Dự Án Năng Lượng Nông Thôn

                                         Rfa & Mai Thanh Truyết

 

·          

Vấn đề năng lượng hiện nay vẫn là mối ưu tư hàng đầu cho tất cả các quốc gia trên thế giới, nhất là đối với những nước đang phát triển. Việt Nam với mức phát triển kinh tế hàng năm trên 7%, do đó nhu cầu có thêm năng lượng rất cần thiết nhất là điện năng.

 

Ngoài việc tăng gia nguồn năng lượng cho phát triển, vấn đề mang điện về nông thôn, về những vùng sâu vùng xa cũng là một việc làm cấp bách nhằm mục đích nâng cao đời sống của thành phần dân số nầy góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo Do đó, Ngân hàng Thế giới (NHTG) (WB) qua Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) đã tài trợ cho VN qua hai dự án năng lượng nông thôn I và II. Tạp chí KH&KT lần nầy tiếp chuyện với TS MTT về nội dung các dự án trên.

 

- Hỏi: Trước hết xin TS cho biết qua về NHTG và cách tổ chức của ngân hàng nầy như thế nào?"

 

- Đáp: Thưa anh. NHTG được thành lập từ năm 1944. Lúc đầu có 38 quốc gia thành viên, hiện tại có 186 thành viên trong đó có Việt Nam. Tùy theo từng mục tiêu của vấn đề, NHTG mở ra nhiều tổ chức khác nhau như:

 

*           Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IDRB);

*           Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA);

*           Công ty tài chánh Quốc tế (IFC);

*           Tổ chức Bảo lảnh Đầu tư Đa phương (MIGA);

*           Và Trung tâm Quốc tế Gỉai quyết Đầu tư (ICSID).

 

- Hỏi: Các tổ chức trên được thành lập để giải quyết những vấn đề NHTG có liên quan như tên các danh xưng trong những chính sách và chiến lược hỗ trợ các quốc gia được giúp đỡ. Như vậy chiến lược căn bản của NHTG là gì thưa Ông"

 

- Đáp: Trong việc hỗ trợ các quốc gia đang phát triển, trước hết NHTG giúp đỡ trong việc tư vấn và nghiên cứu phát triển trong điều kiện hiện có của quốc gia đó. Sau đó sẽ có những dự án hỗ trợ thông qua các chương trình tài trợ như viện trợ, cho vay dài hạn với mức lời thấp, hỗ trợ tín dụng để vay mượn các cơ quan quốc tế khác.

 

Những chương trình được NHTG tập trung là: phát triển nông thôn, phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng, và phát triển con người trong đó có chương trình xóa đói giảm nghèo. Những chương trình trên đây nằm trong 3 mục tiêu chính của NHTG để giúp các quốc gia là hỗ trợ chuyển đổi nền kinh tế, tăng trưởng và giảm nghèo, và thúc đẩy quản trị tốt. Trong chiều hướng đó Dự án Năng lượng Nông thôn I và II đã được NG tài trợ cho Việt Nam.

 

- Hỏi:  Xin TS nói về Dự án Năng lượng Nông thôn (DANLNT) I và II.

Đáp 3: DANLNT I đã bắt đầu thực hiện từ năm 1997 và chấm dứt vào năm 2004. Dự án có mục đích cải tạo, nâng cấp, và mở mang mạng lưới điện trung thế và hạ thế cho khoảng 1000 xã thuộc các tỉnh phía Bắc, Trung và Nam.

 

DANLNT II đã được VN phê duyệt vào tháng 10/2005 và đang bắt đầu đi vào thực hiện. Ngày kết thúc dự án dự định vào tháng 12/2011.

 

- Hỏi: Mục tiêu của DANLNT II có khác hơn DANLNT I hay không?"

 

- Đáp: Qua kinh nghiệm của DANLNT I, lần nầy mục tiêu và phương thức thực hiện có kế hoạch tương đối khoa học hơn và có quy mô lớn hơn. DANLNT II là một dự án nằm trên một địa bàn rộng tên 30 tỉnh gồm cả Bắc Trung Nam và có nhiều đơn vị quốc gia quản lý. Mục tiêu dự án rất rõ ràng như:

 

- Cải thiện việc cung cấp điện năng có phẩm chất tốt có giá thành hợp lý cho nông dân (khoảng 700 Đồng/Kwgiờ);

- Tạo ra sự phát triển kinh tế bền vững ở những vùng nầy;

- Nâng cao năng lực quản lý năng lượng điện nông thôn do địa phương quản lý.

