NGÀY 15-31 THÁNG 01 NĂM 2013
SỐ 30—NĂM II
CHỐNG TÀU DIỆT VIỆT CỘNG
csVN không có thiện chí bảo vệ biển đảo
Nguy cơ mất đảo, mất biển của Việt Nam ngày càng đến gần và với vai trò điều hành đất nước của đcsVN, chúng ta cần phải đặt câu hỏi về việc nhà cầm quyền csVN đã làm gì mà VN rơi vào tình trạng nguy cấp hiện nay. Để hiểu sự thiếu sót của csVN trong vấn đề đối phó với TC thì cần phải hiểu mưu đồ và chiến lược xâm chiếm Biển Đông của TC.
Điều đầu tiên cần phải nêu ra là: chiến lược lấn chiếm Biển Đông của TC không dựa vào thế lực quân sự mà là lực lượng bán quân sự, bao gồm những lực lượng như hải giám, ngư chính, cảnh sát biển… TC lựa chọn phương pháp này nhằm tránh đối đầu quân sự với Mỹ; nhưng lại có dư khả năng để lấn át các nước láng giềng. Với hình thức này, TC sẽ có thể quấy rối thường xuyên, dùng số đông để làm tiêu hao lực lượng đối phương và luôn đặt đối phương ở tình thế căng thẳng. Một lý do nữa cho lựa chọn này là TC có thể nại cớ làm nhiệm vụ tuần hành, giám sát lãnh hải của họ chứ không phải xâm chiếm nước khác.
Để đối phó với chiến lược này thì chỉ có thể dùng lực lượng bán quân sự, vì nếu dùng quân sự thì chẳng khác nào là kẻ gây chiến và TC sẽ có lý do cho quân đội họ nhảy vào. Chiến lược này của TC đối với Việt Nam càng hiệu quả hơn vì VN thực sự chưa có lực lượng cảnh sát biển hùng mạnh. Hãy thử lược qua lực lượng bán quân sự bảo vệ biển của VN:
 Lực lượng bảo vệ biển của Việt Nam gọi là Cục Cảnh Sát Biển Việt Nam (CSBVN), được thành lập ngày 28/8/1998. Nhiệm vụ của cục CSBVN là 'thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà nước này ký kết hoặc tham gia trên các vùng biển và thềm lục địa của mình' (theo wiki). Hiện nay, lực lượng CSBVN ra sao vẫn chưa có một thống kê hay bất cứ công văn nhà nước nào nêu lên việc xây dựng một lực lượng vững mạnh; số tàu hoạt động và quân số vẫn chưa rõ ràng.
 Một lực lượng bán quân sự khác được dùng trong việc bảo vệ ngư trường và cứu giúp ngư dân là kiểm ngư. Lực lượng Kiểm Ngư Việt Nam cũng chỉ vừa được thành lập, bắt đầu hoạt động vào cuối tháng 1 năm 2013.
Như thế, hai lực lượng chính để bảo vệ tài nguyên biển và chủ quyền kinh tế của VN mới chỉ ở giai đoạn thành lập, nhưng lại không được nhà cầm quyền VN tăng tốc xây dựng để bắt kịp tình huống đòi hỏi, cho dù chi phí xây dựng đội tàu cảnh sát biển chỉ là phần nhỏ so với chi phí tàu quân sự. Thiếu sót này rõ ràng là sự cố ý lơ là việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Hiện nay, TC với chính sách gây hấn liên tục, thường xuyên qua các biện pháp dân sự như khuyến khích ngư dân xuống Biển Đông đánh cá, cho đấu thầu các lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của VN, leo thang tiến trình thành lập thành phố Tam Sa, điều tàu hải giám tuần tra thường xuyên vùng BĐ, đã làm thế giới quen dần với sự hiện diện của TC và các nước trên thế giới đã cho rằng vùng Biển Đông là 'vùng tranh chấp' (bao gồm các hòn đảo, bãi đá trong đó), chứ không phải TC thực hiện xâm lấn.
Khi đã thừa nhận TC cũng có phần trong 'vùng tranh chấp' thì, theo lẽ tự nhiên, cách giải quyết tốt nhất mà các nước bên ngoài đề nghị là phương pháp hòa
CHỐNG TÀU DIỆT VIỆT CỘNG
bình, thông qua luật lệ quốc tế. Dù vậy, trên thực tế TC đang ở thế nước lớn và có nhiều lợi điểm đối với các nước nhỏ trong vùng, họ sẽ không dại gì phải tuân theo luật biển quốc tế để rơi vào thế bất lợi và sẽ tiếp tục lấn tới để giành hết Biển Đông?
