Môi trường Việt Nam: Thảm họa đáng ngại
TS.Mai Thanh Truyết
Người dân đeo khẩu trang để chống ô nhiễm khi lái xe trên đường phố ở VN
Ô nhiễm môi trường tại Việt Nam là nguy cơ đe dọa trực tiếp sức khỏe và đời sống của dân chúng, theo khuyến cáo của giới chuyên môn.
Trao đổi với VOA Việt ngữ nhân Ngày Môi trường Thế giới 5/6 năm nay, một chuyên gia về môi trường, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hội Khoa học-Kỹ thuật Việt Nam tại hải ngoại, và cũng là tác giả nhiều ấn phẩm nghiên cứu về môi trường và chính sách phát triển của Việt Nam – TS mai Thanh Truyết – nhấn mạnh các tác hại môi trường ngắn và dài hạn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam đang leo thang tới mức báo động và rằng nếu không có biện pháp cấp bách cải thiện chính sách quản lý môi trường, cái giá phải trả trong tương lai gần là không thể đo lường.
Tiến sĩ Mai Thanh Truyết: Về tình trạng môi trường Việt Nam, trong suốt 20 năm qua, chúng tôi đặt vấn đề về đất, nước, rác sinh hoạt phế thải, và không khí. Trong những yếu tố đó, hiểm họa nhất là hiểm họa nước. Từ khi Việt Nam phát triển từ năm 1986, sự phát triển đó không đặt trọng tâm vào việc bảo vệ môi trường. Cho nên, sau 20 năm phát triển, những dòng sông từ Bắc chí Nam đều bị ô nhiễm, người dân càng ngày càng chịu áp lực nặng nề về nguồn nước sinh hoạt vì gia tăng dân số, gia tăng phát triển. Việt Nam hiện có hơn 265 khu công nghiệp, đặc biệt tại Sài Gòn có hơn 20 ngàn cơ sở sản xuất hóa chất mà hầu hết không có hệ thống quản lý, xử lý, thanh lọc nước thải. Yếu tố làm ô nhiễm nước thứ hai là bãi rác, với độ gia tăng dân số, chẳng hạn Sài Gòn trên 7 triệu dân hằng ngày sản xuất khoảng 10 ngàn tấn chất thải sinh hoạt thì làm ô nhiễm bao nhiêu hệ thống nước. Cái mức ô nhiễm đó càng ngày càng trầm trọng.
VOA: Ngoài yếu tố dân số, theo Tiến sĩ, còn những yếu tố nào khác góp phần làm gia tăng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam?
Tiến sĩ Mai Thanh Truyết: Những yếu tố về cả khách quan lẫn chủ quan, chẳng hạn như tình trạng phá rừng làm nước không còn được thanh lọc tự nhiên từ trong rừng. Thứ hai là việc xây đập thủy điện, đập chứa nước vô tội vạ, không nghiên cứu tác động môi trường. Chính đó làm cho nguồn nước càng ngày càng tệ hại hơn. Nhưng cái quan trọng nhất là chính sách quản lý môi trường nước và quản lý môi trường nói chung, dù có trên luật, nhưng người thừa hành không thực hiện được vì qua cái cơ chế tạo ra một hệ thống không thể kiểm soát . Vấn đề chúng tôiđặt ra là lãnh đạo Việt Namhiện tại có xem môi trường là vấn đề mấu chốt, vấn đề an toàn của các thế hệhay không.
VOA: Là chuyên gia về môi trường tại đất nước bảo vệ môi trường hàng đầu là Mỹ, về những mặt được trong nỗ lực bảo vệ-cải thiện môi trường nước ở Việt Nam, Tiến sĩ nhìn thấy những gì? Có những gì đáng ghi nhận?
Tiến sĩ Mai Thanh Truyết: Những nguy cơ về ô nhiễm nguồn nước và mực nước mặn gia tăng do lượng nước sông chảy ra biển không còn đủ để đẩy lùi nhiễm mặn, việc phá rừng đặc biệt là rừng tràm-rừng đước để nuôi tôm hay cá ba sa cùng tất cả các nguy cơ về nước hoặc rác phế thải đều được những nhà chuyên môn, giới khoa học ở Việt Nam cảnh báo, nhưng tiến độ giải quyết không thể đáp ứng được nhu cầu bảo vệ môi trường. Chúng tôi nghĩ rằng nhà cầm quyền chưa đặt đây là mối nguy cơ hàng đầu, chưa đặt đây là trọng tâm của việc chuẩn bị cho một thếhệ tương lai.
VOA: Với những gì đang diễn ra hiện nay, nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời sẽdẫn tới những tác hại và những nguy cơ có thể trông thấy thế nào?