 

- Hỏi: TS vừa nói địa bàn của dự án bao trùm 30 tỉnh trên 64 tỉnh toàn quốc, đó là những tỉnh nào thưa ông"

 

- Đáp: Qua 3 mục tiêu của dự án rõ ràng là dự án nhắm tới các tỉnh ở miền sâu và xa, chưa được phát triển nhiều. Nằm trong dự án có 15 tỉnh thuộc miền Bắc như: Yên Bái, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lào Cay, Lai Châu v.v...; 9 tỉnh thuộc miền Trung như: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Ngãi v.v...; và 6 tỉnh thuộc phía Nam như: Ninh Thuận, Tây Ninh, Bến tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, và Cà Mau. Trong dự án có ghi rõ chi tiết và mục đích nâng cấp để mở rộng mạng lưới điện hạ thế cho khoảng 1.200 xã thuộc 30 tỉnh trên.

 

- Hỏi: Ngoài nguồn vốn đầu tư do NHTG, còn có nguồn vốn nào khác không thưa Ông"

 

- Đáp: Tổng nguồn vốn đầu tư của dự án là 329,5 triệu Mỹ kim, trong đó NHTG qua chương trình IDA cho vay 220 triệu và có ghi rõ là số tiền nầy chỉ dùng cho việc mua sắm thiết bị và xây lắp mà thôi. Ngòai ra, còn có Quỹ Môi trường toàn diện viện trợ 5,25 triệu; vốn đối ứng 69,5 triệu và nguồn vốn do người dân đóng góp là 34,7 triệu dùng để chi cho hệ thống chuyển tải điện và nối mạng điện vào các địa phương.

 

- Hỏi: Còn việc phân công và các cơ quan quản lý phối hợp như thế nào thưa ông"

 

- Đáp: DANLNT II là một dự án tổng hợp liên hệ rất nhiều cơ quan, tuy nhiên có hai cơ quan quản lý chánh là Bộ Công Nghiệp và Cty Điện lực Việt Nam phối hợp cùng với các UBND Tỉnh, và Ngân hàng Nhà nước. Cty Điện lực chịu trách nhiệm chuẩn bị thực hiện các phần của dự án. Bộ CN thành lập Ban chỉ đạo để giám sát toàn bộ dự án. Ngoài ra còn có một Ban Quản lý DA có bổn phận hỗ trợ, phối hợp và thực hiện một số công trình ở cấp địa phương. Do đó hệ thống quản lý được chia ra như sau: Ban chỉ đạo trung ương do ông Nguyễn Xuân Thúy, Thứ trưởng Bộ CN làm trưởng ban và 7 ủy viên gồm các bộ liên hệ như Bộ Tài chánh, Ngân hàng Nhà nước, Bộ NN&PTNT. Tiếp theo là Ban quản lý do Ô. Nguyễn Mạnh Hùng thuộc Bộ CN làm trưởng ban và 2 ủy viên. Về việc phân công, Bộ CN gồm đãm nhiệm hai phần vụ: chính sách và dự án.

 

Về chính sách, Bộ phê duyệt các đề án giải tỏa mặt bằng, tái định cư và bồi thường, bảo vệ môi trường bền vững, giả thích chính sách đối với cư dân bị ảnh hưởng khi thi hành dự án. Về dự án, Bộ hướng dẫn các cơ quan quản lý dự án phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi và thông suốt các văn bản chính thức đã được lý kết cho dự án. Sau cùng, điều khiển tổng quát toàn bộ quá trình thực hiện dự án.

 

Trong lúc đó HĐQT Điện lực VN có nhiệm vụ phê duyệt nghiên cứu khả thi các mạng lưới điện trung thế. Trách nhiệm của các UB Tỉnh là phê duyệt các mạng lưới điện hạ thế và thiết kế thi công các kế hoạch dự định thực hiện.

