được.

Về trường ốc và học cụ giảng dạy, đa số trường ở Việt Nam không có các phòng thí nghiệm, chỉ học "chay" mà thôi. Thư viện để tham khảo cũng là một xa xỉ ngay cả ở bậc đại học.

 

Xây dựng phòng ốc, tạo điều kiện cho học sinh có một môi trường học tập thích hợp sẽ khuyến khích con em chúng ta trên bước đường học vần, và làm giảm áp lực của người thầy trong việc giảng dạy. 

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/172146-VN-LeTotNghiep.400.jpg

Một buổi lễ tốt nghiệp tưng bừng tại trường Đại Học Sư Phạm 2 ở Hà Nội "hệ chính quy". Tin cho hay sinh viên theo học ngành sư phạm không kiếm được việc làm. Muốn có chỗ dạy phải hối lộ. (Hình: Website Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2)

Về việc quản lý nhà trường và chính sách thi cử

Quản lý nhà trường cho đến nay vẫn là một điểm yếu của Việt Nam. Chính vì đặt nặng vào sự an toàn của đảng, cho nên việc kiểm soát sinh viên, học sinh và người thầy rất khắc nghiệt. Một chính sách công an trị trong học đường chỉ còn tồn tại ở một và quốc gia độc tài mà thôi. CS Bắc Việt vẫn luôn luôn muốn cấy chủng tử sợ vào đầu người thầy và trò.

Chính sách thi cử cũng là một hạn chế bước tiến của dân tộc. Chính sách thi vào lớp 10 còn tồn tại; thi vào đại học rất phức tạp…từ đó tạo ra một gánh nặng hành chánh trong việc ra đề thi và tổ chức thi cử. Và cũng từ đó tệ trạng gian dối trong thi cử như bán đề thi, lộ đề thi, đánh "bùa" (phao), giám thị làm lơ, thầy đi ra ngoài …để cho thí sinh mặc tình quay cóp.

Thay lời kết

Trong điều kiện giáo dục ở Việt Nam hiện tại, phẩm chất giáo dục vẫn là chìa khóa mở ra và giải tỏa tất cả những vấn nạn cùng các thách thức cho Việt Nam. Phẩm chất giáo dục phải được cải tổ và khai triển từ bậc giáo dục đại học cho đến trung học đ nhứt cấp.

Các cơ quan thiện nguyện, người dân cần đóng góp vào việc cải thiện phẩm chất giáo dục như trợ giúp tài vật trong việc mở mang trường ốc và hạ tầng cơ sở, cấp học bổng cho sinh viên học sinh nghèo hay học giỏi.

Cần lưu tâm nhiều hơn đối với những dân tộc thiểu số, cũng như thiết lập một chương trình giảng dạy riêng cho họ vì người thiểu số không có điều kiện như trẻ con Việt được nói và nghe tiêng Việt qua miệng lưỡi người mẹ.

Một khi phẩm chất giảng dạy tăng lên, việc học thêm hay học trường tư lập sẽ giảm bớt. Từ đó, tình trạng chênh lệch cán cân kinh tế trong xã hội có thể được thâu ngắn hơn qua việc giáo dục phổ cập vào đại chúng.   

Sau cùng, chính sách giáo dục xã nghĩa cần phải được thay thế bằng một chính sách thông thoáng hơn, không còn bóng dáng công an trong học đường nữa.

Mong lắm thay

Mai Thanh Truyết

Mơ về Việt Nam tương lai- 10/2013

 

Thay đổi là một tiến trình, không phải là một biến cố

Thay đổi là một tiến trình, không phải là một biến cố.

 

Bài đọc thêm:

 

Bài 1: Suy nghĩ về một Chính Sách Giáo Dục mới

Nhị Thể - Giáo Dục (Dual – Education)

Some ideas on the new strategy of education -

dual education

Dual Education is something new to Vietnam. It worked perfectly in Germany. This country has solved the problem of unemployment for students after they graduated and even during their summer time very well compared to the U.S. and other countries which followed the tradition of "literature education". The countries which pay too much attention to academic education and theoretical studies would have problems in employment for students when they graduated. In Germany, they followed the model of "study and practice", or "dual-education". Therefore, the new graduated students who failed to get jobs only fluctuated within the margin of 8% annually. During the time of unification, the unemployment rates were around 50% for youth, but when they entered the era of stability, the unemployment rates of graduated students fell to 8%. That was the achievement of what iscalled "dual-education" (study and practice paralleling).  There have been 3 nations which have attained success based on "dual-education" in the E.U: Germany, Austria, and Switzerland.

Efforts have been made right in the elementary, secondary and later higher education or university degrees to provide students with apprenticeships, in paralleling with academic studies. The results have been good as the statistics showed. In VN, under the Republic of Vietnam, the Cao Thang School followed this model of education and got good results, as they did apprenticeships at such firms as Ba Son, Caric (a ship builder) and other places. After finishing their programs at Cao Thang School, they could be accepted into the Phu Tho National Centre for Technology in Phu Tho, near Saigon (engineering degrees of various branches).

Trong giai đoạn kinh tế toàn cầu đang suy trầm hiện tại, vấn đề giải quyết lao động và công ăn việc làm một vấn đề cốt lõi cho việc phát triển quốc gia, đặc biết đối với số lượng đông đảo của các tân khoa vừa tốt nghiệp. Đây là một thách thức lớn và hướng giải quyết của từng quốc gia sẽ định mức lại sức tăng trưởng xã hội của quốc gia đó.  Hiện tại Hoa Kỳ vẫn lúng túng trong việc sắp xếp "việc làm" cho những sinh viên tốt nghiệp hằng năm. Và năm 2012 số tân khoa ra trường không kiếm được việc làm đã quá ngưỡng cửa 30%.

Ở các quốc gia Âu Châu tình trạng càng tệ hại hơn nữa.  Năm 2012 tình trạng không có việc làm của sinh viên tốt nghiệp là 56% ở Tây Ban Nha và 38% ở Ý. Mùa Hè năm nay đã đến nghĩa là thêm một số lượng lớn sinh viên ra trường cần phải có việc làm.

Riêng tại Đức tỷ lệ sinh viên mới ra trường không tìm được việc làm chỉ giao động trên dưới 8% hằng năm. Câu hỏi được đặt ra là vì sao Tây Đức phải cưu mang người anh em nghèo là Đông Đức với tỷ lệ thất nghiệp khi thống nhất hai nước Đức trên dưới 50%, mà hiện nay nước Đức thống nhất lại ổn định mức lao động xã hội và phát triển trong chiều hướng ứng hợp với toàn cầu hoá?

Có thể trả lời ngay là nhờ chính sách giáo duc Đức đặt nền tảng trên hai khía cạnh học và hành, và cũng có thể nói đây là một chính sách giáo dục quốc gia mới trên thể giới. Đó là chính sách "Dual-Education", xin tạm dịch là "Nhị Thể-Giáo Dục". Nước Đức đã áp dụng chính sách này từ năm 1969 cho đến hôm nay.

Chính Sách Nhị-Thể Giáo Dục

Trong một cuộc họp gần đây, Ursula Von Der Leyen, Bộ trưởng Lao động Đức công bố trước các thành viên của Liên hiệp Âu Châu (European Union) về tình trạng thất nghiệp ở xứ này, đặc biệt đối với giới trẻ là nhờ hệ thống nhị-thể giáo dục. Có ba quốc gia Âu Châu thành côngtrong chính sách này là Đức, Áo và Thuỵ Sĩ.

Đây là một chính sách truyền thống phối hợp giữa giáo dục cổ điển (trường lớp Tiểu học-Trung học-Đại học) và tập sự học nghề (apprenticeships). Việc phối hợp trên làm cho học viên vừa đi làm vừa hoàn tất học trình của mình. Do đó phần lớn sinh viên đều có việc làm ngay sau khi ra trường.

Dĩ nhiên chu kỳ học tập cho hệ thống này dài hơn lề lối học tập cổ điển, vì sinh viên phải tạm nghỉ học lý thuyết một thời gian để đi tập sự trong khi vừa học được kinh nghiệm chuyên môn và giải quyết được tình trạng tài chánh trong thời gian học.

Chính sách nào cũng có thể được xem như việc thiết lập các hệ thống giáo dục hướng nghiệp (Vocational-Education) tại Hoa Kỳ. Chính nhờ vậy mà nước Đức vượt qua được suy thoái toàn cầu từ năm 2007 và có thêm khả năng giúp các quốc gia khác trong Liên hiệp Âu Châu như Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Tây Ban Nha, vv…

Các học sinh ở Đức sau khi tốt nghiệp trung học nếu không muốn vào hoặc không được vào đại học có thể tham gia chương trình giáo dục này; họ có thể đi làm 3 hoặc 4 ngày trong một hãng xưởng để được huấn nghiệp chuyên môn và được trả lương đầy đủ. Những ngày còn lại trong tuần họ phải đi học những lớp quy định trong chương trình giáo dục do sự tổ chức và điều hành của Phòng Thương Mại và các Hội Đoàn Kỹ Nghệ. Sau 3 niên học (không có nghỉ hè), học viên được cấp chứng chỉ và hầu hết đều được tiếp tục làm việc tại nhiệm sở mà họ đã thực tập trong những năm qua. Họ đã chính thức là nhân viên của hãng.

Đối với tuổi trẻ Đức, họ rất mến chuộng hệ thống giáo dục này, có 2 trên 3 học sinh tốt nghiệp trung học chọn lề lối trên và họ đóng góp không nhỏ vào khoảng 350 ngành nghề đang hoạt động tại Đức, từ công việc của người thợ chuyên môn hoặc trong những dịch vụ thương mại, từ kế toán qua dược khoa, y khoa và nông nghiệp, vv…

Chính sự thành công của chính sách này khiến cho nước Đức có một lực lượng chuyên môn có tay nghề cao, cung ứng và điều hòa được mức thất nghiệp thấp cùng duy trì sức phát triển đều đặn của quốc gia. Thêm một điểm son của chính sách giáo dục trên là nhân viên sau một thời gian làm việc có thể được tiếp tục học thêm để có những nhiệm vụ và địa vị cao hơn.

Nhìn lại Việt Nam

Với chính sách chuyên chính vô sản hiện tại, có thể nói chính sách giáo dục Việt Nam hoàn toàn đi đến bế tắc. Số trường đại học, cao đẳng tăng gấp trăm lần so với miền Nam trước đây. Nhưng đó chỉ là số lượng, thật sự về phẩm chất, chương trình và đạo đức giáo dục băng hoại làm cho tuổi trẻ Việt Nam ngày nay không còn định hướng về quốc gia và dân tộc.

Từ đó, đưa đến sự thờ ơ đối với công việc phát triển quốc gia. Phần lớn chạy theo việc làm giàu dù lương thiện hay bất chính, sống không biết ngày mai, sống thâu đêm suốt sáng bên cạnh những thú tiêu khiển trụy lạc sa đọa. Một số khác không có điều kiện thì sống vất vưởng bên lề xã hội. Những người cầm quyền hiện tại hoặc vì bận lo bảo vệ quyền lựcquyền lợi, vì vậy đất nước ngày càng đi xuống.

Câu chuyện "hàng ngày ở Huyện" xảy ra trong suốt 38 năm qua trong mỗi kỳ thi tốt nghiệp trung học vào tháng 6 hằng năm.  CS Bắc Việt không thể bưng bít được những hình ảnh tiêu cực xảy ra từ Bắc chí Nam như: đánh bùa (phao) trao đổi với giám thị; giáo sư chỉ bài cho thí sinh trước khi thi và trong ngày thi. Việc buôn bán bài giải là một dịch vụ béo bở cho một số người. Từ đó, nhìn lại chính sách giáo dục miền Nam trước kia là một chính sách quốc gia đặt căn bản Dân tộc-Nhân bản-Khoa học-Khai phóng làm trọng tâm cho việc phát triển quốc gia.

Và cũng có thể nói hệ thống nhị thể-giáo dục nêu trên cũng đã manh nha ở giai đoạn của bậc trung học miền Nam thời bấy giờ. Vào năm 1958, một Đại Hội nghị giáo dục toàn quốc (miền Nam từ vỹ tuyến 17 trở vào) đã nghiên cứu và chấp nhận 3 nguyên tắc căn bản định hướng cho nền giáo dục Việt Nam là nhân bản, dân tộc, khai phóng.

Nền giáo dục Việt Nam phải là một nền giáo dục nhân bản, tôn trọng giá trị thiêng liêng của con người, lấy chính con người làm cứu cánh, và như vậy nhằm mục đích phát triển toàn diện con người;

Nền giáo dục Việt Nam phải là một nền giáo dục dân tộc, tôn trọng giá trị truyền thống, mật thiết liên quan đến những cảnh huống sinh hoạt như gia đình, nghề nghiệp, đất nước và bảo đảm hữu hiệu cho sự sinh tồn và phát triển của quốc gia;

Nền giáo dục việt Nam phải có tính cách khai phóng, tôn trọng tinh thần khoa học, phát huy tinh thần dân chủ xã hội, thâu thái tinh hoa các nền văn hóa thế giới.

Đến năm 1970, thêm một nguyên tắc khác được đem vào làm chuẩn cho nền giáo dục miền Nam. Đó là lấy sự tôn trọng tinh thần khoa học, như các quốc gia tân tiến trên thế giới, làm nền tảng cho mọi sự tiến bộ giáo dục tại Việt Nam.

Từ đó, giáo dục miền Nam đã có những bước đi vững chắc trên mền tảng của Nhân bản-Dân tộc-Khai phóng-Khoa học. Đây chính là kim chỉ nam làm cho nền giáo dục miền Nam liên tục tiến bộ nâng cao phẩm chất giáo dục quốc gia, và tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên miền Nam trở thành những thành viên ưu tú của đất nước trong suốt thời kỳ 1958-1975.