Tiến sĩ Mai Thanh Truyết: Nhìn Trung Cộng chẳng hạn, chúng ta thấy rõ ràng là hôm nay môi trường không khí ở thành phố Bắc Kinh, dân chúng có những ngày không thấy ánh mặt trời và bệnh phổi càng ngày càng tăng. Trở lại tình trạng Việt Nam, Việt Nam đang trên đà tiếp nhận các hậu quả của việc phát triển không đặt trọng tâm bảo vệ môi trường.
Hôm nay, chúng ta nhìn thấy các dòng sông ở ngoài Bắc không còn là sông nữa mà đã trở thành các dòng sông đen. Nếu không có phương pháp giải quyết đểchặn đứng, trong một thời gian nữa, các dòng sông ở miền Nam không đủ khả năng điều tiết phế thải của dân chúng sẽ trở thành những dòng sông đen. Tình trạng này sẽ xảy ra trong một tương lai không xa, một vấn đề thoái hóa môi trường rất trầm trọng cho tương lai.
VOA: Trước những cảnh báo vừa nêu, giải pháp nào có thể giúp cải thiện điều kiện môi trường nước tại Việt Nam hiện nay?
Tiến sĩ Mai Thanh Truyết: Thứ nhất, kiểm soát tất cả các nguồn phế thải từ các nhà máy sản xuất và các khu công nghiệp đặc biệt là phế thải lỏng. Thứ hai, đối với miền Namchẳng hạn, hạn chế việc phá rừng tràm rừng đước nuôi cá basa và nuôi tôm ở vùng ngập mặn. Hình ảnh vệ tinh năm 2008 cho thấy vùng đó bị tàn phá, bị khai thác hơn 250 ngàn mẫu, gần 100 ngàn mẫu đã trở thành những chấm đen sau 3-4 mùa nuôi tôm.
Việc phá rừng tràm, rừng đước ảnh hưởng tới thời tiết vì các khu rừng đó là nơi chắn gió tránh bão lụt, hấp thụ nhiễm phèn và chặn bớt nước mặn đi vào lục địa. Ngày nay 4 ưu điểm của rừng tràm, rừng đước bị mất. Do đó, kế hoạch trồng rừng, trồng tràm đước, hạn chế phá rừng là một trong những phương pháp giải quyết nạn ô nhiễm nước.
VOA: Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Mai Thanh Truyết đã dành thời gian cho cuộc trao đổi hôm nay.
Trà Mi
Góp ý của thính giả:
bởi: Không ghi tên
05.06.2015 01:00
Thảm họa ở dơ đã có từ lâu.
Tình trạng thiếu vệ sinh ngày càng tệ. Nhất là ô nhiễm nước sông. Dự án xử lý nước thải bị liên tục cắt xén vì tham nhũng trong khi các công ty dù tư nhân hay quốc doanh cứ lén lút xả nước thải, hóa chất độc xuống sông cho đỡ tốn ngân khỏan.
bởi: HOÀNG KỲ(NPCN)Btn
04.06.2015 22:14
"NHÀ NƯỚC ĐẢNG" chỉ thích khoe những "thành tích chiến tranh".Còn kiến thức Kinh tế,Khoa học,môi sinh,các kiến thức về thực vật,sông ngòi thì dốt đặc,lại mang cái bệnh "Đảng lãnh đạo",mà lãnh đạo bởi lọai "cám hấp Mác-Lê",đạo chích,thiến heo hoạn lợn,cái bệnh tự hào "nòng súng" cao hơn Trí thức khoa học môi sinh,nên trí thức trong nước có đề xuất,hay góp ý thì chúng cũng để ngoài tai.
Cứ nhìn bức cô gái kia làm sao biết cô ta đẹp hay xấu,khi toàn dân ra đường phải BỊT MỒM,BỊT MŨI thế kia,là thấy ngay cái "Mất vệ sinh của Chế độ".
A há! thế mới "Ngộ" ra chân lí,sống trong nước CHXHCN VN thì mọi thứ đều Ô nhiễm.
VIỆT NAM ta nào có kém TQ.Nhà nước Đảng đang tạo ra một hệ sinh thái mới chăng?
Cho nên phải "BỊT" tất cả dưới bàn tay của một nền "Văn hóa Chính ủy".
bởi: PhúQuốc từ: VN
05.06.2015 01:30
Chào bác Hoàng Kỳ!
Những điểm anh Truyết nêu lên hoàn toàn thực tế, chúng tàn phá đất nước chúng xong, bây giờ bắt đầu dở trò đi cướp của các nước khác trong vùng và Lan Rộng " Bành Háng"
Cá nhân gia đình bà con của chúng đều đã có nơi cắm dùi sẳn cho tương lai, khi cần Hạ Cánh An Toàn. Chỉ có đám cán bộ, đảng viên thuộc loại Lòng tong lục chốt thì ở lại mà " Đền tội Thay cho chúng nó ".
