NGÀY 1-15 THÁNG 8 NĂM 2012
SỐ 19—NĂM I
CHỐNG TÀU DIỆT VIỆT CỘNG
Hỏi: CSVN có bán nước hay không?
Hãy nhìn Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, Biên giới Việt Trung, Hoàng Sa, Trường Sa.
Hãy nhìn những bản án, những cú đạp, cái đấm vào mặt người dân biểu tình chống TC.
Hãy nhìn những Đại hội đại biểu toàn quốc hội hữu nghị Việt-Trung, những cuộc thi Tiếng hát hữu nghị Việt-Trung.
Hãy nhìn sự im lặng của những người đang nắm quyền lãnh đạo cao nhất nước trước sự việc Tam Sa. (trích Mẹ Nấm trả lời RFA ngày 30/7/2012)
Chống Tàu cộng để diệt Việt cộng
Chiến thuật "đu dây"
Khi quyết định làm hòa và đi theo con đường của Đặng Tiểu Bình từ 1991, ĐCSVN dư biết về âm mưu thôn tính Việt Nam của Trung cộng. Họ hiểu rõ hơn ai hết rằng bắt tay với Tàu cộng sẽ dẫn đến mất nước! Nhưng ĐCSVN vẫn chọn con đường quy thuận này vì không còn con đường nào khác.
Qua 21 năm làm "bạn tốt" với Tàu cộng, cán cân ảnh hưởng của TC lên VN đã đến mức có thể tác động lên sự tồn vong của đất nước. Lúc này, ĐCSVN bắt đầu lo sợ bị dân quy trách nhiệm bán nước, làm tay sai và có thể bị lật đổ. Vì thế họ đưa ra chiến lược "đu dây"… qua vực thẳm!
ĐCSVN đu dây thế nào?
Đu dây là cách nói nôm na về vị trí khó xử của kẻ đứng giữa hai thế lực mà không biết phải đối ứng cách nào, nhưng mục tiêu thì rất rõ ràng là chỉ để sống còn. Hai thế lực đó là TC xâm lăng và người dân Việt chống xâm lăng. Sự khó xử xảy ra khi đứng giữa hai thế lực đang kình chống nhau mà ĐCSVN là kẻ cầm quyền lại không thể ra mặt chống đối thế lực nào; chống TC thì không nổi vì sự xâm nhập của họ vào hệ thống cai trị VN quá sâu, còn chống lại tinh thần chống ngoại xâm của người dân VN thì cũng sẽ bị dân lật đổ.
Hiện nay, Tàu cộng đang thực thi những bước xâm chiếm Biển Đông qua các hình thức dân sự hay bán dân sự như việc thành lập thành phố Tam Sa, tổ chức cho ngư dân họ xuống Biển Đông đánh cá, bắt bớ hay đụng chìm tàu ngư dân Việt Nam…, ĐCSVN chỉ có thể phản ứng lại bằng cách tránh né, che dấu mọi thông tin, hay là làm ngơ như không biết.
Nhưng không dễ gì có thể bưng bít được trong thời đại thông tin điện tử, ĐCSVN bèn sử dụng chiến thuật vừa ngăn chặn thông tin vừa đưa ra chiêu bài "chống TC bằng mồm" để lừa gạt dư luận. Họ chống Tàu cộng bằng tuyên bố, phản đối hay nói tiếng "lạ", ngoài ra thì chẳng có hành động cụ thể nào. Sự "đu dây" này làm quần chúng tưởng rằng họ có ý chí chống Tàu cộng nhưng bị "kẹt" món nợ với Tàu cộng thời "giải phóng dân tộc" nên phải uyển chuyển để giải quyết, nếu không là… mất nước!
Trên bình diện ngoại giao, CSVN tham gia với ASEAN, thiết lập quan hệ ngoại giao, kinh tế và thực hiện vài hành động liên lạc quân sự với Mỹ hay với các nước khác. Việc thực thi chiến lược này để nói lên vị thế "trung lập" của VN: VN giao thương với tất cả các nước trên tinh thần bình đẳng và tôn trọng độc lập của nhau.
Tuy nhiên sự trung lập này sẽ không khả thi và mang tính chất lừa bịp vì Tàu cộng đang muốn thôn tính VN. Họ dư khả năng để làm điều này mà cả thế giới chỉ có thể… đứng ngó! Có thể ví dụ như câu chuyện nhà mình bị ăn cướp nhưng mình lại nhất định giữ thế "trung lập" không cần nhờ tới hàng xóm hay cảnh sát giúp đuổi bọn cướp! Hành động loại này chỉ có hai lối giải thích: một là khùng và hai là bán nước.
Vì an nguy cho đảng nên CSVN sợ bị lật tẩy sứ mạng bán nước. Họ biết rằng một khi người dân VN nhận thức ra ĐCSVN là đảng bán nước thì sẽ hết đường sống!
Bán nước "sống qua ngày"
Có thể nói bán nước là cách duy nhất để giữ cho ĐCSVN tồn tại và lại rất dễ thực hiện.
Về cai trị, CSVN chỉ cần nhắm mắt bước theo lối mòn "định hướng" do đàn anh Tàu cộng chỉ dẫn mà không cần phải nghĩ ra lối thoát cho chủ nghĩa CS hết thời.
CHỐNG TÀU DIỆT VIỆT CỘNG
Về thế lực, tài chánh, kinh tế thì luôn có đàn anh nâng đỡ để củng cố địa vị thống trị của đảng hầu kiểm soát khối dân chúng bất mãn.