Chúng ta còn nhớ trường Trung học Kỹ thuật Cao Thắng, được thánh lập qua sắc lệnh của Tổng thống VNCH ngày 29/6/1956, tọa lạc tại đường Huỳnh Thúc Kháng, SàiGòn, trong đó học sinh được học ngoài chương trình phổ thông còn rất nhiều giờ dành cho việc học nghề: tiện, máy móc, hàn xì….Và hằng năm học sinh được gởi đi thực tập ở xưởng Ba Son, hãng đóng tàu Caric, nhà máy đường Khánh Hội, và một số hãng dệt khác.

Qua việc đào tạo trên, học sinh tốt nghiệp trung học nơi đây khi thi đậu vào Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ thường hội nhập và thu thập nhanh hơn các học sinh phổ thông. Họ là những kỹ sư giỏi của trường.

Vào cuối thập niên 1960, trường Kiểu mẫu Thủ Đức được thành lập dưới sự bảo trở tài chánh và kỹ thuật của Hoa Kỳ. Giảng viên phần lớn được huấn luyện ở Hoa Kỳ.  Rất nhiều ngành nghề mới được giảng dạy và đào tạo nơi ngôi trường này.

VNCH còn có thêm hệ thống giáo dục tổng hợp:

Trung học tổng hợp: Chương trình giáo dục trung học tổng hợp (tiếng Anh: comprehensive high school) là một chương trình giáo dục thực tiễn phát sinh từ quan niệm giáo dục của triết gia John Dewey, sau này được nhà giáo dục người Mỹ là James B. Connant hệ thống hóa và đem áp dụng cho các trường trung học Hoa Kỳ Giáo dục trung học tổng hợp chú trọng đến khía cạnh thực tiễn và hướng nghiệp, đặt nặng vào các môn tư vấn, kinh tế gia đình, kinh doanh, công-kỹ nghệ, v.v… nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức thực tiễn, giúp họ có thể mưu sinh sau khi rời trường trung học. Ở từng địa phương, phụ huynh học sinh và các nhà giáo có thể đề nghị những môn học đặc thù khả dĩ có thể đem ra ứng dụng ở nơi mình sinh sống. Thời Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa chính phủ cho thử nghiệm chương trình trung học tổng hợp, nhập đệ nhất và đệ nhị cấp lại với nhau. Học trình này được áp dụng đầu tiên tại Trường Trung học Kiểu mẫu Thủ Đức, sau đó mở rộng cho một số trường như Nguyễn An Ninh (cho nam sinh; 93 đường Trần Nhân Tông, Quận 10) và Sương Nguyệt Ánh (cho nữ sinh; góc đường Bà Hạt và Vĩnh Viễn, gần chùa Ấn Quang) ở Sài Gòn, và Chưởng Binh Lễ ở Long Xuyên. (trích trên mạng điện tử).

Đây là một đóng góp không nhỏ vào việc phát triển quốc gia. Chính vì vậy tổng sản lượng nội địa (GDP) của miền Nam năm 1960 là $223 Mỹ kim/người, so với Nam Hàn là $155, Thái Lan $101, Trung Cộng $92, Ấn Độ $84, và CS Bắc Việt $73.

Hiện nay, sau 38 năm xã hội chủ nghĩa, Thái Lan có tổng sản lượng nội địa cao gấp 4 lần Việt Nam, Trung Cộng gấp 5 lần, Ấn Độ gấp 6 lần. Riêng Nam Hàn tăng trưởng nhanh và qua mặt hơn Việt Nam 15 lần.

Từ những con số vô tình trên, chúng ta có thể kết luận là CS Bắc Việt đã đưa đất nước vào tận cùng của sự nghèo đói, ngoài sự thành công "vĩ đại" của họ trong quản lý kinh tế là đem lại hàng tỷ tỷ đô la cho những nhóm "lợi ích kinh tế" mà những người lãnh đạo chốt bu của đảng chính là những chủ nhân ông của các tài sản kếch xù trên.

Tương lai Việt Nam đi về đâu?

Câu hỏi trên xin dành cho tuổi trẻ Việt Nam, những người sẽ mang lại lá cờ hồng tự do, dân chủ cho Đất và Nước.

 

Mai Thanh Truyết

Trên đường thiên lý-2013

 

 *  *  *

 

Bài 2: Bài Học Đầu Tiên

CayThongGiaVào thời điểm ngay sau ngày 30/4/1975, tâm trạng người dân hoang mang cực độ. Nhà nhà e dè mỗi khi tiếp xúc hay trao đổi với những người hàng xóm thân thuộc trước kia. Không khí xóm giềng thân mật  không còn ứng hợp với câu "bà con xa không bằng láng giềng gần" nữa, đối lại bằng những cặp mắt nghi ngờ, e sợ, nhất là khi thấy bóng dáng một người quen thuộc nhưng trên cánh tay có mang một băng vải đỏ. Đó là hình ảnh tiêu biểu nhứt cho những ngày đầu gọi là "cách mạng".

Chúng tôi, một nhóm giáo chức của trường Đại học Sư phạm Sài Gòn gồm GS Nguyễn Văn Trường, GS Lý Công Cẩn, GS Lê Trọng Vinh, GS Trần Kim Nở, GS Trần Văn Tấn, và người viết (đã ở khu cư xá 57 Tự Đức từ mấy ngày trước 30/4), đang ngồi với nhau để bàn thảo xem phải hành động như thế nào, trình diện ra sao, vì hôm đó chỉ là ngày thứ hai của "cách mạng", tức thứ năm ngày 1/5/1975.

Tình cờ GS Nguyễn Hoàng Duyên, một thành viên của Ban Hóa học của trường lái Honda đến. Tôi đề nghị với các GS huynh trưởng để tôi cùng Duyên lên trường xem xét tình hình trước.

Hai anh em đèo nhau trên chiếc Honda dame, mỗi người một tâm trạng bất an, nhưng vẫn không lộ ra. Khi vào khỏi cổng trường, không khí hoàn toàn khác, không còn một không khí quen thuộc như ngày nào.  Một cảm giác nặng trĩu nơi tôi khi nhìn thấy một Giảng nghiệm viên thuộc Ban Vạn vật mang băng vải đỏ nơi cánh tay, chận chúng tôi lại, và hỏi với nét mặt lạnh lùng:"Hai anh vào ghi tên trình diện đi".

Bước vào một phòng thí nghiệm hóa học, tôi lại thấy anh Nguyễn Minh Hòa (hiện nay là Trưởng khoa Hóa ĐH Sư phạm "tp HCM", người đã từng tuyên bố là nhờ cách mạng mà vợ tôi mới…mang thai được và tôi có con nối dòng(!)), một giảng nghiệm viên của tôi, cũng mang băng đỏ trên cánh tay hỏi tôi bằng một giọng lạnh lùng, không còn kính trọng như những ngày trước đó. Dĩ nhiên là tôi ghi tên và bước ra ngoài.

Đi lần đến văn phòng Phó Khoa trưởng, cửa đã mở toang, tôi thấy Ngô Phàn, một sinh viên Ban Lý hóa của trường đã chạy vào bưng hai năm về trước. Phàn hỏi tôi, trên tay cầm khẩu súng lục nhỏ của GS LCC: "Anh có gặp Ô C. không? Tôi đáp:" GS LCC sẽ vào trình diện sáng nay".

Quan sát chung quanh sân trường, tôi chí thấy vài chị "nhà quê" quấn khăn rằn trên cổ, vẻ mặt thể hiện nét thỏa mản của kẻ chiến thắng bước qua lại, chỉ chỏ các "anh" đeo băng đỏ mà trước đó chỉ vài ngày là những giáo sư của VHCH. Ngoài ra, không thấy bóng dáng của một "cán bộ" hay "bộ đội" Bắc Việt nào cả.

Tôi và Duyên đi về báo cho các GS đang chờ đợi ở cư xá Tự Đức. Sau đó mọi người lên trường trình diện.

*   **

Một tháng sau, mọi sự đi dần vào ổn định, nghĩa là mọi thủ tục kiểm soát, kiểm tra đã hoàn tất, số giáo sư của trường được chia ra làm hai nhóm rõ rệt:

1- Các giáo sư đeo băng đỏ trong những ngày đầu trở thành nồng cốt và giữ vai trò Tổ trưởng và Tổ phó học tập trong đó Tôn Nữ Thị Ninh là một Tổ trưởng sáng giá nhứt, và

2- Số giáo sư còn lại chiếm đa số là Tổ viên.

Chúng tôi bắt đầu chương trình "học tập" tại chỗ với mỗi tổ khoảng trên dưới 20 người, trong đó, ngoài Tổ trưởng, Tổ phó còn có một GS hướng dẫn học tập mới vào từ miền Bắc. Nơi trường Sư phạm, các "giáo sư" đó đến từ trường ĐHSP Vinh, trong đó, "một cháu ngoan của Bác" tên Trần Thanh Đạm làm Hiệu trưởng, "GS" Cao Minh Thì làm Hiệu phó, "GS" Nguyễn Văn Châu và một số "GS" khác như Yến, Thoa …và một số khác tôi không còn nhớ tên. Tuy nhiên, một người Trưởng ban tổ chức mà tôi không bao giờ quên được, đó là Bảy Được, một công an chánh gốc, mà sau nầy đã hỏi cung tôi cùng với một sĩ quan cấp tá công an là chồng của giáo sư Yến nói trên.

Dĩ nhiên những buổi học tập trên có tính chất giáo điều, diễn ra trong tẻ lạnh vì thái độ bất hợp tác của đa số giáo sư, ngoài những câu hỏi cò mồi của "đám GS đeo băng đỏ". Tuy  nhiên cũng có những giây phút sôi nổi vì các câu hỏi "móc lò" của một số GS trẻ như Duyên và Tuấn làm cho "đám ba mươi" cứng họng, vì họ làm sao có khả năng giải đáp được trong khi trong đầu chứa đầy tâm thức nô lệ!

Một kỷ niệm tôi còn nhớ đến hôm nay sau 38 năm là buổi đúc kết học tập. Tổ trưởng của tôi là một tiến sĩ cũng tốt nghiệp bên Pháp và là Phó ban Hóa học thời VNCH tên Nguyễn Thị Phương. Trong suốt thời gian "học tập", Cô Phương thường đi bên cạnh một "nồng cốt" thực sự, tên Bùi Trân Phượng, con một giáo sư Việt Văn bên Đại học Văn khoa. Cô nầy luôn luôn mặc áo bà ba và quần lãnh đen và cũng "bắt chước" túi sách cán bộ sau lưng. Cô luôn kế cận "anh" Ba Trực của thành ủy. Trong thời gian nầy, Phượng còn là sinh viên, nhưng ở thời điểm hiện tại, Phượng là một "tiến sĩ" làm việc giữa Sài Gòn và Boston.

Tôi được xướng danh đọc bài đúc kết học tập đầu tiên. Vì đã chuẩn bị trước, tôi đã nhờ người học trò "ruột" hiện ở Vancouver soạn thảo, ghi lại tất cả những lời "Bác Hồ dạy" "Bác Tôn dạy" cùng các phát biểu của "Chú Duẩn" v.v…Tất cả được học trò tôi đúc kết, ráp nối trên 30 trang giấy…

Và trong suốt buổi đúc kết, tôi là cây đinh trong đó. Tôi đã chiếm hết giờ dành cho Tổ để đọc. Do đó, sau khi thảo luận bài đúc kết, vì đã hết giờ cho nên các đồng nghiệp còn lại của tôi được ra về khoan khoái vì đã tránh được nói lên những điều ngược với lòng mình

Trong suốt những ngày tháng gọi là "học tập", thỉnh thoảng cũng có những cán bộ cao cấp từ ngoài Bắc vào như Cù Huy Cận, Xuân Diệu, và nhiều người khác…giảng dạy về thiên đường cộng sản.

Một hôm, tại giảng đường của Đaị học Khoa học có sức chứa gần 500 người, nhà thơ tình lãng mạn "ngày xưa" Xuân Diệu đăng đàn. Có thể nói, chưa bao giờ tôi có thể hình dung được một cán bộ cao cấp của cộng sản, từng giữ chức Thứ trưởng Văn hóa (?) Bắc Việt có những thái độ và cung cách thiếu văn hóa như thế.

Ông Xuân Diệu, với cái áo sơ mi bò ngoài, mang đôi dép lẹp xẹp, vai mang cái bị da cán bộ…chễm chệ ngồi trên cao…tự do phát ngôn. Bên cạnh đó hai chai bia Con Cọp BGI 75cc và một ly lớn. Vừa uống, vừa nói, tay chân "huênh hoang" với luận điệu của kẻ chiến thắng…

Và những câu nói ngày hôm đó là bài học …đầu tiên của tôi sau "cách mạng" như tựa đề của bài viết nầy và hình ảnh cây cổ thụ minh họa.

Ông ta nói cái gì?

Xin thưa,

Ông ta chê chế độ Việt Nam Cộng Hòa, đặc biệt là giới trí thức miền Nam, giới giáo sư đại học…và ví tất cả như những cây cổ thụ xum xuê cành là…nhưng không có rễ. (Xin các giáo sư có mặt ngày hôm đó, hiện đang ở hải ngoại làm chứng dùm cho tôi, kẻo tôi bị nói oan là bêu xấu chế độ ưu việt bằng triệu lần tư bản).

Sau 38 năm, nghiệm lại câu nói năm xưa của một thi sĩ "thương cha thương một, thương ông thương mười"của Tố Hữu, người bạn của Xuân Diệu, lòng tôi chùng xuống và cảm thương cho một người lớn lên trong "cách mạng", được "cách mạng" nuôi dưỡng… cho nên mới có ý so sánh đầy 'biện chứng" trên.