TC có thể thực hiện những bước sau đây:
 TC sẽ khuyến khích ngư dân của họ đánh cá trong vùng lưỡi bò (xin nhấn mạnh vùng lưỡi bò có thể lấn vào cách bờ biển VN khoảng 60 hải lý) và điều tàu hải giám đi theo bảo vệ;
 TC sẽ chận xét hay ngăn cấm ngư dân VN đánh cá trong vùng lưỡi bò;
 TC sẽ dùng tàu hải giám và tàu cá ngư dân để khiêu khích vài hòn đảo vùng Trường Sa còn lại do VN chiếm giữ. Rồi sau cùng sẽ ra lệnh cho quân đội VN trú đóng trên đảo phải rời đảo vì chiếm đóng bất hợp pháp;
 TC sẽ hợp tác với Phi Luật Tân khai thác dầu khí vùng Trường Sa; hay hợp tác với Đài Loan khai thác vùng đảo Ba Bình (thuộc Trường Sa);
 TC đề nghị cùng hợp tác hay độc quyền khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của VN;
 TC dùng biện pháp phá rối như đã dùng trước đây bằng việc cắt cáp để ngăn cản VN khai thác dầu khí trong vùng lãnh hải của mình.
Do lực lượng Cảnh Sát biển yếu kém, VN sẽ khó lòng chống đỡ bất cứ hành động nào của TC như kể trên, ngay cả nếu CSVN dùng biện pháp quân sự như đem tàu chiến, chiến đấu cơ để đối phó thì cũng chỉ tạo lý do để TC chứng minh với thế giới là VN đã gây hấn trước và thực hiện bước xâm lăng.
Đối với TC, giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp quân sự là điều chính họ cũng muốn tránh, vì chẳng khác nào trải thảm đỏ mời Mỹ cũng như Ấn Độ, Nga, Âu Châu nhảy vào khu vực. Ngày nay nhiều cường quốc xem vùng Châu Á Thái Bình Dương là vùng kinh tế đang lên và sẽ qua mặt cả khối Âu Châu. Chính sách quay trở lại Châu Á của Mỹ cũng là từ triển vọng này; xin mở ngoặc ở đây, ý nghĩa sự trở lại Á Châu của Mỹ chỉ nhằm duy trì ổn định khu vực, tức là Mỹ không muốn chiến tranh xảy ra, chứ không bênh vực quyền lợi cho bất cứ nước nào hay bao vây TC.
Như thế rõ ràng là TC khó có thể khống chế Biển Đông bằng quân sự, cũng như VN không thể bảo vệ biển đảo bằng quân sự. TC còn lại một con đường khôn ngoan nhất là dùng lực lượng bán quân sự, và VN cũng phải làm như thế để bảo vệ đất nước. Giả như TC dùng tàu hải giám và máy bay trinh sát quấy nhiễu thường xuyên các hòn đảo thuộc Trường Sa do VN chiếm đóng (như đã làm với Nhật), ngăn cản những tàu tiếp liệu từ đất liền ra, cho hàng trăm ngư dân của họ đổ bộ lên đảo… thì VN sẽ có thể làm gì để xua đuổi TC?
Vậy chuyện đã rõ, CSVN hoàn toàn không đủ khả năng bảo vệ biển đảo với sức mạnh quân sự cũng như bán quân sự.
Tại sao sự thể xảy ra tới nước "bí" này?
Vì:
 ĐcsVN không có quyết tâm bảo vệ biển đảo, hay là đã có thỏa thuận bán nước;
 CSVN đã quá chậm trễ trong việc xây dựng lực lượng bảo vệ biển đảo;
 Tham nhũng và thiếu khả năng điều hành của CSVN đã làm đất nước mất hết nội lực;
 Giới lãnh đạo CSVN vẫn khư khư ôm chặt chủ nghĩa cộng sản và vì thế phải chịu sự điều khiển, chi phối của TC, nhất là càng đẩy VN sâu hơn vào lệ thuộc TC.
Trước sự lấn tới ngày càng nhiều của TC ở Biển Đông nhưng đcsVN luôn luôn kêu gọi giải quyết trong tinh thần hòa bình và không hề có một phản ứng thực tế nào. Đây là kết quả của mục tiêu đặt sự việc bảo vệ đảng lên hàng đầu, ... bất chấp biển đảo còn hay mất.
Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng
Phụ trách: Trần Văn Minh

________________________________
 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-

"Behold I do not give lectures or a little charity; When I give I give myself".Walt Whitman

 
 

 

 

 
 
 
 
//////////////////////////////////////////////////