Đối với thế giới tự do thì đạt được sự "vị nể" đôi chút vì có đàn anh TC đứng đàng sau.
Giả sử nếu không bán nước mà ĐCSVN quay đầu lại đối nghịch với đàn anh TC thì hậu quả sẽ thế nào?
Ai cũng có thể nhận ra rằng đây là hành động tự sát của các vị trong Bộ Chính trị ĐCSVN. Nếu gián điệp TC không xử họ thì dân chúng cũng sẽ lôi ra họ tòa xử tội! Vì thế bán nước cũng mang ý nghĩa là một lối thoát.
Kết cục, ĐCSVN chỉ còn một cách ra khỏi thế kẹt này là che dấu vai trò bán nước đối với người dân Việt Nam. Điều này làm lộ ra yếu điểm tử huyệt của họ. Đó là sợ dân chúng VN biết ĐCSVN là đảng tay sai bán nước!
Vấn đề của chúng ta
Muốn chiến thắng bất cứ kẻ địch nào thì phải tấn công vào yếu điểm của nó. ĐCSVN sợ bị vạch trần bộ mặt tay sai bán nước thì người dân yêu nước cần phải làm sáng tỏ vấn đề này ra. Nhưng làm cách nào?
Đó là chống Tàu cộng để diệt Việt cộng.
Chống Tàu cộng là chọn chiến tuyến bất dung hòa với Tàu cộng và nhận thức rõ ràng ý đồ đang tiến hành xâm chiếm VN của TC. Kẻ nào đi ngược với ý thức này thì chính là tay sai bán nước. ĐCSVN sẽ khó giải thích khi ra sức bắt bớ những người yêu nước phản đối sự xâm lăng của Tàu cộng. Chiến tuyến chống Tàu cộng cũng đối nghịch với chiến tuyến bán nước của ĐCSVN.
Chống Tàu cộng chính là phương cách diệt Việt cộng một cách khôn khéo. Các cuộc biểu tình chống TC hàng tuần đang xảy ra ở VN chẳng thể ngăn cản bước tiến quân của TC ngoài Biển Đông hay trên mọi hình thức xâm lược trong lãnh thổ VN nhưng chính là vạch trần bộ mặt bán nước, tiếp tay cho giặc Tàu của ĐCSVN. Họ sẽ ở thế kẹt khi đối diện với các cuộc biểu tình: Nếu cho phép biểu tình thì gián tiếp thả ra một thứ quyền là tự do ngôn luận, tự do hội họp và để cho tư tưởng chống ngoại xâm lan rộng. Hai thứ này hợp lại sẽ cuốn trôi tất cả quyền lực của ĐCS; nếu ngăn cấm biểu tình một cách công khai (như ra luật cấm) thì sẽ đổ dầu vào lửa phẫn uất của người dân và chắc chắn lửa này cũng sẽ lan rộng. Vì thế chống Tàu cộng sẽ đặt ĐCSVN vào vị trí chống đỡ thụ động và càng ngày sẽ càng yếu thế để đi tới điều tất yếu là sụp đổ.
Bắt tay hành động
Tuy nhiên tảng đá cộng sản sẽ không di chuyển nếu người dân không ra sức đẩy. Xin nêu ra vài đề nghị căn bản được thu gọn như sau:
 Đặt trọng tâm vào câu hỏi "làm cách nào để diệt Việt cộng?". Thời gian đả phá tính chính danh của CSVN đã quá lâu và mục đích đã đạt. Ngày nay chỉ có người khùng mới tin CS là tốt. Vì thế nên dồn sức lực vào việc đánh đổ CS.
 Tự tin vào chính mình. Bất cứ người dân nào cũng sở hữu một sức mạnh. Lật đổ chế độ cộng sản là hình thức cách mạng toàn dân. Khi người dân ý thức được rằng chính mình mới là chủ đất nước thì ĐCS sẽ khó giữ vai trò độc tôn.
 Chống Tàu cộng là trách nhiệm của mỗi người dân, không phải là trách nhiệm của Mỹ, hay của ĐCSVN (vì cho rằng họ đang nắm quyền lực), hay chỉ của người dân VN trong nước mà của mọi người còn nhận mình là người Việt Nam. ĐCSVN không bảo vệ đất nước thì người dân phải đứng lên làm công việc này. Khi dân chúng chống Tàu mà nhà cầm quyền CS không chống Tàu thì có nghĩa là họ đang bán nước.
Chống Tàu cộng bằng mọi phương tiện có thể như: biểu tình, gây ý thức về sự mất nước cận kề, tẩy chay hàng hóa Tàu cộng, phản bác lại những quan điểm yếm thế, nhu nhược… Vấn đề là tạo tinh thần liên đới, đoàn kết dân tộc để diệt Việt cộng.
Tin tưởng vào chiến lược chống Tàu cộng. Đừng để bị lung lạc bởi những ý kiến đánh lạc hướng. Tàu cộng sẽ chỉ chiếm thêm đất, lấn thêm biển Việt Nam chứ không bao giờ trả lại những gì đã cướp được.
Nếu ta kiên quyết chống Tàu cộng thì ĐCSVN sẽ đổ. Đây là điều Việt cộng đang rất sợ. Càng chống Tàu thì càng đặt ĐCSVN ở thế khó gỡ.
Việt Nam không thể tồn tại nếu dân tộc Việt Nam không nuôi dưỡng ý chí chống Tàu.
Đó là lịch sử và kinh nghiệm cha ông!
Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng
chongtaudvietcong@yahoo.com—(714) 398-9641
Phụ trách: Trần Văn Minh