Ba mươi tám năm qua, bây giờ cả thế giới mới thực sự thấy rõ hình ảnh Việt Nam ngày nay, hình ảnh nầy đã chứng minh rành rành qua một đất nước tan hoang từ xã hội băng hoại cho đến đạo đức suy đồi, trong đó giáo dục thể hiện tất cả những gì tồi tệ nhứt như thầy trò, cô trò…có thể trao thân vì những đổi chác cho một kỳ thi, hay một mảnh bằng, chưa kể những tệ hại khác không cần phải nêu ra đây. Có thể nói trong lịch sử giáo dục Việt Nam chưa có thời đại nào đưa đến sự đảo lộn luân thường đạo lý như giai đoạn hiện tại của Đất và Nước như hôm nay.

Bài học đầu tiên của Xuân Diệu 38 năm về trước về cây cổ thụ cần phải được xem xét lại.

Kết luận cần phải nói cho rốt ráo của bài tản mạn nầy là "Cây cổ thụ xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện tại là một cây chết khô, không hoa, không lá, không rễ, và thân cây đã mục nát, thậm chí mối và mọt cũng không còn gì có thể gậm nhấm được".

Mai Thanh Truyết

Bài đầu tiên của thời "gác kiếm"-11/2011

*  *  *

Bài 3: Corruption in schools

a big problem in Vietnam

Teachers frightened to fight back against students who cheat

Ben Stocking, Associated Press

Ben Stocking, Associated Press

-       -Published 4:00 am, Sunday, December 28, 2008

 

Do Viet Khoa, a high school math and geography teacher, is shown in his house in Thuong Tin district in Hanoi, Vietnam, Wednesday, Dec. 10, 2008. Khoa has been trying to root out the petty bribery and cheating that plaques schools across Vietnam, where poorly paid teachers and administrators squeeze money out of impoverished parents who can't afford to pay but feel they have no choice.

Do Viet Khoa, a high school math and geography teacher, is shown in...

He says they punched him, kicked him, stole his camera and terrified his wife and children.

Khoa, a high school math and geography teacher, says the message was clear: Stop blowing the whistle on school corruption - or else.

For several years, Khoa has been fighting the petty bribery and cheating that plagues schools across Vietnam, where poorly paid teachers and administrators squeeze money out of even poorer parents.

Vietnam's leaders approved a sweeping anti-corruption law in 2005, but implementation is uneven. The country still ranks poorly on global corruption surveys, and for ordinary Vietnamese, who treasure education, school corruption is perhaps the most infuriating of all.

Few dare to fight it, for fear of retaliation.

A slight, ordinary-looking man from a farming village, 40-year-old Khoa made a dramatic entrance onto the national scene two years ago. He videotaped students cheating on their high school graduation exams while their teachers watched and did nothing. State-owned TV stations played the tape repeatedly.

With TV cameras in tow, Vietnam's education minister went to Khoa's house to hand him a certificate praising his courage. Khoa appeared on Vietnam's version of the Larry King show. The principal of the Van Tao High School, where Khoa has taught since 2000, was transferred.

But back in his farming village of Van Hoa, about 15 miles outside Hanoi, Khoa got anything but a hero's welcome.

Teachers and administrators resented the unflattering spotlight. Even among parents and students, who stood to gain most from Khoa's efforts, few came to his defense.

All the parents wanted was to get their children through school and into jobs, even if they had to cheat to pass their exams, Khoa said.

"The entire community has shunned me," Khoa said. "They harass me on the phone, they send me letters. They say I put my thirst for fame ahead of their children's welfare. Some of them even threatened to kill me."

Thinh Van Nam, 27, a teacher at the school, says Khoa has brought his problems on himself.

"Khoa says we isolated him, but it is not true," Nam said. "When someone feels ostracized by his peers, he needs to ask himself why.

Matters escalated last month, when the four men came to Khoa's house - two of them guards at his school, according to news reports. Police are still investigating.

Khoa has also run afoul of the new principal, Le Xuan Trung, after sending a letter to national and local officials alleging that Trung imposed various unfair fees to enrich school staff at parents' expense.

One of Khoa's biggest complaints is the "extra classes" implemented at his school and others across the country, in which regular school teachers tutor students for money.

"If they don't go, the teachers give them bad grades," said Khoa.

A teacher can triple a salary by packing students into the sessions. These cost parents about $6 a week - nearly as much as they earn farming rice.

Principal Trung did not respond to an interview request. But he was quoted in the People's Police newspaper as saying enrollment in the classes is voluntary.

Trung reportedly said Khoa "did not always concentrate on his teaching and follow the school regulations," and "he used his camera and recorder too much, so people did not feel comfortable talking to him."

One man defending the teacher is Vu Van Thuc, whose son goes to the school. "He is raising his voice against these absurd requirements imposed by the school," he said.

"He is really brave," said Giang Xuan Dung, a math teacher. "I admire him for his courage and patience."

Other schools have offered to hire Khoa.

"I thought we should support him," said Van Nhu Cuong, a Hanoi headmaster who tried to hire him. "We really need people who dare to speak out."

Khoa refused because the school is too far from his home.

His wife, Nguyen Thi Nga, worries about her husband's crusade.

"This has caused us a lot of stress," she said. "I wish everyone would join the fight against corruption so that we wouldn't be the odd ones out."

No matter what happens, Khoa said, he won't stop fighting to uphold the ideals of honesty and integrity promoted by the communist revolutionaries who freed Vietnam from colonial rule.

"Many teachers are soiling the image of education," he said. "Corruption is a betrayal of communist ideology and of the country."

Ghi chú: Thầy Khoa, ngay sau khi tố cáo tham nhũng, bị đình chỉ việc giảng dạy, bị bắt sau đó, và được thả ra. Hiện Thầy Khoa làm nghề tự do.

*  *  *

Bài 4: Những hình ảnh về

giáo dục miền Nam trước 1975

Ghi chú của tác giả: Ngay sau khi các bài viết về giáo dục của tác giả đước phát tán trên mạng và ba buổi phỏng vấn trên Đài Chân Trời Mới vào tháng 11/2013, ngay sau đó, vào đầu tháng 12, VietnamNet ở Việt Nam đã cho đăng bài dưới đây.

logo- Hình ảnh và những tư liệu về giáo dục Miền Nam Việt Nam trước 1975 đang được chia sẻ trên các trang mạng. Mục tiêu giáo dục thời điểm này được xác định là: Phát triển toàn diện mỗi cá nhân; Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh; Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học.

Mô hình giáo dục này trong những năm 1970 có khuynh hướng chấp nhận mô hình giáo dục Hoa Kỳ có tính cách đại chúng và thực tiễn.

Hệ thống giáo dục gồm tiểu học, trung học và ĐH, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục ở cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới địa phương.

Dưới đây là một số hình ảnh về chuyện học, chuyện dạy ở thời kỳ này:

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Sách giáo khoa cho học sinh.

Triết lý giáo dục dựa trên 3 nguyên tắc "nhân bản", "dân tộc" và "khai phóng".

Mục tiêu giáo dục thời điểm này được xác định là: Phát triển toàn diện mỗi cá nhân; Phát triển tinh thần Quốc gia ở mỗi học sinh; Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học.

Bậc tiểu học bao gồm năm lớp, từ lớp 1 đến lớp 5. Theo quy định, giáo dục tiểu học là giáo dục phổ cập (bắt buộc).

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Thẻ căn cước học sinh Trường Võ Trường Toản

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Trong ảnh: Trường Trung học Cộng đồng

Quận 8 năm 1972- 1973

 

Hệ thống giáo dục trung học gồm: trung học đệ nhất cấp

 

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Trường trung học Đệ nhị. Trong ảnh:

Các nam sinh Trường Võ Trường Toàn

 

Hệ thống trường trung học còn có: Trung học tổng hợp, Trung học kĩ thuật 

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Trong ảnh: Trường Quốc-Gia Nông-Lâm-Mục B'Lao.

 

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Học sinh đậu được Tú tài II thì có thể ghi danh vào học ở một trong các viện ĐH, trường ĐH, và học viện trong nước. Vì số chỗ trong một số trường có giới hạn nên học sinh phải dự kỳ thi tuyển có tính chọn lọc rất cao.

 

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Viện đại học Đà Lạt.

 

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Viện Pasteur Nha Trang.

 

 

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Trường Kỹ Sư Công Nghệ, Trường Hàng Hải thuộc

Trung tâm Quốc gia Kỹ Thuật.

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Các giáo sư Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ đồng tấu: Trần Thanh Tâm (đờn kìm), Phan Văn Nghị (đờn cò), Trương Văn Đệ (đờn tam), Vũ Văn Hòa (sáo) và

Nguyễn Vĩnh Bảo (đờn tranh)

 

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Buổi học hình họa tại lớp dự bị của

trường Quốc gia Mỹ thuật Sài Gòn đầu thập niên 60

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thời điểm này, một số sinh viên bậc ĐH được cấp giấy phép đi du học ở nước ngoài. Hai quốc gia thu nhận nhiều sinh viên Việt Nam vào năm 1964 là Pháp (1.522) và Hoa Kỳ (399), đa số theo học các ngành khoa học xã hội và kỹ sư.

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dụcChương trình hai năm (còn gọi là chương trình sư phạm cấp tốc) nhận những ai đã đậu được bằng Trung học Đệ nhất cấp. Hằng năm chương trình này đào tạo khoảng 2.000 giáo viên tiểu học. Giáo viên trung học thì phải theo học chương trình của trường đại học sư phạm (2 hoặc 4 năm).Sinh viên các trường sư phạm được cấp học bổng nếu ký hợp đồng 10 năm làm việc cho nhà nước ở các trường công lập sau khi tốt nghiệp.

Chỉ số lương của giáo viên tiểu học mới ra trường là 250, giáo học bổ túc hạng 5 là 320, giáo sư trung học đệ nhất cấp hạng 4 là 400, giáo sư trung học đệ nhị cấp hạng 5 là 430, hạng 4 là 470. Với mức lương căn bản như vậy, cộng thêm phụ cấp sư phạm, nhà giáo ở các thành phố có cuộc sống khá thoải mái, có thể mướn được người giúp việc trong nhà. Sau đó, đời sống bắt đầu đắt đỏ, vật giá leo thang, nhà giáo cảm thấy chật vật hơn, nhất là ở những thành phố lớn như Sài Gòn và Đà Nẵng. Tuy vậy, lúc nào các nhà giáo cũng giữ vững tinh thần và tư cách của nhà mô phạm.

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Đề thi trắc nghiệm đã được sử dụng cho môn Công dân, Sử, Địa trong các kỳ thi Tú tài I và Tú tài II từ niên khóa 1965-1966. Đến năm 1974, toàn bộ các môn thi trong kỳ thi tú tài gồm toàn những câu trắc nghiệm. Các vị thanh tra trong ban soạn đề thi đều phải đi dự lớp huấn luyện về cách thức soạn câu hỏi, thử nghiệm các câu hỏi với trên 1.800 học sinh ở nhiều nơi, phân tích câu trả lời của học sinh để tính độ khó của câu hỏi và trả lời để lựa chọn hoặc điều chỉnh câu hỏi trắc nghiệm cho thích hợp.

Đầu những năm 1970, Nha Khảo thí đã ký hợp đồng với công ty IBM để điện toán hóa toàn bộ hồ sơ thí vụ, từ việc ghi danh, làm phiếu báo danh, chứng chỉ trúng tuyển… đến các con số thống kê cần thiết. Bảng trả lời cho đề thi trắc nghiệm được đặt từ Hoa Kỳ, và bài làm của thí sinh được chấm bằng máy IBM 1230.

 Phong Đăng(tổng hợp từ internet)


 

 

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục


 

 

 

 

 

 

Giáo dục bậc Tiểu và Trung học Việt Nam

 

The Education for All (EFA) movement is a global commitment to provide quality basic education for all children, youth and adults. At the World Education Forum (Dakar, 2000), 164 governments pledged to achieve EFA and identified six goals to be met by 2015. Governments, development agencies, civil society and the private sector are working together to reach the EFA goals. 

Vietnam's education system is divided into 5 levels: - Kindergarten- Elementary school - Secondary school - High school - Community or junior college - Senior college or university.
Without mentioning kindergarten, Elementary school takes 5 years and Secondary + High School take 7 years.
Schools include public, private and semi-public schools. Children start Elementary School at 6 years old. Children's education is mandatory for Elementary School. According to the General Statistic Office (2006), there were 90% of total children from 6 to 11 years old registered for Elementary Education. For the calendar year 2009-2010, there were 15172 elementary schools. Total children's registration was
7.02 million (46% female).

Educational programs include:

-  Grade 1 to 3: Vietnamese language, Mathematics, Morality, Natural and Social Knowledge, Arts, and Gymnastics.

-  Grade 4 to 5: Vietnamese language, Mathematics, Morality, Science, History, Geography, Basic Techniques, Music, Arts, and Gymnastics.

- Grade 6, 7, 8, and 9: Vietnamese language, Mathematics, Biology,Physics, Chemistry, History, Geography, Civics, Foreign Language,Gymnastics, Technology, Arts, Optional Subject, Vocational-oriented Activities, Extra-curricular Activities, Family Economics (Grade 6), Agriculture, Breeding, Forestry (Grade 7), Industry (Grade 8), andOptional Subject (Grade 9).

-  Grade 10, 11, and 12: History of Literature (VN, China, and Japan), Algebra (Grade 10), Calculus (Grade 11 & 12), Geometry (10, 11, and 12), Physics, Chemistry, Biology, History, Geography, and Civics(including Economics, Philosophy, Politics, Law, and Ethnic Studies). Foreign Languages (include English, Chinese, French, and Russian). Others: Industry, Agriculture, IT etc.