Tình trạng người dân trung lưu trở xuống hàng Cạp Đất thì thuộc loại " Trước cũng chết,sau cũng chết " kể cả đám theo gió kiếm ăn qua ngày. Cái chọn lưạ nào ở đây ? Đứng lên làm một cuộc cách mạng " Chết Vinh hơn sống nhục " chính là lúc nầy ? chúng nó cũng thấy vậy. Do đó Tư Sang mới nói là chữ SỢ của Y ngày càng Lớn mạnh ? là vì SỢ dân đã ngày không còn tin vào 40 năm thống nhất đất nước và sự Lừa Bịp của Đảng. Cứ nhìn tài sản của cán bộ mà chính Chân Dung Quyền Lực đã Vạch Toạt móng heo,phành ra giữa chợ, cả thế giới đều nhìn thấy, nhưng chúng có Rụng một cộng lông nào chưa ?
Có lẽ đây là nguyên nhân một tác giã nào đó đã viết một bài về "Cái hèn của ông ta và người Việt" Vâng thuốc Đắng luôn Dã tật và lời thật thì chắc chắn mích lòng, tôi cũng có cái hèn nào đó của tôi cũng như tác giả là điều không tranh cãi.
bởi: Bà Ba từ: Saigon
04.06.2015 22:10
Ở VN già trẻ lớn bé gì ra đường đều bịt mặt như ninja, không có đâu trên thế giới như vậy cả. Cây cối Saigon gần như không còn nghe tiếng chim, tiếng ve sầu mùa hạ. Ngày xưa đi từ Saigon ra miền Trung, xe lửa hay xe hơi đều chạy qua nhiền cánh rừng xanh mượt, nay nơi đó trơ trọi đất đỏ nham nhở hoặc nhà cửa xây cất vô tội vạ. Bờ biển Nhatrang một thời đẹp, hiền hòa, sạch. Nay còn đâu. Bờ biển bị cắt nát cả rồi! Khúc bờ kè cầu Xóm bóng (mới) cũng có công viên, cũng có bải cỏ cây trồng, nhưng mùi bốc lên "nồng nàn". Khách nhậu từ bên đường "vô tư" trút bầu tâm sự. Hình như chẳng có ai quan tâm hoặc quan tâm cho có lệ. Làm sao đi dạo? Làm sao đứng nhìn biển chiều tà mà làm thơ? Các nhà lãnh đạo chắc từng đi đây đi đó, sao không xem cách người ta giữ gìn thiên nhiên, môi trường!? Gần như Thái lan, xa như Mỹ. Vịnh San Francisco thì có hơn gì vịnh Nhatrang? Nhưng coi kìa, người ta chăm sóc từng gốc cây ngọn cỏ, còn mình thì sao? Vậy mà du lịch không thua CamPuChia mới là lạ. Du lịch gì ở đây? Thiên nhiên ư? Nếp sông văn hóa ư? Thoải mái bình an thư giản ư??
bởi: Dân từ: VN
05.06.2015 04:53
Trả lời
Ô nhiễm môi trường ở VN là chuyện thường ngày ở huyện.
Này nhé muốn biết ô nhiễm không khí kinh khủng như thế nào, chỉ cần nhìn hàng triệu "Ninja VN" ở các thành phố mịt mù khói bụi. Muốn thấy ô nhiễm nước, chẳng cần đi xa! Những danh lam thắng cảnh như Hồ Tây HN, sông Hương, sông Hồng, sông Saigon lúc nào cũng đầy rác rưởi, kể cả xác người. Chỉ một giòng sông Hồng, hàng năm đã có cả trăm xác người vô thừa nhận. Ô nhiễm thực phẩm, hỏi dân trong nước ai mà không biết những vụ ngộ độc cả trăm học sinh hay cả ngàn công nhân lao động.
Muốn tránh ô nhiễm ư? hãy bắt chước các quan đảng ta. Tránh ô nhiễm không khí thì đã có các biệt thự kín cống cao tường hay xe ô tô xịn với máy điều hòa không khí. Muốn khỏi ngộ độc thực phẩm thì ăn thịt bò nhập cảng được VNAirlines hàng ngày chở về từ Úc, Nhật hay Mỹ. Muốn ăn rau ngon, hãy làm thử một vườn rau sạch trị giá hàng vạn USD trong nhà như của một cựu TBT. Đừng mong chờ tài "kinh bang, tế thế" của các tiến sĩ, thạc sĩ "dốt như chuyên tu, ngu như tại chức" đang làm ô nhiễm cả hệ thống nhà nước, từ trung ương xuống tận UBND làng xã.