________________________________
 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-

"Behold I do not give lectures or a little charity; When I give I give myself".Walt Whitman

 
 

 

 

 
 
 
 
NGÀY 15-31 THÁNG 8 NĂM 2012
SỐ 20—NĂM I
CHỐNG TÀU DIỆT VIỆT CỘNG
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc, Tần Cương: "Trung Quốc có chủ quyền tuyệt đối ở Biển Đông và các quần đảo liên quan, do vậy, Bắc Kinh có toàn quyền thành lập một thành phố ở Hoàng Sa".
Theo RFI, ngày 5/8/2012
Hãy tìm cách đuổi Việt cộng về Tàu!
Tàu cộng đang biến vùng Biển Đông, hay gọi nôm na là đường lưỡi bò, từ vùng biển "tranh chấp" trở thành vùng "chủ quyền không thể tranh cãi" của họ. Họ đã âm mưu lập kế hoạch từ trước và thực hiện tiến chiếm từng bước nhỏ; thời gian chỉ mới năm ngoái từ vụ cắt giây cáp tàu thăm dò địa chấn Bình Minh đã leo thang tới việc thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa và đặt bộ chỉ huy quân sự tại đảo Phú Lâm, và mới đây nhất là đưa 23.000 tàu cá xuống vùng Biển Đông đánh cá… như là vùng lãnh hải của họ. Chắc chắn rằng khi đã ra kế hoạch tiến chiếm từng bước này thì Tàu cộng sẽ không ngừng lại ở việc chỉ cướp cá! Hay hù dọa để lấy uy!
Trước tình hình này thì Việt cộng đã làm gì?
 Kêu gọi Mỹ giúp? ĐCSVN sẽ không dám ký những thỏa hiệp hợp tác quân sự với Mỹ như các nước Nam Hàn, Nhật, Đài Loan hay Phi Luật Tân vì sợ mất độc quyền chính trị.
 Kêu gọi ASEAN giúp? ASEAN là một tổ chức không đoàn kết, mỗi thành viên theo đuổi mục tiêu riêng và toàn thể ASEAN cũng không thể chống nổi TC.
 CSVN mua vũ khí tối tân đánh TC để lấy lại biển đảo? Cho dù CSVN có lấy hết ngân sách quốc gia đi mua vũ khí cũng không đủ sức chống lại TC. Giải pháp quân sự không là lợi thế của VN đối với TC.
 Kiện TC ra tòa án quốc tế dùng Luật biển quốc tế UNCLOS 1982. Việc này chỉ là ước mơ vì môi trường quốc tế là dựa trên lý lẽ của kẻ mạnh. Chẳng có tòa án nào có đủ sức mạnh để ép bất cứ nước nào tuân thủ luật; nếu thế thì sẽ chẳng có những Iran hay Bắc Hàn.
 Từ xưa đến nay, CSVN đã không có ý định lấy lại đất đai, biển đảo đã mất mà còn làm ngơ để Tàu cộng lấn chiếm dần dần.
Những điều này nói lên gì nếu không phải Việt cộng là tay sai đắc lực cho Tàu cộng để xâm chiếm Việt Nam?
Vậy thì đã rõ ràng. Nếu dân Việt muốn giống nòi tồn tại thì phải chính tay mình đuổi Việt cộng về Tàu!
Đuổi bằng cách nào?
Trước hết phải nói đến quyết tâm. Phải xác định bổn phận đuổi Việt cộng về Tàu là của tất cả người dân Việt.
Kế đến là phải xem xét khả năng. Khả năng của một dân tộc không đến một cách tự nhiên mà cần phải khơi dậy tiềm năng sẵn có do lịch sử tạo thành cho mỗi dân tộc; đối với dân Việt là tinh thần chống ngoại xâm. Tuy nhiên tinh thần chống ngoại xâm của dân Việt ngày nay đang bị nhiều lớp bụi bặm che mờ như:
 Nỗi sợ hãi ĐCS: sợ hãi ở xã hội VN đã đến mức mà nhiều người đặt tên là vô cảm. Không những sợ hãi là thông thường ở VN mà ở hải ngoại sợ hãi cũng hiển hiện, như sợ chống cộng sẽ bị nhận diện và người nhà ở VN bị làm khó. Thực ra sợ hãi và bất lực chỉ cách nhau trong gang tấc và sự sợ hãi bề ngoài là phản ảnh của sự bất lực. Nếu ý thức và tin tưởng vào sức mạnh của chính mình hay của toàn dân thì sẽ rũ bỏ được sự sợ hãi.
 Tính ỷ lại vào người ngoài: ỷ lại hay mất tự tin cũng xuất phát từ cảm giác bất lực. Vì mất tự tin mà cho rằng vấn đề Tàu cộng xâm lăng biển đảo của Việt Nam phải do Mỹ hay quốc tế giải quyết,
CHỐNG TÀU DIỆT VIỆT CỘNG
còn dân Việt thì chỉ cần ngồi chờ thế giới đuổi Tàu cộng cho mình; hay là chỉ cần đưa TC ra tòa án quốc tế là xong; hay "kiến nghị" Mỹ dạy cho Tàu cộng một bài học! Có người còn "ngớ ngẩn" đến nỗi "kiến nghị" ĐCSVN hãy can đảm đứng lên đuổi Tàu cộng hay chỉ bảo cho lãnh đạo CSVN biết phương cách đuổi Tàu cộng!
 Những trốn tránh thuộc bản chất cá nhân hay xã hội như tính ích kỷ, tính cục bộ làng xóm. Có vài biện hộ như: chuyện đất nước không phải của cá nhân và cá nhân không thể lo nổi; chuyện đất nước để dành cho những người "có trách nhiệm"; hay ý nghĩ tệ hơn là lo cũng vô ích vì trước sau đất nước cũng mất do bàn tay Việt cộng!
 Những ý nghĩ thiếu hiểu biết như không phân biệt rõ vấn đề Tàu cộng và Việt cộng: Hai vấn đề này chỉ là một vấn đề. Chống Việt cộng là chống Tàu cộng và ngược lại. Không tin ư? Nếu biểu tình chống Tàu cộng thì Việt cộng sẽ làm gì? Nếu toàn dân biểu tình lật đổ Việt cộng thì Tàu cộng sẽ làm gì? Chắc chắn Tàu cộng sẽ không ngồi yên để tay sai bị lật đổ dễ dàng! Vì nếu Việt Nam có chính quyền dân chủ thì sẽ phá vỡ hết kế hoạch xâm lược VN của Tàu cộng.
Cần phải có một lý do để quy tụ đa số
Lấy lý do chống Tàu làm nền tảng đấu tranh để tạo nên sự đoàn kết dân tộc. Nhưng giả sử Việt cộng đổi chiều và chống Tàu thì dân Việt có nên tha thứ và góp tay với họ chống Tàu hay không? Giả thuyết này không thể xảy ra. Thứ nhất, Tàu cộng đã kiểm soát hầu hết thành phần lãnh đạo ĐCSVN đến nỗi khó có thể thoát ra khỏi sự chi phối của họ. Thứ hai, Việt cộng thừa hiểu khả năng của Việt Nam không thể chống TC, nhất là khả năng quân sự của VN còn quá yếu kém. Do đó muốn tự bảo vệ thì VN phải liên minh với Hoa Kỳ và các nước dân chủ khác. Sự liên minh này sẽ không thành hình khi Việt cộng chưa thực thi dân chủ hóa đất nước và đây chính là tử lộ của ĐCSVN.
Đợi có tổ chức ra đời hay lo thành lập tổ chức?
Khó khăn hiện nay là trong tình hình công an dày đặc và được trang bị hùng hậu với mục đích chống biểu tình thì làm sao có tổ chức? Làm sao có lãnh đạo? Giai đoạn khởi đầu của phong trào đấu tranh dân chủ chưa cần thiết phải có tổ chức bao trùm hay tổng lãnh đạo vì sẽ dễ bị dập tắt. Các hoạt động sẽ an toàn hơn nếu chỉ thực hiện trong phạm vi cá nhân hay nhóm nhỏ. Hơn nữa giai đoạn sơ khai của mọi phong trào là thời gian ươm trồng lãnh đạo. Tới khi phong trào phản kháng lan rộng thì tự nhiên nhiều cá nhân hay nhóm nhỏ sẽ tìm đến nhau cùng làm việc để đạt kết quả cao nhất và lãnh đạo sẽ hiện ra. Vì thế tổ chức là chuyện cần thiết nhưng sẽ đến một cách tự nhiên khi phong trào chống đối lên mạnh.
Còn phương pháp đấu tranh thì sao?
Chỉ có một phương pháp duy nhất là đấu tranh bất bạo động. Bất bạo động là hình thức đấu tranh ôn hòa dựa vào sức mạnh của lẽ phải, chính nghĩa và lòng dân. Sức mạnh của bất bạo động không nằm ở các phương tiện bạo lực như súng đạn mà ở ý chí. Bất bạo động tấn công vào con tim người cầm súng nhằm mục đích khuyên nhủ họ quay súng ngược lại nhà cầm quyền. Thực tế này đã từng xảy ra và là một hiện thực như trường hợp Liên Xô, Đông Âu, Tuni-sia hay Ai cập. Bất bạo động còn là phương pháp đấu tranh đạt kết quả trong thời gian ngắn nhất với ít tổn thất nhân mạng nhất. Các cuộc biểu tình của người yêu nước và dân oan trong nước gần đây là hình thức bất bạo động. Tuy mỗi lần chỉ với khoảng vài trăm người nhưng kết quả sau đó đã gây tiếng vang toàn thế giới. Hãy nhìn kết quả: chỉ sau một năm tính từ các cuộc biểu tình vào mùa hè năm 2011, mọi người dân Việt đều đã nhận ra Tàu cộng chính là kẻ được nhà cầm quyền CS gọi là "tàu lạ" và chủ truơng bán nước của ĐCSVN.
Blogger Huỳnh Thục Vi nhận xét về đấu tranh bất bạo động như sau: "Các cuộc biểu tình không chỉ để biểu tỏ lòng yêu nước, gây sức ép cần thiết lên chế độ, để họ có những hành động giải quyết trước tình hình biển đảo đất nước bị Trung cộng xâm lăng; mà còn tạo những cơ hội tốt để người dân Việt Nam tập sống như những công dân mạnh mẽ".
Tóm lại, muốn đuổi Tàu cộng và Việt cộng thì phải bắt đầu từ ý chí và sức mạnh của toàn dân Việt.
Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng
Phụ trách: Trần Văn Minh