Kể từ ngày Việt Nam phê chuẩn Chương trình "Giáo dục Đại chúng" (Giáo dục cho Tất cả) (Education for All - EFA) do UNESCO đề xướng tại Dakar năm 2000, một sáng kiến mới về giáo dục trong đó nhắm mục tiêu chính yếu là cung cấp phẩm chất căn bản giáo dục cho trẻ em, thanh niên và người lớn. Và Việt Nam đã đem sáng kiến nầy vào trong Mục tiêu Thiên niên kỷ Phát triển (Millenium Development Goals) cho đến năm 2015 như: chương trình giữ trẻ và mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở và chương trình giáo dục bán chính thức (non-formal education).

Việt Nam cũng đã từng cam kết "phẩm chất giáo dục là một chìa khóa quan trọng trong mục tiêu giáo dục quốc gia, đồng thời với giáo dục toàn diện (universal education) cưỡng bách cho đến cấp trung học cơ sở…"

Việt Nam cũng đã tăng ngân sách giáo dục từ 15% trong ngân sách quốc gia ở những năm cuối 1990 lên đến 20% cho đến năm 2015. Và trong Mục tiêu Thiên niên kỷ Phát triển, việc tập trung giáo dục vào trung ương sẽ được tản quyền (decentralization) về địa phương nhứt là đối với cấp tiểu học, nhằm mục đích dành riêng cho những nhà thực hiện kế hoạch địa phương có điều kiện thực thi chính sách giáo dục phù hợp với những nhu cầu và ưu tiên cho từng địa phương một.

Dù có chiều hướng cải tiến như trên, nhưng Việt Nam vẫn còn nhiều vấn nạn về phẩm chất trong giáo dục.

Bài viết tập trung vào các điểm làm cản ngại việc nâng cao phẩm chất giáo dục cùng vài góp ý trong việc cải tiến giáo dục, ngõ hầu từ đó, những nhà giáo dục tương lai có thể nhận diện và điều chỉnh cho Việt Nam tương lai.

Các cấp Giáo dục hiện tại

Sau khi chuẩn y chính sách Giáo dục cho Tất cả (EFA), chương trình giáo dục Việt Nam có vài thay đổi so với trước đó (xin xem bài Hiện trạng giáo dục Việt Nam). Việc thay đổi trên có cải tiến một phần nào phẩm chất giáo dục, nhưng vì não trạng giai cấp vẫn còn "phảng phất" trong đầu những nhà làm giáo dục xã nghĩa cho nên vẫn còn quá nhiều vấn đề còn tồn đọng trong chính sách giáo dục.

Cấp Mẫu giáo và Tiểu học: Tương tự như hầu hết các quốc gia trên thế giới, từ năm 1990, Việt Nam có chương trình học Tiền mẫu giáo (pre-school) cho các em ở lứa tuổi ba, bốn, và năm tuổi cho Mẫu giáo. Cấp Tiểu học dành cho lứa tuổi từ sáu đến 10 tuổi được chia thành hai nhóm: Nhóm 1 từ lớp một đến lớp ba và Nhóm 2 gồm lớp bốn và năm. Việc giảng dạy bằng ngôn ngữ Việt và việc học có tính cách cưỡng bách.

Hình lớp học tương lai

Lớp Mẫu giáo tương lai Việt Nam

Trẻ em Nhóm 1 học: Nghệ thuật (Arts), Toán, Luân lý (Morality), Thiên nhiên và Xã hội (Nature and Society), Thể dục, và Việt ngữ.

Nhóm 2 học: Nghệ thuật, Công nghệ căn bản (Basic Technology), Địa lý, Sử ký, Toán, Luân lý, Âm nhạc, Thể thao, Khoa học, và Việt ngữ.

Như vậy chúng ta thấy, với một ngày học 4 tiết (1 tiết= 45 phút), chương trình học cho hai nhóm với tuổi từ sáu đến 10 là quá nặng nề. Thầy/Cô không thể nào hoàn tất chương trình học theo quyết định của Bộ Giáo dục, cho nên cần phải học thêm ngoài giờ làm cho cả Thầy và trò đều "mệt" vì chương trình quá tải.

Cấp Trung học cơ sở (Trung học Cấp 1): Có bốn năm từ lớp sáu đến lớp chín dành cho những em đã hoàn tất bậc tiểu học. Chương trình gồm: Nghệ thuật, Sinh vật, Hóa học, Công dân giáo dục (Civics), Sinh ngữ, Địa lý,Sử ký, Toán, Âm nhạc, Thể dục, Vật lý, Công nghệ, và  Văn học sử Việt.

Học sinh hoàn tất Cấp 1 được cấp văn bằng "Tốt nghiệp Trung học Cơ sở" (như Trung học Đệ nhứt cấp thời VNCH). Văn bằng nầy chỉ được bãi bỏ sau năm 2006 vì thấy không cần thiết. Sau đó, học sinh có thể ghi danh dự thi vào lớp 10 của chương trình Cấp 2, hoặc vào một trường huấn nghệ (vocational school).

Cấp Trung học phổ thông (Cấp 2): Có thời hạn là ba năm chia thành lớp 10, 11, và 12. Ở bậc trung học phổ thông nầy, học sinh có 3 hướng chọn lựa và 4 loại trường khác nhau tùy theo môn học cùng kỹ năng riêng của học sinh.

Ba hướng bao gồm: 1- Hướng chính quy gồm 3 năm; 2- Hướng trung học Kỹ thuật và Huấn nghệ giáo dục (Vocational education) gồm 3 hay 4 năm; và hướng Huấn nghệ (Vocational training) gồm 2 cấp: dài hạn từ 1 đến 3 năm, và ngắn hạn, dưới 1 năm.

Về việc phân loại trường, có 4 nhóm sau đây:

-     Trường Giáo dục Chuyên ngành Tổng quát (Specialized Genaral Education School).

-     Trường Trung học Huấn nghệ và Kỹ thuật (Vocational & Technical School).

-     Trường Trung học "Điểm" (Gifted school) cho những học sinh giỏi và qua một kỳ thi đặc biệt. Loại trường nầy đa số là trường công lập, nhưng cũng có vàì trường tư lập.

-     Trường Quốc tế (International school) như trường British school dành cho các cuộc thi vào trường Cambridge, Anh Quốc, các trường International schools, và trường có học trình bằng tiếng Anh.

Sau khi thi tuyển vào lớp 10, học sinh nào có điểm cao sẽ được chọn vào những trường có tên tuổi và uy tín kể trên.

Ở bậc trung học, niên học chia làm hai lục cá nguyệt (semester) khởi sự từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau, gồm khoảng 35 tuần. Mỗi tuần học sáu ngày gồm 35 đến 37 tiết.

"Phao" thi vất đầy hành lang, ngay chỗ kê ghế ngồi của giám thị hành lang phòng thi ở Thanh Hóa và rải rác từ cầu tiêu dài ra tới sân trường. (Hình: VNExpess) (2013)

Học trình căn bản bao gồm: Hình học, Đại số, Lượng giác, và Hình học Tích phân (Analytical Geometry). Ngoài ra học sinh còn chọn những môn sau: Khoa học tự nhiên, Khoa học Xã hội & Sinh ngữ, và Công nghệ.

Như người viết đã trình bày trong bài "Hiện trạng giáo dục Việt Nam", chương trình 3 năm học ở đây gồm 39 tiết/tuần trong đó môn Thể thao và Quân sự học đường chiếm 2 giờ, môn Sinh hoạt đoàn thể & Chính trị chiếm 10,5 giờ, chiếm gần 1/3 thời gian học. Chính vì vậy, học sinh và thầy cô cùng chạy theo chương trình học và vấn đề học thêm, dạy thêm lại tiếp diễn như chương trình cấp 1. Hơn nữa, vì tập trung chuẩn bị vào đại học, cho nên có thể nói học sinh cấp trung học phổ thông nầy hầu như phải học luôn cả năm…do đó, sinh lực và năng lực của học sinh phải dồn quá nhiều cho bậc trung học, vì vậy nhiều em không còn khả năng để có thể  tiếp tục lên bậc đại học.

Phẩm chất giáo dục Việt Nam

Nhìn chung, vấn đề của giáo dục Việt Nam hiện tại có thể tóm gọn vào những nhận xét khách quan và chủ quan qua những hiện tượng như trường ốc thiếu kém, chương trình giáo dục không thực tiễn, nặng về hình thức và từ chương, số học sinh quá tải, lượng thầy/cô đào tạo không theo kịp đà gia tăng dân số, tình trạng học sinh bỏ học nửa chừng, vì nhiều lý do khác nhau trong đó lý do kinh tế gia đình là chánh yếu (niên học 1999-2000, với dân số khoảng 80 triệu, có 10 triêu học sinh tiểu học, nhưng đến năm 2008-2009 với 88 triệu dân, số học sinh giảm chỉ còn 6,9 triệu).

Các yếu tố làm cản ngại việc tăng trưởng phẩm chất giáo dục Việt Nam có thể liệt kê như sau:

-     Trẻ em có kỹ năng thấp trước khi vào học, nhứt là đối với những gia đình trong đó bậc cha mẹ có trình độ học vấn thấp.

-     Giáo chức được đào tạo bằng những phương pháp cổ điển, chỉ chú ý đấn việc giảng dạy bằng cách "đọc, chép" mà không lưu ý đến việc khuyến khích học sinh hỏi, hoặc có ý kiến, hoặc trao đổi với các bạn trong lớp. Tính đến năm 2010, Việt Nam có 474.345 giáo viên các cấp cho bậc trung học, trong đó có 294.543 nữ giáo viên, chiếm tỷ lệ 62%.

-     Cả phụ huynh và nhà trường chú ý và đặt trọng tâm vào việc dạy kèm và các hệ thống tư thục. Một nghiên cứu (Young Lives Research) cho thấy việc dạy kèm và học thêm không làm tăng kỹ năng đọc, viết và làm toán của trẻ  em lớp 8, mà chính tình trạng sống của gia đình, trình độ của phụ huynh là yếu tố làm cho học sinh thành công trong việc học.

-     Nhà nước không đầu tư vào việc "nâng cấp" các phương tiện hiện đại trong việc giảng dạy như: áp dụng điện toán và các chương trình giảng dạy đã được áp dụng trên thế giới, giáo viên không có điều kiện trao dồi thêm kiến thức và phương pháp giảng dạy mới, lớp học thiếu học cụ và quá tải.  

-     Chính sách bất bình đẳng trong việc thu nhận trẻ em vào bậc tiểu học, nhứt là trong những vùng xa và miền cao nguyên, đối với trẻ em thiểu số. Đây là một chính sách vô hình chung tạo ra hiện tượng "kỳ thị", vì thế, đất nước không thể nào đạt được tính "đại đoàn kết dân tộc" giữa người Việt và người thiểu số. Một cuộc nghiên cứu cho học sinh lớp 8 về đọc (như tôi thích chó nuôi trong nhà), viết câu giản dị (như trời nóng nực vào mùa hè) và làm bài toán giản dị (như 2 x 3 = 6). Đối với trẻ em sống ở thành phố, tỷ lệ đáp ứng được 3 câu hỏi trên là: 95%, 85%, và 82%; còn học sinh sống ở nông thôn chỉ trả lời đúng: 86%, 72%, và 84% mà thôi. Tình trạng của con em miền núi còn tệ hơn nữa.

-     Mức dinh dưỡng yếu kém của trẻ em là một ảnh hưởng quan trọng trong phẩm chất giáo dục. Đối với học sinh sống trong gia đình không đủ ăn, thiếu dinh dưỡng, hay sống ở nông thôn, hoặc vùng cao nguyên, tỷ lệ trên còn thấp hơn so với đời sống các em có mức dinh dưỡng cao hơn.

Vài suy nghĩ cho giáo dục Việt Nam

Theo kết luận của nhiều cuộc nghiên cứu quốc tế, một trẻ em học lớp 3 bậc tiểu học nếu không tiếp tục học lên lớp cao hơn, thì chỉ trong vòng 3 năm sau đó, em nầy được xem như "mù chữ' vì những gì em đã học sẽ không còn tồn đọng trong trí của em nữa.

Với dân số 91 triệu, niên học 2010-2011 đã quy tụ dưới 22 triệu học sinh các cấp và sinh viên trong cả nước, trong đó gồm 3 triệu trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầnm non, 18 triệu học sinh phổ thông, 400 ngàn học sinh trung học chuyên nghiệp, và khoảng 1.1 triệu sinh viên đại học thuộc các ngành chuyên môn khác nhau. Con số nầy vẫn không thay đổi nếu so với niên học 2004-2005 có dân dân số khoảng 84 triệu. Như vậy giáo dục Việt Nam có vấn đề?

Nhìn chung và so sánh với tỷ lệ dân số, sĩ số sinh viên đại học vẫn còn quá ít chiếm khoảng 0,45% dân số mà thôi. Nếu lấy California làm thí dụ, Cali với 36 triệu dân trong đó có 4,4 triệu sinh viên chiếm 12,22%. Nghịch lý trên đây cho thấy giáo dục Việt Nam hiện tại không có sự phân bổ đồng bộ, nghĩa là hệ thống đại học không đủ cho nhu cầu quá tải của học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông hay chuyên nghiệp.

Ở Việt Nam trước 1975, giáo dục miền Nam dựa theo ba mục tiêu: Dân tộc - Nhân bản - và Khai phóng. Từ 3 hướng trên, miền Nam đã cố gắng đáp ứng với những yêu cầu đề ra do Liên Hiệp Quốc về các quyền trẻ em trong giáo dục toàn diện là quyền được sống còn (right to survival), quyền được phát triển toàn diện (develop to the fullest), và quyền được bảo vệ chống lại các ảnh hưởng của quyền lực, lạm dụng và bóc lột, và nhất là quyền được tham dự vào các sinh hoạt gia đình, văn hóa và đời sống xã hội.