Tuy nhiên cái ô nhiễm đáng sợ nhất là ô nhiễm tư tưởng CS...nó không chỉ giết chết hàng triệu người dân VN nhưng còn chia rẽ, hủy hoại cả một dân tộc và làm tụt hậu nhiều thế hệ sau đó....Nó nguy hiểm, độc hại gấp ngàn lần "chất độc da cam" chỉ làm rụng lá..hehehe
bởi: Không ghi tên
05.06.2015 07:09
VOA có thể đăng lại phản hồi bản góp ý có sửa chữa này, cùng tàc giả Không ghi tên .
Sau khi chiến tranh VN chấm dứt , toàn bộ khí tài quân sự của Mỹ để lại giá trị ước tính 10 tỷ dollar. Tính thời giá bấy giờ, thì hiện nay con số còn nhiều hơn. Còn miền nam VN để lại những gì? Không biết bao nhiêu là tiền của, cơ ngơi vật chất , tình trạng phát triển kinh tế vượt bậc , cho dù là đất nước chiến tranh.
Những điều đó đã đi đâu? Chưa kể sau khi bang giao trở lại với Hoa kỳ. Những chính sách viện trợ, những chương trình nhân đạo hỗ trở đời sống đồng bào VN, khắc phục hậu quả chiến tranh. rà soát bom mình v..v...Cho dù Mỹ không nói trực tiếp đến vấn đề Dioxin, chất độc da cam. Nhưng những biện pháp hỗ trợ, khắc phục hậu quả tại các vùng có chứa Dioxin, đã được phía Hoa kỳ thực hiện và giao một phần kinh phí cho VN. Vậy thử hỏi tất cả những điều đó đã được phía chính phủ VN thực hiện tới đâu - và "Tiền" đi đâu?
Chưa kể những kết quả khắc phục hậu quả nơi các nhà khoa học Mỹ đưa ra , sau khi thực địa tại VN , về tình trạng tại một số vùng có Dioxin. Mà quân đội Hoa kỳ trước kia đã tồn trữ , hay phát tán trong chiến tranh. Là không được hình thành cụm dân cư, hoặc canh tác tại những vùng đã bị nhiễm Dioxin.
Thế nhưng "quan chức" VN đã làm gì trước những điều cảnh báo đó. Hãy đến mà chóng mắt ra xem, đất đai, cụm dân cư trở thành "vàng khối", mọc tràn la, bất kể gì đến tính mạng, sức khỏe của người dân. Nông dân thì canh tác trồng trọt, nuôi trồng thủy hải sản, trên những vùng ô nhiễm, tạo ra những thực phẩm đầu độc tiếp tục sau chiến tranh.
Thì trong đó nạn nhân dioxin thật sự trong chiến tranh chiếm tỷ lệ % là bao nhiêu?
Rồi sau khi chiến tranh chấm dứt , đất nước trở thành bãi rác thải, nguyên do là ở đâu, và nạn nhân của nó chiếm tỷ lệ là bao nhiêu %?
Tiền của, cơ ngơi, sự thịnh vượng của miền Nam sau chiến tranh thì vơ vào "túi tham không đáy".
Nạn nhân chiến tranh, kể cả những quân nhân tử trận, cô nhi quả phụ, chính sách an sinh dành cho giải ngũ, có công với cách mạng, mẹ liệt sĩ .v,v…trong đó có cả những nạn nhân da cam , đã bị đối xử như thế nào? Tham lam, tàn độc, dững dưng, phản trắc, bỏ mặt họ sống chết mặc họ. Còn tài sản đất đai, để dựng nhà, canh tác mưu sinh cũng bị cướp luôn.
Thì không biết lòng "nhân đạo" của các quan chức VN đi đâu?
Nêu lên vấn đề Dioxin là việc nhân đạo, nhưng có thật không?
bởi: @VC lili
05.06.2015 04:56
Thử phân tích, Nguyên nhân nào Mỹ thả chất độc da cam?
Trong chiến tranh, chất độc này được thả xuống các khu rừng rậm để lòi ra các hang ổ hay sào huyệt của bọn khủng bố Việt Cộng, thiết tưởng là điều phải làm.
Bắc Kinh cũng bị ô nhiễm nặng nể như TP HCM là vì chất độc da cam???
bởi: dân đen
05.06.2015 03:50
Da cam, da cam, điệp khúc da cam này nghe hoài. VN hết cộng sản tự nhiên da cam cũng hết. Còn lại da vàng.