________________________________
 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-

"Behold I do not give lectures or a little charity; When I give I give myself".Walt Whitman

 
 

 

 

 
 
 
 
NGÀY 1-15 THÁNG 9 NĂM 2012
SỐ 21—NĂM I
CHỐNG TÀU DIỆT VIỆT CỘNG
…tất cả điều mà tôi khẳng định là: mọi thử nghiệm của tôi đều làm đậm nét niềm tin của tôi vào bất bạo động như là lực mạnh nhất có sẵn cho nhân loại
--M.K.Gandhi
Hãy tìm cách loại bỏ độc tài CSVN
Cùng bàn thảo vấn đề loại bỏ CSVN
Đảng CSVN đã thất bại trong việc điều hành đất nước về mọi mặt và còn đang tiếp tay cho Tàu cộng thôn tính quê hương Việt Nam. Đây không phải là một sự kết tội mà là một thực tế đã được mọi người Việt yêu tự do minh chứng từ bao năm nay qua nhiều tác phẩm, bài viết và chứng cớ. Sự cầm quyền của ĐCSVN kéo dài một ngày là thêm một ngày đẩy đất nước gần hơn tới chỗ diệt vong. Vì thế, vấn đề giải quyết chế độ CSVN cần phải được đưa ra bàn thảo sâu rộng để đi tới tiến trình hành động.
ĐCSVN chủ trương bạo lực
ĐCSVN đi theo chủ trương bạo lực của Lenin và đã dùng bạo lực để cướp chính quyền năm 1945 cũng như xâm chiếm miền Nam Việt Nam năm 1975. Đối với CSVN, bạo lực là phương cách giải quyết mọi vấn đề trong việc cai trị dân chúng.
Phương pháp cai trị bằng bạo lực đã được hai thể chế chính trị áp dụng rất rành rẽ là độc tài cộng sản và độc tài phát xít. Độc tài CSVN ngày nay đã biến thể không còn là loại độc tài của giai cấp công nhân mà đã vô hình chung giống hệt độc tài phát xít, tức là mọi quyền lợi quốc gia đều thu tóm về tay đảng cai trị và giới tư bản quy thuộc. Dưới kiểu độc tài phát xít này, giới được ưu đãi và hưởng mọi quyền lợi quốc gia là thành phần đảng viên, giới thân cận đảng, tư bản đỏ và doanh thương nhà nước.
Qua hơn 20 năm mở cửa đưa nền kinh tế theo nguyên tắc thị trường, ĐCSVN mất dần hậu thuẫn của giới nông dân và công nhân vì quyền lợi của đảng không còn gắn liền với đại đa số quần chúng. Những thành quả do sự phát triển kinh tế mang lại không chia đều cho khối đại đa số dân chúng mà vào túi thành phần đảng viên và những phe nhóm thân cận mà họ đặt tên là "nhóm lợi ích". 'Đi theo đảng thì có quyền và tiền' trở thành nguyên tắc hấp dẫn của đảng. Sự kiện này không phải là diễn biến thay đổi bất ngờ đối với ĐCS mà là con đường do họ cố ý chọn vì lý thuyết cộng sản đã lộ mặt một lý thuyết hoang tưởng. Khi chọn đi theo cách thức của đảng phát xít là họ biết rõ đã mất chính nghĩa và không còn nguyên tắc hướng dẫn nào khác.
Vì mất chính nghĩa và độc tài nên họ luôn luôn lo sợ bị lật đổ! Nỗi ám ảnh bị lật đổ đưa tới nhu cầu cần phải thiết lập một hệ thống cai trị chặt chẽ, để kiểm soát mọi sinh hoạt của xã hội và người dân. ĐCS cài đặt đảng viên ở mọi cơ phận hành chính tới tận làng xã và ngay cả các công ty thương mại. Không kể đến quân đội hay truyền thông mà mọi sinh hoạt của dân chúng cũng không tránh khỏi con mắt soi mói của đảng. Điển hình như tổ chức Mặt Trận Tổ Quốc được dựng nên để thâu tóm và kiểm soát mọi sinh hoạt dân sự của quần chúng như tôn giáo, nghiệp đoàn, hội học sinh, giới chức, khoa học... Con mắt của đảng không những coi chừng những cá nhân có tư tưởng bất đồng mà còn đề phòng, bóp chết mọi hành vi đối nghịch có cơ hội nảy mầm.
Phải có hành động
Một mặt kiểm soát chặt chẽ mọi sinh hoạt của dân chúng và mặt khác thu tóm hầu hết tài sản quốc gia và độc quyền lãnh đạo, thế lực của ĐCS mang vẻ một sức mạnh vô địch. Như thế thì làm sao lật đổ được ĐCS? Tuy mang vẻ kiên cố nhưng thực tế cho thấy rằng mọi chế độ độc tài đều 'vô địch' cho tới khi họ đổ như sung rụng một cách không ai ngờ.
CHỐNG TÀU DIỆT VIỆT CỘNG
ĐCSVN cũng sẽ có cùng số phận và có ngày đổ. Chắc chắn là thế. Nhưng việc gì xảy ra cũng phải có nguyên do hay nói cách khác, muốn một điều gì thay đổi thì phải có tác động. Trên quan điểm của những nhà đấu tranh hay nói rộng ra là quan điểm tích cực thì không thể ngồi chờ để "Trời" làm mà chính bản thân những người bị áp bức hay cảm thấy bất mãn trước bất công phải bắt tay chủ động sự thay đổi.
Sự tìm hiểu về khả năng phòng thủ vững chãi của chế độ độc tài là để nhìn thẳng vào thực tế rằng công việc lật đổ một nhà cầm quyền độc tài không phải dễ dàng hay giản dị. Công việc này đòi hỏi phải có những hoạch định chiến lược, chiến thuật quy mô tương tự như chiến tranh quân sự mới có thể đưa tới thành công. Sự nghiên cứu phải sâu rộng từ tổng quát đến chi tiết theo tiến trình làm cho đối phương suy yếu dần đến chỗ mất hết sức mạnh và đầu hàng. Đây một cuộc đấu tranh gian khổ và trường kỳ.
Về phía dân chủ, các lực lượng đấu tranh cũng phải đi từ nhỏ tới lớn và lớn lên theo ảnh hưởng lan rộng dần. Hình ảnh thành bại của cuộc đấu tranh có thể hình dung qua sự so sánh tương quan lực lượng, phía dân chủ phải lớn dần đồng thời với sự suy yếu dần của nhà cầm quyền, tới khi họ mất hết kiểm soát và sụp đổ. Không có cuộc cách mạng nào xảy ra một cách bỗng dưng hay mau chóng mà tất cả phải do sự hy sinh và công sức của rất nhiều người với thời gian dài.
Đấu tranh bất bạo động
Có hai phương cách đấu tranh là bạo động và bất bạo động. Một định nghĩa ngắn gọn: bạo động là sử dụng vũ khí và bất bạo động là không sử dụng vũ khí. Nếu áp dụng đấu tranh bạo động thì phải tạo lập lực lượng kháng chiến vũ trang. Với tình hình thế giới chống khủng bố ngày nay, khó có nước nào sẵn sàng đứng ra cung cấp vũ khí cho bất kỳ cuộc tranh đấu bạo động nào. Vì thế chỉ còn lại một phương cách duy nhất là đấu tranh bất bạo động.
Đấu tranh bất bạo động không có nghĩa là thụ động như chủ thuyết 'hòa bình' hay lý thuyết 'đưa má kia cho tát' của tôn giáo mà là một lực chủ động dùng các phương tiện ôn hòa để chống lại bạo động. Lý thuyết dùng tĩnh chế động, dùng nhu thắng cương không mới mẻ gì trong võ thuật hay học thuyết Đông phương, nhưng khi dùng nguyên tắc này để chống chỏi lại một chế độ độc tài có đầy đủ mọi phương tiện đàn áp và kiểm soát quần chúng chặt chẽ thì hơi khó hiểu. Tuy vậy các cuộc cách mạng thành công sử dụng phương pháp bất bạo động để lật đổ chế độ độc tài vững mạnh trên thế giới như cộng sản Liên Xô, khối Đông Âu…, đã chứng tỏ phương pháp bất bạo động là một hướng đi khả thi.
Lý thuyết về đấu tranh bất bạo động đã được Gandhi hệ thống hóa thành một phương pháp đấu tranh hiệu quả và ông đã áp dụng để giải thoát dân tộc Ấn Độ khỏi ách đô hộ của người Anh năm 1947. Sau đó phương pháp này được nhiều nhà hoạt động học hỏi và áp dụng như Martin Luther King, Nelson Mandela (Nam Phi), Lech Walesa (Ba Lan) và thủ lãnh các phong trào dân chủ lật đổ chế độ cộng sản Liên Xô, Đông Âu hay Tunisia và Ai cập mới đây. Hiện nay ở Hoa Kỳ, ông Gene Sharp (sinh năm 1928) là một nhà nghiên cứu tích cực về lý thuyết bất bạo động để đem phương pháp đấu tranh này lên hàng kinh điển như chiến tranh quân sự.
Cần khởi sự nghiên cứu đấu tranh bất bạo động cho Việt Nam
Cách tiến hành đấu tranh bất bạo động ở mỗi quốc gia mỗi khác nhau vì vũ khí của loại đấu tranh này dựa vào các đặc điểm mang tính xã hội, tâm lý của quốc gia đó. Vì thế phương cách tiến hành đấu tranh cho Việt Nam cần phải được nghiên cứu đầy đủ để tạo dựng căn bản lý thuyết cho các tổ chức đối kháng hoạt động. Bắt tay vào công cuộc bàn thảo hay nghiên cứu về đấu tranh bất bạo động là bắt đầu cất bước trên con đường xóa bỏ chế độ CS cho quê hương Việt Nam. Như sự khẳng định của Gandhi, một khi cuộc đấu tranh bất bạo động bắt đầu lăn bánh, không trở lực nào có thể cản nổi.
Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng
Phụ trách: Trần Văn Minh