Các quyền hạn trên được Liên Hiệp Quốc cổ súy để cho trẻ em trên thế giới có được một sự giáo dục toàn diện và hài hoà trong việc phát triển bản thân. Trong điều 3 của Thỏa ước Liên Hiệp Quốc có ghi rõ là trẻ em phải được đặc biệt hưởng các tiêu chuẩn y tế, giáo dục, tư pháp và các dịch vụ xã hội cần thiết để bảo vệ những gì tốt nhất cho trẻ em.

Trong lúc đó,Việt Nam hiện tại đã phê chuẩn Thoả ước Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em vào ngày 20-2-1990 và công bố luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 21-8-1991. Cũng theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, trẻ em là tất cả trẻ em từ mới sơ sinh cho đến 16 tuổi. Nói như thế, nghĩa là Việt Nam xã nghĩa đã tiếp cận đầy đủ yêu cầu của LHQ và có thể áp dụng cho chương trình giáo dục trong nước.

Tuy nhiên, có thể tóm tắt gọn nhẹ là Giáo dục Việt Nam hiện tại đang phải đối mặt với 4 vấn nạn căn bản như sau: Trường sở, Giáo viên, Chương trình học, và tệ hại hơn hết là tệ trạng thu học phí, lệ phí cho việc học và dạy kèm cũng như những áp lực vật chất và tinh thần từ phía phụ huynh và giáo viên.

Đặc biệt đối với chương trình giáo dục, có những môn học hoàn toàn không cần thiết cho việc phát triển quốc gia vẫn được duy trì trên 30 năm nay và chiếm một thời lượng lớn trong chương trình học cũng như trong các cuộc thi tuyển vào đại học. Đặc biệt đối với trẻ em, có những môn học, tiết mục hoàn toàn không phù hợp với sự phát triển mầm non, mà trái lại có thể tạo ra những phản ứng tiêu cực cho xã hội trong tương lai.

Một thí dụ về Quyết định của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo ngày 22-12-2004 vào mùa thi tuyển sinh từ năm 2005 là, học sinh phải thi tốt nghiệp 1 trong 2 phương án sau đây trước khi được ghi tên vào cuộc thi tuyển vào đại học:

- Thứ nhất: Triết học Mac Lenin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị Mac Lenin, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam và tư tưởng HCM.

- Thứ hai: Triết học Mac Lenin, Kinh tế chính trị Mac Lenin, Chủ nghĩa xã hội khoa học...

Thiết nghĩ, những môn học nầy không giúp ích gì được trong suy nghĩ của những chuyên viên Việt Nam tương lai ngõ hầu đóng góp cho công cuộc phát triển chung của đất nước.

Một thí dụ nữa là nói về sách giáo khoa Đố vui để học của bộ Văn hóa Thông tin. Sách nầy đã gieo vào đầu óc các học sinh ngây thơ những hình ảnh hết sức tiêu cực của xã hôị đương thời.

Trong sách trên, đầy rẩy những câu hỏi câu đố đại khái như sau: Mua cái bờm xôm, Tay ôm Thị Hến, Say sưa tới bến, Mặt đỏ phừng phừng, Một phút với cưng, Tiền lương mất sạch. Là gì? Lời giải: Bia ôm. Ngoài ra còn nhiều câu đố về đĩ điếm, Nhà chứa, Karaôkê ôm v.v... Phụ huynh của các em làm thế nào để giải thích cho một đứa em nhỏ thuộc hạn tuổi tiểu học về những vấn nạn hết sức tiêu cực trong xã hội Việt Nam hiện tại?

Phương hướng giải quyết

Một người trong cuộc có quyền lực nhiều nhất trong lãnh vực giáo dục là Tiến sĩ Đỗ Nguyên Phương, cựu Trưởng Ban khoa Giáo Trung Ương Đảng cộng sản Việt Nam đã phát biểu như sau:"Cơ chế giáo dục hiện nay vẫn dành chỗ đứng cho những người làm việc cầm chừng, dung túng sự lười biếng trong sáng tạo, không tạo được sự đua chen cần thiết và chính đáng về tài năng và cống hiến". Câu phát biểu từ năm 2004 hình như vẫn còn hợp thời hợp lúc cho tình trạng giáo dục và phát triển quốc gia ngày hôm nay.

Qua những hình ảnh tiêu cực trên, và với tư cách một nhà giáo đã bị "loại trừ" ngay sau khi CS Bắc Việt áp dụng chính sách chuyên chính vô sản ở miền Nam, chúng ta nhận thấy trước sau gì Việt Nam cũng cần phải chấn chỉnh lại toàn bộ hệ thống giáo dục hiện tại từ sơ cấp đến đại học...

Còn gì vô lý cho bằng một em bé mẫu giáo cần phải được trắc nghiệm về toán và sinh ngữ trước khi được nhận vào học. Một trẻ em 4-5 tuổi vào lớp mẫu giáo để chuẩn bị vào lớp chính quy là tiểu học chứ không phải được sát hạch để trở nên thần đồng.

Giáo sư Võ Tòng Xuân cũng nhận diện được sự suy thoái về phẩm chất giáo dục ngày nay là "do chương trình học quá nặng, nhất là nặng về những môn học chính trị", do đó thời gian cho các môn học chuyên môn bị thu hẹp. Từ đó sinh viên khi tốt nghiệp sẽ không còn thì giờ để phát huy sáng kiến và rèn luyện chuyên môn thêm.

Thêm nữa, một số cán bộ quản lý giáo dục và giáo chức chưa toàn tâm toàn ý phục vụ giáo dục, thiếu gương mẫu về đạo đức và lối sống, vi phạm luật pháp nhất là trong những dịch vụ thi cử và tuyển sinh v.v... đã làm tình trạng giáo dục đã xuống cấp càng tệ hại hơn".

Do đó, hiện trên thế giới có một khuynh hướng giáo dục mới, thiết nghĩ có thể áp dụng cho Việt Nam trong tương lai. Đó là phương pháp giáo dục Montessori.

Bà Maria Montessori là một chuyên gia về giáo dục trẻ em ở đại học Rome, Ý. Bà đã quan sát trẻ em theo phương pháp khoa học để lượng định phương pháp giảng dạy tối ưu cho trẻ em, nhứt là ở lứa tuổi mẫu giáo và vườn trẻ.

Lớp học theo mô hình nầy là một kiểu mẫu thích hợp cho môi trường học tập, tạo cho đứa trẻ nhận biết nơi đây là một nơi đặc biệt và là một ưu tiên cho chúng. Từ đó, chúng được tự do lựa chọn cung cách làm việc (dĩ nhiên dưới sự hướng dẫn của Cô/Thầy), và tiếp tục sự lựa chọn đó. Nếu chúng không theo, Thầy/Cô sẽ can dự vào và hướng dẫn chúng. Sự tự do lựa chọn nầy không có nghĩa là cho phép chúng "không làm gì cả" hay "phá phách bạn bè trong lớp".

Trong lớp học dựa theo phương pháp Montessori, trẻ em được hiểu và biết rằng "lầm lỗi không phải là xấu"; đó là con đường học hỏi từ cái sai, cái trật của mình. Sự thành công của trẻ em qua việc học hỏi từ kinh nghiệm của chính mình và bạn học cùng trong lớp sẽ tạo cho chúng tự tin hơn để đặt câu hỏi với Thầy/Cô và khám phá ý kiến của các bạn trong lớp, học tập thêm để cùng có một câu trả lời đúng đắn cho một vấn đề nào đó. Chính điều nầy giải thích kết quả là các em được hướng dẫn theo phương pháp trên thường trở thành những nhà có nhiều sáng kiến (innovator) trong tương lai.

Hoa Kỳ và các quốc gia Tây phương hiện đang áp dụng phương pháp nầy bắt đầu từ cấp mẫu giáo và tiểu học.

Do đó, đã đến lúc Việt Nam cần phải trực diện với vấn đề giáo dục, mạnh dạn nhận rõ phẩm chất giáo dục còn nhiều hạn chế của mình qua những điều kiện khách quan và chủ quan của đất nước. Hiện tại có hai hình ảnh tương phản trong giáo dục, đó là nhu cầu học của thanh thiếu niên ngày càng tăng, nhưng khả năng đáp ứng của hệ thống giáo dục Việt Nam còn nhiều giới hạn.

Cũng như chương trình đào tạo hiện tại không thích hợp với nhu cầu và điều kiện phát triển Việt Nam. Nhận diện rõ hai giới hạn trên, để thực hiện một cuộc cải cách giáo dục xuyên qua việc áp dụng những hệ thống giáo dục đã ổn định của các quốc gia trên thế giới để từ đó, chuẩn bị hành trang cho những thành viên mới của đất nước trong tương lai hoàn chỉnh hơn trước tiến trình toàn cầu hóa hiện nay.

Mai Thanh Truyết

Mùa tựu trường 9-2013

Every Generation needs a new Revolution – Thomas Jefferson


 

 

 

Bài đọc thêm:

Bài 1: Văn hóa và Giáo dục Việt Nam hiện tại

(Trích đoạn)

Chu Tất Tiến

 

1-Xã hội là một khối vô cảm, một tập hợp chia rẽ, và vô đạo đức.

 

Trong một bài báo viết vào thập niên 1970-1980, một người thuộc nhóm phản chiến tại Saigon trước 1975 về thăm Hà Nội và ngạc nhiên khi thấy cách cư xử thật vô học của các thiếu niên đối với cha mẹ và bạn bè. Các học sinh, dù nam hay nữ, dù đã học lớp cuối cùng của bậc Trung Học gọi nhau bằng "mày" và "tao", và chúng luôn dùng tiếng chửi thề trong mọi trường hợp. Ngoài tiếng "địt mẹ bu", chúng thường thêm chữ "đéo" vào mọi câu nói. Bố mẹ chúng có la mắng, thì chúng xưng "ông" và "đéo" lại luôn. "Ông đéo cần! Đéo nghe! Đéo làm!" Ngạc nhiên nhất là khi ngồi ăn cơm trên chiếu, một thằng nhóc khoảng 12,13 tuổi cứ múa đũa vào các đĩa đồ ăn và gắp loạn xạ, không nhường ai. Bố thằng bé mất mặt quá, quát thằng con, thì thằng bé đứng phắt dậy, tụt quần xuống, đái luôn vào nồi cơm và nói tỉnh bơ: "Tôi khinh bố!" rồi ngoay ngoảy bỏ đi. Bố mẹ thằng bé chỉ biết nói với theo: "Ơ hay! Cái thằng này!" Khách ớn quá, phải kiếu từ về, và lại phải đi qua con hẻm cũ, chui qua hàng chục cái đáy quần đen đàn bà, phơi trên dây kẽm, dăng ngang từ ban công bên này sang ban công bên kia; trên ban công, là một dẫy quần lót và áo lót đàn bà phủ kín.

imageTừ thời mở cửa đến nay, thì nạn phơi quần ngang qua ngõ đã bớt, chỉ còn treo trên ban công thôi. Nhưng con người Việt Nam thì càng ngày càngvô cảm.

 Thấy người bị cướp ngay trước mắt, cũng dửng dưng. Thấy cường quyền áp đảo dân vô tội, để cướp nhà, cướp đất, người hàng xóm đứng nhìn. Xe cộ cán chết người, kẻ đi qua không thèm ra tay giúp đỡ. 

imageNước Việt bị bán, nhiều tỉnh thành bị biến thành tỉnh của Tầu, người Việt không ai phản đối, mặc dù người Việt bị cấm héo lánh đến gần! Trộm cướp như rươi, cướp bằng mã tấu, không nói không rằng, lẳng lặng vung đao, chặt đứt tay chân, đùi, cẳng của nạn nhân, rồi lên xe dông mất. Biết cửa hàng chuyên bán chất độc của Tầu cho rau cải, trái cây, phở, hủ tiếu, bún..người ta tỉnh bơ, không thèm báo cáo. Các cơ xưởng chuyên sản xuất thực phẩm độc hại mọc ra như nấm, ăn vào chết ráng chịu. 

Hồi thập niên 70-80, hễ cái gì sai trái thì Đảng liền đổ cho "tác hại của tàn dư Mỹ, Ngụy", nhưng nay, nạn băng đảng hoành hành như cỏ dại, các động chứa mọc tràn lan ngay cả giữa thành phố, gái bán hoa, trai đĩ đực đứng đầy đường lớn. Phải nói nạn đĩ điếm ở Việt Nam bây giờ nhiều nhất Đông Nam Á, chưa kể nạn các phu nhân, tối tối đi tìm Mỹ đen để ngủ qua đêm, thưởng thức tài nghệ "ngoại", trả thù ông chồng, năm thê bẩy thiếp, gái gọi, chân dài, tổ chức nhẩy truồng với nhau trong nhà hàng hạng sang. Đủ thứ "ôm": bia ôm, cà phê ôm, hớt tóc ôm, ngủ trưa ôm, tắm ôm, chuối chiên ôm, võng ôm, chè đậu xanh ôm, mía ôm…Gái quê không chịu lép, nếu không làm điếm ở vườn thì đua nhau bán thân cho Hàn, cho Hoa, cho Trung Cộng, rồi làm nô lệ tình dục tại xứ người. Tệ nhất là nạn cưỡng ép con nít dưới 12 tuổi bán dâm tại các động chứa ở Cam bốt. Theo báo cáo của các tổ chức cứu trẻ em, cứ 10 đứa con nít bán dâm Á Châu, thì có 7 đứa là trẻ em Việt Nam.

image

Cũng trong khi đó, các cậu ấm cô chiêu, sống bằng tiền cướp của nhân dân, tiền Xóa đói, giảm nghèo của quốc tế, thì sống huy hoàng hơn Mỹ, lắc một đêm cả ngàn đô la như chơi. 

Âm nhạc trên sân khấu bây giờ là màn thi hở hang tối đa để chiếm tim của các Quan. Ca nghệ sĩ thi nhau làm người tình của các đại gia, có cô chân dài, vừa hoa hậu vừa danh ca thì lãnh 10,000 đô một đêm, trung bình thì 2000, cô hạng bét cũng 500 đô!

