NGÀY 1-15 THÁNG 02 NĂM 2013
SỐ 31—NĂM II
CHỐNG TÀU DIỆT VIỆT CỘNG
Khuynh hướng đấu tranh "tự chuyển hóa" và "giải thể" bổ xung lẫn nhau
Có lẽ bất cứ người Việt nào cũng ao ước Việt Nam có được dân chủ, tự do, hùng cường sánh vai với các nước trong vùng Đông Nam Á, nhưng đồng thời cũng đều nhận ra trở ngại chính là sự cai trị độc đoán của ĐCSVN. Tuy nhiên khi đối mặt với vấn đề "giải quyết" ĐCSVN thì có nhiều quan điểm và ý kiến về mức độ đi từ đối thoại, hòa giải tới đấu tranh lật đổ. Tựu chung có thể phân loại thành hai quan điểm đấu tranh khác nhau: (1) khuyến khích sự chuyển đổi từ nội bộ của ĐCSVN và (2) giải thể ĐCSVN bằng sức mạnh quần chúng bên ngoài đcs.
1. Bằng chứng rõ ràng nhất cho khuynh hướng khuyến khích thay đổi từ nội bộ là sự vận động chữ ký cho kiến nghị của các trí thức ở Việt Nam về Hiến pháp như hiện nay. Nhân cơ hội ĐCSVN muốn lấy lại chính nghĩa "dân chủ" bằng cách cho người dân được đóng góp ý kiến về Hiến pháp, các nhà trí thức đã nắm bắt thời cơ để lên tiếng về các khuyết điểm thiếu tính dân chủ của bản dự thảo Hiến pháp. Hành động này là nắm bắt cơ hội để phê phán chế độ mà không bị quy vào vi phạm pháp luật và đồng thời được dịp quảng bá tư tưởng nhân quyền, dân chủ đến mọi người dân một cách công khai, trong vài chi tiết còn đả kích sự cầm quyền độc đoán của đcs.
Chủ đích của quan điểm này là lôi kéo đồng minh từ nội bộ đcs để họ làm nhân tố thay đổi chính và tránh được một cuộc xáo trộn chính trị. Một đảng mạnh (cho dù có tiền thân là đcs) nếu biết lo cho quyền lợi đất nước thì vẫn hơn nhiều đảng cạnh tranh có thể kéo lùi sự phát triển; và dĩ nhiên mọi đảng phái đều phải nằm dưới sự chi phối của pháp luật.
Lợi thế ở đây là các nhà hoạt động có thể khởi sự những bước ban đầu xây dựng thực lực một cách nhẹ nhàng bằng cách uyển chuyển theo luật lệ hiện hành. Nhưng đồng thời cũng có khuyết điểm là chưa thể đi tới bước phản kháng; vì nhảy qua giới hạn này đồng thời tránh vi phạm luật không phải chuyện dễ dàng; hơn nữa, quan điểm này không chủ trương xây dựng lực lượng đối kháng và mục tiêu hoạt động chỉ giới hạn trong phạm vi vận động quần chúng. Ngoài ra, những nhà hoạt động không thể chủ động công cuộc đấu tranh mà tùy thuộc sự thức tỉnh của các thành phần 'tiến bộ' bên trong đcs. Nếu những người có quyền lực trong đcs không dám nhúc nhích thì sẽ không có gì thay đổi cả. Dù vậy, phương cách đấu tranh uyển chuyển dựa vào kẽ hở của hệ thống là những bước đầu cần thiết để vận động quần chúng và có tác dụng làm suy yếu chế độ do thay đổi được suy nghĩ của một số người cộng tác với chế độ.
2. Mặt khác, khuynh hướng đấu tranh giải thể ĐCSVN đặt căn bản trên thế lực bên ngoài đcs để tạo sự thay đổi, được thể hiện bằng hành động của các nhà dân chủ mà csVN đã dành cho những bản án nặng nề như Trần Huỳnh Duy Thức, Tạ Phong Tần, Đặng Xuân Diệu… Quan điểm này lấy việc xây dựng thế lực đối kháng làm căn bản vì cho rằng đcsVN sẽ không bao giờ "tự thân" chuyển đổi mà phải do một lực bên ngoài thúc đẩy; cho dù đcsVN có mục ruỗng cách mấy cũng cần phải có lực đối kháng kéo đổ.
Đây là con đường cách mạnh thay đổi toàn diện và dứt khoát nên nhà cầm quyền cs rất sợ và đề phòng cẩn mật để ngăn ngừa mọi manh mún. Chỉ rải một vài tờ truyền đơn, viết vài bài bình luận đăng trên
CHỐNG TÀU DIỆT VIỆT CỘNG
báo lề trái, giúp dân oan làm đơn khiếu kiện… là có thể bị vướng vòng lao lý. Điều này nêu lên câu hỏi, tại sao 'xin' nhân quyền thì không bị bắt mà 'đòi' nhân quyền thì bị bắt? Sự khác biệt là: 'xin' hàm ý chấp nhận sự lãnh đạo của đcs và 'đòi' là phủ nhận.