________________________________
 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-

"Behold I do not give lectures or a little charity; When I give I give myself".Walt Whitman

 
 

 

 

 
 
 
 
NGÀY 15-30 THÁNG 9 NĂM 2012
SỐ 22—NĂM I
CHỐNG TÀU DIỆT VIỆT CỘNG
Cường quyền càng tỏ ra tàn bạo, càng bộc lộ sự hoảng sợ trước sức mạnh của chân lý, càng bị nhân dân và công luận quốc tế lên án phỉ nhổ, càng nhanh diệt vong.
Trích Dân Làm Báo
Kẻ thua trong vụ kết án ba blogger chính là ĐCSVN
Ngày 24/9/2012, phiên tòa xử 3 bloggers Nguyễn Văn Hải (12 năm), Tạ Phong Tần (10 năm) và Phan Thanh Hải (4 năm) đã lộ ra 2 vấn đề mà CSVN đang rất sợ là phong trào chống Tàu cộng xâm lược và mặt trận truyền thông.
ĐCSVN sợ dân chúng chống Tàu cộng
Ba blogger kể trên đã bị kết tội "tuyên truyền chống phá nhà nước" qua việc làm mà ai cũng biết là những người này lập blog để phê phán nhà nước, thực hiện quyền tự do ngôn luận do hiến pháp quy định. Nhưng phê phán những gì mà đến nỗi nhà nước phải trả thù với bản án nặng như vậy? Ở Việt Nam có nhiều người không những phê phán mà còn chửi nhà nước: chửi giữa đường phố, trong quán nhậu, quán cà phê, chửi trước mặt các công an… nhưng chưa ai bị kết án đến 12 năm tù! Vậy hẳn Điếu Cày đã chửi ghê gớm hơn tất cả mọi người. Đúng vậy, Điếu Cày đã chửi kẻ dựng lên và nuôi dưỡng ĐCSVN là Tàu cộng. Ngày nay, tội chửi ĐCS, chửi Hồ Chí Minh, Nguyễn Tấn Dũng cũng không nặng bằng chửi thằng bạn vàng Tàu cộng, tại vì:
 Tàu cộng là cái phao cho sự tồn tại của ĐCSVN. Về phương diện chính trị, đường lối cai trị của ĐCSVN chỉ là bản sao của ĐCSTC. Mất sự hướng dẫn của Tàu cộng thì ĐCSVN sẽ không biết phương cách điều hành quốc gia và nội bộ đảng sẽ trở thành hỗn loạn.
 Về phương diện kinh tế, Tàu cộng là kho bạc để CSVN tìm sự trợ giúp khi gặp khó khăn về tài chánh. Từ xưa đến nay, ĐCSVN thường tìm tới Tàu cộng để kiếm tiền bù đắp cho những kế hoạch kinh tế thất bại. Như hiện nay, kinh tế VN đang bước vào khủng hoảng do các ngân hàng và công ty quốc doanh vỡ nợ. Muốn cứu vãn thì phải cần có tiền. IMF (Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế) và ASEAN ngỏ ý cho mượn nhưng Nguyễn Tấn Dũng không thèm mượn. Vì sao? Nếu mượn tiền của IMF hay ASEAN thì phải chịu điều kiện chỉnh đốn lại hệ thống ngân hàng và các tập đoàn quốc doanh và có thể dẫn tới việc loại bỏ bớt một số tập đoàn quốc doanh bị thua lỗ. Đây là điều ĐCSVN không bao giờ muốn vì quyền lợi kinh tế của đảng sẽ bị thu gọn hơn. Bằng cách khác, nếu chạy tới anh bạn vàng Tàu cộng thì sẽ chẳng phải chịu điều kiện gì để có thể làm giảm độc quyền lãnh đạo của đảng, chỉ cần nhượng bộ một phần lãnh thổ hay lãnh vực kinh tế nào đó. Lãnh thổ thì như hiệp định biên giới năm 1999. Kinh tế thì như làm ngơ trước nạn thâm thủng thương mại giữa VN và TC là đủ; theo thống kê 2011, TC xuất cảng qua VN là 24 tỷ mỹ kim, VN xuất cảng sang TC là 12 mỹ kim, thâm thủng thương mại cho VN là 12 tỷ!
 Khi dân chúng VN chửi Tàu cộng thì Tàu cộng sẽ hành tội các quan lớn VN và buộc họ phải trừng phạt những kẻ ngứa miệng; chúng ta có thể thấy bằng chứng về hành động bênh chữa cho bạn vàng Tàu cộng đầy giẫy mỗi ngày trên báo chí. Vì thế bản án nặng nề dành cho Điếu Cày và Tạ Phong Tần chính là món quà mà ĐCSVN muốn dâng cho Tàu cộng để chiều lòng TC và tỏ lòng trung thành của mình.
ĐCSVN sợ truyền thông quần chúng
Ngoài nỗi sợ ba chữ "Chống Tàu cộng", ĐCSVN còn rất sợ truyền thông quần chúng ngày nay qua phương tiện internet. Ba blogger bị kết án là những
CHỐNG TÀU DIỆT VIỆT CỘNG
người đã đứng ra thành lập Câu Lạc Bộ Báo Chí Tự Do, một loại tổ chức truyền thông công khai! CSVN rất nghiêm ngặt trong việc kiểm soát truyền thông vì là yếu tố cột trụ quan trọng để chống đỡ chế độ. Bị thua trên mặt trận truyền thông sẽ dẫn tới sụp đổ. Nhưng hiện nay, CSVN đang bị thua trên mặt trận truyền thông và tìm cách chống lại một cách điên rồ bằng việc ra thông báo tuyên chiến với các blog lề trái ngày 12/9/2012 và bản án 3 blogger này. Tuy nhiên, hậu quả xảy ra không như nhà cầm quyền mong đợi, hiệu ứng gậy ông đập lưng ông bật ngược trở lại mạnh mẽ hơn: số lượng blogger tức giận nhân lên đông hơn vì nhiều người cảm thấy bất bình, dân chúng càng hiếu kỳ hơn để tìm đọc báo chí không thuộc nhà nước và bộ mặt đàn áp báo chí của nhà cầm quyền VN phô bày trước thế giới.
Qua sự việc 3 blogger bị kết án cũng như cách hành xử của nhà cầm quyền VN đối với phong trào dân chủ, chúng ta nhận thấy cuộc đấu tranh đã tiến bộ những bước đáng kể. Chúng ta biết được yếu điểm của ĐCSVN nằm ở ba chữ "Chống Tàu Cộng" và truyền thông lề trái đã gây tác động lớn mạnh trong việc đả phá tính chính đáng cũng như tố cáo sự cầm quyền bất hợp pháp của ĐCSVN.
Cuối cùng Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải đã thành công trong mục tiêu đấu tranh của họ.
Bản án chính là một chiến thắng cho 3 blogger!
Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng
chongtaudvietcong@yahoo.com—(714) 398-9641
Phụ trách: Trần Văn Minh
HỘI THẢO
ĐỊNH HƯỚNG ĐẤU TRANH CHO VIỆT NAM TỰ DO—kỳ 2
Mỗi ngày quê hương Việt Nam của chúng ta bị rơi sâu hơn vào vòng nô lệ Tàu cộng với sự tiếp tay bí mật của đảng CSVN. Họa mất nước đang đến dần dưới hình thức gặm nhấm. Phương thức xâm lăng này của Tàu cộng thật là thâm độc và là kế lưỡng toàn vì xâm lăng mà không bị tổn thất nhân mạng. Hình thức bán nước này của ĐCSVN cũng thật xảo trá vì đảng của họ vẫn giữ được vị thế vơ vét tài sản quốc gia. Tuy nhiên hình thức xâm lăng tiệm tiến này cần thời gian để hoàn tất, nên đang để lại cho chúng ta, những người Việt yêu nước một cánh cửa cơ hội: chúng ta vẫn còn thì giờ để hoạch định phương thức đánh đổ ĐCSVN.
Xin trân trọng kính mời quý vị đồng hương tới tham dự hội thảo Định Hướng Đấu Tranh cho Việt Nam Tự Do - Kỳ 2 để cùng tìm hiểu và bàn thảo về vấn đề này. Buổi hội thảo sẽ được tổ chức vào lúc:
1 giờ trưa tới 5 giờ chiều, thứ Bảy 3 tháng 11, 2012
Trung tâm Công giáo
1538 N. Century Blvd., Santa Ana, CA 92704
Đề tài hội thảo và diễn giả
1. Gợi ý phát triển Việt Nam—Tiến sĩ Phan Văn Song
2. Văn bút Hải ngoại phải làm gì trước hiện tình đất nước— Dược sĩ Vũ Văn Tùng
3. Làm sao phát triển xã hội dân sự tại Việt Nam—Luật sư Đoàn Thanh Liêm
4. Thử phác họa con đường tương lai của Việt Nam—Tiến sĩ Mai Thanh Truyết
Trân trọng,
Trần Văn Minh—Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng

________________________________
 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-

"Behold I do not give lectures or a little charity; When I give I give myself".Walt Whitman

 
 

 

 

 
 
 
 