Ngược lại, "Túng đói biến thành ác nhân" Những Youtube dưới đây cho thấy mẹ bảo mẫu, mẹ ruột, người giữ trẻ ở cô nhi viện hành hạ con nít như thời trung cổ:

https://www.youtube.com/watch?v=-pazix3xGzU:hành hạ trẻ như thời trung cổ

https://www.youtube.com/watch?v=WyjyuKpa9ak :mẹ hành hạ con 9 tháng tuổi

https://www.youtube.com/watch?v=KKKoZniD58s:đánh trẻ em ở cô nhi viện

2-Giáo dục sa đọa:

Trong cuốn phim "Chuyện Tử Tế" của Trần Văn Thủy, khi được hỏi về ông Tô Hiến Thành, một thanh niên có phong thái, đứng cạnh tấm bảng đường đề chữ "đường Tô Hiến Thành" trả lời tỉnh bơ: "À, Tô Hiến Thành là một đồng chí có tinh thần cách mạng cao độ…" Nhiều học sinh thi tốt nghiệp Trung Học tả về Kiều là "nữ công nhân gan dạ, nữ chiến sĩ anh dũng, cán bộ cách mạng, người nông dân vùng lên." Trên Youtube ngày nay, tràn ngập những cảnh nữ sinh đánh hội đồng, lột cả áo lót nạn nhân, đấm đá như du đãng, mà không ai can ngăn, trong khi nam sinh đứng nhìn. 

image

https://www.youtube.com/watch?v=IPaXy4Kt-gA:  hoc sinh mò nhau trong giờ Hóa,

https://www.youtube.com/watch?v=8m8-mkZJ46M: sinh viên cờ bạc, "sex" ở phòng trọ

https://www.youtube.com/watch?v=kZNsVbrRj5E: nữ sinh đánh nhau khủng khiếp

https://www.youtube.com/watch?v=jhVKLF9yprU: nữ sinh đánh hội đồng như du đãng. 

https://www.youtube.com/watch?v=GjoMOBESuKA:  đánh hội đồng.

Khủng khiếp nhất là nữ sinh lớp 10 đâm chết bạn ngay trong lớp.

https://www.youtube.com/watch?v=DD5XccIj9Ls

Sự sa đọa về giáo dục đến từ nhiều nguyên nhân: Không dậy Đạo Đức, Công Dân Giáo Dục như ở miền Nam trước kia, mà chỉ dậy Đạo Đức Bác Hồ, mà ai cũng biết là tên xạo, nhiều vợ, lắm con, hiếp dâm con nít, hiếp dâm rồi cho đàn em giết chết cả họ.

Vì đời sống khó khăn, lương thầy cô giáo không đủ sống, nên dễ nổi điên. Cô giáo lấy chỉ khâu miệng học trò, cô giáo tát học trò như đánh kẻ trộm, cô giáo bắt học trò phải liếm ghế dài, bắt đứng cho cả lớp tát đến méo cả mặt, thầy giáo gạ nữ sinh vào khách sạn để cho điểm, hiệu trưởng hiếp dâm học trò thiếu niên… Do lương lậu kém cỏi, các thầy cô giáo thi nhau mở lớp dậy kèm, kiếm thêm tiền, bán đề thi…còn lớp học thì chỉ dậy lanh quanh cho qua giờ, khiến cho học sinh lớp 9 đã tổ chức chia nhóm hôn hít, mò ngực nhau, rồi cho lên Youtube, nữ sinh lớp 11 vạch vú ra đố nam sinh bú tí trong lớp… Vì thế mà ở Việt Nam, số nữ sinh đi phá thai nhiều hơn ở Mỹ. 

3-Không có đủ phương tiện trường lớp cho học trò.

Trong khi cán bộ xây biệt thự đẹp hơn ở Âu Châu, thì tại nhiều nơi, không có trường học, hoặc có trường mà không có phương tiện đến trường. Theo báo Dân trí:

'Để đến trường học chữ, hàng ngày những học sinh ở xóm 4 thôn Cảnh An 1, xã Phước Thành, huyện Tuy Phước (Bình Định) phải liều lội qua sông Hà Thanh với bao hiểm nguy rình rập. Xóm 4 thôn Cảnh An 1 có hơn 70 hộ dân với hơn 360 nhân khẩu, trong đó có hơn 60 học sinh bậc tiểu học đến THPT. Trường học bên kia sông nên hàng ngày học sinh ở đây phải liều mình lội qua sông để đi học. Các em học sinh THCS, THPT thì tự mình lội, còn học sinh mẫu giáo, tiểu học thì có cha mẹ đưa đón đi. Khi mùa mưa đến nước sông dâng cao, nước chảy rất mạnh người dân tự sắm sõng chèo qua sông, nếu nước lũ lớn về thì học sinh phải nghỉ học dài dài."

image

Việc không có đường tới trường không phải là hiếm:

"Học sinh "ốc đảo" Ân Phú, thuộc Sơn Tịnh, Quảng Ngãi lội sông đi học…"

"Hơn 8 năm học sinh trường THPT Trần Quang Diệu lội sông đi học.Trường THPT Trần Quang Diệu được thành lập cách đây hơn 8 năm và đó cũng là quãng thời gian mà hơn 500 em học sinh của trường (ngụ tại xã Ân Hữu - huyện Hoài Ân - Bình Định) phải lội sông hằng ngày, kể cả mưa giông và nắng, gió. Mùa mưa thì đu dây kéo bè tới trường, còn vào mùa này, hàng trăm em học sinh ở xã Sơn Ba, huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi), phải lội sông sâu đến trường, mặc dù có cầu tre bắc qua."

"Mặc dù cây cầu tre bắc qua nhánh sông Trà Khúc đã bị nước cuốn, thay vì đi đò, nhiều học sinh và cả người dân vẫn lội qua tuyến này."

Theo báo Tiếp Thị:

"Từ việc các em học sinh ở khe Rào, Quảng Bình phải bơi qua sông đến trường đến việc các em học sinh ở Pôkô, Kon Tum phải đu dây qua sông trước đây (mà ông cựu bộ trưởng Giao thông vận tải khen là "một sáng tạo không ngờ"), hay xa hơn nữa là việc các em học sinh chồng chất qua đò ở Nông Sơn, Quảng Nam khiến đò lật, 18 em thiệt mạng, sau đó là sự chung tay của cộng đồng để học sinh và người dân các địa phương ấy có một chiếc cầu, người ta lại thấy nổi lên một câu hỏi: vậy Nhà nước đâu? Bởi dù có sự đóng góp tự nguyện của cộng đồng thì Nhà nước vẫn không thể thoái thác trách imagenhiệm của mình trước cuộc sống và những hiểm nguy mà người dân phải đối mặt. Huống hồ, người dân đang chứng kiến Nhà nước dễ dàng dùng tiền ngân sách, tức tiền đóng thuế của dân và doanh nghiệp, để bảo lãnh cho không ít dự án có tính kinh doanh mà lẽ ra chủ đầu tư phải tự vay tự trả (như một số dự án ximăng) hoặc chi cho những dự án, công trình hoành tráng, tuy không phải kinh doanh nhưng hiệu quả xã hội chưa thuyết phục được đông đảo người dân (như tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng mới đây). Trong quản trị quốc gia nói chung, trong chi xài tiền đóng góp của dân và doanh nghiệp nói riêng, dường như lợi ích trực tiếp của người dân đang bị lép vế so với những lợi ích khác."

(http://sgtt.vn/Goc-nhin/153267/Tu-chuyen-hoc-sinh-phai-loi-song-den-truong.html)

image

Một bản tin khác:

"Từ một năm nay, hàng ngày khoảng 14 học sinh bản Ông Tú phải cho quần áo, cặp sách vào túi nilông, bơi qua sông để tới trường học, rất nguy hiểm vì nước sâu và thường chảy xiết (ảnh). Nhiều em không mang theo túi nilông thì bơi một tay, tay còn lại giơ cao cặp sách lên đầu để khỏi ướt. Mùa đông các em run cầm cập vì nước lạnh..."

4-Học phí tăng bất kể hoàn cảnh đất nước.

image

Một bản tin cho biết về việc tăng học phí:

"Về cơ chế tài chính áp dụng đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao trên địa bàn thủ đô, HĐND thông qua mức trần như sau: trường mầm non và tiểu học, năm học 2013-2014 tối đa 2,9 triệu đồng/học sinh/tháng; năm học 2014-2015 tối đa 3,2 triệu đồng/học sinh/tháng; trường THCS và THPT năm học 2013-2014 tối đa 3 triệu đồng/học sinh/tháng; năm học 2014-2015 tối đa 3,4 triệu đồng/học sinh/tháng."

(http://nld.com.vn/20130706112532609p0c1002/ha-noi-tang-gia-vien-phi-hoc-phi.htm)

image"Theo UBND TP.HCM, mức thu nhập của các hộ gia đình thành phố khác nhau nên đã đề xuất với HĐND Thành phố phân chia học sinh thành 2 nhóm đối tượng nội thành và ngoại thành với 2 mức học phí khác nhau. Mức học phí này cũng sẽ tăng dần theo chỉ số giá tiêu dùng bình quân hàng năm. Tại Hà Nội, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng cho biết, tới đây sẽ áp dụng điều chỉnh phí dạy thêm, học thêm tăng theo mức lương cơ bản Nhà nước công bố để mức học phí không bị "lạc hậu". Có lẽ những điều trên cũng là một cách để giáo dục mang hơi thở cuộc sống, còn thầy cô cũng phần nào được cải thiện thu nhập. Nhưng điều quan trọng là giáo dục có theo nổi với mức điều chỉnh hàng năm này không mới là chuyện đáng bàn."

 (http://www.baomoi.com/TPHCM)

 

Khi nói đến số tiền 2, 3 triệu một tháng cho một học sinh, người đọc sẽ không hiểu đó là sự khủng khiếp, nếu không so sánh với mức thu nhập đầu người. Môt Y Tá, tốt nghiệp Ưu hạng, lương có 3 triệu một tháng! Y Tá thường chỉ có 1 triệu rưởi hay 2 triệu. Công nhân có khoảng 700,000! Trong khi lương của ông bố hay bà mẹ chỉ đủ cầm hơi cho gia đình mà tiền học cao hơn lương, thì đi học bằng cách nào? Nữ: làm điếm, làm Tiếp Thị, làm vợ thuê, đẻ thuê, đánh bạc. Nam: đánh bạc, ăn trộm, ăn cắp, và ăn cướp! Số lượng công nhân trẻ trung "tay làm,hàm nhai" nhiều vô số kể khiến cho tỷ số thất nghiệp tăng cao vù vù. Điều đau lòng là khi hơn ¾ học sinh phải bỏ học, thì vẫn có những công tử, cậu ấm, cô chiêu của Tư Bản Đỏ, sẵn sàng bỏ ra 5 đến 10 triệu đồng thuê vài thầy dậy tư, dậy nhẩy, dậy lắc, dậy làm "dân sang" đô thị. (Tiền thuê thầy dậy chó cũng 3 triệu một tháng). 

 

image


 

Bài 2: Tinh thần khai phóng

Nguyễn Thị Từ Huy

 

Bài viết này chia sẻ một vài suy nghĩ về một nền giáo dục khai phóng và một nền chính trị khai phóng – các điều kiện cho sự hình thành tinh thần khai phóng cho các thành viên trong xã hội.

http://www.boxitvn.net/wp-content/uploads/2013/01/image00116.jpgMột nền giáo dục khai phóng

Muốn cho các thành viên trong xã hội có được tinh thần khai phóng thì điều kiện trực tiếp là phải có một nền giáo dục khai phóng.

Thời gian gần đây khái niệm "giáo dục khai phóng" được sử dụng nhiều. Có lẽ những người đầu tiên dùng nó đã mượn hoặc dịch từ khái niệm của Paulo Freire: "éducation libératrice". Đây là một giả định, bởi muốn khẳng định phải có các khảo cứu cần thiết mà người viết bài này hiện tại chưa thực hiện được.

Khái niệm "éducation libératrice" được Freire tường giải trong cuốn Pédagogie des opprimés (tôi dựa vào bản tiếng Pháp, vì không có khả năng đọc bản gốc bằng tiếng Bồ Đào Nha). Ở đây tôi chỉ tập trung vào một vài điểm của cuốn sách.

"Không ai giáo dục người khác, không ai tự giáo dục chính mình, mọi người cùng giáo dục lẫn nhau, thông qua trung gian của thế giới" – Paulo Freire. Một đường lối giáo dục như vậy không cho phép tồn tại phương pháp truyền thụ – tiếp nhận, nó có phương pháp riêng của nó: đối thoại – phương thức để thực hiện sự giải phóng con người. 