Một thí dụ về hình phạt rất nặng đối với kẻ dám làm ngơ, không công nhận hay thách đố sự lãnh đạo của đcs là vụ xử Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn ở Phú Yên vào đầu tháng 2, 2013, mà người đứng đầu là ông Phan Văn Thu đã bị kết án chung thân. Công án Bia sơn chỉ là một tổ chức tôn giáo địa phương mang tính độc lập, tự lập không lệ thuộc vào nhà cầm quyền. Điều này phạm vào điểm mấu chốt của vấn đề cai trị: nếu người dân không cần nhờ vào nhà cai trị thì nhà cai trị coi như mất hết quyền lực. Công án Bia sơn hay bất cứ nhóm người nào thành lập những tổ chức hoạt động ngoài bóng cả của nhà cầm quyền sẽ đều bị nghiêm trị.
Sự trừng phạt nặng nề đối với phe đối kháng trực diện nói lên tầm quan trọng và hiệu quả của quan điểm này, chỉ có dứt khoát với mục tiêu xóa bỏ độc tài cs mới có thể diệt trừ tận gốc độc tài, nếu không, độc tài sẽ chỉ thay áo để tiếp tục mỵ dân; tên Cộng sản có thể được thay bằng tên khác chẳng hạn.
Vài phân tích ngắn gọn không phải để so sánh quan điểm nào đúng hay sai mà là để đi tìm phương cách hiệu quả để đi tới xóa bỏ độc tài cs hay mọi hình thức độc tài trên đất nước Việt Nam. Hai quan điểm này thực ra sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất khi có sự phối hợp hỗ tương với nhau.
Quan điểm (1) là bước cần thiết trong giai đoạn đầu của công cuộc đấu tranh vì các ưu điểm:
 Tuyên truyền những giá trị dân chủ như các quyền căn bản của con người, khác biệt giữa độc tài và dân chủ, gây ý thức về sức mạnh quần chúng mà đa số người dân dưới chế độ độc tài không hay biết…
 Tạo dựng khối quần chúng đối kháng (chưa phải tổ chức) sẵn sàng cho bất cứ cơ hội hay phong trào nào nổi lên chống lại độc tài.
 Làm suy yếu lực lượng hay phe cánh của nhà cầm quyền qua việc thúc đẩy những mâu thuẫn nội bộ đcs hay chuyển hóa suy nghĩ của một số đảng viên 'tiến bộ'.
 Là bước đầu thành hình các tổ chức đối kháng do có được sự giao tiếp giữa những người có cùng chí hướng trong lúc hoạt động.
Tuy nhiên, quan điểm (1) sẽ không đi đến đích cuối cùng vì chỉ dừng lại ở chuyện 'kiến nghị' (không có lực đối kháng). Từ đây quan điểm (1) cần phải có sự tiếp sức của quan điểm (2) để đi tiếp đoạn cuối. Có thể nói, quan điểm (1) là tham mưu và quan điểm (2) là sức mạnh. Nếu mục tiêu cuối cùng là tiêu diệt đcs hay độc tài thì cả hai khuynh hướng đều cần thiết cho công cuộc đấu tranh cho VN ngày nay.
Tiến trình đấu tranh có thể sơ lược bằng những bước sau đây (với sự đóng góp của cả 2 khuynh hướng):
 Phổ biến tư tưởng dân chủ, nhân quyền tới mọi người dân; (Quan điểm 1)
 Xây dựng các tổ chức đấu tranh qua các tổ chức quần chúng (xã hội dân sự), hợp pháp hay bất hợp pháp như hội bóng đá NO-U-FC, giáo xứ Thái Hà, nhóm dân oan…; (Quan điểm 2)
 Gây chia rẽ, mâu thuẫn giữa các thành viên thuộc phía nhà cầm quyền; (Quan điểm 1)
 Đấu tranh từ những mục tiêu nhỏ như quyền công nhân, quyền sở hữu đất đai, quyền lên tiếng tố cáo tham nhũng… để làm nền tảng cho tổ chức mang tầm vóc quốc gia; (Quan điểm 2)
 Vận động quần chúng toàn quốc (quan điểm 1) với sự liên kết, tổ chức các cuộc nổi dậy lớn lao (quan điểm 2).
Điểm khởi đầu là ý thức được toàn cục công cuộc đấu tranh, trong đó mỗi người, mỗi tổ chức phối hợp với nhau, góp phần vào công cuộc chung. Cho tới khi quần chúng và tổ chức đã sẵn sàng, tức là tình thế chín muồi, thì ngày giờ tiến hành cuộc cách mạng lật đổ chế độ cộng sản chỉ còn chờ một cơ hội nho nhỏ.
Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng
Phụ trách: Trần Văn Minh

________________________________
 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-

"Behold I do not give lectures or a little charity; When I give I give myself".Walt Whitman

 
 

 

 

 
 
 
 
//////////////////////////////////////////////////