NGÀY 1-15 THÁNG 10 NĂM 2012
SỐ 23—NĂM I
CHỐNG TÀU DIỆT VIỆT CỘNG
CS không thể nào sửa chữa, mà cần phải đào thải nó.
Boris Yeltsin
ĐCSVN là chướng ngại chính cho tương lai Việt Nam
Trong tình hình thế giới ngày nay, các quốc gia thuộc hạng nghèo ở Á châu cũng như Phi châu đang thi đua đứng dậy với mục tiêu phát triển được đặt lên hàng đầu. Việt Nam cũng là một trong những nước bắt đầu "bừng tỉnh". Qua 26 năm, kể từ 1986, kinh tế Việt Nam đổi chiều theo hướng thị trường dưới sự điều hành của ĐCSVN, kết quả là người dân Việt Nam ngày nay vẫn không đủ ăn! Nếu so sánh với sự phát triển của các nước khác thì VN chỉ tiến lên bằng Cam Bốt hay Lào, thua cả các nước Phi châu!
Đứng trước tình hình như thế, không người Việt yêu nước nào mà không buồn và tiếc! Người Việt Nam yếu kém, ngu si sao? Nước Việt Nam thiếu thốn tài nguyên hay mọi phương tiện phát triển sao?
Dĩ nhiên không phải như thế mà nguyên nhân ai cũng có thể nhìn thấy rất rõ ràng là do sự cầm quyền độc đoán và ngu muội của ĐCSVN. Tuy vậy, việc chỉ ra thủ phạm đích thực này vẫn chưa được rõ ràng và phương cách giải quyết chưa được dứt khoát qua các sinh hoạt của người Việt hải ngoại. Hãy thử quan sát một cách tong quát các sinh hoạt như thiện nguyện, tranh đấu hay vài quan điểm thường thấy.
Vấn đề giúp đỡ người nghèo: đây là lãnh vực của các tổ chức từ thiện. Công việc từ thiện được xem là giúp phá vỡ bất công, đem lại bình đẳng cho xã hội và vì thế là điều cần làm để thay đổi xã hội VN từ nền tảng. Tuy nhiên công tác xã hội của các tổ chức thiện nguyện của người Việt hải ngoại không mấy mang tính cách cải thiện xã hội mà chỉ giới hạn trong vấn đề làm phước bằng tiền của bố thí. Có thể ví kiểu làm việc này như cho người nghèo con cá thay vì cái cần câu để tự bắt cá. Chữa bệnh kiểu này chỉ là nhắm tới cái ngọn mà bỏ ngơ cái gốc và kết quả là chẳng chữa được nạn nghèo đói mà còn làm người ta học thêm tính ỷ lại. Đúng ra, giải quyết tình trạng người dân thiếu ăn, thiếu chăm sóc y tế, thiếu giáo dục phải bắt nguồn từ chính sách và sự điều hành của nhà nước. Nghèo đói và thiếu thốn chính là điều ĐCSVN cố ý muốn duy trì để dễ cai trị. Đồng tiền từ thiện chảy vào VN rốt cuộc cũng chạy vào túi tham của cán bộ CS, vô hình chung tấm lòng của người Việt hải ngoại bị biến trở thành tiếp tay cho sự bền vững của nhà cầm quyền CS, để họ trở lại tìm cách duy trì nạn nghèo đói và tiếp tục xin tiền từ thiện.
Lãnh vực tranh đấu cho các quyền tự do như: tự do tôn giáo, tự do báo chí… Trong hoàn cảnh độc tài CS toàn trị ở VN, tính toàn trị là bước cản chính cho sự nảy mầm của các quyền tự do khác. Dưới sự toàn trị này, ĐCSVN nhúng tay kiểm soát mọi lãnh vực sinh hoạt của người dân. Vì thế, muốn cải sửa bất cứ điều gì thì chuyện trước tiên phải là loại bỏ ảnh hưởng của ĐCS ra. Thí dụ như muốn có tự do tôn giáo thì phải loại sự kiểm soát của ĐCS ra khỏi tôn giáo. Nhưng ĐCS cũng biết rất rõ rằng khi không khuất phục tôn giáo thì đồng nghĩa với việc thả lỏng cho một thế lực rất lớn chống đối có thể gây nguy hiểm cho sự sống còn của chế độ. Vì sự sống còn, ĐCS sẽ không bao giờ từ bỏ nguyên tắc toàn trị. Vậy thì kết luận đã hiện ra rõ ràng: mọi thứ quyền tự do cho VN phải bắt đầu từ tự do chính trị, có nghĩa là phải tranh đấu để đánh đổ ĐCSVN. Nếu nói tranh đấu cho nhân quyền hay dân chủ phải bắt đầu từ việc loại bỏ sự thống trị của ĐCSVN thì hẳn sẽ gây không ít dị ứng, có lẽ mục tiêu này quá "nhạy cảm" chăng?
Vấn đề 'nhạy cảm' này liên quan tới một khái niệm thường gây tranh cãi là hai chữ "chính trị", do hiểu
CHỐNG TÀU DIỆT VIỆT CỘNG
sai ý nghĩa của nó. Thử đan cử một vài lập luận sai lệch như: "tranh đấu cho tự do tôn giáo hay nhân quyền chứ không làm chính trị", "tổ chức tranh đấu chứ không phải tổ chức chính trị". Sở dĩ có những lập luận kiểu này vì "làm chính trị" bị xem là tranh quyền tranh chức, rồi suy ra là tham danh tham lợi, rồi suy tiếp là để kiếm chác, tham nhũng; vì chính trị bị cho là lãnh vực của kẻ ác (làm chính trị thì phải gian manh). Để làm sáng tỏ khúc mắc này, chúng ta cần trở về thực tế và xác định tiền đề: tự do dân chủ cho VN bắt buộc phải khởi đầu bằng sự ra đi của ĐCSVN, theo đó có ý kiến đồng ý và không đồng ý:
Đồng ý: ý kiến đồng ý cho rằng, ĐCSVN sẽ không bao giờ tự động ra đi mà phải có áp lực của quần chúng thúc đẩy và ĐCSVN không thể đóng vai tạo lập dân chủ. Giả sử cuộc đấu tranh đạt tới mức ĐCSVN phải giải tán. Phải chăng tự do dân chủ sẽ tự nhiên hiện ra? Khi tên đảng CS không còn, không có nghĩa là không còn những đảng viên CS cũ có tham vọng quyền lực. Những người này sẽ tìm cách vòng trở lại với bộ mặt độc tài khác nếu phe dân chủ không ra tranh cử với họ qua các cuộc bầu phiếu công bằng. Nếu đã hy sinh tới bước này mà bỏ cuộc nhường vị thế lãnh đạo đất nước lại cho kẻ độc tài mà chính mình vừa đánh đổ hôm qua, thì không thể hiểu nổi, là một thái độ và hành động vô trách nhiệm. Vì thế khi đã bước vào con đường đấu tranh cho VN thì phải đi tới cùng, tức là khi VN có dân chủ thực sự và cũng có nghĩa là phải làm chính trị.
Không đồng ý: ý kiến không đồng ý cho rằng CS có thể tự thay đổi để trở thành dân chủ. Thay vì tìm cách đánh đổ ĐCSVN, là một công việc vô cùng khó và không thấy phương cách nào khả thi, thì tìm cách thay đổi họ có vẻ dễ dàng hơn. Quan điểm này đặt niềm tin "lãng mạn" trên những cán bộ CS còn lương tâm. Phương pháp thực hiện theo chiều hướng này chú trọng vào việc đánh đòn tâm lý như:
 Đòi CSVN thực thi dân chủ hay tôn trọng nhân quyền: đây là tâm lý chung chung thường thấy qua các bài bình luận và các bản tuyên ngôn, tuyên cáo hay lên án của các tập thể đấu tranh. Sự đòi hỏi này đặt căn bản trên niềm tin rằng CSVN có khả năng thực thi dân chủ. Giả sử ĐCSVN chấp nhận một điều khó nhất là cho bầu cử đa đảng thì phe chống đối có tham gia bầu cử không (tức là bỏ điều 4 Hiến pháp)? Với vị thế độc quyền hành pháp, lập pháp, tòa án, và ngay cả ban tổ chức bầu cử thì ra ứng cử kiểu này chỉ là tạo thêm tính chính đáng cho ĐCS. Hình thức đấu tranh kiểu "đòi hỏi" thực ra chưa nhìn rõ bộ mặt thật của CS: CS không thể thay đổi mà phải phế bỏ và CS không thể tin cậy.
 Thái độ bàng quan: đây là thái độ biểu lộ một tâm trạng bất lực, yếu kém trước ĐCSVN nhưng không chịu thừa nhận. Thái độ này được biểu lộ qua các bài viết đấu tranh nhắm tìm kiếm và phô bày những bất cập trong việc điều hành quốc gia của CS rồi chê bai chế độ CS đi sai đường, hay làm "tài khôn" khuyên ĐCS sớm quay về với quyền lợi dân tộc, nếu không thì "dọa" rằng sẽ bị dân chúng "xử trảm", hay buồn quá thì than thân trách phận cho tương lai u tối của đất nước.
 Né tránh hai chữ "chính trị": đây là mâu thuẫn trong suy nghĩ và một chút nào đó là đạo đức giả. Nhiều tổ chức hải ngoại hay tôn giáo không dám nhắc tới hai chữ 'chính trị'. Có lẽ chính trị được hiểu theo nghĩa là tranh chức với cán bộ CS! Hay chính trị là môi trường gian xảo và từ thiện, tôn giáo, văn hóa hay giáo dục thì trong sáng và "sạch" hơn!
Khi đặt mục tiêu tranh đấu cho Việt Nam tự do dân chủ thì phải đặt trọng tâm vào tự do chính trị vì chỉ khi có tự do chính trị mới có chính quyền dân chủ, và một chính quyền dân chủ mới có thể bảo đảm cho người dân các quyền tự do căn bản. Vì thế, điều duy nhất và tiên quyết cho tương lai Việt Nam phải là sự ra đi của ĐCSVN và bằng mọi cách, mọi người dân Việt Nam phải làm. Vì thế,
Đánh đổ ĐCSVN là mục tiêu cần phải nhắm tới.
Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng
chongtaudvietcong@yahoo.com—(714) 398-9641
Phụ trách: Trần Văn Minh

________________________________
 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-

"Behold I do not give lectures or a little charity; When I give I give myself".Walt Whitman

 
 

 

 

 
 
 
 