Nhan đề cuốn sách có nghĩa là: giáo dục học của những kẻ bị áp bức. Đó là loại giáo dục học dành cho những người không chấp nhận chịu áp bức, "những người dấn thân vào cuộc đấu tranh để giải phóng chính họ". Chữ "opprimé" của Freire phải được hiểu theonghĩa đó, những kẻ bị áp bức có sứ mệnh giải phóng cho chính mình và cho cả những kẻ đi áp bức. Bởi vì, những kẻ áp bức, dù có đủ quyền lực và bạo lực, không thể tìm thấy sức mạnh để giải phóng cho chính họ và giải phóng cho những kẻ bị áp bức. Sức mạnh giải phóng thuộc về những kẻ bị áp bức, và sức mạnh đó đủ để khai phóng cho cả kẻ bị áp bức lẫn kẻ áp bức. Và khai phóng ở đây là khai phóng cho các tiềm năng của con người, khai phóng cho các năng lực tiềm tàng của con người. Quan niệm này dẫn tới sự hình thành ý tưởng về một nền giáo dục khai phóng trong đó vai trò của các thành phần tham gia quá trình giáo dục thay đổi một cách căn bản: giáo viên không còn chỉ đóng vai trò duy nhất là nhà giáo dục, học sinh không còn chỉ đóng vai trò duy nhất là người được giáo dục; mà trong quá trình giáo dục vai trò của hai bên có thể được hoán đổi cho nhau, giáo viên và học sinh cùng giáo dục lẫn nhau. Tinh thần này thể hiện trong mệnh đề nổi tiếng của Freire: "Không ai giáo dục người khác, không ai tự giáo dục chính mình, mọi người cùng giáo dục lẫn nhau, thông qua trung gian của thế giới". Một đường lối giáo dục như vậy không cho phép tồn tại phương pháp truyền thụ – tiếp nhận, nó có phương pháp riêng của nó: đối thoại. Đối thoại chính là phương thức để thực hiện sự giải phóng con người. Hoạt động dạy học trở thành hoạt động đối thoại. Chỉ với đối thoại học sinh mới có thể ngừng là đối tượng để trở thành chủ thể, trở thành trung tâm của quá trình giáo dục. Từ quan điểm này ta sẽ thấy, dù chúng ta có tuyên bố hàng nghìn lần trên đủ mọi phương tiện truyền thông rằng chúng ta đang thực hiện một nền giáo dục lấy học sinh làm trung tâm, nhưng nếu chúng ta không cho phép học sinh, sinh viên trình bày suy nghĩ riêng của họ, kể cả những suy nghĩ đó có thể đối lập với bài giảng của giáo viên, thì lúc đó vẫn chưa thể có chuyện học sinh là trung tâm. Khi quá trình giảng dạy còn chưa phải là một quá trình đối thoại, và giáo viên chưa phải là người tổ chức đối thoại và chưa trở thành đối tượng đối thoại với học sinh, sinh viên, thì vẫn chưa thể nói tới giáo dục khai phóng.  Và lúc đó, chúng ta lấy cơ sở nào để hy vọng rằng có tinh thần khai phóng ở giới trẻ?

Theo tôi, chữ "khai phóng" là chữ rất hay. Tất cả chúng ta nợ người đầu tiên sử dụng khái niệm này để chuyển dịch hay để nghiên cứu.

Từ "libérateur/libératrice" trong tiếng Pháp dùng để gọi người giải phóng, khi là tính từ nó dùng để chỉ hành động giải phóng: éducation libératrice có nghĩa là nền giáo dục giải phóng cho con người. Từ "khai phóng" trong tiếng Việt có thể hiểu theo nghĩa rộng hơn. Tôi chiết tự từ "khai phóng" để hiểu từ này như là một kết hợp của hai nghĩa: khai minh và giải phóng. Dĩ nhiên đây chỉ là cách hiểu của cá nhân tôi. (Cũng có thể hiểu yếu tố "khai" là "khai mở", "giải tỏa", và theo nghĩa này thì nó có nét nghĩa chung với yếu tố "phóng").

Muốn đạt tới việc tự giải phóng cho bản thân mình và giải phóng cho người khác, trước hết con người phải được khai minh. Và khai minh ở đây được hiểu theo nghĩa của Kant: có khả năng sử dụng trí tuệ của mình một cách độc lập. Và muốn có thể độc lập sử dụng trí tuệ của mình thì phải có hai điều: tri thức và sự dũng cảm. Sau Kant, càng ngày nhân loại càng hiểu rõ vai trò của tri thức. John Dewey, nhà giáo dục học nổi tiếng của Mỹ, có trách cứ khiếm khuyết trong chương trình lịch sử phổ thông (dĩ nhiên, nhận xét của ông nhằm vào sách giáo khoa thời đại ông): "Trong lịch sử phổ thông có lẽ lịch sử tri thức là ngành lịch sử bị bỏ quên nhiều nhất. Chúng ta chỉ mới bắt đầu hiểu ra rằng các anh hùng vĩ đại đem lại sự tiến bộ cho số phận của nhân loại KHÔNG PHẢI LÀ (tôi nhấn mạnh – NTTH) các chính trị gia, các vị tướng, các nhà ngoại giao, MÀ HỌ LÀ (tôi nhấn mạnh – NTTH)  các nhà phát minh và sáng chế khoa học, những người đã đặt vào tay con người những phương tiện của một kinh nghiệm đang phát triển và được kiểm soát, và các nghệ sĩ và thi nhân, những người đã ngợi ca những cuộc tranh đấu, những chiến thắng, và thất bại của nhân loại bằng thứ ngôn ngữ nào đó, dù là ngôn ngữ hình ảnh, tạo hình hoặc chữ viết, khiến tất cả những người khác đều có thể cùng sử dụng được ý nghĩa của chúng"1 Một trong những vai trò của tri thức, mà tôi muốn nhấn mạnh ở đây, đó là nó tạo điều kiện cho sự hình thành tinh thần khai phóng. Và giáo dục khai phóng không chỉ làm nhiệm vụ truyền đạt tri thức, mà, như trên đã nói, nó còn có sứ mệnh chuẩn bị cho học sinh khả năng tạo ra tri thức.

Một nền chính trị khai phóng

Muốn có được một nền giáo dục khai phóng thì điều kiện trực tiếp là phải có một nền chính trị khai phóng. Dĩ nhiên ở đây tôi không có một khái niệm nào (chẳng hạn như "politique libératrice") để dựa vào. Bằng cụm từ "nền chính trị khai phóng" này tôi muốn nói tới một hình thức chính trị, một hình thức tổ chức, điều hành xã hội cho phép các cá nhân giải phóng và phát triển các năng lực của họ, tôi muốn nói tới một nền chính trị không kìm hãm con người và không kìm hãm sự phát triển của xã hội. Trong tất cả các hình thái chính trị mà nhân loại đã biết cho tới hiện nay, ta thấy một nền chính trị dân chủ và tiến bộ có khả năng đảm bảo sự khai phóng cho con người trên diện rộng, tức là sự khai phóng ở cấp độ cả cộng đồng. Tôi không phải là nhà tiên tri, nên không biết trong tương lai liệu loài người có thể đạt tới hình thái nào khác tối ưu hơn hình thái dân chủ để điều hành xã hội một cách có hiệu quả và đảm bảo tính nhân bản, đảm bảo cho tự do của con người. Tôi dẫn ra đây nhận định của John Dewey: "Một xã hội tiến bộ bao giờ cũng trân trọng những khác biệt cá nhân bởi nó tìm thấy ở đó phương tiện cho sự tăng trưởng của chính nó. Vì thế, một xã hội dân chủ, phù hợp với lý tưởng của nó, bắt buộc phải cho phép tự do trí tuệ và sự phát huy các năng khiếu và hứng thú đa dạng tồn tại trong các biện pháp giáo dục."2

"Một xã hội tiến bộ bao giờ cũng trân trọng những khác biệt cá nhân bởi nó tìm thấy ở đó phương tiện cho sự tăng trưởng của chính nó. Vì thế, một xã hội dân chủ, phù hợp với lý tưởng của nó, bắt buộc phải cho phép tự do trí tuệ và sự phát huy các năng khiếu và hứng thú đa dạng tồn tại trong các biện pháp giáo dục".

John Deway

Như vậy, tự do trí tuệ và tự do phát triển các năng lực cá nhân là điều kiện cho sự tăng trưởng của toàn xã hội. Tự do trí tuệ là điều kiện cho sự tiếp thu và sáng tạo tri thức; tiếp thu và sáng tạo tri thức chính là hoạt động khai phóng. Nếu chúng ta không hiểu được điều này, không biến sự hiểu biết này thành các chính sách, các chương trình hành động cụ thể, thì khó mà có thể nói đến sự tăng trưởng hay sự phát triển của xã hội. Nếu không có một nền chính trị cho phép tồn tại và phát triển nền giáo dục khai phóng, cho phép tự do trí tuệ, tự do chiếm lĩnh và sáng tạo tri thức, thì các điều kiện cho sự phát triển bền vững sẽ không hình thành được. Vì các điều kiện đó hình thành trên nguồn lực con người. Một nền chính trị thiếu dân chủ sẽ thủ tiêu các năng lực, các tiềm năng sáng tạo của con người.  Đó là căn nguyên sâu xa nhất của mọi sự trì trệ, lạc hậu, kém phát triển, yếu kém, lệ thuộc.

Trong một nền chính trị thiếu dân chủ, khi nhà trường trở thành công cụ tuyên truyền cho các đường lối mang tính áp đặt, thì dĩ nhiên phương thức đối thoại ít có cơ may được sử dụng, hoặc đối thoại chỉ mang tính hình thức, vì rốt cuộc các trao đổi, nếu có, cũng chỉ dẫn tới việc sinh viên buộc phải chấp nhận các kết luận mang tính áp đặt của giáo viên. Một nền giáo dục mang tính áp đặt, khó mà có thể phát triển tư duy cho học sinh, cùng lắm chỉ có thể giúp phát triển các năng lực nhớ trong não bộ của học sinh. Trong lúc đó, từ lâu, từ thế kỷ XIX, với John Dewey, học đã không còn là học thuộc lòng, không còn là tích lũy kiến thức, mà "học tức là học tư duy". Mục đích của giáo dục là hình thành các năng lực tư duy. Mục đích đó chỉ đạt được khi đối tượng của tư duy là thực tại, là những gì gắn với đời sống của người tư duy. John Dewey viết: "Nếu tư duy chẳng liên quan gì đến điều kiện có thực và nếu nó không xuất hiện một cách hợp lo-gich từ những điều kiện này để đi tới sự suy tưởng về mục đích phải đạt được, khi ấy con người sẽ không bao giờ phát minh, hoặc không bao giờ lên kế hoạch, hoặc không bao giờ biết cách nào để thoát khỏi bất kỳ sự rắc rối hay khó khăn nào. Như chúng ta đã lưu ý, nhờ những yếu tố cố hữu lẫn sức ép của hoàn cảnh mà tư duy có những đặc tính lo-gich hoặc đặc tính của tư duy đích thực".3

Như vậy, rõ ràng đặc tính của tư duy đích thực chỉ hình thành khi tư duy cọ xát với các vấn đề của thực tại, mà John Dewey gọi là "điều kiện có thực". Nếu một nền chính trị, thông qua trường học, không cho phép học sinh sinh viên đối chiếu kiến thức sách vở với thực tế của họ, không cho phép  họ dùng các kiến thức sách vở để suy nghĩ về các vấn đề có thực của đời sống, thì học sinh sinh viên sẽ không thể phát triển tư duy. Hệ quả là dù có trải qua bao nhiêu năm trên ghế nhà trường đi nữa, dù có các bằng cấp cao đến mấy đi nữa, thì những con người bị đào tạo bởi một nền giáo dục áp chế, trong một nền chính trị áp chế, sẽ không thể có phát minh, như Dewey nhận xét, sẽ không có khả năng giải quyết các khó khăn, không có khả năng giải quyết các vấn đề do thực tại đặt ra. Chúng ta có thể kiểm chứng kết luận này, mà John Dewey đã nêu ra cách đây cả thế kỷ, bằng hiện thực của chúng ta ngày hôm nay, cái hiện thực về sự lúng túng của toàn bộ cộng đồng chúng ta trong việc giải quyết các vấn nạn của xã hội. Sự lúng túng này là dấu hiệu bộc lộ sự yếu kém chung của chúng ta, là dấu hiệu chứng tỏ các năng lực người của chúng ta bị cạn kiệt, chứng tỏ năng lực tư duy của chúng ta suy yếu. Chúng ta rất đông về dân số, nhưng so với một cộng đồng ít ỏi như Singapore, chúng ta quả thật là kém họ trên rất nhiều phương diện. Các năng lực tiềm tàng của chúng ta không thua kém họ, tôi tin là như vậy. Nhưng các năng lực đó đã không được khai phóng để tạo thành sức mạnh. Chúng ta nên làm cái thao tác kiểm chứng này để hiểu tại sao cần một nền giáo dục khai phóng và một nền chính trị dân chủ, không phải cho ai khác, mà cho chính mỗi chúng ta, cho con cháu chúng ta và cho tương lai của cả xứ sở này. Chúng ta cần phải nhìn vào tương lai để điều chỉnh những cách vận hành của hiện tại, bởi nếu chúng ta không điều chỉnh hiện tại này thì có nguy cơ sẽ đánh mất tương lai. Tôi dẫn lại ở đây ý kiến của Dewey: "Con người không dùng hiện tại để kiểm soát tương lai. Con người dùng sự nhìn thấy trước tương lai để điều chỉnh và mở rộng hoạt động hiện tại. Sử dụng sự ham muốn, sự suy nghĩ và lựa chọn theo cách này, tự do được hiện thực hóa".4

Trên đây là các điều kiện (dĩ nhiên chưa đầy đủ), theo tôi, để hình thành tinh thần khai phóng cho các thế hệ, trên phạm vi rộng. Thiếu các điều kiện đó thì hậu quả là cộng đồng sẽ không được khai phóng. Tuy nhiên, đối với các cá nhân thì không hẳn. Trong một môi trường không có cả giáo dục khai phóng lẫn chính trị khai phóng ta thấy vẫn có các cá nhân được khai phóng. Nhưng chúng tôi sẽ không đề cập đến vấn đề này trong phạm vi bài viết này, ngoại trừ một điều: môi trường càng thiếu vắng các điều kiện cho sự khai phóng cộng đồng, thì lại càng cần có các cá nhân có tinh thần khai phóng.


 

 

 

Bài 3:"Bộ Học" ở Việt Nam

Tô Văn Trường

 

Trên báo chí chính thống của Nhà nước cũng như các trang mạng xã hội đang có cuộc tranh luận về việc Hà Nội vừa quyết định tổ chức 18 trường công lập chất lượng cao trong năm học tới với học phí rất cao. Thành phố Hồ Chí Minh cũng có 3 trường.