 

- Hỏi: Sau khi hoàn tất DANLNT II dự định vào năm 2012, tình trạng mạng lưới điện ở nông thôn sẽ như thế nào thưa TS"

 

- Đáp: Thưa anh. Nếu tổng kết kết quả của hai DANLNT I và II, và nếu DANLNT II hoàn tất đúng như kế hoạch, mạng lưới điện ở nông thôn sẽ được hoàn thiện, làm tăng khả năng phục vụ người dân, giảm thiểu tổn thất điện qua các mạng trung thế và hạ thế, do đó làm hạ gía thành điện và nâng cao hiệu quả kinh tế về kinh doanh điện ở nông thôn. Quan trọng hơn cả là hệ thống chuyển tải điện năng toàn quốc được đi vào nề nếp và đồng bộ hơn trước, mang lại nhiều thuận lợi cho việc quản lý toàn diện.

 

- Hỏi: Câu hỏi sau cùng cho TS là, một khi mạng lưới điện được mang về tận nông thôn, nông dân sẽ là người tiếp nhận lợi ích nầy. Xin TS cho biết ý kiến là làm thế nào để có thể ngăn ngừa hay hạn chế những mặt tiêu cực trong khi hành những dự án lớn ảnh hưởng đến nhiều triệu cư dân"

 

- Đáp: Cám ơn anh đã nêu ra câu hỏi trên. Về lợi ích, tất cả chúng ta đều thấy rõ ràng là một khi người dân được cung cấp điện năng, đời sống của họ sẽ thay đổi tức khắc như đi từ bóng tối ra ánh sáng. Có điện, việc cải thiện đời sống trong mọi ý nghĩa về kinh tế - xã hội - văn hóa đều thay đổi và thay đổi theo chiều hướng tích cực. Điều nầy chắc chắn sẽ đẩy mạnh việc xóa đói giảm nghèo đúng theo tinh thần và mục tiêu của NHTG đề ra.

 

Tuy nhiên qua kinh nghiệm ở Việt Nam, có thể nói một cách rốt ráo là tất cả những dự án lớn trong quá khứ đều có sự thất thoát trầm trọng trong quá trình thực hiện. Hệ thống quản lý phức tạp là môi trường thuận lợi nhất cho các: thủ tục đầu tiên".

 

Đặc biệt là DANLNT II có liên quan trực tiếp đến việc di dời và bồi thường thiệt hại cho người dân. Những thủ tục trên đây rất nhạy cãm và là điều kiện dễ dàng cho cán bộ quản lý đi vào con đường thoái hóa và tiêu cực như ăn chận, tham nhũng v.v...

Thêm nữa đây là một công trình có ảnh hưởng lớn đến môi trường và ảnh hưởng lên nhiều vùng có hệ sinh thái khác nhau. Do đó, cần phải điều nghiên tường tận nghiên cứu tác động môi trường từng nơi trước khi đi vào xây dựng.

 

Hy vọng những người có trách nhiệm với DANLNT II tiếp thu những ý kiến trên ngõ hầu có thể mang ánh sáng đến tận những vùng sâu vùng xa, giúp nông dân có cơ hội tự xóa đói giảm nghèo.

 

Cho đến nay, 2015, có thể nói, tuy Dự án Năng lượng Nông thôn đã chấm dứt từ lâu, nhưng kết quả mang đến cho người dân nông thôn, nhứt là ở vùng sâu và vùng xa, không tương xứng với công lao động và kinh phí cho việc thực hiện dự án. Điều nầy càng nêu rõ ra là cơ chế chuyên chính vô sản đã tạo ra nhưng con người vô cảm với phúc lợi của người dân, vô trách nhiệm đối với những dự án quốc gia nhằm mang lại lợi ích trực tiếp cho tuyệt đại đa số người nghèo Việt Nam.

 

Do đó, làm người con Việt cần phải ý thức rõ xã hội chủ nghĩa với cơ chế trên chỉ làm cho Đất và Nước bị đẩy thụt lùi mà thôi. Và sau cùng, bổn phận của chúng ta là PHẢI xóa tan cơ chế trên, nguey6n nhân làm cho đất nước không thể phát triển được.

 

Mai Thanh Truyết

Hiệu đính bài phỏng vấn trên RFA năm 2006

Houston 6/2015

 


_____________________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

 

 T do là Ung dung trong Ràng buc

Hnh phúc là T ti trong ...Đau thương"Tuệ Hải

 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-


 

 

 
 
 
 
//////////////////////////////////////////////////