NGÀY 15-31 THÁNG 10 NĂM 2012
SỐ 24—NĂM I
CHỐNG TÀU DIỆT VIỆT CỘNG
Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đã chọn lựa dứt khoát thà mất nước còn hơn mất đảng, đứng về phía Trung Quốc trên bàn cờ chính trị thế giới.
Blogger Song Chi
Cuộc chiến đấu chống độc tài CS đang tới đâu?
Hội nghị Ban Chấp hành Trung Ương 6 (BCHTƯ) của ĐCSVN chấm dứt với kết quả là không có gì thay đổi đã làm đa số người dân Việt Nam thất vọng. Thế là tham nhũng được cấp giấy phép và hiểm họa lệ thuộc Tàu cộng vẫn còn là chuyện 'nhạy cảm' không ai được nhắc tới. Câu hỏi được đặt ra là tại sao Trung Ương ĐCSVN cố tình làm những điều dân chúng chán ghét? Không lẽ họ không sợ bị lật đổ?
ĐCSVN vì muốn giữ đảng nên đã không còn lối ra nào khác, độc quyền lãnh đạo, độc quyền sở hữu tài sản quốc gia, độc quyền mọi sinh hoạt xã hội là những điều cơ bản đảng phải nắm để tồn tại. Chuyện 'vì dân' hoàn toàn không có trong danh sách những yếu tố bảo vệ đảng. Chỉ cần có biện pháp ngăn chặn nỗi bất mãn của dân chúng không vượt lên tới mức bùng nổ thì mọi chuyện sẽ êm thắm.
Để làm điều này, ĐCSVN cố gắng theo dõi và học hỏi từ các cuộc cách mạng lật đổ độc tài thành công trên thế giới mà uyển chuyển thay đổi các phương pháp đối phó. Kết quả là họ đã khá thành công trong việc giữ vững sự cầm quyền và nền độc tài sau sự sụp đổ của khối cộng sản Liên Xô. Vậy thử xem họ học hỏi những gì?
Từ kinh nghiệm Ba Lan, họ biết phải kiểm soát chặt chẽ mọi hình thức tổ chức quần chúng, nhất là các nghiệp đoàn hay tôn giáo; như để răn đe việc thành lập nghiệp đoàn, CSVN đã kết án rất nặng 3 người vận động thành lập nghiệp đoàn độc lập năm 2010 là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng (9 năm tù), Đoàn Huy Chương (7 năm tù) và Đỗ Thị Minh Hạnh (7 năm tù).
Từ Liên Xô họ biết cần phải cải tổ kinh tế trước khi ngân quỹ không còn đủ tiền để trả công nhân viên nhà nước và mở rộng môi trường kinh tế tư doanh.
Từ Thiên An Môn họ biết cần phải xây dựng một lực lượng công an hùng hậu và được trang bị đầy đủ trong tư thế sẵn sàng để đối phó với bất cứ cuộc nổi dậy đông đảo nào, và họ cũng học được phương cách đàn áp kiểu "ném đá giấu tay" như dùng côn đồ, 'quần chúng tự phát' hay áp dụng kiểu đàn áp kinh tế, áp lực người thân…
Từ các cuộc cách mạng màu ở Đông Âu và Trung Á, họ biết cần phải kiểm soát giới trẻ, nhất là giới sinh viên học sinh, không cấm đoán quá và cũng không bóp nghẹt quá, luôn giành cho bọn trẻ khoảng không gian để xả bầu nhiệt huyết qua các sinh hoạt vui chơi không dính dáng đến chính trị, nhưng một mặt thì kiểm soát, theo dõi chặt chẽ mọi sinh viên ở các đại học như đuổi học những sinh viên nào tham gia biểu tình chống Tàu cộng.
Từ Mùa Xuân Ả Rập năm 2011, họ biết phải thắt chặt kiểm soát thông tin trên mạng internet, dùng hacker tấn công phá hoại các trang mạng lề trái hay trấn áp các blogger, điển hình là trường hợp răn đe các blogger mà thời gian gần đây họ cho ra bản án nặng nề đối với Nguyễn Văn Hải (12 năm tù) và Tạ Phong Tần (10 năm tù), chỉ vì tội viết blog.
Với những phản ứng tự vệ như vẻ ĐCS đang bị đe dọa vừa kể thì không khỏi nảy ra câu hỏi là tại sao họ phải phản ứng mạnh tay như vậy? Phải chăng lực lượng đối kháng đã thành hình và có khả năng đe dọa quyền lãnh đạo của họ? Đúng vậy, ĐCS đã gián tiếp thừa nhận một thế lực đối kháng đáng kể.
Vậy lực lượng đối kháng là ai?
Sự hiện hữu của lực lượng dân chủ đối kháng không biểu lộ rõ ràng qua con số các thành phần hay tổ
CHỐNG TÀU DIỆT VIỆT CỘNG
chức đấu tranh mà ẩn hiện qua khả năng tác động lên quần chúng. Sự kiện quần chúng VN ngày một mất lòng tin vào ĐCS đã làm cho họ lo sợ. Một cách cụ thể, họ thường nhắc tới hai điều lo sợ là "diễn biến hòa bình" và "thế lực thù địch".
Diễn biến hòa bình là sự thay đổi trong hàng ngũ đảng viên làm cho đảng phân hóa và hậu quả có thể dẫn đến sự sụp đổ của đảng. Diễn biến hòa bình này được thúc đẩy qua tiến trình 'mở cửa' hay qua phương tiện truyền thông internet rộng rãi phơi bày nhiều thứ bất chính của ĐCS, hay từ nội bộ như nạn tham nhũng hệ thống, sự yếu kém về khả năng điều hành quốc gia của ĐCS...
Còn thế lực thù địch thì có thể hiểu là bất cứ ai không quy phục sự lãnh đạo của ĐCS. Con số thế lực thù địch này rất lớn, ĐCSVN biết rõ, đó là 90 triệu dân trừ đi 3 triệu đảng viên, tức là 87 triệu người dân VN. ĐCS sợ thế lực thù địch này vì tầm mức của nó quá lớn và lại mang bản chất vô hình, vô tướng, chẳng thể bắt vô tù được.
Vậy ĐCS sẽ làm gì để đối phó với hai vấn đề này?
Chống diễn biến hòa bình có nghĩa là ngăn chặn tình trạng lòng trung thành suy giảm của đảng viên đối với lãnh đạo đảng. Ngày nay không còn Pháp hay Mỹ để có thể lợi dụng lòng yêu nước thì chỉ còn cách duy nhất là mua chuộc bằng quyền, tiền và răn đe (ra khỏi đảng là mất tất cả). Đó là lý do tại sao hội nghị TƯ 6 vẫn đồng lòng giữ Nguyễn Tấn Dũng ở lại, nếu NTD ra đi thì không ít đảng viên sẽ bỏ đảng vì họ sẽ không tìm thấy điểm hấp dẫn để vào đảng. Vậy để chống diễn biến hòa bình, câu trả lời là phải tiếp tục nuôi dưỡng hệ thống tham nhũng.
Vấn đề thứ hai đang đe dọa đảng là thế lực thù địch, một thế lực bên ngoài đảng. Thế lực này là bất cứ ai hay điều gì gây nguy hại cho sự cầm quyền của đảng. Thế lực thù địch đang làm cho ĐCS lo sợ vì khó lòng chống đỡ. Hội nghị TƯ 6 vừa qua là một bằng chứng về sự thất bại của ĐCS khi muốn chỉnh đốn để lấy lại tính chính đáng và uy tín. Hiện nay, ĐCS không có đường lối nào để chống lại 'thế lực thù địch' ngoài các biện pháp chắp vá dựa trên tuyên truyền và đàn áp, như vụ đem cả sức nặng của nhà nước ra để đối phó với vài blog lề trái như Quan Làm Báo hay Dân Làm Báo vừa qua.
Như vậy thì đã rõ ràng ĐCS đang suy yếu. Đây là điều đáng mừng cho phe dân chủ. Nhưng nếu muốn lật đổ họ thì lực lượng dân chủ (LLDC) phải mạnh.
LLDC là đại đa số quần chúng tiềm ẩn nỗi bất mãn với nhà cầm quyền CS. Sự bất mãn sẽ ngày càng gia tăng theo thời gian vì ĐCS cầm quyền không phục vụ quần chúng. Điểm mạnh của LLDC là số đông nhưng cũng có nhược điểm là không tổ chức và không đồng nhất nên rất khó có thể quy tụ hay cùng hành động.
Lật đổ một nhà cầm quyền độc tài không khi nào là một chuyện dễ dàng nhưng cũng đã từng có người người làm được. Trường hợp Miến Điện hiện nay là một điển hình. Chính người dân Miến Điện đã áp lực nhà cầm quyền quân phiệt phải thay đổi. Người dân đã đặt cho nhà cầm quyền này hai lựa chọn: một là sẽ bị lật đổ và hai là thay đổi theo con đường dân chủ để tồn tại. May thay, nhà cầm quyền này đã chọn con đường cải cách dân chủ và tránh được đổ máu.
Việt Nam cũng vậy, người dân VN cần phải gây áp lực liên tục lên nhà cầm quyền CS để đặt họ trong tình trạng lo sợ trước nguy cơ bị lật đổ. Sự đàn áp bao giờ cũng tốn sức và nếu đàn áp lâu ngày cũng sẽ bị kiệt sức và chế độ sẽ sụp đổ do chính sức nặng của bộ máy tham nhũng, rệu rã của họ. Sức mạnh của kẻ cầm quyền nào cũng có hạn nhưng sức dân thì vô hạn.
Công cuộc đấu tranh chống độc tài CS đã có những dấu hiệu tốt. ĐCSVN ngày một mất uy tín và yếu đi vì tham nhũng và tranh chấp nội bộ. LLDC thì ngày một mạnh, đông hơn và quả quyết hơn. Vì thế thời gian tồn tại của ĐCSVN ngày nay không nằm trong tay họ nữa mà đang nằm trong tay lực lượng dân chủ.
Đừng van xin tự do mà hãy lôi cổ ĐCSVN xuống.
Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng
chongtaudvietcong@yahoo.com—(714) 398-9641
Phụ trách: Trần Văn Minh

________________________________
 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-

"Behold I do not give lectures or a little charity; When I give I give myself".Walt Whitman

 
 

 

 

 
 
 
 