Lập trường quan điểm

Lâu nay, người ta thường quy chụp cho người khác cái tội tày đình là "sai lập trường, quan điểm". Thế nhưng giờ đây, người ta lại ngang nhiên loại con em của "giai cấp lãnh đạo" ra khỏi các trường công "chất lượng cao" thì không biết họ đã chuyển sang thứ lập trường quan điểm gì rồi? Thật tội nghiệp cho "giai cấp lãnh đạo" nhưng chưa bao giờ được hưởng vinh dự lãnh đạo!

Về chất lượng giáo dục, nếu muốn nâng cao chất lượng thì điều trước tiên là phải xác định đâu là những yếu tố chính đang làm cho nền giáo dục nước nhà mãi yếu kém, tụt hậu. Có phải thiếu bàn ghế tốt, máy chiếu, bản điện tử, lương giáo viên là có "tội" chính không? Nhiều thế hệ sinh viên Việt Nam ra nước ngoài học đại học ta đâu có thua kém ai. Vì sao?

Trường chất lượng cao cơ sở vật chất tốt hơn, nhưng liệu có thoát khỏi chương trình giáo dục của Bộ Giáo dục & Đào tạo?

Có từ bỏ được triết lý giáo dục lỗi thời không?

Có dám khuyến khích học sinh tư duy độc lập, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo không?

Một khi triết lý giáo dục không đổi thì mọi "cải tiến" chỉ đánh lạc hướng dư luận nhất thời chứ không có bất cứ tác dụng căn cơ nào.

Bao giờ cho đến ngày xưa?

Chỉ nói riêng về bậc tú tài ngày nay, không bằng một góc của tú tài trước ngày "giải phóng". Học sinh toàn thi học theo chương trình của Pháp, thành thạo một sinh ngữ chính và khá một sinh ngữ phụ.

Đề thi Anh ngữ của tú tài thời xưa, ngày nay đến sinh viên chuyên Anh ngữ đại học năm thứ nhất còn ngắc ngứ không làm nổi. Bằng tú tài ở Sài Gòn lúc đó còn được Úc công nhận. Bằng Y khoa chỉ cần tu nghiệp thêm một năm ở Mỹ là được Mỹ công nhận. Còn bây giờ thì hầu như không có ai muốn công nhận bằng cấp của giáo dục Việt Nam! Vì sao?

Cái nền, cái gốc bây giờ chính là người có bằng tú tài, làm sao cho bằng trình độ trước giải phóng năm 1975, chứ không phải là lấy tiền thuế của dân đầu tư cho một số trường công lập chất lượng cao phục vụ riêng cho con nhà giàu.

Có một câu Thiền luận về giáo dục:

"Giáo dục theo kiểu vô minh

Làm sao chết được siêu sinh niết bàn…"

Giáo dục phải là nền tảng văn hóa cơ bản của một quốc gia. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói một câu rất ngắn gọn nhưng vô cùng sâu sắc: "Vì lợi ích 10 năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người". Giáo dục mà theo kiểu "học để thi, thi gì học nấy" như lâu nay thì tương lai đất nước ra sao đã nhãn tiền.

Cái hệ lụy ngày hôm nay, là kết quả của một nền giáo dục mà những người có trách nhiệm quản lý giáo dục đất nước không có một tư duy chiến lược chuẩn mực. Giáo dục bất cập đến đâu thì… chạy theo giải quyết đến đó, cho nên tất cả thành bát nháo. Nếu xem lại tất cả chủ trương phân ban, thi cử… đều thấy cái dấu ấn của sự "chạy theo" này.

Hệ thống giáo dục phải kể từ công tác đào tạo, tuyển chọn người 'thầy cho ra thầy' cho đến sách giáo khoa, nội dung – chương trình đào tạo (bộ kiến thức căn bản làm gốc, tạo nền) cho đến nguồn kinh phí, chi ngân sách, trường, lớp, đồ dùng học tập và nhất là mối quan hệ "tam kết": nhà trường – gia đình – xã hội. Nhưng ở nước ta lâu nay, nhiều học sinh kiến thức cơ bản bị mất từ gốc. Tại ai?

Mối quan hệ nhà trường – gia đình – xã hội lại trở thành thứ dịch vụ, "thương mại hóa" lấy "thực dụng" thay cho "thực tài". Ngay như cái gốc kiến thức là sách giáo khoa cũng biến thành loại hình kinh doanh dựa trên các thủ đoạn làm dịch vụ – thương mại. Khi hệ thống giáo dục đào tạo đã "đậm đà bản sắc thực dụng", thì mọi cách làm, từ dạy học, thi cử… đều xoay quanh cái bản sắc đó.

Bộ Giáo dục & Đào tạo đã không quản lý nổi chính hệ thống của mình, đành thả nổi nhân danh "xã hội hóa"! Thế nên dân đóng góp đủ các khoản. Dù về hình thức, bậc tiểu học được miễn học phí, thì thực chất các ông bố, bà mẹ cũng phải đóng góp hàng chục khoản, chưa kể các bậc học khác.

Đáng buồn là một số quan chức ngành giáo dục từng có trách nhiệm lớn với xã hội, khi đã ra "khỏi vòng", các vị lại hô hào ủng hộ sự đóng tiền cao cho trường chất lượng cao. Về hình thức, nó có thể phản ánh một quy luật của xã hội, ở một bộ phận giàu có. Nhưng giáo dục bản chất là phải công bằng. Nếu đứa trẻ, từ lứa tuổi học đường đã phải chịu sự bất công, thì sau này ra đời, nó sẽ nhìn xã hội đã nuôi dưỡng nó bằng con mắt thế nào? Giáo dục – môi trường lành mạnh và công bằng nhất – mà không tạo được sự bình đẳng, thì xã hội sẽ càng bất công.

Thực chất đất để xây trường công chất lượng cao và tiền đầu tư thì của công nhưng đầu tư bằng tiền công (thuế của dân) rồi thì lại thu phí như trường tư (tức là giống như tư nhân người ta tự bỏ tiền ra để đầu tư). Nếu vậy, sẽ có hai vấn đề:

-     Thứ nhất, là tạo ra bất công cho người dân nghèo vì anh bắt tất cả mọi người, trong đó có người nghèo đóng thuế xong, rồi lại chỉ cho người có tiền mà không cho người nghèo được hưởng lợi.

-     Thứ hai, là mục tiêu "xã hội hóa giáo dục" do vậy sẽ khó mà đạt được bởi vì nó sẽ tạo ra cạnh tranh không bình đẳng giữa các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực này. Bằng việc lấy tiền thuế của dân và dùng đất ở vị trí đẹp nhất cũng của dân mà xây trường và trang thiết bị cho đạt chuẩn chất lượng cao, đương nhiên sẽ có lợi thế hơn là những nhà đầu tư tư nhân tự bỏ tiền ra mua đất hay thuê đất để xây trường.

Để có thể có được mảnh đất vàng thì nhà đầu tư nếu là tư nhân sẽ phải chi rất nhiều tiền kể cả vay lãi ngân hàng chứ không như Nhà nước nghiễm nhiên sở hữu những khu đất đắc địa nhất.

Giải pháp

-     Chính vai trò quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục & Đào tạo là ở chỗ điều tiết thế nào bằng chính sách, chủ trương cụ thể, để trẻ em được hưởng thụ giáo dục như nhau, và có môi trường kích thích trẻ thông minh, chứ không phải ngang nhiên bênh vực cho số ít nhà giàu. Thực chất giáo dục hiện nay là nền giáo dục vì người lớn, hoàn toàn không vì đứa trẻ.

-     Việc của Nhà nước là xây dựng các trường công, đào tạo giáo viên và đưa ra chương trình học chuẩn để mọi người trong xã hội đều có thể hưởng thụ nền giáo dục đạt chuẩn, tạo ra sân chơi bình đẳng để cho tất cả các thành phần kinh tế có thể tham gia đầu tư cho giáo dục.

Chuyên gia Vũ Quang Việt khi bàn về cải cách giáo dục ở Việt Nam, đã phân tích rất đáng suy ngẫm. Bất cứ một xã hội thị trường nào hiện nay, dù theo bất cứ khuynh hướng xã hội nào, giáo dục cho trẻ em vị thành niên là trách nhiệm của Nhà nước, và hầu hết các nước có điều kiện kinh tế đều miễn phí giáo dục phổ thông.

Việt Nam chỉ có thể phổ cập giáo dục tiểu học và đã ghi rõ trong Hiến pháp là "Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí" (Điều 59 Hiến pháp CHXHCN Việt Nam năm 1992) nhưng hiện nay kinh tế đã phát triển, giàu có hơn thì cần tiến tới phổ cập bậc trung học, chứ không thể đi ngược lại là "xã hội hóa giáo dục" tức là tận thu các nguồn học phí (dưới nhiều hình thức).

Trong bậc học chưa thể phổ cập, Nhà nước phải tạo bình đẳng về cơ hội cho mọi trẻ em được thi tuyển vào trường tốt, không thể chỉ lập trường công lập tốt cho người có thể trả phí cao. Nếu Bộ Giáo dục & Đào tạo không thể cung ứng dịch vụ tốt thì hãy cấp cho học sinh phiếu giáo dục để học sinh tự chọn trường tư. Nếu không, ngành giáo dục sẽ còn phải nghe "trường ca" dài dài:

Than ôi, giáo dục nước nhà/ Không vì thế hệ mà là thế chân/ Thế chân vào đó là tiền/ Người tài thì hiếm, người hiền càng khan/ Cấp bằng, đào tạo tràn lan/ Cố tìm "nguyên khí" thấy làn sương giăng/ Mập mờ thành tích văn bằng/ Cây tre cong dáng, búp măng cụt vòi/

Bày ra cải cách khơi khơi

Quanh đi quẩn lại "tiền ơi là tiền"

Nghe danh Bộ Học thấy phiền

Hiền tài thì hiếm, 'tiên huyền' khắp nơi…

 

Ghi chú: Những phần viết nghiêng, tô đậm là ghi chú của người trích dẫn. Xin mạn phép tác giả bài viết.

 

 

Bài 4 - Liên hiệp quốc lần đầu tiên có

Ngày thế giới về nhà vệ sinh

Anh Vũ

Khoảng 2,5 tỷ người trên thế giới, tức 1/3 nhân loại không có nhà vệ sinh. Dịch bệnh đủ thứ cũng xuất phát từ việc thiếu thốn các điều kiện vệ sinh mà giờ đây vẫn được cho là tối thiểu của cuộc sống. Trước thực tế đó, Liên hiệp Quốc đã quyết định bắt đầu từ năm nay, lấy ngày 19/11 là Ngày Thế giới về nhà vệ sinh.

Mục đích của ngày quốc tế đặc biệt này là đánh động dư luận về tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng nhà vệ sinh trên thế giới, đặc biệt về hậu quả không nhỏ đối với sức khỏe cộng đồng.

Ikotoilets : Nhà vệ sinh di động (http://ecotact.org)

Ikotoilets: Nhà vệ sinh di động (http://ecotact.org)

Ý tưởng được khởi xướng từ năm 2001 tại Singapore này thoạt nghe có vẻ là lạ nhưng đây lại là một vấn đề rất nghiêm túc, liên quan đến điều kiện sống của con người và có hệ quả không nhỏ đối với y tế công cộng và phát triển.

Dịch tả, thương hàn tiêu chảy, viêm gan hay nhiều bệnh nhiễm trùng khác… những căn bệnh có nguyên nhân từ điều kiện vệ sinh kiểu như vậy giờ đây rất nhiều.

Theo tổ chức y tế thế giới, hàng năm trên thế giới có 1,7 tỷ người bị mắc bệnh tiêu chảy và 760 nghìn trẻ em bị chết vì căn bệnh này. Trên thế giới có 50% giường bệnh được dành cho những bệnh nhân mắc các chứng truyền nhiễm qua nước.

Nhiều cơ quan quốc tế khác từ nhiều năm nay đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống vệ sinh. Tổ chức Hành động chống nạn đói đánh giá, được sử dụng nhà vệ sinh cũng là một « thứ vũ khí đấu tranh vì bình đẳng nam nữ ».

Unicef đã thống kê được con số hàng năm trên thế giới các học sinh bỏ mất 194 triệu ngày học vì bị mắc bệnh tiêu chảy hoặc nghỉ học vì lý do trường học không có nhà vệ sinh.

Việc xả nước thải vào thiên nhiên một cách bừa bãi cũng sẽ là một tai họa môi sinh, gây ô nhiễm nguồn nước, quay trở lại gây tác hại vào sức khỏe con người.

Thiếu thốn thiết bị, điều kiện vệ sinh còn gây tổn thất về kinh tế. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2010, tình trạng thiếu thiết bị vệ sinh ở Ấn Độ mỗi năm gây thiệt hại cho nước này hơn 53 tỷ đô la, tức chiếm gần 6% thu nhập bình quân của cả nước.

Liệu có số này có thể là lý lẽ thuyết phục chính phủ quan tâm hơn đến chuyện nhà vệ sinh, một chuyện vẫn bị cho là nhỏ nhặt? Và có lẽ đâu đó có người còn cười nhạo cái Ngày thế giới về nhà vệ sinh. Nhưng đây hoàn toàn là một câu chuyện nghiêm túc gắn với cuộc sống hàng ngày của từng con người và với sự phát triển của cả quốc gia.

Nhà vệ sinh cũng là một trong tám «Mục tiêu phát triển của thiên niên kỷ» được Liên hiệp quốc đề ra từ năm 2000. Đó là đến năm 2015, giảm một nửa số người không có nhà vệ sinh. Có được thiết bị vệ sinh y tế đã được Liên hiệp quốc thừa nhận từ năm 2010 như là một quyền của con người.


________________________________
 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-

"Behold I do not give lectures or a little charity; When I give I give myself".Walt Whitman

 
 

 

 

 
 
 
 
//////////////////////////////////////////////////