NGÀY 1-15 THÁNG 11 NĂM 2012
SỐ 25—NĂM II
CHỐNG TÀU DIỆT VIỆT CỘNG
Thông báo về một năm hoạt động
CTDVC đã được 1 tuổi. Ban biên tập và các thành viên cám ơn sự theo dõi của quý độc giả. Mong rằng quý độc giả vẫn tiếp tay chống Tàu để giữ nước và quyết tâm diệt Việt cộng để Việt Nam có tự do, dân chủ.
Phương Uyên là hy vọng cho tương lai Việt Nam
Việc công an CSVN bắt giữ Phương Uyên một cách mờ ám và bất ngờ đã lộ ra và tạo nên làn sóng phẫn nộ khắp nơi trên thế giới. Nhưng với bản chất cố chấp, CSVN sẽ không bao giờ nhượng bộ trước lẽ phải mà sẽ tìm cách bôi nhọ Phương Uyên với những bằng chứng giả, hay dùng nhục hình, đe dọa để PU nhận tội, như một phiên bản quen thuộc để chứng minh với thế giới rằng họ bắt đúng người và kết án đúng tội. Rồi cuối cùng, nhà cầm quyền sẽ tuyên bố chiến thắng.
Đây là câu chuyện chẳng lạ gì ở bất cứ xứ độc tài nào trên thế giới vì chủ trương của họ bao giờ cũng là không chấp nhận ý kiến đối lập.
Tuy nhiên, sự việc PU không chỉ là tin xấu, một ván bài thua. Hãy thử xem xét khía cạnh tích cực của câu chuyện dưới lăng kính tiến trình đấu tranh dân chủ.
 Giới trẻ đã nhập cuộc vào công cuộc đấu tranh dân chủ: Khởi đầu những nhà đấu tranh ở Việt Nam thường ở lứa tuổi của những thế hệ trước năm 1975, nhưng tới ngày nay, thế hệ sau 75 bắt đầu tiếp nối, với Phương Uyên là trẻ nhất, 20 tuổi. Đây là điều đáng mừng cho tương lai Việt Nam và chứng tỏ những cố gắng ru ngủ giới trẻ trong nhồi sọ, ăn chơi, hưởng thụ của ĐCSVN đã thất bại. Tuổi trẻ ngày nay đã ý thức được trách nhiệm với quê hương đất nước và dám đứng lên thách đố quyền lực của ĐCSVN. Với sự phổ biến của các phương tiện liên lạc internet, sự bưng bít thông tin trở nên vô hiệu và sự thật về bộ mặt thật của chế độ đã lộ rõ. Câu chuyện Phương Uyên chỉ là biểu hiện nỗi bất mãn của toàn thể giới trẻ VN và hẳn còn rất nhiều Phương Uyên khác đang chờ cơ hội đứng lên thể hiện lòng yêu nước.
 Tuổi trẻ là niềm hy vọng thay đổi xã hội: ĐCSVN là một nhà độc tài chuyên nghiệp nên hiểu rất rõ sự nguy hiểm của tuổi trẻ vì tuổi trẻ gan dạ, không sợ chết, dám thực hiện bước khai phá thoát khỏi cái cũ để thay đổi trật tự xã hội, và thực tế đã cho thấy đa số các cuộc cách mạng lật đổ độc tài trên thế giới đều do giới trẻ chủ động. Số lượng tuổi trẻ rất lớn của Việt Nam hiện nay là niềm hy vọng cho đất nước và cũng là mối lo ngại thường xuyên cho ĐCSVN.
 Hiệu ứng bật ngược từ vụ bắt giữ Phương Uyên: Khi đứng trước cục diện một kẻ mạnh áp chế kẻ yếu thì tâm lý thông thường của người ta là có cảm giác tội nghiệp, thương tình hay cảm thông đối với kẻ yếu. Chuyện Phương Uyên là điển hình trường hợp kẻ mạnh là nhà cầm quyền đã giở mọi thủ đoạn bẩn thỉu để triệt hạ một đối thủ yếu đuối. Nhưng kết quả đã không như họ mong muốn, bà con ta nhất tề tin tưởng sự trong sáng của Phương Uyên và càng khinh bỉ bản chất hèn hạ của chế độ. Đối với giới trẻ, hành động này của nhà cầm quyền càng nung nóng tinh thần chống giặc Tàu và nhà cầm quyền CSVN.
Công cuộc tranh đấu lật đổ ĐCSVN là một bước đường dài và bắt buộc phải có tổn thất. Đối với hình thức tranh đấu bất bạo động hay còn được gọi tranh đấu dân sự thì tù tội là chuyện khó tránh khỏi. Để đổi lấy sự hy sinh của Phương Uyên, phong trào đấu tranh phải tìm cách đánh trả để sự bắt bớ này trở thành bàn thắng, để nhà cầm quyền biết rằng sự ra đi của họ là chuyện chắc chắn sẽ xảy ra, nếu họ bắt bớ hay đàn áp càng dữ dội thì sẽ chỉ làm cho ngày tháng
CHỐNG TÀU DIỆT VIỆT CỘNG
tồn tại của họ càng rút ngắn lại.
Nhưng đánh trả bằng cách nào?
 Rũ bỏ tâm lý của kẻ dưới, không van xin tha tội, không yêu cầu lòng rộng lượng, không kêu gọi lương tâm của giới chức cầm quyền vì tất cả đều chỉ là cá mè một lứa, mà điển hình là không nên kiến nghị, thỉnh nguyện mà bắt nhà cầm quyền phải trả lời về hành động bắt PU một cách sai trái, bắt người chống giặc Tàu.
 Phải đối đầu trong tư thế của kẻ có quyền. Chính nhà cầm quyền phải xin dân chứ không phải dân xin nhà cầm quyền. Hãy hành xử như một người công dân ở xứ dân chủ với mọi thứ quyền dân sự và xem công việc của nhà cầm quyền là bảo vệ cho người dân thực thi các quyền này.
 Phải nối gót, hỗ trợ, lôi kéo thêm người vào công cuộc đấu tranh cho PU. Một số việc làm cụ thể có thể như việc lên tiếng ủng hộ Phương Uyên qua các phương tiện truyền thông, báo chí hay inter-net. Viết bài, lên tiếng phản công lại chiến dịch tuyên truyền bôi nhọ của nhà cầm quyền. Quảng bá hành vi chống giặc Tàu của PU tại các trường đại học.
 Thành lập các nhóm bạn 'yểm trợ Phương Uyên' trên diễn đàn trang mạng xã hội như Facebook để chia sẻ tâm tình về chuyện PU hay đẩy mạnh phong trào chống giặc Tàu. Trong vấn đề kết hợp hoạt động đối kháng thời nay, nên tránh việc thành lập các tổ chức theo kiểu cổ, tức tổ chức nhân sự trước khi lên kế hoạch hành động, mà nên liên lạc qua mạng lưới điện toán về một chủ đề đấu tranh để tìm nhân sự có cùng quan điểm, kiểu tổ chức này không gắn kết theo cơ cấu mà theo chủ đề. Với phương cách này, các thành viên không cần biết mặt nhau mà vẫn có thể hoạt động, mọi người quy tụ chỉ vì chia sẻ chung một chí hướng. Điều nên lưu ý thứ hai là nhắm vào mục tiêu trong tầm tay, chẳng hạn như chia sẻ với Phương Uyên hay phản công lại sự kết án vội vã và bôi nhọ của công an tỉnh Long An.
 Nếu các nhóm 'ảo' đã lên tới con số hàng chục ngàn thì mới nên nghĩ tới hành động có tầm mức lớn hơn như kêu gọi sự góp tay của mọi thành phần trong xã hội như công nhân, nông dân, học sinh, tôn giáo trong các chiến dịch tẩy chay, bất hợp tác; như kêu gọi sinh viên các trường đại học nghỉ học một ngày.
 Học hỏi thêm về kiến thức đấu tranh dân sự để tự trang bị cho mình những kỹ thuật đấu tranh tinh vi để tránh tổn thất cho mọi thành viên. Cuộc chiến với vũ khí dân sự cũng không khác quân sự, phải sáng tạo, có kế hoạch, tiến độ từng bước một. Không cuộc chiến lật đổ một nhà độc tài nào xảy ra trong một ngày. Hiện nay hình thức đấu tranh bất bạo động ở Việt Nam chưa được phổ biến nên chưa thấy có một cuộc phản kháng lớn lao nào. Tuy nhiên những sự việc riêng lẻ xảy ra gần đây cho Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Việt Khang, Anh Bình hay Phương Uyên đã chứng tỏ những tấm lòng yêu nước trong quần chúng vẫn chưa bị dập tắt, hay nói cách khác, nhân sự yêu nước đã sẵn sàng, có thiếu chăng là một kế hoạch hay phương cách hành động.
Sau thời gian dài với nhiều hy vọng tin tưởng vào chính sách đổi mới của ĐCSVN sẽ đưa đất nước tới phồn vinh và dân chúng được ấm no, nhưng thực tế là mọi sự phát triển đều đi ngược chiều. Dân Việt không nên tiếp tục đặt hy vọng vào ĐCSVN nữa mà phải dứt khoát đứng lên nắm lấy vận mệnh của chính mình.
Người dân Việt phải tự xây dựng cuộc sống ấm no cho chính mình. Người dân là chủ đất nước chứ không phải ĐCSVN. Nhận thức rõ điều này chính là nắm vai trò chủ động trong việc đánh đổ cái sai trái mà cái sai trái lớn nhất cuối cùng chính là ĐCSVN.
Những người can đảm dám đứng lên thách đố điều sai trái như Phương Uyên mới chính là hy vọng cho tương lai Việt Nam chứ không phải ĐCSVN.
Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng
Phụ trách: Trần Văn Minh

________________________________
 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-

"Behold I do not give lectures or a little charity; When I give I give myself".Walt Whitman

 
 

 

 

 
 
 
 
//////////////////////////////////////////////////